Thứ Hai, 11 tháng 1, 2010

ELIJAH: Sự chuyển giao của Êli –Phần 2



Bài 19:

Sự chuyển giao của Êli –Phần 2

(II Các Vua 2.1-11)
PHẦN GIỚI THIỆU:
II Các Vua 2.1-11 là câu chuyện nói tới sự chuyển giao của Êli, việc nầy dẫn tới phần kết thúc chức vụ của ông ở trên đất. Sự chuyển giao của Êli cùng với các sự cố xoay quanh nó trở thành một phương tiện thử nghiệm Êlisê, là người được Đức Chúa Trời kêu gọi xỏ chân vào đôi giày của vị tiên tri cao niên hơn. Cũng một thể ấy, Đức Chúa Trời tác động cách khôn ngoan trong đời sống chúng ta qua các sự cố và đời sống của nhiều người khác.
Trong các câu 1 - 6, có một thử nghiệm để nhận biết sự đầu phục của Êlisê. Khi bị yêu cầu ở lại phía sau trong khi Êli cứ tiếp tục tiến bước, Êlisê mỗi lần như thế đã đáp lại với lời thề gấp bằng hai tỏ ra “tính kiên trì của giống chó bull” nhất định ở lại với thầy của mình cho đến cuối cùng, ông nhận biết thầy mình sắp sửa bị cất đi. Điều nầy tỏ ra một đôi việc về bổn tánh của ông – một tâm thần dễ dạy, trung thành, và một lòng đầu phục đối với sự kêu gọi của Đức Chúa Trời cho đến cuối cùng.
Kế đó, trong các câu 7- 8, Êlisê đã tiếp thu một bài học nơi phép lạ chia hai dòng sông Giôđanh. Giống như Đức Chúa Trời đã chia hai dòng sông Giôđanh, cũng một thể ấy Đức Chúa Trời sẽ phù trợ cho Êlisê cả việc sống và làm theo mọi sự có cần cho công việc và đời sống của ông trong vai trò người kế tục của Êli.
Bây giờ, phần thử nghiệm khác nối theo sau – có lẽ là phần thử nghiệm quan trọng nhất trong tất cả những thử nghiệm. Đây là thử nghiệm về những điều ông khao khát, một thử nghiệm để xem coi tấm lòng của ông đặt ở đâu (Thi thiên 26.2; 139.23; Giêrêmi 17.10; Mathiơ 6.21; 13.46; Philíp 3.8).
Thử nghiệm dành cho Êlisê (2.9-10)
Trong câu 9, Kinh thánh cho chúng ta biết rằng ngay tức khắc sau khi băng qua sông Giôđanh, Êli đưa ra một câu hỏi rất đơn giản. Đây là một câu hỏi với những hậu quả rất rắc rối trên đời sống của bất kỳ một tín đồ nào trong Đấng Christ. Ông nói với Êlisê: “Hãy xin điều ngươi muốn ta làm cho ngươi”. Làm ơn để ý tới thời điểm của sự cố nầy. Êli đã chờ đợi cho tới khi họ đã băng qua sông Giôđanh rồi, sau lần bày tỏ ra quyền phép và sự tiếp trợ lớn lao của Đức Chúa Trời. Tại sao vậy? Chúng ta tiếp thu được gì từ bài học nầy?
(1) Tôi nghĩ bài học nầy dạy cho chúng ta biết nguyên tắc về thì thuận tiện và sự phân biệt. Chúng ta cần phải phân biệt đúng lúc để làm chứng, đối mặt, thách thức, hoặc thậm chí để khích lệ nữa. Có khi tình thế không rơi đúng thời điểm và khuynh hướng của chúng ta là nói ra trong khi chúng ta cần phải im lặng, và đã yên lặng khi chúng ta đáng phải nói ra “Có kỳ xé rách, và có kỳ may; có kỳ nín lặng, có kỳ nói ra” (Truyền đạo 3.7). “Lời nói phải thì, khác nào trái bình bát bằng vàng có cẩn bạc” (Châm ngôn 25.11). “Miệng hay đáp giỏi khiến người vui vẻ; và lời nói phải thì lấy làm tốt biết bao!” (Châm ngôn 15.23).
(2) Điều nầy cũng dạy cho chúng ta biết rằng thời điểm thích ứng để thách thức người tín đồ hành động: ấy là khi họ vừa làm chứng về ơn phước của Đức Chúa Trời và được Chúa khích lệ qua Lời của Ngài hay qua những điều Ngài đã làm trong đời sống của họ.
Câu hỏi đặt ra cho Êlisê là: “Hãy xin điều ngươi muốn ta làm cho ngươi”. Khi tham khảo đến việc được cất đi cũng dạy cho chúng ta biết đôi điều như sau:
(1) Chúng ta không thể thiếu Đức Chúa Trời được, không một người nào trong chúng ta rơi vào tình trạng đó. Sớm hay muộn Đức Chúa Trời sẽ di dời chúng ta hay ai đó mà chức vụ của họ chúng ta đang nương cậy vào. Vô luận chúng ta có nghĩ chúng ta quan trọng dường nào hay người khác sẽ nghĩ chúng ta là quan trọng cho một công việc, một Hội thánh, một gia đình, hay một quốc gia, Đấng duy nhất không thể thiếu được: ấy là Chúa.
(2) Đức Chúa Trời luôn luôn có ai đó, hay đường lối khác nào đó để hoàn thành các mục đích của Ngài, hoặc Ngài sẽ có một mục đích hay nhiều mục tiêu khác. Nhu cần của chúng ta là phải yên nghỉ trong ý chỉ của Đức Chúa Trời và rồi cẩn thận xem xét phần trách nhiệm của chúng ta theo quan điểm của sự di dời đi nhân vật mà chúng ta đang nương cậy vào họ. Khi đã đến thời điểm cho Êli phải ra đi, đã có một Êlisê ở đấy rồi. Khi đã đến lúc cho Môise phải ra đi, thì đã có một Giôsuê ở đó rồi.
(3) Câu hỏi của Êli cho chúng ta thấy chúng ta cần phải tìm cách để trở thành một phước hạnh cho nhiều người khác bao lâu chúng ta còn sống ở đây. Chúng ta luôn luôn phải nhìn nhận rằng chúng ta chỉ là một công cụ của ân điển Đức Chúa Trời, một người gieo giống, một nguồn nước, hay một con gặt – nhưng chính Đức Chúa Trời, Ngài là tác nhân trọn vẹn, không thể thiếu được.
Câu hỏi nầy chủ yếu chỉ là một thử nghiệm mà thôi. Nếu quí vị nhớ, Đức Giêhôva đã hỏi Solomon một câu tương tự ngay lúc khởi đầu chức vụ và công việc của ông trong vai trò một vì vua.
Tại sao phải hỏi một câu như thế chứ? Vì những điều chúng ta khát khao và cầu xin tỏ ra tình trạng tấm lòng của chúng ta. Điều nầy chỉ ra chúng ta đang sẵn sàng, có trách nhiệm và hy sinh cho chức vụ như thế nào! Điều nầy tỏ ra của cải của chúng ta chủ yếu là ở đây trên đất hay trên trời!?! Điều nầy chỉ ra chúng ta có thực sự xem thiên đàng là quê hương hay chúng ta đang biến thế giới sa ngã nầy thành quê hương trên trời của chúng ta. Điều nầy chỉ ra chúng ta có sẵn sàng để trở thành một tôi tớ hay vẫn muốn người ta phục vụ mình.
Cơ đốc nhân nào đang sống giàu có và tiện nghi ở trên đất có thể rời rộng dâng hiến tiền bạc cho công việc Cơ đốc, nhưng thường thấy khó nghĩ thiên đàng là quê hương lắm. Nói “chết” là “về quê hương” là một việc, còn “cất tiền bạc ở chỗ có cái miệng của mình” hoàn toàn là một việc khác. Mỉa mai thay, có nhiều người nói ra rất tin kính về “quê hương” tỏ ra một ít chứng cớ về lòng khát khao được sống ở đó. Có nhà ở Florida thì hấp dẫn nhiều hơn. Căng thẳng đang hiện hữu giữa quê hương ở trên đất và quê hương ở trên trời, có nhiều phương thức thực tiễn để khám phá sở thích thực của chúng ta hiện đang đặt ở chỗ nào.
Những điều khát khao và cầu xin của chúng ta tỏ ra của cải thật của chúng ta hiện đang đặt ở chỗ nào. Đổi lại, điều nầy chỉ ra tấm lòng của chúng ta đang ở vị thế nào, nó sẽ quyết định các thứ tự ưu tiên, mọi sự theo đuổi, và thái độ bằng lòng đưa ra những hy sinh cần thiết để chu toàn ý chỉ của Đức Chúa Trời. Chỉ khi ấy, vấn đề thực là động lực nằm ở đàng sau lời cầu xin, là những điều khát khao sâu sắc nhất của linh hồn. Những điều chúng ta cầu xin có thể là tốt đấy, nhưng động lực của chúng ta có thể là xấu. Đó có thể là một nổ lực để biến thế giới nầy thành quê hương của chúng ta. Lời cầu xin có thể phát xuất từ sự tham lam, hay tư dục muốn được khen ngợi, quyền thế, địa vị, vỗ tay, danh tiếng, hay sự yên ủi, thoải mái, lấy mục đích Đức Chúa Trời làm công tác phí. Nói cách khác, nó trở thành một nổ lực tìm kiếm hạnh phúc ở ngoài Chúa.
Lời đáp của Êlisê (câu 9)
Trong câu 9, chúng ta cũng thấy lời đáp của Êlisê. “Nguyền xin thần của thầy cảm động tôi được bội phần”. Chúng ta hãy lưu ý vài sự việc về lời đáp nầy:
(1) Êlisê là người rất đáng trượng và rất nhã nhặn. Một người ăn nói “nguyền xin” thường là người cũng luôn nói “cảm ơn”. Ông là người thường hay bày tỏ ra loại hành động yêu thương người khác cách chân thành. Ông là người thường xem người khác như đáng trọng hơn mình. Ồ, chúng ta cần phải tiếp thu nghệ thuật và tấm lòng biết tán thưởng, cảm tạ, nhã nhặn, và trọng mọi người là dường nào.
(2) Từ ngữ “phần bằng hai” không có nghĩa là hai phần hay nhiều gấp hai cái gì đó. Từ ngữ ấy đặc biệt không có ý nói nhiều Đức Thánh Linh bằng hai đâu. Hãy nhớ rằng Đức Thánh Linh là một Thân Vị và không phải là một thước đo để quí vị có thể đổ ra để đo với lường đâu! Giăng 3.34 cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời không ban Thánh Linh Ngài theo cách đo lường bao giờ! Từ ngữ “cho ngươi” trong bản Kinh thánh KJV không có trong bản Kinh thánh gốc. Trong Tân ước mạng lịnh phải đầy dẫy với Đức Thánh Linh là một mạng lịnh được điều phối bởi Đức Thánh Linh là Đấng ngự ở trong lòng, chớ không phải một mạng lịnh tiếp lấy nhiều Thánh Linh hơn đâu. Mạng lịnh đó có nghĩa là chúng ta phải để cho Đức Thánh Linh là Đấng đang ngự trong lòng chúng ta cai quản ngày càng thêm trong đời sống chúng ta. Ấy không phải chúng ta tiếp lấy thêm Đức Thánh Linh mà là Đức Thánh Linh nắm lấy quyền cai quản càng hơn nữa trong đời sống của chúng ta.
(3) Từ ngữ “phần bằng hai” đã được sử dụng trong sự liên hệ tới con trưởng nam, là người theo luật pháp kế tự hai phần trong tài sản của cha mình. Người cũng trở thành người có trách nhiệm làm đầu về mặt thuộc linh trong gia đình và có trách nhiệm nắm giữ các lời hứa có tính cách giao ước của Đức Chúa Trời.
Vì thế Êlisê không cầu xin có nhiều quyền phép hay nhiều Đức Thánh Linh, mà chỉ cầu xin ông sẽ trở thành người kế tục cho Êli để gánh lấy chức vụ quan trọng của Êli. Từ những gì chúng ta biết về đời sống và chức vụ của Êlisê nối theo sau, rõ ràng đây không phải là một lời cầu xin kiêu ngạo, cho sự vinh hiển cá nhân, hay lợi lộc ích kỷ bất kỳ. Thay vì thế, đây là lời cầu xin của một người biết đáp ứng lại với sự thách thức và mọi nhu cần trong thời buổi ấy. Đây là một người muốn được Đức Chúa Trời đại dụng cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Và đây là một người đang tỏ ra thái độ bằng lòng bởi đức tin tiếp nhận trách nhiệm mà ý chỉ Đức Chúa Trời dành cho đời sống của mình. Êlisê muốn trở thành con trưởng nam thuộc linh của Êli và hầu việc Chúa là Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông phải hầu việc. Trên hết mọi sự, đây là lời cầu xin của một người với những khao khát neo trong cõi đời đời. Ông “chờ đợi một thành có nền vững chắc, mà Đức Chúa Trời đã xây cất và sáng lập” (Hêbơrơ 11.10). Ông vốn biết rõ Đức Chúa Trời tiếp trợ cho mọi sự tốt đẹp hơn những gì chúng ta có trong thế giới sa ngã nầy (Hêbơrơ 11.40). Ông đã bằng lòng lập những của lễ và sống như một lữ khách, một kiều dân (Hêbơrơ 11.9; I Phierơ 1.17; 2.11).
Tương tự thế, có phải chúng ta đang sống như một lữ khách không? Của cải chúng ta đặt ở đâu? Điều chi đang lèo lái chúng ta? Chúng ta muốn gì từ đời sống nầy – từ gia đình, từ công ăn việc làm, từ những khoái lạc của chúng ta, v.v...? Kinh thánh dạy chúng ta rằng: “Đức Chúa Trời đã ban mọi sự cho chúng ta vui hưởng”. Nếu chúng ta cố gắng sử dụng mọi thứ để biến thế giới nầy thành quê hương của chúng ta ở trên trời và là nguồn thoả mãn cơ bản của chúng ta thay vì là Chúa, điều đó sẽ không thành hiện thực đâu. Chúng ta đang sinh sống trong một thế giới sa ngã và tội ác, chớ không phải là thiên đàng. Những sự tàn phá của tội lỗi hết thảy đang ở xung quanh chúng ta và vẫn có ở trong chúng ta thậm chí là những người tin Chúa (đối chiếu Galati 5.17). Chúng ta sẽ kết thúc trong việc bán đi quyền con trưởng của mình vì một tô canh phạn đậu. Chúng ta sẽ thất bại không trở thành hạng quản gia ngay lành các tài nguyên của Đức Chúa Trời – các ta lâng, của cải, thì giờ của chúng ta, và lẽ thật của Đức Chúa Trời.
Kinh thánh nói rất nhiều về những điều con người khao khát, dù từ ngữ được dùng trong các bản dịch của chúng ta thường là từ: “tư dục”. Về mặt cơ bản, tư dục là sự khát khao mạnh mẽ một điều gì đó gây ra bởi ước muốn được thoả mãn, được an ninh, có ý nghĩa, v.v... , tách khỏi sự nương cậy vào Đức Chúa Trời và chương trình công bình của Ngài cho đời sống của một người.
Đáp ứng của Êli (câu 10)
Câu trả lời của Êli được đưa ra trong câu 10. Sau khi nhận biết ông chỉ là một công cụ và mọi việc đang nằm trong quyền tể trị của Đức Chúa Trời, ông nói: “Ngươi cầu xin một sự khó”. Điều nầy có nghĩa là “Ta không có quyền ban cho sự nầy. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có quyền ban cho sự ấy mà thôi”. Tuy nhiên, Êli vốn biết Êlisê sẽ là người thay thế cho ông (I Các Vua 19.16). Đấy là những gì ông đã chọn lựa, huấn luyện cho Êlisê trong mấy năm qua. Có khả năng Êli đang nói: “những gì ngươi cầu xin sẽ là một cuộc sống khó nhọc đấy!” một cuộc sống với nhiều thử thách, bắt bớ, và trách nhiệm to lớn.
Vô luận có như thế nào, một điều kiện đã được gắn với những gì sẽ tỏ ra ý chỉ của Đức Chúa Trời về một lời cầu xin như thế – điều kiện là nhìn thấy Êli được đem đi. Điều nầy bày tỏ ra ý chỉ của Đức Chúa Trời, bày tỏ ra quyết định của Êlisê, và tỏ ra rằng Êlisê, là chứng nhân của ý chỉ nầy. Bản Kinh thánh Hêbơrơ ghi như sau: “Thế rồi, họ cùng đi, cùng trò chuyện, thì kìa . . .”. Câu Kinh thánh làm nổi bật sự kiện chỉ ra biến cố vinh hiển nầy đã xảy ra ngay giữa lúc họ đang trò chuyện với nhau cách mật thiết. Không nghi ngờ chi nữa, họ đang nói với nhau về những vụ việc của Đức Chúa Trời, về xứ sở và tình trạng của nó, về chức vụ và về sự dạy dỗ Ngôi Lời.
Chúng ta học được gì từ sự kiện nầy? Tôi nghĩ có đấy. Cho phép tôi đề nghị hai phần ứng dụng.
(1) Chúng ta nhìn thấy sự đầu phục liên tục của Êli khi phục vụ cho người học trò còn non nớt của mình. Chúng ta cũng nhìn thấy Êlisê đang tiếp thu mọi sự ông có thể khi ông có thể – dầm thấm lẽ thật và mối thông công để rồi ông sẽ trở thành người kế tục cho vị tiên tri.
Sự chuyển giao của Êli (2.11)
Bản Kinh thánh của chúng ta chép: “Hai người cứ vừa đi vừa nói với nhau”. Bối cảnh nầy cung ứng cho chúng ta một tấm gương thật xinh đẹp về tầm quan trọng của việc môn đồ hoá giữa vòng những người tin Chúa.
(2) Chúng ta nhìn thấy Êli nắm bắt chức vụ ngay lúc Đức Giêhôva bắt lấy ông. Há đây không phải là cách hết thảy chúng ta đều muốn cùng đi – trong mối thông công và hầu việc Chúa, tận dụng thì giờ cho cõi đời đời sao? Điều nầy không có nghĩa là chúng ta không dành thì giờ để đi câu cá, chơi golf hay làm vườn, hoặc một sinh hoạt vui vẻ nào khác, nhưng các thứ ấy không bao giờ là lý do cho cuộc sống. Chúng ta không bao giờ lui đi khỏi chức vụ!
Kế đó, chúng ta đọc: “kìa, có một cái xe lửa và ngựa lửa . . .”. Tôi dám chắc Êli đã muốn nói thêm nhiều việc với Êlisê và chắc chắn Êlisê chưa sẵn sàng để rời khỏi Êli. Hàm ý ở đây là, đột nhiên, ở giữa cuộc trao đổi của họ, sự bày tỏ nầy về sự hiện diện của Chúa đã thể hiện ra, phân rẽ hai người, và cất Êli đi.
Đây là phương thức mà Đức Giêhôva đang vận hành; cuộc sống là như thế đó. Chúng ta chưa hề sẵn sàng để mất đi một người thân yêu dấu, một người bạn hay một người thầy tốt. Luôn luôn có nhiều điều muốn nói, nhiều điều muốn dạy dỗ và học hỏi, nhiều thời giờ chúng ta muốn vui hưởng với nhau. Nhưng Đức Chúa Trời, chỉ một mình Ngài mới là Đấng không thể thiếu được, đột nhiên xem vào đời sống chúng ta rồi cất đi người bạn thân hay người thân của chúng ta về quê hương để ở với Ngài hoặc đưa họ đi đến một nơi ở khác. Điều nầy làm tổn thương và gây đau đớn cho chúng ta, nó không bao giờ làm cho chúng ta ở trong tình trạng bảo hoà đâu. Mà đúng hơn, nó đẩy chúng ta theo một hướng khác hoặc vào một trách nhiệm mới trong khi tin cậy nơi Chúa rồi ra đi vì Đức Chúa Trời. Cuộc sống phải tiếp diễn. Chúng ta phải cầm cây trượng lên rồi cứ nhắm theo hướng của mục tiêu. Thường thì là một mục tiêu mới mà Đức Chúa Trời đã đặt ở trước mặt chúng ta.
Làm ơn lưu ý rằng vị tiên tri chưa được đưa về thiên đàng trên chiếc xe ngựa lửa. Ông đã được đưa lên trời trong một cơn gió lốc. Chiếc xe và mấy con ngựa lửa là những cách bày tỏ ra sự hiện diện thiêng liêng của Đức Chúa Trời hay một sự tỏ ra các lực lượng thuộc hàng thiên sứ của Ngài, họ đã đến để đón Êli và cùng đi với ông lên trời. Cũng thực sự như thế cho chúng ta trong sự chết. Êli, giống như Hênóc, đã được chuyển đi mà không nhìn thấy sự chết. Ông đã được đưa về trời, nơi ấy tiêu biểu cho thiên đàng của Đức Chúa Trời. Ông đã được dời ra khỏi nỗi đau của thế giới sa ngã nầy để bước vào hạnh phước và sự vui mừng của thiên đàng.
Môise, vị tiên tri vĩ đại và là đấng ban luật pháp, đã chết, bị chôn. Êli đã về trời mà không thấy sự chết. Cũng một thể ấy cho hôm nay, vì sự trông cậy nơi sự tái lâm của Chúa, chúng ta cũng có viễn cảnh không nhìn thấy sự chết, mà đột nhiên sẽ được biến hoá thành thân thể được làm cho vinh hiển rồi cất lên trời để ở đời đời với Chúa. Đây là sự trông cậy hạnh phước của thân thể Đấng Christ. Nếu sự ấy chưa diễn ra trong đời sống của chúng ta, chúng ta vẫn có lòng tin cậy rằng sự chết có nghĩa là vắng mặt, ra khỏi thân thể mà hiện diện với Chúa. Dù là cách nào, tất cả những người tin Chúa đều có lòng trông cậy được ở với Chúa – trông mong phần thưởng và được ở với Đấng hay ban thưởng của chúng ta.
Chính ở đây mà chúng ta có một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của đời sống Cơ đốc. Đó là một nguyên tắc, chắc chắn là một nguồn lực làm thay đổi đời sống, quản trị, lèo lái đời sống của hai vị tiên tri nầy – hy vọng về thiên đàng và cõi đời đời cùng mọi sự có trong đó. Khả năng sống đời sống tin kính của chúng ta, hầu việc Đức Chúa Trời thay vì hầu việc bản ngã, tha thứ và yêu thương tha nhân, và tìm thấy sự bình an và vững vàng thực sự là sự tương xứng trực tiếp với cấp độ những sự vinh hiển của thiên đàng nắm lấy linh hồn chúng ta và trở thành động lực và cái neo cho đời sống chúng ta.
Điều chi ban cho hai vị tiên tri nầy lòng can đảm để làm những gì họ đã làm? Điều chi cung ứng cho chúng ta lòng can đảm để trở thành hạng người mà Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta phải trở thành và dâng mình cần thiết để kính mến và hầu việc Đức Chúa Trời và tha nhân. Có người đã định nghĩa can đảm là: “bằng lòng hy sinh để được một ngày tốt đẹp hơn”. Cho tới chừng nào phần điệp khúc của bài thánh ca xưa nầy: “Thế gian nầy không phải là quê hương của tôi, tôi chỉ đi ngang qua đấy mà thôi” trở nên hiện thực với chúng ta, chúng ta sẽ chưa thực sự được giải phóng ra khỏi những thế lực đang cai quản chúng ta và giữ chúng ta không đắc dụng cho Đức Chúa Trời, không thể yêu mến và phục vụ cho tha nhân được.
Ápraham chưa hề nhìn thấy mặc khải của mình thành hiện thực. Mặc dù ông đã tìm gặp xứ sở mà ông đã tìm kiếm, ông chưa hề sở hữu nó. Dòng dõi của ông đã sở hữu nó. Nhưng hàng trăm năm đã trôi qua trước khi họ kế tự lời hứa. Khi ấy Ápraham vẫn còn là một người lữ khách phiêu bạt trong xứ mà ông dự trù đến kiều ngụ. Ông đã được mô tả bằng nhiều cách, là “lữ khách”, “kiều dân”, “khách lạ”. Nếu ông là một con cái của thế kỷ thứ hai mươi, chúng ta phải gọi ông là một “người tị nạn”.
Ápraham vì thế là nguyên mẫu của môn đồ Chúa Giêxu. Chúng ta không sống trong lều trại giống như lữ khách Ápraham đã sống. Thậm chí chúng ta không được gọi là “tây balô” giống như một số anh chị em hiện đại của chúng ta. Tuy nhiên, nếu chúng ta sống nghiêm túc trong việc làm môn đồ của Đấng Christ, chúng ta đang chia sẽ cái nhìn cuộc sống của Ápraham.
Chúng ta không “thuộc về”. Chúng ta chỉ là những cư dân tạm thời mà thôi. Quê hương thực của chúng ta không có sẵn ngay tức thì đâu, nhưng chúng ta từ chối không định cư thường trực ở bất cứ đâu. Chúng ta là “lữ khách và người lạ”.
Chúng ta không chọn cuộc sống tạm là cuộc sống đáng ưa thích. Chúng ta không phải là dân du cư. Một người du cư chỉ nghĩ tới đồng cỏ tạm kế tiếp mà thôi. Tuy nhiên, sâu lắng trong chúng ta, là một nỗi khao khát về quê hương thật của mình. Chính sự khao khát nầy đánh dấu dân sự của Đức Chúa Trời. Họ không thuộc về thế gian nầy vì họ thuộc về một nơi khác.
Allender và Longman trong quyển Bold Love nói:
Dường như hầu hết cuộc sống của tôi nhắm vào việc bảo hộ và nâng cao một ngôi nhà mà chẳng phải là nhà của tôi nữa. Tôi vẫn đọc loại sách báo tự lực cánh sinh về việc làm cha mẹ, mong đợi có ai đó đến nói cho tôi biết cách thức làm cha mẹ cho đúng để con cái của tôi và tôi có thể tránh được sự buồn rầu trong trong cuộc sống. Tôi thường lắng nghe các bài giảng với cùng một cách suy nghĩ (“nói cho tôi biết cách làm cho cuộc sống nầy ra tốt đẹp hơn”). Mong ước chính ở đàng sau sự thịnh vượng của chúng tôi là tìm thấy những bước cụ thể, có thể làm chủ được dễ dàng để sống đời sống Cơ đốc thường cô đọng ở một đòi hỏi muốn tìm gặp trật tự, có thể đoán biết trước, và sự nhất quán trong một thế giới mà ở đó chẳng có được như thế. Bạn sẽ trả lời câu hỏi nầy ra sao: “Có phải tôi đang sống cho thiên đàng không?” hay “Có phải tôi sống mà cứ đòi hỏi cuộc sống phải giống như thiên đàng không?” Những câu trả lời của bạn sẽ quyết định bạn sẽ sử dụng cuộc đời của mình để phấn đấu cho điều gì?
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét