Bài 3:
Các nguồn nước của Giêricô được làm cho sạch
(II Các Vua 2.18-22)
PHẦN GIỚI THIỆU:
Khi viết nghịch lại thành Jerusalem và xứ Giuđa, Êsai đã mô tả xứ sở bằng những từ ngữ chỉ ra các tình trạng bịnh hoạn của đất nước chúng ta và thế giới ngày nay. Ông viết:
Êsai 1.4-6: “Ôi! nước mắc tội, dân mang lỗi nặng nề, tông giống độc dữ, con cái làm bậy bạ kia! Chúng nó đã lìa bỏ Đức Giê-hô-va, khinh lờn Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, đã trở nên xa lạ và lui đi. Các ngươi sao còn cứ bạn nghịch, để lại bị đánh nữa? Đầu đều đau đớn cả, lòng đều mòn mỏi cả. Từ bàn chơn cho đến đỉnh đầu, chẳng có chỗ nào lành: rặt những vết thương, vít sưng cùng lằn mới, chưa rịt, chưa quấn, cũng chưa bôi dầu cho êm”.
Chúng ta cũng đang sinh sống trong một xã hội bịnh hoạn và một thế giới bị rủa sả. Sự trơ trụi gây ra bởi những dòng tử hà thuộc linh và tình trạng mù loà tâm trí của con người đang tuôn chảy khắp xã hội là bằng chứng rõ ràng trong bầu không khí chính trị, tôn giáo và đạo đức trong thời của chúng ta. Tuy nhiên, tình trạng nầy không hiển nhiên, công khai trước mắt mọi người đâu. Vì có nhiều thứ được coi là dễ chịu, thoải mái có tính cách dối gạt, chúng quyến rũ xã hội và thế giới của chúng ta, đặc biệt trong xứ sở của chúng ta. Chạy theo chủ nghĩa duy vật, người ta chỉ nhắm vào việc làm giàu. Có nhiều thắng cảnh hùng vĩ, những toà nhà nguy nga, nhiều siêu siêu thị dành cho người tiêu dùng, những tiện nghi học tập, các thứ tiện dụng được sản xuất để làm cho cuộc sống ra dễ dàng hơn, các tổ chức và cấu trúc tôn giáo giàu có, và bảng danh sách hãy còn dài.
Ở giữa mọi sự nầy cấp độ đau khổ lúc nào cũng ở trên đỉnh cao. Sự trơ trụi thuộc linh, giống như một cái bóng khỗng lồ phủ dài trên đất nước của chúng ta. Bất luận con người ra sức khó nhọc dường nào, họ đang hướng vào những nguồn không đúng để tìm kiếm hạnh phúc – xứ sở hãy còn trơ trụi. Những dòng sông tưới đất thì rất độc hại. Xứ sở đã bị rủa sả.
Jerry Falwell trong tạp chí Fundamental Journal (tháng 7/tháng 8), đã viết rằng Bộ trưởng Nội vụ James Watt mới đây đã nói rằng Bài Quốc Ca của chúng ta là bài hát duy nhất trên thế giới kết thúc bằng một câu hỏi: “Phải chăng lá cờ nhiều ngôi sao đang vẫy trên đất nước tự do và trên quê hương của người dũng cảm? (Does that star-spangled Banner yet wave o’er the land of the free and the home of the brave?”) Falwell tiếp tục nói, bài hát ấy nhắc cho chúng ta nhớ tới bản chất tự do mong manh và góp phần như một lời cảnh cáo rằng sự tự do đã đạt được bằng một giá cao có thể bị đánh mất một cách dễ dàng. Bài học quan trọng: ấy là các nước, bất luận được phước như thế nào, có thể thoái hoá dễ dàng và phải hứng chịu nề nếp kỷ luật thiêng liêng của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh chép: “Nước nào có Giê-hô-va làm Đức Chúa Trời mình, dân tộc nào được Ngài chọn làm cơ nghiệp mình có phước thay!” (Thi thiên 33.12). Nhưng nước nào không lấy Giêhôva làm Đức Chúa Trời của mình thì cũng bị rủa sả tương đương, đây là sự thật (nghĩa là, thần của họ là chủ nghĩa vật chất, hay hình thức bảo vệ người tiêu dùng, hoặc chủ nghĩa nhân đạo, hay chủ nghĩa cộng sản, hoặc bất kỳ một hình tượng nào khác).
Phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta cho bài học nầy đang nhắc cho chúng ta nhớ tới lẽ thật đó, nhưng đáng trân trọng thay, phân đoạn ấy cũng chỉ ra cho chúng ta thấy giải pháp của Đức Chúa Trời cùng mọi trách nhiệm của chúng ta trong vai trò người tin Chúa, đang sinh sống ở đây làm khâm sai để rao giảng Chúa ra, Ngài là Đấng Tạo Hoá Vĩ Đại, và là Đức Chúa Trời của cả đất.
Phân đoạn lịch sử nầy phác hoạ ra lẽ thật thuộc linh được thấy có ở khắp mọi nơi trong Kinh Thánh. Phân đoạn ấy dùng hình bóng làm chìa khoá cho ý nghĩa và cách ứng dụng cho chúng ta ngày nay. Hình thái tượng trưng được thấy trong các phần sau đây:
(1) Thành phố Giêricô (2.18-19). Thành nầy đã bị rủa sả (đối chiếu Giôsuê 6.26).
(2) Nước uống rất độc khiến cho đất không kết quả (chai) (2.19).
(3) Một cái bình mới đựng muối ở trong đặng làm sạch nguồn nước (2.20-21).
Về mặt lịch sử
“Chúng trở về, Ê-li-sê vẫn ở tại Giê-ri-cô; người bèn nói với họ rằng: Ta há chẳng bảo các ngươi chớ có đi sao? Dân cư của Giê-ri-cô nói cùng Ê-li-sê rằng: Chỗ xây cất thành này tốt lắm y như chúa tôi thấy; nhưng nước thì độc và đất thì chai. Người đáp: Hãy đem cho ta một cái bình mới, và đựng muối ở trong. Chúng đem bình đến cho người. Người bèn đi đến nguồn nước, đổ muối xuống nước, mà nói rằng: Đức Giê-hô-va phán như vầy: Ta đã chữa lành cho nước này, tự nó sẽ chẳng còn gây ra sự chết, hoặc sự nân nữa. Vậy, theo lời của Ê-li-sê phán ra, nước được chữa lành còn đến ngày nay”.
Câu chuyện thì ngắn gọn và đơn sơ, tuy nhiên lẽ thật của nó thì rất thâm thúy và sâu sắc. Đây là một thành phố do Israel cai quản và trong đó có một chủng viện nhỏ (một trường đào tạo tiên tri), thế nhưng nguồn nước của thành phố lại rất xấu và gây ra tình trạng không kết quả cho đất đai. Nếu quí vị để ý, trong 2.19 dân cư thành Giêricô (đối chiếu 2.15) cho biết: “chỗ xây cất thành nầy thì tốt lắm”. Ở cái nhìn đầu tiên mọi thứ đều rất phát đạt trong thành phố. Đã có nhiều toà kiến trúc rất đẹp, cây cối, vườn tượt, và nhiều sinh hoạt – song lại chẳng có chút kết quả nào hết. Sát nghĩa, tiếng Hy bá lai nói: “đất thì trơ trụi”. Điều nầy chỉ ra rằng nguồn nước có chứa các khoáng chất lắng đọng làm ngăn trở sự lớn lên hay kết quả. Có những việc đã tấn tới, nhưng trước khi chúng kết quả, thì trái sẽ rụng xuống hoặc cây sẽ héo đi.
Có một đề nghị khác cho rằng vấn đề có quan hệ tới đời sống của con người. McNeely cho chúng ta biết John Gray nói rằng một nghiên cứu mới đây về tôn giáo cho thấy rằng các nguồn suối trong khu vực đã tiếp xúc với tầng phóng xạ. Kết các chất liệu nầy với nước đã bị ô nhiễm, nguồn nước như thế ấy sẽ gây ra tình trạng vô sinh. Cho nên nước nầy đã tạo ra tình trạng trơ trụi và tình trạng đó không dính dáng gì với việc gieo ra sự sống nhiều cho đời sống của con người.
Dân chúng đã công nhận uy quyền của Êlisê là một vị tiên tri của Đức Chúa Trời, là người đã băng ngang qua sông Giôđanh, một bằng chứng đánh dấu quyền phép của Đức Chúa Trời trong đời sống của ông. Vì vậy họ đã đến với Êlisê và yêu cầu giúp đỡ cho nan đề của họ. Êlisê khi ấy mới đòi một cái bình mới đựng muối ở trong, ném bình ấy xuống dòng nước, rồi bởi một phép lạ của Đức Chúa Trời, nguồn nước được làm sạch với những kết quả thường trực. Chắc chắn là nguồn nước nầy vẫn tốt đẹp cho đến ngày nay. Làm ơn để ý 2.21, Êlisê dành cho Đức Chúa Trời sự vinh hiển. Cho nên sự việc ấy chẳng phải do Êlisê cũng chẳng phải do muối – mà là do Đức Chúa Trời. Êlisê chỉ là một đại biểu của Đức Chúa Trời và muối là một biểu tượng.
CÁC BIỂU TƯỢNG ĐƯỢC SỬ DỤNG
Thành phố
Giêricô nguyên là một thành phố tiền đồn chống lại sự xâm chiếm xứ Canaan bởi tuyển dân của Đức Chúa Trời (hãy xem sách Giôsuê). Giêricô là một thành rất nổi bật trong sách Giôsuê. Sự huỷ diệt thành Giêricô ứng nghiệm lời hứa cho sự chiếm đóng phần còn lại của xứ sở đó. Tuy nhiên, thành phố đã bị rủa sả là ai cố gắng tái thiết lại thành phố, đặc biệt là một thành tiền đồn, sẽ mất con cái của họ (Giôsuê 6.26). Đây có thể là nan đề cho sự trơ trụi, là một sự tiếp diễn liên tục lời rủa sả nầy hết thế hệ nầy đến thế hệ khác.
Giêricô minh hoạ cho thế gian đang ở dưới sự rủa sả của Đức Chúa Trời. Đây là một lời rủa sả mà chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể chấm dứt bởi chương trình cứu rỗi của Ngài như đã được tỏ ra trong Lời của Đức Chúa Trời. Thế gian đang đứng như một sự ngăn trở, thực vậy, như một tiền đồn của Satan chống lại những người đang hưởng lấy chương trình cứu chuộc và giải cứu của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ.
Con người và hệ thống thế gian của Satan cung hiến những thứ thay thế – triết lý của con người, các hệ thống tôn giáo, và mọi giải pháp của chủ nghĩa duy vật. Những thứ thay thế nầy có thể là dễ chịu, song các giải pháp của thế gian luôn luôn kết quả trong sự trơ trụi và là hư không trong sự làm cho mọi lời hứa của chúng được ứng nghiệm. Có thể họ nói rất hay, có thể họ trông rất đáng thương và có thể họ sẽ làm cho xác thịt được thoả mãn trong phút chốc, thế nhưng mọi căn bịnh của con người vẫn tiếp tục trầm trọng hơn. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể di dời sự rủa sả đi.
Nước độc
Nước trong Kinh Thánh thường là một biểu tượng nói tới Ngôi Lời, nói tới Đức Thánh Linh là Đấng đang thanh tẩy và làm cho tươi mới, và ngay cả nói tới sự sống nữa. Nước bị độc tự nhiên chỉ ra sự ngược lại. (a) Trong chỗ của Lời Đức Chúa Trời, chúng ta có quan điểm hư không, chủ nghĩa nhân đạo, các hệ thống thờ lạy hình tượng, và những hệ tư tưởng của con người. (b) Trong chỗ của Đức Thánh Linh, có nhiều tà linh đang khuyến khích các giáo lý nầy (giáo lý nói về ma quỉ) (I Timôtthê 4; 1 Giăng 4). (c) Trong chỗ của sự thanh tẩy, sự làm tươi mới, và sự sống đang có sự nhiễm bẩn, sự yếu đuối và sự chết.
Cái bình mới
Trong Kinh Thánh, các tín đồ được minh hoạ là những chiếc bình bằng đất chứa của báu Tin Lành nói tới Đức Chúa Giêxu Christ, Đức Chúa Trời nhìn thấy đó là quyền phép cứu rỗi, chớ con người không nhìn thấy (II Côrinhtô 4.6-7). Cũng hãy lưu ý rằng Êlisê không những chỉ đòi một cái bình, mà ông còn đòi một cái bình mới nữa (câu 20), có lẽ cái bình nầy minh hoạ ra người tin Chúa, một con người mới, đã được tái sanh, một tạo vật mới của Đức Chúa Trời, người nầy là đại diện cho Chúa trong thế gian, là một khâm sai và là một thầy tế lễ của Đức Chúa Trời, là người dám công bố mọi ưu điểm của Đức Chúa Trời và ơn cứu rỗi của Ngài trong Đức Chúa Giêxu Christ cho một thế giới bị hư mất và bị rủa sả (đối chiếu II Côrinhtô 4.4-7; 5.20, 21; I Phierơ 2.9).
Muối
Muối là biểu tượng quan trọng nhất trong mọi biểu tượng ở đây. Muốn xét qua biểu tượng nầy, chúng ta hãy nhìn vào các hành động của muối cùng cách sử dụng muối trong Kinh Thánh.
Các hành động của muối
(1) Muối có tính cách bảo tồn. Muối làm chậm lại quá trình hư hỏng và thối rửa.
(2) Muối nêm nếm, cung ứng mùi vị và làm cho thức ăn được ngon hơn.
(3) Muối khiến cho khát nước. Quí vị có thể dẫn một con ngựa xuống nước, nhưng quí vị không thể bắt nó uống nước. Có đúng không? Quí vị có thể cho nó ăn muối và rồi nó sẽ uống nước ngay.
(4) Muối làm kích thích. Quí vị có bao giờ sát muốc lên vết thương chưa?
(5) Đó là một sự chữa lành và là một tác nhân làm cho sạch. Muối làm sạch.
Về mặt lịch sử
(1) Muối là một trong những sản phẩm và hàng hoá quan trọng nhất của những thời xa xưa. Muối được xem là quan trọng cùng với rượu, dầu, là một dấu hiệu của sự thịnh vượng.
(2) Vì cớ thiếu sự đông lạnh, thịt sẽ hư ngay nếu không được ướp với muối.
(3) Muối được lấy lên từ Biển Chết và được đào lên từ các khu đầm lầy. Như vậy, đôi khi muối không được sạch và pha trộn với các chất liệu khác trong đất. Muối lấy ra từ Biển Chết thường pha trộn với thạch cao và nếu với một số lượng thích đáng, muối sẽ trở thành chất kiềm và mất đi tánh mặn của nó.
Những cách sử dụng muối trong Kinh Thánh
(1) Lêvi ký 2.13 dạy chúng ta rằng dù thế nào đi nữa, thì các thứ của lễ dâng lên phải nêm thêm muối. Không có muối, chúng sẽ không được nhậm bất luận trong sự dâng hiến có chân thành như thế nào đi nữa, bất luận của lễ là gì, và có giá trị cao, hay động lực thanh sạch như thế nào đi nữa (đối chiếu Êxêchiên 43.24). Chính muối đã làm cho sự dâng hiến hay của lễ được nhậm vì cớ muối nhắc tới giao ước của Đức Chúa Trời cứu chúng ta qua thân vị và công tác của Đấng Christ. Những giao ước trong các thời kỳ xa xưa đều được nêm muối. Giao ước của Đức Chúa Trời là cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi và đưa chúng ta vào mối thông công với chính mình Ngài. Muối nói tới thân vị và công tác của Đức Chúa Giêxu Christ đã đổ ra vì chúng ta, Ngài là Chúa đã sống lại, cung ứng chức vụ của Đức Thánh Linh, là nguồn nước sống (Giăng 7.37-29). Vì vậy không có một của dâng nào có thể kể đến trừ phi của dâng đó là một sản phẩm của Đức Chúa Giêxu Christ trong chúng ta và được cai quản bởi Đức Thánh Linh và tình yêu của Ngài đang vận hành trong đời sống của chúng ta (đối chiếu I Côrinhtô 13.1…).
(2) Trong Mathiơ 5.13a, Đấng Christ đã phán với các môn đồ Ngài: “các ngươi là muối của đất”. Ở đây sự phân tích muối chỉ ra cái chạm mà những tín đồ cần phải có trong thế gian với vai trò khâm sai cho Đấng Christ. Phần nhấn mạnh của Kinh Thánh không phải bản thân người tin Chúa là muối đâu, mà người tín đồ, là một cái bình mới chứa đầy muối (bổn tánh của Đấng Christ), phải có ảnh hưởng của muối trên đất.
(3) Nhưng Mathiơ 5.13b cảnh cáo chúng ta rằng muối có thể mất mặn đi, nghĩa là, mất đi tính mặn của nó. Hãy nhớ, nói về mặt lịch sử, vì phương thức mà muối thường mang lại, đôi khi nó không sạch và đầy thạch cao, hay bị trộn pha với nhiều chất trong đất. Hình ảnh sẽ rất là rõ ràng. Nếu một người tin Chúa, thậm chí là một cái bình mới, đã bị nhiễm bẩn với thế gian cùng các tố chất của nó, người ấy sẽ là vô dụng với Chúa. Người ấy đã đánh mất mục đích của mình.
(4) Mác 9.50 dạy cho chúng ta biết rằng muối nơi đời sống của người tin Chúa là muối tốt; nó khiến chúng ta thành loại bình hay là những tôi tớ hữu dụng và thích đáng cho Chúa. Vì vậy chúng ta phải có vị mặn, bày tỏ ra bổn tánh của Cứu Chúa là vị mặn theo ý nghĩa của Kinh Thánh.
Vì vậy, muối trong II Các Vua 2.19-20 ám chỉ tới cái gì? Muối trong phân đoạn nầy ám chỉ tới hai việc:
(1) Vì cách sử dụng muối trong Cựu ước, ở đây có thể nói tới muối của giao ước, là thân vị của Đấng Christ trong đời sống của người tin Chúa, là Đấng ban Đức Thánh Linh ra như một sông nước hằng sống (Lêvi ký 2.13; Êxêchiên 43.24; I Các Vua 2.20, 21; Giăng 7.37-39).
(2) Lời của Đức Chúa Trời (Côlôse 4.6) nêm nếm và cung ứng mùi vị cho đời sống của người tin Chúa với bổn tánh và mục đích của Đức Chúa Trời (đối chiếu Côlôse 3.16). Thực chất, là tín đồ trong Đấng Christ, chúng ta phải đầy dẫy cả Đức Thánh Linh và Lời Chúa.
Chúng ta sẽ kết thúc với cái nhìn vào Luca 14.34-35, tiểu đoạn Kinh Thánh nầy sẽ thêm phần nhấn mạnh cho Mathiơ 5.13b:
“Muối là giống tốt; nhưng nếu muối mất mặn, thì lấy chi làm cho nó mặn lại được? Không dùng chi được cho ruộng hoặc cho phân; người ta phải bỏ nó ra ngoài. Ai có tai mà nghe, hãy nghe”.
Một lần nữa, chúng ta nhìn thấy lời cảnh cáo quan trọng nầy: không có vị mặn, muối hoàn toàn không còn hữu dụng nữa. Nó không còn tốt cho cái gì nữa, thậm chí không tốt cả cho đất như phân bón. Mục đích là, bao lâu đời sống chúng ta đầy dẫy với và bị những thứ thuộc thế gian pha trộn vào (giống như tánh yêu tiền bạc hay của cải) chúng ta không còn hữu dụng cho Chúa trong vai trò môn đồ hay những cái bình hữu dụng cho Chúa nữa (đối chiếu Luca 14.33 theo văn mạch của nó).
Các tác dụng của những cái bịnh chứa đầy muối
Nếu chúng ta chính xác trong phần phân tích, và chắc chắn phù hợp với quan niệm về cái bình bằng đất trong II Côrinhtô 4.7, muối minh hoạ cho nguyên tắc có mục đích. Là những công cụ của Đức Chúa Trời, chúng ta cần phải sống với các mục đích của Đức Chúa Trời luôn luôn trong lý trí và là mục tiêu trong đời sống chúng ta. Chúng ta không sống ở đây để làm đẹp lòng mình hay sống cho bản thân mình (đối chiếu Philíp 1.27 với 2.4-5). Khi các tín đồ sống có mục đích, với muối trong đời sống của họ, họ có những tác dụng sau đây trong việc chu toàn các mục đích của họ.
(1) Một sức mạnh bảo tồn và chữa lành trong xã hội. Sức mạnh nầy quan trọng cả hai phần: tích cực và tiêu cực.
Tiêu cực: Điểm tiêu cực nầy cho chúng ta thấy thế gian sẽ như thế nào và sẽ ra sao nếu không có tác dụng như muối của hàng tín đồ. Kinh Thánh dạy chúng ta rằng không có tác dụng như muối của hàng tín đồ với nguyên chất đạo đức của họ và qua chức vụ bên trong của Đức Thánh Linh, thế gian sẽ bị phân huỷ về mặt đạo đức và mặt thuộc linh vì cớ tình trạng tội lỗi của con người, quan điểm của con người và hoạt động liên tục của Satan.
Tích cực: Chúng ta phải nhìn biết trách nhiệm của mình là phải được nêm nếm với mùi vị sự sống của Đấng Christ qua những đời sống đầy dẫy Ngôi Lời, đầy dẫy Đức Thánh Linh để chúng ta có một tác dụng bảo tồn và chữa lành đổ ra trên xã hội. Tác dụng nầy ít nhất có 5 việc:
Sống hy sinh: Đổ ra và bị bán cho Đức Chúa Giêxu Christ (Philíp 2.17; II Timôthê 4.6).
Truyền giáo: Được nêm với muối để chúng ta đem người bị hư mất về với Đức Chúa Giêxu Christ (Côlôse 4.5-6).
Gây dựng hay làm nên thánh: Tự tấn tới và giúp đỡ nhiều người khác được y như thế. Tác dụng nầy chữa lành và bảo tồn. Thường thì các tín đồ là một thế lực đối ngược và gây ra tình trạng bịnh tật, hơn là chữa lành. Hội Thánh tại thành Côrinhtô là một gương xấu.
Hiệp một hay hoà thuận với nhau: Hãy nhớ Đấng Christ đã phán: “Các ngươi phải có muối trong lòng mình, lại phải hòa thuận cùng nhau” (Mác 9.50).
Vâng phục và dính díu với xã hội (Rôma 13.1-10; Tít 3.1-3; I Phierơ 2.13-17)
(2) Một thế lực kích thích. Muối không những nêm nếm, làm sạch, và bảo tồn, muối còn kích thích nữa. Khi sống theo đời sống Cơ đốc và chu toàn ý chỉ của Đức Chúa Trời, điều nầy sẽ luôn luôn đụng phải ai đó đang đi đường sai quấy (Giăng 15.19). Sống tin kính là một sự quở trách cho nhiều người và họ sẽ chỉ trích và thù hiềm người tin Chúa vì đời sống đó. Hãy nhớ chỉ có muối mà không kích thích là muối đã “mất mặn rồi”. Đáng tiếc thay, đây là những gì đang đánh dấu rất nhiều về Hội Thánh tại nước Mỹ ngày nay. Nước Mỹ đã mất đi tính cách phân biệt của nó. Hầu hết chúng ta đều đã đọc thấy về những cuộc bầu cử được tổ chức trong xứ sở của chúng ta, những lần bầu bán đó bày tỏ ra những giá trị, những ưu điểm của Cơ đốc nhân mẫu mực là tương tự nếu không phải là rất giống với những ứng cử viên chưa hề xưng mình là Cơ đốc nhân.
KẾT LUẬN:
Đức Chúa Trời đã làm ra một phép lạ trong đời sống của Êlisê để dạy cho chúng ta biết loại tác dụng và mục đích mà những người tin Chúa cần phải có trong thế gian nầy. Nhiều người đã đến với Êlisê từ thành Giêricô vì uy quyền trong đời sống và chức vụ của ông. Êlisê đã chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời vốn là thực, rằng một mình Đức Chúa Trời có những câu trả lời cho sự trơ trụi của cuộc sống, và một mình Đức Chúa Trời có thể cung ứng ý nghĩa và tình trạng kết quả cho cuộc sống.
Những câu hỏi ứng dụng:
(1) Có phải chúng ta đang sống theo Cơ đốc giáo uy quyền, được nêm nếm với sự sống của Đấng Christ, sống có mục đích, biết hy sinh, bày tỏ ra thân vị và tình yêu của Đấng Christ cho một thế giới bịnh hoạn và hư mất?
(2) Có phải chúng ta dính dáng vào xã hội để làm điều lành, hay chúng ta là một phần của nan đề?
(3) Có phải chúng ta là một thế lực cho sự hiệp một và hoà thuận trong bầy của Đức Chúa Trời, hay có phải chúng ta là một thế lực cho sự bất hoà, một kẻ gieo ra hột giống bất hoà giữa vòng các anh em mình?
Một trong những mối ngăn trở lớn lao nhất cho công cuộc truyền giáo là sự bất hoà. Vì vậy chúng ta phải trở thành những cái bình mới, đựng đầy muối, được nêm nếm và đổ ra vì một thế giới bịnh hoạn và đang dãy chết.
***
PHẦN GIỚI THIỆU:
Khi viết nghịch lại thành Jerusalem và xứ Giuđa, Êsai đã mô tả xứ sở bằng những từ ngữ chỉ ra các tình trạng bịnh hoạn của đất nước chúng ta và thế giới ngày nay. Ông viết:
Êsai 1.4-6: “Ôi! nước mắc tội, dân mang lỗi nặng nề, tông giống độc dữ, con cái làm bậy bạ kia! Chúng nó đã lìa bỏ Đức Giê-hô-va, khinh lờn Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, đã trở nên xa lạ và lui đi. Các ngươi sao còn cứ bạn nghịch, để lại bị đánh nữa? Đầu đều đau đớn cả, lòng đều mòn mỏi cả. Từ bàn chơn cho đến đỉnh đầu, chẳng có chỗ nào lành: rặt những vết thương, vít sưng cùng lằn mới, chưa rịt, chưa quấn, cũng chưa bôi dầu cho êm”.
Chúng ta cũng đang sinh sống trong một xã hội bịnh hoạn và một thế giới bị rủa sả. Sự trơ trụi gây ra bởi những dòng tử hà thuộc linh và tình trạng mù loà tâm trí của con người đang tuôn chảy khắp xã hội là bằng chứng rõ ràng trong bầu không khí chính trị, tôn giáo và đạo đức trong thời của chúng ta. Tuy nhiên, tình trạng nầy không hiển nhiên, công khai trước mắt mọi người đâu. Vì có nhiều thứ được coi là dễ chịu, thoải mái có tính cách dối gạt, chúng quyến rũ xã hội và thế giới của chúng ta, đặc biệt trong xứ sở của chúng ta. Chạy theo chủ nghĩa duy vật, người ta chỉ nhắm vào việc làm giàu. Có nhiều thắng cảnh hùng vĩ, những toà nhà nguy nga, nhiều siêu siêu thị dành cho người tiêu dùng, những tiện nghi học tập, các thứ tiện dụng được sản xuất để làm cho cuộc sống ra dễ dàng hơn, các tổ chức và cấu trúc tôn giáo giàu có, và bảng danh sách hãy còn dài.
Ở giữa mọi sự nầy cấp độ đau khổ lúc nào cũng ở trên đỉnh cao. Sự trơ trụi thuộc linh, giống như một cái bóng khỗng lồ phủ dài trên đất nước của chúng ta. Bất luận con người ra sức khó nhọc dường nào, họ đang hướng vào những nguồn không đúng để tìm kiếm hạnh phúc – xứ sở hãy còn trơ trụi. Những dòng sông tưới đất thì rất độc hại. Xứ sở đã bị rủa sả.
Jerry Falwell trong tạp chí Fundamental Journal (tháng 7/tháng 8), đã viết rằng Bộ trưởng Nội vụ James Watt mới đây đã nói rằng Bài Quốc Ca của chúng ta là bài hát duy nhất trên thế giới kết thúc bằng một câu hỏi: “Phải chăng lá cờ nhiều ngôi sao đang vẫy trên đất nước tự do và trên quê hương của người dũng cảm? (Does that star-spangled Banner yet wave o’er the land of the free and the home of the brave?”) Falwell tiếp tục nói, bài hát ấy nhắc cho chúng ta nhớ tới bản chất tự do mong manh và góp phần như một lời cảnh cáo rằng sự tự do đã đạt được bằng một giá cao có thể bị đánh mất một cách dễ dàng. Bài học quan trọng: ấy là các nước, bất luận được phước như thế nào, có thể thoái hoá dễ dàng và phải hứng chịu nề nếp kỷ luật thiêng liêng của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh chép: “Nước nào có Giê-hô-va làm Đức Chúa Trời mình, dân tộc nào được Ngài chọn làm cơ nghiệp mình có phước thay!” (Thi thiên 33.12). Nhưng nước nào không lấy Giêhôva làm Đức Chúa Trời của mình thì cũng bị rủa sả tương đương, đây là sự thật (nghĩa là, thần của họ là chủ nghĩa vật chất, hay hình thức bảo vệ người tiêu dùng, hoặc chủ nghĩa nhân đạo, hay chủ nghĩa cộng sản, hoặc bất kỳ một hình tượng nào khác).
Phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta cho bài học nầy đang nhắc cho chúng ta nhớ tới lẽ thật đó, nhưng đáng trân trọng thay, phân đoạn ấy cũng chỉ ra cho chúng ta thấy giải pháp của Đức Chúa Trời cùng mọi trách nhiệm của chúng ta trong vai trò người tin Chúa, đang sinh sống ở đây làm khâm sai để rao giảng Chúa ra, Ngài là Đấng Tạo Hoá Vĩ Đại, và là Đức Chúa Trời của cả đất.
Phân đoạn lịch sử nầy phác hoạ ra lẽ thật thuộc linh được thấy có ở khắp mọi nơi trong Kinh Thánh. Phân đoạn ấy dùng hình bóng làm chìa khoá cho ý nghĩa và cách ứng dụng cho chúng ta ngày nay. Hình thái tượng trưng được thấy trong các phần sau đây:
(1) Thành phố Giêricô (2.18-19). Thành nầy đã bị rủa sả (đối chiếu Giôsuê 6.26).
(2) Nước uống rất độc khiến cho đất không kết quả (chai) (2.19).
(3) Một cái bình mới đựng muối ở trong đặng làm sạch nguồn nước (2.20-21).
Về mặt lịch sử
“Chúng trở về, Ê-li-sê vẫn ở tại Giê-ri-cô; người bèn nói với họ rằng: Ta há chẳng bảo các ngươi chớ có đi sao? Dân cư của Giê-ri-cô nói cùng Ê-li-sê rằng: Chỗ xây cất thành này tốt lắm y như chúa tôi thấy; nhưng nước thì độc và đất thì chai. Người đáp: Hãy đem cho ta một cái bình mới, và đựng muối ở trong. Chúng đem bình đến cho người. Người bèn đi đến nguồn nước, đổ muối xuống nước, mà nói rằng: Đức Giê-hô-va phán như vầy: Ta đã chữa lành cho nước này, tự nó sẽ chẳng còn gây ra sự chết, hoặc sự nân nữa. Vậy, theo lời của Ê-li-sê phán ra, nước được chữa lành còn đến ngày nay”.
Câu chuyện thì ngắn gọn và đơn sơ, tuy nhiên lẽ thật của nó thì rất thâm thúy và sâu sắc. Đây là một thành phố do Israel cai quản và trong đó có một chủng viện nhỏ (một trường đào tạo tiên tri), thế nhưng nguồn nước của thành phố lại rất xấu và gây ra tình trạng không kết quả cho đất đai. Nếu quí vị để ý, trong 2.19 dân cư thành Giêricô (đối chiếu 2.15) cho biết: “chỗ xây cất thành nầy thì tốt lắm”. Ở cái nhìn đầu tiên mọi thứ đều rất phát đạt trong thành phố. Đã có nhiều toà kiến trúc rất đẹp, cây cối, vườn tượt, và nhiều sinh hoạt – song lại chẳng có chút kết quả nào hết. Sát nghĩa, tiếng Hy bá lai nói: “đất thì trơ trụi”. Điều nầy chỉ ra rằng nguồn nước có chứa các khoáng chất lắng đọng làm ngăn trở sự lớn lên hay kết quả. Có những việc đã tấn tới, nhưng trước khi chúng kết quả, thì trái sẽ rụng xuống hoặc cây sẽ héo đi.
Có một đề nghị khác cho rằng vấn đề có quan hệ tới đời sống của con người. McNeely cho chúng ta biết John Gray nói rằng một nghiên cứu mới đây về tôn giáo cho thấy rằng các nguồn suối trong khu vực đã tiếp xúc với tầng phóng xạ. Kết các chất liệu nầy với nước đã bị ô nhiễm, nguồn nước như thế ấy sẽ gây ra tình trạng vô sinh. Cho nên nước nầy đã tạo ra tình trạng trơ trụi và tình trạng đó không dính dáng gì với việc gieo ra sự sống nhiều cho đời sống của con người.
Dân chúng đã công nhận uy quyền của Êlisê là một vị tiên tri của Đức Chúa Trời, là người đã băng ngang qua sông Giôđanh, một bằng chứng đánh dấu quyền phép của Đức Chúa Trời trong đời sống của ông. Vì vậy họ đã đến với Êlisê và yêu cầu giúp đỡ cho nan đề của họ. Êlisê khi ấy mới đòi một cái bình mới đựng muối ở trong, ném bình ấy xuống dòng nước, rồi bởi một phép lạ của Đức Chúa Trời, nguồn nước được làm sạch với những kết quả thường trực. Chắc chắn là nguồn nước nầy vẫn tốt đẹp cho đến ngày nay. Làm ơn để ý 2.21, Êlisê dành cho Đức Chúa Trời sự vinh hiển. Cho nên sự việc ấy chẳng phải do Êlisê cũng chẳng phải do muối – mà là do Đức Chúa Trời. Êlisê chỉ là một đại biểu của Đức Chúa Trời và muối là một biểu tượng.
CÁC BIỂU TƯỢNG ĐƯỢC SỬ DỤNG
Thành phố
Giêricô nguyên là một thành phố tiền đồn chống lại sự xâm chiếm xứ Canaan bởi tuyển dân của Đức Chúa Trời (hãy xem sách Giôsuê). Giêricô là một thành rất nổi bật trong sách Giôsuê. Sự huỷ diệt thành Giêricô ứng nghiệm lời hứa cho sự chiếm đóng phần còn lại của xứ sở đó. Tuy nhiên, thành phố đã bị rủa sả là ai cố gắng tái thiết lại thành phố, đặc biệt là một thành tiền đồn, sẽ mất con cái của họ (Giôsuê 6.26). Đây có thể là nan đề cho sự trơ trụi, là một sự tiếp diễn liên tục lời rủa sả nầy hết thế hệ nầy đến thế hệ khác.
Giêricô minh hoạ cho thế gian đang ở dưới sự rủa sả của Đức Chúa Trời. Đây là một lời rủa sả mà chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể chấm dứt bởi chương trình cứu rỗi của Ngài như đã được tỏ ra trong Lời của Đức Chúa Trời. Thế gian đang đứng như một sự ngăn trở, thực vậy, như một tiền đồn của Satan chống lại những người đang hưởng lấy chương trình cứu chuộc và giải cứu của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ.
Con người và hệ thống thế gian của Satan cung hiến những thứ thay thế – triết lý của con người, các hệ thống tôn giáo, và mọi giải pháp của chủ nghĩa duy vật. Những thứ thay thế nầy có thể là dễ chịu, song các giải pháp của thế gian luôn luôn kết quả trong sự trơ trụi và là hư không trong sự làm cho mọi lời hứa của chúng được ứng nghiệm. Có thể họ nói rất hay, có thể họ trông rất đáng thương và có thể họ sẽ làm cho xác thịt được thoả mãn trong phút chốc, thế nhưng mọi căn bịnh của con người vẫn tiếp tục trầm trọng hơn. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể di dời sự rủa sả đi.
Nước độc
Nước trong Kinh Thánh thường là một biểu tượng nói tới Ngôi Lời, nói tới Đức Thánh Linh là Đấng đang thanh tẩy và làm cho tươi mới, và ngay cả nói tới sự sống nữa. Nước bị độc tự nhiên chỉ ra sự ngược lại. (a) Trong chỗ của Lời Đức Chúa Trời, chúng ta có quan điểm hư không, chủ nghĩa nhân đạo, các hệ thống thờ lạy hình tượng, và những hệ tư tưởng của con người. (b) Trong chỗ của Đức Thánh Linh, có nhiều tà linh đang khuyến khích các giáo lý nầy (giáo lý nói về ma quỉ) (I Timôtthê 4; 1 Giăng 4). (c) Trong chỗ của sự thanh tẩy, sự làm tươi mới, và sự sống đang có sự nhiễm bẩn, sự yếu đuối và sự chết.
Cái bình mới
Trong Kinh Thánh, các tín đồ được minh hoạ là những chiếc bình bằng đất chứa của báu Tin Lành nói tới Đức Chúa Giêxu Christ, Đức Chúa Trời nhìn thấy đó là quyền phép cứu rỗi, chớ con người không nhìn thấy (II Côrinhtô 4.6-7). Cũng hãy lưu ý rằng Êlisê không những chỉ đòi một cái bình, mà ông còn đòi một cái bình mới nữa (câu 20), có lẽ cái bình nầy minh hoạ ra người tin Chúa, một con người mới, đã được tái sanh, một tạo vật mới của Đức Chúa Trời, người nầy là đại diện cho Chúa trong thế gian, là một khâm sai và là một thầy tế lễ của Đức Chúa Trời, là người dám công bố mọi ưu điểm của Đức Chúa Trời và ơn cứu rỗi của Ngài trong Đức Chúa Giêxu Christ cho một thế giới bị hư mất và bị rủa sả (đối chiếu II Côrinhtô 4.4-7; 5.20, 21; I Phierơ 2.9).
Muối
Muối là biểu tượng quan trọng nhất trong mọi biểu tượng ở đây. Muốn xét qua biểu tượng nầy, chúng ta hãy nhìn vào các hành động của muối cùng cách sử dụng muối trong Kinh Thánh.
Các hành động của muối
(1) Muối có tính cách bảo tồn. Muối làm chậm lại quá trình hư hỏng và thối rửa.
(2) Muối nêm nếm, cung ứng mùi vị và làm cho thức ăn được ngon hơn.
(3) Muối khiến cho khát nước. Quí vị có thể dẫn một con ngựa xuống nước, nhưng quí vị không thể bắt nó uống nước. Có đúng không? Quí vị có thể cho nó ăn muối và rồi nó sẽ uống nước ngay.
(4) Muối làm kích thích. Quí vị có bao giờ sát muốc lên vết thương chưa?
(5) Đó là một sự chữa lành và là một tác nhân làm cho sạch. Muối làm sạch.
Về mặt lịch sử
(1) Muối là một trong những sản phẩm và hàng hoá quan trọng nhất của những thời xa xưa. Muối được xem là quan trọng cùng với rượu, dầu, là một dấu hiệu của sự thịnh vượng.
(2) Vì cớ thiếu sự đông lạnh, thịt sẽ hư ngay nếu không được ướp với muối.
(3) Muối được lấy lên từ Biển Chết và được đào lên từ các khu đầm lầy. Như vậy, đôi khi muối không được sạch và pha trộn với các chất liệu khác trong đất. Muối lấy ra từ Biển Chết thường pha trộn với thạch cao và nếu với một số lượng thích đáng, muối sẽ trở thành chất kiềm và mất đi tánh mặn của nó.
Những cách sử dụng muối trong Kinh Thánh
(1) Lêvi ký 2.13 dạy chúng ta rằng dù thế nào đi nữa, thì các thứ của lễ dâng lên phải nêm thêm muối. Không có muối, chúng sẽ không được nhậm bất luận trong sự dâng hiến có chân thành như thế nào đi nữa, bất luận của lễ là gì, và có giá trị cao, hay động lực thanh sạch như thế nào đi nữa (đối chiếu Êxêchiên 43.24). Chính muối đã làm cho sự dâng hiến hay của lễ được nhậm vì cớ muối nhắc tới giao ước của Đức Chúa Trời cứu chúng ta qua thân vị và công tác của Đấng Christ. Những giao ước trong các thời kỳ xa xưa đều được nêm muối. Giao ước của Đức Chúa Trời là cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi và đưa chúng ta vào mối thông công với chính mình Ngài. Muối nói tới thân vị và công tác của Đức Chúa Giêxu Christ đã đổ ra vì chúng ta, Ngài là Chúa đã sống lại, cung ứng chức vụ của Đức Thánh Linh, là nguồn nước sống (Giăng 7.37-29). Vì vậy không có một của dâng nào có thể kể đến trừ phi của dâng đó là một sản phẩm của Đức Chúa Giêxu Christ trong chúng ta và được cai quản bởi Đức Thánh Linh và tình yêu của Ngài đang vận hành trong đời sống của chúng ta (đối chiếu I Côrinhtô 13.1…).
(2) Trong Mathiơ 5.13a, Đấng Christ đã phán với các môn đồ Ngài: “các ngươi là muối của đất”. Ở đây sự phân tích muối chỉ ra cái chạm mà những tín đồ cần phải có trong thế gian với vai trò khâm sai cho Đấng Christ. Phần nhấn mạnh của Kinh Thánh không phải bản thân người tin Chúa là muối đâu, mà người tín đồ, là một cái bình mới chứa đầy muối (bổn tánh của Đấng Christ), phải có ảnh hưởng của muối trên đất.
(3) Nhưng Mathiơ 5.13b cảnh cáo chúng ta rằng muối có thể mất mặn đi, nghĩa là, mất đi tính mặn của nó. Hãy nhớ, nói về mặt lịch sử, vì phương thức mà muối thường mang lại, đôi khi nó không sạch và đầy thạch cao, hay bị trộn pha với nhiều chất trong đất. Hình ảnh sẽ rất là rõ ràng. Nếu một người tin Chúa, thậm chí là một cái bình mới, đã bị nhiễm bẩn với thế gian cùng các tố chất của nó, người ấy sẽ là vô dụng với Chúa. Người ấy đã đánh mất mục đích của mình.
(4) Mác 9.50 dạy cho chúng ta biết rằng muối nơi đời sống của người tin Chúa là muối tốt; nó khiến chúng ta thành loại bình hay là những tôi tớ hữu dụng và thích đáng cho Chúa. Vì vậy chúng ta phải có vị mặn, bày tỏ ra bổn tánh của Cứu Chúa là vị mặn theo ý nghĩa của Kinh Thánh.
Vì vậy, muối trong II Các Vua 2.19-20 ám chỉ tới cái gì? Muối trong phân đoạn nầy ám chỉ tới hai việc:
(1) Vì cách sử dụng muối trong Cựu ước, ở đây có thể nói tới muối của giao ước, là thân vị của Đấng Christ trong đời sống của người tin Chúa, là Đấng ban Đức Thánh Linh ra như một sông nước hằng sống (Lêvi ký 2.13; Êxêchiên 43.24; I Các Vua 2.20, 21; Giăng 7.37-39).
(2) Lời của Đức Chúa Trời (Côlôse 4.6) nêm nếm và cung ứng mùi vị cho đời sống của người tin Chúa với bổn tánh và mục đích của Đức Chúa Trời (đối chiếu Côlôse 3.16). Thực chất, là tín đồ trong Đấng Christ, chúng ta phải đầy dẫy cả Đức Thánh Linh và Lời Chúa.
Chúng ta sẽ kết thúc với cái nhìn vào Luca 14.34-35, tiểu đoạn Kinh Thánh nầy sẽ thêm phần nhấn mạnh cho Mathiơ 5.13b:
“Muối là giống tốt; nhưng nếu muối mất mặn, thì lấy chi làm cho nó mặn lại được? Không dùng chi được cho ruộng hoặc cho phân; người ta phải bỏ nó ra ngoài. Ai có tai mà nghe, hãy nghe”.
Một lần nữa, chúng ta nhìn thấy lời cảnh cáo quan trọng nầy: không có vị mặn, muối hoàn toàn không còn hữu dụng nữa. Nó không còn tốt cho cái gì nữa, thậm chí không tốt cả cho đất như phân bón. Mục đích là, bao lâu đời sống chúng ta đầy dẫy với và bị những thứ thuộc thế gian pha trộn vào (giống như tánh yêu tiền bạc hay của cải) chúng ta không còn hữu dụng cho Chúa trong vai trò môn đồ hay những cái bình hữu dụng cho Chúa nữa (đối chiếu Luca 14.33 theo văn mạch của nó).
Các tác dụng của những cái bịnh chứa đầy muối
Nếu chúng ta chính xác trong phần phân tích, và chắc chắn phù hợp với quan niệm về cái bình bằng đất trong II Côrinhtô 4.7, muối minh hoạ cho nguyên tắc có mục đích. Là những công cụ của Đức Chúa Trời, chúng ta cần phải sống với các mục đích của Đức Chúa Trời luôn luôn trong lý trí và là mục tiêu trong đời sống chúng ta. Chúng ta không sống ở đây để làm đẹp lòng mình hay sống cho bản thân mình (đối chiếu Philíp 1.27 với 2.4-5). Khi các tín đồ sống có mục đích, với muối trong đời sống của họ, họ có những tác dụng sau đây trong việc chu toàn các mục đích của họ.
(1) Một sức mạnh bảo tồn và chữa lành trong xã hội. Sức mạnh nầy quan trọng cả hai phần: tích cực và tiêu cực.
Tiêu cực: Điểm tiêu cực nầy cho chúng ta thấy thế gian sẽ như thế nào và sẽ ra sao nếu không có tác dụng như muối của hàng tín đồ. Kinh Thánh dạy chúng ta rằng không có tác dụng như muối của hàng tín đồ với nguyên chất đạo đức của họ và qua chức vụ bên trong của Đức Thánh Linh, thế gian sẽ bị phân huỷ về mặt đạo đức và mặt thuộc linh vì cớ tình trạng tội lỗi của con người, quan điểm của con người và hoạt động liên tục của Satan.
Tích cực: Chúng ta phải nhìn biết trách nhiệm của mình là phải được nêm nếm với mùi vị sự sống của Đấng Christ qua những đời sống đầy dẫy Ngôi Lời, đầy dẫy Đức Thánh Linh để chúng ta có một tác dụng bảo tồn và chữa lành đổ ra trên xã hội. Tác dụng nầy ít nhất có 5 việc:
Sống hy sinh: Đổ ra và bị bán cho Đức Chúa Giêxu Christ (Philíp 2.17; II Timôthê 4.6).
Truyền giáo: Được nêm với muối để chúng ta đem người bị hư mất về với Đức Chúa Giêxu Christ (Côlôse 4.5-6).
Gây dựng hay làm nên thánh: Tự tấn tới và giúp đỡ nhiều người khác được y như thế. Tác dụng nầy chữa lành và bảo tồn. Thường thì các tín đồ là một thế lực đối ngược và gây ra tình trạng bịnh tật, hơn là chữa lành. Hội Thánh tại thành Côrinhtô là một gương xấu.
Hiệp một hay hoà thuận với nhau: Hãy nhớ Đấng Christ đã phán: “Các ngươi phải có muối trong lòng mình, lại phải hòa thuận cùng nhau” (Mác 9.50).
Vâng phục và dính díu với xã hội (Rôma 13.1-10; Tít 3.1-3; I Phierơ 2.13-17)
(2) Một thế lực kích thích. Muối không những nêm nếm, làm sạch, và bảo tồn, muối còn kích thích nữa. Khi sống theo đời sống Cơ đốc và chu toàn ý chỉ của Đức Chúa Trời, điều nầy sẽ luôn luôn đụng phải ai đó đang đi đường sai quấy (Giăng 15.19). Sống tin kính là một sự quở trách cho nhiều người và họ sẽ chỉ trích và thù hiềm người tin Chúa vì đời sống đó. Hãy nhớ chỉ có muối mà không kích thích là muối đã “mất mặn rồi”. Đáng tiếc thay, đây là những gì đang đánh dấu rất nhiều về Hội Thánh tại nước Mỹ ngày nay. Nước Mỹ đã mất đi tính cách phân biệt của nó. Hầu hết chúng ta đều đã đọc thấy về những cuộc bầu cử được tổ chức trong xứ sở của chúng ta, những lần bầu bán đó bày tỏ ra những giá trị, những ưu điểm của Cơ đốc nhân mẫu mực là tương tự nếu không phải là rất giống với những ứng cử viên chưa hề xưng mình là Cơ đốc nhân.
KẾT LUẬN:
Đức Chúa Trời đã làm ra một phép lạ trong đời sống của Êlisê để dạy cho chúng ta biết loại tác dụng và mục đích mà những người tin Chúa cần phải có trong thế gian nầy. Nhiều người đã đến với Êlisê từ thành Giêricô vì uy quyền trong đời sống và chức vụ của ông. Êlisê đã chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời vốn là thực, rằng một mình Đức Chúa Trời có những câu trả lời cho sự trơ trụi của cuộc sống, và một mình Đức Chúa Trời có thể cung ứng ý nghĩa và tình trạng kết quả cho cuộc sống.
Những câu hỏi ứng dụng:
(1) Có phải chúng ta đang sống theo Cơ đốc giáo uy quyền, được nêm nếm với sự sống của Đấng Christ, sống có mục đích, biết hy sinh, bày tỏ ra thân vị và tình yêu của Đấng Christ cho một thế giới bịnh hoạn và hư mất?
(2) Có phải chúng ta dính dáng vào xã hội để làm điều lành, hay chúng ta là một phần của nan đề?
(3) Có phải chúng ta là một thế lực cho sự hiệp một và hoà thuận trong bầy của Đức Chúa Trời, hay có phải chúng ta là một thế lực cho sự bất hoà, một kẻ gieo ra hột giống bất hoà giữa vòng các anh em mình?
Một trong những mối ngăn trở lớn lao nhất cho công cuộc truyền giáo là sự bất hoà. Vì vậy chúng ta phải trở thành những cái bình mới, đựng đầy muối, được nêm nếm và đổ ra vì một thế giới bịnh hoạn và đang dãy chết.
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét