Thứ Tư, 13 tháng 1, 2010

ELISHA: Sự loạn nghịch của dân Mô-áp



Bài 5.

Sự loạn nghịch của dân Mô-áp

(II Các Vua 3.1-12)
Phần giới thiệu:
Chương 3 cung ứng một loạt đối chiếu mạnh mẽ giữa tiên tri Êlisê và ba vị vua trong câu chuyện nầy; giữa các tình huống trước và sau; giữa những chương trình của con người và sự thông sáng của Đức Chúa Trời; và giữa cánh tay của xác thịt và cánh tay của Đức Giêhôva. Và, sau khi suy gẫm về những đối chiếu cùng các sự cố trong các phân đoạn Kinh thánh nầy, nó sẽ nhắc cho chúng ta nhớ chúng ta không sống trong một hoàn cảnh vô nghĩa đâu. Lời của Đức Chúa Trời đương diện với chúng ta ở giữa cuộc sống của chúng ta, trên từng phương diện, và trong mọi sự chúng ta bắt tay làm. Dù trong một phút thôi, chúng ta chưa hề sống đời sống của mình mà không có sự dính dáng của cả thì hiện tại và tương lai.
Người tin kính chơn thật xem trọng Đức Chúa Trời không những khi chúng ta cảm nhận được sự ấy, không những khi cuộc sống đầy đủ tiện nghi, hay chỉ khi mọi việc dường rắc rối và chúng ta bị buộc phải xây về phía Đức Chúa Trời trong nỗi thất vọng. Xem trọng Đức Chúa Trời có nghĩa là ở trong, sống theo, suy nghĩ, nói năng, quyết định hay lựa chọn mọi sự và trong mọi sự bởi Ngài đang làm gì và phán gì, bởi sự ứng dụng thực chất thiêng liêng của Ngài, sự sống của Ngài, và các lẽ thật trong Kinh thánh hay các sự dạy của Ngôi Lời.
Ngày nay nhiều người có một tri thức về Đức Chúa Trời; họ tin rằng Ngài đang hiện hữu; thậm chí họ còn tin nơi Con của Ngài nữa, nhưng họ không nắm lấy Ngài nơi Lời của Ngài. Nhiều người đang đùa giỡn trong đời sống tôn giáo của họ. Trong suốt tuần lễ, theo nhận định, những thứ tự ưu tiên và cách nói năng của họ, họ đang hành động giống như thể Đức Chúa Trời chẳng có dính dáng gì hết thảy. Đến ngày Chúa nhựt, họ làm một ít ‘không phải cho Đức Chúa Trời’, mà cho phần còn lại của tuần lễ, làm ăn buôn bán như bình thường.
Trong II Các Vua 3 chúng ta thấy nhiều cấp độ khác nhau về điều nầy trong những nhân vật có trong câu chuyện. Thứ nhứt có Êlisê, tiên tri của Đức Chúa Trời, một nhân vật luôn luôn kính trọng Đức Chúa Trời – Đức Chúa Trời và Lời của Ngài là sự sống của ông. Kế đó có Giô-sa-phát, một vị vua nhơn đức, một nhân vật rất kính trọng Đức Chúa Trời và tìm kiếm đường lối của Chúa, thế mà có nhiều lần ông cũng đã thất bại. Sau cùng có Giô-ram, vua của Israel, một nhà vua gian ác. Ông ta tin nơi sự kiện có Đức Giêhôva của Cựu Ước, nhưng ông ta không hề kính trọng Đức Chúa Trời, ít nhất cho tới khi ông bị đẩy vào một tình thế khó xử, và thậm chí ngay khi ấy, chỉ bởi phương thức thủ đoạn, một phương thức để thoát ra khỏi tình thế chẳng đặng đừng của mình.
Sự tin kính (kính trọng Đức Chúa Trời theo Lời của Ngài) hay thiếu sự tin kính đó, mà không có những hàm ý hay hậu quả quan trọng. Chúng ta gặt lấy những gì chúng ta gieo. Cuộc sống đầy dẫy những nhân và quả. Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị, còn con người đang gánh lấy trách nhiệm. Đối với một cấp độ lớn, chúng ta là một sản phẩm của những sự lựa chọn mà chúng ta đưa ra trong cuộc sống hàng ngày.
Trong phân đoạn Kinh thánh ở trước mặt chúng ta đây, Giô-ram phải đối mặt với sự loạn nghịchh của dân Mô-áp, một trong những kẻ thù lâu đời của dân sự Đức Chúa Trời. Chính Ba-lác, vua Mô-áp, nhiều năm trước là người đến tìm sự giúp đỡ của tiên tri Balaam trong nổ lực rủa sả dân Israel. Mô-áp ngay lập tức đã băng qua Biển Chết từ xứ Giu-đa, phía Nam của các bộ tộc sống dọc theo sông Giô-đanh. David đã thắng hơn dân Mô-áp và khiến nó thành một xứ chư hầu, hiển nhiên là cho phép họ có vua riêng, nhưng phải chịu cống thuế nặng nề và công nhận sự thần phục của họ đối với David (II Samuên 8.2; I Sử ký 18.2). Sự loạn nghịch của họ không những là một mối đe doạ cho vương quốc Israel ở phía Bắc, mà còn cho xứ Giu-đa nữa. Sự loạn nghịch nầy không nghi ngờ chi nữa là một thử nghiệm được Đức Giêhôva ấn định để lôi kéo sự chú ý của Giô-ram. Giô-ram đã đáp ứng như thế nào? Ông ta có trở lại với Đức Giêhôva hay với cánh tay của xác thịt, với các giải pháp của riêng ông?
Các bài học ở đây rất là rõ ràng. Khi phải đối mặt với thử thách và những khó chịu trong cuộc sống, chúng ta đáp ứng ra sao? Có phải chúng ta sẽ suy nghĩ cẩn thận về những gì Đức Chúa Trời đang làm hay tìm cách làm ra trong đời sống của chúng ta? Có phải Ngài đang kêu gọi sự chú ý vào tội lỗi? Vấn đề có phải là một tấm gương quở trách không? Hay Đức Chúa Trời đang tìm cách sử dụng chúng ta trong một phương thức nào đó hoặc dạy dỗ chúng ta một bài học thuộc linh quan trọng? Hay chúng ta sẽ xây về những đấu pháp của chúng ta?
Bởi những đấu pháp của con người, chúng ta đang nói về những sự việc mà con người thực thi để xoay chuyển các nan đề của cuộc sống tách ra khỏi chiều hướng và sự vận dụng của Đức Chúa Trời. Sau đây là một danh sách ngắn các hình ảnh trong Kinh thánh mô tả xu hướng thường hay có nầy trong hết thảy chúng ta. Chúng đã được cung ứng như những lời cảnh cáo cho cả xu hướng và các hậu quả.
(1) Hình ảnh nói về đời sống của con người đầy dẫy với những thay thế của trần gian. Giống như một người đang rót đầy một chai rỗng, chúng ta thường tìm cách làm đầy sự trống vắng của chúng ta với những thay thế của trần gian để làm thoả mãn những nhu cần của cuộc sống thay vì tin cậy nơi Chúa và làm đầy dẫy đời sống chúng ta với Ngài và Lời của Ngài (Êsai 2.5-12). Trong Êsai 2.6, từ ngữ “đầy dẫy” là từ Hy bá lai, giống đực, từ nầy chỉ ra ý niệm nói tới nổ lực cất bỏ đi sự trống vắng, nan đề sự trống vắng cá nhân, nhưng đây là việc mà chỉ có Đức Chúa Trời mới làm đầy dẫy được mà thôi. Từ ngữ nầy đã được sử dụng nói tới sự làm đầy dẫy một thứ giống như một cái vò hay một cái chai với một chất lỏng cần thiết (đối chiếu Giăng 7.37-39).
(2) Hình ảnh nói tới việc nương vào một cây sậy bén đâm thủng tay là một minh hoạ rất hay nói tới những hậu quả có hại của việc hướng tới và tin tưởng vào chính những giải pháp riêng của mình (Êsai 36.6).
(3) Hình ảnh nói tới việc đốt lên những ngọn đuốc riêng bởi đó chúng ta tìm cách lèo lái cuộc sống của mình. Thay vì tin cậy Đức Chúa Trời bằng cách bước đi theo ánh sáng của Lời Ngài, chúng ta có khuynh hướng bào chữa cho những nguồn sáng riêng của chính mình (Êsai 50.10-11).
(4) Hình ảnh nói tới bầy chiên đi lạc vì chúng có xu hướng đi theo đường riêng mình thay vì bước theo Đức Giêhôva là Đấng Chăn Giữ của chúng ta (Êsai 53.6; Thi thiên 23).
(5) Hình ảnh nói tới việc xây hồ chứa nước riêng cho mình thay vì uống từ những nguồn chứa của Đức Chúa Trời như dòng nước duy nhứt và là Nước Sống. Nhưng hồ không chứa nước được, những hồ chứa của chúng ta luôn luôn bị vỡ ra (Giêrêmi 2.13).
(6) Hình ảnh nói tới việc nương vào cánh tay của xác thịt. Tôi được nhắc nhớ về hình ảnh trên hộp soda có vẽ hình cánh tay và cây búa với lời hứa ngụ ý rằng sản phẩm nầy sẽ có hiệu quả tốt, nhưng cánh tay xác thịt sẽ không có hiệu quả như thế đâu (Giêrêmi 17.5).
Bức chân dung của Giô-ram (3.1-3)
1Giô-ram, con trai A-háp, lên ngôi làm vua Y-sơ-ra-ên tại Sa-ma-ri, năm thứ mười tám đời vua Giô-sa-phát vua Giu-đa, và cai trị mười hai năm.2Người làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va, song không giống như cha và mẹ người; bởi vì người có trừ bỏ tượng thần Ba-anh mà cha người đã dựng lên. 3Dầu vậy, người cũng ham theo tội lỗi của Giê-rô-bô-am, con trai Nê-bát, tức là tội đã gây cho Y-sơ-ra-ên can phạm. Người chẳng hề chịu bỏ đi.
Giô-ram, cháu nội của Aháp gian ác kia, lên ngôi làm vua của Israel (Vương quốc phía Bắc). Hãy nhớ, không có một vị vua nào trong các vua nhơn đức nào đã bước theo Đức Giêhôva ở Vương quốc phía Bắc. Trong khi họ đã tin và biết rất rõ rằng Đức Giêhôva, Chúa Tể của Israel là Đức Chúa Trời, thế mà họ đã quên phứt Ngài và sống trong tình trạng bội đạo thờ lạy hình tượng, dính líu vào hệ thống thờ hình lạy tượng gian ác và kín nhiệm của xứ Babylôn cổ.
Trong câu 2 chúng ta đọc “2Người làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va”. Giô-ram không phải là một con người tin kính, ông ta cũng không phải là một người xem trọng Đức Chúa Trời. Ông ta không phạm tội theo đường lối của Aháp và Giêsabên hay cha mình là Achaxia, tuy nhiên, câu 3 cho chúng ta biết, ông bám lấy mọi tội lỗi của Giêrôbôam. “Ham theo” là dabaq tiếng Hy bá lai, “gắn bó với, bám lấy, theo sát”. Từ nầy chứa ý nghĩa của việc bám lấy ai đó hay việc gì với cảm giác ưa thích và trung thành. Người nam sống gắn bó với vợ của mình (Sáng thế ký 2.24). Rutơ đã gắn bó với Naômi (Rutơ 1.14). Dân sự Giu-đa đã gắn bó với David vua của họ trong suốt sự loạn nghịch của Sêba (II Samuên 20.2). Rõ ràng, Giô-ram đã xây khỏi sự thờ lạy thần Ba-anh, ông ta tiếp tục trung thành với sự thờ lạy con bò con bằng vàng và đã liên tục mở mang sự thờ lạy và sự bội đạo nầy trong xứ Israel (xem I Các Vua 12.24-33).
Chắc chắn câu chuyện nhớp nhúa nầy nói tới các vua phía Bắc đang dạy cho chúng ta một nguyên tắc rất quan trọng. Mọi niềm tin và giá trị của chúng ta, với cách ứng xử mà các hệ thống đức tin đó tạo ra, đang trải một cái bóng khá dài và đang có nhiều dính díu xấu xa giáng trên con cháu của chúng ta. Một đứa con không được tốt thường là kết quả của một người cha không được tốt (mặc dù không luôn luôn là như thế) và con cái hư hỏng thường là sản phẩm của bậc cha mẹ hư hỏng. Hãy chú ý qua sự so sánh phân đoạn Kinh thánh sau đây.
II Sử ký 17.3-6: “3Đức Giê-hô-va ở cùng Giô-sa-phát, vì người đi theo đường lối đầu tiên của Đa-vít, tổ phụ mình, không tìm cầu thần Ba-anh, 4nhưng tìm cầu Đức Chúa Trời của tổ phụ mình, giữ theo các điều răn của Ngài, chớ chẳng làm như Y-sơ-ra-ên. 5Vì vậy Đức Giê-hô-va khiến nước vững chắc trong tay người; cả Giu-đa dâng lễ vật cho Giô-sa-phát, người được của cải nhiều và sự vinh hiển lớn. 6Người vững lòng theo các đường lối của Đức Giê-hô-va; lại phá dỡ các nơi cao và những thần tượng A-sê-ra khỏi Giu-đa.
Nan đề loạn nghịch tại xứ Mô-áp (3.4-5)
4Vả, Mê-sa, vua dân Mô-áp, nuôi nhiều bầy chiên, hằng năm người tiến cống cho vua Y-sơ-ra-ên một trăm ngàn chiên con, và trăm ngàn chiên đực chưa hớt lông. 5Nhưng xảy ra khi A-háp băng hà, vua Mô-áp dấy nghịch cùng vua Y-sơ-ra-ên.
Mô-áp là một dân tà giáo, chuyên thờ lạy hình tượng, Đức Chúa Trời đã bắt phục họ dưới đời trị vì của David vì họ luôn luôn là mối đe doạ cho chủ quyền đất nước Israel và quyền hành của họ trên khắp xứ – là vùng đất mà Đức Chúa Trời đã hứa với Ápraham và đã ban cho dân tộc. Tuy nhiên, cuộc nổi loạn nầy của Mô-áp là một sự trừng phạt của Đấng thiêng liêng cho Giô-ram vì ông đã quên Đức Giêhôva. Đây là nổ lực giàu ơn khác của Đức Chúa Trời để lôi kéo sự chú ý của các vua phía Bắc.
Những nan đề trong đời sống, và các áp lực đều là đại biểu và “những thứ phải coi chừng” của Đức Chúa Trời. Chúng đã được ấn định làm công cụ của Đức Chúa Trời, những tấm gương quở trách, và những gia sư thiêng liêng, chúng có tác dụng riêng của chúng, chúng ta cần phải nhìn xem chúng như quan điểm thiêng liêng của Kinh thánh và hãy đáp ứng là điều cần thiết theo Lời của Đức Chúa Trời. Tôi được nhắc nhớ về lời lẽ của tác giả Thi thiên trong Thi thiên 119.
67Trước khi chưa bị hoạn nạn, thì tôi lầm lạc; Nhưng bây giờ tôi gìn giữ lời Chúa.
71Tôi đã bị hoạn nạn thật lấy làm phải, Hầu cho học theo luật lệ của Chúa.
75Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi biết rằng sự xét đoán của Ngài là công bình, Và ấy là bởi sự thành tín mà Ngài làm cho tôi bị khổ nạn.
Những kế sách của Giô-ram (3.6-7)
6Bấy giờ, vua Giô-ram đi ra khỏi Sa-ma-ri kiểm điểm cả Y-sơ-ra-ên. 7Người sai báo với Giô-sa-phát, vua Giu-đa, rằng: Dân Mô-áp đã phản nghịch cùng tôi. Vua có muốn đến cùng tôi giao chiến với Mô-áp chăng? Giô-sa-phát đáp rằng: Tôi sẽ đi; tôi như ông, dân sự tôi như dân sự ông, ngựa tôi như ngựa của ông.
Giờ đây hãy trở lại với II Các Vua 3 và những kế sách của Giô-ram. Hãy chú ý xem, điều chi ông không làm? Ông không tìm cầu Đức Giêhôva. Ông không cho mời một vị tiên tri của Đức Chúa Trời hoặc thậm chí đã không cầu nguyện. Ông chỉ hoạch định tấm lòng chẳng màng chi đến Đức Chúa Trời. Thay vì thế, ông đã hướng vào cánh tay của xác thịt. Ông nương vào sự liên minh với con người, vào sức mạnh và chiến lược quân sự dường như rất tự nhiên và đúng đắn đối với con người. Nhưng chính Đức Giêhôva mới là Đấng sửa soạn và thiết lập – vì vậy Đức Giêhôva đã hoạch định một việc rất khác thường
Trước tiên hãy chú ý vào sinh hoạt và mọi chương trình của Giô-ram. (a) Ông tập hợp hết thảy người Israel lại. Ông tập trung quân đội lại để sửa soạn đánh trận (nghĩa là, sự tin tưởng của ông đặt vào số lượng). (b) Kế đó ông giành được sự trợ giúp của Giôsaphát, một người tin kính mà Đức Chúa Trời đã chúc phước thật rời rộng cho. Giôsaphát vốn có một đội quân rất chính quy, nhưng ông đã ở trong mối liên minh với Aháp, tổ phụ của Giôram, điều nầy quả là không khôn ngoan lắm. Vậy là đã có một khe hở nhỏ sơ sót trong chiếc áo giáp thuộc linh của Giôsaphát.
Giôsaphát đồng ý trợ giúp, mặc dù đây là một quyết định thiếu khôn ngoan nữa. Tôi dám chắc Giô-ram đã nghĩ rằng rồi đây họ sẽ thành công và dân Mô-áp sẽ run rẩy trong giày của họ. Câu 8 cho thấy chiến lược quân sự của họ, là chiến lược dành cho người chắc chắn chiến thắng! Vua xứ Mô-áp sẽ mong đợi họ đến từ phía Bắc quanh đỉnh của Biển Chết, nhưng thay vì thế họ đã đưa quân xuống qua ngả đồng vắng qua cực Nam của Biển Chết, qua xứ Êđôm rồi ngược lên Mô-áp từ phía Nam. Bởi chiến lược khôn khéo nầy, họ nghĩ chúng sẽ kinh ngạc và sẽ đánh bại quân Mô-áp. Nhưng hãy nhớ.
Châm ngôn 14.12: “Có một con đường coi dường chánh đáng cho loài người; Nhưng đến cuối cùng nó thành ra nẻo sự chết”.
Giêrêmi 10.23: “Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi biết đường của loài người chẳng do nơi họ, người ta đi, chẳng có quyền dẫn đưa bước của mình”.
Thi thiên 33.16-18: “Chẳng có vua nào vì binh đông mà được cứu, Người mạnh dạn cũng không bởi sức lực lớn lao mà được giải thoát. Nhờ ngựa cho được cứu, ấy là vô ích, Nó chẳng bởi sức mạnh lớn của nó mà giải cứu được ai. Kìa, mắt của Đức Giê-hô-va đoái xem người kính sợ Ngài, Cố đến người trông cậy sự nhân từ Ngài”.
Trong mọi kế sách và chuẩn bị của con người, ông luôn luôn cầu vấn Đức Giêhôva vì như chúng ta thấy từ những câu Kinh thánh ở trên đây, ấy không bởi khả năng và sự khôn khéo của con người để lèo lái, chuẩn bị, hoạch định và thiết dựng đường lối của mình.
Châm ngôn 20.24: “Các bước của loài người do nơi Đức Giê-hô-va nhất định; Vậy, loài người hiểu đường lối mình sao được?”
Đúng nghĩa là: “Các bước của loài người đã được ấn định bởi Đức Giêhôva”, “Các bước của loài người đến từ Đức Giêhôva”. Có hai ý chính ở đây: (a) Con người cần sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời, tri thức và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, và việc làm của Đức Chúa Trời vì ích cho con người. (b) Đức Chúa Trời đang hành động cách có quyền trên từng đời sống của con người để đưa ra những biến cố, các trạng huống, v.v…để tỏ ra mục đích và chương trình của Ngài cho đời sống của người (nam hay nữ). Nếu thực như vậy (và đúng như thế) thì chúng ta có trách nhiệm tìm kiếm sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời và sống nương cậy vào Ngài trong mọi sự chúng ta làm. Đây là quan điểm của Gia-cơ.
Gia-cơ 4.13-17: “Hỡi anh em, là kẻ nói rằng: Hôm nay hoặc ngày mai, ta sẽ đi đến thành kia, ở đó một năm, buôn bán và phát tài, song ngày mai sẽ ra thế nào, anh em chẳng biết! Vì sự sống của anh em là chi? Chẳng qua như hơi nước, hiện ra một lát rồi lại tan ngay. Anh em phải nói trái lại: Ví bằng Chúa muốn, và ta còn sống, thì ta sẽ làm việc nọ việc kia. Kìa anh em lấy những lời kiêu ngạo mà khoe mình! Phàm khoe khoang như vậy là xấu. Cho nên, kẻ biết làm điều lành mà chẳng làm, thì phạm tội.
Thắc mắc, giống như Vua Solomon đã thắc mắc là: “Vậy, loài người hiểu đường lối mình sao được?” Nghĩa là, làm sao người nắm bắt được các sự cố và hoàn cảnh của đời sống mình cho được? Ai có thể hiểu được Đức Chúa Trời sẽ làm gì? Chỉ bởi đức tin nơi sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, tri thức của Lời Đức Chúa Trời, bằng cách tìm kiếm sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời, và bằng cách kính sợ Đức Chúa Trời và xem trọng sự vận hành của Ngài trong đời sống của chúng ta! Nhưng dẫu thế, phần nhiều những điều Đức Chúa Trời sẽ làm vẫn ở trong sự kín nhiệm, là việc chúng ta cần phải đặt trong các mục đích và sự khôn ngoan đầy yêu thương của Ngài cho tới chừng chúng ta sống trong sự hiện diện của Ngài trên thiên đàng. Tôi được nhắc nhớ về Truyền đạo 7.13-14,
“Hãy xem xét công việc của Đức Chúa Trời; vì vật gì Ngài đã đánh cong (nghĩa là, những thử thách và áp lực trong cuộc sống), ai có thể làm ngay lại được? Trong ngày thới thạnh hãy vui mừng, trong ngày tai nạn hãy coi chừng; vì Đức Chúa Trời đặt ngày nầy đối với ngày kia, hầu cho người đời chẳng thấy trước đặng điều xảy ra sau mình”.
Đức Chúa Trời đem cả hai: sự thịnh vượng và nghịch cảnh vào đời sống chúng ta vì các mục đích cao cả của Ngài, mà không đưa ra chìa khoá chương trình của Ngài. Trong khi chúng ta tin cậy và đặt đời sống chúng ta vào hai bàn tay yêu thương và toàn tri của Ngài, là chìa khoá cho những gì Ngài sẽ làm trổi hơn sự suy tưởng của chúng ta.
Vậy thì, chúng ta có trách nhiệm phải làm gì? “Lòng người toan định đường lối mình; Song Đức Giê-hô-va chỉ dẫn các bước của người” (Châm ngôn 16.9).
Lý trí con người hoạch định (hashab, tiếng Hy bá lai) có nghĩa là “suy nghĩ rất sáng tạo, những chương trình rất sáng tạo”, v.v… Loài người cần phải hoạch định và suy nghĩ rất nặng nề về đời sống của họ, họ là ai, họ sẽ đi về đâu, và về những hậu quả và hàm ý của mọi sự họ quyết định và hành động. Nhưng Đức Giêhôva hướng dẫn (thì chưa hoàn thành của từ ngữ Hy bá lai, kun). Ý cơ bản là “thiết dựng”. Từ nầy có ý nói (a) chuẩn bị giống như dọn bàn ăn, hay như chuẩn bị và trang bị một đội quân đi đánh trận, và rồi (b) thiết dựng, làm cho chắc chắn các bước chân của người. Mục đích là, Đức Chúa Trời hoàn toàn có cả hai: lời nói sau cùng và lời nói tốt nhứt cho đời sống của chúng ta.
Châm ngôn 16.3: “Hãy phó các việc mình cho Đức Giê-hô-va, thì những mưu ý mình sẽ được thành công”.
“Phó” (từ Hy bá lai là galal) có ý nói tới “chuyển cho người khác, không để gần mình”. Hãy chú ý “các việc” có ý nghĩa số nhiều, mọi sự. Chúng ta cần phải xem trọng sự dính díu và hoạt động của Đức Chúa Trời trong đời sống của chúng ta, hãy tìm kiếm sự dẫn dắt, sự vùa giúp và sự tiếp trợ của Ngài. Chúng ta cần phải hướng đời sống của mình vào Chúa – cố định, nắm bắt và bám sát. Chúng ta cần phải chấp nhận những điều xảy ra trong đời sống của mình như một phần gắn bó của Đức Chúa Trời với chúng ta.
“Thì những mưu ý mình sẽ được thành công” (kun). Quí vị đương sống trong hai bàn tay khôn ngoan và an ninh khi quí vị ở trong hai bàn tay của Chúa vì Đức Chúa Trời, trong sự khôn ngoan, yêu thương, và tể trị trọn vẹn của Ngài, đang ở trong sự vận hành, chuẩn bị và thiết dựng ý chỉ của Ngài trong đời sống của quí vị.
Từ ngữ “các bước” như đã được sử dụng trong Châm ngôn 16.9 và Giêrêmi 10.23 là từ ngữ Hy bá lai mis’ed từ chữ saad có nghĩa là “nhịp đi”. Từ nầy được sử dụng nói tới cách chuyển động có phương pháp của một nhóm hay một đội lính cơ động từ bước nhắm tới mục tiêu. Từ ngữ nầy mang theo với nó ý tưởng và nguyên tắc các bước đi của chúng ta đang có cả hai: mục đích và các hậu quả, một là tốt hai là xấu, một là phước hạnh hay là tổn thương (đối chiếu Châm ngôn 16.4).
Trong Châm ngôn 8.7 động từ nầy đã được sử dụng nói tới một cách đi đứng có phương pháp, từng bước một hướng tới nhà của kỵ nữ, khi biết rõ hướng mà mình sẽ đi, nhưng lại bất chấp trước các hậu quả của những bước chân mình (các câu 23-29).
Những bước chân của chúng ta không phải là không có hàm ý và phần nhiều trong số đó, là những bước rất nguy hiểm. Vì vậy chúng ta phải xem trọng Đức Chúa Trời. Chỉ một mình Ngài mới có thể thiết dựng đời sống hay đường lối của chúng ta. Đức Chúa Trời gắn bó một cách cá nhân. Ngài đã sửa soạn cả hai: con người và tình huống, hoàn cảnh, (a) làm cho đường lối chúng ta được bằng phẳng, đúng đắn và thiết dựng (nghĩa là, cung ứng ý nghĩa, mục đích và sự đầy dẫy chơn thật, hay (b) Ngài sẽ sửa soạn các tình huống khác để xoay chuyển chúng ta, ngăn chặn và quở trách con đường hiện tại của chúng ta hầu khiến cho chúng ta biết tin cậy và hướng về Ngài, nếu chúng ta biết ý thức và đáp ứng công việc Ngài (đối chiếu Thi thiên 112.7).
Tình thế khó xử trong đồng vắng (3.8-12)
“Người lại tiếp: Chúng ta sẽ đi lên đường nào? Giô-ram đáp: Bởi con đường của đồng vắng Ê-đôm. Ấy vậy, vua Y-sơ-ra-ên, vua Giu-đa và vua Ê-đôm đồng kéo ra, đi vòng bảy ngày đường, đoạn họ không có nước cho đạo binh và súc vật theo. Vua Y-sơ-ra-ên bèn nói rằng: Than ôi! Đức Giê-hô-va đã gọi ba vua này đến đặng nộp vào tay Mô-áp. Nhưng Giô-sa-phát hỏi: Ở đây há chẳng có tiên tri nào của Đức Giê-hô-va để chúng ta nhờ người mà cầu vấn Đức Giê-hô-va chăng? Một đầy tớ của vua Y-sơ-ra-ên thưa rằng: Ở đây có Ê-li-sê, con trai của Sa-phát, là kẻ đã hầu việc Ê-li. Giô-sa-phát tiếp: Lời phán của Đức Giê-hô-va vốn ở nơi người. Vậy, vua Y-sơ-ra-ên, Giô-sa-phát, và vua Ê-đôm, bèn đi đến người”.
Đồng vắng hay sa mạc, vì cớ sự trơ trọi của nó, đôi khi làm biểu tượng cho đời sống không kết quả của xác thịt và ở ngoài chương trình của Đức Chúa Trời. Mới đây tôi được nhắc nhớ về điều nầy trong kỳ nghỉ của tôi khi chúng tôi lái xe qua Death Valley (trũng chết). Tôi không hiểu được, làm sao có ai muốn đến sống ở đó. Thực vậy, khi chúng tôi đang ngồi trên xe, tôi lấy làm ngạc nhiên: “Tại sao chúng ta phải đi con đường nầy trong thế gian?” Giêrêmi đã có tư tưởng nầy trong trí khi ông viết:
Giêrêmi 17.5-6: “Đức Giê-hô-va phán như vầy: Đáng rủa thay là kẻ nhờ cậy loài người, lấy loài xác thịt làm cánh tay, lòng lìa khỏi Đức Giê-hô-va. Nó sẽ như thạch thảo trong sa mạc, không thấy phước đến, nhưng ở trong nơi đồng vắng khô khan, trên đất mặn không dân ở”.
Nếu các vị vua nầy đã biết rõ về Murphy, họ đã tưởng Luật Murphy chắc chắn đã gắn liền ở đây. Nếu mọi việc đi vào chỗ sai lầm, họ sẽ rơi vào thời điểm cực kỳ khó khăn nhất. Nhưng chúng ta hãy nhớ một việc, cái gọi là Luật Murphy thực sự là sự gia công những luật lệ của Đức Chúa Trời và thường là sự can thiệp trực tiếp của Đức Chúa Trời vào trong mọi vụ việc của chúng ta.
Chúng ta đang sống trong một đất bất toàn và chịu xét đoán. Mọi việc đều đổ vỡ và suy tàn. Có tội lỗi và Satan và mọi sự nầy đang tác động tạo ra nhiều nan đề và khó khăn. Nhưng Đức Chúa Trời sử dụng những điều nầy, và thường sắp đặt các nan đề để lôi kéo sự chú ý của chúng ta hay bày tỏ ra quyền phép của Ngài. Vì vậy, trong câu 9 chuyến đi của ba vị vua vào trong đồng vắng, nhưng họ đã bước vào chỗ mà họ không ngờ. Những hố nước họ đã tính đến không có ở đó và thay vì đưa dân Mô-áp trở lại dưới sự thần phục, họ phải đối mặt với tính khả thi của thất bại và chết chóc của chính họ – bị quét sạch trong sa mạc.
Ở đây là nan đề mẫu “không có nước” trong cuộc sống, một thử nghiệm, một thách thức, một nan đề thình lình xen vào trong kinh nghiệm của cuộc sống. Quí vị sẽ làm gì? Đối với những nan đề mà quí vị đang đối diện với ngay bây giờ hay quí vị đã đối mặt với vào tuần qua hoặc sẽ đối diện trong tuần lễ sắp tới? Như với ba vị vua, chúng ta có hai sự lựa chọn: (a) chúng ta có thể xem trọng Đức Chúa Trời và đáp ứng với Ngài trong đức tin hay (b) chúng ta có thể phản ứng lại, đổ thừa Đức Chúa Trời và những người khác trong sự vô tín. Phân đoạn Kinh thánh của chúng ta cung ứng cho chúng ta một hình ảnh minh hoạ cho cả hai phần đáp ứng.
Trong câu 10 chúng ta thấy phản ứng của Giô-ram: “Vua Y-sơ-ra-ên bèn nói rằng: Than ôi! Đức Giê-hô-va đã gọi ba vua này đến đặng nộp vào tay Mô-áp”.
Hãy nhớ, khi nương vào phản ứng của chúng ta, áp lực sẽ khiến cho chúng ta ra tốt hơn hay tệ hại hơn (cay đắng). Nó nương vào thái độ và viễn cảnh mà với đó chúng ta nhìn xem và đối diện với nan đề. Mục sư Swindoll nói thẳng: “Các thái độ hết thảy đều rất quan trọng”. Thái độ theo lý trí của Giô-ram là tiêu cực, nhưng đấy là khuôn mẫu của người nào từ chối quan tâm đến Chúa một cách thực sự, hầu cho ông bước đi nương cậy nơi Ngài trong mọi phương diện của cuộc sống. Cách làm điển hình là bất chấp Đức Chúa Trời trước sự rắc rối, nhưng rồi đổ thừa Đức Chúa Trời và nhiều người khác sau khi rắc rối đến.
Cũng có nhiều yếu tố mẫu khác ở đây – vô tín và tội lỗi. Mặc dù Giô-ram bất chấp sự gắn bó của Đức Chúa Trời với đời sống ông trước khi gặp rắc rối nầy, giờ đây ông nhận biết hành động tể trị của Đức Chúa Trời giống như một sự phán xét và sự can thiệp thiêng liêng. Thay vì đáp ứng theo đức tin và ăn năn, hay thay vì tìm kiếm Đức Giêhôva, mọi sự ông có thể làm là kêu la trong thất bại như một người không có sự trông cậy. “Than ôi” là từ ngữ Hy bá lai, “than ôi, a, ồ không”. Từ ngữ của chúng ta “ah” thực tế là một sự chuyễn ngữ. Thú vị thay, từ nầy thường được sử dụng với “Chúa” hay “Giêhôva Đức Chúa Trời”. Ở đây, nó là một cách bày tỏ ra cho thấy chẳng có một hy vọng gì hết, chỉ có tội lỗi và đau khổ bất hạnh mà thôi. Ông ta sẽ phản ứng khác như thế nào? Bởi sự lãnh đạm liên tục của ông với Đức Chúa Trời, ông đã làm cho tấm lòng mình ra chai cứng.
Mọi sinh hoạt hàng ngày của chúng ta đều có những hàm ý rất quan trọng – một là chúng khuyến khích sự tin kính khi chúng ta dành thì giờ với Chúa hay chúng khuyến khích sự bất kỉnh khi chúng ta ngày càng bất chấp Ngài. Tấm lòng cùng mọi thái độ theo lý trí của chúng ta phải có thực đơn đúng đắn thuộc linh để sống theo và đấy là một sự lựa chọn mà mỗi một chúng ta đều đã đối diện với mỗi ngày. Tôi được nhắc nhớ về tiếng kêu la của David trong Thi thiên 5. Ở đó ông công bố quyết định của mình: “Đức Giê-hô-va ôi! buổi sáng Ngài sẽ nghe tiếng tôi; Buổi sáng tôi sẽ trình bày duyên cớ tôi trước mặt Ngài, và trông đợi” (Thi thiên 5.3).
Trong câu 11a chúng ta thấy một sự đối chiếu nơi phần đáp ứng của vua Giôsaphát.
Hãy chú ý liên từ “nhưng”. “Nhưng Giô-sa-phát hỏi: Ở đây há chẳng có tiên tri nào của Đức Giê-hô-va để chúng ta nhờ người mà cầu vấn Đức Giê-hô-va chăng?” Đúng là một thái độ và viễn cảnh khác của lý trí! Chúng ta thấy một thái độ không những công nhận sự gắn bó của Đức Giêhôva với đời sống của họ, mà còn là thái độ bằng lòng kêu cầu Chúa để có được sự dẫn dắt, sự khôn ngoan, sự vùa giúp và sự giải cứu. Một thái độ theo lý trí như thế nhìn thấy bàn tay quyền năng của Đức Chúa Trời. Nó chấp nhận những thử thách như các tấm gương quở trách, như những cánh cửa sổ đầy ánh sáng, như những cơ hội để biểu thị quyền phép của Đức Chúa Trời, tình yêu thương và ân điển của Đức Chúa Trời, và như các công cụ cho sự biến đổi của chúng ta.
Các vị tiên tri là những phát ngôn viên của Đức Chúa Trời và thường tìm kiếm sự dẫn dắt và lẽ thật của Đức Chúa Trời như nó có quan hệ với bất cứ một nan đề đặc biệt nào. Họ đã sống trong thời Cựu Ước (cùng với Kinh thánh Cựu Ước) những gì là kinh điển trọn vẹn và cầu nguyện rất cần cho chúng ta ngày nay (đối chiếu Gia-cơ 1.5 cầu nguyện, 1.16 Ngôi Lời).
Trong câu 11b chúng ta thấy sự tiếp trợ giàu ơn của Đức Chúa Trời.
Điều nầy nhắc cho tôi nhớ tới lời lẽ của vị tiên tri, ông viết: “Ta sẽ nhậm lời họ trước khi kêu cầu ta; họ còn nói, ta đã nghe rồi” (Êsai 65.24). Vì vậy chúng ta đọc: “Một đầy tớ của vua Y-sơ-ra-ên thưa rằng: Ở đây có Ê-li-sê, con trai của Sa-phát, là kẻ đã hầu việc Ê-li”.
Chúng ta hãy chú ý vài việc quan trọng ở đây.
(1) Sự nhắc tới việc đổ nước trên tay của Êli không những xem Êlisê là người đóng thay vị đại tiên tri, nhưng nó cũng kéo sự chú ý của chúng ta vào nguyên tắc ở Luca 16.10: “Ai trung tín trong việc rất nhỏ, cũng trung tín trong việc lớn;…”. Êlisê đã trung tín trong những chi tiết nhỏ khi phục sự Êli trong vai trò một tôi tớ và giờ đây Đức Chúa Trời sẽ sử dụng ông với các vì vua. Điều nầy và sự thực ông là tôi tớ/học trò của Êli, rõ ràng làm cho ông đủ tư cách cho tình huống nầy. Vì vậy, điều nầy bày tỏ ra tư chất tôi tớ của vị tiên tri. Vì Êlisê lo làm công việc của Chúa và sống trung tín với sự kêu gọi của mình, ông đã sẵn sàng ra đi và phục sự cho các vị vua nầy trong nhu cần tuyệt vọng của họ.
(2) Những gì tiên tri Êlisê đã làm ở đây – bảy ngày hành trình trong đồng vắng? Há điều nầy không chỉ cho chúng ta thấy sự khôn ngoan tuyệt đối của Đức Chúa Trời sao? Con người tính toán, lên kế hoạch nhưng chính Chúa mới là Đấng sửa soạn và thiết dựng các bước chân của chúng ta. Điều nầy dạy cho chúng ta thấy rằng Đức Giêhôva đang tiếp trợ; đắc thắng nơi chiến trận luôn luôn thuộc về Ngài. Đức Giêhôva đã sửa soạn và dẫn dắt Êlisê lên tới địa điểm nầy trong vai trò tôi tớ của Ngài để hữu dụng cho các vị vua nầy trong thì giờ có cần của họ.
(3) Trách nhiệm của chúng ta là luôn luôn tìm kiếm và cầu hỏi Chúa của chúng ta là Đấng sửa soạn một con đường thoát hay giải cứu. Điều nầy là thực tuyệt vời một cách tuyệt đối.
Trong câu 12 chúng ta thấy đáp ứng thứ hai của vua Giôsaphát trước sự hiện diện của tiên tri Êlisê.
“Lời phán của Đức Giê-hô-va vốn ở nơi người”. Danh tiếng của tiên tri Êlisê đã đi trước mặt ông. Giôsaphát vốn biết rõ Êlisê là một nhân vật gắn bó với Đức Giêhôva và có thể ban ra Lời của Đức Chúa Trời, tức là lẽ thật. Nhà vua biết rõ rằng Êlisê là một nhân vật vốn sống chung với dân sự và thành thực cầu hỏi Đức Chúa Trời vì ích cho họ, nhưng luôn luôn có những người rao giảng những gì dân sự muốn nghe – những việc làm kích thích sự tưởng tượng hay tính tò mò hoặc thú tiêu khiển của họ, nhưng họ lại thất bại khi thành thực đối mặt với dân chúng với lẽ thật của Đức Chúa Trời, đặc biệt khi sự việc có quan hệ tới các trách nhiệm của họ là dân sự của Đức Chúa Trời (đối chiếu II Sử ký 18.1-17; II Ti-mô-thê 4.1-4).
II Ti-mô-thê 4.1-5 “Ta ở trước mặt Đức Chúa Trời và trước mặt Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng sẽ đoán xét kẻ sống và kẻ chết, nhân sự đến của Ngài và nước Ngài mà răn bảo con rằng: hãy giảng đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không gặp thời, hãy đem lòng rất nhịn nhục mà bẻ trách, nài khuyên, sửa trị, cứ dạy dỗ chẳng thôi. Vì sẽ có một thời kia, người ta không chịu nghe đạo lành; nhưng vì họ ham nghe những lời êm tai, theo tư dục mà nhóm họp các giáo sư xung quanh mình, bịt tai không nghe lẽ thật, mà xây hướng về chuyện huyễn. Nhưng con, phải có tiết độ trong mọi sự, hãy chịu cực khổ, làm việc của người giảng Tin Lành, mọi phận sự về chức vụ con phải làm cho đầy đủ”.
‘. . . Quí Mục sư dần dần thối lui và mất đi phúc lợi khi thay đổi nhân sự trong Hội thánh. Một sự âm mưu không tốtphát sinh giữa xác thịt của họ và rồi trong hội chúng của họ. Điều nầy thật dễ hiểu khi thành viên của hội chúng sẽ dành cho quí Mục sư vinh dự đặc biệt khi luyện tập các ân tứ của họ, nếu quí Mục sư đồng ý rời khỏi hội chúng của họ’ -- những phong cách tiền Cơ đốc không bị quấy rối và không kêu gọi động viên đặt các ân tứ vào công việc của Nước Trời. Quí Mục sư được phép trở thành những siêu sao chuyên phục vụ. Tính kiêu ngạo của họ được trưởng dưỡng và hội chúng của họ được phép giữ lấy bầy chiên trong đó mỗi con chiên đều đi theo đường lối riêng của mình.
Nhưng trong ao ước của vua Giôsaphát, ông muốn nghe từ vị tiên tri của Đức Giêhôva (câu 11), chúng ta thấy một thái độ thật tuyệt vời dành cho bất cứ người nào, nhưng đặc biệt dành cho một vì vua hay cấp lãnh đạo. Há điều nầy không phải là điều mà xứ sở chúng ta đang cần có với sự tuyệt vọng hôm nay sao? Chúng ta cần người nào muốn có câu trả lời và sự lèo lái của Đức Chúa Trời và là người có cả hai thứ: nghiên cứu Kinh thánh của họ và lắng nghe những sứ giả trung tín của Ngôi Lời để có được sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời; chúng ta cần người nào nhận biết rằng câu trả lời cho mọi nan đề của chúng ta (lớn hay nhỏ) đều nằm trong Lời của Đức Giêhôva. Nhưng chúng ta cũng cần những người dù được lòng người hay không, với sự trung tín công bố ra lẽ thật của Kinh thánh.
Mặc dù tất cả binh đội và sự giàu có của họ, các vị vua nầy với quyền lực, cơ bắp, và chiến lược quân sự đã rơi vào chỗ hư không rồi sau cùng phải quay sang vị tiên tri (một người không có tiền bạc, quyền lực hay địa vị) hầu cho họ có thể tìm được câu trả lời của Đức Chúa Trời. Hãy đọc II Sử ký 20.1-30, câu chuyện nói tới các hành động của Giôsaphát khi đối mặt với một đám quân khổng lồ đến nghịch cùng xứ Giuđa. Những kết quả rất quan trọng. Câu 30 chép: “Vậy, nước của Giô-sa-phát được hòa bình, vì Đức Chúa Trời người ban cho người sự an nghỉ bốn bên” (phần nhấn mạnh là của tôi), nhưng chưa được cho tới chừng Giôsaphát xây lại với Đức Giêhôva và tìm kiếm sự giúp đỡ của Ngài bằng cách công bố ra những nguyên tắc và các lời hứa của Ngôi Lời (xem câu 6).
Thật tuyệt vời, Êlisê vốn chẳng biết tới sự năng nổ hay tư cách sắc sảo hoặc khẩu tài của ông, mà chỉ biết tới hai đặc điểm quan trọng đã đánh dấu ông là người của Đức Chúa Trời. Ông được mọi người nhìn biết là một tôi tớ, là một người đổ nước ra trên hai bàn tay của Êli (đối chiếu Mác 10.45), và là một nhân vật rất trung tín công bố Lời của Đức Giêhôva, “Lời phán của Đức Giê-hô-va vốn ở nơi người”.
Không may, thường thì người ta nhìn vào những việc sai trái nơi cấp lãnh đạo thuộc linh – dáng dấp, giọng nói, tư cách, tài khéo – quí vị ghi thêm đi. Không một điều nào trong các điều nầy bản thân chúng là sai cả; thực vậy, chúng là các ân tứ của Đức Chúa Trời, nhưng chúng có thể bị lạm dụng. Chúng có thể được sử dụng đến nỗi chúng kêu gọi sự chú ý vào sứ giả và dân sự thích chiều vào sứ giả hơn là chiều theo sứ điệp. Đức Chúa Trời muốn chúng ta, là những cái bình bằng đất, phải trở thành những cánh cửa để cho dân sự nhìn qua, họ sẽ thấy sứ điệp, là Chúa Jêsus. Nhưng thường thì chúng ta nhìn thấy những người nam người nữ đang sử dụng các ân tứ của họ hầu cho họ trở thành một tấm gương bẩn hay các cánh cửa dơ dáy. Dù là cách nào, nó lôi cuốn và ngăn trở tầm nhìn rõ ràng về Chúa. Cái điều tôi thấy, ấy là Phao-lô đã hạ thấp các ân tứ và khả năng của chính mình hầu bảo hộ chống lại mối nguy hiểm nầy.
I Cô-rinh-tô 2.1-5: “Hỡi anh em, về phần tôi, khi tôi đến cùng anh em, chẳng dùng lời cao xa hay là khôn sáng mà rao giảng cho anh em biết chứng cớ của Đức Chúa Trời. Vì tôi đã đoán định rằng ở giữa anh em, tôi chẳng biết sự gì khác ngoài Đức Chúa Jêsus Christ, và Đức Chúa Jêsus Christ bị đóng đinh trên cây thập tự. Chính tôi đã ở giữa anh em, bộ yếu đuối, sợ hãi, run rẩy lắm. Lời nói và sự giảng của tôi chẳng phải bằng bài diễn thuyết khéo léo của sự khôn ngoan, nhưng tại sự tỏ ra Thánh Linh và quyền phép; hầu cho anh em chớ lập đức tin mình trên sự khôn ngoan loài người, bèn là trên quyền phép Đức Chúa Trời”.

***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét