Thứ Hai, 1 tháng 3, 2010

“TA LÀ NGƯỜI CHĂN HIỀN LÀNH”



“TA LÀ NGƯỜI CHĂN HIỀN LÀNH”
Giăng 10.11-17
PHẦN GIỚI THIỆU. Có lẽ không một chỗ nào khác trong Tân ước chúng ta nhìn thấy ước ao của Chúa Jêsus muốn cứu lấy dân sự Ngài hơn là ở Giăng 10.11-17, ở đây Chúa Jêsus phán rằng Ngài là “NGƯỜI CHĂN HIỀN LÀNH”.
Hình ảnh Đấng Christ là một người chăn chiên mời chúng ta xem xét tình yêu thương cao vời mà Ngài dành cho những ai là chi thể trong bầy chiên của Ngài. Đời sống của một người chăn hiền lành không phải là một đời sống dễ dàng đâu! Bên cạnh phần việc khó lo trông giữ nhiều con chiên, người chăn còn chịu trách nhiệm tìm kiếm nguồn nước và sự dinh dưỡng thích hợp cho bầy chiên, một khi bổn tánh của chúng là sợ hãi gần như mọi sự! Bầy chiên rất dễ sợ hãi đến nỗi chúng không uống từ một dòng nước chảy nhanh dù khi chúng rất khát; vì thế David nói rằng Đức Giêhôva là Đấng chăn giữ ông, Ngài dẫn ông đến “MÉ NƯỚC BÌNH TỊNH”. Thế rồi có những vấn đề bịnh tật nhan nhản trong các môi trường, trộm cướp cần phải tranh chiến với, các loài thú hoang dã, chúng chỉ chực ăn nuốt bầy chiên nếu có cơ hội. Ngay cả vấn đề phải xử lý với những kẻ chăn thuê, bọn chúng khi có nguy hiểm chỉ bỏ chạy lo bảo tồn mạng sống của chúng thay vì là bầy chiên, đối với chúng đây chỉ là một công việc mà thôi.
Sự kêu gọi vào việc chăn chiên có thể là một sự kêu gọi rất nguy hiểm!
MINH HOẠ. Nhìn qua thành phố Budapest là một bức tượng, với thập tự giá giơ cao trong bàn tay của nó. Bức tượng nầy khắc về một một vị Giám Mục Công giáo đã tuận đạo. Trên chính ngọn đồi dựng bức tượng nầy có tên đặt theo tên của vị Giám mục đó, Đồi Gellert. Khi Stephen, vua đầu tiên của xứ Hungary, quyết định lấy Cơ đốc giáo làm quốc giáo, ông đã sai tìm nhiều vị giáo sĩ và Gellert đến. Khi Stephen băng hà, đã có một cuộc chiến nổ ra giữa các Cơ đốc nhân và một số người muốn duy trì tà giáo. Gellert bị bỏ vào một cái thùng rồi lăn xuống đồi cho đến chết vào năm 1046. Bức tượng kỹ niệm biến cố và con người ấy. Vì vậy mới có một thập tự giá trên bầu trời Budapest! -- Robert C. Shannon, 1000 Windows, (Cincinnati, Ohio. Standard Publishing Company, 1997).
Kinh Thánh dạy chúng ta rằng Chúa Jêsus là ĐẤNG CHĂN HIỀN LÀNH, Ngài yêu thương bầy chiên của Ngài đến nỗi Ngài đã phó mạng sống Ngài cho chúng như một sự hy sinh vậy!
I. SỰ PHÓ THÁC CỦA ĐẤNG CHĂN HIỀN LÀNH (10.11-13)
A. Của lễ đã được cung ứng cho! (10.11)
1. Câu nói đầu tiên nầy bởi Đấng Christ là một câu nói rất hay, không những Ngài phán rằng Ngài là “Đấng chăn hiền lành”, mà Ngài còn là “người chăn hiền lành” sẽ phó mạng sống Ngài cho bầy chiên nữa!
a. Đây là một sự lắt léo! – Bầy chiên đã được nuôi trong khu vực quanh thành Jerusalem để làm sinh tế trong Đền thờ! Khu vực giữa thành Jerusalem và Bếtlêhem là nơi những người chăn giữ những con chiên dùng làm tế lễ và sử dụng cho sự thờ phượng …cũng chính những người chăn nầy mà các thiên sứ đã hiện ra để loan báo sự ra đời của Đấng Christ tại thành Bếtlêhem…sự ra đời của chiên con làm tế lễ của Đức Chúa Trời!
b. Cái lắt léo là đây. Thay vì bầy chiên được dâng làm của tế lễ, chính người chăn hiền lành lại dâng chính mình Ngài làm của tế lễ!
c. Vì vậy Chúa Jêsus đã mang lấy hai tước hiệu: “chiên con của Đức Chúa Trời” trong khi cũng được gọi là “người chăn hiền lành!”
2. Có điều rất mỉa mai ở đây, ấy là người chăn sẽ hy sinh chính mình cho bầy chiên lẽ ra chính chúng phải trở thành của sinh tế!
3. Trong khi có nhiều người chăn thực sự yêu thương bầy của họ, chỉ có “NGƯỜI CHĂN HIỀN LÀNH” sẽ đi tới đỉnh cao khiến bản thân mình làm một của tế lễ cần thiết thay vì bản thân bầy chiên phải làm của tế lễ!
a. Đấng Christ không phải là người chăn bình thường; Ngài là “ĐẤNG CHĂN CHIÊN HIỀN LÀNH”
b. Chỉ một mình Đấng Christ mới chịu nổi nọc độc của sự chết để giải cứu cho bầy của Ngài.
MINH HOẠ. Một thiếu niên kia đi cùng cha xuống con đường nọ trong xứ vào buổi trưa mùa xuân thật xinh đẹp, khi con ong nghệ bay vào cửa sổ của chiếc xe. Cậu bé kia, vốn dị ứng với nọc ong, nên đã chết điếng luôn. Người cha mau chóng tới sát một bên, chụp lấy con ong, nắm nó trong tay mình, rồi quăng nó đi. Cậu bé càng giận dữ với tiếng bay vo vo của nó. Một lần nữa người cha giơ tay mình ra, nhưng lần nầy ông chỉ vào lòng bàn tay của ông. Đâm vào da ông ở đó là cái nọc của con ong. Ông hỏi: "Con có thấy cái nọc nầy không?Con không phải sợ nữa. Cha đã chịu cái nọc ấy thay cho con rồi”. Chúng ta không cần phải sợ sự chết nữa. Đấng Christ đã chịu chết và đã sống lại. Ngài đã chịu lấy cái nọc của sự chết rồi. -- Adrian Dieleman, Waupun, Wisconsin. Leadership, Vol. 15, no. 1.
4. Các cấp lãnh đạo tôn giáo khác trong thời của Chúa Jêsus sẽ không phó mạng sống của họ cho bầy chiên đâu.
B. Sự bảo hộ ích kỹ (10.12-13)
1. Đúng là một bản đối chiếu thẳng thắn giữa Ngài và những người khác được gọi là người chăn!
a. Các cấp lãnh đạo tôn giáo trong thời buổi ấy giống như “những tay chăn thuê” hơn là người chăn, không bao lâu sau khi rối rắm hay nguy hiểm tỏ ra, họ sẽ bỏ chạy để bảo tồn sinh mạng và địa vị của họ.
b. “Những tay chăn thuê” nầy chỉ xem việc chăm sóc cho bầy chiên chỉ là một việc làm, chớ không xem là sự sống của mình … vì vậy nếu có quá nhiều nguy hiểm, họ sẽ bỏ đi và rời khỏi bầy chiên cho dù có xảy ra cho chúng số phận nào.
2. Tình yêu thương của Đấng Christ dành cho dân sự khác biệt là dường nào, thái độ của Ngài là làm bất cứ điều chi có cần cho bầy chiên, ngay cả phải hy sinh bản thân Ngài để cứu lấy họ!
a. Giống như thái độ của kẻ chăn thuê, tinh thần ích kỹ nầy vẫn còn ở trong thế gian ngày nay!
MINH HOẠ. “Tôi không muốn ai chịu chết cho tôi. Tôi đã uống một ít rượu và có một vài cô bạn gái. Nếu sự ấy khiến cho tôi phải đi địa ngục, thì cũng được thôi” -- Ted Turner trong một bài báo vào năm 1993, Bill Hybels ghi lại trong tờ: "Christianity's Toughest Competitor. Moralism," Preaching Today, Tape No. 115.
b. Tinh thần của thời đại chúng ta là lo #1 – cái tôi trước bất cứ điều chi khác!
3. Thái độ của kẻ chăn thuê là kiếm tiền, chớ không phải bảo tồn bầy chiên.
a. Có quá nhiều thái độ nầy trong công tác chứng đạo ngày nay nữa!
b. Từ ngữ Hy lạp “poimen” thường được dịch là “người chăn” (như trong câu gốc ở đây 10.11), từ nầy cũng được dịch là “pastor” [mục sư]– ý nghĩa của Kinh Thánh về một Mục sư, ấy là một người chăn bầy.
c. Có quá nhiều “kẻ chăn thuê” đang phục vụ bầy của Đức Chúa Trời ngày nay, cái điều mà Hội thánh cần là người chăn phải giống như “NGƯỜI CHĂN HIỀN LÀNH!”
4. Phần lớn những kẻ chăn thuê đã bỏ chạy ở dấu hiệu đầu tiên của rắc rối nghiêm trọng. Khi chúng ta được kêu gọi phục vụ dân sự của Đức Chúa Trời, chúng ta cần phải học biết phó thác thay vì bỏ chạy!
a. Bầy chiên cũng phải bỏ chạy nữa; có nguy hiểm lấp ló chung quanh bầy bất cứ lúc nào!
b. Người chăn và bầy chiên cùng nhau ở lại và xây dựng những mối quan hệ mạnh mẽ … sợi dây yêu thương mạnh mẽ nầy làm cho việc chăn bầy còn hơn là một việc làm, nó trở thành sự sống của người chăn, người muốn chết cho bầy chiên mà mình yêu mến hơn. Đây là hình ảnh Đấng Christ mà chúng ta đang có!
c. Đức Chúa Trời không hề có một mối tương giao ngẫu nhiên với bất kỳ ai!
II. MỐI QUAN TÂM CỦA NGƯỜI CHĂN HIỀN LÀNH (10.14-17)
A. Chương trình của Đấng Cứu Thế (10.14-16)
1. Trái của sự phó thác và tình yêu thương như thế bởi người chăn tạo ra sự năng động chúng ta thấy trong 10.14: “ta quen chiên ta, và chiên ta quen ta --”
a. Mối dây yêu thương càng lớn lên giữa “người chăn hiền lành” và bầy chiên của người cung ứng ý thức về sự an ninh, bầy chiên sẽ cần đến để luôn luôn cảm thấy an ninh và an toàn.
b. Bầy chiên không còn kêu lên nữa; chúng có thể nói ra ra sự khác biệt giữa kẻ chăn thuê và người chăn hiền lành.
MINH HOẠ. Một nghệ sĩ nổi tiếng từng là khách danh dự của một buổi nhóm xã hội, ở đó ông nhận lãnh nhiều yêu cầu kể lại những đoạn trích ưa thích từ những tác phẩm văn chương khác nhau. Một cụ truyền đạo xuất hiện yêu cầu nghệ sĩ kia kể lại Thi thiên 23. Nhà nghệ sĩ đồng ý với điều kiện nhà truyền đạo cũng sẽ kể lại Thi thiên ấy nữa. Sự kể của nhà nghệ sĩ kia đã được ngâm nga rất hay với phần nhấn mạnh để rồi nhờ đó người được tán thưởng, vỗ tay rất lâu. Giọng nói của nhà truyền đạo không được trau chuốt lắm và đứt quãng do nhiều năm giảng đạo, và các diễn tả của cụ rất lịch lãm, bóng bẫy. Nhưng khi cụ nói xong, chẳng có một ánh mắt nào ráo khô ở trong căn phòng đó. Khi có người hỏi nghệ sĩ kia điều chi đã tạo ra sự khác biệt, ông ta đáp: "Tôi biết rõ Thi thiên ấy, còn ông cụ thì biết rõ Đấng Chăn Chiên".
2. Chúa Jêsus nói rõ đây rằng giống như Ngài và Đức Chúa Cha biết rõ nhau vì cớ tình yêu trọn vẹn, bầy chiên và Ngài là Đấng Chăn Chiên biết rõ nhau vì cớ tình yêu trọn vẹn của Ngài đối cùng bầy chiên.
3. Chúa Jêsus cũng nói rõ ở đây rằng chính chương trình của Ngài là thêm chiên khác vào bầy nhỏ của Ngài, một sự tham khảo rõ ràng đến dân Ngoại trong chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời.
a. Điều nầy cũng rất khác biệt đối với “những kẻ chăn thuê” trong thời của Chúa Jêsus, mọi sự mà họ lo toan là nhóm chiên được chọn của họ, và họ chẳng màng chi tới số dân Ngoại “bẩn thỉu” kia!
b. Người chăn hiền lành ao ước muốn cứu hết thảy bầy chiên, chớ không phải chỉ có mấy con thôi!
c. Vì vậy, Đấng Christ đã chịu chết cho mọi người.
B. Quyền phép của người chăn (10.17)
1. Quyền phép của “người chăn hiền lành” đến từ sự bằng lòng hy sinh bản thân mình vì bầy chiên!
a. Đây không phải là một tước hiệu, mà đây là một gương!
b. Đức Chúa Cha yêu thương Đức Chúa Con vì Ngài bằng lòng chịu chết cho bầy chiên, đây là loại chăn chiên mà Đức Chúa Cha muốn có cho bầy chiên của Đức Chúa Trời.
c. Đây vẫn là loại lãnh đạo mà Đức Chúa Trời muốn có cho bầy chiên của Ngài, để dẫn dắt và để có nhiều ơn phước của Đức Chúa Cha đòi hỏi một thái độ bằng lòng phó mạng sống mình cho bầy chiên, chớ không phải như một kẻ chăn thuê.
(1. Không những điều nầy là thực cho giới Mục sư, mà nó cũng rất thực cho các giáo viên Lớp trường Chúa Nhựt, các trưởng lão, những chấp sự, bất kỳ một vai trò lãnh đạo nào trong Hội thánh!
(2. Quyền phép hay thẩm quyền cần cho chức vụ có được là do sự chết, chớ không phải do đòi hỏi, bằng tấm gương chớ không phải bằng chỉ dụ, bằng tình cảm chớ không phải bằng địa vị!
2. Không một ai cất bỏ sự sống của Đấng Chúa Cứu Thế bằng sức mạnh, Ngài bằng lòng phó thác sự sống ấy, và Ngài lấy nó lại, đây là minh chứng cho tình yêu cả thể của Ngài, nó đã được làm ra với sự tán thưởng của Ngài muốn cứu lấy bầy chiên và bởi sự bằng lòng của Ngài chịu chết cho chúng ta!
3. Đấng Christ không xem địa vị của Ngài như một bó buộc để người khác phải theo Ngài, thay vì thế, bởi tấm gương hy sinh chính mình Ngài, Ngài buộc chúng ta phải đến theo Ngài.
a. Tinh thần hạ mình của Ngài khi phó chính mình cho bầy chiên tỏ ra tấm lòng của Đức Chúa Trời đối cùng chúng ta.
b. Ngài không xem bản thân Ngài cao hơn sự chịu khổ cho bầy chiên hư mất trong thế gian nầy.
4. Chúng ta có hiểu rõ sự kêu gọi phải hy sinh sự kiêu ngạo và bản ngã vì tha nhân không?
MINH HOẠ. Donald Grey Barnhouse thuật lại câu chuyện (giả sử là thật) về Chánh Án Charles Evans Hughes. Khi ông dời sang Washington, D.C., để giữ địa vị của mình là chánh án, ông chuyển bức thư là thuộc viên của mình trong một Hội thánh Báptít trong khu vực. Cha ông là một Mục sư Báptít và ông cũng đã tuyên xưng đức tin nơi Đấng Christ. Theo thông lệ dành cho hết thảy các tân tín hữu phải đến trước nơi thánh cuối buổi thờ phượng. Người thứ nhứt được gọi tên sáng hôm ấy là Ah Sing, là một thợ giặt ủi người Trung hoa, ông ta đã đến tại thủ đô từ bờ biển phía Tây. Ông tìm được nơi ở ở gần nhà thờ. Khi cả tá người khác đã được gọi tên bước lên, họ đã đứng ở phía đối ngang nhà thờ, để Ah Sing lại đứng một mình. Nhưng khi Chánh Án Hughes được gọi tên, ông đến đứng bên cạnh người thợ giặt ủi. Khi vị Mục sư hoan nghênh cả nhóm bước vào mối tương giao của Hội thánh, ông hướng về hội chúng rồi nói: "Tôi không muốn hội chúng nầy quên hình ảnh đáng nhớ về sự thực, ấy là tại thập tự giá của Đức Chúa Jêsus Christ cái nền rất là bằng phẳng". Barnhouse phê bình: "Ông Hughes đã xử sự như một Cơ đốc nhân thật. Ông đến đứng bên cạnh người thợ giặt ủi, và bởi hành động nầy ông đã ngăn trở thái độ lúng túng cho người Trung Hoa khiêm nhường kia; ông cũng tỏ ra tình yêu thương của Đấng Christ nữa –ông có ân tứ đứng bên cạnh nầy" -- James S. Hewett, Illustrations Unlimited (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc, 1988) p. 295.
5. Tấm gương và tình yêu thương của “người chăn hiền lành” nầy làm cho sự cứu rỗi và sự sống đời đời của chúng ta ra khả thi, quí vị có bằng lòng trở thành một chi thể trong bầy chiên của Đức Chúa Trời không, và nếu không, tại sao không?
a. Hãy trở thành một chi thể trong bầy chiên lớn của Đức Chúa Trời!
b. Có một người chăn yêu thương quí vị nhiều hơn bất cứ điều chi khác trong thế gian nầy!
PHẦN KẾT LUẬN. Xuyên suốt lịch sử đã có những kẻ lãnh đạo các nước lớn nhưng luôn luôn trong lý trí của họ là làm sao họ cứ nắm giữ lấy quyền lực và cai trị trên nhiều người khác. Chỉ có Đấng đến với sự tự hy sinh bản thân mình, mặc dù Ngài vốn có hết thảy quyền lực rồi! Ngài đến để phó chính mình Ngài hầu cho nhiều người khác có thể sống và có quyền lực thắng hơn tội lỗi. Đấng Christ là “ĐẤNG CHĂN HIỀN LÀNH” duy nhứt, có phải quí vị là chi thể của bầy Ngài không?
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét