Thứ Tư, 13 tháng 1, 2010

ELISHA: Người đờn bà Su-nem nhận một đứa con trai



Bài 9

Người đờn bà Su-nem nhận một đứa con trai

(II Các Vua 4.8-17)
PHẦN GIỚI THIỆU
Giống như với những biến cố và các phép lạ trong đời sống và chức vụ của tiên tri Êlisê, II Các Vua 4.8-37 minh hoạ và dạy dỗ một số lẽ thật rất thực tế.
(1) Ở đây minh họa sự quan phòng của Đức Chúa Trời trong tình yêu thương và sự khôn sáng dành cho các thánh đồ của Ngài, dù trẻ hay già, giàu hoặc nghèo, yếu hay mạnh.
(2) Ở đây chỉ ra sự dính dáng của Đức Chúa Trời trong đời sống của con người trong mọi cách ăn ở trong cuộc sống nếu họ chịu đáp ứng với ơn yêu thương của Ngài.
(3) Ở đây cũng chỉ ra tính cần thiết của đức tin dành cho những ai không quan tâm đến địa vị trong xã hội hay cấp độ tài chánh của họ trong cuộc sống. Ở đây chỉ ra: “người công bình thì sống bởi đức tin mình”, “không có đức tin thì không thể sống đẹp lòng Đức Chúa Trời”, và “phàm làm điều chi không bởi đức tin thì điều đó là tội lỗi” (Rôma 1.17; Habacúc 2.4; Hê-bơ-rơ 11.6; Rôma 14.23).
(4) Phân đoạn nầy còn chỉ ra một việc khác về đức tin nữa, ấy là “đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi lời của Đấng Christ được rao giảng” (Rôma 10.17). Đức tin của người đờn bà nầy và đức tin của chồng bà ta đã phát triển vì họ không chễnh mãng việc nhóm lại vào những thời điểm thích ứng để tương giao với các tín hữu khác và để học biết sự day dỗ trong Kinh thánh (II Các Vua 4.22-23). Mấy câu nầy cho thấy (xem câu 23) họ đã nhóm lại với những người khác để nghe các vị tiên tri giảng dạy vào những ngày thánh nhất định để thu thập sự dạy dỗ của Kinh thánh. Đây là lý do tại sao chồng của người đờn bà lấy làm ngạc nhiên khi bà ta muốn đến gặp vị tiên tri vào một ngày khác hơn một trong những ngày lễ đặc biệt nầy. Theo lệ thường của họ thì họ nhóm lại với những người khác vì mục đích đó trong những ngày lễ đặc biệt ấy. Đây là chìa khoá cho đức tin của người đờn bà trong thời buổi bội đạo kinh khủng nầy.
Phân đoạn Kinh thánh nhắm vào hay tập trung quanh 2 biến cố chính: (a) người đờn bà Su-nem nhận một đứa con trai (4.8-17) và (b) bà ta đã nhận lại đứa con từ kẻ chết (4.18-37).
CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI SU-NEM (4.8-17)
“Một ngày kia, Ê-li-sê đi ngang qua đất Su-nem. Ở đó, có một người đàn bà giàu, cầm người ở lại ăn bữa. Từ ấy, mỗi khi người đi ngang qua đó, thì vào nhà người đàn bà này mà dùng bữa. Người nói với chồng mình rằng: Tôi biết rằng người năng đến nhà chúng ta đây, là một người thánh của Đức Chúa Trời. Xin chúng ta hãy xây cất cho người một cái phòng cao, rồi để tại đó một cái giường, một cái bàn, một cái ghế, và một cây đèn. Vậy, khi người đến nhà ta, thì sẽ ở lại đó. Một ngày kia, Ê-li-sê đi đến Su-nem, trọ nơi phòng cao, và ngủ tại đó. Người nói với Ghê-ha-xi, tôi tớ mình, rằng: Hãy gọi người đàn bà Su-nem đó đến. Ghê-ha-xi gọi nàng; nàng ra đứng trước mặt người. Người nói với tôi tớ mình rằng: Hãy nói cùng nàng rằng: Kìa, ngươi đã lo liệu cho chúng ta mọi điều này; vậy chúng ta phải làm gì cho ngươi? Có phải ngươi muốn ta nói giùm cho ngươi với vua hay là với quan tổng binh chăng? Nàng thưa rằng: Tôi vẫn ở giữa dân sự tôi. Ê-li-sê lại tiếp: Vậy, chúng ta phải làm gì cho người? Ghê-ha-xi đáp rằng: À này, người không có con trai, và chồng người đã già rồi. Ê-li-sê nói rằng: Hãy gọi nàng. Ghê-ha-xi gọi nàng, nàng đến đứng nơi cửa. Ê-li-sê nói với người đàn bà rằng: Năm tới, trong lúc này, ngươi sẽ ẵm một đứa con trai. Nàng thưa: Hỡi chúa tôi, là người của Đức Chúa Trời! xin chớ nói dối cùng con đòi của chúa. Người đàn bà ấy thọ thai, và một năm sau, cũng trong lúc đó, sanh một đứa con trai, y như lời Ê-li-sê đã nói trước cho nàng”.
Một chức vụ hay tiếp khách và đức tin (các câu 8-13)
Câu chuyện nầy chủ yếu tập trung quanh người đờn bà có đức tin nầy. Có bốn kịch sĩ trong câu chuyện nầy – Êlisê, Ghê-ha-xi tôi tớ của người, chồng của người đờn bà, và tất nhiên là con trai của bà ta. Nhưng nhân vật trung tâm là người đờn bà nầy và chức vụ của bà ta trong đức tin, bởi đó bà ta tỏ ra thái độ mến khách đối với Êlisê trong vai trò người của Đức Chúa Trời.
Điều nầy một lần nữa chỉ ra địa vị nổi bật và quan trọng mà nữ giới có trong Kinh thánh, trong công việc của Đức Chúa Trời, trong chức vụ và trong gia đình. Mặc dù nam và nữ giới là bình đẳng trong Đấng Christ, Kinh thánh tạo ra một sự phân biệt với nam giới bằng cách đưa ra vai trò lãnh đạo. Tất nhiên đây là loại lãnh đạo theo kiểu tôi tớ đầy tình yêu thương trong gia đình cũng như trong Hội thánh. Vai trò của nữ giới là không thể thiếu được và họ có thể đảm đương những chức vụ quan trọng, vì cớ đó mỗi người đờn ông sẽ có sự tôn trọng và tán thưởng rất lớn. Chúng ta hiện đang nương cậy vào những chức vụ của giới nữ tin kính trong vô số các phương thức.
Trong câu 8 chúng ta đọc: “Một ngày kia, Ê-li-sê đi ngang qua đất Su-nem”. Ở đây Êlisê được xem là một vị tiên tri đang đi qua xứ, ông lãnh chức vụ thi hành trên dân sự, đồng thời cũng kết thúc tại các trường tiên tri khác nhau. Êlisê gắn bó với công việc của mình, nhưng ông có những nhu cần đặc biệt riêng của mình và chúng ta thấy ở đây thể nào Đức Chúa Trời giàu ơn vận hành qua những đời sống của các tín hữu khác để làm thoả mãn các nhu cần đó.
“Ở đó, có một người đàn bà giàu . . .” Sát nghĩa: “người đờn bà lỗi lạc”[trong bản Kinh thánh Anh ngữ]. Chữ “lỗi lạc” đôi khi được dùng để nói tới sự giàu có, bề thế hay ảnh hưởng (I Samuên 25.2; II Samuên 19.32), vì vậy chữ nầy có ý nói: “lỗi lạc [giàu] trong tầm quan trọng, bề thế hay ảnh hưởng” (I Các Vua 10.23). Từ phân đoạn Kinh thánh của chúng ta, thật là dễ dàng nhận thấy rằng bà ta là một phụ nữ nổi bật trong cộng đồng, là một người giàu có, và không nghi ngờ chi hết, bà ta đã luyện tập một thứ ảnh hưởng quan trọng bởi sự lường tính trước về mặt thuộc linh và bổn tánh tin kính. Bà ta là một phụ nữ giàu vì một số lý do – bà ta đầy dẫy đức tin và các việc lành, không nghi ngờ chi nữa bà ta có một cách xử sự giàu có trong sự yêu thương và kính trọng đối với sự dạy của Ngôi Lời.
Sự tin kính và tôn trọng của bà ta đối với Ngôi Lời được thấy trong sự hay tiếp đãi khách của bà ta. Như chúng ta đang nhìn thấy trong mấy câu nầy, bà ta bằng lòng mở cửa nhà mình cho những kẻ có cần. Bà ta mở rộng bàn tay cho người nghèo thiếu; bà ta chia sẻ những vật tốt mà Đức Chúa Trời đã ban cho bà ta (Châm ngôn 31.20).
Trong thời xa xưa, không có một Quán Trọ hay Nhà Nghỉ nào cả. Những người đi đường họ nương vào sự mến khách rời rộng của người dân trong xứ, đặc biệt là các tiên tri trong những chức vụ lưu động của họ, khi họ đi từ chỗ nầy sang chỗ kia.
Trong Tân Ước đây là một trong những dấu hiệu của sự trưởng thành, một đức tính dành cho hàng trưởng lão, và một trách nhiệm chung cho tất cả các tín đồ, đặc biệt đối với các tín hữu hay thuộc viên của Thân thể Đấng Christ. Và đặc biệt chức vụ nầy được nhắc tới như một trong những đòi hỏi dành cho các bà goá đã được đặt vào danh sách cần được trợ giúp (đối chiếu Mathiơ 10.40-42; 25.35-40; I Ti-mô-thê 3.2 và 5.10).
Tình trạng xã hội của chúng ta ngày nay ở trong xứ thì hoàn toàn khác biệt, nhưng vẫn có nhu cần và phần ứng dụng nguyên tắc nầy bằng nhiều cách thức. Người tín đồ cần phải mở cửa nhà của họ cho việc học hỏi Kinh thánh, cho trẻ em ngồi chơi trong các buổi học, cho những thời gian thông công Cơ đốc, cho việc thăm viếng các giáo sĩ và diễn giả, cho sự nhóm lại của thanh niên, và cho công tác truyền giáo hoặc đi ra đến với người lân cận. Thêm nữa, có nhu cần cho các sinh viên nước ngoài, cho các bà mẹ có con mọn, hay những đứa trẻ được nhận làm con nuôi và những người nữ goá bụa.
Người phụ nữ nầy cũng lỗi lạc vì bà ta rất chú trọng và khuyến khích công việc của Đức Chúa Trời, đặc biệt là sự giảng dạy Ngôi Lời. Bà ta đã làm những gì bà ta đã làm cho Êlisê vì bà ta biết trước ông là một người của Đức Chúa Trời, nghĩa là, một tiên tri lo giảng dạy Ngôi Lời và đang làm công việc của Đức Chúa Trời (câu 9). Bởi thái độ quan tâm và các hành động của bà ta, bà ta đang cổ vũ sự giảng dạy Ngôi Lời.
Những hành động của bà ta chỉ ra nguyên tắc của thân thể đang vận hành chung với nhau, với từng tín đồ đang sử dụng các ân tứ và ta-lâng của họ để cổ vũ việc truyền giảng cho kẻ bị hư mất và cho việc gây dựng các thánh đồ. Người phụ nữ tin kính xem trọng Đức Chúa Trời và gắn bó với công việc của Đức Chúa Trời tùy theo mọi khả năng của bà ta và những cơ hội Đức Chúa Trời đã ban cho bà ta (I Phierơ 4.10-11; Galati 6.15). Bà ta không đưa ra một lời cáo lỗi nào cả, cũng không tìm kiếm một điều nào. Bà ta đã ở trong chỗ sẵn sàng và như một kết quả, bà ta trở thành một chứng nhân dũng cảm cho Đức Giêhôva và là một nguồn yên ủi và khích lệ cho Êlisê, ông đang phục sự phần lớn trong một môi trường thù nghịch và thờ lạy hình tượng. Gia đình nầy giống như một ốc đảo trong sa mạc vậy.
Trong câu 10 chúng ta thấy cách thứ ba người đờn bà Su-nem chứng tỏ sự nổi bật của mình; bà ta lỗi lạc vì tánh phân biện cùng cấp độ quan tâm của bà ta.
Thứ nhứt, là một tín đồ có tánh phân biện, bà ta đã tỏ ra thái độ quan tâm đối với công việc của Đức Chúa Trời. Nhưng hãy để ý, bà ta đã làm điều nầy với sự tôn trọng trước uy quyền và chức năng lãnh đạo của chồng mình. Bà ta gắn bó mật thiết với chồng trong vấn đề nầy và đã để cho chồng đưa ra quyết định sau cùng. Điều nầy minh hoạ thật đẹp đẽ sự ảnh hưởng, trợ giúp, mà một người vợ tin kính có thể có đối với chồng mình. Tôi không thể nhớ hết có bao nhiêu lần người vợ yêu dấu của tôi đã tỏ ra sự phân biện trong các lãnh vực của nhu cầu mà tôi không để ý vì lý do nầy hay lý do khác. Sự phân biện ấy tác động cả hai chiều, nhưng những người vợ của chúng ta thường tỏ ra một khả năng đặc biệt quan tâm đến người khác mà những ông chồng thường không thấy. Mục đích, ấy là những người làm chồng làm vợ, họ là một đội. Kinh thánh mô tả người làm vợ là người giúp đỡ cho chồng mình, một người giúp đỡ đặc biệt thích ứng với chồng. Họ cần được thăm hỏi, trợ giúp, và phu phỉ mọi nhu cần và những thứ có cần cho nhau. Tuy nhiên, những người làm chồng phải công nhận điều nầy, và tận dụng luôn nó, thay vì phản ứng bằng sự ngạo mạn hay cứng lòng. Hỡi người làm chồng, hãy để ý tới sự sáng suốt và lường trước của vợ mình. Thêm nữa, những người làm vợ phải nên khôn khéo và thuận phục, tỏ ra sự kính trọng đối với địa vị lãnh đạo của chồng mình như người đờn bà Su-nem nầy đã có.
Thứ hai, bà ta cũng phân biện cấp độ nhu cần của Êlisê và trách nhiệm của họ đối với vị tiên tri vì cớ khả năng mà Đức Chúa Trời đã ban cho họ. Bà ta không những là thoả lòng với một chỗ để cho tiên tri Êlisê bước vào. Bà ta biết rõ ông cần một nơi riêng biệt, một chỗ để cầu nguyện, suy gẫm, nghiên cứu, thư giãn, và được ở riêng với Đức Giêhôva. Người đờn bà nầy vốn biết rõ họ có khả năng để làm hết mọi sự nầy. Đúng là một người đờn bà sáng suốt và có lòng quan tâm.
Nguyên tắc, ấy là bà ta vốn quan tâm đến các chi tiết về mọi nhu cần của ông. Nói chung, nữ giới có khuynh hướng nhắm vào chi tiết hơn, trong khi nam giới có khuynh hướng suy nghĩ ở những lãnh vực bao quát. Điều nầy nhắc cho tôi nhớ tới một người muốn làm ngạc nhiên vợ mình với cuộc dạo chơi hai tuần ở vịnh Caribê, vì vậy ông ta hoạch định ngày tháng, mua vé, và tính xem phải làm cho vợ mình ngạc nhiên đến điều. Sau khi suy nghĩ xong, ông ta xem xét lại mọi sự, rồi đưa vợ mình ra ngoài ăn tối và đưa cho nàng xem mấy chiếc vé. Ngay lập tức lý trí nàng sang số liền. Ai sẽ giữ mấy đứa trẻ? Còn con chó thì sao? Ai ở trong thế gian có thể thế tôi đứng lớp Trường Chúa Nhựt vào khoảng thời gian ấy? Còn nữa, tôi chẳng có đồ đạt nào để mặc đi hết! Tôi cần làm tóc! Làm sao chúng ta có thể tổ chức một chuyến đi trong thế gian như chuyến đi nầy được? Ông chồng khổ sở kia hoàn toàn ngạc nhiên vì chỉ một thoáng thôi nàng đã đáp ứng với toàn những thứ mà ông ta chưa hề mong đợi!
Nhưng còn nhiều nữa kìa. Trong sự phân biện của bà ta, bà ta đang chứng tỏ nguyên tắc của Galati 6.6-10:
“Kẻ nào mà người ta dạy đạo cho, phải lấy trong hết thảy của cải mình mà chia cho người dạy đó. Chớ hề dối mình; Đức Chúa Trời không chịu khinh dể đâu; vì ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy. Kẻ gieo cho xác thịt, sẽ bởi xác thịt mà gặt sự hư nát; song kẻ gieo cho Thánh Linh, sẽ bởi Thánh Linh mà gặt sự sống đời đời. Chớ mệt nhọc về sự làm lành, vì nếu chúng ta không trễ nải, thì đến kỳ chúng ta sẽ gặt. Vậy, đang lúc có dịp tiện, hãy làm điều thiện cho mọi người, nhất là cho anh em chúng ta trong đức tin”.
Điều nầy đã được tỏ ra qua các hành động của bà ta và qua phần thưởng của Đức Chúa Trời dành cho sự trung tín của bà ta.
(1) Là một người biết chia sẻ những vụ việc mà Êlisê đã giảng dạy, bà ta muốn chia sẻ với ông bằng mọi thứ tốt lành mà bà ta đã có (câu 6). Vì vậy bà ta đã nhìn thấy điều đó, mọi nhu cần của ông đều được thoả mãn tùy theo khả năng của bà ta.
(2) Bà ta đã gieo ra, sử dụng thích ứng các ơn phước mà Đức Chúa Trời đã ban cho. Bà ta đã chất chứa của cải trên thiên đàng.
(3) Bà ta đã làm điều nầy trong khi bà ta còn có cơ hội; bà ta đã không chần chừ. Bà ta đã sử dụng mọi ơn phước của mình để làm phước cho nhiều người khác. Chúng ta cần phải nắm bắt những cơ hội và tận dụng thì giờ là dường bao.
Bà ta là một người đòn bà lỗi lạc vì cớ sự mãn nguyện của bà ta. Khi Êlisê, được tiếp đãi bởi lòng mến khách đầm ấm của bà ta, đã ước ao ban thưởng cho bà ta bằng cách trình cho nhà vua hay, hoặc cho các tướng lãnh của vua biết, bà ta đã nhất quyết từ chối. Bà ta chẳng có một ao ước nào về sự thăng tiến theo đời nầy; bà ta không muốn trèo lên nấc thang danh vọng của xã hội. Bà ta mãn nguyện với những gì Đức Chúa Trời đã chu cấp cho bà ta và với địa vị phục vụ và chức vụ của bà ta trong xã hội. Bà ta đã mãn nguyện với nhà cửa, địa vị, bạn hữu, và chức vụ của mình. Đúng là một thái độ rất hiếm thấy! Bà ta biết rõ và tin mình đã đứng ở vị trí mà Đức Chúa Trời mong muốn và với suy nghĩ ấy bà ta thấy thoả lòng rồi. Người đờn bà nầy đã có đủ! Hãy so sánh với I Ti-mô-thê 6.6.
Phần thưởng của Đức Chúa Trời cho sự phục vụ của bà ta (các câu 14-17)
Thứ nhứt, hãy chú ý rằng Êlisê rất tán thưởng và biết ơn vì những gì người đờn bà nầy đã làm cho ông cùng cho tôi tớ ông. Có một thái độ cảm tạ và tán thưởng theo lý trí đánh dấu một con người tin kính. Một trong những sản phẩm của một đời sống được Đức Thánh Linh làm chủ, đầy dẫy Ngôi Lời là sự cảm tạ, không những đối với Đức Chúa Trời, mà còn đối với nhiều người khác vì những gì họ lo toan cho chúng ta, cho chức vụ của chúng ta, và cho nhiều người khác nữa (đối chiếu Êphêsô 5.18-20 và Cô-lô-se 1.9 với câu 12 và Phi-líp 4.10-19).
Thứ hai, Êlisê không những là biết ơn, ông còn muốn tỏ ra sự cảm tạ của mình bằng những từ cụ thể, vì vậy ông tìm kiếm một thứ gì đó mà ông có thể làm cho bà ta để tỏ ra sự khen ngợi của mình. Người ta không thể đọc được lý trí của chúng ta, chúng ta cần phải nói ra và làm nhiều việc để tỏ ra sự khen ngợi của chúng ta. Khen ngợi như thế sẽ khích lệ họ và tôn cao chính mình Chúa.
Hết thảy chúng ta cần phải làm nhiều về vấn đề nầy. Quí vị có chứng tỏ cho Đức Chúa Trời và cho nhiều người khác thấy quí vị biết ơn như thế nào không? Quí vị bày tỏ ra sự khen ngợi của mình bao nhiêu và bằng cách nào đối với cha mẹ, bạn bè, và nhiều người khác, là những người đã phục vụ trong đời sống của quí vị? Có phải chúng ta làm cho họ vui lòng không? Thực sự họ là các thứ ơn đến từ Đức Chúa Trời đó.
Vì vậy, trong câu 14, Êlisê quay sang tên đầy tớ rồi nói: “Vậy, chúng ta phải làm gì cho người?” Thứ nhứt, điều nầy minh hoạ cho một sự dạy dỗ luôn về việc làm. Ông gắn bó với tôi tớ mình trong chức vụ của mình và đồng thời tìm kiếm sự giúp đỡ của đầy tớ ấy. Cách hỏi như vầy cũng là một sự khích lệ cho Ghê-ha-xi. Ghê-ha-xi đã để ý thấy rằng bà ta không có một mụn con, là một gánh nặng lớn lắm đối với người Do thái. Vì vậy ông đưa ra điều nầy để Êlisê thấy đến. Điều nầy đã tỏ ra sự phân biện nơi phần của người đầy tớ. Ông ta đã học biết quan sát thấy các nhu cần và ông ta biết rõ rằng Đức Chúa Trời có thể làm thoả mãn nhu cầu ấy vì Đức Chúa Trời đã tiếp trợ cho Ápraham và Sara một đứa con dù khi họ đã già rồi.
Khi Êlisê hứa bà ta sẽ có một đứa con trai vào năm tới, bà ta xin ông đừng dấy hy vọng của bà ta lên trừ phi ông thực sự phát ra điều ông đã hứa. Không nghi ngờ chi nữa, bà ta đã nói ra những gì bà ta đã nói vì đó là một nan đề thực sự rất đau buồn cho bà ta trong nhiều năm trời. Nhưng Êlisê đang nói thay cho Đức Giêhôva, Ngài là Đấng có quyền lấy chết làm sống, lấy cái không có mà làm cho có (đối chiếu Rôma 4.17…).
PHẦN KẾT LUẬN
Trong câu chuyện nầy chúng ta thấy một người đờn bà lỗi lạc, một phụ nữ có đức tin, được khen ngợi và không lâu sau đó được ban thưởng, được chúc phước vì sự phục vụ của bà ta dành cho Đức Giêhôva và cho tiên tri của Ngài. Nhưng tôi nghĩ còn có một số việc cần phải được lý giải ở đây e chúng ta đi quá đà nhận định, một nhận định một chiều, đặc biệt trong thời của chúng ta.
Thứ nhứt, con người không luôn luôn được khen ngợi, cảm tạ, và khích lệ vì công việc và chức vụ của họ, chúng ta cũng không luôn luôn khen ngợi những người khác giống như chúng ta được khen ngợi. Vậy thì phải khen ngợi như thế nào? Có lẽ tôi phải đưa ra một vài đề nghị.
(1) Khi chúng ta không khen ngợi người khác, chúng ta cần phải xử lý với vấn đề nầy! Điều nầy có ý nói chúng ta cần phải đi gặp chính người ấy – mẹ, bố, giáo viên Trường Chúa Nhựt, bạn bè, người lân cận, v.v…bất kỳ ai, rồi làm cho mọi việc ra thẳng thắn bằng cách tỏ ra sự tán thưởng của chúng ta. Hơn thế nữa, chúng ta cần phải phấn đấu để càng tỉnh thức hơn và cầu xin Chúa giúp đỡ chúng ta trong lãnh vực nầy.
(2) Khi những người khác không tán thưởng chúng ta, chúng ta cảm thấy như chẳng có ai quan tâm, và chúng ta bị cám dỗ ném người qua toà tháp, lui đi và ăn sâu bọ, chúng ta hãy nhớ điều nầy. (a) Chúa đang quan phòng (I Phierơ 5.7) và sự phục vụ của chúng ta Ngài luôn để mắt đến (đối chiếu II Ti-mô-thê 2.8-10). Hãy nhớ – một cách hoàn toàn, chúng ta đang phục vụ Đấng Christ (đối chiếu Cô-lô-se 3.22-25). (b) Trách nhiệm của chúng ta là làm việc giống như làm cho Chúa và đừng làm vì sự chú ý của con người hay làm đẹp lòng họ. Nhu cần của chúng ta là làm đẹp lòng Chúa. Đấy là việc rất đáng kể (I Têsalônica 2.1…; I Cô-rinh-tô 10.31; Cô-lô-se 3.17; I Phierơ 4.11). (c) Sự thực những người khác cũng không tỏ ra sự tán thưởng của họ không có nghĩa là họ không khen ngợi chúng ta. Như vậy có nghĩa là, họ là hạng người bị nhiều nan đề và những việc khác choán lấy cũng giống như quí vị và tôi vậy thôi.
Sau khi chúng ta làm cho Chúa , việc làm nầy sẽ giúp chúng ta đóng cặp mắt lại thôi không nhìn vào sự tán thưởng, vỗ tay của người ta (Cô-lô-se 3.17). Chúng ta hãy xử lý với mọi thái độ của chúng ta. Chúng ta hãy nhớ đến Chúa. Chúng ta hãy làm công việc của mình hoặc phục vụ như làm hay phục vụ cho Ngài vậy! Đấy là lối sống và phục vụ vô kỷ.
Thứ hai, nhiều lần chúng ta nhìn thấy một số phần thưởng cho sự phục vụ của chúng ta trong đời nầy bằng các ơn phước đặc biệt mà Đức Chúa Trời đang ban cho chúng ta với tình yêu thương. Nhưng chúng ta cần phải nhớ chúng ta không đáng nhận. Nói như thế không có ý nói chúng ta không được ban thưởng đâu. Chỉ có ý nói Đức Chúa Trời đang chờ đợi trong cõi đời đời hay một thời điểm thích ứng và một phần thưởng xứng đáng hơn.
Vì vậy chúng ta hãy hướng mắt nhìn vào ánh sáng ở cuối đường hầm (đối chiếu I Cô-rinh-tô 15.57, 58 với lời lẽ của Phao-lô nói với Ti-mô-thê: “Hãy nhớ Đức Chúa Jêsus Christ đã từ kẻ chết sống lại”). Cũng xem Khải huyền 22.12, 16.
Cách đây mấy năm, tôi có nghe kể một câu chuyện về Napoleon, tôi nghĩ câu chuyện ấy minh hoạ cho mục tiêu của chúng ta.
Người Anh đã có một sự sắp xếp về những dấu hiệu ra dấu qua eo biển các kết quả của trận Waterloo. Nếu Napoleon thắng, họ sẽ ra dấu với hai cây đèn, cái nầy theo sau cái kia, nếu Wellington thắng họ sẽ ra hiệu với ba cây đèn. Quân lính đóng trại ở hai bên bờ, một nhóm bên bờ biển Âu châu đốt lên những ngọn đèn, và quân bên kia bên bờ biển nước Anh nhìn thấy và đáp lại. Sau cùng, trong suốt buổi tối những ngọn đèn đã được đốt lên. Trước tiên là một ngọn, rồi hai ngọn, nhưng rồi trước khi ngọn thứ ba sẽ được đốt lên, thì sương mù ụp đến. Anh quốc tưởng rằng Wellington đã thất trận. Nhưng qua ngày sau, sự thực của vấn đề đã được nhậm lấy. Sau buổi bình minh, người ta mới hay rằng Napoleon đã bại trận.
Phương thức sống là như vậy đó. Trong đời nầy, chúng ta dường như thường thất bại, lời cầu nguyện của chúng ta không được nhậm, và việc làm của chúng ta không được khen ngợi, nhưng không phải vậy đâu, khi Sao Mai ban sáng hiện đến, thì chính Ngài mới là Đấng kết thúc ban đêm và đem lại ánh sáng cho ban ngày. Khi ấy câu trả lời cho những lời cầu nguyện của chúng ta sẽ được thấy có và việc làm của chúng ta chắc chắn sẽ được ban thưởng, nhưng ở một thời điểm và một phương thức tốt hơn.
Vậy thì chúng ta hãy, giống như người phụ nữ có đức tin lỗi lạc nầy đã làm, cứ giữ sự gắn bó mật thiết với công việc của Chúa – Chúa là thành tín. Chúng ta đừng bao giờ: “mệt nhọc về sự làm lành, vì nếu chúng ta không trễ nải, thì đến kỳ chúng ta sẽ gặt” (Galati 6.9). Và chúng ta hãy: “nhịn nhục cho tới kỳ Chúa đến . . .” (Gia-cơ 5.7-9).
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét