Bài 14
Tội tham lam
(II Các Vua 5.20-27)
PHẦN GIỚI THIỆU
Kinh thánh không những cung ứng cho chúng ta các hình ảnh nói tới ân điển của Đức Chúa Trời, như với sự chữa lành của Na-a-man, mà còn cung ứng cho chúng ta những hình ảnh năng động, rõ nét và đủ góc cạnh về tình trạng tội lỗi và sự sai lạc của con người. Đây không bao giờ là một bức tranh đẹp, mà nó còn là một hình ảnh cấp thiết nếu chúng ta cần phải nhìn thấy tình trạng tội lỗi và sự bất lực của mình rồi xây lại ăn năn trước ân điển của Đức Chúa Trời. Những hình ảnh nầy trong Kinh thánh góp phần như những giáo huấn và cảnh cáo xây chúng ta lại với Đức Chúa Trời cùng một đời sống tin kính, cách xa một đời sống bất kỉnh (đối chiếu Rôma 15.4; I Cô-rinh-tô 10.6, 11, 12).
Câu chuyện nầy nói về Ghê-ha-xi là một câu chuyện đáng buồn, nhưng đó là một câu chuyện xảy ra hàng ngàn lần mỗi ngày, và trong đời sống của những tín đồ ở một cấp độ nầy hay cấp độ kia. Đây là một câu chuyện đứng đối chiếu mạnh với phân đoạn đứng trước, ở chỗ chúng ta thấy Na-a-man được chữa lành bịnh phung khi ông ta xây lại với Đức Chúa Trời bằng đức tin đơn sơ. Nhưng ở đây chúng ta nhìn thấy Ghê-ha-xi bị nhiễm bịnh phung vì ông ta xây khỏi Đức Chúa Trời làm hoen mờ đi lẽ thật nói tới bản chất miễn phí của ơn cứu rỗi.
Trong một câu chuyện, bịnh phung phác hoạ ra tội lỗi trong phạm vi bao quát của nó khi nó giáng trên mọi người. Còn trong câu chuyện nói về Ghê-ha-xi, chúng ta thấy tội lỗi đặc biệt của tánh tham lam (tham lam và thiên về với vật chất) và phương thức nó hủy diệt các chức vụ của con người và khả năng hầu việc Chúa của họ.
Trong câu chuyện nói về Ghê-ha-xi, chúng ta thấy tiến trình và các hậu quả của tánh tham lam, nó luôn luôn ngăn trở sự tin kính và sự hầu việc thánh. Đây là hình ảnh của sự giả hình tôn giáo, nói về thất bại trong quá trình thuộc linh, nói về những giá trị giả dối hủy diệt việc con người theo đuổi sự công bình, nói về sự con người hợp lý hoá, họ tìm kiếm những lý do tốt cho một việc xấu, nói về sự loạn nghịch và tình trạng bất phục tùng đối với nhà cầm quyền, nói về tình trạng bất trung hay không trung thành, và nói về quá trình thoái hoá hay tăng trưởng của tội lỗi (phạm tội dây chuyền).
Tội tham lam của Ghê-ha-xi (5.20-21)
“thì Ghê-ha-xi, tôi tớ của Ê-li-sê, người của Đức Chúa Trời, nói thầm rằng: Kìa, chủ ta có dong thứ cho Na-a-man, người Sy-ri, không nhậm lễ vật mà người đã đem đến. Ta chỉ Đức Giê-hô-va hằng sống mà thề, ta sẽ chạy theo người và lãnh lấy vật chi nơi người. Vậy, Ghê-ha-xi chạy theo sau Na-a-man. Na-a-man thấy Ghê-ha-xi chạy theo sau mình, bèn nhảy xuống xe, đi đến đón người, và hỏi rằng: Mọi việc đều bình an chớ?”
Câu chuyện được giới thiệu với phần mô tả Ghê-ha-xi là “tôi tớ của Êlisê, người của Đức Chúa Trời”. Đây là một trong những việc làm cho câu chuyện ra đáng buồn, và đồng thời là một lời cảnh cáo cho mỗi một người chúng ta. Ông không phải là một người không có những cơ hội. Là một tôi tớ của Êlisê, ông cũng là một học trò của Êlisê. Ông đã có đặc ân nhìn biết con người cao trọng nầy của Đức Chúa Trời. Ghê-ha-xi đã có tấm gương của đời sống Êlisê và sứ điệp của môi miệng ông như một nguồn giáo huấn, thách thức, học hỏi, động lực cho sự tin kính và một đời sống phục vụ. Tuy nhiên, ông đã thất bại không tận dụng được và lớn lên qua đặc ân nầy.
Chúng ta có thể nhìn thấy vài nguyên tắc quan trọng trong lời cảnh cáo và huấn thị từ phân đoạn Kinh thánh nầy.
(1) Cơ hội và đặc ân không bảo đảm về sự thành công. Chúng ta phải tận dụng những cơ hội mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta hoặc chúng ta nới lỏng những ơn phước và cái chạm của những cơ hội đó. Chỉ quanh quẩn với Ngôi Lời và các tấm gương tin kính không hề bảo đảm cho sự truyền đạt lẽ thật trong Kinh thánh, sự tấn tới về mặt thuộc linh, và sự tin kính cá nhân. Các môn đồ đã ở với Chúa. Họ đã nghe những lời của Ngài. Họ đã nhìn thấy mọi việc làm của Ngài. Thế mà họ thường chẳng kiếm được sự thông sáng từ các sự cố nầy và tấm lòng của họ càng trở nên cứng cỏi hơn (đối chiếu Mác 6.52). Tương tự, có nhiều người ngồi trong chức vụ dạy Kinh thánh; họ nghe Ngôi Lời được giảng dạy từ Chúa nhựt nầy đến Chúa nhựt khác, nhưng vì cớ những ham muốn lấy cái tôi làm trọng, họ không hề để cho Ngôi Lời bước vào. Họ sống giống như một cái thùng ở giữa biển với cả hai đầu đều được đóng ấn chặt chẽ. Có nhiều nước ở chung quanh, nhưng chẳng một giọt nào lọt vào bên trong hết.
(2) Cơ hội và đặc ân phải được theo đuổi cách cẩn thận (đối chiếu II Ti-mô-thê 2.15; I Phierơ 2.2, “ham thích”; II Phierơ 1.4-5; I Ti-mô-thê 4.7; Hê-bơ-rơ 12.14-17). Thất bại không cần cù với kết quả bị mất đi nhiều ơn phước và cơ hội. Nhiều Cơ đốc nhân đã tiếp cận với mọi sự họ cần để lớn lên và kết quả – Ngôi Lời, những chức vụ dạy dỗ, Đức Thánh Linh, v.v…, nhưng họ thất bại không tận dụng được các nguồn lực nầy.
(3) Nguyên tắc về của cải của chúng ta. Thắc mắc là, của cải tôi để ở đâu? Hệ thống giá trị của tôi đặt ở đâu và là gì? Chúa cẩn thận cảnh cáo chúng ta trong Mathiơ 6.21: “Vì chưng của cải ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó”, nghĩa là, sự tin kính, sự theo đuổi, mối quan tâm, các mục tiêu và sự phó thác của quí vị nữa. John White lưu ý:
Chúa Jêsus vốn biết rõ sự dằng co tranh chiến trong tấm lòng của chúng ta giữa nhà ở trên trời và nhà ở dưới đất. Ngài vốn biết rõ sự tranh chiến của chúng ta giữa tiền bạc, tình yêu và của cải ở trên trời. Ngài bảo chúng ta rằng chúng ta cần ‘một con mắt thôi’. Ngài cảnh cáo rằng không có con mắt đó, chúng ta sẽ mò mẫm trong bóng tối tăm khủng khiếp (Mathiơ 6.22, 23). Bị phân tán không ngớt giữa hai hướng, chúng ta sẽ không bao giờ nhìn thấy rõ rệt những vấn đề đang đương diện với chúng ta. Chúng ta sẽ nếm trải cuộc sống trong nhầm lẫn và bối rối. Bị hành hại với một ý thức tội lỗi, sự ghét bỏ và không hề chắc chắn ở nơi chúng ta sẽ đi đến.
Chúng ta sẽ thêm thắt, khi sự hiện thấy của chúng ta tăng gấp hai, chúng ta không thể chất chứa của cải ở trên trời. Đời sống của chúng ta, giống như đời sống của Ghê-ha-xi, sẽ sai lạc, bất trung, và một tai vạ đến từ quan điểm của Đức Chúa Trời.
(4) Nguyên tắc của sự thoái hoá. Không có một thế đứng im lặng nào trong việc theo đuổi sự tin kính. Một là chúng ta theo đuổi sự tin kính, kéo đến gần Đức Chúa Trời, hay chúng ta đang thoái hoá, tuộc dốc. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của sự sống Cơ đốc. Tấn tới là tiến bộ và chúng ta không hề đạt được. Nếu chúng ta dừng quá trình lại, chúng ta sẽ không những đứng yên, chúng ta sẽ đi ngược lại và bắt đầu lui đi. Sự lui đi sẽ chậm, tinh vi, và có tính lừa gạt. Những bảng hiệu có ở đó, nhưng chúng ta thường không nhìn thấy chúng cho tới chừng đã quá trễ. Một người có thể là một tín đồ đều đặn đi nhà thờ, có mặt quanh Ngôi Lời, thậm chí còn dấn thân vào sự phục vụ Cơ đốc nữa, nhưng lại đang tuộc dốc trong sự thoái hoá.
Từ ngữ “kỷ luật” mà Phao-lô sử dụng trong I Ti-mô-thê 4.7 là từ Hy lạp gumnazw có nghĩa là “đào tạo, luyện tập, kỷ luật”. Sát nghĩa, nó có ý nói tới việc luyện tập hay huấn luyện bị cắt đứt hay trần trụi. Phần chú thích chính ám chỉ ở đây, ấy là một quá trình phải được liên tục hay chúng ta sẽ mất nền. Bất cứ ai đã được đào tạo như một vận động viên điền kinh đều biết rõ từ ấy do kinh nghiệm.
Gumnazw xảy ra bốn lần trong Tân Ước. Ba lần rất tích cực (I Ti-mô-thê 4.7; Hê-bơ-rơ 5.14; 12.11), và một lần rất tiêu cực (II Phierơ 2.14). Phân đoạn Kinh thánh II Phierơ 2.14 có sự dạy dỗ cho phần nghiên cứu của chúng ta về Ghê-ha-xi và nan đề tham lam. Bản Kinh thánh NASB ghi: “. . . có một tấm lòng đã được dạy dỗ trong sự tham lam”. Mục đích là, tự dạy cho mình theo hướng sai lầm là điều rất khả thi.
Như Jerry Bridges chỉ ra:
Có một nhận thức trong đó chúng ta đang lớn lên nơi bổn tánh của chúng ta mỗi ngày. Thắc mắc là chúng ta đang tấn tới theo chiều hướng nào? Có phải chúng ta đang tấn tới nhắm vào bản chất tin kính hay bản chất bất kỉnh? Có phải chúng ta đang tấn tới trong tình yêu thương hay trong sự ích kỷ; trong sự khó chịu hay kiên nhẫn; trong sự tham lam hay rời rộng; trong sự thật thà hay bất lương; trong sự thanh sạch hay bất khiết? Mỗi ngày chúng ta tự đào tạo mình trong chiều hướng nầy hay chiều hướng kia bằng những tư tưởng chúng ta suy nghĩ, bằng lời lẽ chúng ta nói, bằng những hành động chúng ta làm ra, bằng những việc chúng ta làm nữa.
“Thì Ghê-ha-xi . . . nói thầm rằng, ‘Kìa…’” Sát nghĩa, bản Kinh thánh Hê-bơ-rơ ghi: “Ghê-ha-xi . . . đã nói”, nhưng điều nầy không tỏ ra những gì ông đã nói với môi miệng mình, mà là những gì đang diễn ra ở trong trí của ông. Câu 26 cho chúng ta thấy xa hơn những gì thực sự đang diễn ra trong trí của ông, Êlisê là vị tiên tri ở dưới sự cảm thúc của Đức Thánh Linh vốn biết rõ những gì ông ta suy nghĩ và dự tính. Ghê-ha-xi đã nói dối với Na-a-man để làm thoả mong ước của mình về vàng bạc vì ông nghĩ nó sẽ cung ứng – sự hạnh phúc, sự an ninh, ý nghĩa.
Vì vậy chúng ta có ở đây nguyên tắc khác rất quan trọng trong việc hiểu biết sự rời bỏ và tánh tham của Ghê-ha-xi như một sự dạy dỗ sâu hơn và cảnh cáo chúng ta.
(5) Nguyên tắc về các khuôn mẫu tư tưởng của chúng ta. Các khuôn mẫu tư tưởng của chúng ta hình thành tính nết chúng ta, và tính nết chúng ta hình thánh cách cư xử của chúng ta. Nếu quí vị chịu chú ý, có một mối quan hệ nhất định trong các câu giữa những khuôn mẫu tư tưởng, cá tánh, và cách xử sự. Thứ nhứt, chúng ta thấy đôi điều trong các khuôn mẫu tư tưởng của Ghê-ha-xi, nó đã phụ giúp đưa ông ta vào trong lãnh vực tham lam. Từ câu 20, rõ ràng là ông đã suy nghĩ rằng vì họ đã làm một việc quan trọng cho Na-a-man, hắn ta mắc nợ họ. Loại suy nghĩ nầy không những ngược lại với ân điển của Đức Chúa Trời, mà còn có gốc rễ trong các thái độ của thế gian. Vậy thì, trong các câu 21-25, chúng ta thấy cách xử sự của ông – lừa đảo và rời bỏ.
Có một mối quan hệ rất gần gũi giữa tư tưởng, cá tánh và cách xử sự của chúng ta. Những hành động được lặp đi lặp lại (cách xử sự) tỏ ra tánh tình bên trong và quá trình suy nghĩ (thái độ của lý trí) đã tạo ra cá tánh ấy. Radmacher viết:
“Một thái độ thuộc về lý trí và tình trạng thần kinh sẵn sàng, được sắp xếp qua kinh nghiệm, nổ lực đẩy một ảnh hưởng trên phần đáp ứng của cá nhân đối với mọi đối tượng và tình huống mà nó có quan hệ”. Vì lẽ đó, một thái độ là trạng thái của lý trí đối với một giá trị. Kết quả là, dường như đối với tôi bất kỳ một đời sống Cơ đốc năng nổ thành thực nào sẽ trở thành sự lớn nhanh của một thái độ Cơ đốc năng động, được hình thành rồi nhập vào suy tưởng của chúng ta bởi Lời của Đức Chúa Trời. Và bất kỳ một đời sống Cơ đốc nào lỗi lầm, không kết quả sẽ là sự lớn nhanh của các thái độ được hình thành và nhập vào suy tưởng của chúng ta bởi hệ thống thế gian bất khiết. Đây là mối quan hệ già cỗi của nhân và quả, gốc rễ và bông trái, một niềm tin đang tạo nên cách xử sự và một thái độ dẫn tới hành động.
Phần năng động nằm ở đàng sau sự cám dỗ mà Ghê-ha-xi đã đối diện rút ra từ thái độ của ông ta. Radmacher trưng dẫn D. G. Kehl, là người cung ứng một sự quan sát cuất sắc về sự cám dỗ trong bài “Sneaky Stimuli and How to Resist Them” (Christianity Today, January 31, 1975). Ông viết:
Nhiều Cơ đốc nhân có một quan niệm đơn giãn về sự cám dỗ diễn ra giống như sự việc nầy. Satan, vào một thời điểm đặc biệt, bước tới một bên chúng ta rồi thì thào: “Hãy làm đi”, còn chúng ta một là làm, hai là không làm, nương vào sức khoẻ thuộc linh của chúng ta ngay thời điểm đó. Chúng ta càng phải sống đắc thắng trong việc không “làm việc ấy” nếu chúng ta nhận ra rằng có sự cám dỗ không úp mở, sự gạ gẫm nhất thời đối với điều ác và sức lực hay sự yếu đuối của chúng ta vào thời điểm đó dựa trên những thái độ đã được hình thành trong nhiều tuần lễ, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm trước nữa.
Chúng ta không sa ngã trong một phút; bẩm chất phục theo tội lỗi đã được hình thành, gây dựng, nẩy mầm – nhưng không nhất thiết phải như vậy. Tội lỗi có cả hai tác dụng: tích lũy và domino. Satan gieo ra sự kích thích rất tinh vi, thường là những kích thích thuộc tiềm thức; hắn ảnh hưởng một thái độ; hắn đạt được một chiến thắng “nhỏ” – luôn luôn trong sự chuẩn bị cho sự sa ngã “lớn”, thói quen tác động. Lời lẽ của Gia-cơ ủng hộ một quan điểm như vậy. “Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình. Đoạn, lòng tư dục cưu mang, sanh ra tội ác; tội ác đã trọn, sanh ra sự chết. . .” (Gia-cơ 1.14, 15). Đây là thời điểm giữa việc “cưu mang” và “sanh ra”, thời gian chuyển tiếp giữa kích thích và đáp ứng, có thể thuộc về tiềm thức.
(6) Nguyên tắc lòng trung thành bị phân tán. Trong câu 20, Ghê-ha-xi được mô tả là “tôi tớ của Êlisê”. Hơn nữa, ông đề cập tới Êlisê là “chủ ta”, mọi sự nầy chỉ là một gợi nhớ tới một trong những vấn đề chính trong tội lỗi và thất bại của Ghê-ha-xi và trong hết thảy chúng ta ngày nay ở một cấp độ nào đó. Lòng trung thành bị phân tán, thất bại không phục theo quyền hành trong chuổi mạng lịnh của Đức Chúa Trời, thường là một dấu hiệu của tình trạng nô lệ cho những tham vọng và ham muốn riêng tư, nếu được phép thống trị và cai quản, mau chóng nắm lấy địa vị uy quyền của Đức Chúa Trời và sự dẫn dắt của Ngài đối với chúng ta qua chuổi mạng lịnh mà Ngài đã thiết lập trong Kinh thánh. Điều nầy tự nhiên dẫn tới sự bất mãn với số phận của một người trong cuộc sống, nối theo sau là những hành động loạn nghịch như đã được thấy ở đây với Ghê-ha-xi.
Lòng trung thành bị phân tán mau chóng dập tắt sự đầu phục đối với Đức Chúa Trời vì: “Không ai hầu việc hai chủ, . . . ngươi không thể hầu việc Đức Chúa Trời và tiền tài được” (Mathiơ 6.24). Chúng ta hãy đối diện với nó, nếu của cải của lòng tôi là tiền bạc, hay bất cứ một thứ tư dục nào khác, khi ấy tôi sẽ phục vụ bản thân mình chớ không phải phục vụ Đức Chúa Trời bất chấp tôi thể hiện như thế nào ở bề ngoài. Giu-đa là một trường hợp cổ điển ở điểm nầy. Hắn sống “dõm” lắm, nhưng hắn cung ứng vẽ bề ngoài của việc là một môn đồ, thậm chí chăm sóc cho người nghèo nữa. Nhưng những khuôn mẫu tư dục đang nói ra điều gì? Chúng chẳng có gì khác hơn những ham muốn hợp pháp theo đuổi đến chỗ thờ lạy hình tượng; tìm kiếm những việc chúng ta khao khát những gì chúng ta nên tìm kiếm chỉ từ nơi Đức Chúa Trời.
Nếu chúng ta bị phân tán giữa Đức Chúa Trời là chủ chúng ta và là danh tiếng của chúng ta, tiền bạc, sự nghiệp, sở thích, chương trình, những ham muốn bất kỳ của chúng ta, chúng ta sẽ kết thúc trong sự dối trá, hành động phát xuất từ một lời giả dối. Chúng ta sẽ tự dối mình và đào ngủ, bán Chúa theo một cung cách nào đó.
Lòng trung thành bị phân tán được kết hợp gắn bó với nguyên tắc kế tiếp của chúng ta.
(7) Nguyên tắc của sự tự do và sự thoả lòng. Chúng ta tìm kiếm ý nghĩa, sự an ninh, sự thoả mãn hay sự thoả lòng ở đâu?
Nếu quí vị nhớ, Chúa ban cho chúng ta một lời cảnh cáo ở Luca 12.15 về sự tham lam và sự không thoả lòng với bất cứ điều chi Đức Chúa Trời đưa đến trong đời sống chúng ta bằng của cải hay địa vị của chúng ta trong xã hội. Ngài phán: “Hãy giữ cẩn thận chớ hà tiện gì hết; vì sự sống của người ta không phải cốt tại của cải mình dư dật đâu” (phần nhấn mạnh là của tôi).
Thoả lòng là một trong những dấu phân biệt nhất nơi con người tin kính, vì một người tin kính có tấm lòng nhắm vào điều thiện hơn là vào của cải hay địa vị hoặc quyền phép. Như William Hendriksen đã lưu ý: “Người tin kính thực sự không chú tâm vào việc làm giàu. Người có những tài nguyên bên trong trang bị cho sự giàu có còn trổi hơn những gì đất có thể hiến cho”.
Ghê-ha-xi đã trở thành một nô lệ cho lối sống theo tư dục của ông vì ông không thoả lòng với những gì Đức Chúa Trời đang thực thi trong đời sống của ông. Ông không còn tự do sống tin kính cho Đức Chúa Trời nữa, vì vậy ông đã trở nên bất trung, không trung thành, và nói chung, một sự ngăn trở cho chức vụ của Êlisê và ân điển của Đức Chúa Trời. “Tự do là một sự thoả lòng bề trong với những gì quí vị đang có. Thoả lòng có nghĩa là chỉ thèm muốn kho báu ở trên trời mà thôi”.
Một sự ký thác và thái độ của lý trí như thế đang làm gì cho chúng ta? Nó làm cho chúng ta được tự do đưa ra những sự lựa chọn đúng đắn, nó làm thay đổi tầm nhìn của chúng ta về chúng ta là ai, là những khách trú ở trên đất, về lý do tại sao chúng ta có mặt ở đây (tôi tớ), và nó giúp chúng ta biết nhìn vào đời sống của mình theo một chiều hướng mới với các mục tiêu theo Kinh thánh. Tự do không bao gồm việc làm theo những gì tôi muốn làm; mà làm theo những gì tôi nên làm và khi tôi đã được định cho phải làm việc ấy bởi sức lực Đức Chúa Trời ban cho.
Nếu chúng ta không muốn đời sống chúng ta kết thúc như đời sống của Ghê-ha-xi, chúng ta phải nhìn vào của cải của chúng ta – những thứ chúng ta đang bám víu vào và đã xiềng xích chúng ta giống như hàng nô lệ – rồi hãy ném bỏ chúng bằng cách lấy sự vinh hiển Đức Chúa Trời và của cải ở trên trời làm mục tiêu cao cả trong cuộc sống. Nguyện chúng ta biết phó thác bản thân mình cho Đức Chúa Trời như hạng khách trú ở trên đất nầy, và là công dân của thiên đàng. Chúng ta hãy nới lỏng cái nắm chặt vào mọi chi tiết của cuộc sống và hãy sống cho cõi đời đời trong khi sử dụng phần lớn đời sống nầy đặt trong ý chỉ của Đức Chúa Trời, yên nghỉ trên sự chăm sóc của Ngài. Khi ấy chúng ta có thể hát với John Wesley: “Xiềng xích rơi rụng hết, lòng tôi được tự do, tôi chổi dậy, bước ra, và đi theo Ngài”.
(8) Nguyên tắc của sự hợp lý hoá. Sự hợp lý hoá được thấy trong câu nói của Ghê-ha-xi: “Kìa, chủ ta có dong thứ cho Na-a-man . . .”. Êlisê đã từ chối không nhận bất cứ thứ chi từ Na-a-man khi ông ta được chữa lành vì những lý do thuộc linh và đặc biệt theo Kinh thánh. Ông đang dạy cho Na-a-man biết nguyên tắc của ân điển và sự tự do trong ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Còn Ghê-ha-xi bị mù quáng đối với điều nầy và đã nhìn xem nó như thất bại không lấy chi được từ người Ngoại nầy, ông nghĩ Na-a-man đã mắc nợ người Do thái. Rốt lại, ông ta đã cướp bóc từ người Do thái rất nhiều lần. Ghê-ha-xi cảm thấy phải chi Êlisê nhận lấy một thứ chi đó. Ông nhận có được không? Và thế là lý trí với sự hợp lý hoá của nó khi tánh tham đang cai quản trong đầu óc.
(9) Nguyên tắc về sự giả hình tôn giáo. Câu nói của Ghê-ha-xi: “Ta chỉ Đức Giê-hô-va hằng sống mà thề, ta sẽ chạy theo người…” là một hình ảnh nói tới kiểu sùng đạo ở ngoài mặt. Ông ta sử dụng cách nói đúng đắn, những lời lẽ mà ông ta thường nghe Êlisê nói, nhưng thực tại thuộc linh của chúng rất xa cách đối với tấm lòng của ông ta. Chẳng có sự kính sợ nào đối với Đức Chúa Trời trong tấm lòng của ông ta là Đấng Toàn Năng, Ngài thực sự sống động, là Đức Chúa Trời toàn tri, toàn tại, toàn túc, là Đấng vốn biết rõ từng tư tưởng, động lực và mục tiêu của ông ta. Về sau Chúa làm cho điều nầy ra rõ ràng qua Êlisê trong câu 26. Nếu ông ta thực sự tin nơi hằng sống của Đức Chúa Trời, ông ta đã nghĩ lại về những động lực cùng lối lý luận trong lòng mình. Chắc chắn vậy, ông ta đã tin sự ấy theo trí khôn, nhưng về mặt thực tế cho thấy ông ta đang hành động giống như Đức Chúa Trời đã chết mất hay ít nhất Ngài không quan tâm và chẳng dính dáng gì đến đời sống cá nhân của ông ta.
Nhưng mà, sao chúng ta dám sống giống như vậy chứ!?! Chúng ta học biết sử dụng những câu nói rất tôn giáo – quá thường xuyên trở thành những câu nói lặp đi lặp lại. Chúng ta đưa Đức Chúa Trời vào trong chương trình của chúng ta, rồi cầu nguyện, và hành động như chúng ta đang tin cậy Ngài và làm theo sự hướng dẫn của Ngài, những điều chúng ta hoàn toàn không biết tới qua sự hợp lý hoá mang tính tham lam của chúng ta. Và chúng ta từ chối lẽ thật đơn sơ trong Kinh thánh với những nguyên tắc cùng mọi lời hứa trong đó.
Chúng ta hãy sốt sắng cầu nguyện với David: “Xin hãy dò xét tôi, ôi hỡi Đức Chúa Trời, và biết lòng tôi, …”. Chúng ta hãy thành thật xin Đức Chúa Trời tỏ ra cho chúng ta thấy sự thực về tấm lòng, lối suy nghĩ, mọi giá trị, và những điều ưu tiên một của chúng ta.
Vòng xoay hướng hạ của tội lỗi (5.22-26)
“Ghê-ha-xi đáp: Mọi việc đều bình an. Chủ tôi sai tôi nói với ông rằng: Hồi nãy, có hai người trai trẻ, là môn đồ của những tiên tri, ở núi Ép-ra-im đến; ta xin ông hãy cho hai người ấy một ta lâng bạc, và hai bộ áo. Na-a-man nói: Xin hãy nhận lấy hai ta lâng. Người cố nài; đoạn để hai ta lâng bạc và hai bộ áo trong bao, rồi trao cho hai tôi tớ mình đem đi trước mặt Ghê-ha-xi. Lúc đã đến trên gò, Ghê-ha-xi lấy các bao khỏi tay hai đầy tớ, và để trong nhà mình, đoạn cho họ đi trở về. Người bèn ra mắt Ê-li-sê, chủ mình; người hỏi rằng: Ớ Ghê-ha-xi, ngươi ở đâu đến? Người thưa rằng: Tôi tớ thầy không có đi đâu. Nhưng Ê-li-sê tiếp rằng: Khi người kia xuống khỏi xe đặng đi đón ngươi, lòng ta há chẳng ở cùng ngươi sao? Rày há có phải lúc nên nhậm lấy bạc, quần áo, vườn ô-li-ve, vườn nho, chiên và bò, tôi trai tớ gái, sao?”
Xu hướng hướng hạ rất rõ nét bởi những quá trình đang diễn ra trong các câu 22-26. Thứ nhứt, ông ta tìm cách thuyết phục Na-a-man rằng Êlisê đã kinh nghiệm một nhu cầu rất bất ngờ (câu 22). Bởi chiêu bài về một nhu cầu bất ngờ nầy, ông ta tìm cách rút lấy một tặng phẩm rộng rãi từ viên Tướng giàu ơn. Dĩ nhiên, khi nhận biết những gì ông ta làm là sai, Ghê-ha-xi sau đó đã đem giấu của cải mình cho tới chừng ông ta có cơ hội để đem nó ra. Khi ấy ông ta mới lén lút quay trở lại nhà của Êlisê chẳng ai nom thấy – chỉ để phải đối mặt với chính vị tiên tri. Chủ của ông ta vốn biết rõ mọi sự đã diễn ra rồi! Thay vì xưng ra sự cố ý lừa dối của mình, Ghê-ha-xi, trong vòng xoay hướng hạ của tội lỗi, đã nói dối, điều nầy chỉ làm cho tình huống ra tệ hại thêm mà thôi.
Châm ngôn 28.13-14: “Người nào giấu tội lỗi mình sẽ không được may mắn; Nhưng ai xưng nó ra và lìa bỏ nó sẽ được thương xót. Người nào hằng kính sợ luôn luôn lấy làm có phước thay; Còn ai cứng lòng mình sẽ sa vào tai nạn”.
Tội lỗi là một việc rất nghiêm trọng. Không những nó làm buồn và dập tắt Thánh Linh của Đức Chúa Trời (Êphêsô 4.30; I Têsalônica 5.19) mà nó còn làm chai cứng linh hồn nữa (Hê-bơ-rơ 3.7-13). Hết quả là, chúng ta nhắm vào những mưu ý riêng của mình, hết cái nầy dẫn tới cái khác; tội lỗi tăng trưởng nhanh và chúng ta quặt nhanh xuống ngày càng cách xa Chúa và mối tương giao với Ngài. Chúng ta càng lúc càng lạnh cảm và chẳng còn ý thức gì đối với Lời của Đức Chúa Trời và chức vụ của Đức Thánh Linh.
Nhiều lần chúng ta nổ lực chơi trò chơi của Ghê-ha-xi – chúng ta muốn khoác lấy chiếc áo choàng tôn giáo. Chúng ta thốt ra những thuật ngữ và thể hiện những động lực đúng đắn khi trong thực tế quyền lực mang tính hủy diệt của chứng phung tham lam đã nắm chặt lấy chúng ta. Giống như một người phung từng kinh nghiệm chứng tê liệt, chúng ta không còn nhận thức được cái nắm chặt của tội lỗi và chúng ta đã bị tê liệt hay bị chai lì. Ồ, tình trạng mù quáng và chai cứng mà lòng tham sẽ mang vào lòng chúng ta. Chúng ta phải công nhận tội lỗi của chúng ta, xưng nhận và đoạn tuyệt với nó.
Do tánh tham của mình, Ghê-ha-xi đã trở nên không trung thành với Đức Giêhôva, với Êlisê, và với các nguyên tắc của ân điển Đức Chúa Trời. Vì tánh tham ấy, Ghê-ha-xi đã phí đời mình cùng những cơ hội mà Đức Chúa Trời đã ban cho ông ta. Ông ta là một quản gia bất trung của ân điển Đức Chúa Trời và Lời của Ngài vì, bởi sự dối trá của ông ta, ông ta đã làm hại công việc của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, ông ta đã bất trung với Êlisê và với chức vụ của Êlisê vì ông ta đã chỉ trích kế hoạch hành động của Êlisê và đã xem thường chức vụ của Êlisê đối cùng Na-a-man.
Đâu là sự trung tín? Trung tín có ý nói tới “có thể tin cậy được, đáng tin, trung thành”. Nhưng nói theo Kinh thánh, một người trung tín là người đáng được giao phó cho để làm việc gì là đúng đắn vì người ấy đầy dẫy đức tin -- đức tin nơi những giá trị, những ưu tiên một của Kinh thánh. Còn Ghê-ha-xi thì đầy tánh tham, chớ không đầy đức tin.
Khi đánh giá sự trung tín có một việc giống như người bạn khi gặp cảnh khó thì lui đi mất vậy. Loại người nầy chỉ có thể được tính đến khi không có căng thẳng, hay khi tánh tham của họ được thoả mãn, nghĩa là, khuôn mẫu tư dục của họ về quyền lực, địa vị, sự khen ngợi hay bất cứ điều gì họ đang nhắm tới. Còn Châm ngôn 17.17 chép: “Bằng hữu thương mến nhau luôn luôn; Và anh em sanh ra để giúp đỡ trong lúc hoạn nạn”.
Cũng có một loại trung tín hay trung thành mù quáng, giả dối. Trung thành mù quáng chắc chắn là bất trung. Nó từ chối không công nhận những lầm lỗi hay sai sót của một người bạn, một nhà thờ, hay người bạn đời, và thế là nó từ chối không đưa ra một hành động nào là cần thiết nơi lợi ích tốt nhứt của người có liên quan cũng như cho Chúa và nhiều người khác nữa. “Bạn hữu làm cho thương tích, ấy bởi lòng thành tín; Còn sự hôn hít của kẻ ghen ghét lấy làm giả ngụy” (Châm ngôn 27.6). Chỉ có người bạn chơn thật và trung thành – một người đầy dẫy đức tin theo các quan niệm của Kinh thánh – sẽ quan tâm đủ đến lẽ thật, sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, và điều chi là tốt nhứt cho mọi người liên quan, làm theo điều chi là đúng đắn trong trường hợp có được lòng người hay không và trong trường hợp người ta có hiểu hay là không.
Làm ơn để ý tới phần đối chất với Êlisê ở các câu 25-27. Bởi đối chất, Êlisê sống trung tín với Đức Chúa Trời – với lẽ thật – mà cũng với Ghê-ha-xi nữa. Để cho Ghê-ha-xi đối phó với điều nầy sẽ là vô ích và thiếu tình yêu thương và sự trung tín thực sự. Ít nhất giờ đây Ghê-ha-xi có thể nhìn thấy bản chất của tội lỗi mình và xây trở lại với Đức Chúa Trời trong sự ăn năn. Kinh thánh không cho chúng ta biết điều nầy có xảy ra hay không, nhưng tôi tin điều nầy đã xảy ra (đối chiếu 6.15… with 8.4…).
Một đối chiếu khác đã được thấy là sự thay đổi có nơi Na-a-man.
Đúng là một đối chiếu có thể thấy rõ trong cuộc gặp gỡ giữa Na-a-man và Ghê-ha-xi! Na-a-man bước xuống xa ngựa của mình để đón tôi tớ của Êlisê là một dấu hiệu ông ta là một người đã được thay đổi. Không còn kiêu căng, ngạo mạn, người Aram có lòng biết ơn, biết kính nể, và biết hạ mình đã bước xuống khỏi địa vị đầy vinh dự của mình để đón tôi tớ của một vị tiên tri. Ông ta từng là một tội nhân sa ngã, vô vọng đã thể hiện ra ân huệ của người tín đồ chơn thật. Mặt khác Ghê-ha-xi, là người đã tận hưởng mọi đặc ân trong ân huệ của chủ mình, sắp sửa lạm dụng chúng rồi vấp ngã từ sự ưu ái ấy.
Linh hồn chúng ta bị cột chặt
bởi những gì họ nắm giữ; Nô lệ vẫn còn là nô lệ trong các mắc xích bằng vàng; Chúng ta bám víu vào điều gì, Chúng ta biến nó thành mắc xích cột linh hồn; Dầu đó là một đời sống, hay đất đai, Con mắt hay bàn tay phải của chúng ta
rất là đáng yêu
Sự phán xét của Ghê-ha-xi (5.27)
“Vì vậy, bịnh phung của Na-a-man sẽ dính vào ngươi và dòng dõi ngươi đời đời. Ghê-ha-xi đi ra khỏi Ê-li-sê, bị tật phung trắng như tuyết”.
Đúng vậy, Êlisê đã công bố ra án phạt của Ghê-ha-xi. Khi Ghê-ha-xi xem thường lẽ thật nói tới sự miễn phí của ân điển Đức Chúa Trời, bịnh phung của Na-a-man sẽ trở thành sự phán xét hay kỷ luật của Ghê-ha-xi, không nghi ngờ chi cả, nó đã được ấn định để đem lại sự ăn năn của ông ta. Có lẽ nó đã đem lại sự ăn năn đó, vì chúng ta vẫn thấy ông được đề cập tới như: “Ghê-ha-xi, tôi tớ của người Đức Chúa Trời” trong II Các Vua 8.4-5. Câu nầy đứng thay cho Êlisê là người đã biết rõ những cơ hội được ơn bị huỷ bỏ trong sự mất ơn, vì ông ta đã lạm dụng những cơ hội được ơn của mình trong một nổ lực để có được những chi tiết trong cuộc sống cho bản thân mình.
Câu chuyện về Ghê-ha-xi là một câu chuyện đáng buồn, nhưng trong việc giữ sự thành thực với Ngôi Lời, câu chuyện ấy cung ứng cho chúng ta một sự minh hoạ đầy đủ để dạy chúng ta một bài học có nhiều điều cần yếu – rằng công cuộc truyền giáo không có chỗ cho những ai tính toán mua bán trong đó. Thực vậy, đây là một lẽ thật sẽ áp dụng cho mọi đời sống khi hết thảy công việc được gọi là đời thường sẽ được xem là những cơ hội để phục vụ cho người ta. Thương gia Cơ đốc phải có lợi nhuận khi cứ lo việc buôn bán, nhưng không nên sử dụng sự buôn bán của mình như một phương tiện để mua bán con người.
Những hoen ố đạo đức và thuộc linh trong cá tánh của ông ta cho thấy mọi thành tích chỉ là mặt ngoài mà thôi. Sự vô tình cơ bản về mặt thuộc linh của ông ta đã phản lại ông ta trong giờ thử thách, thay vì cá tánh ông đã được trau chuốt, việc làm của ông đã tỏ ra ông không được chấp nhận.
Những tư tưởng về tánh tham lam
Câu chuyện về Ghê-ha-xi là một câu chuyện xử lý với tội tham lam. Câu chuyện nầy có sức giúp đỡ cho cái nhìn ngắn ngủi vào tội lỗi đặc biệt nầy.
(1) Tham lam là một trong những tội lỗi có sức tàn phá nhất mà con người phạm phải, tội nầy là gốc rễ của phần lớn tội lỗi của chúng ta.
(2) Tham lam nằm ở cốt lõi của hầu hết nỗi đau hiện có trong dòng giống nhân loại.
(3) Tham lam là một tội chạm đến từng người trong chúng ta ở một cấp độ nào đó. Không phải ai trong chúng ta dám nói chúng ta thoát được tội nầy.
(4) Nó chồm cái đầu xấu xí của nó theo nhiều hướng và có nhiều tác dụng.
(5) Thực vậy, đây là tội lỗi đầu tiên. Êva đã nhìn thấy những gì nàng không thể có. Nàng muốn có nó và đã cầm lấy nó.
(6) Phao-lô dạy chúng ta trong Rôma 7.7-8 rằng đây là mạng lịnh của Cựu Ước: “Ngươi chớ tham lam”, khiến cho ông phải tỉnh thức về tình trạng tội lỗi của mình. Chắc chắn điều chi là thực đối với Phao-lô cũng là thực đối với chúng ta vậy.
Ngày kia, Abraham Lincoln đang đi dạo trên phố với hai con trai nhỏ, cả hai đều kêu khóc lớn tiếng. Người hàng xóm đi ngang qua hỏi: “Có chuyện gì vậy, thưa ông? Sao cả hai đứa đều khóc om sòm vậy?” Lincoln đáp: “Cái rắc rối với hai đứa trẻ nầy giống như điều chi là sai đối với thế giới; một đứa có kẹo sô-cô-la còn đứa kia thì muốn cục kẹo ấy!”
Đây là một câu chuyện cũ rích và có chút tính hài hước, nhưng nó minh hoạ cho một nan đề lớn lao và là nan đề xa xưa nhất mà con người từng biết – đó là tánh tham lam.
Định nghĩa sự tham lam
Tham lam là tình trạng không thoả lòng với những gì mình đang có và là một sự khao khát muốn có cái gì khác kia, là thứ mà chúng ta tin sẽ khiến cho chúng ta được hạnh phúc hay được thoả mãn. Là tư dục, đây là một sự khao khát hợp pháp dẫn tới mục tiêu thờ lạy hình tượng, nó thờ lạy thứ mà nó khao khát. Đây là lý do tại sao tham lam được Phao-lô xác định là thờ lạy hình tượng hai lần trong các thư tín của ông.
Cô-lô-se 3.5: “Vậy hãy làm chết các chi thể của anh em ở nơi hạ giới, tức là tà dâm, ô uế, tình dục, ham muốn xấu xa, tham lam, tham lam chẳng khác gì thờ hình tượng”.
Êphêsô 5.5: “Vì anh em phải biết rõ rằng kẻ gian dâm, ô uế, tham lam, tức là kẻ thờ hình tượng, không một kẻ nào được dự phần kế nghiệp của nước Đấng Christ và Đức Chúa Trời”.
Tham lam không phải là sự cảm kích đơn sơ về con người hay sự vật. Nó cũng không phải là khao khát một thứ gì đó quí vị chưa có. Những khao khát cơ bản và hợp pháp trở thành tham lam khi chúng không còn điều khiển được nữa và khiến cho chúng ta phải làm theo những điều sau đây:
(1) Chễnh mãng những ưu tiên một theo Kinh thánh, bất chấp Chúa và ý chỉ của Ngài, sự dẫn dắt và sự tiếp trợ của Ngài, hay bất chấp trách nhiệm theo đuổi của cải ở trên trời và những ưu tiên, mục tiêu, mạng lịnh, và các nguyên tắc theo Kinh thánh.
(2) Khi chúng ta trở nên bất hạnh, đau khổ, giận dữ, cay đắng, ganh tỵ, ghen ghét, hoặc chỉ trích phê phán những người có cái mình muốn.
(3) Khi nó khiến cho chúng ta phải đi tới những giới hạn hay cực điểm không nói được hay phi Kinh thánh để có được thứ như ăn cắp, tà dâm, giết người, hãm hiếp, phải nợ nần trỗi hơn khả năng chỉ trả về tài chính của chúng ta, hay chúng ta không thể sử dụng tài nguyên của mình sao cho có hiệu quả trong vai trò người quản gia trung tín giữ các thứ ơn của Đức Chúa Trời (đối chiếu Luca 3.8-14).
Thú vị thay, từ Hy lạp nói tới tham lam ra từ pleon, “thêm”, “có”. Nó đề cập tới một sự khát khao muốn có thêm.
Êphêsô 4.28: “Kẻ vốn hay trộm cắp chớ trộm cắp nữa; nhưng thà chịu khó, chính tay mình làm nghề lương thiện, đặng CÓ VẬT CHI giúp cho kẻ thiếu thốn thì hơn”.
Phần lớn người ta lao động để có nhiều, nhiều thứ cho chính họ, và trong sự theo đuổi đó để có được cái gọi là cuộc sống đầy đủ, không những họ bất chấp các trách nhiệm làm người quản gia trung tín giữ các thứ ơn của Đức Chúa Trời, mà thường bước theo nhiều người khác trong sự tranh giành leo lên chiếc thang của sự thành công. Đặc biệt trong một xã hội tiêu dùng ở đông phương, chúng ta không có khuynh hướng lao động theo nhu cần của mình, mà theo tánh tham của chúng ta. Chúng ta thường tìm cách làm cho tiêu chuẩn sống của mình cao lên thay vì khả năng bố thí và phục vụ Chúa.
Gốc rễ của sự tham lam
Tham lam có gốc rễ của nó trong sự không thoả lòng, nghĩa là, tìm kiếm hạnh phúc, bình an, và sống mạnh giỏi trong những chi tiết của cuộc sống (tiền bạc, địa vị, quyền lực, của cải). Nhưng đây là ảo tưởng không bao giờ thoả mãn được và nó luôn luôn thoát khỏi chúng ta, vì chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể ban cho chúng ta hạnh phúc và ý nghĩa thật trong cuộc sống. Điều nầy không có ý nói những việc mà chúng ta nắm bắt được sẽ không cung ứng một cấp độ vui mừng hay an ninh hoặc ý nghĩa tạm thời nào đó cho cuộc sống. Nhưng Đức Chúa Trời dạy cho chúng ta biết trong Kinh thánh rằng nếu chúng ta có đồ ăn, quần áo và nơi trú ẩn, thì chúng ta phải thoả lòng (I Ti-mô-thê 6.8; Châm ngôn 30.7-9).
Vì lẽ đó, nguyên nhân gốc của sự tham lam, là thất bại không theo đuổi được sự tin kính và Chúa là bí quyết nguồn vui mừng ý nghĩa, sự ổn định và an ninh trong cuộc sống (Phi-líp 3.7…; 4.10-13; Mathiơ 6.33; I Ti-mô-thê 6.6-12).
Các hình thức tham lam
Hai phân đoạn Kinh thánh chìa khoá nhấn mạnh điều nầy như một lời cảnh cáo cho chúng ta:
Luca 12.15: “Đoạn, Ngài phán cùng chúng rằng: Hãy giữ cẩn thận chớ hà tiện gì hết; vì sự sống của người ta không phải cốt tại của cải mình dư dật đâu”.
Rôma 7.7-8: “Vậy chúng ta sẽ nói làm sao? Luật pháp há là tội lỗi sao? Chẳng hề như vậy! Nhưng tôi chỉ bởi luật pháp mà biết tội lỗi; vì nếu luật pháp không nói: Ngươi chớ tham lam, thì tôi đã không biết sự tham lam. Ấy là tội lỗi đã nhân dịp, bởi điều răn mà sanh ra mọi thứ ham muốn trong lòng tôi: vì không có luật pháp thì tội lỗi chết đi”.
Sự phân biệt tinh tế về tánh tham nầy được thấy trong các động lực giả dối có thể lèo lái một người bước vào chức vụ. Chúng ta có thể làm việc trong sự phục vụ Cơ đốc xuất phát từ tinh thần tham lam muốn có những thứ như: vỗ tay (Tôi làm thế nào?), bề ngoài (trông tôi thế nào?), bề thế (tôi có quan trọng không?), tiếng tăm, quyền lực, sự công nhận, cũng như vì tiền bạc, của cải và khoái lạc.
Những tác dụng tiêu cực của tham lam
Kinh thánh cảnh cáo chúng ta về những hậu quả có tính tàn phá của tánh tham lam trong I Ti-mô-thê 6.6-12 và 17-19. Lòng ham mến tiền bạc chỉ ra tội tham lam. Vậy nên, tham lam trở thành gốc rễ – là nguồn của mọi điều ác. Hơn nữa, tham lam làm cho mù quáng. Không những nó lừa gạt chúng ta, mà nó còn làm cho chúng ta chai lì chống lại Chúa nếu chúng ta không xử lý nó. Hãy so sánh Êphêsô 4.22 (các tư dục chuyên dối gạt) với 17-19 và Hê-bơ-rơ 3.13: “hầu cho trong anh em không ai bị tội lỗi dỗ dành mà cứng lòng”.
Trong niềm tin có tính lừa gạt cho rằng mọi vật có thể cung ứng sự an ninh, sự thoả mãn, và ý nghĩa, nó cũng làm cho linh hồn phải chai lì. Kết quả là, một sản phẩm được tạo ra, như đã được thấy với Ghê-ha-xi và Giu-đa, là sự bất trung, sự hợp lý hoá, chỉ trích phê phán người khác, và bề ngoài tôn giáo. Nó khiến cho người ta phải nói dối, ăn cắp, lừa đảo, giết người, tà dâm, và đủ mọi thứ ác, đặc biệt chễnh mãng các giá trị cùng những thứ tự ưu tiên về mặt thuộc linh.
Kẻ giàu mà dại không phải là một kẻ dại vì thu hoạch những vụ mùa thật trúng. Ông ta là kẻ dại vì để cho mùa màng chất đầy đường chân trời và quyết định lối sống của ông ta. Ông ta là một tên nô lệ cho các vựa lúa gạo, và dường như chẳng thấy thú vị gì nơi Đức Chúa Trời cả. Khi giọng nói kinh khiếp của Đức Chúa Trời đánh thức ông ta từ giấc chiêm bao như sau: “Hỡi kẻ dại kia, đêm nay linh hồn người bị đòi lại; và những thứ người chất chứa, sẽ thuộc về ai?” Ông ta phải để lại những vựa lúa của mình rồi bước vào Hiện Tại kia với sự trần trụi. Ông ta có đóng góp tạm ứng thứ gì chưa? Chúa Jêsus không nói. Giả sử ông ta chẳng đóng góp một thứ gì hết đi. Tấm lòng ông ta nằm ở phía sau những ngọn núi lúa gạo của mình.
Nhưng hãy chú ý vào phần kết luận mà chúng ta phải đi tới. Sự dạy của Chúa Jêsus có sức thúc đẩy không xử lý với những đức tính của sự nghèo khó hay tội lỗi của sự giàu có. Thay vì thế Ngài tìm cách chỉ cho chúng ta thấy trước tiên là giá trị lớn lao hơn của của cải ở trên trời và sự dại dột của việc tìm kiếm đời nầy. Khi ấy Ngài cảnh cáo chúng ta về quyền lực hấp dẫn của sự giàu có, lòng ham mến kéo tấm lòng chúng ta xa khỏi Ngài và khiến cho chúng ta không còn có khả năng phục vụ Ngài nữa. Sau cùng, Ngài quở trách chúng ta với sự vô tín đang nằm dưới nỗi lo sợ của chúng ta về các nhu cần vật chất.
Không những có một ảo giác về những thứ mà chúng ta tham muốn, mà còn có một sự hư không là một phần trong ảo giác của Satan cho rằng những thứ mà chúng ta tham muốn sẽ làm thoả mãn nhu cần và làm cho chúng ta được hạnh phúc. Chắc chắn, đầy là một phần trong sứ điệp của Vua Solomon trong sách Truyền đạo với “hư không của sự hư không” của ông. Sự hư không nầy đem theo với nó một cú mai mỉa rất nghiêm trọng. Tại sao vậy? Vì nó đầy dẫy những ngạc nhiên. Hãy suy nghĩ về điều nầy trong một phút xem. Những thứ mà chúng ta đánh giá cao hay chất chứa thường minh chứng là giả dối; những nổ lực cứ nối tiếp trong việc cung ứng cho chúng ta bất cứ điều gì – hạnh phúc, an ninh, thoả lòng – đến với thất bại; những khoái lạc mà chúng ta nghĩ sẽ làm thoả mãn, mỉa mai thay nó chỉ làm tăng thêm sự khao khát của chúng ta. Mỉa mai dường bao! Đúng là mai mỉa hư không! Há đây không phải là cái khung sự sống khi người ta sống không nương cậy vào Đức Chúa Trời?
***
PHẦN GIỚI THIỆU
Kinh thánh không những cung ứng cho chúng ta các hình ảnh nói tới ân điển của Đức Chúa Trời, như với sự chữa lành của Na-a-man, mà còn cung ứng cho chúng ta những hình ảnh năng động, rõ nét và đủ góc cạnh về tình trạng tội lỗi và sự sai lạc của con người. Đây không bao giờ là một bức tranh đẹp, mà nó còn là một hình ảnh cấp thiết nếu chúng ta cần phải nhìn thấy tình trạng tội lỗi và sự bất lực của mình rồi xây lại ăn năn trước ân điển của Đức Chúa Trời. Những hình ảnh nầy trong Kinh thánh góp phần như những giáo huấn và cảnh cáo xây chúng ta lại với Đức Chúa Trời cùng một đời sống tin kính, cách xa một đời sống bất kỉnh (đối chiếu Rôma 15.4; I Cô-rinh-tô 10.6, 11, 12).
Câu chuyện nầy nói về Ghê-ha-xi là một câu chuyện đáng buồn, nhưng đó là một câu chuyện xảy ra hàng ngàn lần mỗi ngày, và trong đời sống của những tín đồ ở một cấp độ nầy hay cấp độ kia. Đây là một câu chuyện đứng đối chiếu mạnh với phân đoạn đứng trước, ở chỗ chúng ta thấy Na-a-man được chữa lành bịnh phung khi ông ta xây lại với Đức Chúa Trời bằng đức tin đơn sơ. Nhưng ở đây chúng ta nhìn thấy Ghê-ha-xi bị nhiễm bịnh phung vì ông ta xây khỏi Đức Chúa Trời làm hoen mờ đi lẽ thật nói tới bản chất miễn phí của ơn cứu rỗi.
Trong một câu chuyện, bịnh phung phác hoạ ra tội lỗi trong phạm vi bao quát của nó khi nó giáng trên mọi người. Còn trong câu chuyện nói về Ghê-ha-xi, chúng ta thấy tội lỗi đặc biệt của tánh tham lam (tham lam và thiên về với vật chất) và phương thức nó hủy diệt các chức vụ của con người và khả năng hầu việc Chúa của họ.
Trong câu chuyện nói về Ghê-ha-xi, chúng ta thấy tiến trình và các hậu quả của tánh tham lam, nó luôn luôn ngăn trở sự tin kính và sự hầu việc thánh. Đây là hình ảnh của sự giả hình tôn giáo, nói về thất bại trong quá trình thuộc linh, nói về những giá trị giả dối hủy diệt việc con người theo đuổi sự công bình, nói về sự con người hợp lý hoá, họ tìm kiếm những lý do tốt cho một việc xấu, nói về sự loạn nghịch và tình trạng bất phục tùng đối với nhà cầm quyền, nói về tình trạng bất trung hay không trung thành, và nói về quá trình thoái hoá hay tăng trưởng của tội lỗi (phạm tội dây chuyền).
Tội tham lam của Ghê-ha-xi (5.20-21)
“thì Ghê-ha-xi, tôi tớ của Ê-li-sê, người của Đức Chúa Trời, nói thầm rằng: Kìa, chủ ta có dong thứ cho Na-a-man, người Sy-ri, không nhậm lễ vật mà người đã đem đến. Ta chỉ Đức Giê-hô-va hằng sống mà thề, ta sẽ chạy theo người và lãnh lấy vật chi nơi người. Vậy, Ghê-ha-xi chạy theo sau Na-a-man. Na-a-man thấy Ghê-ha-xi chạy theo sau mình, bèn nhảy xuống xe, đi đến đón người, và hỏi rằng: Mọi việc đều bình an chớ?”
Câu chuyện được giới thiệu với phần mô tả Ghê-ha-xi là “tôi tớ của Êlisê, người của Đức Chúa Trời”. Đây là một trong những việc làm cho câu chuyện ra đáng buồn, và đồng thời là một lời cảnh cáo cho mỗi một người chúng ta. Ông không phải là một người không có những cơ hội. Là một tôi tớ của Êlisê, ông cũng là một học trò của Êlisê. Ông đã có đặc ân nhìn biết con người cao trọng nầy của Đức Chúa Trời. Ghê-ha-xi đã có tấm gương của đời sống Êlisê và sứ điệp của môi miệng ông như một nguồn giáo huấn, thách thức, học hỏi, động lực cho sự tin kính và một đời sống phục vụ. Tuy nhiên, ông đã thất bại không tận dụng được và lớn lên qua đặc ân nầy.
Chúng ta có thể nhìn thấy vài nguyên tắc quan trọng trong lời cảnh cáo và huấn thị từ phân đoạn Kinh thánh nầy.
(1) Cơ hội và đặc ân không bảo đảm về sự thành công. Chúng ta phải tận dụng những cơ hội mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta hoặc chúng ta nới lỏng những ơn phước và cái chạm của những cơ hội đó. Chỉ quanh quẩn với Ngôi Lời và các tấm gương tin kính không hề bảo đảm cho sự truyền đạt lẽ thật trong Kinh thánh, sự tấn tới về mặt thuộc linh, và sự tin kính cá nhân. Các môn đồ đã ở với Chúa. Họ đã nghe những lời của Ngài. Họ đã nhìn thấy mọi việc làm của Ngài. Thế mà họ thường chẳng kiếm được sự thông sáng từ các sự cố nầy và tấm lòng của họ càng trở nên cứng cỏi hơn (đối chiếu Mác 6.52). Tương tự, có nhiều người ngồi trong chức vụ dạy Kinh thánh; họ nghe Ngôi Lời được giảng dạy từ Chúa nhựt nầy đến Chúa nhựt khác, nhưng vì cớ những ham muốn lấy cái tôi làm trọng, họ không hề để cho Ngôi Lời bước vào. Họ sống giống như một cái thùng ở giữa biển với cả hai đầu đều được đóng ấn chặt chẽ. Có nhiều nước ở chung quanh, nhưng chẳng một giọt nào lọt vào bên trong hết.
(2) Cơ hội và đặc ân phải được theo đuổi cách cẩn thận (đối chiếu II Ti-mô-thê 2.15; I Phierơ 2.2, “ham thích”; II Phierơ 1.4-5; I Ti-mô-thê 4.7; Hê-bơ-rơ 12.14-17). Thất bại không cần cù với kết quả bị mất đi nhiều ơn phước và cơ hội. Nhiều Cơ đốc nhân đã tiếp cận với mọi sự họ cần để lớn lên và kết quả – Ngôi Lời, những chức vụ dạy dỗ, Đức Thánh Linh, v.v…, nhưng họ thất bại không tận dụng được các nguồn lực nầy.
(3) Nguyên tắc về của cải của chúng ta. Thắc mắc là, của cải tôi để ở đâu? Hệ thống giá trị của tôi đặt ở đâu và là gì? Chúa cẩn thận cảnh cáo chúng ta trong Mathiơ 6.21: “Vì chưng của cải ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó”, nghĩa là, sự tin kính, sự theo đuổi, mối quan tâm, các mục tiêu và sự phó thác của quí vị nữa. John White lưu ý:
Chúa Jêsus vốn biết rõ sự dằng co tranh chiến trong tấm lòng của chúng ta giữa nhà ở trên trời và nhà ở dưới đất. Ngài vốn biết rõ sự tranh chiến của chúng ta giữa tiền bạc, tình yêu và của cải ở trên trời. Ngài bảo chúng ta rằng chúng ta cần ‘một con mắt thôi’. Ngài cảnh cáo rằng không có con mắt đó, chúng ta sẽ mò mẫm trong bóng tối tăm khủng khiếp (Mathiơ 6.22, 23). Bị phân tán không ngớt giữa hai hướng, chúng ta sẽ không bao giờ nhìn thấy rõ rệt những vấn đề đang đương diện với chúng ta. Chúng ta sẽ nếm trải cuộc sống trong nhầm lẫn và bối rối. Bị hành hại với một ý thức tội lỗi, sự ghét bỏ và không hề chắc chắn ở nơi chúng ta sẽ đi đến.
Chúng ta sẽ thêm thắt, khi sự hiện thấy của chúng ta tăng gấp hai, chúng ta không thể chất chứa của cải ở trên trời. Đời sống của chúng ta, giống như đời sống của Ghê-ha-xi, sẽ sai lạc, bất trung, và một tai vạ đến từ quan điểm của Đức Chúa Trời.
(4) Nguyên tắc của sự thoái hoá. Không có một thế đứng im lặng nào trong việc theo đuổi sự tin kính. Một là chúng ta theo đuổi sự tin kính, kéo đến gần Đức Chúa Trời, hay chúng ta đang thoái hoá, tuộc dốc. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của sự sống Cơ đốc. Tấn tới là tiến bộ và chúng ta không hề đạt được. Nếu chúng ta dừng quá trình lại, chúng ta sẽ không những đứng yên, chúng ta sẽ đi ngược lại và bắt đầu lui đi. Sự lui đi sẽ chậm, tinh vi, và có tính lừa gạt. Những bảng hiệu có ở đó, nhưng chúng ta thường không nhìn thấy chúng cho tới chừng đã quá trễ. Một người có thể là một tín đồ đều đặn đi nhà thờ, có mặt quanh Ngôi Lời, thậm chí còn dấn thân vào sự phục vụ Cơ đốc nữa, nhưng lại đang tuộc dốc trong sự thoái hoá.
Từ ngữ “kỷ luật” mà Phao-lô sử dụng trong I Ti-mô-thê 4.7 là từ Hy lạp gumnazw có nghĩa là “đào tạo, luyện tập, kỷ luật”. Sát nghĩa, nó có ý nói tới việc luyện tập hay huấn luyện bị cắt đứt hay trần trụi. Phần chú thích chính ám chỉ ở đây, ấy là một quá trình phải được liên tục hay chúng ta sẽ mất nền. Bất cứ ai đã được đào tạo như một vận động viên điền kinh đều biết rõ từ ấy do kinh nghiệm.
Gumnazw xảy ra bốn lần trong Tân Ước. Ba lần rất tích cực (I Ti-mô-thê 4.7; Hê-bơ-rơ 5.14; 12.11), và một lần rất tiêu cực (II Phierơ 2.14). Phân đoạn Kinh thánh II Phierơ 2.14 có sự dạy dỗ cho phần nghiên cứu của chúng ta về Ghê-ha-xi và nan đề tham lam. Bản Kinh thánh NASB ghi: “. . . có một tấm lòng đã được dạy dỗ trong sự tham lam”. Mục đích là, tự dạy cho mình theo hướng sai lầm là điều rất khả thi.
Như Jerry Bridges chỉ ra:
Có một nhận thức trong đó chúng ta đang lớn lên nơi bổn tánh của chúng ta mỗi ngày. Thắc mắc là chúng ta đang tấn tới theo chiều hướng nào? Có phải chúng ta đang tấn tới nhắm vào bản chất tin kính hay bản chất bất kỉnh? Có phải chúng ta đang tấn tới trong tình yêu thương hay trong sự ích kỷ; trong sự khó chịu hay kiên nhẫn; trong sự tham lam hay rời rộng; trong sự thật thà hay bất lương; trong sự thanh sạch hay bất khiết? Mỗi ngày chúng ta tự đào tạo mình trong chiều hướng nầy hay chiều hướng kia bằng những tư tưởng chúng ta suy nghĩ, bằng lời lẽ chúng ta nói, bằng những hành động chúng ta làm ra, bằng những việc chúng ta làm nữa.
“Thì Ghê-ha-xi . . . nói thầm rằng, ‘Kìa…’” Sát nghĩa, bản Kinh thánh Hê-bơ-rơ ghi: “Ghê-ha-xi . . . đã nói”, nhưng điều nầy không tỏ ra những gì ông đã nói với môi miệng mình, mà là những gì đang diễn ra ở trong trí của ông. Câu 26 cho chúng ta thấy xa hơn những gì thực sự đang diễn ra trong trí của ông, Êlisê là vị tiên tri ở dưới sự cảm thúc của Đức Thánh Linh vốn biết rõ những gì ông ta suy nghĩ và dự tính. Ghê-ha-xi đã nói dối với Na-a-man để làm thoả mong ước của mình về vàng bạc vì ông nghĩ nó sẽ cung ứng – sự hạnh phúc, sự an ninh, ý nghĩa.
Vì vậy chúng ta có ở đây nguyên tắc khác rất quan trọng trong việc hiểu biết sự rời bỏ và tánh tham của Ghê-ha-xi như một sự dạy dỗ sâu hơn và cảnh cáo chúng ta.
(5) Nguyên tắc về các khuôn mẫu tư tưởng của chúng ta. Các khuôn mẫu tư tưởng của chúng ta hình thành tính nết chúng ta, và tính nết chúng ta hình thánh cách cư xử của chúng ta. Nếu quí vị chịu chú ý, có một mối quan hệ nhất định trong các câu giữa những khuôn mẫu tư tưởng, cá tánh, và cách xử sự. Thứ nhứt, chúng ta thấy đôi điều trong các khuôn mẫu tư tưởng của Ghê-ha-xi, nó đã phụ giúp đưa ông ta vào trong lãnh vực tham lam. Từ câu 20, rõ ràng là ông đã suy nghĩ rằng vì họ đã làm một việc quan trọng cho Na-a-man, hắn ta mắc nợ họ. Loại suy nghĩ nầy không những ngược lại với ân điển của Đức Chúa Trời, mà còn có gốc rễ trong các thái độ của thế gian. Vậy thì, trong các câu 21-25, chúng ta thấy cách xử sự của ông – lừa đảo và rời bỏ.
Có một mối quan hệ rất gần gũi giữa tư tưởng, cá tánh và cách xử sự của chúng ta. Những hành động được lặp đi lặp lại (cách xử sự) tỏ ra tánh tình bên trong và quá trình suy nghĩ (thái độ của lý trí) đã tạo ra cá tánh ấy. Radmacher viết:
“Một thái độ thuộc về lý trí và tình trạng thần kinh sẵn sàng, được sắp xếp qua kinh nghiệm, nổ lực đẩy một ảnh hưởng trên phần đáp ứng của cá nhân đối với mọi đối tượng và tình huống mà nó có quan hệ”. Vì lẽ đó, một thái độ là trạng thái của lý trí đối với một giá trị. Kết quả là, dường như đối với tôi bất kỳ một đời sống Cơ đốc năng nổ thành thực nào sẽ trở thành sự lớn nhanh của một thái độ Cơ đốc năng động, được hình thành rồi nhập vào suy tưởng của chúng ta bởi Lời của Đức Chúa Trời. Và bất kỳ một đời sống Cơ đốc nào lỗi lầm, không kết quả sẽ là sự lớn nhanh của các thái độ được hình thành và nhập vào suy tưởng của chúng ta bởi hệ thống thế gian bất khiết. Đây là mối quan hệ già cỗi của nhân và quả, gốc rễ và bông trái, một niềm tin đang tạo nên cách xử sự và một thái độ dẫn tới hành động.
Phần năng động nằm ở đàng sau sự cám dỗ mà Ghê-ha-xi đã đối diện rút ra từ thái độ của ông ta. Radmacher trưng dẫn D. G. Kehl, là người cung ứng một sự quan sát cuất sắc về sự cám dỗ trong bài “Sneaky Stimuli and How to Resist Them” (Christianity Today, January 31, 1975). Ông viết:
Nhiều Cơ đốc nhân có một quan niệm đơn giãn về sự cám dỗ diễn ra giống như sự việc nầy. Satan, vào một thời điểm đặc biệt, bước tới một bên chúng ta rồi thì thào: “Hãy làm đi”, còn chúng ta một là làm, hai là không làm, nương vào sức khoẻ thuộc linh của chúng ta ngay thời điểm đó. Chúng ta càng phải sống đắc thắng trong việc không “làm việc ấy” nếu chúng ta nhận ra rằng có sự cám dỗ không úp mở, sự gạ gẫm nhất thời đối với điều ác và sức lực hay sự yếu đuối của chúng ta vào thời điểm đó dựa trên những thái độ đã được hình thành trong nhiều tuần lễ, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm trước nữa.
Chúng ta không sa ngã trong một phút; bẩm chất phục theo tội lỗi đã được hình thành, gây dựng, nẩy mầm – nhưng không nhất thiết phải như vậy. Tội lỗi có cả hai tác dụng: tích lũy và domino. Satan gieo ra sự kích thích rất tinh vi, thường là những kích thích thuộc tiềm thức; hắn ảnh hưởng một thái độ; hắn đạt được một chiến thắng “nhỏ” – luôn luôn trong sự chuẩn bị cho sự sa ngã “lớn”, thói quen tác động. Lời lẽ của Gia-cơ ủng hộ một quan điểm như vậy. “Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình. Đoạn, lòng tư dục cưu mang, sanh ra tội ác; tội ác đã trọn, sanh ra sự chết. . .” (Gia-cơ 1.14, 15). Đây là thời điểm giữa việc “cưu mang” và “sanh ra”, thời gian chuyển tiếp giữa kích thích và đáp ứng, có thể thuộc về tiềm thức.
(6) Nguyên tắc lòng trung thành bị phân tán. Trong câu 20, Ghê-ha-xi được mô tả là “tôi tớ của Êlisê”. Hơn nữa, ông đề cập tới Êlisê là “chủ ta”, mọi sự nầy chỉ là một gợi nhớ tới một trong những vấn đề chính trong tội lỗi và thất bại của Ghê-ha-xi và trong hết thảy chúng ta ngày nay ở một cấp độ nào đó. Lòng trung thành bị phân tán, thất bại không phục theo quyền hành trong chuổi mạng lịnh của Đức Chúa Trời, thường là một dấu hiệu của tình trạng nô lệ cho những tham vọng và ham muốn riêng tư, nếu được phép thống trị và cai quản, mau chóng nắm lấy địa vị uy quyền của Đức Chúa Trời và sự dẫn dắt của Ngài đối với chúng ta qua chuổi mạng lịnh mà Ngài đã thiết lập trong Kinh thánh. Điều nầy tự nhiên dẫn tới sự bất mãn với số phận của một người trong cuộc sống, nối theo sau là những hành động loạn nghịch như đã được thấy ở đây với Ghê-ha-xi.
Lòng trung thành bị phân tán mau chóng dập tắt sự đầu phục đối với Đức Chúa Trời vì: “Không ai hầu việc hai chủ, . . . ngươi không thể hầu việc Đức Chúa Trời và tiền tài được” (Mathiơ 6.24). Chúng ta hãy đối diện với nó, nếu của cải của lòng tôi là tiền bạc, hay bất cứ một thứ tư dục nào khác, khi ấy tôi sẽ phục vụ bản thân mình chớ không phải phục vụ Đức Chúa Trời bất chấp tôi thể hiện như thế nào ở bề ngoài. Giu-đa là một trường hợp cổ điển ở điểm nầy. Hắn sống “dõm” lắm, nhưng hắn cung ứng vẽ bề ngoài của việc là một môn đồ, thậm chí chăm sóc cho người nghèo nữa. Nhưng những khuôn mẫu tư dục đang nói ra điều gì? Chúng chẳng có gì khác hơn những ham muốn hợp pháp theo đuổi đến chỗ thờ lạy hình tượng; tìm kiếm những việc chúng ta khao khát những gì chúng ta nên tìm kiếm chỉ từ nơi Đức Chúa Trời.
Nếu chúng ta bị phân tán giữa Đức Chúa Trời là chủ chúng ta và là danh tiếng của chúng ta, tiền bạc, sự nghiệp, sở thích, chương trình, những ham muốn bất kỳ của chúng ta, chúng ta sẽ kết thúc trong sự dối trá, hành động phát xuất từ một lời giả dối. Chúng ta sẽ tự dối mình và đào ngủ, bán Chúa theo một cung cách nào đó.
Lòng trung thành bị phân tán được kết hợp gắn bó với nguyên tắc kế tiếp của chúng ta.
(7) Nguyên tắc của sự tự do và sự thoả lòng. Chúng ta tìm kiếm ý nghĩa, sự an ninh, sự thoả mãn hay sự thoả lòng ở đâu?
Nếu quí vị nhớ, Chúa ban cho chúng ta một lời cảnh cáo ở Luca 12.15 về sự tham lam và sự không thoả lòng với bất cứ điều chi Đức Chúa Trời đưa đến trong đời sống chúng ta bằng của cải hay địa vị của chúng ta trong xã hội. Ngài phán: “Hãy giữ cẩn thận chớ hà tiện gì hết; vì sự sống của người ta không phải cốt tại của cải mình dư dật đâu” (phần nhấn mạnh là của tôi).
Thoả lòng là một trong những dấu phân biệt nhất nơi con người tin kính, vì một người tin kính có tấm lòng nhắm vào điều thiện hơn là vào của cải hay địa vị hoặc quyền phép. Như William Hendriksen đã lưu ý: “Người tin kính thực sự không chú tâm vào việc làm giàu. Người có những tài nguyên bên trong trang bị cho sự giàu có còn trổi hơn những gì đất có thể hiến cho”.
Ghê-ha-xi đã trở thành một nô lệ cho lối sống theo tư dục của ông vì ông không thoả lòng với những gì Đức Chúa Trời đang thực thi trong đời sống của ông. Ông không còn tự do sống tin kính cho Đức Chúa Trời nữa, vì vậy ông đã trở nên bất trung, không trung thành, và nói chung, một sự ngăn trở cho chức vụ của Êlisê và ân điển của Đức Chúa Trời. “Tự do là một sự thoả lòng bề trong với những gì quí vị đang có. Thoả lòng có nghĩa là chỉ thèm muốn kho báu ở trên trời mà thôi”.
Một sự ký thác và thái độ của lý trí như thế đang làm gì cho chúng ta? Nó làm cho chúng ta được tự do đưa ra những sự lựa chọn đúng đắn, nó làm thay đổi tầm nhìn của chúng ta về chúng ta là ai, là những khách trú ở trên đất, về lý do tại sao chúng ta có mặt ở đây (tôi tớ), và nó giúp chúng ta biết nhìn vào đời sống của mình theo một chiều hướng mới với các mục tiêu theo Kinh thánh. Tự do không bao gồm việc làm theo những gì tôi muốn làm; mà làm theo những gì tôi nên làm và khi tôi đã được định cho phải làm việc ấy bởi sức lực Đức Chúa Trời ban cho.
Nếu chúng ta không muốn đời sống chúng ta kết thúc như đời sống của Ghê-ha-xi, chúng ta phải nhìn vào của cải của chúng ta – những thứ chúng ta đang bám víu vào và đã xiềng xích chúng ta giống như hàng nô lệ – rồi hãy ném bỏ chúng bằng cách lấy sự vinh hiển Đức Chúa Trời và của cải ở trên trời làm mục tiêu cao cả trong cuộc sống. Nguyện chúng ta biết phó thác bản thân mình cho Đức Chúa Trời như hạng khách trú ở trên đất nầy, và là công dân của thiên đàng. Chúng ta hãy nới lỏng cái nắm chặt vào mọi chi tiết của cuộc sống và hãy sống cho cõi đời đời trong khi sử dụng phần lớn đời sống nầy đặt trong ý chỉ của Đức Chúa Trời, yên nghỉ trên sự chăm sóc của Ngài. Khi ấy chúng ta có thể hát với John Wesley: “Xiềng xích rơi rụng hết, lòng tôi được tự do, tôi chổi dậy, bước ra, và đi theo Ngài”.
(8) Nguyên tắc của sự hợp lý hoá. Sự hợp lý hoá được thấy trong câu nói của Ghê-ha-xi: “Kìa, chủ ta có dong thứ cho Na-a-man . . .”. Êlisê đã từ chối không nhận bất cứ thứ chi từ Na-a-man khi ông ta được chữa lành vì những lý do thuộc linh và đặc biệt theo Kinh thánh. Ông đang dạy cho Na-a-man biết nguyên tắc của ân điển và sự tự do trong ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Còn Ghê-ha-xi bị mù quáng đối với điều nầy và đã nhìn xem nó như thất bại không lấy chi được từ người Ngoại nầy, ông nghĩ Na-a-man đã mắc nợ người Do thái. Rốt lại, ông ta đã cướp bóc từ người Do thái rất nhiều lần. Ghê-ha-xi cảm thấy phải chi Êlisê nhận lấy một thứ chi đó. Ông nhận có được không? Và thế là lý trí với sự hợp lý hoá của nó khi tánh tham đang cai quản trong đầu óc.
(9) Nguyên tắc về sự giả hình tôn giáo. Câu nói của Ghê-ha-xi: “Ta chỉ Đức Giê-hô-va hằng sống mà thề, ta sẽ chạy theo người…” là một hình ảnh nói tới kiểu sùng đạo ở ngoài mặt. Ông ta sử dụng cách nói đúng đắn, những lời lẽ mà ông ta thường nghe Êlisê nói, nhưng thực tại thuộc linh của chúng rất xa cách đối với tấm lòng của ông ta. Chẳng có sự kính sợ nào đối với Đức Chúa Trời trong tấm lòng của ông ta là Đấng Toàn Năng, Ngài thực sự sống động, là Đức Chúa Trời toàn tri, toàn tại, toàn túc, là Đấng vốn biết rõ từng tư tưởng, động lực và mục tiêu của ông ta. Về sau Chúa làm cho điều nầy ra rõ ràng qua Êlisê trong câu 26. Nếu ông ta thực sự tin nơi hằng sống của Đức Chúa Trời, ông ta đã nghĩ lại về những động lực cùng lối lý luận trong lòng mình. Chắc chắn vậy, ông ta đã tin sự ấy theo trí khôn, nhưng về mặt thực tế cho thấy ông ta đang hành động giống như Đức Chúa Trời đã chết mất hay ít nhất Ngài không quan tâm và chẳng dính dáng gì đến đời sống cá nhân của ông ta.
Nhưng mà, sao chúng ta dám sống giống như vậy chứ!?! Chúng ta học biết sử dụng những câu nói rất tôn giáo – quá thường xuyên trở thành những câu nói lặp đi lặp lại. Chúng ta đưa Đức Chúa Trời vào trong chương trình của chúng ta, rồi cầu nguyện, và hành động như chúng ta đang tin cậy Ngài và làm theo sự hướng dẫn của Ngài, những điều chúng ta hoàn toàn không biết tới qua sự hợp lý hoá mang tính tham lam của chúng ta. Và chúng ta từ chối lẽ thật đơn sơ trong Kinh thánh với những nguyên tắc cùng mọi lời hứa trong đó.
Chúng ta hãy sốt sắng cầu nguyện với David: “Xin hãy dò xét tôi, ôi hỡi Đức Chúa Trời, và biết lòng tôi, …”. Chúng ta hãy thành thật xin Đức Chúa Trời tỏ ra cho chúng ta thấy sự thực về tấm lòng, lối suy nghĩ, mọi giá trị, và những điều ưu tiên một của chúng ta.
Vòng xoay hướng hạ của tội lỗi (5.22-26)
“Ghê-ha-xi đáp: Mọi việc đều bình an. Chủ tôi sai tôi nói với ông rằng: Hồi nãy, có hai người trai trẻ, là môn đồ của những tiên tri, ở núi Ép-ra-im đến; ta xin ông hãy cho hai người ấy một ta lâng bạc, và hai bộ áo. Na-a-man nói: Xin hãy nhận lấy hai ta lâng. Người cố nài; đoạn để hai ta lâng bạc và hai bộ áo trong bao, rồi trao cho hai tôi tớ mình đem đi trước mặt Ghê-ha-xi. Lúc đã đến trên gò, Ghê-ha-xi lấy các bao khỏi tay hai đầy tớ, và để trong nhà mình, đoạn cho họ đi trở về. Người bèn ra mắt Ê-li-sê, chủ mình; người hỏi rằng: Ớ Ghê-ha-xi, ngươi ở đâu đến? Người thưa rằng: Tôi tớ thầy không có đi đâu. Nhưng Ê-li-sê tiếp rằng: Khi người kia xuống khỏi xe đặng đi đón ngươi, lòng ta há chẳng ở cùng ngươi sao? Rày há có phải lúc nên nhậm lấy bạc, quần áo, vườn ô-li-ve, vườn nho, chiên và bò, tôi trai tớ gái, sao?”
Xu hướng hướng hạ rất rõ nét bởi những quá trình đang diễn ra trong các câu 22-26. Thứ nhứt, ông ta tìm cách thuyết phục Na-a-man rằng Êlisê đã kinh nghiệm một nhu cầu rất bất ngờ (câu 22). Bởi chiêu bài về một nhu cầu bất ngờ nầy, ông ta tìm cách rút lấy một tặng phẩm rộng rãi từ viên Tướng giàu ơn. Dĩ nhiên, khi nhận biết những gì ông ta làm là sai, Ghê-ha-xi sau đó đã đem giấu của cải mình cho tới chừng ông ta có cơ hội để đem nó ra. Khi ấy ông ta mới lén lút quay trở lại nhà của Êlisê chẳng ai nom thấy – chỉ để phải đối mặt với chính vị tiên tri. Chủ của ông ta vốn biết rõ mọi sự đã diễn ra rồi! Thay vì xưng ra sự cố ý lừa dối của mình, Ghê-ha-xi, trong vòng xoay hướng hạ của tội lỗi, đã nói dối, điều nầy chỉ làm cho tình huống ra tệ hại thêm mà thôi.
Châm ngôn 28.13-14: “Người nào giấu tội lỗi mình sẽ không được may mắn; Nhưng ai xưng nó ra và lìa bỏ nó sẽ được thương xót. Người nào hằng kính sợ luôn luôn lấy làm có phước thay; Còn ai cứng lòng mình sẽ sa vào tai nạn”.
Tội lỗi là một việc rất nghiêm trọng. Không những nó làm buồn và dập tắt Thánh Linh của Đức Chúa Trời (Êphêsô 4.30; I Têsalônica 5.19) mà nó còn làm chai cứng linh hồn nữa (Hê-bơ-rơ 3.7-13). Hết quả là, chúng ta nhắm vào những mưu ý riêng của mình, hết cái nầy dẫn tới cái khác; tội lỗi tăng trưởng nhanh và chúng ta quặt nhanh xuống ngày càng cách xa Chúa và mối tương giao với Ngài. Chúng ta càng lúc càng lạnh cảm và chẳng còn ý thức gì đối với Lời của Đức Chúa Trời và chức vụ của Đức Thánh Linh.
Nhiều lần chúng ta nổ lực chơi trò chơi của Ghê-ha-xi – chúng ta muốn khoác lấy chiếc áo choàng tôn giáo. Chúng ta thốt ra những thuật ngữ và thể hiện những động lực đúng đắn khi trong thực tế quyền lực mang tính hủy diệt của chứng phung tham lam đã nắm chặt lấy chúng ta. Giống như một người phung từng kinh nghiệm chứng tê liệt, chúng ta không còn nhận thức được cái nắm chặt của tội lỗi và chúng ta đã bị tê liệt hay bị chai lì. Ồ, tình trạng mù quáng và chai cứng mà lòng tham sẽ mang vào lòng chúng ta. Chúng ta phải công nhận tội lỗi của chúng ta, xưng nhận và đoạn tuyệt với nó.
Do tánh tham của mình, Ghê-ha-xi đã trở nên không trung thành với Đức Giêhôva, với Êlisê, và với các nguyên tắc của ân điển Đức Chúa Trời. Vì tánh tham ấy, Ghê-ha-xi đã phí đời mình cùng những cơ hội mà Đức Chúa Trời đã ban cho ông ta. Ông ta là một quản gia bất trung của ân điển Đức Chúa Trời và Lời của Ngài vì, bởi sự dối trá của ông ta, ông ta đã làm hại công việc của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, ông ta đã bất trung với Êlisê và với chức vụ của Êlisê vì ông ta đã chỉ trích kế hoạch hành động của Êlisê và đã xem thường chức vụ của Êlisê đối cùng Na-a-man.
Đâu là sự trung tín? Trung tín có ý nói tới “có thể tin cậy được, đáng tin, trung thành”. Nhưng nói theo Kinh thánh, một người trung tín là người đáng được giao phó cho để làm việc gì là đúng đắn vì người ấy đầy dẫy đức tin -- đức tin nơi những giá trị, những ưu tiên một của Kinh thánh. Còn Ghê-ha-xi thì đầy tánh tham, chớ không đầy đức tin.
Khi đánh giá sự trung tín có một việc giống như người bạn khi gặp cảnh khó thì lui đi mất vậy. Loại người nầy chỉ có thể được tính đến khi không có căng thẳng, hay khi tánh tham của họ được thoả mãn, nghĩa là, khuôn mẫu tư dục của họ về quyền lực, địa vị, sự khen ngợi hay bất cứ điều gì họ đang nhắm tới. Còn Châm ngôn 17.17 chép: “Bằng hữu thương mến nhau luôn luôn; Và anh em sanh ra để giúp đỡ trong lúc hoạn nạn”.
Cũng có một loại trung tín hay trung thành mù quáng, giả dối. Trung thành mù quáng chắc chắn là bất trung. Nó từ chối không công nhận những lầm lỗi hay sai sót của một người bạn, một nhà thờ, hay người bạn đời, và thế là nó từ chối không đưa ra một hành động nào là cần thiết nơi lợi ích tốt nhứt của người có liên quan cũng như cho Chúa và nhiều người khác nữa. “Bạn hữu làm cho thương tích, ấy bởi lòng thành tín; Còn sự hôn hít của kẻ ghen ghét lấy làm giả ngụy” (Châm ngôn 27.6). Chỉ có người bạn chơn thật và trung thành – một người đầy dẫy đức tin theo các quan niệm của Kinh thánh – sẽ quan tâm đủ đến lẽ thật, sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, và điều chi là tốt nhứt cho mọi người liên quan, làm theo điều chi là đúng đắn trong trường hợp có được lòng người hay không và trong trường hợp người ta có hiểu hay là không.
Làm ơn để ý tới phần đối chất với Êlisê ở các câu 25-27. Bởi đối chất, Êlisê sống trung tín với Đức Chúa Trời – với lẽ thật – mà cũng với Ghê-ha-xi nữa. Để cho Ghê-ha-xi đối phó với điều nầy sẽ là vô ích và thiếu tình yêu thương và sự trung tín thực sự. Ít nhất giờ đây Ghê-ha-xi có thể nhìn thấy bản chất của tội lỗi mình và xây trở lại với Đức Chúa Trời trong sự ăn năn. Kinh thánh không cho chúng ta biết điều nầy có xảy ra hay không, nhưng tôi tin điều nầy đã xảy ra (đối chiếu 6.15… with 8.4…).
Một đối chiếu khác đã được thấy là sự thay đổi có nơi Na-a-man.
Đúng là một đối chiếu có thể thấy rõ trong cuộc gặp gỡ giữa Na-a-man và Ghê-ha-xi! Na-a-man bước xuống xa ngựa của mình để đón tôi tớ của Êlisê là một dấu hiệu ông ta là một người đã được thay đổi. Không còn kiêu căng, ngạo mạn, người Aram có lòng biết ơn, biết kính nể, và biết hạ mình đã bước xuống khỏi địa vị đầy vinh dự của mình để đón tôi tớ của một vị tiên tri. Ông ta từng là một tội nhân sa ngã, vô vọng đã thể hiện ra ân huệ của người tín đồ chơn thật. Mặt khác Ghê-ha-xi, là người đã tận hưởng mọi đặc ân trong ân huệ của chủ mình, sắp sửa lạm dụng chúng rồi vấp ngã từ sự ưu ái ấy.
Linh hồn chúng ta bị cột chặt
bởi những gì họ nắm giữ; Nô lệ vẫn còn là nô lệ trong các mắc xích bằng vàng; Chúng ta bám víu vào điều gì, Chúng ta biến nó thành mắc xích cột linh hồn; Dầu đó là một đời sống, hay đất đai, Con mắt hay bàn tay phải của chúng ta
rất là đáng yêu
Sự phán xét của Ghê-ha-xi (5.27)
“Vì vậy, bịnh phung của Na-a-man sẽ dính vào ngươi và dòng dõi ngươi đời đời. Ghê-ha-xi đi ra khỏi Ê-li-sê, bị tật phung trắng như tuyết”.
Đúng vậy, Êlisê đã công bố ra án phạt của Ghê-ha-xi. Khi Ghê-ha-xi xem thường lẽ thật nói tới sự miễn phí của ân điển Đức Chúa Trời, bịnh phung của Na-a-man sẽ trở thành sự phán xét hay kỷ luật của Ghê-ha-xi, không nghi ngờ chi cả, nó đã được ấn định để đem lại sự ăn năn của ông ta. Có lẽ nó đã đem lại sự ăn năn đó, vì chúng ta vẫn thấy ông được đề cập tới như: “Ghê-ha-xi, tôi tớ của người Đức Chúa Trời” trong II Các Vua 8.4-5. Câu nầy đứng thay cho Êlisê là người đã biết rõ những cơ hội được ơn bị huỷ bỏ trong sự mất ơn, vì ông ta đã lạm dụng những cơ hội được ơn của mình trong một nổ lực để có được những chi tiết trong cuộc sống cho bản thân mình.
Câu chuyện về Ghê-ha-xi là một câu chuyện đáng buồn, nhưng trong việc giữ sự thành thực với Ngôi Lời, câu chuyện ấy cung ứng cho chúng ta một sự minh hoạ đầy đủ để dạy chúng ta một bài học có nhiều điều cần yếu – rằng công cuộc truyền giáo không có chỗ cho những ai tính toán mua bán trong đó. Thực vậy, đây là một lẽ thật sẽ áp dụng cho mọi đời sống khi hết thảy công việc được gọi là đời thường sẽ được xem là những cơ hội để phục vụ cho người ta. Thương gia Cơ đốc phải có lợi nhuận khi cứ lo việc buôn bán, nhưng không nên sử dụng sự buôn bán của mình như một phương tiện để mua bán con người.
Những hoen ố đạo đức và thuộc linh trong cá tánh của ông ta cho thấy mọi thành tích chỉ là mặt ngoài mà thôi. Sự vô tình cơ bản về mặt thuộc linh của ông ta đã phản lại ông ta trong giờ thử thách, thay vì cá tánh ông đã được trau chuốt, việc làm của ông đã tỏ ra ông không được chấp nhận.
Những tư tưởng về tánh tham lam
Câu chuyện về Ghê-ha-xi là một câu chuyện xử lý với tội tham lam. Câu chuyện nầy có sức giúp đỡ cho cái nhìn ngắn ngủi vào tội lỗi đặc biệt nầy.
(1) Tham lam là một trong những tội lỗi có sức tàn phá nhất mà con người phạm phải, tội nầy là gốc rễ của phần lớn tội lỗi của chúng ta.
(2) Tham lam nằm ở cốt lõi của hầu hết nỗi đau hiện có trong dòng giống nhân loại.
(3) Tham lam là một tội chạm đến từng người trong chúng ta ở một cấp độ nào đó. Không phải ai trong chúng ta dám nói chúng ta thoát được tội nầy.
(4) Nó chồm cái đầu xấu xí của nó theo nhiều hướng và có nhiều tác dụng.
(5) Thực vậy, đây là tội lỗi đầu tiên. Êva đã nhìn thấy những gì nàng không thể có. Nàng muốn có nó và đã cầm lấy nó.
(6) Phao-lô dạy chúng ta trong Rôma 7.7-8 rằng đây là mạng lịnh của Cựu Ước: “Ngươi chớ tham lam”, khiến cho ông phải tỉnh thức về tình trạng tội lỗi của mình. Chắc chắn điều chi là thực đối với Phao-lô cũng là thực đối với chúng ta vậy.
Ngày kia, Abraham Lincoln đang đi dạo trên phố với hai con trai nhỏ, cả hai đều kêu khóc lớn tiếng. Người hàng xóm đi ngang qua hỏi: “Có chuyện gì vậy, thưa ông? Sao cả hai đứa đều khóc om sòm vậy?” Lincoln đáp: “Cái rắc rối với hai đứa trẻ nầy giống như điều chi là sai đối với thế giới; một đứa có kẹo sô-cô-la còn đứa kia thì muốn cục kẹo ấy!”
Đây là một câu chuyện cũ rích và có chút tính hài hước, nhưng nó minh hoạ cho một nan đề lớn lao và là nan đề xa xưa nhất mà con người từng biết – đó là tánh tham lam.
Định nghĩa sự tham lam
Tham lam là tình trạng không thoả lòng với những gì mình đang có và là một sự khao khát muốn có cái gì khác kia, là thứ mà chúng ta tin sẽ khiến cho chúng ta được hạnh phúc hay được thoả mãn. Là tư dục, đây là một sự khao khát hợp pháp dẫn tới mục tiêu thờ lạy hình tượng, nó thờ lạy thứ mà nó khao khát. Đây là lý do tại sao tham lam được Phao-lô xác định là thờ lạy hình tượng hai lần trong các thư tín của ông.
Cô-lô-se 3.5: “Vậy hãy làm chết các chi thể của anh em ở nơi hạ giới, tức là tà dâm, ô uế, tình dục, ham muốn xấu xa, tham lam, tham lam chẳng khác gì thờ hình tượng”.
Êphêsô 5.5: “Vì anh em phải biết rõ rằng kẻ gian dâm, ô uế, tham lam, tức là kẻ thờ hình tượng, không một kẻ nào được dự phần kế nghiệp của nước Đấng Christ và Đức Chúa Trời”.
Tham lam không phải là sự cảm kích đơn sơ về con người hay sự vật. Nó cũng không phải là khao khát một thứ gì đó quí vị chưa có. Những khao khát cơ bản và hợp pháp trở thành tham lam khi chúng không còn điều khiển được nữa và khiến cho chúng ta phải làm theo những điều sau đây:
(1) Chễnh mãng những ưu tiên một theo Kinh thánh, bất chấp Chúa và ý chỉ của Ngài, sự dẫn dắt và sự tiếp trợ của Ngài, hay bất chấp trách nhiệm theo đuổi của cải ở trên trời và những ưu tiên, mục tiêu, mạng lịnh, và các nguyên tắc theo Kinh thánh.
(2) Khi chúng ta trở nên bất hạnh, đau khổ, giận dữ, cay đắng, ganh tỵ, ghen ghét, hoặc chỉ trích phê phán những người có cái mình muốn.
(3) Khi nó khiến cho chúng ta phải đi tới những giới hạn hay cực điểm không nói được hay phi Kinh thánh để có được thứ như ăn cắp, tà dâm, giết người, hãm hiếp, phải nợ nần trỗi hơn khả năng chỉ trả về tài chính của chúng ta, hay chúng ta không thể sử dụng tài nguyên của mình sao cho có hiệu quả trong vai trò người quản gia trung tín giữ các thứ ơn của Đức Chúa Trời (đối chiếu Luca 3.8-14).
Thú vị thay, từ Hy lạp nói tới tham lam ra từ pleon, “thêm”, “có”. Nó đề cập tới một sự khát khao muốn có thêm.
Êphêsô 4.28: “Kẻ vốn hay trộm cắp chớ trộm cắp nữa; nhưng thà chịu khó, chính tay mình làm nghề lương thiện, đặng CÓ VẬT CHI giúp cho kẻ thiếu thốn thì hơn”.
Phần lớn người ta lao động để có nhiều, nhiều thứ cho chính họ, và trong sự theo đuổi đó để có được cái gọi là cuộc sống đầy đủ, không những họ bất chấp các trách nhiệm làm người quản gia trung tín giữ các thứ ơn của Đức Chúa Trời, mà thường bước theo nhiều người khác trong sự tranh giành leo lên chiếc thang của sự thành công. Đặc biệt trong một xã hội tiêu dùng ở đông phương, chúng ta không có khuynh hướng lao động theo nhu cần của mình, mà theo tánh tham của chúng ta. Chúng ta thường tìm cách làm cho tiêu chuẩn sống của mình cao lên thay vì khả năng bố thí và phục vụ Chúa.
Gốc rễ của sự tham lam
Tham lam có gốc rễ của nó trong sự không thoả lòng, nghĩa là, tìm kiếm hạnh phúc, bình an, và sống mạnh giỏi trong những chi tiết của cuộc sống (tiền bạc, địa vị, quyền lực, của cải). Nhưng đây là ảo tưởng không bao giờ thoả mãn được và nó luôn luôn thoát khỏi chúng ta, vì chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể ban cho chúng ta hạnh phúc và ý nghĩa thật trong cuộc sống. Điều nầy không có ý nói những việc mà chúng ta nắm bắt được sẽ không cung ứng một cấp độ vui mừng hay an ninh hoặc ý nghĩa tạm thời nào đó cho cuộc sống. Nhưng Đức Chúa Trời dạy cho chúng ta biết trong Kinh thánh rằng nếu chúng ta có đồ ăn, quần áo và nơi trú ẩn, thì chúng ta phải thoả lòng (I Ti-mô-thê 6.8; Châm ngôn 30.7-9).
Vì lẽ đó, nguyên nhân gốc của sự tham lam, là thất bại không theo đuổi được sự tin kính và Chúa là bí quyết nguồn vui mừng ý nghĩa, sự ổn định và an ninh trong cuộc sống (Phi-líp 3.7…; 4.10-13; Mathiơ 6.33; I Ti-mô-thê 6.6-12).
Các hình thức tham lam
Hai phân đoạn Kinh thánh chìa khoá nhấn mạnh điều nầy như một lời cảnh cáo cho chúng ta:
Luca 12.15: “Đoạn, Ngài phán cùng chúng rằng: Hãy giữ cẩn thận chớ hà tiện gì hết; vì sự sống của người ta không phải cốt tại của cải mình dư dật đâu”.
Rôma 7.7-8: “Vậy chúng ta sẽ nói làm sao? Luật pháp há là tội lỗi sao? Chẳng hề như vậy! Nhưng tôi chỉ bởi luật pháp mà biết tội lỗi; vì nếu luật pháp không nói: Ngươi chớ tham lam, thì tôi đã không biết sự tham lam. Ấy là tội lỗi đã nhân dịp, bởi điều răn mà sanh ra mọi thứ ham muốn trong lòng tôi: vì không có luật pháp thì tội lỗi chết đi”.
Sự phân biệt tinh tế về tánh tham nầy được thấy trong các động lực giả dối có thể lèo lái một người bước vào chức vụ. Chúng ta có thể làm việc trong sự phục vụ Cơ đốc xuất phát từ tinh thần tham lam muốn có những thứ như: vỗ tay (Tôi làm thế nào?), bề ngoài (trông tôi thế nào?), bề thế (tôi có quan trọng không?), tiếng tăm, quyền lực, sự công nhận, cũng như vì tiền bạc, của cải và khoái lạc.
Những tác dụng tiêu cực của tham lam
Kinh thánh cảnh cáo chúng ta về những hậu quả có tính tàn phá của tánh tham lam trong I Ti-mô-thê 6.6-12 và 17-19. Lòng ham mến tiền bạc chỉ ra tội tham lam. Vậy nên, tham lam trở thành gốc rễ – là nguồn của mọi điều ác. Hơn nữa, tham lam làm cho mù quáng. Không những nó lừa gạt chúng ta, mà nó còn làm cho chúng ta chai lì chống lại Chúa nếu chúng ta không xử lý nó. Hãy so sánh Êphêsô 4.22 (các tư dục chuyên dối gạt) với 17-19 và Hê-bơ-rơ 3.13: “hầu cho trong anh em không ai bị tội lỗi dỗ dành mà cứng lòng”.
Trong niềm tin có tính lừa gạt cho rằng mọi vật có thể cung ứng sự an ninh, sự thoả mãn, và ý nghĩa, nó cũng làm cho linh hồn phải chai lì. Kết quả là, một sản phẩm được tạo ra, như đã được thấy với Ghê-ha-xi và Giu-đa, là sự bất trung, sự hợp lý hoá, chỉ trích phê phán người khác, và bề ngoài tôn giáo. Nó khiến cho người ta phải nói dối, ăn cắp, lừa đảo, giết người, tà dâm, và đủ mọi thứ ác, đặc biệt chễnh mãng các giá trị cùng những thứ tự ưu tiên về mặt thuộc linh.
Kẻ giàu mà dại không phải là một kẻ dại vì thu hoạch những vụ mùa thật trúng. Ông ta là kẻ dại vì để cho mùa màng chất đầy đường chân trời và quyết định lối sống của ông ta. Ông ta là một tên nô lệ cho các vựa lúa gạo, và dường như chẳng thấy thú vị gì nơi Đức Chúa Trời cả. Khi giọng nói kinh khiếp của Đức Chúa Trời đánh thức ông ta từ giấc chiêm bao như sau: “Hỡi kẻ dại kia, đêm nay linh hồn người bị đòi lại; và những thứ người chất chứa, sẽ thuộc về ai?” Ông ta phải để lại những vựa lúa của mình rồi bước vào Hiện Tại kia với sự trần trụi. Ông ta có đóng góp tạm ứng thứ gì chưa? Chúa Jêsus không nói. Giả sử ông ta chẳng đóng góp một thứ gì hết đi. Tấm lòng ông ta nằm ở phía sau những ngọn núi lúa gạo của mình.
Nhưng hãy chú ý vào phần kết luận mà chúng ta phải đi tới. Sự dạy của Chúa Jêsus có sức thúc đẩy không xử lý với những đức tính của sự nghèo khó hay tội lỗi của sự giàu có. Thay vì thế Ngài tìm cách chỉ cho chúng ta thấy trước tiên là giá trị lớn lao hơn của của cải ở trên trời và sự dại dột của việc tìm kiếm đời nầy. Khi ấy Ngài cảnh cáo chúng ta về quyền lực hấp dẫn của sự giàu có, lòng ham mến kéo tấm lòng chúng ta xa khỏi Ngài và khiến cho chúng ta không còn có khả năng phục vụ Ngài nữa. Sau cùng, Ngài quở trách chúng ta với sự vô tín đang nằm dưới nỗi lo sợ của chúng ta về các nhu cần vật chất.
Không những có một ảo giác về những thứ mà chúng ta tham muốn, mà còn có một sự hư không là một phần trong ảo giác của Satan cho rằng những thứ mà chúng ta tham muốn sẽ làm thoả mãn nhu cần và làm cho chúng ta được hạnh phúc. Chắc chắn, đầy là một phần trong sứ điệp của Vua Solomon trong sách Truyền đạo với “hư không của sự hư không” của ông. Sự hư không nầy đem theo với nó một cú mai mỉa rất nghiêm trọng. Tại sao vậy? Vì nó đầy dẫy những ngạc nhiên. Hãy suy nghĩ về điều nầy trong một phút xem. Những thứ mà chúng ta đánh giá cao hay chất chứa thường minh chứng là giả dối; những nổ lực cứ nối tiếp trong việc cung ứng cho chúng ta bất cứ điều gì – hạnh phúc, an ninh, thoả lòng – đến với thất bại; những khoái lạc mà chúng ta nghĩ sẽ làm thoả mãn, mỉa mai thay nó chỉ làm tăng thêm sự khao khát của chúng ta. Mỉa mai dường bao! Đúng là mai mỉa hư không! Há đây không phải là cái khung sự sống khi người ta sống không nương cậy vào Đức Chúa Trời?
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét