Thứ Sáu, 5 tháng 3, 2010

I Côrinhtô 6.1-11: "Cơ đốc nhân và toà án"



I CÔRINHTÔ – HỘI THÁNH GẶP RẮC RỐI
Cơ đốc nhân và toà án
I Côrinhtô 6.1-11
Tôi luôn luôn bị cuốn hút bởi hệ thống toà án. Một số sách báo và phim ảnh tôi ưa thích là những sự kiện xét xử trong toà án. Có vài điểm tương tự giữa các quan toà và những nhà truyền đạo. Cả hai đều sử dụng bằng cớ để chứng minh quan điểm của họ. Cả hai đều tìm cách thuyết phục. Cả hai đều tìm cách làm thay đổi con người. Cả hai đều tìm kiếm sự thực. Nếu như Đức Chúa Trời không kêu gọi tôi vào công cuộc truyền giáo thì tôi đã chọn môn luật làm sự nghiệp rồi. Trước khi chúng ta đào sâu vào I Côrinhtô 6, chúng ta cần phải biết rõ đôi điều về luật pháp trong thế kỷ thứ nhứt. Trong xã hội Hy lạp, từng công dân chú trọng vào thủ tục pháp lý. John MacArthur cung ứng cho chúng ta một số bối cảnh về mặt lịch sử:
Tình trạng luật pháp tại thành Côrinhtô có lẽ cũng nhiều như ở thành A-then, ở đó sự kiện tụng là một phần trong cuộc sống mỗi ngày. Kiện tụng trở thành một hình thái thách thức và thậm chí là một môn giải trí nữa. Một nhà văn xưa đã cho rằng, theo cách nói năng, mỗi người dân thành A-then là một vị luật sư. Khi có nan đề phát sinh giữa hai bên mà chính họ không định liệu được, chỗ họ trông mong đầu tiên là phải có trọng tài phân xử. Mỗi bên chỉ định một công dân riêng, vô tư, bất cầu lợi làm trọng tài, và hai vị trọng tài, cùng với một người trung lập thứ ba, sẽ cố gắng giải quyết nan đề đó. Nếu họ thất bại, vụ kiện tụng sẽ chuyển qua cho một toà án có khoảng 40 người, ở đây sẽ chỉ định một trọng tài chung cho mỗi bên. Thú vị thay, mỗi công dân đều phục vụ trong vai trò trọng tài chung trong năm thứ sáu mươi của cuộc đời mình. Nếu trọng tài chung thất bại, vụ kiện sẽ chuyển lên một hội đồng xét xử, hình thành từ vài trăm cho đến vài ngàn thẩm phán. Mỗi công dân trên 30 tuổi là đối tượng cho việc phục vụ trong vai trò một thẩm phán. Một bên sẽ lo việc tố tụng, là trọng tài, hay thẩm phán; phần lớn cư dân đều dính dáng đến, không ở bên nầy thì phải ở bên kia.
Trong xã hội Do thái, tất cả các vấn đề về luật pháp một là sẽ được định liệu theo cách riêng, hoặc sẽ được định liệu ở trước mặt các trưởng lão của nhà hội địa phương. Đối với người Do thái, khi đưa một vấn đề ra trước toà án dân Ngoại, thì điều nầy rất là hồ đồ. Họ tin khi làm vậy sẽ trở thành một sự sĩ nhục cho Đức Chúa Trời, vì dân tuyển của Ngài không thể định liệu một vấn đề bằng cách sử dụng Kinh Thánh do Ngài cảm thúc. Thậm chí dưới sự chiếm đóng của người La mã, họ đã được ban cho quyền tự do vận dụng bất cứ một vấn đề nào theo luật pháp ngoại trừ những vấn đề đòi hỏi phải có án phạt của thủ đô. Đây là lý do tại sao Toà Công Luận trình đơn kiện chống lại Chúa Jêsus cho Tổng đốc La mã là Philát. Người La mã đã xem Cơ đốc giáo là một đảng của người Do thái; vì lẽ đó, các Hội Thánh địa phương đều được phép định liệu những tranh chấp nội bộ của họ.
Chúng ta đã học biết rồi, các tín hữu ở thành Côrinhtô đã chia rẽ thành hình thức ly giáo. Họ đã cãi nhau vụn vặt giữa các nhóm nhỏ về những vấn đề thuộc thế gian trong khi họ lướt qua các tội lỗi gây sốc cho xã hội đời thường. Ở chương 5, Phaolô truyền cho họ phải thực thi kỷ luật một vấn đề đạo đức. Chương 6 nói về việc kỷ luật các vấn đề về thuộc thể. Những tín đồ xác thịt lợi dụng nhau trong công việc làm ăn rồi kế đó kiện tụng nhau, đưa tiệm giặt đồ dơ bẩn của họ ra toà án.
Phaolô ghi lại huấn thị rõ ràng ở đây, rằng một tín đồ không nên đưa tín đồ khác ra toà. Sự dạy nầy ngày nay có thể ứng dụng giống như sự dạy ấy đã có trong thế kỷ đầu tiên. Là Cơ đốc nhân, chúng ta không nên đưa Cơ đốc nhân khác ra toà vì ba lý do:
I. UY QUYỀN của Đấng Christ sẽ giữ chúng ta ở ngoài phòng xét xử (các câu 1-6).
A. ĐỊA ĐIỂM CHO VIỆC ĐỊNH LIỆU NHỮNG TRANH CÃI GIỮA CÁC TÍN ĐỒ (câu 1).
Câu 1 chép: “Khi trong anh em ai có sự nghịch cùng người khác, sao dám để cho kẻ không công bình đoán xét hơn là cho các thánh đồ?” Phaolô đang giận tím gan. Ông hỏi với sự kinh ngạc: “Anh em sao dám?” G. Campbell Morgan viết: “Hàm ý cho rằng khi làm bất cứ việc gì giống như vậy sẽ trở thành vi phạm chính các nguyên tắc trong cuộc sống của họ”. Chúng ta có thể diễn giải: “Làm sao anh em dám làm một việc như thế chứ?”
Trải qua hai tuần lễ vừa rồi trong phần nghiên cứu của chúng ta về kỷ luật trong Hội Thánh, chúng ta đã xem xét từng chi tiết Mathiơ 18.15-17, trong đó Chúa Jêsus dạy bảo chúng ta phải xem xét thật chính xác những tranh chấp giữa các tín đồ trong Hội Thánh là thể nào! Chúng ta cần phải đi một mình rồi tìm cách giải quyết vấn đề. Nếu điều nầy thất bại, chúng ta cần phải trở lại với hai hay ba người chứng. Nếu điều nầy thất bại, chúng ta cần phải đưa vấn đề ra cho cả Hội Thánh đều biết. Nếu thất bại nữa, thì người anh em phạm lỗi kia phải bị loại ra khỏi Hội Thánh.
Ở thành Côrinhtô, họ đã không làm theo sự dạy của Chúa Jêsus. Thay vì thế, khi một anh em có “sự nghịch cùng người khác” người ấy “để cho kẻ không công bình xét đoán” thay vì “để cho các thánh đồ xét đoán”. Một cuộc tranh cãi như thế giữa các tín đồ phải được xử lý trong Hội Thánh, chớ không phải ở toà án. Phaolô không hề nói các tín hữu không bao giờ sử dụng hệ thống toà án. Thay vì thế, ông đang dạy chúng ta rằng chúng ta không nên ra toà chống lại một anh em trong Đấng Christ.
Chúng ta phải học hỏi để định liệu những khác biệt của chúng ta “trước mặt các thánh đồ”. Tất nhiên ông muốn nói trong vòng Hội Thánh. Phaolô đề cập tới tất cả các tín hữu đều là những “thánh đồ”. Ý nghĩa cơ bản là “những người được biệt riêng ra”. Mặc dù Hội Thánh Côrinhtô đầy dẫy với tình trạng xác thịt và đủ thứ sai trái, Phaolô đã nói họ “đã được nên thánh trong Đức Chúa Jêsus Christ, được gọi làm thánh đồ, lại cho mọi người bất luận ở nơi nào, cầu khẩn danh Đức Chúa Jêsus Christ” (1.2).
Trải bao thời kỳ, luôn luôn có sự bất đồng giữa các tín đồ. Dầu khi chúng ta chẳng có gì quá đáng, song đôi khi chúng ta sẽ bị hiểu lầm. Những tranh cãi sẽ xảy đến. Tuy nhiên, chúng ta đừng bao giờ đưa chúng ra trước toàn án của “kẻ không công bình”. Phaolô không có ý nói rằng tất cả các toà án dân sự đều đồi bại đâu. Thực ra, ông đã bị nhà cầm quyền La mã giải ra toà ngay ở đó tại thành Côrinhtô (Công vụ Các Sứ đồ 18.12-16). Thay vì thế, ông nói rằng chúng ta thuộc về gia đình của Đức Chúa Trời, chúng ta không nên đưa vụ việc trong gia đình mình cho những kẻ ngoài gia đình xét xử.
B. THẪM QUYỀN ĐỊNH LIỆU NHỮNG TRANH CHẤP TRONG HỘI THÁNH (các câu 2-4).
Ở câu 2, Phaolô hỏi: “Anh em há chẳng biết các thánh đồ sẽ xét đoán thế gian sao? Ví bằng thế gian sẽ bị anh em xét đoán, thì anh em há chẳng đáng xét đoán việc nhỏ mọn hơn sao?” Ở đây Phaolô củng cố một lẽ đạo đã được dạy dỗ rõ ràng hơn ở chỗ khác trong Kinh Thánh, nghĩa là “các thánh đồ sẽ xét đoán thế gian”. Trong Kỷ nguyên Nước Trời, trong sự trị vì ngàn năm của Ngài, các tín đồ sẽ đồng trị với Đấng Christ.
Đa-ni-ên đã nói tiên tri rằng “các thánh” sẽ “được nước làm của mình” (Đa-ni-ên 7.22). Chúa Jêsus đã phán cùng các môn đồ của Ngài trong Mathiơ 19.28: “Quả thật, ta nói cùng các ngươi, đến kỳ muôn vật đổi mới, là khi Con người sẽ ngự trên ngôi vinh hiển của Ngài, thì các ngươi là kẻ đã theo ta, cũng sẽ ngồi trên mười hai ngôi, mà xét đoán mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên”. Ngài phán với Hội Thánh Thi-a-ti-rơ: “Kẻ nào thắng, và giữ các việc của ta đến cuối cùng, ta sẽ ban cho quyền trị các nước” (Khải huyền 2.26). Với Hội Thánh tại Lao-đi-xê, Ngài phán: “Kẻ nào thắng, ta sẽ cho ngồi với ta trên ngôi ta, như chính ta đã thắng và ngồi với Cha ta trên ngôi Ngài” (Khải huyền 3.21). Ở Khải huyền 20.4, chúng ta đọc: “Tôi lại thấy những ngai, và những người ngồi trên ngai được quyền xét đoán. Kế đó, tôi thấy linh hồn những kẻ đã phải chết chém vì sự làm chứng cho Đức Chúa Jêsus và vì lời Đức Chúa Trời, linh hồn những kẻ chẳng thờ lạy con thú cùng hình tượng nó, chẳng nhận dấu hiệu nó, hoặc trên trán hoặc trên tay. Các người ấy được sống và trị vì với Đấng Christ trong một ngàn năm”.
Mặc dù chúng ta có tri thức giới hạn về những gì Kinh Thánh nói, Lời của Đức Chúa Trời khăng khăng khẳng định rằng “các thánh đồ sẽ xét đoán thế gian”. Vì lẽ đó, nếu chúng ta một ngày kia ngồi trên Toà Án Tối Cao của Đức Chúa Trời, phải chăng chúng ta hiện chưa đủ tư cách để xét đoán những vụ việc nhỏ, mỗi ngày, vì chúng chẳng có ý nghĩa bao nhiêu?
Ở câu 3 Phaolô hỏi: “Anh em chẳng biết chúng ta sẽ xét đoán các thiên sứ sao? Huống chi việc đời nầy!” Mặc dù Kinh Thánh không giải thích chúng ta sẽ xét đoán hạng thiên sứ nào, có thể là chúng ta sẽ xét đoán các thiên sứ sa ngã. II Phierơ 2.4 chép: “Vả, nếu Đức Chúa Trời chẳng tiếc các thiên sứ đã phạm tội, nhưng quăng vào trong vực sâu, tại đó họ bị trói buộc bằng xiềng nơi tối tăm để chờ sự phán xét”. Giuđe 6 chép: “còn các thiên sứ không giữ thứ bậc và bỏ chỗ riêng mình thì Ngài đã dùng dây xích họ trong nơi tối tăm đời đời, cầm giữ lại để chờ sự phán xét ngày lớn”. Vì thế, có thể là chúng ta sẽ ngồi xét đoán các thiên sứ sa ngã. John Phillips đề nghị ba cách suy nghĩ:
Khi đến lúc phải xét đoán các thiên sứ, những lẽ mầu nhiệm nào sẽ được tỏ ra! Những hiểu biết nào chúng ta sẽ được ban cho để bước vào cuộc chiến bí mật của các thế giới … Các mưu đồ của Satan, sự gian giảo hiểm độc của hắn, toàn bộ đế quốc có thứ bậc của hắn trong thế giới linh hồn, quyền cai trị của hắn trên các trên các quỉ, bịnh tật, thảm hoạ, và sự chết, và “các tà linh gian ác của hắn trên các nơi cao” những kẻ đã trợ giúp và tiếp tay hắn… Đột nhiên tất cả những điều dường như kín nhiệm trong cuộc sống sẽ được tỏ ra. Chúng ta sẽ nhìn thấy những vai trò mà Satan cùng các quỉ sứ hắn đã đóng trong những vụ việc đã xảy ra ở trên đất. Và chúng ta sẽ xét đoán các thiên sứ sa ngã nầy! Nếu chúng ta cần có sự khôn ngoan để làm việc đó, Phaolô nói, chúng ta có sự khôn ngoan ấy ngay bây giờ vì Ngài là “thần khôn ngoan” đang ngự ở trong lòng chúng ta. Chúng ta chỉ phải cầu xin Ngài ban cho sự khôn ngoan và sự khôn ngoan ấy sẽ thuộc về chúng ta. Trong vòng khả năng ấy, chúng ta có thể xét đoán những vụ việc xảy đến trong Hội Thánh.
Từ Hy lạp dịch là “xét đoán” có ý nói “trị vì hay cai quản”. Vì vậy từ nầy có ý nói rằng chúng ta sẽ trị vì hay cai quản các thiên sứ ở trên trời. Đấng Christ được tôn cao bên trên hàng thiên sứ và là tín đồ chúng ta đang ở trong Đấng Christ. Mặc dù chúng ta không dám chắc cách nói chính xác của Phaolô khi ông nói các tín đồ sẽ “xét đoán các thiên sứ”, phần ứng dụng của câu 3 không thể nhầm lẫn được. Hội Thánh có đủ tư cách để xét đoán “những việc liên quan đến đời nầy”.
Câu 4: “Vậy khi anh em có sự nghịch cùng nhau về việc đời nầy, sao lấy những kẻ không kể ra chi trong Hội thánh làm người xét đoán?” Ngay cả những kẻ nào “không kể ra chi” giữa vòng các thánh đồ cũng có đủ tư cách để xét đoán giữa những tín hữu hơn là toà án đời thường.
C. NỖI XẤU HỔ CỦA HỘI THÁNH Ở CÔRINHTÔ (các câu 5-6).
Ở câu 5, Phaolô nói: “Tôi nói thế làm cho anh em hổ thẹn. Ấy vậy, trong vòng anh em chẳng có một kẻ khôn ngoan nào phân xử được giữa anh em mình hay sao?” Người thành Côrinhtô vốn rất kiêu ngạo. Họ tưởng họ có đủ khôn ngoan rồi. Phaolô chế giễu sự khôn ngoan của họ bằng cách hỏi họ: “Chẳng một kẻ khôn ngoan nào giữa anh em sao?” Nói cách khác, “Nếu anh em có sự khôn ngoan, thông sáng như thế đối với những vụ việc của Đức Chúa Trời, chắc chắn anh em có đủ khôn ngoan để toan liệu mọi nan đề của chính mình”. Thế mà thay vì toan liệu những sự tranh cãi của chính họ, họ đã báng bổ danh Đấng Christ và hủy diệt sự làm chứng của Hội Thánh tại các toà án. Câu 6 chép: “Nhưng anh em kiện anh em, lại đem đến trước mặt kẻ chẳng tin!”
Chúng ta hãy thành thật đi. Đôi khi ra toà với Cơ đốc nhân khác sẽ không tránh được đâu. Trong những vụ kiện như ly dị, ngược đãi con cái hoặc chễnh mãng mà chúng ta sẽ dính vào. Tuy nhiên, chủ ý của chúng ta không bao giờ là thủ lợi mà là làm vinh hiển cho Đấng Christ.
II. THÁI ĐỘ của Đấng Christ sẽ giữ chúng ta không phải ra toà (các câu 7-8).
A. THÁI ĐỘ CỦA ĐẤNG CHRIST LÀ CHẤP NHẬN SAI TRÁI (câu 7).
Câu 7 chép: “Thật vậy, anh em có sự kiện cáo nhau, là phải tội rồi. Sao chẳng chịu sự trái lẽ là hơn? Sao chẳng đành sự gian lận là hơn?” Phaolô nói kiện cáo là “phải tội” vì các tín đồ đã “kiện cáo nhau”. “Kiện cáo” ra từ chữ hettema được dịch là “đánh bại” trong quyển Kinh Thánh NASV. Sự thực cho thấy rằng các tín đồ đã kiện cáo nhau “rồi” tại toà án đời thường, nghĩa là họ đã thất bại và đã bại xuội trong đời sống Cơ đốc của họ.
Chúng ta cần phải gắn bó với Đấng Christ và vì lẽ đó phải gắn bó với nhau, cho nên kiện cáo nhau ra toà sẽ đáng bị anathem, là việc sâu sắc nhất mà lý trí chúng ta suy nghĩ được. Chúng ta là hạng người “của nhau”. Chúng ta không thể có mối tương giao mật thiết với Đức Chúa Trời nếu không có mối giao thông với nhau.
Thêm nữa, Phaolô nói thà là “chịu trái lẽ” hơn là “đành sự gian lận”. Chúa Jêsus đã chịu sự trái lẽ. Từ thập tự giá, Ngài đã cầu thay cho những kẻ giết người: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ chẳng biết mình làm điều gì”(Luca 23.34). Ngài đã chấp nhận sự trái lẽ của chúng ta khi Ngài bằng lòng gánh lấy tội lỗi của chúng ta. Hãy chú ý Êsai 53.4-10: “Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ. Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy; Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người. Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng. Như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng. Bởi sự ức hiếp, và xử đoán, nên người đã bị cất lấy; trong những kẻ đồng thời với người có ai suy xét rằng người đã bị dứt khỏi đất người sống, là vì cớ tội lỗi dân ta đáng chịu đánh phạt? Người ta đã đặt mồ người với những kẻ ác, nhưng khi chết, người được chôn với kẻ giàu; dầu người chẳng hề làm điều hung dữ và chẳng có sự dối trá trong miệng. Đức Giê-hô-va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người, và khiến gặp sự đau ốm. Sau khi đã dâng mạng sống người làm tế chuộc tội, người sẽ thấy dòng dõi mình; những ngày người sẽ thêm dài ra, và ý chỉ Đức Giê-hô-va nhờ tay người được thạnh vượng”.
Chúng ta cần phải bước theo những dấu chơn của Chúa. Nếu Ngài có thể chịu sự trái lẽ của chúng ta, chúng ta phải bằng lòng chịu sự trái lẽ từ những người khác, đặc biệt các tín hữu khác. Philíp 2.5 chép: “Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có”. Chúng ta cần phải mặc lấy chính thái độ mà Chúa Jêsus đã có. Chúa Jêsus đã dạy các môn đồ Ngài phải chịu sự trái lẽ. Mathiơ 18.21-22 ghi lại thể nào Phierơ từng hỏi: “Thưa Chúa, nếu anh em tôi phạm tội cùng tôi, thì sẽ tha cho họ mấy lần? Có phải đến bảy lần chăng?” Phierơ tưởng tha bảy lần sẽ là rất rộng lượng rồi. Tuy nhiên, Chúa Jêsus đáp: “Ta không nói cùng ngươi rằng: đến bảy lần đâu, nhưng đến bảy mươi lần bảy”. “Bảy mươi lần bảy” là phóng đại, chớ không phải là một con số đặc biệt đâu. Chúng ta không phải tha chỉ có 490 lần đâu, mà chúng ta cần phải tiếp tục tha thứ nữa.
Khi ấy Chúa Jêsus mới minh hoạ cho nguyên tắc nầy với thí dụ nói tới người đầy tớ không biết tha thứ ở các câu 23-35. Một vị vua giàu ơn đã tha nhiều nợ cho một trong các tôi tớ của ông. Thế mà tên đầy tớ nầy lại từ chối không tha một món nợ mà người khác nợ hắn. Kết quả là, vì sự ích kỷ của hắn, nhà vua đã đưa hắn vào chỗ hành hình. Chúa Jêsus kết luận ở câu 35: “Ta không nói cùng ngươi rằng: đến bảy lần đâu, nhưng đến bảy mươi lần bảy”.
Vì Đức Chúa Trời đã tha thứ cho chúng ta nhiều tội lỗi như thế, không một ai trong chúng ta có quyền không tha thứ đối cùng một người anh em. Nếu chúng ta bị xúc phạm, chúng ta nên bằng lòng “chịu sự trái lẽ” hơn là “đành sự gian lận”. Êphêsô 4.32 chép: “Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy”. Côlôse 3.13 chép: “Nếu một người trong anh em có sự gì phàn nàn với kẻ khác thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau: như Chúa đã tha thứ anh em thể nào, thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy”.
Hãy xem lại ở câu 7, Phaolô hỏi: “Sao chẳng đành sự gian lận là hơn?” Tại sao không “chịu sự trái lẽ?” Không ai thích chịu “gian lận” hay chịu trái lẽ cả. Sự dạy ở đây là nếu chúng ta không thể thuyết phục người anh em của mình làm mọi việc cho phải lẽ, thì đành “sự gian lận” hơn là đưa người ấy ra toà. Tôi nghĩ đây mới chính xác là ý nghĩa của Chúa Jêsus trong Mathiơ 5.39-40: “Song ta bảo các ngươi, đừng chống cự kẻ dữ. Trái lại, nếu ai vả má bên hữu ngươi, hãy đưa má bên kia cho họ luôn; nếu ai muốn kiện ngươi đặng lột cái áo vắn, hãy để họ lấy luôn cái áo dài nữa”. Đây không là một mạng lịnh phải làm sự hoà bình, mà là một sự bằng lòng gánh chịu sự trái lẽ. Thật là khó cho một người tín đồ đi kiện cáo và thắng kiện. Người ấy sẽ thắng kiện nhưng người ấy cũng đã thua kiện rồi. Người ấy đã trở thành một tay “gian lận”.
Tôi có một người bạn đến nói cho tôi biết về một tín hữu thuộc viên Hội Thánh đến hỏi thăm muốn đầu tư làm ăn. Ông ta không có nhiều tiền thừa cho một dự án như thế, nhưng ông muốn giúp cho người anh em nầy, vì vậy ông ta đã trao cho một số tiền. Lúc đầu thì xuông xẻ lắm. Công việc làm ăn thành công và ông ta nhận chi phiếu chia lãi thật đều đặn. Ông ta cảm thấy mỹ mãn về sự đầu tư. Thế rồi theo thời gian, bạn của ông ta thôi không gửi chi phiếu nữa. Khi hỏi thăm, ông ta nhận được tiền nhưng phải thúc ép dữ lắm. Tình huống ngày càng tệ hơn cho tới khi ông ta đến gặp các vị trưởng lão để phân bua. Ông ta quyết định “chịu sự trái lẽ” và đành “sự gian lận” thay vì đưa người anh em kia ra toà. Cuối cùng, Đức Chúa Trời chúc phước cho ông ta bằng những phương thức khác để ông ta không thực sự mất số tiền mà ông ta đã đầu tư.
B. THÁI ĐỘ CỦA ĐẤNG CHRIST KHÔNG PHẢI LÀ GIAN LẬN ĐÂU (câu 8).
Giờ đây hãy chú ý câu 8: “Nhưng chính anh em làm ra sự trái lẽ, chính anh em gian lận, lại làm thể ấy cho người anh em nữa!” Một lần nữa, chúng ta nghe trong sự ngạc nhiên, bị sốc và gần như là vô tín trong giọng nói của Phaolô khi ông nói họ “làm sự trái lẽ và gian lận”. Lý do họ đang kiện cáo nhau, lý do các tín hữu nầy đưa nhau ra toà là vì họ chủ ý lừa lọc và gian lận nhau!
Thời buổi nầy dường như ai nấy đều đang chiếm lấy một góc trời. Lương thiện và ngay thẳng là những thứ trang sức hiếm hoi trong thế giới làm ăn cắt cổ. Tuy nhiên, chỉ vì ai nấy dường như ít lương thiện lắm, chúng ta không chữa mình được. Chúng ta đang “ở trong Đấng Christ”. Chúng ta là những khâm sai của Ngài, những đại biểu của Ngài. Chúng ta khoác lấy danh của Ngài. Nếu chúng ta “làm sự trái lẽ và gian lận” ai đó, chúng ta đang bôi nhọ danh của Ngài.
Có phải Chúa Jêsus từng gian lận ai đó không? Có phải Chúa Jêsus từng nói dối? Có phải Ngài từng lừa đảo ai đó chăng, đặc biệt các môn đồ của Ngài? Không. Cũng không đối với chúng ta. Chúa biết rõ mọi sự chúng ta cần. Ngài hứa nếu chúng ta “trước hết tìm kiếm Nước Đức Chúa Trời” thì Ngài sẽ tiếp trợ cho mọi nhu cần của chúng ta tùy theo sự giàu có của Ngài trong nơi vinh hiển (Mathiơ 6.33. Philíp 4.19). Hãy làm điều phải. Đừng gian lận. Đức Chúa Trời sẽ chăm sóc cho bạn đó.
III. SỰ TIẾP NHẬN của Đấng Christ sẽ giữ chúng ta không bước vào phòng xử án (các câu 9-11).
A. PHÒNG XỬ ÁN DÀNH CHO NHỮNG KẺ NÀO KHÔNG TIẾP NHẬN ĐẤNG CHRIST (các câu 9-10).
Hãy chú ý các câu 9-10: “Anh em há chẳng biết những kẻ không công bình chẳng bao giờ hưởng được nước Đức Chúa Trời sao? Chớ tự dối mình: phàm những kẻ tà dâm, kẻ thờ hình tượng, kẻ ngoại tình, kẻ làm giáng yểu điệu, kẻ đắm nam sắc, kẻ trộm cướp, kẻ hà tiện, kẻ say sưa, kẻ chưởi rủa, kẻ chắt bóp, đều chẳng hưởng được nước Đức Chúa Trời đâu”.
Mục đích của hai câu nầy không phải cho rằng các tội lỗi đó khiến cho người ta mất đi ơn cứu rỗi của họ hay cho rằng người ta dính dáng vào các tội lỗi ấy sẽ không được cứu. Thay vì thế, Phaolô đang nói rằng những tội lỗi nầy ĐÁNH DẤU đời sống của nhiều người chưa được cứu. Họ là “kẻ không công bình” đã được nhắc tới ở câu 1.
Mục đích là nếu chúng ta thực sự được cứu, chúng ta sẽ không sống giống như những kẻ chưa được cứu. Chúng ta không nên sống giống như những “kẻ không công bình”. Chúng ta không nên sống theo tội lỗi về tình dục giống như người trong chương 5. Chúng ta sẽ không sống theo tội lỗi thiên về vật chất khi gian lận và lừa đảo người khác. Một người được cứu có một bổn tánh mới. Chúng ta đã được tái sanh. II Côrinhtô 5.17 chép: “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới”. II Phierơ 1.4 chép: chúng ta “được lánh khỏi sự hư nát của thế gian bởi tư dục đến, mà trở nên người dự phần bản tánh Đức Chúa Trời”. Vì chúng ta có một bổn tánh mới, chúng ta không nên hành động theo tư dục của xác thịt. Bảng danh sách tới đó nầy chưa hết đâu, nó chỉ đánh dấu loại người nào sẽ bị hư mất, xa rời khỏi Đức Chúa Trời và không có sự trông cậy trong thế gian.
“Những kẻ tà dâm” ra từ chữ Hy lạp pornos. Chữ nầy đề cập tới bất kỳ loại sinh hoạt tình dục nào bất hợp pháp, nhưng chủ yếu là những kẻ chưa kết hôn mà dính dáng tới tình dục. Xã hội của chúng ta nhiều lần chấp nhận và tôn vinh các mối quan hệ tiền-hôn nhân và ngoài gia đình. Xã hội của chúng ta chẳng thấy điều chi sai với những người nam người nữ đang sống chung với nhau, ngủ với nhau mặc dù họ đã lập gia đình. Tuy nhiên, Lời của Đức Chúa Trời nói thẳng với chúng ta ở đây rằng Đức Chúa Trời không bỏ qua tội lỗi ghê khiếp nầy và người nào tiếp tục thực hành tội lỗi ấy sẽ không được cứu và sẽ không “kế tự Nước Đức Chúa Trời”.
“Kẻ thờ hình tượng” không những đề cập tới những ai đang thờ lạy các tà thần, mà còn đề cập tới những kẻ chạy theo các hệ thống tôn giáo giả dối. Thế gian nhìn xem tất cả tôn giáo đều như nhau cả. Nó nói rằng có nhiều con đường dẫn tới thiên đàng. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời phán rằng kẻ nào chạy theo sai lầm ấy sẽ không “kế tự Nước Trời” mà chỉ đối mặt với án phạt đời đời.
“Kẻ ngoại tình” là những kẻ dính dáng vào các mối quan hệ tình dục ngoài lời thệ hứa hôn nhân của họ. Dưới luật pháp Cựu Ước, hạng người thể ấy sẽ bị hành quyết bằng cách ném đá. Hôn nhân được xem là thiêng liêng đối với Đức Chúa Trời. Kẻ nào vi phạm lời thệ hứa của “một thịt” đang tự làm đồi bại mình và gia đình của họ. Mặc dù một người tin Chúa có thể phạm tội ngoại tình, không một tín đồ nào có thể sống trong khuôn khổ tà dâm liên tục được. Một người thể ấy sẽ không “hưởng được Nước Đức Chúa Trời”.
Đặc biệt, Phaolô cũng nói tới “kẻ làm dáng yểu điệu”. Trong khi tình trạng đồng tính luyến ái chắc chắn đã “ra khỏi buồng the” mà vào trong xã hội của chúng ta trong những năm gần đây, đây là một tội lỗi rất xưa rồi. Điều nầy bao gồm cả bất kỳ ai xem khinh các vai trò mà Đức Chúa Trời phú cho những người nam người nữ: đồng tính, đàn ông ăn mặc như đàn bà, thay đổi tính dục, v.v… Đức Chúa Trời đã dựng chúng ta thành “người nam và người nữ”. Phục truyền luật lệ ký 22.5 chép: “Người nữ không phép mặc quần áo của người nam, và người nam cũng chẳng được mặc quần áo của người nữ; vì ai làm điều đó lấy làm gớm ghiếc cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi”.
“Kẻ đắm nam sắc” sát nghĩa đề cập tới một người tự làm ô uế mình về mặt tình dục. Danh xưng nầy được rút ra từ quê hương Sôđôm của Lót, từ nầy đã trở thành một từ đồng nghĩa dành cho tội lỗi nầy. Đức Chúa Trời đã hủy diệt thành Sođôm bằng lửa và diêm sinh. MacArthur bình luận: Trong thời của Phaolô, tình trạng đồng tính luyến ái đã lan tràn trong Hy lạp và La mã trong nhiều thế kỷ. Trong phần chú giải về phần đoạn nầy, William Barclay ghi lại rằng Socrates là một kẻ đồng tính và Plato có lẽ đã là một người đồng tính. Tiểu luận của Plato về tình yêu là một luận án tôn vinh tình trạng đồng tính đó. Mười bốn trong 15 hoàng đế đầu tiên của La mã đều là kẻ đồng tính luyến ái. Nero, là vị vua đã cai trị gần thời điểm Phaolô viết thư I Côrinhtô, đã có một con trai tên là Sporis bị thiến để cậu con trai đó trở thành “vợ” của Hoàng đế thêm vào với người vợ tự nhiên của ông ta. Sau khi Nero chết, cậu con trai nầy đã được chuyển cho một trong những kẻ kế tục của Nero, là Otho, để sử dụng theo cùng một cách ấy.
“Trộm cướp” và “hà tiện” là những tội tham lam. Người ta đánh cắp và tham lam vì họ không thoả mãn với những gì họ có. Những người tin Chúa cần phải thoả lòng với các ơn phước của Đức Chúa Trời. Phaolô đã nói ở Philíp 4.11-13: “Không phải là tôi muốn nói đến sự cần dùng của tôi; vì tôi đã tập hễ gặp cảnh ngộ nào, cũng thỏa lòng ở vậy. Tôi biết chịu nghèo hèn, cũng biết được dư dật. Trong mọi sự và mọi nơi, tôi đã tập cả, dầu no hay đói, dầu dư hay thiếu cũng được. Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi”.
“Kẻ say sưa” rất là rõ ràng. Mặc dù Kinh Thánh không cấm đoán thẳng thừng việc dùng rượu, sự lạm dụng nó bị cấm đoán rất là nghiêm ngặt. Là một vấn đề của ý thức trong xã hội của chúng ta, tôi chọn tránh không dùng rượu thật triệt để. Mục đích của phân đoạn nầy, ấy là một người có đời sống được đánh dấu bằng sự say sưa liên tục sẽ không được cứu và sẽ không “hưởng được Nước Đức Chúa Trời”.
“Kẻ chửi rủa” là hạng người hủy diệt với cái lưỡi và làm cho bị thương với lời nói của họ. Thường thì có hạng người lắm lời trong Hội Thánh. Tuy nhiên, khi Đấng Christ trở thành Chúa của đời sống chúng ta, mọi sự đều phục theo Ngài, đặc biệt là lời nói của chúng ta.
“Kẻ chắt bóp” là hạng người gián tiếp ăn cắp. Họ lừa đảo, biển thủ và bịp để lấy tiền của người ta. Tôi e đây là điều đã dẫn tới kiện cáo giữa các tín hữu tại thành Côrinhtô.
B. NGƯỜI NÀO ĐƯỢC TIẾP NHẬN TRONG ĐẤNG CHRIST PHẢI NHỚ HỌ LÀ AI (câu 11).
Câu 11 chép: “Trước kia anh em ít nữa cũng có một đôi người như thế; nhưng nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ, và nhờ Thánh Linh của Đức Chúa Trời chúng ta, thì anh em được rửa sạch, được nên thánh, được xưng công bình rồi”. Từ chìa khoá trong câu nầy là “cũng có”. Bạn đã “sống” giống như hạng người trong bảng danh sách nầy. Đời sống của bạn thường được đánh dấu bởi những tội lỗi đang lan tràn nầy. Bạn đã “sống” giống như họ. Nhưng … không còn như thế nữa, Đấng Christ đã làm thay đổi hết mọi điều!
Giống như Phaolô đã liệt kê ra những đặc điểm của kẻ chưa được cứu, giờ đây ông cung ứng ba đặc điểm của những người đã được Đấng Christ làm cho thay đổi. Thứ nhứt, chúng ta đã được “rửa sạch”. Điều nầy nhắc tới sự tái sanh. Bổn tánh của chúng ta đã được thay đổi. Tít 3.5 chép: “không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm, nhưng cứ theo lòng thương xót Ngài, bởi sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh”.
Êphêsô 2.10 chép: “vì chúng ta là việc Ngài làm ra, đã được dựng nên trong Đức Chúa Jêsus Christ để làm việc lành mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn trước cho chúng ta làm theo”. Chúa Jêsus phán chúng ta đã được “sanh lại” (Giăng 3.3-8). Nét bẩn thỉu của đời sống cũ đã được “rửa sạch” rồi và chúng ta đang có một đời mới trong Đức Chúa Jêsus Christ.
Thứ hai, chúng ta đã được “nên thánh”. Khi chúng ta được cứu, Đức Chúa Trời thanh tẩy chúng ta trong huyết của Chiên Con và làm cho chúng ta được nên thánh nơi người bề trong. Sự nên thánh là quá trình đang diễn tiến bởi đó Ngài đang biến đổi chúng ta bề ngoài theo sự thánh khiết của Ngài.
Thứ ba, chúng ta đã được “xưng công bình”. Căn cứ theo sự trả giá của Đấng Christ trên thập tự giá và sự thực chúng ta đã trở thành những con người mới, Đức Chúa Trời tuyên bố chúng ta là công bình, “giống như chúng ta chưa hề phạm tội vậy”. Không những Ngài tha thứ mọi tội của chúng ta. Ngài còn dời tội lỗi ra khỏi chúng ta nữa. Tất cả mọi điều nầy đã được làm ra bởi quyền phép hay “trong danh của Chúa Jêsus và bởi Thánh Linh của Đức Chúa Trời chúng ta”. Vì lẽ đó các tín hữu không nên sống giống như kẻ chưa tin Chúa được. Chúng ta sống thanh sạch về mặt tình dục và chúng ta không nên gian lận, kiện cáo nhau ra toà.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét