Thứ Hai, 11 tháng 1, 2010

ELIJAH: Những thử nghiệm bên khe suối (Phần 2)



Bài 5:
Những thử nghiệm bên khe suối (Phần 2)
PHẦN GIỚI THIỆU:
Khi quí vị nghĩ tới Êli, thì quí vị nghĩ tới điều gì nào? Có lẽ là vị tiên tri đang đứng trên núi Cạt-mên thách thức các tiên tri của Ba-anh, rồi tin cậy Chúa sẽ giáng lửa từ trời xuống. Hoặc có phải quí vị nghĩ tới một con người của sự cầu nguyện như đã được chỉ ra cho chúng ta thấy trong Giacơ 5.17-18 chăng? Quí vị có bao giờ nghĩ: “Tôi muốn mình có được loại đức tin đó” không? Có phải quí vị cầu nguyện: “Lạy Cha, có phải Ngài sẽ ban cho con loại đức tin mà Êli đã có chăng?” Rồi sau đó, có những sự việc dường như ngày càng tệ hại hơn, có phải không? Quí vị bắt đầu phải gánh chịu nhiều áp lực và đau khổ. Các áp lực, căng thẳng thêm lên, nhiều nan đề phát sinh, và đa số dường như chẳng có giải pháp gì hết, ít nhất là không ở trong một tương lai gần. Có phải quí vị lấy làm ngạc nhiên và suy nghĩ: “Chuyện gì đang xảy ra ở đây vậy? Tại sao cái thế giới của tôi cứ lụn tàn dần đi như thế?”Có thể Đức Chúa Trời sẽ đáp lời cầu nguyện của quí vị đấy. Quan trọng hơn, Ngài sẽ bày tỏ ra mục đích và chương trình của Ngài dành cho đời sống của quí vị, mục đích luyện lọc và biến đổi quí vị ra giống theo ảnh tượng của Đấng Christ.
Trước khi Êli đến đứng trên Núi Cạt-mên, ông cần phải ngồi bên khe suối. Trước khi có đức tin và khả năng chín chắn hơn để vững vàng trên Núi Cạt-mên của cuộc sống, thì phải có những kinh nghiệm của khe Kê-rít của cuộc sống và bà goá phụ ở Sa-rép-ta. Đây là những thử nghiệm trong cuộc sống có khả năng luyện lọc và gây dựng khi chúng dạy dỗ chúng ta biết tin cậy nơi Chúa và tương giao với Ngài. Dĩ nhiên, chúng ta không thích loại kinh nghiệm nầy, vì chúng gây tổn thương. Như tác giả thơ Hêbơrơ đã nói: “Thật các sự sửa phạt lúc đầu coi như một cớ buồn bã, chớ không phải sự vui mừng; nhưng về sau sanh ra bông trái công bình và bình an cho những kẻ đã chịu luyện tập như vậy” (Hêbơrơ 12.11).
Vì cớ sự sa ngã của chúng ta, dù chúng ta là hạng người đã đem lòng tin cậy nơi Thân Vị và công tác của Chúa Jêsus và đã kinh nghiệm công tác tái tạo của Thánh Linh Đức Chúa Trời, những thử thách trong cuộc sống vẫn là cần thiết. Sứ đồ Phierơ viết:
I Phierơ 1.6-7: “Anh em vui mừng về điều đó, dầu hiện nay anh em vì sự thử thách trăm bề buộc phải buồn bã ít lâu; hầu cho sự thử thách đức tin anh em quí hơn vàng hay hư nát, dầu đã bị thử lửa, sanh ra ngợi khen, tôn trọng, vinh hiển cho anh em khi Đức Chúa Jêsus Christ hiện ra”.
Tương tự Giacơ 1.2-4 chép:
“Hỡi anh em, hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn, vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sanh ra sự nhịn nhục. Nhưng sự nhịn nhục phải làm trọn việc nó, hầu cho chính mình anh em cũng trọn lành toàn vẹn, không thiếu thốn chút nào”.
Chúng ta đối diện với nan đề nào trong sự chịu khổ? Chúng ta thường xu hướng về sự yên ủi và khoái lạc của mình hơn là với sự lớn lên và trưởng thành về mặt thuộc linh. Chúng ta muốn có một đời sống thảnh thơi hơn là một cuộc sống lao đao với nghị lực. Chúng ta nghĩ mình đang sống thoải mái và trưởng thành đủ như hiện nay, còn Chúa, Ngài biết rõ hơn thế. Chúng ta muốn có sự trưởng thành mà không có sự đau khổ, song sự lớn lên thực sự cần có sự đau khổ.
Thí dụ, chúng ta cần làm mất trọng lượng, song chúng ta muốn như thế mà không có nỗi khổ của sự nhịn đói, không có sự mệt mỏi cho các cơ bắp do phải tập luyện, và không cần có sự thay đổi cung cách sống hoặc các thói quen ăn uống. Kết quả là, con người thường rơi vào chỗ thiếu kinh nghiệm dễ bị các tấm biển quảng cáo kia lừa bịp, chúng cung hiến việc làm mất trọng lượng mà không phải chịu khổ, giống như các liều thuốc làm tan mỡ đi trong khi chúng ta cứ ngồi trên ghế salon miệng nhai cả túi khoai tây làm sẵn ăn liền kia.
Trong baì học nầy, chúng ta nhắm vào ba thử nghiệm nữa mà Êli đã kinh nghiệm bên khe suối. Thử nghiệm về lời hứa và nguồn tiếp trợ của Đức Chúa Trời, thử nghiệm về sự vâng lời, và thử nghiệm về cái khe cạn khô.
THỬ NGHIỆM VỀ LỜI HỨA VÀ NGUỒN TIẾP TRỢ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (câu 4).
Trong câu 4, Đức Chúa Trời hứa tiếp trợ cho mọi nhu cần của Êli trong khi ở gần bên khe suối. Chúa thật là giàu ơn! Nhìn biết Ngài không hề sai chúng ta đi đâu làm việc gì đó mà chẳng có sự hiện diện và sự tiếp trợ của Ngài, sự nhìn biết đó là một lẽ thật rất kỳ diệu. Lời hứa của Kinh thánh luôn luôn là: “Đức Chúa Trời tôi sẽ làm cho đầy đủ mọi sự cần dùng của an hem…” (Philíp 4.19), nhưng đặc biệt hãy chú ý Hêbơrơ 13.5-6: “Chớ tham tiền; hãy lấy điều mình có làm đủ rồi, vì chính Đức Chúa Trời có phán rằng: Ta sẽ chẳng lìa ngươi đâu, chẳng bỏ ngươi đâu. Như vậy, chúng ta được lấy lòng tin chắc mà nói rằng: Chúa giúp đỡ tôi, tôi không sợ chi hết. Người đời làm chi tôi được?”
Khi chúng ta nghĩ về sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời, thật là yên ủi khi thấy rằng sự tiếp trợ mà Đức Chúa Trời cung ứng cho sẽ rất là đơn giản giống như ở đây trong đời sống của Êli, hay sự tiêu xài phung phí mà Vua Solomon đã kinh nghiệm. Cũng có thể trong sự tiếp trợ đó là phần thử nghiệm về đức tin của một người, một thử nghiệm về lòng tin kính đối với Chúa và về lòng tin cậy về sự Ngài là ai và Ngài đang làm gì! Có phải Đức Chúa Trời là đối tượng cho lòng tin kính của chúng ta hay những thứ Ngài tiếp trợ cho là đối tượng? Nếu đơn giản, chúng ta sẽ thoả lòng hoặc chúng ta sẽ than phiền hay chúng ta sẽ ganh tỵ với người khác? Còn nếu là tiêu xài phung phí, liệu chúng ta sẽ giữ lòng trung thành, hay chúng ta sẽ nhắm vào các món quà hơn là nhắm vào Đấng Ban Cho? Chúng ta sẽ giữ mọi giá trị và những điều ưu tiên một của chúng ta cùng song hành với lòng kính sợ Chúa và đặt Ngài ở đầu hết chăng?
Có hai yếu tố trong lời hứa cho Êli:
“Ngươi sẽ uống nước của khe…”
Đức Chúa Trời đã chọn tiếp trợ cho mọi nhu cần của Êli qua một khe suối, chớ không phải một dòng sông, hay một cái hồ, hoặc một cái giếng phun trào. Đó là một khe suối sẽ cạn khô không bao lâu nữa và Êli vốn biết rõ như thế. Tại sao sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời đôi khi chỉ vừa đủ mà thôi? Và tại sao nguồn tiếp trợ của Đức Chúa Trời lại cạn khô? Chúa đã sai Êli đến một khe suối mà Ngài biết rõ sẽ khô cạn, cũng như Ngài đã sai tôi phải giảng dạy với sự biết rõ các nan đề trong cổ họng tôi sẽ làm giảm đi trầm trọng khả năng giảng dạy của tôi vậy. Đức Chúa Trời làm như thế để nhắc cho tôi nhớ tới một số bài học thuộc linh như: (a) niềm vui mừng, ý nghĩa và tầm quan trọng thực sự trong cuộc sống không cốt ở sự dư dật của cải của chúng ta (Luca 12.15); (b) “Của người công bình tuy ít, còn hơn sự dư dật của nhiều người ác” (Thi thiên 37.16); (c) “Thà một món rau mà thương yêu nhau, còn hơn ăn bò mập béo với sự ganh ghét cặp theo” (Châm ngôn 15.17); (d) “Thà ít của mà có sự công bình, hơn là nhiều hoa lợi với sự bất nghĩa cặp theo” (Châm ngôn 16.8); và (e) “Vả, sự tin kính cùng sự thỏa lòng ấy là một lợi lớn” (I Timôthê 6.6). Lịch sử chứa đầy những câu chuyện minh hoạ cho điều nầy.
Mới đây có những bài viết về sự nghiệp quan trọng của O. J. Simpson. Đây là một nhân vật vốn có mọi sự mà thế gian xem là quan trọng, danh tiếng và sự giàu có. Khi tôi suy nghĩ về đề tài nầy, tôi nhớ tới một điều mà O. J đã nói cách đây vài năm:
“Tôi ngồi trong nhà mình ở Buffalo và đôi lúc tôi cảm thấy cô độc, thật là khó tin làm sao! Cuộc sống đối với tôi thật là hạnh phúc. Tôi có một người vợ thật đảm đang, mấy đứa con thật là ngoan ngoản, tiền bạc và sự giàu có….và tôi cô đơn và buồn tẻ…Tôi thường lấy làm lạ không biết tại sao có nhiều người rất giàu mà lại tự tử. Tiền bạc chắc chắn không phải là thứ làm cho người ta thoả lòng đủ”.
Dù hoàn cảnh của chúng ta có như thế nào, Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải học biết sống thoả lòng, trước tiên là bởi đức tin yên nghỉ trong Ngài. Tại sao vậy? Vì chúng ta phải kinh nghiệm sự đầy dẫy của Đức Chúa Trời và học biết nhu cầu lớn lao nhất của chúng ta chính là Đức Chúa Trời (Philíp 4.11-13; Giăng 14.27). Tôi nghĩ rất là hay khi những câu Kinh thánh trên chứa tư tưởng “thà”, được công bố ra giữa nhiều chi tiết đa dạng của cuộc sống mà người ta nghĩ họ cần đến cho hạnh phúc của họ. Không những Kinh thánh cảnh cáo chống lại việc tìm kiếm hạnh phúc, an ninh, và ý nghĩa của chúng ta trong những thứ như địa vị, khen ngợi, tán thưởng vỗ tay, uy tín, của cải, hay khoái lạc, mà Đức Chúa Trời còn hành động theo ý của Ngài như ở đây với Êli để dạy cho chúng ta biết rằng chỉ có một mình Ngài mới là sự an ninh và là nguồn vui mừng và bình an thật của chúng ta (Giăng 14.27). Tôi được nhắc nhớ về lời lẽ của tác giả Thi thiên viết ra từ cuộc lưu đày: “Đức Chúa Trời ôi! Linh hồn tôi mơ ước Chúa, như con nai cái thèm khát khe nước” (Thi thiên 42.1). Ông đã công nhận rằng nhu cầu lớn lao nhất của mình không phải là đồ vật, không phải là môi trường thay đổi, không phải là con người. Như cần ấy chính là Đức Chúa Trời.
“Ta đã truyền cho chim quạ nuôi ngươi tại đó”.
Trước tiên, một lần nữa chúng ta nhìn thấy nguyên tắc của Philíp 4.19: “Đức Chúa Trời tôi sẽ làm cho đầy đủ mọi sự cần dùng của anh em y theo sự giàu có của Ngài ở nơi vinh hiển trong Đức Chúa Jêsus Christ”. Từ khi Đức Chúa Trời đã làm hầu hết mọi việc cho, khi chúng ta còn là kẻ thù và xa cách Ngài, hiện nay lẽ nào Ngài chẳng làm cho chúng ta vì chúng ta là con cái của Ngài và đã trở thành đối tượng đặc biệt cho tình yêu và ân sũng của Ngài (Rôma 5.6-9; 8.32).
Câu chuyện sau đây minh hoạ cho quan điểm ấy:
Một tín đồ người Do thái rất tin kính. Mục sư Max Reich, đã đưa ra lời làm chứng nầy: “Khi vợ tôi và tôi lấy nhau lần đầu tiên, chúng tôi cảm thấy được kêu gọi vào sự phục vụ Chúa trọn thời gian. Đức Chúa Trời đã ban phước cho chức vụ của tôi và có nhiều người đã tiếp nhận Chúa. Mặc dù thu nhập của chúng tôi rất ít ỏi và chúng tôi có ít của cải theo đời nầy, tấm lòng của chúng tôi tràn ngập niềm vui mừng. Tuy nhiên, ngày kia vợ tôi nói: “Max ạ, chẳng có cái gì ăn cho tối nay hết!” Lúc đầu tôi không đáp lại song cứ đứng lắng nghe tiếng chim hót trong rừng cây. Thình lình mấy lời nầy từ bài thánh ca rất quen thuộc thấp thoáng qua lý trí tôi: “Chim sẻ mắt Chúa vẫn chú vào, thì Ngài há quên tôi khi nào?” Ngay lập tức tôi đáp lại: “Nếu Cha chúng ta ở trên trời còn cho loài chim ăn, chắc chắn sẽ chăm lo cho chúng ta”. Ngay khi ấy có một bà kia đến gõ nơi cửa. Sau khi tự giới thiệu mình, bà ấy nói: “Chồng tôi là kẻ nghiện rượu vô dụng. Mỗi lần ông ấy lãnh lương, ông ấy đi uống rượu cho đến hết tiền, vì vậy mấy đứa con tôi và tôi thường hay bị đói. Mới đây, ông ấy có nghe ông giảng Tin lành, và Chúa đã làm ra một phép lạ trong tấm lòng ông ấy. Giờ đây ông ấy là một con người được đổi thay! Vì lần đầu tiên trong nhiều năm trời ông ấy đem đủ tiền lương về nhà, và tôi có thể mua sắm thức ăn ở cửa hàng. Tôi đã suy nghĩ lúc tôi nấu ăn, một phần của thức ăn nầy thực sự thuộc về Anh Reich. Tôi định lát nữa sẽ mang sang cho anh, nhưng tôi cảm thấy phải mang qua ngay tức thì. Đây là phân nửa con gà mà tôi đã chiên và một số bánh vừa mới hấp xong”. Tấn sĩ Reich nói: “Chúng tôi rất sung sướng đến nỗi chúng tôi phải hát lên: `Ngợi khen Đức Chúa Trời vì mọi ơn phước tràn tuôn ra từ Ngài’. Tới giờ phút nầy Chúa chưa hề quên cung ứng cho chúng tôi bánh ăn hàng ngày”.
Thứ hai, hãy chú ý hai phương thức mà Chúa đã tiếp trợ cho nhu cần của Êli. Ngài đã tiếp trợ qua các phương tiện thiên nhiên, khe suối, và phương tiện siêu nhiên, loài quạ. Trong khi Chúa không hành động qua phương tiện siêu nhiên ngày nay (thậm chí trong những thời Cựu Ước, đây là một ngoại lệ), có một bài học quan trọng ở đây. Ngài có quyền làm trỗi hơn mọi điều chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng để làm thoả mãn mọi nhu cần của chúng ta. Ngài đã tiếp trợ y theo sự giàu có của Ngài ở nơi vinh hiển, đó là một sự tiếp trợ vô hạn (Êphêsô 3.20). Nhưng nếu Ngài muốn sử dụng các phương tiện siêu nhiên, Ngài sẽ và thỉnh thoảng sử dụng đến.
Thứ ba, loài quạ sẽ mang bánh và thịt đến cho Êli. Bánh theo tiếng Hybálai là lechem có ý nói tới thức ăn chung chung gồm trứng cá, trái cây, quả hạch (nuts), và cả trứng nữa. Há chẳng thú vị sao? Đức Chúa Trời đã làm mưa bánh xuống từ trời hoặc đưa chim cút đến như Ngài đã làm cho dân Israel trong đồng vắng. Thay vì thế, Ngài đã chọn nuôi Êli nhờ vào bầy quạ. Tại sao loài quạ lại được sử dụng vào việc tốt lành như thế chứ? Điều nầy có ý nghĩa gì cho Êli? Êli là một người Do thái và theo Luật pháp chim quạ là một loài chim không sạch, một trong những thứ mà người Do thái không được phép ăn. Mặc dù ông được lịnh ăn thịt chim quạ, Đức Chúa Trời vẫn chọn một con chim ô uế để nuôi sống Êli. Tại sao vậy? Có lẽ để nhắc cho ông nhớ (dĩ nhiên là cho chúng ta nữa) Chúa đang tể trị và chúng ta cần phải học phục theo những công cụ mà Ngài chọn sử dụng để nắn đúc chúng ta, và phục theo các phương pháp Ngài đang sử dụng để tiếp trợ cho mọi nhu cầu của chúng ta. Ở đây Đức Chúa Trời đang trưởng dưỡng đức tin của Êli, gây dựng lòng tin cậy của ông, và nhắc cho ông nhớ ai đang nắm quyền tể trị.
Chẳng có một giới hạn nào trong những gì Chúa định làm và mọi công cụ của Ngài là vô giới hạn.
Có phải chúng ta bằng lòng tin cậy vào mọi lời hứa cùng sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời vô luận quan điểm của chúng ta dường như có đi ngược lại với ý tưởng của Ngài? Ngài sử dụng mọi loại công cụ, mọi hạng người, và mọi thứ cảnh ngộ. Hãy suy nghĩ về các nan đề của quí vị xem – con người, tài chính, sức khoẻ, gia đình, điều kiện nghề nghiệp. Đây là loại công cụ, các đại biểu của Chúa, giống như loài quạ được sai phái đến tiếp trợ cho mọi nhu cầu trong đời sống của chúng ta. Vậy thì, nhu cần của chúng ta là gì? Dĩ nhiên, nhu cần của chúng ta là tin cậy Chúa, song sự tin cậy sẽ thể hiện ra như thế nào đây? Nhu cần của chúng ta là làm theo giáo huấn của Solomon trong sách Truyền đạo.
Trong Truyền đạo 7.11-12, chúng ta có phần nhấn mạnh về giá trị của sự khôn ngoan theo Kinh thánh và Đức Chúa Trời hành động ra sao. Kế đó, trong hai câu 13 và 14 Solomon cung ứng cho chúng ta cái nhìn cho thấy cách Đức Chúa Trời hành động giống như Đấng Làm Cho Đồng Bộ và là Đấng sắp đặt cho đời sống chúng ta.
Kinh thánh truyền cho chúng ta phải: “xem xét công việc của Đức Chúa Trời”. Mệnh đề: “việc làm của Đức Chúa Trời” đang rung lên một tiếng chuông, có phải không? Nó có quan hệ với tư tưởng trong Êphêsô 1.11 và Rôma 8.28-29, và chúng ta được truyền cho phải “xem xét” việc làm đó. “Xem xét” là động từ Hy bá lai ra`ah có nghĩa là “thấy, nhìn vào, kiểm tra, quan sát”, và rồi, dựa theo những điều thấy được, “tiếp tục suy nghĩ, tra xét bằng lý trí, hiểu rõ”. Nhận biết và tin tưởng Đức Chúa Trời có phần vào mọi vụ việc trong đời sống chúng ta, chúng ta cần phải theo dõi, kiểm tra, và xem xét các vụ việc nầy, và rồi đáp ứng bằng đức tin, tìm cách hiểu rõ Đức Chúa Trời đang dạy dỗ chúng ta điều gì.
Rồi câu hỏi được đưa ra: “Vì ai có thể làm ngay lại những gì Ngài đã vặn cong?” Hãy chú ý từ nối kết: “vì”. Từ nầy nối kết câu hỏi với mạng lịnh phải xem xét và chỉ ra cho chúng ta thấy lý do hay nguyên nhân. Nó chỉ cho chúng ta thấy Đức Chúa Trời có thể và đang làm gì, Ngài đang vặn cong con đường sự sống của chúng ta.
Điều nầy có ý nói con đường sự sống, giống như con đường ở trên núi vậy, có lúc nó bị vặn cong, nó có nhiều chỗ quanh co, lên xuống, các chỗ gồ ghề và nhiều nơi bằng phẳng. Con đường nầy không luôn luôn giống xa lộ liên tiểu bang và dọc theo lối đi nó có những khe suối đang khô cạn.
Điều nầy có ý nói Đức Chúa Trời không bỏ mặc chúng ta ở những nơi cao, thấp hoặc ở các chỗ rẽ trên đường. Ngài có quan hệ tới đời sống của chúng ta. Cuộc sống không phải là một vấn đề cho cơ hội mù quáng, hoặc cái búng nhẹ đồng tiền kia.
Phân đoạn nầy cũng dạy chúng ta mọi điều chúng ta không thể bắt tay làm! Chúng ta không thể làm cho bằng những gì Đức Chúa Trời đã vặn cong. Khi Đức Chúa Trời đặt một khúc quanh trên đường lối chúng ta, Ngài đang kêu gọi chúng ta phải bước theo khúc quanh đó. Nếu, theo ý muốn của Đức Chúa Trời, Ngài cho phép quí vị té ngã và làm gãy cánh tay của quí vị, quí vị không thể đảo lộn lại cuộn phim và cắt bỏ phần đó ra khỏi cuốn phim. Quí vị phải sống với sự té ngã và chiếc xương gãy đó. Há đây không phải là đường lối hấp dẫn để dạy dỗ chúng ta biết thể nào Đức Chúa Trời có quan hệ sâu sắc với cảnh ngộ của chúng ta, nhưng Kinh thánh cho thấy Ngài làm như thế từ chỗ yêu thương và sự khôn ngoan.
Điều nầy có sự dạy dỗ nối theo sau, dạy cho chúng ta biết chúng ta cần phải hành động và phản ứng như thế nào trước hoàn cảnh đa dạng của cuộc sống (câu 14). (a) Khi mọi việc thuận lợi, khi con đường ngay thẳng, sung túc, vui mừng, hãy tận hưởng cuộc sống mà Đức Chúa Trời ban cho – mặc dù phần Kinh thánh khác cảnh cáo chúng ta đừng bao giờ tìm kiếm sự an ninh cho mình trong những điều kiện như thế. (b) Trong ngày gian truân, khi Đức Chúa Trời đặt một khúc quanh trên con đường, hãy xem xét, hãy quan sát, hãy kiểm tra hoàn cảnh của quí vị. Hãy dừng lại, suy nghĩ, và học biết. Hãy suy nghĩ xem Đức Chúa Trời đang phán gì với quí vị? Hãy áp dụng lẽ thật của sự kiện một Đức Chúa Trời khôn ngoan, hiểu biết, toàn tri, toàn năng có quan hệ vào, mọi hoàn cảnh của chúng ta chẳng phải là dịp tình cờ xảy ra đâu! Khi mọi việc tiến triển thuận lợi, khi chiếc xe hơi không còn nguyên vẹn nữa, khi quí vị đau đầu vì chứng viêm xoang, khi gói quà đến muộn, khi quí vị nghe ai đó phê phán, vô luận là điều gì, chúng ta phản ứng như thế nào đây? Chúng ta nổi sùng lên hay trầm lặng xuống? Chúng ta có tin cậy Chúa hay ngã lòng đi? Chúng ta làm chi đây? Vấn đề chúng ta có cần là phải suy nghĩ (đối chiếu Giacơ 1.2-5). Nói như vậy có nghĩa là chúng ta cần phải suy nghĩ theo các giới hạn của mọi nguyên tắc và lời hứa của Ngôi Lời. Chúng ta cần phải nhớ rằng Đức Chúa Trời đang hành động. Ngài dựng nên cả ngày thịnh vượng và ngày tai vạ. Ngài làm cho cả hai đồng bộ trong đời sống của chúng ta, nhưng Ngài đang hiệp mọi sự lại để làm ích cho, ích lợi tối hậu là biến đổi chúng ta ra giống như Con Ngài, là Đức Chúa Jêsus Christ.
Xem phần Phục Lục A, phần tóm tắt lý do tại sao người tin Chúa phải chịu khổ.
PHẦN THỬ NGHIỆM CỦA SỰ VÂNG PHỤC (các câu 5-6).
“Vậy, Êli đi, vâng theo lời của Đức Giêhôva và đến ở…” “Vậy, Êli đi, vâng theo…” Thật tuyệt vời làm sao? Ông đã đi và đã vâng lời không tùy theo ông cảm thấy hay suy tưởng thế nào, hoặc người khác sẽ nghĩ sao và muốn gì, mà cứ bước theo những sự dẫn dắt của Chúa. Vâng lời ngay lập tức – không tranh luận, không thắc mắc. Ông đã từng biết chắc mọi điều Đức Chúa Trời mong muốn, với lòng tin cây thật đơn sơ, ông đã đơn sơ vâng theo lời.
Liệu đây có phải là sự vâng lời chiếu lệ không? Không! Êli đã vâng lời vì ông vốn biết rõ và tin theo Đức Chúa Trời mình – toàn năng, toàn tri, toàn tại, yêu thương, thành tín, thương xót, và nhơn từ. Ông tin rằng ý chỉ của Chúa luôn luôn là trọn vẹn và được vạch ra vì ích cao cả nhất như một cây cao lớn với nhiều nhánh trải dài cho tới cõi đời đời. Ông vốn biết rõ Chúa đang gây dựng đức tin, bổn tánh của ông, và đang sửa soạn ông cho nhiều việc sẽ đến. Sự vâng phục của ông là một việc làm của đức tin.
Quí vị và tôi sẽ làm gì đây? Liệu chúng ta có một ít bàn bạc với Chúa về kho tàng kiến thức chăng? Làm như thế sẽ giống với việc nầy đây: “Lạy Chúa, xin chờ cho một phút. Qua bên kia sông Giô-đanh là ở ngoài đất Hứa rồi. Còn loài quạ? Chúa ôi, chúng là loài chim ô uế theo Lời của chính Ngài. Hơn nữa, con là tiên tri và Ngài kêu gọi con phải lo giảng đạo. Nếu Ngài sai con qua đó, Ngài sẽ làm phí đi tài năng của con. Xứ sở đang cần con. Còn qua đó chẳng có ý nghĩa chi hết”.
Có một người đờn bà kia đã nói với Đấng Christ: “Phước cho dạ đã mang Thầy!” Chúa đã đáp lại bằng câu nói nầy: “Ngược lại, ngược lại với sự bàn bạc, ý tưởng về an ninh và phước hạnh của chúng ta, ngược lại với mọi điều chúng ta suy nghĩ. Phước cho người nào nghe Lời của Đức Chúa Trời, và tuân giữ Lời ấy”. Không phải vâng phục theo luật pháp giống như người Pharisi, mà là sự vâng phục của đức tin rồi hành động theo các nguyên tắc và lời hứa của Đức Chúa Trời.
Không những Đức Chúa Trời phán với chúng ta trong Ngôi Lời, mà rõ ràng Ngài cũng phán với chúng ta trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống và đây là quan điểm của Truyền đạo 7.13.
Có phải quí vị bối rối về những việc nào đó trong cuộc sống chăng? Thế thì hãy thắc mắc: Chúa đang tìm kiếm điều chi để dạy dỗ tôi chăng? Hãy hỏi: “Chúa muốn sử dụng điều nầy trong đời sống tôi hay trong đời sống của người khác như thế nào?” Hãy thắc mắc: “Có phải Chúa đang tìm cách thay đổi một số giá trị và những điểm ưu tiên một của tôi, hoặc muốn chỉ ra tôi tin cậy Chúa chưa đúng mức sao?” Hãy cầu nguyện và suy nghĩ xem!
Cách đây mấy năm, trong một lớp học Kinh thánh của tráng niên, một trong số họ đã chia sẻ một nan đề về sự cầu nguyện. Dường như ông chủ của anh ta là con người rất thô lỗ, và anh ta không còn thế chi chịu nổi nữa. Tôi hỏi, anh ta có nghĩ Chúa muốn dạy dỗ anh ta và làm điều chi đó qua cảnh ngộ nầy? Câu đáp của anh ta là: “Tôi nghĩ, là Chúa thử sự kiên nhẫn của tôi”. Tôi đề nghị thêm một số vấn đề nữa. Có lẽ ông chủ của anh ta đang bị tổn thương và cần được giúp đỡ, và có lẽ sau khi cầu nguyện về việc ấy, anh ta có thể tiếp cận ông chủ của mình theo cách nầy: “John ơi, đối với tôi dường như ông thực sự bị tổn thương đó, tôi có thể phụ giúp gì được không?” Ông chủ không những đáp ứng rất tích cực, mà còn bắt đầu thổ lộ mọi nan đề của mình và anh nầy có thể bắt đầu phục vụ mọi nhu cần của ông chủ mình. Kinh nghiệm nầy không những đã làm thay đổi môi trường nơi làm việc, mà nó còn dạy dỗ anh ta và chúng ta một bài học quan trọng – khi Đức Chúa Trời đặt một khúc quanh trên con đường sự sống của chúng ta, chúng ta cần phải dừng lại rồi suy nghĩ về những điều Ngài sẽ làm ra.
THỬ NGHIỆM BÊN DÒNG KHE ĐÃ CẠN KHÔ (câu 7)
Chúng ta hãy quan sát các mệnh đề ở đây, vì mỗi mệnh đề đều rất quan trọng.
Những điều xảy ra trong cuộc sống – “thì khe bị khô”.
“Nhưng trong ít lâu…”. Cách dịch như thế nầy sẽ cung ứng cho quí vị ấn tượng Êli chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh rủi ro nào đó mới vừa xảy ra. Nhưng câu Kinh thánh nói sát nghĩa: “thì khe bị khô”. Động từ hayah theo tiếng Hy bá lai có nghĩa là “bị”. Đây không phải là trường hợp may rủi đâu, nhưng như đã thấy trước đó, đó là ý chỉ và chương trình tối cao của Đức Chúa Trời đang hành động.
Dù là những điều xảy ra tự nhiên trong cuộc sống hay những sự can thiệp thiêng liêng của Đức Chúa Trời, mọi việc không chỉ xảy đến cho chúng ta thôi đâu, chúng còn bày tỏ ra một Đức Chúa Trời Chí Cao, Ngài đang làm mọi sự hiệp theo ý quyết đoán của Ngài. Một lần nữa, điều nầy có ý nói Đức Chúa Trời đang hành động và sắp xếp mọi sự theo sự cân nhắc và quyết định của Ngài dựa trên sự khôn ngoan, quyền phép và mục đích của Ngài.
Hãy nhớ thể nào Chúa Jêsus đã bày tỏ ra sự Đức Chúa Trời quan hệ, tể trị và lòng quan tâm đến từng chi tiết trong đời sống của chúng ta? Ngài đã dạy chúng ta rằng Đức Chúa Trời đã đếm tóc ở trên đầu các ngươi, và không một con chim sẻ nào rơi xuống đất mà chẳng có sự hiểu biết và quyền tể trị của Ngài (Mathiơ 10.20-31; Luca 12.7).
Ở một lần khác, để tỏ ra mối quan hệ và sự quan phòng của Đức Chúa Trời đối với chúng ta, Ngài đã kêu gọi hãy chú ý tới sự chăm sóc của Đức Chúa Trời dành cho loài chim trời và Ngài đã phán: “Các ngươi há chẳng quí trọng hơn loài chim sao?” Kế đó, Ngài quay sang vẽ đẹp thật vinh hiển của loài hoa huệ mọc ở ngoài đồng khi nó chẳng có kéo chỉ chẳng có lao động vất vả, rồi Ngài phán thêm: “Hỡi kẻ ít đức tin, loài có ngoài đồng, là giống nay còn sống, mai bỏ vaò lò, mà Đức Chúa Trời còn cho nó mặc đẹp thể ấy thay, huống chi là các ngươi” (Mathiơ 6.26-30).
Để gây thêm ấn tượng trên tấm lòng của chúng ta về thực tại mối quan hệ của Đức Chúa Trời trong các vụ việc xảy ra trong đời sống của chúng ta, chúng ta hãy nhớ đến lời lẽ của tác giả Thi thiên: “Đức Giêhôva lập ngôi Ngài trên các từng trời. Nước Ngài cai trị trên muôn vật” (Thi thiên 103.19). “Cai trị” có nghĩa gì? Đó là từ Hy bá lai malkuth có nghĩa là uy quyền tối cao. Từ nầy ra từ chữ malak “cai trị, thống trị hay làm Vua”. Từ nầy nhấn mạnh về uy quyền và sự tể trị của Đức Chúa Trời như Vua trên từng lãnh vực của cuộc sống. Tác giả Thi thiên tuyên bố rằng Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị bất chấp có việc gì đang xảy ra cho chúng ta. Theo văn mạch của phân đoạn Kinh thánh, tác giả Thi thiên đang kêu gọi chúng ta phải tin cậy Chúa vì Ngài rất công bình (các câu 6-9), giàu ơn (các câu 10-12), giống như một người cha yêu thương (câu 13), và là Đấng Dựng Nên/Kiến Trúc Sư, là Đấng biết chúng ta rất rõ (câu 14).
“Đức Chúa Trời chúng tôi ở trên các từng trời; Phàm điều chi vừa ý Ngài, thì Ngài đã làm” (Thi thiên 115.3). Câu nói Đức Chúa Trời đang ở trên các từng trời nhấn mạnh rằng Đức Chúa Trời cao cả hơn mọi sự và đang nắm quyền tể trị. Câu nói: “Phàm điều chi vừa ý Ngài, thì Ngài đã làm” nhấn mạnh không những Ngài đang nắm quyền tể trị, mà Ngài còn năng động dự phần vào các vụ việc của con người theo các mục đích khôn ngoan của Ngài. Hãy chú ý phần văn mạch và lý do cho sự phát triển câu nói nầy. Có ba việc:
Thứ nhứt, câu nói nầy được đưa ra chống lại thái độ của các nước nào đang mù loà trước sự hiện diện và hoạt động của Đức Chúa Trời, ít nhất là Ngài đã được tỏ ra trong Kinh thánh (câu 2). Chúng ta dễ dàng vấp ngã với quan điểm khống chế của thế gian mà cứ thắc mắc về sự hiện diện và sự quan tâm của Chúa rồi thất bại không nhìn thấy bàn tay của Đức Chúa Trời đang hành động trong mọi vụ việc của cuộc sống qua những nhân vật, biến cố và các nhu cần.
Thứ hai, sự phát biểu về quyền tể trị của Đức Chúa Trời đã được đưa ra hầu đối chiếu Đức Chúa Trời của Kinh thánh đang tể trị cùng với các hình tượng bất lực của thế gian (các câu 4-8). Sự thờ lạy hình tượng có thể giữ lấy một số hình thức xu hướng về vật chất, tỉ như tiền bạc hay của cải, và một số nằm trong hệ tư tưởng, tỉ như các ý tưởng hay kế sách mà chúng ta đang sử dụng để tìm cách làm thoả mãn mọi nhu cần của chúng ta. Sứ đồ Phaolô đã xác định một kẻ tham lam chính là kẻ thờ lạy hình tượng trong Êphêsô 5.5, và tham lam là thờ lạy hình tượng trong Côlôse 3.5. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta mọi sự để vui hưởng, song khi chúng ta nương vào điều chi khác hơn Đức Chúa Trời để tìm cầu sự an ninh, ý nghĩa hay hạnh phúc, chúng ta đã lập sự đó làm thần tượng của chúng ta rồi. Chúng ta đang thờ lạy sự đó như Đức Chúa Trời rồi cung ứng cho sự đó quyền lực để làm ra những gì chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể làm được mà thôi.
Thứ ba, câu nói nầy chỉ về quyền tể trị tối cao và sinh hoạt của Đức Chúa Trời đã được đưa ra như một sự khích lệ cho dân sự của Đức Chúa Trời phải tin theo Chúa như một cái khiên và như nguồn nâng đỡ, như nguồn sự sống, sự an ninh, ý nghĩa và niềm vui mừng của họ (các câu 9-11).
Một lần nữa, chúng ta cần phải nhớ tới lời lẽ của Solomon trong Truyền đạo 7.13-14. Chính Đức Chúa Trời là Đấng vặn cong con đường và khi Ngài làm như thế, chúng ta cần phải suy gẫm mọi điều mà Ngài đang làm ra. Qua nhiều nổi khó khăn trong cuộc sống và mọi điều ác do con người tội lỗi gây ra, sự dại dột của họ và hoạt động của Satan. Đức Chúa Trời vẫn nắm quyền tể trị. Ngài biết rõ từng chi tiết, cho phép và sử dụng mọi thứ cho mục đích khôn ngoan của chính Ngài.
Vì vậy, chúng ta có một nguyên tắc: Căn cứ vào những câu nói và mọi lời hứa nầy trong Kinh thánh, chúng ta có thể rõ mọi điều dường xảy ra trong cuộc sống, giống như sự khô cạn của dòng khe, đều nằm trong sự tể trị và quan tâm của Đức Chúa Trời. Bất luận có như thế nào đi nữa, đối với chúng ta, Đức Chúa Trời đang hành động, Ngài quan phòng chúng ta, và đang nắm quyền tể trị.
Những ngày tháng của cuộc sống trôi qua – “trong ít lâu”.
“Trong ít lâu” sát nghĩa là “vào lúc cuối những ngày ấy”. Bản dịch NIV là “sau một thời gian”. Nhưng theo tiếng Hy bá lai chỉ ra một điểm quan trọng mà cách dịch theo Anh ngữ đã bỏ sót. Đức Chúa Trời xử lý với chúng ta không đơn giãn là: “trong ít lâu” hoặc “sau một thời gian” đâu. Mà vào giai đoạn cuối của những ngày tháng đặc biệt, theo thời điểm của Ngài chính là thời điểm tốt nhứt. Ở đây chúng ta thấy mối quan hệ của Đức Chúa Trời chính là mối quan hệ từng ngày một.
Chúng ta hãy lưu ý vài điểm:
Thời điểm của Đức Chúa Trời thường không phải là thời điểm của chúng ta. Đây là một trong những lý do mà Kinh thánh đã dạy dỗ chúng ta rất nhiều lần là phải chờ đợi Chúa. Thay vì hướng vào mọi kế sách của mình và chạy trước Chúa, chúng ta cần phải trình mọi điều đó cho Ngài và bởi đức tin chờ đợi sự dẫn dắt và thì thuận tiện của Ngài.
Đức Chúa Trời có một chương trình đặc biệt bao gồm sự tiếp trợ thiêng liêng bên dòng khe trong một số ngày đặc biệt nào đó. Chương trình nầy Êli không biết được (và chúng ta cũng thế), song Đức Chúa Trời thì biết rõ từ cõi đời đời và Ngài dự trù đó là một thử nghiệm, một chốn học tập, và một ơn phước cho bản thân Êli.
Tôi nghĩ điều nầy cũng nhấn mạnh bản chất tạm thời và ngắn ngủi của đời nầy cùng mọi kinh nghiệm của chúng ta trong đó. Nó củng cố nguyên tắc mà chúng ta cần phải sửa soạn cho mọi thay đổi đột ngột trong cuộc sống. Về thời thế của chúng ta và đặc biệt những tháng ngày của chúng ta trong sự thử thách, tôi thấy nhớ lại một số quan điểm cũng cần thiết lắm.
Đời nầy là tạm thời. Nó sẽ trôi qua mau, rồi một ngày mới và vinh hiển sẽ đến (I Côrinhtô 7.31; I Giăng 2.17; II Côrinhtô 4.16-18).
Chúng ta không có một thành hay một nơi ở nào trong thế gian nầy. Quyền công dân và của cải của chúng ta đều đặt ở trên trời và chúng ta cần phải suy nghĩ về đời nầy theo phương thức đó. Đây là những gì phân biệt hàng tín đồ đối với thế giới vô tín mà Kinh thánh gọi là: “những kẻ kiều ngụ đời nầy” (Hêbơrơ 13.14; Philíp 3.20-21; Khải huyền 3.10; 6.10; 8.13; 13.6; Êsai 24.17).
Vì lẽ đó, chúng ta cần phải sống như hàng lữ khách và khâm sai, là hạng người có ánh sáng chiếu trên các chi tiết của đời nầy và là hạng người bằng lòng dâng hiến trọn vẹn cho Chúa (I Phierơ 1.17-18; 2.11).
Cuộc sống có nhiều đổi thay đột ngột, một số đổi thay nầy rất đau đớn, song chúng ta không hề kinh ngạc (I Phierơ 4.12). Đây là một ngày xấu, một ngày của tối tăm, và chúng ta không mong nhận được điều chi mà đời nầy có thể cung ứng cho.
Vì cớ đó, chúng ta cần phải chuộc lại thì giờ mà Đức Chúa Trời ban cho rồi sử dụng thật khôn ngoan những tháng ngày của chúng ta, cho dù những tháng ngày đau khổ hoặc thử thách (Thi thiên 90.12; Êphêsô 5.16). Đừng bỏ qua những nổi buồn của quí vị.
(4) Chúa đã hứa tiếp trợ cho mọi nhu cần của chúng ta tùy theo sự giàu có của Ngài trong nơi vinh hiển. Sẽ không có tận cùng trong sự tiếp trợ của Ngài cho mọi nhu cần thực sự của chúng ta (Philíp 4.19; Mathiơ 6.33). Nói như thế có nghĩa là mọi nhu cần thực sự của chúng ta, chớ không phải là sự tham lam, cũng không phải là các thứ mà chúng ta tin là điều chúng ta cần tới.
Larry Crabb viết:
“Mỗi một người trong chúng ta đều đã lập chương trình trong lý trí, vô tình nghĩ rằng hạnh phúc, giá trị, vui mừng – mọi thứ tốt lành trong cuộc sống – đều nương vào cái gì đó khác hơn là Đức Chúa Trời. Xác thịt của chúng ta (có khuynh hướng bẩm sinh chống lại Đức Chúa Trời) đã đáp ứng rất thích ứng với sự dạy giả dối của thế gian là chúng ta có thẩm quyền đối với bản thân mình, chúng ta có thể hình dung ra một phương thức để đạt tới một giá trị đích thực và sự hài hoà trong xã hội mà chẳng cần phải trước tiên quì gối tại thập tự giá của Đấng Christ. Satan đã khích lệ sự phát triển của niềm tin cho rằng chúng ta có thể làm thoả mãn mọi nhu cần của mình chỉ khi chúng ta có …….Khoảng trống nầy phải được điền vào với nhiều dạng mục khác nhau, nương vào tính khí đặc biệt của từng người, tùy theo gia đình, lai lịch văn hoá. Một hệ thống thế giới vô tín, do Satan thúc đẩy và lôi cuốn bản chất xác thịt của chúng ta, đã đẩy chúng ta vào cái khuôn cho rằng điều chi đó khác hơn Đức Chúa Trời đang cung ứng sự thoả mãn và thực tại cá nhân”.
(5) Chúa không thể hạn chế bất kỳ một phương pháp nào trong việc tiếp trợ cho mọi nhu cần của chúng ta, mà sử dụng nhiều hình thức đa dạng, con người, đồ vật, nơi chốn, và những điều kiện, tự nhiên, đôi lúc siêu nhiên, để tiếp trợ cho họ. Khi dòng khe khô cạn, Đức Chúa Trời có thể khiến cho nước chảy ra từ một vầng đá giống như đã làm với Môise, hoặc từ một chỗ trũng, giống như với Samson (Các Quan Xét 15.18-19). Thay vì thế, Ngài đã khiến cho Êli phải di dời sang nơi khác, một nơi chẳng thích nghi, tôi nói thêm, vì Ngài có nhiều việc khác trong lý trí dành cho Êli. Ngài luôn luôn chọn một đường lối hay một công cụ có lợi nhất cho các mục đích của Ngài để ban cho chúng ta và những người xung quanh chúng ta.
(6) Chúng ta không hề nghĩ tới các phương pháp, hay phương tiện mà Ngài đang sử dụng, hoặc các thứ mà Ngài đang tiếp trợ cho. Nhu cầu của chúng ta là cứ hướng mắt về Đấng Tiếp Trợ, Ngài đang nắm quyền tể trị, hiệp mọi sự lại làm ích cho các mục đích riêng của Ngài. Nhu cần duy nhứt thực sự của chúng ta là nhìn biết và tin cậy Ngài. Tôi được nhắc nhớ về lời lẽ của Mathê nói với Chúa trong Luca 10.40. Cô nói: “Lạy Chúa, em tôi để tôi một mình hầu việc, Chúa không nghĩ đến sao? Xin biểu nó giúp tôi”. Dường như chúng ta luôn luôn không muốn Chúa giúp đỡ và bảo cho Ngài biết cách thức để giải quyết nan đề. Chúng ta luôn luôn có một kho dữ liệu khôn khéo, chúng ta sẵn sàng chia sẻ với Chúa để dạy cho Ngài biết cách mà Ngài phải lo liệu cho mọi nhu cần của chúng ta – giống như bao sòng, hay thay đổi các điều kiện của chúng ta theo cách mà chúng ta mong muốn. Chúng ta cần phải nhớ rằng mọi của báu khôn ngoan và hiểu biết đều ở trong Ngài.
Những chỗ khô cạn trong cuộc sống – “thì khe bị khô”.
Phân đoạn Kinh thánh cho chúng ta biết “thì khe bị khô”. Khe nào đây? Khe mà Đức Chúa Trời đã hứa là một nguồn nước. Hãy nhớ câu nói: “Hãy vui mừng lên, mọi việc sẽ tệ hại hơn. Vì vậy tôi đã vui mừng lắm, và quả thật, mọi việc càng tệ hại thêm”. Hoàn cảnh nầy với tiên tri Êli đã nhắc cho tôi nhớ đến một chương trình phát thanh mà tôi thường hay nghe khi còn nhỏ. Trong một loạt bài, nhân vật chính luôn luôn đặt mình vào một tình thế khó xử, và phương châm của nhân vật nầy là: “Tình thế nầy sẽ dẫn tới một cảnh rất khó chịu đây”. Ngày nay tôi đoán, chúng ta sẽ nói mọi điều đã xảy ra cho Êli là theo đúng luật của Murphy! Đây là phương thức đáp ứng rất tự nhiên, song là hạng người nhận biết Chúa, chúng ta cần phải nhìn qua bên kia cõi thiên nhiên để thấy được thực tại của Đức Chúa Trời chúng ta.
Cũng hãy lưu ý rằng từ ngữ “bị khô” có ý nói tới một quá trình. Không những Êli đã thức dậy vào một buổi sáng rồi thình lình thấy mọi sự khác đi. Từ ngày nầy qua ngày khác, ông đã nhìn thấy khe suối nhỏ kia thu hẹp lại nguồn cung cấp nước của nó và ông nhận biết điều chi sẽ đến. Ông đã suy nghĩ điều gì? Quí vị nghĩ ông đã suy nghĩ gì cơ chứ? Có phải ông đi đo chiều sâu của khe suối ấy mỗi ngày không? “Ồ, không đâu, nó giảm đi từng cm đấy!” Có phải ông hướng tầm mắt mình nhìn về nan đề không? Có phải ông nhớ lại mọi việc đã xảy ra như thế nào khi ông quay trở lại xứ chăng? Có phải ông sẽ thưa với Đức Chúa Trời Ngài cần phải làm cái nầy…cái nầy chăng? Hoặc có phải ông chỉ chăm nhìn xem Chúa cùng mọi lời hứa của Ngài không? Tôi tin ông đang tin cậy nơi Chúa.
Khuynh hướng của chúng ta là đưa ra một điều luật, bởi đó chúng ta thường đánh giá Đức Chúa Trời đang làm gì mặc dù chúng ta không thực sự tin cậy Ngài. Chúng ta đánh giá những người khác. Chúng ta so sánh thể nào Đức Chúa Trời đang cung ứng mọi nhu cần của người khác. Kế đó chúng ta đánh giá mọi ơn phước của chính mình – các ân tứ, ta-lâng, cơ hội, và danh sách còn dài nữa. Trong Giăng 21.19, Chúa báo cho Phierơ biết ông sẽ chết bằng cách nào và nhơn đó làm vinh hiển cho Đức Chúa Trời, rồi ban cho Phierơ mạng lịnh rất quan trọng: “Hãy theo ta”. Nhưng Phierơ, mãi lo nhìn xem một trong các môn đồ khác, có lẽ là Giăng, ông nói: “Lạy Chúa, còn người nầy sẽ ra thế nào?”Chúng ta mau mắn có khuynh hướng nhắm vào những người khác để đánh giá Đức Chúa Trời sẽ làm gì trong và với chúng ta. Chúng ta mau mắn tìm kiếm sự yên ủi và mạnh mẽ trong những lần đánh giá như vậy, thay vì tìm kiếm Chúa là ai và Ngài sẽ làm gì!?!
Quí vị sẽ làm gì khi dòng suối bị cạn khô đi! Hãy ngồi ở đấy, bình tỉnh đòi hỏi các lời hứa như: “Cuộc chiến là cuộc chiến của Chúa” hay “hãy đứng yên lặng mà nhìn xem sự cứu rỗi của Đức Giêhôva, vì ngày nay Đức Giêhôva sẽ chiến đấu cho các ngươi” hoặc “họ chờ đợi Chúa…”? Howard Hendricks viết theo cách dí dỏm: “Tôi rất tôn trọng Êli. Tôi sẽ không ngồi ở đó mà nhìn xem dòng khe bị cạn khô đi. Tôi sẽ dở tấm bản đồ chỉ đường rồi tìm kiếm từng giếng nước trong khu vực. Phương châm của tôi sẽ là: “Đừng ngồi ở đó. Hãy là cái gì đi”. Há đây chẳng phải là khuynh hướng của hết thảy chúng ta sao?
Quí vị có nhớ lý do để dòng khe bị cạn khô không? Nó cạn khô là vì “không có mưa trong xứ”. Nhưng tại sao lại chẳng có mưa trong xứ chứ? Vì Êli đã cầu xin cho trời đừng đổ mưa xuống. Đức Chúa Trời đã đáp lời cầu nguyện của Êli, một lời cầu nguyện đã được thốt ra mong muốn đem dân sự đến với hai đầu gối của họ, để họ quay trở lại với Đức Giêhôva.
Khi chúng ta cầu nguyện xin cho có phấn hưng trong xứ sở chúng ta hoặc xin cho có phấn hưng ở các nơi khác, xin như thế có nghĩa là Đức Chúa Trời sẽ đem sự đau khổ đến để họ chú ý hầu xây khỏi tình trạng độc lập, loạn nghịch, và tự túc của họ. Điều nầy cũng có ý nói chúng ta phải chịu khổ trong quá trình đó. Chúng ta có bằng lòng không? Có phải mọi giá trị và mọi sự quan tâm của chúng ta đếu nhắm vào sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, vì sự công bình trong xã hội, và vì sự cứu rỗi của dân sự đến nỗi chúng ta bằng lòng chịu khổ theo kết quả cách xử lý của Đức Chúa Trời đối với xứ sở hay người khác để nhìn thấy họ xây trở lại với Chúa? Điều nầy thực sự thách thức đức tin và cấp độ đầu phục của chúng ta.
Sau cùng, hãy chú ý I Các Vua 17.8: “Bấy giờ có lời của Đức Giêhôva phán dạy Êli rằng”. Đức Chúa Trời không phải là không quan tâm đến Êli đâu. Ngài có một chương trình. Ngài đã đến đặng giải cứu Êli. Có khi Ngài cắt ngang dòng suy tưởng của chúng ta. Ngài luôn luôn có mặt ở đó. Đức Chúa Trời ở trên các từng trời: phàm điều chi vừa ý Ngài thì Ngài đã làm. Vì Ngài thích thử thách chúng ta và biến đổi chúng ta ra giống theo bổn tánh của Cứu Chúa. Hãy xem phần minh hoạ sau đây:
Trong vùng đồng bằng rộng lớn Serengeti ở miền đông nam châu Phi, chỉ có một thứ mọc lên ở đó là bụi cây keo (acacia). Những bụi cây nầy không cung ứng các mũi tên thẳng cho thợ săn cư ngụ trong vùng đồng bằng. Vì vậy, họ phải lo liệu sao cho ống đựng tên của họ luôn luôn đầy các mũi tên. Trước tiên, họ đi ra tìm một nhánh cây thích ứng; nếu nhánh cây cong ở một góc 30o cũng được, chỉ cần nhánh cây ấy mỏng và dài là được. Kế đó họ nhóm một ngọn lửa, rồi ngay bên cạnh ngọn lửa, họ đóng hai hàng cọc dưới đất, cách nhau khoảng 6 đến 8 inches. Họ đặt nhánh cây vào ngọn lửa để nhựa cây chảy ra khiến cho cây mềm mại hơn. Khi cây đủ nóng, họ nẹp nhánh cây đó vào gần ngọn lửa rồi nêm chặt nó vào giữa hai hàng cọc và chờ cho nó nguội đi. Mũi tên sẽ thẳng ra, song trông nó vẫn giống boomerang (loại vũ khí của thổ dân Úc) hơn là một mũi tên. Vì vậy, phải đưa nó lại gần ngọn lửa, kéo hai hàng cọc lại gần nhau hơn nữa, hơ tiếp, nắn cho ngay thẳng giữa hai hàng cọc rồi để cho cây nguội đi. Mũi tên thẳng hơn trước đó. Hơ lửa lại, kéo hai hàng cọc gần thêm, hơ tiếp, kéo hai hàng cọc gần thêm, cho tới chừng hai hàng cọc sát gần với nhau, với bề rộng các mũi tên ở giữa chúng mà thôi. Khi thợ săn làm lần cuối, ông ta sẽ có một mũi tên thẳng trọn vẹn hữu dụng cho người thợ săn chế tạo nó.
Chúng ta thích chi tiết “hữu dụng cho người thợ săn làm ra nó”, song chính ngọn lửa và chúng ta muốn uốn cong nó. Nếu quí vị muốn được hữu dụng, quí vị phải chịu tiếp lấy cái khó. Chúng ta học từ câu chuyện của Sa-đơ-rắc, Mê-sác, và Abết-Nêgô trong Đaniên 3 rằng Đức Chúa Trời không luôn luôn đưa con cái Ngài quanh ngọn lửa – đôi khi Ngài gặp họ ở giữa lò lửa hừng.
Tương tự, Đức Chúa Trời đã để cho vị tiên tri ở lại bên cạnh khe suối cho tới chừng nó cạn khô đi như một khúc xương. Rồi sau khi đã làm việc trong tấm lòng của vị tiên tri. Ngài đến với ông, nhìn thấy nhu cần của ông rồi sai ông đến một nơi tiếp trợ khác. Một lần nữa, đây là một nơi để lớn lên, mà cũng là nơi để phục sự. Đó là cuộc sống. Đức Chúa Trời đang gây dựng đức tin của chúng ta trong Ngài để Ngài sử dụng chúng ta trong đời sống của nhiều người khác và họ trong đời sống của chúng ta nữa.
Về thông tin cho đề tài chịu khổ, xin vui lòng xem phần phụ lục A.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét