GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC ĐỨC CHÚA TRỜI ĐÒI HỎI
Xuất Êdíptô ký 20.1-17
+++
Phục truyền luật lệ ký 4.13: "Ngài rao truyền cho các ngươi biết sự giao ước của Ngài, tức là mười điều răn, khiến các ngươi gìn giữ lấy, và Ngài chép mười điều răn ấy trên hai bảng đá".
Phục truyền luật lệ ký 10.1-4: “Trong lúc đó, Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng: Hãy đục hai bảng đá như hai bảng trước, và hãy lên đến ta trên núi; ngươi cũng phải đóng một cái hòm bằng cây. Ta sẽ viết trên hai bảng nầy những lời đã có trên hai bảng trước mà ngươi đã đập bể, rồi để hai bảng nầy trong hòm. Vậy, ta đóng một cái hòm bằng cây si-tim, đục hai bảng đá, y như hai bảng trước, rồi đi lên trên núi, cầm hai bảng đó trong tay. Ngài viết trên hai bảng nầy lời Ngài đã viết lần trước, tức là mười điều răn mà Đức Giê-hô-va từ giữa lửa tại trên núi, có phán cùng các ngươi, trong ngày nhóm hiệp; rồi Đức Giê-hô-va trao cho ta”.
PHẦN GIỚI THIỆU:
1. Chúng ta bắt đầu nghiên cứu về 10 Điều Răn
a. Nói theo ngôn ngữ Hy bá lai 10 Điều Răn là Mười Lẽ Đạo
* Chẳng có một cách giải thích nào tại sao lại là 10.
- Theo tôi tìm hiểu thì 10 là con số của sự trọn vẹn (A.W. Pink)
* Một lẽ đạo trong tiểu đoạn nầy có ý nói tới chiếu chỉ của nhà vua, lịnh lạc của một vì vua.
Đối với Đức Chúa Trời, đây là một chiếu chỉ, lịnh lạc hay là lời công bố của Đức Chúa Trời.
Có thể đây là một cụm từ, Lời của Đức Chúa Trời về đề tài nầy.
* Từ ngữ 10 Điều Răn (Decalogue) ra từ ngôn ngữ Hy lạp và phản ảnh ý nghĩa của 10 Lẽ Đạo.
b. Ảnh hưởng của Mười Lẽ Đạo trên giá trị đạo đức và luật pháp phương Tây trỗi hơn cả sự trù liệu.
* Chúng được công nhận là nền tảng cho mọi giá trị đạo đức của xã hội.
* Chúng được xem là nền tảng của luật pháp phổ thông; các đạo luật thời Trung Cổ thường mở đầu bằng 10 Điều Răn.
* Có người cho rằng 10 Điều Răn đã được viết ra trên bảng lòng của Adam. Một số người khác cho rằng chúng là biểu hiện và là sự lặp lại của luật tự nhiên, ánh sáng đạo đức của lý trí.
Roma 2.14-15: “Vả, dân ngoại vốn không có luật pháp, khi họ tự nhiên làm những việc luật pháp dạy biểu, thì những người ấy dầu không có luật pháp, cũng tự nên luật pháp cho mình. Họ tỏ ra rằng việc mà luật pháp dạy biểu đã ghi trong lòng họ: chính lương tâm mình làm chứng cho luật pháp, còn ý tưởng mình khi thì cáo giác mình, khi thì binh vực mình”.
c. Mục sư Bernard Ramm lưu ý rằng có những đặc điểm nhất định ảnh hưởng vào 10 Điều Răn.
(1) Những điều khoản trong giao ước và yếu tố đạo đức của chúng đều chiếu theo sự cứu chuộc (câu 2)
Trước tiên là sự chuộc tội và kế đó là giá trị đạo đức
(2) Các điều luật nầy có một tính cách rất phổ thông.
Chúng không dựa theo một thông tục địa phương hay địa lý nào hết, v.v...Chúng cũng không bị gò bó theo văn hoá hay lịch sử , mà đúng hơn, chúng có thể áp dụng cho mọi địa thế, mọi thời đại, ở đâu có con người sinh sống.
(3) Chúng là những điều rất đơn giản, tuyệt đối và có hệ thống.
(4) Chúng không giống với Khổng giáo, Phật giáo, Hồi giáo hay tôn giáo xưa của Ai cập.
2. Luật pháp rất quan trọng đối với chúng ta.
a. Đức Chúa Trời đã ban ra 10 Điều Răn từ lâu lắm rồi.
(1) Quốc gia ra đời tại chơn núi đã có một hệ thống đạo đức làm kim chỉ nam, hệ thống nầy đã trở thành trọng tâm của mọi quốc gia văn minh của thế giới cho tới ngày nay.
(2) Hơn 3000 năm đã trôi qua và ngày nay chúng ta thấy trọng tâm mọi nan đề của thế giới đều là nan đề về đạo đức và về thuộc linh.
* Những khó khăn chính đang đối mặt với chúng ta không nằm trong sự khống chế không thích nghi đối với các thế lực thiên nhiên, mà nằm trong bản chất không kiểm soát được của con người.
* Có người đã tóm tắt nan đề của thế giới chúng ta bằng cách nói rằng chúng ta đã biết bay trong khoảng không giống như các loài chim; chúng ta đã biết bơi lội dưới biển trong các loại tàu ngầm giống như loài cá; giờ đây chúng ta phải học ăn ở trên đất giống như loài người!
* Nước Mỹ được coi là nắm lấy quyền lãnh đạo thế giới. Nếu chúng ta (người Mỹ) thất bại trong mọi trách nhiệm của mình, hẳn không phải là thiếu súng ống, tàu chiến, máy bay hay lương thực. Mà thất bại ở chỗ tư cách của con người.
b. Đức Chúa Trời là Đấng đã dựng nên lý trí, thân thể, hệ thống thần kinh cùng mọi nhu cầu về tình cảm của chúng ta, Ngài đã ban ra những điều luật nầy vì ích cho chúng ta.
* Đây là nội quy của một xí nghiệp thích ứng cho hoạt động của cổ máy nhân cách của chúng ta.
* Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta những luật lệ nầy, không những để cho chúng ta sống nhơn đức, mà còn để cho chúng ta được hạnh phúc nữa.
- Đó là "những tấm bảng chỉ đường trên xa lộ" do Đấng Kiến Trúc Sư Cao Cả của con đường sự sống dẫn dắt chúng ta trên chuyến hành trình an ninh và phước hạnh nhất tới đến nhà của Đức Chúa Cha (William Ward viết trong quyển Luật sống của Đức Chúa Trời).
* Bộ luật rất ngắn ngủi và đơn giản. Tuy nhiên, đó là bảng toán nhân trong số học, là luật trọng lực trong bộ môn vật lý.
- Bộ luật ấy đơn giản đến nỗi một đứa trẻ cũng có thể hiểu được, bộ luật ấy thâm thuý đến nỗi bộ luận án toàn diện nhất về đạo đức cũng không dò được chiều sâu của bộ luật đó (William Ward).
3. Lẽ thật Cơ đốc được thấy có nơi bổn tánh đời đời của Đức Chúa Trời.
(1) Một vật đúng hay sai phải căn cứ theo bổn tánh của chính mình Đức Chúa Trời.
* Giá trị đạo đức không ăn nhập gì với tân thần học về tâm lý hay hợp thời thế gì cả, hoặc những gì người ta đang làm.
4. Có người, dù xưng mình là Cơ đốc nhân, nghĩ rằng 10 Điều Răn chẳng tạo ra điều chi khác biệt hôm nay, nhưng họ đang tạo ra sự khác biệt.
I. SỰ CÔNG BỐ:
A. Khải thị
a. Các giới luật
1. 10 Điều Răn được liệt kê ra thành hai phần
Xuất Êdíptô ký 34.1...viết trên hai bảng đá
(1) Bốn điều đầu tiên hướng về Đức Chúa Trời
(2) Sáu điều kế đó hướng tới con người
2. Mấy câu nầy cung ứng cho chúng ta một loạt nguyên tắc, và hết thảy chúng được nói ra theo thể phủ định, ngoại trừ hai câu 4 và 5
b. Mục đích
Luật pháp đề ra những gì con người phải sống theo. Ân điển cho thấy Đức Chúa Trời là như thế nào.
1. Luật pháp được ban ra từ Đức Chúa Trời để chúng ta nhìn thấy chiều sâu sự đồi bại của tấm lòng con người.
2. Luật pháp tỏ ra tình trạng chúng ta không thể tự cứu lấy mình được.
3. Luật pháp dẫn chúng ta đến với Đấng Christ
4. Luật pháp đề ra tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời
(1) Đức Chúa Trời đã kẽ ra một đường thẳng giữa đúng và sai.
B. Thực tế
a. Vấn đề
1. Sự mơ hồ
(a). Có hai thái cực
(1). Thứ nhứt là sai lầm khi chống đạo lý
Khẩu hiệu của họ.
"Được tự do ở ngoài luật pháp ôi tình trạng phước hạnh thay
Tôi có thể phạm tội khi tôi muốn và vẫn có sự tha thứ"
(2). Sai lầm thứ hai là sai lầm của người thiên về với luật pháp
(2). Phản ứng của chúng ta sẽ như thế nào?
(a) Có ba giai cấp hay ba phạm trù mà các giới luật của Israel rơi vào đó.
* Luật đạo đức
* Luật dân sự
* Luật tôn giáo
(b) Chúng ta phải cẩn thận để biết phân biệt những giới luật nầy hầu cho chúng ta có thể cùng với sứ đồ Phaolô nói rằng chúng ta không ở dưới luật pháp mà ở dưới ân điển, chúng ta không ném bỏ các tiêu chuẩn đạo đức thiêng liêng trong cách cư xử.
(c) Chúng ta buộc phải giữ luật đạo đức trong thời kỳ ân điển nầy y như Israel đã giữ trong thời kỳ Luật pháp!
2. Nan đề với nhà cầm quyền
Xã hội của chúng ta nhanh chóng tạo ra nhiều đoàn dân đông, họ có nhiều nan đề nghiêm trọng, cần phải công nhận và phục theo bất cứ nhà cầm quyền nào trên đời sống của họ.
b. Sản phẩm
II. PHẦN MÔ TẢ:
(1) Những nhà cải chánh nói rằng đã có ba cách sử dụng luật pháp của Đức Chúa Trời.
* Luật pháp là phương tiện để phục vụ như kim chỉ nam cho xã hội trong việc thực thi sự công bình trong xã hội
* Luật pháp thuyết phục tội nhân và hướng họ đến với Đấng Christ.
* Luật pháp là phương tiện hướng Cơ đốc nhân vào đời sống thánh khiết.
(2) Tác giả Thi thiên đã viết trong Thi thiên 19.7-8: "Luật pháp của Đức Giê-hô-va là trọn vẹn, bổ linh hồn lại; Sự chứng cớ Đức Giê-hô-va là chắc chắn, làm cho kẻ ngu dại trở nên khôn ngoan. Giềng mối của Đức Giê-hô-va là ngay thẳng, làm cho lòng vui mừng; Điều răn của Đức Giê-hô-va trong sạch, làm cho mắt sáng sủa”.
(3) Toàn bộ Thi thiên 119 là một gương ngợi khen vẽ đẹp của Luật pháp Đức Chúa Trời và tác giả Thi thiên tìm thấy sự vui mừng trong đó.
Hãy chú ý câu 35: "Xin hãy khiến tôi đi trong đường điều răn Chúa, vì tôi lấy làm vui vẻ tại đó".
* Đức Chúa Trời chẳng có ý làm cho việc giữ theo luật pháp thành một gánh nặng, mà là một sự vui thích và là một trong những sự vui vẻ nhất của cuộc sống.
(4) Những nhà cải thánh Tin lành thường nói: "Luật pháp đưa chúng ta đến với Đấng Christ để được xưng công bình (được cứu), và khi ấy Đấng Christ sai chúng ta quay trở lại với Luật pháp bởi Thánh Linh Ngài để được nên thánh (lớn lên về mặt thuộc linh)”.
(5) Có người cho rằng chúng ta phải xem 10 Điều Răn theo các giới hạn của sự bảo hộ, bảo hộ cho sự lành mạnh trong các mối quan hệ của con người; thích ứng với Đức Chúa Trời, và bảo hộ sự lành mạnh của con người trong mối quan hệ của con người với tha nhân.
Nếu chúng ta phá vỡ 10 Điều Răn.
* Khi chúng ta phá vỡ chúng, không những chúng ta phạm tội chống nghịch Đức Chúa Trời; chúng ta còn phạm tội chống lại đồng loại và bản thân của mình.
- Không những chúng ta phạm tội nghịch lại linh hồn của chúng ta, mà chúng ta còn nghịch lại vô số tế bào trên thân thể của chúng ta nữa, nghịch lại bao tử, trái tim, và hệ thần kinh, nghịch lại về sự cân đối mặt tình cảm trong đời sống chúng ta và nền tảng xã hội của chúng ta. Thực ra, chúng ta đang loạn nghịch chống lại chính bổn tánh của mình.
A. Những lẽ đạo có quan hệ tới sự thờ phượng của chúng ta
Gồm bốn điều răn đầu tiên
Chúng dạy sự kỉnh kiền đối với Đức Chúa Trời
a. Mạng lịnh về địa vị của Đức Chúa Trời (câu 3)
Không có thần nào khác
Đức Chúa Trời đòi hỏi lòng trung thành của chúng ta. Đối với người tin Chúa không có một đối tượng nào khác nữa.
b. Mạng lịnh về Thân Vị của Đức Chúa Trời (câu 4)
Không có một hình tượng nào khác
Chúng ta cần phải đáp ứng với Ngôi Lời và Thánh Linh của một Đức Chúa Trời mà mắt thường không sao nhìn thấy được (Phục truyền luật lệ ký 5.8-10; Êsai 40.18-20)
c. Mạng lịnh về sự thánh sạch của Đức Chúa Trời (câu 7)
Chớ lấy danh Đức Chúa Trời mà làm chơi
Giêhôva có nghĩa là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu. Lấy "danh Ngài mà làm chơi" có nghĩa là xem danh xưng ấy là hư không hoặc vô nghĩa, chối bỏ hay nghi ngờ sự hiện diện và quyền phép của Ngài.
d. Mạng lịnh về sự khen ngợi Đức Chúa Trời (câu 4)
Hãy giữ ngày thánh
Ngày yên nghỉ tôn cao Đức Chúa Trời và làm ích cho dân sự của Đức Chúa Trời trong Cựu ước. Giữ ngày thánh gồm cả sự ghi nhớ Đức Chúa Trời (Đây là điều răn duy nhứt không được lặp lại trong Tân ước).
Phải ghi nhớ Đức Chúa Trời như thế nào!?!
1. Học hỏi
2. Cầu nguyện
3. Tương giao
4. Ngợi khen
5. Làm cho đạo đức được vững vàng
6. Thờ lạy
B. Những điều liên quan tới việc ăn ở của chúng ta
Bao gồm 6 điều cuối cùng. Những điều nầy nói tới mối quan hệ của chúng ta với tha nhân. Những điều nầy dạy phải kính trọng đối với con người
a. Mạng lịnh phải hiếu kính cha mẹ (câu 12)
Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi
Hiếu kính cha mẹ dẫn tới chỗ nhìn biết Đức Chúa Trời.
b. Mạng lịnh phải yêu mến sự sống (câu 13)
Chớ giết người
Quyền sống của mỗi người được bảo hộ. Bất cứ hành động nào cướp đi mạng sống của người khác đều bị ghi trong luật cấm nầy.
Từ ngữ Hy bá lai trong điều răn nầy đúng là "giết người".
c. Mạng lịnh phải kềm chế đối với tình trạng phi đạo đức (câu 14)
Chớ phạm tội tà dâm
Giá trị tính cách chung thuỷ trong sự đầu phục cá nhân được nhấn mạnh. Tình dục không phải là "chức năng thú vật", mà là một cách bày tỏ sự đầu phục riêng tư, sâu sắc giữa người nam và người nữ.
d. Mạng lịnh phải sống lương thiện (câu 15)
Chớ trộm cắp
Kính trọng con người mở rộng đối với của cải của họ. Chúng ta không "dùng" người để kiếm lợi.
e. Mạng lịnh không được nói dối (câu 16)
Chớ làm chứng dối
Tiếng tăm của một cá nhân được gìn giữ cùng với sự sống và tài sản của người.
f. Mạng lịnh chống lại sự tham lam
Chớ tham lam
Chúng ta cần phải chăm sóc cho người ta, chớ không phải tài sản. Hệ thống giá trị của Đức Chúa Trời cũng là hệ thống giá trị của chúng ta.
III. HUẤN THỊ
A. Tiếp nhận Chúa để được cứu
a. Công nhận sự tiếp trợ của Ngài
b. Ăn năn tội của mình
c. Tiếp nhận Đức Chúa Jêsus Christ
B. Tôn trọng luật pháp để được nên thánh
a. Phải đầy dẫy Đức Thánh Linh
b. Trưởng dưỡng bằng Kinh Thánh
KẾT LUẬN:
1. Chiếu theo ân điển của Ngài, Đức Chúa Trời không muốn quí vị không biết luật pháp của Ngài.
* Ngài cũng không muốn quí vị phải nặng nề trong việc cố gắng tuân giữ luật pháp của Ngài bằng sức riêng của quí vị.
2. Đức Chúa Trời muốn quí vị phải kính trọng Luật pháp của Ngài rồi để cho chúng kéo quí vị đến với Đấng Christ và nhờ Ngài, ban cho quí vị kinh nghiệm liên tục sự tha thứ và quyền phép biển cải đời sống của Ngài.
* Khi quí vị hiểu luật pháp của Đức Chúa Trời một cách thích ứng, quí vị sẽ nhìn biết chẳng có gì khó chịu giữa việc tuân giữ luật pháp và sống theo Thánh Linh.
Trong Roma 8.3-4, Phaolô đưa ra luận điểm cho rằng mục đích của sự Đấng Christ hoá thân thành nhục thể là giúp cho dân sự Ngài làm tròn luật pháp của Ngài.
Theo Phaolô, những tín hữu được Đức Thánh Linh dẫn dắt là những người luôn luôn làm hết sức mình để giữ luật pháp của Đức Chúa Trời.
* Trong I Giăng 2.3-5, Giăng nối kết luật pháp với việc nhận biết Đức Chúa Trời và kinh nghiệm sự đầy dẫy tình yêu của Ngài.
"Nầy tại sao chúng ta biết mình đã biết Ngài, ấy là tại chúng ta giữ các điều răn của Ngài".
* Chúa Jêsus dạy rằng tuân giữ luật pháp là phương thức chủ yếu để các môn đồ Ngài tỏ ra tình cảm của họ dành cho Đức Chúa Trời và cho tha nhân.
3. Thật là quan trọng khi hiểu rằng sự tự do thực trong cuộc sống không thể tìm được.
a. Bằng cách từ bỏ luật thánh của Đức Chúa Trời...trong danh của Đức Thánh Linh.
Đó là chủ nghĩa chống đối đạo lý (antinomianism).
b. Bằng việc tìm cách làm phu phỉ luật pháp của Đức Chúa Trời trong quyền lực của xác thịt chúng ta.
Đó là chủ nghĩa thiên về với luật pháp
c. Sự tự do thực chỉ có thể nhận biết bằng cách phục theo luật pháp của Đức Chúa Trời trong quyền phép Thánh Linh Đức Chúa Trời khi quí vị đến gần Đức Chúa Jêsus Christ.
* Khi ấy và chỉ khi ấy quí vị mới nhận biết được sự tự do thật.
* Khi ấy và chỉ khi ấy quí vị mới nhận biết được sự vui mừng và quyền tự do trong cuộc sống mà Đức Chúa Trời có ý định dành cho quí vị.
4. "Sự tự do thực không phải là sự tự do làm bất cứ điều chi quí vị muốn, mà là phải có quyền phép để làm điều quí vị muốn làm".
***
+++
Phục truyền luật lệ ký 4.13: "Ngài rao truyền cho các ngươi biết sự giao ước của Ngài, tức là mười điều răn, khiến các ngươi gìn giữ lấy, và Ngài chép mười điều răn ấy trên hai bảng đá".
Phục truyền luật lệ ký 10.1-4: “Trong lúc đó, Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng: Hãy đục hai bảng đá như hai bảng trước, và hãy lên đến ta trên núi; ngươi cũng phải đóng một cái hòm bằng cây. Ta sẽ viết trên hai bảng nầy những lời đã có trên hai bảng trước mà ngươi đã đập bể, rồi để hai bảng nầy trong hòm. Vậy, ta đóng một cái hòm bằng cây si-tim, đục hai bảng đá, y như hai bảng trước, rồi đi lên trên núi, cầm hai bảng đó trong tay. Ngài viết trên hai bảng nầy lời Ngài đã viết lần trước, tức là mười điều răn mà Đức Giê-hô-va từ giữa lửa tại trên núi, có phán cùng các ngươi, trong ngày nhóm hiệp; rồi Đức Giê-hô-va trao cho ta”.
PHẦN GIỚI THIỆU:
1. Chúng ta bắt đầu nghiên cứu về 10 Điều Răn
a. Nói theo ngôn ngữ Hy bá lai 10 Điều Răn là Mười Lẽ Đạo
* Chẳng có một cách giải thích nào tại sao lại là 10.
- Theo tôi tìm hiểu thì 10 là con số của sự trọn vẹn (A.W. Pink)
* Một lẽ đạo trong tiểu đoạn nầy có ý nói tới chiếu chỉ của nhà vua, lịnh lạc của một vì vua.
Đối với Đức Chúa Trời, đây là một chiếu chỉ, lịnh lạc hay là lời công bố của Đức Chúa Trời.
Có thể đây là một cụm từ, Lời của Đức Chúa Trời về đề tài nầy.
* Từ ngữ 10 Điều Răn (Decalogue) ra từ ngôn ngữ Hy lạp và phản ảnh ý nghĩa của 10 Lẽ Đạo.
b. Ảnh hưởng của Mười Lẽ Đạo trên giá trị đạo đức và luật pháp phương Tây trỗi hơn cả sự trù liệu.
* Chúng được công nhận là nền tảng cho mọi giá trị đạo đức của xã hội.
* Chúng được xem là nền tảng của luật pháp phổ thông; các đạo luật thời Trung Cổ thường mở đầu bằng 10 Điều Răn.
* Có người cho rằng 10 Điều Răn đã được viết ra trên bảng lòng của Adam. Một số người khác cho rằng chúng là biểu hiện và là sự lặp lại của luật tự nhiên, ánh sáng đạo đức của lý trí.
Roma 2.14-15: “Vả, dân ngoại vốn không có luật pháp, khi họ tự nhiên làm những việc luật pháp dạy biểu, thì những người ấy dầu không có luật pháp, cũng tự nên luật pháp cho mình. Họ tỏ ra rằng việc mà luật pháp dạy biểu đã ghi trong lòng họ: chính lương tâm mình làm chứng cho luật pháp, còn ý tưởng mình khi thì cáo giác mình, khi thì binh vực mình”.
c. Mục sư Bernard Ramm lưu ý rằng có những đặc điểm nhất định ảnh hưởng vào 10 Điều Răn.
(1) Những điều khoản trong giao ước và yếu tố đạo đức của chúng đều chiếu theo sự cứu chuộc (câu 2)
Trước tiên là sự chuộc tội và kế đó là giá trị đạo đức
(2) Các điều luật nầy có một tính cách rất phổ thông.
Chúng không dựa theo một thông tục địa phương hay địa lý nào hết, v.v...Chúng cũng không bị gò bó theo văn hoá hay lịch sử , mà đúng hơn, chúng có thể áp dụng cho mọi địa thế, mọi thời đại, ở đâu có con người sinh sống.
(3) Chúng là những điều rất đơn giản, tuyệt đối và có hệ thống.
(4) Chúng không giống với Khổng giáo, Phật giáo, Hồi giáo hay tôn giáo xưa của Ai cập.
2. Luật pháp rất quan trọng đối với chúng ta.
a. Đức Chúa Trời đã ban ra 10 Điều Răn từ lâu lắm rồi.
(1) Quốc gia ra đời tại chơn núi đã có một hệ thống đạo đức làm kim chỉ nam, hệ thống nầy đã trở thành trọng tâm của mọi quốc gia văn minh của thế giới cho tới ngày nay.
(2) Hơn 3000 năm đã trôi qua và ngày nay chúng ta thấy trọng tâm mọi nan đề của thế giới đều là nan đề về đạo đức và về thuộc linh.
* Những khó khăn chính đang đối mặt với chúng ta không nằm trong sự khống chế không thích nghi đối với các thế lực thiên nhiên, mà nằm trong bản chất không kiểm soát được của con người.
* Có người đã tóm tắt nan đề của thế giới chúng ta bằng cách nói rằng chúng ta đã biết bay trong khoảng không giống như các loài chim; chúng ta đã biết bơi lội dưới biển trong các loại tàu ngầm giống như loài cá; giờ đây chúng ta phải học ăn ở trên đất giống như loài người!
* Nước Mỹ được coi là nắm lấy quyền lãnh đạo thế giới. Nếu chúng ta (người Mỹ) thất bại trong mọi trách nhiệm của mình, hẳn không phải là thiếu súng ống, tàu chiến, máy bay hay lương thực. Mà thất bại ở chỗ tư cách của con người.
b. Đức Chúa Trời là Đấng đã dựng nên lý trí, thân thể, hệ thống thần kinh cùng mọi nhu cầu về tình cảm của chúng ta, Ngài đã ban ra những điều luật nầy vì ích cho chúng ta.
* Đây là nội quy của một xí nghiệp thích ứng cho hoạt động của cổ máy nhân cách của chúng ta.
* Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta những luật lệ nầy, không những để cho chúng ta sống nhơn đức, mà còn để cho chúng ta được hạnh phúc nữa.
- Đó là "những tấm bảng chỉ đường trên xa lộ" do Đấng Kiến Trúc Sư Cao Cả của con đường sự sống dẫn dắt chúng ta trên chuyến hành trình an ninh và phước hạnh nhất tới đến nhà của Đức Chúa Cha (William Ward viết trong quyển Luật sống của Đức Chúa Trời).
* Bộ luật rất ngắn ngủi và đơn giản. Tuy nhiên, đó là bảng toán nhân trong số học, là luật trọng lực trong bộ môn vật lý.
- Bộ luật ấy đơn giản đến nỗi một đứa trẻ cũng có thể hiểu được, bộ luật ấy thâm thuý đến nỗi bộ luận án toàn diện nhất về đạo đức cũng không dò được chiều sâu của bộ luật đó (William Ward).
3. Lẽ thật Cơ đốc được thấy có nơi bổn tánh đời đời của Đức Chúa Trời.
(1) Một vật đúng hay sai phải căn cứ theo bổn tánh của chính mình Đức Chúa Trời.
* Giá trị đạo đức không ăn nhập gì với tân thần học về tâm lý hay hợp thời thế gì cả, hoặc những gì người ta đang làm.
4. Có người, dù xưng mình là Cơ đốc nhân, nghĩ rằng 10 Điều Răn chẳng tạo ra điều chi khác biệt hôm nay, nhưng họ đang tạo ra sự khác biệt.
I. SỰ CÔNG BỐ:
A. Khải thị
a. Các giới luật
1. 10 Điều Răn được liệt kê ra thành hai phần
Xuất Êdíptô ký 34.1...viết trên hai bảng đá
(1) Bốn điều đầu tiên hướng về Đức Chúa Trời
(2) Sáu điều kế đó hướng tới con người
2. Mấy câu nầy cung ứng cho chúng ta một loạt nguyên tắc, và hết thảy chúng được nói ra theo thể phủ định, ngoại trừ hai câu 4 và 5
b. Mục đích
Luật pháp đề ra những gì con người phải sống theo. Ân điển cho thấy Đức Chúa Trời là như thế nào.
1. Luật pháp được ban ra từ Đức Chúa Trời để chúng ta nhìn thấy chiều sâu sự đồi bại của tấm lòng con người.
2. Luật pháp tỏ ra tình trạng chúng ta không thể tự cứu lấy mình được.
3. Luật pháp dẫn chúng ta đến với Đấng Christ
4. Luật pháp đề ra tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời
(1) Đức Chúa Trời đã kẽ ra một đường thẳng giữa đúng và sai.
B. Thực tế
a. Vấn đề
1. Sự mơ hồ
(a). Có hai thái cực
(1). Thứ nhứt là sai lầm khi chống đạo lý
Khẩu hiệu của họ.
"Được tự do ở ngoài luật pháp ôi tình trạng phước hạnh thay
Tôi có thể phạm tội khi tôi muốn và vẫn có sự tha thứ"
(2). Sai lầm thứ hai là sai lầm của người thiên về với luật pháp
(2). Phản ứng của chúng ta sẽ như thế nào?
(a) Có ba giai cấp hay ba phạm trù mà các giới luật của Israel rơi vào đó.
* Luật đạo đức
* Luật dân sự
* Luật tôn giáo
(b) Chúng ta phải cẩn thận để biết phân biệt những giới luật nầy hầu cho chúng ta có thể cùng với sứ đồ Phaolô nói rằng chúng ta không ở dưới luật pháp mà ở dưới ân điển, chúng ta không ném bỏ các tiêu chuẩn đạo đức thiêng liêng trong cách cư xử.
(c) Chúng ta buộc phải giữ luật đạo đức trong thời kỳ ân điển nầy y như Israel đã giữ trong thời kỳ Luật pháp!
2. Nan đề với nhà cầm quyền
Xã hội của chúng ta nhanh chóng tạo ra nhiều đoàn dân đông, họ có nhiều nan đề nghiêm trọng, cần phải công nhận và phục theo bất cứ nhà cầm quyền nào trên đời sống của họ.
b. Sản phẩm
II. PHẦN MÔ TẢ:
(1) Những nhà cải chánh nói rằng đã có ba cách sử dụng luật pháp của Đức Chúa Trời.
* Luật pháp là phương tiện để phục vụ như kim chỉ nam cho xã hội trong việc thực thi sự công bình trong xã hội
* Luật pháp thuyết phục tội nhân và hướng họ đến với Đấng Christ.
* Luật pháp là phương tiện hướng Cơ đốc nhân vào đời sống thánh khiết.
(2) Tác giả Thi thiên đã viết trong Thi thiên 19.7-8: "Luật pháp của Đức Giê-hô-va là trọn vẹn, bổ linh hồn lại; Sự chứng cớ Đức Giê-hô-va là chắc chắn, làm cho kẻ ngu dại trở nên khôn ngoan. Giềng mối của Đức Giê-hô-va là ngay thẳng, làm cho lòng vui mừng; Điều răn của Đức Giê-hô-va trong sạch, làm cho mắt sáng sủa”.
(3) Toàn bộ Thi thiên 119 là một gương ngợi khen vẽ đẹp của Luật pháp Đức Chúa Trời và tác giả Thi thiên tìm thấy sự vui mừng trong đó.
Hãy chú ý câu 35: "Xin hãy khiến tôi đi trong đường điều răn Chúa, vì tôi lấy làm vui vẻ tại đó".
* Đức Chúa Trời chẳng có ý làm cho việc giữ theo luật pháp thành một gánh nặng, mà là một sự vui thích và là một trong những sự vui vẻ nhất của cuộc sống.
(4) Những nhà cải thánh Tin lành thường nói: "Luật pháp đưa chúng ta đến với Đấng Christ để được xưng công bình (được cứu), và khi ấy Đấng Christ sai chúng ta quay trở lại với Luật pháp bởi Thánh Linh Ngài để được nên thánh (lớn lên về mặt thuộc linh)”.
(5) Có người cho rằng chúng ta phải xem 10 Điều Răn theo các giới hạn của sự bảo hộ, bảo hộ cho sự lành mạnh trong các mối quan hệ của con người; thích ứng với Đức Chúa Trời, và bảo hộ sự lành mạnh của con người trong mối quan hệ của con người với tha nhân.
Nếu chúng ta phá vỡ 10 Điều Răn.
* Khi chúng ta phá vỡ chúng, không những chúng ta phạm tội chống nghịch Đức Chúa Trời; chúng ta còn phạm tội chống lại đồng loại và bản thân của mình.
- Không những chúng ta phạm tội nghịch lại linh hồn của chúng ta, mà chúng ta còn nghịch lại vô số tế bào trên thân thể của chúng ta nữa, nghịch lại bao tử, trái tim, và hệ thần kinh, nghịch lại về sự cân đối mặt tình cảm trong đời sống chúng ta và nền tảng xã hội của chúng ta. Thực ra, chúng ta đang loạn nghịch chống lại chính bổn tánh của mình.
A. Những lẽ đạo có quan hệ tới sự thờ phượng của chúng ta
Gồm bốn điều răn đầu tiên
Chúng dạy sự kỉnh kiền đối với Đức Chúa Trời
a. Mạng lịnh về địa vị của Đức Chúa Trời (câu 3)
Không có thần nào khác
Đức Chúa Trời đòi hỏi lòng trung thành của chúng ta. Đối với người tin Chúa không có một đối tượng nào khác nữa.
b. Mạng lịnh về Thân Vị của Đức Chúa Trời (câu 4)
Không có một hình tượng nào khác
Chúng ta cần phải đáp ứng với Ngôi Lời và Thánh Linh của một Đức Chúa Trời mà mắt thường không sao nhìn thấy được (Phục truyền luật lệ ký 5.8-10; Êsai 40.18-20)
c. Mạng lịnh về sự thánh sạch của Đức Chúa Trời (câu 7)
Chớ lấy danh Đức Chúa Trời mà làm chơi
Giêhôva có nghĩa là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu. Lấy "danh Ngài mà làm chơi" có nghĩa là xem danh xưng ấy là hư không hoặc vô nghĩa, chối bỏ hay nghi ngờ sự hiện diện và quyền phép của Ngài.
d. Mạng lịnh về sự khen ngợi Đức Chúa Trời (câu 4)
Hãy giữ ngày thánh
Ngày yên nghỉ tôn cao Đức Chúa Trời và làm ích cho dân sự của Đức Chúa Trời trong Cựu ước. Giữ ngày thánh gồm cả sự ghi nhớ Đức Chúa Trời (Đây là điều răn duy nhứt không được lặp lại trong Tân ước).
Phải ghi nhớ Đức Chúa Trời như thế nào!?!
1. Học hỏi
2. Cầu nguyện
3. Tương giao
4. Ngợi khen
5. Làm cho đạo đức được vững vàng
6. Thờ lạy
B. Những điều liên quan tới việc ăn ở của chúng ta
Bao gồm 6 điều cuối cùng. Những điều nầy nói tới mối quan hệ của chúng ta với tha nhân. Những điều nầy dạy phải kính trọng đối với con người
a. Mạng lịnh phải hiếu kính cha mẹ (câu 12)
Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi
Hiếu kính cha mẹ dẫn tới chỗ nhìn biết Đức Chúa Trời.
b. Mạng lịnh phải yêu mến sự sống (câu 13)
Chớ giết người
Quyền sống của mỗi người được bảo hộ. Bất cứ hành động nào cướp đi mạng sống của người khác đều bị ghi trong luật cấm nầy.
Từ ngữ Hy bá lai trong điều răn nầy đúng là "giết người".
c. Mạng lịnh phải kềm chế đối với tình trạng phi đạo đức (câu 14)
Chớ phạm tội tà dâm
Giá trị tính cách chung thuỷ trong sự đầu phục cá nhân được nhấn mạnh. Tình dục không phải là "chức năng thú vật", mà là một cách bày tỏ sự đầu phục riêng tư, sâu sắc giữa người nam và người nữ.
d. Mạng lịnh phải sống lương thiện (câu 15)
Chớ trộm cắp
Kính trọng con người mở rộng đối với của cải của họ. Chúng ta không "dùng" người để kiếm lợi.
e. Mạng lịnh không được nói dối (câu 16)
Chớ làm chứng dối
Tiếng tăm của một cá nhân được gìn giữ cùng với sự sống và tài sản của người.
f. Mạng lịnh chống lại sự tham lam
Chớ tham lam
Chúng ta cần phải chăm sóc cho người ta, chớ không phải tài sản. Hệ thống giá trị của Đức Chúa Trời cũng là hệ thống giá trị của chúng ta.
III. HUẤN THỊ
A. Tiếp nhận Chúa để được cứu
a. Công nhận sự tiếp trợ của Ngài
b. Ăn năn tội của mình
c. Tiếp nhận Đức Chúa Jêsus Christ
B. Tôn trọng luật pháp để được nên thánh
a. Phải đầy dẫy Đức Thánh Linh
b. Trưởng dưỡng bằng Kinh Thánh
KẾT LUẬN:
1. Chiếu theo ân điển của Ngài, Đức Chúa Trời không muốn quí vị không biết luật pháp của Ngài.
* Ngài cũng không muốn quí vị phải nặng nề trong việc cố gắng tuân giữ luật pháp của Ngài bằng sức riêng của quí vị.
2. Đức Chúa Trời muốn quí vị phải kính trọng Luật pháp của Ngài rồi để cho chúng kéo quí vị đến với Đấng Christ và nhờ Ngài, ban cho quí vị kinh nghiệm liên tục sự tha thứ và quyền phép biển cải đời sống của Ngài.
* Khi quí vị hiểu luật pháp của Đức Chúa Trời một cách thích ứng, quí vị sẽ nhìn biết chẳng có gì khó chịu giữa việc tuân giữ luật pháp và sống theo Thánh Linh.
Trong Roma 8.3-4, Phaolô đưa ra luận điểm cho rằng mục đích của sự Đấng Christ hoá thân thành nhục thể là giúp cho dân sự Ngài làm tròn luật pháp của Ngài.
Theo Phaolô, những tín hữu được Đức Thánh Linh dẫn dắt là những người luôn luôn làm hết sức mình để giữ luật pháp của Đức Chúa Trời.
* Trong I Giăng 2.3-5, Giăng nối kết luật pháp với việc nhận biết Đức Chúa Trời và kinh nghiệm sự đầy dẫy tình yêu của Ngài.
"Nầy tại sao chúng ta biết mình đã biết Ngài, ấy là tại chúng ta giữ các điều răn của Ngài".
* Chúa Jêsus dạy rằng tuân giữ luật pháp là phương thức chủ yếu để các môn đồ Ngài tỏ ra tình cảm của họ dành cho Đức Chúa Trời và cho tha nhân.
3. Thật là quan trọng khi hiểu rằng sự tự do thực trong cuộc sống không thể tìm được.
a. Bằng cách từ bỏ luật thánh của Đức Chúa Trời...trong danh của Đức Thánh Linh.
Đó là chủ nghĩa chống đối đạo lý (antinomianism).
b. Bằng việc tìm cách làm phu phỉ luật pháp của Đức Chúa Trời trong quyền lực của xác thịt chúng ta.
Đó là chủ nghĩa thiên về với luật pháp
c. Sự tự do thực chỉ có thể nhận biết bằng cách phục theo luật pháp của Đức Chúa Trời trong quyền phép Thánh Linh Đức Chúa Trời khi quí vị đến gần Đức Chúa Jêsus Christ.
* Khi ấy và chỉ khi ấy quí vị mới nhận biết được sự tự do thật.
* Khi ấy và chỉ khi ấy quí vị mới nhận biết được sự vui mừng và quyền tự do trong cuộc sống mà Đức Chúa Trời có ý định dành cho quí vị.
4. "Sự tự do thực không phải là sự tự do làm bất cứ điều chi quí vị muốn, mà là phải có quyền phép để làm điều quí vị muốn làm".
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét