Bài 15:
Cơn khủng hoảng của Êli
(I Các Vua 19.4-14)
PHẦN GIỚI THIỆU:
Theo bài học vừa qua, những phần đối chiếu giữa I Các Vua 18 và I Các Vua 19 rất sắc nét và đáng kinh ngạc. Chúng khác biệt nhau y như đêm với ngày vậy. Trong một chương Êli rất can đảm và dạn dĩ, ông hiên ngang đối diện đủ loại thử thách với phần kết của chương như sau: “Tay Đức Giêhôva giáng trên Êli; người thắt lưng, chạy trước Aháp cho đến khi tới Gítrêên”. Êli đã nếm trải năng lực siêu nhiên của Đức Chúa Trời để làm ra những việc phi thường. Thế nhưng đến chương 19, chúng ta thấy Êli đang sợ hãi, hoảng sợ bỏ chạy, kiệt sức, ngã lòng, rồi muốn chết.
Trong phân đoạn Kinh thánh ở trước mặt chúng ta, chúng ta thấy lý do cho sự thay đổi có nơi Êli. Vua Aháp thuật lại cho Giêsabên mọi điều Êli đã làm. Bà ta phản ứng với sự căm hận và đe doạ lấy mạng của Êli. Êli bỏ chạy thục mạng đến Bêesêba trong sa mạc thuộc địa phận Nam Giuđa. Bỏ đầy tớ của mình lại, ông tiếp tục chuyến hành trình khác vào sâu hơn trong sa mạc, ngồi dưới cây giếng giêng và, với sự ngã lòng sâu sắc, ông cầu xin Đức Chúa Trời hãy để cho ông chết đi.
Bạn có bao giờ rơi vào mức độ đó, với vẻ ảm đạm vô vọng và thất bại khi mọi điều trông mong của bạn đã không còn nữa trên gương mặt của bạn? Tôi không biết Êli đang trông mong điều gì!?! Với quyền năng của Đức Chúa Trời đã tỏ ra rõ ràng như vậy, có lẽ Êli đã nghĩ sẽ có một số thay đổi nơi Aháp, một đáp ứng tích cực với kết quả sẽ có một số thay đổi trong Vương quốc Israel. Kinh thánh không nói cho chúng ta biết. Chúng ta chỉ có ức đoán mà thôi. Nhưng có một việc thực sự làm đảo lộn cái nhìn của Êli và đức tin của ông. Chúng ta hãy xem qua phân đoạn Kinh thánh và nhìn thấy những điều chúng ta có thể tiếp thu.
Aháp thuật lại các biến cố cho Giêsabên (19.1)
Vua Aháp có đặc ân nhìn thấy quyền phép cả thể của Đức Chúa Trời bày tỏ ra, danh xưng của Đức Giêhôva được xác minh, và các tiên tri Baanh đã bị đánh bại và bị huỷ diệt nặng nề. Thế nhưng đối với Aháp tất cả mọi điều nầy chẳng nhằm nhò gì hết. Mọi hành động của vị vua gian ác nầy đáng phải là một sự cảnh cáo cho hết thảy chúng ta, vì Kinh thánh cho thấy chính những thứ chai lì nầy đang tác động vào những người chưa tin Chúa, cũng có thể tác động vào số người tin Chúa nữa. Có những người đi vòng quanh hôm nay xưng nhận rằng những việc như thế nầy không thể xảy ra cho người tin Chúa, rằng đời mới của chúng ta trong Đấng Christ đang chủng ngừa cho chúng ta. Nhưng chúng ta có thể vây quanh Ngôi Lời, nghe Lời ấy dạy dỗ, và thậm chí kinh nghiệm công việc của Đức Chúa Trời trong đời sống chúng ta mà vẫn ngày càng hững hờ (đối chiếu Hêbơrơ 3.7…; Mác 6.52; 8.17-18; Khải huyền 3.15-16).
Chúng ta đọc: “Aháp thuật lại cho Giêsabên mọi điều . . .”. Bản Kinh thánh Hêbơrơ có hành động của động từ nagad chia theo thì quá khứ liên tiến chưa hoàn thành, “dễ nhận ra, rõ ràng” rồi kế đó là: “trình bày chi tiết, tuyên bố, làm cho biết rõ”. Chắc chắn là Aháp đã công bố ra từng chi tiết các biến cố trong ngày, từng điểm một. Giống như phương tiện truyền thông thường thực hiện ngày nay, ông ta đã bóp méo nhiều việc và không trình bày sự thật vì tánh kiêu ngạo và vô tín của ông ta đã làm cho ông ta chai lì chống lại lẽ thật. Kết quả là, ông ta đã đem rắc rối và đau khổ nặng nề đến cho Êli, cho bản thân ông ta, và cho xứ sở của ông ta nữa.
Hãy chú ý Kinh thánh chép: “. . . mọi điều Êli đã làm, và người đã dùng gươm giết hết thảy tiên tri Baanh làm sao. . .”. Đúng là bản chất của con người! Hãy chú ý một lần nữa phần nhấn mạnh: “mọi điều Êli đã làm”. Ông đã không nhìn thấy Đức Chúa Trời trong mọi điều đã xảy ra và Êli chỉ là công cụ của Đức Chúa Trời mà thôi. Giống như nhiều người ngày nay, ông ta hoàn toàn bị cuốn hút vào một người và kết quả, đã mô tả sai sự thật về mọi việc đã xảy ra. Bị thái độ kiêu căng tác động, dù nó đã bị tổn thương, cơn giận và tức tối của ông ta nghịch cùng Êli đã làm cho ông ta mù quáng không nhìn thấy công việc của Đức Chúa Trời cùng sự mặc khải của biến cố.
Khi chúng ta tự hào bảo hộ người lân cận của mình, khi chúng ta hướng mắt mình nhìn vào con người và những gì họ đã nói hay làm, chúng ta không nhìn thấy Đức Chúa Trời đang hành động. Khi mắt chúng ta nhìn vào con người, dù là khâm phục đời sống của một người hoặc trong sự tức tối như với Aháp, chúng ta bỏ qua sự thật. Thực thế, chúng ta vặn cong sự thật, chúng ta thổi phồng nó lên không theo đúng hình thù của nó, hoặc giấu giếm hoàn toàn sự thật đó. Chúng ta bị mù quáng không nhìn thấy công việc của Đức Chúa Trời. Mọi sự chúng ta nhìn thấy chỉ là tình thế. Khi điều nầy xảy ra, chúng ta không thể đáp ứng với loại hành động đúng đắn – với chức vụ, với sự chịu đựng, và với đức tin.
Khi nhắm vào con người, điều nầy gần như dẫn tới một hệ quả khác. Trong chỗ yêu thương và đức tin dạn dĩ, chúng ta gây ra đau khổ cho mọi người có quan hệ (đối chiếu Hêbơrơ 12.1-15). Khi con người nhắm vào con người, một trong hai việc sẽ xảy ra: (a) một là họ khoe về con người mà họ khâm phục, điều nầy đem lại sự cám dỗ cho người đó và khích lệ nhiều người khác khoe khoang về con người, hoặc (b) họ công kích, phê phán, đem lại sự bắt bớ và cơn đau tim. Khi Đức Chúa Trời không ở ngay trọng tâm, chúng ta lạc sai.
Tôi lấy làm lạ không biết điều chi sẽ xảy ra nếu Aháp đã nhìn thấy Đức Chúa Trời trong các sự cố xảy ra trên Núi Cạtmên rồi tường trình lại y như thế cho Giêsabên. Tôi lấy làm lạ không biết điều chi sẽ xảy ra nếu ông ta nói: “Tôi đã nhìn thấy Đức Chúa Trời, Đức Giêhôva của Israel, đang hành động ngay hôm nay. Tôi đã nhìn thấy Ngài chứng minh Ngài chính là Đức Chúa Trời chơn thật. Ngài đã giáng lửa xuống từ trời và đã làm công việc mà các tiên tri Baanh bất lực không làm được. Ngài là Đức Chúa Trời và các tiên tri Baanh là giả dối. Vì lẽ đó, nhà nầy sẽ phải bước theo Ngài thôi”. Thay vì thế, ông ta đã bất chấp không màng tới các sự thật về Đức Giêhôva, và đã kéo sự chú ý vào các hành động của Êli – thể nào Êli đã chế giễu các thầy tế lễ thần Baanh, làm cho họ phải rối rắm, và cuối cùng đã nhờ dân chúng phụ giết họ. Phản ứng của Vua Aháp đã cất đi mất sự sinh hiển ra khỏi Đức Giêhôva, tập trung chú ý vào công cụ, rồi thổi bùng lên các ngọn lửa ghen ghét, báo thù, và căm hận. Rồi kết quả là, mục tiêu của ông ta đã loại bỏ bất kỳ một cơ hội nào cho sự ăn năn.
Giêsabên phản ứng với sự báo thù (19.2)
Không có khả năng xúc phạm đến Chúa, Giêsabên đã làm những gì Satan và con người luôn luôn làm. Bà ta đã tấn công công cụ và trút đổ mọi dã tâm và căm hận của mình vào đấy. Bà ta đã sai một sứ giả đến với lời đe doạ của bà ta. Giờ đây tôi hỏi bạn nhé! Nếu bà ta biết rõ Êli ở đâu, tại sao bà ta không gửi một trung đội lính đến giết Êli? Tại sao lại sai một sứ giả đến cảnh cáo ông hầu cho ông có thời gian để trốn tránh? Điều nầy chỉ ra bàn tay tể trị tuyệt đối của Đức Chúa Trời và thể nào Đức Chúa Trời sử dụng cơn giận của loài người để làm vinh hiển cho Ngài. Có lẽ sở dĩ như vậy là vì bà ta sợ dân chúng, là số người đã phụ giết chết các thầy tế lễ Baanh và họ hiện đang ở bên cạnh Êli. Cho nên bà ta đã tấn công Êli bằng một lời đe doạ. Cũng hãy lưu ý bà ta vẫn còn tin cậy vào các thần của mình dù họ đã bị bày ra là bất lực và vô năng.
Điều nầy thể nào đã tỏ ra tình trạng mù quáng và ngoan cố của tấm lòng con người. Con người bướng bỉnh bám vào các vị thần do họ tự tạo ra gồm chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa vật chất, quyền lực, hay bất luận điều chi khác. Mọi hành vi của Giêsabên đều thể hiện ra theo bản chất của bà ta. Có lẽ chúng ta sẽ cho là vậy, nhưng không phải thế với Êli. Hành động của Êli hoàn toàn xuất phát từ bản năng, nhưng hành động ấy góp phần nhắc cho chúng ta nhớ tới tình trạng không được bảo vệ của từng người một –ấy là chúng ta mỗi người phải giữ kẻo ngã.
Êli trốn chạy để cứu lấy mạng sống mình (19.3-4)
Phân đoạn Kinh thánh chép: “Êli sợ hãi”. Có một nan đề ở đây. Những phụ âm của chữ Hy bá lai “sợ hãi”(scared) và các phụ âm của thì chưa hoàn thành của động từ “thấy” (saw) đều giống nhau. Vì thế các bản dịch Kinh thánh Anh ngữ KJV và ASV đều có: “và ông thấy”. Cái khác biệt trong sự phiên dịch nằm ở chỗ chú ý phần nguyên âm. Nhưng gần như các bản dịch Kinh thánh khác NASB, RSV, NIV, Amplified, v.v..., đều có “và ông đã bắt sợ hãi”.
Có người đề xuất bản Kinh thánh Massoretes đã chỉ ra các nguyên âm vì họ không muốn gán chữ sợ hãi cho vị đại tiên tri. Một số nhà giải kinh đã nối theo lối lý luận cho rằng sợ hãi không có nơi bổn tánh của Êli. Họ nói chuyến đi của ông xuống Bêesêba rồi đi xa hơn không phải là cuộc bỏ chạy để cứu lấy mạng sống của ông, mà là một chuyến đi để ở riêng với Đức Chúa Trời kể từ khi ông nhìn thấy mọi tình thế sẽ không thay đổi. Tôi tin lối lý giải nầy là sai vì các lý do sau đây: (a) “Chạy đi” là halak có nghĩa là “ra đi, bước đi, đi tới, chuyển dịch”, nhưng chữ nầy có thể là một chữ đồng nghĩa với việc bỏ chạy nếu văn mạch có ý nói như thế. Những từ theo sau động từ nầy: “đặng cứu mạng sống mình”, là những gì đề nghị ý kiến bỏ chạy đặng cứu lấy mạng sống của ông. (b) Phần nội dung nói tới mọi hành động của Giêsabên ủng hộ quan điểm cho rằng Êli đã bỏ chạy đặng cứu lấy mạng mình. (c) Câu nói của Giacơ cho rằng Êli là một người có bổn tánh giống như chúng ta xuất phát từ các hành động của Êli trong chương nầy.
Nếu “thấy”(saw) là phần phiên dịch đúng, nó vẫn không dời đi yếu tố sợ hãi nầy của ông đến nỗi ông phải bỏ chạy ra khỏi khu vực đó. Mặc dù vậy, có một vài điểm nổi bật như sau: (a) những mong đợi của chúng ta, (b) cách nhìn của chúng ta, (c) chiến lược của chúng ta, và (d) các kết quả, điều nầy tỏ ra thể nào mục tiêu của chúng ta (cách chúng ta nhìn thấy một tình huống) có thể làm cho chúng ta mạnh mẽ lên và khích lệ chúng ta, hoặc làm cho chúng ta trung lập đổi chúng ta thành hạng người lằm bằm than thở hay không thoả lòng, ngã lòng.
Những điều trông mong của chúng ta
Có lẽ bài học đầu tiên chúng ta có thể tiếp thu từ phản ứng của Êli có liên quan tới những điều chúng ta trông mong cùng cái chạm của chúng trên chúng ta. Như đã nhắc tới rồi, ông đang trông một điều rất khác biệt – một việc tích cực nhất. Ông đang trông mong một sự xoay chuyển thực sự nơi các vụ việc thuộc linh của Vương quốc và mọi điều trông mong của ông được chuyển thành lãnh vực đòi hỏi.
Cuộc sống đầy dẫy những ngao ngán và nếu chúng ta không cẩn thận đủ, những mong đợi đó sẽ làm cho chúng ta trật đường rầy khi tấm lòng chúng ta bắt đầu đòi hỏi. Không có gì là sai trật cho chúng ta khi hy vọng điều tốt đẹp nhất và trông ngóng Chúa về điều đó. I Côrinhtô 13.7 chép: “Tình yêu thương . . . tin mọi sự, hy vọng mọi sự”. Cũng thực như thế cho đức tin theo Hêbơrơ 11.1. Nhưng I Côrinhtô 13.7 cũng chép: “tình yêu thương dung thứ mọi sự, . . . nín chịu mọi sự”. Làm ơn lưu ý, tin và hy vọng được đưa vào giữa việc dung thứ và nín chịu.
Đức Chúa Trời buộc chúng ta phải chịu trách nhiệm về việc tin cậy Ngài, về sự vâng phục, về tình cảm, về sự nhịn nhục, và về sự trung tín làm theo những điều Ngài kêu gọi chúng ta phải lo làm. Ngài không buộc chúng ta phải chịu trách nhiệm về mọi kết quả. Những kết quả đó đều nằm trong hai bàn tay của Ngài, chớ không ở trong tay của chúng ta. Chúng ta không thể làm thay đổi con người được, và chúng ta không thể làm thay đổi mọi cảnh ngộ của chúng ta, chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể làm được mà thôi. Hơn nữa, những điều chúng ta trông mong rất dễ dàng rơi vào chỗ đòi hỏi – đòi hỏi mọi việc phải tỏ ra theo đường lối chúng ta nghĩ chúng phải tỏ ra. Khi rơi vào chỗ đó, chúng ta đang chiếm lấy quyền tể trị của Đức Chúa Trời rồi hành động giống như thể chúng ta loài thọ tạo lại chính lại Đấng Tạo Hoá toàn tri vậy (đối chiếu Gióp 40.1-9). Khi chúng ta nhắm vào mọi điều mình trông mong và biến mọi kết quả chúng ta muốn thành nguồn hạnh phúc, an ninh, hay ý nghĩa của chúng ta, chúng ta đang rơi vào hội chứng của Êli – sợ hãi, sẵn sàng bỏ chạy, và bị chìm sâu xuống các cảm giác thất bại và ngã lòng hoặc sợ hãi và vỡ mộng.
Cái thấy của chúng ta
Nếu “thấy” là cách đọc đúng, thì đây là cách đọc có ý nhấn mạnh. Dù là cách nào, vấn đề thấy của chúng ta đúng là một vấn đề quan trọng. Êli vốn biết rõ tiếng tăm và bản chất của Giêsabên. Giờ đây, không thoả lòng với sự xoay chiều của các biến cố và với những điều mình trông mong đã tan vỡ, ông hướng mắt mình nhìn về mọi tình thế – bà hoàng hậu gian ác đương giận dữ, lính tráng dưới quyền của bà ta, niềm tin mà bà ta cứ khăng khăng trong mọi dự tính của mình, và bản tánh nhút nhát của Vua Aháp, vua không thể và sẽ không kềm chế được vợ của mình.
Một số nguyên tắc chúng ta có thể tiếp thu được từ cái thấy và đáp ứng tiêu cực của vị tiên tri:
(1) Chúng ta không bao giờ bước đi bởi mắt thấy – như những việc đã xảy tới cho chúng ta. Chúng ta cần phải bước đi bởi đức tin trong quyền tể trị và sự khôn ngoan tối cao của Chúa (II Côrinhtô 5.7; Thi thiên 103.19; 115.3). Có phải điều nầy có nghĩa là chúng ta phải bất chấp các nan đề hoặc bất chấp chúng đến độ chúng ta vùi đầu mình trong bãi cát giống như loài đà điểu mà ai cũng biết – nếu chúng thực sự làm như thế không? Tôi không nghĩ như thế! Chỉ có đức tin yếu đuối mới tìm cách bất chấp các nan đề mà thôi (đối chiếu Dân số ký 13.1-2; Roma 4.19).
(2) Thay vì thế, chúng ta cần phải tập trung vào Chúa rồi tìm cách nhìn qua phía bên kia các nan đề bằng con mắt đức tin. Bởi đức tin chúng ta cần phải nhìn thấy những thực tại không thấy được bằng mắt thường về Thân Vị của Đức Chúa Trời và về sự thành tín trong các lời hứa cùng những nguyên tắc của Ngài cho sự sống như đã được bày ra trong Kinh thánh (Thi thiên 19.7-9; 93.5; Roma 4.17-21). Trong Roma 4.16, Ápraham được gọi là cha đức tin. Với Ápraham là cha đức tin của chúng ta, chúng ta có thể thu thập được bốn việc về loại đức tin mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải có:
Ông tin cậy nơi Thân Vị của Ngài (các câu 17, 21): “Đức Chúa Trời, tức là Đấng người đã tin, là Đấng ban sự sống cho kẻ chết, gọi những sự không có như có rồi”. “. . . Ngài cũng có quyền làm trọn được”. Đức tin biết Đức Chúa Trời là Đấng làm cho sống những việc đã chết và gọi những sự không có như có rồi. Cái thấy ở đây là Thân Vị của Đức Chúa Trời.
Ông biết rõ nan đề (câu 19): “Người thấy thân thể mình hao mòn, vì đã gần đầy trăm tuổi…song đức tin chẳng kém”. Nói cách khác, ông không hành động như chẳng biết tới nan đề. Ông đã đối diện với nan đề, nhưng đã nhìn qua bên kia nó để thấy Chúa.
Ông rất quen thuộc với và tin chắc vào các lời hứa của Đức Chúa Trời (các câu 17, 18, và 21). Nói cách khác, ông biết rõ và đòi hỏi các lời hứa của Đức Chúa Trời. Ông đã đứng trên sự thành tín của Đức Chúa Trời luôn giữ các lời hứa của Ngài.
Ông trung tín chống lại mọi sự chao đảo (các câu 18a và 20): “Người cậy trông khi chẳng còn lẽ trông cậy” và “người chẳng có lưỡng lự hoặc hoài nghi”. Bất chấp mọi khó khăn, ông dung chịu và tin Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị và sẽ thành tín với những gì Ngài đã hứa, ngay cả lời hứa nói đến sự sống lại (Hêbơrơ 11.17-19).
(3) Vì lẽ đó, bởi đức tin, chúng ta phải tiếp tục lo làm những việc mà Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta làm như cầu nguyện, tin cậy, phục vụ, hầu việc, đi bác sĩ hay hội ý, v.v... Tuy nhiên, Đức Chúa Trời cấm đoán chúng ta bỏ chạy trước Chúa hầu thoát thân và bảo vệ những chiến lược phòng thủ qua đó chúng ta tìm cách làm thay đổi, lôi kéo hay làm chủ tình huống.
(4) Bất cứ lúc nào chúng ta bước đi bởi mắt thấy, chúng ta đánh mất đi ơn phước và sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời. Điều nầy không có nghĩa là Ngài bỏ quên chúng ta. Đức Chúa Trời không quên Êli đâu. Thực vậy, Ngài đã tìm gặp ông và phục vụ cho ông. Tuy nhiên, trong những lúc chúng ta vô tín, chúng ta đánh mất ân huệ tốt nhất của Đức Chúa Trời. Hãy chú ý các trường hợp sau đây: (a) Lót chọn theo mắt thấy, chớ không theo đức tin, và kết cuộc là mất hết mọi sự (Sáng thế ký 13.1-13). (b) Ở Cađe-Banêa, người ta đã bước đi bởi mắt thấy rồi đánh mất đặc ân bước vào đất hứa. Trong 40 năm họ phiêu bạt trong đồng vắng (Dân số ký 13.33 và Hêbơrơ 3.18-4:2).
(5) Sau cùng, thật là yên ủi khi nhớ rằng chúng ta không thực bận bịu với Chúa và các nan đề của chúng ta cùng một lúc được. Rõ ràng là chúng ta vốn biết rõ chúng, nhưng cái nhìn của chúng ta cần phải hướng về Cứu Chúa. “Hãy nhìn xem Chúa . . .” trong Hêbơrơ 12.2 là từ aphorao tiếng Hy lạp ra từ chữ apo, “từ” và horao, “thấy” theo sau là một giới từ eis, “cùng”. Ý nghĩa cơ bản là “nhìn từ Giêxu và cùng Giêxu”.
Có một bài hát rất được ưa chuộng vào thập niên 1950 với lời lẽ: “Ôi buổi sáng xinh đẹp sao! Ôi buổi sáng xinh đẹp sao! Tôi có cảm giác thật tuyệt vời, mọi sự đều xuôi chèo mát mái”. Bài hát nầy chỉ ra thái độ đặc thù của người thế gian. Đây là đường lối mà chúng ta ưa thích, nhưng đấy không phải là phương thức mọi việc xảy có trong một thế giới sa ngã. Mong muốn mọi sự diễn ra theo đường lối của chúng ta không những là phi thực tế, mà còn là tự mãn nữa. Nó cũng chỉ ra chúng ta đang tìm kiếm sự an ninh và hạnh phúc của mình trong những lúc thuận tiện hơn là trong Chúa Toàn Năng. Đây là cuộc sống theo mắt thấy, chớ không phải theo đức tin.
Ngược lại, vị sứ đồ nói: “Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn, tôi lại nói nữa, hãy vui mừng đi” (Philíp 4.4). Nhưng ông đã thốt ra câu nói đó ở đâu mới được? Trong khi mọi chuyện đều diễn tiến theo đường lối của ông chăng? KHÔNG! Ông đã thốt ra câu nói ấy khi ông bị xiềng xích mỗi ngày với một tên lính La mã chờ xét xử, ở đó họ đòi lấy cái đầu của ông. Ông đã thốt ra câu nói đó trong khi những người khác đang tìm cách gây hại cho ông, thậm chí trong vòng cộng đồng Cơ đốc nữa. Thay vì thế, Phaolô đã cất tiếng hát: “Ôi buổi sáng xinh đẹp sao! Ôi buổi sáng xinh đẹp sao! Dù mọi sự không xảy đúng y theo đường lối của tôi, Đức Giêhôva đang ngồi trên ngôi mỗi ngày”.
Nan đề chiến lược của chúng ta
Phân đoạn Kinh thánh cho chúng ta biết Êli trốn đến Bêe-Sêba, đây là con đường xuôi về phía Nam. Bêe-Sêba là một vùng hoang mạc, nhưng đến độ ấy vẫn chưa đủ đâu. Êli đã để đầy tớ của mình ở lại đó rồi đi đúng một ngày đường vào trong đồng vắng, ở đó ông tìm chỗ nghỉ ngơi, không ở trong Đấng Toàn Năng, mà dưới một cây giếng giêng. Loại cây nầy chỉ cao khoảng 10 đến 12 feet cao và cung ứng một bóng mát, không lớn lắm.
Không một chỗ nào trong chương nầy chúng ta thấy Êli kêu cầu Chúa hoặc tìm kiếm sự chỉ dẫn của Ngài. Vấn đề không phải là ông chổi dậy và chạy, hay xuống sa mạc ẩn trốn. Vấn đề là ông đã làm thế mà không có sự chỉ dẫn của Đức Chúa Trời và không lấy Đức Chúa Trời làm nơi nương náu chính của mình. Chúng ta đừng quên thể nào Đức Chúa Trời trước đây đã dẫn ông vào một chỗ hiu quạnh (I Các Vua 17.2-5), nhưng ở đây thì không phải.
Đối với một số việc, chúng ta không cần sự chỉ dẫn can thiệp của Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta đang ở trên con đường dành cho xe 18 bánh, chúng ta cứ cho xe chạy nếu có thể chạy được. Nếu chúng ta bị nhức đầu, chúng ta phải uống thuốc. Tội lỗi của Asa trong II Sử ký 16.12 không phải là ông tìm sự cứu giúp từ các y bác sĩ, mà là ông đã loại Đức Chúa Trời ra ngoài. Trường hợp của Êli thì lại khác. Ông đã phản ứng lại thay vì đáp ứng với Đức Chúa Trời. Và cũng một thể ấy với chúng ta. Chúng ta thường phản ứng thay vì đáp ứng bởi đức tin trong những việc Đức Chúa Trời đang làm.
Còn những điều trông mong của chúng ta thì sao? Liệu chúng có trở thành những đòi hỏi buộc Đức Chúa Trời phải làm thoả mãn vì sự an ninh và hạnh phúc của chúng ta không? Còn cái nhìn của chúng ta? Có phải nó nhắm vào Chúa, vào thân vị, vào quyền tể trị, vào sự khôn ngoan của Ngài, v.v...? Còn về các chiến lược của chúng ta? Có phải chúng ta đang tìm cách làm thoả mãn mọi nhu cần của chúng ta bằng các giải pháp riêng, theo thì thuận tiện của mình hơn là bởi các giải pháp của Đức Chúa Trời?
Nan đề về các kết quả
Trong bối cảnh kế tiếp, chúng ta thấy Êli đã ngã lòng, sầu thảm, trốn tránh, và thất bại không phục vụ cho dân tộc mình. Đây là những gì người ta gọi là “tiêu mất”. Mọi hành động của Êli không phải là hành động của đức tin hay của mối tương giao, mà là ngã lòng và mọi kết quả chứng tỏ điều nầy trong mấy câu nối theo sau. Các kết quả, chúng ta sẽ lần tới đây, đều ngược lại hết với các chương 17 và 18.
Êli trong chỗ ngã lòng (19.4, 10, 14)
Êli là một người với một bổn tánh giống như bổn tánh của chúng ta. Giống như chúng ta, ông đã kinh nghiệm nan đề ngã lòng – tình trạng tình cảm và lý trí được đánh dấu bằng những cảm xúc ngao ngán, không còn có giá trị, bị chối bỏ, tội lỗi, e sợ, và thất bại. Cuộc sống giống như một chiếc xe đang lăn xuống dốc – nhiều thăng trầm. Chúng ta muốn kinh nghiệm hạnh phúc, niềm vui mừng, ý nghĩa và sự an ninh đều tùy theo chúng ta đang ở đâu trên chiếc xe đó. Hết thảy chúng ta đều phải ngồi trên chiếc xe ấy, nhưng chúng ta không bị nó khống chế. Chúng ta sẽ học biết ngồi trên xe đó với cách xử lý thật ổn định về mặt thuộc linh, về lý trí, và về tình cảm bất chấp chúng ta đang ở trong đồng trũng, đang ở trên những chỗ bằng phẳng, hoặc trên một đỉnh núi nào đó. Sự ổn định về mặt thuộc linh là một trong những ơn phước của sự chúng ta được cứu trong Đấng Christ. Chúng ta kinh nghiệm điều nầy chỉ khi chúng ta học biết giữ cái nhìn của chúng ta nơi Chúa cùng các mục đích của Ngài, và khi chúng ta yên nghỉ bởi đức tin nơi thân vị, các nguyên tắc, cùng mọi lời hứa của Đức Chúa Trời (Philíp 4.11-13; II Côrinhtô 4.8-18; Hêbơrơ 4.1-11).
Nhưng than ôi! Hết thảy chúng ta đều có hai bàn chân bằng đất sét. Giữ cái nhìn của chúng ta nhắm vào Chúa và lý trí của chúng ta gắn với Đức Chúa Trời ở giữa một thế giới tội ác và sa ngã rồi nói hạnh phúc, an ninh, ý nghĩa, (nghĩa là, mọi nhu cần của bạn), được thấy có trong mọi chi tiết của cuộc sống, không phải là điều dễ dàng đâu. Chúng ta bị tấn công tới tấp với một thái độ chung chung được minh hoạ trong những khẩu hiệu như: “đời sống ngắn ngủi, nên chơi đi. Bạn chỉ đi có một vòng mà thôi, vậy hãy tận hưởng mọi thứ mà bạn có thể”. Thậm chí khi chúng ta không bị tác động bởi loại suy nghĩ đó – và Êli không bị – vẫn khó giữ được tính vô tư thuộc linh của chúng ta hoặc hướng vào Đức Chúa Trời. Thật là dễ biến dạng đi trong lớp sương mù, những đám mây dày đặc kia đôi khi bao bọc hết chúng ta. Chúng ta tìm cách lên cao bên chiếc ghế đầy hơi thở hổn hển của mình hơn là bằng tấm ván công cụ Kinh thánh của chúng ta. Như một kết quả, chúng ta hư mất đi hay chúng ta đang phá vụn rồi đốt tiêu cảm xúc.
Trong chương nầy, Êli trở thành một minh hoạ cơ bản nói tới một người đang trong cảnh ngã lòng. Chúng ta thấy trong suy nghĩ, lời nói, và mọi hành động của ông nhiều triệu chứng cơ bản của sự ngã lòng – lui đi hay trốn tránh, buồn rầu, sợ hãi, tự thương hại, cảm xúc vô giá trị, mất hy vọng hay lòng tin cậy, giận dữ, cáu gắt, đau khổ hay suy nghĩ không đúng, và kiệt sức, và đấy là một số triệu chứng trông thấy được.
Theo hai bác sĩ Minirth và Meier, nan đề số 1 ở Mỹ là ngã lòng. Họ nói:
Là chuyên gia tâm thần, chúng tôi nhìn thấy có nhiều người chịu khổ từ bịnh ngã lòng hơn so với các nan đề về mặt tình cảm khác cộng lại . . . Trong lúc hiện tại nầy, một người Mỹ ở tuổi 20 được chẫn đoán về mặt y khoa là đang chịu khổ từ bịnh ngã lòng . . . tất nhiên, có nhiều, nhiều người đang lâm cảnh ngã lòng mà chẳng hề nhận lãnh sự giúp đỡ. Theo một đánh giá khoảng 20 triệu người ở nước Mỹ giữa 18 và 74 tuổi hiện đang bị chứng ngã lòng . . . Ngã lòng xảy ra hai lần thường thì nơi người nữ hơn là người nam, và nó xảy ra ba lần thường hơn nơi các nhóm có kinh tế xã hội cao hơn. Tiền bạc chắc chắn không mua được hạnh phúc. Ngã lòng xảy ra thường ở các thập niên thứ tư và thứ năm trong cuộc sống, nhưng có thể xảy ra trong suốt thời kỳ căng thẳng từ trẻ sang già.
Các thống kê nầy rất thú vị và quan trọng vì chúng ta sống trong một thời kỳ và trong một quốc gia ở đó người có tuổi trung bình có một cấp độ thịnh vượng có lẽ cao hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong lịch sử. Con người có thể thêm nhiều chi tiết trong cuộc sống, nhiều khả năng dành cho khoái lạc, du lịch, vui chơi, và xa xỉ hơn trước đây nhiều. Tuy nhiên, ngã lòng là nan đề chính trong quốc gia nầy. Paul Meier nói:
Tôi đã gặp hàng triệu thương gia bước vào văn phòng của tôi rồi nói cho tôi biết họ có nhà to cửa rộng, nhiều du thuyền, nhiều căn hộ ở Colorado, vợ đẹp con xinh, người vợ không biết nghi ngờ, những địa vị vững chải trong đoàn thể –và các khuynh hướng muốn tự tử.
Chúng ta nghĩ có sự ngã lòng trong hạng người nầy. Nhưng, tôi dám chắc bạn biết rõ, và như các thống kê trên đây giúp đỡ, ngã lòng đúng là một nan đề lớn giữa vòng các tín đồ và thậm chí giữa vòng những người có chức vụ trọn thời gian nữa. Nan đề về sự ngã lòng trong chức vụ giữa vòng các vị giáo sĩ và Mục sư là to lớn lắm. Tại sao nhắc tới mọi điều nầy khi nói tới Êli? Vì nó nhấn mạnh tính yếu đuối của chúng ta là những Cơ đốc nhân tin theo Kinh thánh. Ngã lòng là một tệ nạn gây tàn phá, gây suy nhược đang tác động toàn bộ con người chúng ta – thân, hồn, thần. Và một cách tiêu cực, nó chạm tới chúng ta về mặt thuộc linh, về tình cảm, và về thể xác.
Hãy lưu ý một vài sự kiện về sự ngã lòng:
(1) Ngã lòng rất phổ thông. Chẳng ai hề để ý đến nó. Nó chạm đến người nghèo cả người giàu, người yếu cũng như kẻ mạnh, người có học cũng như người thất học. Nó chạm đến từng người vì, nó không do hoàn cảnh, của cải, hay địa vị gây ra, mà đúng hơn là bởi phương thức một người nếm trải cuộc sống nầy.
(2) Không một ai được miễn trừ mà tránh được sự ngã lòng đâu. Nó với tới và bắt lấy những bác sĩ, luật sư, thương gia, tài xế taxi, công nhân xây dựng, mục sư, giáo sĩ, y tá, thư ký, người nội trợ, người làm cha làm mẹ, nông dân, tài xế xe tải, vận động viên thể dục, v.v...
(3) Ngã lòng chẳng có việc gì để làm với chỉ số thông minh của một người. Nếu có cái gì đó, thì người có chỉ số thông minh cao lại càng dễ mắc phải ngã lòng hơn.
(4) Tuổi tác không phải là một công sự bảo vệ chống lại nó được đâu. Nó tấn công kẻ trẻ người già như nhau. Một thập niên tuổi tác có sự mẫn cảm đặc biệt riêng với sự ngã lòng. Điều nầy thường được nói tới như các chu kỳ của sự ngã lòng vậy.
(5) Ngã lòng sắp xếp từ những dao động nhẹ (hết thảy chúng ta sẽ đối diện với) đến chứng rối loạn tâm thần nặng.
(6) Dĩ nhiên là ngã lòng có những nguyên nhân về thuộc thể. Thiếu ngủ, chế độ ăn uống không thích ứng, thiếu vitamin, kiệt sức nằm giữa các nguyên nhân đơn giản nhất. Ngã lòng cũng có thể do nhiều việc khác gây ra như ma túy, đường trong máu xuống thấp, rối loạn tuyến, dị ứng thuốc, bướu não, và mất cân đối hoá chất.
(7) Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân thông thường nhất, là lãnh vực thuộc linh, lý trí, và tình cảm. Điều nầy cũng tác động phần thân thể (Châm ngôn 14.30; 17.22). Nói cách khác, trong khi có các nguyên nhân thuộc thể, và các nguyên nhân nầy phải được kiểm chứng, các nguyên nhân thông thường nhất là những nguyên nhân về mặt thuộc linh. Một số nguyên nhân ấy là:
Chán ngán hay thất bại. Chúng ta có khuynh hướng bị ngã lòng khi mọi điều chúng ta trông mong không được thoả mãn. Timothy LaHaye nói: “về hàng trăm trường hợp ngã lòng mà tôi đã xét qua, không có ngoại lệ, chúng đã bắt đầu với một sự chán ngán hay một kinh nghiệm trong đó cá nhân ấy không được hài lòng”. Người ta có khuynh hướng bị ngã lòng khi họ thấy ngao ngán cái vẻ bề ngoài của họ, vẻ bề ngoài của người khác, hay khi việc chi đó mà họ trông đợi đã không thành sự thực.
Một khái niệm phi Kinh thánh. Khi suy nghĩ không đúng về bản thân mình có thể trở thành một sự chán nản rất kinh khủng. Điều nầy bao gồm cả việc thất vọng nơi bản thân mình, có thể là kết quả của một sự tự tưởng tượng không đúng về chúng ta là ai trong Đấng Christ. Điều nầy cũng là kết quả của những điều trông mong giả dối và phi thực tế hay tội lỗi không giải quyết được, có thực hay không có thực. Nói cách khác, việc tìm kiếm hạnh phúc, sự an ninh và ý nghĩa từ sự thành công hay bề ngoài của chúng ta thay vì từ nơi Chúa là một sự ngao ngán thực sự – một nguyên nhân lớn cho sự ngã lòng hay chán nản.
Thèm khát. Đây là ao ước không đúng về nhiều việc – địa vị, quyền lực, danh tiếng, của cải, đặc ân, v.v..., trong sự tin tưởng rằng chúng sẽ làm thoả mãn mọi nhu cần của chúng ta, rằng chúng sẽ cung ứng cho chúng ta hạnh phúc hay sự an ninh. Khi những điều nầy không làm thoả mãn mọi nhu cần của chúng ta (và chúng sẽ không làm thoả mãn) sự ngã lòng liền bước vào ngay.
Bị người khác chối bỏ. Hết thảy chúng ta đều có một nhu cầu cơ bản gồm ba chân kiềng như sau – sự tiếp nhận, sự tùy thuộc, và thu nhập. Khi bất kỳ một trong ba thứ nầy chịu khổ, nó sẽ gây ra sự ngã lòng. Tuy nhiên, một lần nữa, nguyên nhân gốc là chúng ta không tìm được ba chân kiềng tình cảm nầy và sự ổn định về mặt lý trí trong bảng đánh giá và những lời tuyên bố của Đức Chúa Trời về đời sống của chúng ta. Trong Đấng Christ, chúng ta có sự tiếp nhận. Là con cái của Đức Chúa Trời, chúng ta thuộc về gia đình của Đức Chúa Trời và chúng ta có khả năng Ngài ban cho chúng ta để sống đời sống Cơ đốc .
Êli đã kinh nghiệm một sự đắc thắng to lớn trên Núi Cạtmên với mục tiêu lâu nay đã được hoàn thành. Đức Giêhôva đã minh chứng Ngài là Đức Chúa Trời chơn thật, dân sự đã thờ lạy Giêhôva là Đức Chúa Trời chơn thật, và các tiên tri Baanh đã bị giết chết. Thế nhưng đây cũng là thời điểm rất nguy hiểm; một thời điểm mà bất kỳ ai cũng có thể bị đánh hạ. Êli đã dùng hết năng lực mình – cả thuộc thể lẫn thuộc linh. Thực sự đây là một kinh nghiệm trên đỉnh núi, nhưng bây giờ ông cần phải thấy rõ đồng trũng luôn luôn nối theo sau.
Không bao lâu sau đó Giêsabên đã nghe thuật lại về sự đắc thắng của Êli, bà ta bèn gửi lời đe doạ của mình đến và mọi sự trông mong của ông về cơn phấn hưng và đổi mới đã bị ném vỡ thành từng mãnh vụn giống như cái tách của người Trung hoa đang nằm trên sàn nhà bằng gạch kia. Cảm thấy thất vọng, Êli đã thôi không nhướng mắt mình nhìn vào Chúa nữa, ông trở nên e sợ, rồi bỏ chạy để cứu lấy mạng mình xuống tận Bêe-Sêba rồi kế đó vào sâu trong sa mạc. Ông đã sống một mình, đã bỏ tên đầy tớ lại sau lưng. Ông rất mệt mỏi, kiệt sức, và trong đồng vắng một mình không đồ ăn không thức uống. Tất nhiên, ông không ở một mình vì Chúa đã có mặt ở đó rồi, nhưng ông vẫn cảm thấy hoàn toàn cô độc, vô dụng, tổn thương, thất bại, và ông đã không suy tưởng với quan điểm của Ngôi Lời.
Trong một thể trạng như thế, chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta tỏ ra hờ hững và không còn có đức tin nữa. Chúng ta tìm lối thoát thân, cảm thấy đau buồn trong lòng và suy nghĩ rất vô lý (nói theo Kinh thánh). Chúng ta đánh mất nhận thức của mình. Hoàn cảnh biến thành một hòn núi và Đức Giêhôva trước mặt chúng ta giống như một ngọn đồi nhỏ. Chúng ta thôi không vui hưởng cuộc sống nữa, chúng ta quên phứt mọi mục tiêu của mình, mất lý tưởng, rồi lui đi khỏi Đức Chúa Trời và dân sự – là những người mà chúng ta có cần hơn hết. Với điều nầy trong trí, chúng ta hãy lưu ý một vài nguyên nhân trong sự ngã lòng hay ngao ngán của Êli:
Lý do về mặt tâm lý: Nói chung có một sự hạ thấp tự nhiên sau lần đắc thắng và sự thành tựu của một mục tiêu hay một phần việc lớn. Những buổi tối Chúa nhật và Thứ hai thường là kinh khủng đối với tôi vì sự hạ thấp theo sau tình cảm cao độ của ngày Chúa nhật.
Lý do về mặt thuộc thể: Bạn có từng chú ý thấy thể nào sự ngã lòng, sự gắt gỏng, và ngao ngán mau xảy tới khi bạn bị kiệt sức không? Êli về mặt thuộc thể và về mặt tình cảm đã không còn nữa kể từ kinh nghiệm của Núi Cạtmên, ông bỏ chạy trốn tránh Giêsabên, và, thêm vào mọi sự ấy, là cuộc trốn chạy vào sâu trong sa mạc. Khi suy nghĩ chừng ấy thôi, tôi đã thấy mệt mỏi lắm rồi! Khi thân thể chúng ta mệt mỏi, chúng ta không thể suy nghĩ và đáp ứng lại như khi chúng ta bình thường được. Trong tình trạng kiệt sức của Êli, ông đã cầu nguyện: “Ôi Đức Giêhôva! đã đủ rồi. Hãy cất lấy mạng sống tôi”. Thay vì thế, Đức Giêhôva giàu lòng yêu thương đã sai một thiên sứ đến cho ông ăn uống và bổ sức cho ông. Có một nguyên tắc ở đây: nghỉ ngơi thích ứng, ăn uống điều độ, và luyện tập là điều cốt yếu phải nắm lấy với sự ngã lòng.
Các lý do về mặt thuộc linh:
(1) Ngã lòng, hay không trao mọi điều lo lắng cho Chúa. Êli đang mong đợi sự sửa đổi và cơn phấn hưng, thay vì thế ông đã kinh nghiệm sự chối bỏ và một lời đe doạ nghịch lại sinh mạng của ông. Ông đã thất bại không nhìn biết Đức Chúa Trời đang hành động bất chấp có việc gì đang xảy đến cho ông. Về sau trong phần cuối chương, Đức Chúa Trời minh hoạ điều nầy với vị tiên tri.
(2) Giận dữ và tổn thương mau dẫn tới chỗ tự thương hại. Ông đã giận dữ đối với mọi người kể cả bản thân ông và Đức Giêhôva. Dân chúng chẳng quan tâm. Ông đã thất bại. Đức Chúa Trời để cho ông bị hạ thấp, và không một người nào dám đứng với ông trong cuộc chiến. Ông chỉ có một thân một mình. Nhưng khi những tổn thương của chúng ta trở thành giận dữ và thay chỗ cho yêu thương và nhịn nhục, chúng ta mau đánh mất ý thức rồi bắt đầu tưởng tượng ra những việc chỉ làm tăng thêm những cảm xúc tồi tệ và làm tăng thêm sự ngao ngán của mình mà thôi.
(3) Suy nghĩ không đúng về bản thân mình. Chúng ta thấy rõ điều nầy khi xem qua 19.4, 10, và 14. Có sự suy nghĩ cho rằng ông không còn cần thiết và không đáng kể với Đức Chúa Trời nữa, chỉ một mình Ngài còn ở lại với Êli. Vì vậy, đột nhiên mọi sự đã trở ra vô vọng. Hãy chú ý ba điều: (a) Ông bị tầm quan trọng của chính mình chiếm hữu, như thấy có qua lời nói của ông: “Tôi đã rất nóng nảy sốt sắng vì Giêhôva Đức Chúa Trời vạn quân; vì dân Ysơraên đã bội giao ước Ngài. . .” Đây là sự thật về mặt cơ bản, thế nhưng chỉ nhắm vào đây đã khiến cho ông quên đi hay không biết tới các nguyên tắc quan trọng khác trong Ngôi Lời. (b) Ông bắt đầu suy nghĩ về bản thân mình cùng chức vụ là không còn cần thiết cho lý tưởng của Chúa nữa. Chúng ta nhìn thấy điều nầy qua lời lẽ của ông: “vì dân Ysơraên đã bội giao ước Ngài . . . chỉ một mình tôi còn lại”, nghĩa là., không còn một ai khác giữ lấy lý tưởng của Ngài nữa, Đức Chúa Trời ơi! Ông vốn không biết quyền tể trị độc lập của Đức Chúa Trời và lẽ đạo nói về số dân sót. Đức Chúa Trời luôn luôn có một số dân sót (Êsai 1.9). Mặc dù Chúa sử dụng những cá nhân làm công cụ cho Ngài, Ngài không hề nương vào một ai cả. (c) Sau cùng, ông tự thấy mình là một thất bại tuyệt đối, là vô giá trị, chẳng khác chi hơn các tổ phụ của mình, họ đã để cho xứ sở rơi vào tình trạng nầy. Nói cách khác, ông đang tìm kiếm ý nghĩa, giá trị của mình trong cuộc sống, từ sự thành công của ông theo các kết quả bề ngoài.
Tất cả “lối suy tưởng tồi tệ” nầy đã làm cho ông mù quáng không nhìn thấy Chúa cùng các nguyên tắc của Kinh thánh. Ông không còn trông thấy các nguyên tắc nầy: (a) Mặc dù chúng ta là những người lính trong đoàn quân của Đức Chúa Trời, cuộc chiến là cuộc chiến của Chúa (I Samuên 17.14). (b) Trong khi chúng ta là những nhân sự cùng làm việc với Chúa, một đàng thì gieo, một đàng thì tưới nước, chỉ một mình Chúa làm cho lớn lên (I Côrinhtô 3.5-9), và Ngài làm thế ở những cấp độ khác biệt nhau (Mathiơ 13.24), và theo thì thuận tiện của Ngài (Truyền đạo 3.1; Galati 6.9). (c) Chúa làm cho lời Ngài được vinh hiển khi Ngài thấy thích ứng, và đôi khi lời ấy trở thành cơ sở cho sự phán xét của Ngài thay vì phước hạnh (Êsai 55.11; 6.9-11).
Một trong những lý do cho sự ngã lòng là thiếu tiến bộ rõ ràng, tuy nhiên tiến bộ không luôn luôn rõ ràng đặc biệt trong những vấn đề thuộc linh, ít nhất không phải cho chúng ta.
Cây tre Trung quốc tuyệt đối không làm gì hết – hay dường như thế – trong bốn năm đầu tiên. Thế rồi đột nhiên, có khi trong suốt năm thứ năm, nó đâm chồi thẳng lên 90 feet trong 60 ngày. Bạn sẽ nói cây tre lớn lên trong 6 tuần hay trong 5 năm? Phải đấy, đời sống và chức vụ của chúng ta thường giống như cây tre đó vậy. Đôi khi chúng ta nổ lực đâm chồi, nổ lực đâm chồi, và nổ lực đâm chồi . . . và dường như không có gì xảy ra. Nhưng nếu bạn làm theo những việc đáng phải làm, bạn sẽ nhận lãnh các phần thưởng của mọi nổ lực của bạn.
Hãy so sánh I Côrinhtô 15.58 và Galati 6.9: “Chớ mệt nhọc về sự làm lành, vì nếu chúng ta không trễ nải, thì đến kỳ chúng ta sẽ gặt”. Hết thảy chúng ta đều tìm kiếm ý nghĩa, giá trị của chúng ta trong Chúa và trong ân sũng của Ngài. Chúng ta cần phải biết chúng ta được trọn vẹn trong Đấng Christ và được ban cho các ân tứ để hầu việc Ngài (Côlôse 2.10; Roma 12.3…).
Tất nhiên, Êli không cô độc đâu! Đức Giêhôva đã có mặt ở đó và thậm chí đã sai thiên sứ Ngài đến phục vụ ông. Không những Chúa là toàn tại, mà thật là yên ủi dường bao khi biết Ngài đã hứa không bao giờ quên cũng không bao giờ lìa bỏ những người tin, vô luận chúng ta đối diện với điều gì (Thi thiên 139; Hêbơrơ 13.5-6). Ông cũng không phải cô độc theo quan điểm của con người. Đức Chúa Trời đã có 7.000 người chưa hề quì gối trước mặt Baanh.
Hãy lưu ý xem Đức Giêhôva đã nắm bắt được sự ngã lòng của Êli:
(1) Trước khi Ngài xử lý với tình trạng thuộc linh của Êli, Ngài đã bổ sức lại cho Êli về mặt thuộc thể bằng sự nghỉ ngơi và ăn uống.
(2) Kế đó Ngài khiến cho Êli phải đối diện với tình trạng thực của mình, là nan đề thực. Nắm lấy chỗ đứng của một nhà tư vấn, Đức Giêhôva đã hai lần hỏi Êli: “ngươi ở đây làm chi?” Nói cách khác, hãy ăn uống đi, rồi suy nghĩ xem ngươi sẽ làm gì ở đây!?! (các câu 9 và 13).
(3) Đức Chúa Trời đã phán với ông theo cách riêng ở các câu 9, 12, 13, và 15. Điều nầy minh hoạ nhu cần phải sống theo Ngôi Lời ngay chỗ chúng ta nghe tiếng Chúa (nghe giọng nói êm dịu nhỏ nhẹ của Ngài), hãy nhìn xem Ngài, và áp dụng lẽ thật. Chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề nầy chi tiết hơn sau nầy.
(4) Ngài khiến cho Êli ra năng động và nắm lấy chức vụ một lần nữa. Hãy chú ý câu: “Hãy bắt con đường . . .” trong câu 15. Khi thấy nãn lòng, ngao ngán, không nghỉ ngơi cần thiết, đừng nhượng bộ sự cám dỗ mà ủ rũ và không làm gì hết. Không làm chi hết chỉ tăng thêm lực lượng cho sự ngã lòng mà thôi. Cũng dấu hiệu ấy, đừng bao giờ sử dụng sự hoạt động mà gây mê cho nỗi đau khổ. Hãy dâng nó cho Chúa. Hãy nghỉ ngơi, thoải mái, và ở một mình với Chúa cần sự cân đối khi bị lôi cuốn vào việc làm và chức vụ, nhưng hãy luôn luôn tỏ ra tinh thần đức tin, chớ không phải chỉ có hoạt động mà thôi.
(5) Đức Chúa Trời đã cung ứng cho Êli một người bạn đồng hành. Ngài ra lịnh cho người tìm gặp Êli. Êli tự mình ra sức làm thật nhiều. Ông đã học biết phải chia sẻ gánh nặng công việc với nhiều người khác. Cuối cùng, có nhiều người khác có khả năng san sẻ gánh nặng của chúng ta và thậm chí chiếm lấy chỗ đứng của chúng ta nữa.
PHẦN KẾT LUẬN:
Sự ngã lòng, như chúng ta đã bàn bạc ở đây, không phải là thứ chúng ta nắm bắt được như một con virus, mà đây là thứ không thể tránh né được. Chúng ta khoác nó vào thân mình do suy nghĩ không đúng và chọn lựa sai lầm, và vì một lý do nào đó, chúng ta vô tình chọn lấy ngã lòng. Đây là một sự chọn lựa mà chúng ta không muốn đưa ra, nhưng chúng ta đã tạo ra nó không cứ cách nào đó. Tại sao chúng ta lại chọn sự ngã lòng chứ? Vì đây là một trong các chiến lược của chúng ta để đương đầu với sự thất vọng của chúng ta. Ngã lòng đơn giản chỉ là một giải pháp nhất thời do con người tạo ra đối phó với nỗi đau khổ của chúng ta. Thế gian cung ứng cho nhiều giải pháp để tìm sự khuây khoả, nhưng chúng không những là tạm bợ và nông cạn, mà chúng còn dẫn chúng ta xa khỏi các giải pháp của Đức Chúa Trời, luôn luôn là như vậy. Điều nầy biến chúng thành ra một phần trong chương trình dối gạt của Satan. Người ta mong muốn cảm thấy khá hơn và dễ chịu hơn. Một vài đường lối đương đầu của chúng ta có thể là hợp lý, nhưng nếu chúng không dẫn dắt chúng ta tìm gặp và nhìn biết sự đầy đủ của Đức Chúa Trời, chúng trở thành một phần của nan đề hơn là giải pháp. Như sách Châm ngôn dạy dỗ chúng ta: “có một con đường coi dường chánh đáng cho loài người, nhưng đến cuối cùng nó thành ra nẻo của sự chết” (Châm ngôn 14.12).
Chúng ta phải lượng tính cái giá của sự ngã lòng. Ngã lòng buộc chúng ta phải trả giá đắt trong các giới hạn của kết quả, của sự hiệu quả, của hạnh phúc chúng ta về mặt thuộc thể, về lý trí, về tình cảm, về thuộc linh và về mặt xã hội. Ngã lòng tác động vào chúng ta ở từng phương diện – tại gia đình, ở sở làm, trong cộng đồng, và trong Hội thánh của chúng ta và trong công việc của Chúa nữa.
Bài học nầy xử lý nhiều đến đề tài ngã lòng. Trong bài học kế, chúng ta sẽ xem chi tiết hơn ở các câu 5-19.
***
PHẦN GIỚI THIỆU:
Theo bài học vừa qua, những phần đối chiếu giữa I Các Vua 18 và I Các Vua 19 rất sắc nét và đáng kinh ngạc. Chúng khác biệt nhau y như đêm với ngày vậy. Trong một chương Êli rất can đảm và dạn dĩ, ông hiên ngang đối diện đủ loại thử thách với phần kết của chương như sau: “Tay Đức Giêhôva giáng trên Êli; người thắt lưng, chạy trước Aháp cho đến khi tới Gítrêên”. Êli đã nếm trải năng lực siêu nhiên của Đức Chúa Trời để làm ra những việc phi thường. Thế nhưng đến chương 19, chúng ta thấy Êli đang sợ hãi, hoảng sợ bỏ chạy, kiệt sức, ngã lòng, rồi muốn chết.
Trong phân đoạn Kinh thánh ở trước mặt chúng ta, chúng ta thấy lý do cho sự thay đổi có nơi Êli. Vua Aháp thuật lại cho Giêsabên mọi điều Êli đã làm. Bà ta phản ứng với sự căm hận và đe doạ lấy mạng của Êli. Êli bỏ chạy thục mạng đến Bêesêba trong sa mạc thuộc địa phận Nam Giuđa. Bỏ đầy tớ của mình lại, ông tiếp tục chuyến hành trình khác vào sâu hơn trong sa mạc, ngồi dưới cây giếng giêng và, với sự ngã lòng sâu sắc, ông cầu xin Đức Chúa Trời hãy để cho ông chết đi.
Bạn có bao giờ rơi vào mức độ đó, với vẻ ảm đạm vô vọng và thất bại khi mọi điều trông mong của bạn đã không còn nữa trên gương mặt của bạn? Tôi không biết Êli đang trông mong điều gì!?! Với quyền năng của Đức Chúa Trời đã tỏ ra rõ ràng như vậy, có lẽ Êli đã nghĩ sẽ có một số thay đổi nơi Aháp, một đáp ứng tích cực với kết quả sẽ có một số thay đổi trong Vương quốc Israel. Kinh thánh không nói cho chúng ta biết. Chúng ta chỉ có ức đoán mà thôi. Nhưng có một việc thực sự làm đảo lộn cái nhìn của Êli và đức tin của ông. Chúng ta hãy xem qua phân đoạn Kinh thánh và nhìn thấy những điều chúng ta có thể tiếp thu.
Aháp thuật lại các biến cố cho Giêsabên (19.1)
Vua Aháp có đặc ân nhìn thấy quyền phép cả thể của Đức Chúa Trời bày tỏ ra, danh xưng của Đức Giêhôva được xác minh, và các tiên tri Baanh đã bị đánh bại và bị huỷ diệt nặng nề. Thế nhưng đối với Aháp tất cả mọi điều nầy chẳng nhằm nhò gì hết. Mọi hành động của vị vua gian ác nầy đáng phải là một sự cảnh cáo cho hết thảy chúng ta, vì Kinh thánh cho thấy chính những thứ chai lì nầy đang tác động vào những người chưa tin Chúa, cũng có thể tác động vào số người tin Chúa nữa. Có những người đi vòng quanh hôm nay xưng nhận rằng những việc như thế nầy không thể xảy ra cho người tin Chúa, rằng đời mới của chúng ta trong Đấng Christ đang chủng ngừa cho chúng ta. Nhưng chúng ta có thể vây quanh Ngôi Lời, nghe Lời ấy dạy dỗ, và thậm chí kinh nghiệm công việc của Đức Chúa Trời trong đời sống chúng ta mà vẫn ngày càng hững hờ (đối chiếu Hêbơrơ 3.7…; Mác 6.52; 8.17-18; Khải huyền 3.15-16).
Chúng ta đọc: “Aháp thuật lại cho Giêsabên mọi điều . . .”. Bản Kinh thánh Hêbơrơ có hành động của động từ nagad chia theo thì quá khứ liên tiến chưa hoàn thành, “dễ nhận ra, rõ ràng” rồi kế đó là: “trình bày chi tiết, tuyên bố, làm cho biết rõ”. Chắc chắn là Aháp đã công bố ra từng chi tiết các biến cố trong ngày, từng điểm một. Giống như phương tiện truyền thông thường thực hiện ngày nay, ông ta đã bóp méo nhiều việc và không trình bày sự thật vì tánh kiêu ngạo và vô tín của ông ta đã làm cho ông ta chai lì chống lại lẽ thật. Kết quả là, ông ta đã đem rắc rối và đau khổ nặng nề đến cho Êli, cho bản thân ông ta, và cho xứ sở của ông ta nữa.
Hãy chú ý Kinh thánh chép: “. . . mọi điều Êli đã làm, và người đã dùng gươm giết hết thảy tiên tri Baanh làm sao. . .”. Đúng là bản chất của con người! Hãy chú ý một lần nữa phần nhấn mạnh: “mọi điều Êli đã làm”. Ông đã không nhìn thấy Đức Chúa Trời trong mọi điều đã xảy ra và Êli chỉ là công cụ của Đức Chúa Trời mà thôi. Giống như nhiều người ngày nay, ông ta hoàn toàn bị cuốn hút vào một người và kết quả, đã mô tả sai sự thật về mọi việc đã xảy ra. Bị thái độ kiêu căng tác động, dù nó đã bị tổn thương, cơn giận và tức tối của ông ta nghịch cùng Êli đã làm cho ông ta mù quáng không nhìn thấy công việc của Đức Chúa Trời cùng sự mặc khải của biến cố.
Khi chúng ta tự hào bảo hộ người lân cận của mình, khi chúng ta hướng mắt mình nhìn vào con người và những gì họ đã nói hay làm, chúng ta không nhìn thấy Đức Chúa Trời đang hành động. Khi mắt chúng ta nhìn vào con người, dù là khâm phục đời sống của một người hoặc trong sự tức tối như với Aháp, chúng ta bỏ qua sự thật. Thực thế, chúng ta vặn cong sự thật, chúng ta thổi phồng nó lên không theo đúng hình thù của nó, hoặc giấu giếm hoàn toàn sự thật đó. Chúng ta bị mù quáng không nhìn thấy công việc của Đức Chúa Trời. Mọi sự chúng ta nhìn thấy chỉ là tình thế. Khi điều nầy xảy ra, chúng ta không thể đáp ứng với loại hành động đúng đắn – với chức vụ, với sự chịu đựng, và với đức tin.
Khi nhắm vào con người, điều nầy gần như dẫn tới một hệ quả khác. Trong chỗ yêu thương và đức tin dạn dĩ, chúng ta gây ra đau khổ cho mọi người có quan hệ (đối chiếu Hêbơrơ 12.1-15). Khi con người nhắm vào con người, một trong hai việc sẽ xảy ra: (a) một là họ khoe về con người mà họ khâm phục, điều nầy đem lại sự cám dỗ cho người đó và khích lệ nhiều người khác khoe khoang về con người, hoặc (b) họ công kích, phê phán, đem lại sự bắt bớ và cơn đau tim. Khi Đức Chúa Trời không ở ngay trọng tâm, chúng ta lạc sai.
Tôi lấy làm lạ không biết điều chi sẽ xảy ra nếu Aháp đã nhìn thấy Đức Chúa Trời trong các sự cố xảy ra trên Núi Cạtmên rồi tường trình lại y như thế cho Giêsabên. Tôi lấy làm lạ không biết điều chi sẽ xảy ra nếu ông ta nói: “Tôi đã nhìn thấy Đức Chúa Trời, Đức Giêhôva của Israel, đang hành động ngay hôm nay. Tôi đã nhìn thấy Ngài chứng minh Ngài chính là Đức Chúa Trời chơn thật. Ngài đã giáng lửa xuống từ trời và đã làm công việc mà các tiên tri Baanh bất lực không làm được. Ngài là Đức Chúa Trời và các tiên tri Baanh là giả dối. Vì lẽ đó, nhà nầy sẽ phải bước theo Ngài thôi”. Thay vì thế, ông ta đã bất chấp không màng tới các sự thật về Đức Giêhôva, và đã kéo sự chú ý vào các hành động của Êli – thể nào Êli đã chế giễu các thầy tế lễ thần Baanh, làm cho họ phải rối rắm, và cuối cùng đã nhờ dân chúng phụ giết họ. Phản ứng của Vua Aháp đã cất đi mất sự sinh hiển ra khỏi Đức Giêhôva, tập trung chú ý vào công cụ, rồi thổi bùng lên các ngọn lửa ghen ghét, báo thù, và căm hận. Rồi kết quả là, mục tiêu của ông ta đã loại bỏ bất kỳ một cơ hội nào cho sự ăn năn.
Giêsabên phản ứng với sự báo thù (19.2)
Không có khả năng xúc phạm đến Chúa, Giêsabên đã làm những gì Satan và con người luôn luôn làm. Bà ta đã tấn công công cụ và trút đổ mọi dã tâm và căm hận của mình vào đấy. Bà ta đã sai một sứ giả đến với lời đe doạ của bà ta. Giờ đây tôi hỏi bạn nhé! Nếu bà ta biết rõ Êli ở đâu, tại sao bà ta không gửi một trung đội lính đến giết Êli? Tại sao lại sai một sứ giả đến cảnh cáo ông hầu cho ông có thời gian để trốn tránh? Điều nầy chỉ ra bàn tay tể trị tuyệt đối của Đức Chúa Trời và thể nào Đức Chúa Trời sử dụng cơn giận của loài người để làm vinh hiển cho Ngài. Có lẽ sở dĩ như vậy là vì bà ta sợ dân chúng, là số người đã phụ giết chết các thầy tế lễ Baanh và họ hiện đang ở bên cạnh Êli. Cho nên bà ta đã tấn công Êli bằng một lời đe doạ. Cũng hãy lưu ý bà ta vẫn còn tin cậy vào các thần của mình dù họ đã bị bày ra là bất lực và vô năng.
Điều nầy thể nào đã tỏ ra tình trạng mù quáng và ngoan cố của tấm lòng con người. Con người bướng bỉnh bám vào các vị thần do họ tự tạo ra gồm chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa vật chất, quyền lực, hay bất luận điều chi khác. Mọi hành vi của Giêsabên đều thể hiện ra theo bản chất của bà ta. Có lẽ chúng ta sẽ cho là vậy, nhưng không phải thế với Êli. Hành động của Êli hoàn toàn xuất phát từ bản năng, nhưng hành động ấy góp phần nhắc cho chúng ta nhớ tới tình trạng không được bảo vệ của từng người một –ấy là chúng ta mỗi người phải giữ kẻo ngã.
Êli trốn chạy để cứu lấy mạng sống mình (19.3-4)
Phân đoạn Kinh thánh chép: “Êli sợ hãi”. Có một nan đề ở đây. Những phụ âm của chữ Hy bá lai “sợ hãi”(scared) và các phụ âm của thì chưa hoàn thành của động từ “thấy” (saw) đều giống nhau. Vì thế các bản dịch Kinh thánh Anh ngữ KJV và ASV đều có: “và ông thấy”. Cái khác biệt trong sự phiên dịch nằm ở chỗ chú ý phần nguyên âm. Nhưng gần như các bản dịch Kinh thánh khác NASB, RSV, NIV, Amplified, v.v..., đều có “và ông đã bắt sợ hãi”.
Có người đề xuất bản Kinh thánh Massoretes đã chỉ ra các nguyên âm vì họ không muốn gán chữ sợ hãi cho vị đại tiên tri. Một số nhà giải kinh đã nối theo lối lý luận cho rằng sợ hãi không có nơi bổn tánh của Êli. Họ nói chuyến đi của ông xuống Bêesêba rồi đi xa hơn không phải là cuộc bỏ chạy để cứu lấy mạng sống của ông, mà là một chuyến đi để ở riêng với Đức Chúa Trời kể từ khi ông nhìn thấy mọi tình thế sẽ không thay đổi. Tôi tin lối lý giải nầy là sai vì các lý do sau đây: (a) “Chạy đi” là halak có nghĩa là “ra đi, bước đi, đi tới, chuyển dịch”, nhưng chữ nầy có thể là một chữ đồng nghĩa với việc bỏ chạy nếu văn mạch có ý nói như thế. Những từ theo sau động từ nầy: “đặng cứu mạng sống mình”, là những gì đề nghị ý kiến bỏ chạy đặng cứu lấy mạng sống của ông. (b) Phần nội dung nói tới mọi hành động của Giêsabên ủng hộ quan điểm cho rằng Êli đã bỏ chạy đặng cứu lấy mạng mình. (c) Câu nói của Giacơ cho rằng Êli là một người có bổn tánh giống như chúng ta xuất phát từ các hành động của Êli trong chương nầy.
Nếu “thấy”(saw) là phần phiên dịch đúng, nó vẫn không dời đi yếu tố sợ hãi nầy của ông đến nỗi ông phải bỏ chạy ra khỏi khu vực đó. Mặc dù vậy, có một vài điểm nổi bật như sau: (a) những mong đợi của chúng ta, (b) cách nhìn của chúng ta, (c) chiến lược của chúng ta, và (d) các kết quả, điều nầy tỏ ra thể nào mục tiêu của chúng ta (cách chúng ta nhìn thấy một tình huống) có thể làm cho chúng ta mạnh mẽ lên và khích lệ chúng ta, hoặc làm cho chúng ta trung lập đổi chúng ta thành hạng người lằm bằm than thở hay không thoả lòng, ngã lòng.
Những điều trông mong của chúng ta
Có lẽ bài học đầu tiên chúng ta có thể tiếp thu từ phản ứng của Êli có liên quan tới những điều chúng ta trông mong cùng cái chạm của chúng trên chúng ta. Như đã nhắc tới rồi, ông đang trông một điều rất khác biệt – một việc tích cực nhất. Ông đang trông mong một sự xoay chuyển thực sự nơi các vụ việc thuộc linh của Vương quốc và mọi điều trông mong của ông được chuyển thành lãnh vực đòi hỏi.
Cuộc sống đầy dẫy những ngao ngán và nếu chúng ta không cẩn thận đủ, những mong đợi đó sẽ làm cho chúng ta trật đường rầy khi tấm lòng chúng ta bắt đầu đòi hỏi. Không có gì là sai trật cho chúng ta khi hy vọng điều tốt đẹp nhất và trông ngóng Chúa về điều đó. I Côrinhtô 13.7 chép: “Tình yêu thương . . . tin mọi sự, hy vọng mọi sự”. Cũng thực như thế cho đức tin theo Hêbơrơ 11.1. Nhưng I Côrinhtô 13.7 cũng chép: “tình yêu thương dung thứ mọi sự, . . . nín chịu mọi sự”. Làm ơn lưu ý, tin và hy vọng được đưa vào giữa việc dung thứ và nín chịu.
Đức Chúa Trời buộc chúng ta phải chịu trách nhiệm về việc tin cậy Ngài, về sự vâng phục, về tình cảm, về sự nhịn nhục, và về sự trung tín làm theo những điều Ngài kêu gọi chúng ta phải lo làm. Ngài không buộc chúng ta phải chịu trách nhiệm về mọi kết quả. Những kết quả đó đều nằm trong hai bàn tay của Ngài, chớ không ở trong tay của chúng ta. Chúng ta không thể làm thay đổi con người được, và chúng ta không thể làm thay đổi mọi cảnh ngộ của chúng ta, chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể làm được mà thôi. Hơn nữa, những điều chúng ta trông mong rất dễ dàng rơi vào chỗ đòi hỏi – đòi hỏi mọi việc phải tỏ ra theo đường lối chúng ta nghĩ chúng phải tỏ ra. Khi rơi vào chỗ đó, chúng ta đang chiếm lấy quyền tể trị của Đức Chúa Trời rồi hành động giống như thể chúng ta loài thọ tạo lại chính lại Đấng Tạo Hoá toàn tri vậy (đối chiếu Gióp 40.1-9). Khi chúng ta nhắm vào mọi điều mình trông mong và biến mọi kết quả chúng ta muốn thành nguồn hạnh phúc, an ninh, hay ý nghĩa của chúng ta, chúng ta đang rơi vào hội chứng của Êli – sợ hãi, sẵn sàng bỏ chạy, và bị chìm sâu xuống các cảm giác thất bại và ngã lòng hoặc sợ hãi và vỡ mộng.
Cái thấy của chúng ta
Nếu “thấy” là cách đọc đúng, thì đây là cách đọc có ý nhấn mạnh. Dù là cách nào, vấn đề thấy của chúng ta đúng là một vấn đề quan trọng. Êli vốn biết rõ tiếng tăm và bản chất của Giêsabên. Giờ đây, không thoả lòng với sự xoay chiều của các biến cố và với những điều mình trông mong đã tan vỡ, ông hướng mắt mình nhìn về mọi tình thế – bà hoàng hậu gian ác đương giận dữ, lính tráng dưới quyền của bà ta, niềm tin mà bà ta cứ khăng khăng trong mọi dự tính của mình, và bản tánh nhút nhát của Vua Aháp, vua không thể và sẽ không kềm chế được vợ của mình.
Một số nguyên tắc chúng ta có thể tiếp thu được từ cái thấy và đáp ứng tiêu cực của vị tiên tri:
(1) Chúng ta không bao giờ bước đi bởi mắt thấy – như những việc đã xảy tới cho chúng ta. Chúng ta cần phải bước đi bởi đức tin trong quyền tể trị và sự khôn ngoan tối cao của Chúa (II Côrinhtô 5.7; Thi thiên 103.19; 115.3). Có phải điều nầy có nghĩa là chúng ta phải bất chấp các nan đề hoặc bất chấp chúng đến độ chúng ta vùi đầu mình trong bãi cát giống như loài đà điểu mà ai cũng biết – nếu chúng thực sự làm như thế không? Tôi không nghĩ như thế! Chỉ có đức tin yếu đuối mới tìm cách bất chấp các nan đề mà thôi (đối chiếu Dân số ký 13.1-2; Roma 4.19).
(2) Thay vì thế, chúng ta cần phải tập trung vào Chúa rồi tìm cách nhìn qua phía bên kia các nan đề bằng con mắt đức tin. Bởi đức tin chúng ta cần phải nhìn thấy những thực tại không thấy được bằng mắt thường về Thân Vị của Đức Chúa Trời và về sự thành tín trong các lời hứa cùng những nguyên tắc của Ngài cho sự sống như đã được bày ra trong Kinh thánh (Thi thiên 19.7-9; 93.5; Roma 4.17-21). Trong Roma 4.16, Ápraham được gọi là cha đức tin. Với Ápraham là cha đức tin của chúng ta, chúng ta có thể thu thập được bốn việc về loại đức tin mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải có:
Ông tin cậy nơi Thân Vị của Ngài (các câu 17, 21): “Đức Chúa Trời, tức là Đấng người đã tin, là Đấng ban sự sống cho kẻ chết, gọi những sự không có như có rồi”. “. . . Ngài cũng có quyền làm trọn được”. Đức tin biết Đức Chúa Trời là Đấng làm cho sống những việc đã chết và gọi những sự không có như có rồi. Cái thấy ở đây là Thân Vị của Đức Chúa Trời.
Ông biết rõ nan đề (câu 19): “Người thấy thân thể mình hao mòn, vì đã gần đầy trăm tuổi…song đức tin chẳng kém”. Nói cách khác, ông không hành động như chẳng biết tới nan đề. Ông đã đối diện với nan đề, nhưng đã nhìn qua bên kia nó để thấy Chúa.
Ông rất quen thuộc với và tin chắc vào các lời hứa của Đức Chúa Trời (các câu 17, 18, và 21). Nói cách khác, ông biết rõ và đòi hỏi các lời hứa của Đức Chúa Trời. Ông đã đứng trên sự thành tín của Đức Chúa Trời luôn giữ các lời hứa của Ngài.
Ông trung tín chống lại mọi sự chao đảo (các câu 18a và 20): “Người cậy trông khi chẳng còn lẽ trông cậy” và “người chẳng có lưỡng lự hoặc hoài nghi”. Bất chấp mọi khó khăn, ông dung chịu và tin Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị và sẽ thành tín với những gì Ngài đã hứa, ngay cả lời hứa nói đến sự sống lại (Hêbơrơ 11.17-19).
(3) Vì lẽ đó, bởi đức tin, chúng ta phải tiếp tục lo làm những việc mà Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta làm như cầu nguyện, tin cậy, phục vụ, hầu việc, đi bác sĩ hay hội ý, v.v... Tuy nhiên, Đức Chúa Trời cấm đoán chúng ta bỏ chạy trước Chúa hầu thoát thân và bảo vệ những chiến lược phòng thủ qua đó chúng ta tìm cách làm thay đổi, lôi kéo hay làm chủ tình huống.
(4) Bất cứ lúc nào chúng ta bước đi bởi mắt thấy, chúng ta đánh mất đi ơn phước và sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời. Điều nầy không có nghĩa là Ngài bỏ quên chúng ta. Đức Chúa Trời không quên Êli đâu. Thực vậy, Ngài đã tìm gặp ông và phục vụ cho ông. Tuy nhiên, trong những lúc chúng ta vô tín, chúng ta đánh mất ân huệ tốt nhất của Đức Chúa Trời. Hãy chú ý các trường hợp sau đây: (a) Lót chọn theo mắt thấy, chớ không theo đức tin, và kết cuộc là mất hết mọi sự (Sáng thế ký 13.1-13). (b) Ở Cađe-Banêa, người ta đã bước đi bởi mắt thấy rồi đánh mất đặc ân bước vào đất hứa. Trong 40 năm họ phiêu bạt trong đồng vắng (Dân số ký 13.33 và Hêbơrơ 3.18-4:2).
(5) Sau cùng, thật là yên ủi khi nhớ rằng chúng ta không thực bận bịu với Chúa và các nan đề của chúng ta cùng một lúc được. Rõ ràng là chúng ta vốn biết rõ chúng, nhưng cái nhìn của chúng ta cần phải hướng về Cứu Chúa. “Hãy nhìn xem Chúa . . .” trong Hêbơrơ 12.2 là từ aphorao tiếng Hy lạp ra từ chữ apo, “từ” và horao, “thấy” theo sau là một giới từ eis, “cùng”. Ý nghĩa cơ bản là “nhìn từ Giêxu và cùng Giêxu”.
Có một bài hát rất được ưa chuộng vào thập niên 1950 với lời lẽ: “Ôi buổi sáng xinh đẹp sao! Ôi buổi sáng xinh đẹp sao! Tôi có cảm giác thật tuyệt vời, mọi sự đều xuôi chèo mát mái”. Bài hát nầy chỉ ra thái độ đặc thù của người thế gian. Đây là đường lối mà chúng ta ưa thích, nhưng đấy không phải là phương thức mọi việc xảy có trong một thế giới sa ngã. Mong muốn mọi sự diễn ra theo đường lối của chúng ta không những là phi thực tế, mà còn là tự mãn nữa. Nó cũng chỉ ra chúng ta đang tìm kiếm sự an ninh và hạnh phúc của mình trong những lúc thuận tiện hơn là trong Chúa Toàn Năng. Đây là cuộc sống theo mắt thấy, chớ không phải theo đức tin.
Ngược lại, vị sứ đồ nói: “Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn, tôi lại nói nữa, hãy vui mừng đi” (Philíp 4.4). Nhưng ông đã thốt ra câu nói đó ở đâu mới được? Trong khi mọi chuyện đều diễn tiến theo đường lối của ông chăng? KHÔNG! Ông đã thốt ra câu nói ấy khi ông bị xiềng xích mỗi ngày với một tên lính La mã chờ xét xử, ở đó họ đòi lấy cái đầu của ông. Ông đã thốt ra câu nói đó trong khi những người khác đang tìm cách gây hại cho ông, thậm chí trong vòng cộng đồng Cơ đốc nữa. Thay vì thế, Phaolô đã cất tiếng hát: “Ôi buổi sáng xinh đẹp sao! Ôi buổi sáng xinh đẹp sao! Dù mọi sự không xảy đúng y theo đường lối của tôi, Đức Giêhôva đang ngồi trên ngôi mỗi ngày”.
Nan đề chiến lược của chúng ta
Phân đoạn Kinh thánh cho chúng ta biết Êli trốn đến Bêe-Sêba, đây là con đường xuôi về phía Nam. Bêe-Sêba là một vùng hoang mạc, nhưng đến độ ấy vẫn chưa đủ đâu. Êli đã để đầy tớ của mình ở lại đó rồi đi đúng một ngày đường vào trong đồng vắng, ở đó ông tìm chỗ nghỉ ngơi, không ở trong Đấng Toàn Năng, mà dưới một cây giếng giêng. Loại cây nầy chỉ cao khoảng 10 đến 12 feet cao và cung ứng một bóng mát, không lớn lắm.
Không một chỗ nào trong chương nầy chúng ta thấy Êli kêu cầu Chúa hoặc tìm kiếm sự chỉ dẫn của Ngài. Vấn đề không phải là ông chổi dậy và chạy, hay xuống sa mạc ẩn trốn. Vấn đề là ông đã làm thế mà không có sự chỉ dẫn của Đức Chúa Trời và không lấy Đức Chúa Trời làm nơi nương náu chính của mình. Chúng ta đừng quên thể nào Đức Chúa Trời trước đây đã dẫn ông vào một chỗ hiu quạnh (I Các Vua 17.2-5), nhưng ở đây thì không phải.
Đối với một số việc, chúng ta không cần sự chỉ dẫn can thiệp của Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta đang ở trên con đường dành cho xe 18 bánh, chúng ta cứ cho xe chạy nếu có thể chạy được. Nếu chúng ta bị nhức đầu, chúng ta phải uống thuốc. Tội lỗi của Asa trong II Sử ký 16.12 không phải là ông tìm sự cứu giúp từ các y bác sĩ, mà là ông đã loại Đức Chúa Trời ra ngoài. Trường hợp của Êli thì lại khác. Ông đã phản ứng lại thay vì đáp ứng với Đức Chúa Trời. Và cũng một thể ấy với chúng ta. Chúng ta thường phản ứng thay vì đáp ứng bởi đức tin trong những việc Đức Chúa Trời đang làm.
Còn những điều trông mong của chúng ta thì sao? Liệu chúng có trở thành những đòi hỏi buộc Đức Chúa Trời phải làm thoả mãn vì sự an ninh và hạnh phúc của chúng ta không? Còn cái nhìn của chúng ta? Có phải nó nhắm vào Chúa, vào thân vị, vào quyền tể trị, vào sự khôn ngoan của Ngài, v.v...? Còn về các chiến lược của chúng ta? Có phải chúng ta đang tìm cách làm thoả mãn mọi nhu cần của chúng ta bằng các giải pháp riêng, theo thì thuận tiện của mình hơn là bởi các giải pháp của Đức Chúa Trời?
Nan đề về các kết quả
Trong bối cảnh kế tiếp, chúng ta thấy Êli đã ngã lòng, sầu thảm, trốn tránh, và thất bại không phục vụ cho dân tộc mình. Đây là những gì người ta gọi là “tiêu mất”. Mọi hành động của Êli không phải là hành động của đức tin hay của mối tương giao, mà là ngã lòng và mọi kết quả chứng tỏ điều nầy trong mấy câu nối theo sau. Các kết quả, chúng ta sẽ lần tới đây, đều ngược lại hết với các chương 17 và 18.
Êli trong chỗ ngã lòng (19.4, 10, 14)
Êli là một người với một bổn tánh giống như bổn tánh của chúng ta. Giống như chúng ta, ông đã kinh nghiệm nan đề ngã lòng – tình trạng tình cảm và lý trí được đánh dấu bằng những cảm xúc ngao ngán, không còn có giá trị, bị chối bỏ, tội lỗi, e sợ, và thất bại. Cuộc sống giống như một chiếc xe đang lăn xuống dốc – nhiều thăng trầm. Chúng ta muốn kinh nghiệm hạnh phúc, niềm vui mừng, ý nghĩa và sự an ninh đều tùy theo chúng ta đang ở đâu trên chiếc xe đó. Hết thảy chúng ta đều phải ngồi trên chiếc xe ấy, nhưng chúng ta không bị nó khống chế. Chúng ta sẽ học biết ngồi trên xe đó với cách xử lý thật ổn định về mặt thuộc linh, về lý trí, và về tình cảm bất chấp chúng ta đang ở trong đồng trũng, đang ở trên những chỗ bằng phẳng, hoặc trên một đỉnh núi nào đó. Sự ổn định về mặt thuộc linh là một trong những ơn phước của sự chúng ta được cứu trong Đấng Christ. Chúng ta kinh nghiệm điều nầy chỉ khi chúng ta học biết giữ cái nhìn của chúng ta nơi Chúa cùng các mục đích của Ngài, và khi chúng ta yên nghỉ bởi đức tin nơi thân vị, các nguyên tắc, cùng mọi lời hứa của Đức Chúa Trời (Philíp 4.11-13; II Côrinhtô 4.8-18; Hêbơrơ 4.1-11).
Nhưng than ôi! Hết thảy chúng ta đều có hai bàn chân bằng đất sét. Giữ cái nhìn của chúng ta nhắm vào Chúa và lý trí của chúng ta gắn với Đức Chúa Trời ở giữa một thế giới tội ác và sa ngã rồi nói hạnh phúc, an ninh, ý nghĩa, (nghĩa là, mọi nhu cần của bạn), được thấy có trong mọi chi tiết của cuộc sống, không phải là điều dễ dàng đâu. Chúng ta bị tấn công tới tấp với một thái độ chung chung được minh hoạ trong những khẩu hiệu như: “đời sống ngắn ngủi, nên chơi đi. Bạn chỉ đi có một vòng mà thôi, vậy hãy tận hưởng mọi thứ mà bạn có thể”. Thậm chí khi chúng ta không bị tác động bởi loại suy nghĩ đó – và Êli không bị – vẫn khó giữ được tính vô tư thuộc linh của chúng ta hoặc hướng vào Đức Chúa Trời. Thật là dễ biến dạng đi trong lớp sương mù, những đám mây dày đặc kia đôi khi bao bọc hết chúng ta. Chúng ta tìm cách lên cao bên chiếc ghế đầy hơi thở hổn hển của mình hơn là bằng tấm ván công cụ Kinh thánh của chúng ta. Như một kết quả, chúng ta hư mất đi hay chúng ta đang phá vụn rồi đốt tiêu cảm xúc.
Trong chương nầy, Êli trở thành một minh hoạ cơ bản nói tới một người đang trong cảnh ngã lòng. Chúng ta thấy trong suy nghĩ, lời nói, và mọi hành động của ông nhiều triệu chứng cơ bản của sự ngã lòng – lui đi hay trốn tránh, buồn rầu, sợ hãi, tự thương hại, cảm xúc vô giá trị, mất hy vọng hay lòng tin cậy, giận dữ, cáu gắt, đau khổ hay suy nghĩ không đúng, và kiệt sức, và đấy là một số triệu chứng trông thấy được.
Theo hai bác sĩ Minirth và Meier, nan đề số 1 ở Mỹ là ngã lòng. Họ nói:
Là chuyên gia tâm thần, chúng tôi nhìn thấy có nhiều người chịu khổ từ bịnh ngã lòng hơn so với các nan đề về mặt tình cảm khác cộng lại . . . Trong lúc hiện tại nầy, một người Mỹ ở tuổi 20 được chẫn đoán về mặt y khoa là đang chịu khổ từ bịnh ngã lòng . . . tất nhiên, có nhiều, nhiều người đang lâm cảnh ngã lòng mà chẳng hề nhận lãnh sự giúp đỡ. Theo một đánh giá khoảng 20 triệu người ở nước Mỹ giữa 18 và 74 tuổi hiện đang bị chứng ngã lòng . . . Ngã lòng xảy ra hai lần thường thì nơi người nữ hơn là người nam, và nó xảy ra ba lần thường hơn nơi các nhóm có kinh tế xã hội cao hơn. Tiền bạc chắc chắn không mua được hạnh phúc. Ngã lòng xảy ra thường ở các thập niên thứ tư và thứ năm trong cuộc sống, nhưng có thể xảy ra trong suốt thời kỳ căng thẳng từ trẻ sang già.
Các thống kê nầy rất thú vị và quan trọng vì chúng ta sống trong một thời kỳ và trong một quốc gia ở đó người có tuổi trung bình có một cấp độ thịnh vượng có lẽ cao hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong lịch sử. Con người có thể thêm nhiều chi tiết trong cuộc sống, nhiều khả năng dành cho khoái lạc, du lịch, vui chơi, và xa xỉ hơn trước đây nhiều. Tuy nhiên, ngã lòng là nan đề chính trong quốc gia nầy. Paul Meier nói:
Tôi đã gặp hàng triệu thương gia bước vào văn phòng của tôi rồi nói cho tôi biết họ có nhà to cửa rộng, nhiều du thuyền, nhiều căn hộ ở Colorado, vợ đẹp con xinh, người vợ không biết nghi ngờ, những địa vị vững chải trong đoàn thể –và các khuynh hướng muốn tự tử.
Chúng ta nghĩ có sự ngã lòng trong hạng người nầy. Nhưng, tôi dám chắc bạn biết rõ, và như các thống kê trên đây giúp đỡ, ngã lòng đúng là một nan đề lớn giữa vòng các tín đồ và thậm chí giữa vòng những người có chức vụ trọn thời gian nữa. Nan đề về sự ngã lòng trong chức vụ giữa vòng các vị giáo sĩ và Mục sư là to lớn lắm. Tại sao nhắc tới mọi điều nầy khi nói tới Êli? Vì nó nhấn mạnh tính yếu đuối của chúng ta là những Cơ đốc nhân tin theo Kinh thánh. Ngã lòng là một tệ nạn gây tàn phá, gây suy nhược đang tác động toàn bộ con người chúng ta – thân, hồn, thần. Và một cách tiêu cực, nó chạm tới chúng ta về mặt thuộc linh, về tình cảm, và về thể xác.
Hãy lưu ý một vài sự kiện về sự ngã lòng:
(1) Ngã lòng rất phổ thông. Chẳng ai hề để ý đến nó. Nó chạm đến người nghèo cả người giàu, người yếu cũng như kẻ mạnh, người có học cũng như người thất học. Nó chạm đến từng người vì, nó không do hoàn cảnh, của cải, hay địa vị gây ra, mà đúng hơn là bởi phương thức một người nếm trải cuộc sống nầy.
(2) Không một ai được miễn trừ mà tránh được sự ngã lòng đâu. Nó với tới và bắt lấy những bác sĩ, luật sư, thương gia, tài xế taxi, công nhân xây dựng, mục sư, giáo sĩ, y tá, thư ký, người nội trợ, người làm cha làm mẹ, nông dân, tài xế xe tải, vận động viên thể dục, v.v...
(3) Ngã lòng chẳng có việc gì để làm với chỉ số thông minh của một người. Nếu có cái gì đó, thì người có chỉ số thông minh cao lại càng dễ mắc phải ngã lòng hơn.
(4) Tuổi tác không phải là một công sự bảo vệ chống lại nó được đâu. Nó tấn công kẻ trẻ người già như nhau. Một thập niên tuổi tác có sự mẫn cảm đặc biệt riêng với sự ngã lòng. Điều nầy thường được nói tới như các chu kỳ của sự ngã lòng vậy.
(5) Ngã lòng sắp xếp từ những dao động nhẹ (hết thảy chúng ta sẽ đối diện với) đến chứng rối loạn tâm thần nặng.
(6) Dĩ nhiên là ngã lòng có những nguyên nhân về thuộc thể. Thiếu ngủ, chế độ ăn uống không thích ứng, thiếu vitamin, kiệt sức nằm giữa các nguyên nhân đơn giản nhất. Ngã lòng cũng có thể do nhiều việc khác gây ra như ma túy, đường trong máu xuống thấp, rối loạn tuyến, dị ứng thuốc, bướu não, và mất cân đối hoá chất.
(7) Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân thông thường nhất, là lãnh vực thuộc linh, lý trí, và tình cảm. Điều nầy cũng tác động phần thân thể (Châm ngôn 14.30; 17.22). Nói cách khác, trong khi có các nguyên nhân thuộc thể, và các nguyên nhân nầy phải được kiểm chứng, các nguyên nhân thông thường nhất là những nguyên nhân về mặt thuộc linh. Một số nguyên nhân ấy là:
Chán ngán hay thất bại. Chúng ta có khuynh hướng bị ngã lòng khi mọi điều chúng ta trông mong không được thoả mãn. Timothy LaHaye nói: “về hàng trăm trường hợp ngã lòng mà tôi đã xét qua, không có ngoại lệ, chúng đã bắt đầu với một sự chán ngán hay một kinh nghiệm trong đó cá nhân ấy không được hài lòng”. Người ta có khuynh hướng bị ngã lòng khi họ thấy ngao ngán cái vẻ bề ngoài của họ, vẻ bề ngoài của người khác, hay khi việc chi đó mà họ trông đợi đã không thành sự thực.
Một khái niệm phi Kinh thánh. Khi suy nghĩ không đúng về bản thân mình có thể trở thành một sự chán nản rất kinh khủng. Điều nầy bao gồm cả việc thất vọng nơi bản thân mình, có thể là kết quả của một sự tự tưởng tượng không đúng về chúng ta là ai trong Đấng Christ. Điều nầy cũng là kết quả của những điều trông mong giả dối và phi thực tế hay tội lỗi không giải quyết được, có thực hay không có thực. Nói cách khác, việc tìm kiếm hạnh phúc, sự an ninh và ý nghĩa từ sự thành công hay bề ngoài của chúng ta thay vì từ nơi Chúa là một sự ngao ngán thực sự – một nguyên nhân lớn cho sự ngã lòng hay chán nản.
Thèm khát. Đây là ao ước không đúng về nhiều việc – địa vị, quyền lực, danh tiếng, của cải, đặc ân, v.v..., trong sự tin tưởng rằng chúng sẽ làm thoả mãn mọi nhu cần của chúng ta, rằng chúng sẽ cung ứng cho chúng ta hạnh phúc hay sự an ninh. Khi những điều nầy không làm thoả mãn mọi nhu cần của chúng ta (và chúng sẽ không làm thoả mãn) sự ngã lòng liền bước vào ngay.
Bị người khác chối bỏ. Hết thảy chúng ta đều có một nhu cầu cơ bản gồm ba chân kiềng như sau – sự tiếp nhận, sự tùy thuộc, và thu nhập. Khi bất kỳ một trong ba thứ nầy chịu khổ, nó sẽ gây ra sự ngã lòng. Tuy nhiên, một lần nữa, nguyên nhân gốc là chúng ta không tìm được ba chân kiềng tình cảm nầy và sự ổn định về mặt lý trí trong bảng đánh giá và những lời tuyên bố của Đức Chúa Trời về đời sống của chúng ta. Trong Đấng Christ, chúng ta có sự tiếp nhận. Là con cái của Đức Chúa Trời, chúng ta thuộc về gia đình của Đức Chúa Trời và chúng ta có khả năng Ngài ban cho chúng ta để sống đời sống Cơ đốc .
Êli đã kinh nghiệm một sự đắc thắng to lớn trên Núi Cạtmên với mục tiêu lâu nay đã được hoàn thành. Đức Giêhôva đã minh chứng Ngài là Đức Chúa Trời chơn thật, dân sự đã thờ lạy Giêhôva là Đức Chúa Trời chơn thật, và các tiên tri Baanh đã bị giết chết. Thế nhưng đây cũng là thời điểm rất nguy hiểm; một thời điểm mà bất kỳ ai cũng có thể bị đánh hạ. Êli đã dùng hết năng lực mình – cả thuộc thể lẫn thuộc linh. Thực sự đây là một kinh nghiệm trên đỉnh núi, nhưng bây giờ ông cần phải thấy rõ đồng trũng luôn luôn nối theo sau.
Không bao lâu sau đó Giêsabên đã nghe thuật lại về sự đắc thắng của Êli, bà ta bèn gửi lời đe doạ của mình đến và mọi sự trông mong của ông về cơn phấn hưng và đổi mới đã bị ném vỡ thành từng mãnh vụn giống như cái tách của người Trung hoa đang nằm trên sàn nhà bằng gạch kia. Cảm thấy thất vọng, Êli đã thôi không nhướng mắt mình nhìn vào Chúa nữa, ông trở nên e sợ, rồi bỏ chạy để cứu lấy mạng mình xuống tận Bêe-Sêba rồi kế đó vào sâu trong sa mạc. Ông đã sống một mình, đã bỏ tên đầy tớ lại sau lưng. Ông rất mệt mỏi, kiệt sức, và trong đồng vắng một mình không đồ ăn không thức uống. Tất nhiên, ông không ở một mình vì Chúa đã có mặt ở đó rồi, nhưng ông vẫn cảm thấy hoàn toàn cô độc, vô dụng, tổn thương, thất bại, và ông đã không suy tưởng với quan điểm của Ngôi Lời.
Trong một thể trạng như thế, chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta tỏ ra hờ hững và không còn có đức tin nữa. Chúng ta tìm lối thoát thân, cảm thấy đau buồn trong lòng và suy nghĩ rất vô lý (nói theo Kinh thánh). Chúng ta đánh mất nhận thức của mình. Hoàn cảnh biến thành một hòn núi và Đức Giêhôva trước mặt chúng ta giống như một ngọn đồi nhỏ. Chúng ta thôi không vui hưởng cuộc sống nữa, chúng ta quên phứt mọi mục tiêu của mình, mất lý tưởng, rồi lui đi khỏi Đức Chúa Trời và dân sự – là những người mà chúng ta có cần hơn hết. Với điều nầy trong trí, chúng ta hãy lưu ý một vài nguyên nhân trong sự ngã lòng hay ngao ngán của Êli:
Lý do về mặt tâm lý: Nói chung có một sự hạ thấp tự nhiên sau lần đắc thắng và sự thành tựu của một mục tiêu hay một phần việc lớn. Những buổi tối Chúa nhật và Thứ hai thường là kinh khủng đối với tôi vì sự hạ thấp theo sau tình cảm cao độ của ngày Chúa nhật.
Lý do về mặt thuộc thể: Bạn có từng chú ý thấy thể nào sự ngã lòng, sự gắt gỏng, và ngao ngán mau xảy tới khi bạn bị kiệt sức không? Êli về mặt thuộc thể và về mặt tình cảm đã không còn nữa kể từ kinh nghiệm của Núi Cạtmên, ông bỏ chạy trốn tránh Giêsabên, và, thêm vào mọi sự ấy, là cuộc trốn chạy vào sâu trong sa mạc. Khi suy nghĩ chừng ấy thôi, tôi đã thấy mệt mỏi lắm rồi! Khi thân thể chúng ta mệt mỏi, chúng ta không thể suy nghĩ và đáp ứng lại như khi chúng ta bình thường được. Trong tình trạng kiệt sức của Êli, ông đã cầu nguyện: “Ôi Đức Giêhôva! đã đủ rồi. Hãy cất lấy mạng sống tôi”. Thay vì thế, Đức Giêhôva giàu lòng yêu thương đã sai một thiên sứ đến cho ông ăn uống và bổ sức cho ông. Có một nguyên tắc ở đây: nghỉ ngơi thích ứng, ăn uống điều độ, và luyện tập là điều cốt yếu phải nắm lấy với sự ngã lòng.
Các lý do về mặt thuộc linh:
(1) Ngã lòng, hay không trao mọi điều lo lắng cho Chúa. Êli đang mong đợi sự sửa đổi và cơn phấn hưng, thay vì thế ông đã kinh nghiệm sự chối bỏ và một lời đe doạ nghịch lại sinh mạng của ông. Ông đã thất bại không nhìn biết Đức Chúa Trời đang hành động bất chấp có việc gì đang xảy đến cho ông. Về sau trong phần cuối chương, Đức Chúa Trời minh hoạ điều nầy với vị tiên tri.
(2) Giận dữ và tổn thương mau dẫn tới chỗ tự thương hại. Ông đã giận dữ đối với mọi người kể cả bản thân ông và Đức Giêhôva. Dân chúng chẳng quan tâm. Ông đã thất bại. Đức Chúa Trời để cho ông bị hạ thấp, và không một người nào dám đứng với ông trong cuộc chiến. Ông chỉ có một thân một mình. Nhưng khi những tổn thương của chúng ta trở thành giận dữ và thay chỗ cho yêu thương và nhịn nhục, chúng ta mau đánh mất ý thức rồi bắt đầu tưởng tượng ra những việc chỉ làm tăng thêm những cảm xúc tồi tệ và làm tăng thêm sự ngao ngán của mình mà thôi.
(3) Suy nghĩ không đúng về bản thân mình. Chúng ta thấy rõ điều nầy khi xem qua 19.4, 10, và 14. Có sự suy nghĩ cho rằng ông không còn cần thiết và không đáng kể với Đức Chúa Trời nữa, chỉ một mình Ngài còn ở lại với Êli. Vì vậy, đột nhiên mọi sự đã trở ra vô vọng. Hãy chú ý ba điều: (a) Ông bị tầm quan trọng của chính mình chiếm hữu, như thấy có qua lời nói của ông: “Tôi đã rất nóng nảy sốt sắng vì Giêhôva Đức Chúa Trời vạn quân; vì dân Ysơraên đã bội giao ước Ngài. . .” Đây là sự thật về mặt cơ bản, thế nhưng chỉ nhắm vào đây đã khiến cho ông quên đi hay không biết tới các nguyên tắc quan trọng khác trong Ngôi Lời. (b) Ông bắt đầu suy nghĩ về bản thân mình cùng chức vụ là không còn cần thiết cho lý tưởng của Chúa nữa. Chúng ta nhìn thấy điều nầy qua lời lẽ của ông: “vì dân Ysơraên đã bội giao ước Ngài . . . chỉ một mình tôi còn lại”, nghĩa là., không còn một ai khác giữ lấy lý tưởng của Ngài nữa, Đức Chúa Trời ơi! Ông vốn không biết quyền tể trị độc lập của Đức Chúa Trời và lẽ đạo nói về số dân sót. Đức Chúa Trời luôn luôn có một số dân sót (Êsai 1.9). Mặc dù Chúa sử dụng những cá nhân làm công cụ cho Ngài, Ngài không hề nương vào một ai cả. (c) Sau cùng, ông tự thấy mình là một thất bại tuyệt đối, là vô giá trị, chẳng khác chi hơn các tổ phụ của mình, họ đã để cho xứ sở rơi vào tình trạng nầy. Nói cách khác, ông đang tìm kiếm ý nghĩa, giá trị của mình trong cuộc sống, từ sự thành công của ông theo các kết quả bề ngoài.
Tất cả “lối suy tưởng tồi tệ” nầy đã làm cho ông mù quáng không nhìn thấy Chúa cùng các nguyên tắc của Kinh thánh. Ông không còn trông thấy các nguyên tắc nầy: (a) Mặc dù chúng ta là những người lính trong đoàn quân của Đức Chúa Trời, cuộc chiến là cuộc chiến của Chúa (I Samuên 17.14). (b) Trong khi chúng ta là những nhân sự cùng làm việc với Chúa, một đàng thì gieo, một đàng thì tưới nước, chỉ một mình Chúa làm cho lớn lên (I Côrinhtô 3.5-9), và Ngài làm thế ở những cấp độ khác biệt nhau (Mathiơ 13.24), và theo thì thuận tiện của Ngài (Truyền đạo 3.1; Galati 6.9). (c) Chúa làm cho lời Ngài được vinh hiển khi Ngài thấy thích ứng, và đôi khi lời ấy trở thành cơ sở cho sự phán xét của Ngài thay vì phước hạnh (Êsai 55.11; 6.9-11).
Một trong những lý do cho sự ngã lòng là thiếu tiến bộ rõ ràng, tuy nhiên tiến bộ không luôn luôn rõ ràng đặc biệt trong những vấn đề thuộc linh, ít nhất không phải cho chúng ta.
Cây tre Trung quốc tuyệt đối không làm gì hết – hay dường như thế – trong bốn năm đầu tiên. Thế rồi đột nhiên, có khi trong suốt năm thứ năm, nó đâm chồi thẳng lên 90 feet trong 60 ngày. Bạn sẽ nói cây tre lớn lên trong 6 tuần hay trong 5 năm? Phải đấy, đời sống và chức vụ của chúng ta thường giống như cây tre đó vậy. Đôi khi chúng ta nổ lực đâm chồi, nổ lực đâm chồi, và nổ lực đâm chồi . . . và dường như không có gì xảy ra. Nhưng nếu bạn làm theo những việc đáng phải làm, bạn sẽ nhận lãnh các phần thưởng của mọi nổ lực của bạn.
Hãy so sánh I Côrinhtô 15.58 và Galati 6.9: “Chớ mệt nhọc về sự làm lành, vì nếu chúng ta không trễ nải, thì đến kỳ chúng ta sẽ gặt”. Hết thảy chúng ta đều tìm kiếm ý nghĩa, giá trị của chúng ta trong Chúa và trong ân sũng của Ngài. Chúng ta cần phải biết chúng ta được trọn vẹn trong Đấng Christ và được ban cho các ân tứ để hầu việc Ngài (Côlôse 2.10; Roma 12.3…).
Tất nhiên, Êli không cô độc đâu! Đức Giêhôva đã có mặt ở đó và thậm chí đã sai thiên sứ Ngài đến phục vụ ông. Không những Chúa là toàn tại, mà thật là yên ủi dường bao khi biết Ngài đã hứa không bao giờ quên cũng không bao giờ lìa bỏ những người tin, vô luận chúng ta đối diện với điều gì (Thi thiên 139; Hêbơrơ 13.5-6). Ông cũng không phải cô độc theo quan điểm của con người. Đức Chúa Trời đã có 7.000 người chưa hề quì gối trước mặt Baanh.
Hãy lưu ý xem Đức Giêhôva đã nắm bắt được sự ngã lòng của Êli:
(1) Trước khi Ngài xử lý với tình trạng thuộc linh của Êli, Ngài đã bổ sức lại cho Êli về mặt thuộc thể bằng sự nghỉ ngơi và ăn uống.
(2) Kế đó Ngài khiến cho Êli phải đối diện với tình trạng thực của mình, là nan đề thực. Nắm lấy chỗ đứng của một nhà tư vấn, Đức Giêhôva đã hai lần hỏi Êli: “ngươi ở đây làm chi?” Nói cách khác, hãy ăn uống đi, rồi suy nghĩ xem ngươi sẽ làm gì ở đây!?! (các câu 9 và 13).
(3) Đức Chúa Trời đã phán với ông theo cách riêng ở các câu 9, 12, 13, và 15. Điều nầy minh hoạ nhu cần phải sống theo Ngôi Lời ngay chỗ chúng ta nghe tiếng Chúa (nghe giọng nói êm dịu nhỏ nhẹ của Ngài), hãy nhìn xem Ngài, và áp dụng lẽ thật. Chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề nầy chi tiết hơn sau nầy.
(4) Ngài khiến cho Êli ra năng động và nắm lấy chức vụ một lần nữa. Hãy chú ý câu: “Hãy bắt con đường . . .” trong câu 15. Khi thấy nãn lòng, ngao ngán, không nghỉ ngơi cần thiết, đừng nhượng bộ sự cám dỗ mà ủ rũ và không làm gì hết. Không làm chi hết chỉ tăng thêm lực lượng cho sự ngã lòng mà thôi. Cũng dấu hiệu ấy, đừng bao giờ sử dụng sự hoạt động mà gây mê cho nỗi đau khổ. Hãy dâng nó cho Chúa. Hãy nghỉ ngơi, thoải mái, và ở một mình với Chúa cần sự cân đối khi bị lôi cuốn vào việc làm và chức vụ, nhưng hãy luôn luôn tỏ ra tinh thần đức tin, chớ không phải chỉ có hoạt động mà thôi.
(5) Đức Chúa Trời đã cung ứng cho Êli một người bạn đồng hành. Ngài ra lịnh cho người tìm gặp Êli. Êli tự mình ra sức làm thật nhiều. Ông đã học biết phải chia sẻ gánh nặng công việc với nhiều người khác. Cuối cùng, có nhiều người khác có khả năng san sẻ gánh nặng của chúng ta và thậm chí chiếm lấy chỗ đứng của chúng ta nữa.
PHẦN KẾT LUẬN:
Sự ngã lòng, như chúng ta đã bàn bạc ở đây, không phải là thứ chúng ta nắm bắt được như một con virus, mà đây là thứ không thể tránh né được. Chúng ta khoác nó vào thân mình do suy nghĩ không đúng và chọn lựa sai lầm, và vì một lý do nào đó, chúng ta vô tình chọn lấy ngã lòng. Đây là một sự chọn lựa mà chúng ta không muốn đưa ra, nhưng chúng ta đã tạo ra nó không cứ cách nào đó. Tại sao chúng ta lại chọn sự ngã lòng chứ? Vì đây là một trong các chiến lược của chúng ta để đương đầu với sự thất vọng của chúng ta. Ngã lòng đơn giản chỉ là một giải pháp nhất thời do con người tạo ra đối phó với nỗi đau khổ của chúng ta. Thế gian cung ứng cho nhiều giải pháp để tìm sự khuây khoả, nhưng chúng không những là tạm bợ và nông cạn, mà chúng còn dẫn chúng ta xa khỏi các giải pháp của Đức Chúa Trời, luôn luôn là như vậy. Điều nầy biến chúng thành ra một phần trong chương trình dối gạt của Satan. Người ta mong muốn cảm thấy khá hơn và dễ chịu hơn. Một vài đường lối đương đầu của chúng ta có thể là hợp lý, nhưng nếu chúng không dẫn dắt chúng ta tìm gặp và nhìn biết sự đầy đủ của Đức Chúa Trời, chúng trở thành một phần của nan đề hơn là giải pháp. Như sách Châm ngôn dạy dỗ chúng ta: “có một con đường coi dường chánh đáng cho loài người, nhưng đến cuối cùng nó thành ra nẻo của sự chết” (Châm ngôn 14.12).
Chúng ta phải lượng tính cái giá của sự ngã lòng. Ngã lòng buộc chúng ta phải trả giá đắt trong các giới hạn của kết quả, của sự hiệu quả, của hạnh phúc chúng ta về mặt thuộc thể, về lý trí, về tình cảm, về thuộc linh và về mặt xã hội. Ngã lòng tác động vào chúng ta ở từng phương diện – tại gia đình, ở sở làm, trong cộng đồng, và trong Hội thánh của chúng ta và trong công việc của Chúa nữa.
Bài học nầy xử lý nhiều đến đề tài ngã lòng. Trong bài học kế, chúng ta sẽ xem chi tiết hơn ở các câu 5-19.
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét