Thứ Tư, 31 tháng 3, 2010

I Giăng 4.7-15: "Nầy sự yêu thương ở tại đây "



I Giăng 4.7-15
Nầy sự yêu thương ở tại đây
Đức Chúa Trời không hứa bầu trời luôn luôn “xanh”
Đường lót đầy hoa cho cuộc sống chúng ta;
Đức Chúa Trời không hứa chỉ có nắng không mưa,
Vui không có buồn, bình an không có đau khổ.
Nhưng Đức Chúa Trời hứa sức lực cho mỗi ngày,
Yên nghĩ trong công việc, ánh sáng cho đường lối,
Ân điển trong thử thách, cứu giúp từ trên cao,
Cảm thông, yêu thương không phai.
Annie Johnson Flint, trưng dẫn Donald Kauffman, Baker’s Pocket Treasury of Religious Verse
Karl Barth, nhà thần học nổi tiếng, từng bị hỏi: “Ông từng có tư tưởng lớn nào?” Ông đáp: “Chúa Jêsus yêu tôi, tôi biết rõ điều nầy, vì Kinh thánh nói cho tôi biết như thế”. Dale Galloway, Rebuild Your Life[2][2]
Mặc dù tôi không nhất trí với Karl Barth ở một số việc, về mặt cơ bản tôi sẽ nhất trí với ông rằng tư tưởng lớn nhất trong thế gian, ấy là Chúa Jêsus yêu tôi. Tôi muốn mở rộng câu nói của ông một chút khi nói rằng tư tưởng lớn nhất trong thế gian, ấy là Đức Chúa Trời yêu thương tôi.
Không có gì phải ngạc nhiên khi Đức Chúa Trời yêu thương tôi hay Đức Chúa Trời yêu thương quí vị.
I Giăng 4.8 chép: …Đức Chúa Trời là sự yêu thương.
Vào một ngày Chúa nhựt, khi chúng tôi mặc toàn đồ đỏ trắng để tôn vinh Chúa Jêsus, và vào ngày Chúa nhựt ngay trước ngày lễ Valentine, thật là thích hợp khi chúng tôi nói về tình yêu thương. Một trong những phân đoạn Kinh thánh hay nhất cần bàn bạc về tình yêu thương được thấy có ở đây trong I Giăng 4.7-18, khi chúng ta tiếp tục phần bàn luận về Cơ đốc giáo thực như đã được thấy ở sách I Giăng.
Chúng ta hãy nhìn vào cách vắn tắt 6 việc về tình yêu thương như đã được thấy trong phân đoạn Kinh thánh của chúng ta.
TÌNH YÊU THUƠNG ĐÒI HỎI - Các câu 7-8, 20-21
I Giăng 4.7-8: “Hỡi kẻ rất yêu dấu, chúng ta hãy yêu mến lẫn nhau; vì sự yêu thương đến từ Đức Chúa Trời, kẻ nào yêu, thì sanh từ Đức Chúa Trời và nhìn biết Đức Chúa Trời. Ai chẳng yêu, thì không biết Đức Chúa Trời; vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương”.
Thứ nhứt, tôi muốn quí vị nhận biết rằng loại yêu thương được đề cập tới ở đây là loại tốt nhứt và thanh sạch nhứt. Từ ngữ trong tiếng Hy lạp ở đây là agape, là hình thái cao nhất của tình yêu thương.
Đây là tình yêu tự hiến.
Đây là tình yêu vô kỷ.
Đây là tình yêu dâng hiến.
Đây là từ ngữ được sử dụng khi Kinh thánh đề cập tới tình yêu thương của Đức Chúa Trời.
Sự đòi hỏi của tình yêu thương, ấy là chúng ta phải yêu nhau. Giăng đang nói tới những tín hữu Cơ đốc. Cơ đốc nhân là những người cần phải yêu nhau giống như Chúa Jêsus đã yêu họ, và Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời!
Giăng 13.34-35: “Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy. Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta”.
Loại tình yêu nầy là rất khó nếu không có Đức Chúa Trời khiến chúng ta thành những con người biết yêu thương. Mỗi Cơ đốc nhân cần phải trở thành hạng người biết yêu thương! Và tình yêu nầy đến từ Đức Chúa Trời! … vì sự yêu thương đến từ Đức Chúa Trời;
Mỗi cá nhân nào thực sự yêu thương là một người được Đức Chúa Trời ngự vào và làm thay đổi! …kẻ nào yêu sanh thì từ Đức Chúa Trời
Sanh từ Đức Chúa Trời là đã được sanh lại.
Sanh lại là chỗ một người đặt đức tin nơi Chúa Jêsus là Đấng đã chịu chết vì tội lỗi chúng ta, và phải tin rằng sự chết của Ngài là nguồn hy vọng duy nhứt mà chúng ta có để được tha tội và được sự sống đời đời.
Giăng 1.12-13: “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài, là kẻ chẳng phải sanh bởi khí huyết, hoặc bởi tình dục, hoặc bởi ý người, nhưng sanh bởi Đức Chúa Trời vậy”.
Mỗi người nào thực sự tin cậy Đấng Christ làm Cứu Chúa đã được sanh lại qua công tác của Thánh Linh Đức Chúa Trời, và giờ đây đang có Đức Thánh Linh, Thánh Linh của Đấng Christ đang ngự ở trong họ.
Rôma 8.9: “Về phần anh em, nếu thật quả Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong mình, thì không sống theo xác thịt đâu, nhưng theo Thánh Linh; song nếu ai không có Thánh Linh của Đấng Christ, thì người ấy chẳng thuộc về Ngài”.
 Nếu tôi có linh của Beethoven ở trong tôi, tôi sẽ trở thành một nhạc sĩ và là nhà sáng tác vĩ đại.
 Nếu tôi có linh của Dale Earnhardt ở trong tôi, tôi sẽ trở thành tay đua xe hơi lỗi lạc.
 Nếu tôi có linh của Thomas Edison ở trong tôi, tôi sẽ trở thành một nhà phát minh rất xuất sắc.
 Nếu tôi có Thánh Linh của Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con ngự trong tôi, và khi Ngài hành động, tôi trở thành một người biết yêu thương rất cao cả. Vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương.
… kẻ nào yêu, thì sanh từ Đức Chúa Trời và nhìn biết Đức Chúa Trời..
Tôi phải nói như thế nào khi tình yêu thương của Đức Chúa Trời thực sự đang hiện diện trong đời sống tôi?
I Côrinhtô 13.4-8a: “Tình yêu thương hay nhịn nhục; tình yêu thương hay nhân từ; tình yêu thương chẳng ghen tị, chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo, chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ, chẳng vui về điều không công bình, nhưng vui trong lẽ thật Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, nín chịu mọi sự. Tình yêu thương chẳng hề hư mất bao giờ”.
Có lẽ chúng ta không nghĩ tới các thuộc tính nầy đủ và thể nào chúng ta nên để cho Thánh Linh của Đức Chúa Trời sanh ra chúng trong đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta tỏ ra những thuộc tính nầy, chúng ta đang tỏ ra tình yêu thương của Đức Chúa Trời đang hiện diện trong chúng ta!
Hãy nhớ rằng Galati 5.22 bắt đầu bằng: Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương…
Khi quí vị yêu thương, quí vị đang tỏ ra rằng quí vị đã sanh từ Đức Chúa Trời và nhìn biết Đức Chúa Trời.
Câu 8 cảnh cáo chúng ta rằng nếu chúng ta không biết yêu thương như thế nào, khi ấy chúng ta không sanh từ Đức Chúa Trời!
Ai chẳng yêu, thì không biết Đức Chúa Trời; vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương.
Đòi hỏi của tình yêu thương phải sâu xa hơn.
I Giăng 4.20-21: “Vì có ai nói rằng: Ta yêu Đức Chúa Trời, mà lại ghét anh em mình, thì là kẻ nói dối; vì kẻ nào chẳng yêu anh em mình thấy, thì không thể yêu Đức Chúa Trời mình chẳng thấy được. Chúng ta đã nhận nơi Ngài điều răn nầy: Ai yêu Đức Chúa Trời, thì cũng phải yêu anh em mình”.
Người nào có hận thù kéo dài đối với ai đó, rồi xưng mình kính sợ Đức Chúa Trời là kẻ nói dối!
Phần tranh luận rất đơn giãn. Làm sao một người yêu mến Đức Chúa Trời, là Đấng mà người ấy không nhìn thấy khi người ấy không thể yêu anh em mình mà người ấy nhìn thấy cho được!
Nếu quí vị xưng mình yêu mến Đức Chúa Trời, QUÍ VỊ PHẢI yêu anh em mình!
Nếu quí vị không yêu anh em mình, quí vị không yêu mến Đức Chúa Trời đâu!
TÌNH YÊU THƯƠNG ĐÒI HỎI - Các câu 7-8, 20-21
TÌNH YÊU THƯƠNG ĐƯỢC MÔ TẢ - Các câu 9-10
Có điều chi đang diễn ra trong đời sống của quí vị khiến cho quí vị cảm thấy không yêu thương được chăng? Phải, hãy xem câu nầy xem: I Giăng 4.9: “Lòng Đức Chúa Trời yêu chúng ta đã bày tỏ ra trong điều nầy: Đức Chúa Trời đã sai Con một Ngài đến thế gian, đặng chúng ta nhờ Con được sống”.
Đức Chúa Trời có một Con độc nhất.
Ngài có nhiều con cái, là những kẻ đã được sanh vào trong gia đình của Đức Chúa Trời nhờ đức tin nơi Đấng Christ, là Con độc sanh của Ngài.
Hãy tưởng tượng xem việc nầy như thế nào nhé, quí vị đem bỏ đứa con của mình, đem nó đến nơi quí vị biết nó sẽ bị chối bỏ và bị giết xem. Đấy là những gì Đức Chúa Trời đã làm.
Ngài đã sai phái Chúa Jêsus vào trong thế gian để qua sự chết của Ngài chúng ta sẽ được tha tội và được sự sống đời đời.
Giăng 3.16: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời”.
I Giăng 4.10: “Nầy sự yêu thương ở tại đây: ấy chẳng phải chúng ta đã yêu Đức Chúa Trời, nhưng Ngài đã yêu chúng ta, và sai Con Ngài làm của lễ chuộc tội chúng ta”.
Yêu thương không bắt nguồn từ chúng ta. Yêu thương bắt nguồn từ Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời sai Con Ngài để làm nguôi hay làm sự thoả mãn cho tội lỗi của chúng ta. Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá vì tội lỗi chúng ta và Đức Chúa Trời đã được nguôi hay được thoả mãn.
Một thầy tu thời trung cổ tuyên bố ông sẽ giảng đạo vào tối Chúa nhựt tuần tới về đề tài “Tình yêu thương của Đức Chúa Trời”. Khi bóng tối phủ xuống và ánh sáng thôi không còn chiếu qua các cánh cửa sổ của giáo đường nữa, hội chúng đã nhóm lại.
Trong bóng tối của bàn thờ, thầy tu kia thắp lên ngọn nến rồi đưa đến chỗ cây thập tự với hình Chúa Jêsus trên đó. Trước tiên, ông chiếu sáng mão gai, kế đó, hai bàn tay có thương tích, rồi dấu mũi giáo đâm. Trong sự nín lặng ấy, ông thổi tắt ngọn đèn rồi rời khỏi thánh đường. Không nói một điều chi hết.
Nguồn vô danh ttp.//www.bible.org/illus.asp?topic_id=916
TÌNH YÊU THƯƠNG ĐƯỢC MÔ TẢ - Các câu 9-10
TÌNH YÊU THƯƠNG CÓ BỔN PHẬN - Câu 11
I Giăng 4.11: “Hỡi kẻ rất yêu dấu, nếu Đức Chúa Trời đã yêu chúng ta dường ấy, thì chúng ta cũng phải yêu nhau”.
Khi Chúa Jêsus sai phái 12 Sứ đồ đi giảng đạo trong Israel, Ngài đã phán trong Mathiơ 10.8 - Các ngươi đã được lãnh không thì hãy cho không.
Và tôi tin tư tưởng nầy có thể được áp dụng cho tình cảm mà chúng ta cần phải tỏ ra cho tha nhân.
 Chúng ta đã nhận lãnh rời rộng sự chết của Con Đức Chúa Trời để trả giá cho tội lỗi của chúng ta.
 Chúng ta đã nhận lãnh cách rời rộng một lai lịch là con cái của Đức Chúa Trời, là con cái của Đức Chúa Trời.
 Chúng ta đã nhận lãnh cách rời rộng sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong đời sống của chúng ta.
 Chúng ta đã nhận lãnh cách rời rộng một Hội gồm những con người có đức tin giống nhau biết yêu thương và khích lệ chúng ta, là Hội thánh.
 Chúng ta đã nhận lãnh cách rời rộng những câu trả lời cho sự cầu nguyện vì cớ Chúa Jêsus.
 Chúng ta đã nhận lãnh cách rời rộng sự bảo đảm được ở đời đời trong thiên đàng.
Chúng ta đã nhận lãnh cách rời rộng. Bổn phận của chúng ta là ban cho cách rời rộng!
Hỡi kẻ rất yêu dấu, nếu Đức Chúa Trời đã yêu chúng ta dường ấy, thì chúng ta cũng phải yêu nhau.
Đây là những phương thức chúng ta có thể ban cho cách rời rộng trong tình yêu thương?
 Bằng cách lắng nghe chăm chú nơi các tín hữu khác, tỏ ra rằng bạn rất quan tâm. Tuần nầy, tôi lên phi cơ ngồi gần một phụ nữ có lẽ không phải là một tín đồ, nhưng bà ta biết cách để lắng nghe và tỏ ra thích thú với người mà bà ấy trò chuyện với.
 Bằng cách bước ra để trở thành một nguồn phước cho người khác đang có cần, giúp đỡ họ một tay.
 Bằng cách sống chân thành với một anh chị em nào đang có nan đề với tội lỗi mà không nhìn biết nó.
 Bằng cách bố thí các tài nguyên của mình cho người đang có cần.
 Bằng cách chia sẻ về sự đồng đi với Đức Chúa Trời của chúng ta để tín hữu khác có thể có một sự đồng đi gần gũi với Đức Chúa Trời hơn.
 Bằng cách cầu thay cho các nhu cần thuộc linh và thuộc thể của các Cơ đốc nhân khác
 Bằng cách có mặt ở đó khi Cơ đốc nhân kia đang phấn đấu.
 Bằng cách tha thứ một Cơ đốc nhân nào gây tổn thương chúng ta như Đấng Christ đã tha thứ cho chúng ta.
Chúng ta đã nhận lãnh cách rời rộng. Bổn phận của chúng ta là phải ban ra cách rời rộng!
Hỡi kẻ rất yêu dấu, nếu Đức Chúa Trời đã yêu chúng ta dường ấy, thì chúng ta cũng phải yêu nhau.
TÌNH YÊU THƯƠNG CÓ BỔN PHẬN - Câu 11
NƠI NGỰ CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG – Các câu 12-16
I Giăng 4.12: “Chưa hề có ai thấy Đức Chúa Trời; nếu chúng ta yêu nhau, thì Đức Chúa Trời ở trong chúng ta, và sự yêu mến Ngài được trọn vẹn trong chúng ta”.
Chưa có ai nhìn thấy Đức Chúa Cha.
Chưa có ai nhìn thấy Đức Thánh Linh.
Và trong kỷ nguyên nầy, Đức Chúa Con chưa bước đi trên đất như Ngài đã từng bước đi.
Như chúng ta đã nói trước đây, giây phút chúng ta tin cậy Chúa Jêsus là Cứu Chúa, Đức Thánh Linh đã ngự đến sống trong chúng ta.
Đức Chúa Trời là sự yêu thương, và bây giờ chúng ta đã trở thành nơi ngự của tình yêu thương.
Thà là có Đức Chúa Trời đang ngự trong chúng ta hơn là chỉ có một ý niệm lờ mờ về Ngài.
Là Cơ đốc nhân, làm sao chúng ta biết Đức Chúa Trời đang hiện diện trong đời sống của chúng ta?
Là Cơ đốc nhân, làm sao chúng ta tỏ ra Đức Chúa Trời đang hiện diện trong đời sống của chúng ta?
Chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời đang hiện diện và tỏ ra rằng Đức Chúa Trời đang hiện diện khi ảnh hưởng của Ngài khiến cho chúng ta biết yêu thương tha nhân.
Đức Chúa Trời càng điều khiển chúng ta, chúng ta càng hoàn thiện tình yêu dành cho Đức Chúa Trời và cho tha nhân.
Cách đây chừng hai tuần, tôi có chơi x-box lần đầu tiên. Đối với ai trong các bạn không biết x-box là gì, đó là một hệ thống trò chơi giống như Play Station 2, Game Boy, hay Nintendo hoặc Atari. Tôi chơi x-box với đứa cháu gái 7 tuổi và kế đó với cháu nội mới 5 tuổi. Chúng tôi đã chơi quần vợt.
Tôi đã reo hò!
Tôi đã luống cuống!
Tôi chơi không lại các cháu của mình, dù chúng chỉ mới 7 và 5 tuổi.
Một trong những lý do chính tại sao chúng chơi rất giỏi và tôi thì chơi tệ như thế, là chúng đã ngồi trước game quần vợt nhiều giờ hơn tôi! Chúng đã hoàn thiện trò chơi của chúng.
Chúng ta càng thực hành sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong đời sống của chúng ta, dưới sự điều khiển của Đức Thánh Linh, chúng ta càng sẽ hoàn thiện việc yêu thương tha nhân.
I Giăng 4.13: “Bởi điều nầy chúng ta biết mình ở trong Ngài và Ngài ở trong chúng ta, là Ngài đã ban Thánh Linh Ngài cho chúng ta”.
I Giăng 4.16: “Chúng ta đã biết và tin sự yêu thương của Đức Chúa Trời đối với chúng ta. Đức Chúa Trời tức là sự yêu thương, ai ở trong sự yêu thương, là ở trong Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời ở trong người ấy”.
Do Đức Thánh Linh ngự trong chúng ta là những Cơ đốc nhân, chúng ta là nơi ngự của Đức Chúa Trời. Vì chúng ta là nơi ngự của Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời là sự yêu thương, chúng ta cũng là nơi ngự của tình yêu thương.
NƠI NGỰ CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG – Các câu 12-16
SỰ KHÁC BIỆT CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG - Các câu 17-18
I Giăng 4.17: “Nầy vì sao mà sự yêu thương được nên trọn vẹn trong chúng ta, hầu cho chúng ta được lòng mạnh bạo trong ngày xét đoán, ấy là Chúa thể nào thì chúng ta cũng thể ấy trong thế gian nầy”.
Chúng ta càng để cho Đức Thánh Linh điều khiển chúng ta, chúng ta càng bày tỏ ra tình yêu thương của Đức Chúa Trời trong đời sống chúng ta đối với tha nhân.
Tình yêu của chúng ta được hoàn thiện, hay được trọn vẹn.
Tình yêu thương của Đức Chúa Trời càng được trọn vẹn trong đời sống chúng ta, chúng ta càng trở nên giống như Chúa Jêsus! ấy là Chúa thể nào thì chúng ta cũng thể ấy trong thế gian nầy.
Sự khác biệt của tình yêu thương là có thể đứng trước Toà Phán Xét của Đấng Christ và có lòng dạn dĩ hay tin cậy, hoặc “tự do nói năng”.
Nếu bạn là một Cơ đốc nhân thật, bạn không cần phải sợ hãi sự phán xét. Bạn sẽ được ở đời đời trong Thiên đàng.
Nhưng chúng ta là Cơ đốc nhân sẽ tự khai trình trước mặt Chúa Jêsus, và khai trình như thế có thể rất sợ hãi, bẽ mặt và bối rối.
Rôma 14.12: “Như vậy, mỗi người trong chúng ta sẽ khai trình việc mình với Đức Chúa Trời”.
II Côrinhtô 5.10: “Bởi vì chúng ta thảy đều phải ứng hầu trước tòa án Đấng Christ, hầu cho mỗi người nhận lãnh tùy theo điều thiện hay điều ác mình đã làm lúc còn trong xác thịt”.
Phương thức để tránh sự bối rối ở trước mặt Chúa Jêsus là để cho tình yêu thương của Đức Chúa Trời được nên trọn vẹn trong chúng ta.
Nếu tình yêu thương của Đức Chúa Trời được trọn vẹn trong chúng ta, chúng ta chẳng có gì phải sợ hãi vì chúng ta đã làm những gì chúng ta đáng phải làm.
I Giăng 4.18: “Quyết chẳng có điều sợ hãi trong sự yêu thương, nhưng sự yêu thương trọn vẹn thì cắt bỏ sự sợ hãi; vì sự sợ hãi có hình phạt, và kẻ đã sợ hãi thì không được trọn vẹn trong sự yêu thương”.
Đức Chúa Trời là sự yêu thương.
Đức Chúa Trời không sợ hãi.
Vì lẽ đó, chẳng có sợ hãi trong tình yêu thương.
Tình yêu thương của Đức Chúa Trời trong chúng ta trục xuất nỗi sợ hãi của chúng ta, vì sợ hãi gồm có đau khổ hay hình phạt hoặc sự phán xét. Khi chúng ta sợ hãi, chúng ta thường sợ bị án phạt trong một phương thức nào đó.
Nếu chúng ta sợ hãi khi chúng ta đứng trước mặt Chúa Jêsus, điều nầy có nghĩa là chúng ta không để cho tình yêu thương của Đức Chúa Trời hoàn thiện chúng ta ở đây trên đất.
Câu nầy áp dụng cho chúng ta ngay bây giờ như thế nào?
Khi tình yêu thương của Đức Chúa Trời điều khiển chúng ta, chúng ta sẽ không sống trong sợ hãi ngay lúc bây giờ.
Thực vậy, Đức Chúa Trời không muốn con cái Ngài phải sống trong sợ hãi.
Thực vậy, Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải trong sự hiện diện của tình yêu Ngài để chúng ta không phải sợ hãi.
Tình yêu thương của Đức Chúa Trời sẽ loại bỏ những sợ hãi của chúng ta nếu chúng ta để cho tình yêu thương ấy làm như thế.
Thi thiên 27.1: “Đức Giê-hô-va là ánh sáng và là sự cứu rỗi tôi: Tôi sẽ sợ ai? Đức Giê-hô-va là đồn lũy của mạng sống tôi: Tôi sẽ hãi hùng ai?”
Êsai 41.10: “Đừng sợ, vì ta ở với ngươi; chớ kinh khiếp, vì ta là Đức Chúa Trời ngươi! Ta sẽ bổ sức cho ngươi; phải, ta sẽ giúp đỡ ngươi, lấy tay hữu công bình ta mà nâng đỡ ngươi”.
Cho phép tôi tóm tắt theo cách nầy. Khi chúng ta bị nhận chìm trong nhận thức về tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Khi tình yêu thương của Đức Chúa Trời điều khiển đời sống chúng ta. Chúng ta sẽ không sợ hãi!
SỰ KHÁC BIỆT CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG - Các câu 17-18
SỰ VUI THÍCH CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG - Câu 19
I Giăng 4.19: “Chúng ta yêu, vì Chúa đã yêu chúng ta trước”.
Đây là một tóm tắt rất hay, có phải không?
Thì giờ thờ phượng mà chúng ta có sáng nay sẽ là thì giờ kỷ niệm long trọng cho mỗi một chúng ta.
Tại sao?
Vì Đức Chúa Trời yêu chúng ta trước!
Đức Chúa Trời bày tỏ tình yêu của Ngài cho chúng ta trước!
Đức Chúa Trời với ơn cứu rỗi với tới chúng ta trước!
Đức Chúa Trời yêu thương, bảo hộ, bảo đảm cho chúng ta trước!
Nếu Đức Chúa Trời yêu thương nhiều như thế nầy, thì đổi lại tự nhiên là chúng ta rất yêu mến Ngài.
Yêu mến Ngài sẽ là niềm vui thích trong đời sống của chúng ta!
TÌNH YÊU THƯƠNG ĐÒI HỎI - Các câu 7-8, 20-21
TÌNH YÊU THƯƠNG ĐƯỢC MÔ TẢ - Các câu 9-10
TÌNH YÊU THƯƠNG CÓ BỔN PHẬN - Câu 11
NƠI NGỰ CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG – Các câu 12-16
SỰ KHÁC BIỆT CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG - Các câu 17-18
SỰ VUI THÍCH CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG - Câu 19
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét