Bài 10
Con trai của người đờn bà Su-nem được sống lại
(II Các Vua 4.18-37; Hê-bơ-rơ 11.35)
PHẦN GIỚI THIỆU
Câu chuyện nầy nói về đứa con trai của người đờn bà Su-nem, là một câu chuyện dạy cho chúng ta biết về đức tin. Câu chuyện chỉ cho chúng ta thấy đôi điều về đức tin là gì và đức tin vận hành như thế nào! Phân đoạn Kinh thánh nói cho chúng ta biết rất ít về người đờn bà nầy và lai lịch của bà ta và thể nào bà ta trở thành một tín đồ hay xuất xứ của bà ta v.v… Thực vậy, câu chuyện không nói trực tiếp đến đức tin của bà ta, nhưng các biến cố trong phân đoạn Kinh thánh tỏ ra đức tin đó, và sau hết, vấn đề quan trọng là chứng tỏ đức tin của chúng ta hơn là nói tới đức tin (Gia-cơ 2.14).
Tuy nhiên, Tân Ước nói cho chúng ta biết người đờn bà nầy là một tín đồ đã sống bởi đức tin. Trong Hê-bơ-rơ 11 tác giả nói tới những chứng cớ các thánh đồ Cựu Ước đã sống bởi đức tin. Giữa vòng họ, ông nói tới “người đàn bà đã được người nhà mình chết sống lại” (Hê-bơ-rơ 11.35) cho chúng ta thấy rằng tất cả các biến cố trong chương nầy ở II Các Vua 4 đều là kết quả của đức tin mà người đờn bà nầy đặt nơi Đức Giêhôva.
Như đã thấy trong bài học trước, câu 8 giải thích rằng người đờn bà Su-nem là một người đờn bà rất nổi bật, sát nghĩa là: “một người đờn bà giàu”. Từ ngữ “nổi bật” nếu quí vị nhớ lại, đã được sử dụng để nói tới sự giàu có, ảnh hưởng, và có nghị lực. Người phụ nữ nầy rất nổi bật trong cộng đồng của bà ta không những vì bà ta và chồng là người rất giàu có, mà còn vì phẩm chất thuộc linh của bà ta cũng giàu có nữa. Chúng ta đã thấy bà ta là một phụ nữ giàu có vì một số lý do. Tất cả những điều nầy đều là các thái độ và hành động đã chứng tỏ được đức tin của bà ta.
Nhưng quí vị còn biết gì nữa? Đức tin của chúng ta cần phải tấn tới! Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải tấn tới trong sự tin cậy và trong mối tương giao với Ngài. Ngài muốn dạy chúng ta biết phó thác toàn bộ đời sống của mình như thế nào cho Ngài – mọi nổi sợ hãi, hy vọng, ước mơ, hay nan đề, bất cứ điều chi.
Nhưng chúng ta thường vui thoả với nguyên trạng hiện có, với những lệ thường tôn giáo và với sự tiện nghi trong đời sống của mình. Tuy nhiên, Chúa muốn mở rộng đức tin của chúng ta và Ngài thường thử chúng ta trong một lãnh vực nào đó, ở chỗ không những chúng ta cần tới nó, mà ở chỗ chúng ta dễ bị ảnh hưởng và là yếu điểm nhất – một yếu đuối về phần xác, về tư cách, người bạn đời hay con cái, công ăn việc làm, ví tiền của chúng ta – Đức Chúa Trời vốn biết rõ chúng ta và Ngài hành động rất thích ứng.
Và cũng y như thế với người đờn bà Su-nem nầy. Bà ta vốn có một nhu cầu rất đặc biệt trong đời sống của mình, và nhu cầu nầy nằm trong một lãnh vực yếu ớt nhất đối với bà ta. Trong những thời xa xưa, không có một mụn con nào là một gánh nặng rất lớn đối với một đôi vợ chồng, mà đặc biệt đối với người đờn bà. Con cái là những ơn phước đến từ Đức Chúa Trời. Chúng là kết quả của ơn phước trực tiếp của Đức Chúa Trời vì chính Đức Giêhôva là Đấng mở hay đóng tử cung. Phục truyền luật lệ ký 7.13, 14; 28.4, 18 và Thi thiên 127.3-5 kéo sự chú ý của chúng ta đến sự thực nầy. Trong giao ước của Đức Chúa Trời với Israel như đã được đề ra trong sách Phục truyền luật lệ ký, con cái là một ơn phước của Đức Chúa Trời đối với sự vâng phục và sự thiếu vắng con cái là một sự rủa sả đối với sự bất tuân. Tuy nhiên, đôi khi Đức Chúa Trời đóng tử cung lại vì những lý do khác. Đôi khi làm như thế là để phát triển đức tin và làm vinh hiển cho danh của Ngài, như là trường hợp không những với người đờn bà nầy, mà còn với Sara trong sách Sáng thế ký và An-ne trong sách I Samuên.
Cho nên, đây là một người đờn bà tin kính, là người trong nhiều năm trời không nghi ngờ chi nữa đã ước ao có được một mụn con trong lúc bà ta còn son sẻ. Có thể tôi nghĩ bà ta rất nhạy cảm trong lãnh vực nầy vì trong nhiều năm trời bà ta đã sống mà chưa có một mụn con nào hết.
Chúng ta cũng thấy trong bài học trước đứa con trai tuyệt vời nầy là một phần thưởng cho sự phục vụ và chức vụ trung tín của bà ta đối với tiên tri Êlisê. Chồng của bà ta đã lớn tuổi rồi, vì vậy điều nầy có ý nói tới một phép lạ tái sanh của Đức Chúa Trời như với Ápraham và Sara. Hãy nhớ, ở phần công bố lời hứa nầy, bà ta đã nói: “Hỡi chúa tôi, là người của Đức Chúa Trời! xin chớ nói dối cùng con đòi của chúa” (câu 16). Điều nầy tỏ ra nỗi lo sợ của bà ta về việc đặt hy vọng của bà ta vào đứa con trai và rồi làm cho những hy vọng ấy vỡ tan thành nhiều mãnh vụn nếu lời hứa không thành.
Thật là dễ dàng cho người ta cứ thiết tha với con cái của họ đến nỗi họ tìm kiếm hạnh phúc riêng của họ cùng tìm tòi giá trị những thành đạt của con cái họ thay vì tìm kiếm Chúa. Họ trở nên tha thiết với đời sống của con cái họ – sự lớn lên, thay đổi, năng khiếu, thành đạt, theo đuổi và những thành công của chúng. Thật là tự nhiên, điều nầy thường dẫn tới một mục đích, một niềm vui hợp lý, nhưng là hư không khi lấy những thứ như an ninh, sự thoả lòng, ý nghĩa, và các phương tiện có tính cách bền vững, thậm chí cả con cái của chúng ta thế vào chỗ của Đức Chúa Trời.
Người đờn bà nầy đã nhận lãnh phần của mình trong cuộc sống và gắn bó với sự hầu việc Chúa, chồng và cộng đồng của mình. Giờ đây đột nhiên, sau nhiều năm trời, bà ta phải đối mặt với lời hứa có một đứa con trai với tất cả niềm vui mừng, trách nhiệm và thay đổi sẽ đem lại.
Kinh thánh không mô tả đáp ứng của bà ta, nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể bắt đầu nắm lấy ngay tức khắc những gì đã trải qua lý trí của bà ta; sự vui mừng và niềm hy vọng cũng như nổi sợ hãi của thất vọng. Vấn đề về con cái đã được an định lâu nay; bà ta đã chấp nhận sự việc ấy hay tự mình cam chịu trong cuộc sống không có một mụn con, nhưng một lần nữa điều nầy lại trở thành một vấn đề và là một niềm hy vọng, mà cũng có một nổi sợ hãi, một nhược điểm.
Với mọi viễn cảnh của lời hứa nầy, có một khoảng trống ngắn ngủi nơi đức tin của bà ta – có lẽ ở hai lãnh vực –hai lãnh vực đó là một sự thử nghiệm đức tin của bà ta mà Đức Giêhôva muốn làm cho phát triển. Thứ nhứt, điều nầy sẽ đòi hỏi một phép lạ tái sanh về mặt tình dục nơi chồng của bà ta. Nhưng rồi có lẽ bà ta nhớ lại Ápraham và Sara và có thể an định điều nầy nơi hai bàn tay của Đức Chúa Trời.
Nhưng có phần thử nghiệm khác ở đây. Chúng ta phải học biết bởi đức tin để thắng hơn và nắm bắt được mọi nổi sợ hãi của chúng ta khi chúng ta tin cậy nơi bàn tay nhơn lành của Đức Chúa Trời. Hết thảy chúng ta đều có khuynh hướng liệu định và yên ủi trong cuộc sống của mình như chúng vốn có. Bất kỳ một thay đổi thực tế nào đều trở thành dễ mắc phải đau khổ, áp lực, và những việc có thể đem lại buồn rầu và đau đớn. Hoặc đấy là một sự thử nghiệm đối với lòng trung thành của chúng ta đối với Chúa chúng ta vì khi Ngài ban cho chúng ta mọi ước mơ, thật là dễ dàng cho chúng ta cứ bám lấy chúng thay vì bám lấy Chúa. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta mọi sự để vui hưởng, nhưng chúng ta cần phải có một cái nắm bắt nhẹ nhàng đối với những thứ nầy (I Ti-mô-thê 6.17-19).
Châm ngôn 30.7-9: “Tôi có cầu Chúa hai điều; Xin chớ từ chối trước khi tôi thác: Xin dan xa khỏi tôi sự lường gạt và lời dối trá; Chớ cho tôi nghèo khổ, hoặc sự giàu sang; Hãy nuôi tôi đủ vật thực cần dùng, E khi no đủ, tôi từ chối Chúa, Mà rằng: Đức Giê-hô-va là ai? Và lại kẻo e tôi bị nghèo khổ, ăn trộm cắp, Và làm ô danh của Đức Chúa Trời tôi chăng”.
Cũng hãy xem Phục truyền luật lệ ký 6.10-12; 8.11-14.
Một đức tin mạnh mẽ và một đức tin đang tấn tới là đức tin học biết tin cậy Đức Chúa Trời với toàn bộ đời sống của mình. Điều nầy có ý nói chúng ta phải học biết bước đi bằng đức tin, có thể chịu đựng tổn thương, phó tương lai vào hai bàn tay của Chúa, tin cậy Ngài mỗi ngày và vui hưởng mỗi ngày như Chúa đang ban cho nó trong khi vâng theo Lời của Ngài.
Thí dụ, có người rất sợ đến gần người khác hay thiết lập các mối quan hệ gần gũi vì họ không muốn bị tổn thương; họ không muốn liều lĩnh để chịu thương tổn. Kết quả là, họ đánh mất niềm vui của những mối quan hệ có ý nghĩa cũng như cơ hội phục vụ người khác và để cho người khác phục vụ mình.
Những từ ngữ Hy bá lai được sử dụng trong phân đoạn nầy có thể đưa ra điều nầy. Từ Hy bá lai trong câu 16 dùng cho chữ “nói dối” là (kazab), có ý nói “nói dối hay lừa gạt bằng những lời nói dối”. Nhưng chữ nầy cón nói hơn thế nữa, nó có ý nói: “thất vọng”, làm cho những hy vọng của một người dậy lên vì những điều đã được hứa cho và rồi trở thành thất vọng. Tin tưởng Đức Chúa Trời vì lời hứa nầy không những gồm cả đức tin cho rằng Ngài sẽ làm điều nầy, còn đức tin thì phải hơn thế, đức tin cho rằng Đức Chúa Trời sẽ làm trọn những gì sẽ đến sau đó. Bà ta e rằng những niềm hy vọng của mình sẽ dậy lên và rồi sẽ rơi vào chỗ thất vọng.
Về sau trong chương nầy, khi đứa con bà ngã chết, bà đã nhắc cho Êlisê nhớ tới lời nói của bà, chỉ ở đó, bà ta đã thay đổi động từ shala. Từ nầy có ý nói “thật yên tỉnh, dễ chịu” và rồi: “được thịnh vượng, an ninh”, nhưng ở đây, từ nầy có ý nói: “bị lừa gạt, dối gạt”. Trong Thi thiên 30.6 hình thức danh từ shalu, “may mắn”, đã được sử dụng. Nhưng ở đó nội dung cho thấy ý tưởng bị lừa gạt bởi sự đánh lừa cho rằng sự may mắn bảo đảm cho sự bền vững hay an ninh. Có lẽ chúng ta có thể nhìn thấy trong sự lựa chọn các từ ngữ như thế nầy yếu tố sợ hãi về nhược điểm của bà ta. Bà ta rất sợ hãi trong ơn phước và sự may mắn của việc có một đứa con, bà ta sẽ bị lừa dối và thay vì thế bà ta chỉ thấy đau khổ và buồn rầu; bà ta đã thấy yên ủi và an ninh trong cuộc sống hiện tại của mình và bà ta rất e sợ về nhược điểm của mình.
Nhưng Đức Chúa Trời trong công việc làm cho đức tin của chúng ta tấn triển, trong việc kéo dài đời sống của chúng ta, về việc mở rộng tầm nhìn hay đường chân trời của chúng ta đối với ân điển, tình yêu thương, và khả năng của Ngài làm thoả mãn mọi nhu cần của chúng ta bất luận điều chi mà cuộc sống đem lại.
Cho phép tôi đưa ra mấy câu Kinh thánh nhắc cho chúng ta nhớ tới chương trình của Đức Chúa Trời và phương thức Ngài hành động trong những vụ việc và những gì đang diễn ra hàng ngày hầu phát triển đức tin của chúng ta và gây dựng phẩn chất thuộc linh theo Kinh thánh trong đời sống của chúng ta.
Trong Thi thiên 4.1 David viết: “Khi tôi bị gian truân Ngài để tôi trong nơi rộng rãi”. Nhưng sát nghĩa câu nầy có thể được dịch như sau: “bởi hay trong sự gian truân của tôi, Ngài đã làm cho tôi nên rộng lớn hơn”. Động từ ở đây là rahab, “làm cho rộng rãi, rộng lớn”. Từ nầy có thể được sử dụng ở đây nói tới hình ảnh sự giải cứu theo phần xác, nhưng tôi đưa ra ý kiến ở đây trong lý trí của David, ấy là nói tới sự tấn tới về mặt thuộc linh, về sự mở rộng tấm lòng và đức tin của ông, khi cuộc thử nghiệm đã xong. Khi ấy, bởi đức tin, David đã đếm luôn sức lực và sự tiếp trợ của Chúa (đối chiếu Thi thiên 119.32, 67, 71, 75; Gia-cơ 2…; I Phierơ 1.6…).
Quyển chú giải Kinh thánh NIV có phần tóm tắt rất hay về những biến cố đã được mô tả trong những câu 17-37.
Xảy ra, đúng thì đứa trẻ chào đời và đúng thì nó lớn lên thành một thiếu niên. Ngày kia khi nó phụ giúp cha nó ở ngoài đồng, đứa trẻ đột nhiên bị đau và ngã chết. Sau khi đặt thi thể đứa trẻ lên giường trong căn phòng của vị tiên tri, là người lần đầu tiên tuyên bố sự sống của nó, người đờn bà Su-nem ngay lập tức đi đến Núi Cạt-mên, nơi tiên tri Êlisê đang hầu việc Chúa. Đức tin của bà ta thuyết phục bà ta rằng không cứ cách nào đó Êlisê là công cụ chuyên làm những việc dường như khó. Trước đây, ông đã công bố sự sống cho bà ta, là người không còn có hy vọng gì để tạo ra sự sống nữa; có lẽ ông có thể ban sự sống một lần nữa cho con trai của bà ta. Xây qua Ghê-ha-xi, Êlisê sai ông đi đón bà ta, bà ta đòi gặp trực tiếp Êlisê; rồi nắm chặt lấy chân ông, bà ta dốc đổ hết mọi chi tiết của tai hoạ.
29-30 Êlisê mau mắn sai Ghê-ha-xi ra đi với những huấn thị đặt cây gậy của vị tiên tri lên đứa trẻ đã chết kia. Mặc dù tác giả sách Các Vua không đưa ra lý do cho các huấn thị và hành động của Êlisê, Êlisê chắc chắn không sai Ghê-ha-xi ra đi với một sứ mệnh vô vọng. Vì Ghê-ha-xin còn trẻ lắm, nên ông mau chóng chạy tới nhà người đờn bà Su-nem; và sứ giả của Đức Chúa Trời đã cấp bách đến đó mau như có thể được. Phần việc của Ghê-ha-xi là biểu tượng và là phần mở đầu cho sự Êlisê sắp tới đến.
Nhưng người đờn bà, rõ ràng chẳng đem lòng tin cậy Ghê-ha-xi, bà ta chẳng tin bản thân mình cũng chẳng tin phần mệnh sau cùng của con trai mình, nhưng bà ta đã ở lại với Êlisê cho tới chừng ông đã đến tại Su-nem. Đức tin và lòng quan tâm của bà ta đối với sự chữa lành cho con trai mình hoàn toàn nhắm vào vị tiên tri được Đức Chúa Trời ưng chuẩn.
31-37 Khi Êlisê và người mẹ đã đến tại thành phố, Ghê-ha-xi báo cáo rằng, mặc dù ông đã làm theo lời dặn dò của Êlisê, chẳng thấy điều chi xảy ra cả. Có lẽ Ghê-ha-xi đã trông mong một việc phi thường nào đó. Nhưng thói thường đơn giãn chu toàn các bổn phận của một người không bao giờ tác động vào những kết quả thuộc linh thành công. Êlisê đi thẳng đến đứa trẻ chết kia, để mọi người khác ở ngoài rồi đóng cửa lại, cầu khẩn Đức Giêhôva xin ban sự sống cho đứa trẻ. Những lời cầu nguyện của ông có những hành động mang biểu tượng tiên tri nối theo sau, không nghi ngờ chi nữa đã học hỏi từ kinh nghiệm của Êli thầy của ông với người đờn bà goá ở Sa-rép-ta (đối chiếu I Các Vua 17.17-22). Êlisê đã nằm ấp lên thi thể của đứa nhỏ để miệng, mắt, và hai bàn tay của ông ấp lên miệng, mắt, và hai bàn tay của đứa trẻ; và thân thể của đứa trẻ dần dần ấm trở lại. Sau khi trở xuống, đi qua đi lại với sự cầu nguyện liên tục, ông lặp lại hành động có tính biểu tượng kia. Lần nầy đứa trẻ nhảy mũi 7 lần rồi mở mắt ra. Sau khi sai Ghê-ha-xi đi gọi người mẹ, Êlisê đã trao đứa trẻ được phục hồi lại cho bà ta. Người đờn bà với lòng biết ơn cảm tạ vị tiên tri, vui mừng đón lấy đứa con, rồi đi ra.
Như trong trường hợp của Êli và người goá phụ ở Sa-rép-ta, và hai Êlisê và người đờn bà Su-nem nhìn thấy đức tin của họ đã được thử nghiệm cách thành công; và họ đã được ban thưởng với mọi ước ao trong lòng họ và đức tin họ càng tăng thêm.
Và thế là kết thúc câu chuyện nói về người đờn bà Su-nem và chức vụ của Êlisê trong cuộc sống của bà ta. Nhưng chúng ta hãy tóm tắt lại những gì câu chuyện đơn sơ nầy dạy dỗ chúng ta về đời sống có đức tin và sự chúng ta đồng đi với Chúa.
TÓM TẮT
Tôi đề nghị, chúng ta có thể nhìn thấy ở đây ít nhất 5 bài học chính về đời sống đức tin từ 4.8-37.
(1) Người đờn bà Su-nem là một phụ nữ giàu có, nhưng từ khi thịnh vượng về mặt tài chính không hề cách ly chúng ta đối với tội lỗi, những thử thách và căng thẳng trong cuộc sống, bà ta vẫn phải học biết sống bởi đức tin vì “không có đức tin không thể sống đẹp lòng Đức Chúa Trời”. Thực vậy, sống bởi đức tin thường rất khó vì khuynh hướng của con người là tin cậy nơi tiền bạc cùng những thứ nó có thể mua sắm hơn là sống bởi đức tin khi người ta ít khi và bị buộc phải xây sang Chúa. Bà ta minh hoạ cho nguyên tắc ở I Ti-mô-thê 6.17-19. (a) bà ta đã không tin cậy vào sự bất ổn của giàu có, (b) bà ta không tự phụ và kiêu căng vì sự giàu có của mình, và (c) bà ta đã sử dụng sự giàu có của mình cho nhiều người khác khi họ có cần, bà ta biết chất chứa của cải ở trên trời.
(2) Bà ta tin nơi giá trị của Lời Đức Chúa Trời và bởi cớ đó đã ủng hộ chức vụ của vị tiên tri. Đây là một bằng chứng cho đức tin và mọi giá trị như những sản phẩm của đức tin của bà ta. Nó cũng là một phương tiện của đức tin của bà ta, vì đức tin đến bởi người ta nghe, và người ta nghe khi Lời Đức Chúa Trời được rao giảng (Rôma 10.17). Nguyên tắc ở đây, ấy là đức tin của chúng ta phải có đối tượng đúng đắn và vì thế chúng ta cần sự khải thị được cảm thúc của Đức Chúa Trời.
(3) Bà ta đã chứng tỏ đức tin của mình đang tấn tới và năng động bởi các thái độ và việc làm của mình. Đây là tư tưởng của Gia-cơ 2.14-18. Đức tin cần phải tấn tới; nó không thể đứng yên lặng được. Một là nó lớn lên hoặc nó đang lui đi. Chúng ta phải tấn tới trong đời sống đức tin của chúng ta và tấn tới trong ân điển và trong sự thông biết Đức Chúa Jêsus Christ (đối chiếu Rôma 4.19-20). Đức tin của người đờn bà Su-nem đã lớn lên. Đức tin của bà ta đã được chứng tỏ bởi ao ước của bà ta muốn nhận biết Ngôi Lời, bởi sự mến khách, bởi sự thoả lòng của bà ta (xem câu 13), bởi sự bằng lòng liều mình, và sau cùng, bởi sự bình tỉnh nương cậy ở giữa buồn rầu lớn lao khi bà ta tìm kiếm giải pháp và câu trả lời của Đức Chúa Trời cho sự mất mát đứa con trai mình.
(4) Sống thực sự bởi đức tin có nghĩa là chúng ta phải học biết chịu tổn thương và hết lòng tin cậy Đức Chúa Trời với mọi sợ hãi, lo âu, cùng những điều chưa biết nếu chúng ta muốn có được kinh nghiệm tối đa từ cuộc sống và nhìn thấy quyền phép của Đức Chúa Trời (Hê-bơ-rơ 11.8).
(5) Sống bởi đức tin cũng có nghĩa là học biết ngay lập tức chạy đến với Chúa trong mọi sự của cuộc sống, không những trong các thử thách, áp lực, hay tai vạ của nó, mà còn trong mọi sự vì chúng ta tin rằng Ngài là Đức Chúa Trời của mọi sự khôn ngoan, yên ủi và chỉ một mình Ngài mới có quyền lèo lái cuộc đời của chúng ta (Giêrêmi 10.23; Châm ngôn 16.1; II Cô-rinh-tô 1.3-5). Có thể chúng ta không nhìn thấy một giải pháp hay sự giải cứu tức thời từ tai họa của chúng ta giống như người đờn bà Su-nem không nhìn thấy khi nhận lại con trai mình từ kẻ chết sống lại, mà chỉ tin tưởng nơi lòng thương xót, yêu thương và các mục đích đời đời của Chúa, chúng ta có thể tìm được sự yên ủi, hy vọng và nhận biết rằng Đức Chúa Trời sẽ đáp trả cho nhu cần của chúng ta và những lời cầu nguyện của chúng ta trong thì thuận tiện và trong một phương thức rất tốt đẹp (đối chiếu Hê-bơ-rơ 11.38-40; 12.25-29).
Ngay cả như chúng ta mất mát nhà cửa, công việc làm ăn, một chức vụ đứng cho Đấng Christ, hay thân thể của chúng ta có thể sa sút với một chứng bịnh hiểm nghèo, trong Đấng Christ chúng ta có thứ không thể bị hủy diệt, bị lay động hay bị cất ra khỏi chúng ta – chúng ta có một quê hương đời đời, “là cơ nghiệp không hư đi [sự chết không đụng đến được], không ô uế [không bị điều ác làm ô uế], không suy tàn [không bị hư hại], để dành trong các từng trời cho anh em” (I Phierơ 1.4). Bám vào những lẽ thật nầy bởi đức tin trở thành sự sáng vinh hiển ở cuối đường hầm và là phương tiện đi tới và yên nghĩ trong Chúa và liều mình. Chính hy vọng nầy đã làm cho sứ đồ Phao-lô có khả năng để liều mình, chịu tổn thương và bước ra vì tha nhân bất chấp ông phải trả giá nào (xem II Cô-rinh-tô 4.7-18).
Một minh hoạ về tầm quan trọng của việc đi tới, yên nghĩ và liều mình.
Top Gun, một cuốn phim trong năm 1986, là câu chuyện nói về Trung úy Pete Mitchell (“Maverick”), do Tom Cruise đóng, khi anh đến trường Hải quân để dự thi chọn phi công. Maverick rất hấp tấp, liều lĩnh và bằng lòng chấp nhận liều lĩnh. Sự anh dám liều mạng khiến cho anh không sợ hãi ở trước mặt kẻ thù. Mục tiêu chính của anh là tốt nghiệp hạng đầu của khoá giống như “người thép”, do Val Kilmer đóng, là nhân vật rất lạnh lùng, bình tỉnh và biết tính toán.
Maverick dường như là vô địch cho đến khi “Goose” người đứng sau anh đã chết trong khi cố gắng thoát ra khỏi tai nạn máy bay. Sau đó Maverick không còn giống như trước nữa. Theo cấp chỉ huy của anh Maverick đã “mất khả năng và sẽ không còn đối mặt với kẻ thù nữa”. Anh đã mất di lòng tin cậy của mình. Anh mất đi sự bằng lòng liều lĩnh của mình. Anh cứ bám mãi hình ảnh Goose.
Câu chuyện kết thúc rất hay. Maverick đối mặt với sợ hãi, đối mặt với kẻ thù, và giải cứu Người Thép trong một cuộc không chiến trên vùng biển Địa Trung Hải. Ở cảnh sau cùng, Maverick đã phóng theo máy bay của Goose ra biển, sau cùng giải phóng cho anh ta.
Câu chuyện nói tới Maverick có nhiều điểm tương đồng với hành trình thuộc linh của chúng ta. Chúa Jêsus đã kêu gọi chúng ta phải đối mặt với kẻ thù. Để đạt được hiệu quả trong trận chiến đó, chúng ta cần phải từ bỏ sự sống. Nói cách khác sợ hãi có thể bắt lấy chúng ta trong sứ mệnh của chúng ta.
Đôi khi chúng ta đang bám víu một việc gì đó cứ kéo lùi chúng ta lại. Có thể sự cám dỗ của thế gian, nỗi sợ bất an về tài chính, hay nỗi sợ hội chúng sẽ không ưa thích quí vị, giữ quí vị không cho đối mặt với kẻ thù và cứ hoàn toàn thoải mái trong chức vụ của mình. Không có sự tự do ấy, lòng tin của quí vị bị cạn kiệt đi và quí vị lui đi trong sợ hãi. Có phải quí vị đang bám víu vào cái gì đó chăng?
***
PHẦN GIỚI THIỆU
Câu chuyện nầy nói về đứa con trai của người đờn bà Su-nem, là một câu chuyện dạy cho chúng ta biết về đức tin. Câu chuyện chỉ cho chúng ta thấy đôi điều về đức tin là gì và đức tin vận hành như thế nào! Phân đoạn Kinh thánh nói cho chúng ta biết rất ít về người đờn bà nầy và lai lịch của bà ta và thể nào bà ta trở thành một tín đồ hay xuất xứ của bà ta v.v… Thực vậy, câu chuyện không nói trực tiếp đến đức tin của bà ta, nhưng các biến cố trong phân đoạn Kinh thánh tỏ ra đức tin đó, và sau hết, vấn đề quan trọng là chứng tỏ đức tin của chúng ta hơn là nói tới đức tin (Gia-cơ 2.14).
Tuy nhiên, Tân Ước nói cho chúng ta biết người đờn bà nầy là một tín đồ đã sống bởi đức tin. Trong Hê-bơ-rơ 11 tác giả nói tới những chứng cớ các thánh đồ Cựu Ước đã sống bởi đức tin. Giữa vòng họ, ông nói tới “người đàn bà đã được người nhà mình chết sống lại” (Hê-bơ-rơ 11.35) cho chúng ta thấy rằng tất cả các biến cố trong chương nầy ở II Các Vua 4 đều là kết quả của đức tin mà người đờn bà nầy đặt nơi Đức Giêhôva.
Như đã thấy trong bài học trước, câu 8 giải thích rằng người đờn bà Su-nem là một người đờn bà rất nổi bật, sát nghĩa là: “một người đờn bà giàu”. Từ ngữ “nổi bật” nếu quí vị nhớ lại, đã được sử dụng để nói tới sự giàu có, ảnh hưởng, và có nghị lực. Người phụ nữ nầy rất nổi bật trong cộng đồng của bà ta không những vì bà ta và chồng là người rất giàu có, mà còn vì phẩm chất thuộc linh của bà ta cũng giàu có nữa. Chúng ta đã thấy bà ta là một phụ nữ giàu có vì một số lý do. Tất cả những điều nầy đều là các thái độ và hành động đã chứng tỏ được đức tin của bà ta.
Nhưng quí vị còn biết gì nữa? Đức tin của chúng ta cần phải tấn tới! Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải tấn tới trong sự tin cậy và trong mối tương giao với Ngài. Ngài muốn dạy chúng ta biết phó thác toàn bộ đời sống của mình như thế nào cho Ngài – mọi nổi sợ hãi, hy vọng, ước mơ, hay nan đề, bất cứ điều chi.
Nhưng chúng ta thường vui thoả với nguyên trạng hiện có, với những lệ thường tôn giáo và với sự tiện nghi trong đời sống của mình. Tuy nhiên, Chúa muốn mở rộng đức tin của chúng ta và Ngài thường thử chúng ta trong một lãnh vực nào đó, ở chỗ không những chúng ta cần tới nó, mà ở chỗ chúng ta dễ bị ảnh hưởng và là yếu điểm nhất – một yếu đuối về phần xác, về tư cách, người bạn đời hay con cái, công ăn việc làm, ví tiền của chúng ta – Đức Chúa Trời vốn biết rõ chúng ta và Ngài hành động rất thích ứng.
Và cũng y như thế với người đờn bà Su-nem nầy. Bà ta vốn có một nhu cầu rất đặc biệt trong đời sống của mình, và nhu cầu nầy nằm trong một lãnh vực yếu ớt nhất đối với bà ta. Trong những thời xa xưa, không có một mụn con nào là một gánh nặng rất lớn đối với một đôi vợ chồng, mà đặc biệt đối với người đờn bà. Con cái là những ơn phước đến từ Đức Chúa Trời. Chúng là kết quả của ơn phước trực tiếp của Đức Chúa Trời vì chính Đức Giêhôva là Đấng mở hay đóng tử cung. Phục truyền luật lệ ký 7.13, 14; 28.4, 18 và Thi thiên 127.3-5 kéo sự chú ý của chúng ta đến sự thực nầy. Trong giao ước của Đức Chúa Trời với Israel như đã được đề ra trong sách Phục truyền luật lệ ký, con cái là một ơn phước của Đức Chúa Trời đối với sự vâng phục và sự thiếu vắng con cái là một sự rủa sả đối với sự bất tuân. Tuy nhiên, đôi khi Đức Chúa Trời đóng tử cung lại vì những lý do khác. Đôi khi làm như thế là để phát triển đức tin và làm vinh hiển cho danh của Ngài, như là trường hợp không những với người đờn bà nầy, mà còn với Sara trong sách Sáng thế ký và An-ne trong sách I Samuên.
Cho nên, đây là một người đờn bà tin kính, là người trong nhiều năm trời không nghi ngờ chi nữa đã ước ao có được một mụn con trong lúc bà ta còn son sẻ. Có thể tôi nghĩ bà ta rất nhạy cảm trong lãnh vực nầy vì trong nhiều năm trời bà ta đã sống mà chưa có một mụn con nào hết.
Chúng ta cũng thấy trong bài học trước đứa con trai tuyệt vời nầy là một phần thưởng cho sự phục vụ và chức vụ trung tín của bà ta đối với tiên tri Êlisê. Chồng của bà ta đã lớn tuổi rồi, vì vậy điều nầy có ý nói tới một phép lạ tái sanh của Đức Chúa Trời như với Ápraham và Sara. Hãy nhớ, ở phần công bố lời hứa nầy, bà ta đã nói: “Hỡi chúa tôi, là người của Đức Chúa Trời! xin chớ nói dối cùng con đòi của chúa” (câu 16). Điều nầy tỏ ra nỗi lo sợ của bà ta về việc đặt hy vọng của bà ta vào đứa con trai và rồi làm cho những hy vọng ấy vỡ tan thành nhiều mãnh vụn nếu lời hứa không thành.
Thật là dễ dàng cho người ta cứ thiết tha với con cái của họ đến nỗi họ tìm kiếm hạnh phúc riêng của họ cùng tìm tòi giá trị những thành đạt của con cái họ thay vì tìm kiếm Chúa. Họ trở nên tha thiết với đời sống của con cái họ – sự lớn lên, thay đổi, năng khiếu, thành đạt, theo đuổi và những thành công của chúng. Thật là tự nhiên, điều nầy thường dẫn tới một mục đích, một niềm vui hợp lý, nhưng là hư không khi lấy những thứ như an ninh, sự thoả lòng, ý nghĩa, và các phương tiện có tính cách bền vững, thậm chí cả con cái của chúng ta thế vào chỗ của Đức Chúa Trời.
Người đờn bà nầy đã nhận lãnh phần của mình trong cuộc sống và gắn bó với sự hầu việc Chúa, chồng và cộng đồng của mình. Giờ đây đột nhiên, sau nhiều năm trời, bà ta phải đối mặt với lời hứa có một đứa con trai với tất cả niềm vui mừng, trách nhiệm và thay đổi sẽ đem lại.
Kinh thánh không mô tả đáp ứng của bà ta, nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể bắt đầu nắm lấy ngay tức khắc những gì đã trải qua lý trí của bà ta; sự vui mừng và niềm hy vọng cũng như nổi sợ hãi của thất vọng. Vấn đề về con cái đã được an định lâu nay; bà ta đã chấp nhận sự việc ấy hay tự mình cam chịu trong cuộc sống không có một mụn con, nhưng một lần nữa điều nầy lại trở thành một vấn đề và là một niềm hy vọng, mà cũng có một nổi sợ hãi, một nhược điểm.
Với mọi viễn cảnh của lời hứa nầy, có một khoảng trống ngắn ngủi nơi đức tin của bà ta – có lẽ ở hai lãnh vực –hai lãnh vực đó là một sự thử nghiệm đức tin của bà ta mà Đức Giêhôva muốn làm cho phát triển. Thứ nhứt, điều nầy sẽ đòi hỏi một phép lạ tái sanh về mặt tình dục nơi chồng của bà ta. Nhưng rồi có lẽ bà ta nhớ lại Ápraham và Sara và có thể an định điều nầy nơi hai bàn tay của Đức Chúa Trời.
Nhưng có phần thử nghiệm khác ở đây. Chúng ta phải học biết bởi đức tin để thắng hơn và nắm bắt được mọi nổi sợ hãi của chúng ta khi chúng ta tin cậy nơi bàn tay nhơn lành của Đức Chúa Trời. Hết thảy chúng ta đều có khuynh hướng liệu định và yên ủi trong cuộc sống của mình như chúng vốn có. Bất kỳ một thay đổi thực tế nào đều trở thành dễ mắc phải đau khổ, áp lực, và những việc có thể đem lại buồn rầu và đau đớn. Hoặc đấy là một sự thử nghiệm đối với lòng trung thành của chúng ta đối với Chúa chúng ta vì khi Ngài ban cho chúng ta mọi ước mơ, thật là dễ dàng cho chúng ta cứ bám lấy chúng thay vì bám lấy Chúa. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta mọi sự để vui hưởng, nhưng chúng ta cần phải có một cái nắm bắt nhẹ nhàng đối với những thứ nầy (I Ti-mô-thê 6.17-19).
Châm ngôn 30.7-9: “Tôi có cầu Chúa hai điều; Xin chớ từ chối trước khi tôi thác: Xin dan xa khỏi tôi sự lường gạt và lời dối trá; Chớ cho tôi nghèo khổ, hoặc sự giàu sang; Hãy nuôi tôi đủ vật thực cần dùng, E khi no đủ, tôi từ chối Chúa, Mà rằng: Đức Giê-hô-va là ai? Và lại kẻo e tôi bị nghèo khổ, ăn trộm cắp, Và làm ô danh của Đức Chúa Trời tôi chăng”.
Cũng hãy xem Phục truyền luật lệ ký 6.10-12; 8.11-14.
Một đức tin mạnh mẽ và một đức tin đang tấn tới là đức tin học biết tin cậy Đức Chúa Trời với toàn bộ đời sống của mình. Điều nầy có ý nói chúng ta phải học biết bước đi bằng đức tin, có thể chịu đựng tổn thương, phó tương lai vào hai bàn tay của Chúa, tin cậy Ngài mỗi ngày và vui hưởng mỗi ngày như Chúa đang ban cho nó trong khi vâng theo Lời của Ngài.
Thí dụ, có người rất sợ đến gần người khác hay thiết lập các mối quan hệ gần gũi vì họ không muốn bị tổn thương; họ không muốn liều lĩnh để chịu thương tổn. Kết quả là, họ đánh mất niềm vui của những mối quan hệ có ý nghĩa cũng như cơ hội phục vụ người khác và để cho người khác phục vụ mình.
Những từ ngữ Hy bá lai được sử dụng trong phân đoạn nầy có thể đưa ra điều nầy. Từ Hy bá lai trong câu 16 dùng cho chữ “nói dối” là (kazab), có ý nói “nói dối hay lừa gạt bằng những lời nói dối”. Nhưng chữ nầy cón nói hơn thế nữa, nó có ý nói: “thất vọng”, làm cho những hy vọng của một người dậy lên vì những điều đã được hứa cho và rồi trở thành thất vọng. Tin tưởng Đức Chúa Trời vì lời hứa nầy không những gồm cả đức tin cho rằng Ngài sẽ làm điều nầy, còn đức tin thì phải hơn thế, đức tin cho rằng Đức Chúa Trời sẽ làm trọn những gì sẽ đến sau đó. Bà ta e rằng những niềm hy vọng của mình sẽ dậy lên và rồi sẽ rơi vào chỗ thất vọng.
Về sau trong chương nầy, khi đứa con bà ngã chết, bà đã nhắc cho Êlisê nhớ tới lời nói của bà, chỉ ở đó, bà ta đã thay đổi động từ shala. Từ nầy có ý nói “thật yên tỉnh, dễ chịu” và rồi: “được thịnh vượng, an ninh”, nhưng ở đây, từ nầy có ý nói: “bị lừa gạt, dối gạt”. Trong Thi thiên 30.6 hình thức danh từ shalu, “may mắn”, đã được sử dụng. Nhưng ở đó nội dung cho thấy ý tưởng bị lừa gạt bởi sự đánh lừa cho rằng sự may mắn bảo đảm cho sự bền vững hay an ninh. Có lẽ chúng ta có thể nhìn thấy trong sự lựa chọn các từ ngữ như thế nầy yếu tố sợ hãi về nhược điểm của bà ta. Bà ta rất sợ hãi trong ơn phước và sự may mắn của việc có một đứa con, bà ta sẽ bị lừa dối và thay vì thế bà ta chỉ thấy đau khổ và buồn rầu; bà ta đã thấy yên ủi và an ninh trong cuộc sống hiện tại của mình và bà ta rất e sợ về nhược điểm của mình.
Nhưng Đức Chúa Trời trong công việc làm cho đức tin của chúng ta tấn triển, trong việc kéo dài đời sống của chúng ta, về việc mở rộng tầm nhìn hay đường chân trời của chúng ta đối với ân điển, tình yêu thương, và khả năng của Ngài làm thoả mãn mọi nhu cần của chúng ta bất luận điều chi mà cuộc sống đem lại.
Cho phép tôi đưa ra mấy câu Kinh thánh nhắc cho chúng ta nhớ tới chương trình của Đức Chúa Trời và phương thức Ngài hành động trong những vụ việc và những gì đang diễn ra hàng ngày hầu phát triển đức tin của chúng ta và gây dựng phẩn chất thuộc linh theo Kinh thánh trong đời sống của chúng ta.
Trong Thi thiên 4.1 David viết: “Khi tôi bị gian truân Ngài để tôi trong nơi rộng rãi”. Nhưng sát nghĩa câu nầy có thể được dịch như sau: “bởi hay trong sự gian truân của tôi, Ngài đã làm cho tôi nên rộng lớn hơn”. Động từ ở đây là rahab, “làm cho rộng rãi, rộng lớn”. Từ nầy có thể được sử dụng ở đây nói tới hình ảnh sự giải cứu theo phần xác, nhưng tôi đưa ra ý kiến ở đây trong lý trí của David, ấy là nói tới sự tấn tới về mặt thuộc linh, về sự mở rộng tấm lòng và đức tin của ông, khi cuộc thử nghiệm đã xong. Khi ấy, bởi đức tin, David đã đếm luôn sức lực và sự tiếp trợ của Chúa (đối chiếu Thi thiên 119.32, 67, 71, 75; Gia-cơ 2…; I Phierơ 1.6…).
Quyển chú giải Kinh thánh NIV có phần tóm tắt rất hay về những biến cố đã được mô tả trong những câu 17-37.
Xảy ra, đúng thì đứa trẻ chào đời và đúng thì nó lớn lên thành một thiếu niên. Ngày kia khi nó phụ giúp cha nó ở ngoài đồng, đứa trẻ đột nhiên bị đau và ngã chết. Sau khi đặt thi thể đứa trẻ lên giường trong căn phòng của vị tiên tri, là người lần đầu tiên tuyên bố sự sống của nó, người đờn bà Su-nem ngay lập tức đi đến Núi Cạt-mên, nơi tiên tri Êlisê đang hầu việc Chúa. Đức tin của bà ta thuyết phục bà ta rằng không cứ cách nào đó Êlisê là công cụ chuyên làm những việc dường như khó. Trước đây, ông đã công bố sự sống cho bà ta, là người không còn có hy vọng gì để tạo ra sự sống nữa; có lẽ ông có thể ban sự sống một lần nữa cho con trai của bà ta. Xây qua Ghê-ha-xi, Êlisê sai ông đi đón bà ta, bà ta đòi gặp trực tiếp Êlisê; rồi nắm chặt lấy chân ông, bà ta dốc đổ hết mọi chi tiết của tai hoạ.
29-30 Êlisê mau mắn sai Ghê-ha-xi ra đi với những huấn thị đặt cây gậy của vị tiên tri lên đứa trẻ đã chết kia. Mặc dù tác giả sách Các Vua không đưa ra lý do cho các huấn thị và hành động của Êlisê, Êlisê chắc chắn không sai Ghê-ha-xi ra đi với một sứ mệnh vô vọng. Vì Ghê-ha-xin còn trẻ lắm, nên ông mau chóng chạy tới nhà người đờn bà Su-nem; và sứ giả của Đức Chúa Trời đã cấp bách đến đó mau như có thể được. Phần việc của Ghê-ha-xi là biểu tượng và là phần mở đầu cho sự Êlisê sắp tới đến.
Nhưng người đờn bà, rõ ràng chẳng đem lòng tin cậy Ghê-ha-xi, bà ta chẳng tin bản thân mình cũng chẳng tin phần mệnh sau cùng của con trai mình, nhưng bà ta đã ở lại với Êlisê cho tới chừng ông đã đến tại Su-nem. Đức tin và lòng quan tâm của bà ta đối với sự chữa lành cho con trai mình hoàn toàn nhắm vào vị tiên tri được Đức Chúa Trời ưng chuẩn.
31-37 Khi Êlisê và người mẹ đã đến tại thành phố, Ghê-ha-xi báo cáo rằng, mặc dù ông đã làm theo lời dặn dò của Êlisê, chẳng thấy điều chi xảy ra cả. Có lẽ Ghê-ha-xi đã trông mong một việc phi thường nào đó. Nhưng thói thường đơn giãn chu toàn các bổn phận của một người không bao giờ tác động vào những kết quả thuộc linh thành công. Êlisê đi thẳng đến đứa trẻ chết kia, để mọi người khác ở ngoài rồi đóng cửa lại, cầu khẩn Đức Giêhôva xin ban sự sống cho đứa trẻ. Những lời cầu nguyện của ông có những hành động mang biểu tượng tiên tri nối theo sau, không nghi ngờ chi nữa đã học hỏi từ kinh nghiệm của Êli thầy của ông với người đờn bà goá ở Sa-rép-ta (đối chiếu I Các Vua 17.17-22). Êlisê đã nằm ấp lên thi thể của đứa nhỏ để miệng, mắt, và hai bàn tay của ông ấp lên miệng, mắt, và hai bàn tay của đứa trẻ; và thân thể của đứa trẻ dần dần ấm trở lại. Sau khi trở xuống, đi qua đi lại với sự cầu nguyện liên tục, ông lặp lại hành động có tính biểu tượng kia. Lần nầy đứa trẻ nhảy mũi 7 lần rồi mở mắt ra. Sau khi sai Ghê-ha-xi đi gọi người mẹ, Êlisê đã trao đứa trẻ được phục hồi lại cho bà ta. Người đờn bà với lòng biết ơn cảm tạ vị tiên tri, vui mừng đón lấy đứa con, rồi đi ra.
Như trong trường hợp của Êli và người goá phụ ở Sa-rép-ta, và hai Êlisê và người đờn bà Su-nem nhìn thấy đức tin của họ đã được thử nghiệm cách thành công; và họ đã được ban thưởng với mọi ước ao trong lòng họ và đức tin họ càng tăng thêm.
Và thế là kết thúc câu chuyện nói về người đờn bà Su-nem và chức vụ của Êlisê trong cuộc sống của bà ta. Nhưng chúng ta hãy tóm tắt lại những gì câu chuyện đơn sơ nầy dạy dỗ chúng ta về đời sống có đức tin và sự chúng ta đồng đi với Chúa.
TÓM TẮT
Tôi đề nghị, chúng ta có thể nhìn thấy ở đây ít nhất 5 bài học chính về đời sống đức tin từ 4.8-37.
(1) Người đờn bà Su-nem là một phụ nữ giàu có, nhưng từ khi thịnh vượng về mặt tài chính không hề cách ly chúng ta đối với tội lỗi, những thử thách và căng thẳng trong cuộc sống, bà ta vẫn phải học biết sống bởi đức tin vì “không có đức tin không thể sống đẹp lòng Đức Chúa Trời”. Thực vậy, sống bởi đức tin thường rất khó vì khuynh hướng của con người là tin cậy nơi tiền bạc cùng những thứ nó có thể mua sắm hơn là sống bởi đức tin khi người ta ít khi và bị buộc phải xây sang Chúa. Bà ta minh hoạ cho nguyên tắc ở I Ti-mô-thê 6.17-19. (a) bà ta đã không tin cậy vào sự bất ổn của giàu có, (b) bà ta không tự phụ và kiêu căng vì sự giàu có của mình, và (c) bà ta đã sử dụng sự giàu có của mình cho nhiều người khác khi họ có cần, bà ta biết chất chứa của cải ở trên trời.
(2) Bà ta tin nơi giá trị của Lời Đức Chúa Trời và bởi cớ đó đã ủng hộ chức vụ của vị tiên tri. Đây là một bằng chứng cho đức tin và mọi giá trị như những sản phẩm của đức tin của bà ta. Nó cũng là một phương tiện của đức tin của bà ta, vì đức tin đến bởi người ta nghe, và người ta nghe khi Lời Đức Chúa Trời được rao giảng (Rôma 10.17). Nguyên tắc ở đây, ấy là đức tin của chúng ta phải có đối tượng đúng đắn và vì thế chúng ta cần sự khải thị được cảm thúc của Đức Chúa Trời.
(3) Bà ta đã chứng tỏ đức tin của mình đang tấn tới và năng động bởi các thái độ và việc làm của mình. Đây là tư tưởng của Gia-cơ 2.14-18. Đức tin cần phải tấn tới; nó không thể đứng yên lặng được. Một là nó lớn lên hoặc nó đang lui đi. Chúng ta phải tấn tới trong đời sống đức tin của chúng ta và tấn tới trong ân điển và trong sự thông biết Đức Chúa Jêsus Christ (đối chiếu Rôma 4.19-20). Đức tin của người đờn bà Su-nem đã lớn lên. Đức tin của bà ta đã được chứng tỏ bởi ao ước của bà ta muốn nhận biết Ngôi Lời, bởi sự mến khách, bởi sự thoả lòng của bà ta (xem câu 13), bởi sự bằng lòng liều mình, và sau cùng, bởi sự bình tỉnh nương cậy ở giữa buồn rầu lớn lao khi bà ta tìm kiếm giải pháp và câu trả lời của Đức Chúa Trời cho sự mất mát đứa con trai mình.
(4) Sống thực sự bởi đức tin có nghĩa là chúng ta phải học biết chịu tổn thương và hết lòng tin cậy Đức Chúa Trời với mọi sợ hãi, lo âu, cùng những điều chưa biết nếu chúng ta muốn có được kinh nghiệm tối đa từ cuộc sống và nhìn thấy quyền phép của Đức Chúa Trời (Hê-bơ-rơ 11.8).
(5) Sống bởi đức tin cũng có nghĩa là học biết ngay lập tức chạy đến với Chúa trong mọi sự của cuộc sống, không những trong các thử thách, áp lực, hay tai vạ của nó, mà còn trong mọi sự vì chúng ta tin rằng Ngài là Đức Chúa Trời của mọi sự khôn ngoan, yên ủi và chỉ một mình Ngài mới có quyền lèo lái cuộc đời của chúng ta (Giêrêmi 10.23; Châm ngôn 16.1; II Cô-rinh-tô 1.3-5). Có thể chúng ta không nhìn thấy một giải pháp hay sự giải cứu tức thời từ tai họa của chúng ta giống như người đờn bà Su-nem không nhìn thấy khi nhận lại con trai mình từ kẻ chết sống lại, mà chỉ tin tưởng nơi lòng thương xót, yêu thương và các mục đích đời đời của Chúa, chúng ta có thể tìm được sự yên ủi, hy vọng và nhận biết rằng Đức Chúa Trời sẽ đáp trả cho nhu cần của chúng ta và những lời cầu nguyện của chúng ta trong thì thuận tiện và trong một phương thức rất tốt đẹp (đối chiếu Hê-bơ-rơ 11.38-40; 12.25-29).
Ngay cả như chúng ta mất mát nhà cửa, công việc làm ăn, một chức vụ đứng cho Đấng Christ, hay thân thể của chúng ta có thể sa sút với một chứng bịnh hiểm nghèo, trong Đấng Christ chúng ta có thứ không thể bị hủy diệt, bị lay động hay bị cất ra khỏi chúng ta – chúng ta có một quê hương đời đời, “là cơ nghiệp không hư đi [sự chết không đụng đến được], không ô uế [không bị điều ác làm ô uế], không suy tàn [không bị hư hại], để dành trong các từng trời cho anh em” (I Phierơ 1.4). Bám vào những lẽ thật nầy bởi đức tin trở thành sự sáng vinh hiển ở cuối đường hầm và là phương tiện đi tới và yên nghĩ trong Chúa và liều mình. Chính hy vọng nầy đã làm cho sứ đồ Phao-lô có khả năng để liều mình, chịu tổn thương và bước ra vì tha nhân bất chấp ông phải trả giá nào (xem II Cô-rinh-tô 4.7-18).
Một minh hoạ về tầm quan trọng của việc đi tới, yên nghĩ và liều mình.
Top Gun, một cuốn phim trong năm 1986, là câu chuyện nói về Trung úy Pete Mitchell (“Maverick”), do Tom Cruise đóng, khi anh đến trường Hải quân để dự thi chọn phi công. Maverick rất hấp tấp, liều lĩnh và bằng lòng chấp nhận liều lĩnh. Sự anh dám liều mạng khiến cho anh không sợ hãi ở trước mặt kẻ thù. Mục tiêu chính của anh là tốt nghiệp hạng đầu của khoá giống như “người thép”, do Val Kilmer đóng, là nhân vật rất lạnh lùng, bình tỉnh và biết tính toán.
Maverick dường như là vô địch cho đến khi “Goose” người đứng sau anh đã chết trong khi cố gắng thoát ra khỏi tai nạn máy bay. Sau đó Maverick không còn giống như trước nữa. Theo cấp chỉ huy của anh Maverick đã “mất khả năng và sẽ không còn đối mặt với kẻ thù nữa”. Anh đã mất di lòng tin cậy của mình. Anh mất đi sự bằng lòng liều lĩnh của mình. Anh cứ bám mãi hình ảnh Goose.
Câu chuyện kết thúc rất hay. Maverick đối mặt với sợ hãi, đối mặt với kẻ thù, và giải cứu Người Thép trong một cuộc không chiến trên vùng biển Địa Trung Hải. Ở cảnh sau cùng, Maverick đã phóng theo máy bay của Goose ra biển, sau cùng giải phóng cho anh ta.
Câu chuyện nói tới Maverick có nhiều điểm tương đồng với hành trình thuộc linh của chúng ta. Chúa Jêsus đã kêu gọi chúng ta phải đối mặt với kẻ thù. Để đạt được hiệu quả trong trận chiến đó, chúng ta cần phải từ bỏ sự sống. Nói cách khác sợ hãi có thể bắt lấy chúng ta trong sứ mệnh của chúng ta.
Đôi khi chúng ta đang bám víu một việc gì đó cứ kéo lùi chúng ta lại. Có thể sự cám dỗ của thế gian, nỗi sợ bất an về tài chính, hay nỗi sợ hội chúng sẽ không ưa thích quí vị, giữ quí vị không cho đối mặt với kẻ thù và cứ hoàn toàn thoải mái trong chức vụ của mình. Không có sự tự do ấy, lòng tin của quí vị bị cạn kiệt đi và quí vị lui đi trong sợ hãi. Có phải quí vị đang bám víu vào cái gì đó chăng?
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét