Thứ Hai, 1 tháng 3, 2010

"TA LÀ GỐC NHO THẬT"



"TA LÀ GỐC NHO THẬT"
Giăng 15.1-11
PHẦN GIỚI THIỆU. Giăng giới thiệu Chúa Jêsus cho chúng ta bằng 7 câu nói "TA LÀ". Những câu nói bày tỏ Đấng Christ ra cho những người nào đọc sách Tin lành nầy để học biết về bổn tánh và thân vị của Đấng Christ. Chúng ta sẽ xem xét 7 câu nói "TA LÀ" trong sách Tin lành Giăng trong loạt bài giảng để chúng ta có thể nhận biết Đấng Christ và sự Ngài kêu gọi chúng ta là thể nào.
Một trong những việc đầu tiên chúng ta cần phải biết về Đấng Christ, ấy chính NGÀI là sự sống của chúng ta! Chúng ta sẽ không thành công nếu chúng ta từng nghĩ chính chúng ta thực hiện công tác sống thuộc linh của chúng ta. Trong khi chúng ta có một số trách nhiệm về sự tấn tới thuộc linh của mình, thực ra công tác của Đấng Christ đang cung ứng sự lớn lên cho đời sống chúng ta.
MINH HOẠ. Các đây mấy năm, Hiệp Hội Báo Chí đã phát động một cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi một trường canh nông ở Iowa. Cuộc nghiên cứu cho biết rằng năng suất 100 giạ bắp ra từ một mẫu đất, thêm vào đấy là nhiều giờ lao động của nhà nông, đòi hỏi 4.000.000 cân nước, 6.800 cân oxygen, 5.200 cân carbon, 160 cân nitrogen, 125 cân potassium, 75 cân diêm, và các yếu tố khác rất nhiều không thể liệt kê hết. Thêm vào với các thứ nầy, các thứ mà con người không thể làm ra được, mưa và ánh nắng mặt trời đúng thời điểm là các thứ rất cần thiết. Nghiên cứu cho thấy rằng chỉ có 5% sản phẩm của nhà nông có thể gắn cho mọi nổ lực của con người. Nếu chúng ta thành thật, chúng ta phải công nhận rằng cũng thực như thế trong việc tạo ra trái thuộc linh.
Thật là cần thiết cho chúng ta khi phải hiểu rõ tầm quan trọng của việc "ở" trong Đấng Christ để ích lợi cho đời sống thuộc linh của chúng ta. Đưa ra lời tuyên xưng đức tin là chưa đủ nếu không có việc thực hành đức tin theo sau.
Kinh Thánh dạy chúng ta biết rằng đời sống thuộc linh của chúng ta sẽ loạng choạng nếu chúng ta không chủ động cứ ở trong Đấng Christ và sản sinh ra bông trái, thực vậy, chúng ta có thể chết về mặt thuộc linh nếu chúng ta sống một đời sống hoàn toàn không kết quả!
I. NHỮNG NHÁNH KHÔNG KẾT QUẢ (15.1-2a, 6)
A. Chặt! (15.1-2a)
1. Khi Giăng giới thiệu Đấng Christ cho chúng ta ở đây là một gốc "nho", ông nói rất rõ ràng rằng những nhánh nào KHÔNG kết quả sẽ bị chặt hết!
a. Đây là những nhánh đã được tháp vào gốc nho.
b. Rõ ràng ở đây Giăng đang dạy rằng những nhánh nào được tháp vào sống động mà KHÔNG kết quả sẽ bị dứt bỏ và quăng đi.
2. Không có gì thê thảm hơn là tiếp nhận Đấng Christ làm Chúa của mình nhưng rồi cứ tiếp tục sống giống như trước đó và KHÔNG kết được một trái thuộc linh nào hết!
a. Như thế thì không phải là "được cứu một lần, luôn luôn được cứu"….
b. Mà đó là "từng được cứu, VẪN CÒN được cứu"
3. Quí vị không thể chặt nhánh nào chưa được tháp vào!
4. Đúng là thảm hoạ trầm trọng khi một tín đồ hay một Hội thánh tẻ tách ra khỏi bất kỳ tình trạng kết quả nào rồi sau cùng thấy mình bị hư mất.
MINH HOẠ. Khi tôi sống ở Atlanta, cách đây mấy năm, tôi để ý thấy trong quyển điện thoại niên giám, khi liệt kê ra các nhà hàng, có mục ghi một nơi gọi là Hội thánh God Grill. Cái tên đặc biệt ấy làm phát sinh tánh tò mò nơi tôi và tôi liền quay số.
Một người nhấc máy trả lời với một sự hân hoan: "Xin chào! Hội thánh God Grill đây!"
Tôi hỏi thăm sao nhà hàng lại để một cái tên hơi bất thường như thế, và người ấy nói cho tôi biết: "Ồ, chúng tôi có một sứ mệnh nho nhỏ ở đây, và chúng tôi khởi sự bán các bữa ăn tối với thịt gà sau giờ nhóm ở nhà thờ vào ngày Chúa nhựt để giúp trả các hoá đơn. Dân sự của chúng tôi ưa thích thịt gà lắm, và chúng tôi có một việc làm rất ngon lành như thế đấy, thế rồi chúng tôi tách ra khỏi buổi thờ phượng của Hội thánh. Sau một thời gian ngắn, chúng tôi không còn đi nhà thờ nữa và cứ giữ việc bán các bữa ăn tối thịt gà thôi. Chúng tôi giữ cái tên mà chúng tôi đã khởi sự với, và đó là “Hội thánh God Grill".
Sự cố nầy không phải là không giống với nhiều nhà thờ, các hệ phái, và những cá nhân nào đã đi lố, đã tẻ tách ra khỏi mục đích nguyên thủy của họ -- From Making It Happen, by Charles Paul Conn, p. 95
5. Một sự mất mát trọn vẹn bất kỳ tình trạng kết quả nào nhất thiết phải bị cất bỏ đi.
a. Giu-đa Ích-ca-ri-ốt thấy mình bị chặt bỏ do những sự lựa chọn nghịch lại với Đấng Christ là Đấng mà trước đó ông ta đã phục sự.
b. Vua Sau-lơ trước đó trong đời sống mình đã được Đức Chúa Trời xức dầu cho, ông ta thấy mình bị chặt bỏ ra khỏi Đức Chúa Trời và Thần Linh của Ngài do tình trạng không kết quả.
c. Đê-ma trong I Timôthê 4.10 nói rằng ông ta đã lìa bỏ sứ đồ Phao-lô vì đã ham mến thế gian nầy và rõ ràng ông ta đã xây trở lại với thế gian thay vì kết trái Thánh Linh.
B. Bị xét đoán (15.6)
1. Khi một nhánh từng được tháp vào thôi không còn chứng tỏ bất kỳ sự sống nào trong nó nữa, nó phải bị chặt bỏ để giữ bịnh tật không lan rộng vào các phần khác khoẻ mạnh của cây.
a. Vì thế những nhánh chết đã bị xét đoán, bị chặt bỏ, rồi bị quăng xa đi.
b. Chúng chỉ tốt đẹp trong một thời gian ngắn rồi bị đốt bằng lửa hừng.
2. Chối bỏ Đấng Christ sẽ bị xét đoán bằng lửa đời đời!
MINH HOẠ. "Tấm lòng, lý tưởng, lịch sử, và việc làm của Đấng Christ đang thuyết phục chúng ta rằng không có Ngài chúng ta sẽ không đạt được mục tiêu của mình, rằng không có Ngài chúng ta bị xét đoán, và chỉ có Đấng Christ mới giải cứu chúng ta mà thôi".
Đây là những tư tưởng sâu sắc đối với một người mới 17 tuổi, tỏ ra sự khôn ngoan thuộc linh mà ít có người đạt tới. Anh ta đã chịu phép báptêm ở Hội thánh Luther vào năm 1824, lúc được 6 tuổi, và được củng cố vào năm 16 tuổi. Bây giờ, tốt nghiệp đại học, người ta đòi anh nầy phải viết một tiểu luận với đề tài tôn giáo. Anh ta chọn khảo sát đề tài: "Sự hiệp một các tín hữu trong Đấng Christ, theo sách Tin Lành Giăng (Giăng 15.1-14), một sự giải thích cốt lõi cơ bản của sách ấy, sự cấp thiết tuyệt đối cùng mọi hệ quả của nó".
Anh ta tiếp tục, bông trái sự hiệp một của chúng ta với Đấng Christ là sự chúng ta bằng lòng "hy sinh bản thân mình cho người đồng loại của chúng ta". Và sự "vui vẻ mà nhóm Epicureans trong luận triết của họ đã thấy là hư không... là một sự vui vẻ chỉ người nào có tấm lòng vô tội [mới biết rõ] kết hiệp với Đấng Christ, và nhờ Đấng Christ mà kết hiệp với Đức Chúa Trời".
Cho nên Karl Heinrich Marx, vào năm 1844, 9 năm sau, đã viết ông đã từ bỏ bất cứ một sự tin kính Cơ đốc nào mà ông từng cảm thấy. Thực vậy, chủ nghĩa vô thần của ông và các ý tưởng thiên về triết lý phấn đấu của con người để đạt được một sự tự do vô giai cấp không có tác dụng tôn giáo [dù là không tưởng], đã lập ông làm một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ thứ 20 -- From Moody Monthly, June 1988
3. Sự thực ở đây cho thấy rằng sống đời sống không có Đấng Christ bị định phải chịu xét đoán trong lửa đời đời, một sự thực mà hầu hết mọi người đều phải nghĩ tới!
4. Dù vậy, còn có một ý kiến khác…..
II. NHỮNG NHÁNH KẾT QUẢ (15.1, 2b, 3-5, 7-11)
A. Làm cho sạch (15.1,2b)
1. Một nhánh dù trơ trọi mà kết quả sẽ được phép giữ lại, nhưng các nhánh nầy sẽ thấy rằng có một quá trình "tỉa sửa" (hay "làm cho sạch" như từ ngữ Hy lạp mô tả – hãy chú ý câu kế (3) nhắc tới "trong sạch") đang diễn ra.
a. Trong khi lúc ban đầu sự tỉa sửa nầy quyết liệt lắm, người làm vườn biết rõ rằng sản sinh ra trái tốt là điều rất cần thiết.
b. Chặt bỏ nhánh sẽ làm yếu cây đi, nhưng nó giúp cho cây hướng năng lực vào một đích chính nào đó, đến với mục tiêu quan trọng phải kết trái thay vì có quá nhiều lá.
2. Quá trình tỉa sửa có thể làm cho cây thêm phần giá trị và kết quả.
3. Thất bại không tỉa sửa một cây kết quả dẫn tới thu hoạch thấp và trái có chất lượng nghèo nàn.
4. Đức Chúa Trời không thoả lòng khi chúng ta "chỉ xoay xở" trong chỗ chúng ta đồng đi với Ngài, Ngài biết rõ chúng ta cần thường xuyên được chú ý và tỉa sửa đời sống để chúng ta được xứng đáng với cõi đời đời.
MINH HOẠ. Cách ăn ở Cơ đốc giống như cởi chiếc xe đạp vậy; một là chúng ta chạy thẳng tới trước hay là bị té ngã -- Robert Tuttle, Leadership, Vol. 5, no. 3.
5. Đây là lý do tại sao sau khi chúng ta tiếp nhận Đấng Christ, dường như là chúng ta đối diện với một số thách thức to lớn và các hoàn cảnh bi đát … những điều nầy chỉ là quá trình tỉa sửa của Đức Chúa Trời vì cớ bông trái của chúng ta!
a. Tất nhiên, nếu chúng ta kết quả, quá trình tỉa sửa sẽ thu nhỏ lại.
b. Quá trình tỉa sửa khiến cho năng lực của cây dồn nhiều vào việc kết quả, quá trình tỉa sửa không cần thiết dồn vào đời sống không kết quả.
6. Quá trình tỉa sửa là lâu dài … cây nho có già cỗi bao nhiêu thì không phải là vấn đề, nó luôn luôn cần loại chú ý nầy để giữ chất lượng của trái luôn được tốt trải qua nhiều năm tuổi.
B. Không dứt (15.3-5)
1. Và bây giờ bí quyết cho sự kết quả đã được tỏ ra, tỉa sửa sẽ là vô nghĩa nếu nhánh không thường xuyên kết nối với gốc nho!
a. Ý tưởng "cứ ở" rất là quan trọng ở chỗ nầy, nó cần cho sự chúng ta hiểu biết về sự được cứu.
b. Cũng có trách nhiệm nơi phần của chúng ta trong sự cứu rỗi nữa, chúng ta cứ phải ở trong Ngài mới nhìn thấy sự kết quả của Thánh Linh Ngài trở thành một sự thực qua chúng ta.
2. Chúng ta không thể chỉ đến với Đấng Christ đâu đó trong quá khứ của mình và rồi trôi nổi trong cuộc sống như một Cơ đốc nhân không kết quả.
a. Tuyệt đối KHÔNG có kết quả nếu chúng ta không cứ ở trong Đấng Christ!
b. Hãy chú ý lời lẽ của Chúa Jêsus ở đây. "Ngoài ta các ngươi chẳng làm chi được"! Ngài muốn nói ở đây rằng chỉ qua việc cứ ở trong Ngài chúng ta mới có thể làm bất kỳ việc gì với giá trị thuộc linh đời đời.
3. Khi nhánh cứ tháp chặt vào gốc nho thì có "sự sống".
MINH HOẠ. Donald Grey Barnhouse kể lại một trường hợp đáng ngạc nhiên về sự kết quả.
Ở Hampton Court gần Luân đôn, có một cây nho, nó có khoảng 1.000 tuổi và có một cái rễ duy nhứt dầy chừng 2 feet. Một số nhánh dài chừng 200 feet. Do tỉa sửa công phu và khéo léo, cây nho sản sinh mỗi năm vài tấn nho. Mặc dù một số nhánh nhỏ hơn là 200 feet tính từ thân chính, chúng kết thật nhiều quả vì chúng hiệp với gốc và để cho sự sống của cây nho tuôn chảy qua chúng.
Ngài là gốc nho, và chúng ta là nhánh. Và khi chúng ta cần tỉa sửa, mục tiêu luôn luôn là kết thật nhiều trái.
4. Tầm quan trọng của việc sống "hàng ngày" cho Đấng Christ là mục tiêu chính ở đây. Phải có một sự kết hợp thường xuyên với Đấng Christ làm bằng chứng cho việc đồng đi hàng ngày của chúng ta hầu kết quả thực sự phải trở thành một thực tại.
a. Tình trạng kết quả là bất khả thi nếu nhánh nho không gắn bó với gốc nho.
b. Sự gắn bó có chừng có đổi như thế khi tháp vào lúc tháo ra thu nhỏ lại cơ hội để cho trái phát triển. Thà là gắn bó thường xuyên, luôn luôn có quá trình chữa lành cần phải nếm trải sau khi ghép.
5. Trái tốt nhất trổ ra do tỉa sửa thường xuyên những nhánh đã được tháp vào.
a. Thời gian cần phải có mới thấy rõ thực trạng kết quả của việc tỉa sửa và gắn bó thường xuyên.
b. Chúng ta đừng xem nhẹ công tác của Đức Chúa Trời trong đời sống chúng ta.
C. Có điều kiện (15.7-11)
1. Hãy chú ý sự gắn bó của Chúa Jêsus với những câu trả lời cho sự cầu nguyện và cứ ở trong Ngài, chúng cùng đi với nhau tay trong tay.
a. Nhiều Cơ đốc nhân gần như không kết quả không thể hình dung nổi lý do tại sao những lời cầu nguyện của họ không được nhậm, nhưng dường như có một sự gắn bó ở đây để được kết quả và những lời cầu nguyện được nhậm.
b. Một lần nữa, phần nhấn mạnh đặt vào những ai "cứ ở" trong Đấng Christ, họ là những người sống trong sự vâng phục, nhờ đó mọi lời cầu xin của họ đều được nhậm và niềm vui của họ được đầy dẫy.
2. Có ở đây một sự gắn bó trực tiếp giữa vâng phục và vui mừng, giữa vâng phục và những lời cầu nguyện được nhậm, tại sao chứ?
a. Vì vâng phục có nghĩa là đang làm mọi việc theo đường lối của Đức Chúa Trời, những lời cầu nguyện của chúng ta nhắm vào những việc phải lẽ chớ không nhắm vào việc sai lầm, vì vậy chúng mới được nhậm.
b. Vì sự vâng phục đem lại một sự thoả lòng sâu sắc, chúng ta đang làm đẹp lòng Đức Chúa Trời, và khi chúng ta cứ Ở TRONG NGÀI, niềm vui của Ngài chan chứa trong chúng ta tạo ra một sự vui vẻ sâu sắc, vĩnh cửu!
3. Khi chúng ta vâng phục Đấng Christ cơ cấu đời sống của chúng ta tỏ ra khác biệt với thế gian, họ có thể nhìn thấy nơi chúng ta sự khác biệt vì chúng ta đang rút tỉa đời sống chúng ta từ Đấng Christ chớ không từ thế gian hay từ chính chúng ta.
MINH HOẠ. Kết quả là điều rất quan trọng đối với phần kỷ luật Cơ đốc. Một đời sống được sống tốt đẹp là một bằng chứng hiệu quả còn hơn cả lời nói tốt nữa.
Benjamin Franklin đã học biết rằng vôi rải trong đồng ruộng sẽ làm cho nhiều thứ mọc lên. Ông nói cho mấy người láng giềng biết, nhưng họ không tin ông và họ bàn bạc với ông tìm cách minh chứng rằng vôi chẳng có ích chi cho cỏ hay cho lúa.
Sau một thời gian ngắn, ông để cho vấn đề lắng xuống và chẳng thèm nói chi tới nữa. Nhưng ông đi vào đồng ruộng vào lúc sáng sớm rồi gieo vài hạt lúa. Bị con đường chắn ngang, người ta có thể đi lại trên đó, ông vẽ nghuệch ngoạc mấy chữ bằng ngón tay mình rồi đặt mấy hạt lúa lên đó, xong ông cứ tiếp tục gieo giống trong đồng ruộng.
Sau một hay hai tuần lễ hột giống mọc lên. Láng giềng của ông, khi họ đi đường ấy, rất đỗi ngạc nhiên khi nhìn thấy, màu xanh sáng chói hơn tất cả các cây khác trong ruộng, nghuệch ngoạc hàng chữ: "Ruộng nầy đã được bón vôi". Benjamin Franklin không cần bàn bạc với láng giềng của mình chi về lợi ích của vôi bón trong ruộng. Rồi khi mùa màng qua đi và lúa mọc lên, hàng chữ nầy vươn cao lên trên hết thảy các cây lúa khác cho tới chừng chúng hiện rõ nét: "Ruộng nầy đã được bón vôi". "Bởi bông trái của các ngươi, người ta sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta".
4. Trái không bao giờ phát triển nếu không có một nguồn sự sống liên tục .. nguồn sự sống nầy chỉ có thể đến từ Đấng Christ mà thôi.
a. Sự vâng phục của chúng ta là tác nhân hấp thụ sự sống của Đấng Christ cho chúng ta.
b. Phần nhiều tình trạng kết quả của chúng ta đều nương vào không những nguồn sự sống là Đấng Christ, mà con nương vào sự vâng phục của chúng ta được khích lệ qua sự tỉa sửa!
5. Sự đồng đi của quí vị với Đức Chúa Trời kết quả như thế nào?
a. Có phải quí vị vẫn được tháp vào hơn là cứ nhận mình là Cơ đốc nhân, có phải không.
b. Quí vị có chứng kiến quá trình tỉa sửa của Đức Chúa Trời trong đời sống của mình không?
c. Phần làm chứng của quí vị là hiện tại, hay chỉ là câu chuyện trong quá khứ?
6. Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải kết quả, NGÀI LÀ GỐC NHO THẬT!
PHẦN KẾT LUẬN. Chúa Jêsus không hề dạy "từng được sạch, luôn luôn được sạch!" Sự kêu gọi của Chúa Jêsus là hãy cứ ở trong Ngài. Không một nhánh nào không kết quả khi cứ ở trong gốc nho. Mục tiêu của Đức Chúa Trời dành cho các môn đồ Ngài ấy là họ phải kết quả. Đức Chúa Trời sẽ thực thi điều nầy trong lâu dài! Có phải đời sống của quí vị đang kết quả cho Ngài không?
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét