Thứ Hai, 11 tháng 1, 2010

ELIJAH: PHẦN GIỚI THIỆU & BỐI CẢNH LỊCH SỬ



BÀI 1
PHẦN GIỚI THIỆU & BỐI CẢNH LỊCH SỬ
PHẦN GIỚI THIỆU:
Truyện tích nói về Êli và nước Israel là truyện tích nói tới lòng quả cảm xây dựng quanh các thành tích chói lọi của nhân vật, là Êli. Đây là câu chuyện nói về một người được Đức Chúa Trời dấy lên trong thời buổi rất mâu thuẫn trong cộng đồng của ông, trong thời buổi suy đồi cả về mặt đạo đức lẫn mặt thuộc linh. Ông đã có mặt trong thời buổi như vậy đặng đưa xứ sở quay về với Đức Chúa Trời, xây họ từ chỗ thờ lạy hình tượng đến với đức tin năng động nơi Đức Chúa Trời chơn thật, Đức Chúa Trời của Ysơraên và của Kinh thánh.
Trong câu chuyện nói tới lòng quả cảm, câu chuyện tập trung vào vai chính, nhân vật trọng tâm hay vị anh hùng và những sự đối lập cùng nhiều lần chạm trán của ông khi câu chuyện hướng về mục tiêu của câu chuyện. Mục tiêu của truyện tích và đỉnh cao của câu chuyện chúng ta có thể thấy trong I Các Vua 18, là phần thách thức và cuộc tranh đấu với các tiên tri Baanh trước mặt dân sự trên núi Cạtmên.
Mục đích của đỉnh cao nầy trong câu chuyện chúng ta có thể thấy trong hai câu 18.21 và 18.37. Chương 17 là phần chuẩn bị cho biến cố nầy. Phần nầy cho chúng ta thấy sự chuẩn bị của Đức Chúa Trời về Êli và xứ sở trong mọi điều sẽ xảy ra trên núi Cạtmên. Rồi chương 19 chính là kết quả các ảnh hưởng của biến cố nầy trên xứ sở và trên vị anh hùng, là Êli.
Điều mà chúng ta không thể quên được: ấy là anh hùng hào kiệt, dù nam hay nữ, trong truyện tích chỉ là một con người điển hình. Nói cách khác, câu chuyện và vị anh hào của nó đang giành được vị trí của con người quả cảm nói chung. Nhà chép sử nói cho chúng ta biết điều chi đã xảy ra, song câu chuyện có tính cách văn học trong Kinh thánh còn cho chúng ta biết nhiều hơn. Câu chuyện ấy cho chúng ta thấy điều chi đang xảy ra trong cuộc sống. Thế rồi, vị anh hùng trở thành một tấm gương, một điển hình cho đức tin, cho kinh nghiệm thuộc linh và sự sống, và cuộc xung đột mà ông dự phần vào trở thành một minh họa cho những gì chúng ta sẽ đối diện trong cuộc sống.
Các giá trị và mọi đức tính, những thất bại và các điểm yếu đuối, sức mạnh và khả năng của vị anh hùng cùng những xung đột mà ông và xã hội của ông đã đối diện cho chúng ta thấy đây quả là một phương thức sống. Chúng tỏ ra mọi điều chúng ta cần phải biết, để tiếp thu lấy, và để tránh né khi chúng ta sống trong xã hội của mình.
Suy nghĩ tới cái chạm đời sống của Êli sẽ có trên chúng ta trong thời buổi chúng ta đang sinh sống trong đó, tôi được nhắc nhớ tới câu mà Thi thiên 11.3 chép đã hỏi rất quan trọng: “Nếu các nền bị phá đổ, người công bình sẽ làm sao?”. Câu hỏi do các bạn hữu David đưa ra và là câu chuyện quả cảm khác trong Kinh thánh. Thắc mắc nầy tạo ra phần giới thiệu thích ứng cho nghiên cứu về Êli. Bản Kinh thánh NIV dịch câu nầy: “Khi các nền bị phá diệt, thì người công bình sẽ làm gì?”. Hoặc: “người công bình sẽ làm gì?”. Bạn hữu của David đã nhút nhát và ngã lòng trước mọi hoàn cảnh của đất nước. Họ đề nghị rằng David nên trốn ra núi, chỗ mà ông đã trốn khỏi Saulơ (Thi thiên 11.1). Thắc mắc gắn liền với thời buổi mà luật pháp và trật tự đang bị hủy họai. Quả đúng như vậy, khi Ápsalôm, con trai David đang tìm cách chiếm đoạt ngai vàng. Hoặc theo một số người đã đề nghị đây là thời điểm mà Saulơ đang tìm cách giết David. Các nền ở đây có ý nói tới luật pháp và trật tự xã hội đã dựa theo luật lệ có tính bảo hộ của Đức Giêhôva qua tính tuyệt đối của Ngôi Lời.
Thi thiên nầy đưa ra một câu hỏi mà chúng ta sẽ đối diện với trong quốc gia của chúng ta hôm nay vì xứ sở chúng ta đang ở dưới tình trạng đếm ngược từ 10 xuống 0 với mọi nền tảng của nó đang bị hủy hoại bởi chủ nghĩa vô thần của con người. Câu trả lời của David đã được đưa ra ở Thi thiên 11. 4-7. Nói ngắn gọn, tiêu điểm của David đã đặt nơi Đức Giêhôva. Ông đối chiếu mọi nan đề trên đất với địa vị cao cả và quyền uy của Đức Giêhôva là Đấng đang ngự trên trời, địa điểm của quyền phép và oai phong.
Đức Giêhôva uy nghi đang ngự trên ngôi Ngài ở trên trời, rất tinh mắt, chớ không dửng dưng đâu. Dù rất cao siêu, Đức Chúa Trời cũng quan hệ mật thiết và hiện hữu khắp mọi nơi với con người, đặt biệt với những ai chịu tin cậy Ngài. David nhắc cho chúng ta nhớ rằng đang khi Đức Giêhôva thử người công bình và kẻ dữ, Ngài không hề quên người công bình, là người, bởi đức tin, nhìn xem mặt Ngài và nhơn đó kinh nghiệm sức lực và lòng can đảm của Ngài. Người công bình có thể kinh nghiệm sự bình an của Ngài ngay bây giờ ở giữa bất kỳ cảnh ngộ nào và một ngày kia sẽ kinh nghiệm sự hiện diện và mọi ơn phước của Ngài trong vương quốc đời đời của Đức Chúa Trời.
II Sử ký 7.13-14 nhắc cho chúng ta nhớ tới đặc ân và trách nhiệm khác:
“Nếu ta đóng các từng trời lại, không cho mưa xuống, khiến cào cào phá họai thổ sản, và giáng ôn dịch giữa dân sự ta; và nhược bằng dân sự ta, là dân gọi bằng danh ta, hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt ta, và trở lại, bỏ con đường tà, thì ta ở trên trời sẽ nghe, tha thứ tội chúng nó, và cứu xứ họ khỏi tai vạ”.
I Sử ký 12 cũng nói cho chúng ta biết thời buổi nghiêm trọng khác trong lịch sử của David khi các nền tảng của xứ sở đang đổ nát. Như I Samuên 26.20 cho biết, David bị Saulơ săn đuổi như một con mồi trong vùng đồi núi vậy. Trong thời gian nầy một số dân sự của Đức Chúa Trời đã làm một việc hoàn toàn khác. “Hằng ngày có người đến cùng David đặng giúp đỡ người, cho đến khi thành đội quân lớn, như đội quân của Đức Chúa Trời” (I Sử ký 12.22). Số người nầy đã hiệp nhau hình thành một nhóm người luôn kháng cự lại thời thế mà họ đang đối diện với. Giữa vòng số người nầy là các con trai Ysaca, Kinh thánh chép về họ như sau: “Về con cháu Ysaca, có những kẻ hiểu biết thì giờ, và việc dân Ysơraên nên làm” (I Sử ký 12.32).
Câu nầy có ý nói gì về thời buổi của chúng ta? Người công bình cần biết mình phải làm gì rồi hãy làm theo điều đó, vì họ biết rõ và tin rằng Đức Chúa Trời đang ngự trên các từng trời ngó xuống. Thối lui, cay đắng, giận dữ, ngã lòng, bịnh hoạn trong mọi thái độ của chúng ta, hoặc tìm kiếm lối thoát đầy tội lỗi không phải là điều mà người công bình sẽ lo làm.
Tôi được nhắc nhớ trong những điều Đaniên nói về hạng người thật lòng nhận biết Đức Chúa Trời. Đaniên 11.32 đề cập tới loại đầu óc và sinh hoạt vô thần trong những ngày sau rốt, đặc biệt trong thời gian có cơn đại nạn. Satan sẽ cổ vũ và sử dụng loại nhân bản và đầu óc ma quỉ nầy để thúc đẩy hệ thống của hắn trong ngày sau rốt và Con Người Phi Luật Pháp (Anti-Christ). Mục tiêu là xây dân sự ra khỏi Đức Chúa Trời và những lời hứa mang tính giao ước của Ngài về Đấng Cứu Thế. Nhưng Đaniên 11.32b cho chúng ta biết, cho dù có tệ hại đến đâu đi nữa, Đức Chúa Trời sẽ còn có số dân sót của Ngài, là những người nhận biết Ngài cách mật thiết. Bất chấp mọi áp lực, họ sẽ tỏ ra sức mạnh và nắm lấy hành động. Hiện nay chúng ta đang nếm trải điều nầy, giống như dân Israel đã nếm trải trong thời buổi Antiochus Epiphanies khoảng năm 175-164TC.
Quí vị có thể thắc mắc, mọi sự nầy có ý nghĩa gì với phần nghiên cứu về Êli? Ông đã sống trong thời kỳ quá ảm đạm. Đó là thời buổi suy đồi cả thuộc linh là đạo đức. Nhưng chúng ta thấy nơi vị tiên tri đầy quyền năng và nhiều màu sắc nầy một hình ảnh kỳ diệu những gì người công bình sẽ làm khi các nền tảng bị phá diệt. Êli là một trong những nhân vật nổi bật trong Lời Đức Chúa Trời. Tầm quan trọng của ông được 20 tham khảo về ông trong Tân ước làm chứng cho, và bởi sự ông xuất hiện với Môise trong lúc Chúa hóa hình. Môise là Đấng đã ban ra luật pháp. Tuy nhiên, để nhận được sự hiểu biết rõ ràng hơn từ gương sống của ông, chúng ta cần phải hiểu rõ bối cảnh lịch sử mà nhân vật quan trọng nầy của Đức Chúa Trời đã xuất hiện một cách bất ngờ và đột nhiên trong đó.
BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Trong thời buổi Êli sinh sống và phục vụ, mọi nền tảng đã suy sụp còn hơn cả mọi điều mà Vua David đã nếm trải trong thời của ông. Khi chúng ta nghiên cứu Ngôi Lời, chúng ta nên nhớ luôn rằng Kinh thánh đã được viết ra cho và về dân sự sống động trong các hoàn cảnh thực của cuộc sống. Kinh thánh không tiêu biểu cho chỉ một nhóm câu nói thanh tao, nặng tôn giáo và diễn giải thành cách ngôn, do một nhóm những nhà tu khổ hành sống cách biệt với con người và với cuộc sống dựng lên.
Đúng hơn, qua Kinh thánh là Lời của Đức Chúa Trời, Chúa đã bày tỏ chính mình Ngài ra trong cõi lịch sử, trình bày lẽ thật đời đời của Ngài cho dân sự trong mọi hoàn cảnh sống thực sự. Nói thẳng ra, nói như thế có nghĩa gì? Nói như thế có nghĩa là chúng ta không dám tách phần nghiên cứu của chúng ta ra khỏi sự hiểu biết bối cảnh lịch sử của từng phân đoạn Kinh thánh nếu chúng ta đạt tới mức nắm bắt lẽ thật và sứ điệp của Kinh thánh. Đa số mọi điều thích đáng và ứng dụng của Kinh thánh cho chúng ta đều được rút ra từ sự hiểu biết của chúng ta từ bối cảnh lịch sử mà phân đoạn Kinh thánh đã được viết ra. Không có gì phải nghi ngờ nữa, đây là lý do tại sao nhiều Thi thiên đã bắt đầu với sự tham khảo đến một bối cảnh lịch sử.
MỘT DÂN TỘC ĐANG Ở TRONG TÌNH TRẠNG SA SÚT
Các sách I và II Samuên ghi lại sự thiết lập, củng cố và mở rộng Vương quốc theo Thần Quyền của Đức Chúa Trời trong đời trị vì của David và con trai ông là Salômôn. Đây là thời kỳ rất vinh hiển, một thời kỳ thịnh vượng nhất trong xứ. Đây là kết quả của mục đích Đức Chúa Trời giáng trên sự vâng phục những điều tuyệt đối thánh khiết trong Lời của Ngài, hay giao ước của Ngài với Israel theo mục đích của Đức Chúa Trời dành cho một dân ở giữa các dân khác (đối chiếu Xuất Êdíptô ký 19.4-6 với Phục truyền luật lệ ký 4.6-11 và Phục truyền luật lệ ký 28-30).
Mặc dù Salômôn đã khởi đầu rất huy hoàng, khoảng giữa thời kỳ ông trị vì, ông đã bắt đầu hành động cách dại dột. Trong trường hợp nầy, với sự sa sút về mặt thuộc linh của ông, xứ sở ông đã chịu ảnh hưởng rất trầm trọng. Ông không còn được ơn của Đức Chúa Trời nữa, do đã để cho mọi suy tưởng và thói tục của các dân khác ảnh hưởng trên mọi quyết định và cung cách sống của ông. Tình trạng nầy đã tấn triển như một kết quả của mọi việc sau đây:
Ông đã cho phép sự thờ lạy hình tượng tràn ngập vương quốc của ông qua các cuộc hôn nhân với dân Ngoại, là cách thực hành đã bị Ngôi Lời cấm đoán (Phục truyền luật lệ ký 17.14-20; Nêhêmi 13.23-27). Các mối hôn nhân thường là những dấu hiệu liên kết với dân Ngoại. Ông đã có những người vợ dân Mô-áp, dân Am-môn, dân Ê-đôm, dân Si-đôn, và dân Ai cập, điều nầy cho thấy có các mối giao hảo với các dân đó.
Hơn nữa, ông đã cho thu thuế quá mức và bắt dân chúng phải lao động cật lực mà chẳng trả công vì sự tiêu pha phung phí ích kỷ của ông. Mọi sự nầy kể cả một số điều Phục truyền luật lệ ký 17 đã cảnh cáo chống nghịch lại. Nói cách khác, thay vì phân biệt đối với các nước, Salômôn lại trở nên giống như các nước.
Leon Wood kêu gọi chúng ta lưu ý một sự tương phản hiển nhiên giữa địa vị vua chúa của Salômôn và David cha ông, một nét tương phản tạo ra bởi xuất xứ khác nhau của hai nhà lãnh đạo. Điều nầy rất rõ ràng trong thời buổi thịnh vượng, mềm dẻo, và phá sản đạo đức của chúng ta (xem biểu đồ).
Khi Rôbôam, con trai của Salômôn lên ngôi kế vị cha mình, 10 chi phái Israel (tất cả trừ ra chi phái Giu-đa và Bên-gia-min), đã tìm ra một giải pháp cho sưu cao thuế nặng qua chức năng lãnh đạo của Giê-rô-bô-am.
Rôbôam là một chàng trai quen thói sống giàu sang và xa hoa. Thay vì cắt bỏ xâu thuế nặng nề và cưỡng bách lao động mà Salômôn đã lạm dụng, chàng ta đã hành động quá ư dại dột và ích kỷ. Rôbôam đã từ chối các mưu luận của của bậc trưởng thượng không chịu cắt bỏ thuế khóa, và đã đe dọa tăng xâu thuế lên vì chàng ta muốn tiếp tục thụ hưởng một triều đại có nhiều chi tiêu. Kết quả là, 10 chi phái lập tức ly khai và đã có một sự phân chia vương quốc.
Giêrôbôam khi ấy trở thành vua của 10 chi phái Israel ở phương Bắc. Thay vì tìm kiếm sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và lợi ích cho dân sự mình, ông đã noi theo mọi điều tư kỷ của bản thân và đã phạm nhiều tội trọng trước mặt Đức Chúa Trời. Ông đã thiết lập một sự thờ phượng mang tính cách thay thế cho dân sự mình, hai trung tâm thờ phượng mới, một ở Đan và một ở Bêtên. Là biểu tượng cho hai nơi thờ phượng mới, ông đã cho dựng lên hình tượng những con bò con bằng vàng. Mục tiêu có dự định của ông là thờ lạy Đức Giêhôva, song động lực thực sự
DAVID
SALÔMÔN
David lớn lên trong cảnh chăn chiên, rộng mở, và sau đó đã kinh nghiệm nhiều thử thách của một đời sống trốn tránh.
Còn Salômôn, chỉ biết cảnh an nhàn trong cung điện, với mọi nét xa hoa quyến rũ của nó.
David đã trở thành một vị vua rất năng động, xông xáo, đầy năng lực, cá nhân ông đã lãnh đạo quân đội đi đến đắc thắng.
Salômôn đã trở thành một vị vua hòa bình, sung sướng ở tại nhà và mãn nguyện lo giữ vững đất đai mà cha ông đã kiếm được .
Triều đình của David chưa bao giờ gặp gỡ nhiều đòi hỏi từ nhà cầm quyền của mình.
Salômôn trở thành tay phung phí phù hợp với khẩu vị đắt tiền của mình. Kết quả là ông cần thêm thu nhập và dựng lên nhiều thứ thuế.
David là người của nhiều người.
Salômôn là con người của cung vàng điện ngọc.
Quan trọng hơn, David đã giữ được đức tin nơi Đức Chúa Trời, là “người vừa lòng Đức Chúa Trời”.
Salômôn, rất tốt đẹp trong sự tin kính, nhưng lại thất bại không giữ được mối quan hệ cơ bản trước mặt Đức Chúa Trời. Ông rơi vào những con đường tội lỗi và sau cùng rơi vào chỗ bị Đức Chúa Trời khiển trách.
của ông mang tính chính trị và ích kỷ. Ông muốn giữ dân sự đừng quay trở lại thành Jerusalem vì ông sợ rằng họ sẽ tái hội hiệp thành một nước. Ông đã đặt mọi ham muốn của chính mình lên trên ý chỉ của Đức Chúa Trời và ích lợi của dân sự. Dĩ nhiên, điều nầy nằm trong sự vi phạm trực tiếp luật pháp Môise. Sự việc khiến cho dân sự lâm vào cảnh hổ lốn tôn giáo (religious syncretism) hạ sự thờ phượng Đức Chúa Trời xuống thành sự thờ lạy thần Baanh. Không có gì phải nghi ngờ nữa, mối quan hệ mới nầy của Giêrôbôam đã lót đường cho sự thể hiện việc thờ lạy thần Baanh dưới triều đại của Aháp và Giêsabên trong thời của Êli.
Ở Vương quốc Giu-đa phía Nam, thỉnh thoảng có những vị vua hay làm điều thiện trước mặt Đức Giêhôva, như Ôxia và Êxêchia. Ở Vương quốc phía Bắc, chẳng có vị vua nào được Kinh thánh nói tới bằng câu: “họ ăn ở ngay thẳng trước mặt Đức Giêhôva”. Thực ra, hết thảy 18 người kế vị Giêrôbôam cứ tiếp tục hình thức thờ phượng theo kiểu thay thế của ông ta, điều nầy đối với Đức Chúa Trời là một tội trọng. Câu nói: “Người nầy làm điều ác trước mặt Đức Giêhôva, đi theo đường của tổ phụ mình, phạm tội mà Gierôbôam đã phạm và khiến cho Israel can phạm nữa” (I Các Vua 15.26). Không những các vua nầy sống rất gian ác, mà còn có sự suy thoái liên tục nữa. Kinh thánh chỉ ra vua kế tục còn tệ hại hơn vua cha của mình. Đã có sự suy thoái về mặt thuộc linh và về mặt đạo đức, như chúng ta đã nhìn thấy trong xứ sở của chúng ta.
Với sự dấy lên của Aháp trong thời của Êli, mọi việc đã rơi xuống chỗ thấp kém nhất trong mọi thời đại. Năm mươi tám năm trôi qua, kể từ khi có sự phân chia Vương quốc. Bảy vị vua đã trị vì và hết thảy đều gian ác. Hết thảy đều thờ lạy hình tượng, nhưng với Aháp tình trạng thờ lạy hình tượng lên tới đỉnh cao của việc tìm cách làm cho sự thờ phượng Đức Giêhôva phải dậm chân tại chỗ. Bằng cách nào? Tại sao? Aháp đã cưới Giêsabên, công chúa nổi tiếng từ xứ Tyrơ, là con gái của Ếch-ba-anh, vua xứ Tyrơ. Một lần nữa, noi theo các tấm gương xấu đi trước ông, mục đích của ông là ký một hiệp ước với Phênixi, hầu có được một số vấn đề chính trị thích ứng. Lòng tin cậy của ông ta đặt vào mọi sách lược của mình hơn là đặt nơi Chúa. Aháp yếu đuối kia đã để cho Giêsabên đưa sự thờ lạy hệ thống hình tượng của Satan đối với thần Ba-anh vào xứ Israel. Sự thờ lạy thần Ba-anh, một vị thần của dân xứ Canaan, đã được dân Israel tuân giữ trong thời Các Quan Xét và trước sự thiết lập Vương quốc. David đã cứu xứ sở thoát khỏi tình trạng đáng buồn nầy, nhưng giờ đây sự thờ lạy ấy đã được phục hồi ở một cấp độ mới, rộng rãi hơn trước đó, và điều nầy đã được thực hiện bởi nhà vua, bởi chính quyền.
Ngày nay cũng thế, chúng ta đã nhìn thấy từng hệ thống thờ lạy hình tượng rất rõ nét khi chúng được đưa ra trình làng với phong trào Kỹ Nguyên Mới. Bằng nhiều cách thúc đẩy hệ thống thờ lạy hình tượng nầy cũng được nhà cầm quyền của chúng ta khuyến khích, trong khi Cơ đốc giáo lại bị ngăn trở dưới thủ đoạn chia cắt của Hội Thánh và xứ sở.
Không những Giêsabên rất cố chấp, mà bà ta còn có ảnh hưởng rất lớn và luôn có ưu thế vượt trội hơn cả Aháp nữa. Giêsabên không muốn hình thức thờ lạy thần Ba-anh cùng tồn tại với sự thờ phượng Đức Giêhôva. Bà ta muốn loại bỏ hẳn sự thờ phượng Đức Chúa Trời. Đây đúng là phương thức mà Satan và hệ thống thế gian của hắn đang tác động. Dân sự thường có tâm trí rộng rãi với nhiều thứ tôn giáo đa dạng cùng những ý tưởng mang tính triết lý của thế gian, song họ không hề có tâm ý như thế đối với lẽ thật. Vì thế Giêsabên đã cho giết từng vị tiên tri mà bà ta có thể tra tay vào (I Các Vua 18.4). Ngày nay, chủ nghĩa nhân đạo và Phong Trào Kỹ Nguyên Mới không có mong muốn nào khác hơn là loại bỏ hẳn Cơ đốc giáo vì Cơ đốc giáo đang đứng chặn lối của các mục tiêu rộng khắp của Satan.
Những người theo Phong trào Kỹ nguyên mới không ngây thơ đủ để tin rằng mọi người sẽ tiếp nhận buổi bình minh của Kỹ Nguyên Mới nầy. Có người sẽ chống lại sự nổi lên của Trật Tự Mới. Vì cớ đó, có một giải pháp khác: đe dọa, bỏ đói và thủ tiêu.
Đừng phạm phải sai lầm: nếu và khi Trật Tự Mới xảy đến, nó không phải đến vì mọi người sẽ tình nguyện bước vào đứng chung hàng ngũ đâu. Các tôn giáo đó sẽ không chấp nhận lời dối trá cho rằng con người là Đức Chúa Trời sẽ bị loại trừ có hệ thống bởi bất cứ phương tiện nào là cần thiết. Trong Kỹ Nguyên Mới, việc giải trừ quân bị sẽ là chiêu bài thường buộc các quốc gia trên thế giới phải đem quyền lực của mình đầu phục bộ máy chính trị toàn cầu, đổi lại bộ máy nầy sẽ sử dụng các thứ vũ khí (nếu cần thiết) để thúc đẩy mọi người, đặc biệt là những kẻ chống đối tôn giáo, cùng bắt tay vào những việc phải lo làm.
Hãy hiểu rõ chiêu bài của Satan: có một sự khác biệt rất lớn giữa sự quảng cáo của hắn và sản phẩm mà người mua sẽ nhận được. George Orwell gọi đấy là newspeak (lối quảng cáo mới). Nói là giải trừ quân bị nhưng lại hoạch định sử dụng các thứ vũ khí trên những ai từ chối không chấp nhận mọi việc làm của họ. Lo vận động quyền tự do cá nhân, nhưng lại hoạch định thủ tiêu quyền tự do của những ai không chịu đứng chung hàng ngũ. Khẳng định giá trị của chủ nghĩa nhân đạo trong khi quí vị lại ưu đãi việc giết chóc có hệ thống trẻ sơ sinh và thậm chí cái chết của hàng triệu người.
MỘT LỜI GIẢI THÍCH VỀ HỆ THỐNG THỜ LẠY THẦN BA-ANH
Ba-anh, một từ Semitic có nghĩa là: “chúa, thầy, hay chủ nhân”, là vị thần được dân xứ Canaan thờ lạy ngay thời điểm dân Israel đang đứng ở cửa ngõ sắp bước vào xứ. Vị thần thủ lĩnh của các thần linh xứ Canaan được gọi là El, thần nầy được xem là cha của 70 thần linh khác. Thần được ngưỡng mộ nhất trong các vị thần nầy được gọi là Ba-anh.
Ba-anh được ngưỡng mộ nhất vì hắn được coi là thần sinh sản trong các phương tiện của cuộc sống – con người, thú vật, và rau quả. Sản lượng và sự thịnh vượng đều nương vào thần Ba-anh. Đoạn trích từ Kinh Ras Shamrah, một tìm thấy quan trọng của khoa khảo cổ, ngợi khen Ba-anh là thần có quyền trên mưa, gió, mây, và vì thế có sự sinh sản. Ba-anh cũng được thờ lạy như thần thời tiết, thần bão, thần mưa, và các vụ mùa thật trúng. Như quí vị có thể nhìn thấy, điều nầy rất quan trọng cho xuất xứ của I Các Vua 17-19 với truyện tích nói tới cơn hạn hán cùng cuộc thi đấu trên Núi Cạt-mên.
Sự thờ lạy đã được địa phương hóa đến nỗi từng khu vực đã thờ lạy Ba-anh riêng của khu vực đó. Một danh xưng thành phố hay địa điểm thường được thêm vào danh Ba-anh đang được thờ lạy. Điều nầy đã kết quả trong một sự đa dạng nhiều danh xưng như: Baal-Hermon, Baal-Hazor, Baal-Meon, Baal-Zebul, Baal-Marduk, và Baal-Peor. Trong thời của Êli, Isarel đã thờ lạy Baal-Melqart, vì đây là hình thức thờ phượng thần Ba-anh tại xứ Tyrơ, Giêsabên, công chúa người Tyrơ, đã giới thiệu sự thờ lạy Baal-Melqart vào trong Israel.
Sự thờ lạy gồm có các phần sau đây: (a) Xông hương của lễ thiêu (Giêrêmi 7.9); (b) Đôi khi dâng con người làm của lễ (Giêrêmi 19.5); (c) Đặc biệt trong sự thờ phượng còn có hoạt động tình dục bừa bãi nữa – gồm cả sự giao hợp (đối chiếu I Các Vua 14.23-24; 15.12 với 22.46).
Việc giết trẻ con vô tội và cảnh hoan lạc chính là những biểu hiện cho thấy các nền tảng của xã hội đã sụp đổ. Chúng ta có thể thấy rõ điểm tương đương rất rõ ràng trong xứ sở của chúng ta ngày nay với phong trào đồng giới tính đượm nét chính trị và việc giết hàng triệu trẻ sơ sinh (gọi là bào thai bởi những người tự nhận họ là tay chuyên nghiệp). Đây là hai từ ngữ đã được phác thảo với ý đồ che giấu sự thật họ đang giết chết nhiều trẻ sơ sinh trong bụng mẹ chúng và thực sự chống nghịch lại cuộc sống. Hãy nhớ, trong Ngũ Kinh Cựu Ước (được gọi là Kinh thánh của Êli). Đức Chúa Trời có một mục đích rất đặc biệt dành cho Isarel. Đức Chúa Trời đã hứa chúc phước cho sự vâng lời, còn rủa sả cho sự bất tuân. Những điều rủa sả bao gồm việc đóng các từng trời lại và không có mưa, nghĩa là chẳng có mùa vụ gì hết (Phục truyền luật lệ ký 11.8-17; 28.1....23-24).
Một tham khảo về mặt lịch sử rất thú vị được tìm thấy trong I Các Vua 16.32-34. Trước hết, có câu nói chỉ ra Aháp đã chọc tức ĐỨC GIÊHÔVA bằng sự thờ lạy hình tượng của ông ta nhiều hơn hết thảy các vị vua trong xứ Israel. Nối theo sau điều nầy là tham khảo đến sự chết của hai con trai Hi-ên, họ đã cố công xây dựng lại thành Giê-ri-cô. Hết thảy mọi điều nầy tạo ra phần giới thiệu thích ứng cho I Các Vua 17 cùng sự xuất hiện của Êli. Đây là một sự nhắc nhớ cho thấy mọi lời hứa cùng mọi sự cảnh cáo của Đức Chúa Trời đều là sự thực. Chúng đến rồi đi. Khi Hi-ên bất chấp lời rủa sả chắc chắn của Đức Chúa Trời trên bất kỳ ai muốn xây dựng lại thành Giê-ri-cô (Giô-suê 6.26), cũng một thể ấy, ông ta đã bất chấp phần kỷ luật mà Đức Chúa Trời buộc cho kẻ nào bất tuân (Phục truyền luật lệ ký 11.8-17). Ở đây Đức Chúa Trời đã ban cho Israel một sự nhắc nhở để bày tỏ dứt khoát không những Lời Đức Chúa Trời là thật, mà Ngài còn quan hệ vào cuộc sống của các dân nữa (kể cả Isarel), và Israel đã gặt lấy sự phán xét.
Như thế vẫn chưa phải là đủ đâu. Với sự xuất hiện thình lình, can đảm, dạn dĩ, và sự công bố của Êli với Aháp: “Ta đứng trước mặt Giêhôva Đức Chúa Trời của Israel hằng sống mà thề rằng: Mấy năm về sau đây, nếu ta chẳng nói, chắc sẽ không có sương, cũng không có mưa”, chúng ta có một sự đối diện trực tiếp giữa Đức Giêhôva, Đức Chúa Trời hằng sống và chơn thật của Kinh thánh, và Baal-Melqart, một trong các vị thần tà giáo của Babylôn cổ. Sự đối diện nầy sở dĩ có được là do tiên tri của Đức Chúa Trời, là Êli, một vị tiên tri ít ai biết tới, thình lình giống như tia chớp loè ra khỏi bầu trời xanh lơ, đến đối diện với Aháp vô thần.
Đức Chúa Trời đột ngột thách thức sự thờ lạy thần Ba-anh, hoặc niềm tin của con người nơi thần Ba-anh, trên chính một việc mà họ thờ lạy Ba-anh để được – MƯA! Một mặt có Aháp là vua. Giêsabên khét tiếng chẳng có lòng thương xót, thần Ba-anh bất lực giả dối, cùng các thầy tế lễ (nam và nữ). Ở mặt kia là Đức Giêhôva cùng một tôi tớ đơn độc, tiên tri Êli, một con người có đức tin, sâu sắc đầu phục Đức Chúa Trời. Đó là một thắc mắc về tính xác thật và quyền lực.
PHẦN KẾT LUẬN
Khi chúng ta đào sâu câu chuyện nầy, làm ơn chú ý rằng lời cầu nguyện riêng của Êli để không có mưa trong xứ căn cứ theo những lời cảnh cáo của Ngôi Lời. Êli không hành động đơn phương đâu. Ông đã hành động căn cứ trên các lời hứa, hoặc trong trường hợp nầy, những lời cảnh cáo và nguyên tắc của Ngôi Lời đời đời của Đức Chúa Trời. Ông vốn biết rõ Lời của Đức Chúa Trời là chơn thật và ông đang đứng vững chắc trên mọi lời hứa mà Kinh thánh đã công bố. Hơn nữa, lời cầu nguyện nầy xin đừng mưa đã được đề xuất ra để đưa dân Israel đến với sự ăn năn, đem xứ sở trở về với Đức Giêhôva, là Đức Chúa Trời chơn thật. Êli đang nung nấu lòng quan tâm đến sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và đến xứ sở của ông. Ông cũng đã sẵn sàng cho Chúa để được sử dụng như một phần trong giải pháp của Đức Chúa Trời. Chắc chắn, khi Êli đối diện với cảnh đói kém hoạn nạn và các nền tảng đổ nát trong thời buổi của ông, ông đã có những nét thăng trầm giống như quí vị và tôi có vậy. Chính qua công việc của Đức Chúa Trời nơi Êli, một con người có tình cảm giống như chúng ta, chúng ta có thể học biết cách nắm giữ mọi thăng trầm, mọi sợ hãi, và các thời điểm ngã lòng trong thời buổi mà mọi nền tảng của chúng ta đều đổ nát. Chúng ta có thể nắm bắt được điều chi đó mà Đức Chúa Trời đang kêu gọi chúng ta phải làm theo.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét