Bài 8:
LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI ĐẾN VỚI ÊLI
(I Các Vua 18.1-6)
Sự đương đầu tại Núi Cạtmên (Bối cảnh 1)
PHẦN GIỚI THIỆU:
Các truyện tích trong Kinh Thánh được xây dựng quanh ba yếu tố chính: bối cảnh, nhân vật, và một cốt truyện. Thêm vào ý nghĩa có tính văn học sử, bối cảnh thường gợi ra ý nghĩa có tính tượng trưng. Khe Kêrít, nơi cắt đứt, và Sarépta, một nơi luyện lọc, cả hai đều phác hoạ ra ý tưởng thử thách và luyện lọc mà Đức Chúa Trời đưa chúng ta trải qua để biến đổi tánh tình của chúng ta. Bối cảnh của Núi Cạtmên cũng có tính biểu tượng như thế. Trong Kinh Thánh, sự mặc khải thường diễn ra trên các ngọn núi (thí dụ, cuộc gặp gỡ với Đức Chúa Trời của Môise trên Núi Sinai; cuộc chạm trán của Êli với các thầy tế lễ thần Baanh trong chương nầy trước mặt cả Israel; cuộc chạm trán của ông với chính mình Đức Chúa Trời trong chương 19; và sự hoá hình của Chúa Giêxu trên Núi Ôlive).
Chương 18 là câu chuyện nói về sự đối đầu của Êli với các thầy tế lễ thần Baanh trên Núi Cạtmên, nhưng đây cũng là câu chuyện nói tới phần kết thúc của ba năm rưỡi hạn hán trong xứ Israel. Thực ra, trong cách duy trì cốt truyện trong câu chuyện nói tới Êli là một loại truyện tích anh hùng, cuộc đối đầu trên Núi Cạtmên đã được vạch ra hầu tỏ bày hai sự việc: (a) ấy là cơn hạn hán không những là một sự trùng khớp tình cờ của thiên nhiên, mà còn là thứ kỷ luật thiêng liêng đến từ Đức Giêhôva nữa, là Đức Chúa Trời chơn thật có một, và (b) cơn mưa và sự kết thúc nạn hạn hán đều là công việc của Đức Giêhôva. Đây không phải là công việc của thần Baanh, là thần mà người ta gọi là thần sấm, thần mưa, và thần trúng mùa đâu! Chương nầy và sự cố Cạtmên đã được vạch ra để dạy cho chúng ta biết rằng các thần giả dối dù là loại nào – vật chất, tư tưởng, hay con người – toàn bộ đều là bất xứng cả. Tất nhiên, dù là thần nào mà chúng ta đem lòng tin cậy đặt vào đó thay vì Đức Chúa Trời hằng sống chơn thật đều là thần giả dối như đã được đề ra cho chúng ta trong Kinh Thánh.
Trong quá trình phát triển câu chuyện rộng rãi nầy cùng lẽ thật của nó, một số các sự cố và diễn tiến nhỏ hơn đang xảy ra và mỗi thứ đó đều có sứ điệp riêng của nó để thuật lại và dạy dỗ lẽ thật, đấy là một chi tiết trong câu chuyện và hình ảnh lớn lao hơn. Chúng ta hãy tập trung sự chú ý của mình vào sự đến của Lời Đức Giêhôva cho Êli cùng những phương hướng mới mà ông đã nhận lãnh từ nơi Chúa, mọi điều đó đứng vững chắc đối ngược lại mọi hành vi của Aháp.
Như một phần ôn lại ngắn ngủi về bối cảnh, chúng ta đã nhìn thấy Êli trong các điều kiện khác nhau:
(1) Trong 17.1 chúng ta nhìn thấy ông công khai đương diện với Aháp gian ác lần đầu tiên và cảnh cáo Aháp về cơn hạn hán hầu đến. Ông đã làm như thế như một người biết đứng vững, sống cho và hầu việc trong sự trung kiên tỉnh thức và sống động cho Đức Giêhôva, là Đức Chúa Trời chơn thật của Israel. Sự thật về nạn hạn hán và giờ đây sự kết thúc nạn ấy bởi lời nói của Êli nối theo sau là cuộc thử thách trên Núi Cạtmên, sẽ minh chứng rằng chỉ có hạng tiên tri của Đức Giêhôva mới đại diện cho Đức Chúa Trời chơn thật và nói ra lẽ thật, và Đức Chúa Trời đòi hỏi sự vâng phục từ phía dân sự Ngài. Một thời kỳ cảnh tỉnh và công bố.
(2) Kế đó chúng ta nhìn thấy vị tiên tri đang sống ẩn dật bên cạnh khe Kêrít, không nghi ngờ chi nữa đã trở thành một thời gian dành cho ông ở riêng một mình với Đức Chúa Trời hầu rút tỉa mọi nguồn lực siêu nhiên của mình từ nơi Chúa – Ngôi Lời và sự cầu nguyện. Đây là một thời kỳ sửa soạn cho những việc hầu đến.
(3) Sau cùng, chúng ta nhìn thấy Êli ở Sarépta trong nhà của người đờn bà goá nghèo khổ. Điều nầy đã trở thành một nơi thử nghiệm, làm chứng và khẳng định.
Tất cả mọi sự nầy góp phần nhắc cho chúng ta nhớ rằng trong quá trình kiến thiết mục đích rộng rãi của Đức Chúa Trời cho đời sống của một người, Đức Chúa Trời luôn luôn tác động để thử nghiệm, huấn luyện, và sửa soạn chúng ta cho nhiều việc khác. Chúng ta cần phải học biết tầm quan trọng của việc sống trung tín ở các trách nhiệm nhỏ hơn trong cuộc sống. Giờ đây ba năm đã trôi qua và đây là lúc cho Đức Chúa Trời thực hiện mục tiêu của Ngài cho Israel qua vị tiên tri. Êli là một công cụ được tôi luyện sắc bén cho những việc sắp tới, nhưng chẳng có gì khác biệt đối với chúng ta – nếu chúng ta sẵn sàng chịu tôi luyện và được đại dụng.
Nếu những gì Êli đã làm trong 17.1 cần phải có lòng can đảm, chúng ta có thể dám chắc rằng những gì ông sắp làm hiện nay cần phải có gấp đôi lòng can đảm và đức tin. Sự khẳng định và kinh nghiệm với người đờn bà goá cùng con trai của bà ta đã được vạch ra đúng lúc để giúp cho Êli biết sẵn sàng cho chặng đường kế tiếp trong ý chỉ của Đức Chúa Trời.
Chúa chúng ta thật là đặc thù và giàu ơn dường bao! Nếu chúng ta chịu lắng nghe, Đức Chúa Trời sẽ nắm lấy quyền hành động lo sửa soạn chúng ta cho các chức vụ mà Ngài đã dành cho chúng ta trong hàng tá phương thức. Ngài sẽ ban cho chúng ta đúng phân đoạn Kinh Thánh, hoặc Ngài sẽ đưa đúng người với một lời thách thức và quở trách, một lời yên ủi và khích lệ, hoặc một sự bày tỏ nào đó về ân điển của Ngài. Dù là trường hợp nào, Chúa luôn luôn quan tâm đến mọi nhu cần của chúng ta và trong sự quan phòng đầy tình yêu thương của Ngài, Ngài lo tìm kiếm những phương thức để xây dựng đời sống chúng ta và sửa soạn chúng ta cho chức vụ. CHÚNG TA CÓ CHỊU LẮNG NGHE KHÔNG?
Nguyên tắc “từng ngày từng lúc” (18.1a)
“Sau một ít lâu” là cùng một cấu trúc mà chúng ta đã có trong I Các Vua 17.7 và 17. Sát nghĩa là, “sau đó một thời gian”. Một lần nữa, chúng ta được nhắc nhớ rằng điều nầy không xảy có do cơ hội đâu, mà do sự tính toán thời biểu của Đức Chúa Trời, Ngài đang bày tỏ ra mọi mục đích của Ngài với Êli và Israel. Chúng ta cần phải học biết để nhìn thấy bàn tay của Đức Chúa Trời đang thúc đẩy mọi việc trôi qua trong đời sống của chúng ta tùy theo thời gian cùng các mục đích mà Ngài đã tính toán dường bao! Giống như tư tưởng của Ngài không phải là tư tưởng của chúng ta, cũng vậy, thời điểm của Ngài cũng chẳng phải là thời điểm của chúng ta.
“Cách lâu ngày”. Hãy chú ý đi – không những sau nhiều năm tháng, hoặc vào năm thứ ba, như câu Kinh Thánh nói “cách lâu ngày . . . trong năm thứ ba”. Cho phép tôi đưa ra một số đề xuất đối với cách nói nầy?
(1) Đối với dân sự của Đức Chúa Trời, vô luận năm tháng có trôi qua nhanh hay chậm như thế nào đi nữa, Đức Chúa Trời xử lý với chúng ta căn cứ theo cơ sở hết ngày nầy sang ngày khác, từng ngày từng lúc. Mỗi ngày trong đời sống của người tin Chúa là quan trọng đối với Đức Chúa Trời và cũng rất quan trọng đối với chúng ta. Để minh họa cho vấn đề nầy, trong Cơn Đại Nạn khi nói về các nước hay Con Thú cùng hệ thống của nó, Đức Chúa Trời đo thời gian theo giới hạn của các tháng (42 tháng – Khải huyền 11.2; 13.5). Thế nhưng khi nói về các thánh đồ và những ngày của họ trong Cơn Đại Nạn, thời gian được đo theo giới hạn của ngày (Khải huyền 11.3-6; 12.6). Tại sao vậy? (a) Bởi vì không một ngày nào dành cho người tin Chúa mà không quan trọng đối với Đức Chúa Trời cho dù chúng ta là ai, chúng ta đang ở đâu, tình trạng của chúng ta có đau khổ hay vô nghĩa ngần nào! Đức Chúa Trời đang chăm sóc chúng ta và Ngài quan phòng đến từng chi tiết trong đời sống của chúng ta (I Phierơ 5.7).
Nếu Đức Chúa Trời quan phòng như thế, sao tôi lại không được mạnh khoẻ vậy? Điều nầy có ý nói chúng ta cần phải cẩn thận coi chừng cách chúng ta đang ăn ở mỗi ngày. Mỗi ngày cần phải được bù đắp lại bằng cách ăn ở một cách dè dặt và khôn khéo vì mọi xu hướng tội lỗi của chính chúng ta và lời đe doạ thường xuyên của kẻ thù chúng ta (Êphêsô 5.15-16). Mỗi ngày cần phải được đong đếm, kể là quan trọng với nhiều cơ hội trong nhận thức cuộc sống nầy rất ngắn ngủi (Thi thiên 90.12; 39.4-5). Mỗi ngày cần phải được xem xét theo ánh sáng của cõi đời đời vì mỗi ngày đều có những chi nhánh của cõi đời đời. Cần có thì giờ ở đời nầy để chất chứa của cải ở trên trời (I Phierơ 1.13…; Truyền đạo 3.9-13; 9.10).
(2) Chữ “lâu” dẫn tới một tiêu điểm khác cần phải suy gẫm. Như chúng ta đã thấy ở 17.7, câu nầy sát nghĩa thì đọc là “cuối những ngày ấy”. Điểm chủ yếu ở đó chỉ ra một thời kỳ và một chương trình thật đặc biệt. Đức Chúa Trời đã tiếp trợ cho Êli trong một số ngày nhất định bên khe suối, chỉ có Đức Chúa Trời từ cõi đời đời mới biết rõ mà thôi, còn Êli thì không biết được. Trong khi vấn đề nầy cũng được tính đến ở đây, có một sự thay đổi trong phần nhấn mạnh. Nếu chúng ta tin theo sự cảm thúc hoàn toàn, từng chữ một, không thể sai lầm được của Kinh Thánh, chúng ta cần phải nhìn thấy sự thay đổi nầy không phải là do may rủi đâu. Có một lý do và lý do đó tỏ ra qua văn mạch có phần tham khảo theo sau xét tới tình trạng nghiêm trọng của nạn đói và sự liên kết của Aháp và Ápđia đang đi tìm nước.
Chúng ta hãy tái dựng lại bức tranh đó. Êli được Đức Chúa Trời sai phái lo hoàn thành một sứ mệnh, kế đó Đức Giêhôva sai ông ra khỏi đó. Đồng thời có những việc đi từ xấu đến tồi tệ hơn trong xứ Israel. Êli được giấu trong một thành phố dân Ngoại lo phục sự cho hai người thay vì hai tá. Tất nhiên, ông là một nguồn phước cho người đờn bà nầy cùng con trai của bà ta như chúng ta đã thấy. Thế nhưng chúng ta sẽ lấy làm lạ, ông đã chẳng làm gì thêm trong xứ Israel cho việc rao giảng Ngôi Lời? Còn chương trình của Đức Chúa Trời đã có khác rồi! Vì vậy thời gian qua đi và dường như là “cách lâu ngày” cho Êli, chắc chắn ông là người mong muốn được hành động. Sự thể cho thấy dường như quá lâu ngày cho cả nước đang chịu khổ dưới nạn hạn hán trong ba năm rưỡi.
Quí vị có cảm thấy sự việc như xảy ra cho đời sống của quí vị không? Đôi khi nhiều ngày dường như là nhiều tuần lễ và nhiều tháng dường như là nhiều năm vậy? Khi những ngày dường như là lâu lắc quá, chúng ta cần phải làm gì đây? Khi những thời điểm đó xảy đến, tôi tin Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải nhớ rằng Ngài là El Olam, Đức Chúa Trời của cõi đời đời với Ngài một ngày như ngàn năm và ngược lại. Phải sinh hoạt như thế nào trong thời gian ấy chứ?
Danh xưng nầy dành cho Đức Chúa Trời, El Olam, và chữ Hy bá lai là olam, thường được dịch là “đời đời”, được sử dụng để nói tới khoảng thời gian đời đời của Đức Chúa Trời (Thi thiên 90.2, “Từ trước vô cùng cho đến đời đời, Ngài là Đức Chúa Trời”), chữ ấy còn nhấn mạnh đến tình trạng không dời đổi, bất biến, và thành tín của Đức Chúa Trời nữa. Là Đức Chúa Trời đời đời, Ngài cũng là Đấng luôn luôn được kể đến.
Điều nầy có ý nói gì với người tin Chúa khi nhìn thấy hầu hết các phân đoạn Kinh Thánh, những chỗ mà El Olam hay Olam được sử dụng (Thi thiên 25.6; 93.2; 100.5; 103.17; 125.1; Êsai 26.4; 51.6; 40.28; Sáng thế ký 21.33). Điều nầy có ý nói cuộc sống đầy dẫy những đổi thay cùng những bất ổn và thời gian thường được xem là “lâu ngày”. Những hoàn cảnh đổi thay, thời gian đổi thay, con người thay đổi, các thứ nhu cần đều thay đổi. Chúng ta nhìn thấy điều nầy mỗi ngày khi chúng ta nếm trải cuộc sống. Mọi nhu cần của người ta khi là một đứa trẻ, là một thanh thiếu niên, là một người lớn, hay như một người lớn trong những năm xế chiều của cuộc sống, đều thay đổi. Hơn nữa, thế giới, chính phủ, xã hội của chúng ta, mọi sự đều chịu sự thay đổi, và thường thì càng tệ hại hơn như chúng ta đang nhìn thấy xã hội của chúng ta ngày nay. Còn Đức Chúa Trời, là El Olam, không bao giờ thay đổi. “Hôm qua, ngày nay cho đến đời đời Ngài không thay đổi” (Hêbơrơ 13.5).
Kinh Thánh dạy chúng ta rằng tình trạng đời đời của Đức Chúa Trời là nền tảng cho tính bất biến, tính không đổi thay của Ngài, đấy là nền tảng cho sự thành tín của Đức Chúa Trời và khả năng của Ngài chăm sóc chúng ta và Ngài đến để vùa giúp chúng ta. Hêbơrơ 1.12b nhắc cho chúng ta nhớ sự kiện nầy là rất thực. Ngược lại với thế gian đang đi dần xuống thấp giống như một chiếc đồng hồ vậy, chúng ta đọc: “Song Chúa không hề biến cải, các năm Chúa không hề cùng” (đối chiếu Thi thiên 102.26-27).
Vì vậy, điều nầy có ý nghĩa gì đối với dân sự của Đức Chúa Trời? Điều nầy tác động như thế nào vào đường lối chúng ta suy nghĩ và đáp ứng với cuộc sống cùng mọi thay đổi thường xuyên của nó và ngày của nó đôi lúc giống như là lâu lắc quá? “Ngươi không biết sao, không nghe sao? Đức Chúa Trời hằng sống, là Đức Giêhôva, là Đấng đã dựng nên các đầu cùng đất, chẳng mỏi chẳng mệt; sự khôn ngoan Ngài không thể dò. Ngài ban sức mạnh cho kẻ nhọc nhằn, thêm lực lượng cho kẻ chẳng có sức” (Êsai 40.28-29). Hai thuộc tính kỳ diệu của Đức Chúa Trời là El Olam được công bố cho chúng ta trong Êsai 40. Khi nhận biết các thuộc tính nầy, sự biết đó sẽ làm thay đổi lối sống của chúng ta.
Đức Chúa Trời không hề mệt mỏi. Ngài không bao giờ biết mệt mỏi. Đức Chúa Trời đã nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy không phải vì Ngài bị mệt đâu, nhưng vì công việc sáng tạo của Ngài đã hoàn tất rồi. Ngài chẳng mỏi chẳng mệt. Vậy thì điều nầy có ý nói gì? Êsai trả lời trong câu đứng kế đó: “Ngài ban sức mạnh cho kẻ nhọc nhằn, thêm lực lượng cho kẻ chẳng có sức” (Êsai 40.29…). Câu nầy có ý nói Đức Chúa Trời hiện diện ở đó vì chúng ta hết ngày nầy sang ngày khác qua những thăng trầm và qua những ngày ấy dường như là quá lâu ngày vậy. Vì lẽ ấy, chúng ta cần phải làm gì đây? Chúng ta cần phải chờ đợi nơi Chúa và tìm kiếm sức lực của chúng ta trong sự quan phòng của Ngài.
Sự hiểu biết của Đức Chúa Trời không thể dò được. Sự hiểu biết của Đức Chúa Trời không có phần kết thúc. Ngài biết sự cuối cùng từ lúc sáng thế và từng chi tiết trong đời sống và lịch sử của chúng ta. Đức Chúa Trời biết Ngài sẽ làm gì và những gì Ngài sẽ làm là tốt nhứt cho dù có thể nào nơi phần của chúng ta.
Tôi nghĩ từ Hy bá lai Olam rất là quan trọng, trong đó có ý tưởng kín nhiệm nữa. Những việc kín nhiệm thuộc về Đức Giêhôva. Là Đấng Ta Là đời đời, là Anpha và Ômêga, là Đầu và là Rốt, mọi sự đang diễn tiến theo mọi mục đích của Ngài (đối chiếu Êsai 46.9-11). Vì thế, khi thời thế của chúng ta dường như quá lâu ngày, chúng ta đừng chạy trước hoặc bỏ đi, mà hãy yên nghỉ trong Chúa là El Olam. Chúng ta phải chờ đợi nhiều nơi Chúa giống như Êli và đừng di chuyển cho tới chừng nào Chúa bảo ra đi. Êli không lấy làm lo hay mạo hiểm ra khỏi nơi yên nghỉ theo ý riêng của ông. Ông không có than phiền, mà chỉ tiếp tục lo giữ phần tương giao mật thiết của mình với Đức Giêhôva mà thôi. Ông đã tin cậy và rất kiên trì chờ đợi Chúa Giêxu dẫn dắt ông, sử dụng ông rồi mở rộng bầu khí quyển đắc dụng và chức vụ của ông theo như Chúa điều phối – nếu Đức Chúa Trời điều phối như thế. Chắc chắn, không có một bó buộc nào với Êli hết! Đồng thời, ông là một nguồn phước cho người đờn bà goá cùng đứa con trai của bà ta và Đức Chúa Trời có quyền sửa soạn ông cho những việc sắp tới. Nhiều khi chúng ta trở nên vô dụng cho Chúa và cho tha nhân vì bị quá nhiều nan đề quật tới tấp.
Nguyên tắc hướng dẫn dựa theo việc lắng nghe Lời Đức Chúa Trời (18.1b)
Ở đây chúng ta thấy sau cùng Đức Chúa Trời đã phán với Êli và đã sai phái vị tiên tri quay trở lại Israel để đương diện với Vua Aháp và dân sự với lẽ thật. Nhưng Đức Chúa Trời đã phán rồi qua những tình trạng đồng trống trơ trụi rồi đóng ấn các từng trời lại. Hãy chú ý câu 18.2b: “Vả, tại Samari có cơn đói kém quá đỗi”. Có những lúc khi tôi tớ của Đức Chúa Trời cần phải giữ im lặng, khi nhiều tấm lòng trở nguội lạnh và những lỗ tai đã bị điếc. Có những lúc khi Đức Chúa Trời phán qua những thử thách của cuộc sống hầu buộc dân sự phải chú ý, buộc họ phải nhìn thấy nhu cần, tình trạng bất xứng của họ, hoặc tình trạng bất xứng của cuộc sống mà họ đã chọn trong chỗ của Đức Chúa Trời và chương trình của Ngài.
“Lời của Đức Giêhôva” xảy ra trong 17.2, 8, và ở đây. Thực ra, mệnh đề nầy xảy ra trong Kinh Thánh những 254 lần. Mệnh đề nầy được sử dụng để nói tới sự khải thị đặc biệt của Đức Chúa Trời cho con người để đem họ đến với chính mình Ngài và để cung ứng phần hướng dẫn cho đời sống của họ mà họ đương có cần trong chỗ thất vọng. Mỗi lần tôi nhìn thấy mệnh đề nầy, tôi được nhắc nhớ về nhu cần của tôi phải đi đến với Ngôi Lời để tìm sự dẫn dắt, để tìm các nguyên tắc và các lời hứa trong Kinh Thánh mà tôi đang cần tới để lèo lái đường lối của tôi hướng theo ý chỉ quí báu của Đức Chúa Trời.
“Hãy đi, ra mắt Aháp, . . .”. Trong I Các Vua 17.3 Chúa truyền cho ông “phải ẩn mình” và giờ đây Ngài truyền cho ông phải “ra mắt”. Êli đã bằng lòng làm theo cả lịnh nầy cũng như lịnh kia. Điều nầy về mặt tự nhiên thì chẳng dễ dàng đâu! Mỗi cái đều đòi hỏi phải có đức tin và mối tương giao với Đức Chúa Trời, và cái nầy là sự chuẩn bị cho cái kia (Luca 16.10).
“Ta sẽ khiến mưa sa xuống đất. . . .”. Dân chúng đã kinh nghiệm sự ứng nghiệm những lời cảnh cáo của Phục truyền luật lệ ký 28 về nạn hạn hán vì cớ sự bất tuân. Giờ đây đã đến lúc phải ban mưa xuống, nhưng dân sự cần phải biết chắc rằng không có mưa và giờ đây mưa sẽ giáng xuống từ nơi Đức Giêhôva chớ không phải từ thần Baanh đâu!
Nguyên tắc vâng phục mặc dù có nguy hiểm (18.2-6)
“Vậy, Êli đi ra mắt Aháp”. Có phải chúng ta nắm lấy đầy đủ ý nghĩa của sự việc nầy rồi chăng? Hãy lưu ý, câu kế đó: “Vả, tại Samari có cơn đói kém quá đỗi”. Có lẽ mấy câu Kinh Thánh nầy mau chóng được thêm vào để giúp cho chúng ta nắm bắt được đức tin và sự ngay thẳng của Êli. Câu nầy cùng những câu nối theo sau (3-6) được vạch ra để làm nổi bật các bối cảnh kinh khủng của nạn hạn hán để chúng ta thực sự nhận ra những điều Êli sắp đối diện với. Hơn ba năm trời, thích ứng với lời cầu nguyện và lời tiên đoán của Êli trước mặt Aháp và triều thần của ông ta, chẳng có giọt mưa nào rơi xuống đất hết. Như một kết quả, đã có đau khổ, khốn cùng, chết chóc, đói kém, và hoang tàn. Với mọi sự đó, cũng có giận dữ, căm hờn, những cảm giác muốn báo thù, mọi thứ nầy đều nhắm hết vào vị tiên tri – đặc biệt là Vua Aháp cùng triều thần của ông ta. Theo cách nhìn nầy, hãy lưu ý tước phẩm mới của Êli ở 18.17. Ông bị coi là “kẻ làm rối loạn ở Israel”. Ông bị đỗ thừa là nguyên nhân rồi bị xem là một cớ rủa sả.
Hơn thế nữa, trong hơn ba năm trời Aháp cứ khăng khăng tìm cho ra Êli để giết chết ông, mà không tìm được. Quí vị có thể hình dung ra tình trạng bẽ mặt trong tấm lòng kiêu căng của nhà Vua, và sự tức tối càng lúc càng tăng lên nghịch lại vị tiên tri, là người đã tránh né cuộc tìm kiếm của nhà Vua, kể cả người cùng các liên minh của ông ta (18.10). Thế mà giờ đây Đức Giêhôva phán: “Hãy đi, ra mắt Aháp”. Nói như thế cũng như xúi: “Có thấy chiếc xe 18 bánh kia không? Cứ nhảy đại ra trước mặt chiếc xe ấy coi”.
Có một câu chuyện thuật lại về một vị thầy tu minh hoạ cho việc tin cậy Chúa trong các hoàn cảnh khó khăn giống như Êli đã đối diện. Có vị thầy tu, ông xuất sắc hơn mọi kẻ đồng thời với mình, và trong những lúc rỗi rãi và thư giãn ông ta là người canh bầy chim. Buổi trưa kia, ông bước ngang qua một con chim bay ngang qua bờ rìa dốc đá rồi đốt đuốc lên chỗ dốc thấp. Thầy tu xúc động quan sát, nhưng chẳng tìm được gì. Thế rồi ông cứ đi tới xa hơn một chút, một chút cho tới chừng ông bị trượt chân. Khi ông té ngã qua mép vực, ông đã nắm lấy một bụi cây mọc ra từ rặng đá. Hai cánh tay của ông quá mỏi rồi, nhưng là người có đức tin, ông tự hào suy nghĩ: “Có người đến trên đỉnh để cứu ta”. Vì vậy ông ta kêu lên: “Tới đây đi, tôi cần cứu giúp đây. Nào, có ai trên đó không?” Thế rồi ông nghe một giọng nói; giọng nói của Đức Chúa Trời. Giọng ấy nói: “Ta đang ở đây, ngươi có đức tin không?” “Ồ thưa có ạ!” thầy tu trả lời. Đức Chúa Trời đáp: “Thế thì hãy buông tay ra đi thì ta sẽ chăm sóc cho ngươi. Chỉ hãy yên nghỉ trong sự chăm sóc của ta”. Trong một phút đã có sự im lặng chết chóc, rồi thầy tu nói: “Còn ai khác trên đó không?”
Khi Chúa đưa các hoàn cảnh thử nghiệm và khó khăn vào trong đời sống của chúng ta rồi bảo chúng ta, giống như Ngôi Lời phán dạy, phải tin cậy Ngài và bước đi bởi đức tin, chúng ta hành động như thế nào đây? Chúng ta có nhìn quanh để tìm các giải pháp khác không? Chúng ta có nhìn vào cái túi mưu mẹo của mình rồi bước ra với những đấu pháp tự bảo hộ như lẫn tránh, rút lui, phòng thủ cùng các loại chiến thuật giống như phòng thủ không? Có phải chúng ta ngã lòng? Có phải chúng ta than phiền hay đỗ thừa? Phải chăng chúng ta đánh mất sự vui vẻ của Chúa rồi không? Có phải chúng ta hồi phục lại rồi cập nhật nó không? Hoặc có phải chúng ta bày tỏ ra đức tin cùng bổn tánh giống như Đấng Christ chăng?
Các câu 2-6 đối chiếu bổn tánh của Êli với bổn tánh của nhà Vua. Êli bước ra trong sự vâng phục lo làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. Ông sẵn sàng nắm lấy chức vụ và đương diện với dân sự về mọi nhu cần thuộc linh của họ. Còn Vua Aháp, là người chăn dân Israel, là một câu chuyện khác. Với dân sự của ông ta đã chịu khổ từ nạn hạn hán, ông ta đang lo tìm cỏ cho bầy lừa, bầy gia súc, hơn là lo liệu cho hoàn cảnh của dân sự mình. (Từ các bản tường trình theo đời nầy, chúng ta biết Aháp có tới mấy ngàn con ngựa).
Đúng là lập dị? Có người nói “lập dị là trạng thái mà một người đang sống trong chỗ tối tăm”. Đó là những gì chúng ta có trong chỗ tư riêng, trong gia đình của chúng ta, khi đối diện với sự cám dỗ, hoặc như ở đây, với thử nghiệm về lòng can đảm của chúng ta khi lợi thế, có thể nói như thế, không nghiêng về phía chúng ta. Êli được kêu gọi bước vào chức vụ, giống như hết thảy những người tin Chúa vậy, và chức vụ ấy là làm vinh hiển cho Đức Chúa Trời cùng phục vụ cho nhu cần của nhiều người khác. Nhưng chức vụ và chức năng lãnh đạo chỉ là loại hình sinh hoạt tôn giáo hoặc thậm chí còn tệ hơn thế nữa – là thương mại tôn giáo – trừ phi có chất thuộc linh thực như sản phẩm của một đức tin sống động và sâu sắc.
Người dòng Pharisi đã gọi những gì họ đã làm là chức vụ và chức năng lãnh đạo, còn Chúa Giêxu gọi đấy là sự giả hình! Chúa Giêxu biết rõ các nghệ sĩ tôn giáo nầy vốn có lòng ưa chuộng về các thứ ích kỷ như địa vị, sự ngợi khen, quyền lực, của cải, và sự an nhàn của họ hơn là mối tương giao và sự phục vụ cho Đức Chúa Trời hằng sống và dạy đạo cho người ta. Bổn tánh Cơ đốc, sống đầy dẫy Đức Thánh Linh, có nghĩa là vâng phục Đức Chúa Trời. Nó có nghĩa là đức tin và lòng can đảm. Nó có nghĩa là phục vụ cho người khác, dấn thân vào và hy sinh.
Đức Chúa Trời phán với Êli: “Hãy đi, ra mắt Aháp, . . .”; đây là mạng lịnh của Đức Chúa Trời, và kế đó “Ta sẽ khiến mưa sa xuống đất. . . .”, đây là lời hứa của Đức Chúa Trời. Nhưng sự vâng phục đối với mạng lịnh nầy cũng có nghĩa là làm vinh hiển cho Chúa. Sự vâng phục đó mang lấy bằng chứng Lời Đức Chúa Trời bởi miệng của các tiên tri của Đức Chúa Trời đều là sự thật. Và sự vâng phục ấy có nghĩa là dân sự Đức Chúa Trời được di dời ra khỏi nỗi đau khổ, và có lẽ có người sẽ nhìn thấy mọi điều nầy và tin theo, đó là ơn phước thuộc linh. Nhưng còn có gì nữa đối với Êli? Đâu là lời hứa dành cho ông về ơn phước và sự giải cứu khỏi tay Aháp? Lời hứa đó không có ở đó, ít nhất là không trực tiếp!
Đối với người có lòng tin, là sự ngay thẳng và bản chất thuộc linh, đối với người nào kính sợ Chúa và yêu mến dân sự, ơn phước nằm ở trong đặc ân phục vụ Chúa và dân sự, trong chỗ nhìn thấy danh của Đức Chúa Trời được xác định là đúng đắn và Satan đã bị đánh bại. Đây là mục tiêu tối hậu của Ngôi Lời – lòng kính sợ Đức Chúa Trời và yêu thương tha nhân (Mác 12.29-34). Đây là trọng tâm của chức vụ – Phục vụ và Hy sinh! Mỉa mai thay, những gì nhiều người nhìn biết về sự phục vụ và hy sinh chỉ là đánh vần sao cho đúng từ mà thôi. Êli phải hướng mắt mình nhìn xem Chúa và, như ông đã tỏ ra trong 17.1, sống trong ánh sáng của sự sinh động và thành tín của Đức Chúa Trời mình giống như Đức Chúa Trời với hai cánh tay đời đời vậy.
Các câu hỏi ứng dụng:
(1) Có phải chúng ta đang sống từng ngày từng lúc, yên nghỉ và chờ đợi nơi Chúa là El Olam và rút tỉa lấy sự khôn ngoan cùng sức lực của Ngài, chờ đợi thì thuận tiện trọn vẹn và khôn ngoan của Ngài không?
(2) Có phải chúng ta đang lắng nghe Đức Chúa Trời mỗi ngày qua Kinh Thánh không? Có phải chúng ta đang dành thì giờ để học hỏi các nguyên tắc của Đức Chúa Trời và rồi có phải chúng ta đang sử dụng chúng để lèo lái con đường của chúng ta, để gây dựng đức tin và bổn tánh hầu giữ chúng ta không chạy trước Chúa với các đấu pháp của mình không?
(3) Có phải chúng ta có lòng can đảm để hành động theo sự tin quyết của chúng ta không? Hoặc có phải chúng ta đang tìm kiếm những phương thức để tránh né không bước đi bằng đức tin và bằng sự tin cậy Chúa không? Điều chi đang diễn ra trong cuộc sống của quí vị, nó cần có một quyết định của đức tin, nhưng quí vị lại sợ hãi không dám đưa ra vì có những hậu quả khả thi chăng?
***
Sự đương đầu tại Núi Cạtmên (Bối cảnh 1)
PHẦN GIỚI THIỆU:
Các truyện tích trong Kinh Thánh được xây dựng quanh ba yếu tố chính: bối cảnh, nhân vật, và một cốt truyện. Thêm vào ý nghĩa có tính văn học sử, bối cảnh thường gợi ra ý nghĩa có tính tượng trưng. Khe Kêrít, nơi cắt đứt, và Sarépta, một nơi luyện lọc, cả hai đều phác hoạ ra ý tưởng thử thách và luyện lọc mà Đức Chúa Trời đưa chúng ta trải qua để biến đổi tánh tình của chúng ta. Bối cảnh của Núi Cạtmên cũng có tính biểu tượng như thế. Trong Kinh Thánh, sự mặc khải thường diễn ra trên các ngọn núi (thí dụ, cuộc gặp gỡ với Đức Chúa Trời của Môise trên Núi Sinai; cuộc chạm trán của Êli với các thầy tế lễ thần Baanh trong chương nầy trước mặt cả Israel; cuộc chạm trán của ông với chính mình Đức Chúa Trời trong chương 19; và sự hoá hình của Chúa Giêxu trên Núi Ôlive).
Chương 18 là câu chuyện nói về sự đối đầu của Êli với các thầy tế lễ thần Baanh trên Núi Cạtmên, nhưng đây cũng là câu chuyện nói tới phần kết thúc của ba năm rưỡi hạn hán trong xứ Israel. Thực ra, trong cách duy trì cốt truyện trong câu chuyện nói tới Êli là một loại truyện tích anh hùng, cuộc đối đầu trên Núi Cạtmên đã được vạch ra hầu tỏ bày hai sự việc: (a) ấy là cơn hạn hán không những là một sự trùng khớp tình cờ của thiên nhiên, mà còn là thứ kỷ luật thiêng liêng đến từ Đức Giêhôva nữa, là Đức Chúa Trời chơn thật có một, và (b) cơn mưa và sự kết thúc nạn hạn hán đều là công việc của Đức Giêhôva. Đây không phải là công việc của thần Baanh, là thần mà người ta gọi là thần sấm, thần mưa, và thần trúng mùa đâu! Chương nầy và sự cố Cạtmên đã được vạch ra để dạy cho chúng ta biết rằng các thần giả dối dù là loại nào – vật chất, tư tưởng, hay con người – toàn bộ đều là bất xứng cả. Tất nhiên, dù là thần nào mà chúng ta đem lòng tin cậy đặt vào đó thay vì Đức Chúa Trời hằng sống chơn thật đều là thần giả dối như đã được đề ra cho chúng ta trong Kinh Thánh.
Trong quá trình phát triển câu chuyện rộng rãi nầy cùng lẽ thật của nó, một số các sự cố và diễn tiến nhỏ hơn đang xảy ra và mỗi thứ đó đều có sứ điệp riêng của nó để thuật lại và dạy dỗ lẽ thật, đấy là một chi tiết trong câu chuyện và hình ảnh lớn lao hơn. Chúng ta hãy tập trung sự chú ý của mình vào sự đến của Lời Đức Giêhôva cho Êli cùng những phương hướng mới mà ông đã nhận lãnh từ nơi Chúa, mọi điều đó đứng vững chắc đối ngược lại mọi hành vi của Aháp.
Như một phần ôn lại ngắn ngủi về bối cảnh, chúng ta đã nhìn thấy Êli trong các điều kiện khác nhau:
(1) Trong 17.1 chúng ta nhìn thấy ông công khai đương diện với Aháp gian ác lần đầu tiên và cảnh cáo Aháp về cơn hạn hán hầu đến. Ông đã làm như thế như một người biết đứng vững, sống cho và hầu việc trong sự trung kiên tỉnh thức và sống động cho Đức Giêhôva, là Đức Chúa Trời chơn thật của Israel. Sự thật về nạn hạn hán và giờ đây sự kết thúc nạn ấy bởi lời nói của Êli nối theo sau là cuộc thử thách trên Núi Cạtmên, sẽ minh chứng rằng chỉ có hạng tiên tri của Đức Giêhôva mới đại diện cho Đức Chúa Trời chơn thật và nói ra lẽ thật, và Đức Chúa Trời đòi hỏi sự vâng phục từ phía dân sự Ngài. Một thời kỳ cảnh tỉnh và công bố.
(2) Kế đó chúng ta nhìn thấy vị tiên tri đang sống ẩn dật bên cạnh khe Kêrít, không nghi ngờ chi nữa đã trở thành một thời gian dành cho ông ở riêng một mình với Đức Chúa Trời hầu rút tỉa mọi nguồn lực siêu nhiên của mình từ nơi Chúa – Ngôi Lời và sự cầu nguyện. Đây là một thời kỳ sửa soạn cho những việc hầu đến.
(3) Sau cùng, chúng ta nhìn thấy Êli ở Sarépta trong nhà của người đờn bà goá nghèo khổ. Điều nầy đã trở thành một nơi thử nghiệm, làm chứng và khẳng định.
Tất cả mọi sự nầy góp phần nhắc cho chúng ta nhớ rằng trong quá trình kiến thiết mục đích rộng rãi của Đức Chúa Trời cho đời sống của một người, Đức Chúa Trời luôn luôn tác động để thử nghiệm, huấn luyện, và sửa soạn chúng ta cho nhiều việc khác. Chúng ta cần phải học biết tầm quan trọng của việc sống trung tín ở các trách nhiệm nhỏ hơn trong cuộc sống. Giờ đây ba năm đã trôi qua và đây là lúc cho Đức Chúa Trời thực hiện mục tiêu của Ngài cho Israel qua vị tiên tri. Êli là một công cụ được tôi luyện sắc bén cho những việc sắp tới, nhưng chẳng có gì khác biệt đối với chúng ta – nếu chúng ta sẵn sàng chịu tôi luyện và được đại dụng.
Nếu những gì Êli đã làm trong 17.1 cần phải có lòng can đảm, chúng ta có thể dám chắc rằng những gì ông sắp làm hiện nay cần phải có gấp đôi lòng can đảm và đức tin. Sự khẳng định và kinh nghiệm với người đờn bà goá cùng con trai của bà ta đã được vạch ra đúng lúc để giúp cho Êli biết sẵn sàng cho chặng đường kế tiếp trong ý chỉ của Đức Chúa Trời.
Chúa chúng ta thật là đặc thù và giàu ơn dường bao! Nếu chúng ta chịu lắng nghe, Đức Chúa Trời sẽ nắm lấy quyền hành động lo sửa soạn chúng ta cho các chức vụ mà Ngài đã dành cho chúng ta trong hàng tá phương thức. Ngài sẽ ban cho chúng ta đúng phân đoạn Kinh Thánh, hoặc Ngài sẽ đưa đúng người với một lời thách thức và quở trách, một lời yên ủi và khích lệ, hoặc một sự bày tỏ nào đó về ân điển của Ngài. Dù là trường hợp nào, Chúa luôn luôn quan tâm đến mọi nhu cần của chúng ta và trong sự quan phòng đầy tình yêu thương của Ngài, Ngài lo tìm kiếm những phương thức để xây dựng đời sống chúng ta và sửa soạn chúng ta cho chức vụ. CHÚNG TA CÓ CHỊU LẮNG NGHE KHÔNG?
Nguyên tắc “từng ngày từng lúc” (18.1a)
“Sau một ít lâu” là cùng một cấu trúc mà chúng ta đã có trong I Các Vua 17.7 và 17. Sát nghĩa là, “sau đó một thời gian”. Một lần nữa, chúng ta được nhắc nhớ rằng điều nầy không xảy có do cơ hội đâu, mà do sự tính toán thời biểu của Đức Chúa Trời, Ngài đang bày tỏ ra mọi mục đích của Ngài với Êli và Israel. Chúng ta cần phải học biết để nhìn thấy bàn tay của Đức Chúa Trời đang thúc đẩy mọi việc trôi qua trong đời sống của chúng ta tùy theo thời gian cùng các mục đích mà Ngài đã tính toán dường bao! Giống như tư tưởng của Ngài không phải là tư tưởng của chúng ta, cũng vậy, thời điểm của Ngài cũng chẳng phải là thời điểm của chúng ta.
“Cách lâu ngày”. Hãy chú ý đi – không những sau nhiều năm tháng, hoặc vào năm thứ ba, như câu Kinh Thánh nói “cách lâu ngày . . . trong năm thứ ba”. Cho phép tôi đưa ra một số đề xuất đối với cách nói nầy?
(1) Đối với dân sự của Đức Chúa Trời, vô luận năm tháng có trôi qua nhanh hay chậm như thế nào đi nữa, Đức Chúa Trời xử lý với chúng ta căn cứ theo cơ sở hết ngày nầy sang ngày khác, từng ngày từng lúc. Mỗi ngày trong đời sống của người tin Chúa là quan trọng đối với Đức Chúa Trời và cũng rất quan trọng đối với chúng ta. Để minh họa cho vấn đề nầy, trong Cơn Đại Nạn khi nói về các nước hay Con Thú cùng hệ thống của nó, Đức Chúa Trời đo thời gian theo giới hạn của các tháng (42 tháng – Khải huyền 11.2; 13.5). Thế nhưng khi nói về các thánh đồ và những ngày của họ trong Cơn Đại Nạn, thời gian được đo theo giới hạn của ngày (Khải huyền 11.3-6; 12.6). Tại sao vậy? (a) Bởi vì không một ngày nào dành cho người tin Chúa mà không quan trọng đối với Đức Chúa Trời cho dù chúng ta là ai, chúng ta đang ở đâu, tình trạng của chúng ta có đau khổ hay vô nghĩa ngần nào! Đức Chúa Trời đang chăm sóc chúng ta và Ngài quan phòng đến từng chi tiết trong đời sống của chúng ta (I Phierơ 5.7).
Nếu Đức Chúa Trời quan phòng như thế, sao tôi lại không được mạnh khoẻ vậy? Điều nầy có ý nói chúng ta cần phải cẩn thận coi chừng cách chúng ta đang ăn ở mỗi ngày. Mỗi ngày cần phải được bù đắp lại bằng cách ăn ở một cách dè dặt và khôn khéo vì mọi xu hướng tội lỗi của chính chúng ta và lời đe doạ thường xuyên của kẻ thù chúng ta (Êphêsô 5.15-16). Mỗi ngày cần phải được đong đếm, kể là quan trọng với nhiều cơ hội trong nhận thức cuộc sống nầy rất ngắn ngủi (Thi thiên 90.12; 39.4-5). Mỗi ngày cần phải được xem xét theo ánh sáng của cõi đời đời vì mỗi ngày đều có những chi nhánh của cõi đời đời. Cần có thì giờ ở đời nầy để chất chứa của cải ở trên trời (I Phierơ 1.13…; Truyền đạo 3.9-13; 9.10).
(2) Chữ “lâu” dẫn tới một tiêu điểm khác cần phải suy gẫm. Như chúng ta đã thấy ở 17.7, câu nầy sát nghĩa thì đọc là “cuối những ngày ấy”. Điểm chủ yếu ở đó chỉ ra một thời kỳ và một chương trình thật đặc biệt. Đức Chúa Trời đã tiếp trợ cho Êli trong một số ngày nhất định bên khe suối, chỉ có Đức Chúa Trời từ cõi đời đời mới biết rõ mà thôi, còn Êli thì không biết được. Trong khi vấn đề nầy cũng được tính đến ở đây, có một sự thay đổi trong phần nhấn mạnh. Nếu chúng ta tin theo sự cảm thúc hoàn toàn, từng chữ một, không thể sai lầm được của Kinh Thánh, chúng ta cần phải nhìn thấy sự thay đổi nầy không phải là do may rủi đâu. Có một lý do và lý do đó tỏ ra qua văn mạch có phần tham khảo theo sau xét tới tình trạng nghiêm trọng của nạn đói và sự liên kết của Aháp và Ápđia đang đi tìm nước.
Chúng ta hãy tái dựng lại bức tranh đó. Êli được Đức Chúa Trời sai phái lo hoàn thành một sứ mệnh, kế đó Đức Giêhôva sai ông ra khỏi đó. Đồng thời có những việc đi từ xấu đến tồi tệ hơn trong xứ Israel. Êli được giấu trong một thành phố dân Ngoại lo phục sự cho hai người thay vì hai tá. Tất nhiên, ông là một nguồn phước cho người đờn bà nầy cùng con trai của bà ta như chúng ta đã thấy. Thế nhưng chúng ta sẽ lấy làm lạ, ông đã chẳng làm gì thêm trong xứ Israel cho việc rao giảng Ngôi Lời? Còn chương trình của Đức Chúa Trời đã có khác rồi! Vì vậy thời gian qua đi và dường như là “cách lâu ngày” cho Êli, chắc chắn ông là người mong muốn được hành động. Sự thể cho thấy dường như quá lâu ngày cho cả nước đang chịu khổ dưới nạn hạn hán trong ba năm rưỡi.
Quí vị có cảm thấy sự việc như xảy ra cho đời sống của quí vị không? Đôi khi nhiều ngày dường như là nhiều tuần lễ và nhiều tháng dường như là nhiều năm vậy? Khi những ngày dường như là lâu lắc quá, chúng ta cần phải làm gì đây? Khi những thời điểm đó xảy đến, tôi tin Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải nhớ rằng Ngài là El Olam, Đức Chúa Trời của cõi đời đời với Ngài một ngày như ngàn năm và ngược lại. Phải sinh hoạt như thế nào trong thời gian ấy chứ?
Danh xưng nầy dành cho Đức Chúa Trời, El Olam, và chữ Hy bá lai là olam, thường được dịch là “đời đời”, được sử dụng để nói tới khoảng thời gian đời đời của Đức Chúa Trời (Thi thiên 90.2, “Từ trước vô cùng cho đến đời đời, Ngài là Đức Chúa Trời”), chữ ấy còn nhấn mạnh đến tình trạng không dời đổi, bất biến, và thành tín của Đức Chúa Trời nữa. Là Đức Chúa Trời đời đời, Ngài cũng là Đấng luôn luôn được kể đến.
Điều nầy có ý nói gì với người tin Chúa khi nhìn thấy hầu hết các phân đoạn Kinh Thánh, những chỗ mà El Olam hay Olam được sử dụng (Thi thiên 25.6; 93.2; 100.5; 103.17; 125.1; Êsai 26.4; 51.6; 40.28; Sáng thế ký 21.33). Điều nầy có ý nói cuộc sống đầy dẫy những đổi thay cùng những bất ổn và thời gian thường được xem là “lâu ngày”. Những hoàn cảnh đổi thay, thời gian đổi thay, con người thay đổi, các thứ nhu cần đều thay đổi. Chúng ta nhìn thấy điều nầy mỗi ngày khi chúng ta nếm trải cuộc sống. Mọi nhu cần của người ta khi là một đứa trẻ, là một thanh thiếu niên, là một người lớn, hay như một người lớn trong những năm xế chiều của cuộc sống, đều thay đổi. Hơn nữa, thế giới, chính phủ, xã hội của chúng ta, mọi sự đều chịu sự thay đổi, và thường thì càng tệ hại hơn như chúng ta đang nhìn thấy xã hội của chúng ta ngày nay. Còn Đức Chúa Trời, là El Olam, không bao giờ thay đổi. “Hôm qua, ngày nay cho đến đời đời Ngài không thay đổi” (Hêbơrơ 13.5).
Kinh Thánh dạy chúng ta rằng tình trạng đời đời của Đức Chúa Trời là nền tảng cho tính bất biến, tính không đổi thay của Ngài, đấy là nền tảng cho sự thành tín của Đức Chúa Trời và khả năng của Ngài chăm sóc chúng ta và Ngài đến để vùa giúp chúng ta. Hêbơrơ 1.12b nhắc cho chúng ta nhớ sự kiện nầy là rất thực. Ngược lại với thế gian đang đi dần xuống thấp giống như một chiếc đồng hồ vậy, chúng ta đọc: “Song Chúa không hề biến cải, các năm Chúa không hề cùng” (đối chiếu Thi thiên 102.26-27).
Vì vậy, điều nầy có ý nghĩa gì đối với dân sự của Đức Chúa Trời? Điều nầy tác động như thế nào vào đường lối chúng ta suy nghĩ và đáp ứng với cuộc sống cùng mọi thay đổi thường xuyên của nó và ngày của nó đôi lúc giống như là lâu lắc quá? “Ngươi không biết sao, không nghe sao? Đức Chúa Trời hằng sống, là Đức Giêhôva, là Đấng đã dựng nên các đầu cùng đất, chẳng mỏi chẳng mệt; sự khôn ngoan Ngài không thể dò. Ngài ban sức mạnh cho kẻ nhọc nhằn, thêm lực lượng cho kẻ chẳng có sức” (Êsai 40.28-29). Hai thuộc tính kỳ diệu của Đức Chúa Trời là El Olam được công bố cho chúng ta trong Êsai 40. Khi nhận biết các thuộc tính nầy, sự biết đó sẽ làm thay đổi lối sống của chúng ta.
Đức Chúa Trời không hề mệt mỏi. Ngài không bao giờ biết mệt mỏi. Đức Chúa Trời đã nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy không phải vì Ngài bị mệt đâu, nhưng vì công việc sáng tạo của Ngài đã hoàn tất rồi. Ngài chẳng mỏi chẳng mệt. Vậy thì điều nầy có ý nói gì? Êsai trả lời trong câu đứng kế đó: “Ngài ban sức mạnh cho kẻ nhọc nhằn, thêm lực lượng cho kẻ chẳng có sức” (Êsai 40.29…). Câu nầy có ý nói Đức Chúa Trời hiện diện ở đó vì chúng ta hết ngày nầy sang ngày khác qua những thăng trầm và qua những ngày ấy dường như là quá lâu ngày vậy. Vì lẽ ấy, chúng ta cần phải làm gì đây? Chúng ta cần phải chờ đợi nơi Chúa và tìm kiếm sức lực của chúng ta trong sự quan phòng của Ngài.
Sự hiểu biết của Đức Chúa Trời không thể dò được. Sự hiểu biết của Đức Chúa Trời không có phần kết thúc. Ngài biết sự cuối cùng từ lúc sáng thế và từng chi tiết trong đời sống và lịch sử của chúng ta. Đức Chúa Trời biết Ngài sẽ làm gì và những gì Ngài sẽ làm là tốt nhứt cho dù có thể nào nơi phần của chúng ta.
Tôi nghĩ từ Hy bá lai Olam rất là quan trọng, trong đó có ý tưởng kín nhiệm nữa. Những việc kín nhiệm thuộc về Đức Giêhôva. Là Đấng Ta Là đời đời, là Anpha và Ômêga, là Đầu và là Rốt, mọi sự đang diễn tiến theo mọi mục đích của Ngài (đối chiếu Êsai 46.9-11). Vì thế, khi thời thế của chúng ta dường như quá lâu ngày, chúng ta đừng chạy trước hoặc bỏ đi, mà hãy yên nghỉ trong Chúa là El Olam. Chúng ta phải chờ đợi nhiều nơi Chúa giống như Êli và đừng di chuyển cho tới chừng nào Chúa bảo ra đi. Êli không lấy làm lo hay mạo hiểm ra khỏi nơi yên nghỉ theo ý riêng của ông. Ông không có than phiền, mà chỉ tiếp tục lo giữ phần tương giao mật thiết của mình với Đức Giêhôva mà thôi. Ông đã tin cậy và rất kiên trì chờ đợi Chúa Giêxu dẫn dắt ông, sử dụng ông rồi mở rộng bầu khí quyển đắc dụng và chức vụ của ông theo như Chúa điều phối – nếu Đức Chúa Trời điều phối như thế. Chắc chắn, không có một bó buộc nào với Êli hết! Đồng thời, ông là một nguồn phước cho người đờn bà goá cùng đứa con trai của bà ta và Đức Chúa Trời có quyền sửa soạn ông cho những việc sắp tới. Nhiều khi chúng ta trở nên vô dụng cho Chúa và cho tha nhân vì bị quá nhiều nan đề quật tới tấp.
Nguyên tắc hướng dẫn dựa theo việc lắng nghe Lời Đức Chúa Trời (18.1b)
Ở đây chúng ta thấy sau cùng Đức Chúa Trời đã phán với Êli và đã sai phái vị tiên tri quay trở lại Israel để đương diện với Vua Aháp và dân sự với lẽ thật. Nhưng Đức Chúa Trời đã phán rồi qua những tình trạng đồng trống trơ trụi rồi đóng ấn các từng trời lại. Hãy chú ý câu 18.2b: “Vả, tại Samari có cơn đói kém quá đỗi”. Có những lúc khi tôi tớ của Đức Chúa Trời cần phải giữ im lặng, khi nhiều tấm lòng trở nguội lạnh và những lỗ tai đã bị điếc. Có những lúc khi Đức Chúa Trời phán qua những thử thách của cuộc sống hầu buộc dân sự phải chú ý, buộc họ phải nhìn thấy nhu cần, tình trạng bất xứng của họ, hoặc tình trạng bất xứng của cuộc sống mà họ đã chọn trong chỗ của Đức Chúa Trời và chương trình của Ngài.
“Lời của Đức Giêhôva” xảy ra trong 17.2, 8, và ở đây. Thực ra, mệnh đề nầy xảy ra trong Kinh Thánh những 254 lần. Mệnh đề nầy được sử dụng để nói tới sự khải thị đặc biệt của Đức Chúa Trời cho con người để đem họ đến với chính mình Ngài và để cung ứng phần hướng dẫn cho đời sống của họ mà họ đương có cần trong chỗ thất vọng. Mỗi lần tôi nhìn thấy mệnh đề nầy, tôi được nhắc nhớ về nhu cần của tôi phải đi đến với Ngôi Lời để tìm sự dẫn dắt, để tìm các nguyên tắc và các lời hứa trong Kinh Thánh mà tôi đang cần tới để lèo lái đường lối của tôi hướng theo ý chỉ quí báu của Đức Chúa Trời.
“Hãy đi, ra mắt Aháp, . . .”. Trong I Các Vua 17.3 Chúa truyền cho ông “phải ẩn mình” và giờ đây Ngài truyền cho ông phải “ra mắt”. Êli đã bằng lòng làm theo cả lịnh nầy cũng như lịnh kia. Điều nầy về mặt tự nhiên thì chẳng dễ dàng đâu! Mỗi cái đều đòi hỏi phải có đức tin và mối tương giao với Đức Chúa Trời, và cái nầy là sự chuẩn bị cho cái kia (Luca 16.10).
“Ta sẽ khiến mưa sa xuống đất. . . .”. Dân chúng đã kinh nghiệm sự ứng nghiệm những lời cảnh cáo của Phục truyền luật lệ ký 28 về nạn hạn hán vì cớ sự bất tuân. Giờ đây đã đến lúc phải ban mưa xuống, nhưng dân sự cần phải biết chắc rằng không có mưa và giờ đây mưa sẽ giáng xuống từ nơi Đức Giêhôva chớ không phải từ thần Baanh đâu!
Nguyên tắc vâng phục mặc dù có nguy hiểm (18.2-6)
“Vậy, Êli đi ra mắt Aháp”. Có phải chúng ta nắm lấy đầy đủ ý nghĩa của sự việc nầy rồi chăng? Hãy lưu ý, câu kế đó: “Vả, tại Samari có cơn đói kém quá đỗi”. Có lẽ mấy câu Kinh Thánh nầy mau chóng được thêm vào để giúp cho chúng ta nắm bắt được đức tin và sự ngay thẳng của Êli. Câu nầy cùng những câu nối theo sau (3-6) được vạch ra để làm nổi bật các bối cảnh kinh khủng của nạn hạn hán để chúng ta thực sự nhận ra những điều Êli sắp đối diện với. Hơn ba năm trời, thích ứng với lời cầu nguyện và lời tiên đoán của Êli trước mặt Aháp và triều thần của ông ta, chẳng có giọt mưa nào rơi xuống đất hết. Như một kết quả, đã có đau khổ, khốn cùng, chết chóc, đói kém, và hoang tàn. Với mọi sự đó, cũng có giận dữ, căm hờn, những cảm giác muốn báo thù, mọi thứ nầy đều nhắm hết vào vị tiên tri – đặc biệt là Vua Aháp cùng triều thần của ông ta. Theo cách nhìn nầy, hãy lưu ý tước phẩm mới của Êli ở 18.17. Ông bị coi là “kẻ làm rối loạn ở Israel”. Ông bị đỗ thừa là nguyên nhân rồi bị xem là một cớ rủa sả.
Hơn thế nữa, trong hơn ba năm trời Aháp cứ khăng khăng tìm cho ra Êli để giết chết ông, mà không tìm được. Quí vị có thể hình dung ra tình trạng bẽ mặt trong tấm lòng kiêu căng của nhà Vua, và sự tức tối càng lúc càng tăng lên nghịch lại vị tiên tri, là người đã tránh né cuộc tìm kiếm của nhà Vua, kể cả người cùng các liên minh của ông ta (18.10). Thế mà giờ đây Đức Giêhôva phán: “Hãy đi, ra mắt Aháp”. Nói như thế cũng như xúi: “Có thấy chiếc xe 18 bánh kia không? Cứ nhảy đại ra trước mặt chiếc xe ấy coi”.
Có một câu chuyện thuật lại về một vị thầy tu minh hoạ cho việc tin cậy Chúa trong các hoàn cảnh khó khăn giống như Êli đã đối diện. Có vị thầy tu, ông xuất sắc hơn mọi kẻ đồng thời với mình, và trong những lúc rỗi rãi và thư giãn ông ta là người canh bầy chim. Buổi trưa kia, ông bước ngang qua một con chim bay ngang qua bờ rìa dốc đá rồi đốt đuốc lên chỗ dốc thấp. Thầy tu xúc động quan sát, nhưng chẳng tìm được gì. Thế rồi ông cứ đi tới xa hơn một chút, một chút cho tới chừng ông bị trượt chân. Khi ông té ngã qua mép vực, ông đã nắm lấy một bụi cây mọc ra từ rặng đá. Hai cánh tay của ông quá mỏi rồi, nhưng là người có đức tin, ông tự hào suy nghĩ: “Có người đến trên đỉnh để cứu ta”. Vì vậy ông ta kêu lên: “Tới đây đi, tôi cần cứu giúp đây. Nào, có ai trên đó không?” Thế rồi ông nghe một giọng nói; giọng nói của Đức Chúa Trời. Giọng ấy nói: “Ta đang ở đây, ngươi có đức tin không?” “Ồ thưa có ạ!” thầy tu trả lời. Đức Chúa Trời đáp: “Thế thì hãy buông tay ra đi thì ta sẽ chăm sóc cho ngươi. Chỉ hãy yên nghỉ trong sự chăm sóc của ta”. Trong một phút đã có sự im lặng chết chóc, rồi thầy tu nói: “Còn ai khác trên đó không?”
Khi Chúa đưa các hoàn cảnh thử nghiệm và khó khăn vào trong đời sống của chúng ta rồi bảo chúng ta, giống như Ngôi Lời phán dạy, phải tin cậy Ngài và bước đi bởi đức tin, chúng ta hành động như thế nào đây? Chúng ta có nhìn quanh để tìm các giải pháp khác không? Chúng ta có nhìn vào cái túi mưu mẹo của mình rồi bước ra với những đấu pháp tự bảo hộ như lẫn tránh, rút lui, phòng thủ cùng các loại chiến thuật giống như phòng thủ không? Có phải chúng ta ngã lòng? Có phải chúng ta than phiền hay đỗ thừa? Phải chăng chúng ta đánh mất sự vui vẻ của Chúa rồi không? Có phải chúng ta hồi phục lại rồi cập nhật nó không? Hoặc có phải chúng ta bày tỏ ra đức tin cùng bổn tánh giống như Đấng Christ chăng?
Các câu 2-6 đối chiếu bổn tánh của Êli với bổn tánh của nhà Vua. Êli bước ra trong sự vâng phục lo làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. Ông sẵn sàng nắm lấy chức vụ và đương diện với dân sự về mọi nhu cần thuộc linh của họ. Còn Vua Aháp, là người chăn dân Israel, là một câu chuyện khác. Với dân sự của ông ta đã chịu khổ từ nạn hạn hán, ông ta đang lo tìm cỏ cho bầy lừa, bầy gia súc, hơn là lo liệu cho hoàn cảnh của dân sự mình. (Từ các bản tường trình theo đời nầy, chúng ta biết Aháp có tới mấy ngàn con ngựa).
Đúng là lập dị? Có người nói “lập dị là trạng thái mà một người đang sống trong chỗ tối tăm”. Đó là những gì chúng ta có trong chỗ tư riêng, trong gia đình của chúng ta, khi đối diện với sự cám dỗ, hoặc như ở đây, với thử nghiệm về lòng can đảm của chúng ta khi lợi thế, có thể nói như thế, không nghiêng về phía chúng ta. Êli được kêu gọi bước vào chức vụ, giống như hết thảy những người tin Chúa vậy, và chức vụ ấy là làm vinh hiển cho Đức Chúa Trời cùng phục vụ cho nhu cần của nhiều người khác. Nhưng chức vụ và chức năng lãnh đạo chỉ là loại hình sinh hoạt tôn giáo hoặc thậm chí còn tệ hơn thế nữa – là thương mại tôn giáo – trừ phi có chất thuộc linh thực như sản phẩm của một đức tin sống động và sâu sắc.
Người dòng Pharisi đã gọi những gì họ đã làm là chức vụ và chức năng lãnh đạo, còn Chúa Giêxu gọi đấy là sự giả hình! Chúa Giêxu biết rõ các nghệ sĩ tôn giáo nầy vốn có lòng ưa chuộng về các thứ ích kỷ như địa vị, sự ngợi khen, quyền lực, của cải, và sự an nhàn của họ hơn là mối tương giao và sự phục vụ cho Đức Chúa Trời hằng sống và dạy đạo cho người ta. Bổn tánh Cơ đốc, sống đầy dẫy Đức Thánh Linh, có nghĩa là vâng phục Đức Chúa Trời. Nó có nghĩa là đức tin và lòng can đảm. Nó có nghĩa là phục vụ cho người khác, dấn thân vào và hy sinh.
Đức Chúa Trời phán với Êli: “Hãy đi, ra mắt Aháp, . . .”; đây là mạng lịnh của Đức Chúa Trời, và kế đó “Ta sẽ khiến mưa sa xuống đất. . . .”, đây là lời hứa của Đức Chúa Trời. Nhưng sự vâng phục đối với mạng lịnh nầy cũng có nghĩa là làm vinh hiển cho Chúa. Sự vâng phục đó mang lấy bằng chứng Lời Đức Chúa Trời bởi miệng của các tiên tri của Đức Chúa Trời đều là sự thật. Và sự vâng phục ấy có nghĩa là dân sự Đức Chúa Trời được di dời ra khỏi nỗi đau khổ, và có lẽ có người sẽ nhìn thấy mọi điều nầy và tin theo, đó là ơn phước thuộc linh. Nhưng còn có gì nữa đối với Êli? Đâu là lời hứa dành cho ông về ơn phước và sự giải cứu khỏi tay Aháp? Lời hứa đó không có ở đó, ít nhất là không trực tiếp!
Đối với người có lòng tin, là sự ngay thẳng và bản chất thuộc linh, đối với người nào kính sợ Chúa và yêu mến dân sự, ơn phước nằm ở trong đặc ân phục vụ Chúa và dân sự, trong chỗ nhìn thấy danh của Đức Chúa Trời được xác định là đúng đắn và Satan đã bị đánh bại. Đây là mục tiêu tối hậu của Ngôi Lời – lòng kính sợ Đức Chúa Trời và yêu thương tha nhân (Mác 12.29-34). Đây là trọng tâm của chức vụ – Phục vụ và Hy sinh! Mỉa mai thay, những gì nhiều người nhìn biết về sự phục vụ và hy sinh chỉ là đánh vần sao cho đúng từ mà thôi. Êli phải hướng mắt mình nhìn xem Chúa và, như ông đã tỏ ra trong 17.1, sống trong ánh sáng của sự sinh động và thành tín của Đức Chúa Trời mình giống như Đức Chúa Trời với hai cánh tay đời đời vậy.
Các câu hỏi ứng dụng:
(1) Có phải chúng ta đang sống từng ngày từng lúc, yên nghỉ và chờ đợi nơi Chúa là El Olam và rút tỉa lấy sự khôn ngoan cùng sức lực của Ngài, chờ đợi thì thuận tiện trọn vẹn và khôn ngoan của Ngài không?
(2) Có phải chúng ta đang lắng nghe Đức Chúa Trời mỗi ngày qua Kinh Thánh không? Có phải chúng ta đang dành thì giờ để học hỏi các nguyên tắc của Đức Chúa Trời và rồi có phải chúng ta đang sử dụng chúng để lèo lái con đường của chúng ta, để gây dựng đức tin và bổn tánh hầu giữ chúng ta không chạy trước Chúa với các đấu pháp của mình không?
(3) Có phải chúng ta có lòng can đảm để hành động theo sự tin quyết của chúng ta không? Hoặc có phải chúng ta đang tìm kiếm những phương thức để tránh né không bước đi bằng đức tin và bằng sự tin cậy Chúa không? Điều chi đang diễn ra trong cuộc sống của quí vị, nó cần có một quyết định của đức tin, nhưng quí vị lại sợ hãi không dám đưa ra vì có những hậu quả khả thi chăng?
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét