Bài 17:
Hãy nhận lấy chiếc áo choàng
(I Các Vua 19.19-21)
PHẦN GIỚI THIỆU:
Hai sách I và II Các Vua đều ghi lại phần lịch sử của quốc gia Israel kể từ thời Vua Solomon đến sự phân chia của Vương quốc, sự sụp đổ của Vương quốc phía Bắc vào năm 722 với sự phu tù cho người Asiri, rồi kế đó là sự sụp đổ của Vương quốc phía Nam vào năm 586 TC với cuộc phu tù cho người Babylôn. Vương quốc bị chia thành Vương quốc Giuđa ở phía Nam, gồm hai chi phái Giuđa và Bêngiamin, và Vương quốc Isarel ở phía Bắc gồm có 10 chi phái còn lại.
Trong thời điểm nầy đã có những vị vua rất tốt, họ cai trị Vương quốc ở phía Nam và họ đã thực thi một số cải cách về mặt thuộc linh. Thế nhưng ở Vương quốc phía Bắc (nơi Êli và Êlisê hầu việc Chúa) tất cả những vị vua đều gian ác và chẳng có một lần phấn hưng nào hết. Tất cả các vua của Israel (Vương quốc phía Bắc) đều làm ác ở trước mặt Đức Giêhôva.
Ở giữa Vương quốc sa sút và thờ lạy hình tượng bị cai trị bởi các vua gian ác, đồi bại nầy, Đức Giêhôva đã kêu gọi hai người, người nầy là kế tục của người kia. Hai vị tiên tri đóng vai trò sứ giả của Đức Chúa Trời và Lời của Ngài. Họ cũng là cấp lãnh đạo của một trường tiên tri, họ phục vụ cho cả hai Vương quốc ở phía Bắc cũng như ở phía Nam.
Chức vụ của Êli không kết thúc với sự kêu gọi của Êlisê, ông trở thành học trò và bạn cùng làm việc với Êli. Thay vì thế, Êli đã tốn khoảng mấy năm trong vai trò cố vấn cho Êlisê. Sau khi được Chúa phục hồi tại Núi Hôrếp, Êli đã bắt đầu chức vụ cố vấn hay môn đồ hoá cho Êlisê. Làm cố vấn cho người khác là một trong những chức vụ quan trọng nhất mà bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể có, đặc biệt là cấp lãnh đạo, đây cũng là chức vụ không có thời hạn cho các cấp lãnh đạo.
Chắc chắn là chức vụ ở đây có hai mặt. Không những Êli phục vụ cho Êlisê, mà không có gì phải nghi ngờ nữa, Êlisê đã trở thành một niềm yên ủi và là một sự khích lệ lớn cho Êli. Có một thời điểm, Êli đã tưởng chỉ có một mình ông còn sót lại để gánh vác công việc của Đức Chúa Trời, nhưng ông đã được cho hay đây không phải là trường hợp. Thực ra, đã có 7.000 người chưa hề quì gối trước mặt Baanh. Giữa vòng họ còn có một số trường tiên tri. Cho tới thời điểm nầy, họ đang ẩn náu trong các hang động, sợ hãi không dám lộ diện và rao giảng cho Chúa. Thế nhưng sau kinh nghiệm và sự đổi mới của Êli trên Núi Hôrếp, ông đã bắt đầu đi khắp trong xứ giảng dạy trong các trường nầy cùng với Êlisê trong vai trò bạn cùng làm việc và là môn đồ của ông.
SỰ KÊU GỌI CỦA ÊLISÊ (19.19)
Trong câu 19, chúng ta thấy Êli giờ đây đang ra khỏi vị trí của sự cô độc và ngã lòng. Đức Giêhôva đã tìm gặp ông trong khi ông hãy còn ở trong tình trạng đó và đã mang lại sức sống mới làm sự phục hồi cho ông, cho chức vụ của ông qua sự soi sáng thuộc linh mà ông đã nhận lãnh từ thiên sứ của Đức Giêhôva. Được phục hồi với sự hiểu biết mới về đường lối của Đức Chúa Trời mà Ngài đang vận hành, vị tiên tri liền rời khỏi hòn núi và tìm gặp Êlisê. Việc xức dầu cho các vua đã được nhắc tới trong 19.15-16 sẽ tới sau. Ưu tiên một là trước hết phải tìm gặp Êlisê.
Điều nầy phác hoạ cho thấy thể nào Lời của Đức Chúa Trời tác động làm hưng phấn và làm mới lại đời sống chúng ta. Một cách giàu ơn, Ngài tác động để đặt chúng ta vào đúng đường lối hay trở lại đúng tuyến hầu làm cho chúng ta được kết quả. Giống như Êli, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy chính mình cũng bị hạ thấp, cô độc, và ngã lòng, còn Đức Giêhôva là Đức Chúa Trời của mọi sự yên ủi (II Côrinhtô 1.3) và Ngài đã phó chính mình Ngài cho sự đổi mới và phấn hưng của chúng ta. Quả là một Đức Chúa Trời yêu thương và giàu ơn, nhưng chúng ta cần phải sẵn sàng cho nguồn lực đổi mới của Đức Chúa Trời: (a) Ngôi Lời (Roma 15.4), và (b) các tín hữu biết khích lệ lẫn nhau (II Côrinhtô 1.4; I Têsalônica 5.11; Hêbơrơ 3.13). Vì thế, Êli trước tiên đi tìm Êlisê, là người trở thành nguồn khích lệ cho vị tiên tri.
Êli đã tìm gặp Êlisê “đương cày có mười hai đôi bò trước mặt mình, chính người cầm đôi thứ mười hai”. Điều nầy dường như chỉ ra rằng Êlisê thuộc về một gia đình giàu có. Vâng theo lời kêu gọi có tính tiên tri có nghĩa là chịu lấy một sự thiệt thòi về mặt cá nhân. Sự kêu gọi ấy phải tính đến bằng mọi giá. Sự kêu gọi đó phải tính đến phần bảo đảm về mặt tài chính của ông đang là một sự mất mát và trở thành một chiến sĩ cho Đức Giêhôva sống trong những giao thông hào của cuộc chiến thuộc linh rất dữ dội. Thế nhưng mọi đáp ứng của Êlisê trong các câu 20 và 21 cho chúng ta thấy ông là một người có đức tin, ông bằng lòng chịu mất mát như thế.
Êlisê đã phát triển các thứ giá trị theo Kinh thánh, những gì theo thứ tự ưu tiên và các nhận thức đời đời đã chiếm hữu tấm lòng ông, mọi điều ấy đang cai quản những gì ông đã làm với đời sống của mình. Như một kết quả, ông đã hành động căn cứ theo đức tin của mình bằng việc bước theo lời kêu gọi của Đức Chúa Trời. Ông sẵn lòng chịu buộc phải bước ra khỏi cuộc sống bình lặng, an vui, và đồng áng với sự bảo đảm tài chính của cuộc sống đó mà bước theo Đức Giêhôva. Rõ ràng ông vốn nhìn biết mọi điều xứ sở ông đang cần chính là Lời của Đức Giêhôva. Giống như mấy người con trai của Ysaca, ông hiểu rõ thời thế và biết rõ những gì mình phải làm (I Sử ký 12.32).
Nhưng tôi nghĩ cũng thật là quan trọng khi để ý tới chỗ Êlisê đã ở khi Êli tìm gặp ông. Mặc dù ông thuộc về một gia đình giàu có, ông đã bắt tay mình lao động trong đồng ruộng cùng với nhiều bàn tay giỏi việc đồng áng khác. Dù giàu có, ông không sống trong sự nhàn rỗi vô trách nhiệm. Sự giàu có nầy không biến ông thành một nhà lãnh đạo, mà chắc chắn nó chứng tỏ ông đã phát triển một thứ tánh tình có cần cho chức năng lãnh đạo. Không những lao động khó nhọc tạo ra một bổn tánh, nó còn cung ứng cho ông một bằng chứng cho mọi người ở quanh ông đều nhìn thấy.
Tôi nghĩ thật là thú vị khi để ý thấy có nhiều nhân vật cao trọng trong Kinh thánh đã được kêu gọi bước vào một chức vụ đặc biệt nào đó sau khi họ đã chứng tỏ một khả năng và một sự bằng lòng lao động và cũng tỏ ra sự trung tín và trung thành ở nơi họ sinh sống nữa! Hãy lưu ý các phần minh hoạ sau đây:
Môise đang cho bầy chiên của Giêtrô ăn cỏ, Giêtrô là cha vợ của ông.
David đã coi sóc bầy chiên cho cha mình.
Phierơ là một ngư phủ.
Phaolô có nghề may trại.
Chính mình Chúa là một người thợ mộc, học nghề của Giôsép.
Có nhiều thanh niên vào trường đại học hay Trường Kinh thánh rồi kế đó vào Thần học viện. Sau khi tốt nghiệp, họ mong tìm cho được một chức vụ trọn thời gian mà chưa kinh nghiệm hữu ích về việc lao động ở nơi phải lao động, chưa thi hành nghĩa vụ quân sự hay học một nghề. Thế rồi chúng ta lấy làm lạ, tại sao họ có những nan đề trong chức vụ khi đối diện với những đòi hỏi quá cứng rắn. Phải, đây có thể là một trong những lý do. Nếu như họ không lao động qua trường lớp, nhiều người chưa thực nhìn biết khi đối diện với những thử thách ở chỗ lao động là như thế nào, họ cũng chưa phát triển được kỷ luật của lao động. Hơn nữa, nếu, vì một lý do nào đó họ phải rời bỏ chức vụ trọn thời gian rồi lao động trong một công việc đời thường, họ gặp nhiều khó khăn trong sự giúp đỡ cho bản thân và gia đình họ vì họ chưa hề học lấy một nghề nào hết. Khi cần yễm trợ cho sự thiếu thốn trong chức vụ, sứ đồ Phaolô luôn luôn xây sang nghề của ông là một người may trại.
Là bậc cha mẹ, chúng ta cần phải dạy cho con cái mình biết lao động, trước tiên là ở nhà, quanh nhà, và kế đó khuyến khích học một nghề là một phần trong sự học tập của chúng. Học biết lao động giúp phát triển đức tính, sự trung tín, năng lực và trách nhiệm.
“Êli đi ngang qua người (Êlisê), ném áo choàng mình trên người (câu 19). Chúng ta hãy để ý ba việc:
(1) Chiếc áo choàng nầy là chiếc áo thể hiện ra chức vụ của một vị tiên tri. Đã có ba loại áo choàng được may trong các thời kỳ Kinh thánh. Chiếc áo nầy là áo `adderet, một loại áo choàng được làm bằng lông thú và là chiếc áo choàng phân biệt do các vua may và đặc biệt được các vị tiên tri mặc (I Các Vua 19.13, 19; II Các Vua 2.8, 13-14; Xachari 13.4). Chiếc áo choàng đương nhiên đánh dấu một người là tiên tri, một phát ngôn viên của Đức Chúa Trời. Chiếc áo ấy cũng là biểu tượng cho sự hy sinh và sự đầu phục. Đời sống của vị tiên tri không phải là sống theo kiểu xa hoa. Chiếc áo choàng tiêu biểu cho ân tứ của một người, là sự kêu gọi của Đức Chúa Trời, và là mục đích vì đó Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông.
(2) Việc ném chiếc áo choàng lên đôi vai của Êlisê là một hành động có tính biểu tượng mang ý nghĩa những lời kêu gọi bước vào chức vụ tiên tri, hành động ấy cũng có nghĩa là một dấu hiệu chắc chắn về ân tứ của Đức Chúa Trời giúp cho ông chu toàn chức vụ nói tiên tri. Hành động nầy bởi Êli là một lời tuyên bố có tính tiên tri rằng ân tứ tiên tri đã được ban cho (hay sẽ đến) với Êlisê. Ngay lập tức Êlisê hiểu ngay hành động đó mà chẳng cần nói ra một lời nào hết.
(3) Trong khi có người sẽ không nhất trí, tôi không tin Đức Chúa Trời kêu gọi các tín đồ theo cùng một phương thức hôm nay. Ngày nay, mỗi một tín đồ là một thầy tế lễ cho Đức Chúa Trời (I Phierơ 2.5, 9) và theo một ý nghĩa, họ được kêu gọi vào chức vụ trọn thời gian làm đại diện cho Chúa dù công việc của họ là tầm thường. Là tín đồ trong Đấng Christ, chúng ta là đại biểu của Đức Chúa Trời và được kêu gọi bước vào chức vụ theo các ân tứ của Đức Chúa Trời ban cho chúng ta. Phần việc nầy hay xảy ra ở nơi sở làm, trong gia đình, trong Hội thánh, với một người láng giềng, v.v... Mỗi một tín đồ đều có một ân tứ thuộc linh (hay nhiều ân tứ) và điều nầy chỉ ra ít nhất một phần của chiếc áo choàng là sự kêu gọi của Đức Chúa Trời nơi đời sống của một người.
Đức Chúa Trời ban ân tứ nào cho quí vị để lo làm, thì Ngài kêu gọi quí vị phải lo làm. Ngài kêu gọi quí vị phải làm gì, Ngài đã ban ân tứ cho quí vị để làm việc ấy. Làm sao quí vị nhận biết sự kêu gọi của Đức Chúa Trời? Bằng cách nhìn biết (các) ân tứ của mình.
Khi hiểu rõ hết thảy các tín đồ đã được ban cho (các) ân tứ thuộc linh, chúng ta nên tìm cách nhận biết (các) ân tứ của mình, phát triển chúng, và qua sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời, đưa chúng vào hành động. Khi nhận biết các ân tứ của mình là gì rồi, sự nhận biết nầy quyết định ngay một phần lớn ý chỉ và định hướng của Đức Chúa Trời trong đời sống chúng ta từ quan điểm những thứ tự ưu tiên, sự đầu phục, các mục tiêu, và sự tập huấn. Thí dụ, nếu một người không có một trong các ân tứ về ăn nói (dạy dỗ, khuyên bảo, v.v... ), Đức Chúa Trời không kêu gọi người ấy phải rao giảng hay trở thành một Mục sư. Trong khi hết thảy chúng ta đều làm công việc truyền giáo và sẽ tìm kiếm các cơ hội để môn đồ hoá và cố vấn cho người khác trên cơ sở một cặp một, chúng ta thực thi công tác ở ngoài toà giảng hay lớp học như một giáo viên nếu chúng ta không được ban cho ân tứ đó. Ân tứ của một người có thể là giúp đỡ, hay tỏ ra lòng thương xót. Nếu đúng như thế, đấy là nơi mà Đức Chúa Trời muốn sử dụng chúng ta. I Phierơ 4.10 chép: “Mỗi người trong anh em hãy lấy ơn mình đã được mà giúp lẫn nhau, khác nào người quản lý trung tín giữ các thứ ơn của Đức Chúa Trời”. Một người quản lý tốt là người biết sử dụng các ân tứ của mình (tiếp nhận chiếc áo choàng) bởi sự trung thành mà phát triển (tập huấn và sử dụng).
Quan niệm nầy là thực, bất chấp việc làm của một người có là gì đi nữa! Việc làm của chúng ta có thể là một việc gì đó từ một kỹ sư đến một bác sĩ, từ một người nội trợ đến một thư ký điều hành, từ một y tá đến một bác sĩ. Thế nhưng năng khiếu của chúng ta, sự kêu gọi của chúng ta, là phải phục vụ Chúa đúng theo phương thức mà Ngài đã ban ân tứ cho chúng ta. Có lẽ quí vị biết rõ, như tôi biết, có người đã tìm nhiều cách thức hầu làm giảm đi gánh nặng công việc cùng thì giờ trong công việc hay nghề nghiệp của họ hầu làm tăng thêm khả năng của họ cho những loại chức vụ khác. Trong một số trường hợp, điều nầy sẽ làm giảm thu nhập, nhưng họ đã làm thế để đầu tư nhiều thì giờ hơn với gia đình của họ và với chức vụ. Trong một số trường hợp, Đức Chúa Trời chúc phước cho việc làm của họ càng hơn. Sự bố thí của họ không phải là sự làm cho họ phải thiếu thốn đâu! Tuy nhiên, điều nầy không cho rằng công việc đời thường không phải là một hình thái chức vụ. Tôi tin đây không phải là cái nền của tin lành đâu! Vì một quyển sách có nói tới sự thể nầy, cho phép tôi đề xuất: “Your Work Matters to God”, do Sherman và Hendricks viết.
PHẦN ĐÁP ỨNG CỦA ÊLISÊ (19.20-21)
ĐÁP ỨNG NGAY TỨC THÌ CỦA ÔNG (câu 20a)
Đáp ứng của Êlisê là ngay lập tức. Không có một sự chần chừ hay đánh trống lảng. Như chúng ta sẽ thấy, lời thỉnh cầu về cha mẹ của ông không phải là một hành động chần chừ đâu! Mà đúng hơn, Êlisê đã nhất quyết, không nghi ngờ chi nữa, hành động nầy cho thấy công việc trước đây của Đức Chúa Trời trong đời sống ông cùng thời điểm thuận tiện thật trọn vẹn của biến cố nầy. Đối với Êlisê (và cũng một thể ấy với hết thảy chúng ta), không phải đưa ra một quyết định nào nữa hết. Sự kiện Đức Chúa Trời kêu gọi, một cách hẳn hòi lập thành quyết định đó thay cho ông. Bất kỳ một quyết định nào khác chỉ sẽ dẫn tới sự hư không, bất hạnh và là thiếu mục đích trong cuộc sống, một sự chạy đuổi theo luồng gió thổi.
Chúng ta nói, vì cớ cần phải làm cho sáng tỏ, có ai đó có ơn giảng dạy hoặc có ơn tỏ ra lòng thương xót. Chiếc áo choàng hay sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trên đời sống của họ là phải dính díu vào ở một cấp độ và ở một tư thế nào đó với sự phát triển và sử dụng ân tứ ấy. Họ không phải cầu xin: “Lạy Chúa, con có nên phát triển ân tứ nầy và tìm một chức vụ để sử dụng ân tứ ấy hay không?” Suy tưởng và cầu nguyện như thế nầy thì giống như cầu xin Chúa cho phép họ sử dụng đôi chân để đi bộ vậy. Tất nhiên là có các yếu tố khác mà vì đó chúng ta phải tìm kiếm sự khôn ngoan và cầu nguyện như thế nầy: đâu là các ân tứ của tôi và tập huấn nào tôi cần có để sửa soạn cho cơ hội và vị trí đặc biệt là nơi mà Chúa cần tôi phục sự ở đó? Nhưng chúng ta không phải cầu xin, liệu tôi có nên sử dụng (các) ân tứ của tôi không?
Có nhiều mạng lịnh đặc biệt về các ân tứ thuộc linh: (a) chúng ta cần phải biết rõ (các) ân tứ của mình – Roma 12.3; (b) chúng ta không được chễnh mãng (các) ân tứ của mình -- I Timôthê 4.14; (c) chúng ta cần phải dấy lên, phải sốt sắng với (các) ân tứ của mình -- II Timôthê 1.6; I Têsalônica 5.19-20; và (d) chúng ta cần phải sử dụng (các) ân tứ của mình trong tình yêu thương, phục vụ người khác bằng sức lực mà Đức Chúa Trời cung ứng cho và vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời -- I Phierơ 4.10-11; Roma 12.4...
Lời thỉnh cầu hiếu kính cha mẹ của ông (câu 20b)
Êlisê đã cầu xin để cho ông về “hôn cha và mẹ tôi đã, đoạn tôi sẽ theo ông” (19.20). Đây không phải là một nổ lực để thoái thác sự kêu gọi cũng không phải là một hành động chần chừ. Có người đã kết không đúng câu nầy với Luca 9.57-62. Chúa vốn biết rõ tấm lòng của con người trong Luca 9 và đã nhìn thấy nó như thế nào rồi, một sự thiếu đầu phục và là một nổ lực để tránh né sự kêu gọi của Ngài. Đây là một sự thất bại trong sự tự chối bỏ mình, v.v...
Thế nhưng với Êlisê, trường hợp khác biệt một cách hoàn toàn. Lời thỉnh cầu của Êlisê được giục giã bởi hai việc: (a) Đây là một hành động tôn kính chân thành dành cho cha mẹ mình, và (b) hành động nầy được giục giã bởi một sự khao khát muốn kỷ niệm lần bước vào chức vụ, công bố và khẳng định sự đầu phục của ông khi bước theo Chúa trước mặt bạn hữu và gia đình. Chúng ta sẽ thấy điều nầy trong I Các Vua 19.21.
Êli trả lời (câu 20c)
Êli đã chấp thuận lời thỉnh cầu của Êlisê. Ông nói: “Hãy đi và trở lại . . .” Kế đó ông thêm một lời cảnh tỉnh và nói: “vì ta nào có làm gì cho ngươi đâu?” Câu nói nầy dường như là một câu thành ngữ nghe như rời rạc và thậm chí vô nghĩa đối với chúng ta. Theo câu thành ngữ, chúng ta phải dịch như sau: “hãy trở về rồi hãy nói lời tạm biệt, vì ta đã làm một việc rất quan trọng cho ngươi, nhưng hãy suy nghĩ cẩn thận về những gì ta đã làm cho ngươi, vì sự kêu gọi ngươi không phải đến từ ta đâu, mà đến từ Đức Chúa Trời đấy!” Ý ở đây là Êlisê phải nghĩ Đức Chúa Trời chịu trách nhiệm về những gì Ngài đã làm, chớ không phải Êli. Những gì Êli đã làm là nói ra lời kêu gọi của Đức Chúa Trời. Êli sẽ trở thành cấp lãnh đạo thuộc linh và cố vấn của Êlise, nhưng Êlisê phải hiểu rằng ông phải chịu trách nhiệm đối với Đức Chúa Trời, chớ không phải với con người.
Là tôi tớ của Đức Chúa Trời, chúng ta phải nhớ rằng chúng ta chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với Chúa về những gì chúng ta làm với đời sống của chúng ta. Đức Chúa Trời sử dụng những người nam và nữ trong đời sống chúng ta để tiếp cận, để dạy dỗ, để thách thức chúng ta, v.v..., nhưng họ chỉ là những công cụ mà Đức Chúa Trời sử dụng để chỉ dạy hay dẫn dắt chúng ta theo đúng phương hướng. Chúng ta phải chịu trách nhiệm lẫn nhau ở một cấp độ nào đó, nhưng trách nhiệm tối hậu của chúng ta là trách nhiệm đối với Chúa (Roma 14.11-12). Đối với tôi dường như là có một nguyên tắc quan trọng ở đây. Một trong các mục tiêu của chức năng lãnh đạo, là đối với bậc làm cha làm mẹ, là phải giúp cho người ta học biết chịu trách nhiệm đối với Đức Chúa Trời (Hêbơrơ 13.17).
Lễ kỷ niệm sự kêu gọi và sự đầu phục của Êlisê (19.21a)
Đôi bò và các nông cụ, cái cày với cái ách bằng cây, tiêu biểu cho những công cụ làm ăn của ông, là phương tiện và là nền tảng cho cuộc sống của ông trong quá khứ. Câu 21, về mặt cơ bản, là tuyên ngôn của Êlisê về sự ông đầu phục bước theo Chúa. Thực ra, ông đã đốt bỏ mấy chiếc cầu nối và kể quá khứ mình là lỗ đối với Chúa mà ông kể là lợi, rồi tiếp thu đời mới và chức vụ mà Đức Chúa Trời đã dành cho ông trong vai trò một vị tiên tri (Philíp 3). Êlisê đã tỏ ra cho gia đình và bạn hữu thấy rằng ông đã có những mục tiêu, chủ đích, sự cảm thúc mới mẻ, những sự đầu phục, các giá trị và những điều ưu tiên mới mẻ. Hành động của ông tỏ ra sự ông cương quyết không bao giờ ngó lại đàng sau, không bao giờ tìm cách lui đi, hoặc lìa khỏi sự kêu gọi của Đức Chúa Trời bất luận chức vụ ấy có khó khăn ngần nào. Đây là cái “phải” dành cho hạng tín đồ và đặc biệt dành cho các cấp lãnh đạo thuộc linh. Roma 12.1-2 hình thành nên nền tảng cho phần nhấn mạnh nối theo sau. Roma 12.3-21 khuyên chúng ta phải nhận biết và sử dụng các ân tứ của mình trong chức vụ.
Qua các hành động của Êlisê, Đức Chúa Trời đang tỏ ra cho chúng ta thấy chúng ta cần phải phát triển một thái độ không bằng lòng thú nhận mình thua cuộc, không bao giờ nói “Ta bỏ cuộc”. Cuộc sống và sự hầu việc dành cho Chúa giống như một cuộc chạy băng ngang qua xứ vậy – không phải chạy nước rút 100m đâu! Một trong những nhu cần quan trọng nhất trong sự sống Cơ đốc là những người làm cha làm mẹ, những người làm chồng làm vợ, hay là hạng tôi tớ trong bất kỳ lãnh vực nào là phải gánh chịu với sự đầu phục. Chúng ta cần phải trở thành hạng người chuyên giải quyết nan đề, làm việc qua các nan đề hơn là bỏ cuộc. Êlisê đã đốt bỏ những chiếc cầu nối phần đời quá khứ của mình.
Sự chuẩn bị của Êlisê (19.21b)
Êlisê trở thành bạn cùng làm việc, là tôi tớ của Êli (II Các Vua 3.11). Thì giờ ông ở với Êli không những là được dạy dỗ về thần học và thực tập chức vụ với những người khác, mà còn là sự hạ mình, thuận phục theo uy quyền, trung thành, trung tín, và vâng phục trong vai trò một tôi tớ. Tất cả mọi điều nầy vốn quan trọng cho sự tập huấn và sự sửa soạn ông cho chức vụ. Muốn lãnh đạo, trước tiên một người phải học biết chịu ở dưới quyền. Muốn đưa ra những phương hướng, trước tiên một người phải học biết cách thức tiếp thu và bước theo phương hướng! Muốn sống trung tín, trước tiên một người phải học biết sự trung tín. Đây dường như là một trong những bài học trong Luca 16.10: “Ai trung tín trong việc rất nhỏ, cũng trung tín trong việc lớn; ai bất nghĩa trong việc rất nhỏ, cũng bất nghĩa trong việc rất lớn”. Phần chuẩn bị của Êlisê nhắc cho tôi nhớ tới lời bình của Đấng Christ trong Mác 10.43-45: “Song trong các ngươi không như vậy; trái lại hễ ai muốn làm lớn trong các ngươi, thì sẽ làm đầy tớ; còn ai trong các ngươi muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi mọi người. Vì Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta”.
PHẦN KẾT LUẬN:
Đức Chúa Trời đã đặt một chiếc áo choàng, một lời kêu gọi, trên từng tín đồ trong Đức Chúa Giêxu Christ (I Phierơ 4.10-11). Là chức thầy tế lễ tin theo Chúa, chiếc áo choàng nầy là (các) ân tứ thuộc linh mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta. Là những người được ơn, chúng ta mỗi người phải trở thành hạng quản gia trung tín về chức vụ quản gia mà Ngài đã phó thác cho chúng ta về thì giờ, talâng, (gồm các ân tứ thuộc linh của chúng ta), của cải, và lẽ thật của Ngài. Điều nầy đòi hỏi loại đầu phục của Êlisê. Khi sự đầu phục không có ở đó, chúng ta sẽ chao đảo bên chiếc hàng rào và chúng ta sẽ không đủ sức đưa ra những quyết định có cần để bước theo Chúa. Không nghi ngờ chi nữa, đây là những gì Đức Chúa Giêxu Christ muốn nói tới trong Luca 14.26, 27 và 33. Ba điều kiện được nhắc tới trong Luca 14 xử lý với sự đầu phục toàn phần cần thiết. Không có sự đầu phục toàn phần, chúng ta không thể trở thành môn đồ của Ngài; chúng ta không thể đưa ra những quyết định có tính cách hy sinh mà sự đi theo Ngài đòi hỏi phải có. Điều nầy có ý nói tới một sự tái đánh giá lại mọi giá trị, mọi thứ tự ưu tiên, mọi thái độ, và mọi sự theo đuổi của chúng ta, nhưng trên hết mọi sự đó, phải trả lời câu hỏi, ai và cái gì là nguồn cội đức tin của bạn? Phải nguồn cội đó là Chúa không? Tôi có thực sự tin Ngài sẽ là mọi sự mà tôi có cần không? Hoặc thực tế thì đức tin của tôi có neo trong các chi tiết của cuộc sống – khoái lạc, địa vị, quyền lực, danh tiếng, của cải không? Êlisê, giống như Êli, là một con người bình thường, nhưng ông đã trở thành một con người cực kỳ phi thường vì ông rất sẵn sàng cho Chúa, vì ông đã hướng sự sống mình vào Chúa, bao gồm mọi thứ, và Đức Chúa Trời sẽ đại dụng ông theo những phương thức thật phi thường.
***
PHẦN GIỚI THIỆU:
Hai sách I và II Các Vua đều ghi lại phần lịch sử của quốc gia Israel kể từ thời Vua Solomon đến sự phân chia của Vương quốc, sự sụp đổ của Vương quốc phía Bắc vào năm 722 với sự phu tù cho người Asiri, rồi kế đó là sự sụp đổ của Vương quốc phía Nam vào năm 586 TC với cuộc phu tù cho người Babylôn. Vương quốc bị chia thành Vương quốc Giuđa ở phía Nam, gồm hai chi phái Giuđa và Bêngiamin, và Vương quốc Isarel ở phía Bắc gồm có 10 chi phái còn lại.
Trong thời điểm nầy đã có những vị vua rất tốt, họ cai trị Vương quốc ở phía Nam và họ đã thực thi một số cải cách về mặt thuộc linh. Thế nhưng ở Vương quốc phía Bắc (nơi Êli và Êlisê hầu việc Chúa) tất cả những vị vua đều gian ác và chẳng có một lần phấn hưng nào hết. Tất cả các vua của Israel (Vương quốc phía Bắc) đều làm ác ở trước mặt Đức Giêhôva.
Ở giữa Vương quốc sa sút và thờ lạy hình tượng bị cai trị bởi các vua gian ác, đồi bại nầy, Đức Giêhôva đã kêu gọi hai người, người nầy là kế tục của người kia. Hai vị tiên tri đóng vai trò sứ giả của Đức Chúa Trời và Lời của Ngài. Họ cũng là cấp lãnh đạo của một trường tiên tri, họ phục vụ cho cả hai Vương quốc ở phía Bắc cũng như ở phía Nam.
Chức vụ của Êli không kết thúc với sự kêu gọi của Êlisê, ông trở thành học trò và bạn cùng làm việc với Êli. Thay vì thế, Êli đã tốn khoảng mấy năm trong vai trò cố vấn cho Êlisê. Sau khi được Chúa phục hồi tại Núi Hôrếp, Êli đã bắt đầu chức vụ cố vấn hay môn đồ hoá cho Êlisê. Làm cố vấn cho người khác là một trong những chức vụ quan trọng nhất mà bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể có, đặc biệt là cấp lãnh đạo, đây cũng là chức vụ không có thời hạn cho các cấp lãnh đạo.
Chắc chắn là chức vụ ở đây có hai mặt. Không những Êli phục vụ cho Êlisê, mà không có gì phải nghi ngờ nữa, Êlisê đã trở thành một niềm yên ủi và là một sự khích lệ lớn cho Êli. Có một thời điểm, Êli đã tưởng chỉ có một mình ông còn sót lại để gánh vác công việc của Đức Chúa Trời, nhưng ông đã được cho hay đây không phải là trường hợp. Thực ra, đã có 7.000 người chưa hề quì gối trước mặt Baanh. Giữa vòng họ còn có một số trường tiên tri. Cho tới thời điểm nầy, họ đang ẩn náu trong các hang động, sợ hãi không dám lộ diện và rao giảng cho Chúa. Thế nhưng sau kinh nghiệm và sự đổi mới của Êli trên Núi Hôrếp, ông đã bắt đầu đi khắp trong xứ giảng dạy trong các trường nầy cùng với Êlisê trong vai trò bạn cùng làm việc và là môn đồ của ông.
SỰ KÊU GỌI CỦA ÊLISÊ (19.19)
Trong câu 19, chúng ta thấy Êli giờ đây đang ra khỏi vị trí của sự cô độc và ngã lòng. Đức Giêhôva đã tìm gặp ông trong khi ông hãy còn ở trong tình trạng đó và đã mang lại sức sống mới làm sự phục hồi cho ông, cho chức vụ của ông qua sự soi sáng thuộc linh mà ông đã nhận lãnh từ thiên sứ của Đức Giêhôva. Được phục hồi với sự hiểu biết mới về đường lối của Đức Chúa Trời mà Ngài đang vận hành, vị tiên tri liền rời khỏi hòn núi và tìm gặp Êlisê. Việc xức dầu cho các vua đã được nhắc tới trong 19.15-16 sẽ tới sau. Ưu tiên một là trước hết phải tìm gặp Êlisê.
Điều nầy phác hoạ cho thấy thể nào Lời của Đức Chúa Trời tác động làm hưng phấn và làm mới lại đời sống chúng ta. Một cách giàu ơn, Ngài tác động để đặt chúng ta vào đúng đường lối hay trở lại đúng tuyến hầu làm cho chúng ta được kết quả. Giống như Êli, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy chính mình cũng bị hạ thấp, cô độc, và ngã lòng, còn Đức Giêhôva là Đức Chúa Trời của mọi sự yên ủi (II Côrinhtô 1.3) và Ngài đã phó chính mình Ngài cho sự đổi mới và phấn hưng của chúng ta. Quả là một Đức Chúa Trời yêu thương và giàu ơn, nhưng chúng ta cần phải sẵn sàng cho nguồn lực đổi mới của Đức Chúa Trời: (a) Ngôi Lời (Roma 15.4), và (b) các tín hữu biết khích lệ lẫn nhau (II Côrinhtô 1.4; I Têsalônica 5.11; Hêbơrơ 3.13). Vì thế, Êli trước tiên đi tìm Êlisê, là người trở thành nguồn khích lệ cho vị tiên tri.
Êli đã tìm gặp Êlisê “đương cày có mười hai đôi bò trước mặt mình, chính người cầm đôi thứ mười hai”. Điều nầy dường như chỉ ra rằng Êlisê thuộc về một gia đình giàu có. Vâng theo lời kêu gọi có tính tiên tri có nghĩa là chịu lấy một sự thiệt thòi về mặt cá nhân. Sự kêu gọi ấy phải tính đến bằng mọi giá. Sự kêu gọi đó phải tính đến phần bảo đảm về mặt tài chính của ông đang là một sự mất mát và trở thành một chiến sĩ cho Đức Giêhôva sống trong những giao thông hào của cuộc chiến thuộc linh rất dữ dội. Thế nhưng mọi đáp ứng của Êlisê trong các câu 20 và 21 cho chúng ta thấy ông là một người có đức tin, ông bằng lòng chịu mất mát như thế.
Êlisê đã phát triển các thứ giá trị theo Kinh thánh, những gì theo thứ tự ưu tiên và các nhận thức đời đời đã chiếm hữu tấm lòng ông, mọi điều ấy đang cai quản những gì ông đã làm với đời sống của mình. Như một kết quả, ông đã hành động căn cứ theo đức tin của mình bằng việc bước theo lời kêu gọi của Đức Chúa Trời. Ông sẵn lòng chịu buộc phải bước ra khỏi cuộc sống bình lặng, an vui, và đồng áng với sự bảo đảm tài chính của cuộc sống đó mà bước theo Đức Giêhôva. Rõ ràng ông vốn nhìn biết mọi điều xứ sở ông đang cần chính là Lời của Đức Giêhôva. Giống như mấy người con trai của Ysaca, ông hiểu rõ thời thế và biết rõ những gì mình phải làm (I Sử ký 12.32).
Nhưng tôi nghĩ cũng thật là quan trọng khi để ý tới chỗ Êlisê đã ở khi Êli tìm gặp ông. Mặc dù ông thuộc về một gia đình giàu có, ông đã bắt tay mình lao động trong đồng ruộng cùng với nhiều bàn tay giỏi việc đồng áng khác. Dù giàu có, ông không sống trong sự nhàn rỗi vô trách nhiệm. Sự giàu có nầy không biến ông thành một nhà lãnh đạo, mà chắc chắn nó chứng tỏ ông đã phát triển một thứ tánh tình có cần cho chức năng lãnh đạo. Không những lao động khó nhọc tạo ra một bổn tánh, nó còn cung ứng cho ông một bằng chứng cho mọi người ở quanh ông đều nhìn thấy.
Tôi nghĩ thật là thú vị khi để ý thấy có nhiều nhân vật cao trọng trong Kinh thánh đã được kêu gọi bước vào một chức vụ đặc biệt nào đó sau khi họ đã chứng tỏ một khả năng và một sự bằng lòng lao động và cũng tỏ ra sự trung tín và trung thành ở nơi họ sinh sống nữa! Hãy lưu ý các phần minh hoạ sau đây:
Môise đang cho bầy chiên của Giêtrô ăn cỏ, Giêtrô là cha vợ của ông.
David đã coi sóc bầy chiên cho cha mình.
Phierơ là một ngư phủ.
Phaolô có nghề may trại.
Chính mình Chúa là một người thợ mộc, học nghề của Giôsép.
Có nhiều thanh niên vào trường đại học hay Trường Kinh thánh rồi kế đó vào Thần học viện. Sau khi tốt nghiệp, họ mong tìm cho được một chức vụ trọn thời gian mà chưa kinh nghiệm hữu ích về việc lao động ở nơi phải lao động, chưa thi hành nghĩa vụ quân sự hay học một nghề. Thế rồi chúng ta lấy làm lạ, tại sao họ có những nan đề trong chức vụ khi đối diện với những đòi hỏi quá cứng rắn. Phải, đây có thể là một trong những lý do. Nếu như họ không lao động qua trường lớp, nhiều người chưa thực nhìn biết khi đối diện với những thử thách ở chỗ lao động là như thế nào, họ cũng chưa phát triển được kỷ luật của lao động. Hơn nữa, nếu, vì một lý do nào đó họ phải rời bỏ chức vụ trọn thời gian rồi lao động trong một công việc đời thường, họ gặp nhiều khó khăn trong sự giúp đỡ cho bản thân và gia đình họ vì họ chưa hề học lấy một nghề nào hết. Khi cần yễm trợ cho sự thiếu thốn trong chức vụ, sứ đồ Phaolô luôn luôn xây sang nghề của ông là một người may trại.
Là bậc cha mẹ, chúng ta cần phải dạy cho con cái mình biết lao động, trước tiên là ở nhà, quanh nhà, và kế đó khuyến khích học một nghề là một phần trong sự học tập của chúng. Học biết lao động giúp phát triển đức tính, sự trung tín, năng lực và trách nhiệm.
“Êli đi ngang qua người (Êlisê), ném áo choàng mình trên người (câu 19). Chúng ta hãy để ý ba việc:
(1) Chiếc áo choàng nầy là chiếc áo thể hiện ra chức vụ của một vị tiên tri. Đã có ba loại áo choàng được may trong các thời kỳ Kinh thánh. Chiếc áo nầy là áo `adderet, một loại áo choàng được làm bằng lông thú và là chiếc áo choàng phân biệt do các vua may và đặc biệt được các vị tiên tri mặc (I Các Vua 19.13, 19; II Các Vua 2.8, 13-14; Xachari 13.4). Chiếc áo choàng đương nhiên đánh dấu một người là tiên tri, một phát ngôn viên của Đức Chúa Trời. Chiếc áo ấy cũng là biểu tượng cho sự hy sinh và sự đầu phục. Đời sống của vị tiên tri không phải là sống theo kiểu xa hoa. Chiếc áo choàng tiêu biểu cho ân tứ của một người, là sự kêu gọi của Đức Chúa Trời, và là mục đích vì đó Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông.
(2) Việc ném chiếc áo choàng lên đôi vai của Êlisê là một hành động có tính biểu tượng mang ý nghĩa những lời kêu gọi bước vào chức vụ tiên tri, hành động ấy cũng có nghĩa là một dấu hiệu chắc chắn về ân tứ của Đức Chúa Trời giúp cho ông chu toàn chức vụ nói tiên tri. Hành động nầy bởi Êli là một lời tuyên bố có tính tiên tri rằng ân tứ tiên tri đã được ban cho (hay sẽ đến) với Êlisê. Ngay lập tức Êlisê hiểu ngay hành động đó mà chẳng cần nói ra một lời nào hết.
(3) Trong khi có người sẽ không nhất trí, tôi không tin Đức Chúa Trời kêu gọi các tín đồ theo cùng một phương thức hôm nay. Ngày nay, mỗi một tín đồ là một thầy tế lễ cho Đức Chúa Trời (I Phierơ 2.5, 9) và theo một ý nghĩa, họ được kêu gọi vào chức vụ trọn thời gian làm đại diện cho Chúa dù công việc của họ là tầm thường. Là tín đồ trong Đấng Christ, chúng ta là đại biểu của Đức Chúa Trời và được kêu gọi bước vào chức vụ theo các ân tứ của Đức Chúa Trời ban cho chúng ta. Phần việc nầy hay xảy ra ở nơi sở làm, trong gia đình, trong Hội thánh, với một người láng giềng, v.v... Mỗi một tín đồ đều có một ân tứ thuộc linh (hay nhiều ân tứ) và điều nầy chỉ ra ít nhất một phần của chiếc áo choàng là sự kêu gọi của Đức Chúa Trời nơi đời sống của một người.
Đức Chúa Trời ban ân tứ nào cho quí vị để lo làm, thì Ngài kêu gọi quí vị phải lo làm. Ngài kêu gọi quí vị phải làm gì, Ngài đã ban ân tứ cho quí vị để làm việc ấy. Làm sao quí vị nhận biết sự kêu gọi của Đức Chúa Trời? Bằng cách nhìn biết (các) ân tứ của mình.
Khi hiểu rõ hết thảy các tín đồ đã được ban cho (các) ân tứ thuộc linh, chúng ta nên tìm cách nhận biết (các) ân tứ của mình, phát triển chúng, và qua sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời, đưa chúng vào hành động. Khi nhận biết các ân tứ của mình là gì rồi, sự nhận biết nầy quyết định ngay một phần lớn ý chỉ và định hướng của Đức Chúa Trời trong đời sống chúng ta từ quan điểm những thứ tự ưu tiên, sự đầu phục, các mục tiêu, và sự tập huấn. Thí dụ, nếu một người không có một trong các ân tứ về ăn nói (dạy dỗ, khuyên bảo, v.v... ), Đức Chúa Trời không kêu gọi người ấy phải rao giảng hay trở thành một Mục sư. Trong khi hết thảy chúng ta đều làm công việc truyền giáo và sẽ tìm kiếm các cơ hội để môn đồ hoá và cố vấn cho người khác trên cơ sở một cặp một, chúng ta thực thi công tác ở ngoài toà giảng hay lớp học như một giáo viên nếu chúng ta không được ban cho ân tứ đó. Ân tứ của một người có thể là giúp đỡ, hay tỏ ra lòng thương xót. Nếu đúng như thế, đấy là nơi mà Đức Chúa Trời muốn sử dụng chúng ta. I Phierơ 4.10 chép: “Mỗi người trong anh em hãy lấy ơn mình đã được mà giúp lẫn nhau, khác nào người quản lý trung tín giữ các thứ ơn của Đức Chúa Trời”. Một người quản lý tốt là người biết sử dụng các ân tứ của mình (tiếp nhận chiếc áo choàng) bởi sự trung thành mà phát triển (tập huấn và sử dụng).
Quan niệm nầy là thực, bất chấp việc làm của một người có là gì đi nữa! Việc làm của chúng ta có thể là một việc gì đó từ một kỹ sư đến một bác sĩ, từ một người nội trợ đến một thư ký điều hành, từ một y tá đến một bác sĩ. Thế nhưng năng khiếu của chúng ta, sự kêu gọi của chúng ta, là phải phục vụ Chúa đúng theo phương thức mà Ngài đã ban ân tứ cho chúng ta. Có lẽ quí vị biết rõ, như tôi biết, có người đã tìm nhiều cách thức hầu làm giảm đi gánh nặng công việc cùng thì giờ trong công việc hay nghề nghiệp của họ hầu làm tăng thêm khả năng của họ cho những loại chức vụ khác. Trong một số trường hợp, điều nầy sẽ làm giảm thu nhập, nhưng họ đã làm thế để đầu tư nhiều thì giờ hơn với gia đình của họ và với chức vụ. Trong một số trường hợp, Đức Chúa Trời chúc phước cho việc làm của họ càng hơn. Sự bố thí của họ không phải là sự làm cho họ phải thiếu thốn đâu! Tuy nhiên, điều nầy không cho rằng công việc đời thường không phải là một hình thái chức vụ. Tôi tin đây không phải là cái nền của tin lành đâu! Vì một quyển sách có nói tới sự thể nầy, cho phép tôi đề xuất: “Your Work Matters to God”, do Sherman và Hendricks viết.
PHẦN ĐÁP ỨNG CỦA ÊLISÊ (19.20-21)
ĐÁP ỨNG NGAY TỨC THÌ CỦA ÔNG (câu 20a)
Đáp ứng của Êlisê là ngay lập tức. Không có một sự chần chừ hay đánh trống lảng. Như chúng ta sẽ thấy, lời thỉnh cầu về cha mẹ của ông không phải là một hành động chần chừ đâu! Mà đúng hơn, Êlisê đã nhất quyết, không nghi ngờ chi nữa, hành động nầy cho thấy công việc trước đây của Đức Chúa Trời trong đời sống ông cùng thời điểm thuận tiện thật trọn vẹn của biến cố nầy. Đối với Êlisê (và cũng một thể ấy với hết thảy chúng ta), không phải đưa ra một quyết định nào nữa hết. Sự kiện Đức Chúa Trời kêu gọi, một cách hẳn hòi lập thành quyết định đó thay cho ông. Bất kỳ một quyết định nào khác chỉ sẽ dẫn tới sự hư không, bất hạnh và là thiếu mục đích trong cuộc sống, một sự chạy đuổi theo luồng gió thổi.
Chúng ta nói, vì cớ cần phải làm cho sáng tỏ, có ai đó có ơn giảng dạy hoặc có ơn tỏ ra lòng thương xót. Chiếc áo choàng hay sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trên đời sống của họ là phải dính díu vào ở một cấp độ và ở một tư thế nào đó với sự phát triển và sử dụng ân tứ ấy. Họ không phải cầu xin: “Lạy Chúa, con có nên phát triển ân tứ nầy và tìm một chức vụ để sử dụng ân tứ ấy hay không?” Suy tưởng và cầu nguyện như thế nầy thì giống như cầu xin Chúa cho phép họ sử dụng đôi chân để đi bộ vậy. Tất nhiên là có các yếu tố khác mà vì đó chúng ta phải tìm kiếm sự khôn ngoan và cầu nguyện như thế nầy: đâu là các ân tứ của tôi và tập huấn nào tôi cần có để sửa soạn cho cơ hội và vị trí đặc biệt là nơi mà Chúa cần tôi phục sự ở đó? Nhưng chúng ta không phải cầu xin, liệu tôi có nên sử dụng (các) ân tứ của tôi không?
Có nhiều mạng lịnh đặc biệt về các ân tứ thuộc linh: (a) chúng ta cần phải biết rõ (các) ân tứ của mình – Roma 12.3; (b) chúng ta không được chễnh mãng (các) ân tứ của mình -- I Timôthê 4.14; (c) chúng ta cần phải dấy lên, phải sốt sắng với (các) ân tứ của mình -- II Timôthê 1.6; I Têsalônica 5.19-20; và (d) chúng ta cần phải sử dụng (các) ân tứ của mình trong tình yêu thương, phục vụ người khác bằng sức lực mà Đức Chúa Trời cung ứng cho và vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời -- I Phierơ 4.10-11; Roma 12.4...
Lời thỉnh cầu hiếu kính cha mẹ của ông (câu 20b)
Êlisê đã cầu xin để cho ông về “hôn cha và mẹ tôi đã, đoạn tôi sẽ theo ông” (19.20). Đây không phải là một nổ lực để thoái thác sự kêu gọi cũng không phải là một hành động chần chừ. Có người đã kết không đúng câu nầy với Luca 9.57-62. Chúa vốn biết rõ tấm lòng của con người trong Luca 9 và đã nhìn thấy nó như thế nào rồi, một sự thiếu đầu phục và là một nổ lực để tránh né sự kêu gọi của Ngài. Đây là một sự thất bại trong sự tự chối bỏ mình, v.v...
Thế nhưng với Êlisê, trường hợp khác biệt một cách hoàn toàn. Lời thỉnh cầu của Êlisê được giục giã bởi hai việc: (a) Đây là một hành động tôn kính chân thành dành cho cha mẹ mình, và (b) hành động nầy được giục giã bởi một sự khao khát muốn kỷ niệm lần bước vào chức vụ, công bố và khẳng định sự đầu phục của ông khi bước theo Chúa trước mặt bạn hữu và gia đình. Chúng ta sẽ thấy điều nầy trong I Các Vua 19.21.
Êli trả lời (câu 20c)
Êli đã chấp thuận lời thỉnh cầu của Êlisê. Ông nói: “Hãy đi và trở lại . . .” Kế đó ông thêm một lời cảnh tỉnh và nói: “vì ta nào có làm gì cho ngươi đâu?” Câu nói nầy dường như là một câu thành ngữ nghe như rời rạc và thậm chí vô nghĩa đối với chúng ta. Theo câu thành ngữ, chúng ta phải dịch như sau: “hãy trở về rồi hãy nói lời tạm biệt, vì ta đã làm một việc rất quan trọng cho ngươi, nhưng hãy suy nghĩ cẩn thận về những gì ta đã làm cho ngươi, vì sự kêu gọi ngươi không phải đến từ ta đâu, mà đến từ Đức Chúa Trời đấy!” Ý ở đây là Êlisê phải nghĩ Đức Chúa Trời chịu trách nhiệm về những gì Ngài đã làm, chớ không phải Êli. Những gì Êli đã làm là nói ra lời kêu gọi của Đức Chúa Trời. Êli sẽ trở thành cấp lãnh đạo thuộc linh và cố vấn của Êlise, nhưng Êlisê phải hiểu rằng ông phải chịu trách nhiệm đối với Đức Chúa Trời, chớ không phải với con người.
Là tôi tớ của Đức Chúa Trời, chúng ta phải nhớ rằng chúng ta chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với Chúa về những gì chúng ta làm với đời sống của chúng ta. Đức Chúa Trời sử dụng những người nam và nữ trong đời sống chúng ta để tiếp cận, để dạy dỗ, để thách thức chúng ta, v.v..., nhưng họ chỉ là những công cụ mà Đức Chúa Trời sử dụng để chỉ dạy hay dẫn dắt chúng ta theo đúng phương hướng. Chúng ta phải chịu trách nhiệm lẫn nhau ở một cấp độ nào đó, nhưng trách nhiệm tối hậu của chúng ta là trách nhiệm đối với Chúa (Roma 14.11-12). Đối với tôi dường như là có một nguyên tắc quan trọng ở đây. Một trong các mục tiêu của chức năng lãnh đạo, là đối với bậc làm cha làm mẹ, là phải giúp cho người ta học biết chịu trách nhiệm đối với Đức Chúa Trời (Hêbơrơ 13.17).
Lễ kỷ niệm sự kêu gọi và sự đầu phục của Êlisê (19.21a)
Đôi bò và các nông cụ, cái cày với cái ách bằng cây, tiêu biểu cho những công cụ làm ăn của ông, là phương tiện và là nền tảng cho cuộc sống của ông trong quá khứ. Câu 21, về mặt cơ bản, là tuyên ngôn của Êlisê về sự ông đầu phục bước theo Chúa. Thực ra, ông đã đốt bỏ mấy chiếc cầu nối và kể quá khứ mình là lỗ đối với Chúa mà ông kể là lợi, rồi tiếp thu đời mới và chức vụ mà Đức Chúa Trời đã dành cho ông trong vai trò một vị tiên tri (Philíp 3). Êlisê đã tỏ ra cho gia đình và bạn hữu thấy rằng ông đã có những mục tiêu, chủ đích, sự cảm thúc mới mẻ, những sự đầu phục, các giá trị và những điều ưu tiên mới mẻ. Hành động của ông tỏ ra sự ông cương quyết không bao giờ ngó lại đàng sau, không bao giờ tìm cách lui đi, hoặc lìa khỏi sự kêu gọi của Đức Chúa Trời bất luận chức vụ ấy có khó khăn ngần nào. Đây là cái “phải” dành cho hạng tín đồ và đặc biệt dành cho các cấp lãnh đạo thuộc linh. Roma 12.1-2 hình thành nên nền tảng cho phần nhấn mạnh nối theo sau. Roma 12.3-21 khuyên chúng ta phải nhận biết và sử dụng các ân tứ của mình trong chức vụ.
Qua các hành động của Êlisê, Đức Chúa Trời đang tỏ ra cho chúng ta thấy chúng ta cần phải phát triển một thái độ không bằng lòng thú nhận mình thua cuộc, không bao giờ nói “Ta bỏ cuộc”. Cuộc sống và sự hầu việc dành cho Chúa giống như một cuộc chạy băng ngang qua xứ vậy – không phải chạy nước rút 100m đâu! Một trong những nhu cần quan trọng nhất trong sự sống Cơ đốc là những người làm cha làm mẹ, những người làm chồng làm vợ, hay là hạng tôi tớ trong bất kỳ lãnh vực nào là phải gánh chịu với sự đầu phục. Chúng ta cần phải trở thành hạng người chuyên giải quyết nan đề, làm việc qua các nan đề hơn là bỏ cuộc. Êlisê đã đốt bỏ những chiếc cầu nối phần đời quá khứ của mình.
Sự chuẩn bị của Êlisê (19.21b)
Êlisê trở thành bạn cùng làm việc, là tôi tớ của Êli (II Các Vua 3.11). Thì giờ ông ở với Êli không những là được dạy dỗ về thần học và thực tập chức vụ với những người khác, mà còn là sự hạ mình, thuận phục theo uy quyền, trung thành, trung tín, và vâng phục trong vai trò một tôi tớ. Tất cả mọi điều nầy vốn quan trọng cho sự tập huấn và sự sửa soạn ông cho chức vụ. Muốn lãnh đạo, trước tiên một người phải học biết chịu ở dưới quyền. Muốn đưa ra những phương hướng, trước tiên một người phải học biết cách thức tiếp thu và bước theo phương hướng! Muốn sống trung tín, trước tiên một người phải học biết sự trung tín. Đây dường như là một trong những bài học trong Luca 16.10: “Ai trung tín trong việc rất nhỏ, cũng trung tín trong việc lớn; ai bất nghĩa trong việc rất nhỏ, cũng bất nghĩa trong việc rất lớn”. Phần chuẩn bị của Êlisê nhắc cho tôi nhớ tới lời bình của Đấng Christ trong Mác 10.43-45: “Song trong các ngươi không như vậy; trái lại hễ ai muốn làm lớn trong các ngươi, thì sẽ làm đầy tớ; còn ai trong các ngươi muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi mọi người. Vì Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta”.
PHẦN KẾT LUẬN:
Đức Chúa Trời đã đặt một chiếc áo choàng, một lời kêu gọi, trên từng tín đồ trong Đức Chúa Giêxu Christ (I Phierơ 4.10-11). Là chức thầy tế lễ tin theo Chúa, chiếc áo choàng nầy là (các) ân tứ thuộc linh mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta. Là những người được ơn, chúng ta mỗi người phải trở thành hạng quản gia trung tín về chức vụ quản gia mà Ngài đã phó thác cho chúng ta về thì giờ, talâng, (gồm các ân tứ thuộc linh của chúng ta), của cải, và lẽ thật của Ngài. Điều nầy đòi hỏi loại đầu phục của Êlisê. Khi sự đầu phục không có ở đó, chúng ta sẽ chao đảo bên chiếc hàng rào và chúng ta sẽ không đủ sức đưa ra những quyết định có cần để bước theo Chúa. Không nghi ngờ chi nữa, đây là những gì Đức Chúa Giêxu Christ muốn nói tới trong Luca 14.26, 27 và 33. Ba điều kiện được nhắc tới trong Luca 14 xử lý với sự đầu phục toàn phần cần thiết. Không có sự đầu phục toàn phần, chúng ta không thể trở thành môn đồ của Ngài; chúng ta không thể đưa ra những quyết định có tính cách hy sinh mà sự đi theo Ngài đòi hỏi phải có. Điều nầy có ý nói tới một sự tái đánh giá lại mọi giá trị, mọi thứ tự ưu tiên, mọi thái độ, và mọi sự theo đuổi của chúng ta, nhưng trên hết mọi sự đó, phải trả lời câu hỏi, ai và cái gì là nguồn cội đức tin của bạn? Phải nguồn cội đó là Chúa không? Tôi có thực sự tin Ngài sẽ là mọi sự mà tôi có cần không? Hoặc thực tế thì đức tin của tôi có neo trong các chi tiết của cuộc sống – khoái lạc, địa vị, quyền lực, danh tiếng, của cải không? Êlisê, giống như Êli, là một con người bình thường, nhưng ông đã trở thành một con người cực kỳ phi thường vì ông rất sẵn sàng cho Chúa, vì ông đã hướng sự sống mình vào Chúa, bao gồm mọi thứ, và Đức Chúa Trời sẽ đại dụng ông theo những phương thức thật phi thường.
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét