Bài 7:
CÁI CHẾT VÀ SỰ SỐNG LẠI CỦA CON TRAI NGƯỜI ĐỜN BÀ GOÁ
(I Các Vua 17.17-24)
PHẦN GIỚI THIỆU:
Sau ngày vị tiên tri đưa ra lời tuyên bố trước mặt Vua Aháp, công việc và chức vụ của Êli đã bị thay đổi. Ông bị chuyển ra khỏi những gì ông nghĩ là sự kêu gọi chủ yếu làm một tiên tri của Chúa rồi bị sai đi phục vụ cho một bà goá phụ nghèo nàn cùng đứa con trai của bà ta ở bên ngoài xứ Israel. Người phụ nữ nầy là một goá phụ, không những nghèo khổ, mà còn cơ cực, và có lẽ không có một sự hiểu biết nào về Đức Giêhôva hết. Bà ta đã sẵn sàng ăn bữa ăn cuối cùng với đứa con trai, rồi ngã chết trong đói khát.
Thay vì thế, tiên tri Êli đã bước vào đời sống của người đờn bà nầy, và cuộc đời của bà ta đã có một sự đổi thay thật đột ngột và rất có ấn tượng. Thay vì cơn đói kém không có đồ ăn và cái chết đang ở trước mắt, giờ đây thức ăn và sự sống được cung ứng cho hàng ngày bởi một phép lạ của Đức Chúa Trời. Thật là lý thú dường bao khi sống với một nguồn tiếp trợ lạ lùng như thế mỗi ngày, đúng y như vị tiên tri đã hứa, cho tới khi mưa xuống theo Lời của Giêhôva Đức Chúa Trời của Israel (I Các Vua 17.14, 16). Từ chỗ chưa có một bằng chứng nào về Đức Chúa Trời hằng sống, đã có mặt trong ngôi nhà của bà ta một người của Đức Chúa Trời với sự hiểu biết Đức Chúa Trời, là người chắc chắn đã dạy cho bà và đứa con trai của bà biết về Giêhôva, Đức Chúa Trời của Israel. Thay vì đói kém về mặt thuộc linh rồi ngã chết, đã có một cơ hội được trưởng dưỡng bằng lẽ thật của Đức Chúa Trời. Có người cho rằng bột và dầu pha trộn với nhau rồi được đem nướng làm biểu tượng thay cho thân vị và công tác của Đấng Christ cùng chức vụ của Đức Thánh Linh.
Chúng ta có đặc ân được trưởng dưỡng bằng phép lạ tiếp trợ hàng ngày của Đức Chúa Trời tương tự như chúng ta được trưởng dưỡng bằng Lời hằng sống (Đấng Christ) theo hình thức Lời thành văn (Kinh Thánh) là Bánh Hằng Sống của chúng ta. Với Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự ở trong lòng của tín đồ xuyên suốt thời đại Hội Thánh, chúng ta cũng có thể kinh nghiệm được công tác và chức vụ của Ngài mỗi ngày. Hơn nữa, chúng ta cũng có thể kinh nghiệm sự tiếp trợ hàng ngày của Đức Chúa Trời cho các nhu cần thuộc thể của chúng ta. Giống như Êli đã hứa vò bột sẽ không hết, cũng một thể ấy chúng ta có lời hứa: “Đức Chúa Trời tôi sẽ làm cho đầy đủ mọi sự cần dùng của anh em y theo sự giàu có của Ngài ở nơi vinh hiển trong Đức Chúa Jêsus Christ” (Philíp 4.19).
Chúng ta nắm bắt rõ ràng sự tiếp trợ hàng ngày của Đức Chúa Trời như thế nào? Phải chăng chúng ta lợi dụng Chúa hay đang cho Ngài là đúng? Có phải chúng ta đang tấn tới trong sự chúng ta đồng đi với Ngài? Phải chăng Ngài là nguồn tin cậy và vui mừng của chúng ta hay chỉ có như thế trong sự tiếp trợ – trong những gì chúng ta nhận lãnh từ nơi Ngài? Tôi không có ý nói từ thức ăn ở trên bàn, mà thậm chí trong mọi kinh nghiệm thuộc linh của chúng ta với Đức Chúa Trời? Dường như một số người đã có nhiều kinh nghiệm rất lạ thường, các phép lạ nho nhỏ mỗi ngày, vì Đức Chúa Trời vốn rất thực hoặc họ đang nhìn thấy Đức Chúa Trời tác động trong đời sống của họ. Đấy không phải là khoẻ mạnh về mặt thuộc linh đâu! Chúng ta hãy xem điều chi đang diễn ra để thấy rõ những điều chúng ta có thể tiếp thu!
CẤT BỎ SỰ SỐNG RA KHỎI ĐỨA CON TRAI (17. 17)
“Sau một ít lâu . . .” (Đối chiếu I Các Vua 17.17 với 18, 20 và Hêbơrơ 11.35).
Thứ nhứt, với câu nói nầy, phân đoạn Kinh Thánh giới thiệu cho chúng ta thấy một sự chuyển hướng các sự cố trong đời sống đáng thương của người đờn bà goá – là người mà Êli được sai đến để phục vụ cho. Đây là một sự cố đã tác động vào cả hai người: bà goá kia cùng vị tiên tri. Sự sống là như thế đó! Nỗi khổ đang tác động hết thảy chúng ta – hoặc sẽ. Nỗi đau khổ của quí vị sẽ không là nỗi khổ của chính bản thân tôi, nhưng Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta phải sẵn sàng để phục vụ và có mặt ở đó vì tha nhân nữa.
Thứ hai, sự chuyển hướng đột ngột của các sự cố, cái chết của đứa con trai, không phải là tình cờ đâu! Trong khi chúng ta có những tai vạ, chúng ta vấp ngã, chúng ta sa chân, chúng ta có thể lái vòng ra đầu một chiếc xe đang trờ tới vì chúng ta lơ đảng, v.v…, từ nhận định của Đức Chúa Trời vẫn không có một sự tình cờ nào trong đời sống của người tin Chúa hay với ai đó. Những gì đã diễn ra ở đây chính là kết quả của ý chí và mục đích tối thượng của Đức Chúa Trời, Ngài đang hiệp mọi sự lại để làm ích cho. Thật là yên ủi khi nhận biết như thế với Đức Chúa Trời, Ngài là Đấng toàn tri, toàn năng, toàn tại, đời đời, vô hạn, và thành tín, không có gì phải ngạc nhiên hết. Đức Chúa Trời vốn biết mọi trạng huống và thử thách trong cuộc sống và đã nhìn biết từ cõi đời đời. Thực ra, Ngài đã cho phép đem chúng tới hay đã cho phép chúng xảy ra.
Vậy thì, sự hiểu biết nầy tác động vào chúng ta ra sao đây? Phải, đây là mục đích chính của phân đoạn Kinh Thánh nầy. Hãy so sánh Thi thiên 138.8 với 139.1-12. Thi thiên 138.8 nói về mục đích của Đức Chúa Trời dành cho cuộc sống của một người. Bản Kinh Thánh tiếng Việt chép: “Đức Giêhôva sẽ làm xong việc thuộc về tôi”. Đúng là một lẽ thật kỳ diệu làm cho tấm lòng chúng ta được vững vàng và làm cho đức tin chúng ta được thêm phần mạnh mẽ khi chúng ta nếm trải mọi thăng trầm của cuộc sống.
“Sau một ít lâu”. Sau những việc nào? Chúng ta đừng quên điều nầy! Cái chết của đứa con trai bà goá kia đã xảy ra sau các ơn phước cùng những lần tiếp trợ thật kỳ diệu mỗi ngày đã được nhắc tới trong mấy câu ở trên. Cái chết của nó đã xảy ra sau lần xuất hiện của vị tiên tri hòng cứu giúp người đờn bà goá. Sau khi đức tin và sự đáp ứng của người goá phụ. Và sau lần tiếp trợ liên tục thật kỳ diệu về bột và dầu, bởi đó tất cả họ đều được tiếp trợ cho và đấy chính là biểu tượng cho sự tiếp trợ về mặt thuộc linh của Đức Chúa Trời. Nói cách khác, sau khi mọi sự dường như hanh thông, Đức Chúa Trời đã đặt một ngã rẽ, một nơi chuyển hướng trên con đường.
Người đờn bà phải xử lý thế nào đối với sự việc nầy? Thực vậy, chúng ta sẽ xử lý ra sao với sự việc nầy? Ở đây Đức Chúa Trời đã tiếp trợ thật lạ lùng cho mọi nhu cần của bà ta và giữ tròn sự sống cho bà cùng đứa con trai. Giờ đây, thật đột ngột, con trai bà ngã chết. Quí vị có tưởng tượng ra bà ta đang suy nghĩ như thế nào không? Có lẽ là một việc đại khái như sau: “Con không hiểu chi hết, lạy Chúa?! Ngài đã cung ứng cho tất cả mọi phước hạnh nầy, và giờ đây Ngài cất đi con trai của con?” Trong bản thân sự việc, điều nầy dường như chẳng có ý nghĩa gì hết. Sự thể dường như không công bằng. Quí vị có từng cảm thấy như thế không? Tất nhiên, và quí vị sẽ cảm thấy như thế một lần nữa đấy!
Hoàn toàn không mong đợi, ở giữa thời kỳ tiếp trợ của Đức Chúa Trời cùng sự an nhàn dễ dàng đó, tai vạ đánh thẳng vào. Con trai của người đờn bà goá bị đau, bịnh rất nặng và sắp chết – với vị tiên tri của Đức Chúa Trời hằng sống đang sinh sống ngay trong ngôi nhà của bà ta! Êli đã dạy cho người phụ nữ nầy cùng đứa con trai của bà ta nhìn biết lẽ thật của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, bà ta cũng giống như nhiều người ngày hôm nay, đã có lòng hướng về các ơn phước vật chất hơn, trong các thành phần thú vị của sự trưởng dưỡng thuộc linh và trong phép lạ hàng ngày hơn là trong việc thực sự nhận biết Đức Chúa Trời. Dù vậy, Chúa vẫn có lòng quan tâm rằng bà ta sẽ nhận biết Đức Chúa Trời vì Ngài vốn là nhu cần thực sự (đối chiếu Giăng 6.23-27; Mathiơ 12.38-39; 16.1-4).
Khi chúng ta kinh nghiệm ơn phước cùng sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời, đặc biệt sau một loại thử nghiệm hay cám dỗ nào đó, luôn luôn có một sự cám dỗ khá tinh vi cho chúng ta phải suy nghĩ chúng ta đã trải qua sự thử thách và mọi sự sẽ càng dễ dàng hơn cho chúng ta từ bây giờ trở đi. Điều tồi tệ đã qua rồi. Cơn giông bão đã trôi qua mất rồi. Từ đây con thuyền sẽ dong buồm ra khơi trong phẳng lặng. Nhưng một thái độ như thế tỏ ra chẳng biết gì về một số lẽ thật cơ bản:
(1) Thế giới nầy không phải là Vườn Êđen, cũng không phải là thời kỳ thiên hy niên đâu! Chúng ta đừng trông mong từ đời nầy, trong một thế giới sa ngã những gì nó không thể cung ứng cho và không được phép cung ứng cho. Chúng ta đang sinh sống trong một thế giới sa ngã, ở đây tội lỗi và Satan đang chủ động và ở đây thậm chí cõi thiên nhiên, là sự sáng tạo của chính Đức Chúa Trời, đang than thở ở dưới sự rủa sả của sự sa ngã. Thí dụ, động đất chỉ là một trong những rên siết của một thế giới đã bị rủa sả vì cớ tội lỗi (Roma 8.18-22). Đức Chúa Trời muốn chúng ta trông đợi mọi niềm vui chung của cõi đời đời. Thực ra, chính mục tiêu nầy và niềm hy vọng của cõi đời đời đã làm nhẹ bớt mọi gánh nặng của đời nầy (đối chiếu II Côrinhtô 4.16-18).
(2) Chúng ta có khuynh hướng quên đi tính cần thiết của sự chịu khổ với nhiều lý do vì sự chịu khổ đã được đề ra rồi trong Kinh Thánh. Chúa biết chẳng có gì tốt cho chúng ta khi trôi nổi mà chẳng có một thời gian thử thách nào vì thường thì chúng ta không thể giữ mãi sự thịnh vượng được. Chúng ta dễ trở thành độc lập và lấy cái tôi làm trung tâm điểm. Với sự giàu có, sự cám dỗ đến khiến cho quên phứt Chúa đi. Chúng ta đang sống để nhìn thấy phép lạ hay để được yên ủi hơn, hơn là nhận biết Đức Chúa Trời và tấn tới trong bổn tánh của Ngài. Hãy chú ý những lời cảnh báo của Phục truyền luật lệ ký 6.10-13 và những lời cảnh cáo được lặp đi lặp lại chống lại việc quên hoặc là lời kêu gọi phải ghi nhớ (Chống lại việc quên: Phục truyền luật lệ ký 4.9, 23, 31; 6.12; 8.11, 14, 19; 9.7; 25.19; Để ghi nhớ: 4.10; 5.15; 7.18; 8.2, 18; 9.7, 27; 15.15).
(3) Chúng ta xử lý với những cơn thử thách trong cuộc sống như một việc gì đó rất kỳ lạ. Có thể là chúng ta quên hoặc chúng ta bất chấp lời cảnh cáo của Chúa cũng như của Phierơ đến nỗi chúng ta không lấy làm ngạc nhiên bởi những cơn thử thách, cũng không nghĩ chúng là kỳ lạ (Giăng 15.18; 16.33; I Phierơ 4.12). Phierơ nhắc cho chúng ta nhớ rằng những cơn thử thách đôi khi là cần thiết.
“Anh em vui mừng về điều đó, dầu hiện nay anh em vì sự thử thách trăm bề buộc phải buồn bã ít lâu; hầu cho sự thử thách đức tin anh em quí hơn vàng hay hư nát, dầu đã bị thử lửa, sanh ra ngợi khen, tôn trọng, vinh hiển cho anh em khi Đức Chúa Jêsus Christ hiện ra” (I Phierơ 1.6-7).
Một buối tối kia, tôi có nhận một cú gọi từ người bạn cũ. Tôi đã có nói trước với ông ta về cuộc hôn nhân mà ông ta đã đáp ứng, cùng mọi việc thực sự xảy có cho họ. Thế nhưng khi đôi vợ chồng nầy bắt đầu kinh nghiệm một số cải thiện kỳ diệu trong cuộc sống chung của họ, ông ta đã nổi tam bành lên và rõ ràng chẳng phải là lỗi của ông ta nữa. Cuộc sống đầy dẫy với nhiều câu chuyện tương tự. Mặc dù cuộc sống đầy dẫy đau đớn, chúng ta thường sống đời sống của chúng ta mà chẳng biết gì về nó, nhưng chúng ta luôn luôn bị phân rẽ ra khỏi cuộc sống đó bởi một cái màng mỏng chắn ngang chúng ta một cách đột ngột mà chẳng có lời cảnh báo trước.
PHẢN ỨNG CỦA NGƯỜI ĐỜN BÀ GOÁ (17.18)
Thật là thú vị khi để ý thấy sự thay đổi rất rõ nét trong thái độ giữa I Các Vua 17.18 (sự cay đắng) và câu 24 (đức tin và lòng tin cậy). Điều chi đã đem lại sự thay đổi nầy? Sở dĩ có như thế là do kinh nghiệm Đức Chúa Trời trong đời sống, trong nỗi đau khổ của bà ta. Phản ứng và lời lẽ của bà ta trong câu 18 cho thấy hướng nhắm và đường lối mà bà ta đang suy nghĩ. Phản ứng ấy đề nghị ba vấn đề với sự suy nghĩ và đức tin hay mối tương giao của bà ta với Đức Chúa Trời, là những điều cần được biến đổi.
Vấn đề thứ nhứt với sự suy nghĩ của bà ta
Hiển nhiên là bà ta đã suy nghĩ rằng với vị tiên tri kiều ngụ trong ngôi nhà của mình, bà ta được miễn trừ đối với các nan đề. Một số người đang suy nghĩ giống như thế nầy và họ được nâng đỡ trong lối suy tưởng của mình bởi tin lành thịnh vượng mà chúng ta nghe thấy từ một số các giáo sĩ giảng dạy trên đài phát thanh hay trên vô tuyến truyền hình. Một số người nghĩ, nếu họ làm điều thiện, theo các nguyên tắc phải lẽ, lắng nghe theo Kinh Thánh, sống chung đụng với các Cơ đốc nhân khác – đời sống sẽ êm ả trôi. Thế nhưng một thái độ như thế thường tránh né việc phát triển bất kỳ một mối tương giao nào với Đức Chúa Trời, từ đó một mình Đức Chúa Trời trở thành nguồn duy nhất cho sức lực và sự vui vẻ.
Đức Chúa Trời mong muốn chúng ta được phước chủ yếu là phước hạnh gì? Tôi tin đó là sự biến đổi ra giống với Đấng Christ. Ngài muốn đời sống chúng ta thay đổi ra giống theo ảnh tượng của Con Ngài (Roma 8.28-29). Thế nhưng khuynh hướng của chúng ta là thích phiêu lưu, xu hướng của chúng ta là sống độc lập đối với Ngài và tự quản chính đời sống của mình, đôi khi Đức Chúa Trời phải phối trí sự đau khổ vào. Điều nầy được minh họa trong hình ảnh của Đấng Tỉa Sửa Gốc Nho (Giăng 15) và hình ảnh của người cha biết kỹ luật hay giáo huấn con cái của mình (Hêbơrơ 12.5…).
Mặc dù Chúa đã chúc phước thật dư dật cho chúng ta trong Đấng Christ, và dù Ngài có thể làm thoả mãn mọi nhu cần của chúng ta theo nhiều cách thức thật lạ lùng, dẫu như thế đi nữa không có nghĩa là chúng ta được miễn trừ khỏi những cơn thử thách đâu! Ngài biết rõ tấm lòng của chúng ta cùng tấm lòng của những người đang sống ở quanh chúng ta. Vì thế, chắc chắn Ngài biết hết mọi thứ chúng ta đang cần. Sự thật và sự hiện diện của những cơn thử thách không có ý nói Đức Chúa Trời đã cất bỏ ân sũng và tình yêu của Ngài! Theo phân tích của Kinh Thánh về Đức Chúa Trời là Cha thiên thượng và là Đấng Tỉa Sửa Gốc Nho cho thấy, nếu có điều gì thì đó là bằng chứng nói về tình yêu và sự quan phòng thành tín của Ngài. Bằng chứng đó xác minh Ngài đang vận hành sửa soạn chúng ta cho thiên đàng và sử dụng chúng ta trong chương trình của Ngài trong lúc bây giờ (Roma 8.28-29; Giăng 15.2; Philíp 1.6; Hêbơrơ 12.5…).
Là Đấng biết tấm lòng của chúng ta rõ hơn cả chúng ta, Đức Chúa Trời thường bố trí nỗi khổ, hay cho phép nó theo sau những thời kỳ được phước to lớn, vì nó rất cần thiết cho một hay nhiều lý do rất hiển nhiên sau đây: (a) Chúng ta sẽ bắt đầu cho Ngài là đúng, tin theo Ngài. Chúng ta có thể bắt đầu đối xử với Chúa giống như Ngài đã mắc chúng ta một món nợ gì đó. (b) Hoặc giả chúng ta sẽ bắt đầu sống để nhận được ơn phước của Ngài (giống như bột và dầu trong câu chuyện nầy vậy) hơn là nhận lấy chính mình Ngài. Chúng ta bị ơn phước chiếm hữu và bắt lấy hơn là Đấng Ban Phước Cho. (c) Trong tiến trình của mọi sự nầy, chúng ta sẽ bắt đầu sống một cách độc lập, tìm kiếm hạnh phúc, an ninh, cùng vui vẻ từ những nguồn khác.
Vấn đề thứ hai với suy nghĩ của bà ta
Phản ứng và lời lẽ của bà ta đối với Êli cho thấy góc cạnh khác trong suy tưởng của bà ta là rất phổ thông. Bà ta cảm thấy tội lỗi và có lẽ gần như bà ta đã đổ thừa cho cái chết của con trai mình. Vì bà ta không hiểu mọi điều Kinh Thánh dạy về sự chịu khổ, bà ta đã nghĩ rằng mọi nỗi khổ đau đều do tội lỗi gây ra. Có lẽ đã có một số nét cốt lõi trong chỗ kín đáo tư riêng của bà ta. Chắc chắn thắc mắc: “Hỡi người của Đức Chúa Trời, tôi với ông có việc chi chăng?” được nối theo sau bằng câu: “Có phải ông đến nhà tôi đặng nhắc lại những tội lỗi tôi và giết con tôi chăng?” gần như là muốn nói như thế nầy: “Tôi đã làm gì không đẹp lòng ông hay Đức Chúa Trời của ông?” “Tôi đã làm chi cho đáng với sự nầy?” “Tại sao Đức Chúa Trời của ông lại nở làm như thế chứ?” “Há tôi chẳng cung cấp chỗ trú thân cho ông sao?”
Người ta thường có khuynh hướng xem nỗi đau khổ, một là sản phẩm của sự tình cờ, nỗi đau khổ vô nghĩa, hoặc được gây ra do một tội lỗi nào đó. Điều nầy kết quả trong việc sống trong một thế giới tội lỗi và đầy sợ hãi. Phải, đôi khi đau khổ lại là kỹ luật hoặc vì chúng ta đã phá vỡ các nguyên tắc của Kinh Thánh. Nói cách khác, thường thì đó là nỗi đau thương tự cảm thấy, nhưng đây là một trong những lý do cho sự chịu khổ hay những cơn thử thách.
Vấn đề thứ ba với suy nghĩ của bà ta
Vì con mắt của bà ta không phải là con mắt của Chúa, vì những điều bà ta trông mong đều là sai lầm, và vì bà ta cảm thấy tội lỗi khi suy nghĩ có thể bà ta sẽ phải đổ thừa theo một cách thức nào đó, tội lỗi và nỗi khổ của bà ta khoác lấy hình thái thất vọng, giận dữ hay tức tối, và rồi là đổ thừa. Bà ta đã nắm lấy quá trình đi xuống thấp. Đau khổ không bao giờ là sai lầm hết. Hình thái đó là tự nhiên và Đức Chúa Trời mong mỏi và cho phép chúng ta cảm nhận đau khổ. Vấn đề đến khi chúng ta để cho nỗi khổ của mình xoắn lại và làm biến dạng chúng ta rồi khiến cho chúng ta phản ứng thay vì là đáp ứng với những gì Đức Chúa Trời tìm cách thực thi trong chúng ta hay nơi người khác.
Thật là đặc thù và cũng rất mỉa mai dường bao! Khi có những sự việc bắt đầu rẽ hướng mà chúng ta không trông đợi, thay vì nhìn xem Chúa để lôi kéo mọi năng lực của Ngài và học biết những điều Ngài đang tìm cách dạy dỗ chúng ta, chúng ta thường lộ ra cơn giận dữ trên chính người (hay nhiều người) mà Đức Chúa Trời đã sử dụng họ để chúc phước và phục vụ cho đời sống của chúng ta.
Phillips Brooks từng nói: “Ồ, đừng cầu xin để có loại đời sống an nhàn; hỡi quí vị, hãy cầu nguyện sao cho mạnh mẽ hơn! Đừng cầu xin cho có những công việc tương xứng với sức lực của mình; hãy cầu xin cho có sức lực tương xứng với công việc của quí vị. Kế đó lo làm công việc của mình không phải một phép lạ, mà quí vị sẽ trở thành một phép lạ”.
Minh họa:
(1) Trong hình ảnh dê lúa theo phương pháp xưa của người La mã, người ta thấy một người luôn luôn lắc những bó lúa trong khi có loại xe do bò kéo có trục lăn trên các bó lúa khác thay vì hai chiếc bánh xe. Những hòn đá nhọn cùng những miếng sắt lởm chởm được gắn vào trục lăn nầy để giúp tách vỏ trấu ra khỏi hột lúa. Chiếc xe bò đơn sơ nầy người ta gọi là tribulum – từ chữ nầy chúng ta mới có chữ “tribulation” (cơn đại nạn). Khi tai vạ lớn lao giáng trên chúng ta, chúng ta thường nghĩ ở trong lòng như đang bị xé ra từng mãnh dưới áp lực nghiệt ngã của mọi nghịch cảnh. Tuy nhiên, không một sân đạp lúa nào máng ách lên đôi bò kéo chiếc tribulum của mình vì mục tiêu tách vỏ trấu, mà để phơi bày hột gạo quí báu ra, hoặc di dời rơm rạ ra khỏi lúa, để Cứu Chúa yêu thương của chúng ta không đặt chúng ta dưới áp lực của sự buồn rầu và nỗi thất vọng không cần thiết.
(2) Kinh Thánh khuyên chúng ta phải đầy dẫy Đức Thánh Linh và bởi sức lực của Đức Thánh Linh phải đầy dẫy bông trái của Thánh Linh – là những đức hạnh tin kính khác nhau. Thí dụ, làm sao chúng ta biết mình có “đầy lòng nhơn từ” (Roma 15.14) hay “đầy dẫy đức tin”? Hãy suy nghĩ trong một phút về miếng sốp bọt biển. Nếu chúng ta bóp nhẹ vào miếng sốp ấy, nước sẽ chảy ra. Ngay lập tức chúng ta biết cái gì chứa đầy trong miếng sốp đó. Cũng thực sự như thế với chúng ta. Chúng ta có thể nói điều chi đầy dẫy chúng ta ở trong lòng bởi những gì lộ ra khi chịu dưới áp lực.
ĐÁP ỨNG CỦA ÊLI (17.19)
Tại sao Êli không kêu cầu Chúa chữa lành cho đứa trẻ trước khi nó chết? Phải chăng Êli đi đâu đó một ngày hoặc chỉ đến nơi để thấy đứa trẻ chết rồi? Hay sự thể nầy giống như sự chữa lành cho người mù từ thuở sanh ra mà Chúa Giêxu đã chữa lành “để cho những việc Đức Chúa Trời được tỏ ra trong người” (Giăng 9.1-3), hay như việc làm cho Laxarơ sống lại từ kẻ chết ở Giăng 11? Hãy nhớ những gì Chúa đã nói với các môn đồ trước đó? Ngài phán: “Laxarơ chết rồi. Ta vì các ngươi mừng không có ta tại đó, để cho các ngươi tin; nhưng chúng ta hãy đi đến cùng người” (Giăng 11.14-15).
Nhu cần của chúng ta là phải học biết để nhìn thấy các vấn đề trong cuộc sống và nỗi đau khổ sấn tới thình lình trên thế giới của chúng ta từ quan điểm của Đấng Toàn Năng và mục đích của Ngài trong đời sống của chúng ta. Mặc dù cách nói của bà ta là cách nói rất chua cay, thật là quan trọng khi nhìn thấy Êli đã không phản ứng trước những gì bà ta đã nói. Thay vì thế, ông đã đáp ứng với lòng thương xót và hành động tích cực. Chúng ta hãy lưu ý những gì ông đã làm:
(1) Ông đã không xem việc nầy theo cách riêng tư. Ông đã động lòng thương xót vì nỗi đau của bà ta. Ông vốn biết nhu cần của bà ta là nhìn biết Chúa và tin theo Lời của Ngài. Ông đã đặt các nhu cần về tình cảm và về thuộc linh của bà ta lên trên sự mong muốn riêng của ông về sự đánh giá đúng đắn (Philíp 2.3-4).
(2) Ông đã sống an ninh trong Chúa. Ông đã tìm được ý nghĩa, sự an ninh, cùng niềm vui mừng của ông ở trong Chúa, chớ không phải trong sự đáp ứng của dân chúng. Ông không tìm cách biện hộ vai trò của mình là một vị tiên tri (Giăng 13.1…; I Côrinhtô 4.1-5).
(3) Vì ông đã sống an ninh nhờ vào mối tương giao của ông với Chúa, ông không đưa ra những lý do để bào chữa hoặc nhắm vào các chiến thuật biện hộ với người đờn bà nầy. Thay vì thế, ông đã chìa tay ra với nhu cần của bà ta và rồi trình vấn đề trực tiếp cho Đức Giêhôva. Ông biết rõ ông đã có mặt ở đó là để phục sự và Đức Giêhôva đang nắm quyền tể trị, Ngài đang tỏ ra các mục đích của Ngài (Mác 10.41-45).
Êli đã biết rõ như thế, hãy lưu ý câu 20a: “GIÊHÔVA Đức Chúa Trời tôi ôi!” Ông đã phó thác mọi nhu cần của mình nơi Đức Chúa Trời và tập trung vào cảnh ngộ khốn khổ của người đờn bà nầy hơn là những câu hỏi vặn của bà ta. (a) Với danh xưng “GIÊHÔVA” ông nhiệt thành với tới Đức Chúa Trời, là Đức Giêhôva, Đức Chúa Trời giao ước của Israel, Đức Chúa Trời có một và tối cao và là Đức Chúa Trời của sự khải thị và sự cứu chuộc. Bởi tước hiệu nầy, ông tỏ ra một sự hiểu biết thực về Đức Chúa Trời và đã đứng trong một mối thông công giao ước với Ngài. (b) Với câu “Đức Chúa Trời tôi ôi” ông đang hành động phát xuất từ mối tương giao cá nhân của ông, tin tưởng vào quyền phép và vô số bổn tánh của Đức Chúa Trời là Êlôhim của Cựu ước.
LỜI CẦU XIN CỦA VỊ TIÊN TRI (17.20-21)
Thắc mắc của ông: “cớ sao Ngài giáng tai họa trên . . .” tỏ ra sự ông hiểu biết quyền tể trị của Đức Chúa Trời trên mọi sự đang diễn ra trong cuộc sống, nhưng sự thật ông đã nối kết cái chết nầy với sự có mặt của ông trong ngôi nhà của người goá phụ chỉ ra sự nhìn biết một mục đích đặc biệt nào đó của Đức Chúa Trời vì cớ ông trong tai họa nầy. Ông đang nhắm vào Đức Giêhôva theo những giới hạn sự khải thị của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh. Đức Chúa Trời đã đặt ngã rẽ khác trên con đường và ông đã xem xét mọi điều Đức Chúa Trời đã làm và những gì Chúa muốn làm qua ông. Phần nhiều các lý do cho việc chịu khổ đều ứng dụng ở đây.
Dựa theo nhu cần của người đờn bà goá và nhu cần của con trai bà ta, Êli nắm lấy hành động và trình nhu cần đó cho Chúa. Thế nhưng ông phải làm gì đây? Đứa nhỏ đã chết rồi. Nó đã chết. Chưa có ai từng sống lại từ kẻ chết trước đó – ít nhất, không có trong tường trình của Kinh Thánh cho tới thời điểm nầy. Những gì Êli đã làm là trước tiên hết. Đây là đức tin rất lớn, nhưng ông không biết có điều gì là khó đối với Chúa, không một điều gì hết. Hiệp mọi sự lại với nhau, là một tiên tri của Đức Chúa Trời với ân tứ mặc khải của một vị tiên tri (một ân tứ mà tôi tin chúng ta ngày nay không có với phép tắc trọn vẹn của Kinh Thánh), Êli vốn biết rõ hoặc tin đây là việc Đức Chúa Trời muốn ông phải đứng ra làm. Tin tưởng như thế, ông đã hành động căn cứ theo đức tin của mình và ông đã cầu xin Đức Chúa Trời ban sự sống cho đứa con trai của người đờn bà goá.
Tại sao ông đã nằm ấp trên mình đứa trẻ ba lần? Phân đoạn Kinh Thánh không nói cho chúng ta biết, nhưng không nghi ngờ chi nữa, đây chỉ là biểu tượng, bằng cách thức nào đó, có lẽ với đức tin của ông, với sự ông bằng lòng tự đồng hoá mình với đứa trẻ nầy, và một bằng chứng về sự ông hạ mình xuống. Nhưng trên hết mọi sự, lời thỉnh cầu với lời cầu nguyện được lặp đi lặp lại, nhắc cho chúng ta nhớ rằng chính sự bền đỗ trong sự cầu nguyện thường dẫn tới những câu đáp trả cho mọi lời cầu nguyện của chúng ta. Thật là quan trọng khi để ý thấy rằng chính sự cầu nguyện của đức tin – giọng nói của Êli đang kêu la với Đức Chúa Trời – và không phải những hành động có tính biểu tượng đã đem lại câu trả lời cho sự cầu nguyện nầy. Giống như Giacơ nói cho chúng ta biết trong Giacơ 5.15, chính sự cầu nguyện của đức tin làm cho kẻ đau được lành.
ĐỨA CON TRAI SỐNG LẠI (17.22-23)
Quí vị có thể tưởng tượng ra đứa trẻ và sự phấn khích của sự cố nầy. Nhưng quí vị nên lưu ý lời lẽ của Êli: “Hãy xem, con nàng sống”. Nói như thế giống như ông đang nói: “Bà xem đây, Đức Chúa Trời của Israel không những là Đức Chúa Trời toàn năng và chơn thật duy nhất, không có gì là khó đối với Ngài, mà Ngài còn yêu thương, tha thứ, và thương xót nữa”.
Ngày nay, bằng chứng của chúng ta là sự sống lại của Chúa Giêxu, bằng chứng nầy tuyên bố Ngài vừa là Con đời đời của Đức Chúa Trời và là Đấng duy nhất có thể cất bỏ tội lỗi chúng ta, ban cho chúng ta sự sống đời đời, và ban cho sự sống dư dật hay khả năng cho sự sống thật. (Hãy so sánh Roma 1.4; 4.24-25 và hãy chú ý điều nói về con người tôn giáo, đạo đức, và người phi đạo đức).
Khi chết, linh hồn và tâm thần chia ra và thân thể bắt đầu tiến trình mục nát. Thân thể nào chết phải trải qua tiến trình đó. Phần vô hình của con người tiếp tục sống trong nơi ở đau khổ, dày vò của người chết chưa tin Chúa (Luca 16.22-23), hay trong paradise, ngày nay ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, là nơi ở của những người bởi đức tin nhận biết Chúa (Luca 16.22; Philíp 1.21; II Côrinhtô 5.8). Khi chúng ta nói tới đức tin trong Đức Chúa Giêxu Christ, chúng ta đang nói về cách định nghĩa của Kinh Thánh về Đức Chúa Giêxu Christ là ai, chớ không phải theo bản dịch của các nhóm người chuyên xác định Đức Chúa Giêxu Christ chỉ là người lành hoặc một vị tiên tri đặc biệt.
Vì sự sống lại đã xảy có, hai việc phải diễn ra. (a) Phần thân thể vật lý phải được làm trẻ lại thậm chí tới điểm tái tạo giống như khi thân thể mới mục nát. Về thân thể được sống lại của chúng ta trong tương lai, vị Sứ đồ gọi sự biến đổi nầy của thân thể thuộc về trạng thái khiêm hạ, thân thể thuộc về đất dễ hư nát nầy, phù hợp với thân thể vinh hiển của ông, một thân thể vinh hiển được sống lại giống như thân thể của Chúa. Nhưng sự sống lại trong phân đoạn nầy, như sự sống lại của thân thể Laxarơ, không phải là một thân thể vinh hiển được sống lại. Đây là sự làm trẻ lại cho một thân thể hay hư nát sẽ lại chết nữa. Nó đòi hỏi sự làm trẻ lại thật lạ lùng làm đảo lộn tiến trình chết như mục nát. (b) Linh hồn và tâm linh hay phần vô hình của con người phải kết hiệp với thân thể, là phần thân thể vật lý. Phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta cho chúng ta biết sự sống (linh hồn) của đứa trẻ đã trở lại với phần bề trong của nó.
Đây là một phép lạ lớn lao, một hành động siêu nhiên mang dấu ấn của Đức Chúa Trời kể từ khi Đức Chúa Trời có quyền làm sống làm chết. Các phép lạ là sự ngoại lệ, không phải tiêu chuẩn, và các phép lạ trong Kinh Thánh mang dấu ấn của Đức Chúa Trời. Chúng thành công một cách hoàn toàn; chúng hiện hữu ngay lập tức; chúng có thể chữa lành bất kỳ bịnh tật hay nan đề nào, và chúng cung ứng sự khẳng định sứ giả Đức Chúa Trời và sứ điệp của ông. Hết thảy các phép lạ nầy đang ứng dụng ở đây. Vì thế, những gì xảy ra kế tiếp đưa chúng ta đến với mục tiêu của phân đoạn Kinh Thánh và mục tiêu của đời sống Cơ đốc.
SỰ CÔNG NHẬN SỨ ĐIỆP CỦA VỊ TIÊN TRI (17.24)
Đây là một trong những lý do chính cho sự cố nầy. Chắc chắn Đức Chúa Trời vốn có lòng quan tâm tới người đờn bà goá nầy, nhưng Ngài đã không làm điều nầy cho từng người đờn bà goá nào bị mất con trai của mình. Phép lạ nầy đã được ấn định để dạy dỗ lẽ thật rất quan trọng.
(1) Nó tỏ ra mục đích của các phép lạ trong Kinh Thánh. Chúng đã xảy ra để khẳng định sứ giả của Đức Chúa Trời rồi nhơn đó khẳng định sứ điệp nói tới ân sũng của Đức Chúa Trời (17.24).
(2) Thế nhưng trong quá trình (bởi cách ứng dụng cho chúng ta) nó nhắc cho chúng ta nhớ một lần nữa về mục đích của chúng ta và về một trong các mục tiêu chính dành cho sự chịu khổ. Sự chịu khổ cung ứng cho Đức Chúa Trời một cơ hội để tỏ ra quyền phép của Ngài qua sự phô bày ra bổn tánh tin kính. Khi chúng ta xem xét con người bị sa ngã, đây là một phép lạ rất lớn giống như sự sống lại vậy. Vì cớ đó, giống như Đấng Christ được ví như sự sống lại trong Tân ước (Roma 6).
(3) Bổn tánh tin kính thực, phù hợp với sự tuân thủ bề ngoài, luôn luôn là kết quả của Lời Đức Chúa Trời trong đời sống của một người. Đó là công việc của đức tin, kết quả của mối tương giao với Đức Chúa Trời hằng sống. Bổn tánh tin kính, theo hình thái ổn định ở giữa nỗi khổ hay trong hình thái chức vụ yêu thương ở tại nhà, sở làm, với một người láng giềng hay người bạn, chứng minh sứ điệp của Đức Chúa Giêxu Christ là đúng. Nó cũng chứng tỏ rằng chúng ta thực sự là dân sự của Đức Chúa Trời và chúng ta đang bước đi trong mối tương giao và trong đức tin với Đức Chúa Trời là Đấng hằng sống. Bổn tánh tin kính luôn luôn khác với một bộ giáo điều những điều làm theo và không làm theo. Bổn tánh ấy là khả năng biết đáp ứng giống như Êli vậy. Từ quan điểm chung của bài học trong truyện tích anh hùng nầy, câu chuyện nầy bày tỏ ra Đức Chúa Trời của Êli là Đức Chúa Trời chơn thật. Trừ ra Đức Chúa Trời thì ai có thể đem người chết trở về với sự sống chứ?
***
PHẦN GIỚI THIỆU:
Sau ngày vị tiên tri đưa ra lời tuyên bố trước mặt Vua Aháp, công việc và chức vụ của Êli đã bị thay đổi. Ông bị chuyển ra khỏi những gì ông nghĩ là sự kêu gọi chủ yếu làm một tiên tri của Chúa rồi bị sai đi phục vụ cho một bà goá phụ nghèo nàn cùng đứa con trai của bà ta ở bên ngoài xứ Israel. Người phụ nữ nầy là một goá phụ, không những nghèo khổ, mà còn cơ cực, và có lẽ không có một sự hiểu biết nào về Đức Giêhôva hết. Bà ta đã sẵn sàng ăn bữa ăn cuối cùng với đứa con trai, rồi ngã chết trong đói khát.
Thay vì thế, tiên tri Êli đã bước vào đời sống của người đờn bà nầy, và cuộc đời của bà ta đã có một sự đổi thay thật đột ngột và rất có ấn tượng. Thay vì cơn đói kém không có đồ ăn và cái chết đang ở trước mắt, giờ đây thức ăn và sự sống được cung ứng cho hàng ngày bởi một phép lạ của Đức Chúa Trời. Thật là lý thú dường bao khi sống với một nguồn tiếp trợ lạ lùng như thế mỗi ngày, đúng y như vị tiên tri đã hứa, cho tới khi mưa xuống theo Lời của Giêhôva Đức Chúa Trời của Israel (I Các Vua 17.14, 16). Từ chỗ chưa có một bằng chứng nào về Đức Chúa Trời hằng sống, đã có mặt trong ngôi nhà của bà ta một người của Đức Chúa Trời với sự hiểu biết Đức Chúa Trời, là người chắc chắn đã dạy cho bà và đứa con trai của bà biết về Giêhôva, Đức Chúa Trời của Israel. Thay vì đói kém về mặt thuộc linh rồi ngã chết, đã có một cơ hội được trưởng dưỡng bằng lẽ thật của Đức Chúa Trời. Có người cho rằng bột và dầu pha trộn với nhau rồi được đem nướng làm biểu tượng thay cho thân vị và công tác của Đấng Christ cùng chức vụ của Đức Thánh Linh.
Chúng ta có đặc ân được trưởng dưỡng bằng phép lạ tiếp trợ hàng ngày của Đức Chúa Trời tương tự như chúng ta được trưởng dưỡng bằng Lời hằng sống (Đấng Christ) theo hình thức Lời thành văn (Kinh Thánh) là Bánh Hằng Sống của chúng ta. Với Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự ở trong lòng của tín đồ xuyên suốt thời đại Hội Thánh, chúng ta cũng có thể kinh nghiệm được công tác và chức vụ của Ngài mỗi ngày. Hơn nữa, chúng ta cũng có thể kinh nghiệm sự tiếp trợ hàng ngày của Đức Chúa Trời cho các nhu cần thuộc thể của chúng ta. Giống như Êli đã hứa vò bột sẽ không hết, cũng một thể ấy chúng ta có lời hứa: “Đức Chúa Trời tôi sẽ làm cho đầy đủ mọi sự cần dùng của anh em y theo sự giàu có của Ngài ở nơi vinh hiển trong Đức Chúa Jêsus Christ” (Philíp 4.19).
Chúng ta nắm bắt rõ ràng sự tiếp trợ hàng ngày của Đức Chúa Trời như thế nào? Phải chăng chúng ta lợi dụng Chúa hay đang cho Ngài là đúng? Có phải chúng ta đang tấn tới trong sự chúng ta đồng đi với Ngài? Phải chăng Ngài là nguồn tin cậy và vui mừng của chúng ta hay chỉ có như thế trong sự tiếp trợ – trong những gì chúng ta nhận lãnh từ nơi Ngài? Tôi không có ý nói từ thức ăn ở trên bàn, mà thậm chí trong mọi kinh nghiệm thuộc linh của chúng ta với Đức Chúa Trời? Dường như một số người đã có nhiều kinh nghiệm rất lạ thường, các phép lạ nho nhỏ mỗi ngày, vì Đức Chúa Trời vốn rất thực hoặc họ đang nhìn thấy Đức Chúa Trời tác động trong đời sống của họ. Đấy không phải là khoẻ mạnh về mặt thuộc linh đâu! Chúng ta hãy xem điều chi đang diễn ra để thấy rõ những điều chúng ta có thể tiếp thu!
CẤT BỎ SỰ SỐNG RA KHỎI ĐỨA CON TRAI (17. 17)
“Sau một ít lâu . . .” (Đối chiếu I Các Vua 17.17 với 18, 20 và Hêbơrơ 11.35).
Thứ nhứt, với câu nói nầy, phân đoạn Kinh Thánh giới thiệu cho chúng ta thấy một sự chuyển hướng các sự cố trong đời sống đáng thương của người đờn bà goá – là người mà Êli được sai đến để phục vụ cho. Đây là một sự cố đã tác động vào cả hai người: bà goá kia cùng vị tiên tri. Sự sống là như thế đó! Nỗi khổ đang tác động hết thảy chúng ta – hoặc sẽ. Nỗi đau khổ của quí vị sẽ không là nỗi khổ của chính bản thân tôi, nhưng Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta phải sẵn sàng để phục vụ và có mặt ở đó vì tha nhân nữa.
Thứ hai, sự chuyển hướng đột ngột của các sự cố, cái chết của đứa con trai, không phải là tình cờ đâu! Trong khi chúng ta có những tai vạ, chúng ta vấp ngã, chúng ta sa chân, chúng ta có thể lái vòng ra đầu một chiếc xe đang trờ tới vì chúng ta lơ đảng, v.v…, từ nhận định của Đức Chúa Trời vẫn không có một sự tình cờ nào trong đời sống của người tin Chúa hay với ai đó. Những gì đã diễn ra ở đây chính là kết quả của ý chí và mục đích tối thượng của Đức Chúa Trời, Ngài đang hiệp mọi sự lại để làm ích cho. Thật là yên ủi khi nhận biết như thế với Đức Chúa Trời, Ngài là Đấng toàn tri, toàn năng, toàn tại, đời đời, vô hạn, và thành tín, không có gì phải ngạc nhiên hết. Đức Chúa Trời vốn biết mọi trạng huống và thử thách trong cuộc sống và đã nhìn biết từ cõi đời đời. Thực ra, Ngài đã cho phép đem chúng tới hay đã cho phép chúng xảy ra.
Vậy thì, sự hiểu biết nầy tác động vào chúng ta ra sao đây? Phải, đây là mục đích chính của phân đoạn Kinh Thánh nầy. Hãy so sánh Thi thiên 138.8 với 139.1-12. Thi thiên 138.8 nói về mục đích của Đức Chúa Trời dành cho cuộc sống của một người. Bản Kinh Thánh tiếng Việt chép: “Đức Giêhôva sẽ làm xong việc thuộc về tôi”. Đúng là một lẽ thật kỳ diệu làm cho tấm lòng chúng ta được vững vàng và làm cho đức tin chúng ta được thêm phần mạnh mẽ khi chúng ta nếm trải mọi thăng trầm của cuộc sống.
“Sau một ít lâu”. Sau những việc nào? Chúng ta đừng quên điều nầy! Cái chết của đứa con trai bà goá kia đã xảy ra sau các ơn phước cùng những lần tiếp trợ thật kỳ diệu mỗi ngày đã được nhắc tới trong mấy câu ở trên. Cái chết của nó đã xảy ra sau lần xuất hiện của vị tiên tri hòng cứu giúp người đờn bà goá. Sau khi đức tin và sự đáp ứng của người goá phụ. Và sau lần tiếp trợ liên tục thật kỳ diệu về bột và dầu, bởi đó tất cả họ đều được tiếp trợ cho và đấy chính là biểu tượng cho sự tiếp trợ về mặt thuộc linh của Đức Chúa Trời. Nói cách khác, sau khi mọi sự dường như hanh thông, Đức Chúa Trời đã đặt một ngã rẽ, một nơi chuyển hướng trên con đường.
Người đờn bà phải xử lý thế nào đối với sự việc nầy? Thực vậy, chúng ta sẽ xử lý ra sao với sự việc nầy? Ở đây Đức Chúa Trời đã tiếp trợ thật lạ lùng cho mọi nhu cần của bà ta và giữ tròn sự sống cho bà cùng đứa con trai. Giờ đây, thật đột ngột, con trai bà ngã chết. Quí vị có tưởng tượng ra bà ta đang suy nghĩ như thế nào không? Có lẽ là một việc đại khái như sau: “Con không hiểu chi hết, lạy Chúa?! Ngài đã cung ứng cho tất cả mọi phước hạnh nầy, và giờ đây Ngài cất đi con trai của con?” Trong bản thân sự việc, điều nầy dường như chẳng có ý nghĩa gì hết. Sự thể dường như không công bằng. Quí vị có từng cảm thấy như thế không? Tất nhiên, và quí vị sẽ cảm thấy như thế một lần nữa đấy!
Hoàn toàn không mong đợi, ở giữa thời kỳ tiếp trợ của Đức Chúa Trời cùng sự an nhàn dễ dàng đó, tai vạ đánh thẳng vào. Con trai của người đờn bà goá bị đau, bịnh rất nặng và sắp chết – với vị tiên tri của Đức Chúa Trời hằng sống đang sinh sống ngay trong ngôi nhà của bà ta! Êli đã dạy cho người phụ nữ nầy cùng đứa con trai của bà ta nhìn biết lẽ thật của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, bà ta cũng giống như nhiều người ngày hôm nay, đã có lòng hướng về các ơn phước vật chất hơn, trong các thành phần thú vị của sự trưởng dưỡng thuộc linh và trong phép lạ hàng ngày hơn là trong việc thực sự nhận biết Đức Chúa Trời. Dù vậy, Chúa vẫn có lòng quan tâm rằng bà ta sẽ nhận biết Đức Chúa Trời vì Ngài vốn là nhu cần thực sự (đối chiếu Giăng 6.23-27; Mathiơ 12.38-39; 16.1-4).
Khi chúng ta kinh nghiệm ơn phước cùng sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời, đặc biệt sau một loại thử nghiệm hay cám dỗ nào đó, luôn luôn có một sự cám dỗ khá tinh vi cho chúng ta phải suy nghĩ chúng ta đã trải qua sự thử thách và mọi sự sẽ càng dễ dàng hơn cho chúng ta từ bây giờ trở đi. Điều tồi tệ đã qua rồi. Cơn giông bão đã trôi qua mất rồi. Từ đây con thuyền sẽ dong buồm ra khơi trong phẳng lặng. Nhưng một thái độ như thế tỏ ra chẳng biết gì về một số lẽ thật cơ bản:
(1) Thế giới nầy không phải là Vườn Êđen, cũng không phải là thời kỳ thiên hy niên đâu! Chúng ta đừng trông mong từ đời nầy, trong một thế giới sa ngã những gì nó không thể cung ứng cho và không được phép cung ứng cho. Chúng ta đang sinh sống trong một thế giới sa ngã, ở đây tội lỗi và Satan đang chủ động và ở đây thậm chí cõi thiên nhiên, là sự sáng tạo của chính Đức Chúa Trời, đang than thở ở dưới sự rủa sả của sự sa ngã. Thí dụ, động đất chỉ là một trong những rên siết của một thế giới đã bị rủa sả vì cớ tội lỗi (Roma 8.18-22). Đức Chúa Trời muốn chúng ta trông đợi mọi niềm vui chung của cõi đời đời. Thực ra, chính mục tiêu nầy và niềm hy vọng của cõi đời đời đã làm nhẹ bớt mọi gánh nặng của đời nầy (đối chiếu II Côrinhtô 4.16-18).
(2) Chúng ta có khuynh hướng quên đi tính cần thiết của sự chịu khổ với nhiều lý do vì sự chịu khổ đã được đề ra rồi trong Kinh Thánh. Chúa biết chẳng có gì tốt cho chúng ta khi trôi nổi mà chẳng có một thời gian thử thách nào vì thường thì chúng ta không thể giữ mãi sự thịnh vượng được. Chúng ta dễ trở thành độc lập và lấy cái tôi làm trung tâm điểm. Với sự giàu có, sự cám dỗ đến khiến cho quên phứt Chúa đi. Chúng ta đang sống để nhìn thấy phép lạ hay để được yên ủi hơn, hơn là nhận biết Đức Chúa Trời và tấn tới trong bổn tánh của Ngài. Hãy chú ý những lời cảnh báo của Phục truyền luật lệ ký 6.10-13 và những lời cảnh cáo được lặp đi lặp lại chống lại việc quên hoặc là lời kêu gọi phải ghi nhớ (Chống lại việc quên: Phục truyền luật lệ ký 4.9, 23, 31; 6.12; 8.11, 14, 19; 9.7; 25.19; Để ghi nhớ: 4.10; 5.15; 7.18; 8.2, 18; 9.7, 27; 15.15).
(3) Chúng ta xử lý với những cơn thử thách trong cuộc sống như một việc gì đó rất kỳ lạ. Có thể là chúng ta quên hoặc chúng ta bất chấp lời cảnh cáo của Chúa cũng như của Phierơ đến nỗi chúng ta không lấy làm ngạc nhiên bởi những cơn thử thách, cũng không nghĩ chúng là kỳ lạ (Giăng 15.18; 16.33; I Phierơ 4.12). Phierơ nhắc cho chúng ta nhớ rằng những cơn thử thách đôi khi là cần thiết.
“Anh em vui mừng về điều đó, dầu hiện nay anh em vì sự thử thách trăm bề buộc phải buồn bã ít lâu; hầu cho sự thử thách đức tin anh em quí hơn vàng hay hư nát, dầu đã bị thử lửa, sanh ra ngợi khen, tôn trọng, vinh hiển cho anh em khi Đức Chúa Jêsus Christ hiện ra” (I Phierơ 1.6-7).
Một buối tối kia, tôi có nhận một cú gọi từ người bạn cũ. Tôi đã có nói trước với ông ta về cuộc hôn nhân mà ông ta đã đáp ứng, cùng mọi việc thực sự xảy có cho họ. Thế nhưng khi đôi vợ chồng nầy bắt đầu kinh nghiệm một số cải thiện kỳ diệu trong cuộc sống chung của họ, ông ta đã nổi tam bành lên và rõ ràng chẳng phải là lỗi của ông ta nữa. Cuộc sống đầy dẫy với nhiều câu chuyện tương tự. Mặc dù cuộc sống đầy dẫy đau đớn, chúng ta thường sống đời sống của chúng ta mà chẳng biết gì về nó, nhưng chúng ta luôn luôn bị phân rẽ ra khỏi cuộc sống đó bởi một cái màng mỏng chắn ngang chúng ta một cách đột ngột mà chẳng có lời cảnh báo trước.
PHẢN ỨNG CỦA NGƯỜI ĐỜN BÀ GOÁ (17.18)
Thật là thú vị khi để ý thấy sự thay đổi rất rõ nét trong thái độ giữa I Các Vua 17.18 (sự cay đắng) và câu 24 (đức tin và lòng tin cậy). Điều chi đã đem lại sự thay đổi nầy? Sở dĩ có như thế là do kinh nghiệm Đức Chúa Trời trong đời sống, trong nỗi đau khổ của bà ta. Phản ứng và lời lẽ của bà ta trong câu 18 cho thấy hướng nhắm và đường lối mà bà ta đang suy nghĩ. Phản ứng ấy đề nghị ba vấn đề với sự suy nghĩ và đức tin hay mối tương giao của bà ta với Đức Chúa Trời, là những điều cần được biến đổi.
Vấn đề thứ nhứt với sự suy nghĩ của bà ta
Hiển nhiên là bà ta đã suy nghĩ rằng với vị tiên tri kiều ngụ trong ngôi nhà của mình, bà ta được miễn trừ đối với các nan đề. Một số người đang suy nghĩ giống như thế nầy và họ được nâng đỡ trong lối suy tưởng của mình bởi tin lành thịnh vượng mà chúng ta nghe thấy từ một số các giáo sĩ giảng dạy trên đài phát thanh hay trên vô tuyến truyền hình. Một số người nghĩ, nếu họ làm điều thiện, theo các nguyên tắc phải lẽ, lắng nghe theo Kinh Thánh, sống chung đụng với các Cơ đốc nhân khác – đời sống sẽ êm ả trôi. Thế nhưng một thái độ như thế thường tránh né việc phát triển bất kỳ một mối tương giao nào với Đức Chúa Trời, từ đó một mình Đức Chúa Trời trở thành nguồn duy nhất cho sức lực và sự vui vẻ.
Đức Chúa Trời mong muốn chúng ta được phước chủ yếu là phước hạnh gì? Tôi tin đó là sự biến đổi ra giống với Đấng Christ. Ngài muốn đời sống chúng ta thay đổi ra giống theo ảnh tượng của Con Ngài (Roma 8.28-29). Thế nhưng khuynh hướng của chúng ta là thích phiêu lưu, xu hướng của chúng ta là sống độc lập đối với Ngài và tự quản chính đời sống của mình, đôi khi Đức Chúa Trời phải phối trí sự đau khổ vào. Điều nầy được minh họa trong hình ảnh của Đấng Tỉa Sửa Gốc Nho (Giăng 15) và hình ảnh của người cha biết kỹ luật hay giáo huấn con cái của mình (Hêbơrơ 12.5…).
Mặc dù Chúa đã chúc phước thật dư dật cho chúng ta trong Đấng Christ, và dù Ngài có thể làm thoả mãn mọi nhu cần của chúng ta theo nhiều cách thức thật lạ lùng, dẫu như thế đi nữa không có nghĩa là chúng ta được miễn trừ khỏi những cơn thử thách đâu! Ngài biết rõ tấm lòng của chúng ta cùng tấm lòng của những người đang sống ở quanh chúng ta. Vì thế, chắc chắn Ngài biết hết mọi thứ chúng ta đang cần. Sự thật và sự hiện diện của những cơn thử thách không có ý nói Đức Chúa Trời đã cất bỏ ân sũng và tình yêu của Ngài! Theo phân tích của Kinh Thánh về Đức Chúa Trời là Cha thiên thượng và là Đấng Tỉa Sửa Gốc Nho cho thấy, nếu có điều gì thì đó là bằng chứng nói về tình yêu và sự quan phòng thành tín của Ngài. Bằng chứng đó xác minh Ngài đang vận hành sửa soạn chúng ta cho thiên đàng và sử dụng chúng ta trong chương trình của Ngài trong lúc bây giờ (Roma 8.28-29; Giăng 15.2; Philíp 1.6; Hêbơrơ 12.5…).
Là Đấng biết tấm lòng của chúng ta rõ hơn cả chúng ta, Đức Chúa Trời thường bố trí nỗi khổ, hay cho phép nó theo sau những thời kỳ được phước to lớn, vì nó rất cần thiết cho một hay nhiều lý do rất hiển nhiên sau đây: (a) Chúng ta sẽ bắt đầu cho Ngài là đúng, tin theo Ngài. Chúng ta có thể bắt đầu đối xử với Chúa giống như Ngài đã mắc chúng ta một món nợ gì đó. (b) Hoặc giả chúng ta sẽ bắt đầu sống để nhận được ơn phước của Ngài (giống như bột và dầu trong câu chuyện nầy vậy) hơn là nhận lấy chính mình Ngài. Chúng ta bị ơn phước chiếm hữu và bắt lấy hơn là Đấng Ban Phước Cho. (c) Trong tiến trình của mọi sự nầy, chúng ta sẽ bắt đầu sống một cách độc lập, tìm kiếm hạnh phúc, an ninh, cùng vui vẻ từ những nguồn khác.
Vấn đề thứ hai với suy nghĩ của bà ta
Phản ứng và lời lẽ của bà ta đối với Êli cho thấy góc cạnh khác trong suy tưởng của bà ta là rất phổ thông. Bà ta cảm thấy tội lỗi và có lẽ gần như bà ta đã đổ thừa cho cái chết của con trai mình. Vì bà ta không hiểu mọi điều Kinh Thánh dạy về sự chịu khổ, bà ta đã nghĩ rằng mọi nỗi khổ đau đều do tội lỗi gây ra. Có lẽ đã có một số nét cốt lõi trong chỗ kín đáo tư riêng của bà ta. Chắc chắn thắc mắc: “Hỡi người của Đức Chúa Trời, tôi với ông có việc chi chăng?” được nối theo sau bằng câu: “Có phải ông đến nhà tôi đặng nhắc lại những tội lỗi tôi và giết con tôi chăng?” gần như là muốn nói như thế nầy: “Tôi đã làm gì không đẹp lòng ông hay Đức Chúa Trời của ông?” “Tôi đã làm chi cho đáng với sự nầy?” “Tại sao Đức Chúa Trời của ông lại nở làm như thế chứ?” “Há tôi chẳng cung cấp chỗ trú thân cho ông sao?”
Người ta thường có khuynh hướng xem nỗi đau khổ, một là sản phẩm của sự tình cờ, nỗi đau khổ vô nghĩa, hoặc được gây ra do một tội lỗi nào đó. Điều nầy kết quả trong việc sống trong một thế giới tội lỗi và đầy sợ hãi. Phải, đôi khi đau khổ lại là kỹ luật hoặc vì chúng ta đã phá vỡ các nguyên tắc của Kinh Thánh. Nói cách khác, thường thì đó là nỗi đau thương tự cảm thấy, nhưng đây là một trong những lý do cho sự chịu khổ hay những cơn thử thách.
Vấn đề thứ ba với suy nghĩ của bà ta
Vì con mắt của bà ta không phải là con mắt của Chúa, vì những điều bà ta trông mong đều là sai lầm, và vì bà ta cảm thấy tội lỗi khi suy nghĩ có thể bà ta sẽ phải đổ thừa theo một cách thức nào đó, tội lỗi và nỗi khổ của bà ta khoác lấy hình thái thất vọng, giận dữ hay tức tối, và rồi là đổ thừa. Bà ta đã nắm lấy quá trình đi xuống thấp. Đau khổ không bao giờ là sai lầm hết. Hình thái đó là tự nhiên và Đức Chúa Trời mong mỏi và cho phép chúng ta cảm nhận đau khổ. Vấn đề đến khi chúng ta để cho nỗi khổ của mình xoắn lại và làm biến dạng chúng ta rồi khiến cho chúng ta phản ứng thay vì là đáp ứng với những gì Đức Chúa Trời tìm cách thực thi trong chúng ta hay nơi người khác.
Thật là đặc thù và cũng rất mỉa mai dường bao! Khi có những sự việc bắt đầu rẽ hướng mà chúng ta không trông đợi, thay vì nhìn xem Chúa để lôi kéo mọi năng lực của Ngài và học biết những điều Ngài đang tìm cách dạy dỗ chúng ta, chúng ta thường lộ ra cơn giận dữ trên chính người (hay nhiều người) mà Đức Chúa Trời đã sử dụng họ để chúc phước và phục vụ cho đời sống của chúng ta.
Phillips Brooks từng nói: “Ồ, đừng cầu xin để có loại đời sống an nhàn; hỡi quí vị, hãy cầu nguyện sao cho mạnh mẽ hơn! Đừng cầu xin cho có những công việc tương xứng với sức lực của mình; hãy cầu xin cho có sức lực tương xứng với công việc của quí vị. Kế đó lo làm công việc của mình không phải một phép lạ, mà quí vị sẽ trở thành một phép lạ”.
Minh họa:
(1) Trong hình ảnh dê lúa theo phương pháp xưa của người La mã, người ta thấy một người luôn luôn lắc những bó lúa trong khi có loại xe do bò kéo có trục lăn trên các bó lúa khác thay vì hai chiếc bánh xe. Những hòn đá nhọn cùng những miếng sắt lởm chởm được gắn vào trục lăn nầy để giúp tách vỏ trấu ra khỏi hột lúa. Chiếc xe bò đơn sơ nầy người ta gọi là tribulum – từ chữ nầy chúng ta mới có chữ “tribulation” (cơn đại nạn). Khi tai vạ lớn lao giáng trên chúng ta, chúng ta thường nghĩ ở trong lòng như đang bị xé ra từng mãnh dưới áp lực nghiệt ngã của mọi nghịch cảnh. Tuy nhiên, không một sân đạp lúa nào máng ách lên đôi bò kéo chiếc tribulum của mình vì mục tiêu tách vỏ trấu, mà để phơi bày hột gạo quí báu ra, hoặc di dời rơm rạ ra khỏi lúa, để Cứu Chúa yêu thương của chúng ta không đặt chúng ta dưới áp lực của sự buồn rầu và nỗi thất vọng không cần thiết.
(2) Kinh Thánh khuyên chúng ta phải đầy dẫy Đức Thánh Linh và bởi sức lực của Đức Thánh Linh phải đầy dẫy bông trái của Thánh Linh – là những đức hạnh tin kính khác nhau. Thí dụ, làm sao chúng ta biết mình có “đầy lòng nhơn từ” (Roma 15.14) hay “đầy dẫy đức tin”? Hãy suy nghĩ trong một phút về miếng sốp bọt biển. Nếu chúng ta bóp nhẹ vào miếng sốp ấy, nước sẽ chảy ra. Ngay lập tức chúng ta biết cái gì chứa đầy trong miếng sốp đó. Cũng thực sự như thế với chúng ta. Chúng ta có thể nói điều chi đầy dẫy chúng ta ở trong lòng bởi những gì lộ ra khi chịu dưới áp lực.
ĐÁP ỨNG CỦA ÊLI (17.19)
Tại sao Êli không kêu cầu Chúa chữa lành cho đứa trẻ trước khi nó chết? Phải chăng Êli đi đâu đó một ngày hoặc chỉ đến nơi để thấy đứa trẻ chết rồi? Hay sự thể nầy giống như sự chữa lành cho người mù từ thuở sanh ra mà Chúa Giêxu đã chữa lành “để cho những việc Đức Chúa Trời được tỏ ra trong người” (Giăng 9.1-3), hay như việc làm cho Laxarơ sống lại từ kẻ chết ở Giăng 11? Hãy nhớ những gì Chúa đã nói với các môn đồ trước đó? Ngài phán: “Laxarơ chết rồi. Ta vì các ngươi mừng không có ta tại đó, để cho các ngươi tin; nhưng chúng ta hãy đi đến cùng người” (Giăng 11.14-15).
Nhu cần của chúng ta là phải học biết để nhìn thấy các vấn đề trong cuộc sống và nỗi đau khổ sấn tới thình lình trên thế giới của chúng ta từ quan điểm của Đấng Toàn Năng và mục đích của Ngài trong đời sống của chúng ta. Mặc dù cách nói của bà ta là cách nói rất chua cay, thật là quan trọng khi nhìn thấy Êli đã không phản ứng trước những gì bà ta đã nói. Thay vì thế, ông đã đáp ứng với lòng thương xót và hành động tích cực. Chúng ta hãy lưu ý những gì ông đã làm:
(1) Ông đã không xem việc nầy theo cách riêng tư. Ông đã động lòng thương xót vì nỗi đau của bà ta. Ông vốn biết nhu cần của bà ta là nhìn biết Chúa và tin theo Lời của Ngài. Ông đã đặt các nhu cần về tình cảm và về thuộc linh của bà ta lên trên sự mong muốn riêng của ông về sự đánh giá đúng đắn (Philíp 2.3-4).
(2) Ông đã sống an ninh trong Chúa. Ông đã tìm được ý nghĩa, sự an ninh, cùng niềm vui mừng của ông ở trong Chúa, chớ không phải trong sự đáp ứng của dân chúng. Ông không tìm cách biện hộ vai trò của mình là một vị tiên tri (Giăng 13.1…; I Côrinhtô 4.1-5).
(3) Vì ông đã sống an ninh nhờ vào mối tương giao của ông với Chúa, ông không đưa ra những lý do để bào chữa hoặc nhắm vào các chiến thuật biện hộ với người đờn bà nầy. Thay vì thế, ông đã chìa tay ra với nhu cần của bà ta và rồi trình vấn đề trực tiếp cho Đức Giêhôva. Ông biết rõ ông đã có mặt ở đó là để phục sự và Đức Giêhôva đang nắm quyền tể trị, Ngài đang tỏ ra các mục đích của Ngài (Mác 10.41-45).
Êli đã biết rõ như thế, hãy lưu ý câu 20a: “GIÊHÔVA Đức Chúa Trời tôi ôi!” Ông đã phó thác mọi nhu cần của mình nơi Đức Chúa Trời và tập trung vào cảnh ngộ khốn khổ của người đờn bà nầy hơn là những câu hỏi vặn của bà ta. (a) Với danh xưng “GIÊHÔVA” ông nhiệt thành với tới Đức Chúa Trời, là Đức Giêhôva, Đức Chúa Trời giao ước của Israel, Đức Chúa Trời có một và tối cao và là Đức Chúa Trời của sự khải thị và sự cứu chuộc. Bởi tước hiệu nầy, ông tỏ ra một sự hiểu biết thực về Đức Chúa Trời và đã đứng trong một mối thông công giao ước với Ngài. (b) Với câu “Đức Chúa Trời tôi ôi” ông đang hành động phát xuất từ mối tương giao cá nhân của ông, tin tưởng vào quyền phép và vô số bổn tánh của Đức Chúa Trời là Êlôhim của Cựu ước.
LỜI CẦU XIN CỦA VỊ TIÊN TRI (17.20-21)
Thắc mắc của ông: “cớ sao Ngài giáng tai họa trên . . .” tỏ ra sự ông hiểu biết quyền tể trị của Đức Chúa Trời trên mọi sự đang diễn ra trong cuộc sống, nhưng sự thật ông đã nối kết cái chết nầy với sự có mặt của ông trong ngôi nhà của người goá phụ chỉ ra sự nhìn biết một mục đích đặc biệt nào đó của Đức Chúa Trời vì cớ ông trong tai họa nầy. Ông đang nhắm vào Đức Giêhôva theo những giới hạn sự khải thị của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh. Đức Chúa Trời đã đặt ngã rẽ khác trên con đường và ông đã xem xét mọi điều Đức Chúa Trời đã làm và những gì Chúa muốn làm qua ông. Phần nhiều các lý do cho việc chịu khổ đều ứng dụng ở đây.
Dựa theo nhu cần của người đờn bà goá và nhu cần của con trai bà ta, Êli nắm lấy hành động và trình nhu cần đó cho Chúa. Thế nhưng ông phải làm gì đây? Đứa nhỏ đã chết rồi. Nó đã chết. Chưa có ai từng sống lại từ kẻ chết trước đó – ít nhất, không có trong tường trình của Kinh Thánh cho tới thời điểm nầy. Những gì Êli đã làm là trước tiên hết. Đây là đức tin rất lớn, nhưng ông không biết có điều gì là khó đối với Chúa, không một điều gì hết. Hiệp mọi sự lại với nhau, là một tiên tri của Đức Chúa Trời với ân tứ mặc khải của một vị tiên tri (một ân tứ mà tôi tin chúng ta ngày nay không có với phép tắc trọn vẹn của Kinh Thánh), Êli vốn biết rõ hoặc tin đây là việc Đức Chúa Trời muốn ông phải đứng ra làm. Tin tưởng như thế, ông đã hành động căn cứ theo đức tin của mình và ông đã cầu xin Đức Chúa Trời ban sự sống cho đứa con trai của người đờn bà goá.
Tại sao ông đã nằm ấp trên mình đứa trẻ ba lần? Phân đoạn Kinh Thánh không nói cho chúng ta biết, nhưng không nghi ngờ chi nữa, đây chỉ là biểu tượng, bằng cách thức nào đó, có lẽ với đức tin của ông, với sự ông bằng lòng tự đồng hoá mình với đứa trẻ nầy, và một bằng chứng về sự ông hạ mình xuống. Nhưng trên hết mọi sự, lời thỉnh cầu với lời cầu nguyện được lặp đi lặp lại, nhắc cho chúng ta nhớ rằng chính sự bền đỗ trong sự cầu nguyện thường dẫn tới những câu đáp trả cho mọi lời cầu nguyện của chúng ta. Thật là quan trọng khi để ý thấy rằng chính sự cầu nguyện của đức tin – giọng nói của Êli đang kêu la với Đức Chúa Trời – và không phải những hành động có tính biểu tượng đã đem lại câu trả lời cho sự cầu nguyện nầy. Giống như Giacơ nói cho chúng ta biết trong Giacơ 5.15, chính sự cầu nguyện của đức tin làm cho kẻ đau được lành.
ĐỨA CON TRAI SỐNG LẠI (17.22-23)
Quí vị có thể tưởng tượng ra đứa trẻ và sự phấn khích của sự cố nầy. Nhưng quí vị nên lưu ý lời lẽ của Êli: “Hãy xem, con nàng sống”. Nói như thế giống như ông đang nói: “Bà xem đây, Đức Chúa Trời của Israel không những là Đức Chúa Trời toàn năng và chơn thật duy nhất, không có gì là khó đối với Ngài, mà Ngài còn yêu thương, tha thứ, và thương xót nữa”.
Ngày nay, bằng chứng của chúng ta là sự sống lại của Chúa Giêxu, bằng chứng nầy tuyên bố Ngài vừa là Con đời đời của Đức Chúa Trời và là Đấng duy nhất có thể cất bỏ tội lỗi chúng ta, ban cho chúng ta sự sống đời đời, và ban cho sự sống dư dật hay khả năng cho sự sống thật. (Hãy so sánh Roma 1.4; 4.24-25 và hãy chú ý điều nói về con người tôn giáo, đạo đức, và người phi đạo đức).
Khi chết, linh hồn và tâm thần chia ra và thân thể bắt đầu tiến trình mục nát. Thân thể nào chết phải trải qua tiến trình đó. Phần vô hình của con người tiếp tục sống trong nơi ở đau khổ, dày vò của người chết chưa tin Chúa (Luca 16.22-23), hay trong paradise, ngày nay ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, là nơi ở của những người bởi đức tin nhận biết Chúa (Luca 16.22; Philíp 1.21; II Côrinhtô 5.8). Khi chúng ta nói tới đức tin trong Đức Chúa Giêxu Christ, chúng ta đang nói về cách định nghĩa của Kinh Thánh về Đức Chúa Giêxu Christ là ai, chớ không phải theo bản dịch của các nhóm người chuyên xác định Đức Chúa Giêxu Christ chỉ là người lành hoặc một vị tiên tri đặc biệt.
Vì sự sống lại đã xảy có, hai việc phải diễn ra. (a) Phần thân thể vật lý phải được làm trẻ lại thậm chí tới điểm tái tạo giống như khi thân thể mới mục nát. Về thân thể được sống lại của chúng ta trong tương lai, vị Sứ đồ gọi sự biến đổi nầy của thân thể thuộc về trạng thái khiêm hạ, thân thể thuộc về đất dễ hư nát nầy, phù hợp với thân thể vinh hiển của ông, một thân thể vinh hiển được sống lại giống như thân thể của Chúa. Nhưng sự sống lại trong phân đoạn nầy, như sự sống lại của thân thể Laxarơ, không phải là một thân thể vinh hiển được sống lại. Đây là sự làm trẻ lại cho một thân thể hay hư nát sẽ lại chết nữa. Nó đòi hỏi sự làm trẻ lại thật lạ lùng làm đảo lộn tiến trình chết như mục nát. (b) Linh hồn và tâm linh hay phần vô hình của con người phải kết hiệp với thân thể, là phần thân thể vật lý. Phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta cho chúng ta biết sự sống (linh hồn) của đứa trẻ đã trở lại với phần bề trong của nó.
Đây là một phép lạ lớn lao, một hành động siêu nhiên mang dấu ấn của Đức Chúa Trời kể từ khi Đức Chúa Trời có quyền làm sống làm chết. Các phép lạ là sự ngoại lệ, không phải tiêu chuẩn, và các phép lạ trong Kinh Thánh mang dấu ấn của Đức Chúa Trời. Chúng thành công một cách hoàn toàn; chúng hiện hữu ngay lập tức; chúng có thể chữa lành bất kỳ bịnh tật hay nan đề nào, và chúng cung ứng sự khẳng định sứ giả Đức Chúa Trời và sứ điệp của ông. Hết thảy các phép lạ nầy đang ứng dụng ở đây. Vì thế, những gì xảy ra kế tiếp đưa chúng ta đến với mục tiêu của phân đoạn Kinh Thánh và mục tiêu của đời sống Cơ đốc.
SỰ CÔNG NHẬN SỨ ĐIỆP CỦA VỊ TIÊN TRI (17.24)
Đây là một trong những lý do chính cho sự cố nầy. Chắc chắn Đức Chúa Trời vốn có lòng quan tâm tới người đờn bà goá nầy, nhưng Ngài đã không làm điều nầy cho từng người đờn bà goá nào bị mất con trai của mình. Phép lạ nầy đã được ấn định để dạy dỗ lẽ thật rất quan trọng.
(1) Nó tỏ ra mục đích của các phép lạ trong Kinh Thánh. Chúng đã xảy ra để khẳng định sứ giả của Đức Chúa Trời rồi nhơn đó khẳng định sứ điệp nói tới ân sũng của Đức Chúa Trời (17.24).
(2) Thế nhưng trong quá trình (bởi cách ứng dụng cho chúng ta) nó nhắc cho chúng ta nhớ một lần nữa về mục đích của chúng ta và về một trong các mục tiêu chính dành cho sự chịu khổ. Sự chịu khổ cung ứng cho Đức Chúa Trời một cơ hội để tỏ ra quyền phép của Ngài qua sự phô bày ra bổn tánh tin kính. Khi chúng ta xem xét con người bị sa ngã, đây là một phép lạ rất lớn giống như sự sống lại vậy. Vì cớ đó, giống như Đấng Christ được ví như sự sống lại trong Tân ước (Roma 6).
(3) Bổn tánh tin kính thực, phù hợp với sự tuân thủ bề ngoài, luôn luôn là kết quả của Lời Đức Chúa Trời trong đời sống của một người. Đó là công việc của đức tin, kết quả của mối tương giao với Đức Chúa Trời hằng sống. Bổn tánh tin kính, theo hình thái ổn định ở giữa nỗi khổ hay trong hình thái chức vụ yêu thương ở tại nhà, sở làm, với một người láng giềng hay người bạn, chứng minh sứ điệp của Đức Chúa Giêxu Christ là đúng. Nó cũng chứng tỏ rằng chúng ta thực sự là dân sự của Đức Chúa Trời và chúng ta đang bước đi trong mối tương giao và trong đức tin với Đức Chúa Trời là Đấng hằng sống. Bổn tánh tin kính luôn luôn khác với một bộ giáo điều những điều làm theo và không làm theo. Bổn tánh ấy là khả năng biết đáp ứng giống như Êli vậy. Từ quan điểm chung của bài học trong truyện tích anh hùng nầy, câu chuyện nầy bày tỏ ra Đức Chúa Trời của Êli là Đức Chúa Trời chơn thật. Trừ ra Đức Chúa Trời thì ai có thể đem người chết trở về với sự sống chứ?
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét