Thứ Tư, 13 tháng 1, 2010

ELISHA: Thắng hơn Mô-áp



Bài 7.

Thắng hơn Mô-áp

(II Các Vua 3.16-27)
PHẦN GIỚI THIỆU
Mặc dù bài nghiên cứu nầy liên quan đến trận đánh chống lại dân Mô-áp, chúng ta đừng quên rằng chủ đề và trọng tâm của loạt bài nầy liên quan tới đời sống và chức vụ của Êlisê khi ông phục vụ giữa vòng dân sự của Đức Chúa Trời để họ sẽ nhìn biết Đức Chúa Trời, sự tiếp trợ và các mục đích của Ngài trong cuộc sống. Êlisê thực sự là một người của Đức Chúa Trời, một nhân vật tin kính, ông được mô tả là một người cho tất cả các thời cơ. Sự tin kính, như đã được nhấn mạnh trước đây, nhắm vào việc xem trọng Đức Chúa Trời. Nó còn có ý nghĩa làm việc với Đức Chúa Trời trong mọi phương diện của cuộc sống, trong từng quyết định, trong mỗi tình huống, trong từng vấn đề, và trong từng mối quan hệ với Lời của Đức Chúa Trời, là sự dẫn dắt của Ngài cho cả hai: cứu cánh, phương tiện và phần mô tả về sự tin kính. Sự tin kính cũng là sự dâng hiến trọn vẹn cho Đức Chúa Trời trong một phương thức sống không những đặt Đức Chúa Trời lên trước tiên (Mathiơ 6.33; 22.37), mà còn khoác lấy quyền phép của Đức Chúa Trời chịu đựng các tình huống của cuộc sống hầu cho chúng ta có thể kinh nghiệm ơn giải cứu của Đức Chúa Trời theo các mục đích của Ngài.
Hết thảy chúng ta đều đối diện với nhiều nan đề, thử thách, cám dỗ rất đa dạng, nó đòi hỏi đức tin và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, để chúng ta biến các quyết định theo Kinh thánh thành tôn cao Đức Chúa Trời, khuyến khích sự lớn lên tin kính, và đem lại ơn giải cứu tùy theo ý chỉ của Đức Chúa Trời (Gia-cơ 1.2-5). Rất quan trọng trong toàn bộ quá trình là người của Đức Chúa Trời sẽ giảng dạy và gây dựng người khác theo Kinh thánh và trong mối tương giao của họ với Đức Chúa Trời (II Ti-mô-thê 2.1-2). Êlisê vốn là con người thể ấy. Không những ông là vị giáo sư hàng đầu trong trường tiên tri, mà ông còn được Chúa sai phái đi rao giảng Ngôi Lời cho nhiều người khác nghe, kể cả các vì vua. Như chúng ta đã thấy, Giê-rô-bô-am phải đối mặt với một trong những thử thách ấy trong cuộc sống mà Đức Chúa Trời sử dụng để lôi kéo sự chú ý của chúng ta, chỉnh sửa lại đường lối của chúng ta, và kéo chúng ta đến với chính mình Ngài, nhưng thay vì xây sang Đức Giêhôva, Giê-rô-bô-am đã tìm kiếm sự cứu giúp theo đấu pháp riêng của ông khi liên minh với Vua Giô-sa-phát của chi phái Giu-đa, và Vua xứ Ê-đôm. Như sự việc thường diễn ra, khi chúng ta bước đi bằng sự khôn ngoan riêng của mình, các vị vua nầy mau chóng chạy thẳng vào thử thách khác, nan đề không tìm được nước cho quân đội và bầy gia súc của họ. Giô-sa-phát, vốn là một vị vua tin kính, đã nhìn ra sự việc; họ đã không tìm kiếm sự khôn ngoan và sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời và ông đề nghị họ nên tìm kiếm sự dẫn dắt và trợ giúp của Đức Chúa Trời qua một đấng tiên tri của Đức Giêhôva. Không phải bởi tình cờ, mà bởi sự thông sáng và ân sũng của Đức Chúa Trời, Êlisê, một nhân vật của tất cả các vụ mùa, đã xuất hiện trong khu vực.
Êlisê công bố sứ điệp của Đức Chúa Trời (3.16-19)
“Người nói: Đức Giê-hô-va phán như vầy: Hãy đào cho nhiều hầm hố khắp trong trũng này. Vì Đức Giê-hô-va phán rằng: Các ngươi sẽ không thấy gió, cũng chẳng thấy mưa, thế mà trũng này sẽ đầy dẫy nước, và các ngươi, bầy chiên, cùng súc vật của các ngươi, đều sẽ uống nước được. Nhưng Đức Giê-hô-va coi sự này là nhỏ mọn quá: Ngài lại sẽ phó luôn dân Mô-áp vào tay các ngươi. Các ngươi sẽ phá hủy hết thảy những thành kiên cố, những thành thị tứ, đốn những cây tốt, bít mọi suối nước, và lấy đá làm hư hại đồng ruộng màu mỡ”.
Người ta thường nghĩ tới sự tin kính trong những giới hạn sống đạo (hành vi) và sống tôn giáo – giữ 10 điều răn, hay các phước lành, hoặc giữ một bộ những điều làm theo và không làm theo, hay nếm trải những động lực của các nghi thức tôn giáo. Nhưng chúng ta có thể sống đạo đức và tôn giáo, thậm chí rất bận rộn trong công việc của Đức Chúa Trời và trở thành một mẫu mực gì đó nhưng không phải là tin kính. Sự tin kính thật sẽ kết quả trong bổn tánh và những hành vi Cơ đốc, còn bản thân nó thì không phải là sự tin kính cần thiết. Sự tin kính là một thái độ sùng kính bắt từ việc nhận biết Đức Chúa Trời qua Lời của Ngài. Đây là bông trái của một đời sống đầy dẫy Lời Chúa, đầy dẫy Đức Thánh Linh vì đây là chức vụ của Đức Thánh Linh sử dụng Lời của Đức Chúa Trời, Ngài là đại biểu của Đức Chúa Trời, là Đấng hình thành bổn tánh của Đấng Christ trong đời sống của người tin Chúa.
Jerry Bridges trong quyển The Practice of Godliness, cho rằng thái độ nầy phải có 3 yếu tố quan trọng. (a) sự kính sợ Đức Chúa Trời – kính sợ và tin cậy; (b) tình yêu dành cho Đức Chúa Trời; và (c) sự khát khao Đức Chúa Trời. Và ba điều nầy đều có mục đích nhắm vào Đức Chúa Trời. Sự tin kính là một thái độ của lý trí, là một thái độ kết quả trong một hình thức sống có kỷ luật, một thái độ tìm kiếm Đức Chúa Trời làm sức lực, nguồn cội, và là dòng sự sống. Cách ứng xử tin kính (bổn tánh Cơ đốc) là một kết quả của sự tin kính thực, nếu không, chúng ta trở thành gánh nặng trong công việc của Đức Chúa Trời, rồi thất bại, ngã lòng trong sự bước đi Cơ đốc. Y như Bridges nói:
Thường thì chúng ta tìm cách phát triển bổn tánh và hành vi Cơ đốc mà không có dành thì giờ để phát triển sự tin kính lấy Đức Chúa Trời làm trọng tâm. Chúng ta tìm cách làm đẹp lòng Đức Chúa Trời mà không dành thì giờ để đồng đi với Ngài và phát triển một mối tương giao với Ngài. Đây là một việc rất khó thực hiện.
Nhưng làm sao phát triển được một sự tin kính như thế đối với Đức Chúa Trời, một thái độ của lý trí lấy Đức Chúa Trời làm tâm điểm? Tất nhiên là bằng Lời của Đức Chúa Trời rồi. Lời của Đức Chúa Trời là ‘sách rèn luyện’ của Ngài, sách ấy đưa chúng ta đến với Đức Chúa Trời và dâng lên Ngài sự tôn kính.
Tít 1.1: “Ta, Phao-lô, tôi tớ của Đức Chúa Trời và sứ đồ của Đức Chúa Jêsus Christ, để đưa các người được chọn của Đức Chúa Trời đến đức tin và sự thông hiểu lẽ thật, là sự sanh lòng nhân đức”.
I Ti-mô-thê 4.6-8: “Con giải tỏ các việc đó cho anh em, thì con sẽ nên kẻ giúp việc ngay lành của Đức Chúa Jêsus Christ, được nuôi bởi các lời của đức tin và đạo lý lành mà con đã theo. Những lời hư ngụy phàm tục giống như chuyện bịa các bà già, thì hãy bỏ đi, và tập tành sự tin kính. Vì sự tập tành thân thể ích lợi chẳng bao lăm, còn như sự tin kính là ích cho mọi việc, vì có lời hứa về đời nầy và về đời sau nữa”.
Thi thiên 138.1-2 Thi thiên của David. “Tôi sẽ hết lòng cảm tạ Chúa, hát ngợi khen Chúa trước mặt các thần. Tôi sẽ thờ lạy hướng về đền thánh của Chúa, Cảm tạ danh Chúa vì sự nhân từ và sự chân thật của Chúa; Vì Chúa đã làm cho lời Chúa được tôn cao hơn cả danh thinh Chúa”.
Khi chúng ta nắm được tầm quan trọng và ưu điểm của Kinh thánh cho đời sống chúng ta, chúng ta thu lấy Đức Chúa Trời trong suy nghĩ của chúng ta và làm giảm đi tầm quan trọng của Ngài. Giống như Giê-rô-bô-am, chúng ta nghĩ mình có thể tự vận dụng lấy mọi sự và chúng ta đã làm trong sự hấp tấp.
Như câu 16 cho thấy với mệnh đề nầy: “Đức Giê-hô-va phán như vầy”, đây đúng là chỗ mà các vị tiên tri thời xưa đã đứng trong chức vụ của họ đối với loài người, dù là các vị vua hay những đờn bà goá. Họ là những đại biểu của Lời Đức Chúa Trời, là sứ điệp của Ngài cho loài người, là sứ giả đã được chỉ định phải dạy cho họ biết về Đức Chúa Trời và đưa sự tin kính vào trong đời sống của họ. Một lần nữa, sự nhấn mạnh nầy đã được đặt ra để chỉ cho Êlisê thấy tầm quan trọng thế nào khi sửa soạn chính tấm lòng của ông để ông có thể lắng nghe thật chính xác rồi phân phát ra Lời của Đức Chúa Trời. Ông chưa nhận được phép của Chúa. Ông thực là một con người tin kính.
Nguyên tắc phép loại suy trong Cựu Ước
Khi chúng ta xem xét chiến trận với dân Mô-áp, và vì mục đích của mối quan hệ nầy với chính đời sống của chúng ta bằng cách ứng dụng, thật là yên ủi khi nhớ tới những gì Phao-lô dạy chúng ta trong I Cô-rinh-tô 10.6-11. Ở đó, ông dạy chúng ta rằng đời sống của Israel và những cách xử lý của Đức Chúa Trời với tuyển dân có đầy dẫy những phép loại suy về mặt thuộc linh cùng những minh hoạ cho lẽ thật thuộc linh đối với Hội thánh ngày hôm nay. Khi chúng ta nghiên cứu các trang Kinh thánh Cựu Ước trong nội dung, mục đích chính, và lịch sử của từng phân đoạn (nghĩa là theo đúng văn phạm, nội dung, lại lịch về mặt lịch sử), chúng ta cũng phải tìm cho ra những phép loại suy thuộc linh nầy, ít nhất bởi cách ứng dụng trong phân đoạn. Có một vài ứng dụng trong phân đoạn Kinh thánh của chúng ta.
I Cô-rinh-tô 10.8 có một tham khảo đặc biệt nhắm trực tiếp vào phân đoạn II Các Vua bằng cách sử dụng dân Mô-áp. Một số người Israel đã ngã chết như một kết quả của việc bị các phụ nữ Mô-áp quyến rũ cũng như Balaam đã đề nghị với Vua Mô-áp.
Phép loại suy thứ nhứt. Vì những hành động chống nghịch Israel của họ trong lịch sử Israel, dân Mô-áp đang hiện hữu như một minh hoạ chỉ về các kẻ thù luôn luôn có mặt chống đối người tin Chúa cùng cách ăn ở của họ với Đức Chúa Trời, đặc biệt bằng cách quyến rũ qua tư dục của xác thịt (Dân số ký 22.1-6…; 25.1; 31.16; II Phierơ 2.15; Giu-đe 11 và Khải huyền 2.14). Nhưng làm sao sự quyến rũ nầy thành công cho được? Nó rất thường thành công qua các tiên tri giả như Balaam, ông ta lo mua bán các ơn của mình. Ông ta là một con người bị tánh tham và sự thèm khát điều phối. Balaam, ông ta đã dạy cho dân Mô-áp cách thức làm cho dân Israel phải vấp ngã, được nhắc tới ba lần trong Tân Ước như một lời cảnh tỉnh cho chúng ta (II Phierơ 2.15; Giu-đe 11; Khải huyền 2.14). Vì vậy dân Mô-áp rất giống với các kẻ thù kia, chúng đang hiện hữu như một mối đe doạ cho sự chúng ta đồng đi với Đức Chúa Trời và sự tin kính của chúng ta đối với Ngài.
Phép loại suy thứ hai, như đã nói rồi, được thấy trong câu nói được lặp đi lặp lại của Êlisê: “Đức Giêhôva phán như vầy”, trong hai câu 16 và 17. Ở đây Đức Chúa Trời đã tự tỏ chính mình Ngài ra và chương trình của Ngài trực tiếp cho vị tiên tri. Đức Chúa Trời đã cung ứng phần khải thị đặc biệt cho Êlisê để tỏ ra cho ba vị vua thấy họ cần phải làm gì và điều chi thích ứng để truyền cảm hứng cho đức tin và sự tin kính của họ giống như các sự cố lạ lùng nầy, chúng đã được ấn định để phát triển tư tưởng của họ về Đức Chúa Trời.
Theo phép loại suy, hôm nay chúng ta có một sự khải thị rất đầy đủ, là Lời cảm thúc của Đức Chúa Trời; đây là quyển sách “Đức Giêhôva phán như vầy” của chúng ta và là phương tiện bởi đó chúng ta học hỏi về Đức Chúa Trời và về chính mình. Trong sách ấy, chúng ta học hỏi về ý chỉ, sự giải cứu, tình yêu thương, và sự quan phòng của Đức Chúa Trời; và về các phương tiện Đức Chúa Trời sử dụng để phát huy sự tin kính của chúng ta đối với Ngài hầu cho chúng ta có thể nhìn biết, kính sợ hay tôn kính Ngài, tình yêu và sự khát khao Ngài (Rôma 10.17; II Ti-mô-thê 3.16-17; Hê-bơ-rơ 4.12; I Phierơ 2.2). Sẽ chẳng có sự tin kính, chẳng có sự tôn trọng Đức Chúa Trời, chẳng có một sự giải cứu nào, không có một khả năng nào để tìm thấy ý chỉ của Đức Chúa Trời, v.v… nếu như không có nguyên tắc “Đức Giêhôva phán như vầy” (II Ti-mô-thê 2.15).
Các câu 16-18 mô tả những gì Đức Chúa Trời sẽ thực hiện để giải quyết nan đề không có nước và tuyên bố rằng dân Mô-áp sẽ bị phó vào trong tay họ, nhưng chẳng nói cho họ biết bằng cách nào.
Huấn thị thứ nhứt và lời hứa ra từ Đức Giêhôva (các câu 16-17)
“Hãy đào cho nhiều hầm hố khắp trong trũng này”. Tại sao phải là hầm hố? Để giữ nước mà Đức Giêhôva sẽ rút ra từ bất kỳ một phương tiện nào trong thiên nhiên, tỉ như mưa hay một cơn giông bão kèm theo có gió mạnh (câu 18). Điều nầy chỉ ra sự tiếp trợ của Đức Thánh Linh là Đấng mà Đức Chúa Trời ban cho, thật là lạ lùng, không có công việc của loài người hay các phương tiện thiên nhiên nào làm đầy dẫy đời sống chúng ta với quyền phép Ngài, để làm cho tươi mới và giúp chúng ta có khả năng để đánh trận thuộc linh (đối chiếu Giăng 7.37-39 với Êsai 44.3; Êphêsô 3.16-18; Galati 5.16).
Sự tiếp trợ nước trong phương thức lạ lùng nầy đã trở thành một sự bảo đảm, một sự động viên cho thái độ vâng phục bằng cách minh hoạ quyền phép của Đức Chúa Trời cùng các phương tiện để đánh bại dân Mô-áp. Quả là giống như sự tiếp trợ lạ lùng của Đức Chúa Trời khi ban bố Đức Thánh Linh, là Đấng mà Chúa đã ví sánh với sông nước hằng sống (Giăng 7.37-39), là phương tiện giải cứu của chúng ta và là sự cổ vũ cho sự vâng phục. Chiến thắng sẽ thuộc về họ nếu họ vâng lời nơi phần trách nhiệm của con người khi đào cho thật nhiều hầm hố ở đây. Điều nầy sẽ tỏ ra thái độ nương cậy Chúa của họ, một sự thay đổi từ chỗ tự nương cậy vào bản thân mình trước đây, là điều nếu không có sự vùa giúp của Chúa, đã làm cho họ thất bại. Trũng ở đây có lẽ là trũng Zered bằm ở đường biên giới phía Nam của Mô-áp. “Quân đội Israel đã đóng trại trên con đường của trũng (vịnh Arabah) giữa vùng cao nguyên xứ Mô-áp nằm ở phía Đông và vùng cao xứ Giu-đa nằm ở phía Tây, ngay phía Nam của Biển Chết”.
Phần giải thích và Lời hứa (câu 18)
“Nhưng Đức Giê-hô-va coi sự này [đề cập tới sự tiếp trợ lạ lùng] là nhỏ mọn quá”, câu nầy kêu gọi sự chú ý của họ và của chúng ta hướng vào một nguyên tắc rất quan trọng. Sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời, dù là tiếp trợ cho các nhu cầu hàng ngày của chúng ta hay chống lại kẻ thù đang đứng nghịch lại sự vinh hiển của Ngài và sự chúng ta đồng đi với Ngài không bao giờ là một thắc mắc về sự khả năng của Đức Chúa Trời có đủ hay không!?! Không một việc gì quá nhỏ hay quá lớn đến nỗi Ngài làm không đặng.
Vì vậy câu 18b ngay lập tức đưa ra lời hứa: “Ngài lại sẽ phó luôn dân Mô-áp vào tay các ngươi”. Trong câu nầy chúng ta thấy tư tưởng ‘vì…vậy’ trong Kinh thánh. Vì Ngài sẽ tiếp trợ nước một cách lạ lùng, vậy Ngài sẽ phó dân Mô-áp vào tay các ngươi. Có một số minh hoạ khác về nguyên tắc nầy trong Kinh thánh, hãy so sánh những câu sau đây:
Giô-suê 1.5: “Ta sẽ ở cùng ngươi như ta đã ở cùng Môi-se; ta sẽ không lìa ngươi, không bỏ ngươi đâu (phần nhấn mạnh là của tôi).
Giô-suê 8.2: “Ngươi phải đãi A-hi và vua nó như ngươi đã đãi Giê-ri-cô và vua nó; nhưng các ngươi sẽ đoạt lấy hóa tài và súc vật cho mình” (phần nhấn mạnh là của tôi).
Rôma 8.31-32: “Đã vậy thì chúng ta sẽ nói làm sao? Nếu Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta, thì còn ai nghịch với chúng ta? Ngài đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho, thì Ngài há chẳng cũng sẽ ban mọi sự luôn với Con ấy cho chúng ta sao?”
Mặc dù “như” và “vậy” không được sử dụng trong Rôma 8.31-32, nhưng tư tưởng rất là rõ nét.
Huấn thị thứ hai và trách nhiệm của quân đội (câu 19)
Nan đề hay vấn nạn không bao giờ là quyền phép hay sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời. Vấn đề thực là độ tin cậy hay sự vâng phục của chúng ta đối với lẽ thật của Lời Ngài hay hành động trong đức tin đặt trên những lời hứa của Đức Chúa Trời. Liệu họ có đào những hầm hố và liệu họ sẽ làm theo các huấn thị đã đưa ra trong câu 19 không?
Câu 19 mô tả thể nào ba vị vua sắp sửa mang lấy sự phán xét của Đức Chúa Trời giáng trên xứ, Ngài đổi lại sự phán xét ấy, làm cho nó ra vô hiệu quả và đánh bại dân Mô-áp. Điều nầy nhấn mạnh điểm toàn vẹn sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời nghịch lại kẻ thù của dân sự Ngài nếu họ nắm lấy sự tiếp trợ của Ngài và sống vâng phục với Lời của Ngài. Đốn hạ hết cây tốt xuống sẽ rất khó cho dân Mô-áp có trái để ăn và sẽ làm cho họ có ít bóng mát. Làm ngưng dòng chảy tất cả các con sông sẽ giới hạn nguồn cung ấp nước cho dân Mô-áp, và việc rãi đặt nhiều hòn đá lớn trong trũng sẽ gây trễ nãi cho việc gieo cấy và làm cho nông sản của họ cạn kiệt đi.
Đánh bại dân Mô-áp (3.20-25)
“Vậy, buổi sáng, nhằm giờ người ta dâng của lễ chay, thấy nước bởi đường Ê-đôm đến, và xứ bèn đầy những nước. Khi dân Mô-áp hay rằng các vua ấy đi lên đặng đánh mình, thì nhóm hết thảy những người có thể nai nịch binh khí được trở lên, và đứng tại bờ cõi xứ. Ngày sau dân Mô-áp chổi dậy thật sớm; khi mặt trời mọc soi trên nước, dân Mô-áp thấy trước mặt mình nước đỏ như máu, thì la lên rằng: Ấy là máu! Chắc ba vua ấy đã tranh chiến nhau, đánh giết lẫn nhau. Bây giờ, hỡi dân Mô-áp! hãy đi cướp của. Vậy, chúng đi đến trại quân Y-sơ-ra-ên; nhưng dân Y-sơ-ra-ên chổi dậy, hãm đánh dân Mô-áp, chúng nó chạy trốn khỏi trước mặt dân Y-sơ-ra-ên. Đoạn, dân Y-sơ-ra-ên loán vào xứ, hãm đánh Mô-áp. Họ phá hủy các thành, ai nấy lấy đá liệng vào lấp các đồng ruộng màu mỡ, bít các nguồn nước, và đốn những cây tốt. Tại Kiệt-Ha-rê-sết chỉ còn lại những vách thành: Những quân ném đá cũng vây xông phá các vách đó nữa”.
Trong mấy câu nầy, chúng ta có (a) nguồn cấp nước (b) thái độ vâng phục của ba vị vua cùng quân đội của họ và (c) sự bại trận từng phần của dân Mô-áp. Nhưng có một việc đặc biệt có ý nghĩa rất lớn (câu 20), và đó là thời điểm của sự cung cấp nước.
Đặc biệt hãy chú ý sự việc đã được trình bày, ấy là nước không đến cho tới chừng giờ dâng lễ chay vào buổi sáng (câu 20). Như những thứ của lễ đều chỉ vào Cứu Chúa, sự chờ đợi cho tới thời điểm dâng của lễ chay vào buổi sáng có thể phác hoạ ra Cứu Chúa chịu khổ có ân tứ Đức Thánh Linh theo sau, là Đấng Ngài đã ví sánh với dòng sông sự sống (Giăng 7.37-39). Nước không xảy có cho tới thời điểm nầy khi tuân giữ nguyên tắc rằng Đức Thánh Linh sẽ không được ban cho, cho tới khi Chúa đã chịu chết, đã sống lại và đã thăng thiên. Những ơn phước đó của ân điển chỉ đến qua Đức Chúa Jêsus Christ (đối chiếu Giăng 7.37-39; 14.17-30; 15.26; 16.7). Cơ sở sự ban cho Đức Thánh Linh cùng mọi sự vinh hiển là sự chết, sự sống lại, sự thăng thiên, và thời điểm của Đức Giêhôva, là Cứu Chúa vinh hiển.
Quí bạn của tôi ơi, nếu không phải vì sự đến lịch sử, đời sống vô tội, sự chết, sự sống lại, sự thăng thiên và thời điểm của Cứu Chúa chúng ta, linh duy nhứt mà chúng ta sẽ tiếp nhận sẽ là tà linh trong hệ thống thuộc thế gian. Ngày nay thế gian muốn chối bỏ nhân vật của lịch sử và công tác đã hoàn tất của Đức Chúa Jêsus Christ. Trong chỗ của thế gian, thế gian tìm kiếm sự giải cứu cùng các kinh nghiệm tôn giáo với sức riêng của nó không cần tới Lời của Đức Chúa Trời và Đấng Christ trong Kinh thánh. Vì thế, những gì nó nhận được chỉ là những tà linh. Không có một sự cứu rỗi hay ơn giải cứu thực sự nào mà không có sự chết của Đức Chúa Jêsus Christ, ở đấy chỉ có nhiều sự lừa gạt mà thôi.
Những gì đã xảy ra trong câu 20 có thể minh hoạ rõ nét kinh nghiệm rất phổ thông, nạn lụt vụt đến trong các dòng sông khô cạn, chúng đầy đủ cho các phần khô hạn của thế gian. Khi sống trong những vùng đất của Texas, tôi đã nhìn thấy nạn lụt từ các con sông, con suối, nơi chẳng có một giọt mưa nào hết, nhưng nước đã đến từ trận mưa dầm dề. Tuy nhiên, chúng ta không góp phần vào sự cố nầy, những gì đã diễn ra bình thường của thời tiết, vì “không những đó là thời điểm nước được sai xuống từ trời, mà còn là tác động toàn phần sự đến của chúng chỉ ra sự ứng nghiệm của phép lạ trong sứ điệp tiên tri của Êlisê”.
Nước nầy có cần cho sự thất thủ của dân Mô-áp. Khi nhìn thấy chính nước ấy, đã hoá màu đỏ bởi đất và ánh lập loè tất cả đều khoác màu đỏ khi mặt trời mọc bên đông phương, kẻ thù đã lầm tưởng nó với máu và, ngờ ngợ rằng ba vị vua trước kia chống kình nhau đã đánh lẫn nhau, điều nầy dẫn tới sự hủy diệt cho họ, họ đã chạy ùa đến trại quân của Israel dự tính cướp lấy chiến lợi phẩm. Quá trễ rồi khi họ nhận ra lỗi lầm của mình. Binh lính Mô-áp trong tình trạng không tổ chức đã gặp phải quân đồng minh khi ấy đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, không những đã đẩy lui họ, mà còn vây lấy Mô-áp, đưa đến một trận hủy diệt rất lớn. Dân Mô-áp đã bị đánh tan tác cho đến Kiệt Ha-rê-sết, ở đó họ quyết định đánh một trận sau cùng.
Về trận đánh nầy, Thomas Constable viết trong quyển Chú Giải Kinh thánh Bible Knowledge.
Đường biên giới nơi dân Mô-áp đóng trại rất sớm vào buổi sáng là đường biên giới giữa xứ Mô-áp và Ê-đôm, phía Đông và phía Nam của Biển Chết. Khi không trông mong nước, dân Mô-áp tưởng rằng nước đang chiếu trong ánh sáng mặt trời là máu. Vì vậy quân dội Mô-áp đã quyết đoán sai lầm rằng quân Israel, Giu-đa, và Ê-đôm đã có một trận đánh và đã giết chóc lẫn nhau — không phải là điểm thực tế. Thay vì tiến quân có đội hình với các thứ vũ khí rút ra để đánh trận, họ đã chạy ùa tới để cướp lấy chiến lợi phẩm trên những binh lính “đã chết”. Nhưng thay vì thế, họ đã chạy ùa vào các chiến tuyến của quân thù. Không có khí giới trong tay, dân Mô-áp . . .đã trốn chạy trước mặt dân Israel. Dân Israel, và các đồng minh cùng với họ, đã vây lấy dân Mô-áp, đã giết nhiều người, đã hủy diệt nhiều thành thị, và đã làm theo những gì Đức Chúa Trời dặn dò đối với đồng trũng, sông suối và cây cối (đối chiếu II Các Vua 3.19). Nhưng Kiệt Ha-rê-sết, thủ phủ chính, không thể đánh chiếm được. Nó nằm ở cuối một cánh đồng và đã kháng cự thành công những cuộc tấn công của những tay ném đá bằng trành ở chung quanh nó.
Những hậu quả của sự thờ lạy hình tượng (3.26-27)
“Vua Mô-áp thấy mình không thế chống nổi, bèn đem theo mình bảy trăm người cầm gươm, toan xông đến nơi vua Ê-đôm; nhưng không thế nào được. Người bèn bắt thái tử, là kẻ phải kế vị mình, dâng làm của lễ thiêu tại trên vách thành. Bèn có cơn thạnh nộ nổi phừng cùng Y-sơ-ra-ên; thì họ lìa khỏi vua Mô-áp, và trở về xứ mình”.
Trong hai câu 26-27, chúng ta thấy hai nổ lực bởi vị vua thờ lạy hình tượng xứ Mô-áp làm ra hòng tránh thoát sự thất trận hoàn toàn. Nổ lực thứ nhứt là bởi các phương tiện phá vỡ vòng vây xông đến Vua Ê-đôm. Rõ ràng, một là ông ta có thể xui khiến Ê-đôm trở đánh lại quân Israel và Giu-đa hoặc ông ta tưởng đây là mắc xích yếu nhất trong mối liên minh của ba nước. Thế là ông ta đã rơi vào chỗ sai lầm tồi tệ và nổ lực của ông ta đã thất bại vì cớ sức lực thực của mối liên minh nầy qua chức vụ của tiên tri Êlisê giờ đây đang đặt vào quyền phép của Đức Chúa Trời.
Nổ lực thứ hai được thấy trong câu 27 và đáng buồn thay, nó đã đạt được hiệu quả, nhưng chỉ vì sự vâng phục không trọn vẹn của ba vị vua kia đấy thôi. Thờ lạy hình tượng có cội nguồn của nó trong các thế lực ma quỉ của Satan, một kẻ giết người, thù oán nhân loại, thường bao gồm cả con sinh tế là con người, đặc biệt là việc dâng trẻ con làm của lễ thiêu. Thực vậy, “thất bại trong chiến trận đã bị các chiến sĩ theo tà giáo vùng Cận Đông xem là một dấu hiệu cho thấy rằng thần của họ đã nổi giận với họ. Để làm cho thần của mình nguôi giận, Kê-móc (I Các Vua 11.7, 33; II Các Vua 23.13), Mê-sa, vua Mô-áp đã dâng con trưởng nam của mình, là kẻ kế tự ngôi mình, làm một con sinh tế trên vách thành”. Cũng xem II Các Vua 16.3; Giêrêmi 7.31; Dân số ký 21.29; Giêrêmi 48.7, 46.
Mệnh đề: “Bèn có cơn thạnh nộ nổi phừng cùng Y-sơ-ra-ên” khó nhận định lắm. Trong chú thích của ông, Ryrie nói: “Quân Israel rất đỗi sợ hãi nơi những gì quân Mô-áp sẽ làm khi họ rút lui”. Tuy nhiên, nhiều nhà giải kinh nhìn thấy cơn thạnh nộ là một tham khảo đến một sự giận dữ cuồng sôi trên một hành động gớm ghiếc đó, nó khiến cho ba vị vua kia phải quay về quê nhà. “Thạnh nộ” là từ ngữ Hy bá lai q#x#P, có ý nói tới sự căm phẫn và trong phạm trù nầy nó có nghĩa là “căm phẫn công bình”. “Nổi phừng cùng”, giới từ Hy bá lai u^l, “trên, nghịch lại, đối với, về” có thể được dùng với một từ như “thạnh nộ, phẫn nộ” để tỏ ra những cảm xúc lớn bằng cách nhấn mạnh nhân vật hay nhiều người, những ai là đối tượng của cảm xúc và những ai cảm thấy cảm xúc hành động giáng trên họ, nghĩa là, sự căm phẫn dâng cao giáng trên Israel, họ bị chấn động bởi hành động nầy nhiều lắm, vì vậy họ đã chuyển hướng và trở về quê nhà – choáng váng.
Vua xứ Mô-áp, nhìn thấy đoàn quân bại trận của mình và xứ sở bị cướp bóc, nên tìm cách trốn thoát; quân Ê-đôm ngăn trở người. Khi ấy, ông ta đem con trưởng mình làm của lễ thiêu dâng trên vách thành cho Kê-mốt, là thần của dân Mô-áp. Nỗi kinh hoàng và khiếp đảm khi nhìn thấy của lễ thiêu nầy khiến cho ba quân đội phải lui lại thay vì quét sạch dân tà ác ấy. Mô-áp không còn ở dưới quyền thống trị của Israel nữa. Về sau dân Mô-áp tấn công xứ Giu-đa và Israel (II Các Vua 13.20; 24.2; II Sử ký 20). Nếu như những lời giáo huấn của tiên tri Êlisê đã được xem trọng, họ đã tránh được những cuộc tấn kích nầy.
Bằng cách ứng dụng, có hai việc cần phải được chú ý ở đây.
Thứ nhứt, thất bại không noi theo các nguyên tắc và mạng lịnh trong Kinh thánh đều có những hậu quả rất tiêu cực. Như đã được nhắc nhớ trên đây trong quyển chú giải Evangelical, thất bại của mối liên minh hình thành sự hủy diệt mở ra con đường cho các cuộc tấn kích sau nầy. Các nguyên tắc, những lời hứa, và các mạng lịnh trong Kinh thánh không được noi theo làm cho cuộc sống ra đau thương và cất bỏ đi niềm vui mừng của chúng ta. Thực vậy, họ đã được ban cho tối đa ơn phước và hạnh phúc và để bảo hộ chúng ta tránh khỏi những hậu quả đáng buồn vì sự dại dột của chính chúng ta.
Thứ hai, hành động đem con trẻ làm con sinh tế chỉ ra những hậu quả của sự bất kỉnh, thờ lạy hình tượng, và những gì đang xảy ra khi người ta xây khỏi sự mặc thị của Đức Chúa Trời. Khi con người xa khỏi Chúa, họ phải xây qua những hình tượng xấu xa của chính tấm lòng hư hoại của họ cùng mọi lối thoát và cơ chết bảo hộ mà lý trí con người có thể tưởng tượng ra. Điều nầy bao gồm một loạt những cảm xúc từ các con đường thoát thân đó – tức tối, phê phán, chỉ trích, ẩn núp, hợp lý hoá, v.v…, cho đến những hình thái thấp kém nhất nơi tình trạng tội lỗi của con người như đồng tính luyến ái, và thờ lạy hình tượng trong các hình thái đa dạng của nó, thậm chí dẫn tới chỗ giết con cái của mình. Vua Mô-áp đã hợp lý hoá điều nầy sẽ làm nguôi giận thần của mình và giải phóng thành trì. Ngày nay các con trẻ đã bị giết [phá thai] và sự hợp lý hoá cho rằng người mẹ có quyền đối với một sự lựa chọn như thế; đó là con của nàng, nó là nguyên nhân, và nó sẽ làm cho nàng được nhẹ gánh đối với sự căng thẳng và trách nhiệm.
Trong phân đoạn Kinh thánh nầy, chúng ta thấy những hậu quả cao độ của sự thờ lạy hình tượng, nhưng nguyên tắc cũng y như nhau – các mối quan hệ sai lầm với Đức Chúa Trời (dửng dưng đối với Ngài) luôn luôn dẫn tới các mối quan hệ sai trái với người khác – gia đình, bạn bè, người lân cận, v.v… và nhiều tội lỗi đáng kinh khiếp khác nữa.
Ở đây một lần nữa chúng ta có thể nhìn thấy rất là quan trọng cho tiên tri Êlisê phải có mặt ở đó và rất có ích, để xử lý với chính tấm lòng của ông, để biết chắc ông đã ở trong một tình trạng phải lẽ về mặt thuộc linh hầu cho ông có thể lắng nghe cách cẩn thận và phân phát ra sứ điệp của Đức Chúa Trời. Êlisê đã không được phép của Chúa – ông phải xem trọng Đức Chúa Trời đã. Ông thực sự là một nhân vật tin kính với Lời của Đức Chúa Trời ban ra đúng thì.
Còn chúng ta thì sao? Trước khi chúng ta nắm lấy sự kêu gọi đó, trước khi chúng ta làm chứng hay trao đổi với người kia, trước khi chúng ta bắt đầu sửa soạn bài học cho Trường Chúa Nhựt, hay đến với lớp học Kinh thánh v.v…, có phải chúng ta xem trọng Đức Chúa Trời và sửa soạn tấm lòng mình không? Đây là lý do tại sao chúng ta phải khao khát muốn lắng nghe Lời của Đức Chúa Trời hầu cho nâng cao trọng tâm nhắm về Chúa và sự tin kính của chúng ta đối với Ngài để Ngài làm Sức Mạnh, làm Nguồn Cội và Dòng Chảy trong mọi đời sống.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét