Thứ Hai, 8 tháng 3, 2010

I Côrinhtô 10.1-13: "Mối nguy hiểm của sự bất tuân"



I CÔRINHTÔ – HỘI THÁNH GẶP RẮC RỐI
Mối nguy hiểm của sự bất tuân
I Côrinhtô 10.1-13
Loại hình [Typology] là một từ mà các học viên Kinh Thánh thường mô tả cách thức các sự cố trong Cựu Ước minh họa cho lẽ thật trong Tân Ước. Kiểu cách đã được sử dụng với những nhân vật nhất định. Thí dụ Mên-chi-xê-đéc, Giô-sép và David là những kiểu cách nói tới Đức Chúa Jêsus Christ. Kiểu cách có thể được kết với các đồ vật tỉ như đền thờ, đền tạm, cùng những thiết bị của chúng. Chúng ta tìm thấy những kiểu cách trong các nghi thức tôn giáo của Israel, trong các sự cố lịch sử như bụi gai cháy, con rắn bằng đồng, sự cứu chuộc của Ru-tơ và còn nhiều nữa. Kiểu cách đơn giản là những minh họa của Cựu Ước giúp chúng ta hiểu rõ lẽ thật trong Tân Ước.
Trong phân đoạn Kinh Thánh gốc hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu loại hình nói tới dân tộc Israel khi còn lưu lạc trong đồng vắng Sinai trước khi bước vào đất Hứa. Câu 6 chép: “Mọi điều đó đã xảy ra để làm gương cho chúng ta, hầu cho chúng ta chớ buông mình theo tình dục xấu, như chính tổ phụ chúng ta đã buông mình”.
Chúng ta cần phải nhìn thấy các sự cố lịch sử nầy là “gương” cho đời sống của chúng ta hôm nay. Từ sự nghiên cứu từng câu một, chúng ta biết rõ nội dung của I Côrinhtô 10 là phần bàn bạc về sự tự do Cơ đốc. Ở chương 8, sứ đồ Phao-lô khẳng định rằng chúng ta được tự do để làm bất cứ điều chi Kinh Thánh không ngăn cấm, tuy nhiên tình yêu của chúng ta dành cho tha nhân sẽ khiến cho chúng ta phải tình nguyện giới hạn sự tự do của chúng ta. Ông nói ở 8.9: “Nhưng hãy giữ lấy, kẻo sự tự do mình làm dịp cho kẻ yếu đuối vấp phạm”. Chương 9 cho chúng ta thấy thể nào sự lạm dụng quyền tự do của chúng ta tác động vào nhiều người khác. Chương 10 sẽ tỏ ra cho chúng ta thấy thể nào sự làm dụng quyền tự do của chúng ta tác động vào chúng ta theo cách riêng.
Là tín đồ, chúng ta đã được ban cho quyền tự do rất lớn. Chúa Jêsus đã phán ở Giăng 8.32: “các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi”. Trong Đấng Christ, chúng ta không bị xiềng xích đối với ông chủ luật pháp không có lòng thương xót, nhưng chúng ta được tự do để lựa chọn.
Là một Hội thánh, chúng ta có quyền tự do rất lớn. Chúng ta là một hội chúng độc lập, tự trị gồm nhiều tín đồ. Chúng ta được tự do chọn lựa những chức vụ mà chúng ta sẽ dấn thân vào đó. Chúng ta được tự do lựa chọn các phương án truyền giáo mà chúng ta sẽ tham gia vào. Chúng ta được tự do lựa chọn phương thức chúng ta sẽ phân chia ngân sách như thế nào! Chúng ta được tự do để lựa chọn cấp lãnh đạo của chúng ta. Chúng ta được tự do để lựa chọn hướng đi riêng của mình. Bạn đã tiếp thu được bức tranh. Là một Hội thánh, chúng ta trả lời chỉ với Đấng Christ mà thôi.
Là cá nhân tín đồ, chúng ta có quyền tự do rất lớn nữa. Chúng ta được tự do hầu việc Đức Chúa Trời và vâng theo Lời của Ngài hoặc phục vụ cho xác thịt của riêng mình. Mỗi ngày của Chúa, chúng ta được tự do đi đến nhà thờ hay ở lại nhà. Chúng ta được tự do dâng hiến cách vui mừng trong Chúa hay ích kỷ giữ lại mọi tài nguyên của mình. Chúng ta được tự do phục vụ trong chức vụ hoặc ngồi ở ngoài lề.
Mục đích của phân đoạn Kinh Thánh ngày hôm nay, ấy là chúng ta không nên sử dụng sự tự do của chúng ta để mà bất tuân. Hội thánh Côrinhtô tưởng rằng vì họ đã được tự do, họ có thể làm bất cứ điều chi họ muốn và Đức Chúa Trời sẽ tha thứ cho họ. Sự tự do của họ đã cung ứng đường lối để phóng túng. Họ đã tự mãn và cả tin. Chính thái độ đó cũng có thể ăn luồn vào trong đời sống của chúng ta nữa đấy. Vì vậy, Phao-lô cung ứng cho họ loại minh họa nói tới dân Israel khi họ bất tuân đối với Chúa.
Chúng ta hãy xem xét TẤM GƯƠNG về sự bất tuân, những LỜI CẢNH CÁO chống lại sự bất tuân và các NGUYÊN TẮC để tránh không bất tuân.
I. Tấm gương về sự bất tuân (các câu 1-6a).
Câu 1 chép: “Vả, hỡi anh em, tôi chẳng muốn cho anh em không biết tổ phụ chúng ta đều đã ở dưới đám mây, đi ngang qua biển”. Thành Côrinhtô, giống như nhiều người trong Hội thánh đầu tiên là một sự pha trộn những người Do thái và dân Ngoại có lòng tin. Giống như trong trường hợp các dân Ngoại họ không quen thuộc với hay đã quên phứt di sản của Israel, Phao-lô nói: “tôi chẳng muốn cho anh em không biết…”.
Hãy chú ý, ông cũng nói: “tổ phụ chúng ta”. Mặc dù người Do thái về phần xác là dòng dõi của Ápraham, bởi đức tin chúng ta trở nên dòng dõi thuộc linh của Ápraham và nhận lãnh giao ước mà Đức Chúa Trời đã ban cho ông. Galati 3.29 chép: “Lại nếu anh em thuộc về Đấng Christ, thì anh em là dòng dõi của Áp-ra-ham, tức là kẻ kế tự theo lời hứa” (đối chiếu Rôma 9.6-8).
Giờ đây Phao-lô nhắc cho chúng ta nhớ thể nào Đức Chúa Trời đã lo toan cho dân Israel. Ông đã đưa chúng ta trở lại với những ngày giải cứu ra khỏi Ai cập và sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời cho dân tộc khi họ băng qua sa mạc trơ trụi của cao nguyên Sinai. Ông mô tả năm ơn phước quan trọng:
Thứ nhứt, họ “đều ở dưới đám mây”. Khi Đức Chúa Trời giải cứu dân Israel ra khỏi vòng nô lệ ở Ai cập, Ngài sử dụng một đám mây vinh hiển đáng kinh ngạc để dẫn dắt và để bảo hộ cho họ. Xuất Êdíptô ký 13.21 chép: “Đức Giê-hô-va đi trước dân sự, ban ngày ở trong một trụ mây, để dẫn đường đi; ban đêm trong một trụ lửa, để soi sáng cho chúng, hầu cho được đi luôn ngày và đêm”. Có người cho rằng đám mây là một cái trướng ở trên trời che trên dân sự không những nó dẫn dắt dân sự, mà nó còn bảo hộ họ tránh được bầu không khí gay gắt của sa mạc nữa.
Thứ hai, họ đã “đi ngang qua biển”. Bạn nhớ đấy, Đức Chúa Trời đã thăm viếng Ai cập với mười trận dịch kinh khủng và đã giục giã tấm lòng cứng cỏi của Pha-ra-ôn phải để cho dân sự ra đi. Sau cùng, sau trận dịch thứ mười, thiên sứ sự chết, Pha-ra-ôn để cho họ ra đi. Thế rồi ông ta đổi ý mà đuổi theo họ với xe ngựa và quân đội của mình. Israel bị kẹt giữa Biển Đỏ và quân đội hùng hổ của Ai cập. Lúc đó Đức Chúa Trời mới chia nước Biển Đỏ ra làm hai và họ đi qua giống như đi trên đất khô vậy. Khi quân đội đuổi theo qua biển, hai bức tường nước ụp lại và tất cả họ đều bị nhận chìm. Đức Chúa Trời đã bảo hộ họ tránh khỏi kẻ thù rất lạ lùng.
Thứ ba, hết thảy họ đều “chịu Môi-se làm phép báp-têm”. Phải thừa nhận, đây là một câu nói dường như kỳ quặc. Chúng ta không đọc trong Cựu Ước nói tới Môi-se làm phép báp-têm cho bất cứ ai. Là một người chịu “phép báp-têm trong đám mây và dưới biển” là như thế nào?
Từng tham khảo đến phép báp-têm trong Tân Ước không đề cập tới phép báp-têm bằng nước. Thí dụ, không bao lâu nữa chúng ta sẽ đến với 12.13, ở đây chép: “Vì chưng chúng ta hoặc người Giu-đa, hoặc người Gờ-réc, hoặc tôi mọi, hoặc tự chủ, đều đã chịu phép báp-têm chung một Thánh Linh để hiệp làm một thân; và chúng ta đều đã chịu uống chung một Thánh Linh nữa”. Đây không phải là phép báp-têm bằng nước mà là phép báp-têm bằng Thánh Linh. Rôma 6.4 chép: “Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp-têm trong sự chết Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy”. Galati 3.27 chép: “Vả, anh em thảy đều chịu phép báp tem trong Đấng Christ, đều mặc lấy Đấng Christ vậy”.
Khi chúng ta được cứu, chúng ta đã bị dìm vào trong Đấng Christ theo cách thuộc linh. Chúng ta được kết hiệp cách huyền bí với Chúa Jêsus qua công tác của Đức Thánh Linh. Phép báp-têm bằng nước chỉ vẽ ra sự kiện thuộc linh theo cách thuộc thể. Cũng một thể ấy, được kết hiệp với Đấng Christ qua phép báp-têm bằng Thánh Linh, dân Israel đã chịu “phép Môi-se làm phép báp-têm”. Họ được đồng hóa với Ngài. Họ đã có sự đoàn kết dưới quyền Ngài. Họ đã trở thành dân sự của Đức Chúa Trời khi họ đi theo ông vào trong đồng vắng.
Thứ tư, họ đã “ăn một thứ ăn thiêng liêng”. Khi họ băng qua đồng vắng, Israel đã lằm bằm rằng họ không có đồ ăn giống như họ đã có khi còn ở trong Ai cập. Xuất Êdíptô ký 16 ghi lại thể nào Đức Chúa Trời đã sai chim cút đến trong trại quân vào buổi chiều và mỗi buổi sáng Ngài ban mưa “mana” xuống (nghĩa là “cái gì vậy?”), bánh từ trời. Vì vậy Đức Chúa Trời đã tiếp trợ thức ăn thật là ngon và thật lạ lùng từ trời xuống cho tất cả họ.
Thứ năm, họ đã “uống một thứ uống thiêng liêng”. Ở Xuất Êdíptô ký 17, dân sự lại lằm bằm nữa. Lần nầy họ lằm bằm vì họ không có nước uống. Đức Chúa Trời đã bảo Môi-se đập vào hòn đá và nước chảy ra từ đó.
Phao-lô nói thêm trong câu 4: “vì họ uống nơi một hòn đá thiêng liêng theo mình, và đá ấy tức là Đấng Christ”. Dường như đã có một sự dạy của người Do thái cho rằng hòn đá nầy đã “theo họ”, nghĩa là bất cứ khi nào con cái Israel phiêu bạt, hòn đá có nước chảy ra sẽ cùng đi với họ để tiếp trợ cho cơn khát của họ. Có thể Phao-lô đã ám chỉ đến truyền thuyết nầy, nhưng ông chỉ ra rõ ràng là hòn đá đi theo đó chẳng phải là hòn đá vật chất kia, mà là một “hòn đá thiêng liêng”, Vầng Đá của mọi thời đại, Vầng Đá mà Hội thánh được xây trên đó, “Đá ấy tức là Đấng Christ”.
Hãy suy nghĩ về loại hình ở đây, là minh họa theo lịch sử. Là tín đồ, chúng ta có sự bảo hộ của Đức Chúa Trời giống như Israel có đám mây che trên đầu họ vậy. Chúng ta có sự giải cứu ra khỏi kẻ thù lớn của linh hồn chúng ta giống như Israel được giải cứu ra khỏi quân đội của Pha-ra-ôn vậy. Về mặt thuộc linh, chúng ta được kết hiệp với Cứu Chúa Christ của chúng ta giống như Israel được kết hiệp với Môi-se vậy. Chúng ta ăn bánh hằng sống thuộc linh trong Lời của Đức Chúa Trời giống như họ ăn bánh xuống từ trời vậy. Chúng ta uống một cách sâu sắc liên tục từ nước hằng sống của Đấng Christ giống như họ đã uống từ hòn đá vậy. Tất cả những sự cố trong Cựu Ước đều tương xứng cho đời sống của chúng ta trong vai trò tín đồ.
Giờ đây, hãy chú ý câu 5: “Song phần nhiều trong vòng họ không đẹp lòng Đức Chúa Trời, nên đã ngã chết nơi đồng vắng”. Hãy chú ý phần đối chiếu giữa những chữ như “tất cả” và “phần nhiều”. Câu 1 chép: “tất cả tổ phụ chúng ta” [trong bản Kinh Thánh Anh ngữ có chữ “tất cả” nầy] và “tất cả đều đã đi ngang qua biển”. Câu 2 chép: “tất cả đều chịu phép báp-têm”. Câu 3 chép: “tất cả đều ăn một thứ ăn thiêng liêng”. Câu 4 chép: “tất cả đều uống một thứ uống thiêng liêng”. Tuy nhiên, giờ đây câu năm nói “phần nhiều trong vòng họ”. “Tất cả” đã nhận lãnh phước hạnh nhưng với “phần nhiều trong vòng họ không đẹp lòng Đức Chúa Trời”.
“Phần nhiều trong vòng họ” là một cách nói bớt đi. Kiểm tra nhanh: có bao nhiêu người trong thế hệ nầy đã bước vào đất Hứa? Câu trả lời là hai: Giôsuê và Ca-lép. Thậm chí không phải là Môi-se và A-rôn đều không được phép bước vào trong nữa là. Vì họ không vâng theo Chúa “thi thể họ đều bị tan rãi ra trong đồng vắng”. Đức Chúa Trời đã rãi ra trên dất với những thi thể của những kẻ không chịu vâng theo Ngài.
Hãy suy nghĩ về điều nầy xem. Đức Chúa Trời đã lo toan cho Israel trong từng ngày. Ngài đã giải cứu họ ra khỏi tình trạng nô lệ với bàn tay mạnh sức của Ngài. Ngài đã làm thoả mãn từng nhu cần của họ. Ngài đã hiện diện theo cách riêng với họ từng bước trên cuộc hành trình. Tuy nhiên, họ đã lạm dụng ơn phước của Đức Chúa Trời. Trong sự tự do của họ, họ đã bất tuân Đức Chúa Trời. Vì cớ sự bất tuân của họ, họ đã trở nên vô dụng đối với Đức Chúa Trời.
Có phải hết thảy những người Israel nầy đều là kẻ vô tín cả không? Không, tất nhiên là không rồi. Có phải Môi-se là kẻ vô tín không? Có phải A-rôn là kẻ vô tin không? Tất nhiên, họ là những người tin theo Chúa. Đây chính xác là mục tiêu. Những người tin Chúa có thể sử dụng sự tự do của họ để bất tuân tới một điểm họ trở thành vô dụng cho Đức Chúa Trời. II Timôthê 2.21-22 chép: “Vậy, ai giữ mình cho khỏi những điều ô uế đó, thì sẽ như cái bình quí trọng, làm của thánh, có ích cho chủ mình và sẵn sàng cho mọi việc lành. Cũng hãy tránh khỏi tình dục trai trẻ, mà tìm những điều công bình, đức tin, yêu thương, hòa thuận với kẻ lấy lòng tinh sạch kêu cầu Chúa”.
Thay vì là loại bình quí trọng “có ích cho chủ mình” phần lớn những người Israel đều là loại bình chẳng quí trọng và họ bị tan rãi ra trong đồng vắng giống như nhiều cái bình bể bị bỏ đi vậy, không còn sử dụng được nữa.
Câu 6a chép: “Mọi điều đó đã xảy ra để làm gương cho chúng ta…”. Ở đây là lời cảnh cáo: Chúng ta được phước trong từng chiều kích nhiều hơn so với người Israel xưa kia. Chúng ta sống trong sự đầy dẫy ơn phước của Đấng Christ. Vì vậy, chúng ta đừng sử dụng sự tự do quí báu nầy để mà bất tuân. Hãy gạch cưới chữ “gương”. Chữ Hy lạp là tupos sát nghĩa đề cập đến “một con tem, hay một vết thẹo”. Đây là một việc đáng để nhắc cho chúng ta nhớ. Khi tôi còn là một đứa trẻ nhỏ, tôi bị cảnh báo không chơi quanh lò bếp khi mẹ tôi đang nấu nướng. Tất nhiên là tôi bất chấp lời cảnh báo và đã nhận một vết bỏng trên tay, nó hình thành một vết sẹo vẫn còn với tôi ngày nay. Khi bị như thế rồi, tôi không dám chơi đùa quanh bếp lò ấy nữa! Nghiêm trọng thay, mục đích cho thấy những gì đã xảy ra cho dân Israel nầy sẽ giống như một vết thẹo trên linh hồn chúng ta để nhắc cho chúng ta nhớ về mối nguy hiểm của sự bất tuân. Đức Chúa Trời không bị buộc phải chúc phước cho chúng ta và nâng đỡ chúng ta nếu chúng ta cứ bất tuân đối với Ngài.
II. Những lời cảnh cáo chống lại sự bất tuân (các câu 6b-10).
Giờ đây, chúng ta hãy chú ý năm lời cảnh cáo nghịch lại sự bất tuân trong năm lãnh vực:
A. CHÚNG TA KHÔNG NÊN BẤT TUÂN VÌ TƯ DỤC (câu 6b).
Một lần nữa, câu 6 chép: “Mọi điều đó đã xảy ra để làm gương cho chúng ta, hầu cho chúng ta chớ buông mình theo tình dục xấu, như chính tổ phụ chúng ta đã buông mình”. “Tình dục” đề cập tới những sự khao khát, thèm muốn. Xác thịt tội lỗi của chúng ta, thân thể chúng ta sẽ khao khát hay buông mình “theo tình dục xấu”. Chúng ta phải nhìn biết rằng chúng ta là hạng người thuộc linh đã được cứu, nhưng chúng ta sống trong thân thể tội lỗi, tư dục. Giờ đây chúng ta đã để cho thân thể chúng ta điều khiển chúng ta.
Hãy xem lại câu cuối của chương 9, ở đây Phao-lô nói: “song tôi đãi thân thể tôi cách nghiêm khắc, bắt nó phải phục, e rằng sau khi tôi đã giảng dạy kẻ khác, mà chính mình phải bị bỏ chăng” (9.27).
Chúng ta đã để ý rồi trong I Côrinhtô 6.19-20, chúng ta cần phải điều khiển thân thể chúng ta vì cớ Chúa: “Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh đang ngự trong anh em, là Đấng mà anh em đã nhận bởi Đức Chúa Trời, và anh em chẳng phải thuộc về chính mình sao? Vì chưng anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi. Vậy, hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời”.
Debra và tôi chỉ ở một tuần trên tàu tuần tra biển. Nếu bạn từng có mặt trên chiếc tàu tuần tra, thì bạn biết rõ có một thứ thức ăn sẵn có cho bạn trong 24 giờ một ngày. Chúng ta sẽ thức dậy vào buổi sáng và sẽ có bữa điểm tâm tự dọn gồm từng thứ thức ăn điểm tâm mà bạn đã nghe nói và có một số ít người chưa nghe nói đến.
Thế rồi chẳng bao lâu sau đó bữa ăn trưa sẽ đến. Bữa ăn chiều sẽ là một bữa ăn có bảy món. Tôi phải nói cho bạn biết chúng ta không thực sự CẦN bữa ăn tự dọn lúc nửa đêm. Thực sự chúng ta chẳng thấy đói bụng. Tuy nhiên, không cứ cách nào đó, chúng ta lại đi ăn. Đó là tư dục! Hãy làm chủ thân thể của mình. Đừng để thân thể làm chủ bạn. Nói cách khác, bạn sẽ trở nên vô dụng đối với Đức Chúa Trời. Hãy sử dụng sự tự do của bạn vì điều lành, chớ đừng vì điều ác.
B. CHÚNG TA ĐỪNG BẤT TUÂN VÌ SỰ THỜ LẠY HÌNH TƯỢNG (câu 7).
Câu 7 chép: “Cũng đừng thờ hình tượng nữa, như mấy người trong họ, theo lời chép rằng: Dân sự ngồi mà ăn uống, rồi đứng dậy mà chơi giỡn”
Người thành Côrinhtô quá quen thuộc với sự thờ lạy hình tượng hơn chúng ta. Các hình tượng có ở khắp mọi nơi trong xã hội của chúng ta. Có lẽ một số người trong đó đang sử dụng sự tự do Cơ đốc của họ để đùa giỡn một lần nữa với tội thờ lạy hình tượng.
Dân Israel đã sa vào sự thờ lạy hình tượng một thời gian ngắn sau khi ra hỏi Ai cập. Bạn có thể nhớ lại bối cảnh đã được mô tả trong Xuất Êdíptô ký 32. Trong khi Môi-se còn ở trên Núi Sinai nhận lãnh luật pháp của Đức Chúa Trời, A-rôn đã lãnh đạo dân sự làm một con bò con vàng dùng để thờ lạy. Thú vị thay, dường như họ sử dụng hình thức thờ lạy hình tượng đã học được tại Ai cập để thờ lạy Đức Giêhôva. Ở Xuất Êdíptô ký 32.4, A-rôn nói với dân sự: “Hỡi Y-sơ-ra-ên! nầy là các thần của ngươi đã đem ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô!” Ngay trong câu kế đó, câu 5, ông nói: “Sáng mai sẽ có lễ tôn trọng Đức Giê-hô-va!” Không cứ cách nào đó, họ đang kết hợp sự thờ lạy hình tượng của người Ai cập với sự thờ phượng Đức Chúa Trời chơn thật.
Hãy chú ý một lần nữa ở câu 7, phần mô tả của Phao-lô về sự thờ lạy hình tượng của họ: “Dân sự ngồi mà ăn uống, rồi đứng dậy mà chơi giỡn”. Đây là một dẫn chứng từ Xuất Êdíptô ký 32.6. Điều nầy đề cập tới những con sinh trong sự thờ lạy hình tượng. “Chơi giỡn” là cách nói trại về khoái lạc nhục dục và đề cập tới một cuộc trác táng luông tuồng. Đây cũng là chữ được dịch là “giỡn chơi” trong Sáng thế ký 26.8 và có ý nói tới sự “âu yếm”. Ba ngàn người trong số họ, những kẻ chủ mưu sự việc nầy đã ngã chết trong ngày đó (Xuất Êdíptô ký 32.28).
Con người có thể có dự tính tốt nhứt trong mọi dự tính. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời chẳng thấy ấn tượng với sự khéo léo của chúng ta trong sự thờ phượng. Ngài không muốn sự thờ phượng bị pha trộn với tinh thần thế gian! Hội thánh hiện đại cần phải suy nghĩ lâu dài và khó nhọc về phân đoạn Kinh Thánh nầy.
C. CHÚNG TA ĐỪNG BẤT TUÂN VÌ SỰ DÂM DỤC (câu 8).
Câu 8 chép: “Chúng ta chớ dâm dục như mấy người trong họ đã dâm dục, mà trong một ngày có hai vạn ba ngàn người bị bỏ mạng”. Điều nầy đề cập tới sự cố được mô tả trong Dân số ký 25.1-2: “Dân Y-sơ-ra-ên ở tại Si-tim, khởi thông dâm cùng những con gái Mô-áp. Con gái mời dân sự ăn sinh lễ cúng các thần mình; dân sự ăn và quì lạy trước các thần chúng nó”. 25.9 chép rằng có 24.000 người chết trong ngày đó vì cớ sự thông dâm. Sự khác biệt trong các câu chuyện nầy có lẽ nằm ở sự thực khác biệt giữa những kẻ đã chết ngay lập tức và những kẻ ngã chết sau trận dịch.
Việc pha trộn sự thờ lạy hình tượng và thông dâm về tình dục rất phổ thông tại thành Côrinhtô. Hãy nhớ rằng thành Côrinhtô là quê quán của đền thờ Aphrodite, nữ thần phì nhiêu, ở đây những người đàn ông đến thờ phượng bằng cách thông dâm với hàng ngàn gái điếm theo nghi thức. Cần phải nói rằng tất cả những phụ nữ trong thành Côrinhtô ít nhất có lần đến và dâng mình cho nữ thần nầy để được những người đàn ông sử dụng họ trong sự thờ lạy tà giáo của họ.
Có lẽ một số tín hữu Côrinhtô nghĩ họ rất mạnh mẽ trong sự tự do Cơ đốc của họ đến nỗi họ có thể trà trộn lại với sự cám dỗ về tình dục như thế. Chính thái độ đó đang hiện hữu khi một người nam Cơ đốc nghĩ mình có thể xem báo khiêu dâm mà không bị tác động hoặc đùa giỡn với người nữ tà dâm mà không có một hậu quả nào hết.
Châm ngôn 6.27-29 chép: “Há có người nào để lửa trong lòng mình, mà áo người lại chẳng bị cháy sao? Há có ai đi trên than lửa hực, mà chân mình lại chẳng bị phồng chăng? Kẻ nào đi tới cùng vợ người lân cận mình cũng vậy; Phàm ai đụng đến nàng ắt chẳng được khỏi bị phạt”.
Trong khi chúng ta không có một đền thờ nào cho Aphrodite trong thành phố của chúng ta, xã hội của chúng ta đều đầy dẫy với sự thông dâm về tình dục. Chúng ta không thể đùa giỡn với lửa mà không bị cháy. Tình dục là ơn của Đức Chúa Trời ban cho những người làm chồng làm vợ chỉ trong giao ước hôn nhân. Chúng ta phải cực kỳ cẩn thận trong lãnh vực nầy vì cố ý bất tuân sẽ đem lại sự phán xét của Đức Chúa Trời.
D. CHÚNG TA KHÔNG NÊN BẤT TUÂN VÌ THỬ ĐẤNG CHRIST (câu 9).
Câu 9 chép: “Cũng chớ thử thách Chúa như mấy người trong họ đã thử thách mà bị loài rắn hủy diệt”. Chữ “thử thách” sát nghĩa có ý nói: “thử”. Dân số ký 21 cung ứng câu chuyện nói tới vấn đề nầy. Dân sự nói nghịch với Đức Giêhôva và Môi-se, họ nói: “Làm sao người khiến chúng tôi lên khỏi xứ Ê-díp-tô đặng chết trong đồng vắng? Vì đây không có bánh, cũng không có nước, và linh hồn chúng tôi đã ghê gớm thứ đồ ăn đạm bạc nầy” (Dân số ký 21.5). Họ đề cập tới mana, là thứ tác giả Thi thiên gọi là “bánh của kẻ mạnh dạn” (Thi thiên 78.25) là “bánh đạm bạc nầy”. Họ đã lạm dụng trên ân điển và sự nhơn từ của Đức Giêhôva. Thay vì tỏ ra lòng biết ơn và ngợi khen, họ lại đòi hỏi nhiều hơn. Kết quả là, câu 6 chép: “Đức Giê-hô-va sai con rắn lửa đến trong dân sự, cắn dân đó đến đỗi người Y-sơ-ra-ên chết rất nhiều”.
Trong một bối cảnh tương tự ở Hội thánh đầu tiên, một đôi vợ chồng có tên là A-na-nia và Sa-phia-ra đã bán đất của họ. Họ đã dâng một phần cho Hội thánh rồi giữ phần còn lại. Đấy chưa phải là tội lỗi. Cái điều là tội lỗi khi họ nói dối rằng họ đã dâng hết cho Hội thánh. Phierơ đã hỏi: “Hỡi A-na-nia, sao quỉ Sa-tan đã đầy dẫy lòng ngươi, đến nỗi ngươi nói dối cùng Đức Thánh Linh, mà bớt lại một phần giá ruộng đó? Nếu ngươi chưa bán ruộng đó, há chẳng phải là của ngươi sao? Khi bán rồi, giữ giá đó há chẳng được sao? Điều đó nhập vào lòng ngươi thế nào? Ấy chẳng phải ngươi nói dối loài người, bèn là nói dối Đức Chúa Trời … Sao các ngươi dám đồng mưu để thử Thánh Linh của Chúa?” (Công vụ các Sứ đồ 5.3-4, 9).
Vì họ đã chọn “thử Thánh Linh của Chúa”, Đức Chúa Trời đã đánh cho cả hai đều chết. Chúng ta đang ở trong mối nguy hiểm của việc thử Chúa khi chúng ta đi quá những giới hạn của ân điển Ngài, khi chúng ta xả láng trong tội lỗi để xem coi chúng ta có khả năng xoay xở đến dường nào và chúng ta thất bại không cảm tạ Ngài vì các ơn phước của Ngài. Chúng ta liều lĩnh với phần kỷ luật nghiêm ngặt của Ngài. Hãy nhớ, Đức Chúa Trời không có bổn phận phải chúc phước cho chúng ta và bảo hộ chúng ta nếu chúng ta sống bất tuân đối với Ngài.
E. CHÚNG TA KHÔNG NÊN BẤT TUÂN VÌ LẰM BẰM (câu 10).
Câu 10 chép: “Lại cũng chớ lằm bằm như mấy người trong họ đã lằm bằm mà bị chết bởi kẻ hủy diệt”. Sau khi Đức Chúa Trời hủy diệt một số kẻ loạn nghịch trong Dân số ký 16.32-35, câu 41 chép: “Ngày mai, cả hội dân Y-sơ-ra-ên lằm bằm cùng Môi-se và A-rôn mà rằng: Hai người đã làm chết dân của Đức Giê-hô-va”. Đức Chúa Trời đã nổi giận nơi sự lằm bằm của họ và đã sai “kẻ hủy diệt” đến giết họ. Đây chính là thiên sứ từ dịch lệ hại người Ai cập (Xuất Êdíptô ký 12.23); cuộc điều tra dân số của David (II Samuên 24.16); và quân đội Asiri (II Sử ký 32.21). Ngài đã đem đến một trận dịch giết chết 14.700 người.
Khi chúng ta thắc mắc sự nhơn từ, ân điển, sự công bình và tình yêu thương của Đức Chúa Trời, chúng ta làm phật lòng Chúa. Ngài không xem nhẹ những lời lằm bằm đó. Gióp nói: “Sự phước mà tay Đức Chúa Trời ban cho chúng ta, chúng ta lãnh lấy, còn sự tai họa mà tay Ngài giáng trên chúng ta, lại chẳng lãnh lấy sao?” (Gióp 2.10). Chúng ta phải có thái độ của Phao-lô, ông đã nói trong Philíp 4.11: “vì tôi đã tập hễ gặp cảnh ngộ nào, cũng thỏa lòng ở vậy”.
III. Các nguyên tắc để tránh né sự bất tuân (các câu11-13).
Phao-lô kết luận sự dạy nầy bằng cách cung ứng cho chúng ta 3 nguyên tắc thực tiễn về việc tránh né sự bất tuân:
A. NGUYÊN TẮT 1: HỌC BIẾT TỪ QUÁ KHỨ (câu 11).
Câu 11 chép: “Những sự ấy có nghĩa hình bóng, và họ đã lưu truyền để khuyên bảo chúng ta là kẻ ở gần cuối cùng các đời”. Khi Đức Chúa Trời xét đoán dân Israel bất tuân, Ngài làm thế với nhận định cung ứng một khuôn mẫu về cách thức Ngài sẽ đối xử với con cái Ngài trong tương lai. Chúng ta sẽ học biết từ lầm lỗi của họ. Có người nói: “Người nào quên quá khứ bị định cho phải lặp lại nó”.
“Khuyên bảo” ở đây có nghĩa là “dạy dỗ với ý cảnh cáo”. Đèn báo giới hạn tốc độ cho hầu hết chúng ta là một sự “khuyên bảo”, một lời cảnh cáo phải đi chậm từ từ e chúng ta sẽ nhận lấy vé phạt. Hỡi anh chị em, chúng ta cần phải suy nghĩ luôn về những lời cảnh cáo từ Lời của Đức Chúa Trời và học biết từ quá khứ.
B. NGUYÊN TẮC 2: NHÌN BIẾT BẠN LÀ NGƯỜI YẾU ĐUỐI (câu 12).
Câu 12 chép: “Vậy thì, ai tưởng mình đứng, hãy giữ kẻo ngã”. Câu nầy tương tự với Châm ngôn 16.18: “Sự kiêu ngạo đi trước, sự bại hoại theo sau, và tánh tự cao đi trước sự sa ngã”.
Một sự nguy hiểm rất tinh vi cho hết thảy chúng ta, ấy là sau khi trở thành Cơ đốc nhân trong một thời gian ngắn, chúng ta có thể càng tự tín hơn và ít nương cậy vào Thánh Linh của Đức Chúa Trời và Lời của Đức Chúa Trời. Phierơ cung ứng phần minh họa trọn vẹn cho sự cả tin như thế. Ông nói rằng nếu có ai chối bỏ Đấng Christ, ông sẽ không bao giờ chối đâu. Ông đã mau mắn học được nguyên tắc nầy.
C. NGUYÊN TẮC 3: NHÌN BIẾT SỰ VÂNG PHỤC LÀ ĐIỀU LUÔN LUÔN KHẢ THI (câu 13).
Câu 13 chép: “Những sự cám dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được”.
Chữ “cám dỗ” ở đây không nhất thiết là một sự lôi kéo phải phạm tội, thay vì thế nó có nghĩa là: “thử nghiệm hay minh chứng”. Chúng ta sẽ được đặt vào những tình huống để thử nghiệm hay minh chứng lòng trung tín hay thiếu trung thành của chúng ta. Đức Chúa Trời sử dụng những thử nghiệm nầy để nắn đúc chúng ta.
Phao-lô nói cho chúng ta biết mọi sự “cám dỗ” hay thử nghiệm là “bình thường đối với con người”. Chẳng có điều chi mới ở dưới mặt trời. Bạn sẽ không bao giờ đối mặt với một sự thử nghiệm hay một cơn cám dỗ mà hàng triệu người đã đối mặt rồi. Hêbơrơ 4.15 chép Chúa Jêsus đã “bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội”. Hêbơrơ 2.18 chép: “Vả, vì chính mình Ngài chịu khổ trong khi bị cám dỗ, nên có thể cứu những kẻ bị cám dỗ vậy”. Đấy là lý do tại sao chúng ta nên cầu nguyện: “Xin chớ để chúng tôi bị cám dỗ, mà cứu chúng tôi khỏi điều ác!” (Mathiơ 6.13a).
Hãy chú ý Đức Chúa Trời luôn luôn là “thành tín” Ngài “chẳng hề cho anh em bị cám dỗ [hay bị thử nghiệm] quá sức mình đâu”. Sự thử thách hay phấn đấu với tội lỗi sẽ không hề vượt quá khả năng chịu đựng của bạn đâu. Như thường được nói, Đức Chúa Trời sẽ không hề để cho chúng ta đối mặt với việc gì mà Ngài không trợ giúp cho chúng ta chịu đựng.
Bạn còn nhớ trong Vườn Ghết-sê-ma-nê, khi mấy tên lính đến để bắt Chúa Jêsus không? Ngài phán với chúng rằng: “vậy nếu các ngươi tìm bắt ta, thì hãy để cho những kẻ nầy đi” (Giăng 18.8). Ngài biết rõ các môn đồ chưa sẵn sàng đối diện với những thử thách về sự bắt bớ, hành hình và cả sự chết nữa. Tuy nhiên, mỗi người trong số họ sẽ đối mặt với tất cả những sự ấy nhiều năm về sau.
Đức Chúa Trời sẽ “mở đàng cho ra khỏi” để bạn có thể “chịu được”. Hãy chú ý không có nhiều con đường để tránh thoát đâu, chỉ có một con đường duy nhứt, ấy là phải qua sự khó nhọc. Đức Chúa Trời không dời chúng ta ra khỏi khó khăn, nhưng vùa giúp chúng ta để “chịu được”. Ngài sẽ ban cho chúng ta sự nhịn nhục để chịu đựng khó nhọc. Kinh Thánh đề nghị ba con đường qua sự cám dỗ ấy:
Thứ nhứt là CẦU NGUYỆN. Chúa Jêsus phán với các môn đồ Ngài trong Mác 14.38: “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện, để các ngươi khỏi sa vào chước cám dỗ; tâm thần thì muốn lắm, mà xác thịt thì yếu đuối”. Chúng ta biết rõ với xác thịt của chúng ta, chúng ta sẽ thất bại. Đấy là lý do tại sao chúng ta phải cầu xin để có được quyền phép thiên thượng. Oswald Chambers từng viết: “Mỗi lần chúng ta cầu nguyện chúng ta thay đổi. Tôi lấy làm lạ tại sao chúng ta không cầu nguyện nhiều hơn nữa”.
Thứ hai là TIN CẬY. Tin cậy sẽ đem chúng ta qua khỏi. Chúng ta phải tin rằng Đức Chúa Trời đang có ích lợi tốt nhứt của chúng ta ở trong lòng. Chúng ta phải tin rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho chúng ta (Rôma 8.28). Chúng ta phải tin rằng Ngài đang vận hành để làm cho chúng ta được trọn vẹn. Gia-cơ 1.2-4 chép: “Hỡi anh em, hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn, vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sanh ra sự nhịn nhục. Nhưng sự nhịn nhục phải làm trọn việc nó, hầu cho chính mình anh em cũng trọn lành toàn vẹn, không thiếu thốn chút nào”.
Thứ ba là THỜ PHƯỢNG. Chúng ta không suy nghĩ sự thờ phượng theo cách thức nầy, nhưng thờ phượng là con đường vượt qua những thử thách của chúng ta. Hêbơrơ 12.3-4 chép: “Vậy, anh em hãy nghĩ đến Đấng đã chịu sự đối nghịch của kẻ tội lỗi dường ấy, hầu cho khỏi bị mỏi mệt sờn lòng. Anh em chống trả với tội ác còn chưa đến nỗi đổ huyết”. Thờ phượng là gì nếu không NGHĨ đến Ngài, suy gẫm về Ngài, tôn kính Ngài?
Tôi tìm được một mẫu báo cắt ra thuật lại câu chuyện nói tới một người lính, một sĩ quan cấp đại úy nằm bị thương trong cuộc Nội Chiến ở Shiloh tại bang Tennessee. Ông ấy nằm một mình trong nhiều giờ tăm tối sau khi trận đánh kết thúc. Ông không thể cử động khi bị bắn xuyên qua đùi và sắp chết vì khát. Về sau ông cho biết: “Những ngôi sao chiếu thật sáng và xinh đẹp trên bầu trời đen thẳm kia; và tôi bắt đầu suy nghĩ đến Đức Chúa Trời cao cả ấy, Ngài đã ban Con của Ngài đến chịu chết một cái chết thương khó vì tôi; và Ngài đã vượt lần lên – vượt lên bối cảnh thương khó – trên cả những ngôi sao vinh hiển kia; và tôi cảm thấy mình sẽ về quê hương để gặp Ngài, và ngợi khen Ngài ở đó; và tôi cảm thấy tôi đáng phải ngợi khen Đức Chúa Trời, dù bị thương và đang ở trên bãi chiến trường”.
Ông ta nói: “Tôi không thể làm chi khác hơn là cất tiếng hát bài ca thánh thật hay “Khi tôi có thể đọc rõ ràng tên hiệu của mình” [When I Can Read My Title Clear]. Và có một anh em Cơ đốc đang nấp trong bụi cây ở gần tôi. Tôi không thể nhìn thấy anh ta; nhưng tôi có thể nghe thấy sự căng thẳng của anh ta; và có nhiều người khác nữa đang kéo đến, tất cả đều trải qua chiến trận khủng khiếp ở Shiloh. Đêm ấy, tiếng hát cất lên vang dội; và chúng tôi đã làm cho bãi chiến trường rung động với những bài ca thánh ngợi khen Đức Chúa Trời”. Đừng chịu thua. Đừng đầu hàng sự cám dỗ. Hãy nhớ bài học của quá khứ và cứ tiến tới vượt qua nghịch cảnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét