Thứ Ba, 2 tháng 3, 2010

I Côrinhtô 1.10-17: "Kêu gọi hiệp một".



I CÔRINHTÔ – HỘI THÁNH GẶP RẮC RỐI
Kêu gọi hiệp một
I Côrinhtô 1.10-17
Thi thiên 133 có một sự độc đáo, là một trong trong những chương được chia ngắn nhất trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, nó gói ghém một sứ điệp đầy quyền năng. Chương ấy chép như sau: “Kìa, anh em ăn ở hòa thuận nhau. Thật tốt đẹp thay! Ấy khác nào dầu quí giá đổ ra trên đầu, Chảy xuống râu, tức râu của A-rôn, chảy đến trôn áo người; Lại khác nào sương móc Hẹt-môn sa xuống các núi Si-ôn; Vì tại đó Đức Giê-hô-va đã ban phước, tức là sự sống cho đến đời đời”.
Phát biểu chính của Thi thiên nầy, ấy là sự hiệp một của dân sự Đức Chúa Trời là “tốt đẹp thay”. Phát biểu ấy được minh hoạ theo hai cách: Thứ nhứt, sự hiệp một ấy khác nào dầu xức chảy dài trên râu xuống đến trôn áo thầy tế lễ thượng phẩm. Một vị Mục sư giảng về phân đoạn Kinh Thánh nầy, ông gọi bài giảng nầy là: “Phước hạnh thay khi bộ râu được xức dầu”. Không phải đi vào chi tiết, thầy tế lễ đã được xức với vài lít dầu thơm, minh hoạ cho sự ngọt ngào khi Đức Thánh Linh hiện diện. Thứ hai, sự hiệp một được mô tả giống như lớp sương phủ trên đỉnh một ngọn núi. Không, không phải “sương mù” mà là sương phủ trên một ngọn núi! Sương hình thành khi mọi điều kiện của bầu khí quyển đang ở trong tình trạng thích ứng. Tuy nhiên sương luôn luôn được thấy rất rõ ràng. Bạn biết đấy, các điều kiện thích ứng vì sương đang hiện hữu ở đó. Khi điều kiện thuộc linh của dân sự Đức Chúa Trời đương trong tình trạng thích ứng, thì có sự hiệp một phước hạnh.
Tuy nhiên, trong Hội Thánh Côrinhtô cũng như trong nhiều Hội Thánh địa phương khác, cả quá khứ và trong hiện tại, mọi điều kiện cho sự hiệp một đều không hiện hữu. Bất kỳ ai để một thời gian dài ở bất cứ một Hội Thánh địa phương nào đều nhìn thấy mình có dự phần vào những cuộc tranh cãi. Ở đây tại Cornerstone, chúng ta đã chứng kiến việc dự phần vào những sự chia rẽ có tính cách hủy diệt. Cảm tạ Chúa vì đấy không phải là trường hợp ở đây hôm nay. Hãy xem xét phần nghiên cứu nầy về sự giữ gìn bảo hộ cho tương lai!
Tranh cãi vốn dĩ nằm trong bổn tánh của tội lỗi. Bạn không phải dạy con cái biết cách phải ồn ào và đánh nhau như thế nào! Chúng đã thừa hưởng khả năng đó từ bố mẹ chúng. Đứa con gái út của chúng tôi, là Hannah, không nói chi nhiều cả cho tới khi nó lên ba. Nó chỉ biết có một câu nói ngắn rất rõ ràng “CỦA TÔI!” Khi còn nhỏ chúng ta tranh nhau về các thứ đồ chơi. Khi ở tuổi thanh thiếu niên, chúng ta tranh nhau về những cô bạn gái, xe Chevrolet hay xe Fords và còn nhiều thứ nữa. Khi trưởng thành, chúng ta bàn nhau về chính trị, công việc làm ăn, cùng những vấn đề đang có trong hiện tại. Tối kia, khi chơi bóng tại nhà thờ, tôi phải bực bội khi bị trọng tài thổi, vì ông ta thiên vị và quá tồi rất rõ ràng. Tôi đã kháng cự tận mặt rồi hất bùn vào ông ta! Tôi muốn tranh đấu! Hết thảy chúng ta đều tranh đấu. Tranh đấu với bạn bè, Tranh đấu trong gia đình. Tranh đấu trong công ăn việc làm. Tranh đấu giữa các thành phố và các dân tộc.
Tại sao chứ? Tại sao chúng ta có khuynh hướng phải tranh đấu như vậy chứ? Giacơ 4.1-2 hỏi và đáp cho câu hỏi đó: “Những điều chiến đấu tranh cạnh trong anh em bởi đâu mà đến? Há chẳng phải từ tình dục anh em vẫn hay tranh chiến trong quan thể mình sao? Anh em tham muốn mà chẳng được chi; anh em giết người và ghen ghét mà chẳng được việc gì hết; anh em có sự tranh cạnh và chiến đấu; anh em chẳng được chi, vì không cầu xin”. Tinh thần đấu tranh của chúng ta ra từ bổn tánh ích kỷ, tội lỗi của chúng ta. Chúng ta đặt cái tôi của mình lên trên hết. Chúng ta muốn những gì chúng ta cần. Chúng ta muốn đường lối của mình. Ở trung tâm chữ SIN [tội lỗi] là mẫu tự I [TÔI]. Đấu tranh và thiếu hiệp một luôn luôn tựu trung vào TÔI, tôi và của tôi.
Tuy nhiên, há người tin Chúa không được kêu gọi phải sống khác biệt sao? Rốt lại, chúng ta đã được cứu, được xưng công bình, được tái sanh, được chuộc và được làm con nuôi trong gia đình của Đức Chúa Trời. Chúng ta đã được ban cho một đời mới và đã được dựng nên mới. Thế mà chúng ta vẫn là đối tượng cho những tác dụng của xác thịt và dư thừa của bổn tánh cũ. Satan vốn biết rõ điều nầy. Chiến lược của hắn là cổ vũ bổn tánh tội lỗi đó thành hành động loạn nghịch chống lại Đức Chúa Trời. Hắn thích thú trong việc làm què quặt các Hội Thánh qua sự nói xấu, cãi nhau vặt, cùng tranh cạnh nội bộ. Hội Thánh tại thành Côrinhtô quả thực là một Hội Thánh gặp rắc rối. Có nhiều tội lỗi cần phải chú ý. Tuy nhiên, vì sự hiệp một giữa vòng dân sự của Đức Chúa Trời rất quan trọng nên sứ đồ Phaolô trước tiên phải xử lý với nó. Chúng ta hãy chia phân đoạn Kinh Thánh nầy ra làm năm tiểu đoạn kêu gọi sự hiệp một.
I. Lời YÊU CẦU phải hiệp một (câu 10a).
Câu 10 chép: “Hỡi anh em, tôi nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, khuyên anh em thảy đều phải đồng một tiếng nói với nhau, chớ phân rẽ nhau ra, nhưng phải hiệp một ý một lòng cùng nhau”. Hãy gạch dưới chữ “khuyên”. Từ nầy ra từ chữ Hy lạp parakaleo tương tự với chữ “Đấng cứu giúp” hoặc “Đấng Yên Ủi” mô tả Đức Thánh Linh. Para là “ở một bên”. Kaleo là “kêu gọi”. Vì thế, Phaolô đến bên cạnh các tín đồ thành Côrinhtô rồi kêu gọi họ. Ông rất tha thiết. Khi chúng ta yêu cầu, chúng ta thường sử dụng câu nói: “làm ơn đi”. Phaolô đang nói: “Làm ơn đi, làm ơn thôi đừng tranh cãi nữa. Làm ơn thôi đừng chia rẽ bầy của Đức Chúa Trời. Làm ơn học yêu thương nhau đi”.
Nền tảng cho yêu cầu phải hiệp một nầy, ấy vì họ là những “anh em”. Họ là những anh chị em ở trong Chúa. Điều nầy đã được nhấn mạnh thật sâu sắc khi Phaolô nài khuyên họ khi ông “nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ”. Phaolô đã nói ra một việc tương tự trong Êphêsô 4.1-6: “Vậy, tôi là kẻ tù trong Chúa, khuyên anh em phải ăn ở một cách xứng đáng với chức phận mà Chúa đã gọi anh em, phải khiêm nhường đến điều, mềm mại đến điều, phải nhịn nhục, lấy lòng thương yêu mà chìu nhau, dùng dây hòa bình mà giữ gìn sự hiệp một của Thánh Linh. Chỉ có một thân thể, một Thánh Linh, như anh em bởi chức phận mình đã được gọi đến một sự trông cậy mà thôi, chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép báp tem; chỉ có một Đức Chúa Trời và một Cha của mọi người, Ngài là trên cả mọi người, giữa mọi người và ở trong mọi người”.
Đây không phải là Hội Thánh của tôi. Đây chẳng phải là Hội Thánh của bạn. Hội Thánh nầy thuộc về Đấng Christ. Công vụ Các Sứ đồ 20.28 gọi đây là: “Hội thánh của Đức Chúa Trời, mà Ngài đã mua bằng chính huyết mình”. Ao ước của chúng ta sẽ không bao giờ làm đẹp lòng chúng ta, mà một phải làm đẹp lòng Ngài. Khi lòng chúng ta quan tâm đến những gì Đấng Christ mong muốn, chúng ta sẽ ở trong sự hiệp một với nhau.
II. Những HÌNH ẢNH nói tới sự hiệp một (câu 10b).
Trong phần nghiên cứu của chúng ta về sách Công vụ Các Sứ đồ, chúng ta đã xem kỹ mẫu mực của Hội Thánh đầu tiên. Công vụ Các Sứ đồ 2 chép: “Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh, và sự cầu nguyện… Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền thờ; còn ở nhà, thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà, ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh” (các câu 42, 46-47). Rõ ràng là Hội Thánh tại thành Côrinhtô, Hội Thánh của chúng ta hay bất kỳ một hội chúng địa phương nào khác không thể giống được với Hội Thánh đầu tiên tại thành Jerusalem. Vì vậy, Phaolô cung ứng cho chúng ta phần thứ hai của câu 10 ba hình ảnh bao quát về sự hiệp một có thể thích ứng với bất kỳ Hội Thánh nào.
A. TRONG MỘT HỘI THÁNH HIỆP MỘT “PHẢI ĐỒNG MỘT TIẾNG NÓI VỚI NHAU”
Bất chấp địa điểm hay thời gian, các tín hữu đã nhóm lại với nhau như một Hội Thánh, theo câu 10, nên “phải đồng một tiếng nói”. Cột giữa của bản Kinh Thánh NKJV dịch cụm từ nầy là “có chứng cớ đồng đều”. J.B. Phillips diễn tả cụm từ nầy là “nói với một giọng nói”. Tôi nghĩ bạn đang tiếp thu lấy ý tưởng. Chúng ta cần phải ở trong sự nhứt trí về đức tin. Chúng ta đang sống trong một thời đại đánh dấu sự đa dạng. Các tín lý của người nầy không còn quan trọng hơn tín lý của người kia. Xã hội của chúng ta cho chúng ta biết chẳng có gì tuyệt đối đúng hay tuyệt đối sai, chúng ta không thể thực sự tuyệt đối dám chắc về bất cứ việc gì. Triết lý ấy đã dọn đường xâm nhập vào trong các Hội Thánh, nhiều hệ phái và các trường học Cơ đốc. Chẳng có một tín điều hoặc giáo lý tiêu chuẩn nào cả. Kinh Thánh trở thành một quyển sách cho sự lý giải riêng tư, nghĩa là, nó có thể là một thứ dành cho bạn và một thứ hoàn toàn khác cho người kia. Giống như thăm viếng qua một quầy giải khát, bạn cầm lấy và chọn thứ gì bạn tin tưởng. Đấy chính xác là thái độ mà Phaolô đang giục giã chúng ta phải bỏ câu nầy đi. Sự thực là tuyệt đối, đặc biệt là lẽ thật theo Kinh Thánh. Nếu chúng ta bất đồng về lẽ đạo của Kinh Thánh thì một trong chúng ta là sai hay có lẽ cả hai chúng ta đều sai. Giải pháp không phải là tranh cãi, mà phải quay trở lại với Kinh Thánh với tấm lòng rộng mở rồi cùng nhau tìm cách hiểu rõ Lời của Đức Chúa Trời.
Chúng ta phải “đồng một tiếng nói” hay nhất trí về NHỮNG YẾU TỐ CẦN THIẾT, là những lẽ đạo chính của đức tin. Chúng ta có một thanh niên rất có tài trong Hội Thánh chúng ta một thời gian qua, nhưng anh ta không nhất trí với Hội Thánh chúng ta về tính đáng tin cậy của Kinh Thánh. Trong những sự dạy chính về đức tin Cơ đốc thì chẳng có một sự thoả hiệp nào cả. Chúng ta dựng ngọn cờ của mình trên những lẽ thật nầy và bằng lòng chịu chết vì chúng. Chúng ta phải “đồng một tiếng nói” hay nhất trí thậm chí trên NHỮNG YẾU TỐ KHÔNG CẦN THIẾT nữa. Về những vấn đề kém quan trọng hơn thì sao? Tôi đã nhìn thấy nhiều Hội Thánh nhảy vào tranh chiến vì màu sắc của tấm thảm hay mấy giờ buổi thờ phượng bắt đầu hoặc bài nào được hát hay không nên hát. Chúng ta sẽ luôn luôn có những ý kiến khác biệt đối với những vấn đề và không bao giờ mọi người sẽ hoàn toàn đồng ý. Tuy nhiên, cùng lúc ấy hết thảy chúng ta phải nhất trí mà cũng phải vừa lòng nữa.
B. TRONG HỘI THÁNH HIỆP MỘT CÁC TÍN HỮU “CHỚ PHÂN RẼ NHAU RA”
Một bức tranh thứ hai nói tới một Hội Thánh hiệp một, ấy là “chớ phân rẽ nhau ra”. Từ ngữ “phân rẽ” ra từ chữ Hy lạp schismata từ đó chúng ta mới có chữ “schism” hay phân rẽ. Sát nghĩa, nó có nghĩa là “xé toạc” giống như một người kia xé toạc tờ báo hay xé toạc một mãnh vãi vậy. Nó có thể mang ý nghĩa “phá vỡ” hay “vi phạm” giống như phá vỡ một hiệp ước vậy. Cuộc nội chiến là một trường hợp trọn vẹn nói tới việc xứ sở bị phân chia, bị xé toạc và bị phân chia ra làm hai.
Tôi tin ý chính một lần nữa là nói tới giáo lý. Chỗ nào Kinh Thánh nói đơn giãn, hết thảy chúng ta phải đồng ý. Rôma 16.17 chép: “Hỡi anh em, tôi khuyên anh em coi chừng những kẻ gây nên bè đảng và làm gương xấu, nghịch cùng sự dạy dỗ mà anh em đã nhận. Phải tránh xa họ đi”. Chỗ nào Kinh Thánh nói không rõ lắm, chúng ta có ngay phòng giải thích những khác biệt. Thí dụ, có chỗ cho những người tin họ sẽ chờ đợi cho tới khi giữa chừng hay cuối cơn đại nạn sẽ được cất lên. Họ có thể ở lại nếu họ muốn. Tôi muốn đi với Chúa trước khi cơn đại nạn bắt đầu!
Không có một sự “phân rẽ” nào giữa Hội Thánh và các cấp lãnh đạo. Nếu quí Mục sư, các trưởng lão, và chấp sự đều sai, thế thì họ phải đến gần với Kinh Thánh hơn. Con người có thể sai lầm. Tuy nhiên, khi Đức Chúa Trời đặt hạng người nhơn đức vào trong Hội Thánh để chăn và dẫn dắt bầy, người khác phải chìu theo họ.
C. TRONG HỘI THÁNH HIỆP MỘT CÁC TÍN HỮU PHẢI “HIỆP MỘT Ý MỘT LÒNG CÙNG NHAU”.
Hình ảnh thứ ba về sự hiệp một nằm ở phần cuối của câu 10: “anh em phải hiệp một ý một lòng cùng nhau”. “Hiệp” không có nghĩa là chúng ta là hạng người trọn vẹn đâu. Thay vì thế, đây là một hình ảnh bằng lời trong Tân Ước đề cập tới một việc đang được chỉnh sửa, một mảng lưới được vá lại, một chiếc áo được khâu lại. Hãy phác hoạ một cái bình đã bị vỡ thành nhiều mãnh đã được dán lại với nhau một cách chính xác y như nó có trước kia. Chúng ta là hạng người bị nứt nẻ, Đức Chúa Trời muốn hàn gắn lại một cách trọn vẹn.
Tôi nghĩ đến Hội Thánh giống như trò chơi ráp hình. Mỗi một người chúng ta là một mẫu hình để ráp. Đứng riêng ra, chúng ta chẳng là gì cả. Tuy nhiên, hiệp lại với nhau ở đúng vị trí chúng ta tạo thành một bức tranh. Bởi cách đó, trò chơi ráp hình đòi hỏi tất cả các mẫu ráp. Khi bạn không ráp vào, Hội Thánh sẽ chịu khổ. Thứ nhứt, chúng ta phải hiệp với nhau “một ý”. “Một ý” có nghĩa gì? Chúng ta đang có ý tưởng nào vậy? Chúng ta cần phải có ý của Đấng Christ, là ý tưởng khiêm nhường. Philíp 2.5-8 chép: “Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có, Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự”.
Chúng ta cũng cần phải có tâm tình của một tôi tớ. Mác 10.45 chép: “Vì Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người”. Thứ hai, chúng ta phải hiệp cùng nhau “đồng xét đoán”. Nói cách khác, chúng ta cần phải sống giả hình. Chúng ta không đồng ý ở ngoài mặt, nhưng bất đồng ở trong lòng. Giả hình chẳng giúp gì được cho Hội Thánh. Khi một thuộc viên bất đồng với Mục sư, các cấp lãnh đạo, kế hoạch hay giáo lý của Hội Thánh, người ấy không thể phu phỉ trong đời sống thuộc linh của mình.
III. NAN ĐỀ của sự hiệp một (các câu 11-12).
Câu 11 chép: “Vì, hỡi anh em, bởi người nhà Cơ-lô-ê, tôi có được tin rằng trong anh em có sự tranh cạnh”. Chúng ta không biết Cơ-lô-ê hay gia đình của bà ta là ai. Rõ ràng bà ta là hay đã là thuộc viên của Hội Thánh Côrinhtô. Dù bà ta hay ai đó từ gia đình của bà ta đã viết thư hoặc thăm viếng Phaolô rồi nói cho ông biết về rắc rối ở trong Hội Thánh. Mặc dù chúng ta không biết Cơ-lô-ê là ai, Hội Thánh ai cũng biết bà ta hết.
Là thuộc viên trong Hội Thánh, tôi nghĩ Cơ-lô-ê đã làm một việc rất đúng đắn. Hội Thánh đã gặp phải rắc rối và bà ta nói cho Phaolô biết. Thêm nữa, bà ta không sợ Phaolô sử dụng tên tuổi của bà ta. Nhiều lần có người đến gặp tôi để nói cho tôi biết đôi điều về cá nhân khác, họ muốn tôi phải hành động ngay, nhưng không muốn tôi tỏ ra lai lịch của họ. Tôi không thích thư nặc danh. Trải qua nhiều năm tháng, tôi đã nhận vài bức thư mà tác giả chỉ ký võn vẹn hàng chữ “một Cơ đốc nhân có lòng quan tâm” hay vài bút danh khác. Nếu bạn sẽ đưa ra lời kết án, hãy thu lại bức thư ấy với tên của mình. Bạn nhìn thấy tội lỗi trong Hội Thánh giống như một chứng ung thư ác tính vậy. Nếu tội lỗi ấy không được điều trị theo Kinh Thánh, nó sẽ lan rộng khắp thân thể của Hội Thánh. Bất chấp tội lỗi ấy, thì chẳng còn cách chạy chữa nào nữa cả. Tôi nhứt trí với sự thực Cơ-lô-ê đã bằng lòng ghi tên của bà vào hàng ngũ cho sự hiệp một của Hội Thánh.
Ở câu 12, chúng ta tiếp thu một phần những gì Cơ-lô-ê thông báo cho Phaolô biết: “Tôi có ý nói rằng trong anh em mỗi người nói như vầy: Ta là môn đồ của Phao-lô; -ta là của A-bô-lô, -ta là của Sê-pha, -ta là của Đấng Christ”. Ít nhất tôi đưa ra bốn phe phái hay bè lũ ở trong Hội Thánh. Thứ nhứt, có đám đông xưng “Ta là môn đồ của Phaolô”. Không nghi ngờ chi nữa, số người nầy đã được cứu dưới chức vụ của Phaolô tại thành Côrinhtô như đã được mô tả trong Công vụ Các Sứ đồ 18. Phaolô là cha của họ trong đức tin và họ rất trung thành đối với ông. Họ tự hào về ông và thường nhắc tới ông.
Thứ hai, có số người xưng là “Ta là của A-bô-lô”. Phaolô sai A-bô-lô đến thế chỗ của ông sau khi ông rời thành Côrinhtô. A-bô-lô là người Do thái ở thành Alexandria và có học cao. Công vụ Các Sứ đồ 18.24 mô tả ông là “tay khéo nói và hiểu Kinh Thánh”. Nhân vật nầy hoàn toàn là một nhà truyền đạo. Chắc chắn có nhiều người đến với Hội Thánh trong chức vụ của ông và tin ông là vị lãnh đạo giỏi nhất trong những lãnh đạo của họ. Thứ ba, có những kẻ xưng “Ta là của Sê-pha”. Hiển nhiên, có một số người trong Hội Thánh đã được cứu và chịu phép báptêm dưới chức vụ của Sê-pha hay Phierơ. Họ rất tự hào khi được gắn bó với nhân vật nầy, vì ông là “phát ngôn viên của các môn đồ” trong nhiều năm trời. Sau cùng, có phe xưng “Ta là của Đấng Christ”. Tôi e rằng họ là nhóm siêu thuộc linh, họ tự nghĩ họ thích ứng với Đức Chúa Trời hơn bất kỳ ai khác. Chắc chắn họ phải nhìn xuống người khác và các tín hữu khác cách kiêu kỳ. Nan đề nầy về sự phân rẽ vẫn còn thịnh hành hôm nay. Cơ đốc nhân vẫn tự phân rẽ nhau trong những phe phái giống như thế. Tôi đọc thấy mẫu tin nầy ngày hôm kia về cuộc trao đổi với một người định tự tử khi muốn nhảy xuống từ một cây cầu.
Tôi nói, có phải ông là Cơ đốc nhân hay là người Do thái? Ông ta nói: Cơ đốc nhân. Tôi nói: Tôi cũng thế. Tin lành hay Công giáo? Ông ta nói: Tin lành. Tôi nói: Tôi cũng vậy. Hệ phái nào? Ông ta đáp: Báptít. Tôi nói: Tôi cũng vậy. Báp tít Bắc phương hay Nam phương? Ông ta nói: Bắc phương. Tôi đáp: Tôi cũng vậy. Báp tít Bảo Thủ Phương Bắc hay Báptít Tự do Phương Bắc? Ông ta đáp: Báptít Bảo Thủ Phương Bắc. Tôi đáp: Tôi cũng thế. Báptít Chính thống Bảo Thủ phương Bắc hay Báptít Cải chánh Bảo Thủ phương Bắc? Ông ta đáp: Báptít Chính thống Bảo Thủ phương Bắc. Tôi nói: Tôi cũng vậy. Báptít Chính thống Bảo Thủ phương bắc, khu vực hồ Great, hay khu vực phía Đông? Ông ta đáp: Báptít Chính thống Bảo Thủ phương bắc, khu vực hồ Great. Tôi đáp: Tôi cũng vậy. Báptít Chính thống Bảo Thủ phương bắc, khu vực hồ Great, Giáo hội nghị năm 1879 hay Báptít Chính thống Bảo Thủ phương bắc, khu vực hồ Great, Giáo hội nghị năm 1912? Ông ta đáp: Báptít Chính thống Bảo Thủ phương bắc, khu vực hồ Great, Giáo hội nghị năm 1912. Tôi nói: Chết rồi, dị giáo! Và tôi đẩy ông ta qua một bên.
Chúng ta bật cười, nhưng chúng ta biết có một chất thực trong câu chuyện tưởng tượng đó. Chúng ta được phước khi có những giáo sư Kinh Thánh có tài ở đây trong chính Hội Thánh của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta sẽ phạm tội trọng khi hình thành các nhóm riêng biệt xung quanh họ. Lòng trung thành của chúng ta phải dành cho Đấng Christ, chớ không phải cho con người hoặc tổ chức. Hãy lắng nghe I Côrinhtô 3.5-7: “Thế thì, A-bô-lô là ai, và Phao-lô là ai? Ấy là kẻ tôi tớ, mà bởi kẻ đó anh em đã tin cậy, y theo Chúa đã ban cho mọi người. Tôi đã trồng, A-bô-lô đã tưới, nhưng Đức Chúa Trời đã làm cho lớn lên. Vậy, người trồng kẻ tưới, đều không ra gì, song Đức Chúa Trời là Đấng làm cho lớn lên”.
IV. NGUYÊN TẮC cho sự hiệp một (các câu 13-16).
Trong câu 13, Phaolô đưa ra thắc mắc rất hoa mỹ: “Đấng Christ bị phân rẽ ra sao? Có phải Phao-lô đã chịu đóng đinh trên cây thập tự thế cho anh em, hay là anh em đã nhân danh Phao-lô mà chịu phép báp tem sao?” Hãy chú ý cách cẩn thận câu hỏi đầu tiên: “Đấng Christ bị phân rẽ ra sao?” tất nhiên là không rồi! Đấng Christ không bị phân rẽ. Từ khi Hội Thánh là thân thể của Đấng Christ, thân thể ấy không bị phân rẽ.
Một Hội Thánh phân rẽ là một sự mâu thuẫn. I Côrinhtô 6.17 chép: “Còn ai kết hiệp với Chúa thì trở nên một tánh thiêng liêng cùng Ngài”. I Côrinhtô 12.12-13 chép: “Vả, như thân là một, mà có nhiều chi thể, và như các chi thể của thân dầu có nhiều, cũng chỉ hiệp thành một thân mà thôi, Đấng Christ khác nào như vậy. Vì chưng chúng ta hoặc người Giu-đa, hoặc người Gờ-réc, hoặc tôi mọi, hoặc tự chủ, đều đã chịu phép báp-têm chung một Thánh Linh để hiệp làm một thân; và chúng ta đều đã chịu uống chung một Thánh Linh nữa”. Rôma 12.5 chép: “thì cũng vậy, chúng ta là nhiều người mà hiệp nên một thân trong Đấng Christ, và hết thảy chúng ta đều là các phần chi thể của nhau”. Trở thành một Cơ đốc nhân là trở nên một với Đấng và với thân thể của Ngài.
Mới đây tôi hướng dẫn một buổi học về hôn nhân, bài học nói rằng mỗi cuộc hôn nhân là một phản ảnh mối tương giao giữa Đấng Christ và Hội Thánh. Có thể nó phản ảnh rất tích cực hay tiêu cực, nhưng nó vẫn sẽ cung ứng một phản ảnh. Từng Hội Thánh địa phương là sự phản ảnh lớn lao về Đấng Christ. Hội Thánh Cornerstone vừa phản ảnh tích cực hay tiêu cực về Ngài. Nếu chúng ta chọn tranh cãi, chúng ta sẽ không bao giờ với tới mối tương giao của chúng ta vì Ngài.
Phaolô tự mình cách biệt ra khỏi bất cứ một sự tranh cãi nào trong Hội Thánh bằng cách hỏi: “Có phải Phao-lô đã chịu đóng đinh trên cây thập tự thế cho anh em, hay là anh em đã nhân danh Phao-lô mà chịu phép báp tem sao?” Tôi nghĩ ông sẽ lấy làm khó chịu khi họ sử dụng tên của ông để tạo ra những sự phân rẽ của họ. Bạn phải noi theo quí Mục sư và cấp lãnh đạo của mình, nhưng lòng trung thành trọn vẹn của chúng ta phải đặt nơi một mình Đấng Christ.
Cho phép tôi đưa ra một lời cân đối ở đây. Kinh Thánh dạy rằng các tín đồ phải tỏ ra sự tán thưởng những người nào đang làm việc cật lực để giảng dạy Ngôi Lời. I Têsalônica 5.12-13 chép: “Hỡi anh em, xin anh em kính trọng kẻ có công khó trong vòng anh em, là kẻ tuân theo Chúa mà chỉ dẫn và dạy bảo anh em. Hãy lấy lòng rất yêu thương đối với họ vì cớ công việc họ làm...”. Tôi có một số anh hùng trong đức tin. Nhiều người đã ngã chết. Một số còn đang sống. Hết thảy đều có thể sai lầm và có hai bàn chân bằng đất sét. Tôi đánh giá cao họ, nhưng nhớ rằng họ chỉ đang/đã là con người. Tuy nhiên, chúng ta đừng bao giờ để cho sự khen ngợi những người thuộc về Đức Chúa Trời đem lại sự chia rẽ. Dòng cuối cùng của câu ấy tôi trưng dẫn như sau: “…Hãy ở cho hòa thuận với nhau”. Giờ đây, Phaolô nói trong các câu 14-16: “Tôi tạ ơn Đức Chúa Trời, vì ngoài Cơ-rít-bu và Gai-út, tôi chưa từng làm phép báp tem cho ai trong anh em, hầu cho chẳng ai nói rằng anh em đã nhân danh tôi mà chịu phép báp tem. Tôi cũng đã làm phép báp tem cho người nhà Sê-pha-na; ngoài nhà đó, tôi chẳng biết mình đã làm phép báp tem cho ai nữa”.
Khi Phaolô suy nghĩ lại thời gian ông ở tại thành Côrinhtô, đặc biệt ông nhớ tới việc làm phép báptêm cho “Cơ-rít-bu”, cựu cai nhà hội và “Gai-út”. Khi suy gẫm thêm, ông nói trong câu 16: “Tôi cũng đã làm phép báp tem cho người nhà Sê-pha-na”. Dường như là Phaolô đã làm phép báptêm cho vài người, có lẽ để phần việc đó lại cho nhóm truyền giáo. Thú vị thay, Giăng 4.2 cho chúng ta biết rằng “(kỳ thiệt không phải chính Đức Chúa Jêsus làm phép báp têm)”. Tại sao không làm phép báptêm chứ? Hãy tưởng tượng một số người kiêu căng giả dối đã có khi chịu Chúa Jêsus hay Phaolô làm phép báptêm cho.
Phaolô vốn hiểu rõ điều nầy. Ông không muốn có một hệ thống thờ lạy hình tượng theo sau. Ông không muốn trở thành một người nổi tiếng. Sứ mệnh của ông là tìm kiếm nhiều môn đồ của Đấng Christ, chớ không phải môn đồ của Phaolô. Đấy là lý do tại sao ông nói rất thành thực: “Tôi tạ ơn Đức Chúa Trời … tôi chưa từng làm phép báp tem cho ai trong anh em, hầu cho chẳng ai nói rằng anh em đã nhân danh tôi mà chịu phép báp tem”.
Thần học viện mà tôi đến học đã được thành lập vào thập niên năm 1940. Một bức tranh thật lớn nhà sáng lập, Tấn sĩ A.J. Kirkland được treo trong giảng đường cùng với nhiều tranh ảnh và một tuyển tập các ảnh hưởng riêng của ông. Ông đã qua đời nhiều năm trước khi tôi trở thành một sinh viên, tuy nhiên tên tuổi của ông đã được nói ra với ý thức rất kính nể. Các thầy giáo kể nhiều truyện tích nói về ông mà tôi thường cảm thấy hầu như tôi đã quên sự cất lên bởi sự có đặc ân ngồi nghe ông giảng dạy. Phaolô không muốn loại trung thành ấy. Ông muốn dân sự phải noi theo Đấng Christ.
Tôi là một Mục sư cho một số người trong các bạn trong vài năm trời. Nếu Chúa muốn, tôi sẽ trở thành Mục sư của quí vị trong nhiều năm nữa. Quí vị thường tâng bốc tôi với những lời lẽ tử tế. Tuy nhiên, thực là rõ ràng vì tôi có hai bàn chân bằng đất sét. Giống như bạn, tôi đang tranh đấu với xác thịt và thường thất bại. Đấy là lý do tại sao lòng trung thành của chúng ta không bao giờ đặt nơi con người, mà đặt nơi Đấng Christ. Ngài sẽ không làm cho chúng ta phải thất vọng.
V. ƯU ĐIỂM của sự hiệp một(câu 17).
Sau cùng, Phaolô nói trong câu 17: “Thật vậy, Đấng Christ đã sai tôi, chẳng phải để làm phép báp-tem đâu, nhưng để rao giảng Tin Lành, và chẳng dùng sự khôn khéo mà giảng, kẻo thập tự giá của Đấng Christ ra vô ích”. Tin lành là ưu tiên một, chớ không phải phép báptêm và không phải ai là vị giáo sư Kinh Thánh giỏi nhất. Phép báptêm rất quan trọng. Đây là bước đầu tiên trong đời sống đức tin và cung ứng bằng chứng của sự biến đổi chơn thật ở người bề trong. Tuy nhiên, phép báptêm chẳng cứu được ai. Phaolô không được kêu gọi để làm phép báptêm, mà để “rao giảng Tin lành”. Vì lẽ đó, “thập tự giá của Đấng Christ” là ưu tiên một tối hậu. Ông không tâng bốc họ bằng “lời nói khôn ngoan”. Khi làm vậy, ông sẽ tự tôn mình lên và thu nhỏ lại tác dụng của sứ điệp Tin lành làm thay đổi đời sống.
Nói tóm lại, khi tôi nghiên cứu phân đoạn nầy và phần còn lại của thư tín nầy, tôi tin chắc rằng Hội Thánh Côrinhtô đã đầy dẫy với sự ngạo mạn, tinh thần rất kiêu căng. Họ tự hào về sự thành công của họ. Họ tự hào về các giáo sư dạy Kinh Thánh của họ. Họ tự hào về tri thức của họ. Vi cớ sự kiêu ngạo nầy, họ đang trở nên vô dụng cho Nước của Đức Chúa Trời. Như chương 13 nói: không có tình yêu thương chỉ là “đồng kêu lên” và “chập choả vang tiếng”. Sự ngạo mạn của con người có thể làm giảm sút sứ điệp nói tới thập tự giá rất nhiều. Nguyện Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta. Nguyện việc ấy sẽ không xảy ra ở đây.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét