GIỜ ĐÂY, VÌ LẼ ĐÓ TRÈO LÊN CAO
DICK HILLIS…Giáo sĩ cho Trung Hoa trực thuộc Hội Phước Âm Liên Hiệp. Nhà Sáng Lập và là Tổng Giám Đốc Cơ Quan Truyền Giáo Hải Ngoại.
“Vậy bây giờ, hãy đi; ta sẽ ở cùng miệng ngươi và dạy ngươi những lời phải nói” (Xuất Êdíptô ký 4.12).
Tôi được “kêu gọi” trước khi tôi được “cứu”. Phải, từ ngữ của chúng ta – “kêu gọi”, “cứu”, “dâng mình”, “phó thác” – đôi khi to lớn đủ để thích ứng với mọi kinh nghiệm của chúng ta. Và Đức Chúa Trời của chúng ta thì to lớn hơn những từ vựng của chúng ta đến nỗi Ngài có thể xoay chuyển chúng sao cho phù hợp với mọi mục tiêu của chính Ngài.
Dấu hiện đầu tiên Đức Chúa Trời muốn tôi đến Trung Hoa xuất hiện khi tôi mới được 13 tuổi và là sinh viên năm I ở trường Đại học.
Hội Thánh nhỏ thuộc hệ phái Giám Lý của chúng tôi ở Miền Tây Bắc đã để ra một tuần lễ mỗi năm để tổ chức các buổi nhóm truyền giảng. Những người thân của tôi đã đến dự mỗi buổi nhóm đó. Để làm cho họ vui lòng, Don, người anh em sanh đôi với tôi, Harry, người anh cả của chúng tôi, và tôi cùng đi dự. Khi đi nhóm như thế, chúng tôi phải mệt nhọc lo hoàn tất các bài tập ở nhà, và dù sao cũng có một cơ hội để nhìn thấy “cả bọn”.
Năm 1926, Mục sư George Bennard, tác giả của bài “Thập Tự Xưa” (The Old Rugged Cross), đã được mời đến làm truyền đạo diễn giả. Tôi nhận là tôi chẳng có chút hài lòng gì về bất cứ sứ điệp nào của Mục sư Bennard cả, ít nhất là về tất cả những gì ông đã giảng vào buổi tối thứ Năm đó. Ông đã không nói về các hội truyền giáo, nhưng khi ông đưa ra lời mời tiếp nhận Đấng Christ, tôi đã đạt tới chỗ tin quyết rằng Đức Chúa Trời muốn tôi phải trở thành một giáo sĩ cho Trung Hoa, nên tôi đã chạy ùa lên bàn thờ bằng gỗ để thưa với Đức Chúa Trời là tôi muốn đi.
Nhiều phút đồng hồ sau đó, tôi đã đứng lên rồi rời khỏi bàn thờ. Khi tôi ra khỏi nhà thờ, tôi mới nhận ra rằng Trung Hoa là nơi phải tới của tôi và Đức Chúa Trời là Chủ của tôi.
Ngồi trên xe khi theo đường trở về nhà, tôi thưa với Bố Mẹ tôi về quyết định muốn trở thành giáo sĩ của mình. Phản ứng của họ là một phản ứng thực sự tràn đầy sự vui mừng. Mẹ tôi nói: “Chúng ta đã dâng con cho Đức Chúa Trời trước khi con ra đời nữa là”.
Trong mấy tháng sau đó tôi đã thực sự làm việc với công tác khó khăn mới mẻ nầy. Thế nhưng cơn thuỷ triều lớn quá. Những việc khác cũng rất là thú vị – học đường, hạn bè, bóng đá, và sự phấn khích của việc ở lại đang vận hành trong chính đời sống của tôi. Khi nhiều tháng trôi qua, tôi mới khám phá ra rằng việc từ bàn thờ đến chỗ trở thành một giáo sĩ còn hơn một chuyến viễn du nữa. Trở thành một giáo sĩ dường như không thực và xa vời quá. Tôi đã cố…tôi đã thất bại…vì vậy sao không quên phứt hết mọi chuyện đi cho rồi?
Không bao lâu sau đó tôi quay trở lại với dòng sinh hoạt chính của trường đại học. Thỉnh thoảng tôi kinh nghiệm một tác động nhẹ của lương tâm. Tôi đã đưa ra lời thề với Đức Chúa Trời rồi quay trở ngược lại với lời thề đó. Nhưng dù vậy, tôi nói với lòng mình, đã có hàng triệu người khác rồi mà!
Kỳ lạ thay, tôi thấy nhận chìm Đức Chúa Trời từ những tư tưởng của mình thì dễ dàng hơn là xoá sạch Trung Hoa ra khỏi đường chân trời kia. Thành phố giang hồ Thượng hải đã kích thích sự tò mò của tôi. Số dân cư đa chủng tộc của thành phố nầy đã hứa hẹn nhiều cơ hội và sự kích thích hơn bất kỳ một thành phố nào trên thế giới.
Tôi đã mơ mộng. Khi những ngày tháng ở trường đại học qua rồi, tôi sẽ rời khỏi gia đình, băng qua Thái Bình Dương, rồi có mặt ở giữa số dân đông nhiều màu da của Thượng Hải. Mười năm sau đó tôi sẽ tái xuất hiện, một ngôi sao sáng hiện ra ở Đông phương, làm loé mắt bố mẹ tôi với danh tiếng và vận may mà tôi đã kiếm được ở Trung Hoa.
Giấc mơ hoang đường! Tất nhiên thôi! Nhưng Đức Chúa Trời đã hạ mình trộn lẫn phần lớn chương trình của Ngài với một tí xíu mưu đồ của tôi. Trước khi câu chuyện của tôi kết thúc, quí vị sẽ thấy tôi đã đi Trung Hoa với Ngài như thế nào thay vì đi một mình.
Phần của tôi là không ngưng nghỉ đi đến California. Mặc dù tôi yêu mến bố mẹ tôi, tôi đã nghịch lại một thị trấn nhỏ, ngôi nhà thờ nhỏ, và số dân ít ỏi đó. Tôi sẽ đi đến một thành phố lớn giống như Los Angeles và phải sống thật sinh động đối với nó.
Phần của Đức Chúa Trời là đưa tôi đi từ Los Angeles tới Thượng hải. Giờ đây ở giữa Los Angeles và Thượng hải có một đại dương mênh mông và giữa giấc mơ của tôi cùng chương trình của Đức Chúa Trời là hai trăm lẽ tám tuần lễ và tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều phép lạ lắm!
Phép lạ đầu tiên đã diễn ra vào buổi tối Chúa nhựt kia tại Hội Thánh Open Door ở Los Angeles. Người anh em sanh đôi với tôi đã bước vào Biola để chuẩn bị cho chức vụ. Khi đi chung với anh ấy, tôi cũng vào Biola, vì vậy cả hai chúng tôi có mặt trong nhà thờ tối hôm ấy.
Ở bàn thờ Đức Thánh Linh mang đến cho tấm lòng tôi sự bình an, là điều chỉ đến với sự bảo đảm về ơn cứu rỗi mà thôi. Bấy giờ tôi càng phấn khích hơn về việc khám phá ra ý chỉ của Đức Chúa Trời cho đời sống của mình. Tôi quyết định tìm kiếm ý chỉ ấy…rồi vâng theo. Sự vận hành đầy ơn lần đầu tiên của Đức Chúa Trời là dạy dỗ tôi đôi điều về việc bước đi trong sự nương cậy nơi Ngài.
“Đức tin mà không có việc làm thì chết”, và tôi đã làm việc. Đối với tôi mỗi công việc đã đến như một câu trả lời cho sự cầu nguyện. Trong cái ngày tôi sắp sửa ra đi mà không có ăn uống chi hết, một nhà hàng đã cần đến một một thiếu niên chạy bàn – một phụ nữ dành cho tôi việc làm lau sàn nhà hay tỉa cành vườn cây ăn trái của bà ta. Tôi đã minh chứng Đức Chúa Trời là thành tín.
Sự dạy dỗ tại Biola không phải chỉ là lý thuyết suông đâu. Người của Đức Chúa Trời đã trình bày Kinh Thánh theo một phương thức mà Kinh Thánh đã được dựng lên trên thịt và máu. Tôi cảm thấy tôi phải trở thành giáo sĩ ngay bây giờ, chớ không phải một ngày nào đó trong tương lai. Đã có nhiều cơ hội, và tôi đã nắm lấy chúng…các lớp Trường Chúa Nhật…những buổi nhóm lại trên đường phố…các buổi thờ phượng trong tù…công cuộc truyền giáo …những đội Tin Lành…và những lần phân công rao giảng.
Một người không thể nhập tâm các lẽ thật của Tin Lành, có lẽ nào lại không muốn xổ chúng ra. Tôi đã thu thập nhiều bài học hơn là thần học. Tôi đã đối diện với một Thân Vị mặt đối mặt và đã gặp Ngài, điều nầy buộc tôi phải giới thiệu Ngài cho người khác.
Và điều chi đã xảy ra cho giấc mơ Trung Hoa? Tôi quá bận rộn đến nỗi không còn nghĩ tới Trung Hoa nữa. Rốt lại, tôi là một giáo sĩ đủ kiểu ở Los Angeles.
Tính trung thực buộc tôi phải nhìn nhận rằng nhìn thấy một cô gái dễ thương cũng đóng một vai trò trong việc biến một vùng đất lạ thành kém hấp dẫn hơn. Tôi đã trông thấy nàng lần đầu tiên ở một bữa tiệc lớn tại Biola.
Tôi hỏi: “Ken, anh có thấy thiếu nữ có nụ cười hấp dẫn ngồi đối diện với anh không?”
“Bộ chú ý tới nàng hả? Anh đoán tôi chú ý tới nàng sao hả Dick? Không thể dời mắt tôi khỏi nàng đâu?”
Sau một việc dọ thám nhỏ, Ken cho biết: “Tên nàng là Margaret Humphrey. Nàng mới 18 tuổi, một Cơ đốc nhân kỉnh kiền lắm đấy, và là một sinh viên học rất giỏi. Và ngay lúc nầy, nàng không có đi chung với ai hết”.
Trong trường hợp nàng có bạn trai ở quê hương nàng là Yakima, Washington hay không, Ken không biết việc đó.
Tôi đã đi chơi với nhiều thiếu nữ, tôi có thích một vài người. Từ đêm hôm ấy, tôi không thể gạt bỏ Margaret ra khỏi lý trí tôi. Tôi đã quan sát nàng từ trong lớp học. Tôi đã sử dụng bất kỳ một lời cáo lỗi nào để đến ngồi gần đủ để trò chuyện với nàng. Khi đang ngồi ở ghế trong lớp, gương mặt xinh đẹp của nàng đã chiếu thẳng vào tôi và tôi đã mơ.
Tôi có được một ngày – đánh quần vợt với nhau – trước khi nàng khởi sự đi với một người bạn. Giờ đây con đường duy nhứt của tôi đã trở thành con đường cầu nguyện. Tôi đã viết tên nàng trên đầu danh sách cầu nguyện của mình và xin Đức Chúa Trời ban nàng cho tôi. Nàng đã trở thành mối bận tâm của tôi. Nàng còn quan trọng hơn cả Trung Hoa…quan trọng hơn bất cứ điều gì khác.
Thế rồi Đức Chúa Trời đã sử dụng một lớp học về sách Rôma buộc tôi phải dứt khoát với sự thật là tôi sẽ quan tâm tới người băng ngang đại dương cũng như người băng ngang đường phố kia vậy.
Khi lớp học đã tiếp thu xong ba chương đầu của sách Rôma, Đức Thánh Linh đã soi sáng các lẽ thật đến nỗi tôi giống như mới vừa ra khỏi đêm dài mùa đông ở Alaskan vậy. Thứ nhứt, hàng triệu người bị hư mất mà không có Đấng Christ đã tạo ra một cuộc tranh chiến trong lý trí ngay lúc tôi thắc mắc “Đức Chúa Trời là sự yêu thương”.
Nhưng khi tôi tranh chiến và học hỏi, Đức Thánh Linh dẫn tôi đến đồi Sọ. Ở đó tôi nhận ra rằng tình yêu và sự thánh khiết, cơn thạnh nộ và sự công bình của Đức Chúa Trời, là một phần trong số thuộc tánh không đổi của Ngài.
Phải chăng đồi Gôgôtha đang nói tới tình yêu thương vô đối hay cơn thạnh nộ công bình? Cả hai! Cơn thạnh nộ công bình đối với tội lỗi và tình yêu thương đối cùng tội nhân.
“Ngài đã không tiếc chính Con mình” (Roma 8.32) vĩnh viễn làm cho tôi thấy thoả mãn rằng Đức Chúa Trời vốn yêu thương nhân loại bị hư mất. Giờ đây tôi đã nghe thấy tiếng kêu la của hàng triệu người ở bên kia bờ đại dương. Đột nhiên họ trở thành trách nhiệm của riêng tôi. Tôi không thể tránh né, và không nghĩ tôi thực sự muốn tránh né, những thắc mắc đó Phaolô đang đưa ra trong sách Rôma:
“Nhưng họ chưa tin Ngài thì kêu cầu sao được? Chưa nghe nói về Ngài thì làm thể nào mà tin? Nếu chẳng ai rao giảng, thì nghe làm sao? Lại nếu chẳng ai được sai đi, thì rao giảng thể nào? như có chép rằng: Những bàn chơn kẻ rao truyền Tin Lành là tốt đẹp biết bao!” (Rôma 10.14-15).
Thế nhưng có phải Trung Hoa hay đấy chỉ là một giấc mơ của một thiếu niên? Tôi phải tìm cho ra. Mỗi tuần tôi đến thư viện để nghiên cứu con người và các tập tục của một quốc gia khác.
Tôi đã mua một tấm bản đồ địa lý quốc gia và điền theo mẫu tự cầu nguyện cho các quốc gia khác mỗi ngày.
Khi cần hy sinh các thứ khác, để tôi ưu tiên để nghe từng diễn giả giáo sĩ giảng dạy khi có thể.
Tôi đã diện kiến với các vị giáo sĩ để hỏi thăm về công việc của họ và mọi nhu cần trên công trường truyền giáo.
Để hiểu rõ “công cuộc truyền giáo đức tin”, tôi đã hỏi thăm ba vị mà tôi đã đưa họ vào danh sách thư từ của mình.
Tôi càng tìm kiếm thì sự tin quyết của tôi càng tấn tới về sự Đức Chúa Trời mong muốn tôi hầu việc Ngài ở Trung Hoa. Nhưng điều nầy dường như ngốc nghếch quá. Đức Chúa Trời biết, biết rõ hơn tôi biết, rằng ngôn ngữ là một trở ngại nặng nề đối với tôi. Thậm chí với một giáo sư dễ mến và một số thầy đặc biệt nữa, cấp độ tốt nhứt tôi có thể đạt được bằng tiếng Tây ban Nha là “D”. Và lương tâm tôi nói cho tôi biết tôi khó mà đạt được điểm cao lắm. Tôi rất lo về điều nầy. Thật là phi lý khi tôi phải đi Trung Hoa đến với một dân mà ngôn ngữ của họ là một thứ ngôn ngữ khó khăn nhất trên thế gian.
Một việc khác cũng phải suy nghĩ đến. Ngôn ngữ Trung Hoa là ngôn ngữ thiên về âm giọng nhiều và tôi chỉ đạt điểm một về âm điếc. Một người muốn nói tiếng Trung Hoa thì phải có tài âm nhạc, nói tiếng ấy giống như đang hát vậy; và có tài khéo về mỹ thuật mới viết ra chữ của nó được. Tôi chẳng phải là nhạc sĩ cũng chẳng phải là nghệ nhân, chỉ làm tăng thêm cái dở mà thôi, tôi là một người có tánh hay quên lắm.
Làm sao tôi nhớ được hàng ngàn nét chữ Trung hoa cho được…những nét đối với người mới tập tễnh nhìn thấy chúng y như đã được một con gà say xỉn viết ra vậy?
“Không”, tôi nhũ lòng cả trăm lần: “điều nầy không hợp lý chút nào. Đức Chúa Trời không muốn tôi đến Trung Hoa. Còn nếu tôi đi, ngôn ngữ thì chẳng biết gì hết, và trở về quê nhà làm một giáo sĩ gây hoạ à?Việc làm đó chẳng đem được sự vinh hiển gì cho Đức Chúa Trời đâu”.
Khi tôi tranh chiến với nan đề nầy, tôi đã đọc qua sách Xuất Êdíptô ký. Sau khi khẳng định Đức Chúa Trời và nổ lực tự tái bảo đảm rằng nếu ngôn ngữ chẳng phải là “nan đề” tôi sẽ vui sướng lên đường ngay, tôi mở Lời của Đức Chúa Trời ra. Hôm ấy là ngày thứ Tư và tôi đang đọc ở chương thứ tư. Ở câu 10 tôi bị sốc với những lời cáo lỗi của Môise đã đưa ra vì không vâng theo mạng lịnh của Đức Giêhôva:
Ông than phiền: “Tôi không phải là tay nói giỏi”.
“Tôi nói lắp bắp, và lưỡi tôi hay ngập ngừng”.
Những lời cáo lỗi của tôi cũng chẳng khác gì với những lời cáo lỗi mà Môise đã đưa ra khi ông gặp Đức Chúa Trời. Tôi cảm thấy mình đáng trách lắm:
“Đức Giê-hô-va bèn phán rằng: Ai tạo miệng loài người ra? … Có phải ta là Đức Giê-hô-va chăng?” (Xuất Êdíptô ký 4.11).
Cũng một cách Đức Chúa Trời trả lời cho những sự Môise bàn bạc cách đây ba ngàn năm, giờ đây Ngài nói với tôi: “Dick ơi, ai tạo ra cái miệng của ngươi? Có phải ta là Đức Giêhôva chăng?”
Những tư tưởng lần qua lý trí tôi với một tốc độ thật nhanh, hết tư tưởng nầy đến tư tưởng khác. Trong sự vâng phục, hoàn cảnh dường như phi lý đã trở thành hợp lý. Có phải sự chấp nhận ý chỉ của Đức Chúa Trời bảo đảm cho sự thành công không? Phải chăng Ngài không giúp tôi làm theo bất cứ điều gì Ngài chỉ định tôi phải làm không? Há của cải đựng trong “cái bình bằng đất” không đem lại nhiều sự vinh hiển cho của cải sao? Sự thể không giống như Đức Chúa Trời ban cho quí vị một phần việc và thậm chí sai quí vị đến một nơi khó nhất hầu cho ân điển của Ngài sẽ bày tỏ ra đầy dẫy qua quí vị sao?
Giống như một người kia, bệnh đục nhãn cầu của người đã bị cất đi để người có thể thấy một lần nữa vậy, tôi đã thấy rằng Đức Chúa Trời có quyền sai tôi đến bất kỳ nơi nào và tôi có quyền tin Ngài sẽ quan phòng đến tôi. Đức Chúa Trời chấm dứt mọi sự bàn bạc của Môise với một mạng lịnh phải vâng theo và một lời hứa giúp đỡ: “Vậy bây giờ, hãy đi; ta sẽ ở cùng miệng ngươi và dạy ngươi những lời phải nói” (Xuất Êdíptô ký 4.12).
Buổi sáng hôm ấy Đức Chúa Trời đã ban cho tôi chính mạng lịnh đó và bảo đảm với tôi bằng chính lời hứa đó. Đáp ứng của tôi không phải là theo ý thức mà đáp ứng ấy rất thành thực: “Con sẽ đi, lạy Chúa, và con tin cậy Ngài dạy cho miệng con nói được tiếng Trung Hoa”.
Bên cạnh câu 1 tôi ghi: “Lời hứa của Đức Chúa Trời cho tôi đến Trung Hoa”. Đức Chúa Trời đã giữ lời hứa của Ngài…sau một vài tháng tranh chiến với những từ vựng Trung Hoa tôi đã phá vỡ chiếc hàng rào âm thanh ấy.
Còn cô thiếu nữ kia thì sao? Ở đây Đức Chúa Trời cũng là thành tín lắm. Bảy năm sau, lần đầu tiên tôi dán mặt vào gương mặt xinh đẹp của nàng, chúng tôi đã đứng chung với nhau tại thành phố Hán khẩu, Trung Hoa, và đã nhắc lại những lời thề trong đám cưới thiêng liêng đó.
Đức Chúa Trời không hề cầm giữ lại điều chi là tốt nhứt cho quí vị nếu quí vị đang ở trong ý chỉ của Ngài. Tại sao Ngài lại làm thế? Và tại sao quí vị lại chậm trễ trong việc khám phá ra ý chỉ của Ngài?
Khi quí vị cầu nguyện: “Nguyện ý Chúa được nên, ở đất như ở trời” (Mathiơ 6.10), quí vị đang cầu xin Đức Chúa Trời thể hiện ra ý chỉ của Ngài trong đời sống của quí vị trên đất một cách trọn vẹn như các thiên sứ ở trên trời đang hoàn thành ý chỉ của Ngài vậy.
Có phải quí vị đang lẩm bẩm mấy câu ấy hay quí vị muốn nói ra câu ấy? Bông trái của “ý ta” là thất vọng và thất bại. Còn bông trái của “Ý Ngài” là sự sống, sự khích lệ, sự vui thoả, và ý nghĩa.
Vậy thì người ta phải làm gì đây? Hãy thành thực cầu nguyện: “Nguyện ý Ngài được nên”, rồi hãy tra hết bắp thịt vào lời nói của quí vị. Và bởi bắp thịt, tôi có ý nói gì? Những người nam, người nữ trong quyển sách nầy đã tin Đức Chúa Trời muốn họ phục vụ trong một xứ xa. Niềm tin của họ đã quyết định mọi hành động của họ.
Có phải họ đối diện với nan đề? Nhiều nan đề lắm.
Có phải họ từng bối rối? Quí vị biết họ từng bối rối đấy thôi.
Phải chăng sự ngã lòng đã đe doạ họ? Họ là con người.
Phải chăng những trở ngại đang bày ra trên lối đi của họ? Hàng núi trở ngại.
Những vị anh hùng bình dị nầy bị buộc phải trèo lên cao. Mặc dù có đôi khi phải đối mặt với những trận gió nghịch cảnh và bảo táp đề kháng, họ đã thắng hơn những nan đề và, trong Danh của Đấng đã bảo họ leo lên cao, họ đã chiến thắng. Họ đã học biết rằng muốn trèo lên cao, một người phải thêm:
quyết định cho sự khải thị
chuẩn bị quyết định
bền đỗ lo chuẩn bị
nhịn nhục bền đỗ
rán sức chịu đựng
Họ đã khám phá ra quyết định là 5% và tiến hành là 95%. Truyện tích của họ đã được thuật lại để khích lệ quí vị trèo cao lên. Mọi nan đề của quí vị không phải là quá khó đối với những nan đề mà họ đã đối diện với.
Họ đã trèo lên cao và đã chiến thắng.
Quí vị cũng được sinh ra để trèo lên cao nữa đấy!
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét