Bài 6.
Êlisê sửa soạn để nghe Lời của Đức Chúa Trời
(II Các Vua 3.13-15)
Phần giới thiệu
Có nhiều bài học về đức tin trong tiểu đoạn Kinh thánh nầy. II Các Vua 3. Một là sự thắng hơn kẻ thù của chúng ta là việc rất nhỏ đối với Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hoá của vũ trụ và là Đấng Cứu Thế quyền oai của con người. Bất luận nan đề của chúng ta lớn hay nhỏ, Đức Chúa Trời đang quan phòng và Ngài còn làm cho thoả đáng hơn nữa. Phép lạ là việc rất nhỏ đối với Đức Chúa Trời.
Nhưng có bài học khác quan trọng hơn đang tuôn tràn mặc dù mấy câu Kinh thánh nầy giống như một sợi chỉ nối liền nhau. Thực vậy, mọi sự trong Kinh thánh đều mang lấy mấu chốt quan trọng nầy. Trong khi các phép lạ là một việc rất nhỏ đối với Đức Chúa Trời, dõi theo mối tương giao của chúng ta với Ngài mỗi ngày và từng giây phút là một việc rất lớn. Đây là việc quan trọng nhất trong cuộc sống. Thực ra, đây là điều mà cả cuộc sống muốn nói đến. Đây là gốc rễ của sự thành công hay gốc rễ của sự thất bại. Đây là dòng sông sự sống hay nguyên nhân của cơn hạn hán thuộc linh.
Như Châm ngôn 4.23 nói theo tiếng Hy bá lai: “Khá cẩn thận giữ tấm lòng (nơi thánh bên trong mối tương giao của một người với Đức Chúa Trời) con hơn hết, vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra”.
Chúng ta có câu chuyện trong II Các Vua 3 với ba vị vua trong một tình thế thực sự rơi vào chỗ chẳng đặng đừng. Họ đang ở trong đồng vắng và sắp sửa bị chết mất vì thiếu nước. Nhưng hãy nhớ, đây là kết quả của việc chẳng xem trọng Đức Chúa Trời và không cầu hỏi Ngài về các kế hoạch của họ. Vậy nên, kẻ thù quan trọng hơn không hẳn là dân Mô-áp, mà là thất bại của chính họ không tìm kiếm sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời.
Ngôi Lời đến từ Đức Giêhôva (3.13-15)
“Ê-li-sê nói với vua Y-sơ-ra-ên rằng: Vua và tôi có can hệ gì chăng? Khá đi cầu vấn các tiên tri của cha và mẹ vua. Vua Y-sơ-ra-ên đáp rằng: Chẳng vậy đâu; vì Đức Giê-hô-va đã gọi ba vua này đến, đặng nộp vào tay Mô-áp. Ê-li-sê bèn nói: Đức Giê-hô-va vạn quân hằng sống, tôi đứng trước mặt Ngài, mà thề rằng, nếu tôi không kính nể Giô-sa-phát, vua Giu-đa, thì tôi chẳng xem vua ra sao, và cũng không thấy đến nữa. Nhưng bây giờ, hãy đem đến cho tôi một người khảy đàn. Trong lúc người ấy khảy đàn, thì tay của Đức Giê-hô-va ở trên Ê-li-sê”.
Êlisê quở trách các vua (các câu 13-14)
Như chúng ta có thể thấy từ mấy câu Kinh thánh nầy, Êlisê là một người không có khuynh hướng thiên vị dù chỉ một giây phút. Lòng trung thành của ông được dành cho Đức Giêhôva cùng các nguyên tắc của Lời Ngài bất kể địa vị, quyền thế, hay sự giàu có của một người (đối chiếu I Ti-mô-thê 5.20, 21). Vì ông luôn xem trọng Đức Chúa Trời và bằng lòng tin cậy Đức Giêhôva bất chấp hậu quả, giống như tiên tri Êli, ông dám đứng không sợ hãi và công bố ra lẽ thật. Ông biết rõ mình bị vây lấy bởi một đạo binh của Đức Giêhôva như một đám mây rất lớn và đã đứng trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời hằng sống, là Đấng mà ông làm đại biểu cho (đối chiếu câu 14 với I Các Vua 17.1 và chú ý II Các Vua 6.15-17).
“Vua và tôi có can hệ gì chăng?” Êlisê đâu có quá thẳng thừng, phải không? Ông đã xỉa thẳng vào mục tiêu. Trong câu hỏi nầy, ông đang nói, chúng ta có điểm gì chung, tại sao vua là một kẻ thờ lạy hình tượng, một kẻ chối bỏ các lịnh lạc của Đức Chúa Trời, lại đến với tôi? Tội lỗi của vua đã phân rẽ vua ra khỏi Đức Chúa Trời (Êsai 39.2) và khỏi bất kỳ một sứ điệp hay một sự giúp đỡ nào có thể có cho vua.
“Khá đi cầu vấn các tiên tri của cha và mẹ vua” có lẽ là một sự nhắc nhớ tới cha mẹ của vua, là Aháp và Giêsabên. Vậy thì những tiên tri nầy là ai mà Êlisê mới nhắc tới? Họ là các tiên tri của thần Ba-anh, các tiên tri giả của sự thờ lạy hình tượng, họ chẳng có một lời nào đến từ Đức Chúa Trời như đã được chứng tỏ rõ ràng trong I Các Vua 18. Mọi sự họ thể hiện đều là những mặc khải giả dối trong thế giới của Satan. Họ là những tiên tri từng nói ra những điều mà các vị vua mong muốn nghe. Kế đó, Êlisê bảo Giô-ram phải biết sống sao cho nhất quán. Họ đã bất chấp Đức Chúa Trời và chạy theo các hình tượng của họ, vậy tại sao phải chạy theo Đức Chúa Trời trong lúc bây giờ khi họ lâm vào cảnh rắc rối lớn? Êlisê đang sử dụng hình thái mỉa mai bằng cách hỏi, bộ hệ thống tôn giáo đương thời và lối sống hiện nay của vua không thể giải cứu vua sao? Các tiên tri của vua chẳng lẽ không có câu trả lời sao? Bộ vua nghĩ rằng vua có thể bất chấp Đức Chúa Trời và rồi, trong cảnh thất thường của vua, khi rối rắm ụp đến, chỉ xây lại với Đức Chúa Trời giống như Ngài là một vị thần đương ở trong cái chai kia chăng?
Êlisê không hề bỏ qua những thỉnh cầu chân chính của một người biết ăn năn, nhưng ông biết rõ Giô-ram và đã nói ra những điều ông đã thốt ra trong cách mỉa mai lạnh giá để nhấn mạnh tính hư không hay vô tích sự của cuộc sống mà Giô-ram đã chọn. Đức Chúa Trời thường sắp đặt thất bại, thất vọng, không những để tìm kiếm sự chú ý của chúng ta, mà còn dạy cho chúng ta biết tính hư không của phương thức hành động hiện thời của chúng ta để lôi kéo một sự xưng tội từ chúng ta về đường lối của chúng ta với một cái nhìn biết ăn năn, một sự thay đổi đường lối sống của chúng ta (đối chiếu Giêrêmi 2.19; 2.26-28).
Dĩ nhiên, chúng ta không cần một hình tượng nào để trở thành một kẻ thờ lạy hình tượng. Kinh thánh dạy sự tham lam là một hình thái thờ lạy hình tượng (Êphêsô 5.5; Cô-lô-se 3.5). Bất cứ điều chi chiếm lấy chỗ của sự thờ phượng Đức Chúa Trời, hay chúng ta nương vào tình trạng an ninh, sự thoả lòng, hay điều chi quan trọng trong chỗ của Đức Chúa Trời – tiền bạc, sự giàu có, quyền lực, sự ngợi khen, khoái lạc, v.v… -- đều trở thành một hình thái thờ lạy hình tượng.
Trong câu 13b chúng ta thấy lời xưng nhận của vua Israel rằng các tiên tri giả không thể trợ giúp, họ rất là vô tích sự. Ông đang nói, không, ông không thể quay sang họ, họ không thể cứu giúp chi được cả. Kế đó ông nói thêm: “Vì Đức Giêhôva đã gọi ba vua nầy đến…”. Trong câu nầy chúng ta thấy: (a) rằng ông nhìn biết Đức Giêhôva của Israel là Đức Chúa Trời – là Đức Chúa Trời chơn thật. Nhưng đây là một niềm tin giống như ma quỉ tin, chúng tin và run sợ; đây là một niềm tin không có sự ăn năn và đức tin nơi quyền phép của Đức Chúa Trời. Ông biết rõ đường lối của mình là sai, tội lỗi đã đầy dẫy linh hồn ông và ông nhìn biết ông xứng đáng với cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời.
Tội lỗi, không được ân điển của Đức Chúa Trời giải quyết nhơn đức tin nơi Đấng Cứu Thế, chỉ có thể mang lại một cảm giác về sự phán xét và sụp đổ. Tội lỗi khiến cho con người phải viện đến đủ mọi thứ tránh né cách máy móc hầu bóp nghẹt tội lỗi và tránh thoát cơn phán xét của Đức Chúa Trời.
Thật lấy làm tốt phải chú ý một vài hình thái tránh né cách máy móc nầy:
(1) Có thể đó là triết lý của Freud tìm cách chối bỏ tội lỗi của chúng ta.
(2) Có thể đó là việc làm của con người hay các hệ thống tôn giáo mà chúng ta dính dáng tới, chúng ta tưởng mình sẽ ném đá mọi tội lỗi của mình.
(3) Có thể đó là một sự kêu nài các điều kiện và hoàn cảnh như: “ma quỉ khiến tôi phạm tội ấy!”
(4) Có thể đó là một sự mặc cả kêu nài với Đức Chúa Trời giống như ở đây, Giô-ram ám chỉ rằng ông không ở đó một mình; có tới ba vị vua mà. Phải chăng Đức Chúa Trời sẽ giết hết thảy họ? Như vậy có công bằng không?
(5) Có thể đó là một sự xưng tội công khai và một sự nhìn nhận tội lỗi. Một sự buồn rầu theo thế gian nhưng không có một sự ăn năn chân chính và quay trở lại với Đức Giêhôva. Trường hợp ở đây rất giống với trường hợp của Giu-đa và Êsau.
Là những sự dối gạt và vô tín của tấm lòng con người.
Giờ đây hãy nhớ, chính Giô-sa-phát là người yêu cầu có một vị tiên tri của Đức Giêhôva để họ [ba vị vua] có thể cầu hỏi Đức Giêhôva qua vị tiên tri (câu 11). Nhưng sự từ khước của Êlisê về Giô-ram như đã được tỏ ra trong câu 14 minh hoạ cho ý niệm lời cầu nguyện không được nhậm và sự từ chối của Đức Chúa Trời đôi khi đem lại sự giải cứu vì cớ tình trạng thuộc linh của tấm lòng.
Êsai 59.1-2: “Nầy, tay Đức Giê-hô-va chẳng trở nên ngắn mà không cứu được; tai Ngài cũng chẳng nặng nề mà không nghe được đâu. Nhưng ấy là sự gian ác các ngươi làm xa cách mình với Đức Chúa Trời; và tội lỗi các ngươi đã che khuất mặt Ngài khỏi các ngươi, đến nỗi Ngài không nghe các ngươi nữa”.
Chúng ta thất bại không nhìn thấy những câu trả lời cho sự cầu nguyện và sự giải cứu của Ngài vì một số lý do.
(1) Thất bại không thành thật xưng tội với một nhận định muốn xử lý với tội lỗi. “Nếu lòng tôi có chú về tội ác, ắt Chúa chẳng nghe tôi” (Thi thiên 66.18).
(2) Thất bại không lắng nghe và đáp ứng với Ngôi Lời. “Người nào xây tai không khứng nghe luật pháp, lời cầu nguyện người ấy cũng là một sự gớm ghiếc” (Châm ngôn 28.9).
(3) Cầu xin với những động lực sai trái. “Anh em cầu xin mà không nhận lãnh được, vì cầu xin trái lẽ, để dùng trong tư dục mình” (Gia-cơ 4.3).
(4) Thất bại không cầu xin trong đức tin, không tin tưởng nơi Đức Chúa Trời. “Nhưng phải lấy đức tin mà cầu xin, chớ nghi ngờ; vì kẻ hay nghi ngờ giống như sóng biển, bị gió động và đưa đi đây đi đó” (Gia-cơ 1.6).
(5) Những nan đề trong gia đình, các quan hệ sai lầm với người khác. “Hỡi người làm chồng, hãy tỏ điều khôn ngoan ra trong sự ăn ở với vợ mình, như là với giống yếu đuối hơn; vì họ sẽ cùng anh em hưởng phước sự sống, nên phải kính nể họ, hầu cho không điều gì làm rối loạn sự cầu nguyện của anh em” (I Phierơ 3.7).
(6) Thất bại không nhận biết Chúa rồi đến với Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Jêsus Christ. “Vậy Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha” (Giăng 14.6).
Giờ đây trong câu 14 chúng ta thấy lời đáp của Êlisê cho Giô-ram. Câu nầy có hai phần: một là ngụ ý hay ám chỉ quở trách cho Giô-sa-phát và một sự khích lệ cho nhà vua nhơn đức. Cơ sở của mọi hành động của Êlisê: “Đức Giê-hô-va vạn quân hằng sống, tôi đứng trước mặt Ngài”. Sát nghĩa, “Đức Giêhôva của vạn quân đang sống động”. Một lần nữa, câu nói nầy đặt sự hư không của mọi hành động của họ (tin cậy vào cánh tay xác thịt hay mọi kế sách riêng của họ và tính hư không của hình tượng cùng những tiên tri giả của Giô-ram) khi đem đối chiếu với Đức Chúa Trời chơn thật (là Đức Chúa Trời chơn thật duy nhứt, là Đấng thực sự sống động và là Đấng mà Êlisê đã phục sự).
Hãy chú ý hai việc mà câu nói của Êlisê dạy dỗ chúng ta về chức vụ và đời sống của ông. (a) câu nói ấy công bố thực tại của Đức Chúa Trời và quyền phép của Ngài là Đức Giêhôva của vạn quân có quyền giải cứu chúng ta. (b) Câu nói ấy công bố thêm là Êlisê vốn nhận biết về sự hiện diện của Đức Chúa Trời và ông là một đại biểu riêng của Đức Chúa Trời, một người được sai phái đến đặng nói ra Lời của Đức Chúa Trời không thoả hiệp, và là một người được bảo hộ và ban ơn bởi Đức Giêhôva là Đấng luôn luôn ở cùng ông.
Quí bạn tôi ơi, đây là những gì câu nói ấy muốn nói tới! Có một Đức Chúa Trời hằng sống, là Đấng có quyền phép và Ngài ao ước muốn giải cứu và phục vụ các nhu cần của con người. Thật kinh ngạc thay, Đức Chúa Trời đã chọn con người (nhân loại) để làm đại biểu cho sứ điệp của Ngài nói tới ân điển và sự cứu rỗi. Và chúng ta không những phải công nhận trách nhiệm của mình là đại biểu của Ngài, mà chúng ta còn phải sống trong tình trạng tỉnh thức luôn về sự hiện diện và chương trình của Đức Chúa Trời, Ngài sử dụng chúng ta để chia sẻ đời sống và sứ điệp của Ngài cho nhiều người khác.
Sống với nhận thức về sự hiện diện của chúng ta và bản thân chúng ta là đại biểu của Đức Chúa Trời và đại diện của sự vinh hiển Ngài là một trong những chìa khoá để đạt tới một đời sống và sự phục vụ có kết quả, có ý nghĩa, có mục đích. Một thái độ và sự tỉnh thức có mục tiêu như thế, ở đó có động lực và sự chính xác. Nó cung ứng sự dạn dĩ và tạo ra mối quan tâm dành cho tha nhân, để chúng ta không phải là những kẻ chuyên làm đẹp lòng loài người.
I Têsalônica 2.1-4: “Hỡi anh em, chính anh em biết rõ rằng chúng tôi đã đến nơi anh em, ấy chẳng phải là vô ích đâu; nhưng sau khi bị đau đớn và sỉ nhục tại thành Phi-líp, như anh em đã biết, thì chúng tôi trông cậy Đức Chúa Trời, cứ rao truyền đạo Tin Lành của Đức Chúa Trời cách dạn dĩ giữa cơn đại chiến. Vì sự giảng đạo của chúng tôi chẳng phải bởi sự sai lầm, hoặc ý không thanh sạch, cũng chẳng dùng điều gian dối. Nhưng vì Đức Chúa Trời đã xét chúng tôi là xứng đáng giao cho việc giảng Tin Lành, nên chúng tôi cứ nói, không phải để đẹp lòng loài người, nhưng để đẹp lòng Đức Chúa Trời, là Đấng dò xét lòng chúng tôi”.
Một lần nữa, Êlisê nghiêm khắc quở trách Giô-ram trong khi ngụ ý quở trách Giô-sa-phát.
(1) Đối với Giô-ram, ông đang nói ra tư tưởng của Êsai 59.1-2 đã được nói ở trên.
(2) Đối với Giô-sa-phát, có sự quở trách ngụ ý rằng ông không có việc gì phải có mặt ở đó với kẻ mà Đức Chúa Trời chẳng muốn nhìn đến cũng chẳng muốn nghe nữa. Đây là một sự liên minh bất khiết và một sự thất bại không xem trọng Đức Giêhôva trong mọi lãnh vực của đời sống ông. Chính sự hiện diện của ông trong mối liên minh nầy là một sự bất tuân rất táo tợn.
Vì Giô-sa-phát là (nói chung) một người tin kính biết tìm kiếm Đức Giêhôva, Đức Giêhôva đã buông tha cho ông trong mối liên minh nầy với Giô-ram. Đây là ân điển thanh sạch, nhưng mà, điều nầy cũng luôn luôn thực đối với hết thảy chúng ta! Tôi được nhắc nhớ tới Thi thiên 143.1-2:
“Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy nghe lời cầu nguyện tôi, lắng tai nghe sự nài xin của tôi; nhân sự thành tín và sự công bình Chúa, xin hãy đáp lại tôi. Xin chớ đoán xét kẻ tôi tớ Chúa; Vì trước mặt Chúa chẳng người sống nào được xưng là công bình”.
Sửa soạn để phục vụ Ngôi Lời (câu 15)
Êlisê đã công khai tranh luận khi đối mặt với Giô-ram và đã lấy làm phiền hà bởi mối liên minh của Giô-sa-phát. Ông cảm thấy không muốn nhận và ban ra Lời của Đức Chúa Trời nữa. Sự giận dữ của ông là sự phẫn nộ tin kính. Ông không phạm tội, nhưng tâm trí ông vẫn cần phải được sửa soạn bởi Đức Giêhôva để có thể lắng nghe Lời của Đức Chúa Trời và để ban bố ra Lời ấy.
Đúng là một bài học quan trọng cho chúng ta phải nắm lấy! Không những tấm lòng cần phải biết giữ lấy (Châm ngôn 4.21), mà nó còn cần được sửa soạn (làm cho ngay thẳng) để chúng ta sẽ ở trong một tình trạng biết lắng nghe, nắm bắt, và đáp ứng với Chúa. Thất bại không sửa soạn được tấm lòng có thể dẫn tới sự bất trung (Thi thiên 78.8). Trong đời sống của một người có chỗ nào được nhận biết là có tội lỗi, tất nhiên là nó cần phải được xưng ra cách thành thật (Thi thiên 66.18; Êsai 59.1…), nhưng chúng ta cũng cần phải cầu xin Đức Chúa Trời mở mắt chúng ta ra để nắm lấy những sự kỳ diệu, lạ lùng của Lời quí báu của Ngài (Thi thiên 119.18). Nhưng có nhiều việc khác có khả năng vùa giúp cho tiến trình sửa soạn như âm nhạc, loại nhạc làm yên tỉnh tâm hồn và giúp cho người ta tập trung vào các vụ việc của Đức Chúa Trời. Có lẽ điều nầy chỉ ra xu hướng và cách lựa chọn của riêng tôi, nhưng một số âm nhạc tôi nghe trong các nhà thờ ngày nay quá ồn ào và quá sôi động không thể làm yên tỉnh tâm hồn tôi được. Tuy nhiên, khi âm nhạc có thể là một phần quan trọng trong việc sửa soạn tấm lòng và linh hồn để lắng nghe Ngôi Lời, Êlisê đã cho đòi ai đó đến và khảy đàn. Khi người ấy khảy đàn, tay của Đức Giêhôva ở trên Êlisê – Đức Chúa Trời đã cảm động Lời của Ngài và dẫn dắt vào vấn đề ngay.
Có một yếu tố quan trọng khác nữa cho bài học ở đây. Sự giải cứu họ thoát ra khỏi thế chẳng đặng đừng không có nước và chiến thắng của họ nghịch lại dân Mô-áp đều nương vào khả năng của Êlisê cả lắng nghe và phân phát sứ điệp của Đức Chúa Trời. Quí bạn ơi, cũng thực như thế cho hôm nay. Không có Lời của Đức Chúa Trời trên những vấn đề của cuộc sống được trình bày một cách thành tín và chính xác cho người ta, họ sẽ bị bỏ lại trong thất vọng và thất bại. Nếu chúng ta không sửa soạn và giữ lấy tấm lòng của mình, làm sao chúng ta phục vụ Lời Đức Chúa Trời cách trung tín và chính xác cho được?
Khi vấn đề sửa soạn để thờ phượng và lắng nghe tiếng của Đức Chúa Trời nơi Lời của Ngài là quan trọng như thế, tôi phải nhắc tới một bài học từ Luca 22.
Sự sửa soạn về mặt thuộc linh (Luca 22.7-13)
Sửa soạn Lễ Vượt Qua và Thiết lập Tiệc Thánh của Chúa
Các biến cố chính trong chương nầy là sự kỷ niệm Lễ Vượt Qua và sự thiết lập Tiệc Thánh của Chúa. Khi cả hai đều là hành động thờ phượng và tương giao mường tượng ra sinh hoạt và sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời cho con người trong thân vị và việc làm của Đấng Christ, và nhu cần đức tin và sự đầu phục của con người để sống nhờ vào mối tương giao với Con Đức Chúa Trời, chúng ta có thể tiếp thu một số bài học quan trọng có liên quan tới sự thờ phượng.
Các câu 7-13 hình thành phần nền và bối cảnh cho buổi tối đặc biệt ấy với Chúa và nhận lãnh hai trách nhiệm chính, sửa soạn và đầu phục. Chỗ nhấn mạnh của mấy câu nầy, ấy là vì mọi sự thờ phượng chân chính, hợp pháp, và có ý nghĩa, thực vậy, vì sự sống thuộc linh chơn thật, chúng ta cần sự sửa soạn cẩn thận dẫn tới chỗ yên nghĩ trong Cứu Chúa rồi từ chỗ đó, biết đầu phục và vâng theo thân vị của Đấng Christ.
Ý niệm về sự sửa soạn và tính cần thiết của nó cho một sự tuân giữ thờ lạy cách chơn thật Lễ Vượt Qua được thấy ít nhất trong sáu chỗ trong phân đoạn Kinh thánh nầy.
Thứ nhứt, ý niệm ấy được thấy trong sự tán thưởng Lễ Vượt Qua trong câu 1. Đây là thời điểm dành cho sự kỷ niệm chiên con lễ vượt qua. Nếu lễ ấy được kỷ niệm với ý nghĩa, rõ ràng có những việc nhất định đã được làm ra. Thực vậy, “dường như kể từ ngày tan rải ra khắp mọi nơi, người Do thái đã thêm vào một ngày nữa vào thời điểm bắt đầu tám ngày của mùa lễ hội nầy và được gọi là Ngày Sắm Sửa”. Vậy thì, đây là ngày sắm sửa.
Thứ hai, ý niệm về sự sửa soạn được thấy bốn lần nữa trong sự nhắc lại từ ngữ “dọn” trong các câu 8, 9, 12, và 13.
Sau cùng, ý niệm về sự sửa soạn được thấy lần thứ sáu trong sự tiếp trợ rộng rãi, trên căn phòng cao, rộng lớn đã hoàn tất, một căn phòng cao, được trang hoàng lộng lẫy, một địa điểm đặc biệt, ở đó các môn đồ có thể nhóm lại theo cách riêng, giống như một gia đình, rồi tuân giữ Lễ Vượt Qua với Chúa Jêsus.
Hãy chý ý hai việc về thời gian sửa soạn nầy.
(1) Đã có mạng lịnh của Chúa (câu 8). Những sự sửa soạn đã được làm rồi theo mạng lịnh của Chúa. Những gì đã được làm ra ở đây là kết quả của sự dẫn dắt của Ngài và sự vâng theo hay đầu phục của các môn đồ.
(2) Đã có sự tiếp trợ của Chúa (các câu 10-12). Có thể có một yếu tố về phép lạ ở chỗ nầy. Có người nghĩ rằng có những sự dọn trước đã được sắp đặt rồi. Phân đoạn Kinh thánh không nói và tư thế trong đó họ cần phải tìm gặp căn phòng đã dọn sẵn dường như có một ít lạ lùng với một sự dọn đã được sắp sẵn. Ở bất cứ cấp độ nào, mục đích là Chúa đã cung ứng điều chi là cần thiết cho thời điểm tương giao và thờ phượng nầy.
Há điều nầy không nhắc cho chúng ta nhớ thể nào Chúa đã cung ứng mọi sự chúng ta có cần cho cả việc nhận biết và gắn đời sống chúng ta với đời sống vinh hiển của Ngài sao? Nhu cần của chúng ta là đáp ứng trong đức tin, rồi kế đó, qua sự nương cậy vào đời sống của Ngài, cần phải vâng phục và sửa soạn để thờ lạy, chúng ta phải thích nghi với những gì Ngài đã cung ứng.
Chúng ta hãy chú ý một số nổ lực dính dáng tới sự sửa soạn kỷ niệm Lễ Vượt Qua.
(1) Một bối cảnh đã được chọn lựa. Đây không phải là một việc nhỏ cho hàng ngàn khách hành hương có mặt tại thành Jerusalem đang tìm kiếm một chỗ thích hợp đặng kỷ niệm Lễ Vượt Qua. Mục tiêu là, Chúa sẽ cung ứng một địa điểm và một phương tiện để đạt tới mức nhận biết Ngài và thân vị, sự chết, và sự sống của Ngài có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta nếu chúng ta đã sẵn sàng.
(2) Bối cảnh cần phải được dọn cho sẵn sàng. Nơi ấy phải được dọn sạch sẽ và thanh sạch.
(3) Một con chiên con phải được tuyển chọn. Chiên Con phải được đem lên đền thờ, được khám xét hẳn hoi, được làm sinh tế, và thịt nó được đem nướng.
(4) Các khoản đồ ăn khác phải được chu cấp, rau đắng, bánh, nước chấm, và rượu.
(5) Và với mọi sự nầy, còn có nhu cần sửa soạn về mặt thuộc linh nữa. Để cho sự thờ phượng có ý nghĩa và hiệu quả (thờ phượng không phải chỉ bằng môi miệng xuông), do bản chất của sự thờ phượng, sự sửa soạn phải thích ứng cả hai mặt: thuộc thể và thuộc linh. Đức Giêhôva và Kinh thánh đòi hỏi điều nầy. Như Chúa đã phán với người đờn bà ở bên giếng: “Đức Chúa Trời là Thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy” (Giăng 4.24).
Giống như các môn đồ, chúng ta có khuynh hướng lo liệu sẵn sàng về mặt thuộc thể, nhưng mà, chúng ta cần phải quan tâm tới lãnh vực thuộc linh, lo sửa soạn tấm lòng như thế nào để chúng ta có thể thực sự gắn bó đời sống chúng ta với Đức Chúa Trời hằng sống!?!
Điều nầy các môn đồ đã thất bại không làm được. Satan đã mở ra những con đường xâm nhập vào đời sống của họ, và tâm trí của họ không được dọn sẵn cho những gì họ sẽ lo làm. Như các câu nối theo sau cho chúng ta thấy, mặc dù hết thảy họ dường như có chung một chương trình nghị sự, mỗi một môn đồ đếu có những lịch trình khác với lịch trình của Đấng Christ. Qua các biểu tượng của Lễ Vượt Qua và mối thông công mà Ngài sẽ thiết lập, chương trình nghị sự của Ngài là dạy cho họ biết lẽ thật sẽ luôn nhắc cho họ nhớ tới bản chất và giá trị của đời sống Ngài đối với bản chất và đời sống của họ. Vì cớ điều nầy, vào cuối buổi tối hôm ấy, Chúa, lấy địa vị của một nô lệ mà chẳng ai trong số họ chịu làm, nhắc tới nhu cần của sự sửa soạn cả trực tiếp và biểu tượng trong các hành động và sự dạy của Ngài ở Giăng 13.
Trong khi Chúa tán thưởng cách vô kỷ mọi ơn phước đến qua sự hy sinh của Ngài (đối chiếu 22.15), các môn đồ đã tranh cãi rất ích kỷ về những địa vị vinh dự tại bàn tiệc và trong Vương quốc (22.24…). Thay vì yên nghỉ về tầm quan trọng của họ qua mối thông công và sự hiệp một của họ trong Ngài, họ lại ganh tỵ nhau về địa vị.
Trên cơ sở phần nhấn mạnh trong mấy câu nầy, tôi muốn đề nghị một số tư tưởng về sự sửa soạn mà tôi tin là quan trọng cho sự thờ phượng thích ứng đối với Đức Chúa Trời, cho sự thờ phượng từng có cái chạm năng nổ trên đời sống của chúng ta.
Quí vị không thể cầm lấy luồng điện một triệu volt mà không có tác dụng kèm theo. Tương tự thế, chúng ta không thể thờ phượng Đức Chúa Trời hằng sống bằng tâm thần và lẽ thật mà không có một tác dụng kèm theo. Vấn đề là, có phải chúng ta đang thờ lạy y như thế không? Thờ phượng bằng tâm thần và lẽ thật đòi hỏi sự sửa soạn theo Kinh thánh!
Những phương diện quan trọng của sự sửa soạn
Sửa soạn về mặt thuộc thể
Tại nhà. Một đêm ngủ nghỉ ngon lành, chuẩn bị quần áo cho con cái vào đêm hôm trước, dậy sớm đủ để đến nhà thờ mà chẳng có sự vội vàng và không có mặt giận với nhau hay với con cái v.v…
Tại nhà thờ. Một số công việc đi vào sự sửa soạn cho một buổi thờ phượng có hiệu quả, dọn sạch nhà thờ, sửa soạn và trù liệu một số việc cụ thể, sửa soạn tờ chương trình cùng các yếu tố khi dự Tiệc Thánh, và làm theo thứ tự đã sắp sẵn. Hết thảy mọi sự nầy đều được cần đến, phụ giúp và nó sẽ khiến thì giờ thờ phượng của chúng ta đáng thưởng thức và có ý nghĩa nhiều thêm. Song đây chưa phải là phần chính.
Sửa soạn về mặt thuộc linh
(1) Linh động, Động viên và Phương tiện.
Linh động. Đây là tiến trình thay đổi từ cường độ nầy sang cường độ khác; linh động có nghĩa là điều chỉnh, điều chỉnh sang âm điệu khác. Linh động tương xứng với việc làm cho phù hợp, điều chỉnh sao cho thích ứng với Đức Chúa Trời.
Động viên. Điều nầy có nghĩa là đẩy vào phong trào, làm cho sẵn sàng; động viên có nghĩa là đưa ra những tài nguyên để sử dụng, động viên để hành động.
Phương tiện. Phục hồi lại – linh động và động viên đòi hỏi sự phục hồi lại mối tương giao, tìm cách giữ lấy luơng tâm phù hợp với các tiêu chuẩn của Lời Đức Chúa Trời, lẽ thật của Ngài (II Cô-rinh-tô 11.27-30; 1 Giăng 1.9; Giăng 13.8…).
Vậy thì, chính xác điều nầy muốn nói gì? Nó có ý nói tới sự cởi mở ăn năn và khiêm nhường trước mặt Đức Chúa Trời như đã được thấy trong phần đáp ứng của Êsai khi ông nhìn thấy Đức Giêhôva trên cao và đang cất lên. Nếu chưa được như thế, thì chúng ta chưa thực sự nhìn xem Chúa. Tôi được nhắc nhớ đến câu nói của Augustine. Erwin Lutzer viết: “Augustine nói về những người đã cố gắng tìm kiếm Đức Chúa Trời mà không thành công. ‘Có lẽ họ lấy làm tự mãn bởi tánh kiêu ngạo của họ về sự học hỏi và vì vậy bị lạc lối trong việc tìm kiếm Ngài bởi việc ưởn ngực ra thay vì đấm ngực mình”.
Linh động và động viên đòi hỏi chúng ta phải tái tập trung; nó đòi hỏi nguyên tắc tái tập trung tấm lòng chúng ta về Đức Chúa Trời. Thờ phượng có nghĩa là bày ra sự sống cho người ta thấy Đức Chúa Trời là ai và Đức Chúa Trời sống như thế nào. William Temple nói: “Thờ phượng là thúc đẩy lương tâm bởi sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, trưởng dưỡng tâm trí với lẽ thật của Đức Chúa Trời, dầm thấm sự tưởng tượng bởi vẽ đẹp của Đức Chúa Trời, mở lòng ta đối với tình yêu của Đức Chúa Trời, và đem ý chí tận hiến cho mục đích của Đức Chúa Trời”.
Một nguyên tắc quan trọng phải in trong trí – hình thái thờ phượng của chúng ta gần như không quan trọng bằng tình trạng thuộc linh của tấm lòng. Các môn đồ đã đi theo các sự dẫn dắt của Chúa đã ban cho về việc dọn căn phòng theo đúng hình thái của sự thờ phượng, nhưng tấm lòng của họ không ở trong sự hoà hiệp với Đấng Christ.
(2) Sự hài hoà.
Bởi sự hài hoà, tôi có ý nói tới việc phục hoà lại không những với Đức Chúa Trời, mà còn với các thuộc viên khác nữa trong thân của Đấng Christ. Chúng ta là một thân, một thực thể thuộc linh. Mỗi người là một thuộc viên phân biệt với phần hành riêng của mình (nam hay nữ), nhưng chúng ta phải ở trong sự hài hoà với nhau hay chúng ta sẽ rơi vào chỗ lộn xộn. Chúng ta sẽ trở thành một tiếng ồn ào nhức óc, lộn xộn, điều nầy sẽ dẫn người ta xa khỏi Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời xa khỏi chúng ta.
Sự hài hoà bao gồm những gì?
Thứ nhứt, sự hài hoà bao gồm nguyên tắc và trách nhiệm hết thảy chúng ta phải đồng một tâm tình, phải có tâm tình của Đấng Christ, phải suy nghĩ với Ngôi Lời, phải đưa từng tư tưởng vào sự vâng phục và làm phu tù cho Đấng Christ, phải có những giá trị, mục tiêu, những điều ưu tiên một, cùng các thái độ đối với tha nhân phải chiếu theo Kinh thánh. Phải hiểu biết, yêu thương, nhẫn nhục, tha thứ (Phi-líp 1.27; 2.1-5).
Đây là chỗ sự linh động hình thành nền tảng cho sự hài hoà. David đã nói: “Xin khiến tôi một lòng kính sợ danh Ngài” (Thi thiên 86.11). Ông muốn nói gì bởi câu “Xin khiến tôi một lòng kính sợ danh Ngài”? Câu nầy có ý nói phải có một tấm lòng làm một với ý chỉ và các mục đích của Đức Chúa Trời. Câu nầy có ý nói: “Lạy Chúa, nguyện không còn có sự phân chia giữa vòng nhiều đối tượng được kéo đến đây bởi nhiều mục đích và cảm thúc khác nhau lôi kéo tấm lòng và sự chú ý của chúng con xa cách Đức Chúa Trời”. Khi thờ phượng như một hội chúng chúng ta phải đến với Đức Chúa Trời với tâm trí đơn sơ trong sự đầu phục trọn vẹn với các mục đích của Đức Chúa Trời.
Thứ hai, sự hài hoà bao gồm trách nhiệm phải làm sự phục hoà và sự phục hồi với các thuộc viên khác trong thân của Đấng Christ khi chúng ta có sự bất hoà với họ (I Cô-rinh-tô 11.17-18; Luca 22.24; Mathiơ 5.23-24; I Phierơ 3.7).
Trong quyển The Ultimate Priority, John Mac Arthur đã viết: “. . . nếu sự thờ phượng chung của chúng ta không phải là sự bày tỏ đời sống thờ phượng riêng của chúng ta, sự thờ phượng ấy không đáng chấp nhận. Nếu quí vị nghĩ quí vị có thể sống theo bất cứ cách nào quí vị muốn và rồi đi nhà thờ vào sáng Chúa nhựt và cứ thờ phượng với các thánh đồ, quí vị đã sai rồi”.
(3) Suy gẫm.
Bởi sự suy gẫm, tôi muốn nói tới sự suy tư và nghiên cứu hay ôn lại khi sửa soạn các buổi thờ phượng.
Điều nầy rất quan trọng đối với quí giáo viên, ca viên, nhạc sĩ, những người phụ trách phần âm nhạc, những người đọc Kinh thánh và cầu nguyện. Mỗi phương diện của buổi thờ phượng phải được suy nghĩ tới và tìm tòi nghiên cứu. Điều nầy có nghĩa là chúng ta cần phải suy nghĩ thấu đáo cho tới phút cuối hoặc cả đêm thứ Bảy.
Điều nầy cũng rất quan trọng cho khán thính giả vì họ gắn bó với những gì sẽ diễn ra. Khán thính giả sửa soạn ra sao? Bằng cách suy gẫm trước, bằng cách đọc một Thi thiên thờ phượng hay ngợi khen, bằng cách đọc phân đoạn Kinh thánh cần nghiên cứu khi được ghi trên bảng thông báo hay đã được báo trước vào tuần rồi hoặc bằng cách ôn lại bài học tuần qua nếu một giáo viên đang phụ trách một loạt bài học.
(4) Tán thưởng.
Tán thưởng gắn liền với hết thảy chúng ta khi chúng ta dự phần vào buổi thờ phượng trong mọi phương diện của buổi thờ phượng. Chúng ta phải nhóm lại để thờ phượng hầu cho qua lời cầu nguyện và sự nương cậy nơi Thánh Linh của Đức Chúa Trời, chúng ta đạt tới mối tương giao với Đức Chúa Trời hằng sống. Điều nầy có ý nói nhìn xem Đức Chúa Trời với lòng thành thật, nắm lấy những việc kỳ diệu từ Lời của Ngài (Thi thiên 119.12-18).
Giống như những Cơ đốc nhân đã tiếp cận Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Jêsus Christ, chúng ta phải mong muốn đến gần Đức Chúa Trời hơn với lòng thành thật. Lutzer viết: “Nếu chúng ta dập tắt cơn khát của mình tại những dòng suối bị cấm, chúng ta không có một lý do nào để mong Đức Chúa Trời làm cho mình thoả mãn. Nếu chúng ta không được trưởng dưỡng bằng bánh từ trời, chúng ta sẽ làm cho bụng mình no nê với những mẫu bánh vụn từ thế gian. Chúng ta từng bị nghiện ngập với sự dinh dưỡng của trần gian, khẩu vị của chúng ta về Đức Chúa Trời đã bị tước mất”.
Chúng ta phải thờ phượng với lòng thành thật. Thờ phượng không những là một sự tập luyện về cảm xúc, mà còn là một đáp ứng của tấm lòng được xây trên lẽ thật nói về Đức Chúa Trời. ‘Đức Giê-hô-va ở gần mọi người cầu khẩn Ngài. Tức ở gần mọi người có lòng thành thực cầu khẩn Ngài’ (Thi thiên 145.18). Thờ phượng không đặt nền trên lẽ thật của Đức Chúa Trời chỉ là một cuộc gặp gỡ về cảm xúc với cái tôi của ai đó mà thôi. Nói tới thờ phượng mà không có sự vâng phục đối với lẽ thật và đem đời sống, mọi giá trị v.v…vào sự đầu phục thì giống như yêu cầu một người đi bộ cách tự nhiên với một cái chân vậy.
(5) Hiểu biết đầy đủ.
Bởi sự hiểu biết đầy đủ, tôi muốn nói tới sự theo đuổi giá trị lớn, không phải để làm đẹp lòng loài người, hay để nhận lãnh sự khen ngợi và vỗ tay từ loài người, mà để đem lại sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời và để trở thành công cụ làm phước cho loài người. Vợ tôi và tôi đã đến thăm những người bạn có nhà cửa rất dễ thương bên bờ biển trên đảo Whidbey nhìn thấu tận đáy. (Whidbey là một trong những hòn đảo nằm trên vùng Puget Sound đối với Seattle). Bối cảnh rất đẹp và ngôi nhà của họ có một cánh cửa sổ cung ứng một cái nhìn rõ ràng ra biển và các đảo đối ngang hải cảng. Nếu cánh cửa sổ là tấm kính bẩn (cần phải chú ý tới nó) hay bị bụi đóng nhiều ngày, chắc chắn không nhìn rõ cảnh trí được. Nhưng đúng như thế, cánh cửa ấy cho phép người ta có được một cái nhìn đầy trọn và rõ nét về vẽ đẹp sự sáng tạo của Đức Chúa Trời. Sự sửa soạn thích ứng cho sự thờ phượng rất cần thiết cho mọi người nếu buổi thờ phượng là để tôn vinh Chúa và phản ảnh sự vinh hiển của Ngài, nhưng đặc biệt sự sửa soạn rất quan trọng cho những ai có một phần hành trong việc hướng dẫn buổi thờ phượng, họ không thể là một cánh cửa có gương bị hoen ố kêu gọi người ta phải chú ý đến nó, mà họ có thể chỉ rõ Chúa Jêsus cho người ta thấy.
Chúng ta cần phải làm việc và thực hành những gì chúng ta sẽ làm trong buổi thờ phượng hay trong một lớp Trường Chúa Nhựt hay bất cứ một buổi nào khác. Những nhạc sĩ phải biết rõ nền nhạc của họ, những người hướng dẫn bài hát phải biết rõ các bài ca thánh của họ, các vị giáo viên phải biết rõ tài liệu của họ, những người tiếp tân phải thấu rõ trách nhiệm của họ, và các nhà truyền đạo tất nhiên họ phải biết rõ đề tài của họ và phải sẵn sàng rao giảng sứ điệp mà Đức Chúa Trời đã ban cho họ từ Lời Thánh của Ngài.
Đúng thế, sự thiếu vắng cuộc sửa soạn thích ứng có thể làm ngăn trở và làm giảm sút buổi thờ phượng của chúng ta. Mặt khác, một người có thể hiểu biết đầy đủ cho tới hết đêm, nhưng nếu tấm lòng chưa hiệp nghi với Chúa, nó sẽ chỉ là bề ngoài tôn giáo rất lạnh lẽo (Êsai 29.13).
(6) Thuận phục hay vâng phục.
Điều nầy có ý nói rằng chúng ta hết thảy phải vâng lời và phục theo các nguyên tắc của Kinh thánh đã đề ra cho chúng ta trong Ngôi Lời có liên quan tới sự thờ phượng của chúng ta hay tới thời điểm chúng ta nhóm lại với nhau. Các môn đồ, Phierơ và Giăng, đã noi theo mọi sự hướng dẫn của Chúa đối với những sự sắp đặt về mặt thuộc thể, nhưng hết thảy họ đều đã tiếp thu rất nhiều trong lãnh vực sửa soạn về mặt thuộc linh, nếu không có sự chuẩn bị đó thì sẽ chẳng có sự thờ phượng bằng tâm thần và lẽ thật chi hết.
Bất luận sự sửa soạn hay bối cảnh có hùng biện đến cở nào đi nữa, nếu không có sự sửa soạn thích ứng, cả hai phần sửa soạn về thuộc thể và thuộc linh của tấm lòng, buổi thờ phượng sẽ mất đi năng lực và ưu thế của nó cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và cho sự gây dựng chúng ta. Như Phao-lô đã cảnh cáo, chúng ta nhóm lại: “không làm cho mình hay hơn mà làm cho mình dở hơn” (I Cô-rinh-tô 11.17).
***
Phần giới thiệu
Có nhiều bài học về đức tin trong tiểu đoạn Kinh thánh nầy. II Các Vua 3. Một là sự thắng hơn kẻ thù của chúng ta là việc rất nhỏ đối với Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hoá của vũ trụ và là Đấng Cứu Thế quyền oai của con người. Bất luận nan đề của chúng ta lớn hay nhỏ, Đức Chúa Trời đang quan phòng và Ngài còn làm cho thoả đáng hơn nữa. Phép lạ là việc rất nhỏ đối với Đức Chúa Trời.
Nhưng có bài học khác quan trọng hơn đang tuôn tràn mặc dù mấy câu Kinh thánh nầy giống như một sợi chỉ nối liền nhau. Thực vậy, mọi sự trong Kinh thánh đều mang lấy mấu chốt quan trọng nầy. Trong khi các phép lạ là một việc rất nhỏ đối với Đức Chúa Trời, dõi theo mối tương giao của chúng ta với Ngài mỗi ngày và từng giây phút là một việc rất lớn. Đây là việc quan trọng nhất trong cuộc sống. Thực ra, đây là điều mà cả cuộc sống muốn nói đến. Đây là gốc rễ của sự thành công hay gốc rễ của sự thất bại. Đây là dòng sông sự sống hay nguyên nhân của cơn hạn hán thuộc linh.
Như Châm ngôn 4.23 nói theo tiếng Hy bá lai: “Khá cẩn thận giữ tấm lòng (nơi thánh bên trong mối tương giao của một người với Đức Chúa Trời) con hơn hết, vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra”.
Chúng ta có câu chuyện trong II Các Vua 3 với ba vị vua trong một tình thế thực sự rơi vào chỗ chẳng đặng đừng. Họ đang ở trong đồng vắng và sắp sửa bị chết mất vì thiếu nước. Nhưng hãy nhớ, đây là kết quả của việc chẳng xem trọng Đức Chúa Trời và không cầu hỏi Ngài về các kế hoạch của họ. Vậy nên, kẻ thù quan trọng hơn không hẳn là dân Mô-áp, mà là thất bại của chính họ không tìm kiếm sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời.
Ngôi Lời đến từ Đức Giêhôva (3.13-15)
“Ê-li-sê nói với vua Y-sơ-ra-ên rằng: Vua và tôi có can hệ gì chăng? Khá đi cầu vấn các tiên tri của cha và mẹ vua. Vua Y-sơ-ra-ên đáp rằng: Chẳng vậy đâu; vì Đức Giê-hô-va đã gọi ba vua này đến, đặng nộp vào tay Mô-áp. Ê-li-sê bèn nói: Đức Giê-hô-va vạn quân hằng sống, tôi đứng trước mặt Ngài, mà thề rằng, nếu tôi không kính nể Giô-sa-phát, vua Giu-đa, thì tôi chẳng xem vua ra sao, và cũng không thấy đến nữa. Nhưng bây giờ, hãy đem đến cho tôi một người khảy đàn. Trong lúc người ấy khảy đàn, thì tay của Đức Giê-hô-va ở trên Ê-li-sê”.
Êlisê quở trách các vua (các câu 13-14)
Như chúng ta có thể thấy từ mấy câu Kinh thánh nầy, Êlisê là một người không có khuynh hướng thiên vị dù chỉ một giây phút. Lòng trung thành của ông được dành cho Đức Giêhôva cùng các nguyên tắc của Lời Ngài bất kể địa vị, quyền thế, hay sự giàu có của một người (đối chiếu I Ti-mô-thê 5.20, 21). Vì ông luôn xem trọng Đức Chúa Trời và bằng lòng tin cậy Đức Giêhôva bất chấp hậu quả, giống như tiên tri Êli, ông dám đứng không sợ hãi và công bố ra lẽ thật. Ông biết rõ mình bị vây lấy bởi một đạo binh của Đức Giêhôva như một đám mây rất lớn và đã đứng trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời hằng sống, là Đấng mà ông làm đại biểu cho (đối chiếu câu 14 với I Các Vua 17.1 và chú ý II Các Vua 6.15-17).
“Vua và tôi có can hệ gì chăng?” Êlisê đâu có quá thẳng thừng, phải không? Ông đã xỉa thẳng vào mục tiêu. Trong câu hỏi nầy, ông đang nói, chúng ta có điểm gì chung, tại sao vua là một kẻ thờ lạy hình tượng, một kẻ chối bỏ các lịnh lạc của Đức Chúa Trời, lại đến với tôi? Tội lỗi của vua đã phân rẽ vua ra khỏi Đức Chúa Trời (Êsai 39.2) và khỏi bất kỳ một sứ điệp hay một sự giúp đỡ nào có thể có cho vua.
“Khá đi cầu vấn các tiên tri của cha và mẹ vua” có lẽ là một sự nhắc nhớ tới cha mẹ của vua, là Aháp và Giêsabên. Vậy thì những tiên tri nầy là ai mà Êlisê mới nhắc tới? Họ là các tiên tri của thần Ba-anh, các tiên tri giả của sự thờ lạy hình tượng, họ chẳng có một lời nào đến từ Đức Chúa Trời như đã được chứng tỏ rõ ràng trong I Các Vua 18. Mọi sự họ thể hiện đều là những mặc khải giả dối trong thế giới của Satan. Họ là những tiên tri từng nói ra những điều mà các vị vua mong muốn nghe. Kế đó, Êlisê bảo Giô-ram phải biết sống sao cho nhất quán. Họ đã bất chấp Đức Chúa Trời và chạy theo các hình tượng của họ, vậy tại sao phải chạy theo Đức Chúa Trời trong lúc bây giờ khi họ lâm vào cảnh rắc rối lớn? Êlisê đang sử dụng hình thái mỉa mai bằng cách hỏi, bộ hệ thống tôn giáo đương thời và lối sống hiện nay của vua không thể giải cứu vua sao? Các tiên tri của vua chẳng lẽ không có câu trả lời sao? Bộ vua nghĩ rằng vua có thể bất chấp Đức Chúa Trời và rồi, trong cảnh thất thường của vua, khi rối rắm ụp đến, chỉ xây lại với Đức Chúa Trời giống như Ngài là một vị thần đương ở trong cái chai kia chăng?
Êlisê không hề bỏ qua những thỉnh cầu chân chính của một người biết ăn năn, nhưng ông biết rõ Giô-ram và đã nói ra những điều ông đã thốt ra trong cách mỉa mai lạnh giá để nhấn mạnh tính hư không hay vô tích sự của cuộc sống mà Giô-ram đã chọn. Đức Chúa Trời thường sắp đặt thất bại, thất vọng, không những để tìm kiếm sự chú ý của chúng ta, mà còn dạy cho chúng ta biết tính hư không của phương thức hành động hiện thời của chúng ta để lôi kéo một sự xưng tội từ chúng ta về đường lối của chúng ta với một cái nhìn biết ăn năn, một sự thay đổi đường lối sống của chúng ta (đối chiếu Giêrêmi 2.19; 2.26-28).
Dĩ nhiên, chúng ta không cần một hình tượng nào để trở thành một kẻ thờ lạy hình tượng. Kinh thánh dạy sự tham lam là một hình thái thờ lạy hình tượng (Êphêsô 5.5; Cô-lô-se 3.5). Bất cứ điều chi chiếm lấy chỗ của sự thờ phượng Đức Chúa Trời, hay chúng ta nương vào tình trạng an ninh, sự thoả lòng, hay điều chi quan trọng trong chỗ của Đức Chúa Trời – tiền bạc, sự giàu có, quyền lực, sự ngợi khen, khoái lạc, v.v… -- đều trở thành một hình thái thờ lạy hình tượng.
Trong câu 13b chúng ta thấy lời xưng nhận của vua Israel rằng các tiên tri giả không thể trợ giúp, họ rất là vô tích sự. Ông đang nói, không, ông không thể quay sang họ, họ không thể cứu giúp chi được cả. Kế đó ông nói thêm: “Vì Đức Giêhôva đã gọi ba vua nầy đến…”. Trong câu nầy chúng ta thấy: (a) rằng ông nhìn biết Đức Giêhôva của Israel là Đức Chúa Trời – là Đức Chúa Trời chơn thật. Nhưng đây là một niềm tin giống như ma quỉ tin, chúng tin và run sợ; đây là một niềm tin không có sự ăn năn và đức tin nơi quyền phép của Đức Chúa Trời. Ông biết rõ đường lối của mình là sai, tội lỗi đã đầy dẫy linh hồn ông và ông nhìn biết ông xứng đáng với cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời.
Tội lỗi, không được ân điển của Đức Chúa Trời giải quyết nhơn đức tin nơi Đấng Cứu Thế, chỉ có thể mang lại một cảm giác về sự phán xét và sụp đổ. Tội lỗi khiến cho con người phải viện đến đủ mọi thứ tránh né cách máy móc hầu bóp nghẹt tội lỗi và tránh thoát cơn phán xét của Đức Chúa Trời.
Thật lấy làm tốt phải chú ý một vài hình thái tránh né cách máy móc nầy:
(1) Có thể đó là triết lý của Freud tìm cách chối bỏ tội lỗi của chúng ta.
(2) Có thể đó là việc làm của con người hay các hệ thống tôn giáo mà chúng ta dính dáng tới, chúng ta tưởng mình sẽ ném đá mọi tội lỗi của mình.
(3) Có thể đó là một sự kêu nài các điều kiện và hoàn cảnh như: “ma quỉ khiến tôi phạm tội ấy!”
(4) Có thể đó là một sự mặc cả kêu nài với Đức Chúa Trời giống như ở đây, Giô-ram ám chỉ rằng ông không ở đó một mình; có tới ba vị vua mà. Phải chăng Đức Chúa Trời sẽ giết hết thảy họ? Như vậy có công bằng không?
(5) Có thể đó là một sự xưng tội công khai và một sự nhìn nhận tội lỗi. Một sự buồn rầu theo thế gian nhưng không có một sự ăn năn chân chính và quay trở lại với Đức Giêhôva. Trường hợp ở đây rất giống với trường hợp của Giu-đa và Êsau.
Là những sự dối gạt và vô tín của tấm lòng con người.
Giờ đây hãy nhớ, chính Giô-sa-phát là người yêu cầu có một vị tiên tri của Đức Giêhôva để họ [ba vị vua] có thể cầu hỏi Đức Giêhôva qua vị tiên tri (câu 11). Nhưng sự từ khước của Êlisê về Giô-ram như đã được tỏ ra trong câu 14 minh hoạ cho ý niệm lời cầu nguyện không được nhậm và sự từ chối của Đức Chúa Trời đôi khi đem lại sự giải cứu vì cớ tình trạng thuộc linh của tấm lòng.
Êsai 59.1-2: “Nầy, tay Đức Giê-hô-va chẳng trở nên ngắn mà không cứu được; tai Ngài cũng chẳng nặng nề mà không nghe được đâu. Nhưng ấy là sự gian ác các ngươi làm xa cách mình với Đức Chúa Trời; và tội lỗi các ngươi đã che khuất mặt Ngài khỏi các ngươi, đến nỗi Ngài không nghe các ngươi nữa”.
Chúng ta thất bại không nhìn thấy những câu trả lời cho sự cầu nguyện và sự giải cứu của Ngài vì một số lý do.
(1) Thất bại không thành thật xưng tội với một nhận định muốn xử lý với tội lỗi. “Nếu lòng tôi có chú về tội ác, ắt Chúa chẳng nghe tôi” (Thi thiên 66.18).
(2) Thất bại không lắng nghe và đáp ứng với Ngôi Lời. “Người nào xây tai không khứng nghe luật pháp, lời cầu nguyện người ấy cũng là một sự gớm ghiếc” (Châm ngôn 28.9).
(3) Cầu xin với những động lực sai trái. “Anh em cầu xin mà không nhận lãnh được, vì cầu xin trái lẽ, để dùng trong tư dục mình” (Gia-cơ 4.3).
(4) Thất bại không cầu xin trong đức tin, không tin tưởng nơi Đức Chúa Trời. “Nhưng phải lấy đức tin mà cầu xin, chớ nghi ngờ; vì kẻ hay nghi ngờ giống như sóng biển, bị gió động và đưa đi đây đi đó” (Gia-cơ 1.6).
(5) Những nan đề trong gia đình, các quan hệ sai lầm với người khác. “Hỡi người làm chồng, hãy tỏ điều khôn ngoan ra trong sự ăn ở với vợ mình, như là với giống yếu đuối hơn; vì họ sẽ cùng anh em hưởng phước sự sống, nên phải kính nể họ, hầu cho không điều gì làm rối loạn sự cầu nguyện của anh em” (I Phierơ 3.7).
(6) Thất bại không nhận biết Chúa rồi đến với Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Jêsus Christ. “Vậy Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha” (Giăng 14.6).
Giờ đây trong câu 14 chúng ta thấy lời đáp của Êlisê cho Giô-ram. Câu nầy có hai phần: một là ngụ ý hay ám chỉ quở trách cho Giô-sa-phát và một sự khích lệ cho nhà vua nhơn đức. Cơ sở của mọi hành động của Êlisê: “Đức Giê-hô-va vạn quân hằng sống, tôi đứng trước mặt Ngài”. Sát nghĩa, “Đức Giêhôva của vạn quân đang sống động”. Một lần nữa, câu nói nầy đặt sự hư không của mọi hành động của họ (tin cậy vào cánh tay xác thịt hay mọi kế sách riêng của họ và tính hư không của hình tượng cùng những tiên tri giả của Giô-ram) khi đem đối chiếu với Đức Chúa Trời chơn thật (là Đức Chúa Trời chơn thật duy nhứt, là Đấng thực sự sống động và là Đấng mà Êlisê đã phục sự).
Hãy chú ý hai việc mà câu nói của Êlisê dạy dỗ chúng ta về chức vụ và đời sống của ông. (a) câu nói ấy công bố thực tại của Đức Chúa Trời và quyền phép của Ngài là Đức Giêhôva của vạn quân có quyền giải cứu chúng ta. (b) Câu nói ấy công bố thêm là Êlisê vốn nhận biết về sự hiện diện của Đức Chúa Trời và ông là một đại biểu riêng của Đức Chúa Trời, một người được sai phái đến đặng nói ra Lời của Đức Chúa Trời không thoả hiệp, và là một người được bảo hộ và ban ơn bởi Đức Giêhôva là Đấng luôn luôn ở cùng ông.
Quí bạn tôi ơi, đây là những gì câu nói ấy muốn nói tới! Có một Đức Chúa Trời hằng sống, là Đấng có quyền phép và Ngài ao ước muốn giải cứu và phục vụ các nhu cần của con người. Thật kinh ngạc thay, Đức Chúa Trời đã chọn con người (nhân loại) để làm đại biểu cho sứ điệp của Ngài nói tới ân điển và sự cứu rỗi. Và chúng ta không những phải công nhận trách nhiệm của mình là đại biểu của Ngài, mà chúng ta còn phải sống trong tình trạng tỉnh thức luôn về sự hiện diện và chương trình của Đức Chúa Trời, Ngài sử dụng chúng ta để chia sẻ đời sống và sứ điệp của Ngài cho nhiều người khác.
Sống với nhận thức về sự hiện diện của chúng ta và bản thân chúng ta là đại biểu của Đức Chúa Trời và đại diện của sự vinh hiển Ngài là một trong những chìa khoá để đạt tới một đời sống và sự phục vụ có kết quả, có ý nghĩa, có mục đích. Một thái độ và sự tỉnh thức có mục tiêu như thế, ở đó có động lực và sự chính xác. Nó cung ứng sự dạn dĩ và tạo ra mối quan tâm dành cho tha nhân, để chúng ta không phải là những kẻ chuyên làm đẹp lòng loài người.
I Têsalônica 2.1-4: “Hỡi anh em, chính anh em biết rõ rằng chúng tôi đã đến nơi anh em, ấy chẳng phải là vô ích đâu; nhưng sau khi bị đau đớn và sỉ nhục tại thành Phi-líp, như anh em đã biết, thì chúng tôi trông cậy Đức Chúa Trời, cứ rao truyền đạo Tin Lành của Đức Chúa Trời cách dạn dĩ giữa cơn đại chiến. Vì sự giảng đạo của chúng tôi chẳng phải bởi sự sai lầm, hoặc ý không thanh sạch, cũng chẳng dùng điều gian dối. Nhưng vì Đức Chúa Trời đã xét chúng tôi là xứng đáng giao cho việc giảng Tin Lành, nên chúng tôi cứ nói, không phải để đẹp lòng loài người, nhưng để đẹp lòng Đức Chúa Trời, là Đấng dò xét lòng chúng tôi”.
Một lần nữa, Êlisê nghiêm khắc quở trách Giô-ram trong khi ngụ ý quở trách Giô-sa-phát.
(1) Đối với Giô-ram, ông đang nói ra tư tưởng của Êsai 59.1-2 đã được nói ở trên.
(2) Đối với Giô-sa-phát, có sự quở trách ngụ ý rằng ông không có việc gì phải có mặt ở đó với kẻ mà Đức Chúa Trời chẳng muốn nhìn đến cũng chẳng muốn nghe nữa. Đây là một sự liên minh bất khiết và một sự thất bại không xem trọng Đức Giêhôva trong mọi lãnh vực của đời sống ông. Chính sự hiện diện của ông trong mối liên minh nầy là một sự bất tuân rất táo tợn.
Vì Giô-sa-phát là (nói chung) một người tin kính biết tìm kiếm Đức Giêhôva, Đức Giêhôva đã buông tha cho ông trong mối liên minh nầy với Giô-ram. Đây là ân điển thanh sạch, nhưng mà, điều nầy cũng luôn luôn thực đối với hết thảy chúng ta! Tôi được nhắc nhớ tới Thi thiên 143.1-2:
“Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy nghe lời cầu nguyện tôi, lắng tai nghe sự nài xin của tôi; nhân sự thành tín và sự công bình Chúa, xin hãy đáp lại tôi. Xin chớ đoán xét kẻ tôi tớ Chúa; Vì trước mặt Chúa chẳng người sống nào được xưng là công bình”.
Sửa soạn để phục vụ Ngôi Lời (câu 15)
Êlisê đã công khai tranh luận khi đối mặt với Giô-ram và đã lấy làm phiền hà bởi mối liên minh của Giô-sa-phát. Ông cảm thấy không muốn nhận và ban ra Lời của Đức Chúa Trời nữa. Sự giận dữ của ông là sự phẫn nộ tin kính. Ông không phạm tội, nhưng tâm trí ông vẫn cần phải được sửa soạn bởi Đức Giêhôva để có thể lắng nghe Lời của Đức Chúa Trời và để ban bố ra Lời ấy.
Đúng là một bài học quan trọng cho chúng ta phải nắm lấy! Không những tấm lòng cần phải biết giữ lấy (Châm ngôn 4.21), mà nó còn cần được sửa soạn (làm cho ngay thẳng) để chúng ta sẽ ở trong một tình trạng biết lắng nghe, nắm bắt, và đáp ứng với Chúa. Thất bại không sửa soạn được tấm lòng có thể dẫn tới sự bất trung (Thi thiên 78.8). Trong đời sống của một người có chỗ nào được nhận biết là có tội lỗi, tất nhiên là nó cần phải được xưng ra cách thành thật (Thi thiên 66.18; Êsai 59.1…), nhưng chúng ta cũng cần phải cầu xin Đức Chúa Trời mở mắt chúng ta ra để nắm lấy những sự kỳ diệu, lạ lùng của Lời quí báu của Ngài (Thi thiên 119.18). Nhưng có nhiều việc khác có khả năng vùa giúp cho tiến trình sửa soạn như âm nhạc, loại nhạc làm yên tỉnh tâm hồn và giúp cho người ta tập trung vào các vụ việc của Đức Chúa Trời. Có lẽ điều nầy chỉ ra xu hướng và cách lựa chọn của riêng tôi, nhưng một số âm nhạc tôi nghe trong các nhà thờ ngày nay quá ồn ào và quá sôi động không thể làm yên tỉnh tâm hồn tôi được. Tuy nhiên, khi âm nhạc có thể là một phần quan trọng trong việc sửa soạn tấm lòng và linh hồn để lắng nghe Ngôi Lời, Êlisê đã cho đòi ai đó đến và khảy đàn. Khi người ấy khảy đàn, tay của Đức Giêhôva ở trên Êlisê – Đức Chúa Trời đã cảm động Lời của Ngài và dẫn dắt vào vấn đề ngay.
Có một yếu tố quan trọng khác nữa cho bài học ở đây. Sự giải cứu họ thoát ra khỏi thế chẳng đặng đừng không có nước và chiến thắng của họ nghịch lại dân Mô-áp đều nương vào khả năng của Êlisê cả lắng nghe và phân phát sứ điệp của Đức Chúa Trời. Quí bạn ơi, cũng thực như thế cho hôm nay. Không có Lời của Đức Chúa Trời trên những vấn đề của cuộc sống được trình bày một cách thành tín và chính xác cho người ta, họ sẽ bị bỏ lại trong thất vọng và thất bại. Nếu chúng ta không sửa soạn và giữ lấy tấm lòng của mình, làm sao chúng ta phục vụ Lời Đức Chúa Trời cách trung tín và chính xác cho được?
Khi vấn đề sửa soạn để thờ phượng và lắng nghe tiếng của Đức Chúa Trời nơi Lời của Ngài là quan trọng như thế, tôi phải nhắc tới một bài học từ Luca 22.
Sự sửa soạn về mặt thuộc linh (Luca 22.7-13)
Sửa soạn Lễ Vượt Qua và Thiết lập Tiệc Thánh của Chúa
Các biến cố chính trong chương nầy là sự kỷ niệm Lễ Vượt Qua và sự thiết lập Tiệc Thánh của Chúa. Khi cả hai đều là hành động thờ phượng và tương giao mường tượng ra sinh hoạt và sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời cho con người trong thân vị và việc làm của Đấng Christ, và nhu cần đức tin và sự đầu phục của con người để sống nhờ vào mối tương giao với Con Đức Chúa Trời, chúng ta có thể tiếp thu một số bài học quan trọng có liên quan tới sự thờ phượng.
Các câu 7-13 hình thành phần nền và bối cảnh cho buổi tối đặc biệt ấy với Chúa và nhận lãnh hai trách nhiệm chính, sửa soạn và đầu phục. Chỗ nhấn mạnh của mấy câu nầy, ấy là vì mọi sự thờ phượng chân chính, hợp pháp, và có ý nghĩa, thực vậy, vì sự sống thuộc linh chơn thật, chúng ta cần sự sửa soạn cẩn thận dẫn tới chỗ yên nghĩ trong Cứu Chúa rồi từ chỗ đó, biết đầu phục và vâng theo thân vị của Đấng Christ.
Ý niệm về sự sửa soạn và tính cần thiết của nó cho một sự tuân giữ thờ lạy cách chơn thật Lễ Vượt Qua được thấy ít nhất trong sáu chỗ trong phân đoạn Kinh thánh nầy.
Thứ nhứt, ý niệm ấy được thấy trong sự tán thưởng Lễ Vượt Qua trong câu 1. Đây là thời điểm dành cho sự kỷ niệm chiên con lễ vượt qua. Nếu lễ ấy được kỷ niệm với ý nghĩa, rõ ràng có những việc nhất định đã được làm ra. Thực vậy, “dường như kể từ ngày tan rải ra khắp mọi nơi, người Do thái đã thêm vào một ngày nữa vào thời điểm bắt đầu tám ngày của mùa lễ hội nầy và được gọi là Ngày Sắm Sửa”. Vậy thì, đây là ngày sắm sửa.
Thứ hai, ý niệm về sự sửa soạn được thấy bốn lần nữa trong sự nhắc lại từ ngữ “dọn” trong các câu 8, 9, 12, và 13.
Sau cùng, ý niệm về sự sửa soạn được thấy lần thứ sáu trong sự tiếp trợ rộng rãi, trên căn phòng cao, rộng lớn đã hoàn tất, một căn phòng cao, được trang hoàng lộng lẫy, một địa điểm đặc biệt, ở đó các môn đồ có thể nhóm lại theo cách riêng, giống như một gia đình, rồi tuân giữ Lễ Vượt Qua với Chúa Jêsus.
Hãy chý ý hai việc về thời gian sửa soạn nầy.
(1) Đã có mạng lịnh của Chúa (câu 8). Những sự sửa soạn đã được làm rồi theo mạng lịnh của Chúa. Những gì đã được làm ra ở đây là kết quả của sự dẫn dắt của Ngài và sự vâng theo hay đầu phục của các môn đồ.
(2) Đã có sự tiếp trợ của Chúa (các câu 10-12). Có thể có một yếu tố về phép lạ ở chỗ nầy. Có người nghĩ rằng có những sự dọn trước đã được sắp đặt rồi. Phân đoạn Kinh thánh không nói và tư thế trong đó họ cần phải tìm gặp căn phòng đã dọn sẵn dường như có một ít lạ lùng với một sự dọn đã được sắp sẵn. Ở bất cứ cấp độ nào, mục đích là Chúa đã cung ứng điều chi là cần thiết cho thời điểm tương giao và thờ phượng nầy.
Há điều nầy không nhắc cho chúng ta nhớ thể nào Chúa đã cung ứng mọi sự chúng ta có cần cho cả việc nhận biết và gắn đời sống chúng ta với đời sống vinh hiển của Ngài sao? Nhu cần của chúng ta là đáp ứng trong đức tin, rồi kế đó, qua sự nương cậy vào đời sống của Ngài, cần phải vâng phục và sửa soạn để thờ lạy, chúng ta phải thích nghi với những gì Ngài đã cung ứng.
Chúng ta hãy chú ý một số nổ lực dính dáng tới sự sửa soạn kỷ niệm Lễ Vượt Qua.
(1) Một bối cảnh đã được chọn lựa. Đây không phải là một việc nhỏ cho hàng ngàn khách hành hương có mặt tại thành Jerusalem đang tìm kiếm một chỗ thích hợp đặng kỷ niệm Lễ Vượt Qua. Mục tiêu là, Chúa sẽ cung ứng một địa điểm và một phương tiện để đạt tới mức nhận biết Ngài và thân vị, sự chết, và sự sống của Ngài có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta nếu chúng ta đã sẵn sàng.
(2) Bối cảnh cần phải được dọn cho sẵn sàng. Nơi ấy phải được dọn sạch sẽ và thanh sạch.
(3) Một con chiên con phải được tuyển chọn. Chiên Con phải được đem lên đền thờ, được khám xét hẳn hoi, được làm sinh tế, và thịt nó được đem nướng.
(4) Các khoản đồ ăn khác phải được chu cấp, rau đắng, bánh, nước chấm, và rượu.
(5) Và với mọi sự nầy, còn có nhu cần sửa soạn về mặt thuộc linh nữa. Để cho sự thờ phượng có ý nghĩa và hiệu quả (thờ phượng không phải chỉ bằng môi miệng xuông), do bản chất của sự thờ phượng, sự sửa soạn phải thích ứng cả hai mặt: thuộc thể và thuộc linh. Đức Giêhôva và Kinh thánh đòi hỏi điều nầy. Như Chúa đã phán với người đờn bà ở bên giếng: “Đức Chúa Trời là Thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy” (Giăng 4.24).
Giống như các môn đồ, chúng ta có khuynh hướng lo liệu sẵn sàng về mặt thuộc thể, nhưng mà, chúng ta cần phải quan tâm tới lãnh vực thuộc linh, lo sửa soạn tấm lòng như thế nào để chúng ta có thể thực sự gắn bó đời sống chúng ta với Đức Chúa Trời hằng sống!?!
Điều nầy các môn đồ đã thất bại không làm được. Satan đã mở ra những con đường xâm nhập vào đời sống của họ, và tâm trí của họ không được dọn sẵn cho những gì họ sẽ lo làm. Như các câu nối theo sau cho chúng ta thấy, mặc dù hết thảy họ dường như có chung một chương trình nghị sự, mỗi một môn đồ đếu có những lịch trình khác với lịch trình của Đấng Christ. Qua các biểu tượng của Lễ Vượt Qua và mối thông công mà Ngài sẽ thiết lập, chương trình nghị sự của Ngài là dạy cho họ biết lẽ thật sẽ luôn nhắc cho họ nhớ tới bản chất và giá trị của đời sống Ngài đối với bản chất và đời sống của họ. Vì cớ điều nầy, vào cuối buổi tối hôm ấy, Chúa, lấy địa vị của một nô lệ mà chẳng ai trong số họ chịu làm, nhắc tới nhu cần của sự sửa soạn cả trực tiếp và biểu tượng trong các hành động và sự dạy của Ngài ở Giăng 13.
Trong khi Chúa tán thưởng cách vô kỷ mọi ơn phước đến qua sự hy sinh của Ngài (đối chiếu 22.15), các môn đồ đã tranh cãi rất ích kỷ về những địa vị vinh dự tại bàn tiệc và trong Vương quốc (22.24…). Thay vì yên nghỉ về tầm quan trọng của họ qua mối thông công và sự hiệp một của họ trong Ngài, họ lại ganh tỵ nhau về địa vị.
Trên cơ sở phần nhấn mạnh trong mấy câu nầy, tôi muốn đề nghị một số tư tưởng về sự sửa soạn mà tôi tin là quan trọng cho sự thờ phượng thích ứng đối với Đức Chúa Trời, cho sự thờ phượng từng có cái chạm năng nổ trên đời sống của chúng ta.
Quí vị không thể cầm lấy luồng điện một triệu volt mà không có tác dụng kèm theo. Tương tự thế, chúng ta không thể thờ phượng Đức Chúa Trời hằng sống bằng tâm thần và lẽ thật mà không có một tác dụng kèm theo. Vấn đề là, có phải chúng ta đang thờ lạy y như thế không? Thờ phượng bằng tâm thần và lẽ thật đòi hỏi sự sửa soạn theo Kinh thánh!
Những phương diện quan trọng của sự sửa soạn
Sửa soạn về mặt thuộc thể
Tại nhà. Một đêm ngủ nghỉ ngon lành, chuẩn bị quần áo cho con cái vào đêm hôm trước, dậy sớm đủ để đến nhà thờ mà chẳng có sự vội vàng và không có mặt giận với nhau hay với con cái v.v…
Tại nhà thờ. Một số công việc đi vào sự sửa soạn cho một buổi thờ phượng có hiệu quả, dọn sạch nhà thờ, sửa soạn và trù liệu một số việc cụ thể, sửa soạn tờ chương trình cùng các yếu tố khi dự Tiệc Thánh, và làm theo thứ tự đã sắp sẵn. Hết thảy mọi sự nầy đều được cần đến, phụ giúp và nó sẽ khiến thì giờ thờ phượng của chúng ta đáng thưởng thức và có ý nghĩa nhiều thêm. Song đây chưa phải là phần chính.
Sửa soạn về mặt thuộc linh
(1) Linh động, Động viên và Phương tiện.
Linh động. Đây là tiến trình thay đổi từ cường độ nầy sang cường độ khác; linh động có nghĩa là điều chỉnh, điều chỉnh sang âm điệu khác. Linh động tương xứng với việc làm cho phù hợp, điều chỉnh sao cho thích ứng với Đức Chúa Trời.
Động viên. Điều nầy có nghĩa là đẩy vào phong trào, làm cho sẵn sàng; động viên có nghĩa là đưa ra những tài nguyên để sử dụng, động viên để hành động.
Phương tiện. Phục hồi lại – linh động và động viên đòi hỏi sự phục hồi lại mối tương giao, tìm cách giữ lấy luơng tâm phù hợp với các tiêu chuẩn của Lời Đức Chúa Trời, lẽ thật của Ngài (II Cô-rinh-tô 11.27-30; 1 Giăng 1.9; Giăng 13.8…).
Vậy thì, chính xác điều nầy muốn nói gì? Nó có ý nói tới sự cởi mở ăn năn và khiêm nhường trước mặt Đức Chúa Trời như đã được thấy trong phần đáp ứng của Êsai khi ông nhìn thấy Đức Giêhôva trên cao và đang cất lên. Nếu chưa được như thế, thì chúng ta chưa thực sự nhìn xem Chúa. Tôi được nhắc nhớ đến câu nói của Augustine. Erwin Lutzer viết: “Augustine nói về những người đã cố gắng tìm kiếm Đức Chúa Trời mà không thành công. ‘Có lẽ họ lấy làm tự mãn bởi tánh kiêu ngạo của họ về sự học hỏi và vì vậy bị lạc lối trong việc tìm kiếm Ngài bởi việc ưởn ngực ra thay vì đấm ngực mình”.
Linh động và động viên đòi hỏi chúng ta phải tái tập trung; nó đòi hỏi nguyên tắc tái tập trung tấm lòng chúng ta về Đức Chúa Trời. Thờ phượng có nghĩa là bày ra sự sống cho người ta thấy Đức Chúa Trời là ai và Đức Chúa Trời sống như thế nào. William Temple nói: “Thờ phượng là thúc đẩy lương tâm bởi sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, trưởng dưỡng tâm trí với lẽ thật của Đức Chúa Trời, dầm thấm sự tưởng tượng bởi vẽ đẹp của Đức Chúa Trời, mở lòng ta đối với tình yêu của Đức Chúa Trời, và đem ý chí tận hiến cho mục đích của Đức Chúa Trời”.
Một nguyên tắc quan trọng phải in trong trí – hình thái thờ phượng của chúng ta gần như không quan trọng bằng tình trạng thuộc linh của tấm lòng. Các môn đồ đã đi theo các sự dẫn dắt của Chúa đã ban cho về việc dọn căn phòng theo đúng hình thái của sự thờ phượng, nhưng tấm lòng của họ không ở trong sự hoà hiệp với Đấng Christ.
(2) Sự hài hoà.
Bởi sự hài hoà, tôi có ý nói tới việc phục hoà lại không những với Đức Chúa Trời, mà còn với các thuộc viên khác nữa trong thân của Đấng Christ. Chúng ta là một thân, một thực thể thuộc linh. Mỗi người là một thuộc viên phân biệt với phần hành riêng của mình (nam hay nữ), nhưng chúng ta phải ở trong sự hài hoà với nhau hay chúng ta sẽ rơi vào chỗ lộn xộn. Chúng ta sẽ trở thành một tiếng ồn ào nhức óc, lộn xộn, điều nầy sẽ dẫn người ta xa khỏi Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời xa khỏi chúng ta.
Sự hài hoà bao gồm những gì?
Thứ nhứt, sự hài hoà bao gồm nguyên tắc và trách nhiệm hết thảy chúng ta phải đồng một tâm tình, phải có tâm tình của Đấng Christ, phải suy nghĩ với Ngôi Lời, phải đưa từng tư tưởng vào sự vâng phục và làm phu tù cho Đấng Christ, phải có những giá trị, mục tiêu, những điều ưu tiên một, cùng các thái độ đối với tha nhân phải chiếu theo Kinh thánh. Phải hiểu biết, yêu thương, nhẫn nhục, tha thứ (Phi-líp 1.27; 2.1-5).
Đây là chỗ sự linh động hình thành nền tảng cho sự hài hoà. David đã nói: “Xin khiến tôi một lòng kính sợ danh Ngài” (Thi thiên 86.11). Ông muốn nói gì bởi câu “Xin khiến tôi một lòng kính sợ danh Ngài”? Câu nầy có ý nói phải có một tấm lòng làm một với ý chỉ và các mục đích của Đức Chúa Trời. Câu nầy có ý nói: “Lạy Chúa, nguyện không còn có sự phân chia giữa vòng nhiều đối tượng được kéo đến đây bởi nhiều mục đích và cảm thúc khác nhau lôi kéo tấm lòng và sự chú ý của chúng con xa cách Đức Chúa Trời”. Khi thờ phượng như một hội chúng chúng ta phải đến với Đức Chúa Trời với tâm trí đơn sơ trong sự đầu phục trọn vẹn với các mục đích của Đức Chúa Trời.
Thứ hai, sự hài hoà bao gồm trách nhiệm phải làm sự phục hoà và sự phục hồi với các thuộc viên khác trong thân của Đấng Christ khi chúng ta có sự bất hoà với họ (I Cô-rinh-tô 11.17-18; Luca 22.24; Mathiơ 5.23-24; I Phierơ 3.7).
Trong quyển The Ultimate Priority, John Mac Arthur đã viết: “. . . nếu sự thờ phượng chung của chúng ta không phải là sự bày tỏ đời sống thờ phượng riêng của chúng ta, sự thờ phượng ấy không đáng chấp nhận. Nếu quí vị nghĩ quí vị có thể sống theo bất cứ cách nào quí vị muốn và rồi đi nhà thờ vào sáng Chúa nhựt và cứ thờ phượng với các thánh đồ, quí vị đã sai rồi”.
(3) Suy gẫm.
Bởi sự suy gẫm, tôi muốn nói tới sự suy tư và nghiên cứu hay ôn lại khi sửa soạn các buổi thờ phượng.
Điều nầy rất quan trọng đối với quí giáo viên, ca viên, nhạc sĩ, những người phụ trách phần âm nhạc, những người đọc Kinh thánh và cầu nguyện. Mỗi phương diện của buổi thờ phượng phải được suy nghĩ tới và tìm tòi nghiên cứu. Điều nầy có nghĩa là chúng ta cần phải suy nghĩ thấu đáo cho tới phút cuối hoặc cả đêm thứ Bảy.
Điều nầy cũng rất quan trọng cho khán thính giả vì họ gắn bó với những gì sẽ diễn ra. Khán thính giả sửa soạn ra sao? Bằng cách suy gẫm trước, bằng cách đọc một Thi thiên thờ phượng hay ngợi khen, bằng cách đọc phân đoạn Kinh thánh cần nghiên cứu khi được ghi trên bảng thông báo hay đã được báo trước vào tuần rồi hoặc bằng cách ôn lại bài học tuần qua nếu một giáo viên đang phụ trách một loạt bài học.
(4) Tán thưởng.
Tán thưởng gắn liền với hết thảy chúng ta khi chúng ta dự phần vào buổi thờ phượng trong mọi phương diện của buổi thờ phượng. Chúng ta phải nhóm lại để thờ phượng hầu cho qua lời cầu nguyện và sự nương cậy nơi Thánh Linh của Đức Chúa Trời, chúng ta đạt tới mối tương giao với Đức Chúa Trời hằng sống. Điều nầy có ý nói nhìn xem Đức Chúa Trời với lòng thành thật, nắm lấy những việc kỳ diệu từ Lời của Ngài (Thi thiên 119.12-18).
Giống như những Cơ đốc nhân đã tiếp cận Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Jêsus Christ, chúng ta phải mong muốn đến gần Đức Chúa Trời hơn với lòng thành thật. Lutzer viết: “Nếu chúng ta dập tắt cơn khát của mình tại những dòng suối bị cấm, chúng ta không có một lý do nào để mong Đức Chúa Trời làm cho mình thoả mãn. Nếu chúng ta không được trưởng dưỡng bằng bánh từ trời, chúng ta sẽ làm cho bụng mình no nê với những mẫu bánh vụn từ thế gian. Chúng ta từng bị nghiện ngập với sự dinh dưỡng của trần gian, khẩu vị của chúng ta về Đức Chúa Trời đã bị tước mất”.
Chúng ta phải thờ phượng với lòng thành thật. Thờ phượng không những là một sự tập luyện về cảm xúc, mà còn là một đáp ứng của tấm lòng được xây trên lẽ thật nói về Đức Chúa Trời. ‘Đức Giê-hô-va ở gần mọi người cầu khẩn Ngài. Tức ở gần mọi người có lòng thành thực cầu khẩn Ngài’ (Thi thiên 145.18). Thờ phượng không đặt nền trên lẽ thật của Đức Chúa Trời chỉ là một cuộc gặp gỡ về cảm xúc với cái tôi của ai đó mà thôi. Nói tới thờ phượng mà không có sự vâng phục đối với lẽ thật và đem đời sống, mọi giá trị v.v…vào sự đầu phục thì giống như yêu cầu một người đi bộ cách tự nhiên với một cái chân vậy.
(5) Hiểu biết đầy đủ.
Bởi sự hiểu biết đầy đủ, tôi muốn nói tới sự theo đuổi giá trị lớn, không phải để làm đẹp lòng loài người, hay để nhận lãnh sự khen ngợi và vỗ tay từ loài người, mà để đem lại sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời và để trở thành công cụ làm phước cho loài người. Vợ tôi và tôi đã đến thăm những người bạn có nhà cửa rất dễ thương bên bờ biển trên đảo Whidbey nhìn thấu tận đáy. (Whidbey là một trong những hòn đảo nằm trên vùng Puget Sound đối với Seattle). Bối cảnh rất đẹp và ngôi nhà của họ có một cánh cửa sổ cung ứng một cái nhìn rõ ràng ra biển và các đảo đối ngang hải cảng. Nếu cánh cửa sổ là tấm kính bẩn (cần phải chú ý tới nó) hay bị bụi đóng nhiều ngày, chắc chắn không nhìn rõ cảnh trí được. Nhưng đúng như thế, cánh cửa ấy cho phép người ta có được một cái nhìn đầy trọn và rõ nét về vẽ đẹp sự sáng tạo của Đức Chúa Trời. Sự sửa soạn thích ứng cho sự thờ phượng rất cần thiết cho mọi người nếu buổi thờ phượng là để tôn vinh Chúa và phản ảnh sự vinh hiển của Ngài, nhưng đặc biệt sự sửa soạn rất quan trọng cho những ai có một phần hành trong việc hướng dẫn buổi thờ phượng, họ không thể là một cánh cửa có gương bị hoen ố kêu gọi người ta phải chú ý đến nó, mà họ có thể chỉ rõ Chúa Jêsus cho người ta thấy.
Chúng ta cần phải làm việc và thực hành những gì chúng ta sẽ làm trong buổi thờ phượng hay trong một lớp Trường Chúa Nhựt hay bất cứ một buổi nào khác. Những nhạc sĩ phải biết rõ nền nhạc của họ, những người hướng dẫn bài hát phải biết rõ các bài ca thánh của họ, các vị giáo viên phải biết rõ tài liệu của họ, những người tiếp tân phải thấu rõ trách nhiệm của họ, và các nhà truyền đạo tất nhiên họ phải biết rõ đề tài của họ và phải sẵn sàng rao giảng sứ điệp mà Đức Chúa Trời đã ban cho họ từ Lời Thánh của Ngài.
Đúng thế, sự thiếu vắng cuộc sửa soạn thích ứng có thể làm ngăn trở và làm giảm sút buổi thờ phượng của chúng ta. Mặt khác, một người có thể hiểu biết đầy đủ cho tới hết đêm, nhưng nếu tấm lòng chưa hiệp nghi với Chúa, nó sẽ chỉ là bề ngoài tôn giáo rất lạnh lẽo (Êsai 29.13).
(6) Thuận phục hay vâng phục.
Điều nầy có ý nói rằng chúng ta hết thảy phải vâng lời và phục theo các nguyên tắc của Kinh thánh đã đề ra cho chúng ta trong Ngôi Lời có liên quan tới sự thờ phượng của chúng ta hay tới thời điểm chúng ta nhóm lại với nhau. Các môn đồ, Phierơ và Giăng, đã noi theo mọi sự hướng dẫn của Chúa đối với những sự sắp đặt về mặt thuộc thể, nhưng hết thảy họ đều đã tiếp thu rất nhiều trong lãnh vực sửa soạn về mặt thuộc linh, nếu không có sự chuẩn bị đó thì sẽ chẳng có sự thờ phượng bằng tâm thần và lẽ thật chi hết.
Bất luận sự sửa soạn hay bối cảnh có hùng biện đến cở nào đi nữa, nếu không có sự sửa soạn thích ứng, cả hai phần sửa soạn về thuộc thể và thuộc linh của tấm lòng, buổi thờ phượng sẽ mất đi năng lực và ưu thế của nó cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và cho sự gây dựng chúng ta. Như Phao-lô đã cảnh cáo, chúng ta nhóm lại: “không làm cho mình hay hơn mà làm cho mình dở hơn” (I Cô-rinh-tô 11.17).
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét