Thứ Năm, 11 tháng 3, 2010

I Côrinhtô 16.5-12: "Phải làm công việc Chúa như thế nào!?!"



I CÔRINHTÔ – HỘI THÁNH GẶP RẮC RỐI
Phải làm công việc Chúa như thế nào!?!
I Côrinhtô 16.5-12
Khi chúng ta đến với chương sau cùng nầy trong sách I Côrinhtô, chúng ta vẫn bị cảm thúc bởi sự dạy quan trọng của chương 15 nói về sự sống lại. Sứ đồ Phaolô kết luận rằng chương ấy kết thúc với lời khích lệ nầy ở câu 58: “Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu”.
Vì chúng ta tin nơi sự sống lại, chúng ta cần phải “vững vàng”, không chao đảo. Chúng ta cũng cần phải “chớ rúng động” giống như người kia xây nhà mình trên vầng đá. Nước lụt đến. Gió thổi. Giông tố đập vào nhà ấy. Song nó vẫn đứng yên vì được xây trên vầng đá Jêsus Christ. Nếu chúng ta “vững vàng” và “chớ rúng động” chúng ta sẽ “làm công việc Chúa cách dư dật luôn”. “Dư dật” có ý nói tới “tràn đầy”. Chúng ta cần phải tràn đầy ước ao muốn làm công việc Chúa vì chúng ta biết rằng “công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu”.
Tuần qua, chúng ta đã học các câu 1-4, ở đây nói cho chúng ta biết về cách thức lo làm công việc Chúa thật dư dật; chúng ta cần phải dâng hiến. Sự dâng hiến của chúng ta phải là một hành động thờ phượng khi hàng tuần chúng ta nhóm lại vào “ngày của Chúa”. Sự dâng hiến của chúng ta cần phải được hoạch định và có hệ thống. Chúng ta cần phải “chắt lót” hay biệt riêng phần thu nhập của chúng ta để dâng vào công việc của Chúa. Sự dâng hiến của chúng ta không hề dựa theo điều sai quấy, sự lôi kéo, vận động hay tình cảm, mà dựa theo sự vâng phục yêu thương đến từ tấm lòng biết ơn.
Nếu phân đoạn Kinh Thánh của tuần qua chỉ ra cách thức phải dâng hiến, phân đoạn Kinh Thánh gốc cho tuần nầy chỉ ra phải làm việc như thế nào!?! Tôi luôn luôn lấy làm ngạc nhiên về thời biểu của Đức Thánh Linh. Tôi thường giảng dạy từng câu một qua các sách của Kinh Thánh. Tôi không hề chọn những sứ điệp phù hợp với các sự cố hoặc sinh hoạt trong Hội Thánh. Thực thế, ngay ở đầu tuần lễ tôi thường không biết chắc mình sẽ giảng gì vào Chúa nhựt tới hết. Tuy nhiên, nhiều lần Đức Thánh Linh dường như cân nhắc sự dạy với các lẽ thật mà chúng ta cần phải tiếp thu ngay thời điểm chúng ta cần phải học hỏi chúng.
Bạn biết đấy, cách đây mấy tuần các trưởng lão của chúng ta đã trình ra một chương trình chiến lược cho việc gây dựng các chức vụ mới và tái cơ cấu, củng cố lại nhiều chức vụ hiện có của chúng ta. Đáp ứng nồng nhiệt của các bạn là rất tán thưởng. Chương trình đòi hỏi phải thiết lập vài đội truyền giáo mới với các cấp lãnh đạo đội truyền giáo để phác họa và gây dựng các chức vụ nầy từ dưới lên. Các cấp lãnh đạo giờ đây đang ở đúng vị trí và đã sẵn sàng khởi sự gọi mời các thành viên có khả năng đến nhóm lại và bàn bạc phương cách lo làm công việc Chúa. Phân đoạn Kinh Thánh ngày hôm nay đúng là điều chúng ta có cần khi chúng ta xem xét phải cùng nhau làm việc như thế nào trong các chức vụ nầy.
Ngay trong tuần nầy tôi được khích lệ trong sự làm công việc Chúa khi nghe kể lại câu chuyện nói tới một đôi vợ chồng kia đến thăm viếng Hội Thánh chúng ta. Họ nói cho tôi biết họ đã về hưu mấy năm rồi ở thành phố khác và đang tìm kiếm các phương thức để sử dụng thì giờ của họ mà hầu việc Chúa. Họ đã tình nguyện vào một trung tâm truyền giảng trong thành phố và không lâu sau đó chuẩn bị ăn trưa và dạy một lớp học Kinh Thánh cho hơn một trăm người mỗi tuần. Sau đó, họ được khích lệ khởi sự một chiến dịch về y khoa cho những người có cần. Họ không chuyên nghiệp về y khoa, thế nhưng họ muốn làm việc cho Chúa. Trong mấy năm, trung tâm do họ mở ra đã có nhiều người đến trợ giúp gồm các y bác sĩ, y tá, bác sĩ thực tập nội trú có kinh nghiệm và sinh viên hết thảy đều hiến thì giờ rãnh rỗi của họ. Thực ra họ đang nói: “Chúng tôi thực sự chẳng làm gì đâu. Đức Chúa Trời đã làm mọi sự nầy. Chúng tôi chỉ bằng lòng làm việc thôi mà”. Nguyện nhóm của họ càng được tăng thêm luôn!
Tôi muốn khích lệ bạn hãy nghĩ tới việc bạn đang làm cho Chúa kìa. Bạn đang làm gì cho Chúa Christ vậy? Chúng ta phải làm việc để chu cấp cho gia đình mình, nhưng việc làm thực sự của chúng ta trong vai trò tín đồ là việc làm của chúng ta cho Chúa. Côlôse 3.23-24 chép: “Hễ làm việc gì, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa, chớ không phải làm cho người ta, vì biết rằng anh em sẽ bởi Chúa mà được cơ nghiệp làm phần thưởng. Hãy hầu việc Đấng Christ, tức là Chúa”. II Timôthê 2.15 chép: “Hãy chuyên tâm cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không chỗ trách được, lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật”.
Đâu là công việc của Chúa? Chúa Jêsus trả lời cho câu hỏi đó ở Mathiơ 28.19-20: “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế”.
Nói thế nầy hay thế khác, hết thảy việc làm của chúng ta cho Chúa có thể rút lại thành hai sinh hoạt: truyền giáo và gây dựng. Chúng ta truyền giáo cho những người chưa tin Chúa và gây dựng cho giới tín đồ. Một là chúng ta đi ra gặp gỡ kẻ chưa tin Chúa hoặc môn đồ hóa Cơ đốc nhân. Chúng ta thúc giục kẻ bị hư mất phải tin đạo Tin Lành và chúng ta khích lệ người đã được cứu phải sống theo đạo Tin Lành. Có nhiều, nhiều cách thức khác nhau để lo làm cả hai phần việc nầy, nhưng chúng phải là nền tảng cho mọi sự chúng ta lo làm.
Phân đoạn Kinh Thánh gốc ngày hôm nay chú trọng về cái nền đó, song phân đoạn ấy không dạy giáo lý hay khuyên bảo chúng ta một ứng dụng nào. Phaolô chỉ nói cho người thành Côrinhtô biết các chương trình của ông cho tương lai gần mà thôi. Tuy nhiên, II Timôthê 3.16 chép: “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích…”. Nói như thế có nghĩa là Đức Thánh Linh thúc giục Phaolô ngay cả khi ông nhắc tới mọi chương trình riêng tư của ông và có những nguyên tắc mà chúng ta có thể kiếm được từ chỗ làm theo tấm gương của ông. Từ kế hoạch của Phaolô, chúng ta hãy xem xét sáu nguyên tắc dạy cho chúng ta biết phải làm công việc Chúa như thế nào!?!
I. Phải biết nhìn xa vào tương lai (câu 5).
Phaolô bắt đầu ở câu 5 bằng cách viết: “Vậy, tôi sẽ đến cùng anh em sau khi ghé qua xứ Ma-xê-đoan, vì tôi phải ghé qua xứ Ma-xê-đoan”. Phaolô đã viết thư tín nầy ở cuối kỳ ba năm ông ở lại tại thành Êphêsô và đã gửi thư ấy đi qua tay của Timôthê. Dường như ông đã tính thăm viếng thành Côrinhtô ngay trên đường đến xứ Maxêđoan và trên đường về nữa (đối chiếu 4.19; II Côrinhtô 1.15-16). Để thích ứng với hoàn cảnh, mọi chương trình của ông đà thay đổi. Mục tiêu nằm ở chỗ nầy đây: ông đã có một chương trình cho dù chương trình có thay đổi. Phaolô thường xuyên hoạch định và cứ ngó tới tương lai ở trước mặt. Ông là người nhìn xa trông rộng, ông mơ thấy những giấc mơ lớn, muốn đem Tin Lành đến những chỗ mà trước đây người ta chưa hề nghe tới. Không phải mọi chương trình của ông đều đạt tới chỗ đơm hoa kết trái đâu, nhưng ông cố tính theo đuổi chúng trong ý muốn của Đức Chúa Trời. Thí dụ, ông rất muốn đến thành Rôma rồi mở ra một chức vụ lớn lao tại đó. Ông đã viết ở Rôma 1.9-13: “Vì Đức Chúa Trời mà tôi lấy tâm thần hầu việc, bởi sự giảng Tin Lành của Con Ngài, làm chứng cho tôi rằng tôi nhắc đến anh em không thôi trong mọi khi tôi cầu nguyện, thường xin Đức Chúa Trời, bởi ý muốn Ngài, sau lại có thể gặp dịp tiện đi đến nơi anh em. Thật vậy, tôi rất mong mỏi đến thăm anh em, đặng thông đồng sự ban cho thiêng liêng cùng anh em, hầu cho anh em được vững vàng, tức là tôi ở giữa anh em, để chúng ta cùng nhau giục lòng mạnh mẽ bởi đức tin chung của chúng ta, nghĩa là của anh em và của tôi. Vả, hỡi anh em, tôi chẳng muốn anh em không biết rằng đã ghe phen tôi toan đi thăm anh em, đặng hái trái trong anh em cũng như trong dân ngoại khác; song về sự đó tôi bị ngăn trở cho đến bây giờ”.
Ông cũng muốn đi từ Rôma trực chỉ Tây ban Nha. Ông viết ở Rôma 15.24: “vậy nếu tôi có thể đi xứ Y-pha-nho được, thì mong rằng sẽ tiện đường ghé thăm anh em; sau khi được chút thỏa lòng ở với anh em rồi, thì nhờ anh em sai đưa tôi qua xứ ấy”. Sau đó ở câu 28, ông lại nói: “Vậy khi tôi làm xong việc ấy, và giao quả phước nầy cho họ rồi, tôi sẽ ghé nơi anh em đặng đi đến xứ Y-pha-nho”.
Phaolô đã đến thành Rôma như một tù phạm. Ông không hề thấy xứ Tây ban Nha. Tuy nhiên, ông đã dám mơ những giấc mơ lớn vì Đức Chúa Trời.
Nêhêmi là quan tửu chánh của Vua Artaxerxes ở xứ Batư. Tuy nhiên, ông đã ao ước trở về quê hương mình và xây lại các bức tường thành Jerusalem đã bị hủy diệt. Ông đã cầu nguyện, dự tính và sửa soạn, thế rồi đệ trình ao ước của mình lên cho nhà Vua. Đức Chúa Trời đã cảm động lòng của nhà vua cho phép người có lòng trung tín nầy làm tròn mơ ước của mình.
William Carey được biết là tổ phụ của những chiến dịch truyền giáo hiện đại, song ông đã không khởi sự theo cách đó. Cuộc sống thiếu thời của ông là thợ may giày ở Anh quốc. Trong khi may giày ông đã nghiên cứu Thần học, lịch sử Hội Thánh và thuật ngữ Kinh Thánh. Ông là một học giả tự học. Trên chiếc ghế lao động của ông, ông đã cho treo một tấm bản đồ thế giới. Khi ông làm việc, ông đã cầu nguyện và hoạch định cho những điều sẽ trở thành đời sống ông là một vị giáo sĩ cho Ấn độ.
Thật là dễ phản ứng lại lắm. Bạn dốc đổ qua cuộc sống phản ứng lại với bất cứ hoàn cảnh nào bạn đang gặp gỡ. Cũng thật là dễ phản ứng lại trong công việc của Chúa nữa. Thay vì cầu nguyện, sửa soạn và hoạch định, chúng ta ngồi lại và chỉ nhìn xem điều chi đang diễn ra mà thôi. Những Cơ đốc nhân trưởng thành không phản ứng lại mà là tiên phong thực hiện. Họ là những người nhìn xa trông rộng! Họ mơ thấy những giấc mơ lớn! Chúng ta có một Đức Chúa Trời cao cả: “…Ngài có thể làm trổi hơn vô cùng mọi việc chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng” (Êphêsô 3.20).
Tuần nầy, tôi đã đọc thấy thể nào sự vinh hiển của Đức Giêhôva đầy dẫy trong đền tạm trong sách Dân số ký, có hai người ở lại trong trại quân và Thần của Đức Chúa Trời đã khiến họ phải nói tiên tri. Giôsuê đã xem điều nầy là không thích hợp nên chạy về nói cho Môise biết để ngăn cấm họ. Môise nói trong Dân số ký 11.29: “Ngươi ganh cho ta chăng? Ôi! chớ chi cả dân sự của Đức Giê-hô-va đều là người tiên tri, và chớ chi Đức Giê-hô-va ban Thần của Ngài cho họ!” Hỡi quí bạn yêu dấu, cầu nguyện, hoạch định và sửa soạn không những là công việc của các trưởng lão và cấp lãnh đạo Hội Thánh. Nguyện hết thảy dân sự của Đức Chúa Trời đều là hạng người nhìn xa trông rộng cho Đấng Christ!
II. Phải biết linh động với mọi chương trình của mình (câu 6).
Ở câu 6 Phaolô viết: “Có lẽ tôi trú lại nơi anh em, hoặc cũng ở trọn mùa đông tại đó nữa, để anh em đưa tôi đến nơi tôi muốn đi”. Phaolô vốn ước ao chắc chắn phải trở lại thành Côrinhtô sau khi qua xứ Maxêđoan, nhưng ông không đề ra thời biểu rõ ràng. Ông không dám chắc điều gì sẽ mở ra. Ông phải “trú lại” hay ông sẽ “ở trọn mùa đông tại đó nữa”. Ông biết linh động trong hoạch định của mình.
Châm ngôn 16.9 chép: “Lòng người toan định đường lối mình; Song Đức Giê-hô-va chỉ dẫn các bước của người”. Chúng ta nhất định sẽ có những chương trình. Chúng ta phải tiên phong thực hiện. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhìn biết rằng đôi khi Chúa tể trị thay đổi chương trình của chúng ta. Có thể Ngài muốn thay đổi chương trình của chúng ta một chút gì đó hay thay đổi hết chương trình ấy. Giacơ 4.14-15 chép: “song ngày mai sẽ ra thế nào, anh em chẳng biết! Vì sự sống của anh em là chi? Chẳng qua như hơi nước, hiện ra một lát rồi lại tan ngay. Anh em phải nói trái lại: Ví bằng Chúa muốn, và ta còn sống, thì ta sẽ làm việc nọ việc kia”.
Nếu chúng ta cứng ngắt và không dời đổi trong các chương trình của mình, có thể chúng ta sẽ trở thành không mẫn cảm đối với sự dẫn dắt của Chúa. Trong chuyến hành trình truyền giáo lần thứ hai của ông, Phaolô đã dự tính tái thăm viếng tất cả các Hội Thánh mà ông đã mở trên chuyến hành trình truyền giáo đầu tiên. Tuy nhiên, Công Vụ các Sứ đồ 16.6-7 chép: “Đoạn, trải qua xứ Phi-ri-gi và đất Ga-la-ti, vì Đức Thánh Linh đã cấm truyền đạo trong cõi A-si. Tới gần xứ My-si rồi, hai người sắm sửa vào xứ Bi-thi-ni; nhưng Thánh Linh của Đức Chúa Jêsus không cho phép”.
Tại sao họ bị ngăn cản chứ? Tại sao Đức Chúa Trời thay đổi kế hoạch của Phaolô? Vì Ngài đang hướng dẫn ông đến xứ Maxêđoan, ở đó ông sẽ là người đầu tiên rao giảng ở châu Âu và mở ra đại lục cho đạo Tin Lành. Giáo sĩ nổi tiếng David Livingstone đã mơ được hầu việc Chúa ở Trung hoa. Tấm lòng ông đã ở tại Trung hoa, nhưng thay vì thế Chúa đưa ông đến châu Phi.
Cũng một ý ấy, ao ước của tôi luôn luôn muốn toàn bộ chức vụ mình được sử dụng trong một cộng đồng với một hội chúng và phục vụ cho nhiều thế hệ các tín đồ. Tôi đã có mặt ở đây hơn 14 năm rồi. Tôi đã nhìn thấy một số con cái trong Hội Thánh chúng ta ra đời và đã chịu phép báptêm. Nếu Chúa muốn, trong vài năm nữa tôi sẽ làm phép giao cho chúng và rồi chứng kiến sự con cái chúng ra đời. Đó là ao ước của tôi. Đó là kế hoạch của tôi. Tuy nhiên, tôi phải thật linh động. Có thể vào thời điểm nào đó trong ý muốn của Chúa, Ngài kêu gọi tôi đến với một nơi khác. Nếu tôi quá cứng ngắt mà ở lại đây, tôi sẽ bất tuân đối với sự dẫn dắt của Chúa. Giêrêmi 10.23 chép: “Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi biết đường của loài người chẳng do nơi họ, người ta đi, chẳng có quyền dẫn đưa bước của mình”.
III. Phải chu đáo trong công việc của bạn (các câu 7-8).
Phaolô viết ở các câu 7-8: “Lần nầy tôi chẳng muốn chỉ gặp anh em trong khi ghé qua mà thôi; nếu Chúa cho phép, thì tôi rất mong ở cùng anh em ít lâu. Nhưng tôi sẽ ở lại thành Ê-phê-sô cho đến lễ Ngũ tuần”. Ông không muốn chỉ ghé qua rồi nói hello thôi, nhưng ông ao ước muốn “ở ít lâu” nữa. Tương tự thế, ông không thể tức khắc rời bỏ công việc của ông tại Hội Thánh Êphêsô, mà còn muốn “ở lại thành Êphêsô cho đến Lễ Ngũ Tuần”. Phaolô không muốn làm “nửa chừng” bất cứ việc gì. Ông muốn chức vụ của ông phải thật chu đáo cho đến cuối cùng.
Ông đã để ra một năm rưỡi lo mở mang và gây dựng Hội Thánh Côrinhtô rất là tỉ mỉ. Rõ ràng đã có nhiều nan đề ở đó theo như thư tín nầy xác nhận. Ông không thể giúp họ định liệu các vấn đề của họ nếu không có thời gian đủ để cho ông ở lại đó “trọn mùa đông” (câu 6). Bất cứ chúng ta làm việc gì cho Chúa, chúng ta phải vạch ra và phải chu đáo. Chúng ta không nên rời bỏ công việc của mình cách dễ dàng và nhanh chóng. Một trong các câu chủ lực của Hội Thánh là Côlôse 1.28: “Ấy là Ngài mà chúng tôi rao giảng, lấy mọi sự khôn ngoan răn bảo mọi người, dạy dỗ mọi người, hầu cho bày tỏ mọi người trở nên trọn vẹn trong Đấng Christ ra trước mặt Đức Chúa Trời”. Câu 29 cho chúng ta biết rằng phần việc sẽ đòi hỏi: “Ấy cũng là vì đó mà tôi làm việc, nhờ Ngài giúp đỡ mà chiến đấu, là sức hành động cách có quyền trong tôi”.
Chu đáo không luôn luôn có ý nói phải để ra một thời gian thật dài đâu. Chức vụ của Chúa Jêsus chỉ võn vẹn có ba năm, nhưng Ngài dám nói với Đức Chúa Cha: “Con đã tôn vinh Cha trên đất, làm xong công việc Cha giao cho làm” (Giăng 17.4). Phaolô đã ở tại thành Êphêsô ba năm trời, ít hơn hai năm tại thành Côrinhtô và ở các nơi khác chỉ có nhiều ngày và nhiều tuần lễ mà thôi. Tuy nhiên, ông đã sử dụng thời gian ấy rất có hiệu quả. Êphêsô 5.15-16 chép: “Vậy, hãy giữ cho khéo về sự ăn ở của anh em, chớ xử mình như người dại dột, nhưng như người khôn ngoan. Hãy lợi dụng thì giờ, vì những ngày là xấu”.
Bạn đã nghe nói câu phương ngôn xưa: “20% Hội Thánh làm 80% công việc, trong khi 80% Hội Thánh làm 20% công việc”. Điều nầy rất thực ở một số nơi, nhưng sẽ không thực lắm ở đây. Trước hết, 20% tự chúng rãi ra không quá mỏng. Họ không nên làm nhiều việc như thế. Tại sao chứ? Nếu bạn gánh lấy quá nhiều việc, bạn sẽ không chu đáo và bạn sẽ giữ ai đó không có được cơ hội để phục vụ.
80% sẽ được hoàn thiện dưới sự dạy của Ngôi Lời để họ được tác động bắt đầu phục vụ Chúa khi họ có thể. Một trong những nguyên tắc hàng đầu của chúng ta về chức năng lãnh đạo Hội Thánh là không bao giờ bắt đầu một chức vụ trừ phi ai đó có một khải tượng muốn lãnh đạo khải tượng đó. Thí dụ, chúng ta không nên nói: “Chúng ta hãy bắt đầu một chương trình sau học đường về thể dục cho trẻ em trong vùng lân cận của chúng ta”, rồi kế đó hãy thử tìm kiếm ai đó hướng dẫn chương trình nầy. Nói cách khác, nếu có ai đến nói: “Tôi có ước muốn khởi sự một chức vụ sau học đường”, chúng ta sẽ ưng ý ủng hộ họ trong chương trình nầy. Trừ phi có người chịu bắt tay làm việc, họ sẽ không thực chu đáo và chắc chắn việc ấy sẽ thất bại.
Nhưng tiên phong thực hiện cũng phải được cam kết nữa. Đừng gánh vác một chức vụ mà bạn không nắm bắt được hết. Thà là không đồng ý dạy một lớp, còn hơn là chuẩn bị bài học có nửa vời. Thà là không đồng ý kỷ luật ai đó, còn hơn là đóng tiền tại ngoại chỉ sau một vài cuộc họp. Phần lớn thời gian, chúng ta không chu đáo được vì chúng ta gánh vác quá nhiều việc. Thà là làm ít việc được mỹ mãn còn hơn gánh nhiều việc mà chẳng thấm được gì.
Khi tôi nghĩ tới tình trạng chu đáo và sự cam kết, tôi liền nghĩ tới William Borden. Cho phép tôi đọc cho bạn nghe chỉ một đoạn ngắn trong hồi ký của chàng thanh niên đáng nhớ nầy: Vào năm 1904, William Borden tốt nghiệp từ trường trung học ở Chicago. Là kế tự của Đồn điền Borden Dairy, anh đã là triệu phú rồi. Vì mới tốt nghiệp Trung học, bố mẹ anh đã dành cho Borden mới 16 tuổi một chuyến đi vòng quanh thế giới. Khi chàng thanh niên qua Á châu, Trung Đông, và châu Âu, anh ta cảm thấy có một gánh nặng ngày càng tăng về hạng người bị tổn thương trên thế giới. Sau cùng, Bill Borden đã viết thư về nhà như sau: "Con sẽ dâng đời sống mình để sửa soạn cho công trường truyền giáo". Cùng lúc ấy, anh viết hai chữ ở phía sau quyển Kinh Thánh của mình: "No reserves" (Không giữ lại điều gì).
Mặc dù chàng thanh niên Borden rất là giàu có, anh đã đến với sân Trường Đại Học Yale vào năm 1905 giống như một sinh viên năm thứ nhứt vậy. Tuy nhiên, các bạn cùng lớp của Borden mau chóng nhận ra điều chi đó bất thường nơi anh chớ không phải nơi tiền bạc của anh. Một người trong số họ đã viết: "Về mặt thuộc linh, anh ấy đã đến trước bất kỳ ai trong chúng ta. Anh ấy đã dâng lòng mình rồi trong sự đầu phục trọn vẹn đối với Đấng Christ và đã thực hiện điều đó rồi. Chúng ta là bạn cùng lớp của anh ấy đã học biết nương cậy vào anh ấy và tìm được nơi anh ấy một sức lực vốn cứng như tảng đá, chỉ vì mục đích và sự dâng hiến đã được liệu định rồi".
Trong suốt những năm đại học, Bill Borden đã mở ra một tiết mục trong tờ báo của riêng mình xác định những gì các bạn cùng lớp nhận thấy về anh. Tiết mục ấy chỉ ghi: "Hãy nói 'không' với bản ngã và 'vâng' với Chúa Jêsus từng giây phút một". Nỗi thất vọng đầu tiên của Borden ở Yale đã đến khi vị hiệu trưởng trường nhắc tới nhu cầu có “một mục đích định trước” của sinh viên. Sau khi nghe câu nói ấy, Borden viết: "Ông ấy vô ý khi nói đâu là mục đích của chúng ta, và chúng ta sẽ nhận lấy khả năng để bảo tồn và sức lực kháng cự sự cám dỗ ở đâu!?!" Sau khi xem xét khả năng giảng dạy của trường Yale và nhiều người trong bộ phận sinh viên, Borden than phiền rằng những gì anh trông thấy là kết quả sau cùng của triết lý hư không nầy: yếu đuối về đạo đức và nhiều đời sống bị tội lỗi phá hại.
Trong suốt học kỳ đầu tiên của anh tại Yale, Borden đã khởi sự một việc làm biến đổi sinh hoạt của trường. Một người bạn của anh đã mô tả việc ấy thể nào đã diễn ra. "Sự việc diễn ra khi tôi và Bill cùng cầu nguyện buổi sáng trước bữa điểm tâm. Tôi không thể nói thẳng ai đã đề xuất việc ấy, nhưng tôi cảm thấy việc ấy bắt nguồn từ Bill.
Chúng tôi đã nhóm lại chỉ trong một thời gian ngắn khi một sinh viên thứ ba hiệp cùng chúng tôi và không lâu sau đó là người thứ tư. Thì giờ để ra trong sự cầu nguyện sau khi đọc Kinh Thánh. Bill vận dụng Kinh Thánh rất là có ích . . . . Anh ấy đọc cho chúng tôi nghe từ Kinh Thánh, chỉ cho chúng tôi thấy một việc mà Đức Chúa Trời đã hứa rồi tiến hành đòi hỏi lời hứa với một sự tin chắc".
Nhóm cầu nguyện nhỏ buổi sáng của Borden đã giúp tạo ra một phong trào rãi khắp cả trường. Đến gần cuối năm thứ nhứt của anh, có 150 người nhóm lại để nghiên cứu Kinh Thánh và cầu nguyện hàng tuần. Đến lúc Bill Borden là sinh viên năm cuối, một ngàn trong số 1300 sinh viên của Yale đã nhóm lại trong nhiều nhóm như vậy. Borden đã có thói quen tìm kiếm những sinh viên "không thể chữa được" rồi tìm cách đưa họ đến với sự cứu rỗi. "Trong năm thứ hai của anh, chúng tôi đã tổ chức các nhóm học Kinh Thánh và chia lớp cho 300 người hay nhiều hơn nữa, mỗi người thích mang một con số nhất định, để cho hết thảy sinh viên đều có thể đến nhóm lại. Tên tuổi qua đi từng người một, và thắc mắc được đưa ra: 'Ai sẽ thế người nầy?' Khi có người gặp phải lời gợi ý khó, sẽ có chỗ dừng lại đáng ngại. Chẳng ai muốn chịu trách nhiệm. Thế rồi họ nghe được giọng nói của Bill: 'Hãy để người đó cho tôi'".
Đến kỳ tốt nghiệp, Borden đã xây đi với những lời đề nghị làm việc kèm theo tiền công rất cao. Trong quyển Kinh Thánh của anh, anh viết thêm hai từ: "No retreats" (Không rút lui).William Borden tiếp tục công việc ở Chủng viện Princeton tại New Jersey. Khi anh hoàn tất việc học ở Princeton, anh đã dong buồm sang Trung hoa. Vì anh hy vọng làm việc với người Hồi giáo, anh dừng chân lần đầu tiên ở Ai cập để học tiếng Ả rập. Trong khi ở đó, anh đã bị chứng viêm màng não. Trong vòng một tháng, William Borden 25 tuổi đã qua đời.
Khi tin tức William Whiting Borden qua đời đồn về Mỹ, câu chuyện được đăng lên trên từng tạp chí: "Một làn sóng buồn rầu lan khắp thế giới … không những Borden rời bỏ sự giàu có của mình, mà còn rời bỏ chính mình nữa, theo một phương thức rất vui mừng và tự nhiên, sự ấy như là một đặc ân thay vì là một sự hy sinh ", Mary Taylor đã viết trong lời giới thiệu của cô trong quyển hồi ký của anh. Cái chết của Borden có phải là một sự phung phí không? Không phung phí đâu trong chương trình của Đức Chúa Trời. Trước khi anh qua đời, Borden đã viết thêm hai từ nữa trong quyển Kinh Thánh của anh. Dưới những chữ "No reserves" và "No retreats" anh đã viết: "No regrets" (Chẳng có gì phải tiếc nuối).
IV. Phải sẵn sàng về sự chống đối (câu 9).
Câu 9 chép: “vì tại đó có một cái cửa lớn mở toang ra cho công việc tôi, lại có nhiều kẻ đối địch”. Có một sự nghịch lý trong câu nầy: “Một cánh cửa lớn mở toang” đã mở ra tại thành Êphêsô. Nhiều cơ hội quá. Tuy nhiên, cùng lúc ấy “lại có nhiều kẻ đối địch”. Bất cứ lúc nào có cơ hội lớn trong công việc của Chúa, thì có sự đối địch rất lớn. Kẻ thù dường như muốn tấn công ở chỗ Chúa đang làm việc hữu hiệu nhất. G. Campbell Morgan từng viết: “Nếu bạn chẳng gặp sự đối địch nào trong chỗ bạn đang phục vụ, bạn đang phục vụ ở một chỗ sai trật rồi”.
Thành Êphêsô là một nơi rất kinh khiếp khi muốn mở mang Hội Thánh ở đó. Thành ấy đầy dẫy với đủ mọi loại chống đối thù nghịch với đạo Tin Lành. Đã có sự thờ lạy hình tượng cực kỳ phát triển và nhiều đền thờ thần tượng với nhiều đĩ điếm, tình dục đồi trụy đủ mọi loại, chủ nghĩa thờ lạy hình tượng, ma thuật, phân biệt chủng tộc và mọi hình thái tà giáo. Tuy nhiên, trong chỗ tối tăm nầy, sự sáng của Lời Đức Chúa Trời chiếu rạng ra như ngọn đèn đường. Phaolô đã viết về sự nghịch lý ở II Côrinhtô 1.8-10: “Vả, hỡi anh em, chúng tôi không muốn để anh em chẳng biết sự khốn nạn đã xảy đến cho chúng tôi trong xứ A-si, và chúng tôi đã bị đè nén quá chừng, quá sức mình, đến nỗi mất lòng trông cậy giữ sự sống. Chúng tôi lại hình như đã nhận án xử tử, hầu cho chúng tôi không cậy mình, nhưng cậy Đức Chúa Trời là Đấng khiến kẻ chết sống lại. Ấy chính Ngài đã cứu chúng tôi khỏi sự chết lớn dường ấy, và sẽ cứu chúng tôi; phải, chúng tôi còn mong Ngài sẽ cứu chúng tôi nữa”.
Phaolô chẳng phải là nhà truyền đạo chuyên nhận bánh đến từ trời đâu. Ông vốn hiểu rõ những mối nguy hiểm của kẻ thù và thường xuyên đánh trận với ông. Hãy chú ý lời lẽ của ông ở II Côrinhtô 4.8-11: “Chúng tôi bị ép đủ cách, nhưng không đến cùng; bị túng thế nhưng không ngã lòng; bị bắt bớ, nhưng không đến bỏ; bị đánh đập, nhưng không đến chết mất. Chúng tôi thường mang sự chết của Đức Chúa Jêsus trong thân thể mình, hầu cho sự sống của Đức Chúa Jêsus cũng tỏ ra trong thân thể chúng tôi. Bởi chúng tôi là kẻ sống, vì cớ Đức Chúa Jêsus mà hằng bị nộp cho sự chết, hầu cho sự sống của Đức Chúa Jêsus cũng được tỏ ra trong xác thịt hay chết của chúng tôi”.
Đối với quí khách của chúng ta, nếu quí vị đang tìm kiếm một Hội Thánh để gia nhập vào, đừng tìm kiếm một Hội Thánh không có nan đề; hãy tìm kiếm một Hội Thánh mà ở đó quí vị có thể giúp thắng hơn mọi nan đề đó. Đối với hội chúng của chúng ta, đừng tìm kiếm một chức vụ dễ dàng, mà hãy tìm kiếm một chức vụ thật khó. Nơi bạn tìm gặp sự chống đối lớn, bạn sẽ tìm được cơ hội lớn.
Một số trong các bạn đã xem bộ phim mới End of the Spear. Tôi biết có sự bàn cãi vây quanh một trong các diễn viên. Tôi chưa xem nhưng chắc chắn sẽ đi xem. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề vượt lần lên, câu chuyện nói về 5 vị giáo sĩ đã tuận đạo vào năm 1956 đang thu hút sự chú ý. Ed McCully, Roger Youderian, Nate Saint, Pete Fleming và Jim Elliot đã đáp máy bay của họ xuống bờ sông ở Ecuador để đem Tin Lành cho bộ tộc da đỏ Auca. Một thời gian ngắn sau khi đến đấy, hết thảy họ đều bị đâm bằng giáo cho đến chết tại bờ sông. Tuy nhiên, phần đáng kinh ngạc nhất của câu chuyện, ấy là vợ của Jim Elliot là Elizabeth và con gái của bà là Valerie, và Rachel Saint (chị của Nate) đã di chuyển đến ngôi làng của bộ tộc Auca. Nhiều người Auca đã trở thành Cơ đốc nhân. Giờ đây, họ là một bộ tộc rất thân thiện. Nhiều vị giáo sĩ, kể cả con trai của Nate Saint và gia đình ông, vẫn sống giữa vòng bộ tộc Auca hôm nay. Ở đâu có sự đối địch, ở đó có cơ hội.
V. Phải biết cộng tác với nhiều người khác (các câu 10-11).
Phaolô viết ở các câu 10-11: “Nếu Ti-mô-thê đến thăm anh em, hãy giữ cho người khỏi sợ sệt gì trong anh em: vì người cũng làm việc cho Chúa như chính mình tôi vậy. Nên chớ có ai khinh người, hãy đưa người đi về bình an, hầu cho người đến cùng tôi, vì tôi đương đợi người đồng đến với anh em”.
Timôthê là con của Phaolô trong đức tin. Timôthê cũng rất là nhút nhát. Phaolô đã muốn ông phải được tiếp đón nhiệt thành tại thành Côrinhtô. Phaolô nhắc cho họ nhớ rằng ông và Timôthê là như nhau trong công việc của Chúa: “vì người cũng làm việc cho Chúa như chính mình tôi vậy”. Chẳng có chuyện “Tôi thì cả thể còn bạn thì nhỏ nhoi đâu” trong Nước của Đức Chúa Trời. Hết thảy chúng ta đều như nhau. Có người được kêu gọi để làm lãnh đạo. Có người được kêu gọi để làm môn đồ, nhưng chẳng có giai cấp nào ở trong Hội Thánh. Hết thảy chúng ta đều bằng nhau và cả thảy đều có sự kính trọng như nhau.
Toàn bộ chức vụ của Phaolô đã được gây dựng trong sự cộng tác với nhiều tín hữu khác. Trong Công Vụ các Sứ đồ, chúng ta đọc thấy Phaolô và Banaba, Phaolô và Sila, Phaolô và Timôthê, Phaolô và Luca, Phaolô và Mác, Phaolô và Aritạt. Trong nhiều thư tín của ông, ông giới thiệu cả bản thân ông và nhiều cộng sự của mình. Ở cuối một vài thư tín, kể cả thư I Côrinhtô có liệt kê ra tên tuổi của những cá nhân nào là tôi tớ lỗi lạc của Đức Chúa Trời. Trên hết mọi sự, Phaolô là một vận động viên của đội hình.
Nếu chức vụ của chúng ta cần phát triển, chúng ta cũng cần đến tinh thần cộng tác toàn đội nữa. Các trưởng lão có nhiều trách nhiệm, nhưng không quan trọng hơn bất cứ ai khác. Cũng thực như thế về các chấp sự và cấp lãnh đạo nhóm và cứ thế. Hết thảy chúng ta phải phấn đấu để cùng nhau làm việc vì hết thảy chúng ta đang làm “công việc của Chúa”. Khi những đội truyền giáo mới của chúng ta hình thành, một số trong quí vị chắc chắn sẽ ngạc nhiên không biết sao mình lại thích ứng và thể nào công việc mình đang làm sẽ thay đổi. Tôi khích lệ các bạn nên làm theo nguyên tắc cộng tác nầy và hãy nhớ nó chẳng tạo ra một sự khác biệt nào về ai sẽ nhận được tín nhiệm một khi Đức Chúa Trời nhận được sự vinh hiển.
VI. Phải nhạy cảm với Đức Thánh Linh (câu 12).
Trong câu cuối cùng nầy, câu 12, Phaolô viết: “Còn như anh em chúng ta là A-bô-lô tôi thường cố khuyên người đi với anh em đây mà đến cùng các anh em, nhưng hiện nay người chắc chưa khứng đi; người sẽ đi trong khi có dịp tiện”.
Abôlô là một lãnh đạo lỗi lạc trong Hội Thánh đầu tiên. Ông là giáo sư rất được ơn và có tài hùng biện của Ngôi Lời. Theo Công Vụ các Sứ đồ 18, ông là: “tay khéo nói và hiểu Kinh Thánh”, ông “lấy lòng sốt sắng” mà “giảng và dạy kĩ càng những điều về Đức Chúa Jêsus”. Ông đã được Aquila và Bêrítsin dạy dỗ riêng rồi trở thành công cụ hữu dụng trong việc lãnh đạo Hội Thánh tại thành Êphêsô (đối chiếu Công Vụ các Sứ đồ 18.24-28). Ông đã được xem trọng tại thành Côrinhtô cũng như một số người trong họ là môn đồ của ông, họ nói: “Ta thuộc về Abôlô” (1.12). Ông đã bước theo Phaolô tại thành Côrinhtô. Phaolô đã nói về ông ở 3.6: “Tôi đã trồng, A-bô-lô đã tưới, nhưng Đức Chúa Trời đã làm cho lớn lên”.
Rõ ràng, khi Timôthê và Erastus sắp xếp chuyến đi của họ đến thành Côrinhtô, Phaolô đã đề nghị Abôlô nên cùng đi. Thực ra, ông “cố khuyên” Abôlô cùng đi. Tuy nhiên, Phaolô ghi lại rằng Abôlô “hiện nay người chắc chưa khứng đi”, nhưng sẽ “đi trong khi có dịp tiện”.
Chúng ta học được gì từ câu nầy? Chúng ta học biết phải nhạy cảm với sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh trong một vài phương thức. Dù Phaolô là sứ đồ, ông đã không có ý nói cho Abôlô biết ý định của Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể nói cho tín hữu khác biết ý chỉ đã được tỏ ra của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh, nhưng chúng ta không thể phân biệt ý định đặc biệt của Đức Chúa Trời dành cho họ. Abôlô cũng kiên định trong những gì ông tin Đức Thánh Linh dẫn dắt ông phải lo làm. Trong “khi có dịp tiện” ông sẽ lên thành Côrinhtô, nhưng ở giờ phút ấy ông cảm thấy phải ở lại trong thành Êphêsô. Cho phép tôi nhắc lại một lẽ đạo mà tôi có nói tới cách đây mấy tuần. Chúng ta biết rằng Thánh Linh của Đức Chúa Trời đang dẫn dắt chúng ta. Ngài ngự trong chúng ta rồi dẫn chúng ta vào mọi lẽ thật. Chúng ta cần phải nghiên cứu Kinh Thánh, cầu nguyện, tìm kiếm mưu luận tin kính và phải nhạy cảm khi Đức Thánh Linh đẩy chúng ta tiến tới trước. Dù vậy, chúng ta không nên trở thành kẻ độc đoán trong vấn đề nầy. Chúng ta không nên nói: “Đức Chúa Trời bảo tôi…” khi thực sự chúng ta muốn nói “Tôi cảm thấy mình được hướng dẫn phải …” Tại sao chứ? Ấy chẳng phải vì Đức Chúa Trời không dẫn dắt chúng ta, mà vì nếu chúng ta cho rằng Đức Chúa Trời bảo chúng ta, chúng ta cứ nói cho Đức Chúa Trời cách có quyền.
Với điều đó trong trí, chúng ta hãy tìm cách biết nhạy cảm với ơn kêu gọi của Đức Thánh Linh. Đức Thánh Linh đang thuyết phục một số người trong chúng ta biết tiên phong thực hiện, biết đi đầu trong sự hầu việc Chúa. Vẫn có nhiều người khác cần phải học biết sao cho chu đáo trong chức vụ của họ. Nhiều người khác cần phải tỉ mỉ, biết thuận phục và kinh nghiệm. Nhiều người khác nữa cần phải dạn dĩ khi đối mặt với những thách thức. Nhiều người khác nữa phải học biết cộng tác sao cho tốt hơn với các tín hữu khác. Tuy nhiên, tất cả chúng ta phải luôn nhạy cảm với sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời. Theo một ý nghĩa, Hội Thánh của chúng ta còn rất non trẻ. Có nhiều việc Đức Chúa Trời đã chất chứa cho chúng ta. Nguyện chúng ta có loại tâm trí đã được nắn đúc và hai bàn tay sẵn sàng để đối diện với nhiều phần việc ở trước mặt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét