Thứ Tư, 10 tháng 3, 2010

I Côrinhtô 12.12-19: "Sự hiệp một và tính đa dạng của các ân tứ thuộc linh"



I CÔRINHTÔ – HỘI THÁNH GẶP RẮC RỐI
Sự hiệp một và tính đa dạng của các ân tứ thuộc linh
I Côrinhtô 12.12-19
Trong mấy tuần qua, phần nghiên cứu của chúng ta trong sách I Côrinhtô đã nhắm vào các ân tứ thuộc linh. Trong phân đoạn Kinh Thánh ngày hôm nay, sứ đồ Phaolô phác họa cho thấy các ân tứ hoạt động như thế nào trong Hội Thánh! Tuy nhiên, trước khi chúng ta đào sâu vào các câu nầy, chúng ta hãy để ra vài phút để sắp đặt nội dung. Các ân tứ thuộc linh là những khả năng thiêng liêng cho chức dịch. Chúng không phải là những ta-lâng tự nhiên. Chúng ta nhận lãnh các ân tứ thuộc linh của chúng ta sau khi được cứu như một kết quả của ơn cứu rỗi.
Có hai bảng danh sách chính các ân tứ thuộc linh. Một được thấy ở đây I Côrinhtô 12 trong các câu 8-10; 28 và danh sách kia ở Rôma 12.6-8. Trong hai bảng danh sách nầy là hai loại ân tứ:
Các ân tứ cho chức vụ thường trực: Các ân tứ nầy gồm có: nói tiên tri, tri thức, khôn ngoan, dạy dỗ, khuyên bảo, lãnh đạo, cứu giúp, bố thí, thương xót, đức tin và sự phân biệt.
Các ân tứ dấu hiệu tạm thời: Các ân tứ nầy đã được ban cho một số người trong Hội Thánh đầu tiên để củng cố sứ điệp của hàng sứ đồ trước khi Kinh Thánh được hoàn tất.
Ở các câu 8-10, chúng ta đã xem xét chín ân tứ đặc biệt:
• ÂN TỨ KHÔN NGOAN (câu 8a). Về cơ bản, ân tứ nầy có nghĩa là “nói năng khôn ngoan”. Phương thức duy nhứt ân tứ nầy được ban ra hôm nay là khả năng áp dụng Lời thành văn của Đức Chúa Trời.
• ÂN TỨ TRI THỨC (câu 8b). Vì chẳng có một khải thị nào mới hết. Phương thức trong đó ân tứ nầy được ban cho là khả năng khám phá ra ý nghĩa đầy đủ của một phân đoạn Kinh Thánh rồi giải thích phân đoạn ấy để người khác nắm bắt được những sự dạy của nó.
• ÂN TỨ ĐỨC TIN (câu 9a). Mặc dù muốn được cứu và muốn hầu việc Đức Chúa Trời thì phải qua đức tin, ân tứ nầy đề cập tới một khả năng tin cậy nơi Đức Chúa Trời mạnh mẽ hơn, giữa vòng những hoàn cảnh khó khăn. Một người với ân tứ nầy rất mạnh mẽ trong sự cầu nguyện.
• CÁC ÂN TỨ CHỮA LÀNH (câu 9b). Khả năng chữa lành là một ân tứ dấu hiệu tạm thời. Ngược lại với dư luận chung, người nào với ân tứ nầy sẽ không chữa lành cho ai vào bất cứ thời điểm nào. Rõ ràng Phaolô đã có ân tứ nầy, nhưng chỉ được sử dụng để khẳng định địa vị sứ đồ của ông mà thôi.
• ÂN TỨ PHÉP LẠ (câu 10a). Đây cũng là một ân tứ dấu hiệu tạm thời. Các phép lạ của Chúa Jêsus đều là một dấu giúp nhận dạng Ngài là Đấng Mêsi cho dân Israel. Các vị sứ đồ và các cấp lãnh đạo Hội Thánh khác đã khẳng định Tin Lành với nhiều phép lạ. Tuy nhiên, hầu hết người nào đã sống kỷ nguyên Kinh Thánh chưa hề nhìn thấy một phép lạ. Đức Chúa Trời dường như đã đổ ra nhiều dấu lạ sự kỳ chỉ khi Ngài đã tỏ ra lẽ thật mới mẻ cho con người.
• ÂN TỨ NÓI TIÊN TRI (câu 10b). Nói tiên tri không phải luôn luôn là cho biết trước. Sát nghĩa ân tứ nầy có ý nói “nói trước” và có thể mang ý nghĩa loan báo trước nữa. Một người với ân tứ nói tiên tri là người về mặt thuộc linh được Đức Chúa Trời ban ơn cho để nói ra Lời của Ngài trước mặt nhiều người khác kèm theo quyền phép và sự say mê.
• ÂN TỨ PHÂN BIỆT (câu 10c). Ân tứ nầy đề cập tới khả năng biết chắc về mặt thuộc linh điều chi là thật và điều chi là giả.
• ÂN TỨ NÓI NHIỀU THỨ TIẾNG KHÁC (câu 10d). Đây là ân tứ dấu hiệu tạm thời về sự có khả năng giảng Lời của Đức Chúa Trời bằng một thứ tiếng chưa được học tập hay làm chủ được thứ tiếng đó. “Nhiều thứ tiếng khác” ra từ chữ có nghĩa là “ngôn ngữ”. Chúng ta sẽ xử lý với ân tứ nầy chi tiết hơn ở chương 14.
• ÂN TỨ THÔNG GIẢI (câu 10e). Ân tứ nầy có mặt để giúp cho những ai không biết thứ tiếng đang được nói ra hiểu được tiếng ấy. Ân tứ nầy sẽ được nói nhiều ở chương 14.
Ở câu 11, chúng ta lưu ý sự phân phối các ân tứ thuộc linh. Đức Thánh Linh là nguồn của các ân tứ thuộc linh và Ngài hành động qua tất cả các ân tứ thuộc linh. Chúng ta không phải chọn lấy các ân tứ, mà nhận lãnh ơn nào do Đức Thánh Linh ban cho chúng ta. Bạn sẽ nghĩ như sau: “Tôi chẳng có ơn nào trong các thứ ơn nầy”. Hãy nhớ rằng bảng danh sách nầy chưa phải là hết đâu. Các ân tứ khác đã được nhắc tới ở câu 28 và cũng ở Rôma 12.6-8. Cũng có thể là bạn đã có những ân tứ mà bạn chưa khám phá ra. Chúng ta khám phá ra các ân tứ của mình khi chúng ta tấn tới trưởng thành trong Đấng Christ và tìm cách hầu việc Ngài qua Hội Thánh địa phương. Trong phân đoạn Kinh Thánh hôm nay, Phaolô chỉ cho chúng ta thấy vì cớ sự cứu rỗi, tất cả các tín đồ đều có sự hiệp một trong Đấng Christ. Tuy nhiên, sự phân phối các ân tứ thuộc linh của chúng ta cung ứng cho chúng ta tính đa dạng.
I. Tất cả tín đồ đều có SỰ HIỆP MỘT trong Đấng Christ (các câu 12-13).
A. MẶC DÙ CHÚNG TA LÀ NHIỀU CHI THỂ, CHÚNG TA LÀ MỘT THÂN (câu 12).
Câu 12 chép: “Vả, như thân là một, mà có nhiều chi thể, và như các chi thể của thân dầu có nhiều, cũng chỉ hiệp thành một thân mà thôi, Đấng Christ khác nào như vậy”. Hãy chú ý phần nhấn mạnh ở chỗ “một thân”. Cụm từ nầy được nhắc tới ba lần chỉ trong một câu nầy. Một điều luật cơ bản cho sự nghiên cứu Kinh Thánh, ấy là khi một từ hay cụm từ được lặp đi lặp lại, điều nầy rất quan trọng.
Suốt cả Tân Ước, Phaolô sử dụng cơ thể con người như một hình bóng nói tới người được chuộc, gia đình của Đức Chúa Trời hay Hội Thánh theo ý nghĩa phổ quát. Tuy nhiên, các Hội Thánh địa phương cũng là thân thể của Đấng Christ, ở đó họ là những đại biểu địa phương của toàn thể dân sự của Đức Chúa Trời. Hãy xem xét một vài trường hợp. Rôma 12.5 chép: “thì cũng vậy, chúng ta là nhiều người mà hiệp nên một thân trong Đấng Christ, và hết thảy chúng ta đều là các phần chi thể của nhau”. Êphêsô 4.4 chép: “Chỉ có một thân thể, một Thánh Linh, như anh em bởi chức phận mình đã được gọi đến một sự trông cậy mà thôi”. Câu 12 nói tới: “…để các thánh đồ được trọn vẹn về công việc của chức dịch và sự gây dựng thân thể Đấng Christ”. Câu 16 chép: “Ấy nhờ Ngài mà cả thân thể ràng buộc vững bền bởi những cái lắt léo, khiến các phần giao thông với nhau, tùy lượng sức mạnh của từng phần, làm cho thân thể lớn lên, và tự gây dựng trong sự yêu thương”. Côlôse 1.18 chép: “Ấy cũng chính Ngài là đầu của thân thể, tức là đầu Hội thánh. Ngài là ban đầu sanh trước nhất từ trong những kẻ chết, hầu cho trong mọi vật, Ngài đứng đầu hàng”.
Thân thể con người là một phép ẩn dụ đáng kinh ngạc. Bạn có thể nghĩ được điều chi phức tạp và đa dạng đang hành động với sự hiệp một và hài hòa như thế không? Có nhiều người trên khắp thế giới ở trong các nhà thờ, hệ phái, tổ chức và chức dịch khác nhau, tuy nhiên hết thảy họ vẫn làm việc vì cùng một mục tiêu tôn vinh Đấng Christ. Tôi có nhiều anh chị em là chi thể của các nhà thờ khác và các nhóm khác, họ cũng được cứu y như tôi vậy. Họ đúng là đã được Đức Chúa Trời yêu dấu như tôi đây. Chúng ta nhất định không đồng ý về mọi sự. Thực ra, chúng ta bất đồng về một số đề tài. Bất chấp những sự bất đồng ấy, chúng ta được liên kết đời đời bởi mối quan hệ của chúng ta với Đấng Christ.
Đôi khi một số Cơ đốc nhân cảm thấy rằng nhà thờ hay nhóm của họ là nhà thờ hay nhóm duy nhứt mà Đấng Christ thực sự đại dụng hoặc chúc phước cho hay nơi họ Ngài thấy khoái lạc. Một người bạn đến nói cho tôi biết về một nhóm Báptít như vậy, họ tự xưng họ là cô dâu theo nghĩa đen (ẩn dụ khác) của Đấng Christ. Một cụ truyền đạo đến giảng cho họ, cụ nói: “Hỡi anh em, nếu chúng ta là cô dâu của Đấng Christ, thế thì Chúa đang có một cô dâu rất trẻ và gầy nhom”.
Hết thảy chúng ta đều nghe kể một câu chuyện cười về thiên sứ vừa mới đến tại một vùng đất của thiên đàng. Ngài yêu cầu mọi người im lặng khi bước qua một căn phòng đầy ắp người rồi nói: “Sssshhhh, đây là _________ (xin điền vào hệ phái mà bạn đã chọn vào đây!), họ tưởng họ là những người duy nhứt có mặt ở đây”. Tôi nghĩ, khi chúng ta sau cùng đến tại thiên thành, hết thảy chúng ta đều sẽ ngạc nhiên bởi ai có mặt và ai không có mặt ở đấy.
Phaolô nói: “Vả, như thân là một”. Đấng Christ không có nhiều thân đâu! Ngài có “một thân”. Tuy nhiên, thân ấy có “nhiều chi thể”. Đấy là chúng ta, những người bởi ân điển nhờ đức tin đã được cứu. Tuy nhiên, “như các chi thể của thân dầu có nhiều, cũng chỉ hiệp thành một thân mà thôi”. Nói chung, chúng ta “nhiều” Cơ đốc nhân là “một thân” trong Đấng Christ.
Hãy chú ý cụm từ sau cùng: “Đấng Christ khác nào như vậy”. Chúng ta là thân, Ngài là đầu. Ngài phán ở Giăng 15.5: “Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh …”. Ngài là Đấng Chăn; chúng ta là bầy chiên. Ngài là nguồn ban sự sống cho hết thảy Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus phán ở Giăng 14.19: “vì ta sống thì các ngươi cũng sẽ sống”. I Giăng 5.12 chép: “Ai có Đức Chúa Con thì có sự sống; ai không có Con Đức Chúa Trời thì không có sự sống”. I Côrinhtô 6.17 chép: “Còn ai kết hiệp với Chúa thì trở nên một tánh thiêng liêng cùng Ngài”.
Nói về mặt thuộc linh, chúng ta là một với Đấng Christ và là một với hết thảy những tín hữu chân chính trên khắp thế gian và khắp thời gian. Tuy nhiên, Kinh Thánh dạy rằng một ngày kia hết thảy chúng ta sẽ hiệp lại với nhau về phần xác nữa. Hêbơrơ 2.11-13 chép: “Vì Đấng làm nên thánh và kẻ được nên thánh, đều bởi một Cha mà ra. Cho nên Ngài không thẹn mà gọi những kẻ đó là anh em, khi Ngài có phán: Tôi sẽ truyền danh Chúa cho anh em tôi; Và ngợi khen Chúa ở giữa hội (ekklesia – “Hội Thánh”). Ngài lại phán: Ta sẽ phó thác ta cho Chúa. Lại phán: Ta đây, ta với các con cái mà Đức Chúa Trời đã ban cho ta”. Hêbơrơ 12.22-24 chép: “Nhưng anh em đã tới gần núi Si-ôn, gần thành của Đức Chúa Trời hằng sống, tức là Giê-ru-sa-lem trên trời, gần muôn vàn thiên sứ nhóm lại, gần Hội thánh của những con trưởng được ghi tên trong các từng trời, gần Đức Chúa Trời, là quan án của mọi người, gần các linh hồn người nghĩa được vẹn lành, gần Đức Chúa Jêsus, là Đấng trung bảo của giao ước mới, và gần huyết rưới ra, huyết đó nói tốt hơn huyết của A-bên vậy”. Khải huyền 5.9 nói về những kẻ nhóm lại quanh ngôi của Đức Chúa Trời: “Chúng hát một bài ca mới rằng: Ngài đáng lấy quyển sách mà mở những ấn ra; vì Ngài đã chịu giết lấy huyết mình mà chuộc cho Đức Chúa Trời những người thuộc về mọi chi phái, mọi tiếng, mọi dân tộc, mọi nước”.
B. HAI PHẦN MÔ TẢ VỀ SỰ CỨU RỖI (câu 13).
Câu 13 chép: “Vì chưng chúng ta hoặc người Giu-đa, hoặc người Gờ-réc, hoặc tôi mọi, hoặc tự chủ, đều đã chịu phép báp-têm chung một Thánh Linh để hiệp làm một thân; và chúng ta đều đã chịu uống chung một Thánh Linh nữa”. Lý do cho sự hiệp một quan trọng nầy là ơn cứu rổi phổ quát của chúng ta. Hãy chú ý thể nào Phaolô mô tả ơn cứu rỗi theo hai cách:
• Thứ nhứt, chúng ta đã “chịu phép báptêm chung một Thánh Linh để hiệp làm một thân”. Từ ngữ “báptêm” không luôn luôn đề cập đến phép báptêm bằng nước. Báptêm ra từ chữ baptizo có nghĩa là “nhúng hay dìm xuống nước”. Chúng ta có thể bị nhúng xuống nước sau khi chúng ta trở thành Cơ đốc nhân, nhưng chúng ta bị nhúng xuống nước để trở thành Cơ đốc nhân. Thí dụ ở Mathiơ 3.11, Giăng Báptít nói: “Về phần ta, ta lấy nước mà làm phép báp-tem cho các ngươi ăn năn; song Đấng đến sau ta có quyền phép hơn ta, ta không đáng xách giày Ngài. Ấy là Đấng sẽ làm phép báp-tem cho các ngươi bằng Đức Thánh Linh và bằng lửa”.
Khi bạn được cứu, bạn đã bị nhúng trong Đấng Christ về mặt thuộc linh. Bạn bị dìm sâu vào sự sống của Đức Chúa Trời. Bạn trở thành chi thể của Ngài, một chi thể trong thân của Ngài. Bạn chịu báptêm trong quyền phép sự chết, sự chôn và sự sống lại của Ngài. Rôma 6.3-5 chép: “Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báp-têm trong Đức Chúa Jêsus Christ, tức là chịu phép báp-têm trong sự chết Ngài sao? Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp-têm trong sự chết Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy. Vì nếu chúng ta làm một cùng Ngài bởi sự chết giống như sự chết của Ngài, thì chúng ta cũng sẽ làm một cùng Ngài bởi sự sống lại giống nhau”.
Khi chúng ta làm phép báptêm cho một tân tín hữu và tiếp đón người (nam hay nữ) vào trong gia đình Hội Thánh của chúng ta, chúng ta đang phác họa về mặt thuộc thể những gì đã diễn ra rồi về mặt thuộc linh. Có người dạy rằng phép báptêm thuộc linh chỉ dành cho một số Cơ đốc nhân, phep ấy đã diễn ra sau khi được cứu và tỏ ra qua ân tứ nói tiếng lạ. Trước hết, nói tiếng lạ chẳng có việc gì phải làm với phép báptêm thuộc linh. Nói tiếng lạ là một ân tứ dấu hiệu đã đình chỉ vào thế kỷ thứ nhứt (13.8). Cũng hãy chú ý rằng Phaolô nói chúng ta: “THẢY đã chịu phép báp-têm chung một Thánh Linh để hiệp làm một thân”. “Thảy” không có ý nói đến một vài đâu, nó nói đến CẢ THẢY! Mọi người nào thực sự được cứu đều đã chịu “phép báptêm” trong Đấng Christ. Phaolô trau chuốt thêm “thảy” có ý nói gì khi nói “hoặc người Giu-đa, hoặc người Gờ-réc, hoặc tôi mọi, hoặc tự chủ – và CHÚNG TA [thảy] đều đã chịu uống chung một Thánh Linh nữa”. Phép báptêm thuộc linh không phải dành cho một vài người, mà dành cho HẾT THẢY những ai thực sự thuộc về Đấng Christ. Hãy suy nghĩ về điều nầy xem! Trong tất cả các Hội Thánh mà Phaolô đã sáng lập, Hội Thánh Côrinhtô rất là xác thịt và thế gian. Tuy nhiên, ông dám nói Hội Thánh nầy: “CHÚNG TA đều đã chịu phép báp-têm chung một Thánh Linh để hiệp làm một thân …”.
• Thứ hai, chúng ta được dựng nên “đều đã chịu uống chung một Thánh Linh nữa”. Phaolô nói: “…chúng ta đều đã chịu uống chung một Thánh Linh nữa”. Điều nầy đề cập tới sự ngự vào thường trực của Đức Thánh Linh trong đời sống của người tin Chúa. Chịu phép báptêm về mặt thuộc linh đặt chúng ta vào trong thân của Đấng Christ và uống trong Thánh Linh, còn Thánh Linh thì ở trong thân của Cơ đốc nhân. Chúng ta bị đặt vào trong thân của Đấng Christ và Thánh Linh bị đặt vào trong chúng ta. Rôma 8.9 chép: “Về phần anh em, nếu thật quả Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong mình, thì không sống theo xác thịt đâu, nhưng theo Thánh Linh; song nếu ai không có Thánh Linh của Đấng Christ, thì người ấy chẳng thuộc về Ngài”. Êphêsô 1.13-14 chép: “Ấy lại cũng trong Ngài mà anh em sau khi đã nghe đạo chân thật, là đạo Tin Lành về sự cứu rỗi anh em, ấy là trong Ngài mà anh em đã tin và được ấn chứng bằng Đức Thánh Linh là Đấng Chúa đã hứa, Đấng ấy làm của cầm về cơ nghiệp chúng ta, cho đến kỳ chuộc lấy những kẻ mà Ngài đã được để khen ngợi sự vinh hiển Ngài”.
Đức Thánh Linh là Đấng thường trú trong đời sống chúng ta bảo đảm ơn cứu rỗi của chúng ta. Êphêsô 4.30 chép: “Anh em chớ làm buồn cho Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời, vì nhờ Ngài anh em được ấn chứng đến ngày cứu chuộc”. Thánh Linh của Đức Chúa Trời không được ban cho chúng ta theo cách nhiều lần đâu. Nếu bạn thực sự được cứu, bạn đang có Đức Thánh Linh ngay bây giờ để có cần. Giăng 3.34 chép: “…bởi Đức Chúa Trời ban Thánh Linh cho Ngài không chừng mực”. Không phải nhận một điều gì khác nữa. Bạn không phải chờ đợi Đức Thánh Linh. Đức Thánh Linh đang chờ đợi bạn đấy. Những gì phải làm là vâng theo Ngài vì Ngài đang ngự rồi trong chúng ta.
II. Tất vả tín đồ đều có TÍNH ĐA DẠNG trong Đấng Christ (các câu 14-19).
A. NGUYÊN TẮC: DÙ CHÚNG TA LÀ MỘT THÂN, CHÚNG TA LÀ NHIỀU CHI THỂ (câu 14).
Ở câu 12, Phaolô viết: “Vả, như thân là một, mà có nhiều chi thể”. Bằng cách đối chiếu, chúng ta đọc ở câu 14: “Thân cũng chẳng phải có một chi thể, bèn là nhiều chi thể”. Để hoạt động như một thân, chúng ta phải có nhiều loại khác nhau. Hãy tưởng tượng một ngôi nhà thờ mà ở đó ai nấy đều muốn trở thành mục sư hay hướng dẫn chương trình thờ phượng hoặc ca viên trong ca đoàn hoặc giáo viên, v.v… Đây là lý do tại sao hết thảy chúng ta đều được ban ơn cách đặc biệt. Chúng ta làm tròn các vai trò khác nhau tùy theo ân tứ của mình khi được kết hợp để được dựng nên hiệp thành một thân.
Tôi thích chơi nhạc. Tôi đã chơi đàn guitar trong phần lớn cuộc đời của mình. Thế rồi, tôi đổi sang chơi đàn mandolin. Trong 6 tháng qua, tôi đã chơi violon. Khi có cơ hội, tôi thích chơi đàn với nhiều nhạc sĩ khác. Tuy nhiên, tôi không muốn bước vào một căn phòng đầy những người kéo violon hay chơi đàn mandolin hoặc bất kỳ nhạc cụ nào khác. Tôi thích phim hoạt hình Far Side với đề tựa: “Địa ngục của viên nhạc trưởng”. Phim ấy cho thấy một vị nhạc trưởng bị dẫn dắt bởi một con quỉ trong một gian phòng đầy những tay đàn banjo! Mặt khác, khi tất cả những nhạc cụ khởi hòa âm, cùng lúc và đồng bộ với nhau, hết thảy họ đều chơi cùng một âm thanh. Đấy là những gì Hội Thánh sẽ trở nên giống như vậy. Mỗi một người chúng ta đang thi hành chức dịch của chính mình bằng cách sử dụng các ân tứ thuộc linh của mình và cùng nhau chúng ta hoàn thành ý chỉ của Đức Chúa Trời.
B. PHẦN MINH HỌA: THÂN THỂ CON NGƯỜI (các câu 15-17).
Câu 15 thắc mắc: “Nếu chơn rằng: vì ta chẳng phải là tay, nên ta không thuộc về thân, thì chẳng phải bởi đó chơn không có phần trong thân?” Tất nhiên, chơn của bạn không hoạt động giống như tay của bạn rồi. Tuy nhiên, chơn của bạn đóng một vai trò quan trọng cho thân thể của bạn. Tôi ghét phải đi quanh quẩn với hai bàn tay! Mục đích: chỉ vì bạn không thể là một trưởng lão hay một chấp sự hoặc một giáo viên, bạn vẫn có một vai trò trong thân, sinh hoạt của Hội Thánh.
Câu 16 tương tự thế: “Và nếu tai rằng: Vì ta chẳng phải là mắt, nên ta không thuộc về thân, thì tai chẳng phải bởi đó không có phần trong thân?” Mẹ tôi nói cho tôi biết khi tôi còn nhỏ, rằng các vị giáo sư vốn có hai con mắt ở phía sau đầu của họ. Tuy nhiên, chúng ta không cần thêm hai con mắt ở bên đầu của chúng ta đâu. Hai con mắt là đủ rồi. Chúng ta cần hai lỗ tai.
Phaolô hỏi trong câu 17: “Ví bằng cả thân đều là mắt, thì sự nghe ở đâu?” Hãy hình dung Hội Thánh giờ đây là các chi thể của thân xem. Chúng ta sẽ là một thân gớm guốc nếu hết thảy chúng ta là một chùm những con mắt. Chúng ta sẽ nhìn thấy mọi thứ nhưng chẳng làm được gì. Phaolô cũng hỏi trong câu 17: “Nếu cả thân đều là tai, thì sự ngửi ở đâu?” Nếu hết thảy chúng ta đều là tai, chúng ta sẽ nghe hết mọi sự nhưng chẳng ngửi được, chẳng thấy được, chẳng nếm và chẳng cảm nhận được gì. Hết thảy chúng ta đều cần đến các chi thể của thân đều làm việc với nhau.
C. ỨNG DỤNG: AI NẤY ĐỀU CÓ VAI TRÒ PHẢI ĐÓNG (câu 18).
Câu 18 chép: “Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể của thân chúng ta, ban cho mỗi một chi thể cái địa vị theo ý Ngài lấy làm tốt mà chỉ định”. Đôi khi cả gia đình chúng ta cùng nhau chơi trò chơi ráp hình. Chúng ta thường làm như vậy nhiều lần trong những ngày lễ. Chiến lược tốt nhứt tôi biết khi cùng nhau chơi ráp hình là tìm những mãnh ở góc trước, kế đó những mãnh ngoài biên rồi ráp những mãnh ở bên trong lại với nhau bằng cách so màu. Tuy nhiên, là một mãnh góc thì quan trọng hơn mãnh ngoài biên hay mãnh ở bên trong? Không. Trò chơi ráp hình sẽ bất toàn nếu BẤT KỲ mãnh nào bị bỏ sót.
Đừng bao giờ ganh tỵ hoặc ghen tương với các ân tứ của người khác. Đức Chúa Trời đã dựng nên bạn phải là bạn. Hãy bước đi với Ngài và Ngài sẽ sử dụng bạn. Chính Đức Chúa Trời là Đấng đã “sắp đặt các chi thể của thân chúng ta”. Đức Chúa Trời đã dựng nên và ban ơn cho bạn. Đức Chúa Trời đã khôn khéo “sắp đặt” mỗi một người chúng ta vào trong thân của Ngài. Mỗi một người chúng ta đều đóng một vai trò quan trọng. Đức Chúa Trời vốn quen thuộc với từng chi thể. Thí dụ, một người thợ đồng hồ biết rõ từng chi tiết của chiếc đồng hồ. Ông ta phải “sắp đặt” từng chi tiết với sự cân đối hoàn toàn với những chi tiết khác để cho nó chạy đúng giờ. Đức Chúa Trời đã đặt mỗi một chúng ta vào trong thân “theo ý Ngài lấy làm tốt chỉ định”. Bạn là người như thế nào và bạn có thể làm được việc gì, vì việc ấy “đẹp lòng” nên Đức Chúa Trời dựng nên bạn theo ý Ngài muốn. Chúng ta không có quyền thắc mắc sự xét nét của Đức Chúa Trời về các ân tứ của chúng ta. Rôma 9.20-21 chép: “Nhưng, hỡi người, ngươi là ai, mà dám cãi lại cùng Đức Chúa Trời? Có lẽ nào cái bình bằng đất sét lại nói với kẻ nắn nên mình rằng: Sao ngươi đã làm nên ta như vậy? Người thợ gốm há chẳng có quyền trên đất sét, cùng trong một đống mà làm ra hạng bình để dùng việc sang trọng, lại hạng khác để dùng việc hèn hạ sao?”
D. CẤU TRÚC: ĐẤNG CHRIST LÀ ĐẦU.
Mặc dù Phaolô không nhắc tới vấn đề nầy ở đây, chúng ta phải nhớ rằng trong thân thể quan trọng nầy, đầu là Đấng Christ. Êphêsô 1.22 chép: “Ngài đã bắt muôn vật phục dưới chân Đấng Christ, và ban cho Đấng Christ làm đầu Hội thánh”. Êphêsô 5.23 chép: “vì chồng là đầu vợ, khác nào Đấng Christ là đầu Hội thánh, Hội thánh là thân thể Ngài, và Ngài là Cứu Chúa của Hội thánh”. Côlôse 1.18 chép: “Ấy cũng chính Ngài là đầu của thân thể, tức là đầu Hội thánh. Ngài là ban đầu sanh trước nhất từ trong những kẻ chết, hầu cho trong mọi vật, Ngài đứng đầu hàng”.
Trong ẩn dụ về thân như thế nầy, tôi thường cảm thấy mình giống như một ngón chân khá to vậy. Tôi có khuynh hướng hay vấp vào mọi thứ! Tuy nhiên, ngón chân to không hoạt động cách độc lập đối với cái đầu. Cái đầu cung ứng phương hướng cho từng chi thể và khiến cho hết thảy các chi thể của thân đều cùng làm việc với nhau.
Nếu tôi không làm phần hành của mình, cả thân thể sẽ bị suy yếu đi. Những người khác sẽ đảm đương vai trò của tôi. Bạn có chơi bóng chày không!?! Trong nhiều tuần lễ tôi đã đi khập khiễng quanh đôi nạng. Vì chơn phải của tôi không thể đóng vai trò của nó, hai cánh tay và chân trái của tôi phải gánh lấy sức nặng của cả thân thể. Chúng bị hao phí sức lực nhiều vì tình trạng yếu đuối. Cũng một ý nghĩa đó, nếu bạn không chu toàn chức dịch của mình, nhiều người khác sẽ bị hao phí năng lực khi cố gắng thực thi công việc của bạn thêm vào với công việc của họ nữa.
E. CHÂN LÝ: SẼ CHẲNG CÓ MỘT THÂN NẾU NHƯ CHỈ CÓ MỘT CHI THỂ (câu 19).
Câu 19 chép: “Nếu chỉ có một chi thể mà thôi, thì cái thân ở đâu?” Nói cách khác, một thân với một chi thể sẽ không phải là một thân đâu! Thân ấy sẽ là một chân to hay một tay hoặc một con mắt. Chúng ta hãy suy nghĩ về điều nầy theo cách khác xem. Đội bóng hoạt động với 11 hậu vệ thì là đội bóng gì? Đội bóng chày có 12 người bắt bóng, thì là đội bóng gì? Tập đoàn kinh doanh thuộc loại gì khi có đến 100 hảng chuyên tiếp thị? Xe hơi thuộc loại gì khi có đến 4000 bánh xe bằng thép? Nếu ai nấy đều là một Mục sư, một giáo viên, một chấp sự, v.v… thì Hội Thánh đó là Hội Thánh gì? Mục đích là, bất luận bạn đã được ơn như thế nào, ơn của bạn là quan trọng cho Hội Thánh. Đừng ganh tỵ với ân tứ của người khác. Hãy đồng đi với Chúa kìa! Hãy tấn tới trong ân điển. Hãy khám phá ân tứ của bạn rồi sử dụng chúng vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời trong sự hiệp một của thân thể Đấng Christ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét