Bài 15
Lưỡi Rìu Bị Mất
(II Các Vua 6.1-7)
“Các môn đồ của những tiên tri nói với Ê-li-sê rằng: Nơi chúng tôi ở trước mặt thầy là hẹp quá cho chúng tôi. Xin để chúng tôi đi đến Giô-đanh, ai nấy sẽ đốn một cây đòn tay, rồi tại đó cất một nơi ở cho chúng tôi. Ê-li-sê đáp. Hãy đi. Một người tiếp rằng; Tôi xin thầy hãy đi cùng các tôi tớ thầy. Người đáp. Ta sẽ đi. Vậy, người đi với họ. Đến Giô-đanh, họ khởi đốn cây. Nhưng có một người đang đốn cây, cái lưỡi rìu văng xuống nước, người la lên rằng: Ớ chúa tôi! than ôi! tôi có mượn nó! Người của Đức Chúa Trời hỏi rằng: Nó rớt ở đâu? Người chỉ chỗ cho. Ê-li-sê bèn chặt một khúc cây quăng xuống tại chỗ đó, làm cho lưỡi rìu nổi lên, và biểu người ấy rằng. Hãy lấy nó đi. Người ấy bèn giơ tay ra và lấy nó”.
PHẦN GIỚI THIỆU.
Các chương 6 đến 8 tiếp tục câu chuyện nói tới chức vụ của Êlisê ở giữa những thời kỳ đồi bại và lộn xộn trong xứ. Chương 6 chia thành hai phần chính. Thứ nhứt, nó tiếp thục phần tường thuật về các công việc lạ lùng của Êlisê. (a) Ông làm cho sắt nổi lên (các câu 1-7), (b) ông vạch trần những âm mưu kín đáo của vua xứ Syria cho vua Israel nghe (các câu 8-12), và (c) ông tự giải phóng mình ra khỏi tay của những kẻ được phái đến để bắt ông (các câu 13-23). Thứ hai, nó ghi lại cuộc bao vây xứ Samari bởi quân Syria và nỗi khổ kinh khiếp của thành phố đã được rút lại (các câu 24-33). Sự khuây khoả của xứ hình thành sự kỳ diệu khác đã được tạo ra qua lời nói của Êlisê, một sự thành tựu đã được ghi lại trong chương kế đó. Êlisê được xem là một nguồn phước lớn đến từ Đức Chúa Trời cho cả hai: dân sự của Đức Chúa Trời và xứ sở.
Khi chúng ta tiếp tục phần nghiên cứu của mình, chúng ta phải nhớ rằng những câu chuyện lịch sử nầy nói về Israel không những là có thực, mà còn là một phần tường trình sự Đức Chúa Trời hà hơi, chúng cũng thích ứng với lẽ đạo hay sự dạy dỗ, để quở trách hay phơi bày, để chỉnh sửa hay phục hồi và để dạy dỗ trong sự công bình, để dân sự của Đức Chúa Trời được sắm sửa, được trang bị cho từng việc lành trong một thế giới đầy đau khổ (II Ti-mô-thê 3.16-17). Điều nầy có ý nói những câu chuyện minh hoạ cho những lẽ thật đời đời rất thích đáng cho hôm nay hay bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử.
Trong khi Đức Chúa Trời đã thay đổi phương thức Ngài hành động trong lịch sử nhân loại từ nền kinh tế nầy sang nền kinh tế khác, chắc chắn các nguyên tắc thuộc linh không bao giờ thay đổi, nhưng còn lại đời đời khi họ nói tới bổn tánh của Đức Chúa Trời, sự quan tâm, sự khôn ngoan, và nhu cần của con người bởi đức tin phải bước đi trong sự công bình, trong tình yêu thương và trong sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời. Với nhận định đó, chúng ta hãy bắt đầu xem xét tình trạng và đặc điểm của trường tiên tri, họ đang phát triển với số đông trong thời buổi bội đạo nầy qua chức vụ của Êlisê.
Tình trạng và đặc điểm của con trai của các vị tiên tri
Thứ nhứt, chúng ta đừng quên rằng câu chuyện nầy đứng đối chiếu với truyện tích nói tới Ghê-ha-xi. Khi đối chiếu với xu hướng thiên về với vật chất, tình trạng bất trung, và sự giả hình của Ghê-ha-xi, chúng ta được cung ứng cho một bức tranh nói tới cả một ngôi trường của những người trung tín, biết hy sinh, và tận tụy đối với sự truyền bá Lời của Đức Chúa Trời bằng cách làm việc hướng tới những khu vực rộng lớn hơn để cung ứng cho số đông đang phát triển của họ. Giữa vòng dân sự của Đức Chúa Trời, thường có một số người giống như Ghê-ha-xi, nhưng chúng ta không bao giờ để cho điều nầy làm cho chúng ta phải ngã lòng hay khiến cho chúng ta phải đem lòng hồ nghi, vì nếu chúng ta chịu nhìn quanh chúng ta có thể tìm được những người sống rất trung tín. Nhu cần của chúng ta, như Chúa khuyên bảo chúng ta, là phải cầu nguyện với Chúa của mùa gặt sai phái những người nầy vào trong đồng ruộng (Luca 10.2). Hoặc như trong thời của Êli – đem họ ra khỏi những hang động.
Thứ hai, chúng ta thấy rằng Êlisê và ngôi trường tiên tri của Đức Chúa Trời đang phát triển. Như trong chức vụ của Chúa chúng ta và các môn đồ đã đi theo Ngài, mục đích của chức vụ truyền giáo và các phép lạ của cả Êli và Êlisê là xác quyết thẩm quyền của sứ giả, là người thực sự mang lấy sứ điệp của Đức Chúa Trời. Mặc dù các phép lạ đã chứng tỏ tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho dân sự của Ngài, mục đích chính là chứng tỏ sự hư không của Ba-anh và bất cứ phương thức sống nào tách ra khỏi Chúa. Đức Chúa Trời đã cảnh cáo họ rất sớm sủa về điều nầy trong sách Phục truyền luật lệ ký với những lời hứa phước hạnh về sự vâng lời và sự rủa sả dành cho sự bất tuân. Hãy chú ý những điều Samuên đã nói trong I Samuên 12:
Sa-mu-ên đáp cùng dân sự rằng: Chớ sợ chi. Thật các ngươi có làm mọi điều gian ác nầy; song chớ xây bỏ Đức Giê-hô-va, phải hết lòng phục sự Ngài chớ lìa bỏ Ngài đặng đi theo những hình tượng hư không, chẳng có ích chi, cũng không biết cứu; vì hình tượng chỉ là hư không mà thôi” (phần nhấn mạnh là của tôi).
Đây là những người đang khao khát muốn nhận biết Đức Giêhôva và được Ngài đại dụng. Tôi được nhắc nhớ về những gì Đức Chúa Trời đã làm cho Saulơ ở phần đầu chức vụ của ông trong vai trò làm vua trước khi ông hành động trong sự loạn nghịch tự ý. Chúng ta đọc ở I Samuên 10.26: “Sau-lơ cũng về nhà mình tại Ghi-bê-a, có những người dõng sĩ chịu Đức Chúa Trời cảm động lòng đều đi theo người”. Trong I Sử ký 12.22, Kinh thánh cho chúng ta biết về những người “Hằng ngày đến cùng Đa-vít đặng giúp đỡ người, cho đến khi thành đội quân lớn, như đội quân của Đức Chúa Trời”. Sau đó, trong câu 32, chúng ta đọc: “Về con cháu Y-sa-ca, có những kẻ hiểu biết thì giờ, và việc dân Y-sơ-ra-ên nên làm,…”. Không nghi ngờ chi nữa, các vị tiên tri nầy là những người tấm lòng của họ Đức Chúa Trời đã chạm đến, nhưng họ cũng là những người vốn có một sự hiểu biết về những điều Israel cần và nên làm – trở thành những sứ giả thực hiệu quả của Ngôi Lời.
Ngôi trường nầy được nói tới có thể là ngôi trường ở tại Ghinh-ganh, vì Êlisê đã sống ở đó (4.38), và nó nằm gần sông Giô-đanh; và, có lẽ, bất cứ đâu Êlisê cư ngụ thì có nhiều con trai của các vị tiên tri vây quanh ông tận dụng cơ hội để nghe những lời dạy, mưu luận, và lời cầu nguyện của ông. Ai nấy đều muốn ở gần ông. Người nào sắp trở thành giáo sư phải tận dụng những cơ hội tốt nhứt cho việc học hỏi.
Ngôi trường gần như nằm ở tại Giê-ri-cô (xem 2.4…).
Thứ ba, Kinh thánh cho chúng ta biết rằng các tiên tri đến nói với Êlisê: “Nơi chúng tôi ở trước mặt thầy là hẹp quá cho chúng tôi” (câu 1). Với sự phát triển chúng ta luôn luôn kinh nghiệm nhiều vấn đề hơn, đặc biệt là nhu cầu chỗ ở và tài nguyên để tiếp tục phát triển việc đi ra, dạy dỗ, và gây dựng dân sự trong Chúa. Phát triển luôn luôn là sự khích lệ và là một điều đáng ao ước trong công tác truyền giáo. Đó có thể là dấu hiệu của một Hội thánh mạnh mẽ về mặt thuộc linh, nhưng trong xã hội tiêu thụ của chúng ta sự phát triển ấy thường nương vào các chiến lược của Đại lộ Madison để phát triển, chúng ta phải coi chừng chống lại sự đánh giá thành công hay công việc của Đức Chúa Trời bằng những danh hiệu, huy hiệu và nở mũi.
Năng lực và giá trị của bất cứ ngôi trường hay nhà thờ nào không bao giờ là phương pháp hay tiện nghi hoặc huy hiệu (các nguồn tài chánh) hay danh hiệu (ai thuộc về nhà thờ của chúng ta). Cái đáng kể đối với Chúa chính là sứ điệp được đem công bố và sự thay đổi theo Kinh thánh đã diễn ra nơi bổn tánh của dân sự khi được đánh giá bởi Lời của Đức Chúa Trời, chỉ số so sánh của chúng ta dành cho đức tin và việc làm. Bill Hull viết:
Phần đánh giá quá thông thường về sự lớn lao là số người đến nhóm lại đặng thờ phượng. Nếu có 3.000 người nhóm lại, có người sẽ xét nét như sau: “đây là Hội thánh lớn”. Khi đánh giá sự lớn lao theo cách nầy có hai nhược điểm quan trọng. Thứ nhứt, bản thân những con số không chỉ ra sự lớn lao. Nhiều nhóm lớn có thể nhóm lại để dự bất cứ sự cố nào, tỉ như treo cổ tội phạm, những cuộc bạo loạn, hay họp đảng phái chẳng hạn. Sự quan sát chính xác hơn về một Hội thánh lớn nhóm lại sẽ là “số người nhóm lại ở đây chỉ ra rằng những người đang lãnh đạo Hội thánh – Mục sư và cấp lãnh đạo âm nhạc – phải thật là hạng người có tài năng rất cao”. Đây có thể là sự xét đoán tốt và chung chung.
Nhược điểm thứ hai của một sự đánh giá cụ thể như thế, ấy là quí vị đã đưa ra câu hỏi không đúng. “Có bao nhiêu người hiện diện?” Câu hỏi đúng phải là: “Những người nầy trông như thế nào?” Họ thuộc loại gia đình nào, có phải họ lương thiện trong công việc làm ăn, có phải họ được đào tạo để làm chứng đạo, có phải họ biết rõ Kinh thánh, có phải họ rất giỏi ở nơi làm việc của họ, sắc sảo với người lân cận của họ, hay đến với bạn bè và bạn cùng làm việc vì cớ Đấng Christ …?
Thứ tư, cách tiếp cận giải quyết vấn đề nơi ở của họ cho chúng ta thấy ít nhiều về bổn tánh của những người nầy, điều nầy cũng nói lên chất lượng và bản chất cao trong sự đào tạo của họ. Mặc dù do nguồn tài chính không có nhiều (mất lưỡi rìu đã mượn của người ta), họ đã cần cù làm việc và rất chịu khó làm việc. Việc họ thiếu nguồn tài chánh đã không ngăn được họ. Mỗi người bằng lòng làm phần của mình để giúp làm thoả mãn nhu cầu. Tuy nhiên, không nghi ngờ chi nữa, họ đang yên nghỉ trong các nguồn tiếp trợ mà Đức Chúa Trời đã cung ứng cho. “Cho nên không phải nhìn vào khó khăn làm ngăn trở hành động, mà là thất bại không nhìn thấy các nguồn tiếp trợ đấy thôi”. Họ không trông mong ai khác đến làm việc đó cho họ. Hơn nữa, sự khiêm nhường của họ được thấy trong công việc đó, mọi vật liệu họ đang tìm kiếm để xây dựng đều rất đơn sơ và mộc mạc. Họ không trông mong hay suy nghĩ họ cần một đền đài nguy nga. Họ chỉ cần những thứ tiện nghi nào sẽ làm thoả mãn các nhu cần của họ mà thôi. “Khi họ cần phòng ốc họ không nói tới việc gửi tới cây bá hương, cùng các thứ đá chạm trỗ xinh đẹp, và những người thợ tinh xảo, mà chỉ nói tới việc mỗi người một cây đòn tay, để dựng lên một cái chòi đơn sơ là được rồi”.
Ở một thời điểm có bốn người có tên là Everybody (mọi người), Somebody (một người), Anybody (bất cứ ai), và Nobody (không có ai). Có một việc làm rất quan trọng cần phải thực hiện và Everybody được yêu cầu phải làm công việc ấy. Nhưng Everybody đều quyết rằng Somebody sẽ làm việc đó. Anybody cũng có thể làm việc ấy. Nhưng Nobody làm việc ấy. Somebody đã giận dữ về việc đó, vì đó là công việc của Everybody. Everybody nghĩ rằng Anybody sẽ làm việc ấy, và Nobody biết Everybody sẽ không làm việc ấy. Câu chuyện kết thúc với Everybody đổ thừa cho Somebody và Nobody làm công việc mà Anybody đã làm trong chỗ thứ nhứt (giấu tên).
Thứ năm, trong lời thỉnh cầu của họ xin Êlisê có mặt cùng đi với họ, chúng ta thấy sự khôn ngoan và sự khiêm nhường của họ. Mặc dù họ cũng là tiên tri, họ nhìn biết nhu cầu của họ về sự khôn ngoan và ủng hộ vị tư vấn và là thầy của họ.
Sau cùng, trước sự kinh ngạc và lo âu của người vừa bị mất lưỡi rìu, chúng ta thấy một hình ảnh tươi mới của sự thành thật, tôn trọng tài sản của người khác, và sự đáng tin cậy. Người bị mất lưỡi rìu đã không biết hay đổ thừa cho cơ hội hoặc che đậy theo một cách thức nào đó, nhưng lời lẽ của vị tiên tri: “Ớ chúa tôi! than ôi! tôi có mượn nó!”, không những tỏ ra mối quan tâm sâu sắc, mà còn tỏ ra sự ngay thẳng của mình nữa.
Tôi đã gặp những thanh niên rất được ơn, có người đang tập huấn chuẩn bị nắm lấy chức vụ, khi đồ đạt mượn của người khác bị thất lạc hay bể vỡ (và không xin phép, tôi muốn nói thêm) và không hề nhắc đến hoặc thay thế cái khác. Tình trạng được ơn không bao giờ thay thế cho sự ngay thẳng được, vì phẩm chất thuộc linh là điều có cần để xác quyết sứ điệp của chúng ta. Nó tỏ ra rằng sứ điệp đã tác động lên sứ giả.
Hãy chú ý, chúng ta cần phải cẩn thận đối với các thứ chúng ta mượn của người khác, phải xem như là của chúng ta, nó không phải nhận lấy một sự thiệt hại nào, vì chúng ta phải yêu thương kẻ lân cận như mình và làm những gì chúng ta muốn người ta làm cho mình. Sự thể cho thấy vị tiên tri nầy rất nghèo, và không có đủ tiền để mua cái rìu, khi làm mất nó thì quả là rắc rối lớn lắm. Đối với những người có tâm tình chơn thật việc kêu ca phàn nàn về sự nghèo khó, về thiếu thốn hay mất ơn không nhiều bằng việc không thể trả nổi các món nợ của họ.
Mối quan tâm và bổn tánh của Êlisê
Không những Êlisê đã thuận về dự án, nhưng ông cũng bằng lòng cùng đi với họ để bày tỏ ra sự ủng hộ và khích lệ của ông. Đây là một cơ hội vừa làm vừa dạy và là một cơ hội để học hỏi những người nầy trong công việc của họ. Khi làm vậy khả năng của ông sẽ giúp đỡ phục vụ cho các học trò mình được nhiều hiệu quả hơn. Các vị Mục sư và giáo sư đều như nhau, họ cần những cơ hội để nhìn biết bầy chiên và làm cho bầy chiên biết rõ họ.
Không những Êlisê tỏ ra sự thích thú và quan tâm đối với dự án như một tổng thể, mà ông còn chứng tỏ sự dính dáng của mình vào thậm chí ở những việc nhỏ nhất như trong việc mất lưỡi rìu. Tất nhiên sự cố nầy không phải là một việc nhỏ đối với kẻ bị mất nó, mà trong phần phân tích sau cùng đây là một việc nhỏ. Thay vì kể nó là tầm thường, ông bước ra đối mặt với nhu cầu đơn giãn nầy. Khi Êlisê bước ra, hỏi thăm xem chỗ nào lưỡi rìu rớt xuống nước, và làm cho sắt nổi lên với khúc cây mà ông đã chặt, ông đang cung ứng cho cả trường tiên tri nầy một minh hoạ tuyệt vời về sự quan phòng và sự tể trị của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời vốn quan tâm và chăm sóc thậm chí ngay cả sự cố tầm thường trong đời sống của chúng ta. Ngài bảo chúng ta phải cầu nguyện về mọi sự và trao phó mọi điều lo lắng cho Ngài. Tại sao vậy? Vì Phierơ nhắc cho chúng ta nhớ trong I Phierơ 5.7: “Ngài hay săn sóc anh em”. Câu nói nầy đã được đưa ra làm một phần của lý luận và động lực cho sự chúng ta phải đầu phục dưới bàn tay tể trị của Đức Chúa Trời bằng cách trao phó mọi điều chúng ta lo lắng, từng việc đơn giãn cho Chúa.
Chúng ta phải chú ý hai việc về câu nói nầy như đã được ghi ra trong thơ I Phierơ. Thứ nhứt, động từ: “lo lắng”, nằm trong thì hiện tại liên tiến, ở đây nhắm vào một lẽ thật bao quát về Đức Chúa Trời. Nó nhắc cho chúng ta nhớ rằng Đức Chúa Trời luôn luôn và thường xuyên săn sóc chúng ta. Nó góp phần nhắc cho chúng ta nhớ tới sự thành tín và tình yêu thương không đổi của Đức Chúa Trời. Cuộc sống thay đổi và dường như thất thường ghê lắm, nhưng sự chăm sóc của Đức Chúa Trời là chắc chắn và không phai. Thực vậy, sự chăm sóc nầy mới mẻ luôn mỗi buổi sáng (Ca thương 3.21-23). Thứ hai, bản Kinh thánh Hy lạp có ít nhấn mạnh hơn bản dịch Anh ngữ. Đúng ra, bản Hy lạp chép: “một mối quan tâm mang tính chăm sóc cho anh em, là việc của Ngài”. Không những câu nầy nói rằng Ngài săn sóc chúng ta giống như con cái của Ngài, mà là toàn bộ mọi điều lo lắng của chúng ta, Ngài muốn chúng ta phải trao phó cho Ngài, chính là mối quan tâm của cá nhân Ngài.
Ý tưởng đơn giãn như thế nầy: “Lo lắng là tự mâu thuẫn đối với sự khiêm nhường thật. Vô tín, theo một ý nghĩa, là một sự tôn cao bản ngã chống lại Đức Chúa Trời trong người đó đang nương cậy vào bản ngã và thất bại không tin cậy Đức Chúa Trời. Vì lẽ đó, tại sao phải lo lắng, nếu chúng ta ở trong mối quan tâm của Ngài? Ngài vốn quan tâm rất nhiều về lợi ích của chúng ta hơn chúng ta có thể quan tâm”. Hơn nữa, Ngài có khả năng vô hạn trong việc chăm sóc cho chúng ta hơn là chúng ta chăm sóc cho chính mình.
Mathiơ 6.25-34: “Vậy nên ta phán cùng các ngươi rằng: đừng vì sự sống mình mà lo đồ ăn uống; cũng đừng vì thân thể mình mà lo đồ mặc. Sự sống há chẳng quí trọng hơn đồ ăn sao, thân thể há chẳng quí trọng hơn quần áo sao? Hãy xem loài chim trời: chẳng có gieo, gặt cũng chẳng có thâu trữ vào kho tàng, mà Cha các ngươi trên trời nuôi nó. Các ngươi há chẳng phải là quí trọng hơn loài chim sao? Vả lại, có ai trong vòng các ngươi lo lắng mà làm cho đời mình được dài thêm một khắc không? Còn về phần quần áo, các ngươi lại lo lắng mà làm chi? Hãy ngắm xem những hoa huệ ngoài đồng mọc lên thể nào: chẳng làm khó nhọc, cũng không kéo chỉ; nhưng ta phán cùng các ngươi, dẫu vua Sa-lô-môn sang trọng đến đâu, cũng không được mặc áo tốt như một hoa nào trong giống đó. Hỡi kẻ ít đức tin, loài cỏ ngoài đồng, là giống nay còn sống, mai bỏ vào lò, mà Đức Chúa Trời còn cho nó mặc đẹp thể ấy thay, huống chi là các ngươi! Ấy vậy, các ngươi chớ lo lắng mà nói rằng: Chúng ta sẽ ăn gì? uống gì? mặc gì? Vì mọi điều đó, các dân ngoại vẫn thường tìm, và Cha các ngươi ở trên trời vốn biết các ngươi cần dùng những điều đó rồi. Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa. Vậy, chớ lo lắng chi về ngày mai; vì ngày mai sẽ lo về việc ngày mai. Sự khó nhọc ngày nào đủ cho ngày ấy”.
Trong phân đoạn Kinh thánh nầy, Chúa Jêsus về mặt cơ bản sử dụng chính sự bàn bạc về nỗi lo sợ cùng những thứ ưu tiên không đúng vì khuynh hướng của chúng ta là lo sợ và tự tin. Ở đó, Chúa Jêsus nhắc cho chúng ta nhớ rằng nếu Đức Chúa Trơ*i dõi theo bầy chim ở trên không và hoa huệ ở ngoài đồng, lẽ nào Ngài sẽ không quan tâm nhiều đến chúng ta trong vai trò Cha chúng ta ở trên trời. Vấn đề, là phải đặt những việc ưu tiên một lên trước hết, tìm kiếm Nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, yên nghỉ trong sự chăm sóc yêu thương của Ngài, rồi đừng lo lắng chi về ngày mai. Ngày mai nằm trong hai bàn tay của Đức Chúa Trời – thậm chí một lưỡi rìu.
Phép lạ về lưỡi rìu minh hoạ thể nào Đức Chúa Trời sử dụng những hoàn cảnh hàng ngày của chúng ta để dạy cho chúng ta biết về chính mình Ngài và mục đích khôn ngoan của Ngài để làm mọi sự cho sự tấn tới của chúng ta nếu chúng ta chỉ tin cậy nơi Ngài, và trong sự tin cậy đó, có sự khải thị nhìn thấy Ngài đang hành động.
Phần kết luận
Mặc dù có rất nhiều bài học, bài học chính trong sự mất lưỡi rìu, ấy là làm cho nó nổi lên, là sứ điệp nói về mối quan hệ của Đức Chúa Trời với chúng ta, đặc biệt là dân sự của Ngài trong những chi tiết rất nhỏ hay những việc nhỏ trong cuộc sống. Cho phép tôi đề xuất ba việc cho chúng ta suy gẫm về bài học chính nầy.
(1) Đức Chúa Trời biết chúng ta rất rõ. Không một chi tiết nào trong đời sống của chúng ta, bất luận nó nhỏ đến đâu, mà thoát được đôi mắt yêu thương và toàn tri của Ngài. Điều nầy rất rõ ràng từ Thi thiên 139. Nhưng đây không những là một vấn đề của sự thông tin. Đây là một vấn đề thuộc một sự quen biết mật thiết rút ra từ tình cảm cá nhân mật thiết đã được hứa là không bao giờ lìa bỏ cũng không hề quên chúng ta.
(2) Ngài săn sóc chúng ta. Bất luận chúng ta đang đối mặt với điều gì, không những Ngài biết rõ nó, mà Ngài còn chăm sóc và muốn sử dụng nó để kéo chúng ta đến với chính mình Ngài, gây dựng đức tin của chúng ta, và làm thay đổi đời sống của chúng ta. Vấn đề là, chúng ta thường chỉ muốn Đức Chúa Trời làm Đấng Ban Thưởng và không muốn Đức Chúa Trời là Phần Thưởng; chúng ta muốn một giải pháp, chớ không muốn một Cứu Chúa hay giải pháp của Ngài. Chúng ta đừng bao giờ ly dị trách nhiệm trao phó mọi điều lo lắng của chúng ta cho Ngài và lời hứa rằng Ngài đang chăm sóc chúng ta từ câu đứng trước: “Hãy hạ mình xuống dưới cánh tay Toàn Năng của Đức Chúa Trời …”.
“Hãy hạ mình xuống” có lẽ không phải là cách dịch hay nhất trong bản Kinh thánh Hy lạp. Mặc dù đây là một mạng lịnh và chỉ ra trách nhiệm của chúng ta phải vâng lời và đáp ứng theo, động từ trong bản Kinh thánh Hy lạp là thụ động cách và phải được hiểu như “phải hạ mình” hay “buộc bản ngã phải hạ thấp xuống”. Dịch như thế tương đương với “tự hạ mình xuống trước tiến trình hạ thấp của Đức Chúa Trời”. Nhưng buộc bản ngã phải hạ thấp xuống có ý nghĩa như thế nào?
Hãy nhớ rằng Đức Chúa Trời muốn đem chúng ta đến tận chỗ của sự hạ mình, đây là chỗ nương vào Đức Chúa Trời thay vì độc lập kiêu căng ở nơi chúng ta tìm cách vận hành đời sống của chính mình. Nương vào Chúa tôn vinh Đức Chúa Trời vì nó công nhận nhu cần đến Ngài và uy quyền của Ngài, quyền tể trị của Ngài, và quyền của Ngài lèo lái đời sống của chúng ta. Thêm nữa, nương cậy là chốn phước hạnh và kết quả; đó là nhánh đang nương tựa vào Gốc Nho.
Chịu khổ là một trong những đề tài chính của thơ I Phierơ. Chữ “chịu khổ” hay quan niệm về sự chịu khổ xảy ra 15 lần trong sách nầy. Phierơ nhìn thấy sự chịu khổ hay những cơn thử thách và các khó chịu trong cuộc sống là một trong những yếu tố cần thiết của cuộc sống. Tại sao phải như vậy?
Chịu khổ làm được gì nào? Là Cha yêu thương, Đức Chúa Trời sử dụng việc chịu khổ hay kinh nghiệm những cơn thử thách, cám dỗ làm những công cụ để lôi kéo sự chú ý của chúng ta và để khiến cho chúng ta lớn lên. Điều nầy được ấn định để xây chúng ta ra khỏi việc nương vào các liệu pháp của con người đến với việc sống bởi đức tin đặt nơi Ngài. Nó buộc đức tin của chúng ta vào bề mặt, đưa nó vào thực hành, và luyện lọc chúng ta từ một đời sống nương tựa vào bản ngã cùng các giải pháp của chúng ta bởi đó chúng ta tìm kiếm hạnh phúc cũng như trong việc có được các thứ của cải trong cuộc sống (đối chiếu 1.6-9, 13-16, 17-21).
Thử thách, những điều khó chịu, đau khổ tất cả đều được ấn định bởi Đức Chúa Trời để giúp chúng ta nhìn thấy tình trạng yếu đuối của mình và sự bất toàn trong các liệu pháp của chúng ta để chúng ta phải đáp ứng theo sự cao trọng của Đức Chúa Trời!
Trong một chuyến tham quan viện bảo tàng Beethoven ở Bonn, một sinh viên Mỹ bị cuốn hút vào chiếc đàn dương cầm mà trên đó Beethoven đã sáng tác một số tác phẩm hay nhất của ông. Cô ta hỏi nhân viên bảo tàng không biết cô ta có thể đánh thử trên các phím của cây đàn đó được hay không!?! Để giúp đỡ cho nhân viên nầy, cô ta cũng trao cho ông ta một ít tiền thưởng. Nhân viên nầy đồng ý và cô gái bước tới chiếc đàn dương cầm rồi chơi bài Moonlight Sonata. Khi cô ta đứng dậy, cô ta nói với nhân viên ấy: “Tôi nghĩ là tất cả các nhạc sĩ đàn dương cầm, ai đến đây đều phải dạo khúc trên chiếc đàn dương cầm ấy”.
Nhân viên kia lắc đầu rồi nói: “Paderewski [nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng người Ba lan] có mặt ở đây cách đây mấy năm, và ông ta nói ông ta không đáng đụng đến cây đàn đó”.
Cô thanh nữ kia muốn có cơ hội chơi chiếc đàn dương cầm mà Beethoven đã đàn, nhưng cái điều cô ấy nhận được là bài học rất có giá trị về sự khiêm nhường. Đâu là sự khiêm nhường? Khiêm nhường là một đáp ứng thích nghi với sự cao trọng. Điều nầy không những áp dụng cho cách thức người ta phải áp dụng với một người đặc biệt như Beethoven, mà còn cho cách thức chúng ta phải đáp ứng với Đức Chúa Trời nữa.
(3) Ngài rất giàu ơn. Trong phép lạ của lưỡi rìu, chúng ta được nhắc nhớ một lần nữa về Đức Chúa Trời không những Ngài có quyền làm trổi hơn mọi việc chúng ta có thể cầu xin hay suy tưởng bất luận vấn đề là nhỏ hay lớn, nhưng Ngài sẵn sàng trong sự chăm sóc đầy tình yêu thương đến với chúng ta trong nhu cần của chúng ta. Nói như vầy không có ý nói rằng Ngài luôn luôn dời đi nan đề hay nỗi đau của chúng ta, nhưng cần phải nhấn mạnh rằng Ngài ở cùng chúng ta qua nan đề để yên ủi và ban sức lực cho chúng ta chịu đựng nan đề đó.
Có một bài học phụ, nhưng vẫn là quan trọng cần phải tiếp thu trong câu chuyện nầy. Câu chuyện cho chúng ta thấy sự tán thưởng và giá trị thiêng liêng cho dân sự của Đức Chúa Trời phải chịu khó làm việc và làm những việc cho chính họ khi họ có thể. Chúng ta luôn luôn cần phải làm việc bằng sức lực mà Ngài cung ứng cho, nhưng chúng ta phải lấy hai bàn tay mình cầm lấy lưỡi rìu và ngay cả bước vào trong nước để nhặt lấy lưỡi rìu nổi lên khi Đức Chúa Trời hành động vượt lên trên trật tự tự nhiên của sự sáng tạo.
**
“Các môn đồ của những tiên tri nói với Ê-li-sê rằng: Nơi chúng tôi ở trước mặt thầy là hẹp quá cho chúng tôi. Xin để chúng tôi đi đến Giô-đanh, ai nấy sẽ đốn một cây đòn tay, rồi tại đó cất một nơi ở cho chúng tôi. Ê-li-sê đáp. Hãy đi. Một người tiếp rằng; Tôi xin thầy hãy đi cùng các tôi tớ thầy. Người đáp. Ta sẽ đi. Vậy, người đi với họ. Đến Giô-đanh, họ khởi đốn cây. Nhưng có một người đang đốn cây, cái lưỡi rìu văng xuống nước, người la lên rằng: Ớ chúa tôi! than ôi! tôi có mượn nó! Người của Đức Chúa Trời hỏi rằng: Nó rớt ở đâu? Người chỉ chỗ cho. Ê-li-sê bèn chặt một khúc cây quăng xuống tại chỗ đó, làm cho lưỡi rìu nổi lên, và biểu người ấy rằng. Hãy lấy nó đi. Người ấy bèn giơ tay ra và lấy nó”.
PHẦN GIỚI THIỆU.
Các chương 6 đến 8 tiếp tục câu chuyện nói tới chức vụ của Êlisê ở giữa những thời kỳ đồi bại và lộn xộn trong xứ. Chương 6 chia thành hai phần chính. Thứ nhứt, nó tiếp thục phần tường thuật về các công việc lạ lùng của Êlisê. (a) Ông làm cho sắt nổi lên (các câu 1-7), (b) ông vạch trần những âm mưu kín đáo của vua xứ Syria cho vua Israel nghe (các câu 8-12), và (c) ông tự giải phóng mình ra khỏi tay của những kẻ được phái đến để bắt ông (các câu 13-23). Thứ hai, nó ghi lại cuộc bao vây xứ Samari bởi quân Syria và nỗi khổ kinh khiếp của thành phố đã được rút lại (các câu 24-33). Sự khuây khoả của xứ hình thành sự kỳ diệu khác đã được tạo ra qua lời nói của Êlisê, một sự thành tựu đã được ghi lại trong chương kế đó. Êlisê được xem là một nguồn phước lớn đến từ Đức Chúa Trời cho cả hai: dân sự của Đức Chúa Trời và xứ sở.
Khi chúng ta tiếp tục phần nghiên cứu của mình, chúng ta phải nhớ rằng những câu chuyện lịch sử nầy nói về Israel không những là có thực, mà còn là một phần tường trình sự Đức Chúa Trời hà hơi, chúng cũng thích ứng với lẽ đạo hay sự dạy dỗ, để quở trách hay phơi bày, để chỉnh sửa hay phục hồi và để dạy dỗ trong sự công bình, để dân sự của Đức Chúa Trời được sắm sửa, được trang bị cho từng việc lành trong một thế giới đầy đau khổ (II Ti-mô-thê 3.16-17). Điều nầy có ý nói những câu chuyện minh hoạ cho những lẽ thật đời đời rất thích đáng cho hôm nay hay bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử.
Trong khi Đức Chúa Trời đã thay đổi phương thức Ngài hành động trong lịch sử nhân loại từ nền kinh tế nầy sang nền kinh tế khác, chắc chắn các nguyên tắc thuộc linh không bao giờ thay đổi, nhưng còn lại đời đời khi họ nói tới bổn tánh của Đức Chúa Trời, sự quan tâm, sự khôn ngoan, và nhu cần của con người bởi đức tin phải bước đi trong sự công bình, trong tình yêu thương và trong sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời. Với nhận định đó, chúng ta hãy bắt đầu xem xét tình trạng và đặc điểm của trường tiên tri, họ đang phát triển với số đông trong thời buổi bội đạo nầy qua chức vụ của Êlisê.
Tình trạng và đặc điểm của con trai của các vị tiên tri
Thứ nhứt, chúng ta đừng quên rằng câu chuyện nầy đứng đối chiếu với truyện tích nói tới Ghê-ha-xi. Khi đối chiếu với xu hướng thiên về với vật chất, tình trạng bất trung, và sự giả hình của Ghê-ha-xi, chúng ta được cung ứng cho một bức tranh nói tới cả một ngôi trường của những người trung tín, biết hy sinh, và tận tụy đối với sự truyền bá Lời của Đức Chúa Trời bằng cách làm việc hướng tới những khu vực rộng lớn hơn để cung ứng cho số đông đang phát triển của họ. Giữa vòng dân sự của Đức Chúa Trời, thường có một số người giống như Ghê-ha-xi, nhưng chúng ta không bao giờ để cho điều nầy làm cho chúng ta phải ngã lòng hay khiến cho chúng ta phải đem lòng hồ nghi, vì nếu chúng ta chịu nhìn quanh chúng ta có thể tìm được những người sống rất trung tín. Nhu cần của chúng ta, như Chúa khuyên bảo chúng ta, là phải cầu nguyện với Chúa của mùa gặt sai phái những người nầy vào trong đồng ruộng (Luca 10.2). Hoặc như trong thời của Êli – đem họ ra khỏi những hang động.
Thứ hai, chúng ta thấy rằng Êlisê và ngôi trường tiên tri của Đức Chúa Trời đang phát triển. Như trong chức vụ của Chúa chúng ta và các môn đồ đã đi theo Ngài, mục đích của chức vụ truyền giáo và các phép lạ của cả Êli và Êlisê là xác quyết thẩm quyền của sứ giả, là người thực sự mang lấy sứ điệp của Đức Chúa Trời. Mặc dù các phép lạ đã chứng tỏ tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho dân sự của Ngài, mục đích chính là chứng tỏ sự hư không của Ba-anh và bất cứ phương thức sống nào tách ra khỏi Chúa. Đức Chúa Trời đã cảnh cáo họ rất sớm sủa về điều nầy trong sách Phục truyền luật lệ ký với những lời hứa phước hạnh về sự vâng lời và sự rủa sả dành cho sự bất tuân. Hãy chú ý những điều Samuên đã nói trong I Samuên 12:
Sa-mu-ên đáp cùng dân sự rằng: Chớ sợ chi. Thật các ngươi có làm mọi điều gian ác nầy; song chớ xây bỏ Đức Giê-hô-va, phải hết lòng phục sự Ngài chớ lìa bỏ Ngài đặng đi theo những hình tượng hư không, chẳng có ích chi, cũng không biết cứu; vì hình tượng chỉ là hư không mà thôi” (phần nhấn mạnh là của tôi).
Đây là những người đang khao khát muốn nhận biết Đức Giêhôva và được Ngài đại dụng. Tôi được nhắc nhớ về những gì Đức Chúa Trời đã làm cho Saulơ ở phần đầu chức vụ của ông trong vai trò làm vua trước khi ông hành động trong sự loạn nghịch tự ý. Chúng ta đọc ở I Samuên 10.26: “Sau-lơ cũng về nhà mình tại Ghi-bê-a, có những người dõng sĩ chịu Đức Chúa Trời cảm động lòng đều đi theo người”. Trong I Sử ký 12.22, Kinh thánh cho chúng ta biết về những người “Hằng ngày đến cùng Đa-vít đặng giúp đỡ người, cho đến khi thành đội quân lớn, như đội quân của Đức Chúa Trời”. Sau đó, trong câu 32, chúng ta đọc: “Về con cháu Y-sa-ca, có những kẻ hiểu biết thì giờ, và việc dân Y-sơ-ra-ên nên làm,…”. Không nghi ngờ chi nữa, các vị tiên tri nầy là những người tấm lòng của họ Đức Chúa Trời đã chạm đến, nhưng họ cũng là những người vốn có một sự hiểu biết về những điều Israel cần và nên làm – trở thành những sứ giả thực hiệu quả của Ngôi Lời.
Ngôi trường nầy được nói tới có thể là ngôi trường ở tại Ghinh-ganh, vì Êlisê đã sống ở đó (4.38), và nó nằm gần sông Giô-đanh; và, có lẽ, bất cứ đâu Êlisê cư ngụ thì có nhiều con trai của các vị tiên tri vây quanh ông tận dụng cơ hội để nghe những lời dạy, mưu luận, và lời cầu nguyện của ông. Ai nấy đều muốn ở gần ông. Người nào sắp trở thành giáo sư phải tận dụng những cơ hội tốt nhứt cho việc học hỏi.
Ngôi trường gần như nằm ở tại Giê-ri-cô (xem 2.4…).
Thứ ba, Kinh thánh cho chúng ta biết rằng các tiên tri đến nói với Êlisê: “Nơi chúng tôi ở trước mặt thầy là hẹp quá cho chúng tôi” (câu 1). Với sự phát triển chúng ta luôn luôn kinh nghiệm nhiều vấn đề hơn, đặc biệt là nhu cầu chỗ ở và tài nguyên để tiếp tục phát triển việc đi ra, dạy dỗ, và gây dựng dân sự trong Chúa. Phát triển luôn luôn là sự khích lệ và là một điều đáng ao ước trong công tác truyền giáo. Đó có thể là dấu hiệu của một Hội thánh mạnh mẽ về mặt thuộc linh, nhưng trong xã hội tiêu thụ của chúng ta sự phát triển ấy thường nương vào các chiến lược của Đại lộ Madison để phát triển, chúng ta phải coi chừng chống lại sự đánh giá thành công hay công việc của Đức Chúa Trời bằng những danh hiệu, huy hiệu và nở mũi.
Năng lực và giá trị của bất cứ ngôi trường hay nhà thờ nào không bao giờ là phương pháp hay tiện nghi hoặc huy hiệu (các nguồn tài chánh) hay danh hiệu (ai thuộc về nhà thờ của chúng ta). Cái đáng kể đối với Chúa chính là sứ điệp được đem công bố và sự thay đổi theo Kinh thánh đã diễn ra nơi bổn tánh của dân sự khi được đánh giá bởi Lời của Đức Chúa Trời, chỉ số so sánh của chúng ta dành cho đức tin và việc làm. Bill Hull viết:
Phần đánh giá quá thông thường về sự lớn lao là số người đến nhóm lại đặng thờ phượng. Nếu có 3.000 người nhóm lại, có người sẽ xét nét như sau: “đây là Hội thánh lớn”. Khi đánh giá sự lớn lao theo cách nầy có hai nhược điểm quan trọng. Thứ nhứt, bản thân những con số không chỉ ra sự lớn lao. Nhiều nhóm lớn có thể nhóm lại để dự bất cứ sự cố nào, tỉ như treo cổ tội phạm, những cuộc bạo loạn, hay họp đảng phái chẳng hạn. Sự quan sát chính xác hơn về một Hội thánh lớn nhóm lại sẽ là “số người nhóm lại ở đây chỉ ra rằng những người đang lãnh đạo Hội thánh – Mục sư và cấp lãnh đạo âm nhạc – phải thật là hạng người có tài năng rất cao”. Đây có thể là sự xét đoán tốt và chung chung.
Nhược điểm thứ hai của một sự đánh giá cụ thể như thế, ấy là quí vị đã đưa ra câu hỏi không đúng. “Có bao nhiêu người hiện diện?” Câu hỏi đúng phải là: “Những người nầy trông như thế nào?” Họ thuộc loại gia đình nào, có phải họ lương thiện trong công việc làm ăn, có phải họ được đào tạo để làm chứng đạo, có phải họ biết rõ Kinh thánh, có phải họ rất giỏi ở nơi làm việc của họ, sắc sảo với người lân cận của họ, hay đến với bạn bè và bạn cùng làm việc vì cớ Đấng Christ …?
Thứ tư, cách tiếp cận giải quyết vấn đề nơi ở của họ cho chúng ta thấy ít nhiều về bổn tánh của những người nầy, điều nầy cũng nói lên chất lượng và bản chất cao trong sự đào tạo của họ. Mặc dù do nguồn tài chính không có nhiều (mất lưỡi rìu đã mượn của người ta), họ đã cần cù làm việc và rất chịu khó làm việc. Việc họ thiếu nguồn tài chánh đã không ngăn được họ. Mỗi người bằng lòng làm phần của mình để giúp làm thoả mãn nhu cầu. Tuy nhiên, không nghi ngờ chi nữa, họ đang yên nghỉ trong các nguồn tiếp trợ mà Đức Chúa Trời đã cung ứng cho. “Cho nên không phải nhìn vào khó khăn làm ngăn trở hành động, mà là thất bại không nhìn thấy các nguồn tiếp trợ đấy thôi”. Họ không trông mong ai khác đến làm việc đó cho họ. Hơn nữa, sự khiêm nhường của họ được thấy trong công việc đó, mọi vật liệu họ đang tìm kiếm để xây dựng đều rất đơn sơ và mộc mạc. Họ không trông mong hay suy nghĩ họ cần một đền đài nguy nga. Họ chỉ cần những thứ tiện nghi nào sẽ làm thoả mãn các nhu cần của họ mà thôi. “Khi họ cần phòng ốc họ không nói tới việc gửi tới cây bá hương, cùng các thứ đá chạm trỗ xinh đẹp, và những người thợ tinh xảo, mà chỉ nói tới việc mỗi người một cây đòn tay, để dựng lên một cái chòi đơn sơ là được rồi”.
Ở một thời điểm có bốn người có tên là Everybody (mọi người), Somebody (một người), Anybody (bất cứ ai), và Nobody (không có ai). Có một việc làm rất quan trọng cần phải thực hiện và Everybody được yêu cầu phải làm công việc ấy. Nhưng Everybody đều quyết rằng Somebody sẽ làm việc đó. Anybody cũng có thể làm việc ấy. Nhưng Nobody làm việc ấy. Somebody đã giận dữ về việc đó, vì đó là công việc của Everybody. Everybody nghĩ rằng Anybody sẽ làm việc ấy, và Nobody biết Everybody sẽ không làm việc ấy. Câu chuyện kết thúc với Everybody đổ thừa cho Somebody và Nobody làm công việc mà Anybody đã làm trong chỗ thứ nhứt (giấu tên).
Thứ năm, trong lời thỉnh cầu của họ xin Êlisê có mặt cùng đi với họ, chúng ta thấy sự khôn ngoan và sự khiêm nhường của họ. Mặc dù họ cũng là tiên tri, họ nhìn biết nhu cầu của họ về sự khôn ngoan và ủng hộ vị tư vấn và là thầy của họ.
Sau cùng, trước sự kinh ngạc và lo âu của người vừa bị mất lưỡi rìu, chúng ta thấy một hình ảnh tươi mới của sự thành thật, tôn trọng tài sản của người khác, và sự đáng tin cậy. Người bị mất lưỡi rìu đã không biết hay đổ thừa cho cơ hội hoặc che đậy theo một cách thức nào đó, nhưng lời lẽ của vị tiên tri: “Ớ chúa tôi! than ôi! tôi có mượn nó!”, không những tỏ ra mối quan tâm sâu sắc, mà còn tỏ ra sự ngay thẳng của mình nữa.
Tôi đã gặp những thanh niên rất được ơn, có người đang tập huấn chuẩn bị nắm lấy chức vụ, khi đồ đạt mượn của người khác bị thất lạc hay bể vỡ (và không xin phép, tôi muốn nói thêm) và không hề nhắc đến hoặc thay thế cái khác. Tình trạng được ơn không bao giờ thay thế cho sự ngay thẳng được, vì phẩm chất thuộc linh là điều có cần để xác quyết sứ điệp của chúng ta. Nó tỏ ra rằng sứ điệp đã tác động lên sứ giả.
Hãy chú ý, chúng ta cần phải cẩn thận đối với các thứ chúng ta mượn của người khác, phải xem như là của chúng ta, nó không phải nhận lấy một sự thiệt hại nào, vì chúng ta phải yêu thương kẻ lân cận như mình và làm những gì chúng ta muốn người ta làm cho mình. Sự thể cho thấy vị tiên tri nầy rất nghèo, và không có đủ tiền để mua cái rìu, khi làm mất nó thì quả là rắc rối lớn lắm. Đối với những người có tâm tình chơn thật việc kêu ca phàn nàn về sự nghèo khó, về thiếu thốn hay mất ơn không nhiều bằng việc không thể trả nổi các món nợ của họ.
Mối quan tâm và bổn tánh của Êlisê
Không những Êlisê đã thuận về dự án, nhưng ông cũng bằng lòng cùng đi với họ để bày tỏ ra sự ủng hộ và khích lệ của ông. Đây là một cơ hội vừa làm vừa dạy và là một cơ hội để học hỏi những người nầy trong công việc của họ. Khi làm vậy khả năng của ông sẽ giúp đỡ phục vụ cho các học trò mình được nhiều hiệu quả hơn. Các vị Mục sư và giáo sư đều như nhau, họ cần những cơ hội để nhìn biết bầy chiên và làm cho bầy chiên biết rõ họ.
Không những Êlisê tỏ ra sự thích thú và quan tâm đối với dự án như một tổng thể, mà ông còn chứng tỏ sự dính dáng của mình vào thậm chí ở những việc nhỏ nhất như trong việc mất lưỡi rìu. Tất nhiên sự cố nầy không phải là một việc nhỏ đối với kẻ bị mất nó, mà trong phần phân tích sau cùng đây là một việc nhỏ. Thay vì kể nó là tầm thường, ông bước ra đối mặt với nhu cầu đơn giãn nầy. Khi Êlisê bước ra, hỏi thăm xem chỗ nào lưỡi rìu rớt xuống nước, và làm cho sắt nổi lên với khúc cây mà ông đã chặt, ông đang cung ứng cho cả trường tiên tri nầy một minh hoạ tuyệt vời về sự quan phòng và sự tể trị của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời vốn quan tâm và chăm sóc thậm chí ngay cả sự cố tầm thường trong đời sống của chúng ta. Ngài bảo chúng ta phải cầu nguyện về mọi sự và trao phó mọi điều lo lắng cho Ngài. Tại sao vậy? Vì Phierơ nhắc cho chúng ta nhớ trong I Phierơ 5.7: “Ngài hay săn sóc anh em”. Câu nói nầy đã được đưa ra làm một phần của lý luận và động lực cho sự chúng ta phải đầu phục dưới bàn tay tể trị của Đức Chúa Trời bằng cách trao phó mọi điều chúng ta lo lắng, từng việc đơn giãn cho Chúa.
Chúng ta phải chú ý hai việc về câu nói nầy như đã được ghi ra trong thơ I Phierơ. Thứ nhứt, động từ: “lo lắng”, nằm trong thì hiện tại liên tiến, ở đây nhắm vào một lẽ thật bao quát về Đức Chúa Trời. Nó nhắc cho chúng ta nhớ rằng Đức Chúa Trời luôn luôn và thường xuyên săn sóc chúng ta. Nó góp phần nhắc cho chúng ta nhớ tới sự thành tín và tình yêu thương không đổi của Đức Chúa Trời. Cuộc sống thay đổi và dường như thất thường ghê lắm, nhưng sự chăm sóc của Đức Chúa Trời là chắc chắn và không phai. Thực vậy, sự chăm sóc nầy mới mẻ luôn mỗi buổi sáng (Ca thương 3.21-23). Thứ hai, bản Kinh thánh Hy lạp có ít nhấn mạnh hơn bản dịch Anh ngữ. Đúng ra, bản Hy lạp chép: “một mối quan tâm mang tính chăm sóc cho anh em, là việc của Ngài”. Không những câu nầy nói rằng Ngài săn sóc chúng ta giống như con cái của Ngài, mà là toàn bộ mọi điều lo lắng của chúng ta, Ngài muốn chúng ta phải trao phó cho Ngài, chính là mối quan tâm của cá nhân Ngài.
Ý tưởng đơn giãn như thế nầy: “Lo lắng là tự mâu thuẫn đối với sự khiêm nhường thật. Vô tín, theo một ý nghĩa, là một sự tôn cao bản ngã chống lại Đức Chúa Trời trong người đó đang nương cậy vào bản ngã và thất bại không tin cậy Đức Chúa Trời. Vì lẽ đó, tại sao phải lo lắng, nếu chúng ta ở trong mối quan tâm của Ngài? Ngài vốn quan tâm rất nhiều về lợi ích của chúng ta hơn chúng ta có thể quan tâm”. Hơn nữa, Ngài có khả năng vô hạn trong việc chăm sóc cho chúng ta hơn là chúng ta chăm sóc cho chính mình.
Mathiơ 6.25-34: “Vậy nên ta phán cùng các ngươi rằng: đừng vì sự sống mình mà lo đồ ăn uống; cũng đừng vì thân thể mình mà lo đồ mặc. Sự sống há chẳng quí trọng hơn đồ ăn sao, thân thể há chẳng quí trọng hơn quần áo sao? Hãy xem loài chim trời: chẳng có gieo, gặt cũng chẳng có thâu trữ vào kho tàng, mà Cha các ngươi trên trời nuôi nó. Các ngươi há chẳng phải là quí trọng hơn loài chim sao? Vả lại, có ai trong vòng các ngươi lo lắng mà làm cho đời mình được dài thêm một khắc không? Còn về phần quần áo, các ngươi lại lo lắng mà làm chi? Hãy ngắm xem những hoa huệ ngoài đồng mọc lên thể nào: chẳng làm khó nhọc, cũng không kéo chỉ; nhưng ta phán cùng các ngươi, dẫu vua Sa-lô-môn sang trọng đến đâu, cũng không được mặc áo tốt như một hoa nào trong giống đó. Hỡi kẻ ít đức tin, loài cỏ ngoài đồng, là giống nay còn sống, mai bỏ vào lò, mà Đức Chúa Trời còn cho nó mặc đẹp thể ấy thay, huống chi là các ngươi! Ấy vậy, các ngươi chớ lo lắng mà nói rằng: Chúng ta sẽ ăn gì? uống gì? mặc gì? Vì mọi điều đó, các dân ngoại vẫn thường tìm, và Cha các ngươi ở trên trời vốn biết các ngươi cần dùng những điều đó rồi. Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa. Vậy, chớ lo lắng chi về ngày mai; vì ngày mai sẽ lo về việc ngày mai. Sự khó nhọc ngày nào đủ cho ngày ấy”.
Trong phân đoạn Kinh thánh nầy, Chúa Jêsus về mặt cơ bản sử dụng chính sự bàn bạc về nỗi lo sợ cùng những thứ ưu tiên không đúng vì khuynh hướng của chúng ta là lo sợ và tự tin. Ở đó, Chúa Jêsus nhắc cho chúng ta nhớ rằng nếu Đức Chúa Trơ*i dõi theo bầy chim ở trên không và hoa huệ ở ngoài đồng, lẽ nào Ngài sẽ không quan tâm nhiều đến chúng ta trong vai trò Cha chúng ta ở trên trời. Vấn đề, là phải đặt những việc ưu tiên một lên trước hết, tìm kiếm Nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, yên nghỉ trong sự chăm sóc yêu thương của Ngài, rồi đừng lo lắng chi về ngày mai. Ngày mai nằm trong hai bàn tay của Đức Chúa Trời – thậm chí một lưỡi rìu.
Phép lạ về lưỡi rìu minh hoạ thể nào Đức Chúa Trời sử dụng những hoàn cảnh hàng ngày của chúng ta để dạy cho chúng ta biết về chính mình Ngài và mục đích khôn ngoan của Ngài để làm mọi sự cho sự tấn tới của chúng ta nếu chúng ta chỉ tin cậy nơi Ngài, và trong sự tin cậy đó, có sự khải thị nhìn thấy Ngài đang hành động.
Phần kết luận
Mặc dù có rất nhiều bài học, bài học chính trong sự mất lưỡi rìu, ấy là làm cho nó nổi lên, là sứ điệp nói về mối quan hệ của Đức Chúa Trời với chúng ta, đặc biệt là dân sự của Ngài trong những chi tiết rất nhỏ hay những việc nhỏ trong cuộc sống. Cho phép tôi đề xuất ba việc cho chúng ta suy gẫm về bài học chính nầy.
(1) Đức Chúa Trời biết chúng ta rất rõ. Không một chi tiết nào trong đời sống của chúng ta, bất luận nó nhỏ đến đâu, mà thoát được đôi mắt yêu thương và toàn tri của Ngài. Điều nầy rất rõ ràng từ Thi thiên 139. Nhưng đây không những là một vấn đề của sự thông tin. Đây là một vấn đề thuộc một sự quen biết mật thiết rút ra từ tình cảm cá nhân mật thiết đã được hứa là không bao giờ lìa bỏ cũng không hề quên chúng ta.
(2) Ngài săn sóc chúng ta. Bất luận chúng ta đang đối mặt với điều gì, không những Ngài biết rõ nó, mà Ngài còn chăm sóc và muốn sử dụng nó để kéo chúng ta đến với chính mình Ngài, gây dựng đức tin của chúng ta, và làm thay đổi đời sống của chúng ta. Vấn đề là, chúng ta thường chỉ muốn Đức Chúa Trời làm Đấng Ban Thưởng và không muốn Đức Chúa Trời là Phần Thưởng; chúng ta muốn một giải pháp, chớ không muốn một Cứu Chúa hay giải pháp của Ngài. Chúng ta đừng bao giờ ly dị trách nhiệm trao phó mọi điều lo lắng của chúng ta cho Ngài và lời hứa rằng Ngài đang chăm sóc chúng ta từ câu đứng trước: “Hãy hạ mình xuống dưới cánh tay Toàn Năng của Đức Chúa Trời …”.
“Hãy hạ mình xuống” có lẽ không phải là cách dịch hay nhất trong bản Kinh thánh Hy lạp. Mặc dù đây là một mạng lịnh và chỉ ra trách nhiệm của chúng ta phải vâng lời và đáp ứng theo, động từ trong bản Kinh thánh Hy lạp là thụ động cách và phải được hiểu như “phải hạ mình” hay “buộc bản ngã phải hạ thấp xuống”. Dịch như thế tương đương với “tự hạ mình xuống trước tiến trình hạ thấp của Đức Chúa Trời”. Nhưng buộc bản ngã phải hạ thấp xuống có ý nghĩa như thế nào?
Hãy nhớ rằng Đức Chúa Trời muốn đem chúng ta đến tận chỗ của sự hạ mình, đây là chỗ nương vào Đức Chúa Trời thay vì độc lập kiêu căng ở nơi chúng ta tìm cách vận hành đời sống của chính mình. Nương vào Chúa tôn vinh Đức Chúa Trời vì nó công nhận nhu cần đến Ngài và uy quyền của Ngài, quyền tể trị của Ngài, và quyền của Ngài lèo lái đời sống của chúng ta. Thêm nữa, nương cậy là chốn phước hạnh và kết quả; đó là nhánh đang nương tựa vào Gốc Nho.
Chịu khổ là một trong những đề tài chính của thơ I Phierơ. Chữ “chịu khổ” hay quan niệm về sự chịu khổ xảy ra 15 lần trong sách nầy. Phierơ nhìn thấy sự chịu khổ hay những cơn thử thách và các khó chịu trong cuộc sống là một trong những yếu tố cần thiết của cuộc sống. Tại sao phải như vậy?
Chịu khổ làm được gì nào? Là Cha yêu thương, Đức Chúa Trời sử dụng việc chịu khổ hay kinh nghiệm những cơn thử thách, cám dỗ làm những công cụ để lôi kéo sự chú ý của chúng ta và để khiến cho chúng ta lớn lên. Điều nầy được ấn định để xây chúng ta ra khỏi việc nương vào các liệu pháp của con người đến với việc sống bởi đức tin đặt nơi Ngài. Nó buộc đức tin của chúng ta vào bề mặt, đưa nó vào thực hành, và luyện lọc chúng ta từ một đời sống nương tựa vào bản ngã cùng các giải pháp của chúng ta bởi đó chúng ta tìm kiếm hạnh phúc cũng như trong việc có được các thứ của cải trong cuộc sống (đối chiếu 1.6-9, 13-16, 17-21).
Thử thách, những điều khó chịu, đau khổ tất cả đều được ấn định bởi Đức Chúa Trời để giúp chúng ta nhìn thấy tình trạng yếu đuối của mình và sự bất toàn trong các liệu pháp của chúng ta để chúng ta phải đáp ứng theo sự cao trọng của Đức Chúa Trời!
Trong một chuyến tham quan viện bảo tàng Beethoven ở Bonn, một sinh viên Mỹ bị cuốn hút vào chiếc đàn dương cầm mà trên đó Beethoven đã sáng tác một số tác phẩm hay nhất của ông. Cô ta hỏi nhân viên bảo tàng không biết cô ta có thể đánh thử trên các phím của cây đàn đó được hay không!?! Để giúp đỡ cho nhân viên nầy, cô ta cũng trao cho ông ta một ít tiền thưởng. Nhân viên nầy đồng ý và cô gái bước tới chiếc đàn dương cầm rồi chơi bài Moonlight Sonata. Khi cô ta đứng dậy, cô ta nói với nhân viên ấy: “Tôi nghĩ là tất cả các nhạc sĩ đàn dương cầm, ai đến đây đều phải dạo khúc trên chiếc đàn dương cầm ấy”.
Nhân viên kia lắc đầu rồi nói: “Paderewski [nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng người Ba lan] có mặt ở đây cách đây mấy năm, và ông ta nói ông ta không đáng đụng đến cây đàn đó”.
Cô thanh nữ kia muốn có cơ hội chơi chiếc đàn dương cầm mà Beethoven đã đàn, nhưng cái điều cô ấy nhận được là bài học rất có giá trị về sự khiêm nhường. Đâu là sự khiêm nhường? Khiêm nhường là một đáp ứng thích nghi với sự cao trọng. Điều nầy không những áp dụng cho cách thức người ta phải áp dụng với một người đặc biệt như Beethoven, mà còn cho cách thức chúng ta phải đáp ứng với Đức Chúa Trời nữa.
(3) Ngài rất giàu ơn. Trong phép lạ của lưỡi rìu, chúng ta được nhắc nhớ một lần nữa về Đức Chúa Trời không những Ngài có quyền làm trổi hơn mọi việc chúng ta có thể cầu xin hay suy tưởng bất luận vấn đề là nhỏ hay lớn, nhưng Ngài sẵn sàng trong sự chăm sóc đầy tình yêu thương đến với chúng ta trong nhu cần của chúng ta. Nói như vầy không có ý nói rằng Ngài luôn luôn dời đi nan đề hay nỗi đau của chúng ta, nhưng cần phải nhấn mạnh rằng Ngài ở cùng chúng ta qua nan đề để yên ủi và ban sức lực cho chúng ta chịu đựng nan đề đó.
Có một bài học phụ, nhưng vẫn là quan trọng cần phải tiếp thu trong câu chuyện nầy. Câu chuyện cho chúng ta thấy sự tán thưởng và giá trị thiêng liêng cho dân sự của Đức Chúa Trời phải chịu khó làm việc và làm những việc cho chính họ khi họ có thể. Chúng ta luôn luôn cần phải làm việc bằng sức lực mà Ngài cung ứng cho, nhưng chúng ta phải lấy hai bàn tay mình cầm lấy lưỡi rìu và ngay cả bước vào trong nước để nhặt lấy lưỡi rìu nổi lên khi Đức Chúa Trời hành động vượt lên trên trật tự tự nhiên của sự sáng tạo.
**
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét