Thứ Hai, 18 tháng 1, 2010

"Sự nhân từ của Đức Chúa Trời"



Kìa, Đức Chúa Trời ngươi
"Sự nhân từ của Đức Chúa Trời"
Mục sư David Legge
"Trong ngày đó, khi Đức Chúa Giêxu Christ vén mây trời mà đến, Ngài đưa chúng ta về quê hương để ở với Ngài – Hội Thánh được mua bằng chính huyết Ngài mà Ngài đã chuộc – và khi chúng ta ngồi ở đó trên thiên đàng, chúng ta hát ngợi khen Ngài là Đấng đã chịu chết, chúng ta thờ phượng Chúa ở quanh ngôi lớn ấy, tôi tin rằng bài ca diệu kỳ nhất mà chúng ta đang có chính là bài ca tụng lòng nhân từ của Đức Chúa Trời".
Bây giờ, chúng ta cùng mở Kinh Thánh ra, trước tiên ở
Thi thiên 136 – rồi kế đó chúng ta cùng mở ra ở Êphêsô chương 2, nếu quí vị muốn tìm thấy phân đoạn Kinh Thánh ấy. Đây là bài nghiên cứu [thứ tám] trong loạt bài chúng ta nhắm về bổn tánh và các thuộc tính của Đức Chúa Trời vào các buổi sáng Chúa nhật, và sáng nay chúng ta sẽ xem xét tới lòng nhân từ của Đức Chúa Trời chúng ta – lòng nhân từ rời rộng của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Thi thiên mà tôi yêu cầu quí vị mở ra là một Thi thiên rất quen thuộc, rất đơn giản vì lòng nhân từ của Đức Chúa Trời xuyên thấu qua Thi thiên ấy giống như một sợi chỉ điều vậy – sau từng câu quí vị có một mệnh đề nầy: 'Sự nhân từ Ngài còn đến đời đời'. Giờ đây, chúng ta sẽ không mất thì giờ để đọc toàn bộ Thi thiên, nhưng chúng ta hãy đọc một vài câu đầu tiên để tiếp thu ý định của tác giả Thi thiên nằm ở đàng sau lẽ đạo nầy.

Câu 1: "Hãy cảm tạ Đức Giê-hô-va, vì Ngài là thiện; Sự nhân từ Ngài còn đến đời đời. Hãy cảm tạ Đức Chúa Trời của các thần, vì sự nhân từ Ngài còn đến đời đời. Hãy cảm tạ Chúa của muôn chúa; Vì sự nhân từ Ngài còn đến đời đời. Chỉ một mình Ngài làm nên các phép lạ lớn lao, vì sự nhân từ Ngài còn đến đời đời. Ngài đã nhờ sự khôn sáng mà dựng nên các từng trời, vì sự nhân từ Ngài còn đến đời đời. Ngài trương đất ra trên các nước, vì sự nhân từ Ngài còn đến đời đời. Dựng nên những vì sáng lớn, vì sự nhân từ Ngài còn đến đời đời. Mặt trời đặng cai trị ban ngày, vì sự nhân từ Ngài còn đến đời đời. Mặt trăng và các ngôi sao đặng cai trị ban đêm, vì sự nhân từ Ngài còn đến đời đời. Ngài đã đánh giết các con đầu lòng xứ Ê-díp-tô, vì sự nhân từ Ngài còn đến đời đời. Đem Y-sơ-ra-ên ra khỏi giữa chúng nó, vì sự nhân từ Ngài còn đến đời đời. Dùng cánh tay quyền năng giơ thẳng ra, vì sự nhân từ Ngài còn đến đời đời. Ngài phân Biển đỏ ra làm hai, vì sự nhân từ Ngài còn đến đời đời. Khiến Y-sơ-ra-ên đi qua giữa biển ấy, vì sự nhân từ Ngài còn đến đời đời. Xô Pha-ra-ôn và cả đạo binh người xuống Biển đỏ, vì sự nhân từ Ngài còn đến đời đời".

Nghe như thế há chẳng thấy kỳ diệu sao? Êphêsô chương 2, lần nầy là Êphêsô chương 2 – và chúng ta đã nghiên cứu phân đoạn Kinh Thánh nầy rất sâu vào một tối thứ hai nọ, nhưng tôi muốn mắt của quí vị nhìn vào một câu đặc biệt trong cả phân đoạn nầy. Chúng ta đọc từ câu 1: "Còn anh em", Phaolô nói: "đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình: đều là những sự anh em xưa đã học đòi, theo thói quen đời nầy, vâng phục vua cầm quyền chốn không trung tức là thần hiện đang hành động trong các con bạn nghịch. Chúng ta hết thảy cũng đều ở trong số ấy, trước kia sống theo tư dục xác thịt mình, làm trọn các sự ham mê của xác thịt và ý tưởng chúng ta, tự nhiên làm con của sự thạnh nộ, cũng như mọi người khác. Nhưng Đức Chúa Trời, là Đấng giàu lòng thương xót, vì cớ lòng yêu thương lớn Ngài đem mà yêu chúng ta, nên đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống với Đấng Christ, ấy là nhờ ân điển mà anh em được cứu".

Trong ngày đó, khi Đức Chúa Giêxu Christ vén mây trời mà đến, Ngài đưa chúng ta về quê hương để ở với Ngài – Hội Thánh được mua bằng chính huyết Ngài mà Ngài đã chuộc – và khi chúng ta ngồi ở đó trên thiên đàng, chúng ta hát ngợi khen Ngài là Đấng đã chịu chết, chúng ta thờ phượng Chúa ở quanh ngôi lớn ấy, tôi tin rằng bài ca diệu kỳ nhất mà chúng ta đang có chính là bài ca tụng lòng nhân từ của Đức Chúa Trời. 'Sự nhân từ Ngài còn đến đời đời', 'kheh lay o-lawm hastoh' – đây là câu nói theo tiếng Hy bá lai, đúng là bài ca ngợi khen của người Hêbơrơ: 'Sự nhân từ Ngài còn đến đời đời, sự nhân từ Ngài còn đến đời đời'. Tôi không biết điều nầy có xảy ra hay chưa, song khi chúng ta ngồi trên thiên đàng, và khi chúng ta có một phút để suy gẫm bằng cách nào chúng ta tới được nơi ấy – lẽ nào lại không phải là sự nhân từ của Đức Chúa Trời sao? Lẽ nào câu nói đó không phải là bài hát ngợi khen mọi điều mà Đức Chúa Trời đã làm, trong sự thương xót chúng ta và trong sự động lòng thương xót chúng ta, xuất phát từ linh hồn chúng ta sao? Khi chúng ta nhũ lòng: 'Tôi có quyền gì để được sống ở đây?', và chúng ta nhũ lòng về sự loạn nghịch lớn lao mà hết thảy chúng ta đều có phần trong bổn tánh tội lỗi của mình - khi Lucifer bị đuổi ra khỏi thiên đàng và các quỉ sứ hắn đã bị giáng xuống, và khi Satan bước vào trong vườn, rồi con rắn quỉ quyệt, con người sa ngã, sự chết đến trên mọi người, rồi mọi người bị kết án phải ở dưới tội lỗi và chịu lấy sự chết – và khi chúng ta suy nghĩ, là chúng ta cùng dự tiệc đồng trị với Đức Chúa Trời rất cao ở trên trời...chúng ta đang có mặt trên thiên đàng với Ngài.

Phaolô nói: chúng ta đã chết trong quá phạm và tội lỗi mình. Trong quá khứ, chúng ta là những người đã đi theo đường lối của thế gian nầy, theo vua cầm quyền chốn không trung, theo thần hiện đang hành động trong các con bạn nghịch – giữa vòng họ hết thảy chúng ta đã có đường lối sống trong quá khứ chiều theo tư dục của xác thịt, làm trọn những điều ham muốn của xác thịt và lý trí; và tự nhiên là con cái của sự thạnh nộ! Những người thể ấy xứng đáng với mọi sự dày vò của địa ngục lại được vui hưởng mọi khoái lạc của thiên đàng. Những người đó, viễn cảnh của họ là những cuộc hành hình thật đau khổ trong hồ lửa Gehenna, giờ đây lại ngây ngất trong sự vinh hiển đời đời với Đức Chúa Trời và với Đấng Christ của Ngài cho đến đời đời – hết thảy đều nhờ vào sự nhân từ! Há chẳng kỳ diệu sao? Thật là kinh ngạc khi thấy ba lần trong Thi thiên 136, tác giả Thi thiên đang mời dân sự của Đức Chúa Trời dâng lời cảm tạ Chúa vì cớ sự nhân từ của Ngài. Đấy là những gì Thi thiên ấy bắt đầu, hãy xem Thi thiên ấy: 'Hãy cảm tạ Đức Giê-hô-va, vì Ngài là thiện; Sự nhân từ Ngài còn đến đời đời”.
Chúng ta tin rằng Thi thiên nầy, có thể đã được ca hát bởi hai ca đoàn – có lẽ một trong hai ca đoàn gồm có các thầy tế lễ và người Lê vi, và ca đoàn kia gồm có thầy tế lễ thượng phẩm. Quí vị có thể tưởng tượng thầy tế lễ thượng phẩm đang cất tiếng hát: 'Hãy cảm tạ Đức Giê-hô-va, vì Ngài là thiện ', và hội chúng các thầy tế lễ đông đảo kia đang hát đáp lại: 'Sự nhân từ Ngài còn đến đời đời'. Có phải quí vị nghĩ chúng ta có thể làm như thế sáng nay không? Tôi sẽ nói phần [a], còn quí vị sẽ nói phần [b]: [Mục sư Legge:] 'Hãy cảm tạ Đức Giê-hô-va, vì Ngài là thiện '...[Hội chúng:] 'Sự nhân từ Ngài còn đến đời đời ' – mạnh mẽ như thế đó! Có phải quí vị tưởng tượng như thế không? Câu Kinh Thánh nầy thể nào đã dầm thấm vào tấm lòng của những tội nhân kia, họ đang nhìn xem chiên con chịu giết, thể nào Đức Chúa Trời – là Đấng đã giải cứu họ ra khỏi Ai cập – là nhân từ, và sự nhân từ Ngài còn đến đời đời! Và Thi thiên nầy, giống như một quyển Kinh Thánh đã được chèn sẵn làm dấu, đã dạy cho những người Israel biết đưa tư tưởng về sự nhân từ vinh hiển của Đức Chúa Trời vào trong đời sống của họ. Có ngạc nhiên chăng khi Joseph Adison nói ra điều nầy, khi ông viết bài thánh ca của mình:

'Ôi Đức Chúa Trời tôi ơi,
khi linh hồn phục sinh của tôi,
Suy gẫm về mọi sự nhân từ của Ngài.
Tôi xúc động lắm với nhận định mình đã bị hư mất
Trong nỗi kinh ngạc, kính sợ và ngợi khen'.

Sự nhân từ của Đức Chúa Trời là gì? Tôi muốn chúng ta nhìn xem sự nhân từ đó trước hết, khi đưa ra câu hỏi: sự nhân từ nầy là gì? Thứ hai: sự nhân từ của Đức Chúa Trời sẽ thấy được ở đâu? Và thứ ba: sự nhân từ của Đức Chúa Trời tạo ra điều khác biệt nào nơi quí vị? Vì vậy, trước tiên chúng ta hãy nhìn xem sự nhân từ của Đức Chúa Trời là gì đã! Nếu quí vị phải định nghĩa sự nhân từ, nó có nghĩa đơn giản là năng lực vô hạn, không hề cạn kiệt của Đức Chúa Trời. Đó là năng lực vô hạn, không hề cạn kiệt để động lòng thương xót! Sự nhân từ của Ngài là sự tỏ ra tình yêu thương của Ngài. Chúng ta suy nghĩ về tình yêu thương của Ngài cách đây hai tuần, phải, đây là cách tình yêu thương của Ngài tác động – đây là bộ máy, cánh tay yêu thương của Đức Chúa Trời chính là sự nhân từ Ngài. Đây là kết quả và là tác dụng của sự nhân từ Ngài – Đức Giêhôva là thiện: '...vì Ngài là thiện: sự nhân từ Ngài còn đến đời đời'. Sự nhân từ Ngài là sự thương xót, Ngài nhìn xem chúng ta và Ngài thương xót chúng ta. Sự nhân từ Ngài là khi Ngài nhìn xem tội nhân và Ngài thương xót kẻ phạm tội và hậu quả của tội lỗi, và Ngài yên ủi!

"Đức Chúa Trời, trong Kinh Thánh, trong sự mặc khải của Ngài về Ngài là ai, được chỉ ra nhiều trong sự thương xót hơn là trong sự thạnh nộ. Chắc chắn sự nhân từ của Đức Chúa Trời là sâu sắc hơn chiều sâu của cơn thạnh nộ và sự căm phẫn của Ngài, vì Ngài ưa thích sự nhân từ! Ngài có xu hướng thương xót hơn là Ngài muốn giận dữ".
Quí vị tìm thấy sự nhân từ của Đức Chúa Trời trong Cựu ước, quí vị tìm thấy sự nhân từ đó trong Tân ước – thực vậy, quí vị tìm thấy sự nhân từ của Đức Chúa Trời bốn lần trong Cựu ước nhiều hơn quí vị tìm thấy trong Tân ước. Chúng ta phải loại bỏ tư tưởng cho rằng Đức Chúa Trời của Israel trong Cựu ước là một Đức Chúa Trời công bình hay cưu giận, một Đức Chúa Trời của sự phán xét; còn Đức Chúa Trời trong Tân ước, đối với Hội Thánh, thì đầy lòng thương xót, ân điển và yêu thương. Nhưng Đức Chúa Trời của chúng ta – chắc chắn chúng ta đã học biết điều nầy trong mấy tuần lễ đã qua - Đức Chúa Trời của chúng ta là một Đức Chúa Trời không hề thay đổi, Ngài hôm qua, ngày nay, cho đến đời đời không hề thay đổi! Mặc dù Tân ước, tất nhiên, là sự mặc khải đầy đủ về Đức Chúa Trời của chúng ta – và chúng ta không biết Ngài trong hết thảy sự nhân từ Ngài cho tới chừng chúng ta bước vào Tân ước – tuy nhiên Đức Chúa Trời luôn luôn là, và luôn luôn sẽ là, một Đức Chúa Trời của sự nhân từ...vì đấy là những gì Ngài có trong chính mình Ngài, sự nhân từ.

I Các Vua 3.6, chúng ta đọc thấy sự nhân từ của Đức Chúa Trời là lớn. Thi thiên 86, chúng ta đọc thấy Ngài dư dật sự nhân từ Ngài. Thi thiên 103, sự nhân từ của Ngài hằng có đời đời. Luke 1, Ngài động lòng thương xót. Ngài thương xót cả thể, I Phierơ chép. Êphêsô, chúng ta đọc: 'Nhưng Đức Chúa Trời, là Đấng giàu lòng thương xót'. Và Thi thiên 103.11 chép: “vì hễ các từng trời cao trên đất bao nhiêu” – đó là sự thương xót của Đức Chúa Trời! Không thể đo tính được, không có giới hạn, đời đời, trải từ đời nọ sang đời kia. Chính sự thương xót của Đức Chúa Trời là chiếc tàu kéo, nó kéo con thuyền bị đắm của hạng tội nhân vào trong hai cánh tay của Đức Chúa Trời. Chính sự thương xót của Đức Chúa Trời là thuộc tánh giải cứu cho hạng tội nhân. Chính sự nhân từ Ngài kéo tội nhân đến với một Cứu Chúa, đó là điều Ngài phán: 'Đức Giêhôva là nhân từ và giàu ơn...khoan dung...dư dật lòng nhân từ'. Thực vậy, khi quí vị bước vào sách Khải huyền – và xuyên suốt cả Kinh Thánh - Đức Chúa Trời được vạch ra và được giới thiệu như một vì Vua lớn, đang ngồi trên ngai với cái mống bao quanh ngôi của Ngài. Tất nhiên, cái mống là phần biểu thị cho lòng nhân từ của Đức Chúa Trời chúng ta.

Quí vị có bao giờ từng suy nghĩ như thế chưa? Đức Chúa Trời ấy, trong Kinh Thánh, trong sự mặc khải quan trọng của Ngài về Ngài là ai, được trình bày có lòng thương xót hơn là thạnh nộ. Rõ ràng là lòng thương xót của Đức Chúa Trời vốn sâu sắc hơn mọi chiều kích cơn thạnh nộ và sự căm phẫn của Ngài, vì Ngài ưa thích làm ra sự thương xót! Ngài có xu hướng thương xót hơn là xu hướng về cơn thạnh nộ. Chính Watson, một người theo hệ phái Thanh giáo, đã nói: 'Đối với Đức Chúa Trời, mọi hành động nghiêm nghị đều bắt buộc ra từ Ngài, Ngài không bằng lòng làm cho khổ sở'. Sự thể giống với con ong trong mùa hè, nó bận rộn bay từ hoa nầy sang hoa khác – và có điều chi xảy ra? Nó [đang] làm ra mật theo lẽ tự nhiên mà nó phải lo làm, và nó bay từ hoa nầy sang hoa khác rồi nó bay về tổ, và ở đó trong tổ mật ấy nó làm ra mật – điều nầy thật tự nhiên đối với con ong. Song khi có đứa trẻ đến quấy rầy nó, nó bèn chích đứa trẻ ngay! Nó không chích theo lẽ tự nhiên, mà chỉ chích khi nó bị chọc tức thôi – và điều nầy giống với Đức Chúa Trời của chúng ta. Đức Chúa Trời theo lẽ tự nhiên vốn có lòng hay thương xót, nhưng khi Đức Chúa Trời bị chọc tức Ngài sẽ nổi giận dữ, nhưng Ngài thích sự nhân từ hơn là giận dữ!

Nhân từ được nói tới là công việc của tay hữu Đức Chúa Trời – hầu hết chúng ta đều thuận tay hữu, và đấy là điều mà Lời Đức Chúa Trời muốn nói tới: đó là việc mà Đức Chúa Trời thích sử dụng hơn hết, sự nhơn từ Ngài. Ngài thường sử dụng tay hữu, Ngài thường thực thi lòng thương xót. Theo một ý nghĩa, Đức Chúa Trời không muốn giáng ra sự hình phạt – thực thế, trong Êsai 28, điều nầy được mô tả là 'việc kỳ lạ của Ngài', thật kỳ lạ cho Đức Chúa Trời phải hình phạt con người, Ngài rất chậm giận. Khi Ngài sửa phạt một nước trong sách Êsai, ở đây nói về Ngài rằng Ngài: 'sẽ dùng dao cạo mà cạo họ' – hãy tưởng tượng Đức Chúa Trời đang thuê một lưỡi dao cạo xem! Quí vị sẽ nghĩ Đức Chúa Trời không cần phải thuê hay mượn bất cứ thứ gì! Thế nhưng trong Êsai nói rằng Ngài thuê một lưỡi dao cạo để cạo họ trong cơn giận dữ và căm phẫn của Ngài – giống như thể cơn giận đó không thuộc về Ngài, Ngài phải thuê mượn phần nầy để thực thi một hành động của cơn thạnh nộ!

Hãy suy nghĩ trong một phút xem: hãy hình dung Đức Chúa Trời sẽ ra thể nào nếu Ngài không có lòng thương xót. Hãy tưởng tượng sự thánh khiết của Đức Chúa Trời sẽ như thế nào nếu chẳng có một chút thương xót nào hết. Hãy tưởng tượng Đức Chúa Trời sẽ công bình như thế nào nếu sự nhơn từ chẳng có phần trong đó. Nhưng sự nhân từ của Đức Chúa Trời, giống như cái mái vòm mà chúng ta đang nói tới, nó bao phủ lấy mọi thuộc tính khác của Ngài – và thực vậy, cho phép tôi nói như vầy, rằng sự thương xót của Đức Chúa Trời làm cho mọi thuộc tánh của Ngài ra ngọt ngào. Giống như Cụ Môise, quí vị có nhớ không, họ – con cái Israel – đã đến bên dòng sông cay đắng và họ không thể uống nước chảy từ dòng sông ấy, và Môise đã làm gì? Ông ném khúc cây vào dòng nước và khiến cho chúng ra ngọt ngào – và đó là mọi thứ mà sự nhân từ của Đức Chúa Trời ưa thích đối với mọi thuộc tính khác của Ngài, nó làm cho chúng ra ngọt ngào. Đó là một trong mọi sự vinh hiển của Ngài, đó là một món trang sức trên chiếc ngai của Ngài – và trong tuần lễ đầu tiên, khi chúng ta suy nghĩ về việc phải có những tư tưởng đúng đắn về Đức Chúa Trời và suy gẫm của Đức Chúa Trời, chúng ta hãy nhìn vào Xuất Êdíptpô ký chương 33 và chúng ta đã quan sát sự gặp gỡ tương giao giữa Môise cùng với Đức Chúa Trời của người. Ông đã trò chuyện với Đức Chúa Trời giống như một người trò chuyện cùng bạn hữu mình, và chúng ta thấy trong sự tan vỡ của ông, trong sự khát khao Đức Chúa Trời của ông – một người nhận biết Đức Chúa Trời trong một phương thức, có lẽ là mặt đối mặt, chúng ta sẽ không nhìn biết Ngài cho tới khi chúng ta bước vào sự vinh hiển – có lần ông đã cầu nguyện: 'Lạy Chúa, xin chỉ cho con thấy sự vinh quang Ngài!' Và câu trả lời đã được đưa ngược lại cho Môise như thế nầy: 'Ta sẽ làm cho các sự nhân từ ta phát ra trước mặt ngươi; ta hô danh Giê-hô-va trước mặt ngươi; làm ơn cho ai ta muốn làm ơn, và thương xót ai ta muốn thương xót'.

Đấy là những gì Đức Chúa Trời muốn tỏ cho thế gian nhìn thấy. Thực vậy, ngay cả các kẻ thù của Đức Chúa Trời cũng đang nhận lãnh ơn thương xót, việc nầy giống như sương sớm mai đáp đậu trên cây cối cũng như đậu trên hoa hồng. sự nhân từ của Đức Chúa Trời – cũng vậy, mặt trời chiếu trên người công bình cũng như trên kẻ gian ác, chớ không chỉ chiếu trên những kẻ đang ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời thôi! Quí vị có nhớ Pharaôn không, chúng ta đọc thấy về ông ta trong Thi thiên nầy, khi ông ta đang băng qua Biển Đỏ như một con dã thú, để truy đuổi dân Israel – cái đầu của Pharaôn đã đội vương miện, và Đức Chúa Trời đã tỏ ra cho ông thấy sự nhân từ khi đặt vương miện ấy trên đầu của ông ta. Mặc dù tấm lòng của ông ta đã chai cứng, đầu ông ta đã đội lấy chiếc vương miện! Vì Đức Giêhôva, Lời của Đức Chúa Trời phán, là sự nhân từ cho mọi người; Đức Giêhôva là sự nhân từ cho mọi người.

"Sự thương xót ấy không phải rỏ ra cho mọi người đâu! Không, không phải vậy. Sự thương xót ấy không tỏ ra cho người nào đang sống loạn nghịch, sự thương xót ấy không tỏ ra cho những thanh niên nào kiêu ngạo nói: 'Ta không cần ơn thương xót của Đức Chúa Trời".
Bây giờ chúng ta hãy nói ra ngoài đề một chút, vì rất là quan trọng khi hiểu sự khác biệt giữa ân điển của Đức Chúa Trời và sự thương xót của Đức Chúa Trời. Với cái nhìn thoáng qua, quí vị sẽ tưởng tượng ra có một chút khác biệt giữa hai ơn ấy, nhưng tôi muốn quí vị nghĩ tới các thiên sứ trong một phút. Nếu quí vị nghĩ tới cõi quá khứ đời đời, và quí vị nghĩ tới thiên đàng – không một loài thọ tạo nào có ý thức về nam nữ giống như quí vị và tôi, còn các thiên sứ đang ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Và cho phép tôi nói rằng các thiên sứ đã kinh nhiệm ân điển của Đức Chúa Trời, họ đã kinh nghiệm sự nhân từ của Đức Chúa Trời, vì họ đang ở trong sự hiện diện của Ngài và đó là ân điển của Đức Chúa Trời – ở trong sự hiện diện của Ngài. Họ đang phục vụ Đức Chúa Trời, và không một tạo vật nào – ngay cả thiên sứ – có thể phục vụ Đức Chúa Trời mà không có ân điển của Ngài. Sự thật cho thấy rằng hai phần ba các thiên sứ đã không sa ngã, cho thấy được ân điển của Đức Chúa Trời đã bảo tồn họ, ân điển của Đức Chúa Trời đã kéo họ lui ra khỏi tội lỗi và sự loạn nghịch của họ. Tuy nhiên, trong hết thảy ân sũng ấy, họ chưa hề, chưa bao giờ nhận biết ơn thương xót của Đức Chúa Trời.

Nếu quí vị suy nghĩ tới điều đó, các thiên sứ sa ngã, trong II Phierơ 2.4 nói như vầy: 'Vả, nếu Đức Chúa Trời chẳng tiếc các thiên sứ đã phạm tội, nhưng quăng vào trong vực sâu, tại đó họ bị trói buộc bằng xiềng nơi tối tăm để chờ sự phán xét'. Các thiên sứ đó sa ngã từ trên trời, họ chưa hề biết ơn thương xót của Đức Chúa Trời! Và thậm chí những thiên sứ không sa ngã từ trên trời cũng chưa hề biết đến ơn ấy, vì quí vị phải phạm tội mới biết được ơn ấy. Nhưng không hẳn chỉ phạm tội, chính sự phạm tội và trong sự nhân từ ân điển của Đức Chúa Trời đã phục hồi quí vị – và chỉ là con người mới biết được ơn ấy. Quí vị thấy đấy, thương xót rất đơn giản là như vầy: nỗi khổ, sự đê hèn, sự truỵ lạc, sự chết của con người trong mọi sự quá phạm và trong tội lỗi của họ – và một Đức Chúa Trời đang động lòng trắc ẩn và thương xót, yêu thương và nhân từ, đang ngự đến để làm cho nỗi đau đó được khuây khoả! Ơn thương xót đó, và đấy là ơn thương xót!

Thứ hai: sự nhân từ của Đức Chúa Trời có thể thấy được ở đâu? Có vài chỗ thấy được ơn ấy, và chỗ đầu tiên là đây: trong mọi người sống, mọi người đang sống. Những người theo hệ phái Thanh Giáo, họ đã đúng trong nhiều việc, biết phân biệt thần học của họ giữa ơn thương xót chung chung của Đức Chúa Trời và ơn thương xót đặc biệt của Đức Chúa Trời. 'Ơn thương xót chung chung của Đức Chúa Trời', họ nói: 'được dành cho mọi loài thọ tạo' – như tác giả Thi thiên nói, 145: 'Đức Giê-hô-va làm lành cho muôn người, Sự từ bi Ngài giáng trên các vật Ngài làm nên'. Ngay cả loài dã thú, loài vật ngoài đồng ruộng, ngay cả con chim sẻ rơi xuống đất – Đức Chúa Giêxu Christ phán - Đức Chúa Trời động lòng thương xót chúng. 'Đất', tác giả Thi thiên nói: 'đầy dẫy sự nhân từ Ngài' – đó là sự thương xót chung chung của Đức Chúa Trời, được tỏ ra cho muôn vật. Kế đó có ơn thương xót đặc biệt của Đức Chúa Trời, và ơn ấy được tỏ ra cho những kẻ đã được Ngài cứu vớt. Những ai có đức tin nơi Ngài, Đức Chúa Trời giáng ơn thương xót trên họ. Ngài được mô tả – một con cái tin cậy nơi Đức Chúa Trời – giống như một cái bình được thương xót. Đức Chúa Trời đã phục hồi người ấy tránh khỏi sự phán xét và sự kết án. Con cái nào nhìn biết ơn thương xót của Đức Chúa Trời, họ đã được cứu, Đức Chúa Trời làm cho họ nhìn biết mọi sự giàu có trong sự vinh hiển của Ngài.

Quí vị biết rõ ơn ấy trong sự tái sanh, tôi xin Đức Chúa Trời cho phép điều ấy xảy ra cho quí vị! Giống như Phaolô trong con đường đến thành Đa mách, ông chẳng nghĩ chút gì tới Đức Chúa Trời hết – đấy là những gì ông nói! Ông đã ở trong sự chẳng nhìn biết Đấng Christ là ai cả, rồi ông đi xuống con đường đó để giết những Cơ đốc nhân, ông ra đi giống như kẻ thù của Đức Chúa Trời – và ánh sáng ra từ Đức Chúa Trời bắt lấy ông! Nầy quí vị ơi, đấy là sự thương xót. Và Đức Chúa Trời cho phép cái vảy cá rơi ra khỏi mắt ông, để nhìn thấy tội lỗi của ông – đó là ơn thương xót đặc biệt của Đức Chúa Trời, để được thương xót, để được giải cứu ra khỏi sự phán xét và địa ngục. Và cho phép tôi nói điều nầy hôm nay: sự thương xót đó không được tỏ ra cho mọi người đâu! Không, không đâu. Ơn ấy không được tỏ ra cho hạng người đang sống trong sự loạn nghịch, ơn ấy không được tỏ ra cho lớp người trẻ nào đang kiêu ngạo nói: 'Ta không cần ơn thương xót của Đức Chúa Trời' – vì Lời của Đức Chúa Trời phán trong Luca 1: 'Vì Ngài thương xót kẻ kính sợ Ngài!' Nếu quí vị không kính sợ Đức Chúa Trời, quí vị sẽ chẳng biết chi về lòng thương xót của Đức Chúa Trời. Hãy lắng nghe, hỡi các tội nhân, Kinh Thánh chép: 'không phải cứu vì việc công bình, nhưng cứ theo lòng thương xót, Ngài cứu chúng ta. Vậy điều đó chẳng phải bởi người nào ao ước hay người nào bôn ba mà được, bèn là bởi Đức Chúa Trời thương xót!’ Quí vị có nhận biết lòng thương xót của Đức Chúa Trời chưa? Nếu quí vị chưa nhận biết ơn thương xót của Đức Chúa Trời, quí bạn tôi ơi, ấy là vì tấm lòng kiêu căng, trơ trẻn, tội lỗi, chai cứng, đáng đoạ đày của quí vị đấy thôi!

Ơn thương xót đặc biệt nầy, Đức Chúa Trời ban bố ơn ấy trên những ai có đức tin nơi Ngài, theo ý Ngài muốn. Đây là một ơn không có giới hạn, đây là Đức Chúa Trời của tất cả các thần, Ngài phán trong Rôma 9: 'Vì Ngài phán cùng Môi-se rằng: Ta sẽ làm ơn cho kẻ ta làm ơn, ta sẽ thương xót kẻ ta thương xót... Như vậy, Ngài muốn thương xót ai thì thương xót, và muốn làm cứng lòng ai thì làm'. Đây là một việc không hay, nghĩa là Chúa làm cứng lòng những người chống nghịch Ngài sao? Giờ đây đừng lầm lẫn về việc nầy, vì người ta phải chịu trách nhiệm cho từng việc nhỏ họ bắt tay làm – và cho phép tôi nói rằng Đức Chúa Trời không biến một người ra gian ác đâu, Đức Chúa Trời không khiến cho người ta chối bỏ Ngài, nghĩa là do sự lựa chọn cá nhân của quí vị đấy thôi. Nhưng cho phép tôi nói như vầy: khi Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đức Chúa Trời Chí Cao trong ân điển quyết định rút lại ảnh hưởng của Ngài ra khỏi tấm lòng của quí vị, tấm lòng ấy sẽ ra chai cứng ngay! Ồ, hạng người thể ấy sẽ nhìn biết sự việc nầy! Nếu Đức Chúa Trời quyết định rút ánh sáng mặt trời ân điển của Ngài ra khỏi tấm lòng của quí vị, Ngài sẽ không cần làm cho tấm lòng của quí vị phải chai cứng đâu...tự nó sẽ chai cứng thôi. Sự thể giống như khi mặt trời lặn vậy, nhiệt độ hạ xuống và sương mù phủ xuống mặt đường. Quí vị sẽ không nói rằng, vì mặt trời đã lặn đi, mặt trời làm cho mặt đất chai cứng. Có phải mặt trời làm cho chai cứng đất hay không? Không! mà là ảnh hưởng giàu ơn của Đức Chúa Trời, đó là lý do tại sao chúng tôi nói với quí vị hôm nay – trong ánh sáng của Tin Lành - Pharaôn đã làm cho tấm lòng ông ta phải chai cứng! Vì Đức Chúa Trời đã rút ân điển Ngài ra khỏi ông ta, tấm lòng ông ta liền chai cứng - và Đức Chúa Trời phán với quí vị hôm nay: nếu quí vị nghe tiếng Ngài, đừng làm chai cứng lòng mình! Khủng khiếp làm sao là ngày phán xét, nếu quí vị muốn đứng trước mặt Đức Chúa Giêxu Christ, và chính sự nhân từ của Đức Chúa Trời sẽ buộc tội quí vị! Hãy tưởng tượng ra ngày ấy xem! Chính sự nhân từ của Đức Chúa Trời sẽ rủa sả linh hồn quí vị, vì quí vị đã chối bỏ ơn ấy!

“Nếu quí vị nghe tiếng Ngài, đừng làm chai cứng lòng mình! Khủng khiếp làm sao là ngày phán xét, nếu quí vị muốn đứng trước mặt Đức Chúa Giêxu Christ, và chính sự nhân từ của Đức Chúa Trời sẽ buộc tội quí vị! Hãy tưởng tượng ra ngày ấy xem! Chính sự nhân từ của Đức Chúa Trời sẽ rủa sả linh hồn quí vị, vì quí vị đã chối bỏ ơn ấy!”
Sự nhân từ của Ngài nằm ở trong mọi đời sống. Thứ hai, sự nhân từ của Ngài có ở trong mọi hoàn cảnh. Giờ đây, hỡi các tín hữu có mặt ở đây hôm nay, ơn nầy đang dành cho quí vị đấy. Thi thiên 103 chép: 'Vì hễ các từng trời cao trên đất bao nhiêu, thì sự nhân từ Ngài càng lớn cho kẻ nào kính sợ Ngài bấy nhiêu'. Người thành Côrinhtô nói: 'Đối với chúng ta, Ngài là Cha hay thương xót' – hỡi người tin Chúa, nói như thế có nghĩa là: mọi sự trong đời sống của quí vị, từng hoàn cảnh, mọi sự đã xảy ra cho quí vị, đều có ơn thương xót của Đức Chúa Trời trong đó! Chính vì ơn thương xót của Chúa mà chúng ta không bị thiêu đốt, có phải không? Thực vậy, tôi buộc phải tin rằng có một nơi ở Sicily, và ở đó lúc nào cũng thấy được mặt trời. Sự thể ấy giống như ơn thương xót của Đức Chúa Trời trong đời sống tin kính của chúng ta, ơn thương xót của Đức Chúa Trời không hề vắng bóng, ơn thương xót của Đức Chúa Trời không hề không thấy, ơn ấy không hề trống vắng đâu – và đúng là một việc khiêm nhường, thậm chí trong những thử thách và hoạn nạn của chúng ta, ơn thương xót của Đức Chúa Trời tra bàn tay của Ngài trong đó.

Thứ ba: quí vị có thể thấy sự nhân từ của Đức Chúa Trời trong sự cứu chuộc. Hãy tưởng tượng điều nầy xem: sự nhân từ của Đức Chúa Trời không có sự chuộc tội của Đấng Christ. Quí vị có thể hình dung được việc ấy chăng? Tôi không thể hình dung được. Ơn thương xót của Đức Chúa Trời sẽ không có hiệu lực gì hết nếu không có đồi Gôgôtha. Ơn ấy chẳng có quyền lực gì, ơn ấy chẳng có gì tốt lành cho quí vị hết - và nói như thế có nghĩa là: hạng tội nhân không thể phó mình vào ơn thương xót của Đức Chúa Trời rồi từ chối đồi Gôgôtha! Ồ, chẳng có ai làm như thế bao giờ! ‘Tôi sẽ chờ cho tới chừng tôi được vào trong thiên đàng và nguyện Đức Chúa Trời sẽ đem tôi vào đó. Dù tôi theo tôn giáo nào, hết thảy chúng ta đều thờ lạy một Đức Chúa Trời chân thật, và nếu Ngài là một Đức Chúa Trời yêu thương và nhân từ, Ngài sẽ đem tôi vào thiên đàng' - Đức Chúa Trời không có một sự thương xót nào mà không kết dính với đồi Gôgôtha! Vì đồi Gôgôtha là ngôi thương xót. Trong Cựu ước, Hòm Giao Ước – cái nắp đậy ở phía trên hòm – há nó không được gọi là ngôi thương xót sao? Và chính Đức Chúa Trời – đã ấn định vị trí, nơi mà Môise tương giao với Đức Chúa Trời, đấy là nơi mà thầy tế lễ thượng phẩm, mỗi năm một lần nhằm ngày Chuộc Tội, sẽ rải huyết, đó là nơi gắn bó với việc che đậy và cất bỏ tội lỗi – nhờ huyết mà Đức Chúa Trời vốn thương xót đến! Đức Chúa Giêxu Chirst đang ngự ở ngôi thương xót của Ngài. Quí vị thấy đấy, đồi Gôgôtha là nơi mà Đức Chúa Trời gặp gỡ tội nhân và trải ra lòng thương xót. Nói theo diện tiên tri, về Đức Chúa Giêxu Christ trong Thi thiên 85: 'Sự thương xót và sự chân thật đã gặp nhau; Sự công bình và sự bình an đã hôn nhau' – ngôi thương xót! Quí vị có mặt ở đó không? Quí vị có mặt ở đồi Gôgôtha không? Ồ, các tác giả thánh ca đã nói rõ vấn đề nầy theo cách thức riêng của từng người. Có người đã viết như sau:

'Hãy đến thờ lạy nơi chơn của Ngài,
Nơi sự thạnh nộ và thương xót gặp nhau
Và một thế giới tội lỗi được thanh tẩy
trong dòng suối yêu thương thanh sạch'.
Chúng ta sẽ hất bài ấy sáng hôm nay:

'Cao trọng thay là
Tin lành nói về Đức Chúa Trời vinh hiển,
Nơi thương xót gặp gỡ cây gậy thạnh nộ
của Đức Chúa Trời.
Một án phạt đã được trả giá đem lại sự tha thứ,
Và sau cùng tội nhân hư mất
đã được Ngài đem về'.

Chúng ta hát nhiều lần khi quây quần bên bàn ăn:

'Đức Giêhôva đã rút gươm Ngài ra,
Ôi, Đấng Christ gươm ấy nghịch lại Ngài.
Huyết Ngài thấm ướt thanh gươm ấy,
Tấm lòng Ngài biến thành vỏ bao cho gươm đó'.

Tại sao vậy? Vì cớ sự nhân từ của Đức Chúa Trời.

Sự nhân từ được thấy có trong mọi sự, sự nhân từ được thấy có trong mọi hoàn cảnh của quí vị, sự nhân từ được thấy có trong sự cứu chuộc – và cho phép tôi nói tới ơn nầy cách đúng mức, và điều nầy đã làm cho tôi phải rung động khi tôi nghiên cứu ơn ấy: sự nhân từ của Đức Chúa Trời được thấy có trong địa ngục. Có phải đây là một việc kỳ lạ không? Hãy suy nghĩ xem, khi người bị hư mất bị ném vào trong hồ lửa, đây là một hành động của sự nhân từ của Đức Chúa Trời. Ấy không phải từ quan điểm của quí vị, nếu quí vị chưa được cứu – mà chính là từ quan điểm của thiên đàng. Quí vị thấy đấy, địa ngục là chỗ ném bỏ mọi tội lỗi cho đến đời đời. Cho đến đời đời! Và ấy không phải sự nhân từ của Đức Chúa Trời ở trong Jerusalem mới, chúng ta đọc thấy không có một người khôn ngoan nào bước vào trong đó mà toàn là những thứ bẩn thỉu, bất cứ cái gì làm ra sự gớm ghiếc? Quí vị có thể tưởng tượng bước đi trên trên những con đường làm bằng vàng và nghe thấy sự phạm thượng ở lỗ tai bên nầy, và nghe thấy danh của Giêhôva Đức Chúa Trời của quí vị theo cách hư không ở bên lỗ tai kia? Quí vị có thể tưởng tượng được như thế không? Không! Sự thương xót của Đức Chúa Trời nhắm tới người công bình – những người tin - Đức Chúa Trời không muốn như thế, và từng tội lỗi sẽ bị rủa sả trong địa ngục.

"Điều khác biệt nào sự nhân từ của Đức Chúa Trời đang tạo ra cho quí vị? Ơn ấy tạo ra điểm khác biệt nào? Trước hết, cho phép tôi nói với những người tin Chúa trong buổi nhóm nầy, đây là sự khác biệt: quí vị phải tỏ ra lòng thương xót”.
Ồ, quá phi thường, có phải không? Như chúng ta đã đọc trong Thi thiên 136, rằng Đức Chúa Trời đã ném Pharaôn cùng các đội quân của ông ta vào trong Biển Đỏ vì sự nhân từ của Ngài còn đến đời đời. Có ai dám nói giống như thế không? Đây là bài ca ngợi khen của họ! 'Đức Chúa Trời xô Pha-ra-ôn và cả đạo binh người xuống Biển đỏ, vì sự nhân từ Ngài còn đến đời đời', vì đó là sự nhân từ của Đức Chúa Trời. Quí bạn tôi ơi, chúng ta đã đọc trong Khải huyền 19 – và nếu quí vị chưa được cứu, quí vị hãy ngồi đó mà nghe đi! Giăng nói: 'Sự đó đoạn, tôi nghe ở trên trời như có tiếng lớn của lũ đông lắm rằng: A-lê-lu-gia! Sự cứu chuộc, vinh hiển, quyền phép đều thuộc về Đức Chúa Trời chúng ta: Vì những sự phán xét của Ngài đều chân thật và công bình: Ngài đã đoán phạt đại dâm phụ nó lấy đều dâm loạn làm hư hỏng thế gian, và Ngài đã báo thù huyết của các tôi tớ Ngài đã bị tay con dâm phụ đó làm đổ ra. Chúng lại nói một lần thứ hai rằng: A-lê-lu-gia! Luồng khói nó bay lên đời đời!' Nói như thế giống như nói: 'Ngợi khen Chúa, kẻ bị rủa sả đã bị rủa sả'. Ngay cả sự nhân từ của Đức Chúa Trời cũng ở trong sự tương tự như thế sao? Quí vị có biết cái gì đã nói cho tôi biết không? Nếu tôi là một tội nhân, không có Đấng Christ trong buổi nhóm nầy, điều đó nói cho tôi biết về sự dại dột của những người tin rằng sự nhân từ của Đức Chúa Trời sẽ quan phòng họ cho đến cuối cùng. 'Tôi sẽ nắm lấy cơ hội. Tôi sẽ sống ngay thẳng, tôi không làm hại ai điều gì. Tôi đi nhà thờ của tôi, tôi cố gắng hết sức mình, tôi sống tốt đối với gia đình của tôi - Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ ném tôi vào địa ngục! Sự nhân từ Ngài còn đến đời đời!' – quí bạn tôi ơi, nói như thế là quên rằng Ngài là Đức Chúa Trời của sự công bình, rằng Ngài là tối thượng trong sự nhân từ Ngài – và nếu quí vị nghe tiếng Ngài, vì cớ Đức Chúa Trời chớ làm cứng lòng mình, vì Đức Chúa Trời có thể rút lại ân điển và sự nhân từ của Ngài và quí vị sẽ bị hư mất! Đức Chúa Trời phán: 'Ta sẽ không dùng phương tiện nào để làm cho sạch tội lỗi'. Ngài phán: 'Kẻ dữ sẽ bị ném vào địa ngục, và các nước nào quên Đức Chúa Trời cũng vậy'.

Hãy tưởng tượng một người nam hay một người nữ, và họ không tự mình tẩy rửa, họ không đánh răng và răng của họ bị hư hỏng đi, họ không tắm rửa và có nhiều vi trùng bám lấy họ – chúng bò lên khắp tóc và mọi sự thuộc về họ, dưới mấy cái móng tay của họ – và họ đang nhuốm bịnh vì cớ đó. Quí vị có nghĩ Đức Chúa Trời không để cho một người nam hay nữ ăn ở như thế mà khỏi bịnh tật sao? Trên đời sống của quí vị cũng thế! Quí vị có nghĩ Đức Chúa Trời sẽ ban sự nhân từ Ngài trên một linh hồn đã chất chứa tội lỗi trong cái đầu của linh hồn ấy sao? Tôi không biết Đức Chúa Trời nào lại làm thế, nhưng không phải là Đức Chúa Trời của chúng ta! Quí vị có biết điều chi khác không? Quí vị có thể biến sự nhân từ của Đức Chúa Trời thành kẻ thù của mình. Giống như hít lấy chất độc phát ra từ một bông hoa đẹp, quí vị sẽ có một cú đánh chết chóc cho chính linh hồn của quí vị!

Thứ ba: Điều khác biệt nào sự nhân từ của Đức Chúa Trời đang tạo ra cho quí vị? Ơn ấy tạo ra điểm khác biệt nào? Trước hết, cho phép tôi nói với những người tin Chúa trong buổi nhóm nầy, đây là sự khác biệt: quí vị phải tỏ ra lòng thương xót. Đây là điều mà Chúa đã phán dạy trong các phước lành, có phải không? Mathiơ 5.7: 'Phước cho những kẻ hay thương xót, vì sẽ được thương xót!'. Giacơ 2.13: 'Sự đoán xét không thương xót kẻ chẳng làm sự thương xót; nhưng sự thương xót thắng sự đoán xét' – nếu quí vị không tỏ ra chút thương xót gì trong đời sống của quí vị, Đức Chúa Trời sẽ xét đoán quí vị mà chẳng chút thương xót. Luca 6.36: 'Hãy thương xót như Cha các ngươi hay thương xót' – hãy tỏ ra sự thương xót lẫn nhau!

Thứ hai: quí vị phải tin cậy nơi sự nhân từ của Đức Chúa Trời. Nói như thế há chẳng đúng sao? Đấy là điều mà tác giả Thi thiên đã nói: 'Tôi sẽ tin cậy nơi sự nhân từ của Đức Chúa Trời cho đến đời đời'. Hãy nghe đây! Quí vị làm ơn nghĩ tới điều nầy: sự nhân từ của Đức Chúa Trời, ngay bây giờ, ở đây và bây giờ, là một dòng suối đang rộng mở – và nếu quí vị để cho cái thùng đức tin chảy nhỏ giọt, quí vị sẽ gặp phải cảnh túng quẫn cho xem, và hãy bởi đức tin mà uống nơi cái giếng cứu rỗi đó. Nếu quí vị chưa được cứu, phải, hãy nghe tôi: sự nhân từ của Đức Chúa Trời đang rộng mở cho quí vị ngay bây giờ – sự nhân từ ấy không rộng mở cho đến đời đời đâu, nhưng sự nhân từ ấy đang rộng mở ngay lúc bây giờ! Nó đang mở rộng ngay bây giờ và Chúa Giêxu phán: 'Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không'. Hãy tưởng tượng xem khi ra toà án và có một quan toà ở đó, và quan toà đang biện hộ cho bị cáo! Có bao giờ quí vị nhìn thấy cảnh tượng ấy chưa? Tôi chưa bao giờ thấy cảnh ấy! Vị quan toà đang biện hộ với kẻ bị cáo? Nhưng đây là Quan Án của quí vị đang nài xin quí vị dự phần vào sự nhân từ Ngài. Quí bạn tôi ơi, đây là sự ngăn trở! Hãy tưởng tượng kẻ dại sẽ từ chối một sự nài nỉ như thế! Đức Chúa Trời đang phán với quí vị, trong sự nhân từ Ngài: 'Xin cho phép tôi yêu thương bạn, xin bằng lòng để cho tôi cứu bạn!' – sự thương xót làm đẹp lòng Đức Chúa Trời! Thế nhưng sự vô tín đang bóp nghẹt sự thương xót ấy, và nếu quí vị không phải là một người tin Chúa ở đây, tấm lòng thương xót của Đức Chúa Trời đã đóng lại đối với quí vị, các vết thương đang há miệng ra và cơn nhức nhối của Cứu Chúa đang phun ra loại thuốc dành cho mọi tội lỗi, xấu hổ, đã bị đóng kín lại trên quí vị. Chẳng có một chút thương xót nào hết, không có một sự mừng vui nào cả, không có một sự hấp dẫn nào nơi Đấng Christ thương khó đối với quí vị! Còn nếu quí vị chỉ tin thôi, nếu quí vị chỉ tin nơi sự nhân từ của Ngài, giống như Wesley quí vị có thể nói:

'Hỡi linh hồn ta, hãy chổi dậy, hãy chổi dậy.
Hãy giũ sạch những nỗi sợ hãi tội lỗi đi,
Của lễ bằng huyết
Dâng lên vì ích cho tôi.
Tôi đứng vững vàng ở trước ngôi,
Tên tôi được viết trên bàn tay Ngài.
Tôi đã làm hoà lại với Đức Chúa Trời,
Tôi nghe thấy tiếng tha thứ của Ngài,
Là con cái của Ngài, tôi thuộc về Ngài,
Tôi không còn sợ hãi nữa.
Tôi đến gần với lòng trông cậy
Và kêu Aba Cha, Aba Cha'.
Giống như người khác, quí vị có thể nói:
'Có một sự rời rộng
trong ơn thương xót của Đức Chúa Trời
Giống như sự bao la của đại dương.
Có sự tử tế trong sự công bình của Ngài
Còn hơn cả sự tự do nữa.
Có một sự chào đón dành cho tội nhân,
Và nhiều ân sủng dành cho người lành.
Có ơn thương xót với Cứu Chúa,
Có sự chữa lành nơi huyết của Ngài'.
Quí vị có chịu tin cậy Ngài không? Giờ đây, hãy đến đi! Quí vị có chịu đến không? Sự nhân từ thể ấy còn đến đời đời! Quí vị có chịu dự phần vào đấy không?

Và sau cùng, đối với từng con cái của Đức Chúa Trời trong chỗ nầy: quí vị phải tỏ ra lòng thương xót. Phải, quí vị có thể tỏ ra ơn ấy, phải, quí vị có thể tin cậy ơn ấy – nhưng quí vị biết đấy, chúng ta có thể nhận được ơn ấy. Chúng ta có thể ra đi với sự cầu nguyện với Đức Chúa Trời và nhìn xem Ngài – không phải nhìn vào áo xống công bình và áo xống thạnh nộ, mà chúng ta có thể nhìn xem Đức Chúa Trời phủ bóng trong một chiếc cầu vồng thương xót. Hãy tưởng tượng việc đến với một Đức Chúa Trời giống như thế, một Đức Chúa Trời sự nhân từ Ngài đang hướng về chúng ta – như chấp thêm cánh cho những lời cầu nguyện của chúng ta, nhận biết rằng Đức Chúa Trời rất là cao cả, Đức Chúa Trời thật mạnh sức, Đức Chúa Trời hiện hữu vì chúng ta. Chúng ta phải đến thật dạn dĩ trước mặt Đức Chúa Trời của chúng ta, nhận biết rằng Ngài có lòng thương xót. Giống như người Thanh giáo xưa đã nói, quí vị sẽ không mơ đến với một ngọn lửa ấm áp, yêu thương rồi lấy làm lạ không biết có sự ấm áp nào trong đó cho quí vị hay không!?! Không – thực là rõ ràng, và quí bạn Cơ đốc của tôi ơi, thực rõ ràng cho quí vị là nếu quí vị đến với Đức Chúa Trời, quí vị sẽ nhận được ơn thương xót.

"Có nhiều người ở đây chưa được cứu – hãy tưởng tượng mình chưa được cứu, và đang sống giữa sự nhân từ của Đức Chúa Trời! Quí vị có nghĩ mình sẽ không nhận được ơn ban ra từ ngôi ấy chăng?"
Chuyện kể về Samuên trong một cơ hội ông bắt một chiên con còn bú trước mặt Đức Chúa Trời – và từng người tin Chúa trong chỗ nầy, nếu quí vị có thể bắt được Chiên Con của Đức Chúa Trời trong hai cánh tay của mình, bị giết trước mặt Đức Chúa Trời, vào trong sự hiện diện của Ngài với sự nhận biết qua Chiên Con đó mà quí vị đã đến; nếu quí vị chịu đến với ngôi ơn phước nhơn những công trạng toàn vẹn của Ngài và công tác Ngài đã hoàn tất quí vị sẽ nghe thấy câu nầy: 'Hỡi con ta, con không có một thầy tế lễ thượng phẩm chưa bị mọi cảm xúc đau khổ của con chạm đến, nhưng Ngài đã sống trong mọi thử thách giống như con vậy – thế mà không phạm tội. Vì thế, hỡi con ta, hãy dạn dĩ đến tại ngôi ơn phước hầu cho con nhận được sự thương xót!' – nhận được ơn thương xót và tìm được ơn để giúp đỡ trong thì giờ có cần.

Chúng ta hãy nói một lần nữa: [Mục sư Legge:] 'Hãy cảm tạ Đức Giê-hô-va, vì Ngài là thiện '...[Hội chúng:] 'Sự nhân từ Ngài còn đến đời đời ' - halêlugia!

Bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau cúi đầu xuống. Có nhiều người ở đây chưa được cứu – hãy tưởng tượng mình chưa được cứu, và đang sống giữa sự nhân từ của Đức Chúa Trời! Quí vị có nghĩ mình sẽ không nhận được ơn ban ra từ ngôi ấy chăng, khi Chúa phán: 'Ngươi đang ở trong Sảnh Đường Iron vào ngày 7 tháng Giêng năm 2001, và ta đang mở rộng các cửa sổ trên trời rồi đổ ơn thương xót của ta xuống trên ngươi, còn ngươi sẽ bỏ đi và từ chối ơn ấy chứ?' Quí bạn tôi ơi, sự thể giống như chì được đem ra khỏi khu mỏ vậy – khi nó được đem ra khỏi đó, nó rất lạnh, còn khi nó được bỏ vào lò, nó trở nên nóng. Nếu quí vị đến với Đấng Christ ngay bây giờ, trong ngày cứu rỗi, quí vị sẽ nhận biết sự nhân từ của Đức Chúa Trời – còn nếu quí vị từ chối ơn ấy, sự từ chối đó sẽ trở thành án rủa sả cho linh hồn của quí vị. Quí vị có chịu đến không?

Hỡi con cái của Đức Chúa Trời, có nhiều việc rất khó, có nhiều việc rất khó khăn – song bất luận quí vị làm gì, đừng quên sự nhân từ của Đức Chúa Trời trong đó, vì nếu chúng ta không có ơn ấy, chúng ta sẽ bị thiêu đốt ngay – sự thành tín Ngài cao cả dường bao. Hãy yên nghỉ trên ơn ấy hôm nay, và nếu quí vị ở đây có tấm lòng bị tan vỡ, hãy bởi đức tin bước ra thật dạn dĩ đến với ngôi đó, rồi hãy nhận lấy sự thương xót mà quí vị đang có cần.

Lạy Cha, chúng con cảm tạ Ngài vì là một Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, tử tế, yêu thương và tốt lành. Và ồ, lạy Chúa, Ngài yêu thương và muốn ban sự thương xót của Ngài trên những người mà Ngài đã dựng nên – nhưng lạy Chúa, lòng thương xót của Ngài sẽ không hề mâu thuẫn với sự công bình và sự thánh khiết của Ngài. Ngày nay con nguyện rằng từng linh hồn ở trong nhà thờ nầy sáng nay sẽ trở thành kẻ dự phần vào sự thương xót – sự thương xót đặc biệt, cứu rỗi - của Đức Chúa Trời Toàn Năng, và hết thảy chúng con, là con cái của Đức Chúa Trời, có thể nhìn biết dạn dĩ đến và nhận biết ơn thương xót của Đức Chúa Trời hầu làm cho chúng con vững vàng trong lúc có cần của chúng con có ý nghĩa như thế nào!?! Nhơn danh Chúa Giêxu chúng con cầu nguyện, Amen.

***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét