Thứ Hai, 11 tháng 1, 2010

ELIJAH: Sự hồi phục của Êli



Bài 16:

Sự hồi phục của Êli

(I Các Vua 19.5-18)
PHẦN GIỚI THIỆU:
Trong hết thảy các chương nói tới đời sống và chức vụ của Êli, theo ý của tôi, I Các Vua 19 là chương mang nhiều tính dạy dỗ và trong nhiều phương thức, là chương khích lệ nhất vì hết thảy chúng ta đều có thể dễ đồng cảm với vị tiên tri và với thất bại của ông. Ngay khi Chúa cần tới ông, vị tiên tri thiêng liêng, đã được dạy dỗ nhiều nhất nầy đã cho thấy ông là một thất bại đáng kể và đã kết thúc bằng việc bỏ chạy ra khỏi vị trí của mình với một tư thế ngã lòng khủng khiếp.
Êli đã chứng tỏ sự can đảm trước mặt Aháp tại cung điện của nhà vua và trên Núi Cạtmên. Ông cũng đã chứng kiến sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời bên dòng khe, tại nhà của người đờn bà goá, trong những năm tháng đói kém, trong ngọn lửa giáng xuống từ trời thiêu đốt của lễ, trong sự đến của cơn mưa, và trong khả năng chạy trước Aháp trở về Gítrêên. Tuy nhiên, khi đối diện với lời đe doạ của Giêsabên và sự thật hiển nhiên sẽ chẳng có phấn hưng ngay tức thì trong xứ, thình lình ông bắt sợ hãi và ngã lòng. Kế đó ông bỏ trốn rồi chạy thục mạng vì muốn cứu sự sống mình. Nếu Giêsabên thực sự muốn ông chết, bà ta sẽ ra sức bắt lấy ông mà không một lời cảnh cáo, nhưng, bà ta quả là gian trá, thay vì thế bà ta muốn làm cho ông mất thể diện trước khi ông được đổi mới và bà ta đã thành công.
Chúng ta đã đưa ra thắc mắc, làm sao một việc như thế lại xảy ra cho một người của Đức Chúa Trời chứ? Chúng ta nhìn thấy một phần lý do, không nghi ngờ chi, đang nằm trong nan đề những sự ông trông mong, trong vấn đề trọng tâm: sự hư mất của ông, và trong nan đề nhắm vào các chiến lược riêng của ông (với hai nan đề sau cùng chính là kết quả của nan đề đầu tiên). Thật là đúng khi trông mong Chúa hành động, nhưng những sự trông mong của chúng ta không phải là nguồn phước hoặc lòng tin cậy của chúng ta đặt nơi công việc của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải học biết đặt mọi sự chúng ta trông mong vào quyền tể trị của Đức Chúa Trời, tin cậy Ngài về thì thuận tiện và các phương tiện.
Nhưng khi Chúa không lui tới với Êli và thất bại không có nghĩa là tiêu tan hay là một điểm cuối cùng trong chức vụ chúng ta. Đây cũng là một trong những yếu tố thật khích lệ của chương nầy. Tuy nhiên, trước khi Đức Chúa Trời sử dụng Êli, có một vài việc mà Êli phải tiếp thu. Thất bại và sự ngã lòng của Êli (vì những điều ông trông mong) thích ứng với hai việc. Thứ nhứt, ông có nhận định không biết điều chi sẽ làm thay đổi được xứ sở!?! Những thành công mà Đức Chúa Trời ban cho ông đã khiến ông xem mình là quan trọng lắm lắm (19.4, 9, 14). Hơn nữa, ông đã tưởng phương tiện chủ lực để đến với dân sự là bày tỏ ra quyền phép của Đức Chúa Trời bằng các phương thức gây ấn tượng sâu sắc và ngoạn mục. Ông đã tưởng, nếu họ không đáp ứng lại với quyền phép đó, thì chẳng còn có hy vọng nữa. Vì thế, khi ông thất bại không nhìn thấy những kết quả mà mình mong đợi, ông đã tan vỡ. Ồ, chúng ta thường đưa cái tôi lên cao để rồi ngã lòng vì sự kiêu ngạo và những điều mình trông mong, lẽ ra chúng ta phải đặt những điều ấy trên nền tảng sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.
Giờ đây, chúng ta bước sang tiểu đoạn nầy, hãy lưu ý rằng năm lần chữ “behold” (nầy, đoạn) được sử dụng để làm nổi bật một sự kiện hay lẽ thật quan trọng về cách ứng xử của Đức Chúa Trời đối với vị tiên tri (19.5, 6, 9, 11, 13). Ngược lại với cái phông thất bại của Êli, từ ngữ nầy làm nổi bật công tác giàu ơn của Đức Chúa Trời khi phục hồi vị tiên tri trở lại với chức vụ của ông bất chấp những gì ông đã làm. Chúng ta hãy xét qua Chúa đã tác động thể nào để phục hồi vị tiên tri.
Sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời cho Êli (19. 5-18)
Sự tiếp trợ về giấc ngủ (câu 5a)
Cây giếng giêng không phải là cây thuộc loại tùng bách giống genus juniperous (bách xù). Từ ngữ Hybálai nói tới cây nầy hay bụi cây là rothem. Đây là bụi cây có rất nhiều ở phía Nam xứ Palestine. Nó có nhiều nhánh dài thon thả với lá nhỏ và cung ứng ít bóng mát hay sự bảo hộ tránh mặt trời. Và cũng một thể ấy với những giải pháp do con người làm nên, từ đó chúng ta tìm cách ẩn náu, nương thân hay là loại giải pháp cho nỗi đau của chúng ta. Bị kiệt sức, Êli đã nằm xuống ngủ. Đức Chúa Trời đã ban cho giấc ngủ và sự yên nghỉ khi cần thiết cho sự tồn tại và khả năng sinh hoạt của chúng ta, vì vậy Chúa cho phép một thời gian ngủ nghỉ trước khi Ngài đưa tới chặng đường kế trong sự tiếp trợ của Ngài cho Êli. Thật thú vị dường bao! Đức Chúa Trời nhớ tới chúng ta là giống yếu đuối. Ngài biết chúng ta được nắn nên bởi giống gì, chúng ta được dựng nên bằng bụi đất. Ngài biết chúng ta có thân thể bằng vật chất phải được chăm sóc, thường thì trước khi phần thuộc linh hoạt động (Thi thiên 103.14).
Trước khi chúng ta mong đợi quá nhiều từ bản thân mình hay từ người khác, là những người chúng ta đang tìm cách khích lệ với Ngôi Lời, chúng ta hãy nhớ nguyên tắc nầy về nhu cần phải yên nghỉ và đôi khi các nhu cần về phần xác thể phải được chăm lo trước các nhu cần về thuộc linh.
Sự tiếp trợ của một thiên sứ (câu 5b)
Thời gian và nơi chốn sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời
Với chữ “behold” (đoạn), câu Kinh thánh có chữ zeh, một trạng từ chỉ nơi chốn hay có lẽ trạng từ chỉ thời gian có nghĩa là “ở đây” hoặc “bây giờ”. Sát nghĩa, câu Kinh thánh tiếng Hybálai đọc: “Nầy, ở đây” hay “Nầy giờ đây”. Chữ nầy làm nổi bật nơi chốn và thời gian khi thiên sứ của Đức Chúa Trời, sứ giả thương xót của Ngài, hiện đến trên bối cảnh. Chúa chỉ ra điều gì cho chúng ta trong bức tranh nầy? Công tác đặc biệt nầy của ân điển Đức Chúa Trời không xảy ra trên đỉnh Núi Cạtmên, cũng không xảy ra khi xung đột với các tiên tri Baanh, cũng không xảy ra bên dòng khe mà Chúa đã bảo Êli đến đó, cũng không xảy ra khi ông đang cầu nguyện và tương giao mật thiết. Sự thể nầy xảy ra khi ông có mặt trong đồng vắng, khi Êli không còn ở trong mối tương giao nữa. Sự thể xảy ra khi ông ngã lòng và là một kẻ bỏ trốn với các chiến lược hay nhất của riêng mình có thể cung ứng cho -- một bụi cây chẳng có giá trị gì ngoài sa mạc.
Bản chất sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời
Câu 5 cho chúng ta biết một thiên sứ đã chạm đến ông, đánh thức ông tỉnh dậy để ăn. Nhưng trong câu 7 vị thiên sứ nầy được nhận ra là “thiên sứ của Đức Giêhôva”, một phần mô tả luôn luôn được sử dụng trong Cựu ước nói tới sự xuất hiện thật đặc biệt của chính mình Đức Chúa Trời. Đây không phải là một thiên sứ tầm thường. Đó là Theophany hay đúng hơn là Christophany – một sự xuất hiện của Ngôi Hai trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Đây đúng là Cứu Chúa, Ngài đã đến một cách cá nhân để phục vụ cho vị tiên tri. Đức Chúa Trời đã không sai bầy quạ giống như trước đây nữa, cũng không sai một người đờn bà goá, cũng không phải một phương tiện thiên nhiên nào khác, mà là Đấng Christ trước khi hoá thân thành nhục thể. Tại sao vậy?
(1) Để tỏ ra cho vị tiên tri thấy tình yêu thương và ân sũng của Ngài, và có lẽ để nhắc cho chúng ta nhớ rằng chính khi chúng ta là hạng tội nhân và xa cách Đức Chúa Trời, Ngài đã sai phái Con Ngài đến tìm và cứu chúng ta. Điều nầy cũng là một sự nhắc nhớ rằng Đấng Cứu Thế không hề lìa bỏ chúng ta vô luận chúng ta có sống xa cách ngần nào! Ngài luôn tìm kiếm để làm cho chúng ta được phục hồi một cách cá nhân. Chúa không bỏ qua những gì Êli đã làm hoặc không chú ý tới đâu, mà đúng hơn (a) Ngài đang quyết chắc với Êli ông vẫn là đối tượng của tình yêu Ngài, và (b) Ngài vẫn có một chương trình và mục đích cho vị tiên tri y như Ngài có cho chúng ta khi chúng ta rời khỏi chương trình của Ngài. Hãy so sánh Giăng 21.
(2) Điều nầy cũng khẳng định quyền phép của Đức Chúa Trời. Mặc dù phương tiện có thể không đầy đủ cho chúng ta và mọi sự dường như sắp tiêu mất và chẳng có hy vọng gì hết, không bao giờ có một kết thúc đối với cấp độ yêu thương và chăm sóc của Đức Chúa Trời, cũng không có kết thúc đối với khả năng và quyền phép trong cách sắp xếp của Đức Chúa Trời để cung ứng cho bất kỳ nhu cần nào ở bất cứ thời điểm nào.
Sự tiếp trợ về đồ ăn (câu 6)
Êli vốn cần một sự dạy dỗ đặc biệt nào đó từ nơi Chúa, nhưng một lần nữa, trước hết ông cần sức lực thuộc thể qua sự ăn uống. Ông đã ở trong tình trạng cần lắng nghe Lời của Đức Chúa Trời, không có điều kiện chi hết. Hai lần ông được truyền cho phải ăn và uống, và hai lần ông được phép nằm xuống mà ngủ. Một lần nữa, chúng ta được nhắc nhớ rằng là con người, chúng ta được định cho chức năng hoạt động trong tất cả các phương diện chúng ta đang có -- thân, hồn và thần. Mặc dù thuộc linh là nền tảng và quan trọng cho tình trạng mạnh khoẻ và tính hiệu quả của các tôi tớ Chúa, tất cả các phương diện chăm sóc cho chúng ta rất cần thiết và từng chi thể được tác động bởi các chi thể khác (đối chiếu Mathiơ 6.33; I Timôthê 4.8; Châm ngôn 14.30; 17.22).
Chúng ta hãy lưu ý phần đáp ứng của Êli trong câu 6: “Người ăn uống, rồi lại nằm”. Điều nầy cho chúng ta biết được điều gì? Khi chúng ta ngã lòng và đang ở ngoài mối tương giao với Chúa, chúng ta có khuynh hướng không còn nhạy cảm và chẳng còn thú vị giống như người thế gian vô tín vậy. Êli dường như chẳng ngạc nhiên cũng không bị áp đảo bởi sự tiếp trợ của ân điển nầy. Chẳng có một đáp ứng nào được ghi lại, thậm chí một câu “cám ơn” cũng không có. Câu chuyện cho thấy ông chỉ nhậm lấy điều chi Đức Chúa Trời ban cho mà thôi.
Bạn sẽ làm gì một khi bạn là Chúa nào? Có lẽ giáng mưa xuống trên ông suốt cả đêm hay sai một bầy muỗi hoặc bầy kiến lửa đến. Nhưng Đức Chúa Trời giàu lòng thương xót, yêu thương, và giàu ơn. Hơn nữa, Ngài vốn biết Êli không có sức đáp ứng và Đức Chúa Trời cũng chẳng mong đợi sự đáp ứng đó. Khả năng của ông về sự đáp ứng và sự nhận thức sẽ đến sau đó. Cho tới bây giờ, Đức Chúa Trời đã rất kiên trì và đang tìm cách phục hồi và ban sức lực cho.
Chuyến hành trình tới Hôrếp, Núi của Đức Chúa Trời (câu 8)
Câu 8 cho chúng ta biết “rồi nhờ sức của lương thực ấy, người đi….đến Hôrếp, là núi của Đức Chúa Trời”. Vì cớ lịch sử của hòn núi nầy và câu nói sau cùng trong câu 7, chúng ta sẽ bị cám dỗ mà nghĩ rằng ông đi tới đó đặng tìm kiếm Chúa hoặc ông đi đến đó theo lịnh lạc của Đức Chúa Trời. Tôi không tin câu Kinh thánh ủng hộ ý kiến ấy. Hãy chú ý hai lần Êli bị hỏi ông sẽ làm gì tại nơi đó trên hòn núi (câu 9 và 13). Đây là Đức Chúa Trời, là Đấng Mưu Luận Vĩ Đại đang hành động để buộc Êli phải đánh giá xem ông đã ở đâu, tại sao ông có mặt ở đó, và ông sẽ làm chi!?! Ông có mặt ở đó vì ông vẫn còn đang trong tình trạng bỏ chạy.
Hơn nữa, câu Kinh thánh cho chúng ta biết “rồi nhờ sức của lương thực ấy, người đi bốn mươi ngày và bốn mươi đêm cho đến Hôrếp”. Từ chỗ Êli khởi sự, một chuyến hành trình tính từ Nam Bêe-Sêba, không nhất thiết ông phải đi 40 ngày và 40 đêm đến Hôrếp. Một chuyến đi suốt chỉ cần từ 7 đến 8 ngày. Dường như là ông đang lang thang nhiều ngày giống như con cái Israel đã lang thang trong 40 năm vậy.
Hơn nữa, 40 ngày và 40 đêm không phải là không có ý nghĩa về mặt biểu tượng. (a) Khi con cái Israel có một sự thất bại quan trọng về mặt thuộc linh (tại Cađe-Banêa) và đã phiêu bạt 40 năm trong đồng vắng, cũng vậy một Êli ngã lòng đã mất 40 ngày trong sa mạc (đối chiếu Dân số ký 14.26-35). (b) Khi Môise mất 40 ngày trên núi mà không có bánh và nước, chỉ được Đức Chúa Trời nâng đỡ trong khi ông chờ đợi một chặng đường hầu việc mới mẻ (Xuất Êdíptô ký 34.28), cũng vậy Êli phải mất 40 ngày núp mình vào sự trợ giúp thiêng liêng của Đức Chúa Trời khi ông được sửa soạn cho một sự tái uỷ thác bởi Đức Chúa Trời (đối chiếu Mathiơ 4.1-2). (c) Như Môise phải nhìn thấy sự hiện diện của Đức Chúa Trời (Xuất Êdíptô ký 33.12-23), cũng vậy Êli cần phải tìm gặp Đức Chúa Trời, mặc dù trong một phương thức khác hơn ông có thể tưởng tượng ra.
Bởi ân sũng và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, ông được nâng đỡ giống như Israel đã nếm trải trong 40 năm, và ông đã đến được Núi Hôrếp, đến Sinai, nơi chốn đặc biệt của sự Đức Chúa Trời mặc khải về chính mình Ngài.
Bằng cách ứng dụng, phải chăng đây không phải là sự biểu thị khác về ân điển của Đức Chúa Trời cho dù chúng ta đang ở ngoài mối tương giao, với tấm lòng của chúng ta nghĩ theo đường lối riêng của mình, Chúa vẫn hành động vì ích của mọi nhu cần của con cái Ngài hầu dẫn họ quay về với chính mình Ngài? Há đây không phải là một minh họa thể nào chúng ta đang kéo dài chuyến hành trình trong đồng vắng trong khi theo đuổi các giải pháp riêng cho nỗi đau thương thay vì mau mắn quay trở lại với Chúa. Tại sao vậy? Vì chúng ta có khuynh hướng tin mạnh mẽ vào các giải pháp của chúng ta. Vì sự kiêu ngạo của chúng ta hay cái tôi hư hỏng của chúng ta. Chúng ta không thích nhìn nhận chúng ta sai lầm và đang theo đuổi một đường lối không đúng.
Êli ở trong hang đá (câu 9a)
Các hoàn cảnh về mặt thuộc thể của ông giờ đây đã được cải thiện. Hang đá nầy là chỗ nương náu mình tốt hơn cây giếng giêng, thế nhưng tình trạng thuộc linh của ông hãy còn trong chỗ hỗn độn. Nói cách khác, hang đá tiêu biểu cho chiến lược khác của con người cần cho sự nương thân, dĩ nhiên, là một sự thay thế cho Đức Chúa Trời, là nơi nương náu của ông. Có thể ông đã cảm thấy khá hơn, nhưng ông chưa ở đúng chỗ mà Đức Chúa Trời muốn ông ở, nói theo cách thuộc linh. Giờ đây, vì cớ hoàn cảnh thuộc thể của ông đã được cải thiện, ông đang ở trong một chỗ tốt hơn để học biết và lắng nghe. Thực ra, có người tin rằng hang động nầy ở đâu đó trên Núi Hôrếp, nó có thể là “bộng đá” chỗ mà Chúa đã đặt Môise vào khi sự vinh hiển Đức Chúa Trời đi ngang qua (Xuất Êdíptô ký 33.21-33).
Lời của Đức Giêhôva đến với Êli (câu 9b)
Một lần nữa chúng ta có tiểu đoạn được làm nổi bật lên bởi chữ “behold” (nầy). Chữ nầy kêu gọi chúng ta chú ý vào những việc mà Đức Giêhôva sẽ làm cho Êli – sửa soạn ông đặng nghe Lời. Giống như hết thảy chúng ta, ông cần phải lắng nghe Ngôi Lời. Ông cần được dạy dỗ và được soi sáng để ông có thể thấy được chính mình và Đức Chúa Trời, và trong quá trình học hỏi một lẽ thật quan trọng cũng rất là quan trọng cho thời buổi của chúng ta nữa.
Làm ơn lưu ý câu Đức Chúa Trời hỏi: “Hỡi Êli, ngươi ở đây làm chi?” Tôi tin, câu nầy có ý trở thành một thắc mắc mà linh hồn phải tìm cách trả lời. Có phải ông hiểu lý do tại sao ông có mặt ở đó theo quan điểm của ông và theo quan điểm của Đức Chúa Trời không? Có phải ông đã nắm bắt được điều gì đã xảy ra không? Trong câu hỏi nầy, chúng ta có một minh hoạ về khái niệm Ngôi Lời đang quở trách và phơi bày ra các thất bại, hệ thống niềm tin không đúng của chúng ta, và ân điển của Đức Chúa Trời. Có phải ông hiểu ông có mặt ở đó là vì suy nghĩ chưa tới và vì mục tiêu chưa đúng của ông không? Có phải ông hiểu rằng dù ông bỏ trốn cách xa Chúa, chính Đức Chúa Trời là Đấng đã dẫn dắt ông vào tới chỗ đặc biệt nầy để dạy dỗ và để phục hồi cho ông không?
Phản ứng của Êli (câu 10)
Câu trả lời của ông cho chúng ta thấy ông chưa nắm bắt được vấn đề. Ông hãy còn nhức nhối với thất bại của mình như đã được nói ra trong câu 4. Ông hãy còn đầy dẫy với tầm quan trọng của riêng mình, và giận dữ vì thiếu sự đáp ứng và vùa giúp từ những người khác kể cả Đức Giêhôva. Ông rất cay đắng vì ông đã hầu việc Chúa rất sốt sắng và có hiệu quả, thế mà ông chỉ kinh nghiệm sự chối bỏ và đày ải mà thôi. Giêrêmi đã có một kinh nghiệm tương tự (đối chiếu Giêrêmi 20.7-9).
Đáp ứng và sự dẫn dắt của Đức Giêhôva (các câu 11-13)
Đức Giêhôva chẳng cần biết tới sự tự xưng công bình của Êli và lý do cho việc có mặt trên núi. Thay vì thế, Ngài đã ban ra cho ông sự dạy dỗ sẽ kết quả trong sự khải thị đặc biệt về Đức Giêhôva và phương pháp vận hành của Đức Chúa Trời. Êli được truyền cho phải ra khỏi hang động và đến đứng trước mặt Chúa. Hãy nhớ, hang đá nầy tiêu biểu cho đấu pháp con người của Êli khi tìm nơi nương thân – là sản phẩm của mục tiêu và suy tưởng chưa tới của ông. Tôi tin Chúa đang gạt bỏ giải pháp của Êli và đang tỏ ra cho ông thấy rằng chỉ một mình Ngài mới là nơi nương náu cho Êli.
Đây cũng là điều mà David đã nói trong Thi thiên 11.1: “Tôi nương náu mình nơi Đức Giêhôva; Sao các ngươi nói cùng linh hồn ta: Hãy trốn lên núi ngươi như con chim?” Hoặc như David đã tự vấn mình trong Thi thiên 62.5-6: “Hỡi linh hồn ta, hãy nghỉ an nơi Đức Chúa Trời; vì sự trông cậy ta ở nơi Ngài. Chỉ một mình Ngài là hòn đá tôi, sự cứu rỗi tôi, và là nơi ẩn náu cao của tôi; tôi sẽ chẳng bị rúng động”.
Trong câu 11, chúng ta có chữ “behold” (nầy), làm cho phân đoạn được nổi bật lên với sự cố quan trọng khác – Đức Giêhôva đi ngang qua hang đá ở trên núi. Tại sao Đức Giêhôva lại đi ngang qua? Để bày tỏ chính mình Ngài và một lẽ thật quan trọng trong sự trưởng thành thuộc linh của vị tiên tri. Nhưng thình lình, trước khi Êli ra khỏi hang đá, bốn sự cố xảy ra, ba trong số đó rất ngoạn mục.
(1) Một cơn gió mạnh xé đá thổi vào hòn núi quanh Êli làm cho các hòn đá ra tan tác. Chắc chắn một sự kiện ngoạn mục như thế nầy sẽ công bố sự hiện diện của Đức Giêhôva và minh hoạ thể nào Ngài sẽ hành động trong tương lai. Nhưng không phải vậy đâu, Đức Giêhôva không có mặt trong trận gió đó.
(2) Một trận động đất mạnh diễn ra làm lay động nền đất dưới chân ông, nhưng một lần nữa, Đức Giêhôva không có mặt trong đó
(3) Một đám lửa nối theo sau, nhưng đám lửa nầy không công bố sự hiện diện cũng không chỉ ra sinh hoạt của Đức Giêhôva. Đức Giêhôva vẫn không có mặt ở đó. “Hết thảy những hiện tượng vật lý nầy được xem là điềm báo cho sự đến hay sự hiện diện của Đức Chúa Trời” (Xuất Êdíptô ký 19.16, 18; Các Quan Xét 4.4-5; II Samuên 22.8-16; Thi thiên 18.7-15; 68.8; Hêbơrơ 12.18). Nhưng sự kiện Đức Chúa Trời không có mặt trong bất kỳ hiện tượng nào trong số đó mới là điều quan trọng.
(4) Sau đám lửa, Êli nghe thấy một giọng nói êm dịu nhỏ nhẹ. “Êli vừa nghe tiếng đó (câu 13a). Đó là Đức Chúa Trời! Đúng là một bài học cho Êli! Đức Chúa Trời không tác động trong lãnh vực ngoạn mục kia.
Thực ra, sự lạ lùng và sự ngoạn mục là sự ngoại lệ, thậm chí trong Kinh thánh. Tôi tin giọng nói êm dịu nhỏ nhẹ chỉ ra công việc và quyền phép của Đức Chúa Trời trong Lời của Ngài, tự bản thân Kinh thánh rất sống động và đầy quyền phép, một quyển sách lạ lùng và ngoạn mục mà chính Đức Chúa Trời đã hà hơi vào và không thể sai sót được. Bạn có để ý thấy chính Lời êm dịu nhỏ nhẹ nầy đã vực Êli dậy và đưa ông ra khỏi bộng đá, nơi ông có mối tương giao với Đức Giêhôva, nghe thấy giọng êm dịu nhỏ nhẹ của Ngài, rồi được phục hồi. Để tỏ lòng tôn kính trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời, Êli đã phủ áo tơi lên mặt mình mà đi ra khỏi hang.
Êli đã học được gì từ chỗ nầy? Đúng là bài học về sự Đức Chúa Trời không có mặt trong sự ngoạn mục, nhưng Ngài hiện diện trong giọng nói êm dịu nhỏ nhẹ, có phải không? Phương tiện chủ yếu của Đức Chúa Trời để làm thay đổi dân sự và đem lại sự phục hồi, phấn hưng không phải là sự lạ lùng, giật gân, và ngoạn mục giống như Israel đã kinh nghiệm trên Núi Cạtmên. Chính giọng nói của Đức Chúa Trời đang phán với dân chúng như Ngài đã làm trong những ngày xa xưa qua các vị tiên tri và Cựu ước rồi giờ đây với chúng ta bằng Lời trọn vẹn qua chức vụ của Thánh Linh Đức Chúa Trời (đối chiếu Luca 16.27-31; II Phierơ 1.1-21; Hêbơrơ 1.1-3). Kinh thánh được gọi là Lời của Đức Chúa Trời vì đó là giọng nói của Ngài, chớ không phải bằng âm thanh nghe thấy được, mà bằng những lời lẽ trong những trang Kinh thánh. Và khi chúng ta nghe Lời ấy được rao giảng ra (những điều được giảng dạy đều là thật trong Kinh thánh) chúng ta nghe thấy giọng nói của Đức Chúa Trời đang tác động có hiệu quả nơi những kẻ tin (I Têsalônica 2.13).
Nếu dân sự không chịu đáp ứng với Ngôi Lời sống động và đầy quyền năng, bén hơn gươm hai lưỡi, họ sẽ không đáp ứng cho dù có ai đó từ mồ mả bước ra rồi nói cho họ biết về địa ngục (Luca 16.31). Chắc chắn có nhiều người có ấn tượng bởi sự lạ lùng và tìm kiếm sự giật gân, sự ngoạn mục, nhưng nói chung, những việc ấy không làm thay đổi được đời sống.
Bốn sự tỏ ra nầy về Đức Chúa Trời đã được đưa ra với bốn hiện tượng để chỉ ra Đức Chúa Trời đang tôn cao và hành động qua sứ điệp của Lời Ngài, rằng Ngài đang chăm sóc cho dân sự Ngài đang chia sẻ Lời Ngài, và Lời ấy sẽ không trở về với Ngài cách nhưng không đâu. Một là Lời ấy sẽ đem sự phán xét giáng trên những kẻ chối bỏ Lời đó, hoặc Lời ấy sẽ kết quả thành trái Thánh Linh cho người nào chịu tin theo và đáp ứng lại Lời đó. Đoạn kết sau đây của các biến cố bày tỏ ra rõ ràng sự thật nầy trong Kinh thánh.
Một lần nữa trong câu 13, Êli đang đối diện với câu hỏi của Đức Chúa Trời, một giọng nói đến với ông hỏi: “Hỡi Êli, ngươi làm chi đây?” Nhưng một lần nữa trong câu 14 lời đáp của ông cũng y như vậy. Chúng ta học hỏi chậm chạp dường bao và cứ ôm ghì lấy những cảm xúc chối bỏ và đau thương. Chúng ta cứ bám lấy chúng giống như đấy là lối thoát và là cái bóng che chúng ta vậy. Hãy nhớ, những nan đề thuộc thể không gây ra sự ngã lòng đâu, vì đó là một trong những phương pháp tránh né của chúng ta, mà chính là đấu pháp của con người khi xử lý với đau khổ và thất vọng. Cái mỉa mai là, dường như chúng ta càng bằng lòng nương vào đấy như một giải pháp hơn là chúng ta đặt lòng tin cậy nơi Chúa.
Tái uỷ nhiệm vị tiên tri (các câu 15-18)
Ở đây Đức Giêhôva, bằng giọng nói êm dịu nhỏ nhẹ của sự mặt khải thiêng liêng cho vị tiên tri, đã giải thích và tỏ ra lẽ thật về quyền phép của Ngôi Lời đem lại sự phán xét giáng trên kẻ nào chối bỏ Ngôi Lời, và phước hạnh cho người nào tin theo Lời ấy. Êli được truyền cho phải xức dầu ba người và mỗi người hành xử như một đại biểu cho sự phán xét hay phước hạnh thiêng liêng.
(1) Trận gió mạnh có thể là hình ảnh của công tác phán xét mà Haxaên ở Syri sẽ hoàn thành trong xứ Israel (II Các Vua 8.12 và 10.32-36).
(2) Trận động đất có thể là hình ảnh của sự phán xét và sự lật đổ huỷ diệt nhà Aháp dưới quyền Giêhu (II Các Vua 9.1-10).
(3) Đám lửa có thể là một hình ảnh nói tới công tác phán xét được Êlisê hoàn tất, ông là người kế tục của Êli (I Các Vua 19.17).
Sự kêu gọi của Êlisê, một thanh niên năng động và sẵn sàng với Ngôi Lời và với Đức Giêhôva, và 7.000 người chưa hề quì gối trước mặt Baanh minh hoạ cho mặt kia của đồng tiền. Sự thể cho Êli thấy rằng chức vụ của ông không phải là vô ích và Lời của Đức Chúa Trời không trở về luống nhưng vô luận chúng ta nhìn thấy sự việc như thế nào!?! Xứ sở sẽ không bị huỷ diệt hoàn toàn và đã có những người đứng ra gánh vác công việc của Đức Giêhôva.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét