Thứ Hai, 11 tháng 1, 2010

ELIJAH: THỬ NGHIỆM BÊN KHE SUỐI -- (Phần1)



Bài 4:
THỬ NGHIỆM BÊN KHE SUỐI -- (Phần1)
(I Các Vua 17.2-7)
PHẦN GIỚI THIỆU
Một trong những từ ngữ mới trong thời của chúng ta là: “thực tại”. Chúng ta đang sống trong thời buổi đầy dẫy với những câu chuyện, nhân vật và cảnh trí nhiều tưởng tượng. Mọi thứ nầy đưa chúng ta vào chỗ không thực, một thế giới buộc phải tin theo, thậm chí một thế giới hư cấu khoa học đưa chúng ta vào một thế giới khác. Giờ đây với khoa học hiện đại, chúng ta có thể kinh nghiệm thực tại, mọi điều dường như là có thật, song không phải là như vậy. Tuy nhiên, khi chúng ta trở lại với Lời của Đức Chúa Trời, chúng ta buộc phải mặt đối mặt với thực tại. Ngược lại với những gì các nhà phê bình nói, Kinh thánh không phải là huyền thoại hay loại truyện sáng tác khéo léo đâu. Đấy cũng không phải là loại thực tại hư cấu, mà là thực tại có thật – những thực tại dạy chúng ta về Đức Chúa Trời hằng sống và về loài người sa ngã đang sinh sống trên một thế giới sa ngã.
Không một chỗ nào là thực tại rõ ràng hơn trong sách Truyền đạo, là quyển sách của nhà truyền đạo đầy khôn ngoan. Bạn sẽ không tìm được một hình bóng nào tưởng tượng trong sách Truyền đạo – chẳng nột hình bóng nào hết. Thay vì thế, Solomon cung ứng cho chúng ta sự thật rất cảm động về cuộc đời là thể nào ở trên hành tinh qua đất. Ông chỉ cho chúng ta thấy cuộc đời là như thế nào dưới ánh mặt trời: cuộc đời ấy giống như rơm ở trước gió, một mệnh đề xảy có tám lần trong sách này. Cuộc đời dưới mặt trời là cuộc đời như thế nào? Đó là cuộc đời không có chiều kích của Đức Chúa Trời; cuộc đời thất bại không vượt qua được ánh thái dương kia mà vào các từng trời, vào trong những thực tại của sự Đức Chúa Trời khải thị.
Chuck Swindoll viết:
Trong cái thực tại lộn xộn mà người ta gọi là tồn tại đời này, cuộc sống đang hiện hữu đâu đó giữa buồn khổ và tồi tệ. Đó chỉ là cái nhìn thật nhanh chóng chung quanh để khám phá lý do tại sao chúng ta lại xếp thành từng hàng để nhìn xem loại phim ảnh tưởng tượng đưa chúng ta đến với các thiên hà xa xôi, xa thật xa. Có ai không muốn thoát khỏi một sự tồn tại thật nhạt nhẽo và đau khổ như sự tồn tại của chúng ta? Đối với nhiều người, đấy là một nỗi khủng khiếp hoàn toàn. Đó là lạm dụng ma túy. Đó là những đêm dài không ngủ. Đó là những cơn đau đầu. Đó là những cơn đau tim. Đó là thù hận, cưỡng hiếp, tấn công, án tù. Đó là bệnh tật và buồn khổ. Đó là những đời sống tan vỡ. Đó là loại lý trí bị méo mó. Thực ra, như Solomon đã khám phá ra lâu lắm rồi, đó là sự hư không. Chẳng có gì ở đây dưới ánh mặt trời sẽ cung ứng cho bạn và tôi một ý thức về sự thỏa lòng hết. Sách Truyền đạo đã được sắp xếp để viết về sự hư không ấy. Chúng ta nhìn biết nhu cầu về Đức Chúa Trời hằng sống bằng cách nào khác không?
Tôi không quan tâm đến cách bạn sinh sống như thế nào, phần nhiều cuộc sống ấy đều rất là nhạt nhẽo. Tôi không quan tâm đến ngôi nhà của bạn đồ sộ ra sao hoặc tương lai của bạn có khả quan thế nào. Tôi không quan tâm công ăn việc làm của bạn có khó nhọc ngần nào hay lương bỗng bạn to lớn ra sao hoặc gắng sức của bạn có trung thực dường bao, khi đời sống bạn bị hạ xuống thật thấp...khi các ngọn đèn tắt ngúm đi trong ban đêm, bạn trở lại với thực tại – sự nhạt nhẽo và trống không cách khủng khiếp. Muốn xác định Solomon là thực tế gia, chuyện này giống như rơm đùa trước gió vậy.
Bạn chịu khó làm việc đặng có thể kiếm được tiền, rồi bạn có thể tiêu xài nó, rồi lại làm việc và làm ra nhiều tiền hơn, để bạn có thể tiêu pha nó, bạn có thể tìm được nhiều hơn nữa, cũng đề tiêu xài số tiền ấy, và bạn chịu khó làm việc hơn nữa. Cái vòng vô tận nầy cứ tiếp diễn cái được gọi là “đùa trước gió” mà thôi
Điều này giải thích lý do tại sao người ta xếp hàng đến hàng triệu người để xem một chuyện tưởng tượng trên phim ảnh và ngồi trong im lặng ngạc nhiên trong cái thế giới tưởng tượng của ai đó đã hình dung ra các nhân vật làm ra nhiều việc đúng là tưởng tượng – vì cuộc sống dưới mặt trời thật là nhạt nhẽo cách khiếp đảm và không thay đổi.
Nói thẳng ra, cuộc sống trên hành tinh quả đất không có Đức Chúa Trời chỉ là địa ngục. Và nếu tôi có thể lặp lại tiêu điểm của mình (Solomon lặp lại rất nhiều lần), đấy là phương thức mà Đức Chúa Trời đã ấn định cho nó. Ngài đã dựng nên nó y như thế , Ngài đã đặt bên trong chúng ta sự trống không mà Đức Chúa Trời đã hình thành mà chỉ có Ngài mới làm cho đầy dẫy. Chừng nào Ngài ngự vào nơi đó, không có một điều chi khả dĩ có thể làm cho thỏa mãn được.
Chúng ta không dám quên Solomon, tác giả của sách Truyền đạo, là một người có đủ mọi sự. Đúng vậy, ông có mọi sự trong sự dư dật xa hoa. Trong một xã hội rộng lớn, vấn đề không phải là có thêm hoặc di dời đi mọi nan đề của xã hội. Khi các bạn thêm vào những điều kiện của một xã hội giống như Êli đã đối diện, hoặc như chúng ta đối diện hôm nay, rồi những cảm xúc hư không, đau khổ, thất bại, tấm lòng đầy rối rắm, mọi điều trông mong, ý thức về rơm bị đùa đi trong gió lại càng rộng mở ra nhiều lần hơn.
Hiện nay bạn có ngã lòng chăng? Tôi thực sự mong như vậy, vì đây là một trong những lẽ đạo chính của Kinh thánh, Đức Chúa Trời đã vạch ra lẽ đạo ấy theo phương thức nầy trong một thế giới đã sa vào trong tội lỗi, đặc biệt, tội lỗi tìm cách sống cuộc sống và tìm ý nghĩa trong cuộc sống không có Đức Chúa Trời. Niềm trông cậy của chúng ta trong Đấng Christ thực sự giống như một viên kim cương sáng chói, cần tới một cái nền đen hoàn toàn của cuộc sống hư không ở dưới mặt trời để tỏ ra cho chúng ta thấy nhu cần của chúng ta và hướng chúng ta đến hai đầu gối của chúng ta. Thật vậy, Lời của Chúa đã đến với Êli: “hãy đi... ẩn ngươi” mà mỗi người trong chúng ta cần phải lắng nghe.
MỐI TƯƠNG GIAO
“Đoạn có Lời của Đức Giêhôva phán dạy người rằng”(câu 2). Để cho chính xác hơn với câu Kinh thánh tiếng Hybálai, chữ “đoạn” lẽ ra phải được dịch theo như bản NIV là “kế đó” hay “ngay sau đó” để chỉ ra ý niệm về sự nối tiếp hợp lý. Mối liên lạc từ Chúa đã đến sau sự trung tín và vâng phục của Êli (câu 1). Điều này cho thấy rằng, có lỗ tai để nghe, vâng theo và áp dụng lẽ thật chúng ta biết dẫn tới khả năng lớn lao hơn để có sự thông sáng đối với lẽ thật của Đức Chúa Trời và nhận định phương hướng của Đức Chúa Trời trong đời sống của một người. Sau khi vâng theo sự khải thị mà ông có rồi trở thành một người để thì giờ ra ở riêng với Đức Chúa Trời, ông phải được chuẩn bị còn nhiều hơn thế nữa. Nói cách khác, ông có hai lỗ tai để nghe rồi vâng theo các mạng lịnh của Đức Chúa Trời mặc dù ông không hiểu hết bản chất của các mạng lịnh đó. Ông không có một chút bàn cãi chi với Đức Chúa Trời hết.
Ngược lại, bất tuân đối với lẽ thật có tác dụng ngược lại. Nó làm chai cứng tấm lòng của chúng ta và đóng hai lỗ tai chúng ta lại, giết chết khả năng lắng nghe và phần đáp ứng của chúng ta với công việc lẫn chức vụ mà Đức Chúa Trời muốn kêu gọi chúng ta bước vào (đối chiếu Mác 6.52; Hêbơrơ 3.7-15; 5.1; Thi thiên 40.6-7). Con người thường ta thán về việc khó nhận biết sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời. Nan đề không phải là sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời. Ngài luôn luôn sẵn sàng dẫn dắt chúng ta. Nan đề của chúng ta là sự chúng ta lắng nghe, và thường thì sự lắng nghe của chúng ta được tô điểm bằng những sự trông mong giả dối và các động lực đầy nét tư kỷ. Chúng ta muốn Chúa đáp lời theo đường lối của chúng ta. Chúng ta mong muốn phước hạnh của Đức Chúa Trời theo ý của chúng ta hơn là tìm kiếm ý chỉ của Ngài. Chúng ta có khuynh hướng muốn lập ra danh mục mọi thứ chúng ta muốn làm với đời sống chúng ta, thậm chí danh mục ấy có quan hệ tới sự hầu việc Chúa. Rồi chúng ta mới trình cho Chúa để cầu xin sự tán thành của Ngài.
Những gì Đức Giêhôva hiện đang phán với Êli đều ngược lại với mọi điều ông đang mong đợi. Sau hết, há ông không phải là một vị tiên tri, và há ông đã không đến để công bố Ngôi Lời cho Ysơraên chăng? Ông đã có mặt ở đó để hầu việc, rao giảng, làm ra các phép lạ, và năng động cho Đức Giêhôva có đúng không? Nhưng làm ơn lưu ý rằng Đức Giêhôva không bảo Êli làm theo bất kỳ điều nào trong những điều nầy. Trong nhận định nầy, mạng lịnh theo sau rất thú vị và sáng sủa. Mạng lịnh đó tỏ ra một trong những sự sáng suốt và ưu tiên của Ngôi Lời, một người có thú làm việc say mê, tự chủ, bận bịu đã bị một con rệp chủ nghĩa tích cực và/hay chủ nghĩa vật chất cắn phải đang có một sự ham muốn về thời gian.
MẠNG LỊNH: RÚT LUI, ẨN MÌNH
I Các Vua 17.3: “Hãy đi khỏi đây, qua phía đông, và ẩn ngươi bên khe Kêrít, đối ngang Giôđanh...”
“Khe Kêrít”, hay “hẽm núi Kêrít có suối nước”, là một trong những khe núi có suối nước đổ dốc vào sông Giôđanh từ các rặng núi ở phía đông. Êli được truyền cho phải ra đi từ Samari, qua phía đông đối ngang sông Giôđanh, rồi ẩn náu tại đó. Hãy nhớ, các danh xưng trong Kinh thánh rất quan trọng và thường chiếu tỏa ánh sáng thêm vào cho phân đoạn. “Kêrít” là kerith theo tiếng Hybálai có nghĩa là “một đường hào nhỏ”, một nơi bị cắt đứt bởi một loại tai vạ giống như một trận động đất, hay giống hơn nữa, bởi các năm tháng nước chảy tràn xuống từ trên núi xuống dòng sông Giôđanh. Có nhiều khe suối trong khu vực nầy, Êli đã được truyền cho phải vào sống trong đó, mà còn là một khe suối được người ta gọi bằng cái tên này. Chúng ta cần phải lưu ý rằng kerithuth tiếng Hybálai có nghĩa là “một đường hào nhỏ” và được sử dụng để nói về ly dị, về việc cắt đứt sợi dây hôn ước.
Tại sao Êli phải bị đưa tới chỗ cắt đó? Có người nghĩ tới sự bảo hộ để tránh khỏi Aháp. Có lẽ đây là một phần của việc ấy song đấy chưa phải là lý do chính vì sau đó Đức Chúa Trời đã sai Êli ra đối diện với nhà vua và nhà vua đã không có một nổ lực nào để giết chết ông cả (I Các Vua 18.17-20). Có nhiều người chuộng theo lý do cho đó là sự ẩn dật, nương náu. (a) Từ Hybálai nói tới “ẩn náu” là satar có nghĩa là “trốn tránh, nương náu, ẩn núp”. Trong phân đoạn tiếng Hybálai đây là một từ phản thân (reflexive) và có ý đề cập tới mọi điều một người phải lo làm và làm cho chính bản thân mình. Vì vậy nó có nghĩa là “trốn tránh, nương náu, ẩn núp”. Nó đề cập tới một sự lựa chọn mang tính quyết định dứt khoát trong sự vâng theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời. (b) Một ý chính của động từ là “ẩn ngươi”. Hình thức danh từ, seter, được dùng nói tới bụng dạ là một nơi kín đáo, một nơi ẩn trú (Thi thiên 139.15). (c) Sau cùng, hình thái động từ được sử dụng để nói tới sự hiện diện của Đức Chúa Trời là Đấng Toàn Tri, Ngài đã trở nên một nơi ẩn náu kín đáo, một nơi nương thân cho người tín đồ.
Thi thiên 17.8: “Cầu Chúa bảo hộ tôi như con ngươi của mắt; hãy ấp (satar) tôi dưới bóng cánh của Chúa “.
Thi thiên 31.20: “Chúa giấu (satar) họ tại nơi ẩn bí (seter) ở trước mặt Chúa, cách xa mưu kế của lòai người; Chúa che khuất họ trong một cái kều cách xa sự tranh giành của lưỡi”.
NHỮNG THÁCH THỨC HAY CÁC THỬ NGHIỆM (17.2-3)
Có ít nhất bốn thử nghiệm trong I Các Vua 17.2-7. Thử nghiệm thứ nhất thể hiện ra do mạng lịnh phải ra đi và ẩn mình, và trong những lý cớ cho mạng lịnh nầy. Đây là phần thử nghiệm về sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời.
PHẦN THỬ NGHIỆM SỰ DẪN DẮT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (các câu 2-3)
Phần thử nghiệm về sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời được thấy trong mạng lịnh ban cho Êli phải ra đi và ẩn mình cạnh khe suối ở phía dòng sông Giôđanh. Khi Chúa vận hành cách khôn ngoan trong đời sống chúng ta, chúng ta luôn luôn đối diện với một số thử nhiệm thách thức đức tin, sự vâng phục, tình yêu dành cho Đức Chúa Trời, mọi giá trị và ưu điểm của chúng ta, và tỏ ra Đức Chúa Trời hiện hữu thực sự thế nào đối với chúng ta.
Vậy thì đâu là một số thử nghiệm này? Chúng ta có thể chia chúng ta thành 3 phương diện: (a) thử nghiệm quan hệ tới nhu cần sự dẫn dắt dành cho chúng ta, (b) lẽ mầu nhiệm trong sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời, (c) tính khó hiểu của sự dẫn dắt đó.
NHU CẦN CỦA CHÚNG TA VỀ SỰ DẪN DẮT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Hết thảy chúng ta nhìn nhận chúng ta đều cần tới sự khải thị và sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời hằng sống. Sau khi Êli đưa ra sứ điệp, ông đã cần tới sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời để biết phải làm gì kế đó. Vậy thì đâu là chương trình của Đức Chúa Trời? Nhu cần của tôi trong giờ đó là gì? Khuynh hướng của con người là đi theo đường riêng mình, nhưng Kinh thánh cương quyết cảnh cáo chúng ta đừng làm như thế.
Giêrêmi 10.23: “Hỡi Đức Giêhôva, tôi biết đường loài người chẳng do nơi họ, người ta đi, chẳng có quyền dẫn đưa bước của mình”.
Châm ngôn 14.12: “Có một con đường coi dường chánh đáng cho loài người; nhưng đến cuối cùng nó thành ra nẻo sự chết”.
Êsai 55.8-9: “Đức Giêhôva phán: Ý tưởng ta chẳng phải ý tưởng các ngươi, đường lối các ngươi chẳng phải đường lối ta. Vì các từng trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối ta cao hơn đường lối các ngươi, ý tưởng ta cao hơn ý tưởng các ngươi cũng bấy nhiêu”.
Giacơ phát biểu điều nầy trong thư tín của ông:
Giacơ 4.13-16: “Hỡi anh em, là kẻ nói rằng: Hôm nay hoặc ngày mai, ta sẽ đi đến thành kia, ở đó một năm, buôn bán và phát tài, song ngày mai sẽ ra thể nào, anh em chẳng biết! Vì sự sống của anh em là chi? Chẳng qua như hơi nước, hiện ra một lát rồi lại tan ngay. Anh em phải nói trái lại: Ví bằng Chúa muốn, và ta còn sống, thì ta sẽ làm việc nọ việc kia. Kìa anh em lấy những lời kiêu ngạo mà khoe mình! Phàm khoe mình như vậy là xấu”.
Đối với chúng ta, dấn thân vào bất cứ một cuộc mạo hiểm hay phần việc nào mà không tìm kiếm sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời là sự độc lập điên rồ. Hành động như thế chẳng khác chi là đi đường riêng mình. Phần thử nghiệm là đây, rất đơn giản: Chúng ta có công nhận nhu cần của mình rồi khẫn nguyện tìm kiếm sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời? Chúng ta có chờ đợi Chúa không?
Thử nghiệm đầu tiên nầy về sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời là một thử nghiệm về sự xác định hướng đi và thái độ cơ bản của chúng ta đối với cuộc sống. Chúng ta có chịu làm theo mạng lịnh của Châm ngôn 3.5-6 không? “Hãy hết lòng tin cậy Đức Giêhôva, chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con; phàm trong các việc làm của con, khá nhận biết Ngài, thì Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo của con”. Hay chúng ta sẽ quay sang những đường lối riêng của mình? (đối chiếu Êsai 50.10-11; Giêrêmi 2.12-13). Chúng ta có khao khát Lời của Đức Chúa Trời vì chúng ta hiểu rõ nhu cầu của mình không? Hoặc chúng ta có tự hào dựa vào các năng lực riêng của mình? (Êsai 66.2b).
Một trong những thắc mắc mà Êli đã đối diện với khi Chúa bày tỏ ra ý chỉ của Ngài cho ông biết là: “Tại sao Chúa lại muốn tôi ra đi và ẩn mình chứ?” Trong sự đáp lời với câu hỏi ấy, vị tiên tri đã đối diện với hai vấn đề – một có quan hệ với xứ sở và một có quan hệ với chính mình ông. Đối với xứ sở là một sự phán xét. Đức Chúa Trời đang di dời công cụ của Ngài về Ngôi Lời ra khỏi giữa vòng họ, ít nhất là trong một thời gian, cho tới chừng tấm lòng của họ được sửa soạn bởi nỗi đau khổ nối theo sau (đối chiếu Thi thiên 74.1-11, đặc biệt là câu 9, cũng đối chiếu Luca 4.21-29). Khi chẳng có đáp ứng nào đối với Lời của Ngài, Đức Chúa Trời chắc hẳn phải di dời các khâm sai con người của Ngài đi, cứ để cho dân sự đi theo các tật xấu của họ, và thay thế các khâm sai của Ngôi Lời bằng các công cụ kỹ luật của Ngài (đối chiếu Amốt 8.11-14).
Tuy nhiên, đối với Êli, lần nầy đến ở bên khe suối là để giữ vững đời sống bên trong của ông với Đức Chúa Trời và để chuẩn bị ông cho những thử nghiệm và chức vụ cao hơn sẽ nối theo sau. Đó sẽ trở thành một nơi thử thách, mà còn là một nơi cho sự lớn lên thuộc linh nữa.
Có ít nhất hai lý do cho thấy tại sao dân sự của Đức Chúa Trời cần chính thời gian ở riêng nầy. Thứ nhứt, chúng ta cần, giống như Êli cần, là sự ẩn dật. Chúng ta cần thời gian ở riêng, xa khỏi tình trạng bon chen, rộn ràng, những cái đến rồi đi của phần còn lại của xã hội, thậm chí cách biệt khỏi mọi bổn phận của chúng ta đối với gia đình, Hội Thánh, và bạn hữu. Swindoll viết:
“Được Đức Chúa Trời đại dụng. Có điều chi khích lệ, thỏa mãn hơn không? Có lẽ không, song có một điều quan trọng hơn: ấy là gặp gỡ Đức Chúa Trời. Muốn gần gũi trong sự hiện diện của Ngài, phải bịt tai lại đối với tiếng ồn ào dộn dựt của thành thị và, trong sự tĩnh mịch, hãy dâng lên Ngài lời ngợi khen mà Ngài đáng được. Trước khi chúng ta dâng mình vào công việc của Ngài, chúng ta hãy gặp gỡ Ngài trong Lời của Ngài ...trong sự cầu nguyện ...trong sự thờ phượng”.
Một trong những mạng lịnh quan trọng của Kinh thánh là: “Hãy yên lặng và biết rằng Ta là Đức Chúa Trời” (Thi thiên 46.10). Có bao nhiêu người trong chúng ta thực sự lắng nghe loại thực tại không thể nghe và thấy được về Đức Chúa Trời? Có lỗ tai để nghe có ý nghĩa như thế nào? Chuck Swindoll chia sẻ một câu chuyện phác hoạ ra vấn đề như sau:
“Có một người da đỏ kia đang đi dạo ở phố Nữu Ước cùng với người bạn, người bạn nầy là cư dân của thành phố ấy. Ở giữa trung tâm Manhattan, người da đỏ kia nắm lấy tay bạn mình nói khẽ: “Đợi một chút, tôi nghe có tiếng dế gáy!”
Người bạn nầy hỏi: “Sao, dế à? Nầy bạn ơi, đây là phố Nữu Ước đấy!”
Anh ta cứ khăng khăng: “Không, thực sự tôi nghe có tiếng dế gáy mà!”
Người bạn kia nói: “Làm gì có chứ? Anh không thể nghe thấy tiếng dế gáy đâu! Taxi chạy rần rần kìa! Kèm xe bóp inh ỏi cả lên. Người ta trò chuyện với nhau ồn thế kia kìa. Tiếng xe thắng rít to như thế đó. Cả hai lề đường đầy ắp cả người. Tiếng máy tính tiền chạy ồn như vậy đấy. Tiếng xe lửa điện vang rền bên dưới chân chúng ta. Anh không thể nghe thấy con dế gáy được đâu!”
Người da đỏ kia quyết chắc: “Chờ một chút đi!” Anh dẫn người bạn đi tới một chút, chầm chậm. Họ dừng lại, và người da đỏ kia đi dọc theo cuối con đường, băng qua phía bên kia, ngước mắt nhìn quanh, ngước đầu nhìn về một phía, nhưng chưa thấy con dế. Anh băng qua lại góc đường bên nầy, và có một khu đất rộng tráng xi măng, ở đó có một cây mọc thật to, anh ta moi ở góc cây đó và tìm thấy một con dế: “Nè, thấy chưa?”, anh ta kêu lên, tay đưa cao con côn trùng kia lên khỏi đầu”.
Bạn anh ta băng qua đường, lấy làm ngạc nhiên: “Thật không hiểu nổi à, làm sao mà anh có thể nghe được tiếng dế gáy ở giữa khu phố Manhattan ồn ào, bận bịu như thế chứ?”
Người da đỏ kia đáp: “Ừ phải, hai lỗ tai của tôi rất khác với hai lỗ tai của bạn. Nó thường nghe những gì bạn hay nghe đấy thôi. Lại đây, tôi sẽ chỉ cho”. Và anh ta thò tay vào trong túi rút ra mấy thứ – hai đồng năm cắc, ba hay bốn đồng xu. Rồi anh ta nói: “Bây giờ hãy xem đây!” Anh ta cầm mấy đồng tiền giơ cao lên rồi buông chúng rơi xuống đất. Ai nấy đều nhìn vào bộ tịch của người da đỏ.
Đúng là tiếng mà chúng ta thường hay nghe. Chúng ta không có đủ dế trong đầu mình – chúng ta không nghe thấy tiếng dế gáy. Có lẽ giống như đường phố đông đúc kia, quí vị đã bỏ ra cả đời để tìm kiếm mấy thứ dễ thay đổi kia và bạn đã bỏ sót âm thanh thực của cuộc sống, có phải không?
Quí vị thấy đấy, chẳng có chút sự sống nào nơi bất kỳ một trong các đồng tiền kia, chúng cũng không thể mua được hạnh phúc, thậm chí nếu quí vị có nhiều tỉ đồng đi nữa. Cách duy nhứt chúng ta tìm gặp sự thoả lòng hay ý nghĩa thực sự trong cuộc sống là nghe được tiếng phán không thấy, không nghe được của Đức Chúa Trời hằng sống, là Chúa Jêsus, qua sự phát triễn khả năng nghe và thấy Ngài bằng cách bỏ thì giờ ra ở riêng với Ngài.
Nói theo cách thuộc linh, Đức Chúa Trời đã vạch ra thì giờ cho chúng ta ở riêng với Ngài (một nơi mà chúng ta có thể được trưởng dưỡng bằng Lời của Ngài và suy gẫm về Chúa) phải là kerith đối với chúng ta, một nơi cắt đứt, một nơi mà Đức Chúa Trời có thể chạm trỗ vào bổn tánh chúng ta và cắt thế gian ra khỏi tấm lòng của chúng ta. Cái khe suối ấy giúp cho chúng ta sống ly thân với thế gian cùng mọi níu kéo của nó. Không có nó chúng ta sẽ càng ngày càng dính díu với thế gian. Chúng ta cần thời gian ở riêng nầy để chúng ta rút tỉa được các năng lực siêu nhiên từ nơi Chúa, từ Lời của Ngài và từ sự cầu nguyện cho đời sống đức tin của chúng ta.
Chúng ta cần phải ở riêng với Đức Chúa Trời, trước hết là để nhìn biết và yêu mến Ngài, để phát triển lòng chúng ta nương cậy nơi Ngài, và rồi để sắp xếp lại thứ tự và năng lực cho đời sống bên trong của chúng ta. Thường cần phải làm theo điều này để Đức Chúa Trời nắm lấy quyền quản trị trên từng lãnh vực đời sống của chúng ta: mọi động lực của chúng ta, mọi điều đang tác động chúng ta, những việc buộc chúng ta phải tuân theo hoặc phải tranh đua, mọi nhận định về cuộc sống của chúng ta, tại sao chúng ta có mặt ở đây và chúng ta đang tìm kiếm điều gì, mọi điều ưu tiên một cùng các giá trị của chúng ta, cách sử dụng thì giờ, các ta lâng, của cải và lẽ thật, và các quá trình tư tưởng của chúng ta nữa (II Côrinhtô 10.4-5). Ở riêng với Đức Chúa Trời không phải là việc tự chọn đâu. Nếu chúng ta muốn cơ bản là thành công về mặt thuộc linh. Đó là phần chủ yếu trong chương trình của Đức Chúa Trời, nhờ đó đời sống chúng ta trước tiên được củng cố bởi dòng suối thuộc linh ngầm chan chứa sự sống trong Đấng Christ, được thay đổi rồi được cắt thành khe suối mà Đức Chúa Trời muốn sử dụng để biến chúng ta thành ống dẫn đặng chuyển tải mọi ơn phước của Cứu Chúa ra cho nhiều người khác.
Đây là chìa khóa để mạnh mẽ hay yếu đuối. Trong khi điều nầy rất đa dạng từ thời nầy sang thời khác, một trong những bãi chiến trường của cuộc sống (đặc biệt là trong thời đại này và trong xứ sở của chúng ta) là thế giới riêng tư, bề trong của cá nhân và nhu cần của người phải đi chậm lại và ẩn mình ở riêng với Đức Chúa Trời mình. Chính tại đây chúng ta kinh nghiệm quyền phép của Đức Chúa Trời hoặc sự thất bại của Satan cùng hệ thống thế gian của hắn. Chúa chúng ta, chính Ngài là hình ảnh trọn vẹn của điều nầy trên các môn đồ của Ngài rất sớm trong sự huấn luyện họ. Hãy so sánh hai phân đọan. Thứ nhứt, hãy lưu ý điểm ưu tiên một mà Cứu Chúa gắn trên thời gian phải ở riêng với Cha Ngài ở trên trời ngay giữa kế hoạch bận rộn và điều này đã lèo lái mọi hạnh động cùng các mục đích của Ngài (Mác 1.29-38). Thứ hai, trong Mác 3. 13-14 khi Chúa kêu gọi các môn đồ, sự kêu gọi hay sự chỉ định của Ngài bao gồm ba mục tiêu: là họ phải ở với Ngài (tương giao), là Ngài phải sai họ đi ra đặng giảng đạo (phục vụ), và họ phải nhận lãnh quyền phép đặng đuổi quỉ (đắc thắng kẻ thù). Thứ nhứt, thì giờ ở riêng và ở trong sự hiện diện của Cứu Chúa, là thì giờ chủ yếu và cơ bản để phục vụ cho nhiều người khác.
Lý do khác cho thì giờ ở riêng của Êli là sự bảo hộ. Bảo hộ tránh cái gì cơ chứ? Aháp chăng? Không! Đó là sự bảo hộ cho chính mình ông, tránh những việc như một đời sống bề trong bị lộn xộn, thất bại về mặt thuộc linh, tránh hãnh diện về các thành tựu, đời sống tư kỷ, một thần trí xu hướng về sự đòi hỏi, tránh vận hành sự khôn ngoan của ông, tránh sợ hãi, tránh tình trạng mất nhạy bén với dân sự và với Chúa. Ấn mình trở thành một sự bảo hộ chống lại bức xúc, chống lại đời sống hư không, chống lại việc sống lo làm đẹp lòng con người hơn là làm đẹp lòng Đức Chúa Trời, và tránh việc bị thế gian này chiếm hữu, thay vì Chúa chúng ta và những gì chúng ta có trong Chúa.
Đây không phải là một sự kêu gọi đến với đời sống của tu viện. Ẩn mình không có nghĩa là sẽ không sẳn sàng cho sự hầu việc hay nắm lấy chức vụ Cơ đốc. Nếu chúng ta thực sự để ra thì giờ xứng đáng hầu tiếp thu nhìn biết Chúa chúng ta, thì có nghĩa là ý thức rõ rệt đối với những việc mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải làm theo, kèm theo đó là một sự bằng lòng ngày càng tăng muốn phục vụ với quyền phép của Đức Chúa Trời theo chức vụ mà Đức Chúa Trời ban cho. Hơn nữa, chúng ta sẽ muốn phục vụ từ các động lực của Kinh thánh hơn là các động lực của lý trí, của đời sống lấy cái tôi làm trung tâm hoặc từ một ý thức trách nhiệm đặt không đúng chỗ. Một lần nữa, hãy so sánh phân đoạn Mác 1. Phierơ đã tìm cách gán chuyến đi không đúng cho Chúa vì các đòi hỏi của dân chúng, nhưng do thì giờ ở riêng với Đức Chúa Cha, Ngài biết Ngài phải làm điều gì và Ngài đã ra đi bởi đức tin, tin cậy vào sự dẫn dắt của Cha Ngài ở trên trời.
Chúng ta hãy nhìn vào môt số câu mà từ satar được sử dụng. Hãy nhớ, từ nầy có nghĩa là: ẩn náu. Tôi thấy xem xét như vầy không những rất thú vị, mà còn là một thách thức cho đời sống thuộc linh của chính tôi nữa. Trong Phục truyền luật lệ ký 29.29 từ nầy được sử dụng để nói tới: “những sự bí mật (sát nghĩa là những việc được che giấu) thuộc về Đức Giêhôva”. Một số việc Đức Chúa Trời đã không bày tỏ ra về chính mình Ngài và chương trình của Ngài. Tuy nhiên, có nhiều việc đã được tỏ ra, và chúng ta cần thì giờ mà không có sự hối hả và bon chen của cuộc sống để hướng cuộc sống của chúng ta vào Chúa. Trong Thi thiên 119.18-19 tác giả Thi thiên cầu nguyện xin được soi sáng, xin cho Ngôi Lời không còn bị che giấu nữa mà hiểu được cách dễ dàng, trong sáng. Qua thời gian ở riêng với Đức Chúa Trời, tác giả Thi thiên cầu xin sự hiện diện của Đức Chúa Trời được tỏ ra (143.7-8). Đây là một lời cầu xin sự dẫn dắt, sự tiếp trợ, và sự bảo hộ của Đức Chúa Trời được tỏ ra hầu cho ông nhìn biết quyền phép nâng đỡ của Đức Chúa Trời cả bên trong lẫn bên ngoài.
Điều chi đã khiến cho Ngài phải che giấu sự hiện diện của Ngài mà con mắt thuộc linh của chúng ta không thấy được? Tại sao chúng ta không nhìn thấy sự hiện diện của Ngài khi đã hứa rất mạnh mẽ rằng Ngài không bao giờ lìa khỏi hay bỏ rơi chúng ta? Tại sao chúng ta đôi khi thất bại không kinh nghiệm được ân điển nâng đỡ của sự hiện diện, sức lực và sự tiếp trợ của Ngài hầu cho chúng ta không bức xúc, không sa gã, hay lạc lối ra khỏi sự đồng đi kết quả với Chúa bởi đức tin?
Chúng ta thất bại không kinh nghiệm được sự hiện diện, năng lực nâng đỡ và sự tiếp trợ của Ngài vì chúng ta thất bại không đi ẩn mình trong sự hiện diện của Ngài để rút tỉa sự sống của Ngài. Chúng ta thất bại không đánh giá và tái sắp xếp lại đời sống bề trong của chúng ta theo các nguyên tắc và mọi lời hứa của Ngôi Lời (đối chiếu Thi thiên 119.30, 105, 130, 147-148;4.4;5.3 với Thi thiên 119.23, 49-52; và 143.4-6 với các câu 7-8). Lý do khác: vì tội lỗi chưa được xưng ra. Chúng ta hành động như thể Đức Chúa Trời không biết hay chẳng quan tâm tới mọi điều chúng ta làm và chúng ta bất chấp tội lỗi (Êsai 29.15; 40.27; Giêrêmi 16.17; 23.24; đối chiếu Êsai 59.1 với các câu 2 và 9; và Thi thiên 32.1-6 với câu 7). Thêm nữa, chúng ta tìm cách nương náu trong các đấu pháp hay nguồn lực do chính chúng ta tạo ra hơn là nơi Chúa. Êsai 28.15 chép:
“Vì các ngươi nói rằng: Chúng ta đã kết ước với sự chết, và giao ước cùng nơi âm phủ. Khi tai nạn hủy diệt trải qua, sẽ chẳng chạm đến ta đâu. Chúng ta lấy sự nói dối là nơi nương náu, sự gian lận làm nơi ẩn mình”.
Khi người ta thất bại không ẩn mình được với Ngài, họ sẽ thất bại không ẩn mình được trong Ngài. Vì thế Chúa để cho họ nhắm vào các nguồn lực riêng của họ và mọi đường lối tự tạo của chính họ. Họ sa ngã, bức xúc, thất bại và họ đã thất bại - với con cái, trong hôn nhân, trong sự làm chứng, trong chức vụ, hay trong các mối quan hệ của họ với người khác.
Kinh thánh truyền lịnh: “hãy đi... ẩn ngươi”. Và đây là ao ước của Đức Chúa Trời cho hết thảy chúng ta ngày hôm nay. Chúng ta cần có thì giờ ở riêng với Đức Chúa Trời, ẩn mình trong Ngài và trong sự hiện diện của Ngài để chúng ta có thể tái sắp xếp lại và củng cố bề trong của chúng ta cho một sự đồng đi của đức tin. Chúng ta đang sống trong một thế giới cực kỳ bận rộn, một thế giới có nhiều người sinh hoạt, và họ mải mê làm việc không chịu ngừng nghỉ. Mọi người xung quanh chúng ta đang kêu gào sự chú ý, thì giờ và sự phục vụ của chúng ta. Bạn có để ý thấy mình không thể lấy tay bịt kịp ống nói của máy điện thoại để che chắn bớt tiếng ồn bên ngoài không!?!
Một trong những giọng nói yêu cầu chúng ta phải lưu ý là tiếng nói của Chúa và thực sự Ngài đang phán: “Thôi đi, hãy đi ẩn ngươi, hãy ở riêng với Ta, hãy yên lặng, thôi đừng tranh đấu nữa và biết rằng Ta là Đức Giêhôva”. Ngài đang phán: “Nếu ai có tai để nghe, hãy nghe vì Ta hiện diện ở đó và Ta đã phán”.
Đối với Hội Thánh của Đấng Christ, Kinh thánh chỉ ra cho chúng ta hai phương thức bởi đó chúng ta ẩn mình trong Chúa để lắng nghe tiếng Ngài. Thứ nhứt, có phương thức chúng ta gọi là hàng ngày – đây là thời gian đã được hoạch định cho việc đọc, học, suy gẫm và cầu nguyện, nhưng “hàng ngày” phải bao gồm sự tin cậy từng phút một khi chúng ta cầu nguyện không thôi và tìm cách quan hệ với đưa đời sống chúng ta yên nghỉ nơi Chúa (Hêbơrơ 3.7, nhưng cũng nhớ tới Thi thiên 5.3; I Têsalônica 5.17, II Côrinhtô 5.8). rồi có hàng tuần nữa – những thì giờ khi chúng ta chấm dứt mọi sinh hoạt đều đặn của mình và nhóm lại giống như các chi thể trong Thân của Đấng Christ vậy (Hêbơrơ 10.23-25).
Trong phần phân tích sau cùng: ấy không phải những gì bạn nghe được từ tòa giảng, từ băng thu âm, hay đọc một quyển sách đâu. Đó là những gì bạn nghe được từ Chúa, đó là những gì thực sự nhập tâm bạn và tôi giống như một lời đến từ Đức Chúa Trời vậy. Vì thế tác giả Thi thiên đã cầu nguyện: “Xin mở mắt tôi để tôi thấy sự lạ lùng của luật pháp Chúa”. Tìm kiếm sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời không những là một thử nghiệm về sự định hướng cơ bản của chúng ta, mà sự tìm kiếm ấy còn là thử nghiệm đức tin chúng ta theo các chiều hướng khác nhau nữa.
LẼ MẦU NHIỆM TRONG SỰ DẪN DẮT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Những điều Đức Chúa Trời phán với Êli phải lo làm chẳng có gì là mầu nhiệm hết. Mọi sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời cho Êli là rất rõ ràng, cũng như các nguyên tắc đạo đức cơ bản của Đức Chúa Trời trong Kinh thánh đều sẵn dành cho chúng ta vậy. Thế nhưng mọi điều Đức Chúa Trời đang vận hành trong đời sống chúng ta là quan điểm không biết lý do tại sao mọi việc đang xảy ra đều rất kín nhiệm.
Sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời thường đến với chúng ta từng bước ở từng thời điểm, nó đi ngược lại với bản chất con người. Chúng ta muốn công ty AAA với lập trình trọn vẹn theo một biểu đồ đã định sẵn và khẳng định mọi thứ ngay từ lúc ban đầu. Chúng ta muốn biết ở đâu, khi nào, bao lâu, và tại sao!?! “Lạy Chúa, xin cung ứng cho con mọi chi tiết, NGAY BÂY GIỜ!”. Song muốn theo Chúa chúng ta phải học biết trao các chi tiết trong hiện tại và tương lai cho Ngài. Chương trình của Đức Chúa Trời là một ngày, nghĩa là, “xin ban cho chúng con hôm nay đủ ngày”. Nhưng có người sẽ thắc mắc: “chẳng lẽ Chúa không nên lập chương trình và đề ra các mục tiêu sao?”. Phải, thật là thoải mái khi nhớ tới hai phân đoạn quan trọng trong sách Châm ngôn khi chúng ta bắt tay làm việc: (a) “Việc toan liệu của lòng thuộc về loài người; Còn sự đáp lời của lưỡi do Đức Giê-hô-va mà đến” (Châm ngôn 16.1). (b) “Lòng người toan định đường lối mình; Song Đức Giê-hô-va chỉ dẫn (tiếng Hybálai là kun, “thiết lập, sắp xếp lại cho đúng, cung ứng cho, xếp đặt [đối chiếu câu 12] các bước của người” (Châm ngôn 16.9). “Các bước” là hình bóng nói về con đường sống. Điều nầy có nghĩa là Chúa không những có lời nói sau cùng, mà Ngài luôn luôn có lời nói hay chương trình khôn ngoan nhất. Như vậy cũng có nghĩa là Ngài đang vận hành để trợ giúp, gây dựng, biến đổi, và phân bố mọi thứ cần thiết để chu toàn mọi mục đích trong và qua chúng ta (đối chiếu Giêrêmi 10.23 và Thi thiên 119.133 các chỗ nầy cũng sử dụng từ Hybálai, kun).
Châm ngôn 16.3-4 và 3.5-6 cung ứng cho chúng ta sự dạy dỗ cao hơn,. Chúng ta cần phải tin cậy, phó thác, yên nghỉ nơi sự khôn ngoan trọn vẹn, quan phòng với tình yêu thương, quyền phép, các mục đích và chương trình của Đức Chúa Trời dành cho mỗi một người chúng ta bất chấp mọi sự kín nhiệm của ý chỉ Đức Chúa Trời hoặc điều chi đang nhìn chăm vào chúng ta. Dĩ nhiên, cốt yếu cho vấn đề này là nhận biết Kinh thánh đang tỏ ra mọi điều cơ bản trong ý chỉ của Đức Chúa Trời. Song sẽ có nhiều điều hãy còn nằm trong chỗ kín nhiệm đó. Kèm theo với sự kiện nầy, và liên kết rất mật thiết, là thử nghiệm thứ ba mà chúng ta phải đối diện với trong sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời.
TÍNH KHÓ HIỂU TRONG CHƯƠNG TRÌNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Đôi khi chương trình của Đức Chúa Trời dường như chỉ làm cho chúng ta nhìn thấy thôi. Hãy suy nghĩ về sự kiện nầy trong các giới hạn của mạng lịnh mà Chúa truyền ra cho Êli. Êli là một vị tiên tri sống với Ngôi Lời, ông sống trong thời điểm sa sút của xứ sở khi dân sự đang cần nghe Ngôi Lời trong sự tuyệt vọng. Cũng như ngày nay vậy, có quá nhiều việc cần phải lo làm và có rất ít người thực hiện công việc, song Đức Chúa Trời không bảo ông đi ra mà giảng đạo đâu! Ngài bảo ông hãy đi ẩn mình bên khe suối chẳng có là đẹp đẽ cả nằm ở phía đông sông Giôđanh, bên ngoài đất hứa, nơi chốn phước hạnh của dân Ysơraên. Và, bấy nhiêu vẫn chưa đủ, Đức Chúa Trời sau đó đã sai Êli đến với bà góa phụ người Ngoại, bà nầy lo cung cấp mọi nhu cần của ông.
Khi ý muốn của Đức Chúa Trời rơi vào chỗ khó hiểu, sự thử nghiệm sẽ lộ diện qua phản ứng của chúng ta. Liệu chúng ta sẽ phản ứng theo lòng tin cậy và vâng phục như con trẻ, chiếu theo những gì Đức Chúa Trời đang thực hiện, hay chúng ta sẽ đòi hỏi và thắc mắc về sự nhân từ của Chúa? (Châm ngôn 3.5-6). Trong khi Đức Chúa Trời không phán cùng chúng ta như Ngài đã phán cùng Êli , ông là một tiên tri đã nhận lãnh sự khải thị trực tiếp từ nơi Chúa, Ngài đang phán cùng chúng ta qua Kinh thánh và, với một ý nghĩa nhất định, qua các sự cố và hoàn cảnh của cuộc sống. Biết được như thế, chúng ta cần phải nhớ rằng không một điều chi xảy ra trong đời sống của chúng ta mà không có sự tể trị và hoạt động khôn ngoan của Ngài luôn luôn bao gồm những lời hứa về sự hiện diện, tiếp trợ và mục đích của Ngài.
Câu chuyện sau đây thuật lại về các hoàn cảnh bất thường theo đó William Cowper đã viết ra bài thánh ca: “Đức Chúa Trời vận hành trong đường lối kín nhiệm, làm ra các dấu kỳ phép lạ” [God Moves in a Mysterious Way, His Wonders to Perform].
Cowper là một Cơ đốc nhân, nhưng không đã rơi vào chỗ sâu thẳm của thất vọng. Một tối đầy mù sương kia, ông gọi cổ xe ngựa đến và yêu cầu chở ông tới cây cầu Luân đôn nằm trên sông Thames. Ông rất ngã lòng đến nỗi ông định trầm mình tự tử. Nhưng sau hai giờ lái xe lúc nửa đêm đó, người đánh xe ngựa của Cowper ngần ngại nói rằng ông ta đã đi lạc đường. Phẩn nộ vì bị chậm trễ, Cowper bỏ người đánh xe lại và quyết định đi bộ được một khoảng ngắn, ông mới khám phá ra rằng ông đang đứng tại ngưỡng cửa nhà mình. Chiếc xe ngựa đã chạy lòng vòng. Lập tức ông công nhận có bàn tay kềm chế của Đức Chúa Trời trong mọi sự. Được Thánh Linh thuyết phục, ông mới nhận ra con đường thoát khỏi mọi rối rắm của mình là phải nhìn xem Đức Chúa Trời, chớ không phải là nhảy xuống sông. Khi ông trao gánh nặng mình cho Cứu Chúa, tấm lòng ông liền được yên ủi. Với lòng biết ơn ông ngồi xuống rồi viết ra mấy lời kiên quyết nầy: “Đức Chúa Trời vận hành trong đường lối kín nhiệm, làm ra các dấu kỳ phép lạ, Ngài tra các bước chân Ngài trên biển, và cỡi trên giông bão. Ôi các thánh đồ ơi, hãy mặc lấy lòng dạn dĩ, Ngài vầy đám mây thương xót thật là lớn, chúng sẽ đổ ra nhiều ơn phước khôn xiết kể ngay trên đầu của quý vị.”.
Khó khăn, thử thách, hay các hoàn cảnh bất thường đều là một phần trong ý chỉ của Đức Chúa Trời hầu hoàn thành công việc của Ngài trong chúng ta, với chúng ta hay qua chúng ta thậm chí khi đấy là sản phẩm của sự loạn nghịch và dại dột của chúng ta. Có hai câu Kinh thánh chính nhấn mạnh công việc của Đức Chúa Trời trong mọi việc thuộc đời sống chúng ta. Đây là phần hướng dẫn của Đức Chúa Trời và bao gồm các thử nghiệm trong ý muốn của Chúa.
Êphêsô 1.11 chép:”...chúng ta đã nên kẻ dự phần kế nghiệp, như đã định trước cho chúng ta được điều đó, theo mạng của Đấng làm mọi sự hiệp với ý quyết đoán”. Ai làm? Đức Chúa Trời làm. Ngài làm việc gì? Mọi sự. Sau khi hội ý Ngài. “Làm” nhấn mạnh sự kiện Đức Chúa Trời đang vận hành trong thế gian; nó chỉ ra tính nội tại của Ngài. “Quyết đoán” nhấn mạnh sự toàn tri và khôn ngoan của Đức Chúa Trời; nó chỉ ra tính thận trọng và các quyết định của Đức Chúa Trời dựa theo sự khôn ngoan và trí hiểu của Ngài . “Ý” nhấn mạnh sự sắp đặt và mục đích tối thượng của Đức Chúa Trời, nó chỉ ra lòng khao khát và sự chọn lựa cao cả của Ngài dựa theo các mục đích thánh khiết, sự hiểu biết và khôn ngoan trọn vẹn của Ngài. “Mọi sự” chỉ ra cho chúng ta thấy phạm trù quan hệ và quyền tể trị của Đức Chúa Trời. Ngài có quan hệ tới mọi sự, trong từng chi tiết!
Đức Chúa Trời không ở trong thái độ dửng dưng về mọi vụ việc của chúng ta. Mà đúng hơn, Ngài có dính dáng tới rất mật thiết. Chúng ta cần phải đặt lẽ thật nầy bên cạnh mọi vụ việc của chúng ta và học biết xác định chúng là công cụ của Đức Chúa Trời trong công việc dẫn dắt, tỉa sửa, và dạy dỗ chúng ta thật giàu ơn.
Rôma 8.28-29: “Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định. Vì những kẻ Ngài đã biết trước, thì Ngài cũng đã định sẵn để nên giống như hình bóng Con Ngài, hầu cho Con nầy được làm Con cả ở giữa nhiều anh em”.
Ngài hiệp “mọi sự” lại. Một lần nữa Lời của Đức Chúa Trời chỉ ra phạm trù họat động của Ngài, thậm chí trong cả nỗi khổ của chúng ta. Đức Chúa Trời hoàn toàn dính dáng tới cả điều tốt lẫn điều xấu, với nỗi đau thương lẫn điều đẹp lòng, với những gì chúng ta hiểu và cả với mọi điều khó hiểu. Đức Chúa Trời đang làm gì vậy? “Ngài hiệp mọi sự lại”. Mọi sự có trong đời sống chúng ta, hết thảy chúng, không xảy ra trong sự tình cờ; chúng đồng bộ với và được tận dụng bởi Đức Chúa Trời vì một mục đích tốt lành. Không một sự cố nào trong đời sống chúng ta nằm ngoài chương trình của Đức Chúa Trời, chúng được sắp đặt và được kết hiệp lại. Chúng có một mục đích, một ấn định thiêng liêng. Vậy thì, Đức Chúa Trời làm việc gì vì mục tiêu nào? Ngài hiệp mọi sự lại với nhau vì ích cho chúng ta. Một số các sự cố riêng tư tự chúng không phải là tốt lành, song ở mức cuối cùng người tin Chúa nào kính sợ Đức Chúa Trời và nhận ra việc làm của Đức Chúa Trời, một mục đích tốt lành đã đạt được, hay có thể đạt được nếu chúng ta chịu đáp ứng lại theo Kinh thánh – trong đức tin (Giacơ 1.2-4).
Giôsép bị các anh bán đi làm nô lệ có phải là tốt lành không? Không, dĩ nhiên là không rồi, song chúng ta đừng quên lời lẽ của Giôsép trong Sáng thế ký 50.19-21: “Giô-sép đáp rằng: Các anh đừng sợ chi, vì tôi há thay mặt Đức Chúa Trời sao? Các anh toan hại tôi, nhưng Đức Chúa Trời lại toan làm điều ích cho tôi, hầu cho cứu sự sống cho nhiều người, y như đã xảy đến ngày nay, và giữ gìn sự sống của dân sự đông đảo”.
Ngài đang làm việc vì ai đây? Rôma 8.28 thêm: “cho những kẻ yêu mến Đức Chúa Trời”. Điều nầy không có ý nói tới Đức Chúa Trời chỉ hiệp mọi đời sống của người tín đồ nào biết kinh sợ Chúa thôi đâu. Đức Chúa Trời đang làm việc bất chấp tình trạng thuộc linh của chúng ta thậm chí Ngài phải kỷ luật một tín đồ với tội lỗi đáng chết mất (I Côrinhtô 11.30-32). Mà đúng hơn, khi nhận biết và tin tưởng Đức Chúa Trời đang làm việc, đáp ứng có tính thần phục vụ của chúng ta đối với Đức Chúa Trời yêu thương, có thể giúp cho chúng ta theo đuổi các mục đích của Đức Chúa Trời trong mọi vụ việc của chúng ta với lòng tin cậy giống như con trẻ. Mục tiêu tối hậu của Đức Chúa Trời là gì? “Theo ý tốt của Ngài” có ý đề cập tới mục tiêu hay chương trình tối hậu của Đức Chúa Trời trong việc biến đổi chúng ta ra giống với ảnh tượng của Con Ngài – ảnh tượng của Đấng Christ (câu 29). Hãy nhớ lại lời lẽ của Gôsép trong Sáng thế ký 50.19-21 xem? Đây là hình ảnh của sự tin kính và tin cậy.
Trong gần 30 năm, tôi là Mục sư, giảng dạy Ngôi Lời trong các nhà thờ ở nhiều nơi trong nước. Cách đây hai ba năm, Đức Chúa Trời đã đưa chúng tôi trở lại với vùng Tây Bắc, nơi tôi bắt đầu giảng dạy bán thời gian trong một trường Kinh thánh trong khi chủ tọa một Hội Thánh nhỏ. Theo sự dẫn dắt của Chúa trong một số phương thức, cách đây khoảng một năm, vợ tôi và tôi tin chắc rằng tôi sẽ bắt đầu giảng dạy trọn thời gian tại trường, là việc tôi mới bắt đầu làm. Ngay trước khi học kỳ kết thúc, tôi mới thấy đau trong cổ họng tôi. Tuần thứ hai của học kỳ mới tôi đi khám bác sĩ thì biết dây nói, với kết quả là tôi chỉ có thể tiếp tục dạy một trong ba lớp mà thôi. Chúng tôi quyết lòng tin cậy nơi sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời, cũng như mấy người bạn kia thôi. Các lớp học của tôi, sinh viên rất tán thưởng. Rõ ràng chúng tôi rất ngạc nhiên: “Lạy Chúa, điều chi đang diễn ra vậy?”. Nhưng chúng tôi cứ tin cậy Chúa và bây giờ, khi chúng tôi nhìn lại, chúng tôi có thể nhìn thấy bàn tay yêu thương của Cha trên trời đang dẫn dắt và tiếp trợ cho chúng tôi. Có nhiều việc khác mà Ngài muốn tôi lo làm mà tôi đã không làm nếu tôi cưu mang gánh nặng của cả lớp học.

***


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét