Thứ Hai, 11 tháng 1, 2010

ELIJAH: Sự đối đầu trên Núi Cạtmên (Bối cảnh 3)



Bài 10:

Êli gặp và quở trách Aháp

(I Các Vua 18.16-19)
Sự đối đầu trên Núi Cạtmên (Bối cảnh 3)
PHẦN GIỚI THIỆU:
Khi chúng ta hướng vào mục đích chính của Đức Chúa Trời trong sự tỏ ra các ân tứ và khả năng mà Đức Chúa Trời ban cho, chúng ta mỗi người đối diện với nhiều sự cố nhỏ hơn trong các hoàn cảnh của cuộc sống. Các sự cố nhỏ nầy giống như những sợi chỉ đan thành một tấm thảm tạo ra một bức tranh đẹp và tao nhã. Chính bản thân chúng, chúng dường như chẳng có nghĩa lý gì cả, nhưng hết thảy chúng đều rất quan trọng trong một chương trình toàn cảnh của Đức Chúa Trời. Trong bài học nầy, chúng ta xét qua những sợi chỉ đan dệt thành bức tranh nói tới cuộc đối đầu diễn ra tại Núi Cạtmên. Đây là cuộc đối đầu đã được ấn định để bày tỏ ra quyền phép của Đức Chúa Trời, để quở trách dân sự vì sự họ chao đảo và thờ lạy hình tượng, và để thách thức họ phải chọn đứng về phía Chúa. Một phần của bức tranh: ấy là một vị Vua gian ác đã thất bại đáng thương không chăn giữ được dân sự của Đức Chúa Trời. Trong bối cảnh nầy chúng ta có một cái nhìn thoáng qua vào tính cách của nhà lãnh đạo nầy. Quả thực đây là một lời cảnh cáo dành cho hết thảy những ai đang nắm giữ những địa vị lãnh đạo và ảnh hưởng, rồi có một nhận định: ấy là lời cảnh cáo nầy áp dụng cho hết thảy chúng ta vì chúng ta mỗi người đều có ảnh hưởng nào đó trên nhiều người khác.
Sự bày tỏ ra quyền phép của Đức Chúa Trời về sau trong chương nầy được đề ra nghịch lại với tình trạng bất lực của Baanh. Điều nầy được ấn định để dạy cho dân sự và Vua Aháp biết rằng cơn hạn hán ba năm rưỡi được nối theo sau bởi cơn mưa sắp tới là công việc của Đức Giêhôva, là Đức Chúa Trời chơn thật duy nhất. Cơn hạn hán là kỷ luật cho sự bất tuân đối với Lời của Đức Chúa Trời và cơn mưa là sự tiếp trợ của ân điển Ngài. Trong tấn kịch nầy, và bối cảnh diễn ra rất quan trọng vì các bài học chúng ta có thể tiếp thu bằng cách chỉ ra những đối ngược giữa những người nhơn đức tin đồng đi với Đức Chúa Trời, tin cậy Ngài hơn là tin theo các chương trình riêng của họ, và những người không tin.
Thêm nữa, I Các Vua 18.16-24 giới thiệu cho chúng ta sự đối đầu và sự tranh chiến. Chúng ta không thích như thế. Khuynh hướng tự nhiên của chúng ta là tránh né sự đối đầu và tranh chiến. Thật là dễ bơi xuống hay trôi nổi theo dòng nước hơn là phải đối đầu với nhiều vấn đề, nhiều nan đề, hoặc bất cứ điều chi sẽ gây ra sự tranh chiến.
Cuộc đối đầu hiếm khi không đau đớn, không bao giờ dễ chịu, thường bị chối bỏ, và luôn luôn là liều lĩnh. Nhưng trong một số trường hợp Kinh Thánh đòi hỏi phải có sự đối đầu đó, đã được minh hoạ ra trong Kinh Thánh, và thường rất quan trọng cho sự tấn tới về mặt thuộc linh, sự tin kính, và sự thay đổi theo Kinh Thánh. Tất nhiên, sự đối đầu cần phải được thực hiện theo các nguyên tắc của Kinh Thánh, vì những lý do theo Kinh Thánh, và phát xuất từ những động lực đúng đắn. Chúng ta thường tránh né đối đầu vì những lý do rất ích kỷ – vì sợ mọi hậu quả về phía chúng ta. Một đáp ứng như thế không phải là đức tin cũng không phải tình yêu thương. Đó là sự hèn nhát. Sự tránh né ấy làm đẹp lòng chúng ta hơn là hành động trong đức tin và tình yêu thương. “Một lời quở trách tỏ tường hơn là thương yêu giấu kín. Bạn hữu làm cho thương tích, ấy bởi lòng thành tín; còn sự hôn hít của kẻ ghen ghét lấy làm giả ngụy” (Châm ngôn 27.5-6).
Các tiên tri xưa thường là loại tiên tri hay đối đầu. Họ đều đặn đối mặt dân sự với tội muốn sống độc lập và kêu gọi họ phải đối mặt với nhu cần của họ. Chúa Giêxu cùng các sứ đồ của Ngài đã làm theo y như thế. Hãy nhớ, chính Chúa Giêxu đã gọi người Pharisi là “giả hình” và “mồ mả tô trắng”. Ngài đã đối diện với người đờn bà bên giếng với tội tà dâm của bà ta, Nicôđem với sự trống không tôn giáo của ông ta, và Phierơ với những lần chối Chúa của ông. Phaolô đã chống đối Phierơ tận mặt vì cách ăn ở tôn giáo hai lòng của ông ta đã được nhắc tới trong Galati 2.11-14.
Không những Kinh Thánh hay đối đầu mà Kinh Thánh còn yên ủi nữa. Không những Kinh Thánh đối mặt với chúng ta do tính lấy cái tôi làm trung tâm, tội lỗi, sự loạn nghịch, và các phương thức độc lập của chúng ta, mà Kinh Thánh còn ban hiến cho chúng ta ân điển, sự phục hoà, quyền phép, và nhiều ơn phước khác trong tin lành được ban ra đem lại sự tha thứ, được ấn định để làm thay đổi chúng ta, và được ấn định để dẫn chúng ta vào trong phước hạnh và sự bảo hộ của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, vì sự cứng lòng của chúng ta, vì chúng ta thích tối tăm hơn sáng láng và chúng ta chiều theo cuộc sống bằng các giải pháp tự bảo hộ, đôi khi chúng ta phải đối diện với nhu cần phải đối đầu, kháng cự và xung đột.
Cuộc đối đầu vẫn thách thức sự đầu phục của chúng ta, các nguồn lực phước hạnh, ý nghĩa, và sự an ninh của chúng ta là quan trọng và là cơ sở cho bổn tánh của Lời Đức Chúa Trời và tình trạng của nhiều người nam người nữ. Chắc chắn cuộc đối đầu có thể nương theo phương pháp, kiểu cách, và động lực. Tuy nhiên, khi cuộc đối đầu là cuộc đối đầu theo Kinh Thánh, đây là một hành động quan trọng của tình yêu thương bày tỏ ra sự vâng phục đối với Đức Chúa Trời và đức tin nơi Ngài bất chấp mọi hậu quả.
I Các Vua 18.16 là một câu chuyển tiếp. Trong đó chúng ta gặp gỡ Ápđia, ông đã đáp ứng lại với chức vụ và sự khích lệ của Êli, nên gặp Aháp nói với ông ta về Êli, kế đó vua đã đi gặp vị tiên tri. Câu nầy cũng hướng chúng ta từ chức vụ và phương pháp của Êli với Ápđia đến chức vụ và phương pháp của ông với Aháp. Ở phần nào chúng ta cũng có sự khích lệ. Trong cuộc đối đầu và xung đột khác, cũng có một sự khác biệt về các nhu cầu. Ápđia chỉ cần được lưu ý và khích lệ. Còn Aháp, là người đã bị kéo vào sự thờ lạy hình tượng thần Baanh, ông ta cần phải đối đầu với tội lỗi của ông ta, những điều ông ta đã hợp lý hoá do đổ thừa cho người khác.
Hiển nhiên là chúng ta phải xử lý với dân sự một cách khác biệt và một trong các phần việc của chúng ta trong sự phục vụ tha nhân là phải biết phân biện, biết lắng nghe, và biết tìm cách hiểu rõ mọi nhu cần của người khác.
ÊLI GẶP AHÁP VÀ BỊ NHÀ VUA TỐ CÁO (18.17)
Phản ứng và lời tố cáo của Aháp chỉ ra một lẽ thật cơ bản: “Vì hắn tưởng trong lòng thể nào, thì hắn quả thể ấy. Hắn nói với con rằng: Hãy ăn uống đi; Nhưng trong lòng hắn chẳng hiệp cùng con” (Châm ngôn 23.7). Hoặc như Chúa chúng ta đã nói trong Mathiơ: “Hỡi dòng dõi rắn lục; bay vốn là loài xấu, làm sao nói được sự tốt? Bởi vì do sự đầy dẫy trong lòng mà miệng mới nói ra. Người lành do nơi đã chứa điều thiện mà phát ra điều thiện; nhưng kẻ dữ do nơi đã chứa điều ác mà phát ra điều ác” (Mathiơ 12.34-35).
Một tấm lòng đầy dẫy với sự tức tối hay bất kỳ loại “suy tưởng bẩn thỉu” thì giống như một ngọn núi lửa sẵn sàng phun ra. Mọi sự tấm lòng đó cần là hoàn cảnh thích ứng – và “đùng”! Cái miệng nói ra sự đồi bại mà nó âm ỉ và thối rửa ở bên trong. Bức tranh nói về sự chất chứa nầy được Chúa sử dụng trong phân đoạn Kinh Thánh Mathiơ đề nghị như sau:
(1) Chúa so sánh các tư tưởng mà chúng ta chất chứa ở trong lòng. Chúng ta chất chứa và giữ lấy chúng ở trong trí não của mình vì chúng ta xem trọng và đặt lòng tin cậy nơi chúng. Chúng ta giữ lấy chúng vì chúng ta nghĩ chúng sẽ chu cấp cho chúng ta tùy theo nhu cần của chúng ta. Chúng ta nghĩ chúng sẽ giải quyết mọi nan đề của chúng ta. Chúng ta nghĩ chúng sẽ giải quyết nỗi đau hay nhu cần của chúng ta khi chúng ta vịn lấy chúng.
(2) Rõ ràng tâm trí chúng ta đang chất chứa những điều xấu xa. “Xấu xa” là poneros tiếng Hy lạp, nó nói tới điều chi vô giá trị giống như trái cây xấu xí hoặc hư thối, hay loài thú vật nguy hiểm. Chính mọi điều đó bị Đức Chúa Trời chống cự. Đây là từ được sử dụng như “kẻ xấu” để nói tới Ma Quỉ. Từ nầy nói tới một điều xấu xa, độc địa giống như ung thư vậy.
(3) Những tư tưởng như thế tương đương với “suy nghĩ hư không”, nó dậy lên như một đồn lũy chống lại sự hiểu biết về Đức Chúa Trời. Nó chống lại Ngài là ai hay Ngài là gì đối với chúng ta và cần phải bỏ đi, cần phải hủy diệt đi giống như một toà nhà bị xét đoán vậy. Là một thứ chất chứa ở trong lòng, nó đáng phải bị tiêu phá đi, bị xét đoán, rồi ném bỏ đi như vật vô giá trị (II Côrinhtô 10.4-5). Những thứ xấu xa bẩn thỉu nầy chỉ ra đấu pháp của con người chúng ta, bởi đó chúng ta tìm cách lèo lái cuộc sống một cách độc lập không tin theo Đức Chúa Trời và các nguyên tắc sống của Ngài. “Suy nghĩ hư không” là tin vào bản thân, không tin theo Đức Chúa Trời và các giải pháp của Ngài. Và không có đức tin nơi một đối tượng đúng đắn, thì là tội lỗi (Roma 14.23; Hêbơrơ 11.6).
(4) Mặt khác, những điều chất chứa trong tấm lòng có thể là tốt đấy! “Tốt” là agathos được sử dụng để nói tới sự tốt đẹp thực hữu ở bên trong, là điều thực sự có giá trị giống như trái tốt, hay vàng, là thứ cung ứng quyền lực hoặc đem lại nhiều phước hạnh (đối chiếu Philíp 4.8).
Tấm lòng của Aháp vốn đầy dẫy với của cải xấu xa, bẩn thỉu – với sự bực tức, thù hận, khao khát muốn báo thù, và với những giải pháp của mình trong việc xử lý với Êli. Vì thế, ngay lập tức, khi ông ta nhìn thấy Êli, ngọn núi lửa đồi bại của ông ta đã bùng nổ trong những lời cáo giác, kêu gào, chửi rủa, chỉ trích và đổ thừa. Chúng ta cần phải giữ lấy một sự kiểm tra kỹ lưỡng tấm lòng, là mục tiêu của chúng ta, và nhắm vào bản chất của những gì chúng ta chất chứa trong đó. Trong Mathiơ 15.19 Chúa dạy chúng ta rằng giết người, tà dâm, trộm cướp, làm chứng dối, và vu khống đều ra từ tấm lòng. Solomon cảnh cáo chúng ta về điều nầy trong Châm ngôn 4.23: “Khá cẩn thận giữ tấm lòng của con hơn hết, vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra”.
“Có phải ngươi, là kẻ làm rối loạn Ysơraên chăng?” Với câu hỏi nầy, quí vị có thể nhìn thấy sự kích động, giận dữ, và đau thương cho sự kiêu ngạo của Vua Aháp khi ông không có khả năng tìm được Êli trong ba năm rưỡi kia không!?! Mặc dù ông ta làm Vua của Israel, ông ta rất bất lực. Điều nầy chỉ ra sự hiện hữu của những thứ xấu đã được dồn chứa lâu nay. Những lần tìm kiếm vô ích của ông ta để bắt Êli làm thương tổn sự kiêu ngạo của ông và châm dầu thêm vào cơn giận dữ và tức tối đã được chất chứa trong tấm lòng của ông ta. Sự kiêu ngạo của ông ta dễ dàng bị thương tổn như thế là vì ông ta đã sống một đời sống hư không và vô tín. Ông ta đang tìm kiếm sự an ninh và ý nghĩa của mình nơi những thứ khác hơn là trong Chúa và trong sự kêu gọi của Ngài. Vì lẽ đó, từ cái kho bẩn thỉu của ông ta, đã phát xuất ra lời vu cáo: “ngươi là kẻ làm rối loạn Israel”. Động từ Hy bá lai có nghĩa “quấy rối, lay động, gây rối”. Động từ nầy được sử dụng để nói tới việc khuấy nước. Êli đã tạo ra những làn sóng! Ông đã đối đầu dân sự với tội lỗi, sự thờ lạy hình tượng, sự chao đảo, và sự dửng dưng của họ đối với lời Đức Chúa Trời và sự kêu gọi của họ là dân sự của Đức Chúa Trời. Thay vì làm chứng cho các nước, họ đã bị các nước biến đổi (Xuất Êdíptô ký 19.4-6).
Bối cảnh nầy đã được lặp đi lặp lại xuyên suốt lịch sử nhiều lần. Bất cứ lúc nào người ta quấy rối khu vực an nhàn, thách thức quan điểm, các giá trị và nguồn tin cậy của chúng ta bằng Lời của Đức Chúa Trời và sự kêu gọi của Ngài, chúng ta thường phản ứng bằng sự tức tối và gò mình lại. Kế đó, giống như một cái máy tự bảo hộ, chúng ta gán cho họ là “hạng gây rối” thay vì xử lý với chính tấm lòng của chúng ta.
Cái đáng tội nghiệp nhất trong bối cảnh nầy là chẳng có một lời xưng tội hay ăn năn nào hết. Thậm chí sau ba năm rưỡi đói kém, qua Lời của vị tiên tri rao ra sự phán xét của Đức Chúa Trời, vẫn còn có sự thù nghịch và loạn nghịch lạnh lẽo. Những năm tháng nầy đã chứng tỏ cho thấy tình trạng bất lực của Baanh cùng các tiên tri của Baanh, tuy nhiên Aháp vẫn từ chối không chịu xây lại với Đức Giêhôva. Ông ta đã từ chối không xưng ra tội lỗi mình và thay vì thế đã sử dụng đấu pháp khác từ kho chứa bẩn thỉu hay túi rác mưu mẹo của mình. Ông ta đã xây qua trò chơi cũ rích chuyên đổ thừa, với hy vọng che đậy các dấu vết và lỗi lầm của chính mình.
Phần ứng dụng:
(1) Những người theo tôn giáo và bội đạo thờ hình lạy tượng, là những người theo đuổi một con đường ngược lại với chương trình của Đức Chúa Trời. Thậm chí khi đối đầu với tình trạng bất lực của con đường họ đã chọn, họ đã từ chối không đối mặt với dòng nhạc và cứ bám chắc vào các con đường sống của riêng mình.
(2) Khi chúng ta đương diện với những tấm gương tin kính và lẽ thật của Kinh Thánh, thay vì đáp ứng với sự ăn năn và tin tưởng, có phải chúng ta phản ứng bằng sự xung đột và vô tín không? Có phải chúng ta viện đến những giải pháp có tính bảo hộ rồi công kích sứ giả mà Đức Chúa Trời đã sai đến để bảo hộ và chúc phước cho chúng ta không? (đối chiếu Hêbơrơ 13.17).
(3) Và ai là các sứ giả nầy? Sứ giả của Đức Chúa Trời có thể là một người bạn thân, một bậc phụ huynh, một người chồng hay vợ, một trưởng lão hay chấp sự. Nhưng đối với một tấm lòng không biết ăn năn và chai lì, sứ giả trở thành một “kẻ gây rối”, một kẻ làm bại hoại gia đình và truyền thống. Ông ta là một người quấy rối khu vực an nhàn của chúng ta và như là một kết quả thường bị chửi rủa, bị lảng tránh, bị chỉ trích và còn nhiều thứ khác nữa.
Êli đã đáp ứng với lời tố giác của Aháp như thế nào? Đáp ứng của chúng ta như thế nào khi đối diện với sự đổ thừa và vu cáo như vậy? Có phải chúng ta thoả hiệp với lẽ thật chăng? Có phải chúng ta chạy đi trốn chăng? Có phải chúng ta phản ứng hay trả đủa hoặc ăn thua với người ta không? Chúng ta có truyền đạt lẽ thật bằng tình yêu thương không?
ÊLI TRẢ LỜI NHÀ VUA (18.18-19)
Mặc dù Vua Israel đông hơn và khi đối diện với Aháp, Êli đã đối diện với ông ta bằng những sự thật và vấn đề của Kinh Thánh. Đây không phải là trả đủa, mà là một hành động yêu thương đầy sự can trường dành cho Vua Aháp cùng mọi người có liên quan.
Êli từ chối lời kết án
“Chẳng phải tôi làm rối loạn Ysơraên đâu”. Hãy chú ý sự can đảm ở đây. Êli đang đứng trước mặt một vị vua, ông ta chẳng có một sự ngay thẳng đạo đức nào. Vua Aháp đã thù hận ông và Giêsabên muốn ông phải chết, tuy vậy chẳng có một chút sợ hãi nào trong lời nói của Êli, chỉ có lời công bố thật can đảm về lẽ thật mà thôi. Làm sao ông ông có được sự can trường ấy? Chúng ta có thể tiếp thu được điều chi từ sự việc nầy hầu cho có thể đối mặt được với những lời vu cáo của những người mà Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta phải phục vụ cho họ?
Êli đã có sự can đảm để đối mặt vì lòng tin cậy của ông đã đem đặt nơi Đức Giêhôva. Ông là một khâm sai và là tôi tớ của Vua các vua. Đấng Tối Cao của cả vũ trụ, là Đức Giêhôva Elohim, là Đấng đang nắm giữ mọi vì vua ở trong tay Ngài. Êli là người dũng cảm đứng kiên cường về điều nầy giống như lời ông nói trong 18.15 chứng tỏ. Là khâm sai và là tôi tớ của Đức Chúa Trời, ông vốn biết lẽ thật của Thi thiên 118.6: “Đức Giêhôva binh vực tôi, tôi chẳng sợ; loài người sẽ làm chi tôi?” Hoặc theo Hêbơrơ 13.6 chép: “Như vậy, chúng ta được lấy lòng tin chắc mà nói rằng: Chúa giúp đỡ tôi, tôi không sợ chi hết. Người đời làm chi tôi được?”
Êli dám kể ra sự thật chẳng có ai có thể chạm đến đời sống của ông trừ phi Chúa cho phép, sự lổ của ông chính là sự lời cho ông (Philíp 1.21-23). Giống như David, ông vốn biết rõ sự vinh quang, danh tiếng, và tầm quan trọng của ông đã đến từ Đức Chúa Trời, chớ không phải đến từ loài người. “Sự cứu rỗi và sự vinh hiển tôi ở nơi Đức Chúa Trời; Hòn đá về sức lực tôi, và nơi nương náu mình cũng đều ở nơi Đức Chúa Trời” (Thi thiên 62.7).
Điều nầy đã cung ứng cho vị tiên tri sự can đảm và khích lệ. Nhưng có lý do khác nữa dành cho sự can đảm và lòng tin cậy của ông – ông là một người với một lương tâm tốt. Mặc dù không phải là không có tội, (như chúng ta vậy), ông vốn biết rõ ông không thoả hiệp với sự thờ lạy Baanh. Ông đã dũng cảm đứng lên chống lại sự thờ phượng đó, và đã trung tín cầu thay cho dân sự. Sự trung tín đối với Chúa cung ứng cho chúng ta lòng can đảm để phục vụ và để đương đầu từ những động lực đúng đắn. Hãy nhớ lời lẽ của Phaolô trong Galati 6.1: “anh em là kẻ có Đức Chúa Trời, hãy lấy lòng mềm mại mà sửa họ lại . . .”
Câu trả lời của Êli cho chúng ta thấy chẳng có gì sai trái khi đáp trả những lời vu cáo vì cớ bảo hộ cho chức vụ của một người và ủng hộ lẽ thật. Thế nhưng bởi sự từ chối nầy, không những ông đang ra sức bảo hộ cho cái tôi của ông hoặc làm thoả mãn nhu cần được khen ngợi và tán thưởng hầu cảm thấy tốt về mình (Đối chiếu I Côrinhtô 4.1-5).
Êli đối mặt nhà vua với nhiều vấn đề
“Bèn là vua và nhà cha vua. . .”. Êli đã nói, vua mới là kẻ thực sự gây rối của Israel vì người vợ phóng túng của vua, vì những lần truy hoan say sưa, trụy lạc, say đắm nhục dục của vua, vì vua thiếu công bình và ngay thẳng, và còn nhiều nữa. Hết thảy những điều nầy đều là sự thật. Hết thảy đều là gian ác và thường thì vị tiên tri luôn rao giảng nghịch lại các điều ác đó, nhưng chúng chủ yếu là chứng cớ hay triệu chứng của một nan đề thuộc linh sâu sắc hơn. Êli đã buộc tội Aháp và nhà cha vua về hai việc cùng nhau đứng như gốc và ngọn hay nhân và quả.
Nhân
“bởi vì vua đã bỏ điều răn của Đức Giêhôva”. Nói cách khác, vua đã bất chấp và đã từ chối Lời của Đức Chúa Trời. Vua đã tìm cách sống độc lập đối với sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Điều nầy luôn luôn là gốc của nan đề, là nhân của mọi sự khác – tin cậy vào những năng lực riêng của mình. Vua Aháp đã sống độc lập đối với Đức Chúa Trời và các nguyên tắc sống của Ngài. Điều nầy đã bắt đầu ở trong vườn Êđen khi Ađam và Êva chọn lấy trái của cây biết điều thiện điều ác. Chúng ta hãy so sánh một số phân đoạn khác:
(1) Ôsê đã nói với Israel: “Dân ta bị diệt vì cớ thiếu sự thông biết. Bởi ngươi bỏ sự thông biết thì ta cũng bỏ ngươi, đặng ngươi không làm thầy tế lễ cho ta nữa; bởi ngươi đã quên luật pháp của Đức Chúa Trời mình, thì ta cũng sẽ quên con cái ngươi” (Ôsê 4.6).
(2) Êsai đã viết về xứ Giuđa, ông mô tả xứ nầy là “nước mắc tội, dân mang lỗi nặng nề, tông giống độc dữ, con cái làm bậy bạ”, rồi ông nói: “Hỡi các quan trưởng Sôđôm, hãy nghe lời của Đức Giêhôva. Hỡi dân Gômôrơ, hãy để tai vào luật pháp của Đức Chúa Trời chúng ta!” (Êsai 1.10).
(3) Giêrêmi cũng có cùng một sứ điệp ấy cho nhà Giuđa (đối chiếu Giêrêmi 2.4-13).
Quả
Hệ quả của việc xây khỏi Ngôi Lời được thấy trong mệnh đề kế tiếp trong lời truy tố Aháp của Êli: “và đã tin theo thần Baanh”. Hãy nhớ đạo Baanh là một hệ thống thờ lạy hình tượng rất được người ta ưa thích, ít nhất là một phần, vì hệ thống ấy bao gồm tình trạng phi luân rất nặng nề. Tôn giáo ấy quyến rũ kẻ đam mê xác thịt và những ham muốn về tình dục. Nhưng trên hết mọi sự, sự thờ hình lạy tượng tiêu biểu cho vật thay thế phát xuất từ sức tưởng tượng hư không của con người khi con người nổ lực sống xa cách Đức Chúa Trời.
Khi chúng ta xây đi không theo Chúa qua mối tương giao với Ngài bằng Ngôi Lời, chúng ta đang kinh nghiệm những gì chúng ta gọi là hành động vô nghĩa của linh hồn, hoặc theo đuổi cuộc sống qua các tật xấu của chính mình và vật thay thế được hiến cho trong thế gian quanh chúng ta. Khi chúng ta xây khỏi một mối tương giao của một người với Chúa, không còn nương cậy nơi Ngài qua Lời của Ngài, tự nhiên chúng ta hướng vào những gì chúng ta nghĩ sẽ làm cho chúng ta sung sướng, an toàn, và có ý nghĩa. Kinh Thánh xác định điều nầy là những sự tưởng tượng hư không của tấm lòng (Roma 1.21; Êphêsô 4.17; Giêrêmi 2.4-5).
Khi chúng ta xây khỏi Ngôi Lời cùng phần ứng dụng cẩn thận Ngôi Lời đó, chúng ta hướng sang các giải pháp của chúng ta (hay của thế gian) với một nổ lực hầu điều khiển những nỗi sợ hãi, sự cô độc và nỗi khổ của chúng ta. Một số người hướng sang chủ nghĩa vật chất, có người chuyển sang thờ lạy hình tượng. Nhiều người khác hướng vào tôn giáo cùng chủ nghĩa hình thức. Có người vùi đầu vào làm việc và làm việc, họ theo đuổi các nấc thang tìm kiếm danh vọng, địa vị, quyền thế. Ở giữa mọi điều nầy, người ta sử dụng phần biện bác của họ, lẫn tránh mọi cơ cấu để xử lý với sự chối bỏ, sợ hãi, xung đột cá nhân, các vấn đề gia đình, và thậm chí các vấn đề quốc gia nữa.
Hết thảy các nổ lực hư không nầy hầu nắm lấy cuộc sống, chúng thiết lập lối sống độc lập, sống không có đức tin nơi Chúa và các nguyên tắc của Ngài dành cho sự sống đã ban ra cho chúng ta trong Kinh Thánh.
Mọi con đường giả dối dẫn tới vui mừng, . . . nói chung có một việc như sau: chúng tiêu biểu các đấu pháp dành cho cuộc sống ở một chừng mực mà chúng ta có thể nắm bắt được. Chúng không đòi hỏi chúng ta phải đem sự đầu phục hay nương cậy ra mà đầu hàng. Sứ điệp của Đức Chúa Trời là nhất định: thốt ra sự nương cậy là con đường dẫn đến sự thoả lòng.
PHẦN KẾT LUẬN:
Trong Giacơ 1.21-27, Kinh Thánh cảnh cáo chúng ta về sự giả hình trong cách thực hành tôn giáo của chúng ta. Chúng ta có thể sống rất tôn giáo. Chúng ta có thể trở thành hạng tín đồ tin Kinh Thánh, dạy Kinh Thánh, nói Kinh Thánh, là hạng người nghiêm ngặt đối với Kinh Thánh, là hạng người nói về sự tin cậy Chúa và thậm chí khuyên nhiều người khác làm theo như vậy nữa, trong khi vẫn cứ sống bởi những phát minh có tính cách bảo hộ riêng tư, độc lập theo ý riêng mình. Hãy chú ý Giacơ đã nói gì ở 1.26 về con người tự lừa dối mình. Người ấy “tưởng mình tin đạo”. Người ấy đi nhà thờ, tin theo Kinh Thánh, sử dụng kỹ thuật cao, cầu nguyện, v.v… “mà không cầm giữ lưỡi mình”. Cái lưỡi là một phong vũ biểu rất tốt của tấm lòng và những gì tấm lòng có. Khi chúng ta không kềm hãm được cái lưỡi của chúng ta, khi chúng ta than phiền, phàn nàn, rên rỉ, đổ thừa cho người khác bằng cách nhắm vào lầm lỗi của họ (tránh không nhìn vào lầm lỗi của mình), khi chúng ta chỉ trích phê bình và nói vu, hoặc mất tiết độ, kêu gào, hay làm bất cứ việc chi khi chúng ta không còn tự chủ nữa, chúng ta làm vậy khi tin rằng các hành động nầy sẽ giải quyết vấn đề của chúng ta. Chúng ta nghĩ chúng sẽ bảo hộ chúng ta trong một số phương thức nào đó chống lại thương tổn, hay tự dựng lên bản tự đáng giá mình.
Vậy thì mục tiêu là gì? Đây là các phát minh tự bảo hộ của tâm trí chúng ta, chúng ta đặt lòng tin vào đấy, nhưng giống như một người nương vào cây gậy, chúng làm hại hơn là nâng đỡ. Chúng là những đấu pháp của cuộc sống độc lập. Đây không phải là những hành động của đức tin và nương cậy vào Đức Chúa Trời. Vì thế Giacơ nói thêm: “. . . nhưng lại lừa dối lòng mình, thì sự tin đạo của người hạng ấy là vô ích”. Trong các trường hợp như thế, các sinh hoạt tôn giáo của chúng ta chỉ lừa dối chúng ta mà thôi. Tại sao vậy? Vì chúng ta không thực sự bước đi bởi đức tin trong sự hiện diện và sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời. Chúng ta đang sống bởi đức tin trong mọi kế sách của chúng ta.
I Các Vua 18.19-20 không những đối chiếu hai nhân cách khác nhau, mà cũng là hai đường lối sống khác nhau nữa.
(1) Một bên là người của thế gian. Một bên là người của Ngôi Lời.
(2) Một người bước đi độc lập loạn nghịch công khai với Đức Chúa Trời. Một người bước đi nương cậy nơi Chúa với sự thuận phục hạ mình.
(3) Một người nương vào những vật thay thế của thế gian, những phát minh theo lý trí của người ấy. Một người tin theo các nguyên tắc cùng mọi lời hứa trong Kinh Thánh.
(4) Một người hay tức tối, cay đắng, sợ hãi, thất bại, và thất bại trong mọi trách nhiệm của mình. Một người thì dũng cảm và kết quả cho Chúa.
Những câu hỏi có tính cách ứng dụng mà chúng ta phải tự hỏi mình:
(1) Cuộc sống của tôi có giống với lối sống của Aháp hay Êli?
(2) Tôi có bằng lòng, bởi đức tin, tình yêu thương, và vì những lý do đúng đắn, mà đối đầu với những người mà Đức Chúa Trời đã đưa đến trong cuộc đời tôi với lẽ thật của Đức Chúa Trời không?
(3) Những điều chất chứa trong tấm lòng tôi là tốt hay xấu?
(4) Có phải tấm lòng tôi đầy dẫy với những điều tốt gồm mọi giải pháp của Đức Chúa Trời, hay nó gồm toàn các giải pháp và đấu pháp xấu xa của con người?
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét