Thứ Tư, 31 tháng 3, 2010

I Giăng 2.15-17: "KÍNH SỢ ĐỨC CHÚA TRỜI"



I GIĂNG 2.15-17
KÍNH SỢ ĐỨC CHÚA TRỜI
Chúng ta hãy nói về việc kính sợ Đức Chúa Trời.
Chúng ta sẽ sử dụng I Giăng 2.15-17, phân đoạn kế tiếp trong loạt bài I Giăng là phần bàn luận quan trọng.
Nhưng, chúng ta sẽ bao gồm cả các phân đoạn khác nữa. Chúng ta hãy xem xét:
MẠNG LỊNH PHẢI KÍNH SỢ ĐỨC CHÚA TRỜI
Mathiơ 22.35-40: “Có một thầy dạy luật trong bọn họ hỏi câu nầy để thử Ngài: Thưa thầy, trong luật pháp, điều răn nào là lớn hơn hết? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi. Ấy là điều răn thứ nhất và lớn hơn hết. Còn điều răn thứ hai đây, cũng như vậy: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình. Hết thảy luật pháp và lời tiên tri đều bởi hai điều răn đó mà ra”.
Chúa Jêsus tóm tắt toàn bộ Luật pháp Cựu Ước và các sách tiên tri với hai dẫn chứng.
Phục truyền luật lệ ký 6.4-5: “Hỡi Y-sơ-ra-ên! hãy nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai. Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi”.
Lê vi ký 19.18: “Chớ toan báo thù, chớ giữ sự báo thù cùng con cháu dân sự mình; nhưng hãy yêu thương kẻ lân cận ngươi như mình: Ta là Đức Giê-hô-va”.
Theo John MacArthur, hết lòng kính sợ Đức Chúa Trời là yêu mến Ngài từ “nơi thầm kín nhất của một người”.
Hết linh hồn kính sợ Đức Chúa Trời là tương đương với tình cảm. Về mặt tình cảm chúng ta ký thác tình cảm của mình cho Đức Chúa Trời.
Hết ý kính sợ Đức Chúa Trời “được sử dụng ở đây theo ý nghĩa sức sống của ý chí, trí khôn và sự quyết định, mang cả hai ý gắng sức cả tâm trí và sức lực” John MacArthur, The MacArthur New Testament Commentary, Matthew 16-23 (Chicago, Moody Press, 1988), p.339
Bây giờ, nói theo con người, muốn kính mến Giêhôva Đức Chúa Trời theo một phương thức như thế, tôi phải giữ luật pháp Cựu Ước, đặc biệt là 10 điều răn. Bốn điều răn đầu tiên nằm trong mối quan hệ với việc kính sợ Đức Chúa Trời. Sáu điều răn sau cùng nằm trong mối quan hệ với việc yêu thương tha nhân. Vì chúng ta đang nói tới việc kính sợ Đức Chúa Trời, chúng ta hãy liệt kê ra bốn điều răn đầu tiên:
Xuất Êdíptô ký 20.3: “Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác”.
Xuất Êdíptô ký 20.4-6: “Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp nầy, hoặc trong nước dưới đất. Ngươi chớ quì lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó; vì ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, tức là Đức Chúa Trời kỵ tà, hễ ai ghét ta, ta sẽ nhân tội tổ phụ phạt lại con cháu đến ba bốn đời, và sẽ làm ơn đến ngàn đời cho những kẻ yêu mến ta và giữ các điều răn ta”.
Xuất Êdíptô ký 20.7: “Ngươi chớ lấy danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi mà làm chơi, vì Đức Giê-hô-va chẳng cầm bằng vô tội kẻ nào lấy danh Ngài mà làm chơi”.
Xuất Êdíptô ký 20.8: “Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh”.
Vì vậy, Kinh thánh truyền phải kính sợ Đức Chúa Trời. Nhưng có một vấn đề. Bạn không thể làm được điều đó!
Bạn không thể hết lòng, hết ý, hết linh hồn kính sợ Giêhôva Đức Chúa Trời được, bạn cũng không thể yêu mến kẻ lân cận như mình được.
Đâu đó trong cuộc sống, bạn đã phá vỡ 10 điều răn, rồi vì lẽ đó đã thất bại không kính mến Đức Chúa Trời theo cách mà bạn phải kính mến. Rôma 3.23, Êsai 64.6
Trước khi có 10 điều răn, A-đam và Ê-va trong Vườn Ê-đen cũng đã thất bại không vâng lời Đức Chúa Trời khi họ ăn trái cấm. Sự bất tuân của họ cho thấy họ không hết lòng, hết ý, hết linh hồn kính sợ Đức Chúa Trời. Bạn cũng thế, đã thất bại không vâng theo Đức Chúa Trời và đã không hết lòng, hết ý, hết linh hồn mà kính sợ Ngài.
NGUYÊN NHÂN PHẢI KÍNH SỢ ĐỨC CHÚA TRỜI
Có một nguyên nhân, một lý do cho chúng ta phải kính sợ Đức Chúa Trời một cách trọn vẹn.
Chúng ta không thể kính sợ Đức Chúa Trời theo cách chúng ta đáng phải kính sợ. Chúng ta không thể vâng theo các điều răn của Ngài. Chúng ta thất bại không kính sợ Đức Chúa Trời.
Nhưng Đức Chúa Trời không hề thất bại khi yêu thương chúng ta. I Giăng 4.10, Rôma 5.6-8
Người ta một là phải trả giá cho tội lỗi của mình và ở đời đời trong địa ngục, hoặc có ai đó cần phải thoả mãn sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời bằng cách trả giá thay cho chúng ta. Người trả giá cho tội lỗi của chúng ta phải là người bản thân không có tội. Đó là Đức Chúa Jêsus Christ.
Tình yêu thương Đức Chúa Trời đã bày tỏ ra cho chúng ta thấy rồi! Tình yêu ấy trở nên hiện thực trong đời sống chúng ta khi chúng ta tiếp nhận Đức Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa của mình, khi chúng ta tin cậy Ngài đề được tha tội và được sự sống đời đời Giăng 3.16
Nếu bạn đã tin cậy Đấng Christ, bạn có từng lý do và từng động lực phải hết lòng, hết ý, hết linh hồn mà kính sợ Giêhôva Đức Chúa Trời của bạn. Bạn có thể nói với tác giả Thi thiên:
Thi thiên 40.2: “Ngài cũng đem tôi lên khỏi hầm gớm ghê, khỏi vũng bùn lấm; Ngài đặt chân tôi trên hòn đá, và làm cho bước tôi vững bền”.
I Giăng 4.19: “Chúng ta yêu, vì Chúa đã yêu chúng ta trước”.
Tình yêu của chúng ta dành cho Đức Chúa Trời phải nằm trong sự đáp ứng với tình yêu của Ngài dành cho chúng ta!
Chúng ta phải kính sợ Ngài một cách trọn vẹn, vì Ngài yêu thương chúng ta một cách trọn vẹn!
THÁCH THỨC PHẢI KÍNH SỢ ĐỨC CHÚA TRỜI
Mặc dầu chúng ta có lý do chánh đáng phải kính sợ Đức Chúa Trời một cách trọn vẹn, chúng ta bị thách thức trong tình yêu của chúng ta. Điều nầy đưa chúng ta đến với I Giăng:
I Giăng 2.15: “Chớ yêu thế gian, cũng đừng yêu các vật ở thế gian nữa; nếu ai yêu thế gian, thì sự kính mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy”.
Chúng ta bị thách thức bởi sự lôi kéo của “thế gian”.
Thế gian muốn chúng ta phải yêu nó.
Trong câu nầy từ ngữ “thế gian” không đề cập tới quả địa cầu đâu, nó cũng không đề cập tới con người ở trên đất. Nó đề cập tới “hệ thống thế gian” hay phương thức xấu làm mọi việc của thế gian.
Đức Chúa Trời đang nói cho chúng ta biết ở đây rằng chúng ta một là sẽ yêu mến những đường lối gian ác của thế gian hay chúng ta sẽ kính sợ Đức Chúa Trời. Một là cái nầy hay hai là cái kia. Người nào kính sợ Đức Chúa Trời không yêu mến thế gian.
Người nào yêu mến thế gian không kính sợ Đức Chúa Trời. Mathiơ 6.24
Thách thức của chúng ta là đây. Dầu là Cơ đốc nhân, yêu mến thế gian đối với chúng ta là điều rất dễ. Và lòng yêu mến thế gian là việc cuối cùng mà chúng ta rất muốn làm! Giacơ 4.4
Cho nên, chính xác chúng ta yêu mến gì khi chúng ta yêu mến thế gian?
I Giăng 2.16: “Vì mọi sự trong thế gian, như sự mê tham của xác thịt, mê tham của mắt, và sự kiêu ngạo của đời, đều chẳng từ Cha mà đến, nhưng từ thế gian mà ra”.
Mê tham là ham muốn. Không phải mọi ham muốn đều là sai trái đâu. Nếu chúng ta không mê tham đồ ăn chúng ta sẽ không ăn. Nếu những người làm chồng làm vợ không mê tham nhau thì sẽ chẳng có con cái đâu. Nếu chúng ta không mê tham nghỉ ngơi chúng ta sẽ chẳng ngủ đâu. Nếu chúng ta không mê tham rượu, chúng ta sẽ chẳng say sưa.
Sự “mê tham của xác thịt” là khi những ham muốn nầy không còn kiểm soát được nữa
Người nào mê tham đồ ăn là một kẻ háu ăn.
Người mào mê tham tình dục là một kẻ tà dâm, hay tệ hại hơn thế!
Người nào mê tham nghỉ ngơi là một kẻ biếng nhác!
Người nào mê tham rượu là một kẻ nát rượu!
Bất cứ lúc nào tôi để cho những ham muốn theo phần xác của mình thoát ra khỏi sự kềm chế, tôi phạm vào “sự mê tham của xác thịt” ngay.
Sự “mê tham của mắt” là khi nào tôi ham muốn làm đẹp mắt tôi hơn là tôi tìm cách làm đẹp lòng Đức Chúa Trời.
Phần lớn chúng ta sẽ không cho rằng khiêu dâm là sai trái! Chỉ khi nào tôi để cho mắt mình quây quần bên những việc thuộc phạm vi tình dục kìa.
Nhưng bất cứ lúc nào chúng ta nhìn vào người thuộc phái khác với những động lực sai trái, chúng ta đang phạm tội mê tham của mắt. Mathiơ 5.27-28
Sự mê tham của mắt thường khiến cho chúng ta bước vào thế giới tưởng tượng của bộ môn giải trí kéo chúng ta ra khỏi tình yêu thương của Đức Chúa Trời.
Những người Mỹ rất ưa thích giải trí trong thể thao, giải trí qua video, giải trí bằng vô tuyến truyền hình và giải trí trên Internet nữa. Và khi những điều nầy đầy dẫy chúng ta với những cái thấy và tư tưởng ngược lại với sự thánh khiết của Đức Chúa Trời hoặc cướp khỏi chúng ta thì giờ đáng phải dâng cho Đức Chúa Trời, chúng là sai lầm!
Một cách khác nữa sự “mê tham của mắt” tác động trên chúng ta là qua sự ham muốn những gì người khác có. Chúng ta muốn hơn “gia đình Jones”. Chúng ta muốn có xe hơi, nhà cửa, súng ống, quần áo mà chúng ta thực sự không cần thiết lắm, nhưng chúng ta muốn có nó nhiều hơn là muốn làm đẹp lòng Đức Chúa Trời!
Khi những việc nầy tước khỏi chúng ta sự đầu phục, tình cảm, và lòng trung thành với Đức Chúa Trời, chúng là sai trái!
Sự “mê tham của xác thịt”, sự “mê tham của mắt” và sự “kiêu ngạo của đời”.
Không có điều chi sai với việc đưa sự tự hào vào công việc làm ăn hay ở vẽ bề ngoài của bạn.
Kiêu ngạo là sai khi bạn nghĩ tới bản thân mình nhiều hơn người khác và có thể nói như thế!
Kiêu ngạo thường khiến cho chúng ta không chịu nhìn nhận chúng ta là sai trái, hay xin lỗi, hoặc cầu xin sự tha thứ.
Giăng gói ghém tiểu đoạn Kinh thánh nầy bằng cách trình bày trong câu 17: “Vả thế gian với sự tham dục nó đều qua đi, song ai làm theo ý muốn Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời”.
Hỡi anh em yêu dấu, chúng ta có một sự thách thức ngay trên tay của mình. Chúng ta bị thách thức phải kính sợ Đức Chúa Trời và chớ yêu thế gian, và hoàn toàn thẳng thắn, điều nầy không dễ dàng chút nào. Chúng ta có một khuynh hướng vì cái điều Kinh thánh gọi là “bổn tánh cũ” muốn yêu mến thế gian thay vì muốn kính sợ Đức Chúa Trời.
Chúng ta cần sự giúp đỡ và mục đích sau cùng cung cấp sự giúp đỡ đó.
MẠNG LỊNH PHẢI KÍNH SỢ ĐỨC CHÚA TRỜI
NGUYÊN NHÂN PHẢI KÍNH SỢ ĐỨC CHÚA TRỜI
THÁCH THỨC PHẢI KÍNH SỢ ĐỨC CHÚA TRỜI
CHIẾM HỮU TRONG SỰ KÍNH SỢ ĐỨC CHÚA TRỜI
Tôi không thể tự cứu mình, để xưng công bình mình trước mặt Đức Chúa Trời.
Tôi không thể kính sợ Đức Chúa Trời một cách trọn vẹn theo sức riêng của tôi trước khi tôi được cứu.
Tôi không thể kính sợ Đức Chúa Trời một cách trọn vẹn sau khi tôi được cứu.
Tôi sẽ kháng cự thế gian.
Sự giúp đỡ tôi cần có, căn cứ vào sự thực tôi được đồng hoá với Đấng Christ trong sự chết, sự chôn, và sự sống lại của Ngài. Rôma 6.3-4
Khi Đấng Christ chết, tôi chết.
Khi Đấng bị chôn, tôi bị chôn.
Khi Đấng Christ sống lại một đời sống mới, tôi sống lại một đời sống mới.
Rôma 8.1-4: “Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Jêsus Christ; vì luật pháp của Thánh Linh sự sống đã nhờ Đức Chúa Jêsus Christ buông tha tôi khỏi luật pháp của sự tội và sự chết. Vì điều chi luật pháp không làm nổi, tại xác thịt làm cho luật pháp ra yếu đuối, thì Đức Chúa Trời đã làm rồi: Ngài đã vì cớ tội lỗi sai chính Con mình lấy xác thịt giống như xác thịt tội lỗi chúng ta, và đã đoán phạt tội lỗi trong xác thịt, hầu cho sự công bình mà luật pháp buộc phải làm được trọn trong chúng ta, là kẻ chẳng noi theo xác thịt, nhưng noi theo Thánh Linh”.
Sự công bình của luật pháp là phải hết lòng, hết ý, hết linh hồn kính sợ Giêhôva Đức Chúa Trời. Tôi sẽ làm theo điều nầy khi tôi được Đức Thánh Linh cai quản.
Sự công bình của luật pháp được phu phỉ trong tôi khi tôi bước đi dưới quyền điều khhiển của Thánh Linh Đức Chúa Trời trong đời sống tôi.
Ngài là Đấng có quyền giúp đỡ tôi bước đi theo Thánh Linh!
Galati 5.16: “Vậy tôi nói rằng: Hãy bước đi theo Thánh Linh, chớ hề làm trọn những điều ưa muốn của xác thịt”.
Galati 5.22-24: “Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ: không có luật pháp nào cấm các sự đó. Vả, những kẻ thuộc về Đức Chúa Jêsus Christ đã đóng đinh xác thịt với tình dục và dâm dục mình trên thập tự giá rồi”.
Làm sao bạn được đầy dẫy với Đức Thánh Linh?
Hãy tự xem mình như “bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ”.
Galati 2.20: “Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi”.
Hãy cầu xin Đức Chúa Trời làm dầy dẫy bạn với Thánh Linh của Ngài và hãy tin Ngài sẽ thực hiện điều đó!
Luca 11.13: “Vậy nếu các ngươi là người xấu, còn biết cho con cái mình vật tốt thay, huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban Đức Thánh Linh cho người xin Ngài!?
Giăng 14.13: “Các ngươi nhân danh ta mà cầu xin điều chi mặc dầu, ta sẽ làm cho, để Cha được sáng danh nơi Con”.
Phương thức duy nhứt bạn sẽ thực sự kính sợ Đức Chúa Trời là khi bạn tán thưởng những gì Chúa Jêsus đã làm cho bạn, hãy phục theo Ngài là Chúa của đời sống bạn, và hãy cầu xin Ngài cai quản bạn bằng Thánh Linh của Ngài.
MẠNG LỊNH PHẢI KÍNH SỢ ĐỨC CHÚA TRỜI
NGUYÊN NHÂN PHẢI KÍNH SỢ ĐỨC CHÚA TRỜI
THÁCH THỨC PHẢI KÍNH SỢ ĐỨC CHÚA TRỜI
CHIẾM HỮU TRONG SỰ KÍNH SỢ ĐỨC CHÚA TRỜI
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét