Thứ Hai, 11 tháng 1, 2010

ELIJAH: Sự đối đầu trên Núi Cạtmên (Bối cảnh 4)



Bài 11:

KHI MỘT NGƯỜI TRỞ THÀNH ĐA SỐ

(I Các Vua 18.19-22)
Sự đối đầu trên Núi Cạtmên (Bối cảnh 4)
THẾ ĐỨNG CỦA ÊLI TRƯỚC CẢ NƯỚC
“Vậy bây giờ vua hãy sai người đi nhóm cả Ysơraên, với bốn trăm năm mươi tiên tri của Baanh, và bốn trăm tiên tri của Áttạttê, ăn tại bàn Giêsabên, khiến họ đến cùng tôi trên núi Cạtmên. Vậy, Aháp sai người đi nhóm cả dân Ysơraên và những tiên tri đến núi Cạtmên” (I Các Vua 18.19-20).
Một trong những nhu cần lớn lao trong xã hội ở mọi thời đại, nhưng đặc biệt trong thời điểm bội đạo tệ hại nhất, đối với dân sự của Đức Chúa Trời, là phải bước tới trước tiếp nhận Đức Chúa Trời và Lời của Ngài. Tuy nhiên, người nào làm y như thế gần như luôn luôn là một thiểu số. Trong khi Đức Chúa Trời luôn luôn có dân sự của Ngài, họ là, như họ đã được mô tả trong Kinh Thánh, một dân sót hay một thiểu số. Thậm chí trong thời của Êli, đã có một số dân sót. Bảy ngàn người chưa hề quì gối trước mặt thần Baanh (I Các Vua 19.18; Roma 11.4-5). Còn đối với Êli, dường như là chỉ có một mình ông còn lại mà thôi. Tất cả các vị tiên tri khác đều đã bị giết hay bị giảm xuống tới mức không còn hoạt động được nữa. Họ đang ẩn náu trong các hang động. Một mình Êli đến đứng trên Núi Cạtmên đối đầu với bốn trăm người thuộc hệ thống thờ lạy hình tượng của thần Baanh và Asherah.
Nắm lấy một chỗ đứng cho lẽ thật rồi đối diện với một đa số gồm những người chống lại lẽ thật thường khiến chúng ta cảm thấy thật là cô độc. Nói theo con người, trong sự thể đó chúng ta chỉ có một mình. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ (như Êli đã nhớ trong thời điểm nầy), khi chúng ta đứng cho Chúa chúng ta đang ở trong chỗ đa số vì đứng chung với chúng ta là Đấng Toàn Năng Vô Hạn cùng mười nghìn thiên binh thiên sứ.
Một trong các tước phẩm của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh là “Đức Giêhôva vạn quân”. Điều chúng ta có cần là sự sáng suốt và đức tin của Êlisê, người kế tục của Êli. Êlisê đã cầu nguyện cho tôi tớ của mình: “Đức Giêhôva ôi, xin mở mắt kẻ tôi tớ tôi, để nó thấy được”. Tôi tớ của Êlisê đã lấy làm kinh khủng vì anh ta chỉ nhìn thấy số đông quân nghịch đến bao vây họ. Ông đã cầu nguyện cho tôi tớ mình có đôi mắt nhìn thấy được mười ngàn quân của Đức Chúa Trời đang bao xung quanh họ (đối chiếu II Các Vua 6.15-17).
Bây giờ hãy trở lại với Êli. Về sau, trong trạng thái nản lòng đôi mắt của ông không còn nhìn thấy Chúa nữa, cảm giác cô độc nầy bao trùm lấy Êli giống như một đám mây đùa ông đi. Tuy nhiên, ở đây Êli đã nói với dân sự: “Hãy xem đây, ta đứng một mình ở đây nghịch lại 450 tiên tri Baanh. Nếu Đức Giêhôva không phải là Đấng mà ta xưng nhận, nói theo con người, một người có thể làm gì để chống lại nhiều người như vậy chứ?” Trên cơ sở những gì Êli biết Đức Chúa Trời sẽ thực thi, ông đang kêu gọi sự chú ý của họ (và của chúng ta) vào một lẽ thật quan trọng. Khi chúng ta đứng cho Chúa của Kinh Thánh, chúng ta đứng trong sức lực tuyệt hảo và sự đông đảo của Đức Chúa Trời chơn thật của vũ trụ, Ngài vây quanh chúng ta với thiên binh thiên sứ của Ngài.
Đây là một ngày mà trong đó, cả thân thể của Đấng Christ cần phải sống giống như Êli vậy. Như trong thời của Êxêchiên, Đức Chúa Trời đang kêu gọi từ giữa vòng dân sự Ngài người nào chịu đứng nơi sứt mẻ cho Chúa. Có những chỗ sứt mẻ rất lớn trên các bức tường của xã hội và xứ sở của chúng ta. Đây là những nơi hư lủng trên bức tường các giá trị Kinh Thánh và cơ nghiệp Cơ đốc của chúng ta. Đây là những vị trí mà kẻ thù sẽ tụ tập lại qua đó để hủy diệt và làm hư hại. Êxêchiên đã viết: “Ta đã tìm một người trong vòng chúng nó, đặng xây lại tường thành, vì đất mà đứng chỗ sứt mẻ trước mặt ta, hầu cho ta không hủy diệt nó; song ta chẳng tìm được một ai” (Êxêchiên 22.30).
Bạn có cảm thấy cô độc ở nơi làm việc hay chỗ sở làm không? Có phải bạn đang đối diện với sự kêu gọi đứng nơi sứt mẻ hay đứng trước đám đông người rồi chiếm một chỗ đứng cho Chúa? Hãy cầu xin Chúa ban cho bạn hai con mắt để thấy được sự hiện diện của Ngài cùng với đoàn thiên binh thiên sứ của Ngài. Tuy nhiên, trước khi chúng ta cầu xin điều nầy, có một việc phải xảy ra trong đời sống của chúng ta.
ÊLI KÊU GỌI MỌI NGƯỜI
Địa điểm được chọn cho cuộc đối đầu là Núi Cạtmên. “Cạtmên” là một từ Hy bá lai có nghĩa là “khu đất làm vườn, một nơi kết quả hay phì nhiêu”. Chữ nầy ra từ karam, “giữ gìn vườn nho” hay kerem, “một vườn nho”.
Không một địa điểm nào trong xứ Palestine xinh đẹp, đáng khích lệ, hay hoành tráng hơn Cạtmên, “giống như vườn năng tưới” vậy. Phía trên hướng tây bắc, núi nầy là doi đất hướng về Biển Địa Trung Hải, có cao độ 500 feet trên mặt biển trung bình. Ngọn núi trải dài khoảng 12 dặm về phia Đông Đông Nam, chia ra làm hai đỉnh. Đỉnh thứ nhứt trong hai đỉnh nầy, khoảng 4 dặm tính từ doi đất, chưa cao hơn 1740 feet. Xa xa về phía đông nam là đỉnh thứ ba, 1687 feet cao, thời nay có tên là El-Mahrakah, hay “chỗ thiêu” (của lễ). Có thể đây chính là địa điểm cho của lễ thiêu của Êli.
ÊLI ĐÒI MỘT QUYẾT ĐỊNH
“Đoạn Êli đến trước mặt dân sự mà nói rằng: Các ngươi đi giẹo hai bên cho đến chừng nào? Nếu Giêhôva là Đức Chúa Trời, khá theo Ngài; nếu Baanh là Đức Chúa Trời, hãy theo hắn. Song dân sự không đáp một lời” (I Các Vua 18.21).
Trong câu 21 chúng ta thấy một trong các vấn đề chính cho thời buổi của chúng ta và bất kỳ thời buổi nào – ấy là do dự và phân tâm. Thật là dễ đứng chân trong chân ngoài chiếc hàng rào. Nhưng đấy là một thế đứng rất nguy hiểm! Đúng là mâu thuẫn với thực tại của Đức Chúa Trời và sự mâu thuẫn ấy dẫn tới một sự do dự trong mỗi chi tiết của đời sống của một người. Có khi phải làm một việc gì đó vì cớ áp lực, nhưng như thế hoàn toàn là điên rồ.
Dường như là có lý khi kết luận rằng cả Vua Aháp cùng thần dân của ông ta đang trông mong Êli cầu nguyện cho có mưa xuống đất hầu kết thúc cơn hạn hán. Nhưng không được như vậy đâu! Aháp cũng như dân sự đều không ở trong tình trạng sẵn sàng cho cơn mưa phước lành. Đức Giêhôva đã buộc họ phải gánh chịu cơn phán xét vì đã chễnh mãng đối với Lời của Ngài và vì sự thờ lạy hình tượng của họ, đây là điều mà họ không chịu công nhận. Có một số vấn đề quan trọng trong đời sống mà họ phải đối diện với trước khi Đức Chúa Trời có thể chúc phước cho họ bằng cơn mưa rào. Thật là giống với chúng ta dường bao! Chúng ta muốn ơn phước của Đức Chúa Trời mà không muốn đối diện với mọi trách nhiệm về mối quan hệ của chúng ta với Ngài và nhu cần phải ăn năn sâu sắc. Nhiều người theo đạo Cơ đốc ngày nay, đang tách ra khỏi sứ điệp của Kinh Thánh, họ khao khát muốn được phước mà chẳng chú ý chi đến nhu cần thực của con người như đã đề ra trong Kinh Thánh.
Chúng ta hãy xem I Các Vua 18.21 trong bốn phần: (a) vấn đề, (b) thắc mắc, (c) kết quả, và (d) sự im lặng.
VẤN ĐỀ
Vấn đề chính được thấy trong câu “đi giẹo hai bên. “Đi giẹo” là từ Hy bá lai pasach. Người ta đã tranh cãi không biết có phải có hai động tự riêng biệt trong Kinh Thánh Hêbơrơ theo thể nầy hay không, nhưng thì của động từ nầy với các phụ âm psch được sử dụng theo hai cách phân biệt: (1) “nhảy qua” hay (2) “khập khiễng, bị què, hay bị bại”. Chữ nầy được dịch “què quặt” (NASB) và “què” (KJV, NIV) trong II Samuên 4.4. Trong I Các Vua 18.26 chữ nầy được dịch là “nhảy” (NASB), và “múa” (NIV). Một trong các tự điển Hêbơrơ tin từ nầy được dịch là “chúng nhảy chung quanh bàn thờ” trong I Các Vua 18.26.
Ở đây trong I Các Vua 18.21, chữ nầy có nghĩa là “đi giẹo hai bên” và có ý nói tới tình trạng không vững vàng của một người vì cớ do dự. Sự thể nầy giống như một người đi khập khiễng và chần chừ giữa hai bước chân. Hình ảnh nầy cung ứng cho chúng ta một bức tranh nói tới chỗ chúng ta na ná giống khi chúng ta phân tâm không định về sự đầu phục của chúng ta đối với Chúa. “Đi giẹo hai bên” là theo nghĩa đen, giống như người đi trên hai chân không bằng nhau.. “Hai bên” là từ Hy bá lai seippah, “phân biệt, ý kiến phân biệt”. Phần phụ của chữ gốc nầy được dịch là “hai lòng” trong Thi thiên 119.113. Tác giả Thi thiên nói: “Tôi ghét những kẻ hai lòng, nhưng yêu mến luật pháp của Chúa”. Rõ ràng là dân sự đã chia hai lòng trung thành của họ giữa tin và đầu phục với Đức Giêhôva cùng tin và đầu phục hệ thống thờ lạy hình tượng của Baanh. Thánh Linh của Đức Chúa Trời và lương tâm của họ đã cảnh cáo họ nghịch lại đạo Baanh và đẩy họ về phía Đức Giêhôva, nhưng họ e sợ con người, sợ bị bắt bớ bởi hoàng hậu, và họ bị tình trạng phi luân của hệ thống thờ lạy hình tượng hấp dẫn đã đẩy họ theo một hướng khác.
Tương tự thế cho hôm nay, luôn luôn có một lực kéo lớn làm cho nhiều đời sống phải tỏ ra hai lòng ở một cấp độ nào đó. Họ đi nhà thờ vào ngày Chúa nhựt, nhưng mấy ngày còn lại trong tuần họ bị khống chế bởi người thân, bởi các mối quan tâm, cùng những sự đầu phục khác. Họ cảm thấy sức kéo của Đức Chúa Trời trong tấm lòng họ và tình yêu thế gian cùng một lúc. Giống như một cái quạt, dao động tới lui, họ trở nên do dự vì họ đang thử yêu Đức Chúa Trời và thế gian cùng một lúc.
Êli, như với phần còn lại trong Kinh Thánh, đã đòi hỏi một quyết định dứt khoát. Một quyết định làm cơ sở cho toàn bộ cuộc sống. Chúng ta không thể đi hàng hai với Chúa được. Kinh Thánh và cái nắm bắt thực Đức Giêhôva là ai đang đòi hỏi sự đầu phục trọn vẹn của chúng ta. Bất cứ điều chi khác không những là điên dại, mà chúng còn dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng vào từng phương diện của cuộc sống. Do dự khiến cho mặt thuộc linh và đạo đức của chúng ta bị què quặt và khập khiễng trong mọi đường lối của chúng ta.
Kinh Thánh nói rất rõ về vấn đề nầy:
Mathiơ 6.24: “Chẳng ai được làm tôi hai chủ; vì sẽ ghét người nầy mà yêu người kia, hoặc trọng người nầy mà khinh người kia. Các ngươi không có thể làm tôi Đức Chúa Trời lại làm tôi Mamôn nữa”.
Điều nầy cảnh cáo chúng ta rằng sự đầu phục nửa vời đối với Chúa dẫn tới chỗ chẳng thực sự đầu phục chi hết. Rốt lại chúng ta chống nghịch Chúa trong các vấn đề quan trọng của cuộc sống.
Mathiơ 12.30: “Ai không ở với ta, thì nghịch cùng ta; ai không thâu hiệp với ta, thì tan ra”. Trong những giới hạn thực tế, chúng ta vừa ở với Chúa 100%, hoặc chúng ta đứng nghịch lại Ngài và chương trình cùng các mục đích của Ngài dành cho chúng ta, là dân sự Ngài.
Giacơ 1.5-8 dạy chúng ta rằng thất bại không đặt toàn bộ cuộc sống của một người vào hai bàn tay của Đức Chúa Trời dẫn tới tình trạng bất ổn đụng đến từng lãnh vực đời sống.
THẮC MẮC
Với câu: “cho đến chừng nào” vị tiên tri đang hỏi họ, muốn đánh thức được họ, phải lấy cái gì để làm điều đó!?! Họ sẽ chịu đựng được bao nhiêu phần kỷ luật của Đức Chúa Trời trước khi họ nhìn biết con đường sống họ đã chọn là không hữu hiệu? Không những Đức Chúa Trời đã đóng lại mọi ơn phước của thiên đàng, mà Ngài còn tỏ ra sự trống không và trơ trụi của lối sống mà họ đã chọn. Phải lấy cái gì đây?
Thắc mắc ở đây có quan hệ tới hai việc: (a) Nó quan hệ tới thời gian. “Cho đến chừng nào” tỏ ra nguyên tắc của sự cứng lòng khi thời gian trôi qua (Hêbơrơ 3.7). (b) Nó quan hệ tới phần tác dụng, đi khập khiễng có nghĩa là què quặt và yếu đuối. Nó kêu gọi sự chú ý tới cách ăn ở ngoài chương trình sống dư dật của Đức Chúa Trời dành cho người tín đồ. Êsai đã nói tới phần tác dụng mạnh mà đức tin nơi thân vị và chương trình của Đức Chúa Trời đem vào đời sống của một người. Ông nói: “Nhưng ai trông đợi Đức Giêhôva thì chắc được sức mới, cất cánh bay cao như chim ưng; chạy mà không mệt nhọc, đi mà không mòn mỏi” (Êsai 40.31).
Chúng ta nên so sánh phần thách thức và kêu gọi của Hêbơrơ 12.11-15. Những người lãnh hội sách nầy đang chịu kỷ luật của Chúa vì họ không bước đi bởi đức tin trong thẩm quyền của Cứu Chúa. Trong mấy câu nầy tác giả chỉ ra cho chúng ta thấy điều chi đang xảy ra khi chúng ta nương theo các phương tiện của riêng mình để sống đời sống Cơ đốc. Chúng ta trở nên yếu đuối và nhu nhược. Chúng ta sống giống như một người bị què vì đầu gối lỏng lẻo. Chúng ta phải để cho Chúa đem lại sự chữa lành và sức lực của Ngài vào trong đời sống của chúng ta bằng cách ấn các phương tiện làm nên thánh của Ngài qua Chúa Giêxu.
KẾT QUẢ
Điều nầy được thấy rõ trong hai mệnh đề có điều kiện bắt đầu bằng chữ “nếu”. Chữ “nếu” thứ nhứt kêu gọi sự chú ý vào thực tại Đức Chúa Trời của Kinh Thánh. Ở đây chúng ta thấy rõ nguyên tắc, ấy là thực tại của Đức Chúa Trời, Ngài là Đấng Tạo Hoá và là Đấng Tối Cao, đòi hỏi rằng con người, là tạo vật, phải tin cậy Ngài rồi phải bước theo Ngài. Mọi thứ khác đều là lố bịch; đó là sự dại dột rõ ràng. Chữ “nếu” thứ hai thách thức chúng ta phải công nhận sự thật chúng ta đã đặt lòng tin vào một vị thần giả dối. Nếu sự nầy là thực, chúng ta cần phải công nhận tính hư không của tà thần. Chúng ta từng nhận biết Đức Chúa Trời chơn thật là ai rồi, đúng là lố bịch khi bước theo tà thần do chúng ta làm ra. Những tà thần của chúng ta không thể cứu chúng ta, cũng không giải phóng chúng ta ra khỏi nổi khổ của đời nầy. Chúng chỉ làm rối trí, hủy diệt, và ngăn trở chúng ta không nhận được mọi phước hạnh của Đức Chúa Trời chơn thật.
Sau cùng, hai hệ thống tôn giáo tuyệt đối đối kháng nhau khi một bên cho là Đức Chúa Trời không phải là Đức Chúa Trời, còn một bên thì cho là Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính mình Ngài ra cách rõ ràng trong lịch sử nhân loại. Vậy hãy cân nhắc quan điểm cho rằng cả hai đường lối đều không thể đúng được xem. Ngược lại với dư luận ngày nay, một bên phải đúng và bên kia sai. Một bên phải kết quả trong phước hạnh, sự sống và bình an. Còn bên kia kết quả trong rủa sả, sự chết và sự hủy diệt.
Khi chúng ta lảo đảo trong sự khập khiễng về sự tin cậy và đầu phục của chúng ta đối với Đức Chúa Trời, chúng ta cần phải tự nhắc nhớ về sự thách thức của Êli và toàn bộ hậu quả. Nếu Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời (và Ngài hiện là Đức Chúa Trời), hãy theo Ngài. Đừng tìm cách ngồi xuống bên chiếc hàng rào hay theo đuổi điều chi là giả dối quá rõ ràng.
IM LẶNG
Phân đoạn Kinh Thánh nói cho chúng ta biết: “song dân sự không đáp một lời”. Tôi được nhắc nhớ về đáp ứng của Gióp đối với phần khải thị của Đức Chúa Trời cho ông về uy quyền vô hạn của Ngài. Gióp tuyên bố tình trạng vô tội vạ của mình với ba người bạn. Trong quá trình đó, ông trở thành người đòi hỏi Đức Chúa Trời. Kế đó Chúa hiện đến trong bối cảnh rồi bắt đầu tỏ sự oai nghi của Ngài ra cho Gióp thấy. Sau lời nói đầu tiên của Đức Chúa Trời, khi Ngài tỏ ra sự vinh hiển đáng sợ của Ngài, Gióp phải im lặng. Ông nói: “Tôi vốn là vật không ra gì, sẽ đáp chi với Chúa? Tôi đặt tay lên che miệng tôi” (Job. 40.4). Tương tự, khi đối diện và bị thách thức với lẽ thật của những gì Êli đã nói, dân sự đã không đáp lại chi hết. Không có một chỗ nào cho việc tự xưng công bình. Họ chẳng có luận lẽ gì nghịch lại phần thách thức nầy của Êli, và chúng ta cũng y như thế.
KẾT LUẬN
Không có một sự luận lẽ nào, ít nhất chẳng một cao tự nào có ý nghĩa, để chống lại sự đầu phục hoàn toàn của đời sống chúng ta khi bước theo Chúa. Sự quyết định nào khác sẽ không có ý nghĩa. Khi nhận định Đức Chúa Trời là ai, Ngài đã làm gì cho chúng ta trong Đấng Christ, và về sự hư không của một đời sống không có sự đầu phục hoàn toàn đối với Ngài quả là một sự lố bịch. Khi thực tại của Đức Chúa Trời chơn thật cùng những lời xưng nhận của Ngài về đời sống chúng ta bắt lấy chúng ta, chúng ta thấy chúng ta không có một sự lựa chọn khả dĩ hợp lý nào trừ ra tin cậy Ngài ở một cấp độ chúng ta phải đem đời sống mình đầu phục Ngài hoàn toàn.
Quyết định Đức Chúa Trời là Đấng chơn thật và duy nhất của chúng ta, cũng là quyết định chất chứa của cải ở trên trời. Đấy cũng là quyết định trao phó mọi nhu cần và gánh nặng của chúng ta cho Ngài. Trên hết mọi sự, đó là quyết định tin cậy vào các giải pháp của Đức Chúa Trời hơn là tin vào các đấu pháp riêng của chúng ta để lèo lái cuộc sống. Làm nô lệ cho các vì thần của đời nầy do con người tạo ra và thấy được bằng mắt thường giống như thiên về vật chất, quyền lực, khoái lạc, địa vị, v.v…, làm cho đức tin ra vô hình, hồ nghi. Chắc chắn, nếu chúng ta bị làm nô lệ như thế, Đức Chúa Trời sẽ không điều khiển đời sống của chúng ta.
I Các Vua 18.21, giống như Mathiơ 6.19-21, là một thách thức về của cải trên trời và là một lời kêu gọi đánh giá lại cung cách sống, mọi nguồn tin cậy, các mục tiêu của chúng ta trong cuộc sống, và sự đầu phục của chúng ta nữa. Chúa Giêxu xem việc săn đuổi may rủi trên trời dưới đất nằm trong sự tranh giành trực tiếp. Ngài phán đừng chứa của cải ở dưới đất, nhưng hãy chứa ở trên trời. Chúng ta phải biết của cải mình nên chứa ở đâu.
I Các Vua 18.21 dạy chúng ta rằng khi chúng ta nổ lực đi giẹo hai bên, chúng ta sẽ giống như một người què đi khập khiễng. Hơn thế nữa, Giacơ 1.5-8 cho thấy đi giẹo hai bên tạo ra một sự do dự tấn công từng lãnh vực đời sống của một người. Tôi xưng nhận mình có đức tin nơi Chúa, nhưng bao lâu tôi ngã lòng về số phận mình trong cuộc sống, về tình trạng tài chính, địa vị xã hội, danh tiếng, nhận thức về bản thân, hay bất luận điều gì, thì tôi sẽ đi khập khiễng cho xem. Tôi đang sống giống như một người có chân nầy cao và chân kia thấp vậy.
Ai là Cơ đốc nhân? Một Cơ đốc nhân là người đang ở trong mối tương giao với Đức Chúa Trời chí cao của vũ trụ nhờ đức tin nơi thân vị và việc làm của Đấng Christ. Một Cơ đốc nhân là một con cái của Đức Chúa Trời hằng sống, Ngài dựng nên những điều kỳ diệu trong vũ trụ. Với nhận định ấy, có lẽ đau đớn nhất là khi nhìn thấy một con cái của Đức Chúa Trời hằng sống, phải đi giẹo hai bên, bị phân tâm giữa một sự đầu phục hoàn toàn đối với Chúa, và tìm kiếm hạnh phúc nơi các thần của đời nầy. Như một minh hoạ, cho phép tôi chia sẻ một câu chuyện, một câu chuyện do John White chia sẻ trong quyển sách của ông có đề tựa là Con Bò Vàng (The Golden Cow).
Một nhà nhập khẩu người Quảng đông tự thành đạt đã mời vợ tôi và tôi đến ăn cơm tối. Nhà của ông ta rất đẹp – ngoài mặt giống như một trại quân, còn bên trong thì rất là lộng lẫy. Trong phòng khách có để một cây nhân tạo, có lẽ cao khoảng 5 feet, lá và hoa của nó được làm rất thanh nhã thành từng cụm đá quí. Những gian phòng được trang trí rất nguy nga trình bày những thứ quí giá. Bộ đồ ăn của ông ta trông giống như vàng thật vậy, nhưng chúng tôi không dám hỏi.
Chủ nhà nầy khoảng 60 tuổi và có một sự hiểu biết khá cao về Kinh Thánh, tuy nhiên khi ông ta trò chuyện, thì chẳng thấy có sự vui mừng chi hết. Ông ta nói cho chúng tôi biết ông ta dự tính kiếm có đủ tiền rồi sử dụng những năm tháng còn lại trong sự hầu việc Chúa “để không trở thành gánh nặng cho ai khác”. (Chỉ một bộ đồ ăn thôi có thể giữ chúng ta một thời gian không bắt tay vào sự hầu việc Chúa).
Ông ta đã không bao giờ bước vào sự hầu việc Chúa. Ông ta đã bán cơ nghiệp ấy để đổi lấy những thứ rẻ tiền bằng đá và kim loại bên trong một đồn lũy tô bằng vôi. Ông ta đã đồng ý những vụ việc thuộc linh là quan trọng hơn sự an ninh về mặt vật chất, nhưng cách xử sự của ông ta đi ngược lại với những điều ông ta tin quyết. Những sự giàu có đã quấn lấy giống như một dây leo bò quấn quanh tấm lòng của ông ta, từ từ bóp chết tình yêu ông dành cho Đức Chúa Trời và tha nhân.
Nguyên tắc của I Các Vua 18.21 và nguyên tắc của Mathiơ 6.19… có ý nói rằng bao lâu các hình tượng của thế gian nầy còn quyến rũ chúng ta, nghĩa là, những vụ việc chúng ta nghĩ chúng ta phải có để sống hạnh phúc – tiền bạc, quyền thế, ngợi khen, chú ý – chúng ta sẽ thấy cuộc sống là khốn khổ. White viết: “Chúng ta được dựng nên để có một trung tâm. Có hai trung tâm sẽ là khốn khổ lắm mà chẳng hưởng được những việc thuộc linh cũng như thuộc thể”.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét