Thứ Hai, 11 tháng 1, 2010

ELIJAH: SỨ ĐIỆP CỦA ÊLI



Bài 3:
SỨ ĐIỆP CỦA ÊLI
(I Các Vua 17.1)
PHẦN GIỚI THIỆU
Ai cũng biết Êli là con người của sự cầu nguyện. Giacơ, truyền khẩu cho chúng ta biết ông là “con lạc đà quì gối” vì đời sống cầu nguyện của chính ông, ông sử dụng Êli làm tấm gương chỉ ra quyền năng của một người công bình. Giacơ nói cho chúng ta biết: “Người công bình lấy lòng sốt sắng cầu nguyện, thật có linh nghiệm nhiều. Êli vốn là người yếu đuối như chúng ta. Người cầu nguyện, cố xin cho đừng mưa, thì không mưa xuống đất trong ba năm rưỡi” (Giacơ 5.16b-17).
Trong I Các Vua 17.1b, Êli dạn dĩ công bố với vua Aháp: “Ta đứng trước mặt GIÊHÔVA Đức Chúa Trời của Israel hằng sống mà thề rằng: Mấy năm về sau đây, nếu ta chẳng nói, chắc sẽ không có sương, cũng không có mưa”. Kết hai phân đọan nầy lại với nhau chúng ta biết đây là kết quả sự cầu nguyện của Êli. Êli tạo ra một mẫu mực xứng đáng chỉ ra quyền năng của sự cầu nguyện, nhưng sự cầu nguyện hiệu quả và có ý nghĩa không bao giờ là một sự thực hiện theo kiểu tôn giáo riêng tư, là việc chẳng có liên quan gì tới phần còn lại của đời sống thuộc linh và sự đồng đi với Đức Chúa Trời của một người. Cầu nguyện để đạt được nhiều việc và tới đến lỗ tai của Đức Chúa Trời, là sự dốc đổ của một mối tương giao phải lẽ với Đức Chúa Trời. Sự cầu nguyện phát xuất từ mối quan tâm, gánh nặng của một người, và là thực tại Đức Chúa Trời trong đời sống của một người. Sự cầu nguyện tuôn tràn từ nhận thức về nhu cầu, từ tấm lòng đầy dẫy đức tin, và từ sự khát khao muốn đạt được mọi mục đích của Đức Chúa Trời và sự vinh hiển Ngài được tỏ ra.
Như chúng ta đã thấy, Êli đã sống trong một thời điểm khi các nền tảng đang bị hủy diệt. Thời điểm ấy là thời điểm của sự sa sút về mặt thuộc linh và về mặt đạo đức. Xứ sở đã lìa bỏ luật pháp của Đức Chúa Trời và chuyển sang thờ lạy Baal-Melqart. Chúng ta đã thấy Êli vốn là một con người bình thường – một con người tình cảm giống như bạn và tôi. Ông cũng là một con người có tánh can đảm rất phi thường – một con người bằng lòng liều mạng sống mình vì sự vinh hiển và vì lý tưởng của Đức Chúa Trời. Chúng ta đã thấy từ sự ăn xài phung phí, Aháp phải đối mặt với vị tiên tri rất nghiêm khắc nầy, ông mặc áo bằng lông lạc đà, ông đã đứng với vóc dáng hiên ngang chống lại các thầy tế lễ dở hơi của thần Ba-anh. Tôi hình dung ông trông giống như một Abe Lincoln chống lại một Tiny Tim đang nhón chân đi trên hoa uất kim cương vậy.
Điều gì đã làm cho Êli có được lòng can đảm rất phi thường nầy? Có phải Đức GIÊHÔVA đã hiện ra cùng ông trong một giấc chiêm bao, hay phán với ông từ một bụi gai giống như đã phán với Môise không? Có thể lắm, song phân đọan Kinh thánh không nói như vậy. Đúng hơn, tôi tin sự dạn dĩ của ông sở dĩ có được là do một phương thức rất lạ lùng, ý thức chẳng có phần trong đó bao nhiêu. Tôi tin lòng can đảm ấy đã đến như một kết quả của sự bị cuốn hút vào thực tại Đức Chúa Trời nơi một con người bình thường. Lòng can đảm của ông là sản phẩm của sự quen biết thật thân thuộc với Đức Chúa Trời và lối sống trong mối tương giao mật thiết với Đức Chúa Trời qua Ngôi Lời và qua sự cầu nguyện. Trong quá trình ấy, các mục đích, các gánh nặng, mọi giá trị và những điều ao ước của Đức Chúa Trời đã được chạm khắc thật sâu đậm trong tấm lòng của ông. Bị đức tin thúc đẩy, ông đã cầu nguyện không có mưa phù hợp với những lời cảnh cáo và các nguyên tắc của sách Phục truyền luật lệ ký (Phục truyền luật lệ ký 11.16-17; 28.23-24). Rồi tin chắc nơi sự đáp trả của Đức Chúa Trời, vị tiên tri lao tới trước tuyên bố sứ điệp của ông cho Vua Aháp.
Trong bài 2 chúng ta đã xét qua con người Êli. Bây giờ chúng ta quay sang sứ điệp ngắn gọn, nhưng rất có quyền năng của ông. Sứ điệp của Êli cũng chiếu tỏa ánh sáng thần học và đức tin của ông ra đến nỗi trở thành gốc rễ cho lòng can đảm và mọi hành vi của ông. Sứ điệp của Êli cho Aháp trong I Các Vua 17.1b chia ra thành ba phần, mỗi phần hình thành một chìa khoá cung ứng cho chúng ta những cái nhìn thấu suốt vào lòng can đảm và đức tin của con người nầy. Những lời nầy cho thấy tấm lòng của vị tiên tri. Sự đầy dẫy ở trong lòng nên miệng mới nói ra. Vì vậy, nếu chúng ta muốn hiểu rõ con người nầy và học đòi tấm gương của ông, chúng ta cần phải xem xét những lời nói đầy quyền năng nầy.
Câu nói: “Đức GIÊHÔVA, Đức Chúa Trời của Israel hằng sống” dạy cho chúng ta biết ông rất tin quyết và nương cậy nơi Thân Vị của Đức Chúa Trời”.
Câu nói: “Ta đứng trước mặt Ngài” dạy cho chúng ta biết ông vốn nhận thức rõ về sự hiện diện của Đức Chúa Trời và vâng phục làm đại biểu của Đức Chúa Trời”.
Câu nói: “Mấy năm về sau đây, nếu ta chẳng nói, chắc sẽ không có sương, cũng không có mưa” cho thấy sự thật ông biết nương dựa vào mọi lời hứa của Đức Chúa Trời.
CHÌA KHÓA CHO LÒNG CAN ĐẢM VÀ ĐỨC TIN CỦA ÊLI
Chìa khóa thứ nhứt
“GIÊHÔVA Đức Chúa Trời của Israel hằng sống” cho chúng ta thấy Êli vốn tin quyết và nương cậy nơi Thân Vị của Đức Chúa Trời. “Hằng sống” là từ ngữ đầu tiên trong câu nói của Êli theo ngôn ngữ Hêbơrơ. Theo quan điểm của câu nói dứt khoát ấy, chỉ ra sự kiện Đức Chúa Trời vốn hiện hữu. Đức Chúa Trời đối với ông không phải là một ý niệm thần học đâu, song là một Đức Chúa Trời hằng sống rất cá biệt. Không những ông biết rõ về Đức Chúa Trời, mà ông còn biết Đức Chúa Trời theo cách riêng, sự nhìn biết ấy đã làm thay đổi đời sống của ông. Như Đaniên đã nói: “nhưng dân sự biết Đức Chúa Trời mình sẽ mạnh mẽ mà làm” (Đaniên 11.32).
Hiển nhiên là theo ngôn từ Hêbơrơ, cụm từ “hằng sống” và “Đức GIÊHÔVA” (Yahweh) vốn ràng buộc với nhau chớ không phải tách riêng ra như trong bản Kinh thánh Anh ngữ. Những từ ấy kết với nhau bởi điều mà ngữ pháp gọi là từ ghép maqqeph và có ý nói các từ ấy kết với nhau được xem là chỉ có một từ mà thôi. Sự kết nối nầy là cách thể hiện về luật khi đưa ra một lời thề hoặc một câu nói trang trọng chỉ ra sự thật. Chúng ta cần phải dịch từ nầy giống như bản Kinh thánh NASB bằng từ “như”. Đọc sát ý, câu nầy phải đọc như sau: “Như Đức GIÊHÔVA là hằng sống...chắc chắn sẽ không có sương hay là mưa...”. Ý nói: “Chắc thật như Đức GIÊHÔVA, Đức Chúa Trời của Israel hằng sống và mạnh mẽ, cũng vậy chắc chắn sẽ không có sương và mưa...”.
Muốn nắm bắt ý nghĩa của câu nầy, chúng ta hãy tập trung vào danh xưng: “Yahweh”. “Yahweh” [Đức GIÊHÔVA] có nghĩa là: “Ta là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu”. Từ nầy được rút ra từ động từ tiếng Hy bá lai hayah, có nghĩa là: “tự hữu, tự có”. Danh xưng nầy tự nó nhấn mạnh tình trạng sống động của Đức Chúa Trời, sự tự hữu rất thiết thực và là sự năng động của Ngài, danh xưng ấy cũng chỉ ra sự hằng hữu, quyền tối cao, và sự độc lập đời đời của Ngài. Hơn thế nữa, đây là danh xưng bởi đó Đức Chúa Trời tự tỏ chính mình Ngài ra cho Isarel là Đấng Cứu Chuộc của họ như đã có trong Xuất Êdíptô ký 3. Danh xưng ấy nhắc nhở chúng ta một cách mạnh mẽ rằng Ngài là Đức Chúa Trời của sự mặc khải đặc biệt và là Đức Chúa Trời của tình yêu cứu chuộc. Nói tóm lại, danh xưng nầy chỉ ra sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, sự khải thị của Ngài cho Israel, và sự cứu chuộc của Ngài cho xứ sở.
Sự xuất hiện của Êli, sứ điệp, và lời thề của ông, hết thảy đều dựa trên thực tại đầy sức sống của mọi sự mà Đức Chúa Trời đã nấy cho ông. Sự thật cho thấy rằng Đức Chúa Trời đã tự tỏ chính mình Ngài ra cho dân tộc. Ngài rất sống động và năng động trong mọi vụ việc của xứ sở và dân tộc. Như Thi thiên 33.12, 13, 18 nhắc cho chúng ta nhớ:
“Nước nào có GIÊHÔVA làm Đức Chúa Trời mình, dâ tộc nào được Ngài chọn làm cơ nghiệp mình có phước thay! Đức GIÊHÔVA từ trên trời ngó xuống, nhìn thấy hết thảy con cái loài người...kìa, mắt của Đức GIÊHÔVA đoái xem người kính sợ Ngài, cố đến người trông cậy sự nhơn từ Ngài...”
Aháp, Giêsabên, và các tiên tri Ba-anh tưởng họ đã thành công trong việc giết chết, ướp và chôn cất Đức Chúa Trời của Israel cùng với sự thờ phượng Ngài, Lời của Ngài, và các đại biểu của Ngài. Thi thiên 50.21 nhắc cho tôi nhớ: “Đó là điều ngươi đã làm, còn ta nín lặng...ngươi tưởng rằng ta thật Ysơraên như ngươi; nhưng ta sẽ trách phạt ngươi, trương các điều đó ra trước mặt ngươi”.
Tương tự như thế cho hôm nay, thế giới hiện đại, những nhà nhân loại học, các nhà cách mạng, những nhà thần học hào phóng, các hệ phái, và những người chạy theo Phong Trào Kỹ Nguyên Mới nói chung, họ nghĩ Cơ đốc giáo, Kinh thánh, hôn nhân, và đạo đức với mọi thứ tuyệt đối đều là chết cả thảy. Chắc chắn họ nghĩ những điều tuyệt đối về mặt đạo đức đều không có chỗ tác động nào trên những quyết định chính trị và đạo đức của xã hội chúng ta. Họ nói Cơ đốc giáo quá lỗi thời, cũ kỹ, quá hạn rồi. Con người đang sống trong tình trạng phi đạo đức thường nghe câu nói: “chúng ta đang sống trong thập niên 90 mà...”, trong khi xã hội phát triễn còn nhanh hơn những tư tưởng ngu dại ấy. Tưởng chừng như Đức Chúa Trời không còn là vấn đề cho cuộc sống nữa và người ta có thể bất chấp Đức Chúa Trời mà chẳng hề hấn gì cho họ và cho xã hội. Thế nhưng những cá nhân, cũng như các quốc gia, không thể bất chấp Lời của Đức Chúa Trời mà không gặp những hậu quả trầm trọng, giống như nước chảy tràn qua một cái đập, tuôn tràn qua từng phương diện của xã hội. Nhận biết và tin chắc đây là bí quyết cho lòng dạn dĩ của Êli, cho sự hiện diện của ông trước mặt nhà vua, là Aháp, và là lý do cho cơn hạn hán nối theo sau. Đó là sự phán xét đến từ Đức Chúa Trời hằng sống.
Êli không bị tiêm nhiễm bởi trạng thái của thời đại ấy, cũng không bị tiêm nhiễm bởi sự im lặng của Đức Chúa Trời những điều mà dân sự thường phạm phải khi Ngài dửng dưng hoặc Ngài như không có thực. Thay vì thế, Êli đem lòng tin quyết nơi Đức Chúa Trời không những là hằng sống, mà còn có mặt ở khắp mọi nơi rất cá nhân và rất năng động trong những vụ việc của cả Israel và các nước. Với sự phấn khởi về thực tại của Đức Chúa Trời và Thân Vị Ngài, Êli đã hành động theo mọi lời hứa của Đức Chúa Trời. Ông đã cầu nguyện và công bố ra sứ điệp của ông cho Aháp biết. Đức Chúa Trời không những là hằng sống và mạnh mẽ, mà Ngài còn đang hoạt động trong lịch sử của nhân loại. Sự thật nầy đã làm biến đổi đời sống của Êli. Bởi câu nói: “như Đức Giêhôva là hằng sống...” Êli không những đã công bố thực tại Đức Chúa Trời của Israel là Đức Chúa Trời chơn thật duy nhứt, mà còn công bố ra sự thật Đức Chúa Trời là siêu việt hơn các ý niệm giả dối của con người cùng các hình tượng ngoại đạo của các nước nữa. Êli đã công bố, đây không phải là ý tưởng nào đáng kể của con người về Đức Chúa Trời, mà là sự khải thị của Đức Chúa Trời của Kinh thánh – chỉ một mình Ngài là Đức Chúa Trời chơn thật. Tương tự thế, trách nhiệm của chúng ta là phải nhận biết Đức Chúa Trời theo cách quen thuộc, rồi công bố Đấng Christ của Kinh thánh là Đấng Cứu Thế và là Đức Chúa Trời chơn thật.
Hết vua nầy đến vua khác trong vương quốc phía Bắc của Israel đã công khai bất chấp Đức Giêhôva và bất chấp Ngài không cần biết tới hậu quả. Ý tưởng ấy rất thịnh hành trong suy tưởng của con người (cũng một thể ấy cho hôm nay). Giêhôva Đức Chúa Trời không thực sự hằng hữu, hoặc Ngài chẳng có lòng quan tâm hay chẳng dính líu gì với Israel hết. Đây là một hình thái thần thánh rất tinh vi, vì nó đã ăn luồn vào kể từ khi dân sự bị nhiễm bởi suy tưởng thờ lạy hình tượng của các nước. Sự thật nầy rất hiển nhiên trong một số phân đoạn như Sôphôni 1.12; Êxêchiên 8.12; 9.9; Malachi 3.14. Qua đời sống và sứ điệp của Êli, ý tưởng về thần thánh đã bị thách thức và sự phán xét đã được công bố và đã nếm trải. Truyền đạo 8.11-12 đưa đến một bài học quan trọng cho chúng ta:
“Bởi chẳng thi hành ngay án phạt những việc ác, nên lòng con loài người chuyên làm điều ác. Vì kẻ có tội làm ác một trăm lần vẫn được trường thọ; dầu vậy, ta biết rằng kẻ kính sợ trước mặt Đức Chúa Trời, sau rốt ắt được phước”
Tương tự, chúng ta cần phải giải thích công khai từ những sự kiện cho thấy xứ sở nầy đang nếm trải sự hư không, vô ích dường bao vì cớ mọi niềm tin của nó. Chúng ta đang kinh nghiệm một cơn hạn hánh về thuộc linh và đạo đức như một sự phán xét đến từ Đức Chúa Trời vì xứ sở nầy đã đặt lòng tin cậy của mình vào mọi việc khác chớ không phải đặt trên Chúa của Kinh thánh. Bởi những sự kiện mà tôi đang nói tới phần lịch sử và cơ nghiệp của chúng ta trong quá khứ là một xứ sở Cơ đốc. Đây không phải là những điều bịa đặt trong sự tưởng tượng của ai đó, đây là những sự thật của lịch sử. Nhưng chúng ta đã vứt bỏ cái nền ấy và với sự đổi thay đó xuất hiện sự suy thoái đạo đức như hiện nay và sự thất bại của xã hội chúng ta khi xử lý mọi nan đề của nó. Các chương trình to lớn được phát triển với những nhà nhân loại học và chính quyền để cải thiện xã hội đã không phục sự và không thể tách rời đức tin nơi Đức Chúa Trời hằng sống. Những nhà sáng lập ra Hiến Pháp của chúng ta đều biết rõ và đã nói ra điều nầy. Vào ngày 11 tháng 10 năm 1798, Tổng thống John Adams đã phát ra bài diễn văn của ông với quân đội:
“Chúng ta không có chính quyền được vũ trang bằng sức mạnh để tranh đấu với tình cảm của con người không bị đạo đức và tôn giáo ngăn trở. Sự tham lam, dã tâm, báo thù, và tà dâm sẽ phá vỡ những sợi dây mạnh nhất trong Hiến Pháp chúng ta giống như con cá voi băng xuyên qua chiếc lưới vậy. Hiến pháp của chúng ta được lập ra chỉ cho hạng người đạo đức và tôn giáo mà thôi. Nó không xứng với chính quyền của ai khác”.
Lời của Đức Chúa Trời nhắc cho chúng ta nhớ tới câu nầy trong Thi thiên 127: “Nhược bằng Đức Giêhôva không coi giữ thành, thì người canh thức canh uổng công” (Thi thiên 127.1b). Mọi xã hội đều cần tới những gì tương đương với người canh – cảnh sát và quân đội. Tuy nhiên, khi trước tiên không thấy có đức tin nơi Chúa, như khi quốc gia chúng ta mới bắt đầu, lòng tin của xã hội sẽ rơi vào chỗ trống không. Lời lẽ đầu tiên trong Thi thiên 127: “Nếu Đức Giêhôva không cất nhà, thì những thợ xây cất làm uổng công”, nhắc cho chúng ta nhớ tới một nguyên tắc áp dụng cho gia đình. Qua việc nhắc tới gia đình trước tiên, chúng ta đang chỉ ra mọi ưu điểm của nó. Tính cách của các cấp lãnh đạo quốc gia đều được hình thành từ gia đình. Gia đình thế nào thì xã hội thế ấy. Điều nầy có nghĩa là, chúng ta cần phải sinh sống loại đời sống Cơ đốc rõ ràng tuyên bố thực tại Đức Chúa Trời, loại đời sống bày tỏ ra sự bất lực và sự hư không của hệ thống tin tưởng sai quấy của thế gian. Êli đang tuyên cáo rằng mọi đối tượng thờ lạy của họ đều chẳng có sự sống và không có khả năng cứu rỗi hay để làm thỏa mãn mọi nhu cần của họ (mưa và mùa màng v.v...).
Chìa khoá thứ hai
Cụm từ: “Ta đứng trước mặt...” cho thấy hai việc về Êli: Ông nhận thức rõ về sự hiện diện của Đức Chúa Trời và biết đầu phục trong vai trò đại biểu của Đức Chúa Trời. Không những Êli tin chắc vào sự sống động của Đức Chúa Trời mình, mà ông còn nhận thức rõ về sự hiện diện cá nhân của Đức Chúa Trời nữa. Ông biết rõ Đức Chúa Trời đang ở cùng và ông là đại biểu riêng của Chúa nữa – một người được Đức Chúa Trời của vũ trụ hằng sống sai phái. “Ta đứng trước mặt” cho thấy phần nhận thức của Êli, ông biết rất rõ Đức Chúa Trời đã ở cùng ông. Đức Chúa Trời đã sai phái ông. Ông đã ở dưới con mắt quan phòng, bảo hộ, tiếp trợ, mặc lấy quyền năng, cùng mọi lịnh lạc của Đức Chúa Trời. Câu nói nầy cũng làm nổi bật lòng trung thành của Êli đối với Đức Chúa Trời của Israel đi ngược lại với sự bất trung của đại đa số quần chúng trong Israel dưới hệ thống thờ lạy hình tượng giả dối của Ba-anh. Người ta có thể nói chúng ta sống rất khác biệt vì cớ mối giao thông của chúng ta với Chúa không? Rốt lại, câu nói nầy cho thấy rằng đức tin của Êli ít nhất đã neo trong 3 quan niệm của Kinh thánh, các quan niệm ấy đã hiện hữu trong lý trí và lương tâm của ông, và các quan niệm đó đã tác động và cai quản đời sống ông. Chúng đã cung ứng câu chuyện của ông, sự can đảm và lực tác động để đứng trước mặt Vua Aháp. Đó là:
(1) Thân vị của Đức Chúa Trời: Êli vốn có sự toàn năng và toàn tri của Đức Chúa Trời trong lý trí khi ông thốt ra những lời lẽ nầy. Ông vốn biết rằng chẳng có một chỗ nào tránh khỏi được con mắt quan phòng và chăm sóc của Đức Chúa Trời hết (Thi thiên 139; Giô-suê 1.8).
(2) Chương trình của Đức Chúa Trời: Là một người Israel có đức tin sống dưới giao ước của Đức Chúa Trời và là một nhân vật với ân tứ của một tiên tri, Êli vốn biết ông là một đại biểu riêng của Đức Chúa Trời hằng sống, là người có trách nhiệm phải: “rao giảng nhơn đức của Đấng đã gọi anh em ra khỏi nơi tối tăm, đến nơi sáng làng lạ lùng của Ngài” (I Phierơ 2.9).
(3) Quyền năng và sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời: Với sự hiện diện và mọi lịnh lạc của Đức Chúa Trời, và với quyền phép, sự bảo hộ và sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời để làm theo mọi điều mà ông được kêu gọi để lo làm. Tôi nhớ tới hai chứng nhân của Khải huyền 11, họ sẽ ra đi với tâm thần và quyền năng của Môise và Êli, và họ sẽ được bảo hộ cho tới chừng thi hành xong chức vụ (đối chiếu Mathiơ 28.18-19).
Chúng ta hãy tập trung vào câu nói của Êli khi câu nói ấy gắn liền với sự toàn tri của Đức Chúa Trời. Là Đức Chúa Trời cao cả, Ngài trỗi hơn mọi sự, Ngài vượt lên trên và ở bên ngoài vũ trụ, hoàn toàn độc lập đối với vũ trụ đó, Ngài hoàn toàn phân rẽ ra khỏi, ở ngoài thời gian và loài thọ tạo, ngự ở trên cao, và được tôn cao hơn các từng trời. Ngài là vua đang nắm quyền tể trị, là Đức Chúa Trời độc lập và toàn năng của vũ trụ (Thi thiên 103.19; 113.4-5; 115.3; 123.1). Với mọi sự nầy, Ngài là nguồn của mọi uy quyền, năng lực, và sự giải cứu. Trong khi Đức Chúa Trời là như thế, Ngài cũng là Đức Chúa Trời toàn tại, Ngài điều khiển thời gian và loài thọ tạo. Ngài đã dựng nên vũ trụ và Ngài đang nâng đỡ nó – từng nguyên tử và từng phân tử được Ngài giữ vững (Côlôse 1.16-17; Hêbơrơ 1.3). Đức Chúa Trời cũng có mối quan hệ thân mật với loài thọ tạo của Ngài – đặc biệt với con người. Mặc dù tách biệt với loài thọ tạo của Ngài, Đức Chúa Trời là toàn tại, Ngài hiện diện khắp mọi nơi trong loài thọ tạo và trong đời sống chúng ta. Châm ngôn 5.21 chép: “Vì các đường của loài người ở trước mặt Đức Giêhôva; Ngài ban bằng các đường lối của họ”. Và Thi thiên 33.13-14 dạy chúng ta: “Đức Giêhôva từ trên trời ngó xuống, nhìn thấy hết thảy con cái loài người. Ngài ngó xuống từ nơi ở của Ngài, xem xét hết thảy người ở thế gian”.
Chúng ta không thể làm gì, chúng ta không thể suy nghĩ gì, không một nơi nào chúng ta đi tới mà không có Đức Chúa Trời ở đó, Ngài biết rất rõ nơi ấy. Điều nầy có ý nói tới 4 việc: (a) Cái tổng thể của Đức Chúa Trời hiện diện khắp mọi nơi mọi lúc, tuy nhiên, Ngài biệt riêng và độc lập đối với thế gian, mọi vật, cùng các loài thọ tạo trong thế gian. (b) Không có một giới hạn nào cho sự hiện diện của Đức Chúa Trời và không có một chỗ nào gần gũi Đức Chúa Trời hơn. (c) Ngài không cần phải đi đâu và Ngài có thể hành động bất cứ đâu trong vũ trụ ngay lập tức với quyền phép của Ngài. (d) Đức Chúa Trời ở bên trên, bên dưới chúng ta, ở hai bên cạnh của mọi sự và bên trong mọi người cùng một lúc theo một phương thức không thể giải thích được. Êli được lẽ thật nầy củng cố khi ông đứng trước mặt Aháp, Giêsabên, và hơn 400 tiên tri Ba-anh đang chống nghịch lại ông – cộng với một. Điều nầy có ý nói Êli đã ở trong đại đa số với Đức Chúa Trời, là Đấng đang ngự ở trên cao, dưới thấp và bất cứ đâu với ông.
Êli đang sống trong ánh sáng của sự toàn tại của Đức Chúa Trời và quen thuộc với sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Ông được coi là người của Đức Chúa Trời và của mọi lời hứa theo Lời của Đức Chúa Trời. Người nào nhận biết Chúa không bao giờ ở một mình đâu. Chúng ta thường có cảm giác giống như tôi tớ của Êli, hoàn toàn một mình, song chúng ta không bao giờ ở một mình đâu. Nhu cần của chúng ta là đến gần Ngài và nhận biết sự hiện diện của Ngài, hơn là vạch ra nhiều kế hoạch để duy trì sự sống. Nhưng Đức Chúa Trời không những hiện diện như một Đấng Toàn Tri, mà Ngài còn tự bày tỏ chính mình Ngài vì ích cho chúng ta, vì Ngài yêu thương chúng ta, đã làm mọi sự cho chúng ta trong Đấng Christ, và đã chọn sử dụng chúng ta như những cái bình đáng dùng để bày tỏ ra tình yêu của Ngài (Giô-suê 1.9; Phục truyền luật lệ ký 31.6-8; Mathiơ 28.10; Hêbơrơ 13.5-6).
Hãy xét câu nói của Êli khi câu nói nầy quan hệ tới chức vụ của ông trong vai trò đại biểu cá nhân của Chúa. Đây là một trong những phép lạ của Chúa Tể vũ trụ, rằng Đức Chúa Trời Toàn Năng, vô hạn, Ngài siêu việt và hoàn toàn độc lập, Ngài có thể sử dụng bất kỳ một phương tiện nào Ngài muốn, dù Ngài đã dựng nên chúng ta theo ảnh tượng của chính Ngài đến nỗi chúng ta trở thành đại biểu mắt thường trông thấy được của Đức Chúa Trời không thấy được. Thậm chí sau sự sa ngã, Ngài hãy còn chọn lựa để sử dụng những tín đồ làm đại diện của Ngài cho một thế giới sa ngã trong tội lỗi (Thi thiên 8).
Êli hiểu là một tín đồ và là một tiên tri, ông không sống trên đất chỉ để có một thời gian an nhàn hoặc tìm kiếm sự thoả lòng và yên ủi riêng cho chính mình. Ông vốn biết rõ ông có mặt ở đó để đại diện cho Chúa thật dạn dĩ và kiên quyết trong cuộc chiến với mọi thế lực của Satan đặng chiếm lấy linh hồn của nhiều người và làm vinh hiển cho Đức Chúa Trời. Hơn nữa, Êli đã sống trong một thời kỳ khi có nhiều tín hữu sống lén lút trong các hang động, sợ hãi không dám nói. Họ đang hành động giống như Đức Chúa Trời đã chết hoặc đã bỏ đi đâu mất rồi vậy. Ông có thể nói: “Được thôi, chẳng ai chịu đứng đây, thì ta cũng thế thôi”.
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thời điểm khi thế gian đang thách thức mọi niềm tin Cơ đốc và người ta đang kêu la cần có câu trả lời. Đấy là lúc khi mọi cánh đồng đều đang trắng cho mùa gặt. Tuy nhiên, có nhiều Cơ đốc nhân đang lén lút sống trong những hang động của chủ nghĩa vật chất và tiện nghi, họ sợ hãi chẳng dám liều mạng sống hay danh tiếng của họ cho Chúa. Hoặc, thay vì làm đại biểu cho Chúa, chúng ta đang làm đại biểu cho chính mình trong mấy trò chơi vua chúa thuộc linh của hòn núi, bảo hộ cho mãnh đất của riêng mình, hay chỉ lo làm công việc thật bình thường mà chẳng ý thức chi hết về sứ mệnh của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta trong thế gian nầy. Chúng ta lắp bắp trong hoảng kinh khi đương diện với một kẻ thờ lạy hình tượng vì chúng ta chẳng tiếp thu Kinh thánh đủ và không dám chắc đủ về đức tin của mình. Hoặc, có lẽ chúng ta đang bị ngạt thở và bị vây bọc bởi những bụi gai, các cây dại và mọi gốc nho ngày càng lớn lên của mọi chi tiết trong cuộc sống – những thứ mà Chúa gọi là “sự dối gạt giàu có đời nầy”. Nhưng Đức Chúa Trời hãy còn đang tìm kiếm những người nam người nữ bởi đức tin quan tâm đến sự hiện diện của Ngài, làm đại diện cho Ngài và đối mặt với những thách thức, rủi ro trong thời của chúng ta với mọi “chủ nghĩa” đa dạng của nó (đối chiếu Êxêchiên 22.29-31).
Chìa khoá thứ ba
Câu nói: “Mấy năm về sau đây, nếu ta chẳng nói, chắc sẽ không có sương, cũng không có mưa” cho thấy ông vốn đặt lòng tin cậy vào mọi lời hứa của Đức Chúa Trời. Êli đã đến đứng trước mặt Vua Aháp và thốt ra câu nói nầy vì ông đặt lòng tin cậy vào các nguyên tắc, mọi lời hứa, và những lời cảnh cáo có trong Lời của Đức Chúa Trời, và nương vào lời cầu nguyện được nhậm khi lời cầu nguyện ấy dựa theo Lời Đức Chúa Trời và quan tâm tới sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
Lời cầu nguyện của Êli xin đừng có mưa không phải là lời cầu nguyện ông dâng lên vì sự tưởng tượng riêng của ông hay vì ông quá giận dữ đối với Giêsabên đâu. Mà đúng hơn, ông đang hành động căn cứ theo lẽ thật của Ngôi Lời. Ông đang đứng vững vàng trên mọi lời hứa. Lời cầu nguyện và câu nói của ông với Vua Aháp đều là kết quả của việc nhận biết và tin tưởng các lời hứa trong Kinh thánh (đối chiếu Phục truyền luật lệ ký 11.8-32; 28.23-24 với I Các Vua 18.18. Điều nầy cho thấy Êli đang nương cậy vào các nguyên tắc của Phục truyền luật lệ ký 11). Hãy nhớ, các tiên tri của Ba-anh đều xưng Baal-Melqart là thần sấm sét, thần mưa, và thần của vụ mùa thật trúng. Lời công bố của Êli trong I Các Vua 17.1 mạnh mẽ thách thức thực tại của thần linh và đức tin của họ. Lời công bố đó tỏ ra Ba-anh là thần linh giả hiệu, bất lực, và các tiên tri của Ba-anh đều là những kẻ nói dối. Lời công bố đó cũng tỏ ra lẽ thật và sự cứu rỗi chỉ thấy có nơi các tiên tri của Đức Giêhôva, gồm những người đã rao báo về Đức Chúa Trời.
Tương tự thế cho hôm nay, chúng ta có trách nhiệm bày tỏ bằng cách thức chúng ta sinh sống (mọi ưu điểm và giá trị của chúng ta), và bởi sự cá nhân chứng đạo của chúng ta, lẽ thật của Giăng 14.6 và Công vụ các Sứ đồ 4.12: “Ví bằng các ngươi biết những sự nầy, thì có phước, miễn là các ngươi làm theo” (Giăng 13.17), và “những kẻ nghe và giữ lời Đức Chúa Trời còn có phước hơn” (Luca 11.28). Việc thuật lại cho người ta biết hạnh phúc và ý nghĩa thật trong cuộc sống chỉ đến từ Chúa và bày tỏ điều đó ra bằng các ưu điểm, sự trung tín, sự chơn thật, và bởi những theo đuổi về Kinh thánh đang cai quản, lèo lái đời sống chúng ta tương đương với nhau.
KẾT LUẬN
Earl Nightingale, một chuyên gia nghiên cứu về lực tác động, đã nói: “bất cứ đâu có nguy hiểm, ở đấy có cơ hội; bất cứ đâu có cơ hội, ở đấy tiềm tàng nguy hiểm”. Góp phần và làm theo những gì Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta làm bao gồm việc tìm kiếm và cứu rỗi linh hồn, là nắm lấy chỗ đứng nghịch lại xu hướng vô đạo của một xã hội, hoặc thách thức một anh chị em trong Đấng Christ, luôn luôn là một công việc đầy sự liều lĩnh.
Trong quyển Kindred Spirit, Larry Dinkins viết:
“Trước hay sau sự vâng phục Đại Mạng Lịnh đều có sự liều lĩnh đó. Chữ “lan truyền” ngày nay không phải là “liều lĩnh” mà là “an ninh, bảo đảm”. Liều lĩnh rất được ưa chuộng giống như một trò chơi chớ không giống như một cung cách sống. Người ta vốn ưa thích có an ninh về xã hội, an ninh cho gia đình, bảo đảm tiết kiệm và vay mượn, và đặc biệt các mối quan hệ chắc chắn. Vấn đề là đây: sự an ninh của chúng ta theo văn hoá đông phương có khuynh hướng cách ly chúng ta ra khỏi mọi nhu cần thực sự quanh chúng ta trong khi cùng thời điểm ấy khoái lạc tăng thêm và đau khổ thu nhỏ lại.
“Mới đây tôi có nghe Chuck Swindoll đưa ra lời xác quyết nầy: `trong quá trình ngày càng già đi, chúng ta mất đi sự ham muốn liều lĩnh. Đó là sự mất mát đáng buồn. Chúng ta trở nên tinh vi, dè chừng, cẩn thận. Chúng ta gọi đó là khôn ngoan – bấy nhiêu đó chính là hèn nhát. Chúng ta sợ bước đi những bước đức tin khỗng lồ. Chúng ta ở lại gần bờ hơn là lao vào chỗ sâu. Chúng ta muốn biết sự an ninh của chúng ta có bị vùi dập ở cuối con đường hay không!?!
Dunkins cũng viết:
“Trong kỳ nghỉ phép tôi có nghe Tấn sĩ Keith Phillips, lãnh đạo của World Impact, đưa ra lời làm chứng về sự bắt giam một người nghèo sống trong thành phố. Tấn sĩ Phillips đã cố gắng phục sự ở khu vực Watts ở Los Angeles do sự hoán đổi. Thế nhưng chức vụ trong khu ổ chuột của ông ở một khoảng cách xa không làm thoả mãn mọi nhu cầu. Sau cùng ông đã dời cả gia đình vào khu nhà mà ông hiện đang cư trú. Trong ba tháng đầu tiên, căn hộ của họ bị ăn trộm thường xuyên đến nỗi họ phải dựng lên tấm biển: “ĐI THẲNG VÀO, LẤY CÁI GÌ BẠN MUỐN, XIN ĐỪNG LÀM BỂ CHIẾC ĐỒNG HỒ”.
Tôi cảm thông với gia đình Phillips, khi họ bị ăn trộm và mọi điều rủi ro mà họ đã gặp phải. Bạn sẽ suy nghĩ một câu hỏi thật hay: “Điều đó tốt cho các vị giáo sĩ thôi, nhưng tôi không có ý đồ đến sống trong một khu ổ chuột, nơi tụ tập băng đảng, hay dựng một nhà thờ trong chỗ đất thù nghịch. Mọi điều nầy có quan hệ với tôi như thế nào?” Việc đầu tiên là phải nhận ra rủi ro không hạn chế ở những khu nhà ổ chuột, giữa các tiểu bang, hay những công trường hải ngoại. Mọi người lân cận khó chịu hoặc một người thân ngoan cố có thể trở thành mối đe doạ giống như một tên du côn ra từ phố Watts hay nơi tụ tập băng đảng dọc đường kia. Bắc một nhịp cầu thân hữu với ai đó thuộc chủng tộc hay lai lịch khác trong cộng đồng của quí vị có thể trở thành to lớn như chiếc hàng rào đối với các vị giáo sĩ ở Columbia.
Một lần nữa, tôi nhớ tới lời lẽ của Đaniên: “nhưng dân sự biết Đức Chúa Trời mình sẽ mạnh mẽ mà làm” (Đaniên 11.32). Rõ ràng, thắc mắc to lớn ở đây là – chúng ta thực sự nhìn biết Đức Chúa Trời của chúng ta như thế nào?
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét