Thứ Hai, 11 tháng 1, 2010

ELIJAH: Những lời cầu nguyện vô hiệu quả của các thầy tế lễ Baanh



Bài 12:

Những lời cầu nguyện vô hiệu quả của các thầy tế lễ Baanh

(I Các Vua 18.23-29)
Cuộc đối đầu trên Núi Cạtmên (Bối cảnh 5)
PHẦN GIỚI THIỆU:
Trong phần nghiên cứu sau cùng của chúng ta, chúng ta thấy Êli đang thách thức dân Israel và các thầy tế lễ Baanh, và, tôi muốn nói thêm, cả chúng ta nữa. Chúng ta bị thách thức phải quyết định chọn bước theo Đức Chúa Trời chơn thật. Giờ đây chúng ta đến với phần thử nghiệm đã được đề ra để minh chứng Đức Chúa Trời chơn thật thực sự là ai!?! Nguyên tắc rất đơn giản một khi Đức Chúa Trời chơn thật đã tự bày tỏ chính mình Ngài ra cho mọi người nhìn biết, thực vậy, rất là dại dột khi bước theo những tà thần do con người làm ra, chúng chỉ là hình tượng mà thôi. Thế nhưng tại sao lại là bất hợp lý và dại dột khi bước theo những hình tượng do con người làm ra? Phải, đấy là mục tiêu của phân đoạn Kinh Thánh nầy và chúng ta sẽ để cho phân đoạn nầy nói lên sứ điệp dũng cảm của nó vào lỗ tai của chúng ta.
Phân đoạn nầy cung ứng cho chúng ta một sự thử nghiệm giữa các hệ thống thờ lạy hình tượng của Satan, của con người, và chương trình của Đức Chúa Trời. Dạn dĩ đứng cho Đức Chúa Trời là Êli, một người của Đức Chúa Trời, ông tin theo Lời của Đức Chúa Trời không hề thoả hiệp. Là một nhân vật tiêu biểu trong truyện tích anh hùng, phần thử nghiệm chỉ ra hiệu quả và quyền phép của sự làm chứng mà bất kỳ một người tin Chúa nào cũng có thể có khi họ, giống như Êli, đã đem lòng tin cậy vào các năng lực mạnh mẽ của họ nơi Đức Giêhôva và thôi không còn bị tác động bởi các giải pháp của hệ thống thờ lạy hình tượng của chính họ nữa.
Trong chương nầy, chúng ta có ba minh họa về sự cầu nguyện:
(1) Những lời cầu nguyện của các thầy tế lễ Baanh: Nhưng KHÔNG CÓ MỘT LỜI NÀO ĐÁP TRẢ từ trời (các câu 26-29).
(2) Lời cầu nguyện công khai của Êli: LỬA giáng xuống từ trời (các câu 30-40).
(3) Lời cầu nguyện riêng của Êli: MƯA đổ xuống từ trời (các câu 41-46).
Êli đề nghị phần thử nghiệm của Lửa (18.23-25)
Các thủ tục của cuộc thử nghiệm:
Thật là quan trọng khi để ý những điểm đặc biệt trong mọi điều Êli đã làm để gạt bỏ bất kỳ một lý do khả thi nào hầu bào chữa và tỏ ra tình trạng hư không hoàn toàn của đức tin họ, ông để cho họ hành động trước tiên và cung ứng cho họ thật nhiều thời gian. Ông cung ứng cho họ cả ngày để cầu nguyện và nếm trải đầy đủ chuổi thủ tục tôn giáo của họ. Đến cuối ngày, ông đã thêm vào một số lời châm chọc lạnh lẽo và dứt khoát, nhưng ông đã làm như vậy để làm cho vấn đề ra sáng sủa hơn. Hơn nữa, hãy chú ý tới sự chênh lệch. Êli đã làm cho toàn bộ bối cảnh nầy ra khó khăn như có thể được, không những cho các tiên tri Baanh, mà còn cho cả Đức GIÊHÔVA nữa. Vị tiên tri không phải là người định hướng, cũng không phải là người đặt vấn đề. Ông vốn biết rõ không một nan đề nào là quá lớn đối với Đức Giêhôva. Vấn đề không phải là vấn đề có tầm cỡ – không bao giờ. Vấn đề là nhận biết và hành động với đức tin chiếu theo ý chỉ của Đức Chúa Trời bất chấp hậu quả.
Thế thì khuynh hướng của chúng ta là gì? Một là người định hướng hoặc là người đặt vấn đề, hay cả hai. Chúng ta có khuynh hướng tập trung mọi dữ liệu chúng ta có thể về các nan đề, rồi khởi sự nhũ lòng sao việc nầy hay việc kia không xảy ra!?! Chúng ta thối lui vì các nan đề quá lớn Đức Chúa Trời không thể khống chế nổi. Có thể là như thế vì chúng ta không muốn để cho Chúa bị ràng buộc vào. Chắc chắn chúng ta cần phải thu gom dữ liệu hầu biết rõ tỉ số thắng bại. Đấy là lý do tại sao Ngài đã sai 12 thám tử vào trong đất Cađe Banêa. Tuy nhiên, mục đích không phải là hướng mắt chúng ta nhìn vào các nan đề, mà thay vì thế mục tiêu là để biết rõ các nan đề, để chúng ta biết tin cậy Chúa, nếu chúng ta tin Đức Chúa Trời đang bảo chúng ta phải lo làm điều đó.
Ba lần Êli nhắc tới việc không được đặt lửa dưới của lễ (hai lần trong câu 23 và một lần trong câu 25). Vậy thì mục đích là gì? Đức Chúa Trời không yêu cầu chúng ta dâng cho Ngài một bàn tay với một việc khó đâu! Đôi khi chúng ta mắc phải lỗi lầm làm biến dạng Đức Chúa Trời thành hình tượng nhỏ bé vô dụng của chúng ta, Ngài phải được trợ giúp bởi ngọn lửa chúng ta đặt dưới Ngài để thiêu đốt của lễ. Phải chăng điều nầy có ý nói chúng ta nên ngồi lại và đừng làm gì hết, có phải không? Tất nhiên là không rồi! Êli đã sửa lại cái bàn thờ và con sinh, ông đã làm thế chiếu theo các nguyên tắc của Ngôi Lời. Nhưng ông không đặt lửa ở dưới con sinh.
Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải nghiên cứu, cầu nguyện, và làm chứng bằng sự sống và bằng môi miệng, nhưng chúng ta không thể làm cho người ta tin hay thay đổi. Đó là công việc của Đức Chúa Trời. Ngài không cần mọi kế sách hấp dẫn của chúng ta hầu đẩy chúng ta về phía lẽ thật hay hoàn tất công việc mà Ngài sai phái chúng ta lo làm. Một minh họa cho điều nầy là một người vợ có người chồng vô tín hay bất tuân. Khuôn mẫu dành cho nhiều người làm vợ trong hoàn cảnh nầy là quấy nhiễu chồng của họ về những vụ việc thuộc linh hoặc vận động họ vào việc đi nhà thờ. Điều nầy đang nhóm lên một ngọn lửa đặt dưới con sinh của nàng, nhưng đấy không phải là phương pháp cũng không phải là phương tiện mà Phierơ đã kê ra trong I Phierơ 3.1-6.
Mục đích của phần thử nghiệm
Cuộc thử nghiệm rõ ràng đã được ấn định để bày tỏ ra và để minh chứng Đức Chúa Trời chơn thật. Phải chăng Đức Giêhôva, hay Baanh là Chúa của Israel? Ngay cả sắc dân thờ lạy hình tượng nầy cũng công nhận đây là một ý kiến hay. Tại sao vậy? Vì thật là dại dột khi thờ lạy điều chi là giả tạo, hoặc thờ phượng theo một phương thức giả tạo vì cả hai đều là một phần hành trong sự hư không.
Rõ ràng có một bài học ở đây. Chúng ta mỗi người đều cần phải xét lại tính xác thực của đời sống thuộc linh của chính chúng ta. Ai và cái gì đang là đối tượng cho sự thờ phượng của chúng ta? Làm sao chúng ta thử điều đó chứ? Do tính hiệu quả của đời sống Cơ đốc của chúng ta khi được đánh giá bởi các nguyên tắc và những thử nghiệm của Ngôi Lời.
Có hai thử nghiệm cần phải xem xét:
(1) Tôi có thực sự được cứu chưa? Tôi có đặt lòng tin cậy bởi đức tin nơi Đấng Christ chưa? Tôi không thể kinh nghiệm sự sống thực và quyền phép của Đấng Christ nếu tôi chưa phải là con cái của Đức Chúa Trời bởi đức tin nơi Đức Chúa Giêxu Christ. Nếu tôi chưa được tái sanh bởi Thánh Linh của Đức Chúa Trời, tôi sẽ nhóm những ngọn lửa của tôi ở dưới mọi của lễ của tôi. Phần thử nghiệm cho chúng ta là 1 Giăng 5.11-13.
(2) Nhưng một con cái của Đức Chúa Trời, một tín đồ thật trong thân vị và việc làm của Đấng Christ, cũng có thể thất bại không kinh nghiệm được quyền phép của Đức Chúa Trời trong đời sống của người (nam hay nữ) dù đã được biến đổi một cách đích thực. Điều nầy diễn ra khi chúng ta thất bại không bước đi với Chúa trong ánh sáng của Lời Ngài bởi đức tin nơi quyền phép và sự tiếp trợ của Ngài. Một số thắc mắc quan trọng mà chúng ta phải lên tiếng hỏi là:
Có phải tôi đang tấn tới và đang thay đổi không?
Có những dấu hiệu nào về sự thay đổi giống như Đấng Christ đang diễn ra trong đời sống tôi không?
Có phải tôi đang bày tỏ ra trái của Thánh Linh không?
Có phải tôi trung tín bền đỗ với Đức Chúa Trời và nhiều người khác không?
Có phải tôi đang học cách kềm chế tánh khí và cái lưỡi của tôi không?
Có phải những giá trị và những điều ưu tiên một của tôi đang song hành với của cải ở trên trời không?
Mối quan hệ của tôi với người bạn đời, với con cái, với những người tại sở làm, tại Hội Thánh ra sao rồi?
Có phải tôi đang phục vụ cho tha nhân, chia sẻ Tin lành v.v…? Nói cách khác, có kết quả thật không?
Thử nghiệm về thực tại mối tương giao của chúng ta là sứ điệp chính của 1 Giăng. Sứ điệp nầy được viết ra để thử cho biết về mối tương giao của chúng ta (1 Giăng 1.5-10), chớ không phải mối quan hệ hay sự cứu rỗi. Sứ điệp nầy thử lời xưng nhận của chúng ta rằng chúng ta đang bước đi trong sự sáng đang khi thực tế chúng ta đang bước đi trong tối tăm – trong một trạng thái xác thịt và không thành thật với Đức Chúa Trời và bản thân mình. 1 Giăng 5.11-13 là một sứ điệp nói tới sự bảo đảm dựa theo đức tin cá nhân nơi Đấng Christ, nhưng đây không phải là lẽ đạo của quyển sách.
Vì lẽ đó, có nhu cần phải đưa ra thắc mắc: Có phải đời sống tôi đang tỏ ra những dấu hiệu nói tới một đời sống có đức tin và có mối tương giao với Chúa không? Và chúng ta không những đang nói về cách ứng xử công khai của chúng ta – chiếu theo một loạt những việc làm theo và không làm theo, hoặc đang chạy theo một thủ tục tôn giáo nào đó. Chúng ta đang nói về đời sống bên trong – đức tin và các thái độ của chúng ta đang hình thành nền tảng cho mọi hành động.
Bản chất của cuộc thử nghiệm
Cuộc thử nghiệm gồm có một câu trả lời “bằng lửa”. Êli đã tuyên bố: “Thần đáp lời bằng lửa, ấy quả là Đức Chúa Trời”. Nhưng sao lại phải bằng lửa chứ? Baanh được thờ lạy giống như Thần Lửa, Thần Mặt Trời. Có người đã thờ lạy hắn bằng cách đưa con trẻ họ qua ngọn lửa (II Các Vua 16.3). Vì thế sự thất bại của Baanh không giáng lửa xuống sẽ bị coi là dối trá trong mọi tín điều của họ về Baanh. Trong Kinh Thánh, lửa được dùng làm biểu tượng để truyền đạt các nguyên tắc thuộc linh theo các nội dung sau:
(1) Trong Cựu ước, lửa là một dấu chỉ ra sự hiện diện và sự tiếp trợ của Đức Giêhôva (thí dụ, bụi gai cháy trong Xuất Êdíptô ký 3.2, và trụ lửa trong Xuất Êdíptô ký 13.21-22). Rõ ràng, lửa là một dấu hiệu chỉ ra Đức Giêhôva chính là Đức Chúa Trời chơn thật.
(2) Đây là một dấu hiệu cho thấy Đức Chúa Trời đã tiếp nhận các thầy tế lễ, của lễ, sự phục vụ của họ, và Israel có thể tiếp cận Đức Chúa Trời qua chức vụ tế lễ đã được thực thi trong Cựu ước (Lêvi Ký 9.1-24). Sau khi con sinh được dọn ra và được bày biện theo nghi thức có trong Lời Đức Chúa Trời, sự thờ phượng tế lễ đã được đề ra trong Lêvi Ký 9. Khi ấy sự vinh quang của Chúa xuất hiện cho mọi người trông thấy, rồi lửa giáng xuống từ trời và thiêu đốt của lễ thiêu cùng các phần mở trên bàn thờ.
(3) Tương tự thế, lửa trong I Các Vua 18 cũng sẽ bày tỏ ra sự Đức Chúa Trời chấp nhận của lễ và chức vụ của Êli, sự ông chối bỏ các tiên tri Baanh cùng con sinh của họ.
(4) Lửa được coi là một phương tiện thanh tẩy (Dân số ký 31.21-23). Có lẽ Chúa đã cho Israel thấy rằng nếu họ xây trở lại cùng Ngài, họ sẽ được tha thứ mọi tội lỗi và được phục hồi lại trong mối tương giao.
(5) Lửa là một dấu nói tới sự phán xét và cơn thạnh nộ thiêng liêng nghịch lại tội lỗi và sự chối bỏ chương trình của Đức Chúa Trời. Đã nhiều lần đây là bức tranh nói tới cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời (Êsai 26.11; Hêbơrơ 10.27; 12.28-29; I Côrinhtô 3.13-15). Lửa còn bày tỏ ra cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời giáng trên hệ thống của Baanh. Ngay sau khi các tiên tri nầy bị bắt và bị giết (câu 40).
Câu trả lời của Đức Chúa Trời bằng lửa thiêu đốt của lễ thiêu sẽ tỏ ra rõ ràng rằng Đức Giêhôva là Đức Chúa Trời chơn thật duy nhất, rằng Đức Chúa Trời đã hoàn toàn chối bỏ và xét đoán đạo Baanh cùng các tiên tri của Baanh, và tiếp cận Đức Chúa Trời chơn thật được là qua hệ thống con sinh đã được đề ra trong Cựu ước, những điều nầy làm hình bóng trước cho thân vị và công tác của Đấng Christ là đường đi, lẽ thật và sự sống (Giăng 14.6).
Các tiên tri Baanh: Sửa soạn thử nghiệm và kêu cầu thần Baanh (18.26-29)
Hoạt động của các thầy tế lễ Baanh chỉ toàn là hoài công, một phần việc hoàn toàn là hư không, và nó chỉ ra sự hư không của tất cả tôn giáo giả và mọi hình thái thờ lạy hình tượng. Các hệ thống tôn giáo giả dối đều hư không vì hai lý do:
Thứ nhứt, chúng hư không vì chúng không thể giúp tiếp cận với Đức Chúa Trời. Chúng có thể và cung ứng sự tiếp cận với quyền lực của ma quỉ và Satan, nhưng không cung ứng sự tiếp cận với Đức Chúa Trời hằng sống và chơn thật. Trong bối cảnh nầy, hết thảy chúng ta đều có các thành phần của tôn giáo giả. Chúng ta có các thầy tế lễ tôn giáo, chúng ta có của lễ, bàn thờ, sự cầu nguyện, nghi thức tôn giáo, và lòng sốt sắng tôn giáo ở một cự ly hoạt động lâu dài (từ sáng cho tới trưa). Cũng có tình trạng sặc sỡ, loè loẹt (kêu la với giọng lớn tiếng), và sốt sắng tới mức cắt xẻo thân thể. Có người nói: “nhưng đấy là đạo Baanh thờ lạy hình tượng cuồng tín và thuộc về ma quỉ. Bạn không thể nói tất cả cách thực hành của những nhóm tôn giáo khác là hư không”. Chúng ta sẽ nói và chúng ta phải nói vì Kinh Thánh tuyên bố rất rõ ràng tất cả các tôn giáo khác đều là giả dối cũng như thuộc về ma quỉ với các lẽ đạo của nó là sản phẩm không gì khác hơn sự cảm thúc và sinh hoạt của ma quỉ (Công vụ Các sứ đồ 4.12; I Timôthê 4.1-3).
Các hệ thống tôn giáo và thờ lạy hình tượng của thế gian có thể đổi khác trong những chỗ đặc biệt của chúng, nhưng hết thảy chúng đều có những thành phần nhất định bày tỏ ra chúng là giả dối. Chúng ta cần phải biết rõ những điều nầy hầu cho chúng ta công nhận chúng như chúng vốn là thực vậy.
(1) Chúng có người phục sự, làm theo một số việc để được cứu hay để trở nên thuộc linh. Có một sự tin tưởng cơ bản nơi con người cùng các việc làm của họ, và một thất bại không nhìn thấy sự thánh khiết đáng sợ của Đức Chúa Trời cùng với tình trạng tội lỗi của chúng ta. Điều nầy tạo thành một hàng rào phân rẽ giữa chúng ta và Đức Chúa Trời. Để nhận được sự trả lời của Đức Chúa Trời, các thầy tế lễ thần Baanh đã tự họ làm việc trong một sự run rẩy tôn giáo. Êli, ở mặt khác, đã cầu nguyện một lời cầu nguyện ngắn và đơn sơ. Ông đã cầu nguyện trong đức tin đang khi yên nghỉ trên ân sủng của Đức Chúa Trời cùng các lời hứa giao ước.
(2) Chúng chối bỏ thân vị và công tác của Đấng Christ là người của Đức Chúa Trời và là phương tiện duy nhất của sự phục hoà và sự cứu rỗi. Các thầy tế lễ Baanh đã xây xong bàn thờ của họ trong khi Êli sửa lại bàn thờ của Đức Giêhôva, một hình bóng nói tới thập tự giá và một hình ảnh nói tới sự đến với Đức Chúa Trời qua Đấng Christ. Các thầy tế lễ Baanh đã chối bỏ giải pháp của Đức Chúa Trời trong khi Êli đã tin cậy vào giải pháp ấy.
(3) Chúng có khuynh hướng toàn cầu hoá (làm xáo động hoặc gây rối). Chúng sẵn sàng kết hợp và tiếp nhận nhiều niềm tin như các phương tiện hợp lý để đến gần Đức Chúa Trời. Chúng có thể chấp nhận Giêxu là một trong những cấp lãnh đạo tôn giáo quan trọng hay tiên tri, nhưng không phải là Con Đức Chúa Trời và là Cứu Chúa duy nhất của thế gian. Phần nhiều các cấp lãnh đạo của Israel đã tìm cách kết hợp sự thờ phượng Đức Giêhôva và sự thờ lạy Baanh, các hệ thống tà giáo chuyên thờ lạy hình tượng. Israel đã tìm cách làm xáo động giống y như Phong Trào Kỹ Nguyên Mới ngày nay vậy.
(4) Trong khi quen thuộc với các thứ tôn giáo đó, chúng gây xáo động, rồi hiển nhiên trở thành thù nghịch và dính díu vào một số hình thức bắt bớ nghịch lại những người lo rao giảng lẽ thật. Nhưng Kinh Thánh và chính mình Đức Chúa Giêxu Christ dạn dĩ tuyên bố rằng chỉ có một con đường duy nhất dẫn đến Đức Chúa Trời (Giăng 14.6; Công vụ Các sứ đồ 4.12; Mathiơ 7.13-14).
Lý do thứ hai mọi hệ thống tôn giáo giả là hư không vì chúng thất bại không làm thoả mãn các nhu cần của con người: Chúng không thể cứu ra khỏi hình phạt hay quyền lực của tội lỗi. Chúng không thể giải cứu ra khỏi quyền lực và sự tối tăm của Satan. Chúng không thể ban cho Đức Thánh Linh (một minh chứng của sự cứu rỗi, Roma 8.9), không thể ban cho loại bình an giống như Chúa ban cho được (Giăng 14.26), và chúng không thể mang đến câu trả lời của Đức Chúa Trời qua sự cầu nguyện. Êli nhấn mạnh điều nầy trong 18.27.
Lời chế giễu của Êli (18.27)
Hãy chú ý lời chế giễu ở đây. “Đương suy gẫm” có lẽ trong tiếng Hy bá lai có ý nói “hắn đang tự giải sầu”. Điều nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng thờ lạy điều chi giả dối, thờ phượng theo một phương thức giả dối, hay trong sự bất tuân đối với Ngôi Lời, là đang dối lòng mình và là một cách thực hành trong sự hư không. Kinh Thánh thường hay cảnh cáo chúng ta rằng có nhiều mối ngăn trở đối với sự thờ phượng cầu nguyện chân thật thậm chí đối với những người đang nhìn biết Cứu Chúa.
Hãy xem phần phụ lục B tóm tắt các mối ngăn trở đối với sự cầu nguyện.
Kinh Thánh dạy chúng ta rằng có nhiều hình thức thờ lạy hình tượng gồm có tham lam (Êphêsô 5.5; Côlôse 3.5). Chắc chắn là bất cứ điều chi con người thờ phượng hay nương cậy vào để tìm sự an ninh, ý nghĩa, hay hạnh phúc, khác hơn Chúa, đang trở thành một hình thức thờ lạy hình tượng. Ngày nay, người ta không làm ra các vì thần bằng gỗ hay bằng đá nữa, nhưng họ đang tạo ra những vị thần từ ý niệm, tư tưởng và các đấu pháp trong cuộc sống. Tất cả các tôn giáo giả và các hình thức thờ lạy hình tượng, kể cả các đấu pháp của chúng ta để duy trì cuộc sống, đều là những sản phẩm của hành động vô nghĩa của linh hồn. Chúng là những việc làm của tình trạng chúng ta mù quáng cung ứng những thứ thay thế hầu làm đầy dẫy khoảng trống trong đời sống chúng ta và là những thứ thay thế cho chương trình của Đức Chúa Trời dành cho cuộc sống (Roma 1.18…; Êphêsô 4.17…).
Những hình thái thờ lạy hình tượng nào chúng ta có thể dấn thân vào? Những vì thần trong hệ thống thờ lạy hình tượng nầy là gì? Chúng chứa những việc mà chúng ta sáng chế ra bởi đó chúng ta tìm kiếm sự an ninh, hạnh phúc, hay bởi đó chúng ta tìm cách làm thoả mãn mọi nhu cần của mình mà không cần tới một mối tương giao đức tin với Đức Chúa Trời chơn thật. Những hình tượng nầy có thể là tôn giáo, triết lý, hay chủ nghĩa thiên về vật chất. Chúng có thể trở thành bất kỳ một đấu pháp nào, bởi đó người ta tìm cách làm thoả mãn mọi nhu cần của họ khi họ mường tượng ra chúng.
Một số thắc mắc quan trọng chúng ta phải tự hỏi mình.
(1) Có phải thần của chúng ta là khoái lạc và an nhàn không? Có phải chúng ta đặt lòng mình vào việc vui thú và muốn hưởng tiện nghi không? Nói cách khác, có phải những điều nầy mô tả những gì chúng ta đang làm hầu giữ chúng ta không hữu dụng hay không thi hành chức vụ cho Chúa không? Có phải chúng ta quyết định chúng ta đi nhà thờ, hay xem TV, hoặc đi câu cá?
(2) Phải chăng công ăn việc làm hay mamôn là thần của chúng ta? Có phải chúng ta đặt tấm lòng và sự an ninh của mình vào việc kiếm tiền và tiêu phí mọi năng lực, thì giờ trong việc theo đuổi, leo lên những nấc thang thành công, cho thấy những điểm ưu tiên một của chúng ta là gia đình, Hội Thánh và xã hội?
(3) Phải chăng chỗ đứng và địa vị xã hội là thần của chúng ta? Phải chăng cuộc sống, kế hoạch, thì giờ của chúng ta bị ức chế bởi một sự ham muốn được tiếp nhận như nhân vật số một của xã hội hay giữa vòng một nhóm đặc biệt nào đó?
(4) Khi tham lam là một hình thức thờ lạy hình tượng, một thắc mắc quan trọng cần phải đưa ra là ai và cái gì chúng ta đang tham muốn hay nương cậy vào để làm thoả mãn những điều chúng ta mường tượng ra là nhu cần của chúng ta và tin sẽ làm phu phỉ mọi ham muốn của chúng ta. Tôi phải nhũ lòng mình tôi phải có cái gì để được an ninh, hạnh phúc, hay ý nghĩa? Phải chăng là con người, đồ vật, địa vị, sự tiếp nhận, sự an nhàn, hay cái gì?
Satan, là kẻ lừa dối, là kẻ lừa dối rất có quyền lực và hắn sẽ đem một số giải đáp đến cho những lời cầu nguyện của con người, nhưng chỉ chiếu theo ý định cho phép của Đức Chúa Trời, và không bao giờ là phước hạnh hay phúc lợi thật của con người. Không nghi ngờ chi nữa, hắn có quyền giáng lửa từ trời khi đáp lời cho những tiếng thét gào của các thầy tế lễ Baanh giống như mấy thầy phù thủy trong xứ Ai cập có khả năng bắt chước một số phép lạ do Môise làm ra, nhưng ở đây, Đức Chúa Trời Chí Cao đang tể trị để làm cho vấn đề ra rõ ràng. Cũng vậy, ngày nay con người có thể tìm gặp nét vui mừng và bình an trong các tôn giáo giả và trong mọi chi tiết của cuộc sống, tiền bạc, quyền thế, và địa vị, nhưng họ sẽ luôn luôn thiếu thốn sự bình an sau cùng và chơn thật. Điều nầy chỉ đến qua đức tin nơi Cứu Chúa và qua mối tương giao mật thiết với Ngài.
Giăng 14.27: “Ta để sự bình an lại cho các ngươi; ta ban sự bình an ta cho các ngươi; ta cho các ngươi sự bình an chẳng phải như thế gian cho. Lòng các ngươi chớ bối rối và đừng sợ hãi”.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét