Bài 9:
ÊLI CHĂM SÓC CHO ÁPĐIA
(I Các Vua 18.7-15)
Sự đối đầu trên Núi Cạtmên (Bối cảnh 2)
PHẦN GIỚI THIỆU:
Chúng ta hãy ôn lại lẽ đạo và mục đích của I Các Vua 18. Đây là câu chuyện nói tới sự đối diện của Êli với các thầy tế lễ Baanh trên Núi Cạtmên. Nhưng quan trọng như nhau, đây cũng là câu chuyện nói tới sự kết thúc của ba năm rưỡi hạn hán trong xứ Israel. Thực ra, sự đối đầu trên Núi Cạtmên đã được ấn định để tỏ ra rằng cơn hạn hán không những là một sự trùng khớp không thích đáng của thiên nhiên, mà còn là phần kỷ luật của Đức Giêhôva là Đức Chúa Trời có một và chân thật duy nhất. Cơn mưa và sự kết thúc của nạn hạn hán, cả hai đều là công việc của Đức Giêhôva, chớ không phải của thần Baanh, được gọi là thần sấm, thần mưa, và thần trúng mùa.
Trong quá trình phát triển câu chuyện nầy và lẽ thật của nó, một số các sự cố nhỏ hơn đã diễn ra và mỗi sự cố đều nói ra sứ điệp riêng của nó. Nói cách khác, có bức tranh lớn, là cốt chuyện chính của câu chuyện, và cũng có những câu chuyện nhỏ hơn, mỗi câu chuyện có bài học riêng của nó. Là những tín hữu trong Đấng Christ, hết thảy chúng ta đều là một phần của bức tranh lớn bao gồm nhiều câu chuyện nhỏ, mỗi câu chuyện với những cơ hội cho sự lớn lên, phục vụ, và làm vinh hiển cho Đức Chúa Trời. Chúng ta muốn tập trung sự chú ý của mình vào sự gặp gỡ của Êli với Ápđia, một tín hữu đồng sự, và nhìn xem Êli đã chăm sóc cho ông ta như thế nào!?!
Ba năm rưỡi đã trôi qua từ khi Êli đặt chân lên các nấc thang của cung điện rồi vào trong phòng có ngai vàng của Vua Aháp để loan báo sự thật sẽ không có mưa xuống nếu vị tiên tri không nói nữa, dĩ nhiên, đó là khẩu pháo miệng của Đức Giêhôva. Những đám mây cùng cơn mưa đã bị lái ra khỏi xứ Israel, và nỗi đau khổ trong xứ đã ngày càng nặng nề thêm.
Aháp đã tìm kiếm cả trong xứ cùng các quốc gia lân cận để bắt cho kỳ được Êli, nhưng vô ích mà thôi. Ông ta đã giận dữ và đã thất bại qua những nổ lực hư không của mình khi truy tìm vị tiên tri (18.10). Hơn nữa, Giêsabên đã thực thi liên tục sự báo thù trên các vị tiên tri của Đức Giêhôva, như thể họ là đồng loã của Êli và cái chết của họ không cứ cách nào đó sẽ đem lại sự kết thúc cho cơn hạn hán (18.4). Có lẽ bà ta nghĩ rằng nếu hết thảy các đại biểu của Đức Giêhôva đều bị tiêu diệt, quyền lực của Ngài sẽ không còn thực thi nữa trong xứ. Đây là sự khát khao của bà ta chủ yếu là báo thù và chà đạp hết mọi sức kháng cự đối với ý muốn xảo quyệt của bà ta hòng giết hết các vị tiên tri.
Hết ngày chán chường nầy sang ngày mệt mỏi khác cùng với mặt trời mọc và lặn trên bầu trời không gợn một đám mây trên một đất khô cằn. Không có một dấu hiệu thoải mái nào hết. Aháp đã ngụ ở Samari lo trấn áp các vấn đề do cơn hạn hán gây ra trong khi Giêsabên ở trong cung điện mùa đông tại Gítrêên (đối chiếu 18.45-46; 21.1-2).
Đồng thời, Lời của Đức Giêhôva đã đến với Êli, Chúa truyền cho ông phải ra mắt Vua Aháp. Điều nầy có nghĩa là đã đến lúc bày tỏ ra quyền phép của Đức Chúa Trời chân thật và để đưa một nước tới chỗ quyết định phải chọn lấy Đức Giêhôva. Vì lẽ đó, trong những câu nối theo sau, Đức Chúa Trời đã hành động tạo ra cuộc gặp gỡ với Aháp qua các tôi tớ khác của Đức Chúa Trời có tên là Ápđia. Thế nhưng, dường như đây luôn luôn là trường hợp, Đức Giêhôva hành động trên nhiều tuyến cùng một lúc. Không những Ngài đang hành động để đưa Êli và vua Aháp đến với nhau, nhưng Ngài sẽ sử dụng Êli trong đời sống của Ápđia hầu cũng cố đức tin cùng mở rộng khả năng của ông ta cho sự phục vụ. Câu chuyện nầy tỏ ra cho chúng ta thấy làm thể nào, trong quá trình sử dụng chúng ta theo mục tiêu chính của Đức Chúa Trời, Đức Giêhôva cũng muốn sử dụng chúng ta với nhiều người khác, là những người mà Ngài đưa vào đời sống của chúng ta. Sự sống đầy dẫy những cơ hội cho sự phục vụ nếu chúng ta chỉ đưa mắt nhìn xem chúng!
ÊLI GẶP GỠ ÁPĐIA (18.7)
Ápđia là quan gia tể cho nhà Vua; một viên quản gia và là nhà quản lý cung điện cùng mọi vụ việc trong cung điện. Điều nầy có ý nói ông có một địa vị cùng trách nhiệm lãnh đạo cao (câu 3a). Ông cũng là một tín đồ biết kính sợ Chúa và là một người có đức tin (câu 3b). Vì cớ đức tin, ông đã đem giấu 100 vị tiên tri tránh khỏi Giêsabên. Tuy nhiên, giống như hết thảy chúng ta, đức tin ông cần phải tấn tới thêm và trưởng thành. Và ông cần sự khích lệ.
Đức Chúa Trời có mặt trong việc làm căng chúng ta ra hầu trở thành những chiếc bình hiệu quả hơn cho các mục đích của Ngài. Tuy nhiên, chúng ta thích ở lại trong khu vực an nhàn của mọi việc làm thường nhật nhỏ bé của mình, gồm nơi làm việc của chúng ta và thậm chí địa vị của chúng ta trong chức vụ thuộc linh nữa. Đây là trường hợp với Ápđia, nhưng Chúa có chương trình khác dành cho ông – y như Ngài dành cho chúng ta vậy. Đây là chương trình của Đức Chúa Trời khi sử dụng vị tiên tri trẻ tuổi hơn đến loan báo sự hiện diện của Êli cho Aháp biết. Thích ứng với mọi điều kiện, đây chẳng phải là một thách thức nhỏ đâu.
“Ápđia đương đi đường, thì. . .”. Ápđia đối diện với sự thử thách nầy vào lúc nào và thách thức trở thành sứ giả của Đức Chúa Trời trong sự hiện diện của Êli trước mặt Aháp? Trong khi ông đương lo liệu công việc của nhà Vua. Đây là cuộc sống. Đây là chỗ những thử nghiệm về sự vâng phục và thách thức xảy đến -- trong khi chúng ta chưa dính dáng gì trong các vụ việc hàng ngày của cuộc sống. Đây là chỗ chúng ta gặp gỡ dân sự, các nhu cần, và đây là chỗ Đức Chúa Trời muốn hành động để mở rộng đức tin của chúng ta.
Có bao giờ quí vị chú ý, thấy rằng những thử nghiệm của cuộc sống thường không xảy đến khi chúng ta có mặt trong nhà thờ, hết thảy đều thoải mái và buồn ngủ. Cho phép tôi xin lỗi! Tôi muốn nói, khi lắng nghe những bài ca thánh thật cảm động và suy gẫm các sứ điệp. Không! Thường thì chúng đến khi quí vị chưa bị tác động bởi các bối cảnh làm cho quí vị phải cảm động. Những thử nghiệm và thách thức xảy đến khi chúng ta phải đối mặt với những tình huống giống như cơn hạn hán, với những lời chỉ trích cá nhân, với sự cám dỗ, và mọi áp lực của cuộc sống. Thế rồi động lực, lòng can đảm, và sự vâng phục của chúng ta thực sự phải đến từ nơi Chúa và từ lòng tin vào Ngài.
Hết thảy chúng ta đều có xem những cuốn phim cũ hoặc mới nói về Hải quân chúng ta đang đậu dài theo bờ biển Guadalcanal, Iwo Jima hay Normandy. Thường thì khi bài hát trổi lên giống như bài From the Halls of Montezuma, hay bài quốc thiều của chúng ta. Bài hát nầy kích thích tình cảm của chúng ta nhưng trong các cảnh ngộ sống thực, thì chẳng có chút nhạc điệu nào hết. Ở đấy toàn là máu và sự can đảm, và nếu không có kỷ luật và sự huấn luyện chặt chẽ, những người nầy sẽ ngã nhào hết. Họ có sợ hãi không? Nhất định rồi! Nhưng chính sự tập huấn của họ và tính bền bĩ của trí khôn đã cung ứng cho họ đức tin và lòng can đảm khiến cho chúng ta đứng vững trên mấy bờ biển đó.
Để minh hoạ rõ hơn về điều nầy, chúng ta hãy so sánh Êli và Ápđia:
(1) Cả hai đều là người tin Chúa, cả hai đều yêu mến Ngôi Lời và chính Đức Giêhôva. Cả hai đều hầu việc Chúa và phục vụ người khác, và đã tỏ ra lòng can đảm. Ápđia cần phải có lòng can đảm lẫn đức tin mới dám che giấu 100 vị tiên tri và lo nuôi dưỡng họ.
(2) Tuy nhiên, Êli vừa đạt tới chỗ sửa soạn và sống cô độc với Chúa và với sự củng cố tại nhà của người đờn bà goá và đứa con trai của bà ta. Vì thế, khi sự kêu gọi bảo phải đi ra mắt Aháp, ông liền chổi dậy và ra đi với lòng tin cậy nơi Đức Giêhôva. Niềm vui của ông là hầu việc Chúa và lo hoàn thành mục đích của Ngài.
(3) Với Ápđia, sự thể hoàn toàn khác biệt. Ông đang sinh hoạt với những người không tin Chúa và đang sống ở giữa nơi thờ lạy hình tượng. Điều nầy chẳng có gì là sai trái. Mặc dù chúng ta không thuộc về thế gian, Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta phải nhập thế và bước vào nơi làm việc để bày tỏ ra tình yêu của Đức Chúa Trời và đời sống mới mà chúng ta đang có trong Cứu Chúa. Còn Ápđia có lẽ đã sống mà không có một mối tương giao gần gũi cùng sự khích lệ của các tín hữu mạnh mẽ khác. Thì giờ của ông với những vị tiên tri được che giấu kia chỉ là sự khích lệ, nhưng gần như rất ngắn ngủi và rời rạc.
Câu 13 cho thấy Ápđia là nạn nhân của hội chứng đắc thắng trong quá khứ. Ông đã nhìn lại đàng sau xem thấy những gì ông đã làm cho Đức Chúa Trời thay vì tập trung vào chính mình Chúa cùng những gì Đức Chúa Trời đã làm qua ông. Khi hôm qua, ngày nay, cho đến đời đời Chúa không hề thay đổi, việc nhớ lại quá khứ cũng có lợi ích bao lâu chúng ta sử dụng nó để nhắc cho chúng ta nhớ những gì Đức Chúa Trời có khả năng làm cho hôm nay hay ngày mai. Ápđia vốn chưa sửa soạn cho sự gặp gỡ của mình với Êli, nhưng ông rất cởi mở, tích cực và ông trở thành một trong những công cụ được chọn của Đức Chúa Trời trong tấn tuồng nầy, nó giúp sửa soạn đường lối cho Núi Cạtmên. Nhưng trước hết, ông cần tới sự khích lệ của Êli. Thực ra, điều nầy vạch ra nhu cần lẫn nhau của chúng ta cùng sự khích lệ, sự thách thức mà chúng ta nhận lãnh từ từng người khác trong thân thể của Đấng Christ.
“Vậy, Êli ra đón ông”[theo bản Kinh Thánh Anh ngữ]. Như trong chương 17, chữ “behold” (vậy) ở đây nói đến một lý do. Một lần nữa đây là từ Hy bá lai hinneh, một thán từ (interjection) được sử dụng 942 lần trong Cựu ước để lôi kéo sự chú ý. Từ nầy có ý nói “hãy nhìn đây!” “hãy xem đây!” Nó được sử dụng để chỉ ra một sự việc và để nhấn mạnh phần thông tin nối theo sau. Có gì quan trọng ở chỗ Êli gặp ông khi “Ápđia đương đi đường?”
Thứ nhứt, nó chỉ ra một cách mạnh mẽ sự thật đáng yêu về sự quan phòng của Đức Chúa Trời. Đây là Êli đang ở trong lãnh thổ thù nghịch được sai phái đi hoàn thành ý chỉ của Đức Chúa Trời và bày tỏ ra một trong các mục đích của Đức Chúa Trời dành cho đời sống ông. Êli không phải đi vào thủ đô, là thành Samari. Thay vì thế, Đức Chúa Trời đã sắp xếp trước một cuộc gặp gỡ với một môn đồ trung tín của Chúa, là người đã tỏ ra lòng can đảm, và là người tiếp cận và được Vua tin cậy như một ít người có. Đây không phải là chuyện may rủi đâu!
Đại úy Johnson đang phục vụ trong vai trò giáo sĩ ở Nam Thái Bình Dương trong Đệ II Thế Chiến. Ông sửa soạn đi dự một cuộc đột kích đánh bom bất ngờ trên các hòn đảo do quân thù chiếm đóng cách đấy vài trăm dặm. Sứ mệnh thành công hoàn toàn, nhưng trên đường trở về đơn vị chiếc máy bay mất thăng bằng và máy móc không còn hoạt động được nữa. Một cuộc hạ cánh an toàn được thực hiện trên một hòn đảo lạ. Sau đó họ mới hay rằng kẻ thù ở chung quanh chỉ cách đấy có một dặm rưỡi mà thôi, tuy nhiên cuộc hạ cánh không bị họ phát hiện.
Viên trung sĩ cán bộ đến gặp vị giáo sĩ rồi nói: “Thưa giáo sĩ, ông đã nói cho chúng tôi biết trong nhiều tháng trời về nhu cần cầu nguyện và tin Đức Chúa Trời đáp trả lời cầu nguyện trong thì gian truân, và hãy xin Ngài thực hiện điều đó ngay đi. Chúng ta không còn nhiên liệu, căn cứ thì cách xa mấy trăm dặm và chúng ta gần như bị kẻ thù bao vây rồi”.
Johnson bắt đầu cầu nguyện và bám lấy mọi lời hứa của Đức Chúa Trời và tin rằng Đức Chúa Trời sẽ làm ra một phép lạ. Đêm xuống, và vị giáo sĩ cứ tiếp tục lời cầu nguyện nhiệt thành của mình. Khoảng 2 giờ sáng, viên Trung sĩ thức giấc, anh ta cảm thấy buộc phải đi ra phía bờ biển. Anh ta khám phá ra một xà lan bằng kim loại bị trôi giạt vào bờ -- [chứa đầy các thùng] octane gas. Trong mấy giờ đồng hồ, toàn bộ phi hành đoàn đã về tới đơn vị an toàn.
Một cuộc điều tra cho thấy rằng viên hoa tiêu của chiếc tàu chở dầu của Mỹ, sau khi thấy tàu của mình bị nước tràn vào, đã đẩy nhiều thùng dầu xuống nước hầu thu nhỏ nguy hiểm trong trường hợp bị ngư lôi đánh. Nhiều thùng dầu được đặt trên các chuyến xà lan và nó trôi đi sáu trăm dặm từ chỗ Johnson và chiếc máy bay bị buộc phải đáp xuống. Đức Chúa Trời đã lái một trong các chuyến xà lan nầy qua gió và luồng nước rồi cặp bờ cách những người lâm cảnh khó khăn kia chừng 50 bước chân mà thôi!
Thứ hai, sự việc nhắc cho chúng ta nhớ tới sự quan phòng đầy tình yêu thương của Đức Chúa Trời (I Phierơ 5.7), và nếu Đức Chúa Trời sai chúng ta đi làm một việc gì đó, Ngài sẽ tiếp trợ cho các tài vật mà chúng ta có cần (Philíp 4.13, 19).
“Ápđia nhìn biết người, sấp mình xuống đất”. Trong sách Khải huyền, khi sứ đồ Giăng sấp mình xuống trước mặt thiên sứ đương công bố tiệc cưới của Chiên Con, thiên sứ phán: Hãy giữ lấy, đừng làm vậy; ta là bạn tôi tớ với ngươi và với anh em ngươi…thờ lạy Đức Chúa Trời” (Khải huyền 19.10; cũng đối chiếu 22.8-9). Các hành động của Giăng rơi vào lãnh vực thờ lạy dành cho vị thiên sứ liên quan tới mặc khải kỳ diệu nầy. Vì Êli không chỉnh đốn hành động của Ápđia, điều nầy được xem như sự kính trọng dành cho vị tiên tri là người của Đức Chúa Trời với lời của Đức Chúa Trời đang chu tất sứ mệnh của Đức Chúa Trời. Khi ông gọi Êli là chúa mình trong câu 7, cách gọi nầy cho thấy rằng Ápđia đã thuộc về trường tiên tri, trong đó Êli là hiệu trưởng. Đây là một từ ngữ tỏ ra sự tôn kính và công nhận chức năng lãnh đạo của Êli trong xứ Israel.
ÊLI CẦN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA ÁPĐIA (18.8)
Giống như những người kia trong Đệ II Thế Chiến đã xem xà lan dầu do Đức Chúa Trời sai đến, cũng một thể ấy Êli rõ ràng đã nhìn thấy Ápđia như được Đức Chúa Trời sai đến vậy. Điều nầy thực ra rất hợp lý, con người đường hoàng đem lời đến cho nhà Vua. Nhưng quí vị cũng nên lưu ý rằng Êli đã không cầu xin một phép lạ. Ít nhất, chẳng có chỗ nào ghi chép về sự nầy. Ông không xin Đức Chúa Trời ban cho nhà Vua một sự hiện thấy rồi đến mà gặp gỡ ông. Ông đã sử dụng các phương tiện cùng những cơ hội mà Đức Chúa Trời sai đến trong đường lối của ông -- và cũng một thể ấy đối với chúng ta.
Điều nầy minh họa nguyên tắc nhận sự giúp đỡ từ những con người tùy theo học vấn, ân tứ, tài khéo, cơ hội, và dĩ nhiên, sự sẵn sàng của họ đối với Chúa. Đôi khi, như chúng ta đang nhìn thấy ở đây, người ta đang cần sự khích lệ và sự hiểu biết Kinh Thánh từ chúng ta hoặc lời hứa giúp đỡ và sự trung tín của chúng ta.
ÁPĐIA PHẢN ỨNG VỚI SỰ SỢ HÃI VÀ CÁO LUI (18.9-14)
Trong một buổi nhóm kết hợp giữa các chấp sự và trưởng lão ở chức vụ của tôi, chúng tôi đang xem xét một số việc sẽ giữ gìn chúng tôi là tráng niên và là một Hội Thánh tránh được việc chuyển hướng tư tưởng – đối với những gì Đức Chúa Trời kêu gọi chúng tôi phải trở thành. Một trong những việc được nhắc tới là nỗi sợ mà chúng tôi thường đối diện với khi bị yêu cầu phải xem xét các chức vụ hay trách nhiệm nhất định nào đó. Hết thảy chúng ta đang đối diện với nan đề sợ hãi ở nhiều thời điểm. Chúng ta sợ chúng ta thiếu thốn mọi thứ có cần để lo liệu công việc. Chúng ta sợ mình phải trả giá quá cao. Sợ phải tốn thì giờ, không được an nhàn, hoặc những việc mà chúng ta thích làm.
Trong thời điểm bắt bớ thực sự, hầu việc Chúa sẽ trở thành mối đe doạ cho sinh mạng, như trường hợp của Ápđia. Còn đối với hầu hết chúng ta, những lo sợ của chúng ta nói chung đều rơi vào ba phạm trù: (a) sợ thất bại, (b) sợ bị chối bỏ, và (c) sợ mất mạng, nghĩa là, sợ chúng ta phải bỏ đi thứ mà chúng ta nghĩ chúng ta phải sống hạnh phúc. Cái giá của sự chối bỏ nầy có thể sẽ là sự nhục nhã hoặc có người nghĩ chúng ta kỳ cục hay câm, không biết nói, mất việc làm, hoặc thậm chí mất phương thức sống của một người.
Sợ hãi có thể làm tê liệt và vì thế nó trung lập hoá chúng ta. Sợ hãi có thể giữ chúng ta không dám mạo hiểm và sẵn sàng cho Chúa. Đây là những gì đang xảy ra cho Ápđia. Nhưng chúng ta đang có một Đức Chúa Trời toàn năng, Ngài đã hứa cùng đứng với chúng ta hầu cho chúng ta đắc thắng những cơn sợ hãi của mình. Kinh Thánh nói cho chúng ta biết trong II Timôthê 1.7: “Vì Đức Chúa Trời chẳng ban cho chúng ta tâm thần nhút nhát [sợ hãi], bèn là tâm thần mạnh mẽ, có tình thương yêu và giè giữ”. Chúng ta cần tới sự khích lệ của người khác, như đã xảy ra ở đây. Chúng ta cần quyền phép của một đời sống đầy dẫy Đức Thánh Linh, đầy dẫy Ngôi Lời. Chúng ta cần tình yêu chân chính sẵn lòng hy sinh cho Chúa và tha nhân. Và chúng ta cần tới kỷ luật cho tâm trí sao cho tư tưởng luôn nhắm vào các lời hứa cùng mọi nguyên tắc trong Kinh Thánh.
Suy tưởng của Ápđia đang làm suy yếu khả năng của ông ta khi đáp ứng với lời yêu cầu và nhu cần của Êli. Điều nầy cho chúng ta thấy chúng ta cần phải bắt nhốt từng tư tưởng và suy nghĩ với sự tỉnh thức về các lời hứa và những nguyên tắc của Lời Đức Chúa Trời.
(1) Dường như có sự hiểu sai về những lần thử thách hay được phân công việc khó. Ông đã nhìn thấy chúng là một trong các phương tiện của Đức Chúa Trời dùng để hình phạt tội lỗi (câu 9). Điều nầy minh họa nhu cần của chúng ta muốn nhìn biết Lời Đức Chúa Trời, hiểu biết ân điển của Ngài, và giữ các tường trình ngắn với Chúa về tội lỗi trong đời sống của chúng ta. Chắc chắn, một trong những lý do cho sự chịu khổ là kỷ luật đến từ bàn tay của một Đức Chúa Trời yêu thương, Ngài đang tìm cách để huấn luyện con cái Ngài. Nhưng như đã được nói ra trong các bài học trước, đây chỉ là một trong nhiều lý do mà thôi.
(2) Có sự nhìn sai tiêu điểm của ông. Ápđia đã hướng mắt mình vào các nan đề hơn là nhìn vào Đức Giêhôva. Một tiêu điểm sai biến nhiều đụn đất thành núi và theo nhận định của chúng ta biến Chúa ra một ngọn đồi nhỏ. Đây là kỹ nguyên cào cào thời xưa ở Dân số ký 13.
(3) Có một sự chuẩn bị sai trong lý trí của ông. Ông không hướng lý trí hay tư tưởng của mình theo những kiểu mẫu gồm các lời hứa và nguyên tắc có trong Ngôi Lời, khi chúng ta bị thách thức phải làm theo Philíp 4.8 và II Côrinhtô 10.4-5.
Khi chúng ta không hướng vào thân vị của Đức Chúa Trời và đòi hỏi các lời hứa của Đức Chúa Trời giống như Ápđia đã làm, chúng ta khởi sự ra vẻ ta đây về mọi sự có thể hay đang xảy ra. Chúng ta sẽ mắc chứng hoang tưởng. Ápđia đã hình dung Êli sẽ biến mất và ông trông thấy mình sẽ bị treo trên các cây mộc hình (câu 12). Khi chúng ta không làm chủ được lý trí của mình bằng các nguyên tắc cùng những lời hứa của Lời Đức Chúa Trời, những sự tưởng tượng của chúng ta sẽ làm tê liệt chúng ta bằng nỗi sợ hãi.
Aháp đã mong mỏi và tìm kiếm có hệ thống để bắt cho kỳ được Êli, vì thế Ápđia chỉ có thể tưởng tượng vị tiên tri sẽ bị đem đi một cách lạ lùng ra khỏi nơi trú ẩn, đúng lúc giải cứu ông không bị các sứ giả của Aháp phát hiện. Thực ra, chúng ta biết rằng đây không phải là trường hợp; nhưng người nào đã đánh mất thói quen tìm kiếm Đức Chúa Trời mỗi ngày trong cuộc sống – là trường hợp với những ai thích nghi với thế gian – thường có thói quen tìm kiếm những việc lạ, hay các phép lạ, rồi vì thế trở nên mê tín và vô tín cùng một lúc.
(4) Cũng có một sự đặt để độ tin cậy hay đức tin không đúng vị trí. Dường như ông đang tin vào việc làm của mình trong quá khứ hơn là trong thực tại sự hiện diện và quyền phép của Đức Chúa Trời. Sau khi nhận biết các ân tứ và tài khéo Đức Chúa Trời ban cho là quan trọng cho lòng tin cậy vào ý chỉ của Đức Chúa Trời và khả năng để làm một công việc. Cơ sở chính cho sự hiệu quả và khả năng của chúng ta để làm một công việc, không bao giờ là thành tích, học vấn của chúng ta mà là Đức Chúa Trời và sự thành tín của Ngài – LUÔN LUÔN là như thế.
ÊLI CẤT BỎ NỖI SỢ HÃI CỦA ÁPĐIA (18.15)
Ông tuyên bố ra Thân Vị của Đức Chúa Trời
Điều nầy được thấy trong câu: “Giêhôva Đức Chúa Trời hằng sống”. Êli vốn tin quyết vào sự hằng sống của Đức Giêhôva cùng chức vụ của Đức Giêhôva vạn quân, Ngài là Đấng có tất cả các đạo quân thiên sứ ở trên trời tùy theo lịnh sử dụng của Ngài. Bởi lời thề, Êli đã hướng con mắt của Ápđia vào Chúa rồi khẳng định với ông rằng chính đời sống của ông được sắp xếp theo sự kiện nầy.
Là tín đồ trong Đấng Christ và đặc biệt là cấp lãnh đạo, chúng ta cần phải giúp đỡ cho nhiều người khác nhìn thấy vẻ oai nghi của Chúa và nhìn thấy rằng đời sống của chúng ta được vẻ oai nghi đó sắp xếp và lèo lái. Điều nầy minh hoạ lý do tại sao là quan trọng cho các cấp lãnh đạo phải trở làm gương về sự ngay thẳng, những người nam và nữ nào đang sống trung tín và kiên quyết. Một trong những dấu hiệu của tình trạng suy thoái trong một Hội Thánh hay trong một quốc gia là khi cấp lãnh đạo hành động như con nít vốn thất thường, chúng bị khống chế bởi ý tưởng và sự tưởng tượng riêng của chúng (đối chiếu Êsai 3.4).
Ông tỏ ra sự kêu gọi và sự đầu phục của ông
Điều nầy được thấy rõ qua câu “là Đấng ta phục sự”. Ở đây Êli đoan chắc với Ápđia rằng trên hết mọi người khác, ông là một trong những người của Đức Chúa Trời và ông đã đứng phục sự hầu việc Chúa. Ông không bị khống chế bởi lo lắng hay những ý nghĩ thất thường. Các tín đồ cần phải đưa ra bằng chứng cho thấy họ đang ở dưới lịnh lạc của Đức Chúa Trời, cách bố trí của Đức Chúa Trời, và thực sự các đại biểu của Ngài đã bị quản chế bởi những lẽ thật đời đời của Đức Chúa Trời và vì thế rất đáng tin cậy.
Ông hứa không làm cho Ápđia phải bị tổn thương
Qua câu nói: “Chính ngày nay ta sẽ ra mắt Aháp”, Êli đang bảo đảm với Ápđia rằng ông hy vọng nơi Ápđia. Ông sẽ không làm cho Ápđia bị tổn thương và sẽ có mặt y như lời hứa. Phần nhấn mạnh ở đây là: “Ông có thể tin nơi tôi vì tôi đang tin vào Chúa”. Ápđia vốn biết từ đời sống và tiểu sử của vị tiên tri, ấy là tiên tri Êli rất đáng trượng. Sự trung tín là một đức tính có cần. Vậy thì sự trung tín là gì? Đó là sản phẩm của một sự đầy dẫy đức tin trong cuộc sống.
Ápđia phản ứng với lòng can đảm (18.16a)
Phần lo sợ và bất an của Ápđia sở dĩ có là do sự kiện ông không biết chắc ý chỉ của Đức Chúa Trời hay những gì sẽ diễn ra. Ông cần sức tác động của chức năng lãnh đạo của Êli qua tấm gương và sự khích lệ của vị tiên tri. Hết thảy chúng ta đều khác nhau trong vai trò lãnh đạo, nhưng có một nhận thức trong đó chúng ta mỗi người đang có loại ảnh hưởng trên nhiều người khác như thầy tế lễ, là hạng người có chức năng giống như muối và ánh sáng, và là hạng người trở thành một nguồn khích lệ cho những kẻ ở chung quanh chúng ta. Như chúng ta đang trông thấy ở phân đoạn nầy, Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải ý thức trước các nhu cần và phải trở thành những tấm gương bằng cách bày tỏ ra thực tại của Đấng Christ trong Cơ đốc giáo có quyền phép. “Vậy thì anh em hãy khuyên bảo nhau, gây dựng cho nhau, như anh em vẫn thường làm” (I Têsalônica 5.11).
Phần ứng dụng:
(1) Có phải quí vị đang đối diện với sự thách thức của một cơ hội truyền giáo, nhưng phải chăng quí vị có lòng sợ hãi? Khi ấy hãy tìm một tín hữu trưởng thành và tìm kiếm sự khích lệ và sự dẫn dắt của họ hầu làm cho lòng tin cậy của quí vị được vững vàng trong Chúa.
(2) Có lẽ quí vị biết người nào đang đối diện với sự thách thức của một cơ hội truyền giáo, nhưng lại thối lui vì cớ sợ hãi. Thế thì hãy tìm cách bước tới mà khích lệ họ.
(3) Có phải quí vị e sợ các cơ hội truyền giáo chăng? Thế thì hãy đánh giá lối suy nghĩ của quí vị xem! Phải chăng quí vị đang biến những đụn đất thành một hòn núi không? Phải chăng đôi mắt của quí vị đang nhắm vào nan đề hơn là nhắm vào Chúa? Phải chăng quí vị đang tìm kiếm hạnh phúc, ý nghĩa và sự an ninh từ những con người hơn là nhắm vào Đấng Christ? Phải chăng quí vị đang yên nghĩ trên những lần đắc thắng trong quá khứ thay vì trên sự hiện diện và tiếp trợ của Đức Chúa Trời.
***
Sự đối đầu trên Núi Cạtmên (Bối cảnh 2)
PHẦN GIỚI THIỆU:
Chúng ta hãy ôn lại lẽ đạo và mục đích của I Các Vua 18. Đây là câu chuyện nói tới sự đối diện của Êli với các thầy tế lễ Baanh trên Núi Cạtmên. Nhưng quan trọng như nhau, đây cũng là câu chuyện nói tới sự kết thúc của ba năm rưỡi hạn hán trong xứ Israel. Thực ra, sự đối đầu trên Núi Cạtmên đã được ấn định để tỏ ra rằng cơn hạn hán không những là một sự trùng khớp không thích đáng của thiên nhiên, mà còn là phần kỷ luật của Đức Giêhôva là Đức Chúa Trời có một và chân thật duy nhất. Cơn mưa và sự kết thúc của nạn hạn hán, cả hai đều là công việc của Đức Giêhôva, chớ không phải của thần Baanh, được gọi là thần sấm, thần mưa, và thần trúng mùa.
Trong quá trình phát triển câu chuyện nầy và lẽ thật của nó, một số các sự cố nhỏ hơn đã diễn ra và mỗi sự cố đều nói ra sứ điệp riêng của nó. Nói cách khác, có bức tranh lớn, là cốt chuyện chính của câu chuyện, và cũng có những câu chuyện nhỏ hơn, mỗi câu chuyện có bài học riêng của nó. Là những tín hữu trong Đấng Christ, hết thảy chúng ta đều là một phần của bức tranh lớn bao gồm nhiều câu chuyện nhỏ, mỗi câu chuyện với những cơ hội cho sự lớn lên, phục vụ, và làm vinh hiển cho Đức Chúa Trời. Chúng ta muốn tập trung sự chú ý của mình vào sự gặp gỡ của Êli với Ápđia, một tín hữu đồng sự, và nhìn xem Êli đã chăm sóc cho ông ta như thế nào!?!
Ba năm rưỡi đã trôi qua từ khi Êli đặt chân lên các nấc thang của cung điện rồi vào trong phòng có ngai vàng của Vua Aháp để loan báo sự thật sẽ không có mưa xuống nếu vị tiên tri không nói nữa, dĩ nhiên, đó là khẩu pháo miệng của Đức Giêhôva. Những đám mây cùng cơn mưa đã bị lái ra khỏi xứ Israel, và nỗi đau khổ trong xứ đã ngày càng nặng nề thêm.
Aháp đã tìm kiếm cả trong xứ cùng các quốc gia lân cận để bắt cho kỳ được Êli, nhưng vô ích mà thôi. Ông ta đã giận dữ và đã thất bại qua những nổ lực hư không của mình khi truy tìm vị tiên tri (18.10). Hơn nữa, Giêsabên đã thực thi liên tục sự báo thù trên các vị tiên tri của Đức Giêhôva, như thể họ là đồng loã của Êli và cái chết của họ không cứ cách nào đó sẽ đem lại sự kết thúc cho cơn hạn hán (18.4). Có lẽ bà ta nghĩ rằng nếu hết thảy các đại biểu của Đức Giêhôva đều bị tiêu diệt, quyền lực của Ngài sẽ không còn thực thi nữa trong xứ. Đây là sự khát khao của bà ta chủ yếu là báo thù và chà đạp hết mọi sức kháng cự đối với ý muốn xảo quyệt của bà ta hòng giết hết các vị tiên tri.
Hết ngày chán chường nầy sang ngày mệt mỏi khác cùng với mặt trời mọc và lặn trên bầu trời không gợn một đám mây trên một đất khô cằn. Không có một dấu hiệu thoải mái nào hết. Aháp đã ngụ ở Samari lo trấn áp các vấn đề do cơn hạn hán gây ra trong khi Giêsabên ở trong cung điện mùa đông tại Gítrêên (đối chiếu 18.45-46; 21.1-2).
Đồng thời, Lời của Đức Giêhôva đã đến với Êli, Chúa truyền cho ông phải ra mắt Vua Aháp. Điều nầy có nghĩa là đã đến lúc bày tỏ ra quyền phép của Đức Chúa Trời chân thật và để đưa một nước tới chỗ quyết định phải chọn lấy Đức Giêhôva. Vì lẽ đó, trong những câu nối theo sau, Đức Chúa Trời đã hành động tạo ra cuộc gặp gỡ với Aháp qua các tôi tớ khác của Đức Chúa Trời có tên là Ápđia. Thế nhưng, dường như đây luôn luôn là trường hợp, Đức Giêhôva hành động trên nhiều tuyến cùng một lúc. Không những Ngài đang hành động để đưa Êli và vua Aháp đến với nhau, nhưng Ngài sẽ sử dụng Êli trong đời sống của Ápđia hầu cũng cố đức tin cùng mở rộng khả năng của ông ta cho sự phục vụ. Câu chuyện nầy tỏ ra cho chúng ta thấy làm thể nào, trong quá trình sử dụng chúng ta theo mục tiêu chính của Đức Chúa Trời, Đức Giêhôva cũng muốn sử dụng chúng ta với nhiều người khác, là những người mà Ngài đưa vào đời sống của chúng ta. Sự sống đầy dẫy những cơ hội cho sự phục vụ nếu chúng ta chỉ đưa mắt nhìn xem chúng!
ÊLI GẶP GỠ ÁPĐIA (18.7)
Ápđia là quan gia tể cho nhà Vua; một viên quản gia và là nhà quản lý cung điện cùng mọi vụ việc trong cung điện. Điều nầy có ý nói ông có một địa vị cùng trách nhiệm lãnh đạo cao (câu 3a). Ông cũng là một tín đồ biết kính sợ Chúa và là một người có đức tin (câu 3b). Vì cớ đức tin, ông đã đem giấu 100 vị tiên tri tránh khỏi Giêsabên. Tuy nhiên, giống như hết thảy chúng ta, đức tin ông cần phải tấn tới thêm và trưởng thành. Và ông cần sự khích lệ.
Đức Chúa Trời có mặt trong việc làm căng chúng ta ra hầu trở thành những chiếc bình hiệu quả hơn cho các mục đích của Ngài. Tuy nhiên, chúng ta thích ở lại trong khu vực an nhàn của mọi việc làm thường nhật nhỏ bé của mình, gồm nơi làm việc của chúng ta và thậm chí địa vị của chúng ta trong chức vụ thuộc linh nữa. Đây là trường hợp với Ápđia, nhưng Chúa có chương trình khác dành cho ông – y như Ngài dành cho chúng ta vậy. Đây là chương trình của Đức Chúa Trời khi sử dụng vị tiên tri trẻ tuổi hơn đến loan báo sự hiện diện của Êli cho Aháp biết. Thích ứng với mọi điều kiện, đây chẳng phải là một thách thức nhỏ đâu.
“Ápđia đương đi đường, thì. . .”. Ápđia đối diện với sự thử thách nầy vào lúc nào và thách thức trở thành sứ giả của Đức Chúa Trời trong sự hiện diện của Êli trước mặt Aháp? Trong khi ông đương lo liệu công việc của nhà Vua. Đây là cuộc sống. Đây là chỗ những thử nghiệm về sự vâng phục và thách thức xảy đến -- trong khi chúng ta chưa dính dáng gì trong các vụ việc hàng ngày của cuộc sống. Đây là chỗ chúng ta gặp gỡ dân sự, các nhu cần, và đây là chỗ Đức Chúa Trời muốn hành động để mở rộng đức tin của chúng ta.
Có bao giờ quí vị chú ý, thấy rằng những thử nghiệm của cuộc sống thường không xảy đến khi chúng ta có mặt trong nhà thờ, hết thảy đều thoải mái và buồn ngủ. Cho phép tôi xin lỗi! Tôi muốn nói, khi lắng nghe những bài ca thánh thật cảm động và suy gẫm các sứ điệp. Không! Thường thì chúng đến khi quí vị chưa bị tác động bởi các bối cảnh làm cho quí vị phải cảm động. Những thử nghiệm và thách thức xảy đến khi chúng ta phải đối mặt với những tình huống giống như cơn hạn hán, với những lời chỉ trích cá nhân, với sự cám dỗ, và mọi áp lực của cuộc sống. Thế rồi động lực, lòng can đảm, và sự vâng phục của chúng ta thực sự phải đến từ nơi Chúa và từ lòng tin vào Ngài.
Hết thảy chúng ta đều có xem những cuốn phim cũ hoặc mới nói về Hải quân chúng ta đang đậu dài theo bờ biển Guadalcanal, Iwo Jima hay Normandy. Thường thì khi bài hát trổi lên giống như bài From the Halls of Montezuma, hay bài quốc thiều của chúng ta. Bài hát nầy kích thích tình cảm của chúng ta nhưng trong các cảnh ngộ sống thực, thì chẳng có chút nhạc điệu nào hết. Ở đấy toàn là máu và sự can đảm, và nếu không có kỷ luật và sự huấn luyện chặt chẽ, những người nầy sẽ ngã nhào hết. Họ có sợ hãi không? Nhất định rồi! Nhưng chính sự tập huấn của họ và tính bền bĩ của trí khôn đã cung ứng cho họ đức tin và lòng can đảm khiến cho chúng ta đứng vững trên mấy bờ biển đó.
Để minh hoạ rõ hơn về điều nầy, chúng ta hãy so sánh Êli và Ápđia:
(1) Cả hai đều là người tin Chúa, cả hai đều yêu mến Ngôi Lời và chính Đức Giêhôva. Cả hai đều hầu việc Chúa và phục vụ người khác, và đã tỏ ra lòng can đảm. Ápđia cần phải có lòng can đảm lẫn đức tin mới dám che giấu 100 vị tiên tri và lo nuôi dưỡng họ.
(2) Tuy nhiên, Êli vừa đạt tới chỗ sửa soạn và sống cô độc với Chúa và với sự củng cố tại nhà của người đờn bà goá và đứa con trai của bà ta. Vì thế, khi sự kêu gọi bảo phải đi ra mắt Aháp, ông liền chổi dậy và ra đi với lòng tin cậy nơi Đức Giêhôva. Niềm vui của ông là hầu việc Chúa và lo hoàn thành mục đích của Ngài.
(3) Với Ápđia, sự thể hoàn toàn khác biệt. Ông đang sinh hoạt với những người không tin Chúa và đang sống ở giữa nơi thờ lạy hình tượng. Điều nầy chẳng có gì là sai trái. Mặc dù chúng ta không thuộc về thế gian, Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta phải nhập thế và bước vào nơi làm việc để bày tỏ ra tình yêu của Đức Chúa Trời và đời sống mới mà chúng ta đang có trong Cứu Chúa. Còn Ápđia có lẽ đã sống mà không có một mối tương giao gần gũi cùng sự khích lệ của các tín hữu mạnh mẽ khác. Thì giờ của ông với những vị tiên tri được che giấu kia chỉ là sự khích lệ, nhưng gần như rất ngắn ngủi và rời rạc.
Câu 13 cho thấy Ápđia là nạn nhân của hội chứng đắc thắng trong quá khứ. Ông đã nhìn lại đàng sau xem thấy những gì ông đã làm cho Đức Chúa Trời thay vì tập trung vào chính mình Chúa cùng những gì Đức Chúa Trời đã làm qua ông. Khi hôm qua, ngày nay, cho đến đời đời Chúa không hề thay đổi, việc nhớ lại quá khứ cũng có lợi ích bao lâu chúng ta sử dụng nó để nhắc cho chúng ta nhớ những gì Đức Chúa Trời có khả năng làm cho hôm nay hay ngày mai. Ápđia vốn chưa sửa soạn cho sự gặp gỡ của mình với Êli, nhưng ông rất cởi mở, tích cực và ông trở thành một trong những công cụ được chọn của Đức Chúa Trời trong tấn tuồng nầy, nó giúp sửa soạn đường lối cho Núi Cạtmên. Nhưng trước hết, ông cần tới sự khích lệ của Êli. Thực ra, điều nầy vạch ra nhu cần lẫn nhau của chúng ta cùng sự khích lệ, sự thách thức mà chúng ta nhận lãnh từ từng người khác trong thân thể của Đấng Christ.
“Vậy, Êli ra đón ông”[theo bản Kinh Thánh Anh ngữ]. Như trong chương 17, chữ “behold” (vậy) ở đây nói đến một lý do. Một lần nữa đây là từ Hy bá lai hinneh, một thán từ (interjection) được sử dụng 942 lần trong Cựu ước để lôi kéo sự chú ý. Từ nầy có ý nói “hãy nhìn đây!” “hãy xem đây!” Nó được sử dụng để chỉ ra một sự việc và để nhấn mạnh phần thông tin nối theo sau. Có gì quan trọng ở chỗ Êli gặp ông khi “Ápđia đương đi đường?”
Thứ nhứt, nó chỉ ra một cách mạnh mẽ sự thật đáng yêu về sự quan phòng của Đức Chúa Trời. Đây là Êli đang ở trong lãnh thổ thù nghịch được sai phái đi hoàn thành ý chỉ của Đức Chúa Trời và bày tỏ ra một trong các mục đích của Đức Chúa Trời dành cho đời sống ông. Êli không phải đi vào thủ đô, là thành Samari. Thay vì thế, Đức Chúa Trời đã sắp xếp trước một cuộc gặp gỡ với một môn đồ trung tín của Chúa, là người đã tỏ ra lòng can đảm, và là người tiếp cận và được Vua tin cậy như một ít người có. Đây không phải là chuyện may rủi đâu!
Đại úy Johnson đang phục vụ trong vai trò giáo sĩ ở Nam Thái Bình Dương trong Đệ II Thế Chiến. Ông sửa soạn đi dự một cuộc đột kích đánh bom bất ngờ trên các hòn đảo do quân thù chiếm đóng cách đấy vài trăm dặm. Sứ mệnh thành công hoàn toàn, nhưng trên đường trở về đơn vị chiếc máy bay mất thăng bằng và máy móc không còn hoạt động được nữa. Một cuộc hạ cánh an toàn được thực hiện trên một hòn đảo lạ. Sau đó họ mới hay rằng kẻ thù ở chung quanh chỉ cách đấy có một dặm rưỡi mà thôi, tuy nhiên cuộc hạ cánh không bị họ phát hiện.
Viên trung sĩ cán bộ đến gặp vị giáo sĩ rồi nói: “Thưa giáo sĩ, ông đã nói cho chúng tôi biết trong nhiều tháng trời về nhu cần cầu nguyện và tin Đức Chúa Trời đáp trả lời cầu nguyện trong thì gian truân, và hãy xin Ngài thực hiện điều đó ngay đi. Chúng ta không còn nhiên liệu, căn cứ thì cách xa mấy trăm dặm và chúng ta gần như bị kẻ thù bao vây rồi”.
Johnson bắt đầu cầu nguyện và bám lấy mọi lời hứa của Đức Chúa Trời và tin rằng Đức Chúa Trời sẽ làm ra một phép lạ. Đêm xuống, và vị giáo sĩ cứ tiếp tục lời cầu nguyện nhiệt thành của mình. Khoảng 2 giờ sáng, viên Trung sĩ thức giấc, anh ta cảm thấy buộc phải đi ra phía bờ biển. Anh ta khám phá ra một xà lan bằng kim loại bị trôi giạt vào bờ -- [chứa đầy các thùng] octane gas. Trong mấy giờ đồng hồ, toàn bộ phi hành đoàn đã về tới đơn vị an toàn.
Một cuộc điều tra cho thấy rằng viên hoa tiêu của chiếc tàu chở dầu của Mỹ, sau khi thấy tàu của mình bị nước tràn vào, đã đẩy nhiều thùng dầu xuống nước hầu thu nhỏ nguy hiểm trong trường hợp bị ngư lôi đánh. Nhiều thùng dầu được đặt trên các chuyến xà lan và nó trôi đi sáu trăm dặm từ chỗ Johnson và chiếc máy bay bị buộc phải đáp xuống. Đức Chúa Trời đã lái một trong các chuyến xà lan nầy qua gió và luồng nước rồi cặp bờ cách những người lâm cảnh khó khăn kia chừng 50 bước chân mà thôi!
Thứ hai, sự việc nhắc cho chúng ta nhớ tới sự quan phòng đầy tình yêu thương của Đức Chúa Trời (I Phierơ 5.7), và nếu Đức Chúa Trời sai chúng ta đi làm một việc gì đó, Ngài sẽ tiếp trợ cho các tài vật mà chúng ta có cần (Philíp 4.13, 19).
“Ápđia nhìn biết người, sấp mình xuống đất”. Trong sách Khải huyền, khi sứ đồ Giăng sấp mình xuống trước mặt thiên sứ đương công bố tiệc cưới của Chiên Con, thiên sứ phán: Hãy giữ lấy, đừng làm vậy; ta là bạn tôi tớ với ngươi và với anh em ngươi…thờ lạy Đức Chúa Trời” (Khải huyền 19.10; cũng đối chiếu 22.8-9). Các hành động của Giăng rơi vào lãnh vực thờ lạy dành cho vị thiên sứ liên quan tới mặc khải kỳ diệu nầy. Vì Êli không chỉnh đốn hành động của Ápđia, điều nầy được xem như sự kính trọng dành cho vị tiên tri là người của Đức Chúa Trời với lời của Đức Chúa Trời đang chu tất sứ mệnh của Đức Chúa Trời. Khi ông gọi Êli là chúa mình trong câu 7, cách gọi nầy cho thấy rằng Ápđia đã thuộc về trường tiên tri, trong đó Êli là hiệu trưởng. Đây là một từ ngữ tỏ ra sự tôn kính và công nhận chức năng lãnh đạo của Êli trong xứ Israel.
ÊLI CẦN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA ÁPĐIA (18.8)
Giống như những người kia trong Đệ II Thế Chiến đã xem xà lan dầu do Đức Chúa Trời sai đến, cũng một thể ấy Êli rõ ràng đã nhìn thấy Ápđia như được Đức Chúa Trời sai đến vậy. Điều nầy thực ra rất hợp lý, con người đường hoàng đem lời đến cho nhà Vua. Nhưng quí vị cũng nên lưu ý rằng Êli đã không cầu xin một phép lạ. Ít nhất, chẳng có chỗ nào ghi chép về sự nầy. Ông không xin Đức Chúa Trời ban cho nhà Vua một sự hiện thấy rồi đến mà gặp gỡ ông. Ông đã sử dụng các phương tiện cùng những cơ hội mà Đức Chúa Trời sai đến trong đường lối của ông -- và cũng một thể ấy đối với chúng ta.
Điều nầy minh họa nguyên tắc nhận sự giúp đỡ từ những con người tùy theo học vấn, ân tứ, tài khéo, cơ hội, và dĩ nhiên, sự sẵn sàng của họ đối với Chúa. Đôi khi, như chúng ta đang nhìn thấy ở đây, người ta đang cần sự khích lệ và sự hiểu biết Kinh Thánh từ chúng ta hoặc lời hứa giúp đỡ và sự trung tín của chúng ta.
ÁPĐIA PHẢN ỨNG VỚI SỰ SỢ HÃI VÀ CÁO LUI (18.9-14)
Trong một buổi nhóm kết hợp giữa các chấp sự và trưởng lão ở chức vụ của tôi, chúng tôi đang xem xét một số việc sẽ giữ gìn chúng tôi là tráng niên và là một Hội Thánh tránh được việc chuyển hướng tư tưởng – đối với những gì Đức Chúa Trời kêu gọi chúng tôi phải trở thành. Một trong những việc được nhắc tới là nỗi sợ mà chúng tôi thường đối diện với khi bị yêu cầu phải xem xét các chức vụ hay trách nhiệm nhất định nào đó. Hết thảy chúng ta đang đối diện với nan đề sợ hãi ở nhiều thời điểm. Chúng ta sợ chúng ta thiếu thốn mọi thứ có cần để lo liệu công việc. Chúng ta sợ mình phải trả giá quá cao. Sợ phải tốn thì giờ, không được an nhàn, hoặc những việc mà chúng ta thích làm.
Trong thời điểm bắt bớ thực sự, hầu việc Chúa sẽ trở thành mối đe doạ cho sinh mạng, như trường hợp của Ápđia. Còn đối với hầu hết chúng ta, những lo sợ của chúng ta nói chung đều rơi vào ba phạm trù: (a) sợ thất bại, (b) sợ bị chối bỏ, và (c) sợ mất mạng, nghĩa là, sợ chúng ta phải bỏ đi thứ mà chúng ta nghĩ chúng ta phải sống hạnh phúc. Cái giá của sự chối bỏ nầy có thể sẽ là sự nhục nhã hoặc có người nghĩ chúng ta kỳ cục hay câm, không biết nói, mất việc làm, hoặc thậm chí mất phương thức sống của một người.
Sợ hãi có thể làm tê liệt và vì thế nó trung lập hoá chúng ta. Sợ hãi có thể giữ chúng ta không dám mạo hiểm và sẵn sàng cho Chúa. Đây là những gì đang xảy ra cho Ápđia. Nhưng chúng ta đang có một Đức Chúa Trời toàn năng, Ngài đã hứa cùng đứng với chúng ta hầu cho chúng ta đắc thắng những cơn sợ hãi của mình. Kinh Thánh nói cho chúng ta biết trong II Timôthê 1.7: “Vì Đức Chúa Trời chẳng ban cho chúng ta tâm thần nhút nhát [sợ hãi], bèn là tâm thần mạnh mẽ, có tình thương yêu và giè giữ”. Chúng ta cần tới sự khích lệ của người khác, như đã xảy ra ở đây. Chúng ta cần quyền phép của một đời sống đầy dẫy Đức Thánh Linh, đầy dẫy Ngôi Lời. Chúng ta cần tình yêu chân chính sẵn lòng hy sinh cho Chúa và tha nhân. Và chúng ta cần tới kỷ luật cho tâm trí sao cho tư tưởng luôn nhắm vào các lời hứa cùng mọi nguyên tắc trong Kinh Thánh.
Suy tưởng của Ápđia đang làm suy yếu khả năng của ông ta khi đáp ứng với lời yêu cầu và nhu cần của Êli. Điều nầy cho chúng ta thấy chúng ta cần phải bắt nhốt từng tư tưởng và suy nghĩ với sự tỉnh thức về các lời hứa và những nguyên tắc của Lời Đức Chúa Trời.
(1) Dường như có sự hiểu sai về những lần thử thách hay được phân công việc khó. Ông đã nhìn thấy chúng là một trong các phương tiện của Đức Chúa Trời dùng để hình phạt tội lỗi (câu 9). Điều nầy minh họa nhu cần của chúng ta muốn nhìn biết Lời Đức Chúa Trời, hiểu biết ân điển của Ngài, và giữ các tường trình ngắn với Chúa về tội lỗi trong đời sống của chúng ta. Chắc chắn, một trong những lý do cho sự chịu khổ là kỷ luật đến từ bàn tay của một Đức Chúa Trời yêu thương, Ngài đang tìm cách để huấn luyện con cái Ngài. Nhưng như đã được nói ra trong các bài học trước, đây chỉ là một trong nhiều lý do mà thôi.
(2) Có sự nhìn sai tiêu điểm của ông. Ápđia đã hướng mắt mình vào các nan đề hơn là nhìn vào Đức Giêhôva. Một tiêu điểm sai biến nhiều đụn đất thành núi và theo nhận định của chúng ta biến Chúa ra một ngọn đồi nhỏ. Đây là kỹ nguyên cào cào thời xưa ở Dân số ký 13.
(3) Có một sự chuẩn bị sai trong lý trí của ông. Ông không hướng lý trí hay tư tưởng của mình theo những kiểu mẫu gồm các lời hứa và nguyên tắc có trong Ngôi Lời, khi chúng ta bị thách thức phải làm theo Philíp 4.8 và II Côrinhtô 10.4-5.
Khi chúng ta không hướng vào thân vị của Đức Chúa Trời và đòi hỏi các lời hứa của Đức Chúa Trời giống như Ápđia đã làm, chúng ta khởi sự ra vẻ ta đây về mọi sự có thể hay đang xảy ra. Chúng ta sẽ mắc chứng hoang tưởng. Ápđia đã hình dung Êli sẽ biến mất và ông trông thấy mình sẽ bị treo trên các cây mộc hình (câu 12). Khi chúng ta không làm chủ được lý trí của mình bằng các nguyên tắc cùng những lời hứa của Lời Đức Chúa Trời, những sự tưởng tượng của chúng ta sẽ làm tê liệt chúng ta bằng nỗi sợ hãi.
Aháp đã mong mỏi và tìm kiếm có hệ thống để bắt cho kỳ được Êli, vì thế Ápđia chỉ có thể tưởng tượng vị tiên tri sẽ bị đem đi một cách lạ lùng ra khỏi nơi trú ẩn, đúng lúc giải cứu ông không bị các sứ giả của Aháp phát hiện. Thực ra, chúng ta biết rằng đây không phải là trường hợp; nhưng người nào đã đánh mất thói quen tìm kiếm Đức Chúa Trời mỗi ngày trong cuộc sống – là trường hợp với những ai thích nghi với thế gian – thường có thói quen tìm kiếm những việc lạ, hay các phép lạ, rồi vì thế trở nên mê tín và vô tín cùng một lúc.
(4) Cũng có một sự đặt để độ tin cậy hay đức tin không đúng vị trí. Dường như ông đang tin vào việc làm của mình trong quá khứ hơn là trong thực tại sự hiện diện và quyền phép của Đức Chúa Trời. Sau khi nhận biết các ân tứ và tài khéo Đức Chúa Trời ban cho là quan trọng cho lòng tin cậy vào ý chỉ của Đức Chúa Trời và khả năng để làm một công việc. Cơ sở chính cho sự hiệu quả và khả năng của chúng ta để làm một công việc, không bao giờ là thành tích, học vấn của chúng ta mà là Đức Chúa Trời và sự thành tín của Ngài – LUÔN LUÔN là như thế.
ÊLI CẤT BỎ NỖI SỢ HÃI CỦA ÁPĐIA (18.15)
Ông tuyên bố ra Thân Vị của Đức Chúa Trời
Điều nầy được thấy trong câu: “Giêhôva Đức Chúa Trời hằng sống”. Êli vốn tin quyết vào sự hằng sống của Đức Giêhôva cùng chức vụ của Đức Giêhôva vạn quân, Ngài là Đấng có tất cả các đạo quân thiên sứ ở trên trời tùy theo lịnh sử dụng của Ngài. Bởi lời thề, Êli đã hướng con mắt của Ápđia vào Chúa rồi khẳng định với ông rằng chính đời sống của ông được sắp xếp theo sự kiện nầy.
Là tín đồ trong Đấng Christ và đặc biệt là cấp lãnh đạo, chúng ta cần phải giúp đỡ cho nhiều người khác nhìn thấy vẻ oai nghi của Chúa và nhìn thấy rằng đời sống của chúng ta được vẻ oai nghi đó sắp xếp và lèo lái. Điều nầy minh hoạ lý do tại sao là quan trọng cho các cấp lãnh đạo phải trở làm gương về sự ngay thẳng, những người nam và nữ nào đang sống trung tín và kiên quyết. Một trong những dấu hiệu của tình trạng suy thoái trong một Hội Thánh hay trong một quốc gia là khi cấp lãnh đạo hành động như con nít vốn thất thường, chúng bị khống chế bởi ý tưởng và sự tưởng tượng riêng của chúng (đối chiếu Êsai 3.4).
Ông tỏ ra sự kêu gọi và sự đầu phục của ông
Điều nầy được thấy rõ qua câu “là Đấng ta phục sự”. Ở đây Êli đoan chắc với Ápđia rằng trên hết mọi người khác, ông là một trong những người của Đức Chúa Trời và ông đã đứng phục sự hầu việc Chúa. Ông không bị khống chế bởi lo lắng hay những ý nghĩ thất thường. Các tín đồ cần phải đưa ra bằng chứng cho thấy họ đang ở dưới lịnh lạc của Đức Chúa Trời, cách bố trí của Đức Chúa Trời, và thực sự các đại biểu của Ngài đã bị quản chế bởi những lẽ thật đời đời của Đức Chúa Trời và vì thế rất đáng tin cậy.
Ông hứa không làm cho Ápđia phải bị tổn thương
Qua câu nói: “Chính ngày nay ta sẽ ra mắt Aháp”, Êli đang bảo đảm với Ápđia rằng ông hy vọng nơi Ápđia. Ông sẽ không làm cho Ápđia bị tổn thương và sẽ có mặt y như lời hứa. Phần nhấn mạnh ở đây là: “Ông có thể tin nơi tôi vì tôi đang tin vào Chúa”. Ápđia vốn biết từ đời sống và tiểu sử của vị tiên tri, ấy là tiên tri Êli rất đáng trượng. Sự trung tín là một đức tính có cần. Vậy thì sự trung tín là gì? Đó là sản phẩm của một sự đầy dẫy đức tin trong cuộc sống.
Ápđia phản ứng với lòng can đảm (18.16a)
Phần lo sợ và bất an của Ápđia sở dĩ có là do sự kiện ông không biết chắc ý chỉ của Đức Chúa Trời hay những gì sẽ diễn ra. Ông cần sức tác động của chức năng lãnh đạo của Êli qua tấm gương và sự khích lệ của vị tiên tri. Hết thảy chúng ta đều khác nhau trong vai trò lãnh đạo, nhưng có một nhận thức trong đó chúng ta mỗi người đang có loại ảnh hưởng trên nhiều người khác như thầy tế lễ, là hạng người có chức năng giống như muối và ánh sáng, và là hạng người trở thành một nguồn khích lệ cho những kẻ ở chung quanh chúng ta. Như chúng ta đang trông thấy ở phân đoạn nầy, Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải ý thức trước các nhu cần và phải trở thành những tấm gương bằng cách bày tỏ ra thực tại của Đấng Christ trong Cơ đốc giáo có quyền phép. “Vậy thì anh em hãy khuyên bảo nhau, gây dựng cho nhau, như anh em vẫn thường làm” (I Têsalônica 5.11).
Phần ứng dụng:
(1) Có phải quí vị đang đối diện với sự thách thức của một cơ hội truyền giáo, nhưng phải chăng quí vị có lòng sợ hãi? Khi ấy hãy tìm một tín hữu trưởng thành và tìm kiếm sự khích lệ và sự dẫn dắt của họ hầu làm cho lòng tin cậy của quí vị được vững vàng trong Chúa.
(2) Có lẽ quí vị biết người nào đang đối diện với sự thách thức của một cơ hội truyền giáo, nhưng lại thối lui vì cớ sợ hãi. Thế thì hãy tìm cách bước tới mà khích lệ họ.
(3) Có phải quí vị e sợ các cơ hội truyền giáo chăng? Thế thì hãy đánh giá lối suy nghĩ của quí vị xem! Phải chăng quí vị đang biến những đụn đất thành một hòn núi không? Phải chăng đôi mắt của quí vị đang nhắm vào nan đề hơn là nhắm vào Chúa? Phải chăng quí vị đang tìm kiếm hạnh phúc, ý nghĩa và sự an ninh từ những con người hơn là nhắm vào Đấng Christ? Phải chăng quí vị đang yên nghĩ trên những lần đắc thắng trong quá khứ thay vì trên sự hiện diện và tiếp trợ của Đức Chúa Trời.
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét