Như lằn lửa bay chớp lên không - Phần 12
"Nỗi khổ của Phaolô"
Mục sư David Legge
"Kẻ từng hủy diệt Tin lành giờ đây đang phân phối Tin Lành, kẻ từng bắt bớ những người tuân theo Tin lành giờ đây lại chính là người mà Đức Chúa Trời đã làm cho biến đổi, được thay đổi, và bây giờ được Thánh Linh của Ngài đại dụng để xuất bản Tin Lành".
Nếu quí vị muốn, hãy cùng tôi mở ra trong quyển Kinh thánh, thơ Rôma
chương 1, đây không phải là phân đoạn chúng ta hay đọc đâu – phân đoạn nầy rất khó nuốt so với tất cả các thư tín quan trọng của ông, và trong các câu chuyện nói về ông trong sách Công Vụ các Sứ Đồ. Điều chúng ta mong mỏi thực hiện tối nay là thực sự lột được hết phân đoạn ấy – phải, tuy không lột hết phân đoạn đó, nhưng tìm cách tiếp thu một sự nhất trí ý kiến về Kinh Thánh hầu vẽ ra một bức tranh và tiểu sử thích ứng về nhân vật quan trọng nầy. Tôi dám chắc rằng chúng ta sẽ không sao làm được việc đó, nhưng chúng ta muốn làm hết sức mình trong thì giờ chúng ta có. Chúng ta muốn xem xét thật đặc biệt toàn bộ câu chuyện nói tới đời sống của Phaolô, từ khi ông ra đời cho đến lúc ông qua đời, nhưng đặc biệt – khi chúng ta nhìn vào các phần nghiên cứu nhân vật hết tuần nầy sang tuần khác – nơi nỗi khổ của các nhân vật nầy. Đây là những 'lằn lửa bay chớp lên không', những lằn lửa chúng ta lấy các nhân vật nầy làm phần minh hoạ và là một hình bóng, họ sanh ra đời để chịu khốn khó, và thể nào họ đã vượt qua sự khốn khó ấy, và thể nào Đức Chúa Trời đã chúc phước cho họ. Tối nay chúng ta nhìn vào 'Nỗi khổ của Phaolô'.
Trước khi chúng ta đọc Kinh thánh, cho phép tôi nói rằng Phaolô có lẽ là nhân vật khốn khó nhất mà Kinh thánh đã nói tới – trừ ra Đức Chúa Giêxu Christ Chúa chúng ta, tất nhiên, chính mình Ngài, là Đấng không một ai có thể đo được những sâu thẳm của thân vị, các thuộc tính, và công việc thiêng liêng cao sâu của Ngài về sự chuộc tội. Trong lãnh vực của con người, tôi nghĩ Phaolô phải là con người khó nhọc nhất mà Kinh thánh đã nói đến, không phải vì ông có một sự lầm lẫn về đạo đức, mà sâu xa khi chúng ta xem xét suốt đời sống ông đã được biến đổi, ở đây không có một sai sót nào về đạo đức mà chúng ta nhìn thấy trong cá tánh của các nhân vật khác – đặc biệt trong Kinh Cựu Ước, và ngay cả Giăng Báptít tuần qua mà chúng ta đã xét qua rồi, ông đã hồ nghi địa vị Mêsi của Chúa dù chỉ trong một phút chốc. Chắc chắn không phải vì thiếu hiểu biết mà chúng ta thấy khó nghiên cứu sứ đồ Phaolô, mà thực ra ngược lại thế: chính lượng thặng dư sự hiểu biết mà chúng ta đang có. Đúng ra câu chuyện nói tới sự biến đổi của Phaolô mà chúng ta tìm thấy trong ba chỗ ở sách Công Vụ các Sứ Đồ – do chính Luca là tác giả sách Công Vụ các Sứ Đồ nói ra, hai lần do chính sứ đồ Phaolô nói ra - chúng ta thấy rằng câu chuyện, trỗi hơn bất cứ câu chuyện, truyện tích hay sự cố nào khác trong Kinh thánh, trừ ra truyện tích nói tới sự Đức Chúa Giêxu Chirst bị đóng đinh trên thập tự giá.
Cho nên, phần nhấn mạnh đặt thẳng vào sự biến đổi của Phaolô – trong đời sống của ông. Vì có rất nhiều điều đã được viết ra về vị sứ đồ lỗi lạc nầy, cho nên rất khó xử lý với đời sống và thậm chí với những nỗi khổ của ông tối nay - nhưng chúng ta muốn vào thật sâu khi chúng ta có thể, và đây là phần nghiên cứu Kinh Thánh mà quí vị phải chịu khó tối nay, và mấy ngón tay của quí vị sẽ phải lật luôn các trang Kinh thánh! Clarence McCartney, nhà truyền đạo lỗi lạc, đã nắm được sự cao trọng của cá tánh Phaolô và quả thực toàn bộ mọi sự thật về tiểu sử của ông trong câu nói nầy: ‘Cần phải lấy cây gậy mặc khải bằng vàng của thiên sứ mới đo được Phaolô. Cần phải đưa 7 ban hợp xướng thiên sứ để hát lên lời khen ngợi ông'. Điều nầy há chẳng thật sao? Ông chẳng có gì thiêng liêng cả, ông là một con người giống như quí vị và tôi đang sống đây! Ông là một sứ đồ, ông đã được chọn - chúng ta được Kinh thánh cho biết, ông đã được biệt riêng ra, trong sách Galati, cho Đức Chúa Trời từ trong lòng mẹ để được sử dụng theo cách đặc biệt. Ông là một con người đặc biệt, và tôi nghĩ chúng ta đã đúng khi cho rằng tất cả các nhân vật mà chúng ta đã nghiên cứu qua đều là hạng người đặc biệt không cách nầy thì cũng cách khác.
Khi chúng ta xem xét Giăng Báptít trong tuần qua, chúng ta thấy rằng con người càng cao trọng chừng nào, nỗi khổ mà người ấy chịu càng lớn lao hơn. Phaolô, không ngoại trừ đối với cái lệ ấy – thực vậy, tôi dám nói theo cách bàn bạc, ông là nhân vật chịu khổ trầm trọng nhất trong Kinh thánh, chắc chắn trong Tân Ước, bên cạnh Đức Chúa Giêxu Christ Chúa chúng ta, là Thống Khổ Nhân. Trong Philíp 3, chúng ta thấy rằng gia phổ của Phaolô, ông thuộc về chi phái Bêngiamin. Ông tự nhận mình là người Pharisi, thực vậy, thuộc dòng Pharisi. Cha ruột của ông cũng là một người Pharisi, và kế đó chúng ta được giới thiệu đời mới của ông trong Đấng Christ ở sách Công Vụ các Sứ Đồ. Chúng ta thấy rằng khoảng năm 33-34SC, khoảng 30 tuổi, nhân vật nầy mới được cứu. Sau khi chứng kiến vụ ném đá Êtiên, người Cơ đốc tuận đạo đầu tiên; sau khi nhìn thấy mặt của Êtiên như một thiên sứ, khi ông nhìn thấy Đấng Christ đang đứng bên hữu Đức Chúa Trời; tôi tin lương tâm của Phaolô đã bắt đầu phải bị day dứt và Đức Thánh Linh bắt đầu vận hành trong đời sống ông. Kế đó, chúng ta thấy rằng trên con đường đi lên thành Đamách, nhân vật quan trọng nầy đã được biến đổi, và từ thời điểm đó, ông nhìn thấy và làm chứng cho Đức Chúa Giêxu Christ phục sinh, không những ông đã được ân điển của Đức Chúa Trời biến đổi, mà còn bởi ân điển của Đức Chúa Trời, ông đã được chỉ định làm sứ đồ cho Đấng Christ nữa – rồi về sau ông trở thành sứ đồ của dân Ngoại. Từng được biến đổi, ngay giây phút ấy của đời mới, con người lỗi lạc nầy, tội nhân đáng gờm nầy – ông vốn là đầu của hạng tội nhân – đã trở thành nhà truyền bá lỗi lạc nhất cho Tin lành nói tới Đấng Christ.
“Từng được biến đổi, ngay giây phút ấy của đời mới, con người lỗi lạc nầy, tội nhân đáng gờm nầy – ông vốn là đầu của hạng tội nhân – đã trở thành nhà truyền bá lỗi lạc nhất cho Tin lành nói tới Đấng Christ”.
Ngay sau khi được biến đổi, ông bắt đầu rao giảng Tin lành. Kẻ từng hủy diệt Tin lành giờ đây đang phân phối Tin Lành, kẻ từng bắt bớ những người tuân theo Tin lành giờ đây lại chính là người mà Đức Chúa Trời đã làm cho biến đổi, được thay đổi, và bây giờ được Thánh Linh của Ngài đại dụng để xuất bản Tin Lành. So với các Cơ đốc nhân, với các sứ đồ, các tiên tri và các nhà truyền giáo, Phaolô chịu trách nhiệm việc truyền bá Tin lành trong đế quốc La mã. Sự làm chứng lớn lao mà chúng ta đã hát ca ngợi tối nay được thấy trong Rôma 1.16-17, nếu quí vị thích thì đây là câu ghi trên mộ chí và là phương châm của ông: 'Thật vậy, tôi không hổ thẹn về Tin Lành đâu, vì là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin, trước là người Giu-đa, sau là người Gờ-réc; vì trong Tin Lành nầy có bày tỏ sự công bình của Đức Chúa Trời, bởi đức tin mà được, lại dẫn đến đức tin nữa, như có chép rằng: Người công bình sẽ sống bởi đức tin”.
Quí vị sẽ chẳng mất thì giờ bao nhiêu khi đọc tiểu sử của Phaolô để nhìn biết lời nói của ông được đo lường bởi một đời sống tin kính, ngay thẳng và thậm chí bị bắt bớ nữa. Ông không lấy làm xấu hổ về Tin lành của Đấng Christ, và đặc biệt sự ấy có thể thấy được qua việc ông chịu khổ vì Tin lành của Đấng Christ. Trong ba chuyến hành trình truyền giáo của ông, một mình trong thế giới Địa Trung Hải, trước tiên chúng ta thấy ông đã bị người Do thái vu cáo trong Công Vụ các Sứ Đồ 21, rồi sau đó ông lại bị đánh đòn cũng trong Công Vụ các Sứ Đồ 21, thứ ba, ông bị bắt bởi người La mã. Ông bị đưa đến trước mặt quan Tổng đốc La mã – Phêlít và Phêtu – rồi kế đó ông bị dẫn đến trước mặt At-ríp-ba. Thứ ba chúng ta thấy rằng ông bị chuyển đi, mặc dù họ không thấy ông mắc lỗi gì, ông bị chuyển đi rồi bị đắm tàu trong cơn giông bão. Người Do thái bỏ tù ông trong một cơ hội kia, sau 2 năm ông sử dụng quyền công dân La mã của mình để kêu nài lên Xêsa và, sau 2 tuần trên chuyến tàu vượt biển bị bão ấy, thế là Phaolô đã đến tại Rôma. Ông lại bị bắt, bị đưa vào tù giam giữ, rồi chắc chắn được đưa đến trước mặt Xêsa - và chúng ta thấy trong Lời của Đức Chúa Trời giữa các năm 65-67SC, Nero hành hình ông khoảng 66 tuổi.
Phaolô là tôi tớ chịu khổ khác nữa của Chúa. Giống như những nhân vật đã được nghiên cứu qua rồi, chúng ta thấy ông đã noi theo sự hư mất và sự làm chứng của những người được kể trong Hêbơrơ 11, đặc biệt từ câu 36 trở đi: 'Có kẻ khác chịu nhạo cười, roi vọt, lại cũng chịu xiềng xích, lao tù nữa. Họ đã bị ném đá, tra tấn, cưa xẻ; bị giết bằng lưỡi gươm; lưu lạc rày đây mai đó, mặc những da chiên da dê, bị thiếu thốn mọi đường, bị hà hiếp, ngược đãi, thế gian không xứng đáng cho họ ở, phải lưu lạc trong đồng vắng, trên núi trong hang, trong những hầm dưới đất'. Hết thảy các thánh đồ Cựu Ước nầy chưa nhận được lời hứa, tất nhiên là Phaolô đã nhận được lời hứa. Tôi tin, là chưa có ai khác đã chịu khổ cho Đấng Christ nhiều cho bằng sứ đồ Phaolô.
Trước tiên, chúng ta hãy nhìn vào sự chịu khổ công khai của ông, và chúng ta mau mau xét qua sự việc nầy, và tôi muốn quí vị làm ơn ghi lại trong lý trí mình ít nhất tính chất quan trọng của những gì nhân vật nầy đã chịu khổ công khai cho Đấng Christ – quí vị sẽ không thể ghi lại hoặc nhớ tới sự ấy đâu, song hãy để cho sự ấy lướt qua tâm trí, linh hồn của quí vị hầu nhìn biết rằng nhân vật nầy đã chịu khổ vì cớ Đấng Christ. Chúng ta bị dẫn tới chỗ phải tin vào bản tường trình của sách Công vụ các Sứ Đồ là người ta đã mưu nghịch ông trong nhiều cơ hội. Trước hết, tại thành Đamách sau khi ông được cứu, chúng ta thấy trong Công vụ các Sứ Đồ 9. 23-25 – sau khi ông trở lại đạo người ta đã mưu nghịch lại ông. Kế đó tại thành Jerusalem chúng ta thấy, trong lần viếng đầu tiên của ông trong vai trò một tín đồ cũng trong Công vụ các Sứ Đồ 9, chúng ta thấy ông bị mưu nghịch một lần nữa. Kế đó trong xứ Maxêđoan, trên chuyến hành trình truyền giáo lần thứ ba ở Công vụ các Sứ Đồ 20; rồi một lần nữa ở thành Jerusalem trước đám đông người Do thái trong Công vụ các Sứ Đồ 21; kế đó tại thành Jerusalem một lần nữa trước mặt Toà Công Luận trong Công vụ các Sứ Đồ 23; rồi tại thành Jerusalem nơi tay của 40 người trong Công vụ các Sứ Đồ 23, rồi tại thành Xêsarê nơi tay của nhiều người Do thái trong Công vụ các Sứ Đồ 25.
Vì vậy Phaolô không phải là không biết mình bị người ta mưu nghịch đâu, ông không phải là người xa lạ đối với những kẻ đang mưu nghịch, bắt bớ và hoạch định đủ mọi thứ ác dành cho ông. Ông đã chịu khổ không chỉ từ hạng thù nghịch với Tin lành trong chức vụ và trong đời sống của ông, vì chúng ta thấy trong Công vụ các Sứ Đồ 9 rằng trước tiên ông không bị người Do thái không tin, mà là những tín đồ đã không tin ông. Trong Công vụ các Sứ Đồ 9.26 chúng ta thấy ngay sau khi ông trở lại đạo: 'Sau-lơ tới thành Giê-ru-sa-lem rồi, muốn hiệp với các môn đồ; nhưng hết thảy đều nghi sợ người, không tin là môn đồ'. Như thế là đủ gán cho bất kỳ ai trong chúng ta là còn non nớt trong đức tin! Nhưng sứ đồ Phaolô, ông gặp phải sự bắt bớ rất ghê khiếp của Cứu Chúa trên đường đến thành Đamách, một kinh nghiệm được biến đổi có lẽ chẳng có gì là quan trọng đối với ai đó và chắc chắn vượt quá điều mà chúng ta đã kinh nghiệm, vì thế lúc ban đầu các anh chị em của ông trong Đấng Christ đã không chịu tin ông.
"Chúng ta cũng thấy rằng không những ông đã bị người ta mưu nghịch, bị nhiều tín hữu không tin, bị một số tín hữu và kẻ không ưa bắt bớ, nhưng công việc của ông đã thường bị chống đối bất cứ đâu ông đến, đặc biệt bởi đồng bào của ông".
Chúng ta thấy không những họ đã không tin ông, mà trong Philíp 1.14 ông bị một số tín hữu không ưa. Ở đấy chép như vầy: 'Phần nhiều trong anh em nhơn tôi bị xiềng xích mà có lòng tin rất lớn trong Đấng Christ, dám truyền đạo Đức Chúa Trời chẳng sợ hãi gì'. Chúng ta cũng thấy rằng không những ông đã bị người ta mưu nghịch, bị nhiều tín hữu không tin, bị một số tín hữu và kẻ không ưa bắt bớ, nhưng công việc của ông đã thường bị chống đối bất cứ đâu ông đến, đặc biệt bởi đồng bào của ông. Ông có nhiều kẻ nghịch ở bên trong Hội thánh, mà ông còn có nhiều kẻ thù giữa vòng bà con ruột rà của ông và ngay cả giữa vòng các dân Ngoại khác nữa. Chúng ta thấy khi ông qua thành Antiốt trong Công Vụ các Sứ Đồ 13 rằng ông đã bị bắt bớ, thường xuyên bị chống đối, chính những người đi theo ông. Ở xứ Ycôni trong chương 14, chúng ta thấy sự ấy, ở thành Têsalônica chương 17, và kế đó trong chương 14, chúng ta thấy rằng sự bắt bớ ông đã lên đến cao điểm khi ông bị ném đá và bị bỏ hòng chết! Đúng là vị sứ đồ của Đấng Christ đã chịu khổ! Ông đã chịu khổ ở xứ Bêrê trong Công Vụ các Sứ Đồ 17, tại thành Côrinhtô trong Công Vụ các Sứ Đồ 18, tại thành Êphêsô trong Công Vụ các Sứ Đồ 19, và chúng ta có thể nhìn thấy nhiều nữa. Ông cũng chịu khổ từ những kẻ trong Hội thánh ngay từ lúc ông mới trở lại đạo, ông chịu khổ từ những kẻ ở bên ngoài Hội thánh – nghĩa là những kẻ trong Do thái giáo và cũng từ nhiều dân Ngoại khác nữa – ông bị bỏ hòng chết trong một cơ hội, và chúng ta thấy nếu chịu khổ từ nơi họ như thế vẫn chưa phải là đủ, ông còn chịu khổ từ ma quỉ cùng tất cả bè lũ trong địa ngục nữa. Ông gánh chịu áp lực của Satan.
Trong Công Vụ các Sứ Đồ 13.8 chúng ta đọc thấy thuật sĩ Êlyma, ông ta chống cự những người lo rao giảng Tin lành, và đặc biệt là Phaolô. Trong Công Vụ các Sứ Đồ chương 16 chúng ta đọc: 'Một ngày kia, chúng ta đi cầu nguyện, gặp một đứa đầy tớ gái bị quỉ Phi-tôn ám vào, hay bói khoa, làm lợi lớn cho chủ nó' – và người nữ nầy cứ đi theo sau lưng Phaolô! Chúng ta thấy khi chúng ta bước vào thơ I Têsalônica 2.18, ở đây ông nói với họ: 'Vì vậy, đã hai lần, chúng tôi, nhứt là tôi, Phao-lô, muốn đi đến cùng anh em; nhưng quỉ Sa-tan đã ngăn trở chúng tôi'. Đã có một sự ngăn trở liên tục do áp lực và ảnh hưởng của Satan trên chức vụ và trên đời sống của Phaolô – và có lẽ là ảnh hưởng lớn nhất trên mọi ảnh hưởng, rất độc địa, được thấy trong 2 Côrinhtô 12.7, và chúng ta hãy nhìn vào đấy càng chi tiết hơn – còn cái giằm xóc trong xác thịt mà Phaolô đã chịu, cái giằm mà đặc biệt ông đặt tên cho nó 'tức là quỉ sứ của Sa-tan, để vả tôi, và làm cho tôi đừng kiêu ngạo'. Một sứ giả do Satan gửi đến cho Phaolô!
Trong Công Vụ các Sứ Đồ 16 chúng ta thấy rằng ông bị đánh đòn rồi bỏ tù tại thành Philíp, và chúng ta biết câu chuyện kể về viên cai ngục người thành Philíp và thể nào Phaolô và Sila được giải cứu cách lạ lùng qua cơn động đất – nhưng đừng quên rằng ông vẫn còn ở trong tù, ông bị đánh đòn, và ông đã hát ngợi khen Đức Chúa Trời và đã cầu nguyện thâu đêm. Ông bị chế giễu trong chức vụ công khai của mình, ông bị người ta chất vấn, ông bị người ta la ó ở thành Athens. Trong Công Vụ các Sứ Đồ chương 17, chúng ta thấy mấy câu nầy: 'Có mấy nhà triết học về phái Epicuriens và phái Stociens cũng cãi lẽ với người. Kẻ thì hỏi: Người già mép nầy muốn nói gì đó? Người thì nói: Người dường như giảng về các thần ngoại quốc (vì Phao-lô truyền cho chúng về Đức Chúa Jêsus và sự sống lại)... Khi chúng nghe nói về sự sống lại của kẻ chết, kẻ thì nhạo báng, người thì nói rằng: Lúc khác chúng ta sẽ nghe ngươi nói về việc đó '. Nói cách khác: 'Chúng ta không muốn nghe loại nói năng càn dỡ như vầy trong lúc nầy, nhưng chúng ta sẽ nghe ngươi nói vào ngày khác đi'. Ở thành Xêsarê, Công Vụ các Sứ Đồ 26.24 Kinh thánh chép: 'người đang nói như vậy để binh vực mình, thì Phê-tu nói lớn lên rằng: Hỡi Phao-lô, ngươi lảng trí rồi; ngươi học biết nhiều quá đến đỗi ra điên cuồng'.
Bị anh em mình mưu nghịch, không tin tưởng, bị một số tín đồ không ưa, thường bị chống đối bởi người Do thái và dân Ngoại, bị ném đá, bị bắt bớ, bị đánh đòn, bị làm đối tượng cho áp lực của Satan, bị chế nhạo khi đang giảng dạy công khai, và thường bị vu cáo. Chúng ta đọc thấy Tẹt-tu-lu trong Công Vụ các Sứ Đồ 24.5, ông nói lời chứng nầy về Phaolô: 'Vậy, chúng tôi đã gặp người nầy, như là đồ ôn dịch, đã gây loạn trong hết thảy người Giu-đa trên cả thế giới: nó làm đầu phe người Na-xa-rét, cũng đã toan làm ô uế đền thờ, nên chúng tôi đã bắt nó [và chúng tôi có muốn xử nó theo luật pháp chúng tôi'. Trong chương 25 câu 7 chúng ta thấy: 'Phao-lô mới đến, thì có các người Giu-đa ở thành Giê-ru-sa-lem xuống vây bọc người, lấy nhiều cớ nặng mà thưa, nhưng chẳng tìm được chứng' – tuy họ chẳng tìm được chứng, song đấy không phải là vấn đề, họ còn chế giễu ông nữa.
"Ông đã gánh chịu cơn bão ghê khiếp ngoài biển, rồi ở giữa cơn bão ấy, ông tỏ ra chức năng lãnh đạo và quyền phép cao trọng của Đức Chúa Trời trên đời sống ông".
Phải nói cô đơn là một trong những nỗi khổ mà ông đã chịu đựng, có lẽ là một trong những điều khổ sở nhất mà chương 27 sách Công Vụ các Sứ Đồ đã ghi lại chi tiết trong vụ đắm tàu đã diễn ra khi ông bị dẫn độ như một tù phạm đến thành Rôma. Ông đã chịu đựng cơn bão ngoài biển rất ghê khiếp đó, rồi ở giữa trận bão ấy ông đã tỏ ra chức năng lãnh đạo và quyền phép lớn lao của Đức Chúa Trời trên đời sống ông. Thế rồi khi họ lên đất liền sau khi bị đắm tàu trong chương 28, chúng ta thấy ông đã kinh nghiệm cái cắn đau của một con rắn độc. Rồi ông lên thuyền trở lại và có mặt ở Rôma, ông đã bị nhốt trong nhà tù, chúng ta thấy sự tù đày cứ nhắm thẳng vào cả đời sống của ông. Ông đã bị tù ở thành Sêsarê trong hai năm, Công Vụ các Sứ Đồ chương 24; ông đã bị tù ở Rôma, chúng ta đọc thấy tình trạng nầy ở sách Timôthê, ở sách Êphêsô, và sách Philíp. Nhưng có lẽ một trong những nỗi khổ thấm thía, nhức nhối và đau đớn nhất mà Phaolô đã chịu trong toàn bộ chức vụ và đời sống của ông chính là giây phút ông dấn thân vào công tác truyền giáo và giảng Tin lành, ông cho biết những người ở xung quanh ông đã quên ông. Trong cuộc đời ông, ông nói trong II Timôthê 4.10 và 16: 'vì Đê-ma đã lìa bỏ ta rồi, tại người ham hố đời nầy, và đã đi qua thành Tê-sa-lô-ni-ca. Cơ-rết-xen đi trong xứ Ga-li-lê, còn Tít thì đi xứ Đa-ma-ti rồi...Khi ta binh vực mình lần thứ nhứt, chẳng có ai giúp đỡ; hết thảy đều lìa bỏ ta. Nguyền xin điều đó đừng đổ tội về họ!'
Có phải quí vị đang chứng kiến hình ảnh nói tới sự khổ ải của vị sứ đồ dân Ngoại không? Thực ra các bằng chứng chung chung về mọi khổ ải của ông có thể thấy được trong một vài câu gốc đặc biệt, và tôi muốn quí vị cùng mở ra với tôi để xem chúng. Trước hết II Côrinhtô chương 4, và chúng ta bắt đầu đọc từ câu 8, ông nói: 'Chúng tôi bị ép đủ cách, nhưng không đến cùng; bị túng thế nhưng không ngã lòng; bị bắt bớ, nhưng không đến bỏ; bị đánh đập, nhưng không đến chết mất. Chúng tôi thường mang sự chết của Đức Chúa Jêsus trong thân thể mình, hầu cho sự sống của Đức Chúa Jêsus cũng tỏ ra trong thân thể chúng tôi'. Chương 6 cùng sách ấy, từ câu 4 đến câu 10: 'Nhưng chúng tôi làm cho mình đáng trượng trong mọi sự, như kẻ hầu việc Đức Chúa Trời, bởi lòng nhịn nhục lắm trong những sự hoạn nạn, thiếu thốn, khốn khổ, đòn vọt, lao tù, rối loạn, khó nhọc, tỉnh thức, kiêng ăn; bởi sự thanh sạch, thông biết, khoan nhẫn, nhơn từ, bởi Đức Thánh Linh, bởi lòng yêu thương thật tình, bởi lời chơn thật, bởi quyền phép Đức Chúa Trời, cầm những khí giới công bình ở tay hữu và tay tả; dầu vinh dầu nhục, dầu mang tiếng xấu, dầu được tiếng tốt; ngó như kẻ phỉnh dỗ, nhưng là kẻ thật thà; ngó như kẻ xa lạ, nhưng là kẻ quen biết lắm; ngó như gần chết, mà nay vẫn sống; ngó như bị sửa phạt, mà không đến chịu giết; ngó như buồn rầu, mà thường được vui mừng; ngó như nghèo ngặt, mà thật làm cho nhiều người được giàu có ngó như không có gì cả, mà có đủ mọi sự!'
Đúng là chịu khổ! Chương 7 câu 5 làm chứng cho sự chịu khổ đó: 'Vả, khi chúng tôi đến trong xứ Ma-xê-đoan, xác thịt chẳng được yên nghỉ chút nào. Chúng tôi khốn đốn đủ mọi cách: ngoài thì có sự chiến trận, trong thì có sự lo sợ!' Chương 11, tất nhiên là tôi hy vọng quí vị bắt đầu nhìn thấy II Côrinhtô là một thơ tín quan trọng nói về sự chịu khổ và khốn khó. Trong chương 11 ông tiếp tục nói ở câu 23: 'Họ là kẻ hầu việc của Đấng Christ phải chăng? Ừ, tôi nói như kẻ dại dột‘ (nói về các tiên tri giả), `tôi lại là kẻ hầu việc nhiều hơn! Tôi đã chịu khó nhọc nhiều hơn, tù rạc nhiều hơn, đòn vọt quá chừng. Đòi phen tôi gần phải bị chết; năm lần bị người Giu-đa đánh roi, mỗi lần thiếu một roi đầy bốn chục; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị chìm tàu. Tôi đã ở trong biển sâu một ngày một đêm. Lại nhiều lần tôi đi đường nguy trên sông bến, nguy với trộm cướp, nguy với giữa dân mình, nguy với dân ngoại, nguy trong các thành, nguy trong các đồng vắng, nguy trên biển, nguy với anh em giả dối; chịu khó chịu nhọc, lắm lúc thức đêm, chịu đói khát, thường khi phải nhịn ăn, chịu lạnh và lõa lồ. Còn chưa kể mọi sự khác, là mỗi ngày tôi phải lo lắng về hết thảy các Hội thánh'.
Nếu quí vị quay sang thơ Philíp, và nhớ rằng thơ tín nầy đã được viết ra khi Phaolô còn ở trong tù ở Rôma, Philíp 3.7, 8, và 10 chép: 'Nhưng vì cớ Đấng Christ, tôi đã coi sự lời cho tôi như là sự lỗ vậy. Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ là quí hơn hết, Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó’, giờ đây đừng bỏ chạy vì câu nói: `và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó‘ – tại sao vậy? `Thật, tôi xem những điều đó như rơm rác, hầu cho được Đấng Christ…cho đến nỗi tôi được biết Ngài, và quyền phép sự sống lại của Ngài, và sự thông công thương khó của Ngài, làm cho tôi nên giống như Ngài trong sự chết Ngài'.
"Đức Chúa Trời ban cho ông một cái giằm xóc trong xác thịt hầu khôi phục sự cân đối, giúp cho ông chống lại sự kiêu ngạo, và để bảo đảm cho chức vụ của ông tránh khỏi sự suy sụp trầm trọng".
Sau hết, Rôma 8.18, phần kết luận của ông về toàn bộ vấn đề là như vầy: 'Vả, tôi tưởng rằng những sự đau đớn bây giờ chẳng đáng so sánh với sự vinh hiển hầu đến, là sự sẽ được bày ra trong chúng ta'. Giờ đây, nếu quí vị chịu lưu ý với con mắt thương tiếc tối nay, với con mắt của đức tin, những khổ ải và đau đớn và nhân vật Phaolô nầy – hãy tưởng tượng sự vinh hiển sẽ ở mức độ nào khi chúng về tới thiên đàng! Những cựu chiến binh của Đại đế Alexander trên một cơ hội đã đe doạ một cuộc nổi loạn trên đất đang khi cấp lãnh đạo của họ lại dửng dưng với những khó nhọc cùng các vết thương mà họ đã mang lấy vì ông. Khi sự việc nổi cộm lên, ông đã bước lên bục chỉ huy, và ông đã nói với các binh sĩ bất bình của ông: 'Hãy đến đây, ai trong các ngươi từng bị thương tích? Hãy để cho người ấy phơi bày ra và ta sẽ chỉ cho các ngươi thấy những vết thương của ta – không một chi thể nào trong thân của ta mà chẳng có vết thương! Ta đã bị thương bởi gươm, bởi cung tên, bởi súng bắn đá. Ta đã bị trúng thứ đá bắn loạn xạ, bị thương nhiều chỗ đang khi chỉ huy các ngươi đoạt được chiến thắng và vinh quang!' Còn Phaolô, ông cao trọng hơn cả Đại Đế Alexander, sau cùng đã nói: 'Ước gì từ nay về sau, chẳng ai làm khó cho tôi, vì trong mình tôi có đốt dấu vết của Đức Chúa Jêsus vậy'.
Nhân vật nầy đã chịu khổ vì cớ Đấng Christ, và tôi tin rằng đó là một trong những lý do cao cả nhất tại sao ông đã thành công cho Đấng Christ. Hơn cả bất kỳ sứ đồ hay có lẽ bất cứ Cơ đốc nhân, hoặc bất kỳ người nào trừ ra Đức Chúa Giêxu Christ, ông đã bị phơi ra để chịu khổ, chịu khó, chịu đau đớn. Những nỗi khổ của ông đã được kê ra – có nhiều nỗi khổ trong số đó rất nặng nề mà tôi nghĩ một con người bình thường khó mà chịu nổi. Tuy nhiên nhân vật nầy thuộc về Đức Chúa Trời đã chịu đựng được và nổi bật lên đắc thắng còn hơn “một nhà viễn chinh” nữa!
Đây là nỗi khổ chung của ông trong phần nghiên cứu vắn tắt, nhưng chúng ta chưa đụng tới nỗi khổ riêng của ông. Khi chúng ta xem xét điều đó chúng ta thấy rằng, một lần nữa hơn hẳn bất kỳ một vị sứ đồ nào khác, như trong nỗi khổ chung của ông, nỗi khổ riêng của ông, ông đã chịu đựng thật là cừ khôi. Có lẽ nỗi khổ lớn lao nhất sẽ gợi lên ngay trong lý trí của quí vị, ấy là nỗi khổ được thấy có trong II Côrinhtô chương 12, hãy cùng tôi mở ra chương ấy. Trong câu 1, ông thấy cần thiết phải công bố ra kinh nghiệm mà ông đang có trong cuộc sống, ông không khoe khoang giống như các tiên tri giả đột nhập vào Hội thánh và khoe khoang mọi kinh nghiệm của họ, thực sự tất cả những điều ấy chỉ là giả dối mà thôi. Ông nói: 'Tôi cần phải khoe mình’, câu 1, `dầu chẳng có ích gì; nhưng tôi sẽ nói đến các sự hiện thấy và sự Chúa đã tỏ ra. Tôi biết một người trong Đấng Christ', ông nói về bản thân ông, nhưng ông không nói tới mình bằng ngôi thứ nhứt, vì như thế sẽ không có sự khiêm hạ, giản dị, 'cách mười bốn năm trước, đã được đem lên đến từng trời thứ ba (hoặc trong thân thể người, hoặc ngoài thân thể người, tôi chẳng biết, có Đức Chúa Trời biết). Tôi biết người đó (hoặc trong thân thể người, hoặc ngoài thân thể người, tôi chẳng biết, có Đức Chúa Trời biết) được đem lên đến chốn Ba-ra-đi, ở đó, nghe những lời không thể nói, mà không có phép cho người nào nói ra'. Đúng là một kinh nghiệm! Phaolô đã được phép nhìn thấy, không những trong cơ hội nầy, mà chúng ta còn phải tin ở những cơ hội khác, những khải thị đặc biệt ra từ Đức Chúa Trời – chẳng một ai khác có được lẽ mầu nhiệm nói về Hội thánh của Đức Chúa Giêxu Christ trong kỹ nguyên đặc biệt nầy.
Kinh nghiệm nầy quả là có một không hai, Phaolô là một con người có một không hai, ông đã nếm trải các kinh nghiệm đặc biệt như trên. Kinh nghiệm nầy quả là đặc biệt, Phaolô nói, là có một không hai đến nỗi mặc khải ấy tỏ ra cho ông thấy với một cơ hội và một sự cám dỗ để mà kiêu ngạo. Há kinh nghiệm đó không làm thế cho quí vị sao? Tôi dám chắc mặc khải ấy làm thế cho tôi, tôi dám chắc đấy. Sự kiêu ngạo mà ông bị cám dỗ phải rơi vào đã hạn chế chức vụ cao cả mà Đức Chúa Trời đã vạch sẵn cho ông, và đã ấn định cho ông từ trong lòng mẹ – vì vậy Đức Chúa Trời phải làm một việc gì đó để làm cho cân đối, một yếu tố cân đối đã được giới thiệu ra. Ông nói trong câu 7: 'Vậy nên, e rằng tôi lên mình kiêu ngạo bởi sự cao trọng cả thể của những sự tỏ ra ấy chăng, thì đã cho một cái giằm xóc vào thịt tôi, tức là quỉ sứ của Sa-tan, để vả tôi, và làm cho tôi đừng kiêu ngạo'. Đức Chúa Trời đã ban cho ông một cái giằm xóc trong xác thịt để phục hồi sự cân đối, giúp cho ông chống lại sự kiêu ngạo, và để bảo đảm cho chức vụ của ông tránh khỏi sự suy sụp trầm trọng.
Giờ đây, phần mô tả của ông về cái giằm xóc trong xác thịt là phần mô tả không rõ rệt, và dường như vị sứ đồ rất kín đáo, dè dặt trong phần bày tỏ của ông. Vì lý do ấy, trải qua bao nhiêu thế đại, nhiều nhà thần học, nhiều học giả và các nhà chú giải Kinh Thánh đã suy đoán về lý do đó, và đã tìm cho biết cái giằm xóc trên xác thịt là cái gì!?! Một số thì cho rằng đây là một nan đề về lý trí, một nan đề thuộc linh, những nghi ngờ và nãn lòng của vị đại sứ đồ, các vấn đề nội tại, những vấn đề ngoại tại, các nan đề thuộc thể, bịnh tật, đau ốm. Có người cho rằng đây là chứng động kinh, có người cho đây là bịnh sốt rét, nhiều người khác cho rằng thị lực xấu do có những biểu thị và chứng cớ trong sách Galati – song sự thật của vấn đề là đây: không những Đức Thánh Linh đưa những việc nầy vào trong Kinh thánh là vì ích cho chúng ta, mà Ngài còn loại bỏ nhiều việc cũng là vì ích cho chúng ta và cho sự học hỏi của chúng ta. Tôi nghĩ chẳng có lỗi lầm gì khi Đức Thánh Linh không ghi rõ cái giằm trong xác thịt của Phaolô là gì, và tôi tin sở dĩ như thế là vì ích cho quí vị và cho tôi, để cho chúng ta có thể đến với phân đoạn nầy – toàn bộ thư tín, toàn bộ đời sống của Phaolô, toàn bộ sự đau đớn của Phaolô - và chúng ta có thể đồng cảm với nỗi đau ấy, và không những đồng cảm với nỗi đau của ông, mà còn xem xét nan đề và thể nào ông đã nếm trải nó.
“Nó đã được phép của Đức Chúa Trời, nó được lèo lái bởi sự toàn tri của Đức Chúa Trời, và cho dù nó đến từ tay của Satan, nó được dự trù để cứu lấy chức vụ của Phaolô, là chức vụ đem Tin lành đến cho chúng ta thậm chí trong các ốc đảo nầy”.
Có lẽ còn hơn cả sự đồng cảm với nỗi đau của ông, chúng ta có thể đồng thanh với ân điển của Đức Chúa Trời đã được phân phát cho ông trong câu 9: 'Nhưng Chúa', Đức Chúa Trời, 'phán rằng: Ân điển ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối'. Nếu đây là vấn đề giảm thị lực hay sốt rét hoặc một nan đề thuộc linh, nếu đây là sự chán nãn, nếu đây là việc gì mà chúng ta sẽ hạn hẹp trong cách lý giải của chúng ta theo văn mạch - còn Đức Chúa Trời thì không phải như vậy đâu, Ngài nói cho chúng ta biết đúng đó là cái giằm xóc trong xác thịt đến từ Satan để chống chọi ông. Nhưng điều chúng ta cần phải cởi mở với chúng ta tối nay: trong mọi nỗi đau chung của Phaolô cùng tất cả những nỗi đau riêng tư của ông, ân điển của Đức Chúa Trời Toàn Năng là đủ cho nhu cần của ông! Ngợi khen Đức Chúa Trời, Đức Thánh Linh đã cho phép chúng ta cởi mở điều đó tối nay, và nhất trí với lòng cũng như nhận lấy điều đó trong đời sống của chúng ta! Chúng ta có thể nhận lãnh điều đó làm phần kinh điển cho chúng ta tối nay.
Mục đích, ấy là đời sống của Phaolô, bất luận cái giằm xóc trong xác thịt là gì đi nữa, thực sự không thành vấn đề, sự thực cho thấy rằng cái giằm xóc ấy đã được hội nhập vào đời sống ông, đây là cái giá của sự hạ mình đau đớn nơi chức vụ cao trọng của Phaolô. Ở đó quí vị lại nhìn thấy cái giá ấy: sự phục vụ càng lớn thì đau khổ cũng càng lớn. Đây là một kết quả nếu ông muốn làm cho Đức Chúa Trời những việc mà Đức Chúa Trời muốn ông phải làm, ông phải gánh chịu đau khổ, ông phải có cái giằm nầy xóc trong xác thịt – nói cách khác cái đầu của ông nhận lãnh quá nhiều, và toàn bộ giấc mơ của ông sẽ nổ ra và nó sẽ vỡ tung. Đây là một sứ giả của Satan đến chống chọi với ông, không có gì phải nghi ngờ về cái giằm đó, nhưng giống như Gióp cái giằm ấy đã được trù tính theo cách thiêng liêng. Nó đã được phép của Đức Chúa Trời, nó được lèo lái bởi sự toàn tri của Đức Chúa Trời, và cho dù nó đến từ tay của Satan, nó được dự trù để cứu lấy chức vụ của Phaolô, là chức vụ đem Tin lành đến cho chúng ta thậm chí trong các ốc đảo nầy.
Nếu quí vị nghĩ tới, hợp lý hoá rồi lý luận về nó, cái giằm ấy là một phần trang bị cho chức vụ của Phaolô! Cái giằm ấy là một vật, và mặc dù ông đã ba lần cầu nguyện xin Chúa cất nó đi, không cứ cách nào ông không còn muốn thấy nó nữa, ông không muốn nhìn thấy sự hiện diện của sự yếu đuối và cái giằm xóc nầy, Phaolô có thể và sẽ không bao giờ đạt được việc lớn mà ông đã lo làm. Cái giằm nầy là cần thiết, cái giằm nầy có cần và Đức Chúa Trời đã chỉ định nó. Cho dù chúng ta không biết rõ bản chất của cái giằm, có những sự thật chắc chắn về cái giằm đó mà chúng ta không biết, chúng ta có thể đồng cảm với tối nay, và chúng ta có thể nhìn thấy giá trị to lớn khi xem xét mọi nổi khổ của chúng ta theo ánh sáng nỗi khổ riêng tư của Phaolô.
Trước hết, chúng ta lưu ý sự việc nầy đã trải qua một khoảng thời gian, cái giằm ấy đã ở với ông trong một thời gian. Đây là điều cứ tiếp diễn hoài, và nếu có bất kỳ ai trong quí vị đang nếm trải nhiều thử thách và nan đề, thậm chí trong 12 tuần nghiên cứu nầy: có phải quí vị đã bước vào, hội nhập và dấn thân vào những thử thách cùng các nan đề lớn lao nhất mà quí vị từng đối mặt với trong cuộc sống của mình? Phải, đấy là những gì Phaolô đã đối diện. Thứ hai, đây là đối tượng cho sự cầu nguyện được lặp đi lặp lại song không được đáp trả, câu 8 ông đã cầu nguyện ba lần xin Chúa cất nó đi – và có bao nhiêu người trong quí vị đã cầu xin Chúa chấm dứt nan đề nầy, hoặc cất đi thử thách nầy ra khỏi đời sống của quí vị, còn Đức Chúa Trời đã không ban cho quí vị câu trả lời mà quí vị muốn? Thứ ba, cái giằm ấy là công cụ cho sự hạ mình – Kinh Thánh chép trong câu 7 rằng 'Đức Chúa Trời đã cho cái giằm xóc vào da thịt tôi…để vả tôi, và làm cho tôi đừng kiêu ngạo'. Cái giằm ấy hạ thấp cái tôi của ông xuống, nó làm cho sự tự tin của ông phải giảm sút đi – và có những việc xảy đến trong đời sống của chúng ta đều là loại kinh nghiệm hạ mình sâu sắc, để chúng ta cảm thấy không còn bất cứ một sự tự mãn nào mà chúng ta từng có.
Thứ tư, cái giằm giúp cho Satan cơ hội để hành hại ông, chúng ta thấy điều nầy trong câu 7. Có bao nhiêu người trong chúng ta bị hành hại, có lẽ trên cơ sở hàng ngày, bởi ma quỉ và các thế lực của địa ngục? Thứ năm, cái giằm trở thành ống dẫn cho ân điển. Quí bạn tôi ơi, quí vị có thể nếm trải nhiều rối rắm, một cái giằm xóc trong xác thịt, trong một khoảng thời gian; quí vị có thể kinh nghiệm sự cầu nguyện lặp đi lặp lại và chẳng được đáp trả, có thể là chính Satan đang hành hại quí vị, bản ngã của quí vị có thể bị hạ thấp xuống và quí vị bị hạ thấp và thất vọng lắm – nhưng đừng bao giờ quên rằng trong đời sống của Phaolô, đây là ống dẫn cho ân điển của Đức Chúa Trời. Thay vì Đức Chúa Trời đến và can thiệp thẳng vào đời sống của ông, và đem đến một phương cứu chữa hay giải pháp, Đức Chúa Trời đang bù đắp với ân điển thiêng liêng của Ngài. Ngài không cất bỏ cái điều đang làm hại ông, Ngài ban cho ông một thứ khác để vùa giúp cho ông. Nỗi khó không được nhậm bằng cách trừ bớt ra, mà là cộng thêm ân điển của Đức Chúa Trời vào đời sống của vị sứ đồ. Đây là cơ hội cho Phaolô để kinh nghiệm mối tương giao và trong sự thương khó của Đấng Christ, và kinh nghiệm hoàn toàn một sự hiểu biết tươi mới về Đức Chúa Trời.
Thứ sáu, cái giằm cung ứng cơ hội để vui mừng trong nỗi yếu đuối của ông. Ông nói: 'Vậy, tôi sẽ rất vui lòng khoe mình về sự yếu đuối tôi, …vì khi tôi yếu đuối, ấy là lúc tôi mạnh mẽ'. Thứ bảy và sau cùng, nó minh chứng và cung ứng một nền tảng cho sự bày tỏ ra quyền phép của Đấng Christ, vì khi ông yếu đuối, quyền phép của Đấng Christ là mạnh mẽ - 'hầu cho sức mạnh của Đấng Christ ở trong tôi', ông nói. Điều đó há chẳng ngạc nhiên sao, trong đời sống của Phaolô, cái điều chúng ta xem là mối ngăn trở, thực sự lại được ban xuống từ trời? Thực ra, đây là cơ hội của thiên đàng và là một vốn quý cho chức vụ của ông, và đây chính là việc có lẽ cao cả hơn nhiều việc khác đã mở rộng chức vụ của Phaolô! Cho nên nỗi yếu đuối của ông đã trở thành thứ vũ khí đầy uy lực ở trong tay của Đức Chúa Trời.
“Nỗi yếu đuối của ông đã trở thành thứ vũ khí đầy uy lực ở trong tay của Đức Chúa Trời”.
Câu chuyện của Violet Allen trong quyển sách có đề tựa là 'Tea in an Old House', viết về những nhân vật lỗi lạc trong lịch sử. Bà nói như vầy: 'Người mù Milton, ông nhìn lên thiên đàng; người điếc Beethoven, ông nghe được những hoà âm rất lớn; người què Byron, ông trèo lên bầu trời của dãy núi Alpes – ai nài xin cất bỏ một sự bất lợi có nhớ mấy người nầy không?' Trong lãnh vực thuộc linh, chúng ta có thể nói đúng y như Phaolô, và thậm chí với Môise nữa – mọi thứ ngăn trở mà Môise đã đưa ra – và các thứ ngăn trở nầy đã bị xem là xấu hổ trong đời sống của Phaolô, vì ông sử dụng những nỗi yếu đuối nầy, mà Môise thường loại ra khỏi công việc của Đức Chúa Trời, vì cớ công việc của Đức Chúa Trời, vì quyền phép của Đức Chúa Trời sẽ trở thành ống dẫn cho chức vụ của ông! Ông tận dụng những nỗi yếu đuối của mình trong tay của Đức Thánh Linh làm thứ vũ khí để chống lại điều ác. Như một thi sĩ vô danh đã nói, nói về Phaolô:
'Con xin Chúa Ngài ban cho con sự thành công
cho phần việc cao cả
mà con đang tìm cách thực thi cho Ngài.
Con cầu xin mọi ngăn trở sẽ bị thu hẹp lại,
Và thì giờ cho sự yếu đuối của con sẽ ít ỏi đi.
Con nài xin những điều kiêu kỳ sẽ bị bỏ,
Rồi giờ đây con hạ mình xuống
cảm tạ Ngài vì con đã thất bại.
Vì với sự đau đớn và buồn rầu đến với con
Một di sản của tình trạng dịu dàng
trong tư tưởng và trong hành động.
Một sự cảm thông đến với thất bại,
Và thành công
không hề đến cùng với sự hiểu biết sâu sắc.
Lạy Cha, con không được phước và dại dột
Nếu Ngài chuẩn nhận lời cầu xin mù quáng của con'.
Hãy lưu ý là Phaolô vốn không nói một cái giằm đã được gắn vào ông, mà ông nói 'đã cho một cái giằm xóc vào thịt tôi' – một sự ban cho của ân điển. Bởi lúc bấy giờ ông cần phải đạt tới điểm nầy trong đời sống của mình, ông vốn nhìn biết rằng sứ giả của Satan không còn hành hại ông nữa, nhưng ông đã xem đấy là ân điển của sự Đức Chúa Trời ban cho sự sống của ông hầu sửa soạn một con đường cho chức vụ rộng rãi hơn của ông trong cộng đồng. Còn bây giờ, câu chuyện nầy nói gì với tôi, và chúng ta đã học được điều nầy qua các tuần lễ vừa qua: quí vị sẽ nếm trải đau khổ như thế nào, và làm thế nào quí vị thoát ra khỏi được đau khổ, sẽ được quyết định bởi thái độ quí vị có đối với sự chịu khổ. Khi nào sự chịu khổ của quí vị đổi từ một sứ giả của Satan để hành hại, thành một ân điển của Đức Chúa Trời đã được ban cho quí vị vì ích của quí vị? Khi ấy sẽ trở thành thời điểm cách mạng trong cuộc đời của quí vị.
Thứ ba, chúng ta thấy trong các thơ tín, đặc biệt trong các sự dạy của ông, ra từ sự chịu khổ, nỗi đau đớn, tình trạng rối ren của riêng ông toát ra thứ triết lý về sự chịu khổ đã được Thánh Linh của Đức Chúa Trời cảm thúc. Giờ đây quí vị và tôi nhìn biết rằng trong thế gian mà chúng ta đang sinh sống trong đó người ta đang thờ lạy quyền lực – quyền lực quân sự, quyền lực kinh tế, quyền lực khoa học và thậm chí trong Hội thánh ngày nay chúng ta đang thờ lạy quyền lực có tính cách lôi cuốn – dù vậy Đức Chúa Trời nói trong Êsai 55: 'đường-lối ta cao hơn đường-lối các ngươi, ý tưởng ta cao hơn ý tưởng các ngươi cũng bấy nhiêu' – và không như điều mà chúng ta thấy trong triết lý đời nầy, chúng dựa trên sự sống còn của người thích ứng nhất, người mạnh sức nhất và kẻ đau khổ nhất, há điều nầy chẳng kỳ diệu sao khi Tin lành về ân điển của Đức Chúa Trời đến với hạng tội nhân? Tin lành ấy đến với kẻ yếu đuối nhất, và ngay cả Phaolô cũng có thể nói: 'Đức Chúa Jêsus Christ đã đến thế gian để cứu kẻ có tội, trong mọi người ấy ta là đầu'. Ngài đến để cứu kẻ yếu đuối, người nghèo khổ và người có cần, người cùng khổ – hạng người cần một bác sĩ. Triết lý của Phaolô nói tới tình trạng yếu đuối của chúng ta, ông dạy rằng Đức Chúa Trời sử dụng chúng ta, Ngài xem khinh hoặc bất chấp tình trạng yếu đuối của chúng ta – đừng đem điều ấy vào đầu của mình. Ngài không bỏ qua tình trạng yếu đuối của chúng ta, mà hoàn toàn ngược lại: Phaolô dạy dỗ, Đức Thánh Linh cảm thúc ông phải nói cho chúng ta biết, cho dù chúng ta yếu đuối, Đức Chúa Trời đang đại dụng chúng ta! Quí vị có biết như thế chưa? Không nên bất chấp họ, không nên coi thường họ, song hãy vì cớ họ.
“Cho dù chúng ta yếu đuối, Đức Chúa Trời đang đại dụng chúng ta! Quí vị có biết như thế chưa? Không nên bất chấp họ, không nên coi thường họ, song hãy vì cớ họ”.
Giờ đây hãy lắng nghe một vài câu nói của vị đại sứ đồ: I Côrinhtô 1.27: 'Nhưng Đức Chúa Trời đã chọn những sự dại ở thế gian để làm hổ thẹn những kẻ khôn; Đức Chúa Trời đã chọn những sự yếu ở thế gian để làm hổ thẹn những sự mạnh’. I Côrinhtô 2.3: 'Chính tôi đã ở giữa anh em, bộ yếu đuối, sợ hãi, run rẩy lắm'. II Côrinhtô 12.10: 'Cho nên tôi vì Đấng Christ mà đành chịu trong sự yếu đuối, nhuốc nha, túng ngặt, bắt bớ, khốn khó; vì khi tôi yếu đuối, ấy là lúc tôi mạnh mẽ'. 'Tôi mạnh mẽ' – sao chứ? - 'vì khi tôi yếu đuối'. 'Trong tôi chẳng có gì đáng khoe cả', ông nói: 'nhưng trong nỗi yếu đuối của tôi'. Đây là sự đảo lộn của tiêu chuẩn đời nầy, có phải không? Sự đảo ngược của tiêu chuẩn đó! Đây là điều mà chức vụ của ông đã dựa vào: có ai nghĩ rằng sự yếu đuối là một vốn quý cho chức năng lãnh đạo, và là một đức tính phải tìm kiếm chứ? Nhưng ông đã học biết trong đời sống của mình triết lý của Đức Chúa Trời về chức vụ, ấy là sự dại của Đức Chúa Trời thì khôn ngoan hơn sự khôn của con người, và sự yếu đuối của Đức Chúa Trời thì mạnh mẽ hơn sự mạnh của con người!
Hãy nhìn vào I Côrinhtô 1.26 trong một phút, I Côrinhtô 1.26: 'Hỡi anh em, hãy suy xét rằng ở giữa anh em là kẻ đã được gọi, không có nhiều người khôn ngoan theo xác thịt, chẳng nhiều kẻ quyền thế, chẳng nhiều kẻ sang trọng. Nhưng Đức Chúa Trời đã chọn những sự dại ở thế gian để làm hổ thẹn những kẻ khôn; Đức Chúa Trời đã chọn những sự yếu ở thế gian để làm hổ thẹn những sự mạnh; Đức Chúa Trời đã chọn những sự hèn hạ và khinh bỉ ở thế gian, cùng những sự không có, hầu cho làm những sự có ra không có, để Chẳng ai khoe mình trước một Đức Chúa Trời'. Đấy là chìa khoá! Nếu quí vị muốn có một chức vụ làm bất cứ thứ chi cho Đức Chúa Trời và cho Đấng Christ, quí vị không thể khoe gì trong đó! Mọi sự quí vị có thể khoe là những nỗi yếu đuối của quí vị, vì chúng làm cho sức mạnh của Đức Chúa Trời soi toả ra. Đừng bao giờ quên rằng Chúa đã chọn các môn đồ của Ngài từ một nhóm ngư phủ cùng những kẻ chẳng ra chi, chẳng có học vấn chi hết ở xứ Galilê. Há không thú vị sao khi Ngài trỗi hơn các rabi thông minh – quí vị có biết lý do tại sao không? Vì với mọi sự học hỏi và trường lớp, tấm lòng của họ không cởi mở đối với Thánh Linh của Đức Chúa Trời, và tôi tin rằng Đức Chúa Trời đang làm cùng một việc ấy ngày hôm nay.
"Một nền giáo dục theo thần học chẳng có nghĩa lý gì theo con mắt của Đức Chúa Trời, nhưng sự tỏ ra quyền phép nơi Đức Thánh Linh thì có đầy đủ ý nghĩa!"
Nhà truyền đạo Tô cách Lan Tấn sĩ James Stewart đã nói như vầy: 'Không một điều chi có thể đánh bại một Hội thánh hay một linh hồn không dựa vào sức mạnh mà dựa vào sự yếu đuối của nó, và dâng nỗi yếu đuối đó cho Đức Chúa Trời như một thứ vũ khí. Đức Chúa Trời chọn xây dựng Vương quốc của Ngài luôn luôn trên sự yếu đuối và trên sự hạ mình của loài người, chớ không phải trên sức mạnh và sự tin cậy của con người – và Ngài có thể sử dụng chúng ta không những vì chúng ta tầm thường, vô dụng, yếu đuối không xứng đáng, mà còn vì cớ họ, và sự khám phá ấy sẽ cách mạng hoá chức vụ của quí vị!' Nan đề của chúng ta ngày hôm nay là chúng ta quá to lớn đối với đôi giày của chúng ta, chúng ta quá tiến bộ, quá ngụy biện, quá thần học và quá khôn khéo đến nỗi Đức Chúa Trời cao cả của chúng ta không thể sử dụng chúng ta – sức mạnh của chúng ta ngày hôm nay đã trở thành sự yếu đuối của chúng ta! Chúng ta cần phải ghi nhớ như F. W. H. Meyer thổ lộ trong bài thơ của ông:
Đối với Chúa, Ngài nắm lấy và Ngài từ chối,
Ngài tìm kiếm loại sứ giả mà con người từ khước,
Ngài không chọn hạng thánh đồ khôn ngoan
hay mạnh sức,
Không giống như Giăng hay Ghiđêôn hoặc tôi.
Tôi thì giống như Phaolô nầy, một kẻ bị xem khinh,
Bạn biết đấy, ông vốn yếu đuối,
bạn thấy đấy, ông khốn khổ lắm
Trong con mắt Ngài, ông được lại sanh,
Mạnh mẽ trong sự yếu đuối
và Đấng Christ sống trong tôi!'.
Quí vị có thể tranh luận, và quí vị tranh luận đúng, so với nhiều người Phaolô là hạng người khôn ngoan, và ông là người sang trọng, ông là người có quyền thế. Hãy lưu ý Kinh thánh nói gì: Kinh thánh không nói bất kỳ người khôn ngoan, người sang trọng và người có quyền thế sẽ được gọi, không có nhiều người đâu – nhưng sự thật của vấn đề cho thấy rằng Phaolô đã không yên nghỉ trên lòng quả cảm và năng lực khôn ngoan của ông, ông đã không yên nghỉ trên lòng sốt sắng và thiên về với luật pháp theo kiểu của người Pharisi. Ông không nương cậy vào chúng, ông nhũ lòng rằng: 'Chính tôi đã ở giữa anh em, bộ yếu đuối, sợ hãi, run rẩy lắm. Lời nói và sự giảng của tôi chẳng phải bằng bài diễn thuyết khéo léo của sự khôn ngoan, nhưng tại sự tỏ ra Thánh Linh và quyền phép' – và điều đó đã tạo ra sự khác biệt! Một nền giáo dục theo thần học chẳng có nghĩa lý gì theo con mắt của Đức Chúa Trời, nhưng sự tỏ ra quyền phép nơi Đức Thánh Linh thì có đầy đủ ý nghĩa!
Samuel Chadwick đã nói – và tôi nhớ, tôi không biết họ biết đó là tôi hay không, nhưng tôi có tên trên bảng thông báo của Trường Kinh Thánh lúc tôi có mặt ở đó - rằng Đức Chúa Trời không muốn một chức vụ được đào tạo có trường lớp, Ngài muốn có một chức vụ đầy dẫy Đức Thánh Linh. D.L. Moody, nhà truyền đạo lỗi lạc, tôi biết rằng bề ngoài của ông chẳng có gì lôi cuốn lắm, ông học không đến nơi đến chốn nữa, giọng nói của ông thì the thé theo âm mũi. Trong một cơ hội, có phóng viên nhà báo được phân công kiểm tra các chiến dịch của ông, anh ta được phân công phải khám phá bí quyết quyền năng và ảnh hưởng phi thường của nhân vật nầy mà ông đã có trên dân chúng đủ sắc thái trong xã hội. Đây là những gì vị phóng viên đó đã viết: 'Tôi không nhìn thấy điều gì cả nơi Moody để tường thuật về công việc lạ lùng của ông ấy’. Khi người ta nói cho Moody nghe điều nầy, ông chắc lưỡi rồi nói: 'Tất nhiên là không rồi, vì công việc là công việc của Đức Chúa Trời, chớ không phải của tôi'. Sự yếu đuối của Moody chính là vũ khí của Đức Chúa Trời. Chúng ta dùng sự yếu đuối của mình khi lãnh lấy sự phục vụ Đức Chúa Trời, có phải không? Chúng ta lắm bịnh tật, chúng ta rất yếu đuối, có quá nhiều sai sót với chúng ta - còn Đức Chúa Trời thì phán rằng: 'Ta đã ban cho ngươi các sự nầy như một thứ vũ khí để sử dụng trong công việc của ta'.
Thứ tư và sau hết, niềm tự hào của ông về sự chịu khổ. Philíp 1.23-24, ông nói rằng ông ao ước muốn được đi ở với Đấng Christ là điều tốt hơn, nhưng ở lại vì ích cho Hội thánh đối với ông là điều thiết thực hơn. Phần nhiều người trong chúng ta đều nói rằng: nếu chúng ta được mời vào thiên đàng ngay bây giờ, chúng ta sẽ lấy vé đi ngay! Ông nói: 'Tôi bị ép giữa hai bề muốn đi ở với Đấng Christ, là điều rất tốt hơn; nhưng tôi cứ ở trong xác thịt, ấy là sự cần hơn cho anh em'. Giờ đây, đặc biệt hãy nhìn vào II Timôthê, và chúng ta sắp kết thúc – tôi muốn kết thúc bài nầy tối nay – II Timôthê 4.5-7: 'Nhưng con, phải có tiết độ trong mọi sự’, câu 5, `hãy chịu cực khổ, làm việc của người giảng Tin Lành, mọi phận sự về chức vụ con phải làm cho đầy đủ‘. Lời khuyên của ông dành cho Timôthê: `Về phần ta, ta đang bị đổ ra làm lễ quán, kỳ qua đời của ta gần rồi. Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin. Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta; Chúa là quan án công bình, sẽ ban mão ấy cho ta trong ngày đó, không những cho ta mà thôi, những cũng cho mọi kẻ yêu mến sự hiện đến của Ngài'.
Ông đã viết mọi sự ấy khi còn ngồi trong tù, và ông cứ giữ như thế suốt cuộc đời bị bắt bớ của mình – nỗi khổ chung, riêng và mọi sự – ông cứ giữ chặt lấy triết lý ấy, tại sao chứ? Vì ông cứ nhắm tới trước, phần thưởng mà ông sẽ lãnh được ở cuối đường! Thi sĩ F. H. Allen đã nói:
Phước cho người nào có đức tin không rúng động
Khi có nhiều việc xảy ra trên đường lối của người
Quyền phép giải cứu của Đức Chúa Trời đang tỏ ra
Cho nhiều người hết ngày nầy qua ngày khác.
Dù trong cảnh tù đày ảm đạm,
linh hồn người có sa sút đi
Cho dù sự sống có nhạt phai,
Người vững tin nơi tình yêu
và mục đích của Đức Chúa Cha,
Rồi yên nghỉ trên đó.
Phải, phước hạnh cho người nào
có đức tin không rúng động
Bởi những thử thách không sao nói được,
Bởi những sự kín nhiệm không sao giải quyết được, không sao hiểu được,
Cho tới chừng mục tiêu đã đạt được'.
"'Nếu Đức Chúa Trời hiện hữu vì chúng ta, ai sẽ nghịch cùng chúng ta?'. Quí vị có nhận lãnh câu nầy cho mình tối nay không? Đức Chúa Trời đang hiện hữu vì quí vị, và không có một điều gì dám nghịch lại với quí vị hết".
Đấy là những gì đã khiến cho ông cứ tiếp tục, và từ ngữ 'đi' theo tiếng Hy lạp có nghĩa là 'thuyền mất dây neo'. Ông thấy rằng ông sẽ ra đi, lìa bỏ thế gian nầy, đến với bờ bến thiên đàng, vì sứ mệnh của ông gần như đã hoàn tất. Quí vị không nhìn thấy sứ mệnh nầy, nhưng truyền khẩu có nói, rằng sau khi Phaolô kêu nài đến Nero ông muốn lên thành Rôma. Khi ông đến tại Rôma, vào một trong những ngày lễ lạc của Nero nhằm mùa hè ở đâu đó, người tình yêu dấu của ông ta đã quay trở lại với Đức Chúa Giêxu Christ bởi không ai khác hơn là sứ đồ Phaolô. Khi Nero về tới hoàng cung ông chẳng lấy làm vui lòng, vì nàng đã bỏ đi, rồi hiệp với một nhóm Cơ đốc nhân và phục sự theo Tin lành. Truyền khẩu cho chúng ta biết rằng Nero đã nổi điên lên, và ông ta đã báo thù Phaolô, và họ đã bắt ông dẫn ra khu Ostian, ở đó họ đã chặt đầu ông.
Huân tước Nelson báo cho Đô đốc Hải quân Anh biết chiến thắng vang dội của ông trước hạm đội Pháp trong trận đánh ở sông Nile. Ông nói rằng 'chiến thắng' chưa phải là một từ lớn đủ để mô tả những gì đã diễn ra. Khi Phaolô nói về sự đắc thắng của ông qua Đấng Christ trong sự sống và trong sự chết của ông, trải qua những cơn thử thách cùng mọi nghịch cảnh và kẻ thù, cùng mọi cám dỗ và khốn khó trong cuộc sống – từ ngữ vĩ đại nhất trong mọi từ ngữ không phải 'thắng' là đủ đâu, ông muốn nói gì vậy? Mà còn hơn thế nữa, “Trái lại, trong mọi sự đó, chúng ta nhờ Đấng yêu thương mình mà thắng hơn bội phần”.
Quí vị có biết điều chi làm cho tôi phải ngạc nhiên xuyên suốt toàn bộ loạt bài nầy, và khi chúng ta kết thúc sứ điệp và các buổi nhóm của chúng ta tối nay không? Ông không nói: 'Ta còn hơn là người chiến thắng nữa', ông muốn nói gì vậy? 'Chúng ta', 'Điều chi sẽ phân rẽ chúng ta ra khỏi tình yêu thương của Đức Chúa Trời' – và đúng là sứ điệp lớn lao ở cuối các buổi nhóm nầy, và ở phần cuối tiểu sử của nhân vật nầy, là đây: ông đã nói thay cho chúng ta và về chúng ta: 'Nếu Đức Chúa Trời hiện hữu vì chúng ta, ai dám nghịch cùng chúng ta?'. Quí vị có nhận lãnh câu nầy cho mình tối nay không? Đức Chúa Trời đang hiện hữu vì quí vị, và không có một điều gì dám nghịch lại với quí vị hết.
Tôi hy vọng trong các tuần lễ nầy, khi quí vị nhìn vào tấm gương Lời Đức Chúa Trời, quí vị đã nhìn thấy cái khung lý do tại sao – hoặc ít nhất làm thế nào – quí vị có thể nếm trải những gì quí vị đã nếm trải, và làm thế nào quí vị có thể nếm trải nó với sự khoe về Đức Chúa Trời, và trong mối tương giao với Đức Chúa Giêxu Christ, với Thánh Linh của Ngài, và làm thế nào nhiều người khác có thể nhìn thấy sự nếm trải đó mà kính sợ và biết tin cậy nơi Chúa.
`Đừng xấu hổ, đừng sợ, hai cánh tay Ngài đang ở gần,
Ngài không thay đổi và ngươi rất đáng yêu.
Chỉ tin thôi thì ngươi sẽ thấy
Rằng Đấng Christ là mọi sự trong mọi sự cho ngươi'.
Lạy Cha, chúng con tin rằng bất cứ chúng con làm gì, dù chúng con ăn hoặc uống, dù chúng con sống hay chết, dù chúng con phải chịu đau khổ, ung thư, mất mát - nguyện chúng con có thể, nhờ ân điển của Đức Chúa Trời có đủ cho chúng con, chịu thế vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Chúng con phải tin nơi Lời của Ngài rằng trong sự yếu đuối của chúng con Đức Chúa Trời sẽ nhìn thấy; và chúng con cầu nguyện, lạy Chúa, chúng con tin, nhưng xin giúp cho chúng con với sự vô tín của chúng con, và khiến cho chúng con đứng vững trên Lời của Đức Chúa Trời trong nỗi khổ của chúng con, và biết làm theo những gì Phaolô đã làm: nhìn xem Đấng Tác Giả và Thành Toàn của đức tin chúng con, nhìn xem Ngài là Đấng đã chịu sự đối ngược dường ấy của hạng tội nhân. Chúng con cầu nguyện trong danh của Ngài, Amen.
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét