Bài 2
Đáp ứng của Êlisê trước phần chuyển giao của Êli
(II Các Vua 2.12-15)
PHẦN GIỚI THIỆU:
Trong phần nghiên cứu II Các Vua 2.1-11, làm ơn xem ở loạt bài Êli, các bài học 18-19.
Cách chúng ta đáp ứng với các loại trạng huống của cuộc sống, dù là vui vẻ hay đau buồn, sẽ được làm cho sáng tỏ. Mọi đáp ứng của chúng ta đang thể hiện ra tình trạng thuộc linh thực của chúng ta. Cách thức chúng ta đáp ứng đang tỏ ra đôi điều về niềm tin, các giá trị, những thứ tự ưu tiên, tình trạng và tiêu điểm thuộc linh của chúng ta ở bất kỳ thời điểm đặc biệt nào. Và thậm chí nếu niềm tin, các giá trị, và thứ tự ưu tiên của chúng ta là đúng hoặc có chiếu theo Kinh thánh, nếu tiêu điểm của chúng ta là sai hoặc nếu chúng ta đang bước đi bằng các khả năng riêng của mình (thực sự là những yếu đuối) thì chúng ta chắc chắn sẽ hành động theo các phương thức ngược lại với mọi niềm tin cơ bản của mình.
Tôi nghĩ đây là lý do tại sao Phierơ mô tả những cơn thử thách đủ loại trong cuộc sống là “sự thử thách đức tin anh em” (I Phierơ 1.7). “Thử thách” là dokimion theo tiếng Hy lạp, một từ được sử dụng nói tới quá trình khám phá trong việc luyện lọc và thử nghiệm các thứ kim loại quí hầu loại bỏ những chất bẩn hay xác định tính chất của kim loại. Dokimion ra từ một nhóm chữ được sử dụng nói tới sự thử nghiệm hay tự thử thách, hoặc nói tới các kết quả, minh chứng, vàng thật ròng còn sót lại.
Vì chúng ta đang sinh sống trong một thế giới sa ngã, mỗi ngày đầy dẫy với những cơn thử thách, các thứ chướng ngại, và nhiều điều khó chịu – những việc đang thử nghiệm chúng ta. Rồi với quá trình khai phá, không những chúng bày ra cho chúng ta thấy thứ kim loại thuộc linh thực của chúng ta ở bất kỳ thời điểm nào, mà bởi ấn định của Đức Chúa Trời, chúng còn được sử dụng để luyện lọc chúng ta nữa. Có người nói như sau: “tài năng được hình thành trong sự tách biệt, nhưng bổn tánh được hình thành trong bão táp của cuộc sống”.
Phillips Brooks đã trưng dẫn khi ông nói: “Ồ, đừng cầu xin để có đời sống dễ dàng; hãy cầu xin được trở nên người mạnh mẽ! Đừng xin cho có loại việc làm phù hợp với sức lực của mình; hãy xin cho có sức lực phù hợp với việc làm. Kế đó việc thực thi công việc của quí vị không phải là một phép lạ, mà quí vị sẽ trở thành một phép lạ”.
Sự chuyển giao của Êli là một thử nghiệm được ấn định để tỏ ra bổn tánh và tư chất của Êlisê hầu trở thành người kế tục cho Êli. Trong II Các Vua 2.12-14, chúng ta thấy đáp ứng của Êlisê trước sự mất mát rất đau đớn người thầy và là người tư vấn cho mình. Đây là một đáp ứng cho chúng ta nhìn thấy rõ ràng về tư chất thuộc linh của tiên tri Êlisê.
Phần trình bày
II Các Vua 2.12-15: “Êlisê nhìn thấy, bèn la lên rằng: Cha tôi ôi! cha tôi ôi! là xe và lính kỵ của Ysơraên! Đoạn, Êlisê không còn thấy người nữa; rồi người nắm áo mình xé ra làm hai mảnh. Êlisê bèn lấy cái áo tơi đã ở nơi mình Êli rơi xuống, trở về, đứng tại trên mé Giôđanh. Người lấy cái áo tơi đã ở nơi mình Êli rơi xuống, đập nước, và nói rằng: Giêhôva Đức Chúa Trời của Êli ở đâu? Khi người đã đập nước rồi, nước bèn rẽ ra hai bên, và Êlisê đi ngang qua. Khi các môn đồ của những tiên tri ở Giêricô đối ngang Giôđanh, thấy Êlisê, thì nói rằng: Thần Êli đổ trên Êlisê. Họ đến đón người, sấp mình xuống đất trước mặt người”.
Tiếng kêu la của Êlisê (câu 12)
“Êlisê nhìn thấy”. Câu nầy hướng sự chú ý của chúng ta vào sự thật ông đã thoả mãn điều kiện do Êli đưa ra trong câu 10. Có lẽ điều nầy không có chút dễ dàng gì, theo như câu chuyện cho thấy. Nếu ông chỉ lơ đảng trong một giây đồng hồ thôi, ông sẽ không theo kịp chuyến đi và mất ơn phước, nhưng Êlisê rất trung thành ở lại với Êli và trung tín quan sát cẩn thận phần chuyển giao. Ông trở thành nhân vật gánh vác trọng trách của thầy mình. Có bao nhiêu lần người tin Chúa bỏ qua ý chỉ của Đức Chúa Trời vì họ đã bị nhiều điều khác chiếm hữu, gồm các nan đề, con người, hay sự thành công, hoặc giả, xin quí vị hãy điền vào khoản nầy các thứ ấy. Êlisê có thể đã bị chiếm hữu về bản thân mình, và địa vị mới có uy quyền và trọng trách mà ông sắp sửa nhận lãnh, nhưng đáp ứng của ông như đã được thấy trong câu mà ông đã kêu la khi ông nhìn thấy Êli rời khỏi bối cảnh chỉ ra một trọng tâm khác, một điều giúp cho vị tiên tri trẻ kia nhận thức về chính cuộc sống.
Hãy chú ý xem, thể nào một người học việc và là một học trò, Êlisê đã gọi Êli là “cha tôi ôi”, đây là một từ ngữ biểu lộ lòng kính mến, tôn trọng, và đầu phục. Câu nói nầy được thốt ra ngược lại với thái độ độc lập của sự loạn nghịch của ý riêng như rất thường thấy có trong xã hội chúng ta ngày nay. Thuộc về chúng ta là thời buổi mà mọi quyền bính đáng chấp nhận (như cha mẹ, trường học, tiểu bang, Hội thánh, Kinh thánh, giáo hoàng, Đức Chúa Trời) đều bị thách thức và bị chống cự. Lý trí con người đang ở chỗ đắc thắng, nó nói: “Tôi sẽ làm theo việc riêng mình theo cách của tôi. Không một ai có quyền bảo tôi phải làm điều nầy hay điều kia”. Bây giờ, tôi sẽ không khuyến khích sự đầu phục mù quáng đối với quyền bình dù chỉ một phút. Chắc chắn là có một nhu cần về đánh giá trách nhiệm, sự trưởng thành, và khôn ngoan của những người mà chúng ta đầu phục đối với họ và tại sao. Nhưng rõ ràng có một yếu tố quan trọng trong bất kỳ một xã hội mạnh mẽ nào, ấy là sự đào tạo hay dạy dỗ cẩn thận kích động sự trưởng thành về mặt thuộc linh và biết phục vụ tha nhân.
Bằng những câu nói theo sau việc xé rách áo xống của mình, bản thân việc làm nầy là một dấu hiệu của sự than khóc, chúng ta có một cái nhìn thoáng qua nỗi đau mà ông đã cảm nhận được nơi sự mất mát người chiến sĩ nầy trong Israel và là người thầy trung tín dạy dỗ mình. Hình ảnh nầy thực sự phác hoạ ra tình cảm và lòng kính trọng của Êlisê dành cho thầy của mình. Hình ảnh ấy chỉ ra thái độ của Êlisê về tầm quan trọng của một con người như tiên tri Êli đối với xứ sở.
Nhưng về câu nói lạ lùng mà ông đã thốt ra khi Êli ra đi: “Cha tôi ôi! cha tôi ôi! là xe và lính kỵ của Ysơraên!”? Câu nầy có ý nói đến điều gì và nó nói gì với chúng ta ngày hôm nay?
Xe và lính kỵ tiêu biểu cho một trong những công cụ mạnh mẽ nhất trong các thời xa xưa. Nó chỉ ra quyền lực quân sự ở chỗ lớn lao nhất của nó. Nếu quí vị nhớ lại, quyền phép và sự hiện diện của Đức Chúa Trời đã được phác hoạ ra bằng xe ngựa lửa bao vây Êlisê và tên đầy tớ của người trong II Các Vua 6.15. Ở đó, nó tỏ ra quyền phép, khả năng bảo hộ và giải cứu của Đức Chúa Trời đối cùng Êlisê và tên đầy tớ của người.
Tuy nhiên, ở đây Êlisê đang trò chuyện với Êli và tuyên bố rằng sức mạnh thực cùng sự bảo hộ trọn vẹn và sự phòng thủ của Israel đang nằm ở chức vụ của vị đại tiên tri nầy. Tại sao vậy? Vì ông là sứ giả của Ngôi Lời của Đức Giêhôva. Ông cũng là hiệu trưởng của các trường đào tạo tiên tri, là nơi mà các giáo sư khác của Ngôi Lời được đào tạo và sửa soạn cho chức vụ ban phát Ngôi Lời cho nhiều người khác.
Không những điều nầy bày tỏ ra nhận thức và đức tin của Êlisê nơi Lời của Đức Chúa Trời, mà điều nầy còn bày tỏ ra một nguyên tắc rất quan trọng, một nguyên tắc vang dội nhiều lần xuyên suốt cả Kinh thánh Cựu ước: Ở mặt nầy, sự nhận biết, tin và vâng theo các nguyên tắc công bình của Lời Đức Chúa Trời tạo ra sự khôn ngoan, sự công bình và đem lại ơn phước cùng sự thịnh vượng của Đức Chúa Trời cho một dân tộc. Ở mặt kia, sự dốt nát, sự vô tín, và sự bất tuân đối với Lời Đức Chúa Trời dẫn tới sự ngu dại, sự bất công, sự bất nghĩa, và sự suy sụp về mặt đạo đức. Đổi lại, điều nầy chắc chắn mang lại sự kỷ luật của Đức Chúa Trời và sự sụp đổ của một xứ sở trừ phi có sự ăn năn và một sự quay trở lại với Đức Chúa Trời.
Ôsê đã cảnh báo: “Dân ta bị diệt vì cớ thiếu sự thông biết. Bởi ngươi bỏ sự thông biết thì ta cũng bỏ ngươi, đặng ngươi không làm thầy tế lễ cho ta nữa; bởi ngươi đã quên luật pháp của Đức Chúa Trời mình, thì ta cũng sẽ quên con cái ngươi” (Ôsê 4.6).
Êsai tương tự đã cảnh cáo xứ Giuđa: “Vậy nên, dân ta phải bắt làm phu tù, vì không hiểu biết; kẻ sang nó chịu đói, chúng dân nó chịu khát” (Êsai 5.13).
Sự bảo hộ trọn vẹn hay nguồn phước hạnh dành cho bất kỳ một dân tộc nào không bao giờ là các chính sách quân sự hay kinh tế của nước ấy. Sự bảo hộ trọn vẹn của nó luôn luôn nằm trong một sự tin kính dựa theo những điều tuyệt đối trong Kinh thánh. Tôi được nhắc nhớ tới một câu nói mà Francis DeToqueville đã nói ra, ông là một triết gia người Pháp, ông nói về sự xoay chiều của thế kỷ. Ông mới vừa trở về nước sau chuyến công du qua Mỹ, chính mình ông khám phá ra những điều đã làm cho nước Mỹ nên cao trọng. Khi người ta hỏi ông tìm thấy điều gì, ông đáp rằng bí quyết cho nước Mỹ là những toà giảng lấp lánh với sự công bình. Nói cách khác, chính sự rao giảng Lời của Đức Chúa Trời cùng cái chạm của Lời ấy trên đời sống của con người.
Châm ngôn 14.34 chép: “Sự công bình làm cho nước cao trọng; Song tội lỗi là sự hổ thẹn cho các dân tộc”.
Thi thiên 33.12-19 chép: “Nước nào có Giêhôva làm Đức Chúa Trời mình, dân tộc nào được Ngài chọn làm cơ nghiệp mình có phước thay! Đức Giêhôva từ trên trời ngó xuống, Nhìn thấy hết thảy con cái loài người. Ngài ngó xuống từ nơi ở của Ngài, xem xét hết thảy người ở thế gian. Ngài nắn lòng của mọi người, xem xét mọi việc của chúng nó. Chẳng có vua nào vì binh đông mà được cứu, người mạnh dạn cũng không bởi sức lực lớn lao mà được giải thoát. Nhờ ngựa cho được cứu, ấy là vô ích, nó chẳng bởi sức mạnh lớn của nó mà giải cứu được ai. Kìa, mắt của Đức Giêhôva đoái xem người kính sợ Ngài, cố đến người trông cậy sự nhơn từ Ngài, đặng cứu linh hồn họ khỏi sự chết, và bảo tồn mạng sống họ trong cơn đói kém”.
Thi thiên 127.1-2 vang dội một nguyên tắc tương tự.
“Nếu Đức Giêhôva không cất nhà, thì những thợ xây cất làm uổng công. Nhược bằng Đức Giêhôva không coi-giữ thành, thì người canh thức canh luống công. Uổng công thay cho các ngươi thức dậy sớm, đi ngủ trễ, và ăn bánh lao khổ; Chúa cũng ban giấc ngủ cho kẻ Ngài yêu mến bằng vậy”.
Chắc chắn các nước cần phải có quân sự thật mạnh mẽ và họ cần xã hội cùng những chính sách kinh tế khôn ngoan và ngay thẳng, thế nhưng để cho mọi điều ấy đạt được hiệu quả, họ phải biết rõ các nguyên tắc công bình của Ngôi Lời; họ cần những điều tuyệt đối của Lời Đức Chúa Trời như một nền tảng cho tình trạng đạo đức. Còn quan trọng hơn nữa, nếu điều nầy sẽ diễn ra, người ta phải sửa soạn về mặt thuộc linh để nhận biết, tin tưởng, và vâng theo các nguyên tắc có trong Lời đời đời của Đức Chúa Trời. Muốn mọi điều ấy xảy ra, dân chúng phải cần tới hạng người đã được đào tạo và có tài năng khéo léo trong việc rao giảng Ngôi Lời, hạng người vốn tinh thông trong việc sử dụng thanh gươm của Thánh Linh, là Lời Đức Chúa Trời.
Xứ sở của chúng ta đã sa vào tình trạng hiện tại, sở dĩ như vậy là vì phần nhiều các chủng viện của chúng ta đã tẻ tách ra khỏi Kinh thánh, là mục tiêu chính và sự tin cậy của họ, và họ đã đặt lòng tin của mình vào triết lý cùng mọi tư tưởng của con người. Và chắc chắn điều nầy được sự hỗ trợ của chính Hội thánh, Hội thánh đã ngồi ì ra đó và không làm một việc gì trước sự kiện đó. Chúng ta đã hạ thấp sự thức canh của mình và đã cho phép một số người bước lên các toà giảng, họ chẳng có tiếng tăm đức tin gì hết. Ông nội của tôi (đã qua đời vào năm 1940) là một Mục sư bảo thủ, tin theo Kinh thánh trong hệ phái Giám lý. Thực ra, tôi đạt tới mức nhận biết Cứu Chúa trong một kỳ trại thời xưa, ông nội tôi là một trong các nhà truyền đạo của kỳ trại ấy. Trong thập niên 1930, một nhà thần học đã chối bỏ nhiều lẽ thật trong Kinh thánh đã nắm quyền trên hệ phái của mình và là một nguyên nhân cho cơn đau đầu của ông nội tôi.
Rõ ràng, nếu chúng ta muốn có một xứ sở có nhiều cấp lãnh đạo tin kính, những người nam người nữ chân chính thay vì những nhà chính trị có tính khí thất thường (đối chiếu Êsai 2.22 – 3.5), và một sự ủng hộ của những người nhận biết Chúa và rành rọt Kinh thánh, chúng ta cần những trường học và nhà thờ biết thuận phục, không phải với một tin lành xã hội hay một bản ghi chép những tín điều Đức Chúa Trời kêu gọi Hội thánh phải tin và sống theo, mà với sự trung tín rao giảng lẽ thật của Kinh thánh (đối chiếu Công vụ các sứ đồ 20.28…; II Timôthê 4.1-5; Giuđe 1.3-4).
Vì vậy, với Êli đã đi rồi, Êlisê sẽ đáp ứng như thế nào đây? Liệu ông có trở về với đồng áng không? Ông có than phiền và thắc mắc về thời điểm Đức Chúa Trời đem Êli đi không? Rốt lại, phải chăng xứ sở không còn ở trong tình trạng sa sút; và ai sẽ thực sự thay thế cho vị đại tiên tri đây?
Những hành động của Êlisê (các câu 13-14)
Làm ơn để ý câu đầu tiên trong câu 13 là: “Êlisê bèn lấy cái áo tơi đã ở nơi mình Êli rơi xuống. . .”. Chúng ta học được gì từ chỗ nầy?
Cái áo tơi của Êli nói tới chức vụ và ân tứ nói tiên tri, và về sự kêu gọi của Đức Chúa Trời đối với Êlisê bước vào chức vụ và trọng trách nầy. Đối với Êlisê việc làm nầy nói tới phần đáp ứng với sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trên đời sống ông. Lấy cái áo có nghĩa là khoác lấy và nắm giữ địa vị của Eli, là hiệu trưởng các ngôi trường đào tạo những tiên tri, một phần việc rất dễ nãn lòng, ít nhất là phải nói như thế.
Hãy chú ý câu Kinh thánh chép: “Người bèn lấy cái áo tơi . . .”. Từ ngữ mà tôi muốn chúng ta nhắm vào là chữ “bèn”. Mặc dù ông đã kinh nghiệm nỗi đau mất mát người bạn thân và là vị thầy của mình, điều nầy không làm cho ông phải trung lập hoá hoặc khiến cho ông phải cay đắng hay cảm thấy mọi sự đều là vô vọng đâu. Mà đúng hơn, Êlisê đã nhìn thấy đây là một sự kêu gọi tiến tới phía trước và khoác lấy công việc mà Êli đã lo liệu. Tôi dám chắc quí vị sẽ nhìn thấy phần ứng dụng rõ ràng ở đây. (Hãy so sánh với Philíp 1.12-14).
Đây không những là một thách thức cho các cấp lãnh đạo Hội thánh – đối với các trưởng lão và các chấp sự – mà còn đối với hết thảy chúng ta vì hết thảy chúng ta đều được kêu gọi trở nên khâm sai và sứ giả trong sự hầu việc Cứu Chúa.
Giờ đây chúng ta đừng quên bức tranh ở chỗ nầy. Lờ mờ ở trước mặt Êlisê là sông Giôđanh, có một hàng rào đứng chắn ngang lối trở về xứ, ở đây các vị tiên tri khác cũng đang đứng đợi ông nhận lấy chức vụ lãnh đạo. Há điều nầy chẳng thú vị sao? Trước khi ông bắt đầu, Đức Chúa Trời đặt Êlisê ở bờ bên kia sông Giôđanh. Về mặt lịch sử và theo Kinh thánh, sông Giôđanh là hàng rào và là những nan đề tiêu biểu của cuộc sống, chúng sẽ đứng chặn trên con đường chức vụ của Êlisê, và tương tự nó đứng chặn trên con đường chức vụ của chúng ta ngày hôm nay. Vì vậy các hành động của Êlisê, đập nước giống như Êli đã làm trước đó, bày tỏ ra đức tin của Êlisê về quyền phép và sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời và sự sẵn lòng và quyết định của ông mong chu toàn sự kêu gọi và chức vụ mà Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông bước vào đó (đối chiếu II Timôthê 4.1-5).
Giờ đây chúng ta hãy tóm tắt lại và lưu ý tới thời điểm các biến cố xảy ra trong mấy câu nầy.
(1) Êli được cất đi để lại một chỗ khuyết và một nhu cần. Hãy để ý, mặc dù Êli đã được cất đi rồi, cái áo tơi của ông không bị cất đi. Cái áo tơi của ông được để lại, có ý nói tới Đức Chúa Trời kêu gọi Êlisê nhặt lấy những gì Êli để rơi lại. Cũng vậy cho hôm nay, Đức Chúa Trời cất đi những người nam người nữ nào đã phục vụ cho chúng ta, nhưng những chiếc áo tơi của họ hay nhu cần của nhiều người khác thì không, để chúng ta bước vào địa vị chức vụ của họ. Đây là lý do tại sao chúng ta mỗi người không những tham gia vào trong chức vụ là quan trọng, mà còn tự mình dính díu vào việc gây dựng và làm cho nhiều người khác tấn tới nữa.
(2) Êlisê đã kêu la và xé áo xống của mình trong việc than khóc cho thấy rằng ông đã công nhận giá trị và tầm quan trọng của hạng người giống như Êli đối với xứ sở. Việc ra đi của Êli là rất đau đớn, nhưng không gây hoạ cho công việc và mục đích của Đức Chúa Trời.
(3) Với đức tin, Êlisê đã nhặt lấy cái áo tơi, là vật tiêu biểu cho sự kêu gọi và ân tứ của ông, đi đến sông Giôđanh, là thứ tiêu biểu cho những hàng rào ngăn trở mà ông sẽ đối mặt với trong chức vụ, và khi kêu la: “Giêhôva Đức Chúa Trời của Êli ở đâu?” Bởi câu hỏi nầy, không phải ông thắc mắc về sự hiện diện hay hành động của Đức Chúa Trời, mà còn bày tỏ ra ba việc sau đây: (a) đức tin và sự nương cậy của ông nơi Đức Giêhôva, (b) không màng đến các ân tứ của mình, Êlisê biết rõ bản thân ông vốn bất toàn khi phải bắt tay lo làm những công việc ở trước mặt, mà còn (c) giống như khi Đức Chúa Trời đã hiện diện với Êli, cũng vậy Đức Chúa Trời sẽ ở cùng ông. Ông biết rõ rằng quyền phép và sự đầy dẫy dành cho chức vụ luôn luôn thuộc về Đức Chúa Trời (II Côrinhtô 2.16; 3.5).
(4) Dòng sông chia ra làm hai và ông đã đi bộ băng qua trên đất khô. Điều nầy chứng tỏ rằng Đức Giêhôva thực sự đã ở với Êlisê y như Ngài đã ở với Êli vậy.
(5) Các môn đồ của những tiên tri đã nhìn thấy và đã tin quyết về tư chất và bản tánh của Êlisê đủ để lãnh đạo họ và họ đã cúi xuống trong sự kính trọng chứng tỏ họ đã công nhận ông là người kế tục của Êli.
Êlisê là một con người có khả năng và được ơn. Thêm nữa, ông đã thụ huấn trong vai trò người học việc với Êli. Có thể ông đã có nhiều đức tính ngoại lệ khác, về lý trí và về hình thể, nhưng ông đã được phước, được ơn, và được đào tạo đủ trong các ngôi trường hay Hội thánh tốt nhất, nói chung vẫn chưa phải là đủ – nói như thế có nghĩa gì?
(1) Nói như thế có nghĩa là mỗi người chúng ta phải trung tín rút tỉa mọi năng lực cho mình từ nơi Chúa để chúng ta có thể phát triển bổn tánh chơn thật, lương thiện, tin kính và trung tín (Hêbơrơ 12.15; Philíp 4.13).
(2) Nói như thế có nghĩa là chúng ta phải thành thật trong cách ăn nết ở với Đức Chúa Trời và chúng ta phải bằng lòng xử lý thành thật mọi sự ấy trong đời sống chúng ta, nếu không kiểm tra, bất chấp, hay hợp lý hoá, sẽ gây hại cho sự bước đi với Chúa và khả năng phục vụ của chúng ta.
(3) Nói như thế có nghĩa là mỗi người chúng ta phải nhìn xem sông Giôđanh trong đời sống chúng ta – những nỗi sợ hãi, những lỗi lầm, thiếu dâng mình, hay bất luận việc gì, mà phải bằng lòng tin cậy Đức Chúa Trời cất bỏ chúng đi hầu cho chúng ta có thể nắm lấy các chức vụ mà Ngài đã kêu gọi chúng ta bước vào.
Đáp ứng của các vị tiên tri (câu 15)
Ở đây chúng ta thấy tác dụng thực tế nơi đời sống của một người. Các vị tiên tri đã công nhận ông là người kế tục của Êli và thực sự đủ tư cách trở thành cấp lãnh đạo của họ. Êlisê đã minh chứng thực tại cách ăn nết ở của ông với Đức Giêhôva và đã bày tỏ ông đủ tư cách cho chức vụ mà ông đã được kêu gọi bước vào.
Đưa ra những lời xưng nhận về tình trạng được ơn hay các tư cách cho chức vụ thì chưa phải là đủ đối với chúng ta. Người ta cần phải nhìn thấy tính thực tế trong cách ăn nết ở hàng ngày của chúng ta trong một thời gian thử nghiệm chúng ta trong nỗi thăng trầm của cuộc sống. Đúng là không dễ gì khi giả mạo và đùa giỡn với trò chơi tôn giáo, nhưng nếu chúng ta đáng tin cậy trong sự ăn ở của mình với Cứu Chúa, đồng thời thực tế của cách chúng ta ăn ở với Đức Chúa Trời sẽ tỏ ra khi chúng ta đối diện với các thử nghiệm trong cuộc sống. Đây là lý do tại sao Kinh thánh cảnh cáo chúng ta chống lại việc đặt tay thình lình trên ai đó mà chưa biết trước về sự trung tín của họ hoặc không có thời gian cần thiết để thử tư cách của họ và tính chất cách họ ăn ở với Chúa. Chúng ta thử bằng cách nào? Qua sự bổ nhiệm cho đến những lời tiến cử của nhiều người hay qua sự biết trước qua những người thân quen (Công vụ các sứ đồ 16.1-3) và qua sự bổ nhiệm cho đến sự để ý, nhận xét qua thời gian (Công vụ các sứ đồ 6.3; 20.28; I Timôthê 3.1-13; đặc biệt lưu ý câu 10).
PHẦN KẾT LUẬN
Thật là khó quyết định một người đủ tư cách hay không cho chức vụ khi họ đang ngồi ở ngoài lề. Êlisê là một nhân vật có quan hệ thật chặt chẽ và mối quan hệ của ông đã cung ứng cơ hội cho hai phần: sự tấn tới của ông trong Chúa và sự bày tỏ ra các ân tứ và sự tin kính của ông.
Một trong những căn bịnh gây hại nhiều nhất trong Hội thánh ngày nay là căn bịnh mà người ta hay có gọi là spectatoritis [ngồi xem]. Có khi người ta sợ không dám tham gia vào vì họ sợ phạm phải những lỗi lầm hoặc họ sợ thất bại. Nhưng hết thảy chúng ta đều mắc phải những lầm lỗi và hết thảy chúng ta đều thất bại. Bi quan không muốn tham gia vào, đó là sản phẩm của một nhận định không đúng về Hội thánh, về chức vụ, và về địa vị Mục sư, hay những gì người ta mong đợi nơi một vị Mục sư.
Trong quyển “Outgrowing the Ingrown Church”, John Miller trưng dẫn Richard Lovelace là người viết:
“. . . Các vị Mục sư dần dần lui đi và mất hẳn sở thích làm thay đổi những con người ở trong Hội thánh. Một toan tính không hay dấy lên giữa xác thịt của họ và xác thịt của hội chúng. Việc nầy cũng dễ hiểu vì người theo tánh xác thịt sẽ dành cho các vị Mục sư vinh dự đặc biệt trong sự luyện tập các ân tứ của họ, nếu các vị Mục sư chịu đồng ý lìa bỏ cách sống tiền Cơ đốc của hội chúng của họ, không phiền hà và không kêu gọi kích động các ân tứ đó trong công việc của Nước Trời. Các vị mục sư được phép trở thành những siêu sao mục vụ. Sự kiêu ngạo của họ được trưởng dưỡng và hội chúng của họ được phép giữ lại bầy chiên trong đó mỗi người vui vẻ xoay theo đường lối riêng của họ”.
Miller cũng nói tới cái mà ông gọi là tấm nệm tôn giáo:
Hội thánh địa phương được Chúa Giêxu dự kiến phải trở thành nột nơi nhóm lại của những người đủ đức tin – mạnh mẽ trong sự tin cậy nơi Ngài – chớ không phải là một nơi nhóm lại của hạng người tôn giáo, gồm những người cần sự tái bảo đảm. Có lẽ việc tìm kiếm sự yên ủi tư riêng không phải là sai nơi bản thân việc tìm kiếm ấy. Mà nó không đúng khi nó trở thành nguyên nhân chính cho sự tồn tại của Hội thánh địa phương. Khi điều nầy diễn ra, Hội thánh địa phương không còn là một mối tương giao sống động nữa, mà là một trung tâm an dưỡng, ở đấy hạng người lúc nào cũng lo sợ rút tỉa năng lực để có khả năng chịu đựng nỗi đau của cuộc sống. Khi ấy Hội thánh trở thành một tấm nệm tôn giáo.
Tấm nệm tôn giáo nầy có thể sử dụng một số hình thức. Trong tính cách đa dạng của nó, mối quan tâm chính của nó là yên ủi những kẻ sống bên lề với một khải tượng của một Đức Chúa Trời là Đấng tử tế quá không bỏ người nào giống như họ vào trong địa ngục. Trong hình thức thần quyền của hàng giáo phẩm [sacerdotal form], mục đích của nó là làm cho hạng người bối rối vì tội lỗi được yên bình với nghi thức nồng ấm tôn giáo của nó. Ở giữa những người bảo thủ và người tin lành, sứ mệnh chính của nó mà ai nấy thường thực thi là một trạm truyền giáo, ở đó các Cơ đốc nhân nhóm lại để nghe tin lành được rao giảng cho người chưa được biến đổi, để được tái bảo đảm rằng những quan điểm và nguyên lý tự do đã nhận thức sai về Đức Chúa Trời và địa ngục, và làm mới lại ý thức của một người về lối sống tốt đẹp mà không cần một sự gặp gỡ với Đức Chúa Trời hằng sống.
Êli và Êlisê hình thành những tấm gương tươi sáng cho những gì Đức Chúa Trời mong muốn nơi mỗi đời sống chúng ta. Nương cậy vào chỗ chúng ta đang ở đâu trong cách ăn nết ở và sự tấn tới Cơ đốc của chúng ta, có một hai phần ứng dụng khả thi ở đây:
(1) Chúa muốn chúng ta phải trở thành hạng người tư vấn cho người khác và sửa soạn cho họ khoác lấy cái áo tơi của chúng ta, nghĩa là, trở thành những tín đồ kết quả. Quí vị có phải là những người tư vấn cho nhiều người khác không? Quí vị có sẵn sàng để dạy dỗ, huấn luyện, hay kỷ luật người khác trong cách ăn ở của họ với Đấng Christ không?
(2) Ngài muốn chúng ta phải nhặt lấy cái áo tơi đang vứt bỏ ở trước mặt chúng ta, phải đối mặt với những hàng rào giống như sông Giôđanh, nó có thể đang đứng chặn trên con đường chức vụ (những nỗi sợ hãi, thiếu hiểu biết, dửng dưng, thiếu đào tạo, tài chính, v.v...) và băng qua bởi quyền năng của Đức Chúa Trời mà phục vụ cho nhà Vua.
***
PHẦN GIỚI THIỆU:
Trong phần nghiên cứu II Các Vua 2.1-11, làm ơn xem ở loạt bài Êli, các bài học 18-19.
Cách chúng ta đáp ứng với các loại trạng huống của cuộc sống, dù là vui vẻ hay đau buồn, sẽ được làm cho sáng tỏ. Mọi đáp ứng của chúng ta đang thể hiện ra tình trạng thuộc linh thực của chúng ta. Cách thức chúng ta đáp ứng đang tỏ ra đôi điều về niềm tin, các giá trị, những thứ tự ưu tiên, tình trạng và tiêu điểm thuộc linh của chúng ta ở bất kỳ thời điểm đặc biệt nào. Và thậm chí nếu niềm tin, các giá trị, và thứ tự ưu tiên của chúng ta là đúng hoặc có chiếu theo Kinh thánh, nếu tiêu điểm của chúng ta là sai hoặc nếu chúng ta đang bước đi bằng các khả năng riêng của mình (thực sự là những yếu đuối) thì chúng ta chắc chắn sẽ hành động theo các phương thức ngược lại với mọi niềm tin cơ bản của mình.
Tôi nghĩ đây là lý do tại sao Phierơ mô tả những cơn thử thách đủ loại trong cuộc sống là “sự thử thách đức tin anh em” (I Phierơ 1.7). “Thử thách” là dokimion theo tiếng Hy lạp, một từ được sử dụng nói tới quá trình khám phá trong việc luyện lọc và thử nghiệm các thứ kim loại quí hầu loại bỏ những chất bẩn hay xác định tính chất của kim loại. Dokimion ra từ một nhóm chữ được sử dụng nói tới sự thử nghiệm hay tự thử thách, hoặc nói tới các kết quả, minh chứng, vàng thật ròng còn sót lại.
Vì chúng ta đang sinh sống trong một thế giới sa ngã, mỗi ngày đầy dẫy với những cơn thử thách, các thứ chướng ngại, và nhiều điều khó chịu – những việc đang thử nghiệm chúng ta. Rồi với quá trình khai phá, không những chúng bày ra cho chúng ta thấy thứ kim loại thuộc linh thực của chúng ta ở bất kỳ thời điểm nào, mà bởi ấn định của Đức Chúa Trời, chúng còn được sử dụng để luyện lọc chúng ta nữa. Có người nói như sau: “tài năng được hình thành trong sự tách biệt, nhưng bổn tánh được hình thành trong bão táp của cuộc sống”.
Phillips Brooks đã trưng dẫn khi ông nói: “Ồ, đừng cầu xin để có đời sống dễ dàng; hãy cầu xin được trở nên người mạnh mẽ! Đừng xin cho có loại việc làm phù hợp với sức lực của mình; hãy xin cho có sức lực phù hợp với việc làm. Kế đó việc thực thi công việc của quí vị không phải là một phép lạ, mà quí vị sẽ trở thành một phép lạ”.
Sự chuyển giao của Êli là một thử nghiệm được ấn định để tỏ ra bổn tánh và tư chất của Êlisê hầu trở thành người kế tục cho Êli. Trong II Các Vua 2.12-14, chúng ta thấy đáp ứng của Êlisê trước sự mất mát rất đau đớn người thầy và là người tư vấn cho mình. Đây là một đáp ứng cho chúng ta nhìn thấy rõ ràng về tư chất thuộc linh của tiên tri Êlisê.
Phần trình bày
II Các Vua 2.12-15: “Êlisê nhìn thấy, bèn la lên rằng: Cha tôi ôi! cha tôi ôi! là xe và lính kỵ của Ysơraên! Đoạn, Êlisê không còn thấy người nữa; rồi người nắm áo mình xé ra làm hai mảnh. Êlisê bèn lấy cái áo tơi đã ở nơi mình Êli rơi xuống, trở về, đứng tại trên mé Giôđanh. Người lấy cái áo tơi đã ở nơi mình Êli rơi xuống, đập nước, và nói rằng: Giêhôva Đức Chúa Trời của Êli ở đâu? Khi người đã đập nước rồi, nước bèn rẽ ra hai bên, và Êlisê đi ngang qua. Khi các môn đồ của những tiên tri ở Giêricô đối ngang Giôđanh, thấy Êlisê, thì nói rằng: Thần Êli đổ trên Êlisê. Họ đến đón người, sấp mình xuống đất trước mặt người”.
Tiếng kêu la của Êlisê (câu 12)
“Êlisê nhìn thấy”. Câu nầy hướng sự chú ý của chúng ta vào sự thật ông đã thoả mãn điều kiện do Êli đưa ra trong câu 10. Có lẽ điều nầy không có chút dễ dàng gì, theo như câu chuyện cho thấy. Nếu ông chỉ lơ đảng trong một giây đồng hồ thôi, ông sẽ không theo kịp chuyến đi và mất ơn phước, nhưng Êlisê rất trung thành ở lại với Êli và trung tín quan sát cẩn thận phần chuyển giao. Ông trở thành nhân vật gánh vác trọng trách của thầy mình. Có bao nhiêu lần người tin Chúa bỏ qua ý chỉ của Đức Chúa Trời vì họ đã bị nhiều điều khác chiếm hữu, gồm các nan đề, con người, hay sự thành công, hoặc giả, xin quí vị hãy điền vào khoản nầy các thứ ấy. Êlisê có thể đã bị chiếm hữu về bản thân mình, và địa vị mới có uy quyền và trọng trách mà ông sắp sửa nhận lãnh, nhưng đáp ứng của ông như đã được thấy trong câu mà ông đã kêu la khi ông nhìn thấy Êli rời khỏi bối cảnh chỉ ra một trọng tâm khác, một điều giúp cho vị tiên tri trẻ kia nhận thức về chính cuộc sống.
Hãy chú ý xem, thể nào một người học việc và là một học trò, Êlisê đã gọi Êli là “cha tôi ôi”, đây là một từ ngữ biểu lộ lòng kính mến, tôn trọng, và đầu phục. Câu nói nầy được thốt ra ngược lại với thái độ độc lập của sự loạn nghịch của ý riêng như rất thường thấy có trong xã hội chúng ta ngày nay. Thuộc về chúng ta là thời buổi mà mọi quyền bính đáng chấp nhận (như cha mẹ, trường học, tiểu bang, Hội thánh, Kinh thánh, giáo hoàng, Đức Chúa Trời) đều bị thách thức và bị chống cự. Lý trí con người đang ở chỗ đắc thắng, nó nói: “Tôi sẽ làm theo việc riêng mình theo cách của tôi. Không một ai có quyền bảo tôi phải làm điều nầy hay điều kia”. Bây giờ, tôi sẽ không khuyến khích sự đầu phục mù quáng đối với quyền bình dù chỉ một phút. Chắc chắn là có một nhu cần về đánh giá trách nhiệm, sự trưởng thành, và khôn ngoan của những người mà chúng ta đầu phục đối với họ và tại sao. Nhưng rõ ràng có một yếu tố quan trọng trong bất kỳ một xã hội mạnh mẽ nào, ấy là sự đào tạo hay dạy dỗ cẩn thận kích động sự trưởng thành về mặt thuộc linh và biết phục vụ tha nhân.
Bằng những câu nói theo sau việc xé rách áo xống của mình, bản thân việc làm nầy là một dấu hiệu của sự than khóc, chúng ta có một cái nhìn thoáng qua nỗi đau mà ông đã cảm nhận được nơi sự mất mát người chiến sĩ nầy trong Israel và là người thầy trung tín dạy dỗ mình. Hình ảnh nầy thực sự phác hoạ ra tình cảm và lòng kính trọng của Êlisê dành cho thầy của mình. Hình ảnh ấy chỉ ra thái độ của Êlisê về tầm quan trọng của một con người như tiên tri Êli đối với xứ sở.
Nhưng về câu nói lạ lùng mà ông đã thốt ra khi Êli ra đi: “Cha tôi ôi! cha tôi ôi! là xe và lính kỵ của Ysơraên!”? Câu nầy có ý nói đến điều gì và nó nói gì với chúng ta ngày hôm nay?
Xe và lính kỵ tiêu biểu cho một trong những công cụ mạnh mẽ nhất trong các thời xa xưa. Nó chỉ ra quyền lực quân sự ở chỗ lớn lao nhất của nó. Nếu quí vị nhớ lại, quyền phép và sự hiện diện của Đức Chúa Trời đã được phác hoạ ra bằng xe ngựa lửa bao vây Êlisê và tên đầy tớ của người trong II Các Vua 6.15. Ở đó, nó tỏ ra quyền phép, khả năng bảo hộ và giải cứu của Đức Chúa Trời đối cùng Êlisê và tên đầy tớ của người.
Tuy nhiên, ở đây Êlisê đang trò chuyện với Êli và tuyên bố rằng sức mạnh thực cùng sự bảo hộ trọn vẹn và sự phòng thủ của Israel đang nằm ở chức vụ của vị đại tiên tri nầy. Tại sao vậy? Vì ông là sứ giả của Ngôi Lời của Đức Giêhôva. Ông cũng là hiệu trưởng của các trường đào tạo tiên tri, là nơi mà các giáo sư khác của Ngôi Lời được đào tạo và sửa soạn cho chức vụ ban phát Ngôi Lời cho nhiều người khác.
Không những điều nầy bày tỏ ra nhận thức và đức tin của Êlisê nơi Lời của Đức Chúa Trời, mà điều nầy còn bày tỏ ra một nguyên tắc rất quan trọng, một nguyên tắc vang dội nhiều lần xuyên suốt cả Kinh thánh Cựu ước: Ở mặt nầy, sự nhận biết, tin và vâng theo các nguyên tắc công bình của Lời Đức Chúa Trời tạo ra sự khôn ngoan, sự công bình và đem lại ơn phước cùng sự thịnh vượng của Đức Chúa Trời cho một dân tộc. Ở mặt kia, sự dốt nát, sự vô tín, và sự bất tuân đối với Lời Đức Chúa Trời dẫn tới sự ngu dại, sự bất công, sự bất nghĩa, và sự suy sụp về mặt đạo đức. Đổi lại, điều nầy chắc chắn mang lại sự kỷ luật của Đức Chúa Trời và sự sụp đổ của một xứ sở trừ phi có sự ăn năn và một sự quay trở lại với Đức Chúa Trời.
Ôsê đã cảnh báo: “Dân ta bị diệt vì cớ thiếu sự thông biết. Bởi ngươi bỏ sự thông biết thì ta cũng bỏ ngươi, đặng ngươi không làm thầy tế lễ cho ta nữa; bởi ngươi đã quên luật pháp của Đức Chúa Trời mình, thì ta cũng sẽ quên con cái ngươi” (Ôsê 4.6).
Êsai tương tự đã cảnh cáo xứ Giuđa: “Vậy nên, dân ta phải bắt làm phu tù, vì không hiểu biết; kẻ sang nó chịu đói, chúng dân nó chịu khát” (Êsai 5.13).
Sự bảo hộ trọn vẹn hay nguồn phước hạnh dành cho bất kỳ một dân tộc nào không bao giờ là các chính sách quân sự hay kinh tế của nước ấy. Sự bảo hộ trọn vẹn của nó luôn luôn nằm trong một sự tin kính dựa theo những điều tuyệt đối trong Kinh thánh. Tôi được nhắc nhớ tới một câu nói mà Francis DeToqueville đã nói ra, ông là một triết gia người Pháp, ông nói về sự xoay chiều của thế kỷ. Ông mới vừa trở về nước sau chuyến công du qua Mỹ, chính mình ông khám phá ra những điều đã làm cho nước Mỹ nên cao trọng. Khi người ta hỏi ông tìm thấy điều gì, ông đáp rằng bí quyết cho nước Mỹ là những toà giảng lấp lánh với sự công bình. Nói cách khác, chính sự rao giảng Lời của Đức Chúa Trời cùng cái chạm của Lời ấy trên đời sống của con người.
Châm ngôn 14.34 chép: “Sự công bình làm cho nước cao trọng; Song tội lỗi là sự hổ thẹn cho các dân tộc”.
Thi thiên 33.12-19 chép: “Nước nào có Giêhôva làm Đức Chúa Trời mình, dân tộc nào được Ngài chọn làm cơ nghiệp mình có phước thay! Đức Giêhôva từ trên trời ngó xuống, Nhìn thấy hết thảy con cái loài người. Ngài ngó xuống từ nơi ở của Ngài, xem xét hết thảy người ở thế gian. Ngài nắn lòng của mọi người, xem xét mọi việc của chúng nó. Chẳng có vua nào vì binh đông mà được cứu, người mạnh dạn cũng không bởi sức lực lớn lao mà được giải thoát. Nhờ ngựa cho được cứu, ấy là vô ích, nó chẳng bởi sức mạnh lớn của nó mà giải cứu được ai. Kìa, mắt của Đức Giêhôva đoái xem người kính sợ Ngài, cố đến người trông cậy sự nhơn từ Ngài, đặng cứu linh hồn họ khỏi sự chết, và bảo tồn mạng sống họ trong cơn đói kém”.
Thi thiên 127.1-2 vang dội một nguyên tắc tương tự.
“Nếu Đức Giêhôva không cất nhà, thì những thợ xây cất làm uổng công. Nhược bằng Đức Giêhôva không coi-giữ thành, thì người canh thức canh luống công. Uổng công thay cho các ngươi thức dậy sớm, đi ngủ trễ, và ăn bánh lao khổ; Chúa cũng ban giấc ngủ cho kẻ Ngài yêu mến bằng vậy”.
Chắc chắn các nước cần phải có quân sự thật mạnh mẽ và họ cần xã hội cùng những chính sách kinh tế khôn ngoan và ngay thẳng, thế nhưng để cho mọi điều ấy đạt được hiệu quả, họ phải biết rõ các nguyên tắc công bình của Ngôi Lời; họ cần những điều tuyệt đối của Lời Đức Chúa Trời như một nền tảng cho tình trạng đạo đức. Còn quan trọng hơn nữa, nếu điều nầy sẽ diễn ra, người ta phải sửa soạn về mặt thuộc linh để nhận biết, tin tưởng, và vâng theo các nguyên tắc có trong Lời đời đời của Đức Chúa Trời. Muốn mọi điều ấy xảy ra, dân chúng phải cần tới hạng người đã được đào tạo và có tài năng khéo léo trong việc rao giảng Ngôi Lời, hạng người vốn tinh thông trong việc sử dụng thanh gươm của Thánh Linh, là Lời Đức Chúa Trời.
Xứ sở của chúng ta đã sa vào tình trạng hiện tại, sở dĩ như vậy là vì phần nhiều các chủng viện của chúng ta đã tẻ tách ra khỏi Kinh thánh, là mục tiêu chính và sự tin cậy của họ, và họ đã đặt lòng tin của mình vào triết lý cùng mọi tư tưởng của con người. Và chắc chắn điều nầy được sự hỗ trợ của chính Hội thánh, Hội thánh đã ngồi ì ra đó và không làm một việc gì trước sự kiện đó. Chúng ta đã hạ thấp sự thức canh của mình và đã cho phép một số người bước lên các toà giảng, họ chẳng có tiếng tăm đức tin gì hết. Ông nội của tôi (đã qua đời vào năm 1940) là một Mục sư bảo thủ, tin theo Kinh thánh trong hệ phái Giám lý. Thực ra, tôi đạt tới mức nhận biết Cứu Chúa trong một kỳ trại thời xưa, ông nội tôi là một trong các nhà truyền đạo của kỳ trại ấy. Trong thập niên 1930, một nhà thần học đã chối bỏ nhiều lẽ thật trong Kinh thánh đã nắm quyền trên hệ phái của mình và là một nguyên nhân cho cơn đau đầu của ông nội tôi.
Rõ ràng, nếu chúng ta muốn có một xứ sở có nhiều cấp lãnh đạo tin kính, những người nam người nữ chân chính thay vì những nhà chính trị có tính khí thất thường (đối chiếu Êsai 2.22 – 3.5), và một sự ủng hộ của những người nhận biết Chúa và rành rọt Kinh thánh, chúng ta cần những trường học và nhà thờ biết thuận phục, không phải với một tin lành xã hội hay một bản ghi chép những tín điều Đức Chúa Trời kêu gọi Hội thánh phải tin và sống theo, mà với sự trung tín rao giảng lẽ thật của Kinh thánh (đối chiếu Công vụ các sứ đồ 20.28…; II Timôthê 4.1-5; Giuđe 1.3-4).
Vì vậy, với Êli đã đi rồi, Êlisê sẽ đáp ứng như thế nào đây? Liệu ông có trở về với đồng áng không? Ông có than phiền và thắc mắc về thời điểm Đức Chúa Trời đem Êli đi không? Rốt lại, phải chăng xứ sở không còn ở trong tình trạng sa sút; và ai sẽ thực sự thay thế cho vị đại tiên tri đây?
Những hành động của Êlisê (các câu 13-14)
Làm ơn để ý câu đầu tiên trong câu 13 là: “Êlisê bèn lấy cái áo tơi đã ở nơi mình Êli rơi xuống. . .”. Chúng ta học được gì từ chỗ nầy?
Cái áo tơi của Êli nói tới chức vụ và ân tứ nói tiên tri, và về sự kêu gọi của Đức Chúa Trời đối với Êlisê bước vào chức vụ và trọng trách nầy. Đối với Êlisê việc làm nầy nói tới phần đáp ứng với sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trên đời sống ông. Lấy cái áo có nghĩa là khoác lấy và nắm giữ địa vị của Eli, là hiệu trưởng các ngôi trường đào tạo những tiên tri, một phần việc rất dễ nãn lòng, ít nhất là phải nói như thế.
Hãy chú ý câu Kinh thánh chép: “Người bèn lấy cái áo tơi . . .”. Từ ngữ mà tôi muốn chúng ta nhắm vào là chữ “bèn”. Mặc dù ông đã kinh nghiệm nỗi đau mất mát người bạn thân và là vị thầy của mình, điều nầy không làm cho ông phải trung lập hoá hoặc khiến cho ông phải cay đắng hay cảm thấy mọi sự đều là vô vọng đâu. Mà đúng hơn, Êlisê đã nhìn thấy đây là một sự kêu gọi tiến tới phía trước và khoác lấy công việc mà Êli đã lo liệu. Tôi dám chắc quí vị sẽ nhìn thấy phần ứng dụng rõ ràng ở đây. (Hãy so sánh với Philíp 1.12-14).
Đây không những là một thách thức cho các cấp lãnh đạo Hội thánh – đối với các trưởng lão và các chấp sự – mà còn đối với hết thảy chúng ta vì hết thảy chúng ta đều được kêu gọi trở nên khâm sai và sứ giả trong sự hầu việc Cứu Chúa.
Giờ đây chúng ta đừng quên bức tranh ở chỗ nầy. Lờ mờ ở trước mặt Êlisê là sông Giôđanh, có một hàng rào đứng chắn ngang lối trở về xứ, ở đây các vị tiên tri khác cũng đang đứng đợi ông nhận lấy chức vụ lãnh đạo. Há điều nầy chẳng thú vị sao? Trước khi ông bắt đầu, Đức Chúa Trời đặt Êlisê ở bờ bên kia sông Giôđanh. Về mặt lịch sử và theo Kinh thánh, sông Giôđanh là hàng rào và là những nan đề tiêu biểu của cuộc sống, chúng sẽ đứng chặn trên con đường chức vụ của Êlisê, và tương tự nó đứng chặn trên con đường chức vụ của chúng ta ngày hôm nay. Vì vậy các hành động của Êlisê, đập nước giống như Êli đã làm trước đó, bày tỏ ra đức tin của Êlisê về quyền phép và sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời và sự sẵn lòng và quyết định của ông mong chu toàn sự kêu gọi và chức vụ mà Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông bước vào đó (đối chiếu II Timôthê 4.1-5).
Giờ đây chúng ta hãy tóm tắt lại và lưu ý tới thời điểm các biến cố xảy ra trong mấy câu nầy.
(1) Êli được cất đi để lại một chỗ khuyết và một nhu cần. Hãy để ý, mặc dù Êli đã được cất đi rồi, cái áo tơi của ông không bị cất đi. Cái áo tơi của ông được để lại, có ý nói tới Đức Chúa Trời kêu gọi Êlisê nhặt lấy những gì Êli để rơi lại. Cũng vậy cho hôm nay, Đức Chúa Trời cất đi những người nam người nữ nào đã phục vụ cho chúng ta, nhưng những chiếc áo tơi của họ hay nhu cần của nhiều người khác thì không, để chúng ta bước vào địa vị chức vụ của họ. Đây là lý do tại sao chúng ta mỗi người không những tham gia vào trong chức vụ là quan trọng, mà còn tự mình dính díu vào việc gây dựng và làm cho nhiều người khác tấn tới nữa.
(2) Êlisê đã kêu la và xé áo xống của mình trong việc than khóc cho thấy rằng ông đã công nhận giá trị và tầm quan trọng của hạng người giống như Êli đối với xứ sở. Việc ra đi của Êli là rất đau đớn, nhưng không gây hoạ cho công việc và mục đích của Đức Chúa Trời.
(3) Với đức tin, Êlisê đã nhặt lấy cái áo tơi, là vật tiêu biểu cho sự kêu gọi và ân tứ của ông, đi đến sông Giôđanh, là thứ tiêu biểu cho những hàng rào ngăn trở mà ông sẽ đối mặt với trong chức vụ, và khi kêu la: “Giêhôva Đức Chúa Trời của Êli ở đâu?” Bởi câu hỏi nầy, không phải ông thắc mắc về sự hiện diện hay hành động của Đức Chúa Trời, mà còn bày tỏ ra ba việc sau đây: (a) đức tin và sự nương cậy của ông nơi Đức Giêhôva, (b) không màng đến các ân tứ của mình, Êlisê biết rõ bản thân ông vốn bất toàn khi phải bắt tay lo làm những công việc ở trước mặt, mà còn (c) giống như khi Đức Chúa Trời đã hiện diện với Êli, cũng vậy Đức Chúa Trời sẽ ở cùng ông. Ông biết rõ rằng quyền phép và sự đầy dẫy dành cho chức vụ luôn luôn thuộc về Đức Chúa Trời (II Côrinhtô 2.16; 3.5).
(4) Dòng sông chia ra làm hai và ông đã đi bộ băng qua trên đất khô. Điều nầy chứng tỏ rằng Đức Giêhôva thực sự đã ở với Êlisê y như Ngài đã ở với Êli vậy.
(5) Các môn đồ của những tiên tri đã nhìn thấy và đã tin quyết về tư chất và bản tánh của Êlisê đủ để lãnh đạo họ và họ đã cúi xuống trong sự kính trọng chứng tỏ họ đã công nhận ông là người kế tục của Êli.
Êlisê là một con người có khả năng và được ơn. Thêm nữa, ông đã thụ huấn trong vai trò người học việc với Êli. Có thể ông đã có nhiều đức tính ngoại lệ khác, về lý trí và về hình thể, nhưng ông đã được phước, được ơn, và được đào tạo đủ trong các ngôi trường hay Hội thánh tốt nhất, nói chung vẫn chưa phải là đủ – nói như thế có nghĩa gì?
(1) Nói như thế có nghĩa là mỗi người chúng ta phải trung tín rút tỉa mọi năng lực cho mình từ nơi Chúa để chúng ta có thể phát triển bổn tánh chơn thật, lương thiện, tin kính và trung tín (Hêbơrơ 12.15; Philíp 4.13).
(2) Nói như thế có nghĩa là chúng ta phải thành thật trong cách ăn nết ở với Đức Chúa Trời và chúng ta phải bằng lòng xử lý thành thật mọi sự ấy trong đời sống chúng ta, nếu không kiểm tra, bất chấp, hay hợp lý hoá, sẽ gây hại cho sự bước đi với Chúa và khả năng phục vụ của chúng ta.
(3) Nói như thế có nghĩa là mỗi người chúng ta phải nhìn xem sông Giôđanh trong đời sống chúng ta – những nỗi sợ hãi, những lỗi lầm, thiếu dâng mình, hay bất luận việc gì, mà phải bằng lòng tin cậy Đức Chúa Trời cất bỏ chúng đi hầu cho chúng ta có thể nắm lấy các chức vụ mà Ngài đã kêu gọi chúng ta bước vào.
Đáp ứng của các vị tiên tri (câu 15)
Ở đây chúng ta thấy tác dụng thực tế nơi đời sống của một người. Các vị tiên tri đã công nhận ông là người kế tục của Êli và thực sự đủ tư cách trở thành cấp lãnh đạo của họ. Êlisê đã minh chứng thực tại cách ăn nết ở của ông với Đức Giêhôva và đã bày tỏ ông đủ tư cách cho chức vụ mà ông đã được kêu gọi bước vào.
Đưa ra những lời xưng nhận về tình trạng được ơn hay các tư cách cho chức vụ thì chưa phải là đủ đối với chúng ta. Người ta cần phải nhìn thấy tính thực tế trong cách ăn nết ở hàng ngày của chúng ta trong một thời gian thử nghiệm chúng ta trong nỗi thăng trầm của cuộc sống. Đúng là không dễ gì khi giả mạo và đùa giỡn với trò chơi tôn giáo, nhưng nếu chúng ta đáng tin cậy trong sự ăn ở của mình với Cứu Chúa, đồng thời thực tế của cách chúng ta ăn ở với Đức Chúa Trời sẽ tỏ ra khi chúng ta đối diện với các thử nghiệm trong cuộc sống. Đây là lý do tại sao Kinh thánh cảnh cáo chúng ta chống lại việc đặt tay thình lình trên ai đó mà chưa biết trước về sự trung tín của họ hoặc không có thời gian cần thiết để thử tư cách của họ và tính chất cách họ ăn ở với Chúa. Chúng ta thử bằng cách nào? Qua sự bổ nhiệm cho đến những lời tiến cử của nhiều người hay qua sự biết trước qua những người thân quen (Công vụ các sứ đồ 16.1-3) và qua sự bổ nhiệm cho đến sự để ý, nhận xét qua thời gian (Công vụ các sứ đồ 6.3; 20.28; I Timôthê 3.1-13; đặc biệt lưu ý câu 10).
PHẦN KẾT LUẬN
Thật là khó quyết định một người đủ tư cách hay không cho chức vụ khi họ đang ngồi ở ngoài lề. Êlisê là một nhân vật có quan hệ thật chặt chẽ và mối quan hệ của ông đã cung ứng cơ hội cho hai phần: sự tấn tới của ông trong Chúa và sự bày tỏ ra các ân tứ và sự tin kính của ông.
Một trong những căn bịnh gây hại nhiều nhất trong Hội thánh ngày nay là căn bịnh mà người ta hay có gọi là spectatoritis [ngồi xem]. Có khi người ta sợ không dám tham gia vào vì họ sợ phạm phải những lỗi lầm hoặc họ sợ thất bại. Nhưng hết thảy chúng ta đều mắc phải những lầm lỗi và hết thảy chúng ta đều thất bại. Bi quan không muốn tham gia vào, đó là sản phẩm của một nhận định không đúng về Hội thánh, về chức vụ, và về địa vị Mục sư, hay những gì người ta mong đợi nơi một vị Mục sư.
Trong quyển “Outgrowing the Ingrown Church”, John Miller trưng dẫn Richard Lovelace là người viết:
“. . . Các vị Mục sư dần dần lui đi và mất hẳn sở thích làm thay đổi những con người ở trong Hội thánh. Một toan tính không hay dấy lên giữa xác thịt của họ và xác thịt của hội chúng. Việc nầy cũng dễ hiểu vì người theo tánh xác thịt sẽ dành cho các vị Mục sư vinh dự đặc biệt trong sự luyện tập các ân tứ của họ, nếu các vị Mục sư chịu đồng ý lìa bỏ cách sống tiền Cơ đốc của hội chúng của họ, không phiền hà và không kêu gọi kích động các ân tứ đó trong công việc của Nước Trời. Các vị mục sư được phép trở thành những siêu sao mục vụ. Sự kiêu ngạo của họ được trưởng dưỡng và hội chúng của họ được phép giữ lại bầy chiên trong đó mỗi người vui vẻ xoay theo đường lối riêng của họ”.
Miller cũng nói tới cái mà ông gọi là tấm nệm tôn giáo:
Hội thánh địa phương được Chúa Giêxu dự kiến phải trở thành nột nơi nhóm lại của những người đủ đức tin – mạnh mẽ trong sự tin cậy nơi Ngài – chớ không phải là một nơi nhóm lại của hạng người tôn giáo, gồm những người cần sự tái bảo đảm. Có lẽ việc tìm kiếm sự yên ủi tư riêng không phải là sai nơi bản thân việc tìm kiếm ấy. Mà nó không đúng khi nó trở thành nguyên nhân chính cho sự tồn tại của Hội thánh địa phương. Khi điều nầy diễn ra, Hội thánh địa phương không còn là một mối tương giao sống động nữa, mà là một trung tâm an dưỡng, ở đấy hạng người lúc nào cũng lo sợ rút tỉa năng lực để có khả năng chịu đựng nỗi đau của cuộc sống. Khi ấy Hội thánh trở thành một tấm nệm tôn giáo.
Tấm nệm tôn giáo nầy có thể sử dụng một số hình thức. Trong tính cách đa dạng của nó, mối quan tâm chính của nó là yên ủi những kẻ sống bên lề với một khải tượng của một Đức Chúa Trời là Đấng tử tế quá không bỏ người nào giống như họ vào trong địa ngục. Trong hình thức thần quyền của hàng giáo phẩm [sacerdotal form], mục đích của nó là làm cho hạng người bối rối vì tội lỗi được yên bình với nghi thức nồng ấm tôn giáo của nó. Ở giữa những người bảo thủ và người tin lành, sứ mệnh chính của nó mà ai nấy thường thực thi là một trạm truyền giáo, ở đó các Cơ đốc nhân nhóm lại để nghe tin lành được rao giảng cho người chưa được biến đổi, để được tái bảo đảm rằng những quan điểm và nguyên lý tự do đã nhận thức sai về Đức Chúa Trời và địa ngục, và làm mới lại ý thức của một người về lối sống tốt đẹp mà không cần một sự gặp gỡ với Đức Chúa Trời hằng sống.
Êli và Êlisê hình thành những tấm gương tươi sáng cho những gì Đức Chúa Trời mong muốn nơi mỗi đời sống chúng ta. Nương cậy vào chỗ chúng ta đang ở đâu trong cách ăn nết ở và sự tấn tới Cơ đốc của chúng ta, có một hai phần ứng dụng khả thi ở đây:
(1) Chúa muốn chúng ta phải trở thành hạng người tư vấn cho người khác và sửa soạn cho họ khoác lấy cái áo tơi của chúng ta, nghĩa là, trở thành những tín đồ kết quả. Quí vị có phải là những người tư vấn cho nhiều người khác không? Quí vị có sẵn sàng để dạy dỗ, huấn luyện, hay kỷ luật người khác trong cách ăn ở của họ với Đấng Christ không?
(2) Ngài muốn chúng ta phải nhặt lấy cái áo tơi đang vứt bỏ ở trước mặt chúng ta, phải đối mặt với những hàng rào giống như sông Giôđanh, nó có thể đang đứng chặn trên con đường chức vụ (những nỗi sợ hãi, thiếu hiểu biết, dửng dưng, thiếu đào tạo, tài chính, v.v...) và băng qua bởi quyền năng của Đức Chúa Trời mà phục vụ cho nhà Vua.
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét