Bài 11
Sự chết ở trong cái nồi
(II Các Vua 4.38-41)
PHẦN GIỚI THIỆU:
Để nắm bắt được ý nghĩa các phép lạ của Êli và Êlisê, thật là quan trọng khi nhớ rằng gần như mọi sự họ đã làm trong chức vụ của họ, đặc biệt là các phép lạ, đã được thực thi để chống lại bối cảnh thờ lạy hình tượng Ba-anh như một cuộc luận chiến chống lại điều ác của giáo điều Ba-anh cùng sự hư không của nó ngược lại với sự công bình, quyền phép, và hoạt động của Đức Giêhôva, là Đức Chúa Trời chơn thật, Ngài có giao ước với Isarel.
Ở Vương quốc phía Bắc Israel, nơi Êli và Êlisê thi hành chức vụ, dân sự, kể cả các cấp lãnh đạo của họ, đã lìa bỏ Đức Giêhôva cùng Lời của Ngài, họ đã chạy theo học thuyết Ba-anh giống như một người vợ gian dâm đang đóng vai trò của người kỵ nữ.
Trong Giao ước thuộc sách Phục truyền luật lệ ký, Đức Giêhôva đã hứa với cả dân Isarel rằng nếu họ sống trung tín với Ngài cùng vâng theo Lời Ngài (Luật pháp Cựu Ước) họ sẽ được chúc phước cho, còn nếu họ bất tuân và chạy theo các hình tượng tà thần của các dân khác, họ sẽ bị rủa sả. Vì sự vâng lời sẽ được chúc phước cho, còn bất tuân sẽ phải chịu sự rủa sả mà thôi (sự phán xét thiêng liêng). Sở dĩ như vậy không phải vì Israel có điều chi đặc biệt (đối chiếu Phục truyền luật lệ ký 9.3-6), hoặc vì họ mập mạp và tươi tốt, mà vì Đức Chúa Trời đã chọn họ làm người chăm lo về lẽ thật của Ngài (Rôma 3.2; 9.4), làm ống dẫn của Đấng Mêsi (Sáng thế ký 12.3; Rôma 9.5), và là một chứng nhân cho các nước về sự công bình và quyền phép của Đức Chúa Trời và về lẽ thật của Lời Ngài (đối chiếu Xuất Êdíptô ký 19.4-6; Phục truyền luật lệ ký 4.5-8). Nếu Israel chu toàn mục tiêu của họ, họ cũng sẽ có quyền chứng tỏ sự hư không và sự giả trá của các tà thần của các dân khác. Sự thực nầy sẽ được làm cho rõ nét bởi ơn phước của Đức Chúa Trời dành cho sự vâng lời và rủa sả dành cho sự bất tuân.
Lêvi ký 26 đề ra các luật lệ của Đức Chúa Trời về sự vâng lời và phước hạnh, sự bất tuân và rủa sả. Sự rủa sả đã được mô tả trong 5 vòng kỷ luật mà Đức Chúa Trời sẽ giáng trên Israel hết cái nầy tới cái kia. Phần kỷ luật sẽ liên tục qua mỗi vòng (trừ phi Israel biết ăn năn) cho tới chừng vòng thứ năm, nó sẽ kết quả trong sự phu tù và sự tan rãi giữa vòng các nước khác. Một phương diện của ơn phước Đức Chúa Trời chứng tỏ thực tại và quyền phép của Ngài là sự chúc phước cho có mưa cùng huê lợi của đất (đối chiếu Lêvi ký 26.4). Như chúng ta đã thấy, thần Ba-anh đã được người ta công bố là thần sấm sét, là vị thần đem lại mưa và huê lợi của đất; hắn cũng được tôn là thần phì nhiêu. Vì vậy các phép lạ của Êlisê cùng nạn đói kém nầy, giống y như thời buổi của Êli, đã bác bỏ điều nầy. Nó chứng minh Ba-anh là bất lực và không thể cung ứng cho các nhu cần của người ta. Trong chỗ luôn có mưa, họ chẳng nhận được một trận mưa nào cả.
Về mặt cơ bản, đâu là nan đề thật? Giống như ngày hôm nay, đây là một trận chiến dành cho lý trí và mọi niềm tin của con người. Thực vậy, đây là một trận chiến dành cho Kinh thánh. Nó bao gồm những gì chúng ta gọi là hành động vô nghĩa của lý trí. Nếu người ta không chịu nghe theo Lời của Đức Chúa Trời trên một cơ sở đều đặn, cùng vâng theo lẽ thật của Lời ấy, vậy thì, họ sẽ tiếp lấy một cách máy móc quan điểm, các giá trị, cùng những hệ thống tín điều của thế gian và những sự giả mạo của nó. Khi các xã hội chạy theo con đường nầy, họ sẽ trở nên giống như một cái bình sự chết, đầy dẫy với chất độc cay đắng, họ bị hầm nhừ trong đó để trở thành các môn đồ của ma quỉ.
Chính vì mục đích nầy mà Đức Chúa Trời đã dấy Êli và Êlisê lên, hai vị tiên tri đầy quyền năng của Đức Chúa Trời, là những người mà Đức Chúa Trời đã thi hành nhiều phép lạ để xác quyết thực tại và sự kết quả của Lời Đức Chúa Trời. Qua hai người nầy, Đức Giêhôva đã tìm cách để xây Israel lại với chính mình Ngài cùng Lời của Ngài và xa khỏi các hệ thống thờ lạy hình tượng của các nước cùng mọi triết học hư không trong cuộc sống. Luôn luôn là vậy, các phép lạ đã được thực thi như để xác quyết các công cụ sứ giả của Đức Chúa Trời với sứ điệp của Đức Chúa Trời. Những phép lạ trước tiên và trên hết là các dấu hiệu để xác quyết sứ giả, nhưng chỉ trong trình tự để xác quyết sứ điệp.
Mặc dù dân tộc là một tổng thể đã lìa khỏi Đức Chúa Trời, có nhiều người không như vậy. Đã có ít nhất 7.000 người không chịu cúi mình quì gối xuống trước mặt Ba-anh. Sự việc nầy bao gồm ít nhất ba trường đào tạo các tiên tri, khi ấy họ giống như các thần học viện bây giờ vậy. Một trường tiên tri nằm ở Ghinh-ganh, là địa điểm chúng ta chọn trong câu chuyện ở II Các Vua 4.38-41.
PHẦN TRÌNH BÀY
“Ê-li-sê trở về Ghinh-ganh. Vả, trong xứ có đói kém. Các môn đồ của những tiên tri đều ngồi trước mặt người. Người biểu kẻ tôi tớ mình rằng: Hãy bắc cái nồi lớn, nấu canh cho các môn đồ của những tiên tri. Một người trong bọn họ đi ra ngoài đồng đặng hái rau, thấy một dây rừng leo, bèn hái những dưa dại, bọc đầy vạt áo tơi mình. Khi người trở về, xắt ra từng miếng, bỏ trong nồi nấu canh, chẳng biết nó là thứ gì. Người ta múc cho các người ăn; nhưng vừa khi họ nếm canh, thì la lên rằng: Hỡi người của Đức Chúa Trời, sự chết ở trong nồi nầy! Họ ăn canh ấy không đặng. Ê-li-sê nói: Thế thì, hãy đem bột lại. Người bỏ bột trong nồi, và biểu rằng: Hãy múc cho các người ăn. Vậy, trong canh chẳng còn độc gì nữa”.
Nạn đói và cái nồi canh (câu 38)
Êlisê trở về Ghinh-ganh, ở đây có một trường đào tạo tiên tri. Điểm đầu tiên khiến cho chúng ta phải chú ý nằm ở câu 38 là sự kiện tiên tri Êlisê trở về. Êlisê có thể đã lưu trú tại ngôi nhà của người đờn bà Su-nem, ở đây ông đã được yên ủi và tiếp trợ cho đồ ăn, nhưng là một người chăn bầy thật và là một người tin kính, chuyên lo làm công việc với Đức Chúa Trời, ông có bổn phận phải gắn bó với các vị tiên tri cùng nhu cần của họ. Lần đói kém nầy, không phải không giống với cơn đói kém hiện hữu cho sự dạy và sự nghe theo đạo (Amốt 8.11), là một cơ hội lớn để truyền đạt lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời cho những nhà truyền đạo nầy trong tương lai.
Nhưng giống như Đức Giêhôva, là Đấng mà Êlisê phải rao giảng trong chức vụ của ông, ông sử dụng nạn đói nầy cùng những tình thế, sự cố cụ thể để minh hoạ cho lẽ thật nhất định và để dạy dỗ thực tại giao ước của Đức Chúa Trời với Israel. Một người chăn tốt không rời bỏ ràn chiên khi rắc rối xảy đến, mà phải ở lại với bầy chiên để khích lệ và dạy dỗ họ qua các biến cố của cuộc sống.
Điểm thứ hai kéo chúng ta phải chú ý tới là sự kiện vị tiên tri trở về trong lúc có đói kém. Từ ngữ “có” nằm ở dạng chữ nghiêng trong bản Kinh thánh NASB và KJV, có ý nói nó không như vậy trong bản Kinh thánh Hê-bơ-rơ. Sát nghĩa: “và nạn đói ở trong xứ”. Đây là một câu nói không có gì quan trọng và có âm nhấn nhẹ thôi. Ngay lập tức, điểm lôi kéo chúng ta chú ý là sự trở về của Êlisê, nhưng thời điểm nầy đang có cơn đói kém ở trong xứ.
Đây là xứ nào vậy? Đây là đất hứa. Đây là vùng đất mà Đức Chúa Trời đã thề ban cho Israel, và Ngài đã thực hiện lời thề đó. Hơn nữa, Ngài đã hứa chúc phước cho xứ và khiến nó kết quả nếu Israel chịu vâng theo Đức Giêhôva. Ngài đã hứa trong Phục truyền luật lệ ký 28.12: “Đức Giê-hô-va sẽ vì ngươi mở trời ra, là kho báu của Ngài, đặng cho mưa phải thì giáng xuống đất…”. Nhưng Đức Chúa Trời cũng đã hứa, nếu họ không chịu vâng theo Ngài cùng Lời của Ngài: “Các từng trời ở trên đầu ngươi sẽ như đồng, và đất dưới chân ngươi sẽ như sắt. Thay vì mưa, Đức Giê-hô-va sẽ khiến cát và bụi từ trời sa xuống trên đất ngươi, cho đến chừng nào ngươi bị hủy diệt” (Phục truyền luật lệ ký 28.23-24).
Và giờ đây một người Israel bị nhúng vào sự dạy cùng các tư tưởng của hệ thống thờ lạy hình tượng giả dối Ba-anh cùng những lời xưng nhận tráo trở của nó cho rằng Ba-anh là thần sấm sét, đã có đói kém trong xứ y như Đức Chúa Trời đã hứa. Tất nhiên, nan đề thực là nạn đói kém thuộc linh của một xã hội vô thần và thờ lạy hình tượng, một xã hội đang tìm cách để sống mà không có Lời được cảm thúc bởi Đức Chúa Trời.
Có một số nguyên tắc mà chúng ta sẽ nhìn thấy từ sự việc nầy:
(1) Khi một dân lìa khỏi Chúa không những nó gặt lấy những gì nó gieo ra và bản thân dân ấy chịu lấy sự phán xét của Đức Chúa Trời, nhưng người nào tin kính còn sót lại cũng chịu khổ (như với các vị tiên tri nầy). Mặc dầu Đức Chúa Trời sẽ (và đã) tiếp trợ cho mọi nhu cầu của họ, họ vẫn chịu lấy những hậu quả của tình trạng thờ lạy hình tượng. Tương tự thế, vì tình trạng thuộc linh và sa đoạ về mặt đạo đức trong xứ sở của chúng ta ngày nay, bước đi trên các đường phố trong ban đêm hầu hết trong các thành phố của chúng ta là không an toàn.
(2) Điều nầy còn nhắc thêm cho chúng ta nhớ tới nhu cần cùng những trách nhiệm mà chúng ta phải vận hành như sự sáng và muối để soi sáng bóng tối tăm và bảo hộ xứ sở chúng ta tránh khỏi sự băng hoại. Cơ đốc nhân cần phải đứng lên và sống có kết quả!
(3) Nhưng những tình trạng như thế cũng có ý nói tới những lúc có cần và cơ hội cho dân sự của Đức Chúa Trời. Chúng ta cần phải nhóm nhau lại thường xuyên để rao giảng, khích lệ, và được trang bị để đi ra gặp gỡ một xã hội đang trong cảnh bị hư mất và đau khổ, đúng là điều mà chúng ta đang nhìn thấy ở đây nơi các môn đồ nầy của Êlisê (Malachi 3.16; Hê-bơ-rơ 10.24-25).
Nhưng chúng ta đừng quên rằng một trong những lý do các dân xây khỏi Chúa (nghĩa là, thôi không dành thì giờ cho Lời của Đức Chúa Trời nữa, và thay vì thế họ đang nhiễm chất độc của trần gian) ấy là họ đang bị cuốn vào sự giàu có, thịnh vượng, và những cuộc truy hoan đến nỗi họ quên Đức Chúa Trời là Đấng đã ban mọi sự ấy cho họ (Phục truyền luật lệ ký 6.10-12 đối chiếu với 4-6).
Câu 38 tiếp tục: “Các môn đồ của những tiên tri đều ngồi…”. Quí vị nghĩ xem, họ đang làm gì vậy? Đang chơi một trò chơi gì đó chăng? Thật khó nghĩ quá! Không, họ đã có mặt trong một lớp học Kinh thánh, đang học hỏi Ngôi Lời, đang chăm chú lắng nghe vị tiên tri, là người mà ai cũng biết là người của Đức Chúa Trời cho thời buổi ấy, một nhân vật đã chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời vốn có thực.
Trong phạm trù của nạn đói kém cả mặt thuộc thể lẫn thuộc linh như thế nầy, Êlisê đã nói với tôi tớ của mình: “Hãy bắc cái nồi lớn…”. Đây là lúc rất hay cho việc đưa ra một minh hoạ. Giống như Chúa chúng ta thường làm (hãy so sánh với việc cho 5000 người ăn ở Mác 6), Êlisê sắp sửa giết hai con chim với một hòn đá. Thứ nhứt, ông sẽ làm thoả mãn nhu cần của họ về đồ ăn, mà đồng thời ông sẽ sử dụng việc nầy như một cơ hội để minh hoạ và củng cố một lẽ thật thuộc linh quan trọng (đối chiếu Mác 6.51, 52).
Từ ngữ nói tới chữ “canh” là chữ Hê-bơ-rơ nazid, có ý nói tới “cháo hay món hầm nhừ, hoặc thứ chi được đun sôi trong cái nồi”. Canh chứa một hỗn hợp đủ thứ hầm chung với nhau, thường là các thứ rau và thịt, hay các thứ rau và bột.
Có một sự phân tích mang tính dạy dỗ ở đây. Cái bình thì giống như thế gian, một hỗn hợp đủ thứ tư tưởng, tôn giáo, hệ thống thờ lạy hình tượng, và các thứ triết lý của con người, bởi đó người ta đang ra sức để làm thoả mãn khẩu vị của họ và xử lý với nạn đói kém thuộc linh đang có trên thế gian. Thí dụ nói tới lúa mì và cỏ lùng là một sự phân tích tương tự.
Việc thu thập các thứ quả mọc hoang (câu 39)
Câu nầy tỏ ra họ đã thu thập các thành phần để nấu một nồi canh, các thứ dây hoang, từ ngoài đồng. “Đồng” là chữ Hê-bơ-rơ sadeh có ý nói tới một khu vực đất đai rộng lớn, không có gieo trồng chi hết, ở đó quí vị chỉ có thể tìm thấy những thứ mọc hoang mà thôi. Người đi thu thập các thứ hoang kia lại vô danh tính, người ấy đi ra rồi tìm gặp những gì người tưởng đem về sẽ nấu được một nồi canh ngon. Những thứ thực vật rất mềm, mọng nước mà không có lớp mô cứng ngoài vỏ; chúng rất ngon, và thường được dùng cho các mục đích làm thuốc hay làm gia vị ngọt ngào và có mùi thơm. Nhưng những thứ người nầy tìm được ở ngoài đồng (một hình ảnh của thế gian) đều là những thứ dây có chất độc. Chưa được học biết về các vấn đề nầy, người tưởng đấy là dây nho hoang hay một thứ dưa hoang có thể ăn được. Những gì người tìm được người ta có thể tin đó là citrallus colocynthus, là loại dây có lá giống như lá dưa chuộc nhưng rất đắng và độc phù hợp với những tính chất thuốc xổ rất nặng. Nếu ăn phải một lượng lớn nó sẽ làm nát bộ tiêu hoá thậm chí có thể gây chết chóc nữa. Với số lượng nhỏ, quí vị không phải chết, nhưng quí vị sẽ nghĩ quí vị sẽ – thậm chí rất muốn chết nữa.
Bức tranh nầy nói lên điều gì? Thế gian đầy dẫy những tư tưởng độc hại, trông dường như vô hại và ngay cả rất giống với lẽ thật nữa, nhưng chúng rất đắng và đem lại sự bất hạnh cho con người. Để có thể nhận ra điều nầy và để bảo hộ nhiều người khác tránh khỏi những thứ cỏ đắng nầy, con người cần phải được dạy dỗ bằng Lời của Đức Chúa Trời để họ đổi lại biết trang bị cho nhiều người khác bằng lẽ thật. Hãy so sánh sự thách thức của Phaolô cho Ti-mô-thê (II Ti-mô-thê 2.2) cùng sự dạy dỗ của ông ở Êphêsô 4.12-16 và hãy chú ý phần tương tứng với Êlisê trong ngôi trường đào tạo các tiên tri nầy.
Có sự chết trong cái bình (câu 40)
“Người ta múc cho các người ăn”. Không nghi ngờ chi cả, họ múc đầy đĩa thức ăn thứ canh độc nầy, nhưng không lâu sau đó họ đã kinh nghiệm những tác dụng nầy; món canh thật là đắng và họ mau chóng nhận ra có vấn đề với bao tử. Họ chổi dậy khỏi bàn trong đau đớn và sợ hãi. Đã có sự chết ở trong nồi canh. Những thứ cỏ hoang nhổ từ ngoài đồng, không có kỹ năng phân biệt của một bậc thầy chuyên trồng hay bán về cây thuốc, là người biết rõ sự khác biệt giữa thứ nào có và thứ nào không có chất độc. Vì vậy các vị tiên tri đã kêu la với người của Đức Chúa Trời, vì chỉ có Đức Chúa Trời mới có thuốc giải và các phương tiện cho sự sống.
Những hình ảnh ở đây quá đủ rõ ràng rồi. Thế gian đầy dẫy những tư tưởng và nhiều giải pháp độc hại cho cuộc sống. Đối với tai và mắt chưa được chỉ biểu, chưa biết suy xét và nhận thức đúng đắn, chúng lắng nghe và nhìn thấy rõ lắm, nhưng chúng đầy dẫy sự chết và đau khổ.
Hơn nữa, trong bức tranh nầy, chúng ta thấy phần trách nhiệm của người tin Chúa. Trong Đức Chúa Jêsus Christ và Lời của Ngài, chúng ta có thuốc giải độc – câu trả lời cho sự chết của con người và là phương tiện của sự sống đời đời và sự sống dư dật (Giăng 10.10). Không may, khuynh hướng của chúng ta là chạy theo bản năng của mình và như thế dường như là đúng đắn đối với chúng ta.
Trong quyển Guideposts, Ronald Pinkerton mô tả một tai nạn gần mà ông đã gặp phải khi tham dự vào môn thể thao tàu lượn. Ông đã phóng chiếc tàu lượn của mình nhấc cao lên trên không khoảng 4.200 feet. Khi ông bay cao dần lên, đột nhiên một luồng gió mạnh thổi vào chiếc tàu lượn khiến cho nó phải bổ nhào hướng xuống đất.
“Tôi đang rơi với một tốc độ đáng báo động. Bị kẹt trong một chiếc dù bị gió xé rách, tôi sắp sửa bị rơi tự do! Khi ấy tôi nhìn thấy nó – một con diều hâu có tai màu đỏ. Nó bay cách cách tàu lượn của tôi chừng 6 feet, đang chiến đấu với chính trận gió mạnh đó . . .
Tôi nhìn xuống. Còn 300 feet nữa thì tới mặt đất và vẫn còn đang rơi. Cây cối bên dưới trông giống như những mũi nhọn đầy sự hăm doạ.
Tôi nhìn con diều hâu một lần nữa. Thình lình nó nghiêng qua một bên rồi bay thẳng xuôi theo ngọn gió. Xuôi theo ngọn gió! Nếu không khí có ở khắp nơi, nó bay xuôi theo ngọn gió! Con diều hâu muốn tự tử.
Hai trăm feet. Không biết tư tưởng từ đâu đến nhập vào lý trí của tôi. Theo sau con diều hâu. Chuyện nầy ngược ngạo đối với mọi sự tôi đã nhận biết về việc bay tàu lượn. Nhưng giờ đây mọi tri thức của tôi đều vô dụng rồi. Tôi đã ở trong sự thương xót của ngọn gió. Tôi bay theo con diều hâu.
Một trăm feet. Đột nhiên con diều hâu kiếm được độ cao. Trong một giây thôi, dường như tôi bị treo lơ lửng bất động trong không gian. Khi ấy một luồng không khí ấm khởi sự đẩy tàu lượn bay cao lên. Tôi bị choáng váng ngay. Không một điều gì tôi đã biết qua trong vai trò một phi công có thể giải thích hiện tượng nầy. Nhưng đấy là sự thực. Tôi đang bay cao lên.
Như Tác giả Thi thiên thách thức chúng ta, nhu cần của con người là phải:
“Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va, chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con; Phàm trong các việc làm của con, khá nhận biết Ngài, thì Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo của con. Chớ khôn ngoan theo mắt mình; Hãy kính sợ Đức Giê-hô-va, và lìa khỏi sự ác: Như vậy, cuống rốn con sẽ được mạnh khỏe, và xương cốt con được mát mẻ” (Châm ngôn 3.5-8).
Thuốc giải (câu 41)
Êlisê đòi đem bột đến rồi bỏ bột vào trong nồi canh và bởi một phép lạ của Đức Chúa Trời bột bèn khử đi tác dụng của chất độc. Điều nầy minh hoạ rất hay cho một lẽ thật thuộc linh tuyệt vời, một phân tích về đức tin và sự vâng lời. Muốn được sống, há chẳng thú vị sao, họ phải ăn trong đức tin những gì là chất độc? Không có một chất độc nào trung tính ở đây cả. Một là họ đã ăn nồi canh có bột làm cho ngọt ngào hoặc họ sẽ chết.
“Bột” là từ ngữ Hê-bơ-rơ gemah, một hình thức bột. Từ nầy được dùng cho cả hai: bột thô và bột mịn (Sáng thế ký 18.6) và bánh không men. Từ ngữ thông thường nói tới bột mịn là selet, loại bột được dùng với những thú vật làm con sinh. Nhưng là một hình thức bột, nó đã có ý nghĩa tượng trưng nhất định.
Bột đã được dùng trong việc làm bánh và Đức Chúa Jêsus Christ là Bánh Hằng Sống. Hơn nữa, đã có những của dâng bằng bột trong Cựu Ước, nó đứng chỉ thân vị của Đức Chúa Jêsus Christ, nhưng chúng luôn được dâng với các con thú làm con sinh, một hình ảnh nói tới sự chết của Đức Chúa Jêsus Christ (đối chiếu Dân số ký 15.1…). Điều nầy chứng tỏ tính cần thiết tuyệt đối của cả hai: thân vị và việc làm của Đức Chúa Jêsus Christ. Sẽ chẳng có ơn cứu rỗi và sự tha tội tách rời nhau. Nhưng từ quan điểm của người dâng hiến, bột được đem dâng tiêu biểu cho sự thịnh vượng của người dâng, mọi của cải của ông ta, khi được đem trình với con sinh, tỏ ra sự gắn bó giữa sự tha tội và sự tin kính đối với Chúa. Tin kính đối với Chúa tuôn tràn ra từ sự tha tội của chúng ta. Được cứu để hầu việc là một bức tranh khá rõ nét.
Cũng một thể ấy, bột đứng như một hình ảnh nói tới Đức Chúa Jêsus Christ, là Lời hằng sống của Đức Chúa Trời, là Bánh xuống từ trời, tất nhiên là Đấng đã được tỏ ra chỉ trong Kinh thánh, là Lời thành văn.
Mục đích của bài học nầy, ấy là chỉ có Lời Đức Chúa Trời tỏ ra Đức Chúa Jêsus Christ là thuốc giải độc cho sự chết ở trong nồi canh. Chỉ có Chúa Jêsus mới có thể ban cho sự sống và cất bỏ đi cơn đói kém thuộc linh của thế gian hay nuôi dưỡng chúng ta ở giữa nạn đói kém ấy.
Nhưng hãy chú ý phần cuối của câu 41: “Hãy múc cho các người ăn”.
Trước tiên, làm ơn hãy chú ý rằng để sống còn, họ phải ăn nồi canh giờ đây không có sự hại nữa, mà còn ban cho sự sống. Chúng ta phải trưởng dưỡng bằng Lời của Đức Chúa Trời và sự khải thị quý báu về Đức Chúa Jêsus Christ của Lời ấy. Những vị tiên tri phải tin theo Đức Chúa Trời, và bởi đức tin ăn món canh nầy hầu được giải cứu ra khỏi nồi canh độc.
Thứ hai, hãy chú ý không có một chất độc nào trung tính cả. Một là người ta trưởng dưỡng trên Đức Chúa Jêsus Christ hoặc người phải đói khát rồi ngã chết khi người nổ lực sống mà không có nồi canh của thế gian. Một tình trạng trung lập đối với Ngôi Lời thực sự là một tình trạng tích cực trong thế gian. Một là chúng ta trưởng dưỡng Ngôi Lời, là đạo hằng sống của Đức Chúa Trời hay chúng ta trưởng dưỡng bằng lời của thế gian.
Rôma 8.5-7: “Thật thế, kẻ sống theo xác thịt thì chăm những sự thuộc về xác thịt; còn kẻ sống theo Thánh Linh thì chăm những sự thuộc về Thánh Linh. Vả, chăm về xác thịt sanh ra sự chết, còn chăm về Thánh Linh sanh ra sự sống và bình an; vì sự chăm về xác thịt nghịch với Đức Chúa Trời, bởi nó không phục dưới luật pháp Đức Chúa Trời, lại cũng không thể phục được”.
Ôsê 4.6: “Dân ta bị diệt vì cớ thiếu sự thông biết. Bởi ngươi bỏ sự thông biết thì ta cũng bỏ ngươi, đặng ngươi không làm thầy tế lễ cho ta nữa; bởi ngươi đã quên luật pháp của Đức Chúa Trời mình, thì ta cũng sẽ quên con cái ngươi”.
I Cô-rinh-tô 1.20-25: “Người khôn ngoan ở đâu? Thầy thông giáo ở đâu? Người biện luận đời nay ở đâu? Có phải Đức Chúa Trời đã làm cho sự khôn ngoan của thế gian ra dồ dại không? Vì, tại thế gian cậy sự khôn ngoan mình, chẳng nhờ sự khôn ngoan Đức Chúa Trời mà nhận biết Đức Chúa Trời, nên Ngài đành lòng dùng sự giảng dồ dại của chúng ta mà cứu rỗi những người tin cậy. Vả, đương khi người Giu-đa đòi phép lạ, người Gờ-réc tìm sự khôn ngoan, thì chúng ta giảng Đấng Christ bị đóng đinh trên cây thập tự, là sự người Giu-đa lấy làm gương xấu, dân ngoại cho là dồ dại; song le, về những người được gọi, bất luận người Giu-đa hay người Gờ-réc, thì Đấng Christ là quyền phép của Đức Chúa Trời và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Bởi vì sự dồ dại của Đức Chúa Trời là khôn sáng hơn người ta, và sự yếu đuối của Đức Chúa Trời là mạnh hơn người ta”.
Roma 12.1: “Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em. Đừng làm theo đời nầy, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào.”
Dân sự của Đức Chúa Trời phải liên tục được biến đổi bởi Lời Thánh của Đức Chúa Trời, là Kinh thánh.
***
PHẦN GIỚI THIỆU:
Để nắm bắt được ý nghĩa các phép lạ của Êli và Êlisê, thật là quan trọng khi nhớ rằng gần như mọi sự họ đã làm trong chức vụ của họ, đặc biệt là các phép lạ, đã được thực thi để chống lại bối cảnh thờ lạy hình tượng Ba-anh như một cuộc luận chiến chống lại điều ác của giáo điều Ba-anh cùng sự hư không của nó ngược lại với sự công bình, quyền phép, và hoạt động của Đức Giêhôva, là Đức Chúa Trời chơn thật, Ngài có giao ước với Isarel.
Ở Vương quốc phía Bắc Israel, nơi Êli và Êlisê thi hành chức vụ, dân sự, kể cả các cấp lãnh đạo của họ, đã lìa bỏ Đức Giêhôva cùng Lời của Ngài, họ đã chạy theo học thuyết Ba-anh giống như một người vợ gian dâm đang đóng vai trò của người kỵ nữ.
Trong Giao ước thuộc sách Phục truyền luật lệ ký, Đức Giêhôva đã hứa với cả dân Isarel rằng nếu họ sống trung tín với Ngài cùng vâng theo Lời Ngài (Luật pháp Cựu Ước) họ sẽ được chúc phước cho, còn nếu họ bất tuân và chạy theo các hình tượng tà thần của các dân khác, họ sẽ bị rủa sả. Vì sự vâng lời sẽ được chúc phước cho, còn bất tuân sẽ phải chịu sự rủa sả mà thôi (sự phán xét thiêng liêng). Sở dĩ như vậy không phải vì Israel có điều chi đặc biệt (đối chiếu Phục truyền luật lệ ký 9.3-6), hoặc vì họ mập mạp và tươi tốt, mà vì Đức Chúa Trời đã chọn họ làm người chăm lo về lẽ thật của Ngài (Rôma 3.2; 9.4), làm ống dẫn của Đấng Mêsi (Sáng thế ký 12.3; Rôma 9.5), và là một chứng nhân cho các nước về sự công bình và quyền phép của Đức Chúa Trời và về lẽ thật của Lời Ngài (đối chiếu Xuất Êdíptô ký 19.4-6; Phục truyền luật lệ ký 4.5-8). Nếu Israel chu toàn mục tiêu của họ, họ cũng sẽ có quyền chứng tỏ sự hư không và sự giả trá của các tà thần của các dân khác. Sự thực nầy sẽ được làm cho rõ nét bởi ơn phước của Đức Chúa Trời dành cho sự vâng lời và rủa sả dành cho sự bất tuân.
Lêvi ký 26 đề ra các luật lệ của Đức Chúa Trời về sự vâng lời và phước hạnh, sự bất tuân và rủa sả. Sự rủa sả đã được mô tả trong 5 vòng kỷ luật mà Đức Chúa Trời sẽ giáng trên Israel hết cái nầy tới cái kia. Phần kỷ luật sẽ liên tục qua mỗi vòng (trừ phi Israel biết ăn năn) cho tới chừng vòng thứ năm, nó sẽ kết quả trong sự phu tù và sự tan rãi giữa vòng các nước khác. Một phương diện của ơn phước Đức Chúa Trời chứng tỏ thực tại và quyền phép của Ngài là sự chúc phước cho có mưa cùng huê lợi của đất (đối chiếu Lêvi ký 26.4). Như chúng ta đã thấy, thần Ba-anh đã được người ta công bố là thần sấm sét, là vị thần đem lại mưa và huê lợi của đất; hắn cũng được tôn là thần phì nhiêu. Vì vậy các phép lạ của Êlisê cùng nạn đói kém nầy, giống y như thời buổi của Êli, đã bác bỏ điều nầy. Nó chứng minh Ba-anh là bất lực và không thể cung ứng cho các nhu cần của người ta. Trong chỗ luôn có mưa, họ chẳng nhận được một trận mưa nào cả.
Về mặt cơ bản, đâu là nan đề thật? Giống như ngày hôm nay, đây là một trận chiến dành cho lý trí và mọi niềm tin của con người. Thực vậy, đây là một trận chiến dành cho Kinh thánh. Nó bao gồm những gì chúng ta gọi là hành động vô nghĩa của lý trí. Nếu người ta không chịu nghe theo Lời của Đức Chúa Trời trên một cơ sở đều đặn, cùng vâng theo lẽ thật của Lời ấy, vậy thì, họ sẽ tiếp lấy một cách máy móc quan điểm, các giá trị, cùng những hệ thống tín điều của thế gian và những sự giả mạo của nó. Khi các xã hội chạy theo con đường nầy, họ sẽ trở nên giống như một cái bình sự chết, đầy dẫy với chất độc cay đắng, họ bị hầm nhừ trong đó để trở thành các môn đồ của ma quỉ.
Chính vì mục đích nầy mà Đức Chúa Trời đã dấy Êli và Êlisê lên, hai vị tiên tri đầy quyền năng của Đức Chúa Trời, là những người mà Đức Chúa Trời đã thi hành nhiều phép lạ để xác quyết thực tại và sự kết quả của Lời Đức Chúa Trời. Qua hai người nầy, Đức Giêhôva đã tìm cách để xây Israel lại với chính mình Ngài cùng Lời của Ngài và xa khỏi các hệ thống thờ lạy hình tượng của các nước cùng mọi triết học hư không trong cuộc sống. Luôn luôn là vậy, các phép lạ đã được thực thi như để xác quyết các công cụ sứ giả của Đức Chúa Trời với sứ điệp của Đức Chúa Trời. Những phép lạ trước tiên và trên hết là các dấu hiệu để xác quyết sứ giả, nhưng chỉ trong trình tự để xác quyết sứ điệp.
Mặc dù dân tộc là một tổng thể đã lìa khỏi Đức Chúa Trời, có nhiều người không như vậy. Đã có ít nhất 7.000 người không chịu cúi mình quì gối xuống trước mặt Ba-anh. Sự việc nầy bao gồm ít nhất ba trường đào tạo các tiên tri, khi ấy họ giống như các thần học viện bây giờ vậy. Một trường tiên tri nằm ở Ghinh-ganh, là địa điểm chúng ta chọn trong câu chuyện ở II Các Vua 4.38-41.
PHẦN TRÌNH BÀY
“Ê-li-sê trở về Ghinh-ganh. Vả, trong xứ có đói kém. Các môn đồ của những tiên tri đều ngồi trước mặt người. Người biểu kẻ tôi tớ mình rằng: Hãy bắc cái nồi lớn, nấu canh cho các môn đồ của những tiên tri. Một người trong bọn họ đi ra ngoài đồng đặng hái rau, thấy một dây rừng leo, bèn hái những dưa dại, bọc đầy vạt áo tơi mình. Khi người trở về, xắt ra từng miếng, bỏ trong nồi nấu canh, chẳng biết nó là thứ gì. Người ta múc cho các người ăn; nhưng vừa khi họ nếm canh, thì la lên rằng: Hỡi người của Đức Chúa Trời, sự chết ở trong nồi nầy! Họ ăn canh ấy không đặng. Ê-li-sê nói: Thế thì, hãy đem bột lại. Người bỏ bột trong nồi, và biểu rằng: Hãy múc cho các người ăn. Vậy, trong canh chẳng còn độc gì nữa”.
Nạn đói và cái nồi canh (câu 38)
Êlisê trở về Ghinh-ganh, ở đây có một trường đào tạo tiên tri. Điểm đầu tiên khiến cho chúng ta phải chú ý nằm ở câu 38 là sự kiện tiên tri Êlisê trở về. Êlisê có thể đã lưu trú tại ngôi nhà của người đờn bà Su-nem, ở đây ông đã được yên ủi và tiếp trợ cho đồ ăn, nhưng là một người chăn bầy thật và là một người tin kính, chuyên lo làm công việc với Đức Chúa Trời, ông có bổn phận phải gắn bó với các vị tiên tri cùng nhu cần của họ. Lần đói kém nầy, không phải không giống với cơn đói kém hiện hữu cho sự dạy và sự nghe theo đạo (Amốt 8.11), là một cơ hội lớn để truyền đạt lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời cho những nhà truyền đạo nầy trong tương lai.
Nhưng giống như Đức Giêhôva, là Đấng mà Êlisê phải rao giảng trong chức vụ của ông, ông sử dụng nạn đói nầy cùng những tình thế, sự cố cụ thể để minh hoạ cho lẽ thật nhất định và để dạy dỗ thực tại giao ước của Đức Chúa Trời với Israel. Một người chăn tốt không rời bỏ ràn chiên khi rắc rối xảy đến, mà phải ở lại với bầy chiên để khích lệ và dạy dỗ họ qua các biến cố của cuộc sống.
Điểm thứ hai kéo chúng ta phải chú ý tới là sự kiện vị tiên tri trở về trong lúc có đói kém. Từ ngữ “có” nằm ở dạng chữ nghiêng trong bản Kinh thánh NASB và KJV, có ý nói nó không như vậy trong bản Kinh thánh Hê-bơ-rơ. Sát nghĩa: “và nạn đói ở trong xứ”. Đây là một câu nói không có gì quan trọng và có âm nhấn nhẹ thôi. Ngay lập tức, điểm lôi kéo chúng ta chú ý là sự trở về của Êlisê, nhưng thời điểm nầy đang có cơn đói kém ở trong xứ.
Đây là xứ nào vậy? Đây là đất hứa. Đây là vùng đất mà Đức Chúa Trời đã thề ban cho Israel, và Ngài đã thực hiện lời thề đó. Hơn nữa, Ngài đã hứa chúc phước cho xứ và khiến nó kết quả nếu Israel chịu vâng theo Đức Giêhôva. Ngài đã hứa trong Phục truyền luật lệ ký 28.12: “Đức Giê-hô-va sẽ vì ngươi mở trời ra, là kho báu của Ngài, đặng cho mưa phải thì giáng xuống đất…”. Nhưng Đức Chúa Trời cũng đã hứa, nếu họ không chịu vâng theo Ngài cùng Lời của Ngài: “Các từng trời ở trên đầu ngươi sẽ như đồng, và đất dưới chân ngươi sẽ như sắt. Thay vì mưa, Đức Giê-hô-va sẽ khiến cát và bụi từ trời sa xuống trên đất ngươi, cho đến chừng nào ngươi bị hủy diệt” (Phục truyền luật lệ ký 28.23-24).
Và giờ đây một người Israel bị nhúng vào sự dạy cùng các tư tưởng của hệ thống thờ lạy hình tượng giả dối Ba-anh cùng những lời xưng nhận tráo trở của nó cho rằng Ba-anh là thần sấm sét, đã có đói kém trong xứ y như Đức Chúa Trời đã hứa. Tất nhiên, nan đề thực là nạn đói kém thuộc linh của một xã hội vô thần và thờ lạy hình tượng, một xã hội đang tìm cách để sống mà không có Lời được cảm thúc bởi Đức Chúa Trời.
Có một số nguyên tắc mà chúng ta sẽ nhìn thấy từ sự việc nầy:
(1) Khi một dân lìa khỏi Chúa không những nó gặt lấy những gì nó gieo ra và bản thân dân ấy chịu lấy sự phán xét của Đức Chúa Trời, nhưng người nào tin kính còn sót lại cũng chịu khổ (như với các vị tiên tri nầy). Mặc dầu Đức Chúa Trời sẽ (và đã) tiếp trợ cho mọi nhu cầu của họ, họ vẫn chịu lấy những hậu quả của tình trạng thờ lạy hình tượng. Tương tự thế, vì tình trạng thuộc linh và sa đoạ về mặt đạo đức trong xứ sở của chúng ta ngày nay, bước đi trên các đường phố trong ban đêm hầu hết trong các thành phố của chúng ta là không an toàn.
(2) Điều nầy còn nhắc thêm cho chúng ta nhớ tới nhu cần cùng những trách nhiệm mà chúng ta phải vận hành như sự sáng và muối để soi sáng bóng tối tăm và bảo hộ xứ sở chúng ta tránh khỏi sự băng hoại. Cơ đốc nhân cần phải đứng lên và sống có kết quả!
(3) Nhưng những tình trạng như thế cũng có ý nói tới những lúc có cần và cơ hội cho dân sự của Đức Chúa Trời. Chúng ta cần phải nhóm nhau lại thường xuyên để rao giảng, khích lệ, và được trang bị để đi ra gặp gỡ một xã hội đang trong cảnh bị hư mất và đau khổ, đúng là điều mà chúng ta đang nhìn thấy ở đây nơi các môn đồ nầy của Êlisê (Malachi 3.16; Hê-bơ-rơ 10.24-25).
Nhưng chúng ta đừng quên rằng một trong những lý do các dân xây khỏi Chúa (nghĩa là, thôi không dành thì giờ cho Lời của Đức Chúa Trời nữa, và thay vì thế họ đang nhiễm chất độc của trần gian) ấy là họ đang bị cuốn vào sự giàu có, thịnh vượng, và những cuộc truy hoan đến nỗi họ quên Đức Chúa Trời là Đấng đã ban mọi sự ấy cho họ (Phục truyền luật lệ ký 6.10-12 đối chiếu với 4-6).
Câu 38 tiếp tục: “Các môn đồ của những tiên tri đều ngồi…”. Quí vị nghĩ xem, họ đang làm gì vậy? Đang chơi một trò chơi gì đó chăng? Thật khó nghĩ quá! Không, họ đã có mặt trong một lớp học Kinh thánh, đang học hỏi Ngôi Lời, đang chăm chú lắng nghe vị tiên tri, là người mà ai cũng biết là người của Đức Chúa Trời cho thời buổi ấy, một nhân vật đã chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời vốn có thực.
Trong phạm trù của nạn đói kém cả mặt thuộc thể lẫn thuộc linh như thế nầy, Êlisê đã nói với tôi tớ của mình: “Hãy bắc cái nồi lớn…”. Đây là lúc rất hay cho việc đưa ra một minh hoạ. Giống như Chúa chúng ta thường làm (hãy so sánh với việc cho 5000 người ăn ở Mác 6), Êlisê sắp sửa giết hai con chim với một hòn đá. Thứ nhứt, ông sẽ làm thoả mãn nhu cần của họ về đồ ăn, mà đồng thời ông sẽ sử dụng việc nầy như một cơ hội để minh hoạ và củng cố một lẽ thật thuộc linh quan trọng (đối chiếu Mác 6.51, 52).
Từ ngữ nói tới chữ “canh” là chữ Hê-bơ-rơ nazid, có ý nói tới “cháo hay món hầm nhừ, hoặc thứ chi được đun sôi trong cái nồi”. Canh chứa một hỗn hợp đủ thứ hầm chung với nhau, thường là các thứ rau và thịt, hay các thứ rau và bột.
Có một sự phân tích mang tính dạy dỗ ở đây. Cái bình thì giống như thế gian, một hỗn hợp đủ thứ tư tưởng, tôn giáo, hệ thống thờ lạy hình tượng, và các thứ triết lý của con người, bởi đó người ta đang ra sức để làm thoả mãn khẩu vị của họ và xử lý với nạn đói kém thuộc linh đang có trên thế gian. Thí dụ nói tới lúa mì và cỏ lùng là một sự phân tích tương tự.
Việc thu thập các thứ quả mọc hoang (câu 39)
Câu nầy tỏ ra họ đã thu thập các thành phần để nấu một nồi canh, các thứ dây hoang, từ ngoài đồng. “Đồng” là chữ Hê-bơ-rơ sadeh có ý nói tới một khu vực đất đai rộng lớn, không có gieo trồng chi hết, ở đó quí vị chỉ có thể tìm thấy những thứ mọc hoang mà thôi. Người đi thu thập các thứ hoang kia lại vô danh tính, người ấy đi ra rồi tìm gặp những gì người tưởng đem về sẽ nấu được một nồi canh ngon. Những thứ thực vật rất mềm, mọng nước mà không có lớp mô cứng ngoài vỏ; chúng rất ngon, và thường được dùng cho các mục đích làm thuốc hay làm gia vị ngọt ngào và có mùi thơm. Nhưng những thứ người nầy tìm được ở ngoài đồng (một hình ảnh của thế gian) đều là những thứ dây có chất độc. Chưa được học biết về các vấn đề nầy, người tưởng đấy là dây nho hoang hay một thứ dưa hoang có thể ăn được. Những gì người tìm được người ta có thể tin đó là citrallus colocynthus, là loại dây có lá giống như lá dưa chuộc nhưng rất đắng và độc phù hợp với những tính chất thuốc xổ rất nặng. Nếu ăn phải một lượng lớn nó sẽ làm nát bộ tiêu hoá thậm chí có thể gây chết chóc nữa. Với số lượng nhỏ, quí vị không phải chết, nhưng quí vị sẽ nghĩ quí vị sẽ – thậm chí rất muốn chết nữa.
Bức tranh nầy nói lên điều gì? Thế gian đầy dẫy những tư tưởng độc hại, trông dường như vô hại và ngay cả rất giống với lẽ thật nữa, nhưng chúng rất đắng và đem lại sự bất hạnh cho con người. Để có thể nhận ra điều nầy và để bảo hộ nhiều người khác tránh khỏi những thứ cỏ đắng nầy, con người cần phải được dạy dỗ bằng Lời của Đức Chúa Trời để họ đổi lại biết trang bị cho nhiều người khác bằng lẽ thật. Hãy so sánh sự thách thức của Phaolô cho Ti-mô-thê (II Ti-mô-thê 2.2) cùng sự dạy dỗ của ông ở Êphêsô 4.12-16 và hãy chú ý phần tương tứng với Êlisê trong ngôi trường đào tạo các tiên tri nầy.
Có sự chết trong cái bình (câu 40)
“Người ta múc cho các người ăn”. Không nghi ngờ chi cả, họ múc đầy đĩa thức ăn thứ canh độc nầy, nhưng không lâu sau đó họ đã kinh nghiệm những tác dụng nầy; món canh thật là đắng và họ mau chóng nhận ra có vấn đề với bao tử. Họ chổi dậy khỏi bàn trong đau đớn và sợ hãi. Đã có sự chết ở trong nồi canh. Những thứ cỏ hoang nhổ từ ngoài đồng, không có kỹ năng phân biệt của một bậc thầy chuyên trồng hay bán về cây thuốc, là người biết rõ sự khác biệt giữa thứ nào có và thứ nào không có chất độc. Vì vậy các vị tiên tri đã kêu la với người của Đức Chúa Trời, vì chỉ có Đức Chúa Trời mới có thuốc giải và các phương tiện cho sự sống.
Những hình ảnh ở đây quá đủ rõ ràng rồi. Thế gian đầy dẫy những tư tưởng và nhiều giải pháp độc hại cho cuộc sống. Đối với tai và mắt chưa được chỉ biểu, chưa biết suy xét và nhận thức đúng đắn, chúng lắng nghe và nhìn thấy rõ lắm, nhưng chúng đầy dẫy sự chết và đau khổ.
Hơn nữa, trong bức tranh nầy, chúng ta thấy phần trách nhiệm của người tin Chúa. Trong Đức Chúa Jêsus Christ và Lời của Ngài, chúng ta có thuốc giải độc – câu trả lời cho sự chết của con người và là phương tiện của sự sống đời đời và sự sống dư dật (Giăng 10.10). Không may, khuynh hướng của chúng ta là chạy theo bản năng của mình và như thế dường như là đúng đắn đối với chúng ta.
Trong quyển Guideposts, Ronald Pinkerton mô tả một tai nạn gần mà ông đã gặp phải khi tham dự vào môn thể thao tàu lượn. Ông đã phóng chiếc tàu lượn của mình nhấc cao lên trên không khoảng 4.200 feet. Khi ông bay cao dần lên, đột nhiên một luồng gió mạnh thổi vào chiếc tàu lượn khiến cho nó phải bổ nhào hướng xuống đất.
“Tôi đang rơi với một tốc độ đáng báo động. Bị kẹt trong một chiếc dù bị gió xé rách, tôi sắp sửa bị rơi tự do! Khi ấy tôi nhìn thấy nó – một con diều hâu có tai màu đỏ. Nó bay cách cách tàu lượn của tôi chừng 6 feet, đang chiến đấu với chính trận gió mạnh đó . . .
Tôi nhìn xuống. Còn 300 feet nữa thì tới mặt đất và vẫn còn đang rơi. Cây cối bên dưới trông giống như những mũi nhọn đầy sự hăm doạ.
Tôi nhìn con diều hâu một lần nữa. Thình lình nó nghiêng qua một bên rồi bay thẳng xuôi theo ngọn gió. Xuôi theo ngọn gió! Nếu không khí có ở khắp nơi, nó bay xuôi theo ngọn gió! Con diều hâu muốn tự tử.
Hai trăm feet. Không biết tư tưởng từ đâu đến nhập vào lý trí của tôi. Theo sau con diều hâu. Chuyện nầy ngược ngạo đối với mọi sự tôi đã nhận biết về việc bay tàu lượn. Nhưng giờ đây mọi tri thức của tôi đều vô dụng rồi. Tôi đã ở trong sự thương xót của ngọn gió. Tôi bay theo con diều hâu.
Một trăm feet. Đột nhiên con diều hâu kiếm được độ cao. Trong một giây thôi, dường như tôi bị treo lơ lửng bất động trong không gian. Khi ấy một luồng không khí ấm khởi sự đẩy tàu lượn bay cao lên. Tôi bị choáng váng ngay. Không một điều gì tôi đã biết qua trong vai trò một phi công có thể giải thích hiện tượng nầy. Nhưng đấy là sự thực. Tôi đang bay cao lên.
Như Tác giả Thi thiên thách thức chúng ta, nhu cần của con người là phải:
“Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va, chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con; Phàm trong các việc làm của con, khá nhận biết Ngài, thì Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo của con. Chớ khôn ngoan theo mắt mình; Hãy kính sợ Đức Giê-hô-va, và lìa khỏi sự ác: Như vậy, cuống rốn con sẽ được mạnh khỏe, và xương cốt con được mát mẻ” (Châm ngôn 3.5-8).
Thuốc giải (câu 41)
Êlisê đòi đem bột đến rồi bỏ bột vào trong nồi canh và bởi một phép lạ của Đức Chúa Trời bột bèn khử đi tác dụng của chất độc. Điều nầy minh hoạ rất hay cho một lẽ thật thuộc linh tuyệt vời, một phân tích về đức tin và sự vâng lời. Muốn được sống, há chẳng thú vị sao, họ phải ăn trong đức tin những gì là chất độc? Không có một chất độc nào trung tính ở đây cả. Một là họ đã ăn nồi canh có bột làm cho ngọt ngào hoặc họ sẽ chết.
“Bột” là từ ngữ Hê-bơ-rơ gemah, một hình thức bột. Từ nầy được dùng cho cả hai: bột thô và bột mịn (Sáng thế ký 18.6) và bánh không men. Từ ngữ thông thường nói tới bột mịn là selet, loại bột được dùng với những thú vật làm con sinh. Nhưng là một hình thức bột, nó đã có ý nghĩa tượng trưng nhất định.
Bột đã được dùng trong việc làm bánh và Đức Chúa Jêsus Christ là Bánh Hằng Sống. Hơn nữa, đã có những của dâng bằng bột trong Cựu Ước, nó đứng chỉ thân vị của Đức Chúa Jêsus Christ, nhưng chúng luôn được dâng với các con thú làm con sinh, một hình ảnh nói tới sự chết của Đức Chúa Jêsus Christ (đối chiếu Dân số ký 15.1…). Điều nầy chứng tỏ tính cần thiết tuyệt đối của cả hai: thân vị và việc làm của Đức Chúa Jêsus Christ. Sẽ chẳng có ơn cứu rỗi và sự tha tội tách rời nhau. Nhưng từ quan điểm của người dâng hiến, bột được đem dâng tiêu biểu cho sự thịnh vượng của người dâng, mọi của cải của ông ta, khi được đem trình với con sinh, tỏ ra sự gắn bó giữa sự tha tội và sự tin kính đối với Chúa. Tin kính đối với Chúa tuôn tràn ra từ sự tha tội của chúng ta. Được cứu để hầu việc là một bức tranh khá rõ nét.
Cũng một thể ấy, bột đứng như một hình ảnh nói tới Đức Chúa Jêsus Christ, là Lời hằng sống của Đức Chúa Trời, là Bánh xuống từ trời, tất nhiên là Đấng đã được tỏ ra chỉ trong Kinh thánh, là Lời thành văn.
Mục đích của bài học nầy, ấy là chỉ có Lời Đức Chúa Trời tỏ ra Đức Chúa Jêsus Christ là thuốc giải độc cho sự chết ở trong nồi canh. Chỉ có Chúa Jêsus mới có thể ban cho sự sống và cất bỏ đi cơn đói kém thuộc linh của thế gian hay nuôi dưỡng chúng ta ở giữa nạn đói kém ấy.
Nhưng hãy chú ý phần cuối của câu 41: “Hãy múc cho các người ăn”.
Trước tiên, làm ơn hãy chú ý rằng để sống còn, họ phải ăn nồi canh giờ đây không có sự hại nữa, mà còn ban cho sự sống. Chúng ta phải trưởng dưỡng bằng Lời của Đức Chúa Trời và sự khải thị quý báu về Đức Chúa Jêsus Christ của Lời ấy. Những vị tiên tri phải tin theo Đức Chúa Trời, và bởi đức tin ăn món canh nầy hầu được giải cứu ra khỏi nồi canh độc.
Thứ hai, hãy chú ý không có một chất độc nào trung tính cả. Một là người ta trưởng dưỡng trên Đức Chúa Jêsus Christ hoặc người phải đói khát rồi ngã chết khi người nổ lực sống mà không có nồi canh của thế gian. Một tình trạng trung lập đối với Ngôi Lời thực sự là một tình trạng tích cực trong thế gian. Một là chúng ta trưởng dưỡng Ngôi Lời, là đạo hằng sống của Đức Chúa Trời hay chúng ta trưởng dưỡng bằng lời của thế gian.
Rôma 8.5-7: “Thật thế, kẻ sống theo xác thịt thì chăm những sự thuộc về xác thịt; còn kẻ sống theo Thánh Linh thì chăm những sự thuộc về Thánh Linh. Vả, chăm về xác thịt sanh ra sự chết, còn chăm về Thánh Linh sanh ra sự sống và bình an; vì sự chăm về xác thịt nghịch với Đức Chúa Trời, bởi nó không phục dưới luật pháp Đức Chúa Trời, lại cũng không thể phục được”.
Ôsê 4.6: “Dân ta bị diệt vì cớ thiếu sự thông biết. Bởi ngươi bỏ sự thông biết thì ta cũng bỏ ngươi, đặng ngươi không làm thầy tế lễ cho ta nữa; bởi ngươi đã quên luật pháp của Đức Chúa Trời mình, thì ta cũng sẽ quên con cái ngươi”.
I Cô-rinh-tô 1.20-25: “Người khôn ngoan ở đâu? Thầy thông giáo ở đâu? Người biện luận đời nay ở đâu? Có phải Đức Chúa Trời đã làm cho sự khôn ngoan của thế gian ra dồ dại không? Vì, tại thế gian cậy sự khôn ngoan mình, chẳng nhờ sự khôn ngoan Đức Chúa Trời mà nhận biết Đức Chúa Trời, nên Ngài đành lòng dùng sự giảng dồ dại của chúng ta mà cứu rỗi những người tin cậy. Vả, đương khi người Giu-đa đòi phép lạ, người Gờ-réc tìm sự khôn ngoan, thì chúng ta giảng Đấng Christ bị đóng đinh trên cây thập tự, là sự người Giu-đa lấy làm gương xấu, dân ngoại cho là dồ dại; song le, về những người được gọi, bất luận người Giu-đa hay người Gờ-réc, thì Đấng Christ là quyền phép của Đức Chúa Trời và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Bởi vì sự dồ dại của Đức Chúa Trời là khôn sáng hơn người ta, và sự yếu đuối của Đức Chúa Trời là mạnh hơn người ta”.
Roma 12.1: “Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em. Đừng làm theo đời nầy, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào.”
Dân sự của Đức Chúa Trời phải liên tục được biến đổi bởi Lời Thánh của Đức Chúa Trời, là Kinh thánh.
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét