Bài 13
Sự chữa lành của Na-a-man
(II Các Vua 5.1-19)
Những hình ảnh nói tới cách Đức Chúa Trời giải cứu
PHẦN GIỚI THIỆU:
Sự chữa lành của người phung Na-a-man, không những là một câu chuyện nói tới sự chữa lành của một người khỏi một trong những bịnh tật khủng khiếp nhất trong các thời xa xưa, mà đây còn là một câu chuyện nói tới sự cứu rỗi, một câu chuyện minh hoạ cho sự cứu rỗi về mặt thuộc linh, con người chỉ tìm thấy nơi Đức Chúa Jêsus Christ và cách thức con người đạt tới mức tìm gặp ơn cứu rỗi ấy trong Đấng Christ. Trong sự chữa lành của Na-a-man, có một số người đóng nhiều vai trò khác nhau; một số vai trò tốt và quan trọng đối với ơn cứu rỗi và sự chữa lành của Na-a-man cùng nhiều vai trò khác thì không được tốt như vậy. Tất cả đều minh hoạ những lời khuyên tốt và xấu về con người, một là trợ giúp hay đang ngăn trở việc đưa người ta đến với Đấng Christ.
Khi chúng ta bước vào bối cảnh nầy, chúng ta rời khỏi vùng đất của Israel, một dân được định cho là sự sáng cho dân Ngoại và một nước thầy tế lễ. Chúng ta bước vào xứ Syria ở phía Bắc, một nước theo tà giáo bị vây quanh trong bóng tối tăm, một chỗ thờ lạy hình tượng và mù quáng tà giáo. Trong những câu nầy, có một sự đề cập đến Tin lành sẽ phát ra từ Israel qua Đấng Mêsi và kế đó phát ra từ Hội thánh đem sự sáng của Đức Chúa Jêsus Christ đến cho các dân Ngoại. Sự chữa lành của Na-a-man là một minh hoạ cho những gì Đức Chúa Trời về sau sẽ làm trong chức vụ của Chúa Jêsus và Hội thánh của Ngài. Ở đây, là một hình ảnh nói tới tình yêu thương của Đức Chúa Trời, nói tới cách thức Ngài chạm đến một dân sống trong cảnh tối tăm hoàn toàn và sử dụng những đau khổ của họ để kéo họ đến với chính mình Ngài nếu họ chịu đáp ứng với công tác cứu rỗi, trong ân điển của Ngài ở nơi Đức Chúa Trời tìm cách đưa người ta đến với sự ăn năn (Rôma 2.4).
Mô tả về Na-a-man (5.1)
“Na-a-man, quan tổng binh của vua Sy-ri, là một người có quyền trước mặt chủ mình, được tôn trọng lắm, bởi vì Đức Giê-hô-va dùng người giải cứu dân Sy-ri; người này vốn mạnh mẽ và bạo dạn, song bị bịnh phung”.
Trong câu Kinh thánh nầy chúng ta có một bức tranh nói tới tội nhân trước khi người chạy đến với Đức Chúa Trời.
“Na-a-man” ra từ động từ Hy bá lai naem, “thích thú, dễ chịu, đẹp đẽ”. Chữ nầy có ý tưởng “giàu ơn” hoặc “được nắn đúc rất đẹp”. Vì cớ ý nghĩa của tên tuổi trong Kinh thánh, từ nầy dạy cho chúng ta biết đôi điều về người nầy. Tên của ông ta cho thấy ông ta là một người rất điển trai, ít nhất trước khi bị bịnh phung. Hơn nữa, hàm ý ở đây, ấy là ông ta cũng là một người rất giàu ơn và có tánh tình dễ chịu. Nhưng tên của ông ta trở thành một lời quở trách và một sự ngược ngạo với vẽ bề ngoài và có lẽ cũng với tánh tình của ông ta vì cớ bịnh tật đã tấn công thân thể của ông ta. Nó cung ứng một hình ảnh về nhân loại đã được dựng nên xinh đẹp về thể xác và về tâm linh theo hình ảnh của Đức Chúa Trời trước khi tội lỗi bắt đầu gây ra thiệt hại cho cả hai: thân thể vật lý và tánh khí của con người.
Phương thức Na-a-man được mô tả trước tiên cung ứng cho chúng ta một hình ảnh chỉ về ông khi được người ta nhìn thấy, họ có khuynh hướng nhìn vào vẽ bên ngoài hơn.
(1) Địa vị của ông ta. Ông ta là “quan tổng binh của vua Sy-ri”. Điều nầy có ý nói ông ta là Tướng lãnh của quân Sy-ri hay quân của người Aram, là nhân vật thứ hai sau nhà Vua. Ông là một nhân vật có quyền thế và địa vị lớn lao.
(2) Danh tiếng và sự được lòng người của ông ta. Điều nầy được ghi lại trong câu: “là một người có quyền trước mặt chủ mình, được tôn trọng lắm . . .” Đây là một người rất được lòng dân. Ông ta là một anh hùng dân tộc, là vị Tướng đã chiến thắng quân thù của dân tộc Aram. Trên đầu ông ta là vòng nguyệt quế hay vòng hoa chiến thắng, và trên ngực của ông ta, những huy chương danh dự và anh dũng bội tinh. Nhưng quí vị cũng thấy nhận định của Kinh thánh và sự thực liên quan tới nguồn anh dũng đắc thắng nầy; đây là chương trình và quyền phép tối thượng của Đức Chúa Trời. Ông ta là một người mà Đức Chúa Trời đã sử dụng giống như Ngài đã sử dụng Pharaôn cùng các vị vua Asiri và Babylôn. Ở đây, một lần nữa chúng ta thấy cách thức Chúa Giêhôva sử dụng người được cứu và người chưa được cứu như nhau để bày tỏ ra các mục đích cùng những chương trình của Ngài.
(3) Nan đề của ông ta. Ông ta là một người phung. “Nhưng ông ta là”, được in nghiêng trong bản Kinh thánh NASB, không in nghiêng trong bản Kinh thánh Hê-bơ-rơ. Trong bản gốc nguyên thủy Hê-bơ-rơ, chúng ta chỉ thấy chữ “người phung”, soi sáng hay nhấn mạnh nan đề của Na-a-man – bịnh phung khủng khiếp.
Trong Kinh thánh, bịnh phung là hình ảnh của tội lỗi và tình trạng thuộc linh thực của con người không có ơn cứu rỗi (sự chữa lành thuộc linh) của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ. Không màng đến việc người ta sẽ nhìn xem chúng ta hay chúng ta có thể nhìn thấy chính mình như thế nào, trong mắt của Đức Chúa Trời, chúng ta là người phung không có sự công bình của Đấng Christ gắn vào chúng ta qua đức tin nơi thân vị và việc làm của Cứu Chúa. Một chữ nầy cung ứng cho chúng ta nhận định của Đức Chúa Trời về tình trạng thực của con người nầy bất kể người ta nhìn xem và suy nghĩ về ông ta ra sao. Ở đây chúng ta thấy một nhận định của Đức Chúa Trời thánh về con người không có Đức Chúa Jêsus Christ và những tàn phá của tội lỗi.
Chúng ta cần phải nhìn thấy nguyên tắc nầy, ấy là “ngày nay có nhiều người đang bị hư mất từ bịnh phung tội lỗi đáng ghê tởm. Một người có thể cao trọng, thành công, giàu có, đầy vinh dự và quyền thế, nhưng lại hư mất về mặt thuộc linh. Muốn nhận biết tình trạng hư mất của một người ở trước mặt Đức Chúa Trời, và khao khát tránh khỏi tình trạng ấy là những bước đầu tiên hướng về sự cứu rỗi. Na-a-man đã khám phá ra điều nầy”.
Thế nhưng bịnh phung trong Kinh thánh dạy chúng ta chính xác điều gì về tội lỗi cùng những tác dụng của nó trong đời sống chúng ta? Chúng ta học được gì từ câu chuyện nầy về tình trạng của con người ở trong tội lỗi và Đức Chúa Trời đang làm gì cho con người trong Đức Chúa Jêsus Christ để chữa lành cho người khỏi bịnh phung tội lỗi? Trước khi chúng ta tiếp tục, chúng ta hãy nhìn vào đề tài chính, bịnh phung.
Một lời giải thích về bịnh phung
Những sự dạy trong Kinh thánh về bịnh phung, sự cách ly, sự tàn phá, và sự làm sạch người phung và nền tảng theo Kinh thánh là một bức tranh chỉ về tội lỗi đã được mô tả cho chúng ta trong Lêvi ký 13-14. Từ ngữ Hy bá lai nói tới bịnh phung, x`r^A^T, hiển nhiên đã được sử dụng nói tới một thứ bịnh ngoài da y như những gì hôm nay gọi là bịnh phung hay bịnh Hansen gây ra bởi vi khuẩn mycobacterium leprae. Từ Hy lạp là lepra ra từ chữ lepw có nghĩa là: “bong ra từng mảng”. Từ nầy tương đương với psoriasis (bịnh vẩy nến), nó còn nghiêm trọng hơn bịnh vẩy nến theo như chúng ta nghĩ ngày nay. Các học giả không cứ cách nào đó trong sự bất đồng về bịnh phung trong Kinh thánh, nhưng rõ ràng rằng có hay loại chính. “Thứ nhứt, và rất nguy hiểm, được gọi là lepromatous; còn bịnh kia, ít nguy hiểm hơn, được xem là tuberculoid . . . Cả hai đều khởi sự với vết ố trên đốm da. Đốm da nầy có thể là màu trắng hay màu hồng. Đốm da nầy gần như xuất hiện trên chân mày, mũi, tai, gò má hay cằm”.
(1) Loại Lepromatous. Khi loại phung nầy bắt đầu lan ra, những phần chân mày sẽ biến mất, khi ấy khối u mềm giống như những vết sưng xuất hiện trên mặt và trên thân thể. Chứng bịnh đang ngấm vào và lan sang các bộ phận bên trong nữa. Nó ăn luồn vào trong xương, các khớp và tủy của cơ thể kết quả trong sự xấu đi của các mô giữa những đốt xương. Kết quả sẽ là biến dạng, mất cảm giác ở các bộ phận phụ, và nơi những ngón tay ngón chân bị ăn cụt dần. Loại phung nầy rất khó chữa và kết thúc khi bịnh nhân ngã chết thường là do nhiễm thêm nhiều chứng bịnh khác vì tình trạng suy nhược. Họ sẽ sống chừng 20 hay 30 năm trong tình trạng khổ sở như thế nầy.
(2) Loại Tuberculoid. Loại nầy ít trầm trọng hơn và bắt đầu giống như loại lepromatous với một sự thay đổi màu sắc nơi da ở một khu vực rồi kế đó lan tới các khu vực khác. Loại nầy bị hạn chế nơi phần tác dụng của nó và thường chỉ kết thúc từ một đến ba năm. Người nào mắc phải loại nầy, trừ phi được chữa lành bằng phép lạ, có thể đến với thầy tế lễ và được tuyên bố là sạch hay đã được chữa lành sau khi khán kỹ. Hai loại bịnh về da đã được khán và khi không còn thấy mắc bịnh phung nữa hay chúng đã biến mất, người bị nhiễm hai hình thức nầy cũng sẽ được tuyên bố là sạch. Nói khác hơn, bởi sự can thiệp trực tiếp của Đức Chúa Trời, trong dân Hê-bơ-rơ không có phương cách nào để trị dứt bịnh phung. Trong thời buổi hiện đại nầy, có rất nhiều thuốc men đầy hiệu quả, và bịnh nhân của bịnh phung thường không bị cách ly.
Có một việc rất chắc chắn, từ ngữ “phung” có ý nói tới vài loại bịnh về da bắt rễ từ trong máu. Khi họ nhiễm phải loại lepromatous, họ không thể chữa lành được và dẫn tới nhiều hậu quả khủng khiếp. Vì cớ đó, những chỉ dẫn đặc biệt đã được đưa ra về bịnh phung trong Lêvi ký 13-14. Điều nầy đã được đưa ra trước tiên như một sự bảo hộ chống lại sự lan rộng trong trường hợp bịnh nầy hay lây, nhưng cũng có một lý do về nghi thức và về thuộc linh nữa. Bịnh phung đứng như một hình ảnh nói tới tội lỗi, mọi đặc điểm và tác dụng của nó đổ trên con người và trên mối tương giáo của người ấy với Đức Chúa Trời.
Ý nghĩa của bịnh phung trong Kinh thánh
(1) Người phung bị xem là ô uế và phải bị cách ly ra khỏi xã hội ở một cấp độ nhất định nào đó. Bất cứ đâu người đi đến, người phải hô lên “ô uế, ô uế”, và người phải mặc màu đen với chiếc khăn trùm đầu che mặt lại và sống ở bên ngoài các bức tường thành.
(2) Bất cứ khi nào Chúa Jêsus chữa lành cho người phung, Ngài luôn luôn tuyên bố người ấy không phải được lành mà là được sạch.
(3) Bịnh phung thật rất khó chữa bởi con người trong những thời kỳ Kinh thánh (Giêrêmi 17.9, cũng xem Êsai 1.5-6). Bản thân con người không thể làm chi được với nan đề tội lỗi. Hơn nữa, tội lỗi của người phân cách người với Đức Chúa Trời và thậm chí phân cách khỏi mối tương giao thân mật với con người nữa (đối chiếu I Cô-rinh-tô 5.9-13; II Cô-rinh-tô 6.14-7.1). Khi Chúa chữa lành cho một người phung, bức tranh sẽ rõ nét hơn. Quyền phép của Ngài làm cho một người phung được sạch chứng tỏ Ngài là giải pháp cho tội lỗi và sự ô uế của con người; chỉ một mình Ngài đã và đang là phương tiện cho sự phục hoà, sự hoà thuận lại với Đức Chúa Trời và con người.
(4) Nghi thức của sự làm sạch trong Cựu Ước không chữa khỏi bịnh, nghi thức ấy chỉ công nhận sự thực người phung đã được chữa khỏi mà thôi, người ấy đã được sạch khỏi chứng bịnh, hay người ấy thực sự không hề có loại phung khó chữa trị kia. Khi ấy người cũng được phục hoà lại đối với xã hội.
(5) Bịnh phung, giống như tội lỗi, bắt đầu từ bên trong (với hiện trạng của chúng ta) và rồi bộc phát trên da (ở bề ngoài). Như vậy, rõ ràng nó nhắc cho chúng ta nhớ tới nguyên tắc cho rằng con người, bởi một bản chất thừa tự, là hạng tội nhân và không những những gì chúng ta làm là xấu xa, mà những gì chúng ta sống cũng tồi tệ nữa. Mục đích là miệng nói tay làm, là một kết quả của những gì tấm lòng có và suy tưởng (Luca 6.43-45; Thi thiên 51.5; 58.3; Mathiơ 12.33-34; Êphêsô 2.1…). Với điều nầy trong lý trí, hãy so sánh Lêvi ký 13.1-4. Thậm chí vết bẩn nhỏ nhất ở trên da, một vết phồng, một vảy nấm nhỏ, hay một vết sáng (vảy màu đỏ) cần phải được khán cho cẩn thận xem coi có phải nó là sản phẩm của cái gì đó ăn sâu vào da, nghĩa là, một hình thái của bịnh phung thật.
(6) Thầy tế lễ cần phải khán da và tuyên bố người nầy được sạch hay ô uế nương vào việc khán các sự kiện. Cũng vậy cho hôm nay, từ khi Đấng Christ đã cung ứng việc thanh tẩy khỏi tội lỗi, từng tín đồ là một thầy tế lễ có đức tin phải nhận ra tội lỗi trong chính đời sống của họ và tuyên bố nó là tội lỗi khi nó xuất hiện lần đầu tiên (I Giăng 1.8-10).
(7) Sự đau đớn của bịnh phung, ít nhất trong các hình thái nhất định, không những là cấp tính vì nó cũng giết chết các dây thần kinh trong lãnh vực đã tiêm nhiễm, mà nó còn giữ nạn nhân trong sự bất an, đau khổ, và thất bại khi họ cảm thấy nỗi nhục của căn bịnh. Họ đã nhìn thấy những phần thân thể của họ đã bị tê liệt, các cơ bắp bị suy thoái (teo đi), các mô rút đi làm cho hai bàn tay co lại, rồi khi ấy sự lở loét nơi các ngón tay ngón chân và hai bàn tay bàn chân kết quả trong sự mất đi từng chút từng chút cho tới chừng cả bàn tay bàn chân đều không còn nữa. Chúng ta đừng quên bức tranh mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải nhìn thấy từ phần nhấn mạnh nầy trong Kinh thánh. Tội lỗi rất giống với bịnh phung nầy. Vì sự phân cách của con người đối với Đức Chúa Trời, vì tình trạng thuộc linh của người đã chết mất và sự chai cứng của linh hồn người, người không còn ý thức, chai lì, bất an và không hề thấy thoả lòng. Người thường không kinh nghiệm được nỗi đau nghiệt ngã từ tội lỗi và sự lầm đường lạc lối của mình, chỉ có đau khổ bất an, không còn có ý thức và hư không, cứ chạy hết chỗ nầy đến chỗ kia để tìm kiếm chút gì đó thoả lòng (đối chiếu Êsai 57.20-21; Êphêsô 4.16-19). Ngay cả trong sự thịnh vượng và hạnh phúc, không những không có một lượng bình an ở trong lòng và hạnh phúc thực, mà cảnh ngộ của họ là chết chóc, mất mát, và sự cách ly phân rẽ (Thi thiên 1.4-5; 73.1-28).
(8) Vì bản chất của chứng bịnh, người phung thường bị coi như đã chết; đây là một loại chết mà còn sống qua sự sống của xác thể. Cũng vậy, con người không có Đấng Christ chẳng khác gì hơn kẻ chết mà đang sống; dù đang bước đi đây đó họ chỉ là những người máy thuộc linh (Êphêsô 2.1).
(9) Bất chấp địa vị, vinh dự, quyền thế, của cải, hay giàu có, bịnh phung, giống như tội lỗi, nó đối xử với mọi người đều như nhau. Na-a-man là một người có địa vị và giàu có, nhưng ông cũng là một người phung.
(10) Như đã thấy trước rồi, trong Israel, theo luật pháp, những người phung bị cách ly ra khỏi xã hội như một hình ảnh của tội lỗi cùng mọi tác dụng của nó. Đức Chúa Trời đã sử dụng điều nầy để nhắc cho Israel nhớ tới sự thánh khiết của Ngài. Việc làm sạch cho người phung có nghĩa là phục hồi trở lại đời sống bình thường. Từ ngữ “giải cứu” trong II Các Vua 5.3 đúng ra có ý nói: “nhận trở lại”. Điều nầy cung ứng cho chúng ta một bức tranh thích ứng với sự chúng ta làm hoà lại với Đức Chúa Trời và với nhau (đối chiếu Êsai 59.2 với II Cô-rinh-tô 5.18-21).
(11) Sau cùng, bịnh phung tội lỗi đang hủy diệt sự ưa thích và sự đẹp đẽ mà Đức Chúa Trời muốn dành cho nhân loại trong sự sáng tạo của Ngài. Tội lỗi làm cho chúng ta bị biến dạng, nhưng trong Đấng Christ chúng ta được dựng nên mới và được biến đổi ra giống như ảnh tượng vinh hiển của Ngài (II Cô-rinh-tô 5.17; Rôma 12.1-2; Galati 4.19). Cũng xem II Các Vua 5.14.
Na-a-man giữ một địa vị cao tột, nhưng lại có một nan đề rất lớn. Chúng ta cần phải hiểu rằng Đức Chúa Trời thường sử dụng những thất bại, bịnh tật, và những nan đề riêng tư của con người làm một phương tiện để đưa họ xuống tới tận cùng của họ và tới một sự hiểu biết về Chúa cùng ơn cứu rỗi của Ngài (Thi thiên 119.67, 71, 73). Đức Chúa Trời sử dụng các nan đề trong cuộc sống để buộc chúng ta phải đối mặt với vấn đề sâu xa hơn, vấn đề tội lỗi, và nhu cần tới sự tha tội và ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ. Chương nầy minh hoạ cho điều đó. Na-a-man đi từ nan đề của mình đến giải pháp của Đức Chúa Trời, nó còn đơn giãn hơn sự chữa lành căn bịnh phung của người. Như chúng ta sẽ thấy, Na-a-man đã đạt tới mức nhìn biết Đức Chúa Trời chơn thật. Cho nên, với câu 2 và sau đó chúng ta sẽ nhìn thấy thể nào Đức Chúa Trời đã hành động trong các cách thức khác nhau, qua bịnh tật và qua con người để đem Na-a-man đến với Chúa. Trong những câu Kinh thánh nầy, chúng ta có những hình ảnh về cách thức Đức Chúa Trời đang giải cứu.
Đức tớ gái nhỏ trong một đất ngoại bang (5.2-3)
“Vả, có một vài toán dân Sy-ri đi ra bắt một đứa gái nhỏ của xứ Y-sơ-ra-ên làm phu tù, để hầu hạ vợ Na-a-man. Một ngày kia, nó nói với bà chủ mình rằng: Ôi! Chớ chi chúa tôi đi đến cùng ông tiên tri ở Sa-ma-ri! Người sẽ giải cứu chúa tôi khỏi bịnh phung”.
Ở đây chúng ta thấy thể nào Chúa luôn luôn có các sứ giả về Ngôi Lời của Ngài. Khi có một người mà tấm lòng họ đã được sửa soạn, Đức Chúa Trời luôn luôn có các sứ giả của Ngài. Ở đây, các sứ giả của Đức Chúa Trời bắt đầu với đứa gái nhỏ bị bắt làm phu tù. Thực vậy, bởi ân điển vô đối của Ngài, Đức Chúa Trời đã hành động qua các việc làm bất công của chính quân đội Na-a-man khi đem đứa gái nhỏ nô lệ nầy về chính quê hương của nó để trở thành công cụ của tình yêu Đức Chúa Trời.
Nhưng Đức Chúa Trời đang sử dụng loại sứ giả nào vậy? Ngài đang sử dụng những ai đang sẵn lòng – người nào nhìn biết và kính sợ Chúa. Ở đây là một đứa gái nhỏ, khiêm nhường, biết vâng phục, vô nghĩa đối với người ta, đang sống dưới tình trạng xấu số, nhưng với một thái độ lý trí thiên về Rôma 8.28; nó là một đứa gái đang sử dụng các nan đề của cuộc sống làm cơ hội hay là những cánh cửa rộng mở để làm chứng cho Đức Chúa Trời.
Mặc dù nhỏ, yếu đuối, và vô nghĩa, đứa gái nhỏ nầy vốn biết rõ Đức Giêhôva Toàn năng và đang tể trị vũ trụ, với Ngài có sự chữa lành. Nó bằng lòng chỉ cho nhiều người khác Đấng tối cao của vũ trụ, Đức GIÊHÔVA CỦA ISRAEL, chỉ một mình Ngài mới có thể chữa lành cho căn bịnh của Na-a-man.
Tại sao quí vị nghĩ Na-a-man sẽ nghe theo đứa gái nhỏ nầy? Rốt lại, đứa nô lệ nầy biết cái gì chứ? Cho phép tôi nói rằng ông ta đang nghe theo vì có lẽ đời sống của nó đã thốt ra nhiều quyển sách lắm! Đời sống của nó là một bằng chứng, và bằng chứng ấy cung ứng sự đáng tin cho lời nói của nó.
Hành trình của Na-a-man sang xứ Israel (5.4-7)
“Na-a-man đem các lời này thưa lại cho chúa mình, mà rằng: Đứa gái nhỏ ở xứ Y-sơ-ra-ên có nói thể nầy. Vua Sy-ri đáp: Hãy đi, ta sẽ gởi thơ cho vua Y-sơ-ra-ên. Vậy, Na-a-man đi, đem theo mình mười ta lâng bạc, sáu ngàn đồng vàng, và mười bộ áo. Người đem bức thơ dâng cho vua Y-sơ-ra-ên; thơ rằng: Khi thơ nầy đạt đến vua, kìa ta đã sai Na-a-man, đầy tớ ta đến cùng vua; vua tiếp được bức thơ nầy ấy để vua giải cứu bịnh phung cho người. Khi vua Y-sơ-ra-ên đọc thơ rồi, liền xé quần áo mình, và nói rằng: Ông ấy sai người đến cùng ta để ta chữa khỏi bịnh phung cho họ, ta há phải là Đức Chúa Trời, có quyền làm sống làm chết sao? Khá nên biết và xem thấy rằng người tìm dịp để nghịch cùng ta”.
Trong các câu 4-7, chúng ta có một hình ảnh sáng láng nói tới việc làm sao để nhận được ơn cứu rỗi. Ồ, mấy câu nầy thể nào đã tỏ ra các khuynh hướng và nhận thức tự nhiên của lý trí con người. Ở đây là một người rất đặc trưng, ông ta đã công nhận nhu cần của mình ở một mức độ nhất định, nhưng ông ta muốn có một phần trong sự chữa lành của mình. Ông ta trước tiên đã tin cậy vào quyền thế, địa vị, và sự giàu có. Thay vì suy gẫm các giới hạn của ân điển Đức Chúa Trời, tự nhiên ông ta đã nghĩ tới các giới hạn của sự ưu ái, tác dụng hay sức mạnh của quyền thế, sự giàu có, và những gì người ta có thể kiếm hay mua sắm được.
Thứ nhứt, trong câu 4, Na-a-man đến gặp vua cùng với những tin tức và xin được vua cho phép để đi qua xứ Israel. Nhà vua bằng lòng giúp đỡ, và điều đó rất tốt lành, nhưng ngay lập tức họ đã suy nghĩ tới các giới hạn về chính trị và tốn kém về tài chính (các câu 5-6). Họ tưởng họ có thể mua được những sự ưu ái của Đức Chúa Trời từ vị tiên tri của Đức Giêhôva qua nhà vua Israel. Vì vậy Na-a-man được phái đến gặp vua Israel thay vì gặp vị tiên tri của Đức Chúa Trời. Ông ta đem theo với mình một lượng lớn bạc, vàng và quần áo như một của dâng vậy. Điều nầy là một khuôn mẫu trong thời đó (và trong thời của chúng ta cũng vậy), thế nhưng đây không phải là khuôn mẫu của Đức Chúa Trời.
Cho nên với câu 7, chúng ta thấy phần đáp ứng của nhà vua Israel. Trước tiên, đây là phản ứng sai của nhà vua. Mặc dù ông có quyền hành, địa vị và sự giàu có, nhưng lại không giống với đứa gái nhỏ nô lệ kia, ông ta không có một bằng chứng nào hết. Thay vì ngay lập tức chỉ cho Na-a-man đi gặp Êlisê, là tiên tri của Đức Chúa Trời, ông đã bị tê liệt với sợ hãi; ông ta tỏ vẽ như mình mắc phải chứng hoang tưởng vậy. Ông tưởng rằng vua Aram đang tìm cớ gây ra một tai nạn và lý do để tấn công. Thay vì xem đây là một cơ hội để chứng tỏ quyền năng của Đức Giêhôva, ông chỉ nghĩ đến chính bản thân mình. Đúng là một sự ngược ngạo đối với đứa gái nhỏ nô lệ kia, nó biết nghĩ tới tha nhân thay vì nghĩ tới nỗi khổ của bản thân nó. Hãy để ý rằng nó đã suy nghĩ, giống như nhiều người đã suy nghĩ, rằng ông ta đang nhận lãnh những gì ông ta đáng phải chịu. Hoặc nó đã tìm cách trục lợi hầu đổi lấy sự tự do của mình.
Giống như vua Israel, chúng ta mau mắn đọc lấy những sự việc trong hoàn cảnh rồi trông mong sự tệ hại thay vì lấy các tình huống của cuộc sống làm cơ hội để hầu việc Chúa và nhìn xem Ngài hành động. Tại sao vậy? Vì chúng ta đã bị mù và bị tê liệt bởi lòng yêu mến bản ngã mình.
Nhưng hãy đợi một phút, có thể có một bài học cho chúng ta ở đây. Đây là bài học nói tới trách nhiệm, sự phục vụ và sự chịu khổ. Qua trách nhiệm của đứa gái nô lệ kia đối với chủ của mình, sự phục vụ của nó đối với vợ của ông ta, và sự chịu khổ của nó khi bị bắt ra khỏi nhà cửa và gia đình của nó, đứa gái nhỏ nầy đã học biết phải tin cậy nơi Chúa và rồi nghĩ tới tha nhân cùng mọi nhu cần của họ. Ở mặt kia, nhà vua đã không có một trách nhiệm gì với ai khác (một lỗi lầm nghiêm trọng). Hơn nữa, ông ta luôn luôn được nhiều người khác phục vụ và thất bại không nhìn thấy mình là một tôi tớ của nhiều người. Chỉ tưởng tới bản thân mình là một sản phẩm tự nhiên của loại sống xa hoa mà ông ta đã sống.
Nhưng từ quan điểm của Na-a-man, sự việc nầy là thế nào đối với ông ta? Nó đã phá tan phần tin tưởng của ông ta đặt vào các nguồn lực của con người. Với nguồn lực ấy, ông ta tưởng sẽ mua phương chữa lành cho mình với mọi giá. Ông ta đang giữ lấy cái túi, cái túi tiền nơi bàn tay cùi hủi của ông ta. Ông ta cần phải học biết, như hết thảy chúng ta đang học đây, chúng ta đừng bao giờ tin cậy nơi sự bất ổn của sự giàu có, hay quyền thế, hoặc địa vị, nhưng thay vì thế, chỉ tin cậy vào ân điển của Đức Chúa Trời và công việc của Con Ngài. Hãy so sánh Êphêsô 2.8-9; Tít 3.5; I Ti-mô-thê 6.17…; I Phierơ 1.17-21; và Khải huyền 3.17-18.
Tiền bạc, quyền thế và sự giàu có không thể cứu chúng ta được, chúng không thể biến chúng ta thành những nhân chứng thuộc linh có hiệu quả, hay xứng đáng với trách nhiệm, hoặc chức vụ lãnh đạo trong thân thể của Đức Chúa Jêsus Christ. Chỉ có ân điển của Đức Chúa Trời và các ân tứ cùng những phước hạnh của Ngài trong Đức Chúa Jêsus Christ mới có thể làm được điều đó mà thôi.
Lời mời của tiên tri Êlisê (5.8)
“Khi Ê-li-sê, người của Đức Chúa Trời, hay rằng vua Y-sơ-ra-ên có xé quần áo mình, thì sai nói với người rằng: Cớ sao vua xé quần áo mình? Na-a-man hãy đến tôi, ắt người sẽ biết rằng trong Y-sơ-ra-ên có tiên tri”.
Có phải điều nầy minh hoạ mối quan tâm đầy tình yêu thương của Đức Chúa Trời cho hạng tội nhân không? Một lần nữa, Đức Chúa Trời có các sứ giả của Ngài. Mặc dù có người sẽ thất bại với trách nhiệm và chức vụ của họ, Chúa đang quan phòng vào việc tìm kiếm linh hồn và đúng thì, Ngài sai phái một trong những sứ giả của Ngài với bất cứ điều chi là cần kíp để đưa người có lòng tìm kiếm đi những bước khác đến với Chúa và ơn cứu rỗi (đối chiếu Rôma 2.2-8).
Na-a-man tiêu biểu cho linh hồn đang tìm kiếm, một linh hồn đang cần đến Chúa. Hãy nhớ, Đức Chúa Trời đang sử dụng bịnh phung của ông ta như một phương tiện để đưa ông đến với một sự hiểu biết về Chúa. Mặt khác, Êlisê tiêu biểu cho Chúa. Và Êlisê, là đại biểu của Đức Chúa Trời, đã nói: “Na-a-man hãy đến tôi”, là lời nói mà Chúa muốn nói với từng người chưa được cứu. Vì Na-a-man đến để “biết rằng trong Isarel có tiên tri”, ông ta phải đến để biết rằng Đức Chúa Trời của Israel là Đức Chúa Trời chơn thật duy nhứt, và là nguồn hy vọng chơn thực duy nhứt trong cuộc sống (đối chiếu Giăng 7.17; Giêrêmi 29.13; Công vụ các Sứ đồ 17.27; Rôma 2.2-8; I Phierơ 3.9; Mathiơ 11.28; Khải huyền 3.20).
Những hành động và mạng lịnh của vị tiên tri (5.9-12)
“Vậy, Na-a-man đến với ngựa và xe dừng tại cửa nhà Ê-li-sê. Ê-li-sê sai một sứ giả nói với người rằng: Hãy đi tắm mình bảy lần dưới sông Giô-đanh, thịt ngươi tất sẽ trở nên lành, và ngươi sẽ được sạch. Nhưng Na-a-man nổi giận, vừa đi vừa nói rằng: Ta nghĩ rằng chính mình người sẽ đi ra đón ta, đứng gần đó mà cầu khẩn danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời của người, lấy tay đưa qua đưa lại trên chỗ bịnh và chữa lành kẻ phung. A-ba-na và Bạt-ba, hai sông ở Đa-mách, há chẳng tốt hơn các nước trong Y-sơ-ra-ên sao? Ta há chẳng tắm đó cho được sạch hay sao? Vậy, người trở đi và giận dữ”.
Trong mấy câu nầy, chúng ta có một hình ảnh nói tới tính cách đơn sơ của sự cứu rỗi và nói tới tính cần thiết của sự hạ mình xuống khi tìm kiếm Chúa.
Na-a-man đến gặp Êlisê (câu 9)
Đây là một bức tranh rất đặc sắc. Na-a-man đứng trên chiếc xe với những con ngựa tốt nhứt của mình, với vàng bạc và quần áo nhứt hạng đang ở trước ngôi nhà của vị tiên tri, có lẽ ngôi nhà nầy chẳng có nhằm nhò gì với các tiêu chuẩn của Na-a-man. Na-a-man là một con người rất tự phụ. Ông ta tự phụ với các thành tựu, tài năng, quyền thế, địa vị, và sự giàu có của ông ta. Ông ta cỡi xe ngựa đến với thái độ kiêu căng và suy nghĩ, chắc chắn vị tiên tri thấp hèn nầy của Israel sẽ ra đón ông ta, Na-a-man nhà chiến binh vĩ đại; và Êlisê sẽ vẫy tay mình trên khu vực có bịnh phung và ông ta sẽ được lành. Chúng ta thấy thái độ kiêu căng của ông ta đã được tỏ ra trong các câu 9, 11 và 12, nhưng đặc biệt trong thái độ giận dữ của ông ta khi được truyền cho phải ra sông Giô-đanh và tắm ở đó bảy lần.
Nhưng Na-a-man là ai chứ? Ông ta là một tội nhân và chỉ là một tạo vật của Đức Chúa Trời, ông ta rút tỉa hơi thở của mình từ hai cái lỗ nhỏ trên gương mặt của ông ta (Êsai 2.22). Thậm chí quyền thế, những chiến thắng mà ông ta tận hưởng, và các thành tựu của ông là do Chúa của vũ trụ đã ban cho ông ta (tầm quan trọng của câu 1). Kinh thánh dạy gì về thái độ kiêu ngạo của con người?
Đức Chúa Trời ghét “Con mắt kiêu ngạo” (Châm ngôn 6.17).
“Khi kiêu ngạo đến, sỉ nhục cũng đến nữa…” (Châm ngôn 11.2).
“Sự kiêu ngạo đi trước, sự bại hoại theo sau, và tánh tự cao đi trước sự sa ngã” (Châm ngôn 16.18).
“Sự kiêu ngạo của người sẽ làm hạ người xuống…” (Châm ngôn 29.23).
Na-a-man phải bị hạ xuống thấp; ông ta phải bị hạ nốc ao xuống khỏi con ngựa cao kều kia! (đối chiếu Áp-đia 3 và 4). Đức Chúa Trời không thể và sẽ không chúc phước cho chúng ta bao lâu chúng ta sống với sự kiêu ngạo đó.
Tại sao sự kiêu ngạo của một người hạ thấp người xuống? Gia-cơ cung ứng một phần giải đáp. Sau khi nói cho chúng ta biết về ân điển mà Đức Chúa Trời đang ban cho, ông cũng nhắc cho chúng ta nhớ rằng “Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho người khiêm nhường”. Vậy thì, ai sẽ kinh nghiệm ân điển của Đức Chúa Trời? Người có lòng khiêm nhường! Vậy Đức Chúa Trời sẽ giữ lại ân điển đối cùng ai? Kẻ kiêu ngạo! Ai là kẻ kiêu ngạo? Người nào đang sống khác biệt với chương trình của Đức Chúa Trời, là kẻ từ chối không phục theo chương trình của Đức Chúa Trời, là người đang ra sức vận dụng cuộc sống bằng mọi khả năng và chiến lược của họ.
Những hành động và mạng lịnh của Êlisê (câu 10)
Những gì vị tiên tri làm trong phân đoạn nầy dường như quá khiếm nhã; thực vậy, ông sẽ bị chỉ trích, phê phán kịch liệt bởi nhiều thuộc viên trong Hội thánh ngày nay và sửa đổi xã hội chúng ta về mặt chính trị. Những hành động của ông bị coi là không có tình cảm, khiếm nhã, và kiêu căng. Nhưng những gì Êlisê đã làm thực sự là một hành động phát xuất từ lòng yêu thương. Đây là một phương tiện chỉ cho Na-a-man thấy sự kiêu ngạo của ông ta, vì vậy ông ta có thể nhận lãnh ân điển của Đức Chúa Trời và bắt đầu xem trọng chính mình Đức Chúa Trời.
Chắc chắn Na-a-man đã phản ứng và đã khịt mũi. Nhưng hãy chú ý rằng Êlisê đã không chạy theo ông ta; ông chỉ chuyển vấn đề sang cho quyền tể trị của Đức Chúa Trời là Đấng khi ấy đã hành động qua đời sống của người khác hầu đưa Na-a-man trở lại với ý thức của ông ta. Bao lâu Na-a-man còn kiêu ngạo, ông ta sẽ không bao giờ vâng theo Chúa với niềm tin hay đức tin khiêm nhường được.
Tính tự cao của bản ngã và cái tôi tự đại của con người là khuôn mẫu của tấm lòng chưa được tái sanh và thậm chí của lý trí theo xác thịt của người được tái sanh nữa. Thật là khó công nhận chúng ta là ai, là những tạo vật, và phải phục theo chương trình của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải để cho Đức Chúa Trời làm Đức Chúa Trời!
Những phản ứng của Na-a-man (các câu 11-12)
Thứ nhứt, chúng ta hãy để ý xem Na-a-man đã nói gì khi ông bỏ đi trong giận dữ ở câu 11, “Ta nghĩ rằng…”. Đúng là câu Kinh thánh thoắt đến trong lý trí của quí vị ở đây, có phải không? “Có một con đường coi dường chánh đáng cho loài người, nhưng đến cuối cùng nó thành ra nẻo sự chết” (Châm ngôn 14.12). Irving Jensen nói như vầy: “Gã phung, con người đang chết nầy vốn có sự kiêu ngạo nghĩ ra trong lý trí hắn chương trình hắn muốn sự chữa lành của hắn phải thật là ấn tượng”.
Nhưng không chỉ có như vậy đâu. Na-a-man đã xem khinh giải pháp và chương trình của Đức Chúa Trời. Đối với hắn những gì của Đức Chúa Trời là kém cõi và dại dột. Hắn đã suy nghĩ, tại sao ta phải xuống tắm nơi sông Giô-đanh bùn sình trong xứ Israel, khi ta đang có những dòng nước trong trẻo ở Đa-mách? Đúng là ý tưởng quá vô lý! Hãy chú ý lối lý luận của con người ở đây. Hàm ý là: nếu một phương chữa lành đến qua việc đi tắm trong một con sông, vậy thì ta có nhiều con sông đẹp hơn ta có thể tự mình tắm trong đó.
Nhưng hãy đọc lời bình của Phaolô về sự khôn ngoan và các giải pháp của con người khi sánh với sự khôn ngoan và chương trình của Đức Chúa Trời trên thập tự giá của Đấng Christ ở I Cô-rinh-tô 1.20-31 xem. Những tiêu chuẩn và ý tưởng của trần gian về sự cứu rỗi có nhiều hợp lý khi sánh với những gì của Đức Chúa Trời dường như rất dại dột và quá đơn sơ!?! “Hãy đi tắm mình bảy lần dưới sông Giô-đanh . . . và ngươi sẽ được sạch”. Một việc quá đơn giãn phải làm theo, chắc chắn thế, nhưng Na-a-man đã chống lại. Và Kinh thánh dạy: “Hãy tin Đức Chúa Jêsus Christ thì ngươi sẽ được cứu” (Công vụ các Sứ đồ 16.31). Nhưng đức tin đơn sơ không phải đơn giãn như vậy đâu; con người đang chống lại. Mỉa mai thay, Na-a-man lại “bằng lòng trả bất cứ giá nào, bằng lòng làm bất cứ một việc lớn lao nào có ấn tượng, thực hiện bất cứ một chuyến hành hương nào, dầu kham khổ bao nhiêu, nhưng ông ta không bằng lòng vâng theo một mạng lịnh quá đơn giãn ‘hãy đi tắm ngươi sẽ được sạch’”.
Đâu là vấn đề ở chỗ nầy? Việc đi tắm sao? Không. Đi tắm sẽ chữa lành cho ông ta chăng? Không. Đây là sự vâng phục của đức tin. Đây là đức tin cá nhân nơi mạng lịnh của vị tiên tri chớ không phải là bằng chứng của đức tin, việc đi tắm của ông ta đã chữa lành cho ông ta. Đây là đức tin đơn sơ nơi Lời của Đức Chúa Trời vốn là gốc rễ. Đi tắm chỉ là bông trái, là kết quả mà thôi.
Cũng một thể ấy cho hôm nay, nhiều người đã được cứu một cách đơn giãn bởi sự vâng phục của đức tin, bởi việc tin theo Đức Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa của mình riêng. Sự vâng phục Đức Chúa Trời đòi hỏi là sự vâng phục của đức tin nơi Đấng Christ. Vì vậy Công vụ các Sứ đồ 6.7; Rôma 1.5 và 16.26; I Giăng 3.23 (ở đây “tin” là gốc rễ và “yêu thương” là bông trái).
Con người sống rất cố ý. Bởi bản ngã, lý luận, kinh nghiệm và ham muốn của riêng mình, con người muốn mọi sự theo đường lối riêng của mình; con người muốn được cứu theo cách của mình; con người muốn sống thuộc linh theo cách của mình; con người muốn Hội thánh phải vận hành theo chiều hướng của mình, và bản danh sách nầy còn dài lắm. Nhưng con người phải đầu phục với sự hạ mình theo các chương trình khôn ngoan của Đức Chúa Trời hoặc sẽ chẳng có sự cứu rỗi chi hết, chẳng có một sự vui mừng và bông trái thực sự nào cả, không có một sự giải cứu nào hết.
Jensen nói.
Câu 12 chỉ ra rằng trong tấm lòng của Na-a-man là một sự phấn đấu đang diễn ra giữa đức tin ở mặt nầy và sự vô tín ở mặt kia. Đây là thời điểm rất quan trọng cho Na-a-man, và Satan đang ra sức khó nhọc lắm để đạt lấy chiến thắng, như hắn thực thi với từng người ở điểm phải đưa ra quyết định quan trọng. Satan trước tiên đã xuất hiện với sự lý luận của Na-a-man. “Hãy xem phương cách chữa chạy nầy vô lý là dường nào! Nếu tắm là cách chữa chạy dành cho bịnh phung, có những dòng sông tốt hơn sông Giô-đanh nầy để tắm trong đó”. Ông lý luận: “Có phải A-ba-na và Bạt-ba, hai con sông ở thành Đa-mách, chẳng tốt hơn tất cả những dòng nước của Israel không?”
Satan cũng có mặt nơi sự kiêu ngạo của Na-a-man, và đã chỉ ra đường lối trong đó ông đã được chữa chạy. Na-a-man, một nhân vật rất quan trọng, đã đến để đưa ra một yêu cầu của nhà vua và dâng mọi thứ cho các buổi thờ phượng. Thứ nhứt, ông ta được sai đến với chỗ ở thấp hèn của một vị tiên tri, là người thậm chí cũng không ra đón ông, và rồi khi ông được sai đi theo cách nầy, không có bất kỳ một sự chứng tỏ hay lưu ý nào hết, ông phải tắm trên vũng bùn sình của sông Giô-đanh! Vì vậy ông muốn quay trở về lại, và sự thể cho thấy dường như là Stan đã thắng trận vậy.
Phần ứng dụng
Đâu là một vài bài học chính chúng ta thu lượm được từ câu chuyện nầy?
(1) Đức Chúa Trời thường xuyên hành động để dẫn người ta đến với chính mình Ngài, bất luận tình trạng của họ có tối tăm dường nào.
(2) Đức Chúa Trời sử dụng bất kỳ một tín đồ nào biết vâng phục, bất luận người ấy tầm thường hay vô nghĩa dường bao. Bằng cách nào? Vì cớ Đức Chúa Trời toàn năng là Đấng đang ngự ở bên trong chúng ta. Điều nầy làm cho chúng ta có ý nghĩa trong vai trò công cụ sự sáng của Ngài.
(3) Ân điển của Đức Chúa Trời không thể mua bằng vàng, bạc, quyền thế hay địa vị. Chúng ta phải nhơn đức tin đến với Đức Chúa Trời và tin theo sự mặc khải của Ngài trong Kinh thánh.
(4) Thực vậy, quyền thế và địa vị, vàng và bạc, có thể trở thành mối ngăn trở cho việc đến với Đấng Christ, cũng như ngăn trở cho sự phục vụ có hiệu quả.
(5) Hai trong những mối ngăn trở quan trọng nhất cho việc kinh nghiệm ơn phước của Đức Chúa Trời đối với người tin và không tin Chúa cũng như nhau là: (a) thái độ kiêu ngạo của chúng ta – Na-a-man gần như hư mất vì thái độ kiêu căng của ông ta, và (b) lý luận của chúng ta – Na-a-man gần như hư mất vì lối suy tưởng của ông ta đi ngược lại với Kinh thánh.
Mọi sự tưởng chừng như sắp bị hư mất, dường như Satan đã chiến thắng và Na-a-man sẽ bỏ đi không được chữa lành và không có sự hiểu biết về ơn cứu rỗi của Đức Giêhôva. Nhưng có một việc đã xảy ra. Trong phần sau đây, một phần khác của bức tranh nói tới phương thức Đức Chúa Trời giải cứu.
Sự khuyên lơn của tôi tớ Na-a-man (5.13)
“Những tôi tớ đến gần người, mà thưa rằng: Cha ơi, nếu tiên tri có truyền cho cha một việc khó, cha há chẳng làm sao? Phương chi rày người bảo cha rằng: "Hãy tắm, thì được sạch".
Câu nầy cung ứng cho chúng ta một hình ảnh nói tới giá trị của sự chăm lo đầy tình yêu thương và nói tới tầm quan trọng của những lời nói phải thì đúng thời điểm cho người chưa được cứu (đối chiếu Châm ngôn 15.23, 28-29, 31; 16.21, 23). Thứ nhứt, mặc dù chúng ta cần phải cầu nguyện xin Chúa của mùa gặt đưa nhân công vào trong đồng lúa, mấy câu nầy cho thấy thể nào Đức Chúa Trời không cứ cách nào đó tìm kiếm các đại biểu sống cho các mục đích của Ngài. Có lẽ các tôi tớ nầy bản thân họ là những người tin theo Đức Giêhôva của Israel và biết rõ quyền phép của Chúa, nhưng có lẽ không biết. Nhưng sự thực cho thấy rằng họ là tùy tùng của Na-a-man, chúng ta chẳng biết gì về họ hết. Họ vẫn có mưu luận khôn khéo cho vị Tướng lãnh nầy.
Tuy nhiên, điều nầy cũng minh hoạ tầm quan trọng của sự khuyên bảo khôn khéo và đúng thì cần có trong lãnh vực cá nhân chứng đạo. Hãy chú ý những điểm sau đây về sự khôn ngoan trong giải đáp của họ, một câu trả lời của lưỡi giống như một lời nói phải thì với sự ngọt ngào trong giọng nói, lại có sự thành thật và dạn dĩ đầy khích lệ nữa.
(1) Họ rất là nhã nhặn. Họ đã gọi Na-a-man là “cha ơi”, họ đã tỏ ra lòng kính trọng và sự thuận phục. Họ đã chọn lọc lời lẽ rất cẩn thận để họ khuyên Na-a-man và giúp đỡ cho ông ta.
(2) Họ đã nói từ những gì họ đã biết về ông ta. Ông ta rất kiêu căng can đảm; họ vốn biết rõ ông rất sẵn lòng làm theo một việc lớn.
Thế nhưng, đặc biệt là ở đây, sự kiêu căng của Na-a-man và lối lý luận của cá nhân ông ta đã giữ Na-a-man trong chỗ không được chữa lành. Cho nên, bốn người tôi tớ vốn có lòng quan tâm đã tìm ngay một phương thức tỏ ra cho Na-a-man thấy rằng ấy không phải sự cao trọng của ông ta, bởi đó mà ông ta sẽ được chữa lành đâu, mà là bởi sự cả thể của Đức Chúa Trời của Israel. Họ có thể nhìn thấy từ trạng thái hạ mình và nhận định của họ rằng điều nầy đã được ấn định để tỏ ra quyền phép của Đức Chúa Trời của Israel. Cho nên, ông ta không nên bỏ qua lời dạy đơn sơ của vị tiên tri.
Sau cùng, mạng lịnh đơn sơ nầy minh hoạ rất đẹp đẽ tính cách đơn giãn của sứ điệp Tin lành trong Chúa Jêsus – ơn cứu rỗi ấy là bởi đức tin nơi một mình Đấng Christ (Êphêsô 2.8-10). Lời mời gọi của Tin lành là “hãy đến, mua mà ăn, không cần tiền, không đòi giá . . .” (Êsai 55.1). Và quí vị mua mà ăn bằng cách nào? Bằng đức tin. Con đường của đức tin là con đường hạ mình và từ khước bản ngã, khả năng của con người, hoặc những việc làm tôn giáo, khi ấy hãy ném mình trên ân điển của Đức Chúa Trời (Khải huyền 21.6; 22.1; Rôma 4.1-5; Êphêsô 2.8-9; Tít 3.4-5). Đức tin là một việc chúng ta có thể làm mà không phải làm một việc gì khác. Đức tin là sự công nhận khả năng của Đức Chúa Trời và sự từ khước những gì thuộc về chúng ta. Tất nhiên, có những người đọc phân đoạn Kinh thánh nầy rồi sử dụng nó để nói tới sự tái sanh của phép báptêm, nhưng phần loại suy của Kinh thánh và nhiều phân đoạn khác dạy chúng ta biết rằng phép báptêm bằng nước, là phép báp têm rất quan trọng, không cứu chúng ta được. Nếu đấy là sự thực, phép báptêm bằng nước sẽ là một phần trong sứ điệp Tin lành, nhưng sứ đồ Phaolô từ chối ý niệm đó trong I Cô-rinh-tô 1.14-17.
“Tôi tạ ơn Đức Chúa Trời, vì ngoài Cơ-rít-bu và Gai-út, tôi chưa từng làm phép báp tem cho ai trong anh em, hầu cho chẳng ai nói rằng anh em đã nhân danh tôi mà chịu phép báp tem. Tôi cũng đã làm phép báp tem cho người nhà Sê-pha-na; ngoài nhà đó, tôi chẳng biết mình đã làm phép báp tem cho ai nữa. Thật vậy, Đấng Christ đã sai tôi, chẳng phải để làm phép báp-tem đâu, nhưng để rao giảng Tin Lành, và chẳng dùng sự khôn khéo mà giảng, kẻo thập tự giá của Đấng Christ ra vô ích” (phần nhấn mạnh là của tôi).
Sự thanh sạch của Na-a-man (5.14)
“Người bèn xuống sông Giô-đanh, và tắm mình bảy lần, theo như lời truyền của người Đức Chúa Trời. Người liền được sạch, và thịt người trở nên như trước, giống như thịt của một đứa con nít nhỏ”.
Sự thanh sạch tức thì cho thấy bản chất trọn vẹn và có liền của ơn cứu rỗi. Chúng ta chú ý, ông đã được sạch “theo Ngôi Lời”. Ơn cứu rỗi luôn luôn có và chỉ tùy theo Ngôi Lời, và không bao giờ tùy theo các cảm xúc hay tình cảm hoặc lý luận của con người chúng ta (đối chiếu Rôma 16.25-26). Ông đã được sạch ngay tức khắc và trọn vẹn đến nỗi thịt của ông trở lại giống như thịt của một đứa trẻ, không những ở thịt của ông, mà cả tấm lòng của ông nữa. Ông đã trở thành một người mới bởi đức tin nơi Chúa của tiên tri Êlisê.
Thái độ biết ơn và đáp ứng của Na-a-man (5.15-16)
“Na-a-man với hết thảy người đi theo, bèn trở lại cùng người của Đức Chúa Trời; người đến đứng trước mặt Ê-li-sê, mà nói rằng: Bây giờ, tôi nhìn biết rằng trên khắp thế gian chẳng có chúa nào khác hơn Đức Chúa Trời trong Y-sơ-ra-ên. Ấy vậy, tôi xin ông nhậm lễ vật của kẻ tôi tớ ông. Nhưng Ê-li-sê đáp rằng: Ta chỉ Đức Giê-hô-va hằng sống, là Đấng ta phục sự mà thề rằng ta chẳng nhậm gì hết. Na-a-man ép nài Ê-li-sê nhậm lấy, nhưng người từ chối”.
Mấy câu nầy cung ứng cho chúng ta với một hình ảnh nói tới bông trái đầu tiên của ơn cứu rỗi. Thứ nhứt, ông ta đã xưng tội và công nhận đức tin mình đặt nơi Đức Giêhôva (câu 15). Từ một tấm lòng biết ơn, ông muốn dâng một món quà cho Êlisê để bày tỏ sự tán thưởng những gì Đức Chúa Trời đã làm.
Tuy nhiên, Êlisê đã từ chối rất cẩn thận và rất khôn khéo. Tại sao chứ? Êlisê đã nhận giúp đỡ từ người đờn bà Su-nem và chồng của bà ta, và Kinh thánh dạy thật là phải lẽ cho người nào được truyền dạy Ngôi Lời cho phải chia sẻ mọi vật tốt cho người dạy mình (Galati 6.6). Thế tại sao ông lại từ chối không nhận một món quà từ Na-a-man? Vì đã có nhiều vấn đề mang hàm ý khác khi nhận một món quà vào thời điểm nầy. Ông muốn Na-a-man cùng tất cả những người đã quan sát nhìn biết ông là một tôi tớ của Đức Giêhôva, chớ không phải là những thầy tế lễ tà giáo tham lam đang hầu việc thần Ba-anh. Ông cũng muốn họ phải hiểu rằng ơn cứu rỗi và mọi ơn phước của Đức Chúa Trời đều miễn phí, họ không thể mua cũng không kiếm đâu được (Khải huyền 21.6; 22.1; Rôma 4.1-5; Êphêsô 2.8-9; Tít 3.4-5). Êlisê đã từ chối không nhận bất cứ thứ gì e ông lấy danh Đức Chúa Trời và ân điển của Ngài mà thoả hiệp chăng!?! (đối chiếu I Têsalônica 1.5; 2.5; II Têsalônica 3.7-8 với Phi-líp 4.15-17).
Mối quan tâm của Na-a-man về sự thờ lạy của chủ mình (5.17-19)
“Na-a-man bèn tiếp rằng: Tuy chẳng nhậm lấy, tôi xin ông cho phép người ta ban cho kẻ tôi tớ ông đủ đất bằng hai con la chở nổi vì từ rày về sau, kẻ tôi tớ ông chẳng muốn dâng của lễ thiêu hay là tế lễ chi cho thần nào khác hơn là Đức Giê-hô-va. Song, nguyện Đức Giê-hô-va tha thứ cho kẻ tôi tớ ông điều này: Mỗi khi chủ tôi vào trong đền thờ Rim-môn đặng thờ lạy, thì chống trên cánh tay tôi, nên tôi cũng phải quì lạy trong đền thờ Rim-môn. Vậy, khi tôi quì lạy trong đền thờ Rim-môn, nguyện Đức Giê-hô-va tha thứ điều đó cho kẻ tôi tớ ông. Ê-li-sê đáp với người rằng: Hãy đi bình yên. Khi Na-a-man đã lìa khỏi Ê-li-sê, đi cách xa xa”.
Điều nầy chắc chắn chỉ ra loại quan tâm mà dân sự Đức Chúa Trời sẽ xem xét về sự thờ phượng, sự làm chứng của họ cùng vẽ bề ngoài gian ác. Na-a-man vốn biết rõ ông phải trở về với môi trường cũ của mình và sống ở giữa sự thờ lạy hình tượng và điều ác. Ông lại lo rằng ông phải có một phương tiện thờ phượng thích ứng vì ông không thể thờ phượng trong nhà của Rim-môn được nữa. Ông sẽ không thoả hiệp với Đức Giêhôva. Ông cần một chỗ và một phương tiện cho sự thờ phượng, vì vậy ông xin phép (hãy chú ý sự thay đổi đột ngột trong thái độ) để lấy đất đủ cho hai con la chở đặng đem về quê nhà. Lý do chẳng có gì đặc biệt, chỉ là hàm ý thôi. Có người tin ông lấy đất ấy về dựng lên thành một bàn thờ cho Đức Giêhôva để tưởng nhớ hay để làm chứng cho Đức Chúa Trời của Israel tại chính quê hương mình. Trên chính bàn thờ nầy ông có thể dâng của tế lễ như một bằng chứng cho quyết định của ông sẽ quên đi hết các thần khác.
Một đề nghị khác cho rằng: “Na-a-man đã cầu xin Êlisê trong trường hợp đất Israel do hai con la chở, ông sẽ đem về xứ Syria hầu cho khi nào hoàn cảnh buộc ông phải cúi mình xuống về mặt nghi thức trước các thần của người Aram cùng với vua của mình, trong thực tế ông đang đặt hai đầu hối của mình ở trên đất của Đức Chúa Trời chơn thật của Israel.” Na-a-man rất lo về việc Đức Chúa Trời sẽ nghĩ gì về sự hiện diện của ông trong nhà của Rim-môn.
Đáp ứng duy nhứt của Êlisê là: “Hãy đi bình yên”. Điều nầy hàm ý sự bảo đảm của Êlisê rằng Đức Chúa Trời vốn hiểu rõ điều ấy. Vấn đề là thái độ và tấm lòng của Na-a-man. Có lẽ điều nầy minh hoạ cho nguyên tắc phân rẽ đối với sự cách ly. Những tín đồ cần phải xâm nhập vào thế gian vì cớ Chúa. Như Chúa đã nói, chúng ta cần phải sống trong thế gian, nhưng không thuộc về thế gian (Giăng 17.15-17).
Cho nên, Na-a-man biết rõ ông ta phải quay trở lại với thế gian rồi đối mặt với điều ác trong thời buổi ấy. Đó là trách nhiệm của ông ta, nhưng ông ta biết rõ ông ta cần được củng cố qua sự thờ phượng thật Đức Chúa Trời chơn thật nếu ông muốn trở thành một chứng nhân có hiệu quả
***
Những hình ảnh nói tới cách Đức Chúa Trời giải cứu
PHẦN GIỚI THIỆU:
Sự chữa lành của người phung Na-a-man, không những là một câu chuyện nói tới sự chữa lành của một người khỏi một trong những bịnh tật khủng khiếp nhất trong các thời xa xưa, mà đây còn là một câu chuyện nói tới sự cứu rỗi, một câu chuyện minh hoạ cho sự cứu rỗi về mặt thuộc linh, con người chỉ tìm thấy nơi Đức Chúa Jêsus Christ và cách thức con người đạt tới mức tìm gặp ơn cứu rỗi ấy trong Đấng Christ. Trong sự chữa lành của Na-a-man, có một số người đóng nhiều vai trò khác nhau; một số vai trò tốt và quan trọng đối với ơn cứu rỗi và sự chữa lành của Na-a-man cùng nhiều vai trò khác thì không được tốt như vậy. Tất cả đều minh hoạ những lời khuyên tốt và xấu về con người, một là trợ giúp hay đang ngăn trở việc đưa người ta đến với Đấng Christ.
Khi chúng ta bước vào bối cảnh nầy, chúng ta rời khỏi vùng đất của Israel, một dân được định cho là sự sáng cho dân Ngoại và một nước thầy tế lễ. Chúng ta bước vào xứ Syria ở phía Bắc, một nước theo tà giáo bị vây quanh trong bóng tối tăm, một chỗ thờ lạy hình tượng và mù quáng tà giáo. Trong những câu nầy, có một sự đề cập đến Tin lành sẽ phát ra từ Israel qua Đấng Mêsi và kế đó phát ra từ Hội thánh đem sự sáng của Đức Chúa Jêsus Christ đến cho các dân Ngoại. Sự chữa lành của Na-a-man là một minh hoạ cho những gì Đức Chúa Trời về sau sẽ làm trong chức vụ của Chúa Jêsus và Hội thánh của Ngài. Ở đây, là một hình ảnh nói tới tình yêu thương của Đức Chúa Trời, nói tới cách thức Ngài chạm đến một dân sống trong cảnh tối tăm hoàn toàn và sử dụng những đau khổ của họ để kéo họ đến với chính mình Ngài nếu họ chịu đáp ứng với công tác cứu rỗi, trong ân điển của Ngài ở nơi Đức Chúa Trời tìm cách đưa người ta đến với sự ăn năn (Rôma 2.4).
Mô tả về Na-a-man (5.1)
“Na-a-man, quan tổng binh của vua Sy-ri, là một người có quyền trước mặt chủ mình, được tôn trọng lắm, bởi vì Đức Giê-hô-va dùng người giải cứu dân Sy-ri; người này vốn mạnh mẽ và bạo dạn, song bị bịnh phung”.
Trong câu Kinh thánh nầy chúng ta có một bức tranh nói tới tội nhân trước khi người chạy đến với Đức Chúa Trời.
“Na-a-man” ra từ động từ Hy bá lai naem, “thích thú, dễ chịu, đẹp đẽ”. Chữ nầy có ý tưởng “giàu ơn” hoặc “được nắn đúc rất đẹp”. Vì cớ ý nghĩa của tên tuổi trong Kinh thánh, từ nầy dạy cho chúng ta biết đôi điều về người nầy. Tên của ông ta cho thấy ông ta là một người rất điển trai, ít nhất trước khi bị bịnh phung. Hơn nữa, hàm ý ở đây, ấy là ông ta cũng là một người rất giàu ơn và có tánh tình dễ chịu. Nhưng tên của ông ta trở thành một lời quở trách và một sự ngược ngạo với vẽ bề ngoài và có lẽ cũng với tánh tình của ông ta vì cớ bịnh tật đã tấn công thân thể của ông ta. Nó cung ứng một hình ảnh về nhân loại đã được dựng nên xinh đẹp về thể xác và về tâm linh theo hình ảnh của Đức Chúa Trời trước khi tội lỗi bắt đầu gây ra thiệt hại cho cả hai: thân thể vật lý và tánh khí của con người.
Phương thức Na-a-man được mô tả trước tiên cung ứng cho chúng ta một hình ảnh chỉ về ông khi được người ta nhìn thấy, họ có khuynh hướng nhìn vào vẽ bên ngoài hơn.
(1) Địa vị của ông ta. Ông ta là “quan tổng binh của vua Sy-ri”. Điều nầy có ý nói ông ta là Tướng lãnh của quân Sy-ri hay quân của người Aram, là nhân vật thứ hai sau nhà Vua. Ông là một nhân vật có quyền thế và địa vị lớn lao.
(2) Danh tiếng và sự được lòng người của ông ta. Điều nầy được ghi lại trong câu: “là một người có quyền trước mặt chủ mình, được tôn trọng lắm . . .” Đây là một người rất được lòng dân. Ông ta là một anh hùng dân tộc, là vị Tướng đã chiến thắng quân thù của dân tộc Aram. Trên đầu ông ta là vòng nguyệt quế hay vòng hoa chiến thắng, và trên ngực của ông ta, những huy chương danh dự và anh dũng bội tinh. Nhưng quí vị cũng thấy nhận định của Kinh thánh và sự thực liên quan tới nguồn anh dũng đắc thắng nầy; đây là chương trình và quyền phép tối thượng của Đức Chúa Trời. Ông ta là một người mà Đức Chúa Trời đã sử dụng giống như Ngài đã sử dụng Pharaôn cùng các vị vua Asiri và Babylôn. Ở đây, một lần nữa chúng ta thấy cách thức Chúa Giêhôva sử dụng người được cứu và người chưa được cứu như nhau để bày tỏ ra các mục đích cùng những chương trình của Ngài.
(3) Nan đề của ông ta. Ông ta là một người phung. “Nhưng ông ta là”, được in nghiêng trong bản Kinh thánh NASB, không in nghiêng trong bản Kinh thánh Hê-bơ-rơ. Trong bản gốc nguyên thủy Hê-bơ-rơ, chúng ta chỉ thấy chữ “người phung”, soi sáng hay nhấn mạnh nan đề của Na-a-man – bịnh phung khủng khiếp.
Trong Kinh thánh, bịnh phung là hình ảnh của tội lỗi và tình trạng thuộc linh thực của con người không có ơn cứu rỗi (sự chữa lành thuộc linh) của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ. Không màng đến việc người ta sẽ nhìn xem chúng ta hay chúng ta có thể nhìn thấy chính mình như thế nào, trong mắt của Đức Chúa Trời, chúng ta là người phung không có sự công bình của Đấng Christ gắn vào chúng ta qua đức tin nơi thân vị và việc làm của Cứu Chúa. Một chữ nầy cung ứng cho chúng ta nhận định của Đức Chúa Trời về tình trạng thực của con người nầy bất kể người ta nhìn xem và suy nghĩ về ông ta ra sao. Ở đây chúng ta thấy một nhận định của Đức Chúa Trời thánh về con người không có Đức Chúa Jêsus Christ và những tàn phá của tội lỗi.
Chúng ta cần phải nhìn thấy nguyên tắc nầy, ấy là “ngày nay có nhiều người đang bị hư mất từ bịnh phung tội lỗi đáng ghê tởm. Một người có thể cao trọng, thành công, giàu có, đầy vinh dự và quyền thế, nhưng lại hư mất về mặt thuộc linh. Muốn nhận biết tình trạng hư mất của một người ở trước mặt Đức Chúa Trời, và khao khát tránh khỏi tình trạng ấy là những bước đầu tiên hướng về sự cứu rỗi. Na-a-man đã khám phá ra điều nầy”.
Thế nhưng bịnh phung trong Kinh thánh dạy chúng ta chính xác điều gì về tội lỗi cùng những tác dụng của nó trong đời sống chúng ta? Chúng ta học được gì từ câu chuyện nầy về tình trạng của con người ở trong tội lỗi và Đức Chúa Trời đang làm gì cho con người trong Đức Chúa Jêsus Christ để chữa lành cho người khỏi bịnh phung tội lỗi? Trước khi chúng ta tiếp tục, chúng ta hãy nhìn vào đề tài chính, bịnh phung.
Một lời giải thích về bịnh phung
Những sự dạy trong Kinh thánh về bịnh phung, sự cách ly, sự tàn phá, và sự làm sạch người phung và nền tảng theo Kinh thánh là một bức tranh chỉ về tội lỗi đã được mô tả cho chúng ta trong Lêvi ký 13-14. Từ ngữ Hy bá lai nói tới bịnh phung, x`r^A^T, hiển nhiên đã được sử dụng nói tới một thứ bịnh ngoài da y như những gì hôm nay gọi là bịnh phung hay bịnh Hansen gây ra bởi vi khuẩn mycobacterium leprae. Từ Hy lạp là lepra ra từ chữ lepw có nghĩa là: “bong ra từng mảng”. Từ nầy tương đương với psoriasis (bịnh vẩy nến), nó còn nghiêm trọng hơn bịnh vẩy nến theo như chúng ta nghĩ ngày nay. Các học giả không cứ cách nào đó trong sự bất đồng về bịnh phung trong Kinh thánh, nhưng rõ ràng rằng có hay loại chính. “Thứ nhứt, và rất nguy hiểm, được gọi là lepromatous; còn bịnh kia, ít nguy hiểm hơn, được xem là tuberculoid . . . Cả hai đều khởi sự với vết ố trên đốm da. Đốm da nầy có thể là màu trắng hay màu hồng. Đốm da nầy gần như xuất hiện trên chân mày, mũi, tai, gò má hay cằm”.
(1) Loại Lepromatous. Khi loại phung nầy bắt đầu lan ra, những phần chân mày sẽ biến mất, khi ấy khối u mềm giống như những vết sưng xuất hiện trên mặt và trên thân thể. Chứng bịnh đang ngấm vào và lan sang các bộ phận bên trong nữa. Nó ăn luồn vào trong xương, các khớp và tủy của cơ thể kết quả trong sự xấu đi của các mô giữa những đốt xương. Kết quả sẽ là biến dạng, mất cảm giác ở các bộ phận phụ, và nơi những ngón tay ngón chân bị ăn cụt dần. Loại phung nầy rất khó chữa và kết thúc khi bịnh nhân ngã chết thường là do nhiễm thêm nhiều chứng bịnh khác vì tình trạng suy nhược. Họ sẽ sống chừng 20 hay 30 năm trong tình trạng khổ sở như thế nầy.
(2) Loại Tuberculoid. Loại nầy ít trầm trọng hơn và bắt đầu giống như loại lepromatous với một sự thay đổi màu sắc nơi da ở một khu vực rồi kế đó lan tới các khu vực khác. Loại nầy bị hạn chế nơi phần tác dụng của nó và thường chỉ kết thúc từ một đến ba năm. Người nào mắc phải loại nầy, trừ phi được chữa lành bằng phép lạ, có thể đến với thầy tế lễ và được tuyên bố là sạch hay đã được chữa lành sau khi khán kỹ. Hai loại bịnh về da đã được khán và khi không còn thấy mắc bịnh phung nữa hay chúng đã biến mất, người bị nhiễm hai hình thức nầy cũng sẽ được tuyên bố là sạch. Nói khác hơn, bởi sự can thiệp trực tiếp của Đức Chúa Trời, trong dân Hê-bơ-rơ không có phương cách nào để trị dứt bịnh phung. Trong thời buổi hiện đại nầy, có rất nhiều thuốc men đầy hiệu quả, và bịnh nhân của bịnh phung thường không bị cách ly.
Có một việc rất chắc chắn, từ ngữ “phung” có ý nói tới vài loại bịnh về da bắt rễ từ trong máu. Khi họ nhiễm phải loại lepromatous, họ không thể chữa lành được và dẫn tới nhiều hậu quả khủng khiếp. Vì cớ đó, những chỉ dẫn đặc biệt đã được đưa ra về bịnh phung trong Lêvi ký 13-14. Điều nầy đã được đưa ra trước tiên như một sự bảo hộ chống lại sự lan rộng trong trường hợp bịnh nầy hay lây, nhưng cũng có một lý do về nghi thức và về thuộc linh nữa. Bịnh phung đứng như một hình ảnh nói tới tội lỗi, mọi đặc điểm và tác dụng của nó đổ trên con người và trên mối tương giáo của người ấy với Đức Chúa Trời.
Ý nghĩa của bịnh phung trong Kinh thánh
(1) Người phung bị xem là ô uế và phải bị cách ly ra khỏi xã hội ở một cấp độ nhất định nào đó. Bất cứ đâu người đi đến, người phải hô lên “ô uế, ô uế”, và người phải mặc màu đen với chiếc khăn trùm đầu che mặt lại và sống ở bên ngoài các bức tường thành.
(2) Bất cứ khi nào Chúa Jêsus chữa lành cho người phung, Ngài luôn luôn tuyên bố người ấy không phải được lành mà là được sạch.
(3) Bịnh phung thật rất khó chữa bởi con người trong những thời kỳ Kinh thánh (Giêrêmi 17.9, cũng xem Êsai 1.5-6). Bản thân con người không thể làm chi được với nan đề tội lỗi. Hơn nữa, tội lỗi của người phân cách người với Đức Chúa Trời và thậm chí phân cách khỏi mối tương giao thân mật với con người nữa (đối chiếu I Cô-rinh-tô 5.9-13; II Cô-rinh-tô 6.14-7.1). Khi Chúa chữa lành cho một người phung, bức tranh sẽ rõ nét hơn. Quyền phép của Ngài làm cho một người phung được sạch chứng tỏ Ngài là giải pháp cho tội lỗi và sự ô uế của con người; chỉ một mình Ngài đã và đang là phương tiện cho sự phục hoà, sự hoà thuận lại với Đức Chúa Trời và con người.
(4) Nghi thức của sự làm sạch trong Cựu Ước không chữa khỏi bịnh, nghi thức ấy chỉ công nhận sự thực người phung đã được chữa khỏi mà thôi, người ấy đã được sạch khỏi chứng bịnh, hay người ấy thực sự không hề có loại phung khó chữa trị kia. Khi ấy người cũng được phục hoà lại đối với xã hội.
(5) Bịnh phung, giống như tội lỗi, bắt đầu từ bên trong (với hiện trạng của chúng ta) và rồi bộc phát trên da (ở bề ngoài). Như vậy, rõ ràng nó nhắc cho chúng ta nhớ tới nguyên tắc cho rằng con người, bởi một bản chất thừa tự, là hạng tội nhân và không những những gì chúng ta làm là xấu xa, mà những gì chúng ta sống cũng tồi tệ nữa. Mục đích là miệng nói tay làm, là một kết quả của những gì tấm lòng có và suy tưởng (Luca 6.43-45; Thi thiên 51.5; 58.3; Mathiơ 12.33-34; Êphêsô 2.1…). Với điều nầy trong lý trí, hãy so sánh Lêvi ký 13.1-4. Thậm chí vết bẩn nhỏ nhất ở trên da, một vết phồng, một vảy nấm nhỏ, hay một vết sáng (vảy màu đỏ) cần phải được khán cho cẩn thận xem coi có phải nó là sản phẩm của cái gì đó ăn sâu vào da, nghĩa là, một hình thái của bịnh phung thật.
(6) Thầy tế lễ cần phải khán da và tuyên bố người nầy được sạch hay ô uế nương vào việc khán các sự kiện. Cũng vậy cho hôm nay, từ khi Đấng Christ đã cung ứng việc thanh tẩy khỏi tội lỗi, từng tín đồ là một thầy tế lễ có đức tin phải nhận ra tội lỗi trong chính đời sống của họ và tuyên bố nó là tội lỗi khi nó xuất hiện lần đầu tiên (I Giăng 1.8-10).
(7) Sự đau đớn của bịnh phung, ít nhất trong các hình thái nhất định, không những là cấp tính vì nó cũng giết chết các dây thần kinh trong lãnh vực đã tiêm nhiễm, mà nó còn giữ nạn nhân trong sự bất an, đau khổ, và thất bại khi họ cảm thấy nỗi nhục của căn bịnh. Họ đã nhìn thấy những phần thân thể của họ đã bị tê liệt, các cơ bắp bị suy thoái (teo đi), các mô rút đi làm cho hai bàn tay co lại, rồi khi ấy sự lở loét nơi các ngón tay ngón chân và hai bàn tay bàn chân kết quả trong sự mất đi từng chút từng chút cho tới chừng cả bàn tay bàn chân đều không còn nữa. Chúng ta đừng quên bức tranh mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải nhìn thấy từ phần nhấn mạnh nầy trong Kinh thánh. Tội lỗi rất giống với bịnh phung nầy. Vì sự phân cách của con người đối với Đức Chúa Trời, vì tình trạng thuộc linh của người đã chết mất và sự chai cứng của linh hồn người, người không còn ý thức, chai lì, bất an và không hề thấy thoả lòng. Người thường không kinh nghiệm được nỗi đau nghiệt ngã từ tội lỗi và sự lầm đường lạc lối của mình, chỉ có đau khổ bất an, không còn có ý thức và hư không, cứ chạy hết chỗ nầy đến chỗ kia để tìm kiếm chút gì đó thoả lòng (đối chiếu Êsai 57.20-21; Êphêsô 4.16-19). Ngay cả trong sự thịnh vượng và hạnh phúc, không những không có một lượng bình an ở trong lòng và hạnh phúc thực, mà cảnh ngộ của họ là chết chóc, mất mát, và sự cách ly phân rẽ (Thi thiên 1.4-5; 73.1-28).
(8) Vì bản chất của chứng bịnh, người phung thường bị coi như đã chết; đây là một loại chết mà còn sống qua sự sống của xác thể. Cũng vậy, con người không có Đấng Christ chẳng khác gì hơn kẻ chết mà đang sống; dù đang bước đi đây đó họ chỉ là những người máy thuộc linh (Êphêsô 2.1).
(9) Bất chấp địa vị, vinh dự, quyền thế, của cải, hay giàu có, bịnh phung, giống như tội lỗi, nó đối xử với mọi người đều như nhau. Na-a-man là một người có địa vị và giàu có, nhưng ông cũng là một người phung.
(10) Như đã thấy trước rồi, trong Israel, theo luật pháp, những người phung bị cách ly ra khỏi xã hội như một hình ảnh của tội lỗi cùng mọi tác dụng của nó. Đức Chúa Trời đã sử dụng điều nầy để nhắc cho Israel nhớ tới sự thánh khiết của Ngài. Việc làm sạch cho người phung có nghĩa là phục hồi trở lại đời sống bình thường. Từ ngữ “giải cứu” trong II Các Vua 5.3 đúng ra có ý nói: “nhận trở lại”. Điều nầy cung ứng cho chúng ta một bức tranh thích ứng với sự chúng ta làm hoà lại với Đức Chúa Trời và với nhau (đối chiếu Êsai 59.2 với II Cô-rinh-tô 5.18-21).
(11) Sau cùng, bịnh phung tội lỗi đang hủy diệt sự ưa thích và sự đẹp đẽ mà Đức Chúa Trời muốn dành cho nhân loại trong sự sáng tạo của Ngài. Tội lỗi làm cho chúng ta bị biến dạng, nhưng trong Đấng Christ chúng ta được dựng nên mới và được biến đổi ra giống như ảnh tượng vinh hiển của Ngài (II Cô-rinh-tô 5.17; Rôma 12.1-2; Galati 4.19). Cũng xem II Các Vua 5.14.
Na-a-man giữ một địa vị cao tột, nhưng lại có một nan đề rất lớn. Chúng ta cần phải hiểu rằng Đức Chúa Trời thường sử dụng những thất bại, bịnh tật, và những nan đề riêng tư của con người làm một phương tiện để đưa họ xuống tới tận cùng của họ và tới một sự hiểu biết về Chúa cùng ơn cứu rỗi của Ngài (Thi thiên 119.67, 71, 73). Đức Chúa Trời sử dụng các nan đề trong cuộc sống để buộc chúng ta phải đối mặt với vấn đề sâu xa hơn, vấn đề tội lỗi, và nhu cần tới sự tha tội và ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ. Chương nầy minh hoạ cho điều đó. Na-a-man đi từ nan đề của mình đến giải pháp của Đức Chúa Trời, nó còn đơn giãn hơn sự chữa lành căn bịnh phung của người. Như chúng ta sẽ thấy, Na-a-man đã đạt tới mức nhìn biết Đức Chúa Trời chơn thật. Cho nên, với câu 2 và sau đó chúng ta sẽ nhìn thấy thể nào Đức Chúa Trời đã hành động trong các cách thức khác nhau, qua bịnh tật và qua con người để đem Na-a-man đến với Chúa. Trong những câu Kinh thánh nầy, chúng ta có những hình ảnh về cách thức Đức Chúa Trời đang giải cứu.
Đức tớ gái nhỏ trong một đất ngoại bang (5.2-3)
“Vả, có một vài toán dân Sy-ri đi ra bắt một đứa gái nhỏ của xứ Y-sơ-ra-ên làm phu tù, để hầu hạ vợ Na-a-man. Một ngày kia, nó nói với bà chủ mình rằng: Ôi! Chớ chi chúa tôi đi đến cùng ông tiên tri ở Sa-ma-ri! Người sẽ giải cứu chúa tôi khỏi bịnh phung”.
Ở đây chúng ta thấy thể nào Chúa luôn luôn có các sứ giả về Ngôi Lời của Ngài. Khi có một người mà tấm lòng họ đã được sửa soạn, Đức Chúa Trời luôn luôn có các sứ giả của Ngài. Ở đây, các sứ giả của Đức Chúa Trời bắt đầu với đứa gái nhỏ bị bắt làm phu tù. Thực vậy, bởi ân điển vô đối của Ngài, Đức Chúa Trời đã hành động qua các việc làm bất công của chính quân đội Na-a-man khi đem đứa gái nhỏ nô lệ nầy về chính quê hương của nó để trở thành công cụ của tình yêu Đức Chúa Trời.
Nhưng Đức Chúa Trời đang sử dụng loại sứ giả nào vậy? Ngài đang sử dụng những ai đang sẵn lòng – người nào nhìn biết và kính sợ Chúa. Ở đây là một đứa gái nhỏ, khiêm nhường, biết vâng phục, vô nghĩa đối với người ta, đang sống dưới tình trạng xấu số, nhưng với một thái độ lý trí thiên về Rôma 8.28; nó là một đứa gái đang sử dụng các nan đề của cuộc sống làm cơ hội hay là những cánh cửa rộng mở để làm chứng cho Đức Chúa Trời.
Mặc dù nhỏ, yếu đuối, và vô nghĩa, đứa gái nhỏ nầy vốn biết rõ Đức Giêhôva Toàn năng và đang tể trị vũ trụ, với Ngài có sự chữa lành. Nó bằng lòng chỉ cho nhiều người khác Đấng tối cao của vũ trụ, Đức GIÊHÔVA CỦA ISRAEL, chỉ một mình Ngài mới có thể chữa lành cho căn bịnh của Na-a-man.
Tại sao quí vị nghĩ Na-a-man sẽ nghe theo đứa gái nhỏ nầy? Rốt lại, đứa nô lệ nầy biết cái gì chứ? Cho phép tôi nói rằng ông ta đang nghe theo vì có lẽ đời sống của nó đã thốt ra nhiều quyển sách lắm! Đời sống của nó là một bằng chứng, và bằng chứng ấy cung ứng sự đáng tin cho lời nói của nó.
Hành trình của Na-a-man sang xứ Israel (5.4-7)
“Na-a-man đem các lời này thưa lại cho chúa mình, mà rằng: Đứa gái nhỏ ở xứ Y-sơ-ra-ên có nói thể nầy. Vua Sy-ri đáp: Hãy đi, ta sẽ gởi thơ cho vua Y-sơ-ra-ên. Vậy, Na-a-man đi, đem theo mình mười ta lâng bạc, sáu ngàn đồng vàng, và mười bộ áo. Người đem bức thơ dâng cho vua Y-sơ-ra-ên; thơ rằng: Khi thơ nầy đạt đến vua, kìa ta đã sai Na-a-man, đầy tớ ta đến cùng vua; vua tiếp được bức thơ nầy ấy để vua giải cứu bịnh phung cho người. Khi vua Y-sơ-ra-ên đọc thơ rồi, liền xé quần áo mình, và nói rằng: Ông ấy sai người đến cùng ta để ta chữa khỏi bịnh phung cho họ, ta há phải là Đức Chúa Trời, có quyền làm sống làm chết sao? Khá nên biết và xem thấy rằng người tìm dịp để nghịch cùng ta”.
Trong các câu 4-7, chúng ta có một hình ảnh sáng láng nói tới việc làm sao để nhận được ơn cứu rỗi. Ồ, mấy câu nầy thể nào đã tỏ ra các khuynh hướng và nhận thức tự nhiên của lý trí con người. Ở đây là một người rất đặc trưng, ông ta đã công nhận nhu cần của mình ở một mức độ nhất định, nhưng ông ta muốn có một phần trong sự chữa lành của mình. Ông ta trước tiên đã tin cậy vào quyền thế, địa vị, và sự giàu có. Thay vì suy gẫm các giới hạn của ân điển Đức Chúa Trời, tự nhiên ông ta đã nghĩ tới các giới hạn của sự ưu ái, tác dụng hay sức mạnh của quyền thế, sự giàu có, và những gì người ta có thể kiếm hay mua sắm được.
Thứ nhứt, trong câu 4, Na-a-man đến gặp vua cùng với những tin tức và xin được vua cho phép để đi qua xứ Israel. Nhà vua bằng lòng giúp đỡ, và điều đó rất tốt lành, nhưng ngay lập tức họ đã suy nghĩ tới các giới hạn về chính trị và tốn kém về tài chính (các câu 5-6). Họ tưởng họ có thể mua được những sự ưu ái của Đức Chúa Trời từ vị tiên tri của Đức Giêhôva qua nhà vua Israel. Vì vậy Na-a-man được phái đến gặp vua Israel thay vì gặp vị tiên tri của Đức Chúa Trời. Ông ta đem theo với mình một lượng lớn bạc, vàng và quần áo như một của dâng vậy. Điều nầy là một khuôn mẫu trong thời đó (và trong thời của chúng ta cũng vậy), thế nhưng đây không phải là khuôn mẫu của Đức Chúa Trời.
Cho nên với câu 7, chúng ta thấy phần đáp ứng của nhà vua Israel. Trước tiên, đây là phản ứng sai của nhà vua. Mặc dù ông có quyền hành, địa vị và sự giàu có, nhưng lại không giống với đứa gái nhỏ nô lệ kia, ông ta không có một bằng chứng nào hết. Thay vì ngay lập tức chỉ cho Na-a-man đi gặp Êlisê, là tiên tri của Đức Chúa Trời, ông đã bị tê liệt với sợ hãi; ông ta tỏ vẽ như mình mắc phải chứng hoang tưởng vậy. Ông tưởng rằng vua Aram đang tìm cớ gây ra một tai nạn và lý do để tấn công. Thay vì xem đây là một cơ hội để chứng tỏ quyền năng của Đức Giêhôva, ông chỉ nghĩ đến chính bản thân mình. Đúng là một sự ngược ngạo đối với đứa gái nhỏ nô lệ kia, nó biết nghĩ tới tha nhân thay vì nghĩ tới nỗi khổ của bản thân nó. Hãy để ý rằng nó đã suy nghĩ, giống như nhiều người đã suy nghĩ, rằng ông ta đang nhận lãnh những gì ông ta đáng phải chịu. Hoặc nó đã tìm cách trục lợi hầu đổi lấy sự tự do của mình.
Giống như vua Israel, chúng ta mau mắn đọc lấy những sự việc trong hoàn cảnh rồi trông mong sự tệ hại thay vì lấy các tình huống của cuộc sống làm cơ hội để hầu việc Chúa và nhìn xem Ngài hành động. Tại sao vậy? Vì chúng ta đã bị mù và bị tê liệt bởi lòng yêu mến bản ngã mình.
Nhưng hãy đợi một phút, có thể có một bài học cho chúng ta ở đây. Đây là bài học nói tới trách nhiệm, sự phục vụ và sự chịu khổ. Qua trách nhiệm của đứa gái nô lệ kia đối với chủ của mình, sự phục vụ của nó đối với vợ của ông ta, và sự chịu khổ của nó khi bị bắt ra khỏi nhà cửa và gia đình của nó, đứa gái nhỏ nầy đã học biết phải tin cậy nơi Chúa và rồi nghĩ tới tha nhân cùng mọi nhu cần của họ. Ở mặt kia, nhà vua đã không có một trách nhiệm gì với ai khác (một lỗi lầm nghiêm trọng). Hơn nữa, ông ta luôn luôn được nhiều người khác phục vụ và thất bại không nhìn thấy mình là một tôi tớ của nhiều người. Chỉ tưởng tới bản thân mình là một sản phẩm tự nhiên của loại sống xa hoa mà ông ta đã sống.
Nhưng từ quan điểm của Na-a-man, sự việc nầy là thế nào đối với ông ta? Nó đã phá tan phần tin tưởng của ông ta đặt vào các nguồn lực của con người. Với nguồn lực ấy, ông ta tưởng sẽ mua phương chữa lành cho mình với mọi giá. Ông ta đang giữ lấy cái túi, cái túi tiền nơi bàn tay cùi hủi của ông ta. Ông ta cần phải học biết, như hết thảy chúng ta đang học đây, chúng ta đừng bao giờ tin cậy nơi sự bất ổn của sự giàu có, hay quyền thế, hoặc địa vị, nhưng thay vì thế, chỉ tin cậy vào ân điển của Đức Chúa Trời và công việc của Con Ngài. Hãy so sánh Êphêsô 2.8-9; Tít 3.5; I Ti-mô-thê 6.17…; I Phierơ 1.17-21; và Khải huyền 3.17-18.
Tiền bạc, quyền thế và sự giàu có không thể cứu chúng ta được, chúng không thể biến chúng ta thành những nhân chứng thuộc linh có hiệu quả, hay xứng đáng với trách nhiệm, hoặc chức vụ lãnh đạo trong thân thể của Đức Chúa Jêsus Christ. Chỉ có ân điển của Đức Chúa Trời và các ân tứ cùng những phước hạnh của Ngài trong Đức Chúa Jêsus Christ mới có thể làm được điều đó mà thôi.
Lời mời của tiên tri Êlisê (5.8)
“Khi Ê-li-sê, người của Đức Chúa Trời, hay rằng vua Y-sơ-ra-ên có xé quần áo mình, thì sai nói với người rằng: Cớ sao vua xé quần áo mình? Na-a-man hãy đến tôi, ắt người sẽ biết rằng trong Y-sơ-ra-ên có tiên tri”.
Có phải điều nầy minh hoạ mối quan tâm đầy tình yêu thương của Đức Chúa Trời cho hạng tội nhân không? Một lần nữa, Đức Chúa Trời có các sứ giả của Ngài. Mặc dù có người sẽ thất bại với trách nhiệm và chức vụ của họ, Chúa đang quan phòng vào việc tìm kiếm linh hồn và đúng thì, Ngài sai phái một trong những sứ giả của Ngài với bất cứ điều chi là cần kíp để đưa người có lòng tìm kiếm đi những bước khác đến với Chúa và ơn cứu rỗi (đối chiếu Rôma 2.2-8).
Na-a-man tiêu biểu cho linh hồn đang tìm kiếm, một linh hồn đang cần đến Chúa. Hãy nhớ, Đức Chúa Trời đang sử dụng bịnh phung của ông ta như một phương tiện để đưa ông đến với một sự hiểu biết về Chúa. Mặt khác, Êlisê tiêu biểu cho Chúa. Và Êlisê, là đại biểu của Đức Chúa Trời, đã nói: “Na-a-man hãy đến tôi”, là lời nói mà Chúa muốn nói với từng người chưa được cứu. Vì Na-a-man đến để “biết rằng trong Isarel có tiên tri”, ông ta phải đến để biết rằng Đức Chúa Trời của Israel là Đức Chúa Trời chơn thật duy nhứt, và là nguồn hy vọng chơn thực duy nhứt trong cuộc sống (đối chiếu Giăng 7.17; Giêrêmi 29.13; Công vụ các Sứ đồ 17.27; Rôma 2.2-8; I Phierơ 3.9; Mathiơ 11.28; Khải huyền 3.20).
Những hành động và mạng lịnh của vị tiên tri (5.9-12)
“Vậy, Na-a-man đến với ngựa và xe dừng tại cửa nhà Ê-li-sê. Ê-li-sê sai một sứ giả nói với người rằng: Hãy đi tắm mình bảy lần dưới sông Giô-đanh, thịt ngươi tất sẽ trở nên lành, và ngươi sẽ được sạch. Nhưng Na-a-man nổi giận, vừa đi vừa nói rằng: Ta nghĩ rằng chính mình người sẽ đi ra đón ta, đứng gần đó mà cầu khẩn danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời của người, lấy tay đưa qua đưa lại trên chỗ bịnh và chữa lành kẻ phung. A-ba-na và Bạt-ba, hai sông ở Đa-mách, há chẳng tốt hơn các nước trong Y-sơ-ra-ên sao? Ta há chẳng tắm đó cho được sạch hay sao? Vậy, người trở đi và giận dữ”.
Trong mấy câu nầy, chúng ta có một hình ảnh nói tới tính cách đơn sơ của sự cứu rỗi và nói tới tính cần thiết của sự hạ mình xuống khi tìm kiếm Chúa.
Na-a-man đến gặp Êlisê (câu 9)
Đây là một bức tranh rất đặc sắc. Na-a-man đứng trên chiếc xe với những con ngựa tốt nhứt của mình, với vàng bạc và quần áo nhứt hạng đang ở trước ngôi nhà của vị tiên tri, có lẽ ngôi nhà nầy chẳng có nhằm nhò gì với các tiêu chuẩn của Na-a-man. Na-a-man là một con người rất tự phụ. Ông ta tự phụ với các thành tựu, tài năng, quyền thế, địa vị, và sự giàu có của ông ta. Ông ta cỡi xe ngựa đến với thái độ kiêu căng và suy nghĩ, chắc chắn vị tiên tri thấp hèn nầy của Israel sẽ ra đón ông ta, Na-a-man nhà chiến binh vĩ đại; và Êlisê sẽ vẫy tay mình trên khu vực có bịnh phung và ông ta sẽ được lành. Chúng ta thấy thái độ kiêu căng của ông ta đã được tỏ ra trong các câu 9, 11 và 12, nhưng đặc biệt trong thái độ giận dữ của ông ta khi được truyền cho phải ra sông Giô-đanh và tắm ở đó bảy lần.
Nhưng Na-a-man là ai chứ? Ông ta là một tội nhân và chỉ là một tạo vật của Đức Chúa Trời, ông ta rút tỉa hơi thở của mình từ hai cái lỗ nhỏ trên gương mặt của ông ta (Êsai 2.22). Thậm chí quyền thế, những chiến thắng mà ông ta tận hưởng, và các thành tựu của ông là do Chúa của vũ trụ đã ban cho ông ta (tầm quan trọng của câu 1). Kinh thánh dạy gì về thái độ kiêu ngạo của con người?
Đức Chúa Trời ghét “Con mắt kiêu ngạo” (Châm ngôn 6.17).
“Khi kiêu ngạo đến, sỉ nhục cũng đến nữa…” (Châm ngôn 11.2).
“Sự kiêu ngạo đi trước, sự bại hoại theo sau, và tánh tự cao đi trước sự sa ngã” (Châm ngôn 16.18).
“Sự kiêu ngạo của người sẽ làm hạ người xuống…” (Châm ngôn 29.23).
Na-a-man phải bị hạ xuống thấp; ông ta phải bị hạ nốc ao xuống khỏi con ngựa cao kều kia! (đối chiếu Áp-đia 3 và 4). Đức Chúa Trời không thể và sẽ không chúc phước cho chúng ta bao lâu chúng ta sống với sự kiêu ngạo đó.
Tại sao sự kiêu ngạo của một người hạ thấp người xuống? Gia-cơ cung ứng một phần giải đáp. Sau khi nói cho chúng ta biết về ân điển mà Đức Chúa Trời đang ban cho, ông cũng nhắc cho chúng ta nhớ rằng “Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho người khiêm nhường”. Vậy thì, ai sẽ kinh nghiệm ân điển của Đức Chúa Trời? Người có lòng khiêm nhường! Vậy Đức Chúa Trời sẽ giữ lại ân điển đối cùng ai? Kẻ kiêu ngạo! Ai là kẻ kiêu ngạo? Người nào đang sống khác biệt với chương trình của Đức Chúa Trời, là kẻ từ chối không phục theo chương trình của Đức Chúa Trời, là người đang ra sức vận dụng cuộc sống bằng mọi khả năng và chiến lược của họ.
Những hành động và mạng lịnh của Êlisê (câu 10)
Những gì vị tiên tri làm trong phân đoạn nầy dường như quá khiếm nhã; thực vậy, ông sẽ bị chỉ trích, phê phán kịch liệt bởi nhiều thuộc viên trong Hội thánh ngày nay và sửa đổi xã hội chúng ta về mặt chính trị. Những hành động của ông bị coi là không có tình cảm, khiếm nhã, và kiêu căng. Nhưng những gì Êlisê đã làm thực sự là một hành động phát xuất từ lòng yêu thương. Đây là một phương tiện chỉ cho Na-a-man thấy sự kiêu ngạo của ông ta, vì vậy ông ta có thể nhận lãnh ân điển của Đức Chúa Trời và bắt đầu xem trọng chính mình Đức Chúa Trời.
Chắc chắn Na-a-man đã phản ứng và đã khịt mũi. Nhưng hãy chú ý rằng Êlisê đã không chạy theo ông ta; ông chỉ chuyển vấn đề sang cho quyền tể trị của Đức Chúa Trời là Đấng khi ấy đã hành động qua đời sống của người khác hầu đưa Na-a-man trở lại với ý thức của ông ta. Bao lâu Na-a-man còn kiêu ngạo, ông ta sẽ không bao giờ vâng theo Chúa với niềm tin hay đức tin khiêm nhường được.
Tính tự cao của bản ngã và cái tôi tự đại của con người là khuôn mẫu của tấm lòng chưa được tái sanh và thậm chí của lý trí theo xác thịt của người được tái sanh nữa. Thật là khó công nhận chúng ta là ai, là những tạo vật, và phải phục theo chương trình của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải để cho Đức Chúa Trời làm Đức Chúa Trời!
Những phản ứng của Na-a-man (các câu 11-12)
Thứ nhứt, chúng ta hãy để ý xem Na-a-man đã nói gì khi ông bỏ đi trong giận dữ ở câu 11, “Ta nghĩ rằng…”. Đúng là câu Kinh thánh thoắt đến trong lý trí của quí vị ở đây, có phải không? “Có một con đường coi dường chánh đáng cho loài người, nhưng đến cuối cùng nó thành ra nẻo sự chết” (Châm ngôn 14.12). Irving Jensen nói như vầy: “Gã phung, con người đang chết nầy vốn có sự kiêu ngạo nghĩ ra trong lý trí hắn chương trình hắn muốn sự chữa lành của hắn phải thật là ấn tượng”.
Nhưng không chỉ có như vậy đâu. Na-a-man đã xem khinh giải pháp và chương trình của Đức Chúa Trời. Đối với hắn những gì của Đức Chúa Trời là kém cõi và dại dột. Hắn đã suy nghĩ, tại sao ta phải xuống tắm nơi sông Giô-đanh bùn sình trong xứ Israel, khi ta đang có những dòng nước trong trẻo ở Đa-mách? Đúng là ý tưởng quá vô lý! Hãy chú ý lối lý luận của con người ở đây. Hàm ý là: nếu một phương chữa lành đến qua việc đi tắm trong một con sông, vậy thì ta có nhiều con sông đẹp hơn ta có thể tự mình tắm trong đó.
Nhưng hãy đọc lời bình của Phaolô về sự khôn ngoan và các giải pháp của con người khi sánh với sự khôn ngoan và chương trình của Đức Chúa Trời trên thập tự giá của Đấng Christ ở I Cô-rinh-tô 1.20-31 xem. Những tiêu chuẩn và ý tưởng của trần gian về sự cứu rỗi có nhiều hợp lý khi sánh với những gì của Đức Chúa Trời dường như rất dại dột và quá đơn sơ!?! “Hãy đi tắm mình bảy lần dưới sông Giô-đanh . . . và ngươi sẽ được sạch”. Một việc quá đơn giãn phải làm theo, chắc chắn thế, nhưng Na-a-man đã chống lại. Và Kinh thánh dạy: “Hãy tin Đức Chúa Jêsus Christ thì ngươi sẽ được cứu” (Công vụ các Sứ đồ 16.31). Nhưng đức tin đơn sơ không phải đơn giãn như vậy đâu; con người đang chống lại. Mỉa mai thay, Na-a-man lại “bằng lòng trả bất cứ giá nào, bằng lòng làm bất cứ một việc lớn lao nào có ấn tượng, thực hiện bất cứ một chuyến hành hương nào, dầu kham khổ bao nhiêu, nhưng ông ta không bằng lòng vâng theo một mạng lịnh quá đơn giãn ‘hãy đi tắm ngươi sẽ được sạch’”.
Đâu là vấn đề ở chỗ nầy? Việc đi tắm sao? Không. Đi tắm sẽ chữa lành cho ông ta chăng? Không. Đây là sự vâng phục của đức tin. Đây là đức tin cá nhân nơi mạng lịnh của vị tiên tri chớ không phải là bằng chứng của đức tin, việc đi tắm của ông ta đã chữa lành cho ông ta. Đây là đức tin đơn sơ nơi Lời của Đức Chúa Trời vốn là gốc rễ. Đi tắm chỉ là bông trái, là kết quả mà thôi.
Cũng một thể ấy cho hôm nay, nhiều người đã được cứu một cách đơn giãn bởi sự vâng phục của đức tin, bởi việc tin theo Đức Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa của mình riêng. Sự vâng phục Đức Chúa Trời đòi hỏi là sự vâng phục của đức tin nơi Đấng Christ. Vì vậy Công vụ các Sứ đồ 6.7; Rôma 1.5 và 16.26; I Giăng 3.23 (ở đây “tin” là gốc rễ và “yêu thương” là bông trái).
Con người sống rất cố ý. Bởi bản ngã, lý luận, kinh nghiệm và ham muốn của riêng mình, con người muốn mọi sự theo đường lối riêng của mình; con người muốn được cứu theo cách của mình; con người muốn sống thuộc linh theo cách của mình; con người muốn Hội thánh phải vận hành theo chiều hướng của mình, và bản danh sách nầy còn dài lắm. Nhưng con người phải đầu phục với sự hạ mình theo các chương trình khôn ngoan của Đức Chúa Trời hoặc sẽ chẳng có sự cứu rỗi chi hết, chẳng có một sự vui mừng và bông trái thực sự nào cả, không có một sự giải cứu nào hết.
Jensen nói.
Câu 12 chỉ ra rằng trong tấm lòng của Na-a-man là một sự phấn đấu đang diễn ra giữa đức tin ở mặt nầy và sự vô tín ở mặt kia. Đây là thời điểm rất quan trọng cho Na-a-man, và Satan đang ra sức khó nhọc lắm để đạt lấy chiến thắng, như hắn thực thi với từng người ở điểm phải đưa ra quyết định quan trọng. Satan trước tiên đã xuất hiện với sự lý luận của Na-a-man. “Hãy xem phương cách chữa chạy nầy vô lý là dường nào! Nếu tắm là cách chữa chạy dành cho bịnh phung, có những dòng sông tốt hơn sông Giô-đanh nầy để tắm trong đó”. Ông lý luận: “Có phải A-ba-na và Bạt-ba, hai con sông ở thành Đa-mách, chẳng tốt hơn tất cả những dòng nước của Israel không?”
Satan cũng có mặt nơi sự kiêu ngạo của Na-a-man, và đã chỉ ra đường lối trong đó ông đã được chữa chạy. Na-a-man, một nhân vật rất quan trọng, đã đến để đưa ra một yêu cầu của nhà vua và dâng mọi thứ cho các buổi thờ phượng. Thứ nhứt, ông ta được sai đến với chỗ ở thấp hèn của một vị tiên tri, là người thậm chí cũng không ra đón ông, và rồi khi ông được sai đi theo cách nầy, không có bất kỳ một sự chứng tỏ hay lưu ý nào hết, ông phải tắm trên vũng bùn sình của sông Giô-đanh! Vì vậy ông muốn quay trở về lại, và sự thể cho thấy dường như là Stan đã thắng trận vậy.
Phần ứng dụng
Đâu là một vài bài học chính chúng ta thu lượm được từ câu chuyện nầy?
(1) Đức Chúa Trời thường xuyên hành động để dẫn người ta đến với chính mình Ngài, bất luận tình trạng của họ có tối tăm dường nào.
(2) Đức Chúa Trời sử dụng bất kỳ một tín đồ nào biết vâng phục, bất luận người ấy tầm thường hay vô nghĩa dường bao. Bằng cách nào? Vì cớ Đức Chúa Trời toàn năng là Đấng đang ngự ở bên trong chúng ta. Điều nầy làm cho chúng ta có ý nghĩa trong vai trò công cụ sự sáng của Ngài.
(3) Ân điển của Đức Chúa Trời không thể mua bằng vàng, bạc, quyền thế hay địa vị. Chúng ta phải nhơn đức tin đến với Đức Chúa Trời và tin theo sự mặc khải của Ngài trong Kinh thánh.
(4) Thực vậy, quyền thế và địa vị, vàng và bạc, có thể trở thành mối ngăn trở cho việc đến với Đấng Christ, cũng như ngăn trở cho sự phục vụ có hiệu quả.
(5) Hai trong những mối ngăn trở quan trọng nhất cho việc kinh nghiệm ơn phước của Đức Chúa Trời đối với người tin và không tin Chúa cũng như nhau là: (a) thái độ kiêu ngạo của chúng ta – Na-a-man gần như hư mất vì thái độ kiêu căng của ông ta, và (b) lý luận của chúng ta – Na-a-man gần như hư mất vì lối suy tưởng của ông ta đi ngược lại với Kinh thánh.
Mọi sự tưởng chừng như sắp bị hư mất, dường như Satan đã chiến thắng và Na-a-man sẽ bỏ đi không được chữa lành và không có sự hiểu biết về ơn cứu rỗi của Đức Giêhôva. Nhưng có một việc đã xảy ra. Trong phần sau đây, một phần khác của bức tranh nói tới phương thức Đức Chúa Trời giải cứu.
Sự khuyên lơn của tôi tớ Na-a-man (5.13)
“Những tôi tớ đến gần người, mà thưa rằng: Cha ơi, nếu tiên tri có truyền cho cha một việc khó, cha há chẳng làm sao? Phương chi rày người bảo cha rằng: "Hãy tắm, thì được sạch".
Câu nầy cung ứng cho chúng ta một hình ảnh nói tới giá trị của sự chăm lo đầy tình yêu thương và nói tới tầm quan trọng của những lời nói phải thì đúng thời điểm cho người chưa được cứu (đối chiếu Châm ngôn 15.23, 28-29, 31; 16.21, 23). Thứ nhứt, mặc dù chúng ta cần phải cầu nguyện xin Chúa của mùa gặt đưa nhân công vào trong đồng lúa, mấy câu nầy cho thấy thể nào Đức Chúa Trời không cứ cách nào đó tìm kiếm các đại biểu sống cho các mục đích của Ngài. Có lẽ các tôi tớ nầy bản thân họ là những người tin theo Đức Giêhôva của Israel và biết rõ quyền phép của Chúa, nhưng có lẽ không biết. Nhưng sự thực cho thấy rằng họ là tùy tùng của Na-a-man, chúng ta chẳng biết gì về họ hết. Họ vẫn có mưu luận khôn khéo cho vị Tướng lãnh nầy.
Tuy nhiên, điều nầy cũng minh hoạ tầm quan trọng của sự khuyên bảo khôn khéo và đúng thì cần có trong lãnh vực cá nhân chứng đạo. Hãy chú ý những điểm sau đây về sự khôn ngoan trong giải đáp của họ, một câu trả lời của lưỡi giống như một lời nói phải thì với sự ngọt ngào trong giọng nói, lại có sự thành thật và dạn dĩ đầy khích lệ nữa.
(1) Họ rất là nhã nhặn. Họ đã gọi Na-a-man là “cha ơi”, họ đã tỏ ra lòng kính trọng và sự thuận phục. Họ đã chọn lọc lời lẽ rất cẩn thận để họ khuyên Na-a-man và giúp đỡ cho ông ta.
(2) Họ đã nói từ những gì họ đã biết về ông ta. Ông ta rất kiêu căng can đảm; họ vốn biết rõ ông rất sẵn lòng làm theo một việc lớn.
Thế nhưng, đặc biệt là ở đây, sự kiêu căng của Na-a-man và lối lý luận của cá nhân ông ta đã giữ Na-a-man trong chỗ không được chữa lành. Cho nên, bốn người tôi tớ vốn có lòng quan tâm đã tìm ngay một phương thức tỏ ra cho Na-a-man thấy rằng ấy không phải sự cao trọng của ông ta, bởi đó mà ông ta sẽ được chữa lành đâu, mà là bởi sự cả thể của Đức Chúa Trời của Israel. Họ có thể nhìn thấy từ trạng thái hạ mình và nhận định của họ rằng điều nầy đã được ấn định để tỏ ra quyền phép của Đức Chúa Trời của Israel. Cho nên, ông ta không nên bỏ qua lời dạy đơn sơ của vị tiên tri.
Sau cùng, mạng lịnh đơn sơ nầy minh hoạ rất đẹp đẽ tính cách đơn giãn của sứ điệp Tin lành trong Chúa Jêsus – ơn cứu rỗi ấy là bởi đức tin nơi một mình Đấng Christ (Êphêsô 2.8-10). Lời mời gọi của Tin lành là “hãy đến, mua mà ăn, không cần tiền, không đòi giá . . .” (Êsai 55.1). Và quí vị mua mà ăn bằng cách nào? Bằng đức tin. Con đường của đức tin là con đường hạ mình và từ khước bản ngã, khả năng của con người, hoặc những việc làm tôn giáo, khi ấy hãy ném mình trên ân điển của Đức Chúa Trời (Khải huyền 21.6; 22.1; Rôma 4.1-5; Êphêsô 2.8-9; Tít 3.4-5). Đức tin là một việc chúng ta có thể làm mà không phải làm một việc gì khác. Đức tin là sự công nhận khả năng của Đức Chúa Trời và sự từ khước những gì thuộc về chúng ta. Tất nhiên, có những người đọc phân đoạn Kinh thánh nầy rồi sử dụng nó để nói tới sự tái sanh của phép báptêm, nhưng phần loại suy của Kinh thánh và nhiều phân đoạn khác dạy chúng ta biết rằng phép báptêm bằng nước, là phép báp têm rất quan trọng, không cứu chúng ta được. Nếu đấy là sự thực, phép báptêm bằng nước sẽ là một phần trong sứ điệp Tin lành, nhưng sứ đồ Phaolô từ chối ý niệm đó trong I Cô-rinh-tô 1.14-17.
“Tôi tạ ơn Đức Chúa Trời, vì ngoài Cơ-rít-bu và Gai-út, tôi chưa từng làm phép báp tem cho ai trong anh em, hầu cho chẳng ai nói rằng anh em đã nhân danh tôi mà chịu phép báp tem. Tôi cũng đã làm phép báp tem cho người nhà Sê-pha-na; ngoài nhà đó, tôi chẳng biết mình đã làm phép báp tem cho ai nữa. Thật vậy, Đấng Christ đã sai tôi, chẳng phải để làm phép báp-tem đâu, nhưng để rao giảng Tin Lành, và chẳng dùng sự khôn khéo mà giảng, kẻo thập tự giá của Đấng Christ ra vô ích” (phần nhấn mạnh là của tôi).
Sự thanh sạch của Na-a-man (5.14)
“Người bèn xuống sông Giô-đanh, và tắm mình bảy lần, theo như lời truyền của người Đức Chúa Trời. Người liền được sạch, và thịt người trở nên như trước, giống như thịt của một đứa con nít nhỏ”.
Sự thanh sạch tức thì cho thấy bản chất trọn vẹn và có liền của ơn cứu rỗi. Chúng ta chú ý, ông đã được sạch “theo Ngôi Lời”. Ơn cứu rỗi luôn luôn có và chỉ tùy theo Ngôi Lời, và không bao giờ tùy theo các cảm xúc hay tình cảm hoặc lý luận của con người chúng ta (đối chiếu Rôma 16.25-26). Ông đã được sạch ngay tức khắc và trọn vẹn đến nỗi thịt của ông trở lại giống như thịt của một đứa trẻ, không những ở thịt của ông, mà cả tấm lòng của ông nữa. Ông đã trở thành một người mới bởi đức tin nơi Chúa của tiên tri Êlisê.
Thái độ biết ơn và đáp ứng của Na-a-man (5.15-16)
“Na-a-man với hết thảy người đi theo, bèn trở lại cùng người của Đức Chúa Trời; người đến đứng trước mặt Ê-li-sê, mà nói rằng: Bây giờ, tôi nhìn biết rằng trên khắp thế gian chẳng có chúa nào khác hơn Đức Chúa Trời trong Y-sơ-ra-ên. Ấy vậy, tôi xin ông nhậm lễ vật của kẻ tôi tớ ông. Nhưng Ê-li-sê đáp rằng: Ta chỉ Đức Giê-hô-va hằng sống, là Đấng ta phục sự mà thề rằng ta chẳng nhậm gì hết. Na-a-man ép nài Ê-li-sê nhậm lấy, nhưng người từ chối”.
Mấy câu nầy cung ứng cho chúng ta với một hình ảnh nói tới bông trái đầu tiên của ơn cứu rỗi. Thứ nhứt, ông ta đã xưng tội và công nhận đức tin mình đặt nơi Đức Giêhôva (câu 15). Từ một tấm lòng biết ơn, ông muốn dâng một món quà cho Êlisê để bày tỏ sự tán thưởng những gì Đức Chúa Trời đã làm.
Tuy nhiên, Êlisê đã từ chối rất cẩn thận và rất khôn khéo. Tại sao chứ? Êlisê đã nhận giúp đỡ từ người đờn bà Su-nem và chồng của bà ta, và Kinh thánh dạy thật là phải lẽ cho người nào được truyền dạy Ngôi Lời cho phải chia sẻ mọi vật tốt cho người dạy mình (Galati 6.6). Thế tại sao ông lại từ chối không nhận một món quà từ Na-a-man? Vì đã có nhiều vấn đề mang hàm ý khác khi nhận một món quà vào thời điểm nầy. Ông muốn Na-a-man cùng tất cả những người đã quan sát nhìn biết ông là một tôi tớ của Đức Giêhôva, chớ không phải là những thầy tế lễ tà giáo tham lam đang hầu việc thần Ba-anh. Ông cũng muốn họ phải hiểu rằng ơn cứu rỗi và mọi ơn phước của Đức Chúa Trời đều miễn phí, họ không thể mua cũng không kiếm đâu được (Khải huyền 21.6; 22.1; Rôma 4.1-5; Êphêsô 2.8-9; Tít 3.4-5). Êlisê đã từ chối không nhận bất cứ thứ gì e ông lấy danh Đức Chúa Trời và ân điển của Ngài mà thoả hiệp chăng!?! (đối chiếu I Têsalônica 1.5; 2.5; II Têsalônica 3.7-8 với Phi-líp 4.15-17).
Mối quan tâm của Na-a-man về sự thờ lạy của chủ mình (5.17-19)
“Na-a-man bèn tiếp rằng: Tuy chẳng nhậm lấy, tôi xin ông cho phép người ta ban cho kẻ tôi tớ ông đủ đất bằng hai con la chở nổi vì từ rày về sau, kẻ tôi tớ ông chẳng muốn dâng của lễ thiêu hay là tế lễ chi cho thần nào khác hơn là Đức Giê-hô-va. Song, nguyện Đức Giê-hô-va tha thứ cho kẻ tôi tớ ông điều này: Mỗi khi chủ tôi vào trong đền thờ Rim-môn đặng thờ lạy, thì chống trên cánh tay tôi, nên tôi cũng phải quì lạy trong đền thờ Rim-môn. Vậy, khi tôi quì lạy trong đền thờ Rim-môn, nguyện Đức Giê-hô-va tha thứ điều đó cho kẻ tôi tớ ông. Ê-li-sê đáp với người rằng: Hãy đi bình yên. Khi Na-a-man đã lìa khỏi Ê-li-sê, đi cách xa xa”.
Điều nầy chắc chắn chỉ ra loại quan tâm mà dân sự Đức Chúa Trời sẽ xem xét về sự thờ phượng, sự làm chứng của họ cùng vẽ bề ngoài gian ác. Na-a-man vốn biết rõ ông phải trở về với môi trường cũ của mình và sống ở giữa sự thờ lạy hình tượng và điều ác. Ông lại lo rằng ông phải có một phương tiện thờ phượng thích ứng vì ông không thể thờ phượng trong nhà của Rim-môn được nữa. Ông sẽ không thoả hiệp với Đức Giêhôva. Ông cần một chỗ và một phương tiện cho sự thờ phượng, vì vậy ông xin phép (hãy chú ý sự thay đổi đột ngột trong thái độ) để lấy đất đủ cho hai con la chở đặng đem về quê nhà. Lý do chẳng có gì đặc biệt, chỉ là hàm ý thôi. Có người tin ông lấy đất ấy về dựng lên thành một bàn thờ cho Đức Giêhôva để tưởng nhớ hay để làm chứng cho Đức Chúa Trời của Israel tại chính quê hương mình. Trên chính bàn thờ nầy ông có thể dâng của tế lễ như một bằng chứng cho quyết định của ông sẽ quên đi hết các thần khác.
Một đề nghị khác cho rằng: “Na-a-man đã cầu xin Êlisê trong trường hợp đất Israel do hai con la chở, ông sẽ đem về xứ Syria hầu cho khi nào hoàn cảnh buộc ông phải cúi mình xuống về mặt nghi thức trước các thần của người Aram cùng với vua của mình, trong thực tế ông đang đặt hai đầu hối của mình ở trên đất của Đức Chúa Trời chơn thật của Israel.” Na-a-man rất lo về việc Đức Chúa Trời sẽ nghĩ gì về sự hiện diện của ông trong nhà của Rim-môn.
Đáp ứng duy nhứt của Êlisê là: “Hãy đi bình yên”. Điều nầy hàm ý sự bảo đảm của Êlisê rằng Đức Chúa Trời vốn hiểu rõ điều ấy. Vấn đề là thái độ và tấm lòng của Na-a-man. Có lẽ điều nầy minh hoạ cho nguyên tắc phân rẽ đối với sự cách ly. Những tín đồ cần phải xâm nhập vào thế gian vì cớ Chúa. Như Chúa đã nói, chúng ta cần phải sống trong thế gian, nhưng không thuộc về thế gian (Giăng 17.15-17).
Cho nên, Na-a-man biết rõ ông ta phải quay trở lại với thế gian rồi đối mặt với điều ác trong thời buổi ấy. Đó là trách nhiệm của ông ta, nhưng ông ta biết rõ ông ta cần được củng cố qua sự thờ phượng thật Đức Chúa Trời chơn thật nếu ông muốn trở thành một chứng nhân có hiệu quả
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét