Thứ Hai, 1 tháng 3, 2010

Tương lai đời đời



CÓ HY VỌNG Ở ĐƯỜNG CHÂN TRỜI
Tương lai đời đời
Khải huyền 21
1. Có thể quí vị đã nghe thuật câu chuyện về nữ thương gia từ thành phố Nữu ước đã bị xe bus đụng chết. Bà nầy gặp Phierơ ở Cửa Thiên Đàng. Ông nói cho bà nầy biết lâu nay chưa có ban chấp hành phụ nữ nào được lập ra, vì vậy họ không biết phải làm gì với bà nầy. Chương trình đặt ra cho bà ta là phải ở một ngày trong địa ngục, một ngày ở thiên đàng và rồi mới quyết định. Phierơ đưa bà ta vào thang máy rồi cho chạy xuống. Khi hai cánh cửa mở ra, bà ta bước ra một sân golf xinh đẹp. Bạn bè của bà ta tiếp đón bà ta bằng một bữa tiệc cocktail. Sau đó họ ăn tối bằng thịt bò và tôm hùm. Đến cuối ngày, bà ta vẫy tay chào tạm biệt rồi quay trở về thiên đàng. Bà ta qua ngày kế thơ thẩn quanh một đám mây với chiếc đàn lia. Khi ấy Phierơ đến gặp bà ta rồi nói: "Ok, đây là lúc phải lựa chọn. Bà muốn qua cõi đời đời ở đâu?" Bà ta cảm ơn ông trong thời gian được ở thiên đàng, nhưng nói rằng địa ngục chính là lối sống của bà ta. Ông đưa bà ta trở lại chiếc thang máy rồi bà ta cho thang chạy xuống. Tuy nhiên, khi hai cánh cửa mở ra lần nầy không phải là sân golf nữa, mà là một vùng đất hoang vu, trơ trụi. Bạn bè của bà ta thì hốc hác, ăn mặc rách rưới. "Có chuyện gì vậy? Cách đây hai ngày có một sân golf và tiệc tùng mà". Một con quỉ đáp: "Cách đây hai ngày chúng tôi đang tuyển mộ bà đấy. Hôm nay bà là thuộc viên của chúng tôi”.
2. Kẻ tội ác hiện đang tuyển mộ người cho một cõi đời đời trong "hồ lửa" đó. Nhà truyền thông đầy thế lực Ted Turner đã nói: "Tôi thích đi địa ngục hơn. Thiên đàng nhạt nhẻo lắm". Mark Twain từng phát biểu: "Bạn có thể vào thiên đàng, tôi muốn vào địa ngục hơn".
3. Đối với nhiều người, đời sống của họ có thể được tóm lại bằng một câu nói quảng cáo cũ về bia: "Chẳng có loại nào tốt hơn loại nầy". Những gì họ có trên đời nầy là tốt theo cách mà họ nhận được. Tất cả chỉ là một nấm đất. Đối với những ai tin theo Chúa Jêsus, họ sẽ nhận được khá hơn, nhiều hơn.
4. Chúa Jêsus phán: "Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ. Khi ta đã đi, và đã sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta, hầu cho ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó" (Giăng 14.2b-3).
5. Người ta rất tò mò về thiên đàng. Mùa hè nầy cũng chính là thời điểm mà John F. Kennedy Jr. gục chết trong một tai nạn rớt máy bay, phóng viên em họ của anh ta Maria Shiriver đã cho in một quyển sách cho thiếu nhi có đề tựa “Thiên đàng là gì?” Đây là quyển sách thiếu nhi đầu tiên nằm trong danh sách bán chạy nhất kể từ quyển “Dr. Seuss” trong thập niên 1960.
6. Trong phần nghiên cứu lời tiên tri của chúng ta trong Kinh thánh, chúng ta đã xem xét một vài yếu tố chính. Sự Cất Lên của Hội thánh, Kỳ Đại nạn, Sự Dấy Lên Của Antichrist, Sự Đến Lần Thứ Hai Của Đấng Christ, Vương quốc trong thời kỳ Thiên Hi Niên, Ngai Trắng Lớn Phán Xét và Sự Hủy Diệt Trời và Đất. Hôm nay, chúng ta sẽ đào sâu phần nghiên cứu nầy bằng cách xem xét tương lai đời đời, Kỹ Nguyên Thiên Đàng.
7. Cõi đời đời của chúng ta sẽ như thế nào? Thiên đàng sẽ ra sao? Từ Khải huyền 21, tôi sẽ cung ứng cho quí vị bốn lẽ thật về thiên đàng.
I. Quan hệ mật thiết với Đấng Tạo Hoá của chúng ta được phục hồi (các câu 1-3).
A. Giăng nhìn thấy Trời Mới Đất Mới (câu 1).
1. Giăng nói: "Đoạn, tôi thấy trời mới và đất mới…". Xuyên suốt sách Khải huyền, chúng ta thấy cụm từ nầy được lặp đi lặp lại: "Tôi thấy". Đức Chúa Trời đã cho phép Giăng nhìn thấy sâu vào cõi tương lai vào cõi đời đời rồi ghi lại những gì ông đã nhìn thấy hầu cho chúng ta cũng được biết nữa.
2. Tôi không chắc lắm về những truyện tích nói Thánh Phierơ đang đứng ở cổng trời. Tôi không chắc lắm về những tường trình các kinh nghiệm lúc lâm chung và lơ lửng hướng về ngọn đèn trắng. Tôi có thể tin tưởng phần khải thị của Đức Chúa Trời ở đây trong Kinh thánh.
3. Từ ngữ thiên đàng đã được sử dụng khoảng 532 lần trong Kinh thánh. Từ ngữ nầy về mặt cơ bản có ý nói "một nơi rất cao" hay "những nơi cao". Khi một tín đố qua đời, người ấy đi đến "một nơi cao", người được nâng lên. Trong Cựu ước, chúng ta đọc về Hê-nóc. Sáng thế ký 5.24 chép: "Hê-nóc đồng đi cùng Đức Chúa Trời, rồi mất biệt, bởi vì Đức Chúa Trời tiếp người đi". Ông đã được nâng lên.
4. Giăng nói khi chúng ta học hỏi tuần vừa qua "đất thứ nhứt đã qua đi". Ông nói đã nhìn thấy "không còn có biển nữa". Đối với quí vị, những người mê lướt sóng cùng những thợ lặn có bình dưỡng khí, hãy tiếp thu một sở thích mới!
B. Giăng đã nhìn thấy thành Jerusalem Mới (câu 2).
1. Trên "đất mới" nầy, sẽ có "thành thánh, là Jerusalem Mới". Hiển nhiên là Giăng đã trông thấy thành ấy "từ trên trời mà xuống" hay giáng xuống từ trời. Thành nầy đã được "sửa soạn sẵn". Chúa Jêsus phán trong Giăng 14.2: "Trong nhà Cha ta có nhiều chỗ ở; bằng chẳng vậy, ta đã nói cho các ngươi rồi. Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ".
2. Hãy chú ý, thành nầy đã được "sửa soạn sẵn như một người vợ mới cưới trang sức cho chồng mình". Có nhiều hình bóng nói tới dân sự của Đức Chúa Trời trong Kinh thánh. Chúng ta được gọi là đồng cỏ, nhà, đền thờ, và hội chúng hay Hội thánh của Ngài.
3. Một trong những hình bóng quen thuộc nhất, ấy là cô dâu. Tôi tin khi câu nầy nói về "thành" là cô dâu, nó đề cập tới nhiều công dân, chớ không phải thành phố. Tất cả những kẻ được chuộc trong mọi thời đại đều sẽ hiện diện để tôn vinh Chúa.
C. Giăng nhìn thấy Đức Chúa Trời với Con Người (câu 3).
1. Giăng nghe một "tiếng lớn" giải thích ý nghĩa của sự việc ấy. Tiếng ấy nói: "Đền tạm của Đức Chúa Trời ở giữa loài người". Hãy gạch dưới hai mệnh đề trong câu nầy. Thứ nhứt: "Ngài sẽ ở với chúng" và thứ hai: "chính Đức Chúa Trời sẽ ở với chúng". Đức Chúa Trời sẽ ngự trị. Chúng ta sẽ có một mối tương giao mật thíêt với Ngài.
2. Đức Chúa Trời bảo dân sự Ngài phải dựng một "đền tạm" một lều tạm trong đó sự hiện diện của Ngài sẽ ngự trị. Đức Chúa Trời ở với họ, nhưng chẳng có một quan hệ mật thiết nào với Ngài. Sự hiện diện của Ngài ở trong Nơi Chí Thánh, chỉ có Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm mới được vào đó và ông chỉ có thể vào đó một ngày trong năm.
3. Sau đó, khi sự vinh hiển của Đức Chúa Trời đầy dẫy đền thờ của Vua Solomon, một lần nữa sự hiện diện của Đức Chúa Trời đã ngự ở đó, nhưng dân sự chẳng có một quan hệ mật thiết nào với Ngài. Họ vẫn còn bị biệt riêng ra.
4. Tuy nhiên, khi Chúa Jêsus đến với đất, Kinh thánh nói về Ngài trong Giăng 1.14: "Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở [sát nghĩa: ‘đền tạm’] giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha".
5. Vào dịp Lễ Ngũ Tuần, Đức Thánh Linh ngự đến làm phép báptêm rồi ngự vào lòng các tín đồ. Ngài đã đến với "đền tạm" ở trong chúng ta. Chúng ta không thể với đến Đức Chúa Trời, nhưng Ngài ngự xuống cùng chúng ta.
6. Hết thảy chúng ta đều có một ước muốn được quan hệ mật thiết với Đức Chúa Trời. Môise đã nhìn thấy những công việc lớn lạ của Đức Chúa Trời khi Ngài giải cứu dân Israel ra khỏi vòng nô lệ ở Ai cập, dầu vậy ông vẫn kêu la: "Tôi xin Ngài cho tôi xem sự vinh hiển của Ngài!" (Xuất Êdíptô ký 33.18). Philíp đã đồng đi và trò chuyện với Chúa Jêsus, nhưng ông ao ước còn hơn thế nữa. Ông nói: "Lạy Chúa, xin chỉ Cha cho chúng tôi, thì đủ rồi" (Giăng 14.8).
Bất cứ đâu tôi đi đến, tôi đem theo hình ảnh của gia đình tôi. Những tấm ảnh nầy rất tuyệt vời, nhưng chúng vẫn chưa phải là đủ đâu. Thư điện tử cũng rất quan trọng, nhưng vẫn chưa phải là đủ. Một cú điện thoại quả là tốt rồi, nhưng như thế vẫn chưa đủ! Mọi sự nầy khiến cho tôi muốn được ở cùng với vợ con tôi hơn! Sự gặp gỡ nêu lên sự mất mát mối tương giao mật thiết.
7. Vua David vốn hiểu rõ điều nầy. Ông là "người vừa lòng Đức Chúa Trời" nhưng ông mong muốn một mối tương giao mật thiết với Đức Chúa Trời càng hơn. Ông đã nói trong Thi thiên 17.15: "Còn tôi, nhờ sự công bình, tôi sẽ được thấy mặt Chúa; Khi tôi tỉnh thức, tôi sẽ thỏa nguyện nhìn xem hình dạng của Chúa".
8. Trong câu 3 của phân đoạn Kinh thánh gốc, chúng ta đọc: "đền tạm của Đức Chúa Trời ở giữa loài người! Ngài sẽ ở [sát nghĩa "đền tạm"] với chúng". Chúng ta sẽ có mối tương giao mật thiết với Đấng Tạo Hoá của mình. Những khao khát sâu sắc nhất ở trong lòng chúng ta sẽ được phu phỉ!
9. Đôi khi người ta đưa ra những thắc mắc dại dột về thiên đàng. Liệu con chó kiểng của tôi có mặt ở đó không? Ở đó có sân golf, bóng đá, dòng suối đầy cá hồi … ok hỡi quí bà, những siêu thị mua sắm không? Tôi không biết và đấy chẳng là vấn đề đâu. Tại sao? Vì trọng tâm của thiên đàng sẽ là sự hiện diện mật thiết của Đức Chúa Trời.
II. Thống khổ của loài thọ tạo được cất đi (các câu 4-5).
Chúng ta có thể hình dung thiên đàng sẽ như thế nào! Chúng ta có thể hiểu được điều chi sẽ diễn ra ở đó, vì vậy Đức Chúa Trời bắt đầu bằng cách nói cho chúng ta biết điều chi sẽ không có ở đó … tất cả đau khổ của đời nầy.
A. Sẽ không còn có nước mắt nữa (câu 4a).
1. "Tiếng lớn từ nơi ngai" nói trong câu 4: "Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng". Nếu quí vị suy gẫm về sự ấy, chúng ta đã được sanh ra trong nước mắt. Nỗi vật vã của mẹ chúng ta khi sanh con, đầm đìa nước mắt đau đớn khi chúng ta vào trong thế gian. Đáp ứng đầu tiên của chúng ta trong thế gian là kêu khóc, và đầy nước mắt.
2. Đồng đi với Đức Chúa Trời trong đời nầy là đồng đi với nước mắt. Không những chúng ta gánh chịu những gì là bình thường cho toàn thể nhân loại, chúng ta còn gánh chịu những sự thương khó của Đấng Christ nữa. Phaolô đã cầu nguyện rằng ông có thể nhận biết Đấng Christ trong "sự thông công thương khó của Ngài" (Philíp 3.10). Nôê đã chịu đựng sự bắt bớ khi lo đóng tàu. Ápraham lìa khỏi U-rơ xứ Canh-đê mà chẳng biết mình sẽ đi đâu. Hội thánh đầu tiên đã gánh chịu sự bắt bớ rất khủng khiếp. Đời sống đức tin là một đời sống đầy nước mắt.
Nước mắt đánh dấu đời nầy vì chẳng có gì thoả lòng trọn vẹn ở đây cả. Tôi thích câu chuyện kể về hai giọt nước mắt trôi nổi trên dòng sông. Giọt nước mắt nầy nói: "Tôi là nước mắt của một thiếu nữ yêu một người và chẳng giữ được người ấy". Giọt nước mắt kia trả lời: "Tôi là giọt nước mắt rơi từ một thiếu phụ đã giữ được người ấy".
3. Tôi hiểu rằng ống dẫn lệ của chúng ta được nối với các trung tâm cảm xúc trong não bộ. Chúng ta sẽ không có chúng trong loại thân thể vinh hiển vì chúng ta không cần đến chúng nữa.
4. Hãy chú ý cho cẩn thận rằng không những sẽ không còn có nước mắt hay "than khóc" hay "kêu ca" nhưng "Đức Chúa Trời sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng". Tôi nghĩ câu nầy có ý nói Đức Chúa Trời sẽ cất đi từng ký ức tội lỗi ra khỏi tâm trí của chúng ta.
Một cụ bà Cơ đốc nằm chờ chết vì chứng ung thư, thân thể bà đau đớn lắm. Ông chồng yếu đuối của bà cụ cúi xuống bên cạnh bà, để ý khi bà thở hơi cuối cùng và một giọt nước mắt lăn dài cạnh gương mặt của bà. Ông nói: "Cảm tạ Chúa, đấy là giọt nước mắt sau cùng mà bà ấy đã đổ ra".
B. Sẽ không có sự chết (câu 4b).
1. Tôi hình dung nỗi vui mừng của Hội thánh đầu tiên khi họ đọc được những lời nầy: "Sẽ không có sự chết nữa". Sự bắt bớ cho đến chết là rất thông thường đối với nhiều người trong số họ đến nỗi Tertillian đã viết rằng huyết của những người tuận đạo là hột giống của Hội thánh.
2. Trong kỹ nguyên thiên đàng sẽ chẳng có một đám tang nào cả. Tôi sẽ không còn đứng bên một quan tài nữa!
Tuần nầy tôi có đọc về một tiến trình gây lạnh để giữ cho người chết hy vọng sẽ được cứu sống với sự tiến bộ của khoa học [cryonics]. Khi thân thể của người chết được làm đông lạnh ở nhiệt độ –320 F. Họ hy vọng rằng sau đó kỹ thuật sẽ giúp cho họ làm tan nhiệt rồi làm cho bịnh nhân tỉnh dậy. Họ trả 100USD cho cả thân thể và 35.000USD chỉ cho cái đầu mà thôi. Họ đã làm việc nầy cho 15 người và hơn 200 người đã trả hơn thế nữa.
C. Sẽ không có than khóc (câu 4c). Quí vị có từng nhuốm đau khổ chưa? Quí vị có từng thấy chán nãn chưa? Không phải ở trong thiên đàng đâu! Mỗi ngày chúng ta sẽ sống đầy dẫy trong sự vui vẻ của Chúa.
D. Sẽ không có đau đớn nữa (câu 4d). Xứ sở của chúng ta tiêu ba tỉ đôla hàng năm cho các loại thuốc có tác dụng cao. Hầu hết trong số thuốc đó thuộc loại giảm đau. Quí vị sẽ không cần đến chúng trong thiên đàng.
E. Mọi sự sẽ được làm nên mới (câu 5).
1. Trong vườn Ê-đen, đã có Địa đàng. Không có một tội lỗi nào hết. Sáng thế ký cho biết rằng Đức Giêhôva đồng đi với Ađam và Ê-va vào lúc "lối chiều", đã có quan hệ mật thiết, mặt đối mặt tương giao với Đức Chúa Trời.
2. Đức Chúa Trời sẽ khiến cho "muôn vật" trở nên "mới" một lần nữa. Trong tiếng Hy lạp, có hai từ nói đến "mới". Một từ có ý nói một món đồ mới giống như áo sơ mi mới hay chiếc xe mới. Còn từ kia có nói khác một chút. Chúng ta sẽ sống trong một "loại trời và đất khác". Chúng ta sẽ có một "loại sự sống khác".
III. Tình trạng của thành là chói sáng (các câu 9-21).
Trong các câu 9-21, chúng ta được chỉ cho thấy về "thấy thành thánh, là Giê-ru-sa-lem, từ trên trời, ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống" (câu 10). Chúng ta không có thì giờ để xem xét sự chói sáng của thành trong từng chi tiết, nhưng hãy cho phép tôi chỉ ra những điểm nổi bật.
A. Phần mô tả Thành.
Một cô bé kia có một cuộc dạo chơi với bố mình vào buổi chiều kia. Rất đỗi kinh ngạc, cô bé nhìn lên những ngôi sao rồi hô lên: "Ôi, bố ơi, nếu phía bên nây thiên đàng đẹp như thế, con bên kia thì sao?!" Ở đây Giăng đang mô tả cho chúng ta thấy "mặt bên kia" của thiên đàng.
1. Chúng ta hãy đọc các câu 14-21. Hãy chú ý câu 21: "mỗi cửa bằng một hột châu nguyên khối làm thành". Tôi muốn nhìn thấy con trai mà có được những hột châu ấy! Điều nầy còn hoang tưởng hơn cả phim “Star Wars” [Chiến tranh trên các vì sao].
2. Thành "làm kiểu vuông" hay hình lập phương mỗi cạnh là "mười hai ngàn ếch-ta-đơ", tổng cộng 1.500 dặm vuông. Đây là khoảng cách tính từ bang Main đến bang Florida. Nó còn rộng hơn cả mặt trăng nữa!
3. Những đường phố không những chạy theo hàng dọc mà còn chạy theo hàng ngang nữa. Nhà khoa học Henry Morris đã cho rằng 20 tỉ người có thể ở trong thành nầy. Nếu 25% đất trong thành ấy được sử dụng để ở, mỗi người sẽ được 75 mẫu.
B. Hình ảnh của Thành.
Hãy tưởng tượng xem, nếu quí vị là một giáo sĩ đến với những làng thuôc vùng sâu vùng xa ở Nam Mỹ. Sau khi quí vị ở với họ trong một thời gian rồi bắt đầu truyền đạt cho họ bằng ngôn ngữ của họ, quí vị tìm cách mô tả cho họ biết thế giới mà quí vị để lại sau lưng. Quí vị mô tả như thế nào? Quí vị sẽ mô tả một cái tủ lạnh bằng cách chỉ cho họ dòng suối mát đang chảy cạnh ngôi làng. Cũng một thể ấy, những câu nầy nói trước về sự vinh hiển sắp được tỏ ra.
IV. Những hoạt động của cư dân được tóm lại (các câu 22-27).
Chúng ta hãy đọc các câu 24-26. Người được cứu trong thế gian sẽ "đi" với Đức Chúa Trời và với nhau. Đây sẽ là một sự sum họp. Tôi dám chắc chúng ta sẽ biết rõ nhau. Spurgeon đã thắc mắc không biết chúng ta có còn ngớ ngẩn trong thiên đàng hay không nữa!
A. Chúng ta sẽ ca hát! Khải huyền 5 cung ứng một phần mô tả rất đẹp về tất cả loài thọ tạo đều cất tiếng hát. Khi ấy HẾT THẢY chúng ta đều sẽ ca hát!
B. Chúng ta sẽ phục vụ! Hãy chú ý 22.3.
Khi Marco Polo, nhà du lịch Bắc Ý nổi tiếng vào thế kỷ thứ 13, đang nằm chờ chết, những kẻ phỉ báng ông bảo ông phải cút đi – rút lại những câu chuyện mà ông đã kể về Trung Hoa cùng những vùng đất thuộc Cận Đông. Nhưng ông từ chối, ông nói: "Tôi chưa nói được phân nửa những gì tôi đã trông thấy". Đối với một số người, những gì chúng ta đang có hôm nay là … "chưa có gì tốt hơn như thế nầy". Sự chọn lựa chúng ta đưa ra trong lúc bây giờ đang chi phối cõi đời đời. Hãy chú ý 21.6-8.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét