Thứ Hai, 11 tháng 1, 2010

Cảnh hiểm nghèo của Giôsép- Phần2



Như lằn lửa bay chớp lên không - Phần 4
"Cảnh hiểm nghèo của Giôsép- Phần2"
Mục sư David Legge
Bây giờ chúng ta mở Kinh Thánh ra, sách Sáng thế ký chương 40, và đây là bài nghiên cứu thứ tư của chúng ta trong loạt bài: 'Như lằn lửa bay chớp lên không' – như Gióp nói: 'Nhưng loài người sanh ra để bị khốn khó, như lằn lửa bay chớp lên không’. Chúng ta đã nhìn vào cảnh khốn khổ của Ápraham, chuyến hành trình sống động của Giacốp, tuần rồi chúng ta đã nhìn vào cảnh hiểm nghèo của Giôsép – phần 1 – và tôi mong rằng quí vị đã ghi chép phần nghiên cứu của mình tuần qua, vì chúng ta sẽ tiếp tục ở điểm ba tối nay, và Đức Chúa Trời muốn chúng ta sẽ hoàn tất phần nghiên cứu nầy trong bài thứ tư tối nay.

"Chúng ta đã nhìn thấy từ bóng tối của sự cám dỗ và tội lỗi, sự bắt bớ, sự xa lánh, và sự ruồng bỏ – giống như chiếc áo choàng nhiều màu sắc của ông – xuất hiện một chiếc cầu vồng của hy vọng, nhận biết một người với Đức Chúa Trời có thể kháng cự sự cám dỗ, một người với Đức Chúa Trời ở bên cạnh mình có thể đứng vững vàng bên bờ đắc thắng – và sự nhận biết ấy cung ứng sự trông cậy cho chúng ta".
Tuần qua, chúng ta đã đồng đi với Giôsép, chúng ta bắt đầu chuyến hành trình hiểm nghèo với ông từ túp lều bẩn thỉu của cha ông trong đồng bằng Đôthan. Kế đó, chúng ta cùng đi với Giôsép đến cung điện nguy nga của Phôtipha, và khi chúng ta cùng đi với chàng trai trẻ Giôsép nầy, chúng ta cảm nhận được sự ông bị phản bội khi các anh ông ném ông xuống một cái hố, chúng ta đã cảm nhận được nỗi đau của ông khi họ đem bán ông cho các thương buôn người Mađian, chúng ta đã dự phần vào tình trạng cô độc của ông khi ông bước vào một đất ngoại bang, một xứ lạ với một tiếng nói lạ, nền văn hoá và những phong tục lạ. Một nô lệ trẻ tuổi đã quáng mắt bởi nét tráng lệ của cung điện vệ sĩ hoàng gia. Thế rồi, ông đã sống trong ngôi nhà đó và đã trèo lên nấc thang địa vị quyền lực, có quyền hành trên mọi sự trong nhà Phôtipha, chúng ta đã cảm nhận được màu đỏ huyết dụ cám dỗ đang dao động qua lương tâm của ông khi vợ của Phôtipha đề nghị trao thân cho ông. Kế đó, như chúng ta đã thấy chàng trai trẻ nầy đứng vững vàng, tinh thần của chúng ta phục hồi lại với sự tán thưởng và khâm phục khi chúng ta nghe thấy lời lẽ của Giôsép, Sáng thế ký 39.9: 'Thế nào tôi dám làm điều đại ác dường ấy, mà phạm tội cùng Đức Chúa Trời sao?'. Chúng ta đã nhìn thấy từ bóng tối của sự cám dỗ và tội lỗi, sự bắt bớ, sự xa lánh, và sự ruồng bỏ – giống như chiếc áo choàng nhiều màu sắc của ông – xuất hiện một chiếc cầu vồng của hy vọng, nhận biết một người với Đức Chúa Trời có thể kháng cự sự cám dỗ, một người với Đức Chúa Trời ở bên cạnh mình có thể đứng vững vàng bên bờ đắc thắng – và sự nhận biết ấy cung ứng sự trông cậy cho chúng ta.

Chúng ta đã hành trình với Giôsép, tôi nghĩ chúng ta đã hành trình với ông một cách gần gũi, thân mật, và tình cảm như vậy chỉ vì chuyến hành trình của ông cũng là chuyến hành trình của chúng ta. Nhưng tôi hy vọng chúng ta cũng nhìn thấy một Đấng lớn lao hơn Giôsép, tôi mong rằng chúng ta đã nhìn thấy và chúng ta sẽ nhìn thấy tối nay Con Người của sự buồn rầu rất quen thuộc với nỗi đau khổ. Đúng là một chuyến hành trình hiểm nghèo với Giôsép xuyên suốt đời sống của ông, tuần rồi chúng ta đã nhìn vào sự gia đình, các anh ông đã xa lánh ông, sự họ bắt bớ ông, sự họ ruồng bỏ ông khi ông bị ném vào cái hố và sau đó bị đem bán cho những thương buôn người Mađian, và kế đó là sự cám dỗ trong nhà của Phôtipha.

Chỗ mà chúng ta nghiên cứu tối nay là chỗ mà sự cám dỗ khiến cho ông phải trả giá, mọi hậu quả của sự ông kháng cự cơn cám dỗ và đứng vững cho Đức Chúa Trời, và đứng vững chống cự với vợ của Phôtipha – đó là chỗ mà chúng ta tìm gặp ông tối nay: bị bỏ tù. Ông đang nếm trải kinh nghiệm tù đày nầy, khi chúng ta bắt đầu phần nghiên cứu của mình ở chương 40. Ở đây chúng ta có mọi hậu quả của sự Giôsép trung tín với Đức Chúa Trời và thực ra với chủ của ông trong đời nầy. Khi chúng ta nhận biết các cảm xúc phải xảy có nơi thân thể và lý trí của chàng trai trẻ nầy khi ông được hiến cho lời đề nghị đầy tính cám dỗ như thế, chúng ta bắt đầu nhận biết năng lực của bổn tánh từng có nơi chàng trai trẻ nầy – nhưng khi chúng ta nhìn thấy phản ứng của vợ Phôtipha nghịch lại Giôsép, chúng ta cũng nhận biết William Shakespeare muốn nói gì khi ông thổ lộ: 'Địa ngục không có một sự giận dữ nào giống như một người đờn bà bị khinh dễ'. Vì nàng không nhận được điều mình mong muốn, và không thoả mãn theo đường lối của riêng mình – sự ban thưởng của nàng – quí vị biết rõ câu chuyện và tôi sẽ không lần lượt mọi sự tối nay như một giáo viên Trường Chúa nhật đâu, quí vị biết rõ câu chuyện, hầu hết trong quí vị đều biết rõ rồi. Nhưng quí vị biết rằng Giôsép đã bị vu cáo bởi người nữ về việc cưỡng dâm nàng, nàng đã trình ra chiếc áo choàng mà Giôsép đã bỏ lại khi ông vuột khỏi tội lỗi và bỏ nó lại sau lưng mình. Vì cớ chiếc áo đó ông đã bị ném vào nhà ngục.

"Chàng thanh niên nầy đã vuột bỏ chiếc áo choàng về mặt tình cảm, về thuộc linh và về thuộc thể, và giờ đây chàng thấy mình đang ở trong một cái hố đáng thương".
Những nhà ngục trong thời của Giôsép không giống như nhà tù hôm nay đâu - chúng giống như khách sạn Hilton ngày nay – nhưng nhà ngục giam giữ Giôsép thì rất khác biệt. Trong chương 40, nếu quí vị nhìn vào hai câu 14-15, quí vị sẽ đọc mấy câu nầy: 'Song khi quan được hưởng lạc lại rồi, xin nhớ đến tôi, làm ơn tâu cùng Pha-ra-ôn về nổi tôi, và đem tôi ra khỏi chốn nầy. Vì tôi bị người ta bắt đem ra khỏi xứ của người Hê-bơ-rơ, và tại đây tôi cũng chẳng có làm gì mà bị cầm nơi lao-lung nầy'. Giờ đây, sát nghĩa theo tiếng Hy bá lai, ông đã gọi nhà tù nầy là 'nơi lao lung', gọi như thế là đúng theo ngôn ngữ Hy bá lai. 'Tôi đã bị cầm nơi lao lung nầy, và tôi không đáng bị như thế'. Tôi muốn quí vị tưởng tượng tối nay xem, xem cái lao lung nầy giống với cái gì đã – không một cánh cửa sổ, được lát sỏi đá, đen đúa bẩn thỉu, không một ánh đèn, không có thoáng khí hay thông gió, chẳng một chút dễ chịu vì không được tắm rửa, không có một sự phân biệt nào với các tù nhân khác xung quanh quí vị – và suốt cả ngày dài quí vị kéo lê thân người của quí vị từ góc nhà lao nầy sang góc khác vì cái cùm siết quanh hai tay và hai chân của quí vị. Chàng thanh niên nầy đã vuột bỏ chiếc áo choàng về mặt tình cảm, về thuộc linh và về thuộc thể, và giờ đây chàng thấy mình đang ở trong một cái hố đáng thương.

Tôi không biết rõ về quí vị – nhưng là một Cơ đốc nhân, khi quí vị kiếm chỗ đứng của mình, có nhiều người không đếm xỉa gì tới quí vị, vì cớ lẽ thật mà quí vị đang bênh vực cho. Giôsép đã chiếm được một chỗ đứng và có nhiều người đã bắt tù ông, có nhiều người gạt ông ra và đẩy ông vào chỗ bị quên lãng, thế nhưng sự dạy của quyển sách nầy và sự dạy trong câu chuyện của Giôsép là đây: câu chuyện ấy quan trọng như thế nào? Câu chuyện quan trọng ra sao nếu các anh của quí vị xa lánh quí vị? Câu chuyện ấy quan trọng thể nào nếu có vợ của ai đó đang nhắm vào quí vị? Câu chuyện sẽ ra sao nếu Đức Chúa Trời đang hiện diện vì quí vị? Đây là sứ điệp mà chúng ta phải tiếp thu vào tâm trí của mình những bài học mà Giôsép mang lại cho chúng ta trong thời buổi và thời đại hiện nay, đây là sứ điệp ấy: vô luận điều chi đã xảy ra cho Giôsép, Đức Chúa Trời đã ở với Giôsép! Đức Chúa Trời đã vùa giúp cho Giôsép trong ngục tù.

Khi chúng ta xem Tân ước, chúng ta thấy rằng sứ đồ Phaolô, giờ đây hãy suy gẫm về việc nầy trong một phút, vị sứ đồ vĩ đại nầy, nhân vật cao trọng nầy đã khiến cho nhiều linh hồn được sanh lại, nói theo cách thuộc linh, ông đã sáng lập và đã chăm sóc cho nhiều Hội thánh, và đã đổ cả sinh mạng của mình ra chăm sóc cho nhiều Hội thánh, ông nói luôn về một trường hợp: 'hết thảy đều lìa bỏ ta'. Bây giờ hãy dành một phút xác định lại trong lý trí của quí vị, từng tín hữu và từng Hội thánh ở Á châu đã xây lưng lại với sứ đồ Phaolô! Hãy tưởng tượng xem! Thế mà Phaolô vẫn nói: 'Nhưng Chúa đã giúp đỡ ta'. Sẽ ra sao nếu mọi người đều xây lưng lại với quí vị? Việc ấy có quan trọng không? Như Phaolô có thể kể lại trong sách Rôma: 'Nếu Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta, thì còn ai nghịch với chúng ta?'.

"Sẽ ra sao nếu quí vị xuống thấp trong bảng đánh giá của con người? Sẽ ra sao chứ?"
Giờ đây, có nhiều người trong vòng chúng ta, đặc biệt là Cơ đốc nhân, đang bị cô lập bởi dư luận của nhiều người khác và bởi cách đánh giá của họ đối với quí vị. Tôi nghĩ điều nầy có thể áp dụng được đây, đặc biệt trong lãnh vực truyền giáo và thường được gọi là những lãnh vực cơ bản, ở đó huyết mà chúng ta đang có trong cuộc sống và sự tự do bởi đó chúng ta phải phấn đấu cho, Đấng Christ đã mua lấy cho chúng ta nhờ vào huyết của Ngài, chúng ta bị tước mất sự tự do đó do chúng ta nhìn quá bờ vai của mình do những điều chúng ta suy tưởng về bản thân mình – sự đánh giá của Ngài về chúng ta – và chúng ta bị cô lập bởi sự sợ hãi, và sự sợ hãi con người mang tới một cái bẫy. Chúng ta chưa nói về sự dạy của Kinh Thánh, chúng ta cần phải lo sợ việc phá vỡ các nguyên tắc cùng những luật lệ trong Kinh Thánh, chúng ta cần phải bước đi trên con đường hẹp đó, nhưng những gì chúng ta đang đề cập tới đều là truyền thống của các trưởng lão, những gì chúng ta đang nói tới là luật pháp và điều lệ mà nhiều người nam người nữ chất chứa trong lý trí của họ rồi muốn áp đặt chúng trên người khác. Sẽ ra sao nếu quí vị xuống thấp trong bảng đánh giá của con người? Sẽ ra sao chứ?

Tôi muốn trình bày với quí vị một việc: người nào quên đi những gì người ta suy nghĩ sẽ nối kết với Đức Chúa Trời và cởi mở với Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy hướng mắt mình trong một phút nhìn xem Đức Chúa Giêxu Christ, là Con Người của sự buồn rầu và quá quen thuộc với sự buồn thảm – thực vậy, chúng ta giấu mặt mình khỏi Ngài. Ngài đã đến trong xứ thuộc về mình, và dân Ngài chẳng hề nhận lấy Ngài. Thực vậy, quí vị có biết họ đã nói gì về Ngài không? 'Hắn là kẻ say rượu, hắn là bạn của phường thâu thuế, hắn là bạn của hạng tội nhân' – trong Mathiơ 12 họ vu cáo Ngài bị Bêên Xêbun, là chúa quỉ ám, rồi kế đó họ còn nói: 'Ngươi là con ngoại tình, còn chúng ta chẳng phải là con ngoại tình' – suy ra: 'Quí vị là'. Tôi lấy làm lạ sao mỗi một người chúng ta lại mau mắn nhảy ra biện hộ minh chứng gốc gác của mình, nhưng Kinh Thánh nói về Ngài: 'Khi Ngài bị rủa sả, Ngài không rủa sả lại'. Còn sách Philíp chép: - ôi, điều nầy đáng kinh sợ lắm! – chỉ có thể nói về Đấng Christ như sau: 'chính Ngài đã tự bỏ mình đi'. Họ nghĩ sao về Ngài, Ngài chẳng quan tâm! Khi họ bắt lấy và đóng đinh Ngài trên cây thập tự nhuộm máu đó, người ta nghe Ngài nói: 'Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ chẳng biết mình làm điều gì?'.

Giờ đây, chúng ta hãy nhìn lại Giôsép một chút đi. Ông giải thích điềm chiêm bao của quan tửu chánh, và chúng ta không đi sâu vào từng chi tiết của điềm chiêm bao ấy, nhưng khi ông ở trong tù, ông giải thích điềm chiêm bao của quan tửu chánh, ông nài xin ông ta, yêu cầu ông ta rằng ông ta phải nhớ tới ông khi ông ta ra khỏi tù mà nhập cung của Pharaôn – rồi không bao lâu sau đó khi cánh cửa nhà ngục đóng lại sau lưng quan tửu chánh, nhiều năm tháng trôi qua và quan tửu chánh đã quên phứt Giôsép! Câu 23 chương 40 chép: 'Đoạn, quan tửu chánh chẳng còn nhớ đến Giô-sép nữa; quên người đi'. Bây giờ hãy nghe đây, hỡi con cái của Đức Chúa Trời, tối nay, tôi muốn quí vị nên đánh dấu điều nầy: quí vị có thể có mặt tại đây tối nay và quí vị đã bị nhiều người quên lãng, quí vị bị bè bạn và thân tộc quên lãng, có thể do một phong trào nào đó hay một Hội thánh dựng lên, quí vị sẽ chịu khổ, quí vị đang sống trong cô độc – nhưng hãy nhận lấy sự yên ủi tối nay bằng điều nầy: mặc dù quan tửu chánh đã quên phứt Giôsép đi, Đức Giêhôva đã nhớ đến ông! Tôi lấy làm lạ, tôi chỉ lấy làm lạ, khi Giôsép đương nằm trên nền nhà tối tăm lạnh lẽo của xà lim nhà tù kia, thì kẻ cám dỗ đến với ông rồi thì thầm bên lỗ tai: 'Giôsép ơi, nếu ngươi không sống thực với mấy điềm chiêm bao xưa kia trong thời thơ ấu của ngươi và với Đức Chúa Trời ngươi, ngươi sẽ không ở trong cái chỗ bẩn thỉu nầy đâu!'. Tôi dám chắc có nhiều lần kẻ vu cáo đã đến với ông rồi nói: 'Nếu ngươi chịu nằm ngủ với người đờn bà kia, người đã là Thủ Tướng của Ai cập lúc nầy rồi! Ngươi sẽ không nằm trong cái nhà ngục nầy đâu!'.

"Ma quỉ thường nói tới sự thật...nhưng hắn pha trộn sự thật với một ít lầm lẫn".
Tôi muốn quí vị để ý tới một việc tối nay – cần phải đi thẳng vào vấn đề, vì ma quỉ thường nói tới sự thật, quí vị có biết như thế chưa? Nhưng hắn pha trộn sự thật với một ít lầm lẫn, và tôi nghĩ, quí vị biết rồi, rằng Giôsép có lẽ đã là Thủ Tướng của Ai cập do chịu nằm ngủ với người đờn bà nầy, có thể ông có mặt ở đó theo phương thức ấy để ông có thể hăm doạ bà ta. Có thể ông đã đạt tới đỉnh cao sự nghiệp của mình, và nếu ông muốn ông có thể đạt tới mọi cứu cánh của mình bằng những phương tiện sai lầm. Nhưng hãy nghe đây: nếu ông đã làm theo như thế ông sẽ không thích ứng để trở thành một cái bình cho Đức Chúa Trời sử dụng, ông sẽ không thích ứng làm một người giải cứu cho Đức Chúa Trời để dấy lên và để giải thích các điềm chiêm bao của Pharaôn. Ông đã chiếm lấy lòng tin trong mọi sự mà Đức Chúa Trời sẽ làm cho ông, nhưng trong chương 41 và câu 16 khi ông giải thích điềm chiêm bao của Pharaôn, ông nói: 'Ấy chẳng phải tôi đâu: Đức Chúa Trời đã ban cho bệ hạ một câu trả lời. Tôi không phải là người có thể giải thích điềm chiêm bao, tôi chỉ là chiếc bình của Đức Chúa Trời mà thôi' – nhưng ông không thể là chiếc bình của Đức Chúa Trời nếu ông chiếm lấy địa vị của Đức Chúa Trời theo một cách không đúng. Ông không thể là người giải cứu mà Đức Chúa Trời cần có để giải cứu Israel ra khỏi cơn đói kém – và ở đây, làm ơn nhìn xem đi, đây là một bài học quan trọng cho chúng ta. Phaolô trong các thư tín của ông nói tới chúng ta đang chạy một cuộc đua, và có nhiều lúc ông sử dụng một cuộc chạy và các vận động viên là một hình bóng để nói tới cuộc chạy Cơ đốc và cuộc sống Cơ đốc. Phaolô nói trong các thư tín của ông ở II Timôthê 2.5, hãy cẩn thận lắng nghe: 'Cùng một lẽ đó, người đấu sức trong diễn trường chỉ đấu nhau theo lệ luật thì mới được mão triều thiên'.

Quí vị đã đạt được mão triều thiên chưa? Cái điều quan trọng không phải là chạy xong cuộc chạy, nhưng Phaolô đang nói – và Giôsép đang bày tỏ ra – rằng cái điều quan trọng là biết tuân giữ mọi luật lệ dọc theo đường chạy. Nói như thế càng thấy khó khăn thêm, có phải không? Khi chúng ta nhìn xem nhân vật nầy, Giôsép, chúng ta thấy sự tuân giữ đó; khi chúng ta nhìn xem Phaolô, chúng ta cũng nhìn thấy sự tuân giữ đó; nhưng tôi muốn quí vị tối nay nhìn vào Đấng Tác Giả và Thành Toàn của đức tin chúng ta - là Đức Chúa Giêxu Christ. Tuần vừa qua, chúng ta đã gặp Mathiơ 4, và nếu chúng ta quay trở lại đó, chúng ta thấy sự tuân giữ ấy ở một trong những lần thử thách của Chúa đến từ ma quỉ; ma quỉ đã đem Ngài lên một nơi cao rồi tỏ cho Ngài thấy hết thảy các nước của trần gian, và hắn nói với Ngài: 'Ví bằng ngươi sấp mình trước mặt ta mà thờ lạy, thì ta sẽ cho ngươi hết thảy mọi sự nầy'. Bây giờ, Chúa đến với trần gian để làm gì? Ngài đã vào trong thế gian để cứu các nước của trần gian, Ngài đã vào trong thế gian để cứu lấy hạng tội nhân – mọi nước, mọi chi phái, mọi dân và mọi thứ tiếng – Ngài đã đến với thế gian để đem Vương Quốc của Ngài đến với trần gian, và đấy là những gì kihến Ngài phải có mặt tại đó. Ma quỉ đã đến với Ngài và hắn đã hiến cho Ngài một con đường tắt! Nhưng, quí bạn tôi ơi, không thể như thế được đâu. Hắn hiến cho Ngài một đường lối dễ dàng khi có được những nước ấy, nhưng nếu Chúa nhận lấy phương thức đó – và Ngài không thể nhận lãnh đường lối ấy với mọi sự thánh khiết và công bình của Ngài – còn nếu Ngài nhận lãnh phương thức ấy Ngài sẽ không tranh đấu đúng luật, và Ngài sẽ hoàn toàn đánh mất mọi sự một cách tuyệt đối – song, tất nhiên là không thể như thế được! Tại sao vậy? Đây là lý do tại sao: vì ngài là thánh khiết, không vít, không tì, phân biệt đối với hạng tội nhân, và như chúng ta đã nhìn thấy tuần qua không có bổn tánh tội lỗi trong lòng Ngài để bị kéo theo những cơn cám dỗ nầy. Đấy là lý do tại sao chúng ta có thể đọc thấy không những Chúa Giêxu đã nhận lấy phần thưởng, mà Đức Chúa Giêxu Christ còn phấn đấu và tuân giữ đúng luật lệ nữa. Đấy là lý do tại sao tác giả thơ Hêbơrơ nói, hãy lắng nghe câu nói nầy: 'là Đấng vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá, khinh điều sỉ nhục, và hiện nay ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời'. Quí vị có biết điều chi nói cho tôi biết mình là một môn đồ của Đức Chúa Giêxu Christ không? Có hai việc: một, không có một con đường tắt nào trong cuộc chạy của Đức Chúa Trời; hai, khi phương thức thập tự giá là phương thức dành cho Đấng Christ, phương thức thập tự giá cũng dẫn chúng ta về tới quê hương nữa.

Cái điều đau đớn, là không có nỗi khó khăn nào là mau chóng cho Giôsép, cho Phaolô, hay cho Đức Chúa Giêxu Christ Chúa chúng ta. Lời của Đức Chúa Trời cho chúng ta biết rằng nếu chúng ta cùng chịu khổ với Chúa Giêxu – nếu chúng ta cùng chịu khổ – chúng ta cũng sẽ đồng trị với Ngài, còn nếu chúng ta chối Ngài, Ngài cũng sẽ chối chúng ta. Bây giờ, quí bạn tối nay của tôi ơi, cái điều tôi muốn quí vị nhìn thấy tối nay là: nếu quí vị đã thể hiện lối sống Cơ đốc giống như Giôsép, với mọi điềm chiêm bao nầy về những điều Đức Chúa Trời sẽ làm trong đời sống của quí vị, hãy ngợi khen Đức Chúa Trời về việc đó – nhưng có lẽ, giống như Giôsép, điềm chiêm bao của quí vị đã mau chóng đổi thành một nhà tù! Tôi dám khuyên quí vị nên nhìn xem Giôsép rồi nhìn thấy các điềm chiêm bao của ông đã bị vỡ tan, chúng trở thành một nhà ngục, nhưng những điềm chiêm bao vỡ tan đó là một con đường duy nhất dẫn tới vòng nguyệt quế.

"Họ tưởng họ đã tiêu diệt Đấng Christ, nhưng Đức Chúa Trời đã đưa sự cứu rỗi của quí vị và tôi vào trong hiện thực – điều ấy há chẳng kỳ diệu sao?"
Câu nói xác định toàn bộ đời sống của Giôsép có thể thấy có trong chương 50 của sách Sáng thế ký, nếu quí vị mở sách ấy ra, và câu 20. Cuộc đua tiếp diễn cho tới phần cuối của câu chuyện – quí vị có nhớ các anh của Giôsép đã đến trước mặt ông, họ đến tìm mua lương thực trong xứ Ai cập, và các anh của Giôsép đã không nhận ra Giôsép, mà Giôsép đã nhận ra họ. Sau một vài trò chơi được bày ra cho họ, sau một thời gian ngắn ông đã tự tỏ mình ra cho họ, và câu 20 ông nói với họ: ‘Các anh toan hại tôi, nhưng Đức Chúa Trời lại toan làm điều ích cho tôi'. Giờ đây nếu quí vị chưa tiếp thu được một điều gì từ câu chuyện và đời sống của Giôsép, hãy tiếp thu điều nầy! Khuôn mẫu chính là đồi Gôgôtha, con người cho địa điểm ấy là hạng gian ác, người La mã sử dụng đồi ấy cho kẻ ác, ma quỉ đã bước ra khỏi địa ngục và không ai biết chúng đã làm gì cho Đức Chúa Giêxu Christ ở đó trên cây mộc hình – không ai biết hết, sự ấy kín giấu đối với chúng ta – nhưng Đức Chúa Trời, halêlugia, đồi Gôgôtha đã được sử dụng để làm ích cho! Họ tưởng họ đã tiêu diệt Đấng Christ, nhưng Đức Chúa Trời đã đưa sự cứu rỗi của quí vị và tôi vào trong hiện thực – điều ấy há chẳng kỳ diệu sao?

Cũng một thể ấy trong mọi sự thuộc về chương trình của Đức Chúa Trời – hỡi con cái đang nếm trải đau khổ tối nay, cái điều tôi muốn quí vị nhìn thấy: ấy là một trong những chìa khoá để qua khỏi đau khổ và rối rắm trong cuộc sống là nhận lãnh mọi sự xảy đến trên đường lối của quí vị như đã đến từ tay của Đức Chúa Trời vậy, quí vị nên tin rằng mọi sự xảy đến vì mục đích tốt lành, mọi sự không xảy đến trong mọi hoàn cảnh dù có muốn hay không, hoặc may mắn đã được đem vào đời sống của quí vị, hay rủi ro, nhưng quí vị tin rằng mọi sự đã xảy đến nơi phần của quí vị đếu đến từ Đức Chúa Trời. Bây giờ tôi không nói việc chi thuộc về Satan, tôi không nói về tội lỗi hay ảnh hưởng xấu trong đời sống của quí vị, rõ ràng chưa được phép của Đức Chúa Trời và việc ấy không thể ngăn trở trong đời sống của quí vị – nhưng điều tôi đang nói tới là những việc đến ngang qua đường lối của quí vị mà quí vị không thể tránh né được. Những việc chưa xảy ra ở đâu khác và quí vị không có sự chọn lựa về chúng, nếu quí vị chấp nhận rằng chúng đến từ bàn tay của Đức Chúa Trời, quí bạn tôi ơi, tôi muốn nói cho quí vị biết điều nầy: xử lý với chúng thật là dễ. Nếu quí vị nhìn thấy chúng như những khách mời của Đức Chúa Trời, thì xử lý thật là dễ.

Tôi có đọc một bài thơ mới gửi đến của Martha Snell-Nicholson, và tôi muốn chia sẻ bài thơ nầy với quí vị, và làm ơn nhận bài thơ ấy vào lòng quí vị tối nay. Tựa của bài thơ ấy là 'Hai Người Khách Mời', hãy lắng nghe:

'Đau Khổ gõ cửa nhà tôi và nói
Rằng nàng đến để ở lại;
Và dù tôi chẳng muốn tiếp nàng
Nhưng đã tìm cách bảo nàng hãy qua nơi khác,
Nàng đã bước vào.
Giống như cái bóng của tôi
Nàng theo sát tôi,
Và từ lời nói của nàng như kim châm,
gây nhức nhối
Chẳng một phút nào tôi được tự do.
Thế rồi ngày kia có ai khác đến gõ
Nghe thật dịu dàng bên thềm cửa nhà tôi.
Tôi gào lên: "Không, Đau Khổ đang ngụ ở đây,
Chẳng còn một phòng nào nữa hết ".
Thế rồi tôi nghe tiếng êm dịu nhỏ nhẹ của Người,
"'Ta đây, đừng sợ hãi ".
Rồi kể từ ngày ấy Ngài bước vào trong --
Ôi, ngày ấy tạo ra sự khác biệt dường bao!
Mặc dù Ngài không buộc nàng phải ra đi,
(Người khách lạ, không hề muốn tiếp đó,)
Ngài dạy tôi cách phải chung sống với nàng.
Ôi, tôi chưa hề nghĩ tới việc
Chúng tôi có thể sống ngọt ngào với nhau như thế,
Chúa của tôi, Nàng Đau Khổ và Tôi,
Bên trong ngôi nhà đất sét dễ hư nát nầy
Trong khi năm tháng chầm chậm trôi qua!'

Bây giờ hãy nghe đây, có một điều ngớ ngẩn kinh khủng khi nói tới sự chịu khổ và đau khổ trong những người theo Chúa ngày nay – rằng mọi người cần phải được chữa lành, và mọi người cần phải được chữa lành. Tôi tin rằng Đức Chúa Trời sẽ và đang chữa lành đó, nhưng không phải cho mọi người đâu! Tôi nói cho quí vị biết lý do tại sao lại như vậy: vì nếu quí vị tống khứ đau khổ, rắc rối, cơn đau đầu đi, tôi nói cho quí vị biết quí vị đang làm gì – quí vị đang tống khứ thập tự giá! Nói riêng, từng cá nhân đời sống Cơ đốc, quí vị đang tống khứ ơn phước đi.

"Nếu quí vị giữ vững được qua cuộc sống, nếu quí vị chịu đựng cuộc sống cho đến cùng, sở dĩ được như thế là nhờ vào sức lực của Đức Chúa Trời chớ không phải nhờ vào sức lực của quí vị, cái bình bằng đất sét".
Cho phép tôi trình bày với quí vị, II Côrinhtô chương 4, nếu quí vị chịu đựng sự rối rắm vào giây phút nầy, làm ơn nhận lấy điều nầy vào lòng của quí vị – điều nầy dành cho quí vị tối nay. Nếu quí vị đang chịu đựng sự rối rắm đó, quí vị sẽ nếm trải nó, vì vậy hãy nhận lấy nó cho dù là cách thế nào rồi giữ lấy nó, hãy giấu nó ở trong lòng của quí vị giống như Mary đã giấu nan đề của nàng vậy. II Côrinhtô 4.7, đây là những gì Đức Chúa Trời đã tỏ ra cho chúng ta thấy chúng ta phải hiểu biết mục đích của Ngài trong nỗi đau khổ của chúng ta – có một mục đích trong nỗi khổ của chúng ta - câu 7, ông đang nói về sự sống của Đức Chúa Trời trong chúng ta: 'Nhưng chúng tôi đựng của quí nầy trong chậu bằng đất', chậu bằng đất nếu quí vị thích, nó có thể vỡ nát, rạn nứt, rồi bễ ra, giống như thân thể già nua của chúng ta, nhưng Đức Chúa Trời đặt trong cái chậu bằng đất nầy 'hầu cho tỏ quyền phép lớn dường ấy là bởi Đức Chúa Trời mà ra, chớ chẳng phải bởi chúng tôi'. Nào, nếu quí vị giữ vững được qua cuộc sống, nếu quí vị chịu đựng cuộc sống cho đến cùng, sở dĩ được như thế là nhờ vào sức lực của Đức Chúa Trời chớ không phải nhờ vào sức lực của quí vị, cái bình bằng đất sét. 'Chúng tôi bị ép đủ cách, những không đến cùng; bị túng thế những không ngã lòng; bị bắt bớ, nhưng không đến bỏ; bị đánh đập, nhưng không đến chết mất', giờ đây hãy xem xét điều nầy: 'Chúng tôi thường mang sự chết của Đức Chúa Jêsus trong thân thể mình, hầu cho sự sống của Đức Chúa Jêsus cũng tỏ ra trong thân thể chúng tôi. Bởi chúng tôi là kẻ sống, vì cớ Đức Chúa Jêsus mà hằng bị nộp cho sự chết, hầu cho sự sống của Đức Chúa Jêsus cũng được tỏ ra trong xác thịt hay chết của chúng tôi; vậy thì sự chết làm trong chúng tôi, còn sự sống trong anh em'.

Quí vị có thấy như thế không? Nếu quí vị nghĩ tới những cái bình không của Ghêđêôn chứa đầy ánh sáng, đó là những gì đang được nói tới ở đây, nhưng được bao quanh bằng cái bình làm bằng đất sét. Nhưng khi chúng ta nếm trải qua nhiều năm tháng chúng ta nhận lãnh cái gõ cửa, tiếng kêu, sự rối rắm, chuyến hành trình mà chúng ta không thích, rồi nó khởi sự làm rạn nứt, nó khởi sự khoét mấy cái lỗ trong đó – nhưng càng có thêm nhiều cái lỗ để cho ánh sáng từ trong xuyên ra ngoài! Quí vị có thấy hết chương trình chưa? Quí vị có thấy hết chưa? Điều nầy đến từ Đức Chúa Trời, và thực như thế sự sống của Đấng Christ có thể chiếu sáng từ trong quí vị ra ngoài rồi chiếu rạng tới nhiều người khác nữa, và chúc phước cho nhiều người khác. Nếu quí vị và tôi chỉ có thể nhìn thấy như thế, chúng ta sẽ nhìn xem đau khổ theo một ánh sáng khác biệt dường bao!

Cảnh tù đày là một phước hạnh cho Giôsép, và đó có thể là một ơn phước cho quí vị đấy. Hãy lắng nghe những dòng thơ nầy một lần nữa:
Ôi, tôi chưa hề nghĩ tới việc
Chúng tôi có thể sống ngọt ngào với nhau như thế,
Chúa của tôi, Nàng Đau Khổ và Tôi,
Bên trong ngôi nhà đất sét dễ hư nát nầy
Trong khi năm tháng chầm chậm trôi qua!'
Vần thơ ấy tuyệt vời, có phải không? Tiếp đến chúng ta thấy rằng Giôsép đã không sống trọn đời trong cảnh lao lung, ông được đem ra khỏi đó. Nếu quí vị mở ra chương 41 chúng ta thấy ông được công nhận, vì thời thế đã đến với con người Giôsép nầy. Quí vị nhớ lại Pharaôn không thể giải thích được điềm chiêm bao của mình, ông đã có một giấc mơ về những cọng lúa mập và ốm, những con bò mập và ốm – và quan tửu chánh, khi ông không thể giải thích điềm chiêm bao và chẳng có ai quanh Pharaôn có thể bàn được điềm chiêm báo đó, ngay lúc ấy quan tửu chánh mới nhớ lại Giôsép. Giôsép đã được đem ra khỏi nhà lao và được đưa vào trong cung điện, ông đã bàn điềm chiêm bao, ông nói cho Pharaôn biết nạn đói kém sẽ xảy đến trên Ai cập và họ sẽ phải dự trữ lúa gạo dành để cho tương lai, và sau đó Giôsép được thăng quan tiến chức lên tới địa vị đầu hết trong vương quốc Ai cập bên cạnh Pharaôn.

Giờ đây hãy tưởng tượng điều nầy xem, có lẽ ông mới đến đấy trong một thời gian chừng vài tháng, ông đến từ chỗ sâu thẳm của ngục tối đến đỉnh cao và sự sáng láng của vòng nguyệt quế xứ Ai cập. Ông đeo chiếc nhẩn của Pharaôn trong ngón tay mình, ông khoác lấy áo xống của Pharaôn trên lưng, ông đeo vòng vàng của Pharaôn trên cổ mình – đúng là một cung cách sống! Bất cứ điều chi ông muốn đều sẽ ban cho ông. Những cung điện của ông, những đền đài của Giôsép, gồm có vô số phòng ốc, những sãnh đường, các sân rộng rãi trồng nhiều cây chà là, cây sung và cây keo. Đồ đạt chạm khắc trên từng đồ vật làm bằng gỗ mà quí vị có thể hình dung ra, được trang hoàng với gỗ mun và được bọc toàn vàng. Mùi dầu thơm phức trải khắp các phòng ốc, từng góc nhà đều có chưng hoa đẹp. Tấm thảm dày dệt bằng loại len và bằng da thú tốt nhất. Tôi tớ thì vô số, các nhạc công và ban hợp xướng làm cho khoảng không gian đầy sự vui vẻ, khoái lạc. Con người Giôsép nầy, từ những sâu thẳm của địa ngục lên tới những đỉnh cao – thật là khác thường, có phải không?

"Thật là khó khi phải nhớ tới Đức Chúa Trời trong lúc khổ sở, cũng như nhớ đến Ngài trong lúc quí vị thành công".
Đúng là điều đáng nhớ nhất tối nay, và cái điều tôi muốn quí vị nhận thấy, là: sự thịnh vượng không hề làm thay đổi Giôsép! Một cái chén đầy khó mang nổi, và sự thịnh vượng thường khiến cho con người quên Đức Chúa Trời, còn Giôsép thì không – tại sao vậy? Tôi sẽ nói cho quí vị biết lý do tại sao, tác giả Thi thiên nói cho chúng ta biết lý do tại sao – hãy mở nhanh Thi thiên 105.18, nói về Giôsép ở trong tù: 'Người ta cột chơn người vào cùm, làm cho người bị còng xiềng'. Bây giờ nên dịch sát nghĩa như vầy: 'Còng xiềng đã bước vào linh hồn ông', khi ông còn ở trong tù Đức Chúa Trời đã làm cho chàng thanh niên nầy được vững vàng, và khi ông ở trong đền đài đẹp đẽ ông đã nhìn lại và ông có thể nhớ lại Đức Chúa Trời trong những lúc đau khổ và trong sự thành công của mình nữa. Không có nhiều người trong chúng ta có thể nhớ được như thế. Ồ phải đấy, nhiều lần người ta kêu la với Đức Chúa Trời, tôi đã nghe họ nói ra điều đó, họ đương nằm trên giường bịnh, họ thực sự đau nặng khi ấy họ nói: 'Lạy David, nếu Đức Chúa Trời chỉ làm cho tôi sống lại một lần nữa, tôi sẽ làm bất cứ chi và mọi sự cho Đức Chúa Trời' – và Đức Chúa Trời đã dấy họ lên, làm cho họ bình phục lại và họ không làm một điều chi cho Đức Chúa Trời hết! Thật là khó khi phải nhớ tới Đức Chúa Trời trong lúc khổ sở, cũng như nhớ đến Ngài trong lúc quí vị thành công.

Tôi nghĩ ông có một ít hư hỏng trong tuổi trẻ của mình. Cha ông rất mực yêu thương ông, ông được đối xử rất đặc biệt. Có lẽ ông rất kiêu ngạo, về chiếc áo choàng nhiều màu sắc và về những điềm chiêm bao lớn mà ông đã có, và về các anh phải cúi xuống trước mặt ông, nhưng giờ đây ông phải nếm trải qua trường đau khổ rồi giờ đây bàn tay ông vững chắc đang nắm lấy cây trượng của quyền lực. Quí vị thấy đấy, sự chịu khổ – đây là những gì tôi muốn quí vị phải tiếp thu – chịu khổ không những làm cho ánh sáng phải chiếu ra, mà chịu khổ còn làm ra một việc khác nữa: về mặt tiêu cực nó loại bỏ cáu cặn và tội lỗi và rác rưỡi ra, và về mặt tích cực nó đưa vào cuộc sống của người tin Chúa sự trưởng thành và sự luyện lọc. Ánh sáng lọt xuyên ra ngoài chưa phải là đủ đâu, mà Đức Chúa Trời còn muốn loại bỏ tội lỗi ra khỏi chúng ta nữa, Đức Chúa Trời muốn loại bỏ cặn bã và sự bẩn thỉu đi, Ngài muốn khiến cho chúng ta tấn tới và trưởng thành trong đức tin và trở nên thanh sạch càng thêm. Một số người trong quí vị đều hiểu kim loại được luyện lọc như thế nào rồi. Nếu quí vị muốn biết, thì cần phải đun nóng đến nỗi chính kim loại phải trở nên trắng muốt. Tiếp đến, nó phải chịu nung nóng càng hơn nữa cho đến lúc trắng tinh, sau khi bỏ lại phần cặn bã. Cặn bã đó cần phải bị thợ đem bỏ đi, và ông ta phải mang lấy đôi găng tay làm bằng chất amiăng để nắm lấy nó mà quăng đi. Chính sự loại bỏ chất cặn bã mới làm cho kim loại được tinh ròng, và chính hơi nóng của những cơn thử nghiệm làm nổi lên bề mặt tội lỗi của chúng ta, là cặn bã đang trói buộc chúng ta và chính bàn tay bị đinh đóng của Cứu Chúa hiện đến và quét sạch đi hết thảy.

Tôi đã làm một nghiên cứu hôm nay và tôi nhận ra rằng một thanh thép có giá trị khoảng 3.50$US, một thanh thép thường thôi đó. Thế nhưng khi quí vị biến thanh thép ấy thành một cặp móng ngựa bình thường, nó sẽ có giá là 7$US. Người thợ rèn trui nó và ông ta đập nó, và nó có giá gấp bằng hai từ 3.50$US lên tới7$US. Tcũng chính thanh thép ấy giá 3.50$US, nếu nó được chế tạo thành những cây kim, giá trị của nó sẽ lên tới 250$US – và cũng chính thanh thép đó giá 3.50$US được chế biến thành lò xo cho loại đồng hồ đắt tiền, hãy nghe đây, nó có giá tới 175.000$US! Cũng chính thanh thép đó được chế tạo có giá trị hơn bằng cách cắt ra theo kích cở thích hợp, đem đặt trong lò lửa thật nhiều lần, bị gò đập, bị trui rèn, bị nện, hoàn tất và đánh bóng, cho tới chừng nó sẵn sàng cho công việc mà nó đã được dự trù để làm.

Đấy là những gì Gióp có ý nói tới khi ông thốt ra những lời nầy: 'Ngài biết đường tôi đi, và khi Ngài thử rèn tôi, thì tôi sẽ ra như vàng'. Đức Chúa Giêxu Christ Chúa chúng ta, một Đấng lớn lao hơn Giôsép và lớn lao hơn hết thảy chúng ta, như tôi đã nói rồi, Ngài trọn lành, phân biệt đối với hạng tội nhân, không tì vít – nhưng quí vị có biết điều chi làm cho tôi phải kinh ngạc không? Đây là một lẽ mầu nhiệm tuyệt đối đối với tôi: Ngài đang sống trong tình trạng con người, Ngài vẫn phải trải một tiến trình, Ngài vẫn phải nếm trải một tiến trình. Hêbơrơ 5.7-9, hãy lắng nghe khi tôi đọc lớn tiếng, nói về Chúa Giêxu trong vườn Ghếtsêmanê: 'Khi Đấng Christ còn trong xác thịt, thì đã kêu lớn tiếng khóc lóc mà dâng những lời cầu nguyện nài xin cho Đấng có quyền cứu mình khỏi chết, và vì lòng nhân đức Ngài, nên được nhậm lời. Dầu Ngài là Con, cũng đã học tập vâng lời bởi những sự khốn khổ mình đã chịu, và sau khi đã được làm nên trọn vẹn rồi, thì trở nên cội rễ của sự cứu rỗi đời đời cho kẻ vâng lời Ngài'. Ngài đã nên trọn vẹn! Quí vị nói: 'Tôi tưởng Ngài đã trọn vẹn rồi chứ?' – Ngài thật là trọn vẹn, đây không phải nói về sự trọn lành đạo đức đâu. Ngài không thể tiếp thu thêm trọn vẹn về mặt đạo đức nữa, Ngài chính là Đức Chúa Trời hoá thân thành nhục thể, còn về nhân tính của Ngài thì Kinh Thánh nói, đó là sự vâng phục trọn vẹn khi chịu bước lên thập tự giá. Đời sống của Ngài sẽ không được trọn vẹn nếu Ngài không chịu bước lên thập tự giá. Hãy suy gẫm về sự ấy, Đức Chúa Giêxu Christ của quí vị đã có một tiến trình giống như thế đó! Tiến trình ấy thật là kỳ diệu.

"Quí vị ơi, nếu chúng ta đếm số các ngày của chúng ta, hãy đếm các ngày của chúng ta và nhận biết rằng mọi sự đang hướng đến đích cuối cùng".
Sau cùng Giôsép đã được nhìn nhận, và rồi chúng ta thấy từ chương 42 đến chương 45, ông đã được tôn lên cao trong sự vinh hiển. Được tôn cao đến mức vinh hiển, vì có một ngày nạn đói kém sẽ đến trên xứ Ai cập và nạn đói ấy cũng đến trên đất Isarel – nhưng đất Israel chưa chuẩn bị cho nạn đói ấy theo cách mà xứ Ai cập đã được chuẩn bị. Các anh của Giôsép đã đến trước mặt ông, họ trình diện trước mặt ông để xin mua lương thực, nhiều tháng năm và nền văn hoá xứ Ai cập đã khiến cho họ không nhận ra Giôsép, ông đã cải trang – còn Giôsép thì đã nhận ra họ. Chúng ta không phải mất thì giờ để bước vào tất cả những thử nghiệm mà ông đã nếm trải với các anh của mình, mà chúng ta chỉ nói rằng khoảng thời gian Giôsép thăm dò lương tâm của họ, đã làm dấy lên nỗi sợ hãi và tội lỗi nơi họ, và sau mọi thử nghiệm đó ông đã tỏ mọi sự ra cho họ thấy và họ đã khóc với nhau trong sự ăn năn và trong sự tha thứ.

Bây giờ cái điều tôi muốn quí vị nhìn thấy tối nay, không vào sâu quá nhiều với phần cuối của câu chuyện, là điều nầy: mọi sự trong đời sống của Giôsép đang dẫn tới giây phút nầy, mọi sự đang chuyển dịch giống như những làn sóng trong tiểu sử đời sống của ông đưa ông tới một điểm mà ở đó ông phải nuôi dưỡng con cháu của Israel bằng gạo thóc và dân sự của Đức Chúa Trời vẫn cứ sống còn. Giôsép đã ra đời, ông đã được ban cho mấy điềm chiêm bao, ông phải bị bỏ vào lao lung, ông được dấy lên trong nhà của Pharaôn, ông bị vu cáo, bị cám dỗ, bị bỏ tù, và cuối cùng bước vào cung điện của Pharaôn – mọi sự đã đưa ông tới đúng thời điểm nầy, hoàn toàn quyết chắc rằng Israel một ngày kia sẽ sản sinh ra Đấng Mêsi.

Làm ơn nhìn thấy điều nầy tối nay khi quí vị nếm trải những điều rối rắm và thử thách trong đời sống của quí vị: nếu Giôsép không bị bán qua Ai cập, nếu ông không kháng cự cơn cám dỗ, nếu ông không bị bỏ vào chốn lao lung, nếu ông không bị quan tửu chánh kia cùng nhiều người khác quên lãng, nếu ông không được dấy lên trên đỉnh cao quyền lực trong nhà Pharaôn, quí vị sẽ không có được Cứu Chúa của mình đâu! Ồ, chúng ta phải tiếp thu mọi sự trên đây sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào đời sống của chúng ta – nghĩa là mọi sự chúng ta đang nếm trải hết ngày này sang ngày khác đều có quan hệ tới điểm cuối cùng trong đời sống của chúng ta. Quí vị ơi, nếu chúng ta đếm số các ngày của chúng ta, hãy đếm các ngày của chúng ta và nhận biết rằng mọi sự đang hướng đến đích cuối cùng – mọi sự trong đời sống của quí vị đều có quan hệ tới đích cuối cùng, và quí vị không thể xét đoán những điều quí vị đang nếm trải trong lúc bây giờ vì quí vị không biết ở mức cuối cùng đó như thế nào! Đấy là lý do tại sao Phierơ đã nói: 'Anh em vui mừng về điều đó, dầu hiện nay anh em vì sự thử thách trăm bề buộc phải buồn bã ít lâu; hầu cho sự thử thách đức tin anh em quí hơn vàng hay hư nát, dầu đã bị thử lửa, sanh ra ngợi khen, tôn trọng, vinh hiển' – khi nào? - 'khi Đức Chúa Jêsus Christ hiện ra'. Quí vị có thấy như thế không? Mọi sự ấy đều hướng tới đích cuối cùng! Đời sống Chúa của quí vị có quan hệ tới đích cuối cùng, vì Ngài đang được nhận ra trong cung cách của một con người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết – tại sao vậy? Vì cớ đó Đức Chúa Trời đã đem Ngài lên rất cao, ban cho Ngài một danh cao hơn các danh khác – tại sao vậy? Vì khi nghe tới danh Đức Chúa Giêxu, mọi đầu gối đều phải quì xuống, và mọi lưỡi phải xưng Ngài là Chúa mà tôn vinh Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha.

Quí vị có thấy mọi sự đó đều có quan hệ tới đích cuối cùng không? Đấy là lý do tại sao Hêbơrơ 12 nói cho chúng ta biết: 'nhìn xem Đức Chúa Jêsus, là cội rễ và cuối cùng của đức tin, tức là Đấng vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá, khinh điều sỉ nhục, và hiện nay ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời'. Hãy nghe đây: 'Vậy, anh em hãy nghĩ đến Đấng đã chịu sự đối nghịch của kẻ tội lỗi dường ấy, hầu cho khỏi bị mỏi mệt sờn lòng’ – hỡi con cái, đừng sờn lòng! Đừng thối lui! Hãy nhìn xem Ngài!

"Lúc ban đầu Giôsép là một kẻ nằm chiêm bao, rồi đến cuối cùng ông vẫn là một kẻ nằm mộng cho Đức Chúa Trời!"
Ông là một người đắc thắng, Giôsép là một người đắc thắng, và quí vị có thể trở thành một người sống đắc thắng tối nay. Khi hai con trai của Giôsép được đem tới trước mặt ông, ông đã đặt tên cho một đứa trong chúng là Manase và ông đặt tên cho đứa kia là Épraim. Ông đặt tên Manase cho một đứa con là vì ông nói: 'Đức Chúa Trời đã làm cho tôi quên đi nỗi cực nhọc của mình!’ Quí vị có thể quên hết mọi sự mà ông đã nếm trải bằng cách nào? Giôsép đã kết thúc đời sống của mình như thế nào? Đúng đấy, giống như cha của ông khi nằm trên giường bịnh nói: 'Đừng chôn ta trong xứ Ai cập', Giôsép trong chương 50, nếu quí vị nhìn xem câu ấy, và trong câu 25 ông nói: 'xin anh em hãy dời hài cốt tôi khỏi xứ nầy'. Đúng là ông đã nói y như cha mình. 'Đừng chôn em trong xứ Ai cập. Một ngày kia các anh sẽ vào trong đất hứa, và các anh sẽ đem hài cốt em theo với các anh'. Việc đáng kinh ngạc: đây là lời lẽ duy nhất đã được nhắc lại trong Tân ước, là lời lẽ duy nhất của Giôsép. Trong Hêbơrơ 11.22 chép như vầy: 'Bởi đức tin, Giô-sép lúc gần qua đời nói về việc con cháu Y-sơ-ra-ên sẽ đi ra, và truyền lịnh về hài cốt mình'. Ông không muốn họ ngụ lại trong xứ Ai cập, và con cháu Israel lên đường trở về đất hứa.

Giờ đây là điều rất khác thường đối với tôi, tôi sẽ nói cho quí vị biết tại sao: vì lúc ban đầu Giôsép là một kẻ nằm chiêm bao, rồi đến cuối cùng ông vẫn là kẻ nằm mộng cho Đức Chúa Trời! Ông đã nhìn thấy phương diện tiên tri bởi đức tin rằng một ngày kia Israel sẽ có đất đai riêng của họ. Một trăm mười năm, khi ông nằm trên giường hấp hối, đã cướp đi thú vui thời thơ ấu của ông, và nỗi đau khổ đã để lại con dấu còn lưu mãi mọi đặc điểm của ông. Đúng 93 năm kể từ khi ông được kéo lên khỏi cái hố ngục tù của Phôtipha, đúng 80 năm kể từ khi ông đến đứng trước mặt Pharaôn trong mọi vinh quang của mình trong vai trò đương kim Thủ Tướng của Ai cập, thế mà đến mức cuối cùng của mọi sự thuộc chuyến hành trình đầy nguy hiểm của ông, mắt ông vẫn cắm chặt vào chính Đức Chúa Trời. Há có kỳ diệu không? Khi Israel, như chúng ta đã đọc thấy trong Cựu Ước, khi ra khỏi Ai cập về lại xứ Canaan, hài cốt của Giôsép đã được mang theo cùng với họ mà đến tại đất hứa.

Quí vị có biết tôi sẽ kết luận Giôsép như thế nào không? Hãy nghe đây: ông không bao giờ quên rằng ông đã sống vì Đức Chúa Trời, ông không hề quên rằng ông đã chịu khổ vì Đức Chúa Trời, rằng ông đã trị vì trong xứ Ai cập vì Đức Chúa Trời, và ông đã nằm xuống với cái chết nhận ông chìm sâu xuống, ông chết cho Đức Chúa Trời. Roma 8 khi chúng ta kết thúc, cho phép tôi đọc phân đoạn nầy cùng với quí vị khi quí vị có trong trí rằng ông đã sống vì Đức Chúa Trời, và ông đã chịu khổ vì Đức Chúa Trời, và ông đã trị vì vì Đức Chúa Trời, và ông đã chết vì Đức Chúa Trời – quí vị hãy nhận vào lòng mọi sự nầy tối nay, hỡi kinh hồn đang chịu khổ: 'Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định' – hãy nghe đây - 'Vì Ngài cũng đã định sẵn để nên giống như hình bóng Con Ngài, hầu cho Con nầy được làm Con cả ở giữa nhiều anh em, còn những kẻ Ngài đã định sẵn, thì Ngài cũng đã gọi' - chúng ta đang sống cho Đức Chúa Trời! - 'những kẻ Ngài đã gọi, thì Ngài cũng đã xưng là công bình, và những kẻ Ngài đã xưng là công bình, thì Ngài cũng đã làm cho vinh hiển. Đã vậy thì chúng ta sẽ nói làm sao? Nếu Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta, thì còn ai nghịch với chúng ta? Ngài đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho, thì Ngài há chẳng cũng sẽ ban mọi sự luôn với Con ấy cho chúng ta sao?'.

Điều nầy há chẳng kỳ diệu sao? Họ trông dường xấu xa lắm, nhưng Đức Chúa Trời đã làm cho họ ra tốt đẹp.

Lạy Cha, chúng con cầu xin rằng chúng con sẽ hoàn tất cuộc chạy như Giôsép đã hoàn tất vậy. Lạy Cha, chúng con cầu xin rằng không những chúng con sẽ hoàn tất cuộc chạy, mà chúng con còn giữ được đức tin nữa, rằng chúng con sẽ giữ đúng luật lệ suốt đường chạy, và lạy Cha, chúng con sẽ đội lấy sự vinh hiển hầu cho chúng con sẽ lấy mão triều thiên đó mà quăng xuống dưới chơn của Đức Chúa Giêxu Christ Chúa chúng con. Lạy Chúa, nguyện chúng con sẽ không chạy bá vơ, mà Cha chúng con sẽ để cho chúng con sống động, chạy, hoàn tất, chịu khổ và chết cho sự vinh hiển của Đấng Christ, chúng con cầu nguyện, Amen.

***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét