Thứ Tư, 31 tháng 3, 2010

I Giăng 2.6: "LÀM THEO NHƯ CHÍNH NGÀI ĐÃ LÀM"



I Giăng 2.6
LÀM THEO NHƯ CHÍNH NGÀI ĐÃ LÀM
Chúng ta sẽ trở thành tấm gương cho nhiều người khác.
Chúng ta có khuynh hướng noi theo gương của nhiều người khác.
Gương tốt nhứt chúng ta có là Đức Chúa Jêsus Christ.
Ngài đã sống đời sống thật trọn vẹn.
Ngài là Đức Chúa Trời ở trong xác thịt.
Ngài là tấm gương trọn vẹn.
I Giăng 2.6: “Ai nói mình ở trong Ngài, thì cũng phải làm theo như chính Ngài đã làm”.
Lý do chúng ta muốn ăn ở như Chúa Jêsus đã ăn ở có trong những câu đứng trước đó.
I Giăng 2.3-5: “Nầy tại sao chúng ta biết mình đã biết Ngài, ấy là tại chúng ta giữ các điều răn của Ngài. Kẻ nào nói: Ta biết Ngài, mà không giữ điều răn Ngài, là người nói dối, lẽ thật quyết không ở trong người. Nhưng ai giữ lời phán Ngài, thì lòng kính mến Đức Chúa Trời thật là trọn vẹn trong người ấy. Bởi đó, chúng ta biết mình ở trong Ngài”.
Chúng ta dám chắc rằng chúng ta biết Chúa Jêsus là Cứu Chúa khi chúng ta lập một nổ lực rất chu đáo để giữ lấy các điều răn của Ngài. Chúng ta không phải là vô tội, nhưng chúng ta sẽ phấn đấu để vâng theo nếu chúng ta thực sự được cứu.
Nếu chúng ta xưng mình biết Chúa Jêsus là Chúa chúng ta của mình mà chưa vâng theo Ngài, chúng ta nói dối và lẽ thật không ở trong chúng ta.
Lẽ thật chúng ta đang thiếu là chính mình Chúa Jêsus. Ngài phán trong Giăng 14.6:
“…Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha.
Khi chúng ta giữ Lời của Đức Chúa Trời, tình yêu thương của Đức Chúa Trời được trọn vẹn nơi chúng ta.
Khi Lời của Đức Chúa Trời được trọn vẹn nơi chúng ta, chúng ta sẽ có sự bảo đảm rằng chúng ta đang ở trong Đấng Christ.
Là những Cơ đốc nhân, chúng ta sẽ sống vâng phục và có sự bảo đảm về ơn cứu rỗi khi chúng ta ăn ở giống như Chúa Jêsus đã ăn ở.
Nếu bạn và tôi xưng mình đang ở trong Đấng Christ trong vai trò Cơ đốc nhân, chúng ta cần phải làm theo như Ngài đã làm! Chúng ta cần phải noi theo tấm gương của Ngài!
Tôi thách bạn hãy "làm theo như Ngài đã làm".
Hãy noi theo tấm gương của Đức Chúa Jêsus Christ.
Sáng nay, chúng ta rút ra các tấm gương từ sách Mathiơ, khi chúng ta bày tỏ ra một số gương mẫu của Chúa Jêsus mà chúng ta sẽ noi theo.
“Ai nói mình ở trong Ngài, thì cũng phải làm theo như chính Ngài đã làm”.
CHÚA JÊSUS ĐÃ CHỊU PHÉP BÁPTÊM, BẠN PHẢI CHỊU PHÉP BÁPTÊM (Mathiơ 3.13-17).
Giăng Báptít vốn biết Chúa Jêsus là công bình.
Giăng Báptít làm phép báptêm với một phép báptêm làm biểu tượng cho sự ăn năn tội. Chúa Jêsus không có lý do gì phải ăn năn.
Câu 15 – Để Chúa Jêsus làm trọn mọi sự công bình, nghĩa là, mọi sự mà Đức Chúa Cha muốn Ngài phải làm, Ngài phải chịu phép báptêm.
Trong phép báptêm, Ngài đang đồng hoá chính mình Ngài với chúng ta, là những tội nhân cần phải ăn năn. Ngài đã mang cùng cấp độ có cần như chúng ta. Phép báptêm là biểu tượng cho sự chết, sự chôn và sự sống lại. Hãy xem lại Rôma 6 nhiều lần. Chúa Jêsus Chúa chúng ta sẽ tiếp tục chịu chết, chịu chôn và sống lại.
Vậy thì phép báptêm ngày nay thì sao?
Chúa Jêsus đã chịu báptêm, BẠN phải chịu phép báptêm.
Chúa Jêsus đã chịu phép báptêm ở độ tuổi mà Ngài biết Ngài đã làm gì.
Chúng ta phải chịu phép báptêm ở một độ tuổi chúng ta biết mình đang làm gì.
Chúa Jêsus đã chịu phép ấy để làm trọn mọi sự công bình.
Chúng ta làm theo điều nầy vì đây là việc mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải làm. Chúng ta đang làm những gì đẹp mắt của Đức Chúa Trời.
Mathiơ 28.19
Khuôn mẫu trong sách Công vụ các Sứ đồ là niềm tin đặt nơi Đấng Christ phải nối theo bằng phép báptêm.
Một trường hợp được thấy trong Công vụ các Sứ đồ 10. Phierơ được phái đến cùng một dân Ngoại có tên là Cọt-nây. Cọt-nây đã cho nhóm bạn bè và người thân của mình lại. Phierơ đã giảng Tin lành cho họ nghe.
Trước khi Phierơ ngưng giảng, Đức Thánh Linh đã giáng trên họ, cung ứng bằng cớ cho thấy họ đã tin theo Đấng Christ. Công vụ các Sứ đồ 10.47-48
Hãy lưu ý, Phierơ truyền cho họ phải chịu phép báptêm! Đây không phải là một lời đề nghị. Đây là một mạng lịnh! Trong Hội thánh Tân Ước đầu tiên, nếu bạn được cứu, bạn phải chịu phép báptem!
Phép báptêm không đưa bạn vào Thiên đàng.
Tin nơi Đấng Christ, bạn được cứu.
Phép báptêm là bằng chứng bạn sẽ được lên Thiên đàng.
Phép báptêm là bước đầu tiên vâng phục trong đời sống Cơ đốc.
Phép báptêm là cách nói của bạn: bạn đang tin cậy Đấng Christ làm Cứu Chúa.
Ngài tự đồng hoá với chúng ta qua phép báptêm. Chúng ta cần phải đồng hoá với Ngài qua phép báptêm.
CHÚA JÊSUS KHÁNG CỰ TỘI LỖI. BẠN PHẢI KHÁNG CỰ TỘI LỖI (Mathiơ 4.1-11).
Ngay sau phép báptêm của Chúa chúng ta, là sự cám dỗ của Chúa chúng ta.
Ngài vô tội, và tất nhiên, dù bị cám dỗ Ngài vẫn kháng cự tội lỗi.
Các câu 1-3 – Ngài đã kiêng ăn trong 40 ngày, và Satan đã đến cám dỗ Ngài. Sự cám dỗ đầu tiên là phải làm những gì Chúa Jêsus có thể làm giống như Đức Chúa Trời. Ngài bị cám dỗ phải hoá đá thành bánh.
Tại sao hoá đá thành bánh là sai đối với Chúa Jêsus?
Thứ nhứt, trong câu 1, Ngài đã được Thánh Linh của Đức Chúa Trời dẫn dắt. Ngài sống không cần bánh vì Đức Chúa Trời đã hoạch định theo đường lối ấy.
Thứ hai, hoá bánh có nghĩa là làm theo những dẫn dắt của ma quỉ thay vì theo sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời. Vì lẽ đó, Chúa Jêsus đã từ chối.
Câu 4 – Chúa Jêsus đã trưng dẫn Kinh thánh và kháng cự tội lỗi.
Các câu 5-6 – Chúa Jêsus bị đưa lên nóc đền thờ và được mời nhảy xuống. Satan trưng dẫn Kinh thánh về Đức Chúa Trời đang bảo hộ Ngài.
Câu 7 – Chúa Jêsus đã từ chối. Ngài đã kháng cự, trưng dẫn Kinh thánh một lần nữa! Vì Chúa Jêsus nhảy xuống từ nóc đền thờ sẽ bị thử thách hoặc đã thử thách Đức Chúa Trời!
Điều nầy sẽ là việc giống như bạn và tôi nhảy tới trước một chiếc xe hơi chỉ để xem coi Đức Chúa Trời có bảo hộ chúng ta hay không mà thôi!
Các câu 8-9 – Chúa Jêsus bị đưa lên trên núi. Satan tỏ cho Ngài thấy mọi nước thế gian. Hắn hiến hết thảy cho Ngài, nếu Ngài chịu thờ lạy ma quỉ. Chúa Jêsus chẳng cần các thứ ấy.
Satan đã hiến cho Chúa Jêsus một nước mà chẳng phải lên thập tự giá!
Câu 10 – Chúa Jêsus bảo Satan hãy đi đi! Và một lần nữa Ngài trưng dẫn Kinh thánh.
Chúng ta phải làm theo như Ngài đã làm. Và dù chúng ta là những Cơ đốc nhân không phải là vô tội, chúng ta cần phải kháng cự tội lỗi.
Đức Chúa Trời vốn biết rằng chúng ta không thể làm theo nếu không có sự vùa giúp. I Cô-rinh-tô 10.13
Khi chúng ta bị cám dỗ, chúng ta cần phải cầu nguyện và tìm kiếm đường lối tránh thoát của Đức Chúa Trời. Và nếu Chúa Jêsus trưng dẫn Kinh thánh khi bị cám dỗ, chúng ta cũng phải trưng dẫn Kinh thánh nữa.
CHÚA JÊSUS BẰNG LÒNG PHỤC VỤ. BẠN CŨNG PHẢI BẰNG LÒNG PHỤC VỤ (Mathiơ 8.1-4)
Trong các câu 1-4, có một người phung, một người trong cảnh bịnh hoạn tuyệt vọng với một căn bịnh trông rất ghê tởm, đến với Chúa Jêsus.
Câu 2 – Ông ta đến với Chúa Jêsus và thờ lạy.
Kế đó ông ta nói: "Lạy Chúa, nếu Chúa khứng, chắc có thể làm cho tôi sạch được".
Thực vậy, người phung khốn khổ nầy đang xin Chúa Jêsus một việc, ấy là xin được chữa lành.
Khi bạn trải qua cuộc sống, người ta sẽ xin bạn phục vụ. Họ sẽ nói: "Nếu ông khứng, ông có thể…”
Câu 3 – Trong trường hợp của Chúa Jêsus, Ngài được yêu cầu phải phục vụ, và Ngài phán: "Ta khứng".
Chúng ta sẽ trả lời sao khi người ta yêu cầu chúng ta phải phục vụ?
Có phải chúng ta nói: "Ta khứng", hay có phải chúng ta đưa ra đủ thứ cáo lỗi để không phục vụ cho tha nhân?
Chúa Jêsus đã phục vụ mọi người qua cuộc sống.
Ngài đã phục vụ bằng cách chữa lành cho nhiều người.
Ngài đã phục vụ bằng cách cho 5.000 người ăn.
Ngài đã phục vụ qua các chức vụ giảng dạy của Ngài.
Ngài đã phục vụ bằng cách rửa chơn cho các môn đồ.
Hành động phục vụ tối hậu của Ngài là bước lên thập tự giá.
Mathiơ 20.27-28: “còn kẻ nào muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi các ngươi. Ấy vậy, Con người đã đến, không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người”.
Galati 6.10: “Vậy, đang lúc có dịp tiện, hãy làm điều thiện cho mọi người, nhất là cho anh em chúng ta trong đức tin”.
Bạn làm theo gương của Chúa Jêsus qua sự hầu việc như thế nào?
Khi Chúa Jêsus thấy có việc gì cần phải làm, Ngài đã làm việc ấy!
Hãy tìm việc chi cần phải làm rồi làm ngay việc ấy!
CHÚA JÊSUS LÀM ĐẸP LÒNG ĐỨC CHÚA CHA. BẠN CŨNG PHẢI LÀM ĐẸP LÒNG ĐỨC CHÚA CHA (Mathiơ 17.1-5).
Hãy đọc các câu 1-5,
Hãy để ý câu 5. Đức Chúa Trời đang phán ở đây: "Ta lấy làm đẹp lòng với con ta"
Chẳng có một việc nhỏ nào Chúa Jêsus đã làm mà không đẹp lòng Đức Chúa Cha.
Chẳng có một hành động nào.
Chẳng có một thái độ nào.
Chẳng có một lời nói nào không đẹp lòng Cha thiên thượng của chúng ta.
Nếu chúng ta chịu làm theo như Chúa Jêsus đã làm, chúng ta sẽ có lòng quan tâm chúng ta đang làm đẹp lòng Cha thiên thượng của chúng ta trong mọi sự chúng ta nói, suy nghĩ và làm!
Câu hỏi mà chúng ta cần phải đưa ra trước khi chúng ta làm bất cứ điều chi là: "LIỆU ĐIỀU NẦY CÓ LÀM ĐẸP LÒNG CHA THIÊN THƯỢNG CỦA TÔI KHÔNG".
Một câu hỏi khác cần phải đưa ra: "NẾU TÔI CÓ THỂ NHÌN THẤY CHÚA JÊSUS ĐANG ĐỨNG TRƯỚC MẶT TÔI NGAY BÂY GIỜ, LIỆU TÔI CÓ LÀM HÀNH ĐỘNG NẦY KHÔNG? Nếu câu trả lời là không, đừng làm việc ấy.
ĐỨC CHÚA JÊSUS CHRIST ĐÃ THỰC THI ĐỨC TIN. BẠN CŨNG PHẢI THỰC THI ĐỨC TIN (Mathiơ 17.14-21)
Sau khi Chúa Jêsus từ núi xuống, Ngài khám phá ra các môn đồ của Ngài đang gặp rắc rối với việc đuổi quỉ.
Hãy đọc các câu 14-17 – Ngài gọi họ là "dòng dõi không tin và gian tà".
Các câu 18-19 – Chúa Jêsus đã quở trách ma quỉ và cậu bé được chữa lành. Sau đó, các môn đồ lên tiếng hỏi tại sao họ không thể đuổi được quỉ.
Câu 20 – Câu trả lời rất rõ ràng. Ấy là họ thiếu đức tin.
Chỉ một ít đức tin thôi sẽ dời được núi.
Chúa Jêsus đã nhơn đức tin mà hành động. Ngài đã phán một việc thì việc liền có.
Hê-bơ-rơ 11.6: “Vả, không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài; vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài”.
Đức tin của chúng ta phải căn cứ vào việc tìm kiếm Đức Chúa Trời qua Lời của Ngài và sự cầu nguyện, cầu nguyện theo ý muốn của Ngài, hành động theo ý muốn của Ngài, và tin rằng Ngài sẽ hành động trong và qua chúng ta.
Nhiều việc sẽ thành tựu nếu chúng ta tin theo Đức Chúa Trời!
CHÚA JÊSUS ĐỘNG LÒNG THƯƠNG XÓT. BẠN CŨNG PHẢI ĐỘNG LÒNG THƯƠNG XÓT (Mathiơ 20.29-34)
Hãy đọc Mathiơ 20.29-34
Vậy thì, điều chi tác động bạn và tôi phải làm chứng?
Điều chi tác động bạn và tôi phải làm việc lành?
Điều chi tác động bạn và tôi biết lắng nghe người khác?
Điều chi tác động bạn và tôi đi ra đến với những người đang có cần?
Một trong những động lực Chúa Jêsus có là lòng thương xót.
Chúa Jêsus thực sự lo lắng cho những người ở chung quanh Ngài.
Đấy là lý do tại sao Ngài đã chữa lành những người mù nầy.
Đấy là lý do tại sao Ngài bước lên thập tự giá.
Ngài đã động lòng thương xót bạn!
Đấy là lý do tại sao Ngài ngồi trên thiên đàng cầu thay cho bạn!
Ngài có lòng thương xót.
Bạn và tôi, hãy làm theo như Chúa Jêsus đã làm, phải có lòng thương xót đối với người khác.
Khi người lân cận nhìn thấy bạn quan tâm, họ sẽ muốn biết nhiều hơn về Đấng Christ.
Khi các Cơ đốc nhân khác thấy bạn quan tâm, họ sẽ được yên ủi, được khích lệ và được mạnh mẽ, và càng bằng lòng quan tâm đến chính mình họ.
Chúa Jêsus đã bày tỏ ra lòng thương xót.
Bạn đã nhận được lòng thương xót.
Bạn sẽ tỏ ra lòng thương xót cho ai đây?
“Ai nói mình ở trong Ngài, thì cũng phải làm theo như chính Ngài đã làm”
CHÚA JÊSUS ĐÃ CHỊU PHÉP BÁPTÊM, BẠN PHẢI CHỊU PHÉP BÁPTÊM.
CHÚA JÊSUS KHÁNG CỰ TỘI LỖI. BẠN PHẢI KHÁNG CỰ TỘI LỖI.
CHÚA JÊSUS PHỤC VỤ. BẠN CŨNG PHẢI PHỤC VỤ.
CHÚA JÊSUS LÀM ĐẸP LÒNG ĐỨC CHÚA CHA. BẠN CŨNG PHẢI LÀM ĐẸP LÒNG ĐỨC CHÚA CHA.
ĐỨC CHÚA JÊSUS CHRIST ĐÃ THỰC THI ĐỨC TIN. BẠN CŨNG PHẢI THỰC THI ĐỨC TIN
CHÚA JÊSUS ĐỘNG LÒNG THƯƠNG XÓT. BẠN CŨNG PHẢI ĐỘNG LÒNG THƯƠNG XÓT.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét