Bài 4.
Êlisê và hai con gấu
(II Các Vua 2.23-25)
PHẦN GIỚI THIỆU:
“Từ đó, Ê-li-sê đi lên Bê-tên. Đang đi dọc đường, có những trẻ con trai ở thành ra nhạo báng người, mà rằng: Ớ lão trọc, hãy lên! Ớ lão trọc, hãy lên! Người xây lại ngó chúng nó, và nhân danh Đức Giê-hô-va mà rủa sả chúng nó. Liền có hai con gấu cái ra khỏi rừng, cấu xé bốn mươi hai đứa trong bọn chúng nó. Từ đó Ê-li-sê đi đến núi Cạt-mên; đoạn từ nơi ấy người trở về Sa-ma-ri” (II Các Vua 2.23-25).
Sự cố được mô tả trong hai câu nầy dường như rất kinh tởm đối với nhiều người và hoàn toàn không phù hợp với tư cách của Êlisê, một người vốn ổn định và cá biệt hơn Êli. Như Krummacher lưu ý: “Một sự báo thù vụt lên trên những đứa trai trẻ nghịch ngợm; một sự rủa sả được công bố ra đối với chúng nhơn danh Đức Giêhôva! Đây là đặc điểm của chế độ thiên về với luật pháp! Nhưng trái ngược dường bao khi chúng ta nói tới cá tánh và ơn kêu gọi của Êlisê, là một sứ giả của tình yêu thương và rất tử tế của Đức Chúa Trời và Cứu Chúa chúng ta”.
Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng Lời của Đức Chúa Trời, là Lời rất sống động và tích cực, cũng là ống dẫn chắc chắn mà Thánh Linh Đức Chúa Trời sử dụng để đem con người ra khỏi bóng tối tăm đến với đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ và làm thay đổi họ bằng cách khiến họ ra giống như Con của Ngài. Khi ánh sáng rọi vào bóng tối tăm của thế gian nầy, nó bày tỏ ra tội lỗi của con người, nhưng con người ưa thích sự tối tăm vì nó che giấu mọi việc ác của họ. Con người ghét sự sáng vì chính lý do đó; nó tỏ ra những việc ác của người (đối chiếu Giăng 3.19-21). Đây là những việc làm do dốt nát, do hờ hững, hay do nhiều lần loạn nghịch hay do một sự thoả hiệp, nhưng bất chấp, nó thường kết quả trong việc thù ghét sự sáng, thái độ thù ghét nầy được tỏ ra không bằng cách nầy cũng bằng cách khác.
Tin lành, là những gì được chứa trong Lời của Đức Chúa Trời, là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu những kẻ tin. Tất nhiên là Satan, kẻ nắm giữ con người trong vòng nô lệ cho đến chết, hắn cũng chẳng muốn người ta được cứu, cũng không cho người ta kinh nghiệm quyền phép của một đời sống được Đấng Christ thay đổi bởi quyền phép của Thánh Linh. Vì lý do nầy, là kẻ thù nghịch, Satan rất là bận rộn khi Lời Đức Chúa Trời bắt đầu được công bố ra và được dạy dỗ. Hắn thù ghét Ngôi Lời và dân sự của Ngôi Lời, đặc biệt những người dấn thân vào sự công bố Tin lành nầy. Họ trở thành mục tiêu cho những cuộc tấn công của hắn với bất cứ hình thức nào mà hắn có thể tập trung được.
Vì lẽ đó, Kinh Thánh dạy quí Giáo sĩ, Mục sư, giáo sư, và các tín hữu khác đã dấn thân vào việc rao giảng Ngôi Lời đều có thể trông mong sự chống đối. Sự chống đối ấy có trong địa bàn của họ. Đây là bằng chứng rõ ràng trong phân đoạn Kinh Thánh ngắn ở trước mặt chúng ta. Thực vậy, đây là một trong những bài học chìa khoá của mấy câu nầy. Điều nầy là thực đối với Môise, Êli, và với hết thảy các vị tiên tri. Chúng ta có thể trông mong cuộc tấn công từ thế gian đang nằm dưới quyền điều khiển của Satan. Nhưng rất đáng buồn khi cuộc tấn công đến từ chính dân sự của Đức Chúa Trời, có phải không? Mỉa mai thay, Satan có khả năng sử dụng chính tuyển dân của Đức Chúa Trời để làm ngăn trở Ngôi Lời, như hắn đã làm với con cái Israel trong nhiều trường hợp.
Chúa chúng ta phán: “Hỡi Giê-ru-sa-lem, Giê-ru-sa-lem, ngươi giết các đấng tiên tri và ném đá những kẻ chịu sai đến cùng ngươi” (Mathiơ 23.37). Không phải hết thảy người Israel đều là người Israel thuộc linh thật đâu, mà sự thực vẫn là sự thực đấy thôi. Satan thường có khả năng thiết lập một công sự giữa vòng các thánh đồ.
Êlisê đi lên Bêtên (2.23a)
“Từ đó” hay “ngay sau đó”. Theo sau chức vụ ở Giêricô, Êlisê là một người của Đức Chúa Trời dưới sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời và với Lời của Đức Chúa Trời di chuyển qua xứ để phục vụ cho dân sự. Họ là một dân đang sống trong sự thờ lạy hình tượng và gần như chẳng cần gì tới Ngôi Lời.
“Bêtên” có nghĩa là “nhà của Đức Chúa Trời” hay “địa điểm của Đức Chúa Trời”. Danh xưng nầy nói tới sự thờ phượng và mối giao thông với Đức Chúa Trời. Cũng có một trường dạy các tiên tri ở Bêtên, nhưng dù lúc nầy thành phố đã rơi vào chỗ thờ lạy hình tượng và bất cứ điều chi khác nhưng vẫn là một trung tâm thờ phượng. Ôsê là người đến phục sự sau Êlisê, đã gọi thành phố nầy là Bethaven [Bết-a-ven] “nhà của sự gian ác”, nhà của sự xấu hổ (đối chiếu Ôsê 4.15; 5.8; 10.5). Ôsê cũng đã gọi thành phố nầy như thế vì sự thờ lạy hình tượng mà Giêrôbôam đã thiết lập để tác động một sự phân rẽ hoàn toàn giữa Israel và Giu-đa. Xuất phát từ lòng tham lam quyền lực và nỗi sợ hãi của ông ta, e rằng dân Israel sẽ trở lên Jerusalem đặng thờ phượng, ông ta đã thiết lập hai địa điểm thờ phượng mới ở phía Bắc với những con bò con vàng làm biểu tượng cho sự thờ phượng: một ở Bêtên và một ở Đan. Tất nhiên, đây là một sự bất tuân hoàn toàn đối với những huấn thị trong kinh Cựu ước.
“Bethel” [Bêtên] gồm “Beth” có nghĩa là “nhà” và “el” có nghĩa là Đức Chúa Trời. “A-ven” là chữ Hy bá lai awen có nghĩa là “rắc rối, buồn rầu, thờ lạy hình tượng, gian ác và hư vô”. Chữ awen dường như có hai mặt chính cho ý nghĩa của nó: (a) chữ nầy chỉ ra tình trạng bất công gây ra buồn rầu, tai vạ và thất bại (Châm ngôn 22.8); (b) Nhưng chữ ấy còn chỉ ra một tình trạng hư vô hướng tới sự thờ lạy hình tượng như một phương tiện của con người muốn làm đầy dẫy sự trống không. Mục đích, khi con người thấy trống vắng về Đức Chúa Trời và Lời của Ngài, họ sẽ làm đầy dẫy đời sống của họ với những việc hư không dù là vật chất hay triết lý. Điều nầy dẫn tới sự thờ lạy hình tượng, thờ lạy hình tượng dẫn tới sự bất công, sự bất công dẫn tới tai vạ.
Bêtên cần tới Ngôi Lời để chỉ cho họ thấy tội lỗi và đem họ về lại với Đức Giêhôva. Đây là hy vọng duy nhứt của họ và Satan đã năng động muốn ngăn chặn nó. Êlisê quả là có khả năng phục vụ cho các nhu cần của những người ở đó (dân sót), nhưng thành phố như một tổng thể chưa hề thực sự xây lại với Chúa và Lời của Ngài. Satan đã đào hào chung quanh đó rồi. Đây là sự thực khác đôi khi chúng ta phải đối diện với. Và khi đây là trường hợp chúng ta chỉ cần phải chuyển đi giống như Êlisê đã chuyển đi, cũng như Phao-lô và nhiều người khác nữa.
“Đang đi dọc đường. . .” kêu gọi sự chú ý của chúng ta đến thời điểm của cuộc tấn công. Sự việc đã xảy ra trong quá trình bình thường khi ông trên đường đến thành phố. Chúng ta không hề biết (dù Đức Giêhôva biết) khi nào Satan hay những kẻ khác dưới quyền điều khiển hay ảnh hưởng của hắn, sắp sửa tấn công. Đúng ngay khi chúng ta nghĩ các áp lực sẽ vơi dần, và nhiều việc sẽ khá hơn lên – khi ấy cuộc tấn công gia tăng cường độ. Đây là lý do tại sao chúng ta phải luôn luôn, mặc dù mọi việc trông dường như ổn lắm, hãy coi chừng kẻo ngã (I Côrinhtô 10.12); tại sao chính mình phải giữ, e cũng bị dỗ dành chăng!?! (Gal 6.1); và tại sao chúng ta phải cẩn thận trong cách ăn ở mình (Êphêsô 5.15) vì chúng ta đang sống trong một thế giới gian ác và Satan đang đi rình mò. Hắn đang tranh chiến nghịch lại các thánh đồ.
Êlisê bị chế giễu (2.23b)
“Có những trẻ con trai”. Bản Kinh Thánh KJV dịch “bầy trẻ nhỏ” thực sự thiếu ý nghĩa ở đây. Những kẻ nầy không phải là trẻ con, mà là những thanh thiếu niên. Từ ngữ “trẻ” là từ Hy bá lai naar được sử dụng để nói tới hàng tôi tớ, binh lính hay nói tới Y-sác khi ông đã được 28 tuổi. Đây là một đám đông những thanh niên, có lẽ là số học trò của những tiên tri giả, chúng có mặt ở đây như những kẻ đối kháng với chức vụ và uy quyền tiên tri của Êlisê. Nếu không phải là những học trò, chúng đã được số tiên tri giả hay các thầy tế lễ cho hình tượng ở Bêtên sai đến để ngăn chận Êlisê không vào thành phố. Đối mặt với Êlisê, Satan có một đạo quân và hắn đang hành động để bảo hộ lãnh địa của mình. Tuy nhiên, hãy nhớ là Êlisê sẽ vào Bêtên không phải để rủa sả, mà là để chúc phước cho.
“Ở thành ra nhạo báng người . . . Ở lão trọc, hãy lên”. “Nhạo báng” là chữ Hy bá lai galas và chỉ rõ một sự chế nhạo làm giảm uy tín một vật gì hay một người nào đó, nó xuất phát từ một thái độ bị coi là vô giá trị, song thực sự lại có giá trị rất lớn.
Các cấp lãnh đạo luôn luôn phải xử lý với sự bất kính. Điều nầy được thấy có trong Cựu ước và cũng được thấy có trong Tân ước nữa. Nhưng sự bất kính lớn lao nhất ở đây nằm trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời. Những trẻ con trai nầy, không nghi ngờ chi nữa đang ở dưới ảnh hưởng của Satan, chúng tấn công không những Êlisê, là con người, mà chúng còn tấn công sứ điệp của ông nữa. Nhưng vấn đề là, bất chấp nhân cách của con người, dáng dấp bề ngoài của ông, hay thậm chí những thiếu sót nơi ông, Êlisê là người của Đức Chúa Trời với sứ điệp của Đức Chúa Trời. Kết quả là, theo phần phân tích sau cùng, chúng đang nhạo báng hay đang chối bỏ Đức Chúa Trời và những gì Ngài đang nổ lực để làm qua Êlisê trong vai trò phát ngôn viên của Đức Chúa Trời. Êlisê chỉ là một công cụ của Đức Chúa Trời mà thôi (đối chiếu I Têsalônica 5.12, 13 “công khó”). Công khó được đề cập tới trong I Têsalônica là công việc của Đức Chúa Trời – công tác gây dựng nhân sự bằng Ngôi Lời và trong Đấng Christ qua những người nầy. Và có một nhận định trong đó áp dụng cho tất cả các tín đồ.
Cuộc tấn công của những trẻ con trai nầy có hai phần.
(1) “Hãy lên”… “hãy lên”. Nghĩa là, hãy thăng thiên giống như ngươi nói Êli đã thăng thiên. Sự chuyển Êli đi là một phép lạ của Đức Chúa Trời và minh hoạ cho lẽ thật và hy vọng theo Kinh Thánh nói tới sự chuyển các thánh đồ đi. Mặc dù các thánh đồ trong Cựu ước không hiểu rõ điều nầy, đây vẫn là một kiểu cách của lẽ thật nầy. Êlisê là một vị tiên tri của Đức Chúa Trời và bởi việc làm nầy, những trẻ con trai kia đang chối bỏ công việc của Đức Chúa Trời, chúng đang chối bỏ Lời của Đức Chúa Trời và các hành động của Đức Chúa Trời trong lịch sử.
(2) Phương diện thứ hai của cuộc tấn công được thấy trong cách nói: “Ớ lão trọc”. Trong trường hợp Êlisê có trọc đầu, hay trong trường hợp ông có một kiểu tóc rất khác biệt, nghĩa là hớt cua đi nữa, chúng đang chế nhạo vị tiên tri và chúng đang bảo ông hãy hư mất đi giống như tiên tri Êli vậy. Krummacher viết:
“Trọc đầu bị những tu sĩ hạng thấp xem là một loại mất ơn; vì nó giống như một trong những hậu quả thông thường của bịnh phung, cho nên nó bị kể là một dấu hiệu thoái hoá về nhân cách và về trí khôn. Cho nên, khi sử dụng lối nói ngông cuồng nầy, những trẻ con trai kia đã có một chủ định rất hiểm ác. Cách ăn nói của chúng không nên xem là một sự bộc lộ đùa giỡn của tuổi thanh niên; mà là những mũi tên có tẩm độc, từ bản tánh hiểm ác của Satan chúng được bắn thẳng ra. Giống như thể chúng đang nói: “Hỡi gã phung đồng tính kia! Ngươi mà là tiên tri sao! Chúng ta không sợ ngươi đâu! Hãy lên! Hãy lên!” giống như thể chúng đang nói: “Hãy bắt chước thầy của người đi!” . . . Cách nói nầy dường như ám chỉ bóng gió với sự chế nhạo đến sự thăng thiên của tiên tri Êli; một phần chế nhạo, một phần giễu cợt Êlisê…”
Những cuộc tấn công nầy là khuôn mẫu của những kế hoạch và phương pháp bởi đó Satan tìm cách làm vô hiệu chức vụ của các thánh đồ và công việc của Đức Chúa Trời. Hắn tấn công sứ điệp (Ngôi Lời) và sứ giả hay cả hai. Hắn tìm cách gây ngã lòng hay làm mất uy tín vị giáo sư hoặc hắn tấn công những người đang lắng nghe sứ điệp. Đối với sứ giả, Satan tìm cách gây chú ý vào những vấn đề nhỏ nhặt, cảnh ngộ, hiểu lầm, hay tập trung vào nhân cách hoặc dáng dấp bề ngoài. Dầu là điều gì, miễn sao đó là phương tiện cho một công sự, từ đó hắn tìm cách mở hết cuộc tấn công nầy đến cuộc tấn công khác để làm cho mắt người ta không nhìn vào Chúa và lỗ tai của họ đóng lại đối với Lời của Ngài. Chúng ta phải cẩn thận để chúng ta không cộng tác với Satan mà ném xăng vào các ngọn lửa của hắn.
Việc quan trọng ở đây là phản ứng của Êlisê đối với điều nầy và hành động đáp ứng của Đức Chúa Trời. Điều nầy đã được ấn định để nhấn mạnh cho chúng ta mức độ trầm trọng của các vấn đề ở đây.
Êlisê rủa sả những trẻ con trai (2.24a)
Điều nầy dường như tàn nhẫn quá, nhưng Đức Chúa Trời và các cấp lãnh đạo của Ngài đã hành động theo cách tàn nhẫn để làm cho người ta biết mức độ quan trọng của sự sống và Lời của Đức Chúa Trời trên con người. Anania và Saphira là một minh hoạ về điều nầy trong Tân ước.
(1) Những gì Êlisê không làm. Trước khi xem xét những gì Êlisê đã làm, chúng ta hãy xem xét trong một phút những gì ông đã không làm! (a) Ông không xây lại mà bỏ chạy. (b) Ông không tranh luận với chúng hay rượt đuổi chúng (Mathiơ 7.6). (c) Ông không đem sứ điệp ra mà thoả hiệp. (d) Ông không hành động hay phản ứng xuất phát từ tánh ích kỷ hay lo sợ hoặc tự bảo hộ từ quan điểm cái tôi hay tánh kiêu ngạo của mình. (e) Ông không than phiền với Chúa hay ngã lòng. (f) Ông không đếm xỉa gì tới lời nói, hành động, và các thái độ của chúng. Đáp ứng của Đức Chúa Trời minh chứng cho điều nầy.
Sự việc nầy dạy dỗ chúng ta điều chi? Khi rắc rối xảy đến, chúng ta đừng bao giờ viện đến những giải pháp của thế gian, nghĩa là, lối thoát theo quan điểm của con người hay bảo vệ những đấu pháp (đối chiếu Thi thiên 143.11-12; 147.10-11).
(2) Những gì Êlisê đã làm. Êlisê cầm lấy khí giới của mình: “Ông nhân danh Đức Giêhôva mà rủa sả chúng nó”. Đây không phải là sự rủa sả để rủa sả hay mắng nhiếc để mà mắng nhiếc đâu (I Phierơ 2.23). Ông đang tin cậy Chúa và để vấn đề lại trong tay của Đức Chúa Trời. Chìa khoá ở đây nằm trong chữ “rủa sả”. Đây không phải là thề thốt với những lời lẽ độc dữ đâu. Đây là từ ngữ Hy bá lai galal có nghĩa là “qua loa, sơ sài, vặt vảnh, hay chuyện nhỏ”. Ý nghĩa chính là đây: “Không sao mà, hay chuyện vặt”. Cả hai hình thức động từ và danh từ dường như chỉ ra một thể thức bày tỏ một sự ra khỏi hay làm cho yếu đi chốn phước hạnh.
Rủa sả đứng đối ngược với từ ngữ phước hạnh hay ưu đãi (đối chiếu Sáng thế ký 27.11, 12). Phần nhấn mạnh đặt trên sự thiếu mất, hay đảo ngược một tình trạng phước hạnh hoặc địa vị xứng đáng đem lại sự bảo hộ, sự tiếp trợ và ơn phước của Đức Chúa Trời. Nguyên tắc thật là đơn giãn: không có sự cứu rỗi và sự bảo hộ phước hạnh của Đức Chúa Trời hết thảy chúng ta đều bị rủa sả. Giờ phút Đức Chúa Trời dời đi bức tường bảo hộ của Ngài ra khỏi Gióp, Satan đã tấn công và gây tàn phá đời sống của Gióp.
Vì vậy Êlisê, là một vị tiên tri, đã nhìn thấy tình trạng chai lì và loạn nghịch của chúng, ông không phản ứng để sửa trị. Trong danh của Đức Giêhôva (nghĩa là, bởi uy quyền của Ngài) Êlisê chỉ xây chúng qua Đức Giêhôva và qua những tật xấu của chúng, những điều có tác dụng dời chúng ra khỏi thậm chí sự bảo hộ của Đức Chúa Trời. Có lẽ ông đã nói một câu đại loại như thế nầy: “Nguyện Đức Chúa Trời xử các ngươi theo điều các ngươi đáng phải chịu” hay “nguyện các ngươi bị rủa sả vì những tội lỗi loạn nghịch của các ngươi”. Điều nầy sẽ chứng tỏ cho thành phố và cho dân sự ở chung quanh nhìn thấy một lẽ thật quan trọng: không có Đức Chúa Trời không có một sự bảo hộ nào và sự phạm thượng đối với tôi tớ của Đức Chúa Trời và Lời của Ngài hòng ngăn trở sứ điệp của Đức Chúa Trời là việc rất nghiêm trọng. Hãy chú ý là Êlisê không kêu gọi mấy con gấu, Đức Chúa Trời đã gọi chúng đến. Hai con gấu cái (chớ không phải ba con – gấu cha, gấu mẹ, và gấu con) đã xuất hiện và đã cấu xé bốn mươi hai người trẻ con trai đó.
Quí vị nghĩ việc nầy sẽ đưa sự kính sợ Đức Giêhôva vào tấm lòng của cả khu vực trong nhiều năm hầu đến. Nhưng không – tấm lòng của con người vẫn cứ như thế, họ bất chấp, họ chối bỏ, hay không bao lâu sau đó họ quên sự việc ấy rồi.
PHẦN KẾT LUẬN
Đức Chúa Trời không xem nhẹ sự việc khi chúng ta bất chấp Lời của Ngài hay ngăn trở công cuộc truyền bá Lời ấy trong thế gian giữa vòng dân sự Ngài. Đây là vấn đề rất nghiêm trọng (đối chiếu I Côrinhtô 3.16-17 với 10; 11.30).
Là tín đồ, chúng ta phải trông mong sự chống đối. Chúng ta càng đi ra vì Chúa, chúng ta càng đối diện với nhiều cuộc tấn công từ phía kẻ thù qua nhiều thủ đoạn khác nhau của hắn (đối chiếu I Phierơ 4.10-12). Như Phao-lô đã nói trong II Timôthê 3.12: “Vả lại, hết thảy mọi người muốn sống cách nhân đức trong Đức Chúa Jêsus Christ, thì sẽ bị bắt bớ”.
Chúng ta cần có nhiều Êlisê, những người sẽ đứng vững và hành động trong chiều hướng theo Kinh Thánh để lại nhiều kết quả cho Chúa. Đây là những gì Phao-lô đã làm khi nối kết với sự phê phán mạnh mẽ thường nhắm vào ông bởi một số người tại thành Côrinhtô (đối chiếu I Côrinhtô 4.1…). Giống như Êlisê và Phao-lô, chúng ta cần phải tiến tới trước với chức vụ của mình trong khi luôn tin cậy Đức Chúa Trời mở ra một con đường và dời đi những ngăn trở.
***
PHẦN GIỚI THIỆU:
“Từ đó, Ê-li-sê đi lên Bê-tên. Đang đi dọc đường, có những trẻ con trai ở thành ra nhạo báng người, mà rằng: Ớ lão trọc, hãy lên! Ớ lão trọc, hãy lên! Người xây lại ngó chúng nó, và nhân danh Đức Giê-hô-va mà rủa sả chúng nó. Liền có hai con gấu cái ra khỏi rừng, cấu xé bốn mươi hai đứa trong bọn chúng nó. Từ đó Ê-li-sê đi đến núi Cạt-mên; đoạn từ nơi ấy người trở về Sa-ma-ri” (II Các Vua 2.23-25).
Sự cố được mô tả trong hai câu nầy dường như rất kinh tởm đối với nhiều người và hoàn toàn không phù hợp với tư cách của Êlisê, một người vốn ổn định và cá biệt hơn Êli. Như Krummacher lưu ý: “Một sự báo thù vụt lên trên những đứa trai trẻ nghịch ngợm; một sự rủa sả được công bố ra đối với chúng nhơn danh Đức Giêhôva! Đây là đặc điểm của chế độ thiên về với luật pháp! Nhưng trái ngược dường bao khi chúng ta nói tới cá tánh và ơn kêu gọi của Êlisê, là một sứ giả của tình yêu thương và rất tử tế của Đức Chúa Trời và Cứu Chúa chúng ta”.
Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng Lời của Đức Chúa Trời, là Lời rất sống động và tích cực, cũng là ống dẫn chắc chắn mà Thánh Linh Đức Chúa Trời sử dụng để đem con người ra khỏi bóng tối tăm đến với đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ và làm thay đổi họ bằng cách khiến họ ra giống như Con của Ngài. Khi ánh sáng rọi vào bóng tối tăm của thế gian nầy, nó bày tỏ ra tội lỗi của con người, nhưng con người ưa thích sự tối tăm vì nó che giấu mọi việc ác của họ. Con người ghét sự sáng vì chính lý do đó; nó tỏ ra những việc ác của người (đối chiếu Giăng 3.19-21). Đây là những việc làm do dốt nát, do hờ hững, hay do nhiều lần loạn nghịch hay do một sự thoả hiệp, nhưng bất chấp, nó thường kết quả trong việc thù ghét sự sáng, thái độ thù ghét nầy được tỏ ra không bằng cách nầy cũng bằng cách khác.
Tin lành, là những gì được chứa trong Lời của Đức Chúa Trời, là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu những kẻ tin. Tất nhiên là Satan, kẻ nắm giữ con người trong vòng nô lệ cho đến chết, hắn cũng chẳng muốn người ta được cứu, cũng không cho người ta kinh nghiệm quyền phép của một đời sống được Đấng Christ thay đổi bởi quyền phép của Thánh Linh. Vì lý do nầy, là kẻ thù nghịch, Satan rất là bận rộn khi Lời Đức Chúa Trời bắt đầu được công bố ra và được dạy dỗ. Hắn thù ghét Ngôi Lời và dân sự của Ngôi Lời, đặc biệt những người dấn thân vào sự công bố Tin lành nầy. Họ trở thành mục tiêu cho những cuộc tấn công của hắn với bất cứ hình thức nào mà hắn có thể tập trung được.
Vì lẽ đó, Kinh Thánh dạy quí Giáo sĩ, Mục sư, giáo sư, và các tín hữu khác đã dấn thân vào việc rao giảng Ngôi Lời đều có thể trông mong sự chống đối. Sự chống đối ấy có trong địa bàn của họ. Đây là bằng chứng rõ ràng trong phân đoạn Kinh Thánh ngắn ở trước mặt chúng ta. Thực vậy, đây là một trong những bài học chìa khoá của mấy câu nầy. Điều nầy là thực đối với Môise, Êli, và với hết thảy các vị tiên tri. Chúng ta có thể trông mong cuộc tấn công từ thế gian đang nằm dưới quyền điều khiển của Satan. Nhưng rất đáng buồn khi cuộc tấn công đến từ chính dân sự của Đức Chúa Trời, có phải không? Mỉa mai thay, Satan có khả năng sử dụng chính tuyển dân của Đức Chúa Trời để làm ngăn trở Ngôi Lời, như hắn đã làm với con cái Israel trong nhiều trường hợp.
Chúa chúng ta phán: “Hỡi Giê-ru-sa-lem, Giê-ru-sa-lem, ngươi giết các đấng tiên tri và ném đá những kẻ chịu sai đến cùng ngươi” (Mathiơ 23.37). Không phải hết thảy người Israel đều là người Israel thuộc linh thật đâu, mà sự thực vẫn là sự thực đấy thôi. Satan thường có khả năng thiết lập một công sự giữa vòng các thánh đồ.
Êlisê đi lên Bêtên (2.23a)
“Từ đó” hay “ngay sau đó”. Theo sau chức vụ ở Giêricô, Êlisê là một người của Đức Chúa Trời dưới sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời và với Lời của Đức Chúa Trời di chuyển qua xứ để phục vụ cho dân sự. Họ là một dân đang sống trong sự thờ lạy hình tượng và gần như chẳng cần gì tới Ngôi Lời.
“Bêtên” có nghĩa là “nhà của Đức Chúa Trời” hay “địa điểm của Đức Chúa Trời”. Danh xưng nầy nói tới sự thờ phượng và mối giao thông với Đức Chúa Trời. Cũng có một trường dạy các tiên tri ở Bêtên, nhưng dù lúc nầy thành phố đã rơi vào chỗ thờ lạy hình tượng và bất cứ điều chi khác nhưng vẫn là một trung tâm thờ phượng. Ôsê là người đến phục sự sau Êlisê, đã gọi thành phố nầy là Bethaven [Bết-a-ven] “nhà của sự gian ác”, nhà của sự xấu hổ (đối chiếu Ôsê 4.15; 5.8; 10.5). Ôsê cũng đã gọi thành phố nầy như thế vì sự thờ lạy hình tượng mà Giêrôbôam đã thiết lập để tác động một sự phân rẽ hoàn toàn giữa Israel và Giu-đa. Xuất phát từ lòng tham lam quyền lực và nỗi sợ hãi của ông ta, e rằng dân Israel sẽ trở lên Jerusalem đặng thờ phượng, ông ta đã thiết lập hai địa điểm thờ phượng mới ở phía Bắc với những con bò con vàng làm biểu tượng cho sự thờ phượng: một ở Bêtên và một ở Đan. Tất nhiên, đây là một sự bất tuân hoàn toàn đối với những huấn thị trong kinh Cựu ước.
“Bethel” [Bêtên] gồm “Beth” có nghĩa là “nhà” và “el” có nghĩa là Đức Chúa Trời. “A-ven” là chữ Hy bá lai awen có nghĩa là “rắc rối, buồn rầu, thờ lạy hình tượng, gian ác và hư vô”. Chữ awen dường như có hai mặt chính cho ý nghĩa của nó: (a) chữ nầy chỉ ra tình trạng bất công gây ra buồn rầu, tai vạ và thất bại (Châm ngôn 22.8); (b) Nhưng chữ ấy còn chỉ ra một tình trạng hư vô hướng tới sự thờ lạy hình tượng như một phương tiện của con người muốn làm đầy dẫy sự trống không. Mục đích, khi con người thấy trống vắng về Đức Chúa Trời và Lời của Ngài, họ sẽ làm đầy dẫy đời sống của họ với những việc hư không dù là vật chất hay triết lý. Điều nầy dẫn tới sự thờ lạy hình tượng, thờ lạy hình tượng dẫn tới sự bất công, sự bất công dẫn tới tai vạ.
Bêtên cần tới Ngôi Lời để chỉ cho họ thấy tội lỗi và đem họ về lại với Đức Giêhôva. Đây là hy vọng duy nhứt của họ và Satan đã năng động muốn ngăn chặn nó. Êlisê quả là có khả năng phục vụ cho các nhu cần của những người ở đó (dân sót), nhưng thành phố như một tổng thể chưa hề thực sự xây lại với Chúa và Lời của Ngài. Satan đã đào hào chung quanh đó rồi. Đây là sự thực khác đôi khi chúng ta phải đối diện với. Và khi đây là trường hợp chúng ta chỉ cần phải chuyển đi giống như Êlisê đã chuyển đi, cũng như Phao-lô và nhiều người khác nữa.
“Đang đi dọc đường. . .” kêu gọi sự chú ý của chúng ta đến thời điểm của cuộc tấn công. Sự việc đã xảy ra trong quá trình bình thường khi ông trên đường đến thành phố. Chúng ta không hề biết (dù Đức Giêhôva biết) khi nào Satan hay những kẻ khác dưới quyền điều khiển hay ảnh hưởng của hắn, sắp sửa tấn công. Đúng ngay khi chúng ta nghĩ các áp lực sẽ vơi dần, và nhiều việc sẽ khá hơn lên – khi ấy cuộc tấn công gia tăng cường độ. Đây là lý do tại sao chúng ta phải luôn luôn, mặc dù mọi việc trông dường như ổn lắm, hãy coi chừng kẻo ngã (I Côrinhtô 10.12); tại sao chính mình phải giữ, e cũng bị dỗ dành chăng!?! (Gal 6.1); và tại sao chúng ta phải cẩn thận trong cách ăn ở mình (Êphêsô 5.15) vì chúng ta đang sống trong một thế giới gian ác và Satan đang đi rình mò. Hắn đang tranh chiến nghịch lại các thánh đồ.
Êlisê bị chế giễu (2.23b)
“Có những trẻ con trai”. Bản Kinh Thánh KJV dịch “bầy trẻ nhỏ” thực sự thiếu ý nghĩa ở đây. Những kẻ nầy không phải là trẻ con, mà là những thanh thiếu niên. Từ ngữ “trẻ” là từ Hy bá lai naar được sử dụng để nói tới hàng tôi tớ, binh lính hay nói tới Y-sác khi ông đã được 28 tuổi. Đây là một đám đông những thanh niên, có lẽ là số học trò của những tiên tri giả, chúng có mặt ở đây như những kẻ đối kháng với chức vụ và uy quyền tiên tri của Êlisê. Nếu không phải là những học trò, chúng đã được số tiên tri giả hay các thầy tế lễ cho hình tượng ở Bêtên sai đến để ngăn chận Êlisê không vào thành phố. Đối mặt với Êlisê, Satan có một đạo quân và hắn đang hành động để bảo hộ lãnh địa của mình. Tuy nhiên, hãy nhớ là Êlisê sẽ vào Bêtên không phải để rủa sả, mà là để chúc phước cho.
“Ở thành ra nhạo báng người . . . Ở lão trọc, hãy lên”. “Nhạo báng” là chữ Hy bá lai galas và chỉ rõ một sự chế nhạo làm giảm uy tín một vật gì hay một người nào đó, nó xuất phát từ một thái độ bị coi là vô giá trị, song thực sự lại có giá trị rất lớn.
Các cấp lãnh đạo luôn luôn phải xử lý với sự bất kính. Điều nầy được thấy có trong Cựu ước và cũng được thấy có trong Tân ước nữa. Nhưng sự bất kính lớn lao nhất ở đây nằm trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời. Những trẻ con trai nầy, không nghi ngờ chi nữa đang ở dưới ảnh hưởng của Satan, chúng tấn công không những Êlisê, là con người, mà chúng còn tấn công sứ điệp của ông nữa. Nhưng vấn đề là, bất chấp nhân cách của con người, dáng dấp bề ngoài của ông, hay thậm chí những thiếu sót nơi ông, Êlisê là người của Đức Chúa Trời với sứ điệp của Đức Chúa Trời. Kết quả là, theo phần phân tích sau cùng, chúng đang nhạo báng hay đang chối bỏ Đức Chúa Trời và những gì Ngài đang nổ lực để làm qua Êlisê trong vai trò phát ngôn viên của Đức Chúa Trời. Êlisê chỉ là một công cụ của Đức Chúa Trời mà thôi (đối chiếu I Têsalônica 5.12, 13 “công khó”). Công khó được đề cập tới trong I Têsalônica là công việc của Đức Chúa Trời – công tác gây dựng nhân sự bằng Ngôi Lời và trong Đấng Christ qua những người nầy. Và có một nhận định trong đó áp dụng cho tất cả các tín đồ.
Cuộc tấn công của những trẻ con trai nầy có hai phần.
(1) “Hãy lên”… “hãy lên”. Nghĩa là, hãy thăng thiên giống như ngươi nói Êli đã thăng thiên. Sự chuyển Êli đi là một phép lạ của Đức Chúa Trời và minh hoạ cho lẽ thật và hy vọng theo Kinh Thánh nói tới sự chuyển các thánh đồ đi. Mặc dù các thánh đồ trong Cựu ước không hiểu rõ điều nầy, đây vẫn là một kiểu cách của lẽ thật nầy. Êlisê là một vị tiên tri của Đức Chúa Trời và bởi việc làm nầy, những trẻ con trai kia đang chối bỏ công việc của Đức Chúa Trời, chúng đang chối bỏ Lời của Đức Chúa Trời và các hành động của Đức Chúa Trời trong lịch sử.
(2) Phương diện thứ hai của cuộc tấn công được thấy trong cách nói: “Ớ lão trọc”. Trong trường hợp Êlisê có trọc đầu, hay trong trường hợp ông có một kiểu tóc rất khác biệt, nghĩa là hớt cua đi nữa, chúng đang chế nhạo vị tiên tri và chúng đang bảo ông hãy hư mất đi giống như tiên tri Êli vậy. Krummacher viết:
“Trọc đầu bị những tu sĩ hạng thấp xem là một loại mất ơn; vì nó giống như một trong những hậu quả thông thường của bịnh phung, cho nên nó bị kể là một dấu hiệu thoái hoá về nhân cách và về trí khôn. Cho nên, khi sử dụng lối nói ngông cuồng nầy, những trẻ con trai kia đã có một chủ định rất hiểm ác. Cách ăn nói của chúng không nên xem là một sự bộc lộ đùa giỡn của tuổi thanh niên; mà là những mũi tên có tẩm độc, từ bản tánh hiểm ác của Satan chúng được bắn thẳng ra. Giống như thể chúng đang nói: “Hỡi gã phung đồng tính kia! Ngươi mà là tiên tri sao! Chúng ta không sợ ngươi đâu! Hãy lên! Hãy lên!” giống như thể chúng đang nói: “Hãy bắt chước thầy của người đi!” . . . Cách nói nầy dường như ám chỉ bóng gió với sự chế nhạo đến sự thăng thiên của tiên tri Êli; một phần chế nhạo, một phần giễu cợt Êlisê…”
Những cuộc tấn công nầy là khuôn mẫu của những kế hoạch và phương pháp bởi đó Satan tìm cách làm vô hiệu chức vụ của các thánh đồ và công việc của Đức Chúa Trời. Hắn tấn công sứ điệp (Ngôi Lời) và sứ giả hay cả hai. Hắn tìm cách gây ngã lòng hay làm mất uy tín vị giáo sư hoặc hắn tấn công những người đang lắng nghe sứ điệp. Đối với sứ giả, Satan tìm cách gây chú ý vào những vấn đề nhỏ nhặt, cảnh ngộ, hiểu lầm, hay tập trung vào nhân cách hoặc dáng dấp bề ngoài. Dầu là điều gì, miễn sao đó là phương tiện cho một công sự, từ đó hắn tìm cách mở hết cuộc tấn công nầy đến cuộc tấn công khác để làm cho mắt người ta không nhìn vào Chúa và lỗ tai của họ đóng lại đối với Lời của Ngài. Chúng ta phải cẩn thận để chúng ta không cộng tác với Satan mà ném xăng vào các ngọn lửa của hắn.
Việc quan trọng ở đây là phản ứng của Êlisê đối với điều nầy và hành động đáp ứng của Đức Chúa Trời. Điều nầy đã được ấn định để nhấn mạnh cho chúng ta mức độ trầm trọng của các vấn đề ở đây.
Êlisê rủa sả những trẻ con trai (2.24a)
Điều nầy dường như tàn nhẫn quá, nhưng Đức Chúa Trời và các cấp lãnh đạo của Ngài đã hành động theo cách tàn nhẫn để làm cho người ta biết mức độ quan trọng của sự sống và Lời của Đức Chúa Trời trên con người. Anania và Saphira là một minh hoạ về điều nầy trong Tân ước.
(1) Những gì Êlisê không làm. Trước khi xem xét những gì Êlisê đã làm, chúng ta hãy xem xét trong một phút những gì ông đã không làm! (a) Ông không xây lại mà bỏ chạy. (b) Ông không tranh luận với chúng hay rượt đuổi chúng (Mathiơ 7.6). (c) Ông không đem sứ điệp ra mà thoả hiệp. (d) Ông không hành động hay phản ứng xuất phát từ tánh ích kỷ hay lo sợ hoặc tự bảo hộ từ quan điểm cái tôi hay tánh kiêu ngạo của mình. (e) Ông không than phiền với Chúa hay ngã lòng. (f) Ông không đếm xỉa gì tới lời nói, hành động, và các thái độ của chúng. Đáp ứng của Đức Chúa Trời minh chứng cho điều nầy.
Sự việc nầy dạy dỗ chúng ta điều chi? Khi rắc rối xảy đến, chúng ta đừng bao giờ viện đến những giải pháp của thế gian, nghĩa là, lối thoát theo quan điểm của con người hay bảo vệ những đấu pháp (đối chiếu Thi thiên 143.11-12; 147.10-11).
(2) Những gì Êlisê đã làm. Êlisê cầm lấy khí giới của mình: “Ông nhân danh Đức Giêhôva mà rủa sả chúng nó”. Đây không phải là sự rủa sả để rủa sả hay mắng nhiếc để mà mắng nhiếc đâu (I Phierơ 2.23). Ông đang tin cậy Chúa và để vấn đề lại trong tay của Đức Chúa Trời. Chìa khoá ở đây nằm trong chữ “rủa sả”. Đây không phải là thề thốt với những lời lẽ độc dữ đâu. Đây là từ ngữ Hy bá lai galal có nghĩa là “qua loa, sơ sài, vặt vảnh, hay chuyện nhỏ”. Ý nghĩa chính là đây: “Không sao mà, hay chuyện vặt”. Cả hai hình thức động từ và danh từ dường như chỉ ra một thể thức bày tỏ một sự ra khỏi hay làm cho yếu đi chốn phước hạnh.
Rủa sả đứng đối ngược với từ ngữ phước hạnh hay ưu đãi (đối chiếu Sáng thế ký 27.11, 12). Phần nhấn mạnh đặt trên sự thiếu mất, hay đảo ngược một tình trạng phước hạnh hoặc địa vị xứng đáng đem lại sự bảo hộ, sự tiếp trợ và ơn phước của Đức Chúa Trời. Nguyên tắc thật là đơn giãn: không có sự cứu rỗi và sự bảo hộ phước hạnh của Đức Chúa Trời hết thảy chúng ta đều bị rủa sả. Giờ phút Đức Chúa Trời dời đi bức tường bảo hộ của Ngài ra khỏi Gióp, Satan đã tấn công và gây tàn phá đời sống của Gióp.
Vì vậy Êlisê, là một vị tiên tri, đã nhìn thấy tình trạng chai lì và loạn nghịch của chúng, ông không phản ứng để sửa trị. Trong danh của Đức Giêhôva (nghĩa là, bởi uy quyền của Ngài) Êlisê chỉ xây chúng qua Đức Giêhôva và qua những tật xấu của chúng, những điều có tác dụng dời chúng ra khỏi thậm chí sự bảo hộ của Đức Chúa Trời. Có lẽ ông đã nói một câu đại loại như thế nầy: “Nguyện Đức Chúa Trời xử các ngươi theo điều các ngươi đáng phải chịu” hay “nguyện các ngươi bị rủa sả vì những tội lỗi loạn nghịch của các ngươi”. Điều nầy sẽ chứng tỏ cho thành phố và cho dân sự ở chung quanh nhìn thấy một lẽ thật quan trọng: không có Đức Chúa Trời không có một sự bảo hộ nào và sự phạm thượng đối với tôi tớ của Đức Chúa Trời và Lời của Ngài hòng ngăn trở sứ điệp của Đức Chúa Trời là việc rất nghiêm trọng. Hãy chú ý là Êlisê không kêu gọi mấy con gấu, Đức Chúa Trời đã gọi chúng đến. Hai con gấu cái (chớ không phải ba con – gấu cha, gấu mẹ, và gấu con) đã xuất hiện và đã cấu xé bốn mươi hai người trẻ con trai đó.
Quí vị nghĩ việc nầy sẽ đưa sự kính sợ Đức Giêhôva vào tấm lòng của cả khu vực trong nhiều năm hầu đến. Nhưng không – tấm lòng của con người vẫn cứ như thế, họ bất chấp, họ chối bỏ, hay không bao lâu sau đó họ quên sự việc ấy rồi.
PHẦN KẾT LUẬN
Đức Chúa Trời không xem nhẹ sự việc khi chúng ta bất chấp Lời của Ngài hay ngăn trở công cuộc truyền bá Lời ấy trong thế gian giữa vòng dân sự Ngài. Đây là vấn đề rất nghiêm trọng (đối chiếu I Côrinhtô 3.16-17 với 10; 11.30).
Là tín đồ, chúng ta phải trông mong sự chống đối. Chúng ta càng đi ra vì Chúa, chúng ta càng đối diện với nhiều cuộc tấn công từ phía kẻ thù qua nhiều thủ đoạn khác nhau của hắn (đối chiếu I Phierơ 4.10-12). Như Phao-lô đã nói trong II Timôthê 3.12: “Vả lại, hết thảy mọi người muốn sống cách nhân đức trong Đức Chúa Jêsus Christ, thì sẽ bị bắt bớ”.
Chúng ta cần có nhiều Êlisê, những người sẽ đứng vững và hành động trong chiều hướng theo Kinh Thánh để lại nhiều kết quả cho Chúa. Đây là những gì Phao-lô đã làm khi nối kết với sự phê phán mạnh mẽ thường nhắm vào ông bởi một số người tại thành Côrinhtô (đối chiếu I Côrinhtô 4.1…). Giống như Êlisê và Phao-lô, chúng ta cần phải tiến tới trước với chức vụ của mình trong khi luôn tin cậy Đức Chúa Trời mở ra một con đường và dời đi những ngăn trở.
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét