Thứ Tư, 31 tháng 3, 2010

I Giăng 5.1-5: "ĐI BỘ HAY CỠI NGỰA"



I Giăng 5.1-5
ĐI BỘ HAY CỠI NGỰA
Truyền đạo 10.7: “Ta đã thấy kẻ tôi tớ đi ngựa, còn quan trưởng đi bộ như tôi tớ vậy”.
Rõ ràng Solomon đã nhìn thấy những kẻ nào là tôi tớ, hay những ai hành động giống như hàng tôi tớ, đang chiếm lấy chỗ vương giả và đang cỡi trên lưng ngựa, khi họ đi ra ngoài.
Ông cũng nhìn thấy hàng vương giả, hay những kẻ nào hành động giống như hàng vương giả, vua chúa, đang đi kế con ngựa, mà hàng tôi tớ đã đi.
Những người nào cai trị, đang phục vụ.
Những người nào phải phục vụ lại đang cai trị.
Bạn sẽ thắc mắc: Vậy đâu là mục đích?
Đức Chúa Trời đã khiến cho Cơ đốc nhân được lại sanh để người hành động cách vương giả. Thường thì chúng ta đã hành động giống như hàng tôi tớ.
Thí dụ, Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta loại thân thể của con người.
Chúng cần phải được đặt dưới quyền điều khiển của tâm linh chúng ta.
Nhưng thường thì chúng ta thấy thân thể của chúng ta đang nắm quyền điều khiển, vì vậy chúng ta phải nhượng bộ đối với những thèm khát và ham muốn của nó.
Tâm linh, là thứ sẽ nắm quyền điều khiển buộc phải bước đi, trong khi thân thể, là thứ sẽ là tôi tớ của chúng ta, lại đang cỡi ngựa.
Nguyên tắc ấy là thực đối với một số người trong lãnh vực giàu có và những thứ vật chất. Đức Chúa Trời đã làm ra tiền bạc và nhiều thứ mà tiền bạc có thể mua sắm trở thành tôi tớ của chúng ta hầu cho chúng ta có thể làm thoả mãn các nhu cần của mình và giúp làm thoả mãn mọi nhu cần của người khác. Chúng đáng phải là hàng tôi tớ của chúng ta. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp sự giàu có và các thứ vật chất đang điều khiển con người, thay vì con người điều khiển sự giàu có và các thứ vật chất.
Và một người không cần phải trở nên giàu có để gặp phải nan đề nầy. Hãy nhớ, Phaolô đã bảo Timôthê rằng chính “sự ham mến tiền bạc” là gốc rễ mọi điều ác, chớ không phải chính tiền bạc. Lòng ham muốn sự giàu có có thể cai quản và cỡi trên lưng ngựa, trong khi tâm linh con người lại rơi vào cảnh đi bộ như một tôi tớ.
Và tư tưởng của chúng ta nghĩ thế nào về sự sống?
Cơ đốc nhân đã được lại sanh cần phải cai quản các tư tưởng của mình. Những tư tưởng cần phải trở thành hàng tôi tớ và không phải là những nhà cai trị.
Philíp 4.8: “Rốt lại, hỡi anh em, phàm điều chi chân thật, điều chi đáng tôn, điều chi công bình, điều chi thánh sạch, điều chi đáng yêu chuộng, điều chi có tiếng tốt, điều chi có nhân đức đáng khen, thì anh em phải nghĩ đến”.
Nhưng thường thì Cơ đốc nhân là một nô lệ thay vì là bậc vua chúa trong đời sống tư tưởng của mình. Những tư tưởng phi luân, các tư tưởng bẩn thỉu, những tư tưởng cay đắng và không tha thứ, các tư tưởng kiêu căng và ngạo mạn, những tư tưởng về lo lắng, nghi ngờ và sợ hãi, các tư tưởng về tư dục cùng những tư tưởng bất khiết khác đang cai quản lý trí. Thay vì lý trí của chúng ta đang cỡi trên lưng ngựa đắc thắng, chúng đang đi bộ như hàng tôi tớ với các tư tưởng sai lầm.
“Ta đã thấy kẻ tôi tớ đi ngựa, còn quan trưởng đi bộ như tôi tớ vậy”.
Thắc mắc là: bạn đang đi bộ hay cỡi ngựa?
Có phải bạn đang cỡi ngựa như một quan cai trị, một vua chúa đang nắm quyền cai quản thân thể, lý trí và những ham muốn của mình? Hay có phải bạn đang đi bộ như một tôi tớ hay nô lệ cho những việc nầy?
Nếu bạn là một Cơ đốc nhân đã được lại sanh, bạn là một con cái của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là vua của vũ trụ. Vì vậy, giây phút bạn được sanh lại, bạn đã trở thành một bậc vương giả! Rôma 8.17
Chúng ta là những kẻ kế tự của Đức Chúa Trời là đồng kế tự với Đấng Christ. Một ngày kia khi Đấng Christ trị vì, chúng ta sẽ đồng trị với Ngài. Chúng ta là bậc vương giả! Rôma 5.17
Trong câu nầy nói rằng Cơ đốc nhân sẽ trị vì trong cuộc sống.
Cuộc sống nào vậy? Cuộc sống là ngay lúc bây giờ đây! Vì bạn là bậc vương giả, một con cái của Đức Chúa Trời, một kẻ đồng kế tự với Đấng Christ, Đức Chúa Trời đã ban cho bạn mọi sự mà bạn cần để sống một đời sống đắc thắng, một đời sống chiến thắng, một đời sống bước đi trong sự cai trị những tư dục, thân thể, các tư tưởng, và mọi hành vi của bạn trong lúc bây giờ!
Bạn sẽ cỡi trên lưng ngựa trong sự đắc thắng trong vai trò một quan trưởng, chớ không phải đi bộ như một tôi tớ trong sự thất bại.
Chúng ta học biết cỡi ngựa trong sự đắc thắng và không đi bộ trong thất bại bằng cách nào?
Ở đây sứ đồ Giăng đang nói tới tình yêu thương. Trong phần trao đổi nầy về tình yêu thương, ông cho chúng ta thấy chúng ta phải hành động như hàng vương giả như thế nào, mà không đi bộ như hàng tôi tớ trong tình trạng nô lệ.
Chúng ta thấy ba phương diện của tình yêu thương trong phân đoạn nầy sẽ dẫn chúng ta đến với đắc thắng.
TÌNH YÊU THƯƠNG TIN TƯỞNG – Câu 1
I Giăng 5.1: “Ai tin Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, thì sanh bởi Đức Chúa Trời”.
Nếu bạn là một con cái của Đức Chúa Trời, có một thời gian đặc biệt bạn được sanh vào trong gia đình của Đức Chúa Trời, dầu bạn có nhớ chính xác thời điểm hay là không.
Giăng 1.12: “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài”.
Giây phút bạn tiếp nhận Đức Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa của mình bằng cách tin theo danh của Ngài là giây phút bạn trở thành một con cái của Đức Chúa Trời.
Phân đoạn Kinh thánh gốc của chúng ta cho chúng ta biết rằng người nào sanh bởi Đức Chúa Trời là một “tín đồ”. Người (nam hay nữ) tin rằng Chúa Jêsus là Đấng “Christ” hay Đấng chịu xức dầu, hoặc Đấng Mêsi.
Câu 5 thêm chi tiết bằng cách nói cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus là Con của Đức Chúa Trời.
I Giăng 5.5: “Ai là người thắng hơn thế gian, há chẳng phải kẻ tin Đức Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời hay sao?”
Không những chúng ta cần phải tin theo những gì Ngài đã làm, chịu chết vì tội lỗi của chúng ta chịu chôn và đã sống lại, mà chúng ta còn phải tin Ngài là ai, Ngài là Đấng Christ, là Con của Đức Chúa Trời nữa.
Khi một người được sanh vào trong gia đình của mình (nam hay nữ), đây là phần khởi đầu của một vụ việc liên quan tới tình yêu thương. Thường thì bậc cha mẹ yêu thương con cái và con cái yêu thương cha mẹ.
I Giăng 5.1: “Ai tin Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, thì sanh bởi Đức Chúa Trời; và ai yêu Đức Chúa Trời là Đấng đã sanh ra, thì cũng yêu kẻ đã sanh ra bởi Ngài”.
và ai yêu Đức Chúa Trời là Đấng đã sanh ra
Giăng đang đưa ra một sự giả định. Ông đang giả định rằng ai thực sự đã được sanh lại, và đã trở thành một con cái của Đức Chúa Trời sẽ kính mến Đức Chúa Trời là Đấng đã ban cho người (nam hay nữ) sự sống. I Giăng 4.19
Ngài đã yêu chúng ta trước. Nếu chúng ta thực sự tin, chúng ta sẽ có ít nhất một ý tưởng về những gì Ngài đã làm cho chúng ta, và chúng ta sẽ kính mến Ngài.
Hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng chúng ta cần phải kính mến Ngài nhiều hơn.
Cơ đốc nhân cần phải có một trong các mục tiêu của mình, mạng lịnh được thấy có trong Phục truyền luật lệ ký 6.4-5
và ai yêu Đức Chúa Trời là Đấng đã sanh ra, thì cũng yêu kẻ đã sanh ra bởi Ngài”.
Làm ơn để ý rằng tình yêu thương tin tưởng không những kính sợ Đức Chúa Trời mà còn yêu thương những con cái khác, là những kẻ đã được sanh vào trong Gia đình của Đức Chúa Trời.
Đôi khi tôi nhìn vào thái độ của chúng ta đối với các Cơ đốc nhân khác, những điều chúng ta nói tới những Cơ đốc nhân khác, và những gì chúng ta làm cho các Cơ đốc nhân khác, tôi lấy làm lạ chúng ta thực sự yêu mến các Cơ đốc nhân khác nhiều là dường nào.
Tình yêu thương tin tưởng, tình cảm nhắm vào việc được sanh lại, kính mến Đức Chúa Trời, và cũng yêu mến anh chị em trong Đấng Christ, là những Cơ đốc nhân khác.
Tình yêu thương tin tưởng dẫn tới
TÌNH YÊU THƯƠNG VÂNG PHỤC – Các câu 2-3
I Giăng 5.2: “Chúng ta biết mình yêu con cái Đức Chúa Trời, khi chúng ta yêu Đức Chúa Trời và giữ vẹn các điều răn Ngài”.
Giờ đây Giăng nói cho chúng ta biết chúng ta nhìn biết rằng chúng ta yêu con cái của Đức Chúa Trời là thế nào, là các anh chị em của chúng ta, phương thức yêu thương của chúng ta. Ông nói cho chúng ta biết rằng kẻ nào yêu anh chị em của mình trong Đấng Christ là kẻ kính sợ Đức Chúa Trời và giữ theo các điều răn của Ngài.
Điều nầy có ý nghĩa đây. Vì vậy phầu nhiều các mạng lịnh của Đức Chúa Trời cho chúng ta biết phải yêu thương anh chị em của mình như thế nào. nếu chúng ta vâng theo các điều răn nầy, chúng ta sẽ yêu thương họ.
Một trường hợp được thấy trong Êphêsô 4.25-31 – Nếu chúng ta vâng theo các điều răn nầy, chúng ta sẽ tỏ ra tình yêu thương của mình đối với con cái của Đức Chúa Trời.
I Giăng 5.3: “Vì nầy là sự yêu mến Đức Chúa Trời, tức là chúng ta vâng giữ điều răn Ngài. Điều răn của Ngài chẳng phải là nặng nề”.
Bạn nói rằng bạn kính sợ Đức Chúa Trời, là Cha của bạn.
Bạn nói rằng bạn yêu mến Đức Chúa Trời, là Cha thiên thượng của bạn?
Bạn ơi, cho phép tôi nói cho bạn biết, con cái của tôi sẽ nói chúng yêu thương tôi khi chúng có thứ chúng muốn, khi chúng sinh sống trong gia đình, nhưng chính khi chúng vâng theo tôi, khi ấy chúng đang minh chứng tình yêu thương của chúng.
Mục tiêu của bạn là một tín đồ cần phải tỏ ra tình yêu thương của mình dành cho Đức Chúa Trời bằng sự vâng phục của bạn đối với Đức Chúa Trời.
Bây giờ, đừng vặn vẹo bằng cách suy nghĩ: “Làm sao tôi giữ được từng điều răn đến từ Đức Chúa Trời trong thế gian nầy?”
Phần cuối của câu 3 nói Điều răn của Ngài chẳng phải là nặng nề. Nghĩa là, chúng không phải là gánh nặng. Chúng không phải là một gánh nặng để đè ngã bạn.
Chúa Jêsus phán: Gánh của ta nhẹ nhàng.
Chúng ta cần phải nhớ rằng Đức Chúa Trời có lòng thương xót và kiên nhẫn đối với chúng ta. Ngài không mong chúng ta chỉ một đêm mà đạt tới sự trưởng thành, nhưng Ngài mong chúng ta cứ tấn tới trong sự trưởng thành đó.
II Phierơ 3.18: “Hãy tấn tới trong ân điển và trong sự thông biết Chúa và Cứu Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ…”. Chúng ta được kêu gọi phải tấn tới trong ân điển và trong sự thông biết. Nói như thế có nghĩa là chúng ta cũng sẽ tấn tới trong sự vâng phục nữa.
Khi Lời của Đức Chúa Trời được rao giảng cho chúng ta, và khi chúng ta học hỏi cho bản thân mình, chúng ta sẽ khám phá ra các mạng lịnh của Đức Chúa Trời dành cho Cơ đốc nhân. Khi chúng ta khám phá ra chúng, khi ấy chúng ta phấn đấu với sự vùa giúp của Đức Chúa Trời để vâng theo chúng. Khi Đức Chúa Trời bày tỏ ra những lãnh vực yếu đuối và bất tuân trong đời sống của chúng ta, chúng ta sẽ xử lý chúng. Cảm tạ Đức Chúa Trời, Ngài không tỏ chúng ra cho chúng ta hết thảy cùng một lúc.
TÌNH YÊU THƯƠNG ĐẮC THẮNG – Các câu 4-5
Tình yêu thương đắc thắng là điều khiến cho tình yêu thương vâng phục ra dễ dàng hơn.
Giờ đây Đức Chúa Trời tỏ ra cho chúng ta thấy lý do chính tại sao tuân giữ các điều răn của Ngài không phải là gánh nặng hay nặng nề.
Đức Chúa Trời đã khiến cho chúng ta ra đắc thắng rồi. Ngài đã khiến cho chúng ta thành những tay chiến thắng rồi.
I Giăng 5.4: “vì hễ sự gì sanh bởi Đức Chúa Trời, thì thắng hơn thế gian; và sự thắng hơn thế gian, ấy là đức tin của chúng ta”.
Hỡi bạn yêu dấu, một là hệ thống thế gian cũ xưa nầy với mọi tội lỗi và sự đồi bại của nó sẽ bắt phục bạn, hoặc bạn sẽ bắt phục thế gian. Một là thế gian sẽ phục vụ bạn, hoặc bạn sẽ phục vụ thế gian. Một là bạn sẽ đi bộ như một tôi tớ hoặc cỡi trên lưng ngựa như một quan trưởng!
Bây giờ, đây là lẽ thật quan trọng vì hễ sự gì sanh bởi Đức Chúa Trời, thì thắng hơn thế gian.
Câu nầy có ý nói: “Vì hễ sự gì sanh bởi Đức Chúa Trời, thì thắng hơn thế gian. Đây là một sự thực đã đạt được! Sự thực ấy đã được trọn! Sự thực ấy rất hoàn toàn!”
Làm ơn mở Rôma 6 ra.
Đâu là sự đắc thắng lớn lao nhất trong mọi thời đại?
Đắc thắng lớn lao nhất đã đạt được tại thập tự giá, khi Chúa Jêsus chịu chết vì tội lỗi. Đắc thắng ấy đã đạt được tại ngôi mộ, khi Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết.
Satan là kẻ thù đã bị đánh bại. Đấng Christ đã đạt được chiến thắng tại thập tự giá.
Ai đã chịu chết tại đồi Gôgôtha? Tất nhiên là Chúa Jêsus rồi.
Nhưng tôi đã chết tại đồi Gôgôtha, bạn đã chết tại đồi Gôgôtha.
Ai đã sống lại ra khỏi mồ mả?
Tất nhiên là Chúa Jêsus rồi! Nhưng bạn đã sống lại ra khỏi mồ mả. Vì bạn đã chết với Ngài, bạn đã chịu chôn với Ngài, bạn đã sống lại với Ngài! Phép báptêm của người tin Chúa là một hình ảnh của các lẽ thật nầy.
Rôma 6.3-4: “Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báp-têm trong Đức Chúa Jêsus Christ, tức là chịu phép báp-têm trong sự chết Ngài sao? Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp-têm trong sự chết Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy”.
Cho nên, nếu tất cả những điều nầy là sự thực, tại sao Satan, kẻ thù đã bị đánh bại lại khiến cho chúng ta gặp nhiều rắc rối như thế? Sở dĩ như thế là vì chúng ta không nắm lấy chiến thắng!
và sự thắng hơn thế gian, ấy là đức tin của chúng ta
Chúng ta chỉ cần tin cậy Chúa bởi đức tin thì chúng ta có sự đắc thắng và khởi sự nắm lấy quyền cai quản tội lỗi trong đời sống của chúng ta. Chúng ta có thể khởi sự nói: “Trong danh Chúa Jêsus, tôi đã chết đối với tội lỗi đó. Tôi sẽ không phạm nó nữa”.
Rôma 6.10-14: “Vì nếu Ngài đã chết, ấy là chết cho tội lỗi một lần đủ cả; nhưng hiện nay Ngài sống, ấy là sống cho Đức Chúa Trời. Vậy anh em cũng hãy coi mình như chết về tội lỗi và như sống cho Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ. Vậy, chớ để tội lỗi cai trị trong xác hay chết của anh em, và chớ chiều theo tư dục nó. Chớ nộp chi thể mình cho tội lỗi, như là đồ dùng gian ác, nhưng hãy phó chính mình anh em cho Đức Chúa Trời, dường như đã chết mà nay trở nên sống, và dâng chi thể mình cho Đức Chúa Trời như là đồ dùng về sự công bình. Vì tội lỗi không cai trị trên anh em đâu; bởi anh em chẳng thuộc dưới luật pháp, mà thuộc dưới ân điển”.
Chúng ta hãy xưng nhận mình chiến thắng bởi đức tin!
Rôma 6.14: “Vì tội lỗi không cai trị trên anh em đâu; bởi anh em chẳng thuộc dưới luật pháp, mà thuộc dưới ân điển”.
“Trong quyển Forever Triumphant, F. J. Huegel thuật lại một câu chuyện xảy có trong Đệ II Thế Chiến. Sau khi Tướng Jonathan Wainwright bị quân Nhật bắt, ông bị cầm tù ở một trại tập trung ở Mãn châu. Bị đối xử cách nghiệt ngã, ông trở thành một người vô hy vọng, xương gãy nát, bị chà đạp”. Sau cùng quân Nhật đầu hàng và chiến tranh kết thúc. Một Đại tá quân đội Mỹ được phái đến trại tập trung đến tuyên bố riêng với vị Tướng lãnh rằng Nhật bản đã bị đánh bại, và ông đã được tự do và nắm quyền chỉ huy.
“Sau khi Wainright nghe được các tin tức, ông trở lại trại của mình và mấy người lính gát gặp ông, họ bắt đầu ngược đãi ông giống như họ đã từng làm trong quá khứ. Tuy nhiên, Wainwright với các tin tức nói tới chiến thắng của quân đồng minh vẫn còn mới mẻ trong lý trí mình, đã tuyên bối với thẩm quyền: ‘Không, tôi đang cầm quyền chỉ huy ở đây! Đây là lịnh của tôi”. Huegel lưu ý rằng từ giây phút ấy trở đi, Tướng Wainwright đã nắm lấy quyền chỉ huy”.
Cho phép tôi báo cho bạn biết, hỡi bạn yêu dấu, đắc thắng long trọng nhất đã đạt được. Đức Chúa Jêsus Christ đã đánh bại thế gian, xác thịt và ma quỉ tại thập tự giá. Vì bạn đã chịu chết với Ngài, chịu chôn với Ngài, và đã sống lại với Ngài, khi Ngài nắm lấy quyền chỉ huy, thì bạn cũng thế. Hãy xưng nhận đắc thắng trong danh của Đức Chúa Jêsus Christ. Đấy là tình yêu đắc thắng.
“Ta đã thấy kẻ tôi tớ đi ngựa, còn quan trưởng đi bộ như tôi tớ vậy”.
Có phải bạn bằng lòng đi bộ như một tôi tớ hay cỡi ngựa như một quan trưởng?
TÌNH YÊU THƯƠNG TIN TƯỞNG
TÌNH YÊU THƯƠNG VÂNG PHỤC
TÌNH YÊU THƯƠNG ĐẮC THẮNG
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét