Thứ Hai, 1 tháng 3, 2010

NHÀ VUA TÁI LÂM



CÓ HY VỌNG Ở ĐƯỜNG CHÂN TRỜI
NHÀ VUA TÁI LÂM
Khải huyền 19.11-21
1. Billy Graham nói tới một câu đề tặng trong toà lâu đài nguy nga của thủ đô nước chúng ta ở Washington D.C., rất ít người từng đọc nó. Câu nói viết như sau: "Toàn bộ loài thọ tạo đang hướng tới một biến cố thiêng liêng rất xa xưa". Khi người ta hỏi hướng dẫn viên du lịch câu nói ấy có nghĩa gì, họ nói câu ấy chỉ ra Sự Tái Lâm Của Đấng Christ. Khi thủ đô được dựng lên, một số viên chức chính phủ kính sợ Đức Chúa Trời đã ra lịnh khắc câu nói đó vào mái vòm rõ ràng họ tin Sự tái lâm của Đấng Christ là một lẽ thật quan trọng cho xứ sở chúng ta.
2. Trong mấy tuần lễ qua, Kinh thánh khiến chúng ta phải nhìn tới tương lai và nghiên cứu một số biến cố sắp xảy đến. Chúng ta đã học biết rằng chúng ta đang sống ở cuối KỶ NGUYÊN HỘI THÁNH, một thời kỳ khi Chúa Jêsus kêu gọi người ta đến với chính mình Ngài. Thời kỳ nầy sẽ kết thúc với SỰ CẤT LÊN khi tất cả các tín đồ thực sẽ được "cất lên" để gặp Chúa. Về thời kỳ ấy, là thời kỳ ai cũng biết là KỲ ĐẠI NẠN hay "tuần lễ thứ 70 của Đaniên" sẽ bắt đầu ở đây trên đất. Trong 7 năm Đức Chúa Trời sẽ giáng sự phán xét và cơn thạnh nộ trên những kẻ vô tín. Trong suốt thời kỳ ấy sẽ dấy lên một kẻ cai trị cấp thế giới thuộc Satan, được biết là ANTICHRIST. Kỳ Đại Nạn sẽ kết thúc với SỰ ĐẾN LẦN THỨ HAI hay SỰ TÁI LÂM của Đức Chúa Jêsus Christ.
3. Đề tài của chúng ta hôm nay là Sự Đến Lần Thứ Hai của Đấng Christ. Chữ "đến" đồng nghĩa với "sự tái lâm". Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách xem xét các yếu tố chính trong lần đến đầu tiên của Chúa Jêsus. Kế đó, chúng ta sẽ đối chiếu Sự Cất Lên với Sự Tái Lâm và sau cùng chúng ta sẽ quan sát kỹ các chi tiết của Sự Tái Lâm.
I. Xem xét lần đến đầu tiên của Chúa Jêsus.
Chúng ta mở ra ở Giăng chương 1. Đây là một trong những chương quan trọng nhất trong Kinh thánh. Chương nầy cung ứng cho chúng ta Tin lành "tóm tắt ngắn gọn" phiên bản Sports Center về đời sống của Đấng Christ.
A. Lai lịch đời đời của Chúa Jêsus (các câu 1-3).
1. Nhiều người nghĩ Chúa Jêsus bắt đầu đời sống của Ngài khi Ngài giáng sinh trong chuồng chiên máng cỏ ở xứ Bếtlêhem. Không, đời sống của Chúa Jêsus không bắt đầu khi Ngài được quấn tả lót và được đặt nằm trong máng cỏ. Thực vậy, đời sống của Chúa Jêsus không có điểm khởi đầu về mặt niên đại. Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời và là Đức Chúa Trời Ngài tự hữu hằng hữu. Ngài không nương vào một người hay một vật nào cho sự tồn tại của Ngài.
2. Giăng giải thích sự tự hữu hằng hữu của Chúa Jêsus bằng cách bắt đầu câu 1 với cụm từ: "Ban đầu có Ngôi Lời". "Ngôi Lời" là từ ngữ của Giăng nói đến Chúa Jêsus. Hãy chú ý từ nầy một lần nữa trong câu 14.
3. "Ngôi Lời" ra từ chữ Hy lạp logos. Từ nầy có nghĩa là "tương giao". Chúa Jêsus là "sự bày tỏ thiêng liêng" của Đức Chúa Trời.
a. Côlôse 1.15 chép: "Ấy chính Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời không thấy được".
b. Hêbơrơ 1.3 chép Chúa Jêsus là: "hình bóng của bản thể Ngài".
c. Jesus phán về chính mình Ngài: "Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha" (Giăng 14.9) và "Ta với Cha là một" (Giăng 10.30).
4. Chúa Jêsus vừa riêng biệt vừa là một với Đức Chúa Cha. Câu 1 chép: "Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời".
5. Trong câu 2, hãy chú ý ở phần nhắc lại: "ban đầu Ngài ở cùng Đức Chúa Trời". Chúa Jêsus không phải là một con người trở thành Đức Chúa Trời, mà là Đức Chúa Trời đã trở thành người!
6. Là Đức Chúa Trời, Chúa Jêsus là Đấng Tạo Hoá. Câu 3 chép: "Muôn vật bởi Ngài làm nên". Côlôse 1.16 chép: "Muôn vật đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả". Thêm nữa, câu 17 chép: "muôn vật đứng vững trong Ngài".
7. Có người nói như thế nầy: "Con Trẻ chào đời trong máng cỏ, đã giữ cho vũ trụ đứng đúng vị trí. Ngài đã chịu chết trên thập tự giá làm bằng gỗ được dựng lên trên hòn núi mà Ngài đã tạo ra".
B. Con người chối bỏ Chúa Jêsus (các câu 4-5, 10-11).
1. Là Đức Chúa Trời, Chúa Jêsus vừa là "sự sáng" vừa là "sự sống". Thế gian bị che phủ trong sự "tối tăm" của tội lỗi. Khi Chúa Jêsus đến với đất để làm người, "sự sáng" của Ngài đã chiếu rạng vào thế gian.
2. Thầy tế lễ Xachari, cha của Giăng Báptít đã nói tiên tri về sự sáng của Chúa Jêsus trong Luca 1.78-79: "…và mặt trời mọc lên từ nơi cao thăm viếng chúng tôi, để soi những kẻ ngồi chỗ tối tăm và trong bóng sự chết, cùng đưa chân chúng tôi đi đường bình an".
3. Mặc dù Chúa Jêsus đã đến như "sự sáng của thế gian" để ban sự sống đời đời cho loài người, họ đã chối bỏ Ngài. Hãy chú ý câu 5, sự "tối tăm" chẳng hề "nhận lấy" sự sáng đó. Chữ nầy có nghĩa là "thắng hơn". Chính chữ nầy người Pharisi đã dùng khi họ nói họ "bắt quả tang" người đờn bà đang phạm tội tà dâm. Ngợi khen Đức Chúa Trời, sự "tối tăm" không thắng hơn "sự sáng" của Ngài.
4. Chúng ta hãy đọc các câu 10-11. Thực vậy, con người đã chối bỏ Ngài. Thế gian mà Ngài đã làm nên "không nhận biết Ngài". Thậm chí "tuyển dân của Ngài", dân sự của Ngài, người Do thái "không nhận biết Ngài".
C. Đời sống của Chúa Jêsus giữa vòng loài người (câu 14).
1. Đây là lẽ đạo nói tới sự hoá thân thành nhục thể. Chúa Jêsus nói với người đờn bà ở bên giếng trong Giăng 4.24: "Đức Chúa Trời là thần". Trong thể trạng đời đời của Ngài, Chúa Jêsus là Thần. Khi Ngài đến tại đây: "Ngôi Lời đã trở nên xác thịt". Philíp 2.7 chép Ngài: "chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người".
2. Vì Ngài đã trở nên con người, Ngài không hề thôi là Đức Chúa Trời. Đấy là lý do tại sao Giăng đã nói: "chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha, đầy ơn và lẽ thật".
D. Chúa Jêsus chịu chết vì loài người (các câu 29, 35-36).
1. Ngày kia, "Giăng" (Giăng Báptít) đã thấy Chúa Jêsus "đến cùng mình", ông nói: "Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi!"
2. Giăng, giống như các tín đồ trong Cựu ước, đã dọn đường, nhìn thấy đàng trước "Đấng Gánh Tội Lỗi" và thập tự giá. Trong thời của chúng ta, chúng ta nhìn lại đàng sau.
3. Chúa Jêsus đã nói rõ sứ mệnh của Ngài trong Luca 19.10: "Bởi Con người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất".
4. Một lẽ thật tràn đầy sự vui mừng được thấy ở đây trong các câu 12-13.
E. Sự tái lâm của Chúa Jêsus đã được hứa cho (Công vụ các Sứ đồ 1.9-11).
1. Chắc chắn như Chúa Jêsus đã đến lần đầu tiên (sự đến lần thứ nhứt của Ngài), Ngài sẽ tái lâm. Chúng ta có Lời của Ngài về sự ấy. Ngài đã phán trong Giăng 14.3: "Khi ta đã đi, và đã sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta, hầu cho ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó".
2. Như chúng ta đã trở lại với bối cảnh đầu tiên trong sách Công vụ các Sứ đồ, chúng ta đến với bối cảnh sau cùng chức vụ của Chúa Jêsus ở trên đất.
3. Dường như từ Luca 24.50, Chúa Jêsus đã dẫn các môn đồ ra ngoài thành hướng đến Bêthany rồi ở đó: "Ngài giơ tay lên mà ban phước cho". Chính khi Ngài chúc phước cho họ, Ngài đã được "đem lên trời".
4. Khi Chúa Jêsus thăng thiên rồi, Công vụ các Sứ đồ 1 cho chúng các môn đồ của Ngài: "đang ngó chăm lên trời trong lúc Ngài ngự lên". Kế đó, hai thiên sứ nói: "Jêsus nầy đã được cất lên trời khỏi giữa các ngươi, cũng sẽ trở lại như cách các ngươi đã thấy Ngài lên trời vậy".
5. Sau khi Ngài thăng thiên rồi, Êphêsô 1.20 cho chúng ta biết Ngài đã "ngồi" bên tay hữu của Đức Chúa Cha. Ngài cũng đang cầu thay cho chúng ta.
6. Rôma 8.34 chép: "Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng đã chết, và cũng đã sống lại nữa, Ngài đang ngự bên hữu Đức Chúa Trời, cầu nguyện thế cho chúng ta".
7. Chúa Jêsus sẽ tái lâm y như Ngài đã ra đi vậy.
II. Một đánh giá về lần đến thứ hai của Chúa Jêsus và về Sự Cất Lên.
Phần việc kế tiếp của Đấng Christ là Sự Cất Lên, khi Ngài ngự đến trong đám mây để đón rước các thánh đồ của Ngài. Tuy nhiên, đây chưa phải là Lần Đến Thứ Nhì của Đấng Christ. Tít 2.13 cho chúng ta biết phải chờ đợi "sự trông cậy hạnh phước của chúng ta [Sự Cất Lên] và sự hiện ra của sự vinh hiển [Lần Đến Thứ Nhì] Đức Chúa Trời lớn và Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Jêsus Christ". Vì vậy, quí vị đừng nhầm lẫn hai biến cố nầy, chúng ta hãy so sánh chúng trước khi đi xa hơn trong phần nghiên cứu của chúng ta.
Mặc dù chúng ta chưa bật hết các câu Kinh thánh nầy, quí vị đã muốn chấm xuống hàng các câu Kinh thánh chính nói tới phần tương lai. Về sự cất lên, hãy chú ý Giăng 14.1-3; I Côrinhtô 15.50-54; và I Têsalônica 4.13-17. Về Lần đến thứ nhì hãy chú ý Xachari 14.1-11; Mathiơ 24.29-44; và Khải huyền 19.11-21. Chúng ta hãy chú ý 15 phần đối chiếu.
A. Không có một dấu lạ nào báo trước sự cất lên, nhưng có nhiều dấu lạ báo trước Lần đến thứ hai. Sự cất lên sắp xảy ra, sự ấy sẽ xảy ra bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, khi Kỳ Đại nạn bắt đầu, chúng ta có thể định được Sự Tái Lâm rất dễ dàng.
B. Sự cất lên liên quan đến việc dời đi các thánh đồ, Lần đến thứ hai chú về sự xuất hiện của Chúa Jêsus. Ở sự cất lên, tất cả những tín đồ, cả chết và còn sống đều được cất lên với Chúa Jêsus. Ở Lần đến thứ nhì, Chúa Jêsus sẽ làm cho mọi người trên cả thế gian đều nhìn biết Ngài. Ngài phán trong Mathiơ 24.30 như sau: "Khi ấy, điềm Con người sẽ hiện ra ở trên trời, mọi dân tộc dưới đất sẽ đấm ngực, và thấy Con người lấy đại quyền đại vinh ngự trên mây trời mà xuống".
C. Ở sự cất lên, Chúa Jêsus sẽ ngự đến trên không trung, ở lần đến thứ hai, Chúa Jêsus sẽ đến với đất. Ở sự cất lên, các thánh đồ "được cất lên với những người ấy giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa" (I Têsalônica 4.17). Ở lần đến thứ hai, Xachari 14.4 chép: "Trong ngày đó, chơn Ngài sẽ đứng trên núi ô-li-ve".
D. Ở sự cất lên, Chúa Jêsus sẽ ngự đến để đón rước các thánh đồ, ở lần đến thứ hai, Ngài sẽ đến VỚI các thánh đồ. Trong sự cất lên, Đấng Christ sẽ trở lại để đón rước các thánh đồ Ngài ("cô dâu" theo nghĩa bóng). Ở lần đến thứ hai, các thánh đồ sẽ cùng đến với Đấng Christ.
E. Ở sự cất lên, Đấng Christ sẽ lên trời với các thánh đồ Ngài, theo sau là kỳ đại nạn. Ở lần đến thứ hai, Đấng Christ sẽ ở lại trên đất hầu thiết lập Vương quốc của Ngài, theo sau là Sự trị vì ngàn năm.
F. Ở sự cất lên các tín đồ được cất đi và những kẻ không tin Chúa bị để lại bắt đầu kỳ đại nạn. Ở lần đến thứ hai, những kẻ vô tín bị cất đi và những người tin Chúa được ở lại bước vào Vương quốc.
G. Sự cất lên đem lại một sứ điệp tràn đầy hy vọng. Lần đến thứ hai đem lại một sứ điệp nghiên về phán xét.
H. Sự cất lên được gắn với chương trình của Đức Chúa Trời dành cho Hội thánh Ngài và các thánh đồ Ngài. Lần đến thứ hai được gắn với chương trình của Đức Chúa Trời dành cho dân Israel và cả thế gian.
I. Sự cất lên là một "lẽ mầu nhiệm" chưa hề được tỏ ra trong Cựu ước. Sự đến lần thứ nhì là một sự dạy rất rõ ràng trong cả Cựu và Tân ước.
J. Theo sau sự cất lên, các tín đồ bị phán xét tại "ngai phán xét của Đấng Christ". Theo sau sự đến lần thứ hai, dân Israel và dân Ngoại bị phán xét tại chỗ phán xét Chiên-Dê.
K. Sau sự cất lên, sự sáng tạo còn lại không thay đổi. Sự rủa sả đất vẫn còn. Sau lần đến thứ hai, sự sáng tạo được thay đổi; sự rủa sả đất bị cất đi.
L. Sau sự cất lên, tội lỗi lan tràn và Satan cai trị đất. Sau lần đến thứ hai, tội lỗi bị phán xét và Đấng Christ trị vì đất.
M. Sự cất lên sẽ xảy ra ngay trước "ngày thạnh nộ". Sự đến lần thứ hai sẽ xảy ra sau "ngày thạnh nộ". Khải huyền 1.7 chép: "Kìa, Ngài đến giữa những đám mây, mọi mắt sẽ trông thấy, cả đến những kẻ đã đâm Ngài cùng trông thấy; hết thảy các chi họ trong thế gian sẽ than khóc vì cớ Ngài".
N. Sự cất lên chỉ dính dáng với những người tin Chúa. Sự đến lần thứ hai sẽ dính dáng đến cả thế gian. Sự cất lên sẽ đến cách thình lình, ngay tức khắc, để đất lại trong hỗn loạn và lộn xộn. Lần đến thứ hai sẽ xảy đến ở đỉnh cao của xung đột quân sự cấp thế giới tại At-ma-ghê-đôn. Mọi người đều sẽ chứng kiến sự ấy.
O. Sự cất lên là sự trông mong của các tín đồ. Lần đến thứ hai là sự trông mong của Israel có lòng tin. Philíp 4.5 chép về sự cất lên như sau: "Chúa đã gần rồi". Mathiơ 10.7 và 24.14 nói tới lần đến thứ hai: "Nước thiên đàng gần rồi".
III. Một sự trông mong lần đến thứ hai của Chúa Jêsus.
Đây là bức tranh tưởng tượng về một sự cố theo nghĩa đen. Chúa Jêsus sẽ ngự đến trên một con "ngựa bạch", chớ không phải là con trẻ nằm trong máng cỏ nữa, mà là một Vị Vua chinh phục! Phải chú ý cho chắc chắn: "danh Ngài xưng là Lời Đức Chúa Trời" (câu 13). "Các đạo binh trên trời" của Ngài đều là các thánh của Ngài đã được cất lên trước đó! Ngài sẽ "cai trị bằng một cây gậy sắt". Ngài sẽ trị vì trong sự công bình. Habacúc nói tiên tri: "Vì sự nhận biết vinh quang Đức Giê-hô-va sẽ đầy dẫy khắp đất như nước đầy tràn biển" (2.4). Ngài sẽ trị vì đất từ Jerusalem trong 1.000 năm. Nếu quí vị là một Cơ đốc nhân và quí vị chưa hề đến xứ Israel, khi ấy quí vị sẽ đi đến đó! Chúng ta hãy chú ý ba lý do tại sao Đấng Christ tái lâm.
A. Thứ nhứt, Chúa Jêsus sẽ tái lâm trên đất để làm ứng nghiệm Kinh thánh. Đức Chúa Trời luôn luôn giữ Lời của Ngài. Xuyên suốt Kinh thánh, có hàng trăm lời hứa về lần đến thứ hai của Đấng Christ. Nếu Đấng Christ không tái lâm, Đức Chúa Trời sẽ trở thành kẻ nói dối.
B. Thứ hai, Chúa Jêsus sẽ tái lâm trên đất đề xét đoán nhân loại.
1. Trong nhiều phân đoạn Kinh thánh, Đức Chúa Trời hứa một sự phán xét giáng trên những kẻ chối bỏ Đấng Christ. Giăng 3.36 chép: "Ai tin Con, thì được sự sống đời đời; ai không chịu tin Con, thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó".
2. Hêbơrơ 9.27 chép: "Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét".
C. Thứ ba, Chúa Jêsus sẽ tái lâm trên đất để trói buộc Satan và để trị vì.
1. Sau khi Chúa Jêsus tái lâm, Ngài sẽ "quăng xuống hồ có lửa và diêm cháy bừng bừng" "con thú" cùng "tiên tri giả" (câu 20).
2. Khi ấy Satan sẽ bị "trói" và bị quăng vào "hồ có lửa" trong "một ngàn năm". Mục đích cho điều nầy là "hầu cho nó không đi lừa dối các dân được nữa, cho đến chừng nào hạn một ngàn năm đã mãn". Sau sự ấy, "Sa-tan cũng phải được thả ra trong ít lâu" (20.1-3).
3. Trong suốt sự trị vì ngàn năm hay Kỷ Nguyên Nước Trời, sẽ không còn có sinh hoạt nào của ma quỉ nữa hết. Quí vị có bao giờ đọc lời đề tặng ở toà nhà Liên Hiệp Quốc chưa? Lời ấy ghi như sau "Bấy giờ họ sẽ lấy gươm rèn lưỡi cày, lấy giáo rèn lưỡi liềm. Nước nầy chẳng còn giá gươm lên nghịch cùng nước khác, người ta chẳng còn tập sự chiến tranh". Đấy là một tư tưởng rất quí giá. Thực vậy, câu ấy chính là Êsai 2.4. Tuy nhiên, điều nầy sẽ không xảy ra cho tới khi Satan bị trói lại và Đấng Christ đương ngự trên ngôi!
4. Sẽ không bao giờ có hoà bình ở trên đất nầy cho tới khi nào Chúa Bình An ngự trị trên ngôi của Ngài. Sẽ không bao giờ có sự bình an ở trong đời sống của quí vị cho tới chừng nào Chúa Bình An đang ngự trên ngai lòng của quí vị!
Có một câu chuyện xưa thuật về một người nọ tìm gặp cây đèn của Aladdin. Anh ta cọ xát ngọn đèn và thần đèn xuất hiện cho anh ta một điều ước. Anh ta ước có một tờ báo cho cả năm trong tương lai. Anh ta tưởng tượng mình sẽ vớ được một món tiền lớn trong thị trường chứng khoán và với những độ cá ngựa. Với ngọn khói đèn phụt lên và thần đèn biến mất, có một tạp chí hiện ra ở đó. Khi anh ta mở tạp chí ấy ra, anh ta thấy tên của mình ở ngày đầu bảng cáo phó. Một việc chắc chắn chúng ta sẽ gặp ở ngày mai, ấy là Chúa Jêsus sẽ tái lâm. Câu hỏi duy nhứt mà hết thảy chúng ta cần phải trả lời, ấy là chúng ta sẽ đứng đâu với Chúa Jêsus!?!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét