Thứ Tư, 13 tháng 1, 2010

ELISHA: Sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời ở giữa cảnh khốn khó



Bài 8

Sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời ở giữa cảnh khốn khó

(II Các Vua 4.1-7)
PHẦN GIỚI THIỆU:
Chức vụ tiên tri của Êlisê, đặc biệt nổi bật ở các chương 4-8, rõ ràng cho thấy Đức Chúa Trời đang quan phòng dân sự của Ngài và đôi khi Ngài hành động trong các phương thức khôn ngoan và quyền phép, trổi hơn những gì chúng ta có thể làm hay suy tưởng, khi Ngài chìa tay ra làm thoả mãn mọi nhu cầu tùy theo ý chỉ của Ngài. Nhưng trước khi chúng ta đi vào các tiết của câu chuyện nầy, chúng ta hãy lưu ý phần đối chiếu giữa chương 3 và các chương 4-8. Chúng ta rút ra phần chức vụ vị tiên tri trước mặt triều đình đối với chức vụ dành cho người khốn khó nầy. Trong chương 3 Đức Chúa Trời đã sử dụng ông giải cứu ba vua nầy khỏi chết và thất bại. Không có chức vụ của một người giống như Êlisê, ba vị vua kia sẽ ở đâu? Chết vì đói khát trong sa mạc! Chúng ta nghĩ rằng ít nhất họ cũng đã tìm cách tôn tặng ông theo một cách thức nào đó, nhưng nếu họ làm thế, việc nầy chắc chắn không được nhắc tới trong Kinh thánh. Tôi e rằng không có một sự tôn cao nào như thế hay thậm chí một lời cảm ơn nào đã được đưa ra cả. Như Matthew Henry bình luận:
“Vả, trong thành ấy có một người nghèo mà khôn, dùng sự khôn ngoan mình giải cứu thành ấy; song về sau không ai nhớ đến người nghèo đó” [Truyền đạo 9.15]. Hay, nếu người ấy có được tôn vinh đi nữa, người sẽ không nhận lấy. Người thích tôn cao việc làm lành trong các trường tiên tri trước khi được tôn trọng trong triều của các vị vua. Đức Chúa Trời đã tôn cao người và đã đáp ứng với người – quả thực đã tôn cao người, vì chúng ta thấy người có mặt ở đây làm ra không ít hơn năm phép lạ”.
Con người ta cũng giống như thế khi nắm lấy chức vụ, đặc biệt những người đứng trước quần chúng, họ thường quan tâm đến danh tiếng của sự được lòng người hơn là lo làm thoả mãn những nhu cầu của dân sự. Mỉa mai thay, các toà giảng của chúng ta cùng những địa vị có chức vụ công khai lại thường đầy dẫy với những kẻ như Đi-ô-trép, là kẻ vốn ưa thích địa vị đứng đầu (đối chiếu III Giăng 9 và Luca 22.24 với II Têsalônica 2.1-13). Còn tiên tri Êlisê, ông không quan tâm tới lời khen ngợi của con người, cũng chẳng màng đến địa vị, quyền lực hoặc tiếng tăm. Qua chức vụ của ông đầy dẫy những phép lạ, chúng chỉ được làm ra để nhắm vào sự gây dựng, chớ không phải để biểu diễn. Giống như Cứu Chúa, Ngài đã đến không phải để cho người ta phục vụ mình, mà là phục vụ người ta.
Hơn nữa, thời buổi của Êlisê là thời buổi của sự thoái hoá và bội đạo rất nhiều y như thời buổi mà chúng ta đang sống trong đó. Thế giới như một tổng thể không đồng tình với dân sự của Đức Chúa Trời và với chức vụ của Lời Ngài. Thật là lắm nhiêu khê khi trở thành một tín đồ và đứng cho các vụ việc thuộc về Đức Chúa Trời. Đối với nhiều tín đồ, thường là khó khăn luôn khi nhắm vào cứu cánh của mình.
Đó là trường hợp xảy ra với người đờn bà goá trong phân đoạn Kinh thánh của chúng ta. Bà ta rõ ràng là một tín đồ và có chồng là một vị tiên tri, là người của Đức Chúa Trời, là Đấng có quan hệ sâu đậm vào chức vụ và sự dạy của Êlisê. Nhưng một trong các bài học của phân đoạn trên, ấy là bất chấp thời thế mà chúng ta đang sinh sống trong đó và các nan đề mà chúng ta đang đối diện với, không có nan đề hay nhu cần nào mà Đức Chúa Trời không thể làm thoả mãn nếu chúng ta chỉ tin cậy và vâng theo Ngài. Đức Chúa Trời đang chăm sóc (I Phierơ 5.6-7). Vấn đề thực không nhằm vào nan đề, mà nhằm vào sự đáp ứng của chúng ta đối với Chúa khi đối mặt với mọi nan đề. Chúng ta phải đáp ứng hay phản ứng như thế nào đây? Đây là vấn đề rất quan trọng!
Mặc dù các bài học của phân đoạn có rất nhiều, nó xử lý với một nan đề hay nhu cần về tài chính và đặc biệt nó nói tới các nhu cần của chúng ta về mặt thuộc thể.
Phần trình bày
“Vả, có vợ của một người môn đồ của các đấng tiên tri đến phàn nàn cùng Ê-li-sê, mà rằng: Kẻ tôi tớ ông, là chồng tôi, đã qua đời; và ông biết rằng kẻ tôi tớ ông kính sợ Đức Giê-hô-va. Vả, chủ nợ người đến toan bắt hai đứa con tôi làm tôi mọi. Ê-li-sê nói với nàng rằng: Ta phải làm gì cho ngươi? Hãy nói cho ta biết ngươi có vật gì ở nhà? Nàng thưa rằng: Con đòi ông chẳng có gì trong nhà hơn là một hũ dầu. Người bèn tiếp rằng: Hãy đi ra ngoài mượn những bình không của các kẻ láng giềng ngươi, chớ mượn ít. Khi ngươi trở về, hãy vào nhà với các con ngươi, đóng cửa lại, rồi hãy đổ dầu vào các bình đó; hễ bình nào đầy thì để nó riêng ra. Nàng liền đi khỏi người, vào nhà với các con trai mình, đóng cửa lại; các con trai nàng đem bình lại, và nàng đổ dầu vào. Khi các bình đã đầy, nàng nói với con trai mình rằng: Hãy đem cho ta một bình nữa. Nhưng nó thưa rằng: Hết trơn bình rồi. Dầu bèn ngừng lại. Bấy giờ, nàng đem việc ấy thuật cho người của Đức Chúa Trời, thì người nói rằng: Hãy đem bán dầu mà trả nợ của ngươi; đoạn, ngươi và các con trai ngươi sẽ lấy dầu còn lại mà nuôi mình”.
Người đờn bà goá kêu la xin được giúp đỡ (câu 1)
Trong câu 1 Kinh thánh cho chúng ta biết: “Vả, có vợ của một người môn đồ của các đấng tiên tri đến phàn nàn cùng Ê-li-sê” xin giúp đỡ. Khi ấy, trong câu của bà ta nói với vị tiên tri: “Kẻ tôi tớ ông, là chồng tôi, đã qua đời; và ông biết rằng kẻ tôi tớ ông kính sợ Đức Giê-hô-va”, chúng ta học biết thêm một số chi tiết về người đờn bà goá nầy, chắc chắn người đờn bà nầy đã không để lộ ra. Có một số nguyên tắc phải góp nhặt từ mấy câu Kinh thánh nầy.
(1) Mặc dù bà ta không được chỉ thẳng ra trong phân đoạn và không có mặt trong danh sách “người nầy là ai” trong tuyển dân Israel (giống như hầu hết chúng ta vậy), nguyên tắc cho thấy bà ta là vô danh đối với Đức Chúa Trời. Mỗi một người trong chúng ta đều được Đức Chúa Trời biết đến và yêu thương; chúng ta là những đối tượng của tình yêu Ngài.
Thi thiên 147.4: “Ngài đếm số các vì sao, gọi từng tên hết thảy các vì ấy”.
Thi thiên 50.11: “Ta biết hết các chim của núi, mọi vật hay động trong đồng ruộng thuộc về ta”.
Mathiơ 6.26-30: “Hãy xem loài chim trời: chẳng có gieo, gặt cũng chẳng có thâu trữ vào kho tàng, mà Cha các ngươi trên trời nuôi nó. Các ngươi há chẳng phải là quí trọng hơn loài chim sao? Vả lại, có ai trong vòng các ngươi lo lắng mà làm cho đời mình được dài thêm một khắc không? Còn về phần quần áo, các ngươi lại lo lắng mà làm chi? Hãy ngắm xem những hoa huệ ngoài đồng mọc lên thể nào: chẳng làm khó nhọc, cũng không kéo chỉ; nhưng ta phán cùng các ngươi, dẫu vua Sa-lô-môn sang trọng đến đâu, cũng không được mặc áo tốt như một hoa nào trong giống đó. Hỡi kẻ ít đức tin, loài cỏ ngoài đồng, là giống nay còn sống, mai bỏ vào lò, mà Đức Chúa Trời còn cho nó mặc đẹp thể ấy thay, huống chi là các ngươi!”
Mathiơ 10.29-31: “Hai con chim sẻ há chẳng từng bị bán một đồng tiền sao? Và ví không theo ý muốn Cha các ngươi, thì chẳng hề một con nào rơi xuống đất. Tóc trên đầu các ngươi cũng đã đếm hết rồi. Vậy, đừng sợ chi hết, vì các ngươi quí trọng hơn nhiều con chim sẻ”
II Ti-mô-thê 2.19: “Tuy vậy, nền vững bền của Đức Chúa Trời đã đặt vẫn còn nguyên, có mấy lời như ấn đóng rằng: Chúa biết kẻ thuộc về Ngài; lại rằng: Phàm người kêu cầu danh Chúa thì phải tránh khỏi sự gian ác”.
Mọi nhu cần của chúng ta không bao giờ là không biết đến đối với Chúa Toàn Năng của chúng ta. Mặc dù Đức Chúa Trời của chúng ta là cao cả, siêu việt và đang tể trị thế gian nầy, Ngài cũng là hằng hữu, có quan hệ nhiều với loài thọ tạo của Ngài, với tuyển dân Ngài và mọi chi tiết trong đời sống của họ. Rõ ràng điều nầy đã được nhấn mạnh trong câu chuyện nói về lưỡi rìu ở chương 6. Khi chồng bà ta là một người biết kính sợ Đức Giêhôva và khi bà ta tỏ bày cùng vị tiên tri, chắc chắn bà ta là một tín đồ, một thánh đồ trong Cựu Ước, là người vốn có một mối thông công với Đức Chúa Trời. Là một tín đồ thời Cựu Ước, bà ta là một người đặc biệt nhận lãnh sự chăm sóc rất riêng tư của Đức Chúa Trời giống như một trong các con cái đặc biệt của Ngài (Phi-líp 4.19).
(2) Mặc dù lời kêu nài của bà ta ở đây hoàn toàn là nhắm vào Đức Giêhôva, bà ta đã tìm kiếm sự cứu giúp qua Êlisê. Lời kêu nài của bà ta đã dựa vào hai sự kiện: (a) là một trong các con trai của những vị tiên tri, chồng bà ta từng là một tôi tớ và là học trò của tiên tri Êlisê, và (b) chồng bà ta rất trung tín đối với Đức Giêhôva. Bối cảnh nầy nhắc cho chúng ta nhớ tới cách thức Đức Chúa Trời thường làm thoả mãn các nhu cần của dân sự Ngài qua con người, đặc biệt những tín đồ đang phục vụ cho các tín hữu khác. Vậy thì chúng ta đang có một phần hành phải chăm sóc lẫn nhau, là một trong những lẽ đạo quan trọng trong Tân Ước, nhưng điều nầy đặc biệt lôi kéo sự chú ý vào nhu cần của chúng ta có quan hệ mật thiết với nhu cần của những kẻ kia trong sự chăm sóc cá nhân hay trong chức vụ của chúng ta.
Galati 6.9-10: “Chớ mệt nhọc về sự làm lành, vì nếu chúng ta không trễ nải, thì đến kỳ chúng ta sẽ gặt. Vậy, đang lúc có dịp tiện, hãy làm điều thiện cho mọi người, nhất là cho anh em chúng ta trong đức tin”.
Cảnh khốn khó của bà ta đã được thốt ra trong câu nói đó: “Vả, chủ nợ người đến toan bắt hai đứa con tôi làm tôi mọi”. Chồng của bà ta là một người biết kính sợ Chúa, chỉ ra nan đề mà bà ta đã gặp phải không phải là do sự dại dột của chồng mình, mà là do hoàn cảnh đã áp đặt trên ông là một tín đồ trong thời buổi bội đạo ấy. Theo luật pháp Cựu Ước, một người mắc nợ mà không có phương tiện chi trả hay thế chấp sẽ buộc phải làm nô lệ như một tôi tớ (hay con trai người) cho đến năm Hân hỉ. Mấy người con phải làm lụng để trả cho dứt nợ của cha mình (Lêvi ký 25.39…).
Êlisê đáp ứng nhu cần của người đờn bà goá (các câu 2-4)
“Ta phải làm gì cho ngươi?” Là người của Đức Chúa Trời, Êlisê rất sẵn lòng đối với một goá phụ khó khăn giống như ông đã sẵn lòng với mấy vua kia, vì vậy ông mau mắn đến để trợ giúp cho bà ta. Khi Đức Chúa Trời không tỏ ra một sự tây vị nào, nhưng đối xử với mọi người như nhau một khi họ nhơn đức tin chịu đến với Ngài, cho nên người của Đức Chúa Trời sẽ không tỏ ra một sự tây vị nào và sẽ công bình sẵn sàng phục vụ cho người nghèo khó cũng như cho người giàu có và kẻ có quyền lực. Hãy nhớ, Gia-cơ cảnh cáo chúng ta về tội thiên vị:
Gia-cơ 2.1-9: “Hỡi anh em, anh em đã tin đến Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa vinh hiển chúng ta, thì chớ có tây vị người nào. Giả sử có người đeo nhẫn vàng, mặc áo đẹp, vào nơi hội anh em, lại có người nghèo, quần áo rách rưới, cũng vào nữa; nếu anh em ngó kẻ mặc áo đẹp, mà nói rằng: Mời ngồi đây, là chỗ tử tế; lại nói với người nghèo rằng: Hãy đứng đó, hoặc ngồi dưới bệ chân ta, - thế có phải anh em tự mình phân biệt ra và lấy ý xấu mà xét đoán không? Hỡi anh em rất yêu dấu, hãy nghe nầy: Đức Chúa Trời há chẳng lựa kẻ nghèo theo đời nầy đặng làm cho trở nên giàu trong đức tin, và kế tự nước Ngài đã hứa cho kẻ kính mến Ngài hay sao? Mà anh em lại khinh dể kẻ nghèo! Há chẳng phải kẻ giàu đã hà hiếp anh em, kéo anh em đến trước tòa án sao? Há chẳng phải họ phạm thượng đến danh tốt đã lấy đặt cho anh em sao? Thật vậy, nếu anh em vâng giữ cho trọn vẹn luật pháp tôn trọng, theo như Kinh Thánh rằng: Hãy yêu người lân cận như mình, thì anh em ăn ở tốt lắm. Nhưng nếu anh em tây vị người ta, thì phạm tội, luật pháp bèn định tội anh em như kẻ phạm phép”.
Các vị trưởng lão, chấp sự, khi đặt những goá phụ vào danh sách để trợ giúp, họ chỉ nhắm vào cá tánh Cơ đốc hoặc những dấu hiệu về sự trưởng thành, họ chẳng có việc gì phải làm với địa vị, quyền thế, hay sự giàu có.
Có lẽ một minh hoạ sau đây sẽ trợ giúp:
Một nhà băng ở Chicago từng yêu cầu một thư giới thiệu cho một thanh niên ở Boston vào làm công nhân.
Nhà đầu tư ở Boston không thể trình bày đủ về thanh niên nầy. Họ viết, cha anh ta là một Cabot; mẹ anh ta là một Lowell. Xa hơn nữa, là một sự kết hợp rất hạnh phúc giữa họ Saltonstalls, Peabodys, và nhiều người khác trong các gia đình tốt nhứt ở Boston. Thư tiến cử của anh ta đã được chuyển đi mà chẳng có một chút lưỡng lự nào hết.
Vài ngày sau, ngân hàng Chicago gửi một thư cho biết thông tin cung cấp là không thích ứng. Thư viết: “Chúng tôi dự tính không sử dụng thanh niên nầy vì những mục đích gây đổ máu. Chỉ để làm việc thôi”.
Khi chúng ta suy nghĩ tới câu hỏi của tiên tri Êlisê: “Ta phải làm gì cho ngươi?”, chúng ta cần phải nhớ rằng Êlisê không phải là một tiên tri bình thường vì cớ nhiều phép lạ của ông. Với một phương thức rất đặc biệt, ông tiêu biểu cho thân vị, quyền phép và sự quan phòng của Đức Chúa Trời. Người đờn bà goá, là vợ của một trong các tiên tri dưới chức vụ của Êlisê, phải rất quen thuộc với những gì Đức Chúa Trời đã làm qua tiên tri Êlisê. Thật vậy, bà ta đã tìm kiếm sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời qua vị tiên tri.
Trong thời buổi tăm tối của sự bội đạo, Đức Chúa Trời đã hành động cách có quyền trước tiên nơi tiên tri Êli rồi kế đó nơi Êlisê để xác quyết sự chăm sóc đúng theo giao ước của Ngài với dân Israel và mục đích đặc biệt của quốc gia trong chương trình của Đức Chúa Trời. Khi Êlisê hỏi: “Ta phải làm gì cho ngươi?”, thực ra ông đang có ý nói: “Qua ta, ngươi muốn Đức Chúa Trời làm chi cho ngươi?” Câu hỏi nầy nhắc cho chúng ta nhớ tới lời cảnh cáo của Gia-cơ: “anh em chẳng được chi, vì không cầu xin” (Gia-cơ 4.2). Tất nhiên, điều nầy cũng rất thực, thường thì chúng ta không có vì chúng ta cầu xin với các động lực ích kỷ khi dựa theo sự sống lấy cái tôi làm trọng tâm (Gia-cơ 4.3).
Cho nên, không phải thắc mắc vì một trong những thất bại của chúng ta là thất bại không cầu nguyện. Mặc dù chúng ta luôn luôn cầu xin theo ý chỉ của Đức Chúa Trời và các động lực tin kính, chúng ta vẫn được truyền cho phải trình mọi nhu cần của mình cho Chúa và thiết tha yêu cầu người khác cầu thay cho chúng ta.
Giăng 14.13: “Các ngươi nhân danh ta mà cầu xin điều chi mặc dầu, ta sẽ làm cho, để Cha được sáng danh nơi Con”
Mathiơ 21.22: “Trong khi cầu nguyện, các ngươi lấy đức tin xin việc gì bất kỳ, thảy đều được cả”.
Giăng 15.7: “Ví bằng các ngươi cứ ở trong ta, và những lời ta ở trong các ngươi, hãy cầu xin mọi điều mình muốn, thì sẽ được điều đó”.
Mathiơ 7.7-11: “Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho. Bởi vì, hễ ai xin thì được; ai tìm thì gặp; ai gõ cửa thì được mở. Trong các ngươi có ai, khi con mình xin bánh, mà cho đá chăng? Hay là con mình xin cá, mà cho rắn chăng? Vậy nếu các ngươi vốn là xấu, còn biết cho con cái mình các vật tốt thay, huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban các vật tốt cho những người xin Ngài sao?”
Êphêsô 6.18-19: “Hãy nhờ Đức Thánh Linh, thường thường làm đủ mọi thứ cầu nguyện và nài xin. Hãy dùng sự bền đổ trọn vẹn mà tỉnh thức về điều đó, và cầu nguyện cho hết thảy các thánh đồ. Cũng hãy vì tôi mà cầu nguyện, để khi tôi mở miệng ra, Chúa ban cho tôi tự do mọi bề, bày tỏ lẽ mầu nhiệm của đạo Tin Lành”.
Đức Chúa Trời muốn chúng ta đến với Ngài như con cái của Ngài và nhơn đức tin, với nhận định luôn về sự vinh hiển của Ngài mà cầu xin mọi nhu cần tùy theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. Thường thì chúng ta xin Ngài chấp nhận hay hành động mặc dù Ngài không quan tâm.
Thú vị thay, Êlisê không chờ đợi để có câu trả lời, ít nhất là một câu trả lời đã không được ghi lại. Tại sao vậy? Bởi vì mọi nhu cần của bà ta là rất rõ ràng và bà ta đã chạy đến với ông rồi, và tuyên bố nan đề của bà ta cũng chỉ ra lời thỉnh cầu của bà ta nữa – thu nhập để trả cho dứt nợ nầy về tiền bạc của mình và cứu mấy đứa con ra khỏi vòng nô lệ. Tôi được nhắc nhớ về Mathiơ 6.8 và 32. Đức Chúa Trời vốn biết rõ mọi nhu cần của chúng ta trước khi chúng ta cầu xin Ngài; thực vậy, Ngài đã biết rõ chúng từ suốt cõi đời đời. Vậy thì tại sao chúng ta cần phải cầu xin? Vì cầu xin khiến cho chúng ta phải sống nương cậy vào Ngài; cầu xin thể hiện đức tin của chúng ta và chứng tỏ rằng Ngài là Đấng làm thoả mãn mọi nhu cần của chúng ta cách hoàn toàn.
Trong câu 2 Êlisê nói: “Hãy nói cho ta biết ngươi có vật gì … chẳng có gì trong nhà hơn là một hũ dầu”. Dầu là thứ hàng hoá rất quan trọng; nó giống như tiền hay vàng vậy. Dầu thường là một hình ảnh hay kiểu cách chỉ về Đức Thánh Linh vì như cách thực hành của Cựu Ước trong việc xức dầu cho các thầy tế lễ và các vua đều góp phần như một kiểu cách nói tới chức vụ của Đức Thánh Linh. Dầu là một kiểu cách nói tới Đức Thánh Linh rất rõ nét trong Xachari 4, ở đây dầu chảy ra thường xuyên từ chân đèn mô tả sự tuôn tràn thường xuyên của quyền phép Đức Chúa Trời và được lý giải bằng câu: “chẳng phải bởi quyền thế, cũng chẳng phải bởi năng lực, bèn là bởi Thần ta” trong câu 6. Nhưng dường như đấy chẳng phải là phần nhấn mạnh ở đây. Mà đúng hơn, trọng tâm của phân đoạn Kinh thánh nầy nhắm vào phương thức Đức Giêhôva sử dụng để ban cho chúng ta những điều như: các ta-lâng, những năng khiếu, các thứ ơn, các khả năng về thuộc thể, những tiếp trợ về tài chính và nhân rộng chúng nếu chúng ta có đức tin tin cậy nơi Ngài lấy những gì chúng ta đang có rồi nhân rộng chúng ra.
Bà ta vốn là ngươi cơ cực, thứ duy nhứt bà ta có là dầu nầy, là dầu được sử dụng cho việc xức dầu cho thân thể hay cho việc nấu ăn – hay bà ta đã tiết kiệm nó dành cho ngày chôn cất bà ta. Nhưng có một nguyên tắc ở đây mà chúng ta thấy được lặp đi lặp lại trong Kinh thánh: phương thức Đức Chúa Trời thường làm thoả mãn các nhu cầu của chúng ta là lấy những gì chúng ta đang có rồi nhân rộng nó lên khi chúng ta phó thác sự sống mình cho Ngài rồi vâng theo các nguyên tắc của Lời Ngài. Điều nầy là thực đối với các ta-lâng, ân tứ, tiền bạc, hay của cải đời nầy của chúng ta.
Chúng ta cần phải đầu tư những gì chúng ta có trong tất cả các lãnh vực và rồi, sử dụng những ơn phước ấy như những quản gia trung tín của ơn Đức Chúa Trời, dù chúng có nhỏ nhoi ngần nào, đem chúng đầu phục Chúa và tin cậy Chúa chúc phước và tiếp trợ cho khi Ngài thấy thích ứng. Hãy so sánh Êli và người đờn bà goá xứ Sa-rép-ta (I Các Vua 17.8-15) và Chúa với mấy cái bánh cùng mấy con cá (Mác 6.30-44).
Nhưng có nhiều người ngày nay muốn thắng cá độ hay trúng số thay vì phải tin cậy Đức Chúa Trời với bất cứ điều chi Ngài đã định cho họ. Đôi khi Đức Chúa Trời tiếp trợ từ những chỗ không biết được và bằng những cách thức trổi hơn sự suy hiểu của chúng ta. Nhưng trách nhiệm của chúng ta là phải lấy những gì chúng ta có bất luận nó nhỏ hay lớn rồi trao nó cho Ngài.
Trong câu 3 người goá phụ kia đã được truyền cho phải đi ra rồi mượn “những bình không”. Những cái bình đầy thì nặng lắm và mang không nổi, nhưng đấy chẳng phải là mục đích đâu, có phải không? Đức Chúa Trời không thể hay sẽ không đổ cái gì vào mấy cái bình đầy nếu như trước hết chưa làm cho chúng trống không. Sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời với dầu sẽ đổ đầy những cái bình không nầy. Dầu chỉ dừng lại không chảy nữa khi không còn cái bình trống không nào.
Có mấy bài học quan trọng cho chúng ta ở đây.
(1) Số bình không được đem về nhà chỉ ra đức tin, sự vâng phục và sự đầu phục của người đờn bà nầy đối với Đức Chúa Trời và lời hứa của Ngài cho bà ta qua vị tiên tri.
(2) Nếu chúng ta thấy sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời dừng lại, khi ấy, một là nhu cần đã được tiếp cho đúng theo ý chỉ của Ngài, hoặc chẳng còn có chiếc bình không nào nữa. Nếu bà ta chỉ đem về có mấy cái bình, điều nầy cho thấy rằng đức tin, sự vâng phục, hay sự đầu phục Đức Chúa Trời chưa có đủ một khi Ngài là Chúa tể trị và là Đấng tiếp trợ cho nhu cần của bà ta.
Hãy chú ý, bà ta không xin để cho bà ta đi lấy thêm một số bình đặc biệt nào nữa; Đức Chúa Trời muốn bà ta hành động theo đức tin. Vì lý do nầy, Êlisê đã cảnh cáo: “chớ mượn ít”. Nói cách khác, hãy đem đến nhiều bình như quí vị có đức tin Đức Chúa Trời sẽ làm cho chúng được đầy dầu. Qua vị tiên tri, Đức Chúa Trời đang phán với bà ta (và chúng ta), “Hãy tin ta đối với toàn bộ nhu cầu của ngươi. Đừng xem thường khả năng của ta và sự ta bằng lòng làm cho đầy dẫy thoả mãn nhu cần của ngươi” (Êphêsô 3.20-21). “Sự hạn chế không nằm ở nguồn tiếp trợ dầu, mà nằm ở chỗ thiếu những cái bình không cần được đổ đầy. Chúng ta luôn luôn nhơn đức tin đến với ân điển dư dật của Đức Chúa Trời với mấy cái bình không để nhận lãnh sự dư dật của ân điển Ngài”.
(3) Sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời sẽ (và đã) rộng lớn theo như đức tin và sự vâng phục của bà ta, mà không có sự tham lam. Khi chúng ta tham lam và ích kỷ trong lời cầu xin của mình, không những chúng ta làm ngưng dòng chảy sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời (Gia-cơ 4.3), mà chúng ta còn kết thúc trong việc chạy vòng quanh giống như con chó chạy theo cái đuôi của nó vậy.
Một người ở Dallas có một chiếc Rolls Royce với một máy điện thoại rất đắt tiền trong đó. Bạn của ông ta ở Houston nhìn thấy chiếc xe ấy và quyết định mình cũng nên có một chiếc xe đẹp với một cái điện thoại riêng như vậy. Vì vậy, ông đã đã tiết kiệm trong một năm trời rồi sau cùng đã tính đủ để mua về một chiếc xe đắt tiền cùng với máy điện thoại riêng. Ngay lập tức, ông ta gọi điện cho bạn mình ở Dallas rồi nói: “Bob ơi, đây là Bill ở Houston đang gọi từ chiếc Rolls Royce của mình đấy”. Khi ấy Bob đáp: “Chào Bill, bạn có thể chờ một phút không? Một trong mấy máy điện thoại trên xe hơi khác của mình đang reo”.
Người đờn bà goá cần phải xem xét lại mọi nhu cần của mình – nợ nần, chi tiêu trong cuộc sống, chức vụ – và rồi hành động theo đức tin sao cho thích ứng, mà không có lòng tham, vì đây là việc sẽ tỏ ra không có đức tin nơi Chúa, mà nơi những gì Ngài tiếp trợ cho. Tôi có tìm kiếm Đức Chúa Trời, là Đấng Ban Cho vì tôi muốn nhận biết Ngài, hay tôi đang tìm kiếm các ân tứ Đức Chúa Trời ban cho mặc dù Ngài là Thần của tôi?
Một bé gái kia đi cùng với mẹ đến cửa hàng, ở đó sau khi bà mẹ đã mua sắm rồi, nhân viên cửa hàng đến bảo đứa bé gái đó thò tay vào bình lấy một chiếc kẹo. Đứa bé lui lại: “Có chuyện gì vậy? Bộ cháu không thích kẹo sao?”, nhân viên ấy hỏi. Đứa bé gật đầu, rồi mĩm cười, nhân viên cửa hàng cho tay mình vào bình rồi trút ra một phần lớn kẹo bỏ vào trong túi xách tay của bé gái đó.
Sau khi bà mẹ hỏi con gái mình sao nó không lấy chiếc kẹo khi nhân viên bán hàng trước tiên đã cho nó. “Vì tay của ông ấy lớn hơn tay của con”, đứa bé gái đáp.
Tôi tin người đờn bà tin kính nầy đã đem về nhiều chiếc bình đủ cho các nhu cầu của mình và dừng lại trước khi lòng tham chổi dậy. Số lượng bình bị hạn chế bởi tầm cở gian nhà của bà ta. Đức Chúa Trời đã hứa làm thoả mãn nhu cần của chúng ta, nhưng không hứa làm thoả mãn lòng tham của chúng ta. Nhưng tôi lấy làm lạ, không biết tôi sẽ làm gì? Liệu tôi có chịu đi ra, đi mượn, và mượn cho tới chừng cả ngôi nhà, sân vườn của tôi đều chật kín cả hay không nữa?
“Khi ngươi trở về, hãy vào nhà với các con ngươi, đóng cửa lại . . .” (câu 4). Cánh cửa đóng lại cho thấy nguyên tắc về sự riêng tư. Những gì bà ta đã làm cần phải được làm không có sự bối rối, vì vậy bà ta cùng với mấy đứa con sẽ tập trung vào Chúa rồi nhơn đức tin đặt lòng họ hướng vào Ngài. Ở riêng với Đức Chúa Trời là một trong các nhu cần cấp thiết của bất cứ tín đồ nào trong bất kỳ thời đại nào, điều nầy đặc biệt rất thực trong thời buổi chúng ta đang sinh sống trong đó với mọi sự dộn dực và ồn ào. Một trong những lý do chúng ta thường không nhìn thấy Đức Chúa Trời đang nhân rộng các ân tứ và khả năng của chúng ta là vì chúng ta thất bại không chịu ở với Ngài một cách riêng và chung để kêu cầu Ngài và hướng lòng mình vào ân điển và sự tiếp trợ của Ngài.
Hơn nữa, sự vắng mặt của Êlisê khi phép lạ diễn ra sẽ chứng tỏ rằng quyền phép chỉ ra từ một mình Đức Chúa Trời, chớ không phải từ Êlisê. Điều nầy chắc chắn đã được ấn định để khích lệ bà ta có được đức tin lớn hơn và biết nương cậy vào Đức Giêhôva. Đức tin và sự vâng phục trong sự tin kính tạo ra nhiều ơn phước dư dật về mặt thuộc linh.
Sự vâng phục của người đờn bà goá và sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời (các câu 5-7)
Mấy câu nầy kéo sự chú ý của chúng ta vào bổn tánh của thân vị Đức Chúa Trời như quyền phép, yêu thương, giàu ơn, thương xót, và giống như Cha đối với con cái của Ngài – chúng bày tỏ ra lòng nhơn từ của Đức Chúa Trời. Ngài là Cha của kẻ mồ côi, bạn của người goá bụa, Đấng Chăn Giữ bầy chiên, và là Đấng Bảo Hộ mọi con chiên trong tay Ngài và gia đình của họ (đối chiếu Thi thiên 145.14…).
Phần ứng dụng
Dành cho các cá nhân
Êlisê là một người có tấm lòng muốn phục vụ cho tha nhân dù giàu hay nghèo. Ông không phục vụ người ta dựa theo cách họ khích lệ hay chu cấp cho ông. Cái điều duy nhứt ông quan tâm, ấy là người ta sẽ nhận biết và kinh nghiệm ân điển cùng quyền phép của Đức Chúa Trời trong đời sống của họ. Tôi có làm y như thế không?
Giống như người đờn bà goá khốn khổ kia, hết thảy chúng ta đều có những nhu cầu nhất định – về thuộc linh, về tình cảm, về thuộc thể, nhưng Đức Chúa Trời biết rõ các nhu cần đó một cách hoàn toàn và Ngài đang lo toan chúng theo cách riêng. Nhu cần cơ bản nhất của chúng ta là phải nhơn đức tin mà đến với Ngài, nhưng phải đến với những cái bình không để Ngài sẽ nhân rộng đời sống của chúng ta tùy theo mọi ý định của Ngài. Trong khi tin cậy Ngài làm thoả mãn nhu cần của chúng ta và không bao giờ làm thoả mãn lòng tham của chúng ta, chúng ta đừng đến với một ít cái bình không. Nói cách khác, chúng ta đừng hạn chế Đức Chúa Trời yêu thương và giàu ơn của chúng ta bởi sự thiếu đức tin và thiếu vâng phục đối với Ngài. Ngài là Đấng có quyền làm trổi hơn mọi điều chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng, nhưng Ngài đã hứa làm y như tác giả Thi thiên đã nói, đúng thì, đúng thời điểm của Ngài tùy theo sự hiểu biết trọn vẹn của Ngài.
Dành cho Hội thánh
Những thân thể tín đồ thuộc địa phương vốn có nhiều nhu cầu – cả về thuộc linh và thuộc thể, cả lớn và nhỏ. Chúng ta đang sống trong một thế giới về mặt cơ bản đang nghịch lại với công việc của Đức Chúa Trời, nhưng nan đề chúng ta đang đối diện với không ở chỗ tiếp trợ dầu của Đức Chúa Trời hay ở chỗ khả năng của con người làm thoả mãn mọi nhu cầu. Nan đề thực nằm ở chỗ đức tin, ở chỗ sự vâng phục và sự đầu phục của chúng ta theo cách chung và riêng.
Làm ơn để ý phần nhấn mạnh ở đây. Là những cái bình bằng đất, chúng ta phải tự làm trống không mình về những thái độ sai quấy trong lý trí, những điều ưu tiên một, những lần theo đuổi, hay các mục tiêu, và tự trình mình là những cái bình với Đức Chúa Trời cần được Đức Chúa Trời làm cho đầy dẫy (được điều khiển) bởi đạo và bởi Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Nếu đời sống chúng ta bị lem lấm với những thái độ tồi tệ trong lý trí, với sự lằm bằm, với sự ích kỷ, bị những vụ việc đời nầy chiếm hữu và có sự dửng dưng đối với công việc của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời sẽ thôi không tiếp trợ dầu nữa. Và một lý do nguồn tiếp trợ bị chấm dứt, ấy là khi tín đồ không chạy đến với Ngài nữa. Những tín đồ xác thịt không tìm kiếm lý tưởng của Đức Chúa Trời và sự tiếp trợ của Ngài, họ cũng bị quăng đi cùng với cái thế giới riêng của họ.
Tôi tin điều nầy phải bắt đầu với một sự đánh giá chức năng quản lý của chính chúng ta về sự bố thí, với lòng tin Đức Chúa Trời rằng sự bố thí của chúng ta sẽ không trở thành thiếu sót của chúng ta. Điều nầy có nghĩa là việc đánh giá cách sử dụng ngân sách mà Đức Chúa Trời đã cho phép chúng ta có. Chúng ta cần phải bắt đầu với dầu chúng ta đang có theo cách chung và riêng.
Nhưng điều nầy cũng có ý nói, thêm vào các trách nhiệm về tài chính với dầu mà chúng ta đang có, hãy nhìn xem Đức Chúa Trời tiếp trợ từ các nguồn khác tùy theo sự giàu có của năng lực Ngài, nếu đấy là điều có cần. Chúng ta không phải xây lòng vòng và không biết tới trách nhiệm mà chúng ta đang có với các nguồn tài nguyên của mình. Cầu xin Đức Chúa Trời nhân rộng các nguồn tài nguyên nầy vì mục đích bố thí rời rộng hơn, là trách nhiệm của chúng ta, chớ không chỉ có cầu xin một phép lạ. Nói cách khác, chúng ta không thể cầu xin Đức Chúa Trời tiếp trợ dầu, rồi bất chấp trách nhiệm sử dụng dầu mà chúng ta đang có. Chúng ta phải trước tiên lấy dầu mà chúng ta đang có ra, tin cậy Đức Chúa Trời nhân rộng nó, và rồi khi Chúa tiếp trợ, không những lo trả nợ nần của mình, cùng các thứ chi tiêu, mà còn dâng hiến lại cho Chúa trong số đầu tư của Ngài nơi chúng ta.
Hãy nhớ, dầu là một thứ hàng hoá rất có giá trị và đứng thay cho các nguồn tài nguyên có giá trị mà Đức Chúa Trời đã cung ứng cho chúng ta dù là các ta-lâng, ân tứ thuộc linh, khả năng thuộc thể, hay các ơn phước về tài chính, v.v…Chúng ta đừng hạn chế Chúa. Chúng ta hãy tin Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy đem nhiều bình không đến, nhớ chớ đem ít đấy.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét