Thứ Hai, 1 tháng 3, 2010

Ngày trọng đại về sự ban thưởng của Đức Chúa Trời



CÓ HY VỌNG Ở ĐƯỜNG CHÂN TRỜI
Ngày trọng đại về sự ban thưởng của Đức Chúa Trời
Rôma 14.10-12
và các phân đoạn Kinh thánh khác
1. Sáng nay ở nhiều Hội thánh trên khắp thế giới, quí Mục sư sẽ đụng đến lẽ đạo quan trọng nói tới sự tái lâm của Đấng Christ để đón rước dân sự của Ngài. Chúng ta đã để ra một khoảng thời gian học hỏi về ngày phước hạnh ấy trong tuần qua. Ô, chúng ta ao ước muốn nhìn thấy Chúa Jêsus hiện đến để đón chúng ta trên không trung là dường nào! Lời cầu nguyện của chúng ta sẽ là lời lẽ của Giăng, tác giả sách Khải huyền: "Lạy Đức Chúa Jêsus, xin hãy đến!" (Khải huyền 22.20).
2. Thật là tốt và phải lẽ cho chúng ta khi hướng sự chú ý của chúng ta vào Sự Cất Lên; tuy nhiên, thắc mắc phải được đưa ra là: “Điều chi sẽ xảy ra cho người được cứu sau Sự Cất Lên?” Tôi sẽ để phần thời gian còn lại của chúng ta hôm nay nổ lực giải đáp cho thắc mắc ấy từ Kinh thánh.
3. Để hiểu rõ chuỗi các biến cố trong phần nghiên cứu của chúng ta, chúng ta hãy xem lại các biến cố chính trong lịch trình tiên tri đó.
A. Chúng ta đã lưu ý rằng trong những ngày sau rốt của KỶ NGUYÊN HỘI THÁNH. In Mathiơ 16.18, Chúa Jêsus phán với Phierơ: "Còn ta, ta bảo ngươi rằng: Ngươi là Phi-e-rơ, ta sẽ lập Hội thánh ta trên đá nầy, các cửa âm phủ chẳng thắng được hội đó". Tất cả mọi thế lực của Địa Ngục không thể chặn được Ngài.
B. Tôi tin Kinh thánh rõ ràng dạy rằng kỷ nguyên nầy sẽ kết thúc với SỰ CẤT LÊN CỦA CÁC THÁNH ĐỒ. Có những biến cố phải xảy ra trước Sự Cất Lên. Tất cả các Cơ đốc nhân thật sẽ được "cất lên" với Chúa và được dời đi khỏi đất nầy. Chúng ta mong muốn và khao khát nhìn thấy cái ngày tuyệt vời ấy.
C. Sau Sự Cất Lên, những thánh đồ ấy đã được cất ra khỏi đất, họ sẽ đứng trước NGAI PHÁN XÉT CỦA ĐẤNG CHRIST.
D. Những người không tin Chúa sẽ bị để lại phía sau đối diện với KỲ ĐẠI NẠN.
E. Sắp tới sẽ là SỰ ĐẾN LẦN THỨ HAI (TÁI LÂM) CỦA ĐẤNG CHRIST. Sau việc nầy, Chúa Jêsus sẽ thiết lập VƯƠNG QUỐC NGÀN NĂM của Ngài.
F. Sau sự ấy, Satan sẽ được thả ra trong một thời gian ngắn nhưng hoàn toàn bị đánh bại đưa đến NGAI TRẮNG PHÁN XÉT, những kẻ chống nghịch Đức Chúa Trời sẽ bị phán xét tại đây.
G. Điều nầy sẽ kết quả trong KỶ NGUYÊN THIÊN ĐÀNG hay TƯƠNG LAI ĐỜI ĐỜI.
4. Phân đoạn Kinh thánh của chúng ta nhắc tới một biến cố có tính tiên tri được biết là: "ngai phán xét của Đấng Christ". Biến cố nầy đã được mô tả trong các phân đoạn Kinh thánh sau: Rôma 14.10; I Cô-rinh-tô 3.10-15; II Cô-rinh-tô 5.10. Mặc dù Kinh thánh không nói ra theo cách đặc biệt khi nào biến cố nầy sẽ diễn ra, chúng ta giả định nó sẽ xảy ra ở một thời điểm ngay sau Sự Cất Lên, có lẽ đang khi người không được cứu phải chịu Kỳ Đại Nạn.
5. Cụm từ "ngai phán xét" ra từ chữ Hy lạp bema. Tôi sẽ giải thích phần định nghĩa của từ nầy trong một phút thôi. Với lai lịch ấy trong trí, chúng ta hãy xem xét từng phân đoạn Kinh thánh liên quan tới "ngai phán xét của Đấng Christ" hay bema rồi khi ấy hãy rút tỉa ra một vài ứng dụng thực tế cho hôm nay.
I. Một lời giới thiệu về Bema (Rôma 14.10-12).
A. Sự phán xét là một lẽ đạo rất nổi bật trong Kinh thánh. Từ ngữ đã được sử dụng 72 lần chỉ trong Tân Ước thôi. Trong khi có nhiều sự phán xét đã được bàn bạc trong Kinh thánh, có hai sự phán xét rất cơ bản: "ngai phán xét của Đấng Christ", là bema và "ngai trắng lớn phán xét". "Ngai phán xét của Đấng Christ" là dành cho những người tin Chúa. "Ngai trắng lớn phán xét" là dành cho những kẻ không tin Chúa.
B. Để hiểu rõ "ngai phán xét của Đấng Christ", chúng ta hãy hỏi và đáp một số câu hỏi cơ bản sau đây:
1. Ai sẽ có mặt ở đó? – Chỉ có những người tin Chúa.
2. Khi nào sẽ thi hành sẽ phán xét? – Sau Sự Cất Lên, có lẽ khi Kỳ Đại Nạn đang hành hại ở trên đất.
3. Sự phán xét sẽ xảy ra tại đâu? – Trước mặt Chúa Jêsus.
C. Chúng ta hãy thắng hơn một số suy tưởng không đúng.
1. Đây KHÔNG PHẢI là thời điểm cho tội lỗi đi diễu hành đâu. Đây không phải là một màn hình điện ảnh khỗng lồ, ở đó mọi tội lỗi của quí vị được sắp theo một hàng dài đâu. Tại sao vậy? Không những Đức Chúa Trời tha thứ tội lỗi của người tin Chúa, Ngài quên bẳng chúng hết rồi. Thi thiên 103.12 chép: "Phương đông xa cách phương tây bao nhiêu, thì Ngài đã đem sự vi phạm chúng tôi khỏi xa chúng tôi bấy nhiêu". Mi-chê 7.19 chép: "Ngài ném hết thảy tội lỗi chúng nó xuống đáy biển". II Cô-rinh-tô 5.17 chép: "Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới".
2. Đây KHÔNG PHẢI là thời điểm cho chúng ta nhìn xem nếu chúng ta được định cho ở trên trời. I Têsalônica 4.17 nói tới Sự Cất Lên: "Kế đến chúng ta là kẻ sống, mà còn ở lại, sẽ cùng nhau đều được cất lên với những người ấy giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa, như vậy chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn".
3. Đây thời điểm DUY NHỨT để nhận phần thưởng hay mất phần thưởng. Ở đây trong Rôma 14.12, câu nầy chép như sau: "Như vậy, mỗi người trong chúng ta sẽ khai trình việc mình với Đức Chúa Trời".
II. Một lời giải thích về Bema (II Cô-rinh-tô 5.10).
A. Thứ nhứt, sự phán xét nầy là CHẮC CHẮN.
1. Phaolô nói: "Chúng ta thảy đều phải…". Chẳng có ý kiến hay một sự lựa chọn nào hết.
2. Quí vị chẳng thể đem được chi ở trên đất theo. Quí vị có thể được miễn trừ các bổn phận đối với toà án, một vé tàu hay công việc nhà. Tuy nhiên, không một tín đồ nào được miễn không đứng trước mặt Đấng Christ. Quí vị sẽ giữ lấy phần chỉ định đó.
B. Thứ hai, sự phán xét nầy là CHUNG HẾT. "Tất cả" những người tin Chúa trong kỷ nguyên nầy sẽ có mặt tại đó. Không một người nào được miễn trừ.
C. Thứ ba, sự phán xét nầy là CÁ NHÂN.
1. "Mỗi người" đều sẽ đứng ở trước mặt Đấng Christ. Không một ai dám đứng thay cho quí vị cả, quí vị cũng không thể đứng thay cho ai khác. Những người làm chồng không thể đứng thay cho vợ mình được. Bố mẹ không thể đứng thay cho con cái. Quí vị sẽ không có một luật sư nào làm trạng sư biện hộ cho quí vị hết.
2. Hê-bơ-rơ 4.13 chép: "Chẳng có vật nào được giấu kín trước mặt Chúa, nhưng thảy đều trần trụi và lộ ra trước mắt Đấng mà chúng ta phải thưa lại".
D. Thứ tư, sự phán xét nầy ĐÃ ĐƯỢC LÀM CHO SÁNG TỎ RỒI.
1. Như tôi đã nói, cụm từ "ngai phán xét" ra từ chữ Hy lạp bema. Mặc dù bema đã được sử dụng vài lần trong Tân Ước đề cập tới toà án, nơi xét đoán của người ta, về mặt lịch sử, từ nầy ra từ trò chơi của người Isthmus, là những người chạy mở đường cho các trận đấu Olympic hiện đại của chúng ta ngày nay. Thành phố Côrinhtô nằm trên một isthmus, một bán đảo ở phần phía Nam của Hy lạp, gần thành Côrinhtô.
2. Bema là một phần nền nhô cao giữa đường chạy thi, các quan án ngồi ở đó. Có hai lý do để cho các quan án đứng trên bema. Thứ nhứt, họ có thể nhìn thấy vận động viên nào gian lận. Thứ hai, từ cái nền nhô cao nầy, họ sẽ trao các phần thưởng.
3. Lịch sử cho chúng ta biết vận động viên thắng trận đấu Isthmus nhận lãnh một vòng hoa đẹp làm biểu tượng cho một phần thưởng tuyệt vời nào đó. Người ấy được miễn thi hành nghĩa vụ quân sự. Người ấy nhận lãnh một học bỗng dành cho cả gia đình của họ. Người ấy không phải nộp bất kỳ thứ thuế nào trong cuộc sống. Người ấy có một tấm biển bằng đồng với tên mình ghi trên đó đặt nơi cổng lối vào của thành phố quê hương mình.
E. Thứ năm, sự phán xét có một QUAN ÁN.
1. Đây là "ngai phán xét của ĐẤNG CHRIST" chớ không phải ngai phán xét của vợ tôi, con cái của tôi, hội chúng hay quí Mục sư đồng sự của tôi. Tôi e là họ sẽ không được giàu ơn giống như Chúa Jêsus đâu!
2. Hết thảy chúng ta đều là tội nhân. Chúng ta sẽ bó buộc bạn bè của mình và làm sự báo thù trên kẻ thù nghịch mình. Chúa Jêsus là quan án trọn vẹn. Ngài biết rõ mọi động cơ của chúng ta.
F. Thứ sáu, sự phán xét nầy là CÓ MỤC ĐÍCH. Phaolô nói: "Mỗi người nhận lãnh những việc làm lúc còn trong xác thịt". Từ ngữ "nhận lãnh" có nghĩa là "lấy lại được". Chúng ta nhận lãnh những phần thưởng ở trên trời vì "những việc làm còn trong xác thịt" hay trong đời sống đời nầy của chúng ta.
G. Thứ bảy, sự phán xét nầy là CÔNG BẰNG.
1. Mỗi một người sẽ được ban thưởng "tùy theo điều thiện hay điều ác mình đã làm lúc còn trong xác thịt".
2. Không có một khu vực xám nào cả. Tất cả đều là đen và trắng trong con mắt của Đức Chúa Trời. Mọi việc làm của chúng ta, một là xứng đáng hay là không xứng đáng, có ích hoặc vô ích.
3. Mọi sự đều có trong đó, không những là chức vụ trong Hội thánh, mà còn toàn bộ đời sống của chúng ta nữa: việc làm, gia đình, sự ngay thẳng. Chúng ta được ban thưởng vì những gì làm trong Thánh Linh.
III. Một đánh giá về Bema (I Cô-rinh-tô 3.10-17).
Nội dung của phân đoạn Kinh thánh nầy là tính xác thịt của tình trạng chưa trưởng thành về mặt thuộc linh của các tín hữu tại thành Côrinhtô. Trong câu 1, ông đã chẫn đoán họ là hạng người "xác thịt" chớ không phải là "thuộc linh". Sau năm năm, họ vẫn còn được trưởng dưỡng bằng "sữa" thuộc linh chớ không phải bằng "đồ ăn cứng". Họ đã bị phó cho "sự ghen ghét", "tranh cạnh", và "sự chia rẽ" quanh các giáo sư dạy Kinh thánh. Trong các câu 5-9, vị Sứ đồ nói cho họ biết cách thức để trở thành những Cơ đốc nhân trưởng thành. Họ phải làm việc để làm vinh hiển cho Đức Chúa Trời, chớ không phải cho loài người. Hãy chú ý đặc biệt vào câu 8: "ai nấy sẽ nhận phần thưởng tùy theo việc mình đã làm".
A. XEM XÉT, GIẢI THÍCH công việc làm cho Đức Chúa Trời (câu 10).
1. Trong câu 9, Phaolô nói: "Anh em là nhà của Đức Chúa Trời xây". Đây là một trong nhiều hình bóng, ẩn dụ nói tới dân sự của Đức Chúa Trời.
2. Trong câu 10, Phaolô mô tả chính mình ông là một "tay thợ khéo". Ông là một kiến trúc sư. Ông đã ban cho họ Tin lành: "cái nền" của Đức Chúa Jêsus Christ. "Kẻ khác", A-bô-lô, đã xây trên cái nền đó bởi sự giảng dạy của ông. Tiếp đến Phaolô cảnh cáo: "nhưng ai nấy phải cẩn thận về sự mình xây trên nền đó”.
B. NỀN TẢNG công việc của chúng ta làm cho Đức Chúa Trời (câu 11).
1. "Đức Chúa Jêsus Christ" là nền tảng duy nhứt sẽ còn lại cho đến đời đời. Ngài là Vầng Đá, là hòn đá góc của chúng ta!
2. Chúa Jêsus đã ban cho chúng ta một hình ảnh về nguyên tắc nầy với thí dụ nói tới hai người xây nhà, một người xây trên cát và người kia trên vầng đá (Mathiơ 7.24-27).
C. CẤU TRÚC việc chúng ta làm cho Đức Chúa Trời (câu 12).
1. Một trong những vật liệu với đó chúng ta xây dựng đời sống của chúng ta là những thứ vật liệu không thể hủy diệt được. Phaolô ví chúng với "vàng", "bạc", và "bửu thạch". Nếu quí vị đưa lửa vào "vàng", "bạc" và "bửu thạch" chúng sẽ còn lại.
2. Một số vật liệu với đó chúng ta xây dựng đời sống chúng ta là loại vật liệu có thể bị hủy diệt. Phaolô ví chúng với "gỗ", "cỏ khô" và "rơm rạ" . Nếu quí vị đưa lửa vào "gỗ", "cỏ khô" và "rơm rạ" chúng sẽ bị cháy tiêu.
D. KIỂM TRA việc chúng ta làm cho Đức Chúa Trời (câu 13).
1. Mỗi toà nhà phải được kiểm tra lại trước khi nó được sử dụng. Theo cách xem xét nầy, chất lượng công việc của mỗi người sẽ bị nghi ngờ. Công việc ấy sẽ "bày tỏ ra". Tại sao vậy? Vì "ngày đến sẽ tỏ tường công việc đó". Ngày nào vậy? Ngày của "ngai phán xét của Đấng Christ", bema.
2. Công việc của mỗi người sẽ được "trình ra trong lửa". "Công việc của mỗi người đáng giá nào, lửa sẽ chỉ ra". Chất lượng của cấu trúc đời sống của quí vị sẽ được “chỉ ra”.
3. Khi ngôi nhà của bà nội tôi bốc cháy, chúng tôi tìm thấy những di tích bị nung chảy của vàng và bạc trong tro bụi.
E. Sự PHÁN XÉT công việc chúng ta làm cho Đức Chúa Trời (các câu 14-15).
1. Vì tên của tôi bắt đầu với "WY" (Wylie). Tôi ở cuối danh sách. Tuy nhiên, ngay ở bema. Đức Chúa Trời sẽ thay đổi thứ tự đó.
2. Mục sư Chuck Swindoll ví điều nầy giống như một chiếc xe tải rác khỗng lồ chở mọi thứ trong đời sống của quí vị. Nếu công việc trong đời sống của quí vị là "chất lượng" chúng sẽ còn lại. Quí vị sẽ "lãnh phần thưởng mình". Công việc trong đời sống chúng ta không phải vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời sẽ bị "thiêu hủy". Chúng ta sẽ "mất phần thưởng". Không có trường hợp nào ở giữa cả. Một là chúng ta lãnh phần thưởng A hay F, hai là mất phần thưởng. Với Đức Chúa Trời không phải là chúng ta làm nhiều hay ít mà là lý do tại sao mà thôi!
3. Tôi tin rằng điều nầy không những bao gồm các chức vụ của chúng ta trong Hội thánh, mà còn ở mỗi phương diện của đời sống chúng ta.
F. Các PHẦN THƯỞNG của việc chúng ta làm cho Đức Chúa Trời.
1. I Cô-rinh-tô 9.25 nói tới một "mão triều thiên hay hư nát" sẽ dành cho người nào đem xác thịt đặt dưới sự cai quản.
2. I Têsalônica 2.19 nói tới một "mão triều thiên vinh hiển". Mão nầy thường được gọi là "mão triều thiên của kẻ chinh phục linh hồn". Hãy nhớ, ấy không phải là bao nhiêu mà là chất lượng của sự chứng đạo.
3. II Ti-mô-thê 4.8 nhắc tới một "mão triều thiên của sự công bình". Mão nầy dành cho người nào có lòng khao khát sự tái lâm của Ngài. Bao nhiều lần quí vị khao khát về sự cất lên? Điều nầy cần tới một loạt lời tiên tri để nhắc cho chúng ta nhớ tới sự tái lâm của Ngài.
4. Gia-cơ 1.12 nói tới một "mão triều thiên của sự sống" dành cho người nào đang chịu khổ vì cớ Đấng Christ. Mão nầy dành cho những ai bền đỗ dưới cơn thử thách.
5. I Phierơ 5.4 nói tới một "mão triều thiên của sự vinh hiển" dành cho những vị Mục sư nào trung tín trong sự kêu gọi của họ.
G. Sự MẤT PHẦN THƯỞNG trong việc chúng ta làm cho Đức Chúa Trời (câu 15). Hãy chú ý những gì đã được nói về những người không có một phần thưởng nào hết: "Còn về phần người đó, sẽ được cứu, song dường như qua lửa vậy". Ngay cả trong trường hợp quí vị không hầu việc Chúa chi hết, quí vị sẽ được lên thiên đàng. Quí vị chỉ không có một phần thưởng nào hết mà thôi.
IV. Ứng dụng từ Bema.
A. Thứ nhứt, thà là đứng trước ngai phán xét của Đấng Christ hơn là đứng trước ngai trắng lớn phán xét kia.
B. Thứ hai, những gì chúng ta đang làm trong lúc bây giờ sẽ là vấn đề trong cõi đời đời. Chúa Jêsus đã phán trong Mathiơ 12.36: "Vả, ta bảo các ngươi, đến ngày phán xét, người ta sẽ khai ra mọi lời hư không mà mình đã nói".
C. Thứ ba, bất kỳ một việc làm nào đã được làm ra từ một động lực thanh sạch. Không những những gì chúng ta làm, mà còn lý do tại sao chúng ta làm việc ấy nữa!
D. Thứ tư, Đức Thánh Linh là sự khác biệt. Câu 16 nói rằng quí vị là "đền thờ của Đức Chúa Trời". Tại sao vậy? Vì "Thánh Linh Đức Chúa Trời đang ở trong anh em". Đức Chúa Trời đã đầu tư rất nhiều nơi quí vị. I Cô-rinh-tô 7.23 chép: "Anh em đã được chuộc bằng giá cao, chớ trở nên tôi mọi của người ta làm chi". Bất cứ công việc nào chúng ta có thể làm đều đến từ sự thúc giục của Ngài. Hãy lắng nghe tiếng phán của Ngài.
Khi tôi đứng tại ngai phán xét của Đấng Christ và Ngài tỏ cho tôi thấy chương trình của Ngài dành cho tôi. Chương trình của đời sống tôi, tôi sẽ nhìn thấy y theo phương thức Ngài đã có. Làm sao tôi ngăn cản Ngài được ở đây, rồi kiểm tra Ngài ở đàng kia, và tôi sẽ không đem ý muốn mình mà hàng phục. Liệu có nét buồn rầu trong đôi mắt của Cứu Chúa tôi không, buồn rầu, mặc dù Ngài vẫn cứ yêu thương tôi? Ngài đã làm cho tôi nên giàu có, và tôi đứng đó nghèo nàn, sạch không cả thảy chỉ trừ có ân điển của Ngài mà thôi. Trong khi ký ức cứ chạy giống như một thứ bị săn tìm nơi những con đường mà tôi không thể lần nhớ lại. Thế rồi tấm lòng trống vắng của tôi sẽ tan vỡ với hai hàng nước mắt mà tôi không thể cầm giữ được; tôi sẽ che mặt mình lại với hai bàn tay trống không của mình, đầu tôi sẽ gục xuống, trên đó chẳng có mão triều thiên nào hết... Chúa của thời gian đã lìa khỏi tôi, tôi đặt tay tôi vào tay Ngài; Xin hãy nắm lấy tôi và làm tan vỡ tôi, xin nắn đúc tôi theo cái khuôn mà Ngài đã định!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét