Thứ Hai, 11 tháng 1, 2010

ELIJAH: Việc chuyển giao của Êli -- Phần 1



Bài 18:

Việc chuyển giao của Êli -- Phần 1

(II Các Vua 2.1-11)
PHẦN GIỚI THIỆU:
Trong II Các Vua 2 chúng ta có một cái nhìn thoáng qua những việc làm quyền năng của Đức Chúa Trời qua Êli và Êlisê. Chương nầy dạy chúng ta một lần nữa về sức mạnh và quyền phép của Đức Chúa Trời. Chương nầy cũng bày tỏ ra một Đức Chúa Trời, là Đấng yêu thương và giàu ơn, Ngài chăm sóc cho chúng ta như dân sự của Ngài. Khi chúng ta nghiên cứu phân đoạn nầy, chúng ta cũng phải nhớ rằng bình thường ngày nay Đức Chúa Trời không hành động giống như Ngài đã hành động trong Cựu ước hay thậm chí trong Tân ước. Trong Kinh thánh, các phép lạ là ngoại lệ, không phải là tiêu chuẩn hay là luật lệ đâu! Nói như thế không phải là nói Đức Chúa Trời không có khả năng làm ra những phép lạ giống như thế hôm nay hoặc trong một số cơ hội, Ngài không hành động theo loại phương thức lạ lùng như Ngài đang làm. Tôi muốn nói rằng đây là một ngoại lệ. Ngày nay chúng ta không có loại ân tứ lạ lùng giống như Êli và Êlisê, và các môn đồ của thế kỷ thứ nhứt đã có. Hãy nhớ, từ một nghiên cứu Tân ước cách cẩn thận, các môn đồ rõ ràng đã đánh mất loại ân tứ lạ lùng ngay trước khi Tân ước được hoàn tất (đối chiếu Hêbơrơ 2.1-4; II Timôthê 4.20; I Timôthê 5.23).
Bất chấp sự kiện nầy, chương nầy nhắc nhớ và dạy dỗ chúng ta rằng Đức Chúa Trời chúng ta là một Đức Chúa Trời toàn năng và là Đức Chúa Trời siêu việt và toàn tại. Bởi tính siêu việt, chúng ta muốn nói rằng Đức Chúa Trời được tôn cao ở trên và được phân biệt với vũ trụ. Đức Chúa Trời là nguồn của mọi quyền phép bao la trong vũ trụ. Không có một luật lệ, quyền thế, hay mệnh số nào vượt cao hơn Ngài khi một mình Ngài là Đấng Tối Cao Tuyệt Đối. Bởi tính toàn tại, chúng ta muốn nói Đức Chúa Trời có quan hệ gần gũi nhiều với đời sống cùng sự sinh tồn của chúng ta. Ngài hiện diện khắp nơi, nâng đỡ, và điều khiển vũ trụ. Với bổn tánh vô hạn và thiêng liêng của Ngài, Ngài quan hệ trực tiếp với đời sống cá nhân chúng ta và các nhu cần dù nhỏ đến đâu đi nữa (thí dụ như Êlisê và lưỡi búa). Điều nầy có nghĩa là Đức Chúa Trời không phải chỉ dựng nên vũ trụ rồi bỏ đi mất, mà Ngài còn dính dáng một cách cá nhân với mọi loài thọ tạo theo một phương thức rất gần gũi.
Đức Chúa Trời ở bên trên sự sáng tạo và không hề bị gò bó bởi các luật lệ của nó, là các thứ luật lệ mà chính mình Ngài đã lập ra. Đồng thời, cá nhân Ngài còn dính dáng tới mọi đường lối của chúng ta nữa. Các phép lạ nầy vừa chứng tỏ và công bố ra tính siêu việt và tính toàn tại của Đức Chúa Trời.
Khi chúng ta nghiên cứu phân đoạn Kinh thánh nầy, chúng ta phải cẩn thận trước sự kiện ai cũng thấy công tác cá nhân của Đức Chúa Trời trong đời sống của những người nầy hầu thay đổi và sử dụng họ theo các mục đích của Ngài. Có những bài học cần phải tiếp thu, tuy các bài học ấy không hiển nhiên giống như việc chia sông Giôđanh ra làm hai. Tuy nhiên, chúng vẫn là công việc toàn năng, khôn ngoan của một Đức Chúa Trời toàn tại, thân quen và cá nhân trong các sự cố đời thường giống như Ngài đang hành động hôm nay trong đời sống chúng ta vậy.
THỬ NGHIỆM SỰ ĐẦU PHỤC CỦA ÊLISÊ (2.1-6)
Câu 1 kêu gọi chúng ta chú ý vào sự kiện: các sự cố của chương nầy hết thảy đều diễn ra một cách ngắn ngủi trước phần chuyển giao của Êli, ông là một trong những giọng nói chính của Lời Đức Chúa Trời. Đức Giêhôva muốn có một sự thế chỗ cho Êli và Êlisê phải là nhân vật đó. Ông phải nắm lấy chức vụ của Êli, nhưng đây cũng có ý nói tới phần trách nhiệm dành cho vị tiên tri trẻ tuổi nầy. Phải chăng ông đủ sức, đủ khả năng với phần thách thức nầy? Phải chăng ông đã có đủ những gì là cần thiết?
Quyền phép mà Êlisê sẽ cần tới không phải là vấn đề. Quyền phép của ông sẽ đến từ Đức Chúa Trời, nhưng ông cũng cần tới tư chất thuộc linh để đối mặt với các thử thách và áp lực vào thời điểm sa sút nầy. Ông sẽ cần tới lòng can đảm, sự nhịn nhục, tính trung thành, cùng mọi ao ước và thứ tự trước sau theo Kinh thánh. Tôi tin câu chuyện cùng các sự cố nối theo sau trong những câu 2-6 đều được ấn định để thử nghiệm mọi đức tính có cần nơi Êlisê và bày tỏ ra thái độ sẵn sàng của ông cho phần việc đang có ở trước mặt ông.
Sau nhiều tháng học việc và theo sau Êli, có phải Êlisê bằng lòng tiếp tục không? Có phải ông đã dạn dĩ xông tới từ cả trăm thước lên thành cả dặm đường rồi chăng? Phải chăng ông đã quyết định cứ đi tới và ở lại với Êli cho đến mức cuối để ông có thể gánh vác trách nhiệm nặng nề theo sau sự ra đi của Êli? Hay người ta đã khuyên ông nên chịu thua?
Làm ơn để ý rằng ba lần trong các câu 2, 4 và 6 Êli đã yêu cầu Êlisê nên ở lại tại chỗ khi ông phải tiến bước căn cứ theo mạng lịnh của Đức Giêhôva: thứ nhứt từ Ghinh ganh đến Bêtên, kế đó từ Bêtên đến thành Giêricô, rồi sau cùng từ thành Giêricô đến sông Giôđanh. Ở hai nơi, thành Giêricô và thành Bêtên đều là hai ngôi trường lo đào tạo tiên tri, là các chủng viện đạo đức lo đào tạo lớp người trẻ biết dạy dỗ Kinh thánh và sử dụng các ân tứ của họ cho Đức Giêhôva. Êli rõ ràng là thủ lãnh của mấy trường nầy và không nghi ngờ chi nữa Đức Chúa Trời đã buộc ông phải chia tay với họ và khích lệ họ trong công việc trước khi ông được đem đi (đối chiếu II Phierơ 1.12…).
Phân đoạn Kinh thánh nầy không nói cho chúng ta biết lý do tại sao Êli đã yêu cầu Êlisê nên ở lại phía sau. Có người tin sở dĩ như thế là vì sự khiêm tốn. Có lẽ ông không muốn có người nhìn thấy sự việc rất vinh hiển sắp sửa xảy ra cho ông, nhưng Đức Chúa Trời muốn có một chứng nhân. Tôi cũng tin ông đang thử nghiệm Êlisê. Có lẽ Chúa đang sử dụng thái độ khiêm tốn và lưỡng lự của Êli không muốn có người nhìn thấy ông nên mới thử ngihệm chiều sâu sự đầu phục của Êlisê.
Đức Chúa Trời thường sử dụng những tư cách và đời sống của nhiều người khác để tác động chính đời sống chúng ta bằng nhiều phương thức khác nhau. Chúng ta cần phải công nhận điều nầy và đáp ứng lại trong đức tin đối với những gì Ngài sắp làm. Phải chăng có ai đó, mà đời sống của họ đang tác động hay khích lệ quí vị chăng? Hoặc có lẽ điều đối ngược lại đang hiện hữu chăng? Phải chăng có ai đó đang chọc tức quí vị, họ thử lòng kiên nhẫn của quí vị, hoặc họ thách thức quan điểm hay ý kiến của quí vị chăng? Sách Châm ngôn dạy: “Sắt mài nhọn sắt. Cũng vậy người bổ dưỡng diện mạo bạn hữu mình” (Châm ngôn 27.17).
Cứ mỗi lần như thế, Êlisê đã từ chối không chịu ở lại đàng sau. Thậm chí ông đã hai lần sử dụng một lời thề hầu tỏ ra “tính kiên trì của giống chó bull” (bulldog tenacity) cứ ở lại với thầy mình cho đến cuối cùng. Ông nói: “Tôi chỉ Đức Giêhôva hằng sống và chỉ mạng sống thầy mà thề rằng, tôi chẳng hề lìa khỏi thầy”. Làm ơn lưu ý rằng Êli rất bằng lòng cứ mỗi lần Êlisê nói như vậy. Ông không thôi việc chống lại cảnh Êlisê cứ lẻo đẻo ở đàng sau và điều nầy cho thấy rằng đây là một thử nghiệm hầu minh chứng bản chất sắt đinh của Êlisê. Sự việc nầy dạy dỗ chúng ta điều chi về Êlisê và về loại bản chất mà Đức Chúa Trời muốn có nơi cấp lãnh đạo và các tín đồ kể từ khi chúng ta hết thảy là cấp lãnh đạo ở một chừng mực nào đó?
(1) Sự việc cho thấy một tâm thần dễ dạy, một sự khao khát muốn tiếp thu và nhận biết càng hơn nữa về Chúa và chức vụ. Chắc chắn là bởi thời gian nầy, là tôi tớ và là học trò của Êli, Êlisê vốn nhận biết một cách ứng xử có cần. Ông cũng biết thực ra ông chỉ mới bắt đầu mà thôi. Há đây không phải là trường hợp với hết thảy chúng ta sao? Chẳng một người nào có một cái góc để mà nhìn biết Đức Chúa Trời hết. Êlisê là một nhân vật sốt sắng muốn tiếp thu và kinh nghiệm nhiều hơn nữa về sự thông biết Chúa.
(2) Ông vốn trung thành, ham mến và đầu phục đối với chức vụ. Êli có thể chắc chắn sử dụng sự giúp đỡ và tình bạn cùng làm việc của mình qua các chuyến đi nầy. Điều nầy đã chỉ ra sự đầu phục của Êlisê đối với nhiều người khác trong vai trò một tôi tớ, đây là đòi hỏi cơ bản nhất của chức năng lãnh đạo.
Bạn có phải là một trưởng lão chăng? Đức Chúa Trời đã đặt quí vị phục sự ở đó, không những ngồi trong Ban Trị Sự và đưa ra một vài quyết định trong thời gian nhóm lại của ban trung niên. Có phải bạn là một người bạn đời, một người làm cha hay làm mẹ, một giáo viên Lớp Trường Chúa nhật, một người láng giềng? Đức Chúa Trời đã kêu gọi quí vị và tôi đến để phục vụ và hầu việc nhiều người khác. Điều nầy có ý nói tới sự sẵn lòng để đi thêm một dặm nữa.
Điều nầy cho chúng ta thấy Êlisê thực sự lo lắng cho thầy mình. Chúng ta cần có những Cơ đốc nhân trung tín là dường nào, họ không tìm kiếm lợi riêng cho mình từ nhà thờ hay từ các vị lãnh đạo của họ. Chúng ta cần hạng tôi tớ, những người có lòng thành lo nghĩ tới nhiều người khác và quyết định tìm cho ra các phương thức để mà phục vụ. Ngược lại, chúng ta rất thường mau phê phán và đánh hạ người khác ngay khi chúng ta đáng phải tìm kiếm những phương thức để mà phụ giúp cho.
(3) Ông dâng mình vào sự kêu gọi của Đức Chúa Trời. Điều nầy có ý nói tới các thứ tự ưu tiên và những mục tiêu của Đức Chúa Trời đã lèo lái và cai quản đời sống của ông. Chúa đã ban cho ông ân tứ của một vị tiên tri. Ông được kêu gọi bước vào phần việc của một vị tiên tri. Ông không bị mọi ước muốn khác cai trị, chúng có thể khiến cho ông tẻ tách ra khỏi con đường và khiến cho ông phải sa bại trước mặt Đức Chúa Trời và nhiều người khác. Trong thuật ngữ của Tân ước, ông là người được Thánh Linh cai quản. Thái độ của ông rất giống với những gì sứ đồ Phaolô bày tỏ ra trong Philíp 3.12: “Ấy không phải tôi đã giựt giải rồi, hay là đã đến nơi trọn lành rồi đâu, nhưng tôi đương chạy hầu cho giựt được, vì chính tôi đã được Đức Chúa Jêsus Christ giựt lấy rồi”.
Là một vị tiên tri, không nghi ngờ chi nữa, ông vốn biết rõ Êli sẽ bị đem đi. Êlisê không cứ cách nào đó, đã ý thức được sự có mặt tại chỗ lúc bấy giờ là rất quan trọng cho sự kêu gọi của ông và cho sự ứng nghiệm công việc của Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông phải lo làm. Ông đã được định cho, bởi ân điển của Đức Chúa Trời, rằng không một điều gì ngăn cản ông không trở thành một nhân vật và một con người mà Đức Chúa Trời mong muốn.
Bài học cho Êlisê khi băng qua sông Giôđanh (2.7-8)
Với câu 7 chúng ta có lần nhắc thứ ba về các môn đồ của những tiên tri (trường tiên tri). Rõ ràng là các tiên tri cũng biết Êli sắp sửa được cất đi và họ cũng rất muốn nhìn thấy điều chi sắp sửa diễn ra. Êlisê đã là tùy tùng của Êli và có lẽ sự việc nầy cho thấy rằng ông sẽ trở thành cấp lãnh đạo mới của những tiên tri. Tuy nhiên, các vị tiên tri lại không dám chắc sự ra đi của Êli sẽ là vĩnh viễn (đối chiếu 2.16…).
Vẫn có nhu cầu phải xác nhận uy quyền cho chức vụ của Êlisê hầu tỏ ra ông xứng đáng, đủ tư cách để kế tục Êli. Vì vậy, chúng ta thấy các môn đồ ra từ trường đào tạo tiên tri, ít nhất là một phần trong số họ, đang đứng ở một khoảng xa xa để quan sát những gì sẽ diễn ra. Không nghi ngờ chi nữa, đã có một bầu không khí phấn khích và trông đợi. Hãy lưu ý rằng tại Bêtên và tại Giêricô Êlisê đã bị tra hỏi: “Anh có biết rằng ngày nay Đức Giêhôva sẽ cất thầy của anh lên khỏi anh chăng?” Kinh thánh không thuật lại cho chúng ta biết lý do tại sao người ta đã đưa ra thắc mắc nầy, nhưng người ta muốn trông thấy Êlisê sẽ làm gì? Và có lẽ đây là lý do. Ông có chịu ở lại bên cạnh thầy mình cho đến cuối cùng không?
Đức Chúa Trời kêu gọi tất cả các tín đồ và đặc biệt các cấp lãnh đạo phải nêu gương giống như tâm tình của Đấng Christ. Công việc của chúng ta cần phải tỏ ra lối sống Cơ đốc có thẩm quyền, không phải để cung ứng cho chúng ta sự bảo đảm về ơn cứu rỗi mà là tỏ ra quyền phép làm thay đổi đời sống của tin lành và để cung ứng cho dân sự lòng tin cậy nơi sứ điệp của Đức Chúa Giêxu Christ.
Điều nầy cũng nhắc cho chúng ta nhớ rằng người ta đang quan sát, họ muốn nhìn thấy bằng chứng phước hạnh của công tác Đức Chúa Trời trong đời sống chúng ta. Người ta muốn nhìn thấy uy quyền trong đời sống đã được thay đổi, đời sống ngay thẳng, yêu thương, can đảm, đầu phục, trung tín, và phục vụ. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể nhìn thấy tấm lòng của chúng ta. Người ta phải nhìn thấy việc làm, trái Thánh Linh của chúng ta, nếu đời sống ấy có được một cái chạm vào các tín đồ cũng như người chưa tin Chúa (I Timôthê 4.12; Giacơ 2.14; Hêbơrơ 13.7).
Vì vậy, Êli và Êlisê đang đứng cạnh sông Giôđanh khi các tiên tri đang quan sát. Tại sao phải là sông Giôđanh chứ? Vì theo Kinh thánh, sông Giôđanh có một ý nghĩa rất đặc trưng nhất định. Nó tiêu biểu cho loại chướng ngại cho chương trình của Đức Chúa Trời. Nó nói tới loại chướng ngại đang đứng cản con đường bước vào ơn phước, sự hầu việc, và ý chỉ của Đức Chúa Trời. Mặt khác, việc băng qua sông Giôđanh tiêu biểu cho việc bước đi dưới quyền phép của Đức Chúa Trời. Nó nói tới đức tin nơi quyền phép của Đức Chúa Trời dời đi mọi ngăn trở và cho phép chúng ta cứ bước tới liên tục làm phu phỉ sự kêu gọi và công việc của Đức Chúa Trời (I Têsalônica 2.18; 3.10-11; II Têsalônica 3.1-2). Những gì nối theo sau sẽ trở thành một bài học chủ đạo và là một sự khích lệ cho Êlisê. Sau đó nó sẽ trở thành một phương tiện cho việc xác định uy quyền của chức vụ ông ở trước mặt các vị tiên tri khác và trước mặt dân Israel.
Có nhánh sông Giôđanh nào trong đời sống chúng ta ngay bây giờ cần được dời đi bởi đức tin và sự cầu nguyện hầu cho chúng ta cứ tiến bước với Chúa không!?! Loại ngăn trở ấy gồm có những việc như các giá trị và mục tiêu không đúng, sự biếng nhác, bị chiếm hữu với những việc sai lầm, hoặc bất kỳ một hình thái nào quản trị cuộc sống đời nầy chăng? Sự di dời chúng trở thành một cơ hội cho Đức Chúa Trời tỏ ra quyền phép của Ngài, một sự khích lệ cho quí vị và cho tôi, và là một bằng chứng cho nhiều người khác trông thấy nữa.
Hãy chú ý quá trình mà Êli phục sự cho Êlisê, đổi lại, việc nầy chuẩn bị ông cho chức vụ phục sự nhiều người khác, và cứ thế và cứ thế. Chúng ta đang xem ở đây nguyên tắc và nhu cần cho sự nhân rộng theo Kinh thánh (đối chiếu Mathiơ 28.19, 20 và II Timôthê 2.1-2).
Có phải chúng ta cũng biết rõ quá trình nầy? Chúng ta có thấy bản thân mình trước tiên là một môn đồ, một người học việc, một người dễ dạy và bằng lòng tiếp thu từ người khác giống như Êlisê chăng? Và có phải chúng ta nhìn thấy chính mình là hạng môn đồ, sẵn sàng dính díu vào trong việc vùa giúp cho nhiều người khác lớn lên? Hoặc có phải chúng ta thấy bản thân mình chỉ là người được kêu gọi để được người khác phục vụ cho chăng? Nói cách khác, có phải chúng ta tin nơi một vị mục sư chuyên nghiệp phải phục vụ chúng ta và thực thi công tác truyền giáo trong khi chúng ta ngồi thành nhiều hàng trong vai trò khán thính giả chăng?
Trong câu 8, Êli đã cầm lấy chiếc áo tơi của mình, gấp nó lại rồi đập trên mặt nước sông Giôđanh. Nước bị chia ra và hai vị tiên tri đã băng qua trên đất khô, giống như tại Biển Đỏ và tại sông Giôđanh khi Giôsuê dẫn dân sự vào trong Đất Hứa. Đây là một hành động công khai, không úp mở của Êli, nhưng đây là một sự trình bày thấy được bằng mắt thường về đức tin ở bên trong mà mắt thường không thấy được về quyền phép của Đức Chúa Trời.
Đây cũng là một bài học dành cho Êlisê. Khi Đức Chúa Trời chia hai dòng nước sông Giôđanh, làm thế Ngài đã giúp cho Êlisê cả sống và làm theo mọi sự có cần cho công việc và đời sống của ông trong vai trò người kế tục của Êli. Êlisê đã xỏ chân vào một đôi giày thật rộng và ông cần có lòng tin cậy nơi Chúa. Tôi dám chắc sự cố nầy đã đóng vai trò như một sự nhắc nhớ, là nguồn năng lực và đức tin bất tận không những cho Êlisê, mà còn cho hết thảy những ai đã chứng kiến việc ấy nữa.
Chính Đức Chúa Trời ấy, là Đấng đã tác động vào Êli và Êlisê, Ngài đang hiện diện hôm nay và sẵn sàng cho mọi nhu cần của chúng ta, Ngài tác động một cách quen thuộc và theo cách riêng. Vô luận nan đề hay nhu cần của chúng ta có là gì, Đức Chúa Trời đang quan phòng và sẽ tác động để vùa giúp chúng ta làm theo những gì Ngài đã kêu gọi chúng ta phải lo làm (I Phierơ 5.7; Philíp 4.13, 19). Tuy nhiên, chúng ta phải nhũ lòng rằng Đức Chúa Trời không tác động để làm thoả mãn những nhu cần theo cách bừa bãi hoặc vì các mục đích ích kỷ. Ngài đang quan phòng và yêu thương chúng ta và Ngài làm thoả mãn từng nhu cần vì cớ ấy. Nhưng Ngài cũng thường dựng nên thất bại và đau khổ với trình tự yên ủi chúng ta trong Con của Ngài hầu bày tỏ ra chương trình và các mục đích tối cao của Ngài cho đời sống chúng ta (Roma 8.28-29; Giacơ 1.2…).
Trong trường hợp nầy, Đức Chúa Trời đã tác động thật lạ lùng để dời đi mối ngăn trở hầu dạy dỗ, yên ủi, khích lệ, bày tỏ ra quyền phép, động lực của Ngài, và làm chứng cho một đời sống. Vì cớ đó, một thắc mắc chúng ta phải đều đặn tự hỏi mình là: Đức Chúa Trời đang làm gì trong đời sống tôi qua nan đề, hoàn cảnh, con người hay tình trạng của tôi? Hãy nhớ, Đức Chúa Trời là toàn tại! Chúng ta thường chấp nhận những vụ việc được xem là sản phẩm của các thế lực tự nhiên hoặc như những việc xảy ra tình cờ mà thất bại không nhìn thấy rằng chính Đức Chúa Trời mới là Đấng đã đặt một chỗ rẽ trên con đường (Truyền đạo 7.13-14).
PHẦN KẾT LUẬN:
Chúng ta hết thảy không thể trở thành một Êli hay một Êlisê được. Như đã nói ở trên, Đức Chúa Trời không tác động qua các sự cố kỳ lạ – thậm chí không trong các thời kỳ Cựu và Tân ước. Ngày nay chúng ta có toàn bộ kinh điển của Kinh thánh, Kinh thánh là một phép lạ rất lớn lao. Chính sự khải thị sau cùng của Đức Chúa Trời ghi lại các hành động mạnh sức có tính lịch sử của Đức Chúa Trời từ sự sáng tạo qua Hội thánh đầu tiên và dự kiến các hành động lạ lùng của Ngài trong những ngày sau rốt nữa.
Trong khi Đức Chúa Trời không tác động trực tiếp bằng các phép lạ ấy giống như chúng ta sẽ thấy Ngài đang làm trong các chương và các biến cố nối theo sau trong đời sống của Êlisê. Tuy nhiên, Ngài vẫn đang tác động thật khôn ngoan trong vô số phương thức – qua Lời Ngài, qua con người, qua các hoàn cảnh của những thử thách và phước hạnh, và qua Thánh Linh quí báu của Ngài nữa.
Sau đây là một số thắc mắc mà chúng ta nên phải tự hỏi mình:
(1) Có phải tôi giống như Êli, đang tìm cách trở thành một phước hạnh cho nhiều người khác và được Đức Chúa Trời đại dụng qua đời sống tôi cho đến cuối cùng không? Hoặc tôi có chịu tự treo mình trên cái giá với một số lời cáo lỗi không?
(2) Có phải tôi giống như Êlisê, thực sự đầu phục với sự kêu gọi của Chúa vô luận sự kêu gọi ấy sẽ đưa tới đâu theo các ân tứ tôi có và mọi nhu cần của gia đình, Hội thánh, cộng đồng của tôi không?
(3) Có phải tôi trung thành và vâng phục dưới mọi hoàn cảnh giống như Êlisê -- là một tôi tớ, là một môn đồ, là một người ở đàng sau bối cảnh học biết tin cậy, hầu việc và vâng lời không? Có phải tôi cũng bằng lòng, nếu được ban cho như vậy, để bước ra trở thành cấp lãnh đạo, bước ra để gánh lấy trách nhiệm không?
(4) Có phải tôi bằng lòng chấp nhận sự phân công của Đức Chúa Trời dù là bổn phận làm vệ sinh hay bổn phận trong văn phòng? Bất luận là sự phân công nào, Êlisê đã sẵn sàng -- và không những căn cứ theo các giới hạn của ông.
Đây không phải là một sự ra giá trực tiếp, nhưng tôi nghĩ tới điều mà Howard Hendrix đã nói: “thử thách gay go là đáp ứng của một người đối với những giây phút tẻ ngắt của những chức vụ ở phía sau sân khấu, những chức vụ kém vinh hiển, rất tầm thường, và có khi là những việc làm vô ơn, những tình huống không nhất thiết có nơi quí vị, nhưng là việc vẫn còn được cần tới”.
Bối cảnh nầy, cùng với những gì đã có trước nó, đang nhắc cho tôi nhớ tới Luca 16.10-13:
“Ai trung tín trong việc rất nhỏ, cũng trung tín trong việc lớn; ai bất nghĩa trong việc rất nhỏ, cũng bất nghĩa trong việc rất lớn. Vậy nếu các ngươi không trung tín về của bất nghĩa, có ai đem của thật giao cho các ngươi? Nếu các ngươi không trung tín về của người khác, ai sẽ cho các ngươi được của riêng mình? Không có đầy tớ nào làm tôi hai chủ được; vì sẽ ghét chủ nầy mà yêu chủ kia, hay là hiệp với chủ nầy mà khinh dể chủ kia. Các ngươi không có thể đã làm tôi Đức Chúa Trời, lại làm tôi Mamôn nữa”.
Rốt cuộc, mamôn là bất kỳ tà thần nào luôn tìm kiếm sự trung tín mà chỉ có Đức Chúa Trời chân thật mới xứng đáng nhận được mà thôi. Đó là thứ tà thần mà chúng ta đang nương vào để tìm kiếm sự an ninh, sự thoả lòng, và ý nghĩa mà chỉ có Đức Chúa Trời chơn thật mới có thể cung ứng cho mà thôi.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét