Thứ Hai, 11 tháng 1, 2010

ELIJAH: Những lời cầu nguyện của Êli



Bài 13:

Những lời cầu nguyện của Êli

(I Các Vua 18.30-46)
Cuộc đối đầu trên núi Cạtmên (Bối cảnh 6)
PHẦN GIỚI THIỆU:
Bài học nầy trong I Các Vua 18 là một bài học rất khích lệ. Điều nầy rất hiển nhiên bởi các lời hứa và những nguyên tắc trong I Timôthê 2.1-8, II Sử ký 7.14, Thi thiên 33.12, và Châm ngôn 14.34, và bởi tình trạng suy sụp của xứ sở mà chúng ta đã chứng kiến trong xứ sở của chúng ta trong 30 năm qua. Chúng ta đã nhìn thấy xứ sở của chúng ta sa ngã vào vòng chủ nghĩa nhân đạo thế tục [secular humanism] và người bạn nối khố của nó – tình trạng phi đạo đức nặng nề. Trong khi vẫn còn có hàng ngàn tín hữu trong xứ sở của chúng ta và câu “chúng ta tin cậy nơi Đức Chúa Trời” [in God we trust] vẫn còn nằm trên đồng tiền của chúng ta, chúng ta không còn là một quốc gia lấy Đức Chúa Trời làm Chúa nữa, không còn như thế theo ý nghĩa của Kinh Thánh.
Thay vì thế, chúng ta đang thờ lạy nơi bàn thờ Baanh hiện đại với một sự pha trộn kỳ lạ các hình tượng gồm có chủ nghĩa thiên về vật chất, chủ nghĩa thế tục, hình thức thống nhất hoá Cơ đốc trên toàn cầu, và thần bí chủ nghĩa Kỹ nguyên mới. Đối với hầu hết mọi người ngày nay, nếu họ tin theo Đức Chúa Trời, Ngài không phải là vấn đề chủ yếu trong đời sống của họ và một phần lớn cư dân tuyệt đối không chịu tin theo. Các nghiên cứu mới đây chỉ ra vấn đề nầy là thực ngay cả với nhiều người xưng mình là Cơ đốc nhân. Mặc dù tuyên xưng cùng loại đức tin nơi Đức Chúa Trời, nhiều người đang sống giống như những con người vô thần trong thực tế. Nhiều người bị lôi cuốn vào một trong các hệ thống thờ lạy hình tượng.
Vấn đề có cần trong xã hội chúng ta ngày nay là có nhiều người nam và nữ, giống như Êli, họ có thể có một cú chạm giống như Êli vào xã hội nầy. Êli đã được Chúa sử dụng để xây lòng của dân sự trở về với Đức Giêhôva (18.37). Nhưng con người nầy có gì đặc biệt chứ? Giacơ nhắc cho chúng ta nhớ rằng ông là một con người giống như chúng ta, nhưng kế đó Giacơ tiếp tục chỉ ra sự việc khiến cho ông có hiệu quả trong thời buổi sa sút về đạo đức và về thuộc linh, đó là đời sống cầu nguyện của ông.
Trong chương 18, các câu 30-46, chúng ta có một cái nhìn thoáng qua về Êli là một con người của sự cầu nguyện. Trong tiểu đoạn nầy, chúng ta thấy: (a) Sự Êli chuẩn bị cho lời cầu nguyện ở các câu 30-35; (b) lời cầu nguyện công khai của ông cùng những kết quả của lời cầu nguyện ấy – lửa giáng xuống từ trời, mọi lòng đều xây hướng về Đức Giêhôva, và các tiên tri Baanh bị loại bỏ trong các câu 36-40; và (c) lời cầu nguyện riêng của ông cùng mọi kết quả lời cầu nguyện ấy: mưa đổ xuống từ trời và sức mạnh đặc biệt trong các câu 41-46.
Ảnh hưởng của Êli chủ yếu được thấy có ở Vương quốc phía Bắc, chớ không phải ở Vương quốc phía Nam. Chức vụ của ông là dành cho phương Bắc. Tương tự thế, hết thảy chúng ta đều có những khu vực ảnh hưởng và những nơi tác động riêng. Điều nầy thay đổi với từng người trong chúng ta, nhưng đức tin, lòng trung thành, sự ngay thẳng, và lời cầu nguyện hiệu quả có thể làm tăng thêm khả năng ảnh hưởng của chúng ta, bất cứ đâu!
Bạn có muốn một kiểu mẫu cho đời sống cầu nguyện của bạn không? Bạn có muốn thay đổi thật hiệu quả đời sống của bạn và làm tăng thêm sự hiệu quả trong đời sống cầu nguyện và cái chạm của bạn không? Vậy thì, hãy chú ý các chi tiết của phân đoạn nầy và đòi hỏi lời hứa của Giacơ 5. Giacơ, người em của Chúa, có danh hiệu là “Hai đầu gối Lạc đà” vì cớ những vết chai sần trên hai đầu gối do ông hay cầu nguyện nhiều giờ đồng hồ liền. Phải, bạn nghĩ Đức Chúa Trời thường chỉ ra Giacơ là một con người cầu nguyện giống với ai chứ? Có lẽ chẳng có ai khác hơn là Êli.
Vì tầm cỡ của thư tín, Giacơ nói nhiều về sự cầu nguyện hơn bất kỳ một sách nào khác trong Tân ước. Hơn 14 câu trong sách Giacơ được dành đặc biệt cho sự cầu nguyện hay cho nguyên tắc của sự cầu nguyện. Hãy so sánh 1.5-8, 3.9-10, 4.2-3, và 5.13-18. Điều nầy tương đương khoảng 15% của quyển sách.
Lời cầu nguyện công khai của Êli (18.30-40)
Phần chuẩn bị cho sự cầu nguyện (các câu 30-35)
Lời mời gọi dân sự (câu 30a)
Tại sao bạn nghĩ Êli đã gọi dân sự đến gần? Vì những việc ông sắp làm, phần chuẩn bị và lời cầu nguyện của ông, đã được ấn định để đem lại sự dạy dỗ. Về lẽ đạo, lời mời rất có ý nghĩa và rất quan trọng cho đức tin và cho lời cầu nguyện có hiệu quả. Dân chúng mới vừa chứng kiến sự cầu nguyện hư không của các thầy tế lễ Baanh, và Êli muốn họ nhìn biết Giêhôva là Đức Chúa Trời chơn thật, Ngài đáp lời cầu nguyện khi dân sự đến với Ngài theo chương trình ân điển của Ngài. Ngài muốn họ chứng kiến quyền năng của sự cầu nguyện. Khi chúng ta cầu nguyện ở chỗ công cộng, chúng ta đừng giả vờ cầu nguyện, để cho người ta nghe thấy hầu kiếm được sự tán thưởng của họ. Sự cầu nguyện chung vẫn là một phương tiện không những là tôn cao Chúa và tìm kiếm ân điển Ngài, nhưng còn là cung ứng sự khích lệ và một ơn phước cho dân sự (I Côrinhtô 14.15-17).
Sự sửa lại bàn thờ (các câu 30b-32)
Đúng là một hành động quan trọng! Êli dạy chúng ta phải đến với Đức Chúa Trời theo những giới hạn của Ngài và qua các phương tiện tiếp cận của Ngài. Chúng ta sẽ nói nhiều về bàn thờ trong một phút, nhưng mục đích là đây: bàn thờ con sinh của Đức Giêhôva tiêu biểu cho phương tiện tiếp cận và mối tương giao với Ngài. Hãy chú ý hai việc:
(1) Một trong những từ được sử dụng nói tới việc dâng của lễ trong Cựu ước là qarab. Từ nầy có ý nói “đến gần, kéo đến gần, tiếp cận”, rồi “cung hiến, dâng”. Từ khác là alah, được dùng đến nói tới “đi lên, trèo lên, lên cao”. Khói của lễ thiêu bay lên tiêu biểu cho sự đến gần Đức Chúa Trời qua một con sinh làm thoả mãn sự thánh khiết của Đức Chúa Trời trong khi hưởng lấy sự chết có tính cách thay thế của Con Ngài.
(2) Việc sửa lại cái bàn thờ của Đức Giêhôva đã mô tả sự đến với Đức Giêhôva theo những giới hạn của Ngài bằng sự ăn năn hay xưng tội, và phục hồi lại các lãnh vực của sự tiếp cận mà chúng ta đã chễnh mãng như đã là trường hợp – không phải với Êli – mà là với Israel. Bàn thờ của Đức Chúa Trời (hay cách tiếp cận của Ngài) đã bị chễnh mãng và đã ở trong chỗ bị bỏ bê, hỗn độn. Trong chỗ của bàn thờ, họ đã thay thế bằng hệ thống thờ lạy hình tượng của Baanh.
Vì Đức Chúa Trời lắng nghe lời cầu nguyện của chúng ta, chúng ta cần phải sửa lại hay điều chỉnh lại những việc nào trong đời sống chúng ta làm ngăn trở mối tương giao với Ngài. Làm ơn ôn lại các phân đoạn Kinh Thánh quan trọng sau đây: Hãy so sánh Êsai 59.1..; Thi thiên 66.18; Châm ngôn 28.9; Mathiơ 5.23-24; I Phierơ 3.7; với 1 Giăng 1.9; Thi thiên 32.1..; 51.1…; và Châm ngôn 28.13. Cũng hãy chú ý cách Êli sửa lại cái bàn thờ – ông đã dùng 12 hòn đá. Sao phải là 12 chứ? Êli đang nhắc tới Vương quốc phía Bắc của 10 chi phái. Sau triều đại của Solomon, Vương quốc đã bị chia ra thành Vương quốc phía Nam gồm hai chi phái, Giuđa và Bêngiamin, và Vương quốc phía Bắc gồm 10 chi phái còn lại. Điều nầy chứng tỏ Đức Chúa Trời không hề chấp nhận sự phân chia nầy. Một trong những việc luôn luôn làm ngăn trở cái chạm của dân sự Đức Chúa Trời vào thế gian là sự chia rẽ. Đức Chúa Trời muốn dân sự Ngài thống nhất, hiệp một và cùng làm việc với nhau. Điều nầy rất rõ ràng trong Giăng 17.
Sự sửa soạn phần của lễ (các câu 33-35)
Mọi sự nầy được thực hiện vì mục đích chứng tỏ tính xác thực. Không những ông không đặt lửa ở dưới con sinh, mà ông còn đổ cho đầy nước ở dưới đó để không lầm lẫn về cách của lễ bị thiêu đốt. Đây là một việc làm của Đức Chúa Trời hằng sống. Có phải đời sống chúng ta cung ứng bằng chứng không sai chạy về quyền phép của Đức Chúa Trời, hay có phải chúng ta đang nhóm lửa ở dưới của lễ của chúng ta? Rõ ràng chúng ta là những người đang điều khiển cuộc sống của mình hơn là Chúa? Chúng ta cần đưa ra bằng chứng cho thấy đời sống chúng ta đang tách hẳn ra khỏi Đức Chúa Trời là Đấng đang ngự trong chúng ta dường bao!
Thời điểm và địa điểm cầu nguyện của ông (câu 36a)
“Đến giờ . . .” Mệnh đề ngắn ngủi nầy một lần nữa mang tính cách dạy dỗ. Như chúng ta đã thấy vài lần rồi (17.7, 17; 18.1), điều nầy không có nghĩa là: “và việc sắp xảy ra” đâu! Câu nói nhắc cho chúng ta nhớ rằng việc gì sẽ xảy đến chính là một sản phẩm của công việc Đức Chúa Trời trong đời sống của Êli. Trong mấy câu đi trước, mệnh đề nầy có ý đề cập tới việc đã xảy ra qua việc làm của Đức Giêhôva theo từng chi tiết, nhưng việc đã xảy ra ở đây đã được tác động theo lẽ đạo; đó là công việc của Đức Chúa Trời qua Ngôi Lời. Đây là kết cuộc của sự Êli biết rõ là kết quả của đức tin ông có nơi Ngôi Lời và là kết quả của tấm lòng ông khao khát muốn làm sự vinh hiển cho Đức Giêhôva. Êli đã chờ đợi cho tới thời điểm đặc biệt nầy, là ngày hành động và cầu nguyện trước mặt dân sự. Là một chứng nhân cho quyền phép của Ngôi Lời, Êli muốn dân sự phải nhìn thấy đời sống ông đã được vận hành bởi Lời của Đức Chúa Trời.
Làm ơn để ý những điểm quan trọng sau đây:
(1) Thời điểm cầu nguyện của ông là thời điểm dâng của lễ chay ban chiều như đã được Cựu ước mô tả.
(2) Địa điểm là nơi ông dâng lời cầu nguyện là gần bàn thờ trên đó có đặt con bò đực.
(3) Cả hai hành động mang tính biểu tượng nầy chỉ ra đức tin của Êli đặt nơi lẽ thật của Đức Chúa Trời.
(4) Êli đang hành động theo sự khải thị của Chúa trong Kinh Thánh Cựu ước. Ông đang đứng trên những lời hứa!
Chúng ta học được gì từ các hành động của Êli? Chẳng có cách nào tiếp cận với Đức Chúa Trời rồi vì thế chẳng một lời cầu nguyện nào được Đức Chúa Trời nghe thấy nếu không có con sinh và cách tiếp cận mà Đức Chúa Trời cho phép. Nhưng hãy nhớ của lễ trong Cựu ước nầy (cùng với hết thảy các thứ của lễ trong Cựu ước) đều là hình bóng hay kiểu cách nói tới Đấng Christ và con sinh của Đức Chúa Trời vì cớ tội lỗi của thế gian qua Con của Ngài (Hêbơrơ 10.5-10; Giăng 1.29). Điều nầy có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta hôm nay: ấy là Đấng Christ, Chiên Con của Đức Chúa Trời, đã đến và gánh lấy tội lỗi của nhân loại!
(1) Mọi người phải nhơn đức tin nơi thân vị và công tác của Đấng Christ mà đến với Đức Chúa Trời, là Đấng đã chịu chết trong chỗ của chúng ta để gánh lấy tội lỗi chúng ta (đối chiếu Giăng 14.6; Công vụ Các sứ đồ 4.12; Êphêsô 2.13-18; 3.12).
(2) Chúng ta cần phải cầu nguyện với Đức Chúa Cha trong danh của Đức Chúa Con, và trong quyền phép của Đức Thánh Linh (đối chiếu Giăng 14.13-14; 15.16; 16.23-24; Êphêsô 6.18).
(3) Chúng ta phải ở trong mối tương giao hay lời cầu nguyện đầu tiên của chúng ta phải là lời cầu nguyện xưng tội, bởi đó chúng ta thành thật xử lý với các nan đề của tấm lòng cũng như cách ăn ở của chúng ta (Thi thiên 66.18; 28.13; Êphêsô 4.30 và 6.18).
(4) Người tin Chúa phải cầu nguyện công khai trong danh của Đức Chúa Giêxu Christ là Đấng yêu thương chúng ta và đã phó chính mình Ngài cho chúng ta, như một bằng chứng và như một sự xét đoán linh hồn trong ngày mà sự cầu nguyện được đưa ra trong danh của Đức Chúa Trời hay trong danh của thần linh.
Kiểu cách ông thưa trình với Đức Chúa Trời (câu 36b)
Ông nói: “Lạy Giêhôva Đức Chúa Trời của Ápraham, của Ysác, và của Ysơraên”. Cách nói nầy công bố Giêhôva là Đức Chúa Trời của các giao ước và những lời hứa dành cho dân tộc. Lòng tin cậy của Êli nơi sự cầu nguyện dựa theo phần khải thị nói tới bản chất và bổn tánh của Đức Chúa Trời là Đức Giêhôva, và trên các nguyên tắc và chương trình đặc biệt của Đức Chúa Trời như đã được tỏ ra trong các giao ước của lời hứa đã được ban ra cho các vị tộc trưởng của Israel.
Thứ nhứt, khi ông nhắc tới Đức Chúa Trời là Đức Giêhôva, ông đã:
(1) Tin cậy và kể Đức Chúa Trời là “Đấng Ta Là”, là Đức Chúa Trời đời đời, bất biến, và độc lập của vũ trụ, với Ngài mọi việc đều không có gì là khó cả.
(2) Ông đã nương cậy vào Đức Chúa Trời, Ngài là Đấng đã tự bày tỏ chính mình Ngài ra cho dân tộc qua Môise và Luật pháp, và là Đấng đã chuộc lấy tuyển dân Ngài vì ba mục đích: (a) trở thành những người canh giữ Ngôi Lời; (b) trở thành ống dẫn cho Đấng Mêsi, Cứu Chúa của thế gian; và (c) trở thành sự sáng cho các nước (Sáng thế ký 12.3; Xuất Êdíptô ký 19.4-6; Phục truyền luật lệ ký 4.6-8; Roma 3.2; 9.4-6).
Thứ hai, khi ông nhắc tới Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của Ápraham, Ysác và Israel, ông đã đặc biệt suy nghĩ và cầu nguyện trong ánh sáng của các giao ước và những lời hứa và các luật lệ có quan hệ với Israel như: (a) Đức Chúa Trời sẽ không quên dân sự Ngài; (b) họ sẽ trở thành một nước thầy tế lễ cho các nước thuộc về sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời trong Đấng Mêsi hầu đến; (c) họ phải tránh né sự thờ lạy hình tượng bằng mọi giá; (d) vì vâng phục sẽ hưởng lấy ơn phước. Còn bất tuân sẽ bị rủa sả hay bị kỷ luật như đã được chép trong Phục truyền luật lệ ký 28-29 và Lêvi Ký 26; và (e) họ sẽ trở thành một dân của Lời Đức Chúa Trời. Đây là thực đơn hàng ngày của họ để họ phải ghi nhớ những việc quyền năng mà Ngài đã làm ra. Nói cách khác, lời cầu nguyện của Êli đã được tác động và được điều khiển bởi các nguyên tắc và lời hứa trong Kinh Thánh.
Mục đích và nội dung lời cầu nguyện của ông (các câu 36c-37)
Ông nói: “Xin tỏ cho người ta biết rằng”. Êli đã có điều lo toan và mỗi điều trong số đó đều nhắm vào sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và sự sống sung mãn của dân sự Ngài. Đây là bốn việc lớn mà dân sự cần phải nhận thấy và biết rõ:
(1) “Ngài là Đức Chúa Trời trong Israel” (18.36), và “Giêhôva là Đức Chúa Trời” (18.37). Đúng là dân sự phải nhìn thấy có một Đức Chúa Trời chơn thật, họ phải nhìn biết ai là Đức Chúa Trời chơn thật, và nhìn biết Ngài là hằng sống, mạnh giỏi và dính díu vào đời sống và dân tộc của họ.
(2) “Rằng tôi là kẻ tôi tớ Ngài”. Câu nói nầy cho chúng ta thấy Êli muốn dân sự phải nhìn thấy không những Đức Giêhôva là chơn thực, mà ông (Êli) cũng chơn thực nữa. Mặc dù ông phục vụ cho dân sự, ông không phải là tôi tớ của dân sự hay một người làm đẹp lòng dân sự (I Têsalônica 2). Thế gian thì đầy dẫy những tôn giáo giả hiệu, họ thờ lạy và phục vụ lòng ham muốn của riêng họ (Philíp 3.18-19). Câu nói nầy cũng cho thấy ông muốn họ phải nhìn thấy lẽ thật của Đức Chúa Trời mà ông đã nắm giữ, tin theo và lẽ thật ấy đã biến đổi đời sống ông. Lẽ thật nầy đã mang quyền phép của Đức Chúa Trời vào trong đời sống ông.
(3) “Và tôi vâng lời Ngài mà làm mọi sự này”. Đây là một bước tiến so với câu nói ở trên. Là tôi tớ của Đức Chúa Trời, đời sống chúng ta cần phải có trật tự và được điều khiển bởi Lời của Đức Chúa Trời, không phải bởi ý riêng và tính thất thường của con người, dù là theo ý riêng của chúng ta hay ý riêng của người khác. Dân sự phải đến để nhìn thấy mọi vấn đề của cuộc sống đều xoay quanh chặt chẽ với Ngôi Lời thiêng liêng. Họ cũng cần phải nhìn thấy đây là một lời đến từ Đức Chúa Trời, không phải là một nhóm ngăn cấm độc đoán được vạch ra để làm cho dân sự phải khốn khổ đâu. Mà đúng hơn, lời ấy có tính cách bảo hộ và có tính thần học về Chúa Cứu Thế. Đức Chúa Trời muốn đem đến phước hạnh và ý nghĩa vào trong đời sống của dân sự.
(4) “Ngài khiến cho lòng họ trở lại”. Êli không tìm một chút vẻ vang nào trong kết quả của phép lạ nầy. Toàn bộ đều là công việc của ân điển và quyền phép của Đức Chúa Trời (I Côrinhtô 3.5-7; 15.10). Ân điển! Ân điển! Ân điển! Êli muốn dân sự phải có lòng tin không đặt vào ông, một con người bình thường, mà đặt nơi Đức Giêhôva và Lời của Ngài mà Êli đã bước theo (I Côrinhtô 2.1-5). Êli cũng muốn dân sự phải nhìn biết đôi điều về lòng thương xót và tình yêu của Đức Chúa Trời: nếu không có ân điển của Đức Chúa Trời theo đuổi họ giống như chó săn của thiên đàng, họ sẽ càng chìm sâu trong tội lỗi và sự phán xét mà họ đáng phải chịu.
Tính khúc chiết trong lời cầu nguyện của ông
Lời cầu nguyện công khai của ông chỉ chiếm có hai câu và 63 từ trong bản Kinh Thánh Anh ngữ, và thậm chí còn ít hơn nữa trong bản Kinh Thánh Hêbơrơ. Ở đây chúng ta thấy một nguyên tắc xảy có xuyên suốt Kinh Thánh. Những lời cầu nguyện công khai thường nên vắn tắt, rõ ràng, và có mục đích. Chúa không lắng nghe chúng ta vì nói nhiều lời đâu! Những lời cầu nguyện công khai thường thì quá dài, đều đều, buồn tẻ, hay hùng hồn hoa mỹ nghe giống như nhân vật đang diễn một vai trong kịch nghệ của Shakespear vậy. Những lời cầu nguyện dài thường thì có tính khoe khoang trong đó (Mác 12.40).
Những kết quả trong lời cầu nguyện của ông (các câu 38-40)
Trong mấy câu nầy chúng ta thấy quyền phép của Đức Chúa Trời bày tỏ ra từ trời để thực hiện hai việc. Thứ nhứt, chúng ta thấy nhiều người nam người nữ đang xây lưng lại với Chúa. Chúng ta thấy sự phục hưng, sự phục hồi, và sự ăn năn. Thứ hai, chúng ta thấy dân sự trở nên dạn dĩ đủ để coi thường Giêsabên và hành quyết các tiên tri Baanh. Hãy nhớ, đây là bổn phận của họ theo giao ước và là cách xử trí có tính cách bảo hộ ở dưới luật pháp của Israel (Phục truyền luật lệ ký 13.4-5; 18.20).
Vậy thì, điều nầy áp dụng cho chúng ta ngày hôm nay như thế nào? Những lời cầu nguyện nhiệt thành của hạng người tôn giáo cảm động Thánh Linh của Đức Chúa Trời phải hoàn thành công việc của Ngài trong tấm lòng của dân sự. Mục tiêu là xây họ trở về Chúa rồi kế đó, là dân sự của Đức Chúa Trời, ban cho họ sự can đảm chọn lấy một chỗ đứng chống lại tình trạng bội đạo của thời đại. Chúng ta cần một sự làm chứng dạn dĩ. Chúng ta cần phải từ chối không sống giống như thế gian, hay bằng lòng với những ý tưởng, kiểu cách và kế sách của nó, một khi chúng đi ngược lại rõ ràng với Kinh Thánh. Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải dấn thân vào các vấn đề của thời đại đang đối mặt với xã hội của chúng ta.
Điều nầy có ý nói tới những lời cầu nguyện sốt sắng dành cho dân tộc và các nhà lãnh đạo của chúng ta. Điều nầy có nghĩa là phải chiếm lấy một chỗ đứng trong công ăn việc làm hay ở văn phòng. Điều nầy có nghĩa là đã biết rõ, làm chứng và đưa ra những câu trả lời, cầu nguyện, viết thư cho các đại biểu được chọn của chúng ta, bỏ phiếu, và những đại lộ khác mở ra cho chúng ta trong một xã hội tự do.
Lời cầu nguyện riêng của Êli (18.41-46)
Một sự đối chiếu giữa hai nhân vật (câu 41)
Rõ ràng là Aháp đi lên, ăn uống hoàn toàn không thưởng thức được ân sũng của Đức Chúa Trời. Ông ta là hình ảnh không còn nhạy bén gì nữa từ các năm tháng chối bỏ Đức Giêhôva. Trong ba năm rưỡi Vương quốc của ông đã đối mặt với một cơn hạn hán và đói kém rất khắc nghiệt bao phủ xứ. Các tiên tri của Baanh giờ đây đã bị giết chết ngay trước mắt ông và Đức Chúa Trời đã làm ra một phép lạ qua Êli, một tiên tri của Đức Giêhôva. Thật tư tưởng của Đức Chúa Trời không phải là tư tưởng của Aháp. Ông ta chỉ có một tư tưởng mà thôi. “Mưa sẽ đến, cơn đói kém sẽ hết, giờ đây ta sẽ tận hưởng mà chẳng còn có ai ngăn trở nữa”. Mặt khác, Êli vốn biết công việc của ông chưa phải là xong đâu. Đức Chúa Trời hành động qua lời cầu nguyện và ông đã đi lên đỉnh núi mà cầu nguyện.
Sự đối chiếu hiển nhiên nầy là một lời cảnh cáo cho hết thảy chúng ta. Nó cho thấy điều chi sẽ có trong tấm lòng của con người. Một người bị chiếm hữu với cái tôi và các chương trình riêng của mình. Còn người kia, bị chiếm hữu với Đức Giêhôva cùng mọi lời hứa của Ngài. Nguyện điều nầy sẽ trở thành một lời cảnh tỉnh cho hết thảy chúng ta. Đời sống cầu nguyện và cơn khao khát của chúng ta về Ngôi Lời là những phong vũ biểu hiển nhiên chỉ ra tình trạng của tấm lòng chúng ta. Khi chúng ta tiếp tục bất chấp sự khải thị của Đức Chúa Trời và cứ theo đuổi mọi ham muốn và chương trình riêng của chúng ta, nó có một tác dụng làm chai lì tấm lòng (Hêbơrơ 3.7-13; Mác 6.51-52).
Cơ sở cho lời cầu nguyện của Êli
Tất nhiên, cơ sở cho mọi hành động của Êli là lời hứa mà Đức Chúa Trời lập với ông trong 18.1. Nhưng tại sao phải cầu nguyện chứ? Đức Chúa Trời có phán: “mưa sẽ đến”. Trong Mathiơ 6.32, cảnh cáo các môn đồ chống lại những trình tự ưu tiên không đúng và lo lắng tới các chi tiết trong cuộc sống, Chúa phán: “Cha các ngươi ở trên trời vốn biết các ngươi cần dùng những điều đó rồi”. Nếu Ngài biết, Ngài quan tâm và Ngài đã hứa làm thoả mãn mọi nhu cần của chúng ta tùy theo sự giàu có trong nơi vinh hiển của Ngài, thì tại sao phải cầu nguyện chứ? Tôi tin câu trả lời đang nằm trong hai nguyên tắc rất đơn sơ của Ngôi Lời.
(1) Cầu nguyện là công cụ của đức tin của con người mà Đức Chúa Trời chọn để phiên dịch mọi lời hứa của Ngài ra hiện thực. Không những Đức Chúa Trời quy định cứu cánh, nghĩa là, cơn mưa, mà Ngài còn quy định phương tiện để biến lời hứa ra hiện thực nữa, đó là sự cầu nguyện. Nguyên tắc thứ hai xuất phát từ nguyên tắc thứ nhứt.
(2) Cầu nguyện cũng là một trong các phương tiện Đức Chúa Trời sử dụng để kéo chúng ta đến với chính mình Ngài và làm cho chúng ta thích nghi theo ý chỉ của Ngài. Cầu nguyện tỏ ra thái độ nương cậy vào Chúa của chúng ta và giữ chúng ta biết tin cậy và bị Ngài chiếm hữu. Không những điều nầy làm vinh hiển cho Chúa, mà nó còn kích thích sự tấn tới về mặt thuộc linh nơi chúng ta khi nó kiến thiết đức tin của chúng ta và giữ chúng ta cứ nhìn xem Ngài.
Ngay sau khi Chúa phán: “Cha các ngươi ở trên trời vốn biết các ngươi cần dùng những điều đó rồi”, Ngài còn phán: “Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa” (Mathiơ 6.33). Kế đó, trong chương kế tiếp, Ngài phán: “Hãy xin….” (Mathiơ 7.7). Đời sống Cơ đốc là một đời sống đức tin và sự Chúa chiếm hữu, một đời sống tin cậy và phát triển một mối tương giao, đầu phục đối với Đức Chúa Trời. Cầu nguyện là bàn tay của đức tin chìa ra và nắm lấy mọi lời hứa của Đức Chúa Trời. Đây là một trong những công cụ Đức Chúa Trời sử dụng để nắn đúc chúng ta ra giống ảnh tượng và các mục đích của Ngài.
Ý nghĩa và tầm quan trọng của Cạtmên
Có lẽ có phần phân tích ở đây xuất phát từ ý nghĩa tên của ngọn núi mà cuộc đối đầu đã diễn ra ở đó và là nơi Êli đã cầu nguyện cho có mưa xuống đem lại bông trái cho xứ sở. Như đã thấy ở trên, “Cạtmên” là một từ Hy bá lai có nghĩa là “một đất làm vườn, một nơi kết quả hay phì nhiêu”. Từ nầy ra từ chữ karam, “trông nom vườn nho” hay kerem, “một vườn nho”. Êli đã đi tới một nơi thật phì nhiêu. Nơi kết quả là đời sống cầu nguyện của chúng ta, nếu chúng ta cầu nguyện theo Kinh Thánh.
Tư thế của Êli trong sự cầu nguyện (câu 42b)
Điều nầy cho chúng ta thấy Êli đã cầu nguyện rất sốt sắng hay nhiệt thành (Giacơ 5.17). Ông rất thành thật. Ông chẳng có chút gì tôn giáo, ông cũng không cố gắng làm cho Đức Chúa Trời phải cảm động bằng cách phủ phục trên hai đầu gối của mình. Quì gối chỉ bày tỏ thái độ chân thành của tấm lòng ông và không nghi ngờ chi nữa là một tư thế mà ông có thể tập trung vào, nhưng nó không kiếm được một công trạng nào với Chúa, nó cũng không phải là phương tiện để rút câu trả lời từ nơi Đức Chúa Trời. Một số tư thế được thấy sử dụng trong Kinh Thánh cho sự cầu nguyện – đứng, quì gối, phủ phục, hai bàn tay giơ cao lên, v.v… Tư thế không phải là điều đáng kể đâu. Chính tấm lòng, thái độ, các động lực, đức tin, và bản chất của sự cầu nguyện theo ý muốn của Đức Chúa Trời.
Những người tin Chúa không được truyền dạy cho tư thế đặc biệt nào là đúng. Chúng ta giả định một tư thế giúp chúng ta suy nghĩ và tập trung vào Chúa – điều nầy mới đáng kễ đó! Nếu có người cho rằng tư thế của Êli cần có nhiều thời gian, họ không phải nhắc tới hai chơn của họ. Họ sẽ cần tới một đoàn xe tải.
Cuộc trao đổi với tôi tớ của Êli (các câu 43-44)
Bối cảnh nầy cung ứng một đối chiếu thứ hai giữa hai con người. Cuộc trao đổi nầy cho thấy Êli đã cầu nguyện trong đức tin, với sự mong mỏi. Ông đã cầu nguyện với lòng tin theo những lời hứa đặc biệt của Đức Chúa Trời và với sự bền đỗ ông cứ miệt mài trong sự cầu nguyện, không mỏi mệt, chao đảo hay nghi ngờ. Ông bảo tên đầy tớ phải trở lên “bảy lần”. Bảy (7) là con số trọn vẹn hay hoàn toàn trong Kinh Thánh. Đây không phải là con số của ma thuật đâu! Con số ấy dạy cho chúng ta biết những gì đức tin bền đổ và không chao đảo đạt được. Con số được vạch ra để dạy đỗ nguyên tắc của Luca 18.1: “phải cầu nguyện luôn, chớ hề mỏi mệt”. Điều cần thiết là phải giữ lấy sự cầu nguyện cho tới chừng chúng ta thấy rõ bằng chứng sự đáp lời. Êli không nói ông sẽ thôi cầu nguyện sau bảy lần đó.
Phần đối chiếu khác giữa hai con người được thấy nơi tên đầy tớ đang lo chạy lên chạy xuống, chạy tới chạy lui trên ngọn núi với Êli khi Êli cứ miệt mài trong sự cầu nguyện. Tên đầy tớ giống như nhiều tín đồ cầu nguyện trong vài phút, rồi ngó ra cửa sổ suy nghĩ: “đúng như mình nghĩ, chẳng có gì hết”. Thế rồi họ thử cầu nguyện một lần nữa và khi chẳng thấy động tịnh gì, họ tìm cách cầu nguyện thêm một lần nữa. Nhưng cầu nguyện giống như thế giống như một người phân tâm trong Giacơ 1.5, cầu xin, nghi ngờ, chao đảo, rồi nghi ngờ, và cứ thế. Êli không hồ nghi thậm chí sau sáu tường trình có tính tiêu cực. Ông cứ tiếp tục cầu nguyện. Tại sao vậy? Vì ông đang đứng với lòng tin quyết trên những gì Đức Chúa Trời đã hứa! Êli vốn biết rõ ý muốn của Đức Chúa Trời từ lời hứa trực tiếp của Đức Chúa Trời.
Quí vị có bao giờ giống như tên đầy tớ nầy không? Quí vị có thấy mình đang chạy ngược chạy xuôi, gần như điên rồ vì Đức Chúa Trời dường như không lắng nghe chăng? Phải đấy, chắc chắn tôi đã đối diện với, trong chính cuộc đời tôi và tôi nghĩ quí vị cũng thế thôi. Cho phép tôi đưa ra bốn đề nghị có thể giúp đỡ cho quí vị đây:
(1) Phải biết chắc lời cầu nguyện của quí vị được lập nền trên Ngôi Lời. Điều nầy cung ứng thái độ tin cậy.
(2) Phải biết chắc lời cầu nguyện của quí vị không bắt nguồn từ những động lực sai quấy hay xác thịt, mà được các nguyên tắc của Kinh Thánh soi dẫn. Hãy yên nghỉ trên chức vụ cầu thay của Đức Thánh Linh là Đấng cầu nguyện theo ý chỉ của Đức Chúa Trời (Roma 8.26-27).
(3) Hãy xin, hãy tìm, và hãy gõ trong một đức tin yên nghỉ nơi sự quan phòng, yêu thương, và thuận tiện của Đức Chúa Trời giống như một người cha vậy (Mathiơ 7.7-8).
(4) Trên hết mọi sự, hãy cầu xin Chúa dạy cho quí vị biết Ngài muốn làm gì trong và qua quí vị trong thời gian chờ đợi nầy.
Tên đầy tớ đầy dẫy với nỗi kinh ngạc khi anh ta nói: “Nầy” (trong bản Kinh Thánh Anh ngữ có chữ nầy) hay giống như một câu châm chọc: “nầy, tôi thấy ở phía biển lên một cụm mây nhỏ như lòng bàn tay”. Nếu ngạc nhiên, thì nỗi ngạc nhiên giống như Hội Thánh đầu tiên khi họ cầu nguyện cho Phierơ. Nếu châm chọc, thì giống như Thôma nghi ngờ kia, là kẻ bi quan yếm thế đã nghe câu: “Tôi nói cho ông biết rồi mà”.
Đối với Êli, là một người với hai con mắt đức tin, ông yên nghỉ trên lời hứa của Đức Chúa Trời, cụm mây nhỏ chỉ là phần khởi sự của một cơn mưa lớn. Trong phản ứng của Êli chúng ta thấy sự trông đợi của đức tin và của một người lập nền trên và tin tưởng theo Lời của Đức Chúa Trời. Ông không chần chừ. Ngay lập tức ông đã sai tôi tớ của mình đem một thông điệp đến cho Aháp. Đúng ra, sứ điệp ấy nói: “Hãy trở về cung điện hoặc vua sẽ bị cầm lại trong cơn mưa và đấy sẽ là một trận mưa mà vua không thể đi đâu được”. Rõ ràng là Êli đã mong mỏi những khe núi sẽ đầy những nước và sẽ trở thành nạn lụt lội mau chóng.
Những sản phẩm trong lời cầu nguyện của Êli (các câu 45-46)
Mưa trút xuống cả xứ (câu 45)
Cơn hạn hán đã bị phá vỡ qua lời cầu nguyện của đức tin theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, nhưng mục tiêu tối hậu là di dời cơn hạn hán thuộc linh trong xứ Israel. Sự việc nầy được ấn định để xây hạng tội nhân ra khỏi việc tìm kiếm cuộc sống không có Đức Chúa Trời. Đây là nội dung cho phương thức Giacơ sử dụng Êli làm một minh hoạ cho việc làm hiệu quả của một người công bình. Chúa thường chờ đợi trả lời những câu cầu nguyện của chúng ta cho các nhu cần thuộc thể hầu xử lý với các nhu cần thuộc linh của chúng ta. Điều nầy trở thành phương tiện cho sự kết thúc cơn hạn hán thuộc linh trong linh hồn của chính chúng ta và kế đó là trong cộng đồng của chúng ta.
Sức lực cho Êli (câu 46)
Êli đã nhận được sức lực siêu nhiên để chạy nhanh hơn Aháp. Không nghi ngờ chi nữa, điều nầy phác hoạ ra mọi nổ lực cho việc sống theo Ngôi Lời và sự cầu nguyện. Những kỷ luật của sự học hỏi Kinh Thánh và cầu nguyện (khi được thực hiện trong đức tin thay vì với một tinh thần theo luật pháp) đem lại năng lực cho một tâm linh sa sút thường muốn chịu thua hay đầu hàng. Chúng đưa sức sống vào trong đời sống của người tin Chúa như chúng ta đã được dạy dỗ trong Êsai 40.31.
Bài học cho tên đầy tớ của Êli
Có tác dụng khác trong sự cầu nguyện của Êli trong phân đoạn Kinh Thánh nầy. Tác dụng nầy không được nhắc tới trong đó, nhưng quí vị có thể hình dung ra tác dụng nầy xảy có trên tên đầy tớ ấy không? Tác dụng nầy đã làm gì cho sự tấn tới về mặt thuộc linh của hắn vậy?
Một minh họa ngắn được thấy có trong quyển sách có đề tựa là Elijah, do Howard Hendricks viết:
Chúng tôi có một gia đình rất đáng yêu trong cộng đồng của chúng tôi. Người cha cảm thấy Đức Chúa Trời đã thuyết phục ông bước vào công việc Cơ đốc. Vì vậy ông đã bán đi căn tiệm của mình với một giá hời rồi bước vào công việc mà Chúa đã kêu gọi ông. Và mọi sự gặp phải khó khăn về tài chính.
Một đêm kia trong giờ gia đình lễ bái, Timmy, đứa con út trong bốn người con trai, lên tiếng hỏi: “Bố ơi, bố có nghĩ Chúa Giêxu sẽ phiền nếu con xin Ngài ban cho một chiếc áo sơ mi?” Bố đáp ngay: “Tất nhiên là không rồi”. Vì thế họ đã viết quyển sách nhỏ có đề tựa là: “Áo sơ mi cho Timmy” Mẹ nói thêm: “Cỡ 7”. Quí vị dám chắc rằng mỗi đêm Timmy nhìn thấy cái áo khi họ dâng cầu nguyện xin cho có chiếc áo. Trong nhiều tuần lễ họ đã cầu nguyện xin chiếc áo đó – mỗi đêm.
Ngày kia, người mẹ nhận được một cú điện thoại gọi đến từ một thương gia Cơ đốc, người bán quần áo may sẵn ở phố Dallas. Ông ta nói: “Tôi vừa hoàn tất việc buôn bán toàn bộ hàng trong tháng 7. Khi biết bà có bốn cậu con trai thì tôi thấy mình có một số quần áo bà có thể dùng cho các cháu. Bà có cần một số áo sơ mi cho các cháu không?” Bà đáp: “Cỡ mấy ạ?” “Cỡ 7 đấy!” “Ông có bao nhiêu cái ạ!” Ông ta đáp: “Tôi có 12 cái cỡ ấy đấy, thưa bà!”
Quí vị sẽ làm gì nào? Một số phụ huynh sẽ nhận lấy lô áo sơ mi rồi lựa lọc tại văn phòng và đưa ra một vài lời than phiền với đứa con. Còn gia đình nầy thì không phải như vậy đâu! Đêm đó, như đã trông đợi -- “Đừng quên, mẹ ạ, chúng ta hãy cầu nguyện về chiếc áo sơ mi”. “Chúng ta không phải cầu nguyện về áo sơ mi nữa, Timmy ạ. Chúa đã đáp lời cầu nguyện của con rồi”. “Ngài đáp lời rồi hả mẹ!?!” “Phải đấy con”. Như đã xếp đặt trước, anh Tommy bước ra, lấy chiếc áo, đem vào, rồi đặt nó lên bàn. Đôi mắt của Timmy tròn xoe hẳn ra. Tommy bước tới, lấy cái áo khác rồi đem vào. Ra, vào, ra, vào, cho tới chừng nó chất đủ 12 cái sơ mi lên trên bàn, và Timmy nghĩ Đức Chúa Trời đã đi ra tiệm bán áo sơ mi mà mua chúng. Ngày nay có cậu bé tên là Timmy vẫn còn tin rằng có một Đức Chúa Trời ở trên trời Ngài quan tâm đủ đến nhu cần của một cậu bé nên cung ứng cho một áo sơ mi. Con cái của quí vị có biết chuyện ấy chưa? Quí vị có biết chuyện ấy xảy ra trong một xã hội giàu có chăng?
Đôi khi chúng ta phải viết “Không” trong cột trả lời . . . đây đúng là một câu trả lời nhiều như chữ có vậy.
Trong khi chúng ta không nên nhìn lại những kinh nghiệm của mình như cơ sở chính của đức tin chúng ta cho cuộc tương lai, chắc chắn những kinh nghiệm đáng nhớ như thế có một cái chạm trên đức tin của chúng ta khi chúng nhắc cho chúng ta nhớ tới sự thành tín của Đức Chúa Trời.
PHẦN KẾT LUẬN
Nếu cầu nguyện quan trọng như thế, tại sao lại có nhiều tín đồ cứ tiếp tục do dự trong sự cầu nguyện của họ? Phải, việc nầy không phải là ngẫu nhiên đâu! Đó là kết quả của kế sách của Satan nhắm vào khuynh hướng tự nhiên của chính chúng ta. Satan không phiền đâu nếu chúng ta làm chứng nhiều, hắn sẽ phiền nếu chúng ta cầu nguyện nhiều vì hắn biết, trình với Đức Chúa Trời về người khác vốn dĩ quan trọng hơn là nói với người ta về Đức Chúa Trời. Đó là khi chúng ta khởi sự thưa với Đức Chúa Trời về người ta thì sự làm chứng của chúng ta càng trở nên hiệu quả hơn.
Cũng một thể ấy áp dụng cho việc học hỏi Ngôi Lời, dạy dỗ Ngôi Lời cho nhiều người khác, hay sinh hoạt Cơ đốc. Nếu Satan có thể lôi kéo tín đồ không quì gối cầu nguyện, và giữ chúng ta cứ chạy lên chạy xuống những ngọn núi khác nhau trong đời sống chúng ta, hầu cho chúng ta nắm bắt ít ỏi về Ngôi Lời. Thay vì kiêu ngạo về mặt thuộc linh sẽ phát triển và sinh hoạt sẽ trở thành sinh hoạt bận rộn, nhưng không có hiệu quả. Cầu nguyện là chiều kích rất quan trọng trong đời sống của từng tín đồ. Nguyện Chúa giúp chúng ta biết giữ lấy đích nhắm quyền phép của sự cầu nguyện.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét