BÀI 6:
CÁC THỬ NGHIỆM VÀ CHỨC VỤ TẠI SARÉPTA (I Các Vua 17.8-16)
PHẦN GIỚI THIỆU:
I Các Vua 17.8-16 tiếp tục phần thử nghiệm của Đức Chúa Trời dành cho vị tiên tri ở một địa điểm gọi là Sarépta – chữ nầy có nghĩa là “một nơi luyện lọc”. Nhưng ở đây, yếu tố quan trọng khác được thêm vào bối cảnh cuộc sống của Êli như đã được ghi lại cho chúng ta trong Kinh Thánh. Đó là yếu tố chức vụ cá nhân hay xa hơn nữa, với tới người khác. Phần thử nghiệm cùng các nhu cần của vị tiên tri đã trở thành một phương tiện trong chức vụ dành cho bà goá nghèo nàn cùng đứa con trai của bà ta. Xuyên suốt loạt bài học nầy, khi tôi tìm cách nhấn mạnh các sự cố trong đời sống chúng ta, ngay cả những vụ việc theo đời nầy mỗi ngày của chúng ta, không phải là không quan trọng. Chắc chắn các vụ việc đó không phải là không có sự chiếu cố của Đức Chúa Trời, Ngài là Đấng đang tác động mọi sự theo ý quyết đoán của Ngài. Thế nhưng tầm quan trọng trong lẽ thật Kinh Thánh nầy là nhu cầu của dân sự Đức Chúa Trời, họ phải xem xét sự kiện nầy như ngược lại với các biến cố đa dạng trong đời sống của họ. Chúng ta phải suy nghĩ, phải tin cậy, và hành động sao cho thích đáng. Các biến cố trong cuộc sống là những công cụ và đại biểu của Đấng Toàn Năng. Ngài sử dụng những sự nầy để lôi cuốn sự chú ý của chúng ta, làm thay đổi các giá trị, đặc điểm, thứ tự ưu tiên, những sự truy đuổi, và trên hết, làm thay đổi mọi nguồn tin cậy của chúng ta về sự an ninh và hạnh phúc.
Nhưng chúng ta đừng để lạc mất về sự kiện: chính các biến cố đang thử thách chúng ta thường trở thành loại phương tiện bởi đó Đức Chúa Trời có thể sử dụng chúng ta trong sự phục vụ cho nhiều người khác. Nói cách khác, mọi thử thách của chúng ta thường trở thành phương tiện biểu lộ cho chức vụ, là những cơ hội để bày tỏ ra đời sống của Đức Chúa Giêxu Christ và thực tại cùng quyền phép của Đức Chúa Trời (II Côrinhtô 4.8-15). Đây đúng là những gì chúng ta đang trông thấy trong tiểu đoạn nầy về đời sống của Êli. Nhu cần của ông đã trở thành một phương tiện làm thoả mãn mọi nhu cần trong đời sống của bà goá kia cùng đứa con trai của bà ta.
Phải chăng sự thể nầy không đóng vai trò nhắc cho chúng ta nhớ rằng chúng ta hiện diện ở đây không phải là vì bản thân mình, thậm chí trong nỗi đau và nhu cần của chúng ta? Đức Chúa Trời đang chăm sóc chúng ta, còn chúng ta không phải chỉ có một mình một bóng đâu. Ngài đang chăm sóc cho nhiều người khác nữa, và thường tìm cách phục vụ cho mọi người ở xung quanh chúng ta qua những sự thay đổi mà Ngài đang tìm cách tỏ ra qua sự chịu khổ và nhu cần của chính chúng ta.
“Sống giống như Đấng Christ” có nghĩa là dù trong nỗi đau của chúng ta, chúng ta phải suy nghĩ tới nhiều người khác và thể nào Đức Chúa Trời muốn sử dụng chúng ta. Sự thể nầy hoàn toàn ngược lại với bản tánh của con người và đặc biệt ngược lại với loại xã hội chuyên lấy cái tôi làm trọng của chúng ta. Thuộc về chúng ta là một thứ xã hội đang nhắm vào điều chi là tốt nhứt cho tôi, bất chấp người khác có như thế nào!?! Điều chi là tốt nhứt cho sự nghiệp, hạnh phúc, an ninh, ý nghĩa…..của tôi (quí vị nên điền thêm vào chỗ trống).
PHẦN KHẢI THỊ DÀNH CHO ÊLI (17.8-9)
Một lời đến từ Đức GIÊHÔVA -- MỐI TƯƠNG GIAO
Từ đầu tiên chúng ta thấy là từ có tính cách nối tiếp, “bấy giờ”. Từ nầy tiếp tục câu chuyện và chỉ cho chúng ta thấy những gì đã xảy ra kế đó trong sự liên tục của các biến cố – Êli đã nhận lãnh một lời đến từ Đức Giêhôva với phần huấn thị. Nhưng sự liên tục ở đây là sự tổng hợp; nó chỉ ra một kết quả. Theo văn mạch, phần khải thị nầy cho vị tiên tri không nghi ngờ chi hết chính là kết quả của hai sự kiện thuộc linh. Thứ nhứt, có sự thành tín của Đức Chúa Trời. Cái khe suối đã bị khô, nhưng Đức Chúa Trời đã hứa tiếp trợ cho nhu cần của Êli. Vì thế Chúa đến để giải cứu cho Êli. Thứ hai, Êli đã đối diện với những thử nghiệm của khe suối với đức tin. Ông đã chờ đợi Chúa. Ông không chạy trước, cũng không bỏ chạy để lo liệu việc riêng mình, cũng không than phiền về sự không hài lòng của mình. Vì vậy, trong lúc nầy Đức Chúa Trời đến để giải cứu ông và ban cho phần huấn thị mới. Chúng ta nhìn thấy trong câu chuyện nầy nguyên tắc của Luca 16.10: “Ai trung tín trong việc rất nhỏ, cũng trung tín trong việc lớn; ai bất nghĩa trong việc rất nhỏ, cũng bất nghĩa trong việc rất lớn”.
Êli đã trung tín trong việc ở lại bên khe suối. Giờ đây Đức Chúa Trời đang đưa ông ra khỏi địa điểm hiu quạnh nầy rồi thử nghiệm trong một chức vụ nhỏ, nhưng rất quan trọng vì mọi chức vụ đều là quan trọng. Từ sự trung tín của ông tại Sarépta thì có nhiều việc lớn hơn sẽ đến. Đức Chúa Trời đang gây dựng đức tin của Êli, khả năng cho chức vụ, rồi đồng thời đại dụng ông để yên ủi bà goá phụ kia cùng đứa con trai của bà ta.
Những gì một người lo làm với phần việc nhỏ là một sự tỏ ra cho thấy thế nào người ấy sẽ nắm lấy một việc lớn lao hơn. Chúng ta sẽ nghĩ rằng các việc nhỏ thì không quan trọng lắm đâu -- thực sự chúng không phải là vấn đề. Tuy nhiên, sự trung tín trong những việc nhỏ sửa soạn cho chúng ta biết nắm lấy những việc lớn lao hơn khi chúng đến. Thậm chí những việc nhỏ trong cuộc sống là loại thử nghiệm đức tin của một người và ai thực sự là Đấng đang làm chủ đời sống của một người.
Những từ kế đó trong câu 8 là: “có lời của Đức Giêhôva phán dạy Êli rằng”. Chúng ta hãy chú ý một cặp sự việc: Thứ nhứt, Êli không ra đi cho tới khi có sự giao thông với Đức Chúa Trời. Ông đã chờ đợi cho tới chừng ông nhận được phương hướng từ nơi Chúa – ông ra đi tùy theo Lời của Chúa. Đối với Êli, đây là sự khải thị trực tiếp, thế nhưng nguyên tắc là đây: Đức Chúa Trời đang lãnh đạo và điều khiển chúng ta qua Lời của Ngài (sự khải thị cho chúng ta chính là Kinh Thánh),và qua mối giao thông của chúng ta với Ngài trong Kinh Thánh. Tất nhiên, Chúa đang sử dụng nhiều việc khác để ban cho chúng ta phương hướng giống như các cánh cửa đóng và mở vậy, và mọi khả năng của chính chúng ta, các tài khéo, gánh nặng và sở thích. Tuy nhiên, Ngài không lãnh đạo chúng ta đi ngược lại với các nguyên tắc và sự điều phối của Kinh Thánh. Thứ hai, điều nầy nhắc cho chúng ta nhớ sự thể quan trọng là ngần nào đối với chúng ta khi giao thông với Đức Chúa Trời trong Lời của Ngài, hầu cho chúng ta có thể nhìn biết Ngôi Lời, rồi sử dụng Lời ấy cho từng quyết định mà chúng ta đang gặp gỡ. Chúng ta dám chắc rằng đâu đó trong Kinh Thánh, có các nguyên tắc đáng ứng dụng. Đây không phải là một loại bài nói về sự dẫn dắt thiêng liêng, nhưng xin cho phép tôi minh họa:
(1) Kinh Thánh không nói cho chúng ta biết chúng ta sẽ băng qua đường ở chỗ nào. Nhưng Kinh Thánh cho chúng ta biết phải vâng theo luật lệ trong xứ và chúng ta không được thử Chúa. Điều nầy có ý nói rằng chúng ta không được lang bạt trong một thành phố lớn, cũng không trong bất kỳ một thành phố nào khác mà ở đó người ta sống nghịch lại luật pháp và ở đó chúng ta đang gây nguy hại cho đời sống của mình. Đức Chúa Trời không quan tâm khi chúng ta băng qua đường, trừ phi chúng ta đang phá vỡ hai quan điểm nầy.
(2) Kinh Thánh không nói cho chúng ta biết phải lái loại ô tô nào. Nói thẳng ra, tôi không nghĩ Đức Chúa Trời đang chăm sóc, trừ phi chúng ta không biết tới các nguyên tắc khôn ngoan theo Kinh Thánh về thu nhập của chúng ta, hoặc giả chúng ta muốn có một chiếc xe hơi riêng vì nó sẽ khiến cho chúng ta cảm thấy mình quan trọng và là một nổ lực nơi sự tìm kiếm tầm quan trọng của cá nhân.
Nói cách đơn giản, hết thảy chúng ta cần phải làm theo những gì là cần thiết để nhận biết và áp dụng Ngôi Lời. Điều nầy có ý cho rằng phải sử dụng thì giờ theo Ngôi Lời mỗi ngày, và nhóm lại với các Cơ đốc nhân khác để học Kinh Thánh và thờ phượng. Chúng ta cần phải tiếp thu lẽ thật mới, ôn lại lẽ thật cũ, rồi mới áp dụng nó.
PHƯƠNG HƯỚNG ĐẾN TỪ CHÚA – PHẦN HUẤN THỊ
I Các Vua 17.9: “Hãy chổi dậy, đi đến Sarépta, thành thuộc về Siđôn, và ở tại đó; kìa, ta đã truyền cho một người goá bụa ở thành ấy lo nuôi ngươi”.
Câu nầy có ba mạng lịnh: “hãy chổi dậy”, “đi” và “ở”. Cũng có một lời hứa về sự tiếp trợ. Trong từng mạng lịnh nầy, có các thử nghiệm cho vị tiên tri. Có những thử nghiệm về đức tin hay lòng tin cậy, về sự vâng phục, về sự sẵn sàng hay đầu phục, một thử nghiệm về sự hiện thấy về những gì Đức Chúa Trời đang làm trong đời sống của ông, và một thử nghiệm về sự thoả lòng.
(1) Mạng lịnh thứ nhứt -- “Hãy chổi dậy”. Dĩ nhiên, trước khi chúng ta tiếp tục bước theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, chúng ta phải chổi dậy, không những về thuộc thể mà còn về thuộc linh nữa. Theo Chúa trong sự vâng phục là kết quả của đời sống thuộc linh và sự tỉnh thức thuộc linh (Đối chiếu Êphêsô 5.8...).
(2) Mạng lịnh thứ hai -- (kết quả tự nhiên): “đi đến Sarépta”. “Đi” là từ Hy bá lai halak có ý nghĩa “bước đi, đi bộ”. Trong trường hợp nầy, chữ nầy mang ý nghĩa ra đi hay hành trình, kể cả khó nhọc và nguy hiểm. Tôi không muốn nói quá nhiều về từ nầy, nhưng nói về mặt thuộc linh, chổi dậy là ra đi. Nó có nghĩa là chổi dậy từ chỗ thờ ơ và lãnh đạm của chúng ta rồi để hết tâm trí vào ý chỉ của Đức Chúa Trời dành cho đời sống của chúng ta. Cơ đốc nhân thường hay ngồi theo kiểu miệt mài. Vì họ không sử dụng những gì họ biết trong đức tin, họ cũng bắt đầu hờn dỗi và tha hoá đi. Thay vì thế, Đức Chúa Trời muốn chúng ta ngồi lại và dầm thấm trong Ngôi Lời, rồi bởi đức tin phấn đấu cho Ngài trong quyền phép của Đấng Christ (đối chiếu Côlôse 1.29). Nói như thế có nghĩa là chúng ta phải sẵn sàng đi bất cứ đâu Ngài muốn chúng ta đi. Nói như thế có nghĩa là chúng ta gắn bó và đầu phục, thực thi mọi điều sẽ được liệt kê ra ở đây. Hãy nhớ, ý chỉ của Đức Chúa Trời thường hay thử chúng ta trong đức tin, trong sự hiện thấy của chúng ta về những gì Ngài sẽ làm, tình cảm, giá trị, sự đầu phục và sự gắn bó của chúng ta v.v…
Tôi dám chắc khi Êli nghe được các mạng lịnh nầy tấm lòng ông thay đổi ngay, và có lẽ ông suy nghĩ: “Chà, lạy Chúa, thật là đúng lúc, thật là khít khao quá!” Khi điều nầy thoáng hiện qua trong trí, kế đó ông nghe nói: “đi đến Sarépta”. Sarépta ra từ chữ tsaraph, “luyện lọc, tinh chế lại, thử”. Động từ được sử dụng theo phép ẩn dụ với ý nghĩa “tinh chế lại bằng phương tiện chịu khổ”. Sarépta có nghĩa là “một nơi luyện lọc, một chốn thử nghiệm”. Đức Chúa Trời sử dụng những lần thử nghiệm khác nhau để luyện lọc chúng ta rồi loại bỏ những thứ rác rưỡi y như tinh luyện bạc hay vàng vậy. Khi Êli nghe tới danh xưng nầy, có lẽ ông đã suy nghĩ như sau: “Ồ, ồ, chúng ta lại ra đi nữa rồi, nhưng chiến trường là của Chúa và Ngài đang nắm lấy quyền chủ động”. Kế đó ông nghe nói: “thành thuộc về Siđôn”. “Siđôn ư?” Có lẽ ông đã nghĩ: “Lạy Chúa, Siđôn thuộc về đất của Giêsabên, là gái điếm già trong sự thờ lạy thần Baanh. Lạy Chúa, đây là trung tâm của sự thờ lạy thần Baanh, là sự thờ lạy đang được khuyến khích trong xứ Israel. Phải, con biết Chúa ôi, đây vẫn là bãi chiến trường của Ngài và Ngài biết Ngài sẽ làm chi rồi. Nhưng dường như đấy là một hướng không đúng quá”.
(3) Mạng lịnh thứ ba -- “và ở tại đó”. Kế đó, ông nghe nói: “và ở (yashab, “sống, cư ngụ”) tại đó”. Ông đã suy nghĩ: “Nói như vầy, giống như biểu đi lấy cái bánh vậy”. Và, giống như bấy nhiêu vẫn chưa đủ, kế đó ông nghe một việc còn kỳ lạ hơn, đấy là một sự thách thức cực kỳ đối với sự đầu phục, sự tin cậy và sự hiện thấy của ông là một người của Đức Chúa Trời, là người đang tìm cách hầu việc Chúa.
(4) Lời hứa -- “kìa, ta đã truyền cho một người goá bụa ở thành ấy lo nuôi ngươi”. Hãy chú ý từ kế đó: “Kìa”. Đây là từ Hy bá lai hinneh, một tiếp đầu ngữ có tính cách chỉ định thường bắt lấy sự chú ý hoặc hướng sự chú ý của độc giả (hay khán giả) vào một việc gì đó quan trọng. Đức Giêhôva đã chỉ ra lý do cho việc đi đến Sarépta. “ta đã truyền cho một người goá bụa ở thành ấy lo nuôi ngươi”. Sự tiếp trợ cho Êli sẽ đến từ bàn tay của con người, nhưng chúng không giống với thứ bàn tay mà ông có thể hình dung ra. Tất cả mọi sự nầy đều là một thử nghiệm dành cho Êli. Làm ơn lưu ý câu sau đây:
“Ta đã truyền cho một người goá bụa” là một câu nói rất thú vị. Lẽ nào Đức Giêhôva lại phán với người goá bụa dân Ngoại nầy? Phải chăng bà ta đang trông chờ Êli đến? Tôi nghĩ nội dung của câu Kinh Thánh cho thấy đây không phải là trường hợp. Tôi không nghĩ là bà ta đã nhận thức được vai trò của mình trong chương trình của Đức Chúa Trời. Mà đúng hơn, tôi tin điều nầy chỉ ra ý chỉ thiêng liêng của Đức Chúa Trời. Sự việc cho thấy rằng Đức Chúa Trời đang truyền lịnh hay đưa ra những việc sắp diễn ra và chúng đang diễn ra. Ngài sử dụng mọi điều kiện và sự sắp xếp của những người nam người nữ và đưa mọi chuyện vào hiện thực.
Chúng ta cho là bạn đang cần một việc làm đi. Khi bạn tìm được một công việc, nó có ở đó là vì Đức Chúa Trời đã truyền lịnh cho nó. Người chủ mới của bạn không biết rõ về sự thế ấy trừ phi ông (hay bà) ta là một người tin Chúa, nhưng việc phải ra thể ấy vì Đức Chúa Trời muốn như thế. “Ngài ngự ở trên trời, Ngài làm điều chi đẹp lòng Ngài” (đối chiếu Êsai 10.5-6 với câu 7, và Sáng thế ký 50.19-21).
“Nuôi” là từ Hy bá lai, kul. Trong tiếng Aram và Ả rập, từ nầy có ý nói: “đo lường, phân chia”. Ý nghĩa cơ bản là “tính toán”, hay “chứa” giống như một cái bình chứa vậy. Thí dụ, trong Êsai 40.12 vị tiên tri viết: “Ai đã lấy lòng bàn tay mà lường biển, lấy gang tay mà đo các từng trời? Ai đã lấy đấu mà đong bụi đất?” Động từ nầy chủ yếu đã được dùng theo kiểu có gốc có ngọn và có nghĩa “tạo ra để chứa, cung cấp”. Từ đó chữ nầy được dùng theo ý nghĩa “nuôi nấng, cấp dưỡng, tiếp trợ cho” (đối chiếu Thi thiên 55.22; Sáng thế ký 50.21; Nêhêmi 9.21). Trong khi từ Hy bá lai được sử dụng rất khác biệt, tôi nhớ tới một trong các danh xưng của Đức Giêhôva: “Giêhôva Dirê” hay “Yahweh Yireh” có nghĩa là “Đức Giêhôva sẽ sắm sẵn” (Sáng thế ký 22.8 và 14). Từ nầy xuất thân từ chữ Hy bá lai ra`ah, “nhìn xem” giống như Chúa thấy trước và sẽ tiếp trợ cho vậy.
Chú thích phần hình ảnh trên: Sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời: Vợ, con, cha mẹ, công ăn việc làm, nhà cửa, xe cộ, bạn bè và bác sĩ. Bất cứ thứ gì? Chúng ta không thể đo lường được sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời bởi những gì chúng ta trông thấy! Nhu cần của chúng ta là phải nhờ đức tin học biết nhìn xem Chúa ở phía bên kia!
Sự nuôi nấng của Chúa – SỰ TIẾP TRỢ
Trước tiên, Đức Chúa Trời sẽ tiếp trợ cho Êli qua một người đờn bà. Trong khi giới nữ trong Israel có một địa vị cao trọng hơn giữa vòng các người Ngoại lân cận của họ, đây là một việc thật bất thường, vì tiếp trợ cho phụ nữ là vai trò của nam giới. Thứ hai, đây là một người nữ Ngoại bang, một người nữ sống ở ngoài vòng tuyển dân của Đức Chúa Trời. Thực ra, bà nầy xuất thân từ một dân theo tà giáo, là người xứ Siđôn (hay người Phênixi), lúc bấy giờ, bà ta tiêu biểu cho các thế lực đối nghịch với vương quốc của Đức Chúa Trời. Thứ ba, bà ta là goá phụ khốn khó, cơ cực, ngã lòng đang đối diện với nạn đói kém. Bà ta không hẳn là hạng người mà quí vị chạy tới để nhận lấy sự cứu giúp, thế nhưng bà ta là người mà Đức Chúa Trời đã chọn để làm sự vùa giúp cho Êli và là công cụ cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Cho tới lúc đó ông vẫn chưa hề biết bà ta khốn khó là dường nào, nhưng ngay lập tức ông đã khám phá ra và đáp ứng của ông thật là khác thường.
Hãy lưu ý vài nguyên tắc ứng dụng ở đây:
(1) Hãy nhớ Đức Chúa Trời đã phán gì qua tiên tri Êsai (Êsai 55.8…, đường lối của Đức Chúa Trời không phải là đường lối của chúng ta?) Chúng ta cũng phải nhớ I Côrinhtô 1.27-29: “Nhưng Đức Chúa Trời đã chọn những sự dại ở thế gian để làm hổ thẹn những sự mạnh; Đức Chúa Trời đã chọn những sự hèn hạ và khinh bỉ ở thế gian, cùng những sự không có, hầu cho làm những sự có ra không có, để chẳng ai khoe mình trước một Đức Chúa Trời”. Đức Chúa Trời đang sử dụng các nguồn lực và công cụ mà chúng ta không hề lựa chọn, nhưng trong sự khôn ngoan của Ngài, Ngài chọn lấy họ để hoàn thành các mục đích riêng của Ngài và làm trổi hơn mọi điều chúng ta cầu xin và suy tưởng (Êphêsô 3.20). Chúng ta không nên kinh ngạc với loại công cụ mà Đức Chúa Trời đôi khi lấy ra sử dụng. Chúng ta sẽ chọn gì nào? Chúng ta sẽ chọn một nhân vật theo kiểu anh hùng, một vận động viên nổi tiếng, một người giàu có hay một vì vua, còn Đức Giêhôva, Ngài chọn một bà goá phụ khốn cùng. Chúng ta sẽ chọn ai đó nổi bật, có uy quyền, có lẽ người nào đó trong cung điện của nhà vua. Nhưng Đức Chúa Trời, Ngài chọn một phụ nữ từ Sarépta trong đất của Giêsabên. Có đôi lúc chắc chắn Đức Chúa Trời sử dụng người có uy quyền hay giàu có như Ngài đã làm với Nêhêmi (Nêhêmi 2), hay Giôsép trong các chương sau cùng của sách Sáng thế ký. Thắc mắc là, đâu là đáp ứng của chúng ta khi Ngài chọn sử dụng người nghèo khó và yếu đuối trong đời sống của chúng ta? Phải chăng chúng ta xem khinh họ? Chúng ta có thất vọng không? Hay chúng ta cảm tạ Ngài vì những gì Ngài đang làm?
(2) Các nguồn lực Đức Chúa Trời chọn sử dụng thường thử nghiệm sự đầu phục và đức tin của chúng ta. Đức Chúa Trời sẽ tiếp trợ như thế nào qua người đờn bà khốn khổ nầy? Cách thức nào thì không quan trọng. Đức Chúa Trời sẽ tỏ ra cách thức ấy đúng thì. Đức Chúa Trời chỉ mong muốn chúng ta tin cậy Ngài bất chấp có điều gì xảy đến cho chúng ta. Tôi nhớ một câu chuyện mà bà tôi thường kể lại về một bà cụ kia có lòng tin cậy thực sự nơi Đức Chúa Trời. Ngày nọ có người đến nói với bà ấy: “Mary, tôi tin nếu Đức Chúa Trời bảo bà nhảy qua bức tường, bà có nhảy không!?!” Bà cụ đáp: “Thưa ông có đấy, tôi sẽ nhảy ngay. Nếu Đức Chúa Trời bảo tôi nhảy, thì việc của tôi là nhảy và việc của Ngài là tạo ra một cái hố”. Chúng ta sẽ yên nghỉ như thế nào trong sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời trong các cảnh ngộ giống như vầy? Chúng ta cần phải nhớ một quan niệm rất đơn sơ nhưng lắm quan trọng. Ai sẽ tiếp trợ cho nhu cần của Êli, người đờn bà hay là Đức Giêhôva? Tất nhiên là Đức Giêhôva rồi! Người đờn bà chỉ là một công cụ mà thôi!
Đừng bao giờ hướng mắt của bạn nhìn vào công cụ hay các cảnh ngộ. Hãy nhìn qua bên kia công cụ để nhìn thấy nguồn tiếp trợ thật – ấy là Đức Giêhôva. Hãy đọc lại câu chuyện nói về Ápraham trong Sáng thế ký 22. Ông đã nhìn ở bên kia nan đề để thấy rõ sự tiếp trợ của Chúa.
Thường thì Đức Chúa Trời lại chọn kẻ bị xem khinh và nhỏ mọn, hay Ngài làm giảm thiểu đi mọi tài lực của chúng ta để dạy cho chúng ta biết Ngài thực sự là Đấng tiếp trợ. Hãy xem Các Quan Xét 7 để thấy trường hợp của Ghiđêôn và sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời cho ông ta. Sợ rằng Israel khoe khoang và tin tưởng vào sức lực riêng của họ, con số chiến binh đi lên nghịch cùng người Mađian đã bị giảm từ 32.000 xuống 10.000 và sau cùng còn có 300 người.
(3) Chúa đang sử dụng mọi tài nguyên tiếp trợ của Ngài để hạ chúng ta xuống. Há Ngài không biết cách để tách loại bột tự tín và kiêu ngạo hoàn toàn ra khỏi chiếc áo thuộc linh của chúng ta hầu đưa chúng ta đến một nơi mà ở đó chúng ta sẽ thực sự tin cậy Ngài sao? Ở đây Êli đang nhận lãnh sự vùa giúp từ tay của một bà goá khốn khổ trong số kẻ thù của Israel. Không những là sự hạ mình! Mà còn là một cơ hội cho sự tỏ ra ân sũng, tình yêu thương và quyền phép của Đức Chúa Trời.
(4) Sau cùng, điều nầy dạy cho chúng ta biết Đức Chúa Trời có thể sử dụng bất kỳ ai trong chúng ta. Ngài có thể lấy bất cứ thứ chi chúng ta đang có rồi nhân rộng nó lên thật nhiều lần y như Ngài đã làm với nguồn tài nguyên đạm bạc của người đờn bà goá hoặc giống như Cứu Chúa đã làm khi cho 5000 người ăn.
Đáp ứng của Êli là gì trong câu 10? Chúng ta đọc: “Vậy, người đứng dậy đi . . .” Không một thắc mắc, không một tranh luận, không một lời than phiền nào hết – chỉ có vâng lời mà thôi. Không nghi ngờ chi cả, không những trong sự vui mừng và trông mong những gì Chúa sẽ làm cho ông, mà còn qua ông nữa. Êli đã nhìn biết ông sẽ đến đó ở không phải được phục vụ cho, mà còn phải phục vụ nữa.
Ứng dụng:
Có phải bạn đang ở trong tình trạng thuộc linh mà ở đó bạn có thể nghe được sự huấn thị của Đức Chúa Trời không? (Mác 6.30...).
Bạn đang đối diện với điều gì trong cuộc sống ngay lúc nầy mà phải cần tới sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời? Có phải bạn đang yên nghỉ trong Ngài vì các nhu cần của bạn không?
Mục tiêu của bạn là gì? Có phải bạn đang nhắm vào nan đề thay vì nhìn xem Chúa không? Có phải bạn đang xem những người có khả năng tiếp trợ cho đời sống của bạn hoàn toàn là bất xứng với kết quả bạn đang thắc mắc Đức Chúa Trời có thể làm được điều gì không?
Phải chăng tình trạng hiện nay của bạn trông rất khó khăn không? Phải chăng hoàn cảnh ấy không có một phương thức nào Đức Chúa Trời có thể làm thoả mãn mọi nhu cần của bạn qua những gì Ngài đã tỏ ra trong cuộc sống của bạn?
Có phải bạn cho rằng trước khi Đức Chúa Trời làm thoả mãn nhu cần của bạn, hoặc trong việc làm thoả mãn nhu cần của bạn, Ngài muốn sử dụng bạn để làm thoả mãn nhu cần của ai đó không?
Giờ đây, chúng ta chuyển sang bối cảnh khác trong đời sống của Êli. Một lần nữa, Đức Chúa Trời đang sửa soạn ông cho những gì sẽ xảy đến. Nhưng câu chuyện cũng liên quan tới những gì Ngài sẽ thực hiện trong đời sống của dân sự Ngài, là dân Israel. Chúng ta đừng bỏ qua lợi ích dân tộc ở đây. Câu chuyện còn xử lý với nhiều vấn đề hơn là chỉ có Êli hay số phận của ông. Câu chuyện cũng xử lý với những gì Đức Chúa Trời đang tìm cách thực thi trong vương quốc phía Bắc nữa. Câu chuyện xử lý với những gì vương quốc phía Bắc đang kinh nghiệm vì cớ sự thờ lạy hình tượng của nó. Cả dân đang chuyển hướng xa cách Chúa và Lời của Ngài để lấy những sự vật của thế gian.
Êli hình thành một mẫu mực cho chúng ta. Chúng ta có thể tiếp thu từ Êli về Đức Chúa Trời và về bản thân mình – mọi nhu cần, trách nhiệm trong xã hội, và khuynh hướng của chúng ta trước áp lực của sự xung đột. Mặt khác, Israel hình thành một tấm gương cho những gì đang xảy ra trong một xã hội khi xã hội đó bất chấp Đức Chúa Trời – xã hội ấy đang đi xuống thấp thật nhanh và trở nên sa bại về đạo đức.
Với điều nầy trong trí, chúng ta hãy đưa ra một thắc mắc. Tại sao Đức Chúa Trời lại sai vị tiên tri vào trong đất của người Siđôn rồi đến với người goá phụ nầy như nguồn tiếp trợ của Ngài khi có rất nhiều goá phụ khác trong Israel với cùng một nhu cần lớn lao đó? Ngoài sự thương xót của Đức Chúa Trời, cách sử dụng như thế nầy của Ngài trong đời sống của Êli và các bài học nó có cho chúng ta theo chiều hướng nầy, có bài học quan trọng khác ở đây mà tôi muốn trình bày ra. Câu trả lời có cho chúng ta trong các lời bình mà Chúa đưa ra trong Luca 4.23-27. Không những cả nước đang đối diện với hạn hán và đói kém trong xứ, mà họ còn đối diện với một cơn đói về Lời Đức Chúa Trời nữa. Vì cớ sự dửng dưng, sự thờ lạy hình tượng, và sự vô tín của họ, Đức Chúa Trời đã sai Êli ra khỏi xứ mà đến với người goá phụ dân Ngoại. Đây là một hình thức xét đoán và có ý nghĩa gấp bằng hai cho chúng ta:
Đây là lời tiên tri nói về thời đại Hội Thánh khi, vì cớ Israel vô tín, Đức Chúa Trời sẽ xây khỏi Israel là một dân rồi ban hiến tin lành cho thế giới dân Ngoại. Số dân sót của Israel vẫn chạy đến với Đấng Christ, nhưng từ quan điểm của dân tộc cùng các phước hạnh đã được hứa cho, Israel sẽ tạm thời bị gạt qua một bên (đối chiếu Roma 11.6-32). Việc sai phái Êli đến với người đờn bà goá nhắc cho chúng ta nhớ tới trách nhiệm của chúng ta là phải mang tin lành đến cho muôn dân.
Điều nầy cũng dạy cho chúng ta biết chúng ta sẽ không bao giờ cho ơn phước của chúng ta là hiển nhiên được. Đặc ân không hề đảm bảo cho sự thành công (I Côrinhtô 10.1-13). Đặc ân cung ứng nền tảng cho sự thành công, nhưng chúng ta cần phải cẩn thận trong cách chúng ta sử dụng mọi ơn phước đó. Khi một dân tộc hay cá nhân bất chấp Ngôi Lời mà quay sang vật thờ cúng của thế gian, chắc chắn họ sẽ kinh nghiệm ngay sự phán xét của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sau cùng sẽ hướng họ vào sự hư không trong các giải pháp hay chiến lược của riêng họ trong cuộc sống (Roma 1.18…; Amốt 8.11; II Timôthê 4.3; II Têsalônica 2.10-11).
Đáp ứng của Êli (17.10a)
Trong cả hai phân đoạn I Các Vua 17.5 và 17.10, chúng ta thấy thể nào vị tiên tri đã ra đi chỉ khi nào ông đã có một lời đến từ Đức Giêhôva. Thậm chí khi dòng khe đã cạn khô, ông cứ ở lại bên dòng khe đó cho tới chừng có lời đến từ Đức Chúa Trời. Êsai 28.16 chép: “ai tin sẽ chẳng gấp rút” (bảng Kinh Thánh King James). Còn bản Kinh Thánh RSV chép: “người nào tin sẽ chẳng hấp tấp”, và bản dịch Kinh Thánh NASB chép: “người nào tin vào hòn đá góc sẽ chẳng lo âu”.
Thú vị thay, câu nói nầy của Êsai 28.16 được đưa ra theo một tham khảo đến lòng tin cậy giả dối của dân lsrael – Israel nương cậy vào các giải pháp theo con người của mình. Thay vì chờ đợi Chúa, Israel đang ùa chạy trước lo giải quyết các nan đề và nỗi sợ hãi của mình theo các đấu pháp riêng của mình. Còn Êli thì chờ đợi nơi Đức Giêhôva và sự cứu giúp của Ngài. Nhưng theo tư thế nào mới được? Ông được truyền cho phải đi một chuyến hành trình dài và gian khổ qua một xứ trơ trụi và hoang vắng. Hơn nữa, với quá nhiều goá phụ ở trong xứ, làm sao ông tìm ra đúng người nào? Đây không phải là một thắc mắc tự nhiên sao? Rõ ràng là ông không biết người goá bụa kia là ai, nhưng ông biết Đức Giêhôva Ngài đã bảo như thế và còn nhiều hơn thế nữa.
Êli đang bị tác động bởi nguyên tắc của Châm ngôn 4.18: “Nhưng con đường người công bình giống như sự sáng chiếu rạng, càng sáng thêm lên cho đến giữa trưa”. Trong khi câu nầy đề cập tới thái độ ngay thẳng về mặt đạo đức của những người đồng đi với Chúa, nó cũng minh họa ra phương thức Chúa dẫn dắt đường lối của chúng ta, Ngài làm cho ý chỉ của Ngài ra bằng thẳng khi chúng ta bước đi bởi đức tin trong sự công bình của Ngài. Người công bình sống bởi đức tin mình. Hết ngày nầy qua ngày khác, hết bước chân nầy tới bước chân khác, khi chúng ta bước đi trong mối tương giao với Chúa, Ngài hướng dẫn và lèo lái đường lối của người công bình (Habacúc 2.4; Roma 1.17).
Một lần nữa, sau khi kiên định trong đức tin, Êli đã không tranh luận, không than van, không thắc mắc chi với Chúa, cũng không bỏ chạy đi nơi khác. Thay vì thế, chúng ta đọc: “Vậy, người đứng dậy đi…”. Không thắc mắc, không tranh luận, không than van, chỉ có vâng lời và không nghi ngại chi hết, trong sự vui mừng và trông đợi những gì Đức Giêhôva sẽ thực thi không những trong ông và vì ông, mà còn qua ông nữa. Tại sao vậy? Vì, giống như Chúa Giêxu, ông sẽ đi tới đó không phải vì ông được phục sự cho đâu, mà còn để phục sự nữa. Tôi cũng mong là ông đã hiểu rõ lý do tại sao ông không được Chúa sai đến với những bà goá của dân Israel. Đây cũng là phương thức của Đức Chúa Trời trong việc đưa Êli ra khỏi tầm với của Giêsabên.
Sự đền bù cho người goá bụa (17.10b-16)
Khi bạn và tôi suy tính những gì Đức Chúa Trời sẽ làm, chúng ta có khuynh hướng lượng tính việc đó bởi những gì chúng ta nhìn thấy và suy xét theo con người tự nhiên. Chúng ta có khuynh hướng lượng tính sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời, hoặc lòng tin cậy và hy vọng của chúng ta vào sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời, bởi những gì chúng ta đang nom thấy. Khi chúng ta lượng tính việc đó, chúng ta đang bước đi bởi mắt thấy hơn là bởi đức tin. Chúng ta cần phải tự hỏi lòng mình câu nầy: “Phải chăng tôi có khuynh hướng nhìn vào mọi tình trạng của con người như là nền tảng cho lòng tin cậy của tôi hoặc phải chăng tôi đang trông thấy chúng qua Cứu Chúa?”
Rõ ràng là chúng ta cần phải nhận biết mọi tình trạng của con người. Chúng ta cần phải biết rõ các sự thật. Vì lý do nầy, Đức Chúa Trời đã cho phép các thám tử vào trong xứ, song những gì họ đã trông thấy không trở làm nền tảng cho lòng tin cậy của họ về những điều Đức Chúa Trời sẽ thực thi, cũng không phải vì những gì họ sẽ lo làm. Mọi thứ được tìm thấy qua thân vị, các lời hứa, và mạng lịnh phải bước vào của Đức Chúa Trời.
Chúng ta hãy lưu ý phần đáp ứng của Êli: Phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta chép: “khi đến cửa thành, người thấy một người đờn bà goá lượm củi”. Một lần nữa, chúng ta lại có chữ “vậy” (behold) một tiếp đầu ngữ có tính cách chỉ định, hinneh, được ấn định để lôi kéo sự chú ý. Chúng ta thấy Êli tới ngay cửa thành Sarépta, còn Đức Giêhôva, Ngài đã có mặt ở đó trước ông, đã sắp xếp mọi sự rồi. Người đờn bà goá kia đã có mặt tại cửa thành, bà ta đang lượm củi với sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Hãy nhớ, Ngài đang hướng dẫn chúng ta từng bước một. Ngài không hề bỏ chúng ta, thực vậy, Ngài đang đi trước mặt chúng ta.
Nếu Êli đang trông tìm một việc gì để khích lệ ông theo quan điểm của con người về bà goá kia, giống như người đờn bà ăn mặc đẹp sinh sống trong một ngôi nhà sang trọng với phòng ăn thật tươm tất, mọi hy vọng của ông không bao lâu sẽ bị xua tan biến đi. “Lượm củi”, là dấu hiệu chỉ ra sự nghèo khổ. Người đờn bà nầy vốn nghèo đến nỗi bà ta không có chất đốt, rồi để nấu một bữa ăn đạm bạc, bà ta phải đi ra ngoài, đi vòng quanh mà kiếm củi. Cho tới lúc đó, Êli chỉ biết rằng nguồn tiếp trợ của ông là một bà goá bụa mà thôi. Giờ đây ông mới biết bà ta là một goá phụ nghèo.
Theo đánh giá của con người, có hợp lý không khi người của Đức Chúa Trời có thể trông mong nương náu dưới mái nhà của bà ta? Sự việc nầy chẳng có gì hợp lý hơn ông Nôê lo đóng một chiếc tàu trước khi ông nhìn thấy một cơn mưa, chứ chưa hẳn là một trận lụt, hoặc như khi Giôsuê truyền cho dân sự phải đi vòng quanh thành Giêricô rồi mong đợi các bức tường đổ xuống vậy. Thế nhưng con đường vâng phục là con đường của đức tin nhìn lên Đức Chúa Trời mà không nhìn vào các hoàn cảnh cả trước và sau khi ý chỉ của Đức Chúa Trời được rõ nét.
Đáp ứng của Êli mới là vấn đề. Hãy nhớ rằng dòng khe là một sự chuẩn bị cho ông. Đức Chúa Trời là Đấng truyền lịnh cho loài chim quạ và tiếp trợ qua chúng, cũng chính là Đức Chúa Trời, Ngài đã ra lịnh cho người goá bụa và sẽ tiếp trợ qua bà ta. Nguyên tắc là hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời Chúa không hề thay đổi. Mọi hoàn cảnh đều đổi thay, nhưng Chúa không hề thay đổi. Mọi hoàn cảnh của chúng ta không thu nhỏ được bản tánh và quyền phép của Đức Chúa Trời. Chúng không có một phương thức nào để làm thay đổi được sự thành tín hay sự toàn tri của Ngài.
Êli đã đáp ứng bằng đức tin. Nhưng đức tin tự nó bày tỏ ra bằng cách nào mới được? Giống như Ápraham ở trên Núi Môria, ông đã ngửa trông Đức Chúa Trời tiếp trợ cho một con chiên, cũng một thể ấy Êli đã nhìn qua phía bên kia tình trạng của người đờn bà goá nầy để thấy rõ Yahweh Yireh – là Đức Giêhôva sẽ sắm sẵn. Ông đã không xét nét theo kiểu mắt thấy, mà xét theo bản tánh và tầm mức thiêng liêng quan trọng của Đức Chúa Trời. Êli đã tin cậy vào các lời hứa của Đức Chúa Trời. Ông đã không ngửa tay lên trời mà nói: “Con không tin điều nầy! Ngài tính dùng linh hồn nghèo nàn nầy làm sự tiếp trợ đồ ăn cho con sao? Làm sao bà ta giùm giúp con trong khi có sấm sét cho được?” Ông đã đáp ứng với Đức Chúa Trời hơn là phản ứng lại. Êli đã hành động trong đức tin với hai con mắt ngửa trông nơi Chúa. Trong hai câu 10 và 11, ông đã hỏi xin người đờn bà goá về cái bình nước và một chút bánh. Phải chăng ông đang tin theo lời hứa của Đức Chúa Trời và hành động theo lời ấy, hoặc phải chăng ông đang trông mong sự khẳng định qua sự đáp ứng của bà ta rằng bà ta đang trông gặp ông và có nhiều thứ để ăn? Tôi nghĩ ông đang tin theo lời hứa của Đức Chúa Trời vì Êli vốn biết bà ta rất nghèo bởi sự thật bà ta đang đi lượm củi.
Trong câu 12, chúng ta nhìn thấy phần đáp ứng của bà goá bụa kia. Lời cầu xin của Êli đã mở lại những vết thương và nỗi đau ở trong lòng của bà ta. Bà ta không còn che giấu nỗi đau khổ của mình nữa. Lời lẽ của bà ta đã chỉ ra không những bà ta nghèo khó mà còn khổ lòng nữa. Bà ta đã thối lui và sẵn sàng chịu chết. Đây là bữa ăn cuối cùng của họ rồi sau đó họ sẽ lâm vào cảnh đói khổ. Câu chuyện cho thấy bà ta chẳng biết gì về Chúa và không có đức tin nữa. Tấm lòng của bà ta vẫn sẵn sàng và đã được sửa soạn cho Lời của Đức Chúa Trời cùng chức vụ của tiên tri Êli.
Hãy lưu ý lời lẽ của bà ta trong câu 12: “Tôi chỉ mạng sống của Giêhôva Đức Chúa Trời của ông”. Câu nầy cho thấy bà ta đã công nhận Êli là một vị tiên tri của Israel, có lẽ bởi áo xống của ông (đối chiếu II Các Vua 1.8). Nhưng Yahweh không phải là Đức Chúa Trời của bà ta và bà ta không dám chắc về sự thành thực của Êli hay thực tại của Đức Chúa Trời của ông (đối chiếu với 17.24). Bà ta cần phải nhìn thấy bằng chứng của đời sống Êli cũng như quyền phép của Đức Chúa Trời.
Êli phải làm gì trong lúc nầy? Ông sai lầm chăng? Điều gì đã cung ứng lòng can đảm cho Êli hành động như ông đã hành động thay vì đầu hàng chịu thua? Hãy nhớ, ông là một người biết suy xét! Đáp ứng của Êli trong hai câu 13 và 14 là lời lẽ của đức tin, của lòng thương xót và sự hiện thấy.
Là một người của Đức Chúa Trời, không nghi ngờ chi hết, ông động lòng thương xót vì người đờn bà nghèo khổ nầy, thế nhưng ông vốn biết các giải pháp hay chiến lược của mình trong sự làm thoả mãn mọi nhu cần của ông và bà ta chưa được đầy đủ. Ông biết rõ bà ta quá nghèo khổ, nhưng nguồn tiếp trợ của Đức Chúa Trời không có một sự tình cờ hay sai lầm nào hết. Êli biết rõ Đức Chúa Trời là thành tín, có quyền phép, có chủ đích và mọi nhu cần của ông là sự lo toan của Đức Chúa Trời và chúng đã được thoả mãn ở trong Chúa. Ông cũng biết Đức Chúa Trời biết rõ mọi ao ước của ông là phải rao giảng trong xứ Israel và điều nầy cần phải thu dọn ngay trong lúc nầy, hết thảy đều được chuyển sang cho Chúa và thì thuận tiện của Ngài. Điều nầy có nghĩa là ông phải sẵn sàng phục vụ người khác và tin cậy Đức Giêhôva làm thoả mãn mọi nhu cần của ông.
Đối với chúng ta ngày nay, lời lẽ của Êli nói với người đờn bà trong hai câu 13 và 14 là tương đương với hai việc: (a) Cung ứng cho người khác lời hứa của Đức Chúa Trời về tình yêu thương, lòng quan tâm, và sự chăm sóc của Đức Chúa Trời cũng như các lời hứa trong Philíp 4.19; I Phierơ 5.7; Thi thiên 55.22; và Giăng 10.10. Làm ơn lưu ý nửa câu đầu của Giăng 10.10. Chúng ta thường thất bại không nối hết cả hai phần. (b) Hành động giống như người Samari nhơn lành; chia sẽ ơn phước của chúng ta với người khác, và nhìn biết rằng sự ban cho của chúng ta sẽ không trở làm sự thiếu thốn của chúng ta đâu (Philíp 4.19).
Người đờn bà đã lắng nghe sự dạy dỗ của Êli và sự thể đã xảy ra đúng y như ông đã hứa theo Lời của Đức Chúa Trời. Bà ta đã nhìn thấy quyền phép của Đức Chúa Trời – người đờn bà goá, con trai của bà ta, và Êli hết thảy đều đã được no đủ, sống còn.
Những bài học nào chúng ta có thể tiếp thu từ phân đoạn Kinh Thánh nầy?
(1) Hãy nhìn qua bên kia hoàn cảnh để thấy Đức Giêhôva là Yahweh Yireh – Đức Giêhôva sẽ sắm sẵn.
(2) Đừng bao giờ xét đoán hay suy xét sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời bằng những gì bạn có thể trông thấy. Ngài là Đấng đang làm mọi sự trỗi hơn mọi điều chúng ta có thể cầu xin và suy tưởng.
(3) Hãy cầu xin Đức Chúa Trời ban cho sự mặc khải có cần để nhìn thấy cơ hội mà nắm lấy chức vụ, có lẽ ngay dưới sóng mũi của bạn đấy.
(4) Hãy cầu xin Đức Chúa Trời để biết động lòng thương xót và có tình yêu thương với tới tha nhân bằng quyền phép và tình yêu của Ngài.
(5) Hãy biết rằng Đức Giêhôva đang biết rõ mọi ước ao của bạn và hãy chuyển chúng sang cho Ngài.
(6) Cũng phải biết rằng mọi nhu cần cơ bản của bạn sẽ được thoả mãn trong Đấng Christ. Khi biết như thế, hãy tự mình đầu phục lo chu tất mọi mục đích của Đức Chúa Trời trong đời sống của mình.
Đức Chúa Trời đã sai Êli ra khỏi xứ vì dân sự đang sống dửng dưng – thực vậy, họ đang loạn nghịch đối với Lời của Đức Chúa Trời. Không một người hay một dân nào có thể bỏ qua lẽ thật của Đức Chúa Trời mà không có những hậu quả khốc liệt. Có thể đấy là một cơn đói kém, không những thiếu bánh và nước, mà còn thiếu cả việc nghe Ngôi Lời nữa. Không những đây là một nan đề của những gì Đức Chúa Trời hành xử đối với chúng ta, mà còn là những gì chúng ta đang hành xử cho bản thân mình nữa, về những gì đang xảy ra trong vòng con người làm cứng lòng chúng ta và khiến cho chúng ta bất chấp và xây khỏi Đức Chúa Trời.
Thường thì ngày nay, khi dân sự tìm kiếm một Hội Thánh họ chọn lấy giống như họ chọn một câu lạc bộ hay một siêu thị mua bán vậy, trên cơ sở bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hơn là trên sự dạy của Lời Đức Chúa Trời và chức vụ của dân sự Hội Thánh đó với nhau. Nhiều lần nền tảng cho sự họ lựa chọn không đặt trên sự dạy của Ngôi Lời, mà trên chương trình, âm nhạc, số thanh niên, các sinh họat, cùng các vấn đề nóng hổi tương tự. Xứ sở chúng ta đầy dẫy với tháp chuông nhà thờ, nhưng có một cơn đói kém ở trong xứ của chúng ta. Không phải đói về đồ ăn, thức uống mà đói về sự rao giảng Lời của Đức Chúa Trời.
***
PHẦN GIỚI THIỆU:
I Các Vua 17.8-16 tiếp tục phần thử nghiệm của Đức Chúa Trời dành cho vị tiên tri ở một địa điểm gọi là Sarépta – chữ nầy có nghĩa là “một nơi luyện lọc”. Nhưng ở đây, yếu tố quan trọng khác được thêm vào bối cảnh cuộc sống của Êli như đã được ghi lại cho chúng ta trong Kinh Thánh. Đó là yếu tố chức vụ cá nhân hay xa hơn nữa, với tới người khác. Phần thử nghiệm cùng các nhu cần của vị tiên tri đã trở thành một phương tiện trong chức vụ dành cho bà goá nghèo nàn cùng đứa con trai của bà ta. Xuyên suốt loạt bài học nầy, khi tôi tìm cách nhấn mạnh các sự cố trong đời sống chúng ta, ngay cả những vụ việc theo đời nầy mỗi ngày của chúng ta, không phải là không quan trọng. Chắc chắn các vụ việc đó không phải là không có sự chiếu cố của Đức Chúa Trời, Ngài là Đấng đang tác động mọi sự theo ý quyết đoán của Ngài. Thế nhưng tầm quan trọng trong lẽ thật Kinh Thánh nầy là nhu cầu của dân sự Đức Chúa Trời, họ phải xem xét sự kiện nầy như ngược lại với các biến cố đa dạng trong đời sống của họ. Chúng ta phải suy nghĩ, phải tin cậy, và hành động sao cho thích đáng. Các biến cố trong cuộc sống là những công cụ và đại biểu của Đấng Toàn Năng. Ngài sử dụng những sự nầy để lôi cuốn sự chú ý của chúng ta, làm thay đổi các giá trị, đặc điểm, thứ tự ưu tiên, những sự truy đuổi, và trên hết, làm thay đổi mọi nguồn tin cậy của chúng ta về sự an ninh và hạnh phúc.
Nhưng chúng ta đừng để lạc mất về sự kiện: chính các biến cố đang thử thách chúng ta thường trở thành loại phương tiện bởi đó Đức Chúa Trời có thể sử dụng chúng ta trong sự phục vụ cho nhiều người khác. Nói cách khác, mọi thử thách của chúng ta thường trở thành phương tiện biểu lộ cho chức vụ, là những cơ hội để bày tỏ ra đời sống của Đức Chúa Giêxu Christ và thực tại cùng quyền phép của Đức Chúa Trời (II Côrinhtô 4.8-15). Đây đúng là những gì chúng ta đang trông thấy trong tiểu đoạn nầy về đời sống của Êli. Nhu cần của ông đã trở thành một phương tiện làm thoả mãn mọi nhu cần trong đời sống của bà goá kia cùng đứa con trai của bà ta.
Phải chăng sự thể nầy không đóng vai trò nhắc cho chúng ta nhớ rằng chúng ta hiện diện ở đây không phải là vì bản thân mình, thậm chí trong nỗi đau và nhu cần của chúng ta? Đức Chúa Trời đang chăm sóc chúng ta, còn chúng ta không phải chỉ có một mình một bóng đâu. Ngài đang chăm sóc cho nhiều người khác nữa, và thường tìm cách phục vụ cho mọi người ở xung quanh chúng ta qua những sự thay đổi mà Ngài đang tìm cách tỏ ra qua sự chịu khổ và nhu cần của chính chúng ta.
“Sống giống như Đấng Christ” có nghĩa là dù trong nỗi đau của chúng ta, chúng ta phải suy nghĩ tới nhiều người khác và thể nào Đức Chúa Trời muốn sử dụng chúng ta. Sự thể nầy hoàn toàn ngược lại với bản tánh của con người và đặc biệt ngược lại với loại xã hội chuyên lấy cái tôi làm trọng của chúng ta. Thuộc về chúng ta là một thứ xã hội đang nhắm vào điều chi là tốt nhứt cho tôi, bất chấp người khác có như thế nào!?! Điều chi là tốt nhứt cho sự nghiệp, hạnh phúc, an ninh, ý nghĩa…..của tôi (quí vị nên điền thêm vào chỗ trống).
PHẦN KHẢI THỊ DÀNH CHO ÊLI (17.8-9)
Một lời đến từ Đức GIÊHÔVA -- MỐI TƯƠNG GIAO
Từ đầu tiên chúng ta thấy là từ có tính cách nối tiếp, “bấy giờ”. Từ nầy tiếp tục câu chuyện và chỉ cho chúng ta thấy những gì đã xảy ra kế đó trong sự liên tục của các biến cố – Êli đã nhận lãnh một lời đến từ Đức Giêhôva với phần huấn thị. Nhưng sự liên tục ở đây là sự tổng hợp; nó chỉ ra một kết quả. Theo văn mạch, phần khải thị nầy cho vị tiên tri không nghi ngờ chi hết chính là kết quả của hai sự kiện thuộc linh. Thứ nhứt, có sự thành tín của Đức Chúa Trời. Cái khe suối đã bị khô, nhưng Đức Chúa Trời đã hứa tiếp trợ cho nhu cần của Êli. Vì thế Chúa đến để giải cứu cho Êli. Thứ hai, Êli đã đối diện với những thử nghiệm của khe suối với đức tin. Ông đã chờ đợi Chúa. Ông không chạy trước, cũng không bỏ chạy để lo liệu việc riêng mình, cũng không than phiền về sự không hài lòng của mình. Vì vậy, trong lúc nầy Đức Chúa Trời đến để giải cứu ông và ban cho phần huấn thị mới. Chúng ta nhìn thấy trong câu chuyện nầy nguyên tắc của Luca 16.10: “Ai trung tín trong việc rất nhỏ, cũng trung tín trong việc lớn; ai bất nghĩa trong việc rất nhỏ, cũng bất nghĩa trong việc rất lớn”.
Êli đã trung tín trong việc ở lại bên khe suối. Giờ đây Đức Chúa Trời đang đưa ông ra khỏi địa điểm hiu quạnh nầy rồi thử nghiệm trong một chức vụ nhỏ, nhưng rất quan trọng vì mọi chức vụ đều là quan trọng. Từ sự trung tín của ông tại Sarépta thì có nhiều việc lớn hơn sẽ đến. Đức Chúa Trời đang gây dựng đức tin của Êli, khả năng cho chức vụ, rồi đồng thời đại dụng ông để yên ủi bà goá phụ kia cùng đứa con trai của bà ta.
Những gì một người lo làm với phần việc nhỏ là một sự tỏ ra cho thấy thế nào người ấy sẽ nắm lấy một việc lớn lao hơn. Chúng ta sẽ nghĩ rằng các việc nhỏ thì không quan trọng lắm đâu -- thực sự chúng không phải là vấn đề. Tuy nhiên, sự trung tín trong những việc nhỏ sửa soạn cho chúng ta biết nắm lấy những việc lớn lao hơn khi chúng đến. Thậm chí những việc nhỏ trong cuộc sống là loại thử nghiệm đức tin của một người và ai thực sự là Đấng đang làm chủ đời sống của một người.
Những từ kế đó trong câu 8 là: “có lời của Đức Giêhôva phán dạy Êli rằng”. Chúng ta hãy chú ý một cặp sự việc: Thứ nhứt, Êli không ra đi cho tới khi có sự giao thông với Đức Chúa Trời. Ông đã chờ đợi cho tới chừng ông nhận được phương hướng từ nơi Chúa – ông ra đi tùy theo Lời của Chúa. Đối với Êli, đây là sự khải thị trực tiếp, thế nhưng nguyên tắc là đây: Đức Chúa Trời đang lãnh đạo và điều khiển chúng ta qua Lời của Ngài (sự khải thị cho chúng ta chính là Kinh Thánh),và qua mối giao thông của chúng ta với Ngài trong Kinh Thánh. Tất nhiên, Chúa đang sử dụng nhiều việc khác để ban cho chúng ta phương hướng giống như các cánh cửa đóng và mở vậy, và mọi khả năng của chính chúng ta, các tài khéo, gánh nặng và sở thích. Tuy nhiên, Ngài không lãnh đạo chúng ta đi ngược lại với các nguyên tắc và sự điều phối của Kinh Thánh. Thứ hai, điều nầy nhắc cho chúng ta nhớ sự thể quan trọng là ngần nào đối với chúng ta khi giao thông với Đức Chúa Trời trong Lời của Ngài, hầu cho chúng ta có thể nhìn biết Ngôi Lời, rồi sử dụng Lời ấy cho từng quyết định mà chúng ta đang gặp gỡ. Chúng ta dám chắc rằng đâu đó trong Kinh Thánh, có các nguyên tắc đáng ứng dụng. Đây không phải là một loại bài nói về sự dẫn dắt thiêng liêng, nhưng xin cho phép tôi minh họa:
(1) Kinh Thánh không nói cho chúng ta biết chúng ta sẽ băng qua đường ở chỗ nào. Nhưng Kinh Thánh cho chúng ta biết phải vâng theo luật lệ trong xứ và chúng ta không được thử Chúa. Điều nầy có ý nói rằng chúng ta không được lang bạt trong một thành phố lớn, cũng không trong bất kỳ một thành phố nào khác mà ở đó người ta sống nghịch lại luật pháp và ở đó chúng ta đang gây nguy hại cho đời sống của mình. Đức Chúa Trời không quan tâm khi chúng ta băng qua đường, trừ phi chúng ta đang phá vỡ hai quan điểm nầy.
(2) Kinh Thánh không nói cho chúng ta biết phải lái loại ô tô nào. Nói thẳng ra, tôi không nghĩ Đức Chúa Trời đang chăm sóc, trừ phi chúng ta không biết tới các nguyên tắc khôn ngoan theo Kinh Thánh về thu nhập của chúng ta, hoặc giả chúng ta muốn có một chiếc xe hơi riêng vì nó sẽ khiến cho chúng ta cảm thấy mình quan trọng và là một nổ lực nơi sự tìm kiếm tầm quan trọng của cá nhân.
Nói cách đơn giản, hết thảy chúng ta cần phải làm theo những gì là cần thiết để nhận biết và áp dụng Ngôi Lời. Điều nầy có ý cho rằng phải sử dụng thì giờ theo Ngôi Lời mỗi ngày, và nhóm lại với các Cơ đốc nhân khác để học Kinh Thánh và thờ phượng. Chúng ta cần phải tiếp thu lẽ thật mới, ôn lại lẽ thật cũ, rồi mới áp dụng nó.
PHƯƠNG HƯỚNG ĐẾN TỪ CHÚA – PHẦN HUẤN THỊ
I Các Vua 17.9: “Hãy chổi dậy, đi đến Sarépta, thành thuộc về Siđôn, và ở tại đó; kìa, ta đã truyền cho một người goá bụa ở thành ấy lo nuôi ngươi”.
Câu nầy có ba mạng lịnh: “hãy chổi dậy”, “đi” và “ở”. Cũng có một lời hứa về sự tiếp trợ. Trong từng mạng lịnh nầy, có các thử nghiệm cho vị tiên tri. Có những thử nghiệm về đức tin hay lòng tin cậy, về sự vâng phục, về sự sẵn sàng hay đầu phục, một thử nghiệm về sự hiện thấy về những gì Đức Chúa Trời đang làm trong đời sống của ông, và một thử nghiệm về sự thoả lòng.
(1) Mạng lịnh thứ nhứt -- “Hãy chổi dậy”. Dĩ nhiên, trước khi chúng ta tiếp tục bước theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, chúng ta phải chổi dậy, không những về thuộc thể mà còn về thuộc linh nữa. Theo Chúa trong sự vâng phục là kết quả của đời sống thuộc linh và sự tỉnh thức thuộc linh (Đối chiếu Êphêsô 5.8...).
(2) Mạng lịnh thứ hai -- (kết quả tự nhiên): “đi đến Sarépta”. “Đi” là từ Hy bá lai halak có ý nghĩa “bước đi, đi bộ”. Trong trường hợp nầy, chữ nầy mang ý nghĩa ra đi hay hành trình, kể cả khó nhọc và nguy hiểm. Tôi không muốn nói quá nhiều về từ nầy, nhưng nói về mặt thuộc linh, chổi dậy là ra đi. Nó có nghĩa là chổi dậy từ chỗ thờ ơ và lãnh đạm của chúng ta rồi để hết tâm trí vào ý chỉ của Đức Chúa Trời dành cho đời sống của chúng ta. Cơ đốc nhân thường hay ngồi theo kiểu miệt mài. Vì họ không sử dụng những gì họ biết trong đức tin, họ cũng bắt đầu hờn dỗi và tha hoá đi. Thay vì thế, Đức Chúa Trời muốn chúng ta ngồi lại và dầm thấm trong Ngôi Lời, rồi bởi đức tin phấn đấu cho Ngài trong quyền phép của Đấng Christ (đối chiếu Côlôse 1.29). Nói như thế có nghĩa là chúng ta phải sẵn sàng đi bất cứ đâu Ngài muốn chúng ta đi. Nói như thế có nghĩa là chúng ta gắn bó và đầu phục, thực thi mọi điều sẽ được liệt kê ra ở đây. Hãy nhớ, ý chỉ của Đức Chúa Trời thường hay thử chúng ta trong đức tin, trong sự hiện thấy của chúng ta về những gì Ngài sẽ làm, tình cảm, giá trị, sự đầu phục và sự gắn bó của chúng ta v.v…
Tôi dám chắc khi Êli nghe được các mạng lịnh nầy tấm lòng ông thay đổi ngay, và có lẽ ông suy nghĩ: “Chà, lạy Chúa, thật là đúng lúc, thật là khít khao quá!” Khi điều nầy thoáng hiện qua trong trí, kế đó ông nghe nói: “đi đến Sarépta”. Sarépta ra từ chữ tsaraph, “luyện lọc, tinh chế lại, thử”. Động từ được sử dụng theo phép ẩn dụ với ý nghĩa “tinh chế lại bằng phương tiện chịu khổ”. Sarépta có nghĩa là “một nơi luyện lọc, một chốn thử nghiệm”. Đức Chúa Trời sử dụng những lần thử nghiệm khác nhau để luyện lọc chúng ta rồi loại bỏ những thứ rác rưỡi y như tinh luyện bạc hay vàng vậy. Khi Êli nghe tới danh xưng nầy, có lẽ ông đã suy nghĩ như sau: “Ồ, ồ, chúng ta lại ra đi nữa rồi, nhưng chiến trường là của Chúa và Ngài đang nắm lấy quyền chủ động”. Kế đó ông nghe nói: “thành thuộc về Siđôn”. “Siđôn ư?” Có lẽ ông đã nghĩ: “Lạy Chúa, Siđôn thuộc về đất của Giêsabên, là gái điếm già trong sự thờ lạy thần Baanh. Lạy Chúa, đây là trung tâm của sự thờ lạy thần Baanh, là sự thờ lạy đang được khuyến khích trong xứ Israel. Phải, con biết Chúa ôi, đây vẫn là bãi chiến trường của Ngài và Ngài biết Ngài sẽ làm chi rồi. Nhưng dường như đấy là một hướng không đúng quá”.
(3) Mạng lịnh thứ ba -- “và ở tại đó”. Kế đó, ông nghe nói: “và ở (yashab, “sống, cư ngụ”) tại đó”. Ông đã suy nghĩ: “Nói như vầy, giống như biểu đi lấy cái bánh vậy”. Và, giống như bấy nhiêu vẫn chưa đủ, kế đó ông nghe một việc còn kỳ lạ hơn, đấy là một sự thách thức cực kỳ đối với sự đầu phục, sự tin cậy và sự hiện thấy của ông là một người của Đức Chúa Trời, là người đang tìm cách hầu việc Chúa.
(4) Lời hứa -- “kìa, ta đã truyền cho một người goá bụa ở thành ấy lo nuôi ngươi”. Hãy chú ý từ kế đó: “Kìa”. Đây là từ Hy bá lai hinneh, một tiếp đầu ngữ có tính cách chỉ định thường bắt lấy sự chú ý hoặc hướng sự chú ý của độc giả (hay khán giả) vào một việc gì đó quan trọng. Đức Giêhôva đã chỉ ra lý do cho việc đi đến Sarépta. “ta đã truyền cho một người goá bụa ở thành ấy lo nuôi ngươi”. Sự tiếp trợ cho Êli sẽ đến từ bàn tay của con người, nhưng chúng không giống với thứ bàn tay mà ông có thể hình dung ra. Tất cả mọi sự nầy đều là một thử nghiệm dành cho Êli. Làm ơn lưu ý câu sau đây:
“Ta đã truyền cho một người goá bụa” là một câu nói rất thú vị. Lẽ nào Đức Giêhôva lại phán với người goá bụa dân Ngoại nầy? Phải chăng bà ta đang trông chờ Êli đến? Tôi nghĩ nội dung của câu Kinh Thánh cho thấy đây không phải là trường hợp. Tôi không nghĩ là bà ta đã nhận thức được vai trò của mình trong chương trình của Đức Chúa Trời. Mà đúng hơn, tôi tin điều nầy chỉ ra ý chỉ thiêng liêng của Đức Chúa Trời. Sự việc cho thấy rằng Đức Chúa Trời đang truyền lịnh hay đưa ra những việc sắp diễn ra và chúng đang diễn ra. Ngài sử dụng mọi điều kiện và sự sắp xếp của những người nam người nữ và đưa mọi chuyện vào hiện thực.
Chúng ta cho là bạn đang cần một việc làm đi. Khi bạn tìm được một công việc, nó có ở đó là vì Đức Chúa Trời đã truyền lịnh cho nó. Người chủ mới của bạn không biết rõ về sự thế ấy trừ phi ông (hay bà) ta là một người tin Chúa, nhưng việc phải ra thể ấy vì Đức Chúa Trời muốn như thế. “Ngài ngự ở trên trời, Ngài làm điều chi đẹp lòng Ngài” (đối chiếu Êsai 10.5-6 với câu 7, và Sáng thế ký 50.19-21).
“Nuôi” là từ Hy bá lai, kul. Trong tiếng Aram và Ả rập, từ nầy có ý nói: “đo lường, phân chia”. Ý nghĩa cơ bản là “tính toán”, hay “chứa” giống như một cái bình chứa vậy. Thí dụ, trong Êsai 40.12 vị tiên tri viết: “Ai đã lấy lòng bàn tay mà lường biển, lấy gang tay mà đo các từng trời? Ai đã lấy đấu mà đong bụi đất?” Động từ nầy chủ yếu đã được dùng theo kiểu có gốc có ngọn và có nghĩa “tạo ra để chứa, cung cấp”. Từ đó chữ nầy được dùng theo ý nghĩa “nuôi nấng, cấp dưỡng, tiếp trợ cho” (đối chiếu Thi thiên 55.22; Sáng thế ký 50.21; Nêhêmi 9.21). Trong khi từ Hy bá lai được sử dụng rất khác biệt, tôi nhớ tới một trong các danh xưng của Đức Giêhôva: “Giêhôva Dirê” hay “Yahweh Yireh” có nghĩa là “Đức Giêhôva sẽ sắm sẵn” (Sáng thế ký 22.8 và 14). Từ nầy xuất thân từ chữ Hy bá lai ra`ah, “nhìn xem” giống như Chúa thấy trước và sẽ tiếp trợ cho vậy.
Chú thích phần hình ảnh trên: Sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời: Vợ, con, cha mẹ, công ăn việc làm, nhà cửa, xe cộ, bạn bè và bác sĩ. Bất cứ thứ gì? Chúng ta không thể đo lường được sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời bởi những gì chúng ta trông thấy! Nhu cần của chúng ta là phải nhờ đức tin học biết nhìn xem Chúa ở phía bên kia!
Sự nuôi nấng của Chúa – SỰ TIẾP TRỢ
Trước tiên, Đức Chúa Trời sẽ tiếp trợ cho Êli qua một người đờn bà. Trong khi giới nữ trong Israel có một địa vị cao trọng hơn giữa vòng các người Ngoại lân cận của họ, đây là một việc thật bất thường, vì tiếp trợ cho phụ nữ là vai trò của nam giới. Thứ hai, đây là một người nữ Ngoại bang, một người nữ sống ở ngoài vòng tuyển dân của Đức Chúa Trời. Thực ra, bà nầy xuất thân từ một dân theo tà giáo, là người xứ Siđôn (hay người Phênixi), lúc bấy giờ, bà ta tiêu biểu cho các thế lực đối nghịch với vương quốc của Đức Chúa Trời. Thứ ba, bà ta là goá phụ khốn khó, cơ cực, ngã lòng đang đối diện với nạn đói kém. Bà ta không hẳn là hạng người mà quí vị chạy tới để nhận lấy sự cứu giúp, thế nhưng bà ta là người mà Đức Chúa Trời đã chọn để làm sự vùa giúp cho Êli và là công cụ cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Cho tới lúc đó ông vẫn chưa hề biết bà ta khốn khó là dường nào, nhưng ngay lập tức ông đã khám phá ra và đáp ứng của ông thật là khác thường.
Hãy lưu ý vài nguyên tắc ứng dụng ở đây:
(1) Hãy nhớ Đức Chúa Trời đã phán gì qua tiên tri Êsai (Êsai 55.8…, đường lối của Đức Chúa Trời không phải là đường lối của chúng ta?) Chúng ta cũng phải nhớ I Côrinhtô 1.27-29: “Nhưng Đức Chúa Trời đã chọn những sự dại ở thế gian để làm hổ thẹn những sự mạnh; Đức Chúa Trời đã chọn những sự hèn hạ và khinh bỉ ở thế gian, cùng những sự không có, hầu cho làm những sự có ra không có, để chẳng ai khoe mình trước một Đức Chúa Trời”. Đức Chúa Trời đang sử dụng các nguồn lực và công cụ mà chúng ta không hề lựa chọn, nhưng trong sự khôn ngoan của Ngài, Ngài chọn lấy họ để hoàn thành các mục đích riêng của Ngài và làm trổi hơn mọi điều chúng ta cầu xin và suy tưởng (Êphêsô 3.20). Chúng ta không nên kinh ngạc với loại công cụ mà Đức Chúa Trời đôi khi lấy ra sử dụng. Chúng ta sẽ chọn gì nào? Chúng ta sẽ chọn một nhân vật theo kiểu anh hùng, một vận động viên nổi tiếng, một người giàu có hay một vì vua, còn Đức Giêhôva, Ngài chọn một bà goá phụ khốn cùng. Chúng ta sẽ chọn ai đó nổi bật, có uy quyền, có lẽ người nào đó trong cung điện của nhà vua. Nhưng Đức Chúa Trời, Ngài chọn một phụ nữ từ Sarépta trong đất của Giêsabên. Có đôi lúc chắc chắn Đức Chúa Trời sử dụng người có uy quyền hay giàu có như Ngài đã làm với Nêhêmi (Nêhêmi 2), hay Giôsép trong các chương sau cùng của sách Sáng thế ký. Thắc mắc là, đâu là đáp ứng của chúng ta khi Ngài chọn sử dụng người nghèo khó và yếu đuối trong đời sống của chúng ta? Phải chăng chúng ta xem khinh họ? Chúng ta có thất vọng không? Hay chúng ta cảm tạ Ngài vì những gì Ngài đang làm?
(2) Các nguồn lực Đức Chúa Trời chọn sử dụng thường thử nghiệm sự đầu phục và đức tin của chúng ta. Đức Chúa Trời sẽ tiếp trợ như thế nào qua người đờn bà khốn khổ nầy? Cách thức nào thì không quan trọng. Đức Chúa Trời sẽ tỏ ra cách thức ấy đúng thì. Đức Chúa Trời chỉ mong muốn chúng ta tin cậy Ngài bất chấp có điều gì xảy đến cho chúng ta. Tôi nhớ một câu chuyện mà bà tôi thường kể lại về một bà cụ kia có lòng tin cậy thực sự nơi Đức Chúa Trời. Ngày nọ có người đến nói với bà ấy: “Mary, tôi tin nếu Đức Chúa Trời bảo bà nhảy qua bức tường, bà có nhảy không!?!” Bà cụ đáp: “Thưa ông có đấy, tôi sẽ nhảy ngay. Nếu Đức Chúa Trời bảo tôi nhảy, thì việc của tôi là nhảy và việc của Ngài là tạo ra một cái hố”. Chúng ta sẽ yên nghỉ như thế nào trong sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời trong các cảnh ngộ giống như vầy? Chúng ta cần phải nhớ một quan niệm rất đơn sơ nhưng lắm quan trọng. Ai sẽ tiếp trợ cho nhu cần của Êli, người đờn bà hay là Đức Giêhôva? Tất nhiên là Đức Giêhôva rồi! Người đờn bà chỉ là một công cụ mà thôi!
Đừng bao giờ hướng mắt của bạn nhìn vào công cụ hay các cảnh ngộ. Hãy nhìn qua bên kia công cụ để nhìn thấy nguồn tiếp trợ thật – ấy là Đức Giêhôva. Hãy đọc lại câu chuyện nói về Ápraham trong Sáng thế ký 22. Ông đã nhìn ở bên kia nan đề để thấy rõ sự tiếp trợ của Chúa.
Thường thì Đức Chúa Trời lại chọn kẻ bị xem khinh và nhỏ mọn, hay Ngài làm giảm thiểu đi mọi tài lực của chúng ta để dạy cho chúng ta biết Ngài thực sự là Đấng tiếp trợ. Hãy xem Các Quan Xét 7 để thấy trường hợp của Ghiđêôn và sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời cho ông ta. Sợ rằng Israel khoe khoang và tin tưởng vào sức lực riêng của họ, con số chiến binh đi lên nghịch cùng người Mađian đã bị giảm từ 32.000 xuống 10.000 và sau cùng còn có 300 người.
(3) Chúa đang sử dụng mọi tài nguyên tiếp trợ của Ngài để hạ chúng ta xuống. Há Ngài không biết cách để tách loại bột tự tín và kiêu ngạo hoàn toàn ra khỏi chiếc áo thuộc linh của chúng ta hầu đưa chúng ta đến một nơi mà ở đó chúng ta sẽ thực sự tin cậy Ngài sao? Ở đây Êli đang nhận lãnh sự vùa giúp từ tay của một bà goá khốn khổ trong số kẻ thù của Israel. Không những là sự hạ mình! Mà còn là một cơ hội cho sự tỏ ra ân sũng, tình yêu thương và quyền phép của Đức Chúa Trời.
(4) Sau cùng, điều nầy dạy cho chúng ta biết Đức Chúa Trời có thể sử dụng bất kỳ ai trong chúng ta. Ngài có thể lấy bất cứ thứ chi chúng ta đang có rồi nhân rộng nó lên thật nhiều lần y như Ngài đã làm với nguồn tài nguyên đạm bạc của người đờn bà goá hoặc giống như Cứu Chúa đã làm khi cho 5000 người ăn.
Đáp ứng của Êli là gì trong câu 10? Chúng ta đọc: “Vậy, người đứng dậy đi . . .” Không một thắc mắc, không một tranh luận, không một lời than phiền nào hết – chỉ có vâng lời mà thôi. Không nghi ngờ chi cả, không những trong sự vui mừng và trông mong những gì Chúa sẽ làm cho ông, mà còn qua ông nữa. Êli đã nhìn biết ông sẽ đến đó ở không phải được phục vụ cho, mà còn phải phục vụ nữa.
Ứng dụng:
Có phải bạn đang ở trong tình trạng thuộc linh mà ở đó bạn có thể nghe được sự huấn thị của Đức Chúa Trời không? (Mác 6.30...).
Bạn đang đối diện với điều gì trong cuộc sống ngay lúc nầy mà phải cần tới sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời? Có phải bạn đang yên nghỉ trong Ngài vì các nhu cần của bạn không?
Mục tiêu của bạn là gì? Có phải bạn đang nhắm vào nan đề thay vì nhìn xem Chúa không? Có phải bạn đang xem những người có khả năng tiếp trợ cho đời sống của bạn hoàn toàn là bất xứng với kết quả bạn đang thắc mắc Đức Chúa Trời có thể làm được điều gì không?
Phải chăng tình trạng hiện nay của bạn trông rất khó khăn không? Phải chăng hoàn cảnh ấy không có một phương thức nào Đức Chúa Trời có thể làm thoả mãn mọi nhu cần của bạn qua những gì Ngài đã tỏ ra trong cuộc sống của bạn?
Có phải bạn cho rằng trước khi Đức Chúa Trời làm thoả mãn nhu cần của bạn, hoặc trong việc làm thoả mãn nhu cần của bạn, Ngài muốn sử dụng bạn để làm thoả mãn nhu cần của ai đó không?
Giờ đây, chúng ta chuyển sang bối cảnh khác trong đời sống của Êli. Một lần nữa, Đức Chúa Trời đang sửa soạn ông cho những gì sẽ xảy đến. Nhưng câu chuyện cũng liên quan tới những gì Ngài sẽ thực hiện trong đời sống của dân sự Ngài, là dân Israel. Chúng ta đừng bỏ qua lợi ích dân tộc ở đây. Câu chuyện còn xử lý với nhiều vấn đề hơn là chỉ có Êli hay số phận của ông. Câu chuyện cũng xử lý với những gì Đức Chúa Trời đang tìm cách thực thi trong vương quốc phía Bắc nữa. Câu chuyện xử lý với những gì vương quốc phía Bắc đang kinh nghiệm vì cớ sự thờ lạy hình tượng của nó. Cả dân đang chuyển hướng xa cách Chúa và Lời của Ngài để lấy những sự vật của thế gian.
Êli hình thành một mẫu mực cho chúng ta. Chúng ta có thể tiếp thu từ Êli về Đức Chúa Trời và về bản thân mình – mọi nhu cần, trách nhiệm trong xã hội, và khuynh hướng của chúng ta trước áp lực của sự xung đột. Mặt khác, Israel hình thành một tấm gương cho những gì đang xảy ra trong một xã hội khi xã hội đó bất chấp Đức Chúa Trời – xã hội ấy đang đi xuống thấp thật nhanh và trở nên sa bại về đạo đức.
Với điều nầy trong trí, chúng ta hãy đưa ra một thắc mắc. Tại sao Đức Chúa Trời lại sai vị tiên tri vào trong đất của người Siđôn rồi đến với người goá phụ nầy như nguồn tiếp trợ của Ngài khi có rất nhiều goá phụ khác trong Israel với cùng một nhu cần lớn lao đó? Ngoài sự thương xót của Đức Chúa Trời, cách sử dụng như thế nầy của Ngài trong đời sống của Êli và các bài học nó có cho chúng ta theo chiều hướng nầy, có bài học quan trọng khác ở đây mà tôi muốn trình bày ra. Câu trả lời có cho chúng ta trong các lời bình mà Chúa đưa ra trong Luca 4.23-27. Không những cả nước đang đối diện với hạn hán và đói kém trong xứ, mà họ còn đối diện với một cơn đói về Lời Đức Chúa Trời nữa. Vì cớ sự dửng dưng, sự thờ lạy hình tượng, và sự vô tín của họ, Đức Chúa Trời đã sai Êli ra khỏi xứ mà đến với người goá phụ dân Ngoại. Đây là một hình thức xét đoán và có ý nghĩa gấp bằng hai cho chúng ta:
Đây là lời tiên tri nói về thời đại Hội Thánh khi, vì cớ Israel vô tín, Đức Chúa Trời sẽ xây khỏi Israel là một dân rồi ban hiến tin lành cho thế giới dân Ngoại. Số dân sót của Israel vẫn chạy đến với Đấng Christ, nhưng từ quan điểm của dân tộc cùng các phước hạnh đã được hứa cho, Israel sẽ tạm thời bị gạt qua một bên (đối chiếu Roma 11.6-32). Việc sai phái Êli đến với người đờn bà goá nhắc cho chúng ta nhớ tới trách nhiệm của chúng ta là phải mang tin lành đến cho muôn dân.
Điều nầy cũng dạy cho chúng ta biết chúng ta sẽ không bao giờ cho ơn phước của chúng ta là hiển nhiên được. Đặc ân không hề đảm bảo cho sự thành công (I Côrinhtô 10.1-13). Đặc ân cung ứng nền tảng cho sự thành công, nhưng chúng ta cần phải cẩn thận trong cách chúng ta sử dụng mọi ơn phước đó. Khi một dân tộc hay cá nhân bất chấp Ngôi Lời mà quay sang vật thờ cúng của thế gian, chắc chắn họ sẽ kinh nghiệm ngay sự phán xét của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sau cùng sẽ hướng họ vào sự hư không trong các giải pháp hay chiến lược của riêng họ trong cuộc sống (Roma 1.18…; Amốt 8.11; II Timôthê 4.3; II Têsalônica 2.10-11).
Đáp ứng của Êli (17.10a)
Trong cả hai phân đoạn I Các Vua 17.5 và 17.10, chúng ta thấy thể nào vị tiên tri đã ra đi chỉ khi nào ông đã có một lời đến từ Đức Giêhôva. Thậm chí khi dòng khe đã cạn khô, ông cứ ở lại bên dòng khe đó cho tới chừng có lời đến từ Đức Chúa Trời. Êsai 28.16 chép: “ai tin sẽ chẳng gấp rút” (bảng Kinh Thánh King James). Còn bản Kinh Thánh RSV chép: “người nào tin sẽ chẳng hấp tấp”, và bản dịch Kinh Thánh NASB chép: “người nào tin vào hòn đá góc sẽ chẳng lo âu”.
Thú vị thay, câu nói nầy của Êsai 28.16 được đưa ra theo một tham khảo đến lòng tin cậy giả dối của dân lsrael – Israel nương cậy vào các giải pháp theo con người của mình. Thay vì chờ đợi Chúa, Israel đang ùa chạy trước lo giải quyết các nan đề và nỗi sợ hãi của mình theo các đấu pháp riêng của mình. Còn Êli thì chờ đợi nơi Đức Giêhôva và sự cứu giúp của Ngài. Nhưng theo tư thế nào mới được? Ông được truyền cho phải đi một chuyến hành trình dài và gian khổ qua một xứ trơ trụi và hoang vắng. Hơn nữa, với quá nhiều goá phụ ở trong xứ, làm sao ông tìm ra đúng người nào? Đây không phải là một thắc mắc tự nhiên sao? Rõ ràng là ông không biết người goá bụa kia là ai, nhưng ông biết Đức Giêhôva Ngài đã bảo như thế và còn nhiều hơn thế nữa.
Êli đang bị tác động bởi nguyên tắc của Châm ngôn 4.18: “Nhưng con đường người công bình giống như sự sáng chiếu rạng, càng sáng thêm lên cho đến giữa trưa”. Trong khi câu nầy đề cập tới thái độ ngay thẳng về mặt đạo đức của những người đồng đi với Chúa, nó cũng minh họa ra phương thức Chúa dẫn dắt đường lối của chúng ta, Ngài làm cho ý chỉ của Ngài ra bằng thẳng khi chúng ta bước đi bởi đức tin trong sự công bình của Ngài. Người công bình sống bởi đức tin mình. Hết ngày nầy qua ngày khác, hết bước chân nầy tới bước chân khác, khi chúng ta bước đi trong mối tương giao với Chúa, Ngài hướng dẫn và lèo lái đường lối của người công bình (Habacúc 2.4; Roma 1.17).
Một lần nữa, sau khi kiên định trong đức tin, Êli đã không tranh luận, không than van, không thắc mắc chi với Chúa, cũng không bỏ chạy đi nơi khác. Thay vì thế, chúng ta đọc: “Vậy, người đứng dậy đi…”. Không thắc mắc, không tranh luận, không than van, chỉ có vâng lời và không nghi ngại chi hết, trong sự vui mừng và trông đợi những gì Đức Giêhôva sẽ thực thi không những trong ông và vì ông, mà còn qua ông nữa. Tại sao vậy? Vì, giống như Chúa Giêxu, ông sẽ đi tới đó không phải vì ông được phục sự cho đâu, mà còn để phục sự nữa. Tôi cũng mong là ông đã hiểu rõ lý do tại sao ông không được Chúa sai đến với những bà goá của dân Israel. Đây cũng là phương thức của Đức Chúa Trời trong việc đưa Êli ra khỏi tầm với của Giêsabên.
Sự đền bù cho người goá bụa (17.10b-16)
Khi bạn và tôi suy tính những gì Đức Chúa Trời sẽ làm, chúng ta có khuynh hướng lượng tính việc đó bởi những gì chúng ta nhìn thấy và suy xét theo con người tự nhiên. Chúng ta có khuynh hướng lượng tính sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời, hoặc lòng tin cậy và hy vọng của chúng ta vào sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời, bởi những gì chúng ta đang nom thấy. Khi chúng ta lượng tính việc đó, chúng ta đang bước đi bởi mắt thấy hơn là bởi đức tin. Chúng ta cần phải tự hỏi lòng mình câu nầy: “Phải chăng tôi có khuynh hướng nhìn vào mọi tình trạng của con người như là nền tảng cho lòng tin cậy của tôi hoặc phải chăng tôi đang trông thấy chúng qua Cứu Chúa?”
Rõ ràng là chúng ta cần phải nhận biết mọi tình trạng của con người. Chúng ta cần phải biết rõ các sự thật. Vì lý do nầy, Đức Chúa Trời đã cho phép các thám tử vào trong xứ, song những gì họ đã trông thấy không trở làm nền tảng cho lòng tin cậy của họ về những điều Đức Chúa Trời sẽ thực thi, cũng không phải vì những gì họ sẽ lo làm. Mọi thứ được tìm thấy qua thân vị, các lời hứa, và mạng lịnh phải bước vào của Đức Chúa Trời.
Chúng ta hãy lưu ý phần đáp ứng của Êli: Phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta chép: “khi đến cửa thành, người thấy một người đờn bà goá lượm củi”. Một lần nữa, chúng ta lại có chữ “vậy” (behold) một tiếp đầu ngữ có tính cách chỉ định, hinneh, được ấn định để lôi kéo sự chú ý. Chúng ta thấy Êli tới ngay cửa thành Sarépta, còn Đức Giêhôva, Ngài đã có mặt ở đó trước ông, đã sắp xếp mọi sự rồi. Người đờn bà goá kia đã có mặt tại cửa thành, bà ta đang lượm củi với sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Hãy nhớ, Ngài đang hướng dẫn chúng ta từng bước một. Ngài không hề bỏ chúng ta, thực vậy, Ngài đang đi trước mặt chúng ta.
Nếu Êli đang trông tìm một việc gì để khích lệ ông theo quan điểm của con người về bà goá kia, giống như người đờn bà ăn mặc đẹp sinh sống trong một ngôi nhà sang trọng với phòng ăn thật tươm tất, mọi hy vọng của ông không bao lâu sẽ bị xua tan biến đi. “Lượm củi”, là dấu hiệu chỉ ra sự nghèo khổ. Người đờn bà nầy vốn nghèo đến nỗi bà ta không có chất đốt, rồi để nấu một bữa ăn đạm bạc, bà ta phải đi ra ngoài, đi vòng quanh mà kiếm củi. Cho tới lúc đó, Êli chỉ biết rằng nguồn tiếp trợ của ông là một bà goá bụa mà thôi. Giờ đây ông mới biết bà ta là một goá phụ nghèo.
Theo đánh giá của con người, có hợp lý không khi người của Đức Chúa Trời có thể trông mong nương náu dưới mái nhà của bà ta? Sự việc nầy chẳng có gì hợp lý hơn ông Nôê lo đóng một chiếc tàu trước khi ông nhìn thấy một cơn mưa, chứ chưa hẳn là một trận lụt, hoặc như khi Giôsuê truyền cho dân sự phải đi vòng quanh thành Giêricô rồi mong đợi các bức tường đổ xuống vậy. Thế nhưng con đường vâng phục là con đường của đức tin nhìn lên Đức Chúa Trời mà không nhìn vào các hoàn cảnh cả trước và sau khi ý chỉ của Đức Chúa Trời được rõ nét.
Đáp ứng của Êli mới là vấn đề. Hãy nhớ rằng dòng khe là một sự chuẩn bị cho ông. Đức Chúa Trời là Đấng truyền lịnh cho loài chim quạ và tiếp trợ qua chúng, cũng chính là Đức Chúa Trời, Ngài đã ra lịnh cho người goá bụa và sẽ tiếp trợ qua bà ta. Nguyên tắc là hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời Chúa không hề thay đổi. Mọi hoàn cảnh đều đổi thay, nhưng Chúa không hề thay đổi. Mọi hoàn cảnh của chúng ta không thu nhỏ được bản tánh và quyền phép của Đức Chúa Trời. Chúng không có một phương thức nào để làm thay đổi được sự thành tín hay sự toàn tri của Ngài.
Êli đã đáp ứng bằng đức tin. Nhưng đức tin tự nó bày tỏ ra bằng cách nào mới được? Giống như Ápraham ở trên Núi Môria, ông đã ngửa trông Đức Chúa Trời tiếp trợ cho một con chiên, cũng một thể ấy Êli đã nhìn qua phía bên kia tình trạng của người đờn bà goá nầy để thấy rõ Yahweh Yireh – là Đức Giêhôva sẽ sắm sẵn. Ông đã không xét nét theo kiểu mắt thấy, mà xét theo bản tánh và tầm mức thiêng liêng quan trọng của Đức Chúa Trời. Êli đã tin cậy vào các lời hứa của Đức Chúa Trời. Ông đã không ngửa tay lên trời mà nói: “Con không tin điều nầy! Ngài tính dùng linh hồn nghèo nàn nầy làm sự tiếp trợ đồ ăn cho con sao? Làm sao bà ta giùm giúp con trong khi có sấm sét cho được?” Ông đã đáp ứng với Đức Chúa Trời hơn là phản ứng lại. Êli đã hành động trong đức tin với hai con mắt ngửa trông nơi Chúa. Trong hai câu 10 và 11, ông đã hỏi xin người đờn bà goá về cái bình nước và một chút bánh. Phải chăng ông đang tin theo lời hứa của Đức Chúa Trời và hành động theo lời ấy, hoặc phải chăng ông đang trông mong sự khẳng định qua sự đáp ứng của bà ta rằng bà ta đang trông gặp ông và có nhiều thứ để ăn? Tôi nghĩ ông đang tin theo lời hứa của Đức Chúa Trời vì Êli vốn biết bà ta rất nghèo bởi sự thật bà ta đang đi lượm củi.
Trong câu 12, chúng ta nhìn thấy phần đáp ứng của bà goá bụa kia. Lời cầu xin của Êli đã mở lại những vết thương và nỗi đau ở trong lòng của bà ta. Bà ta không còn che giấu nỗi đau khổ của mình nữa. Lời lẽ của bà ta đã chỉ ra không những bà ta nghèo khó mà còn khổ lòng nữa. Bà ta đã thối lui và sẵn sàng chịu chết. Đây là bữa ăn cuối cùng của họ rồi sau đó họ sẽ lâm vào cảnh đói khổ. Câu chuyện cho thấy bà ta chẳng biết gì về Chúa và không có đức tin nữa. Tấm lòng của bà ta vẫn sẵn sàng và đã được sửa soạn cho Lời của Đức Chúa Trời cùng chức vụ của tiên tri Êli.
Hãy lưu ý lời lẽ của bà ta trong câu 12: “Tôi chỉ mạng sống của Giêhôva Đức Chúa Trời của ông”. Câu nầy cho thấy bà ta đã công nhận Êli là một vị tiên tri của Israel, có lẽ bởi áo xống của ông (đối chiếu II Các Vua 1.8). Nhưng Yahweh không phải là Đức Chúa Trời của bà ta và bà ta không dám chắc về sự thành thực của Êli hay thực tại của Đức Chúa Trời của ông (đối chiếu với 17.24). Bà ta cần phải nhìn thấy bằng chứng của đời sống Êli cũng như quyền phép của Đức Chúa Trời.
Êli phải làm gì trong lúc nầy? Ông sai lầm chăng? Điều gì đã cung ứng lòng can đảm cho Êli hành động như ông đã hành động thay vì đầu hàng chịu thua? Hãy nhớ, ông là một người biết suy xét! Đáp ứng của Êli trong hai câu 13 và 14 là lời lẽ của đức tin, của lòng thương xót và sự hiện thấy.
Là một người của Đức Chúa Trời, không nghi ngờ chi hết, ông động lòng thương xót vì người đờn bà nghèo khổ nầy, thế nhưng ông vốn biết các giải pháp hay chiến lược của mình trong sự làm thoả mãn mọi nhu cần của ông và bà ta chưa được đầy đủ. Ông biết rõ bà ta quá nghèo khổ, nhưng nguồn tiếp trợ của Đức Chúa Trời không có một sự tình cờ hay sai lầm nào hết. Êli biết rõ Đức Chúa Trời là thành tín, có quyền phép, có chủ đích và mọi nhu cần của ông là sự lo toan của Đức Chúa Trời và chúng đã được thoả mãn ở trong Chúa. Ông cũng biết Đức Chúa Trời biết rõ mọi ao ước của ông là phải rao giảng trong xứ Israel và điều nầy cần phải thu dọn ngay trong lúc nầy, hết thảy đều được chuyển sang cho Chúa và thì thuận tiện của Ngài. Điều nầy có nghĩa là ông phải sẵn sàng phục vụ người khác và tin cậy Đức Giêhôva làm thoả mãn mọi nhu cần của ông.
Đối với chúng ta ngày nay, lời lẽ của Êli nói với người đờn bà trong hai câu 13 và 14 là tương đương với hai việc: (a) Cung ứng cho người khác lời hứa của Đức Chúa Trời về tình yêu thương, lòng quan tâm, và sự chăm sóc của Đức Chúa Trời cũng như các lời hứa trong Philíp 4.19; I Phierơ 5.7; Thi thiên 55.22; và Giăng 10.10. Làm ơn lưu ý nửa câu đầu của Giăng 10.10. Chúng ta thường thất bại không nối hết cả hai phần. (b) Hành động giống như người Samari nhơn lành; chia sẽ ơn phước của chúng ta với người khác, và nhìn biết rằng sự ban cho của chúng ta sẽ không trở làm sự thiếu thốn của chúng ta đâu (Philíp 4.19).
Người đờn bà đã lắng nghe sự dạy dỗ của Êli và sự thể đã xảy ra đúng y như ông đã hứa theo Lời của Đức Chúa Trời. Bà ta đã nhìn thấy quyền phép của Đức Chúa Trời – người đờn bà goá, con trai của bà ta, và Êli hết thảy đều đã được no đủ, sống còn.
Những bài học nào chúng ta có thể tiếp thu từ phân đoạn Kinh Thánh nầy?
(1) Hãy nhìn qua bên kia hoàn cảnh để thấy Đức Giêhôva là Yahweh Yireh – Đức Giêhôva sẽ sắm sẵn.
(2) Đừng bao giờ xét đoán hay suy xét sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời bằng những gì bạn có thể trông thấy. Ngài là Đấng đang làm mọi sự trỗi hơn mọi điều chúng ta có thể cầu xin và suy tưởng.
(3) Hãy cầu xin Đức Chúa Trời ban cho sự mặc khải có cần để nhìn thấy cơ hội mà nắm lấy chức vụ, có lẽ ngay dưới sóng mũi của bạn đấy.
(4) Hãy cầu xin Đức Chúa Trời để biết động lòng thương xót và có tình yêu thương với tới tha nhân bằng quyền phép và tình yêu của Ngài.
(5) Hãy biết rằng Đức Giêhôva đang biết rõ mọi ước ao của bạn và hãy chuyển chúng sang cho Ngài.
(6) Cũng phải biết rằng mọi nhu cần cơ bản của bạn sẽ được thoả mãn trong Đấng Christ. Khi biết như thế, hãy tự mình đầu phục lo chu tất mọi mục đích của Đức Chúa Trời trong đời sống của mình.
Đức Chúa Trời đã sai Êli ra khỏi xứ vì dân sự đang sống dửng dưng – thực vậy, họ đang loạn nghịch đối với Lời của Đức Chúa Trời. Không một người hay một dân nào có thể bỏ qua lẽ thật của Đức Chúa Trời mà không có những hậu quả khốc liệt. Có thể đấy là một cơn đói kém, không những thiếu bánh và nước, mà còn thiếu cả việc nghe Ngôi Lời nữa. Không những đây là một nan đề của những gì Đức Chúa Trời hành xử đối với chúng ta, mà còn là những gì chúng ta đang hành xử cho bản thân mình nữa, về những gì đang xảy ra trong vòng con người làm cứng lòng chúng ta và khiến cho chúng ta bất chấp và xây khỏi Đức Chúa Trời.
Thường thì ngày nay, khi dân sự tìm kiếm một Hội Thánh họ chọn lấy giống như họ chọn một câu lạc bộ hay một siêu thị mua bán vậy, trên cơ sở bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hơn là trên sự dạy của Lời Đức Chúa Trời và chức vụ của dân sự Hội Thánh đó với nhau. Nhiều lần nền tảng cho sự họ lựa chọn không đặt trên sự dạy của Ngôi Lời, mà trên chương trình, âm nhạc, số thanh niên, các sinh họat, cùng các vấn đề nóng hổi tương tự. Xứ sở chúng ta đầy dẫy với tháp chuông nhà thờ, nhưng có một cơn đói kém ở trong xứ của chúng ta. Không phải đói về đồ ăn, thức uống mà đói về sự rao giảng Lời của Đức Chúa Trời.
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét