Thứ Sáu, 5 tháng 3, 2010

I Côrinhtô 7.8-16: "Huấn thị của Đức Chúa Trời về hôn nhân"



I CÔRINHTÔ – HỘI THÁNH GẶP RẮC RỐI
Huấn thị của Đức Chúa Trời về hôn nhân
I Côrinhtô 7.8-16
Khi con gái tôi là Ashlea chào đời, tôi đăng ký mua máy quay video qua công ty đăng ký bằng email ở thành phố Nữu Ước. Mặc dù máy quay camera là phần chính, tôi chỉ nhận được bản hướng dẫn bằng tiếng Nhật. Tôi cứ lây quây với nó và làm cho nó hoạt động, song tôi không thể tiếp cận hết các đặc điểm và tôi sợ mình sẽ vô tình làm thiệt hại cho cái máy. Sau cùng, tôi gọi đến công ty và yêu cầu họ gửi cho bản hướng dẫn bằng tiếng Anh.
Cũng một thể ấy, nhiều người cứ lây quây với hôn nhân mà không hiểu những huấn thị. Họ không hiểu rõ hôn nhân sẽ như thế nào và khi họ cứ lây quây với nó, họ sẽ liều gây thiệt hại không thể đảo ngược lại được. Họ đến tham khảo các nhà tư vấn đời thường về hôn nhân, những người nầy sẽ chất chứa nơi họ đầy những thứ vòng quanh. Người chồng muốn những điều mình muốn với ít quan tâm đến các nhu cần của người vợ. Người vợ rất ích kỷ chẳng cần biết tới các nhu cần của chồng và cứ đuổi theo những sở thích riêng của mình. Họ cùng nhau theo đuổi những giấc mơ thiên về vật chất của họ, nhưng chẳng có nhà cửa, xe cộ, tủ quần áo, kỳ nghỉ hay bất cứ điều chi khác mà tiền bạc có thể chữa lành được vết rạn nứt ở giữa họ. Cho nên chẳng có gì phải ngạc nhiên cả khi có tới hơn 50% các cuộc hôn nhân trong xứ đã kết thúc với ly dị. Đúng là tệ hại, các thông số thiệt chẳng khác gì giữa vòng các Cơ đốc nhân Tin Lành.
Đức Chúa Trời là tác giả của hôn nhân. Ngài đã ấn định nó. Ngài hoàn thành nghi thức cưới xin đầu tiên ở trong Vườn Ê-đen. Đức Chúa Trời phán trong Sáng thế ký 2.24: “Bởi vậy cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính díu cùng vợ mình, và cả hai sẽ trở nên một thịt”. Không những Đức Chúa Trời là tác giả của hôn nhân; mà Ngài còn là tác giả quyển huấn thị về hôn nhân nữa – Kinh Thánh. Thành hôn mà không nghiên cứu Kinh Thánh thì giống như tìm cách khởi động máy quay mà không có sách hướng dẫn thích ứng vậy. Chắc như thế, bạn có thể làm cho nó hoạt động. Bạn có thể tự làm cho nó chạy bằng sức riêng của mình. Tuy nhiên, bạn sẽ không bao giờ hiểu hết các chức năng và bạn sẽ liều lĩnh làm hại cho cái máy mà không sửa chửa lại được.
Các vấn đề về hôn nhân thì chẳng có gì mới hết. Chẳc chắn chúng không bị hạn chế trong kỷ nguyên hiện đại của chúng ta. Rõ ràng các đôi hôn phối trong Hội Thánh Côrinhtô đã dự phần vào những điều phiền muộn trong hôn nhân của họ. Câu 1 của chương 7 bắt đầu với “Luận đến các điều hỏi trong thơ anh em…”. Hiển nhiên là người thành Côrinhtô đã viết thư cho sứ đồ Phaolô đưa ra rất nhiều thắc mắc, thắc mắc thứ nhứt trong số đó tựu trung vào các mối quan hệ hôn nhân. Các chương 7-11 của I Côrinhtô là những giải đáp cho các thắc mắc ấy.
Phaolô bắt đầu chương 7 bằng cách đưa ra vấn đề về cuộc sống độc thân, chúng ta biết ở đây rằng “hay hơn” cho những người chưa lập gia đình cứ sống độc thân. Tuy nhiên, một người đã lập gia đình không được “tước đi” của người bạn đời mình về mặt tình dục. Tình trạng độc thân hay ở một mình là một ân tứ đến từ Đức Chúa Trời. Với phần nền nầy trong trí, chúng ta hãy xem xét huấn thị của vị sứ đồ về hôn nhân trong vài mẫu người khác biệt trong Hội Thánh.
I. Các huấn thị cho những Cơ đốc nhân còn độc thân (các câu 8-9).
Câu 8 chép: “Vậy, tôi nói với những kẻ chưa cưới gả, và kẻ góa bụa rằng ở được như tôi thì hơn”. Rõ ràng những người thành Côrinhtô đã thắc mắc: “Những người còn độc thân có nên tìm cách lập gia đình không?” Thường trong xã hội của chúng ta, những người đã lập gia đình cảm thấy tiếc cho hạng người còn độc thân và muốn giúp cho họ tìm một người bạn đời. Những “kẻ goá bụa” trong câu 8 tất nhiên đề cập tới những phụ nữ đã từng lập gia đình rồi, song hôn nhân lại kết thúc với cái chết của chồng họ. Nhóm người nầy cũng bao gồm những đờn bà goá, những người đờn ông mà vợ họ đã qua đời.
Ở các câu 25, 28, 34, 36-37 Phaolô viết về những người “đồng thân”. Những câu nầy đề cập tới những kẻ chưa bao giờ lập gia đình. Tiếp đến nội dung của câu 9 cho thấy rằng kẻ “chưa cưới gã” là những người đã lập gia đình rồi nhưng đã ly dị. Giờ đây họ đã trở thành Cơ đốc nhân, họ muốn biết là họ cứ nên ở vậy hay là tái hôn.
Phaolô nói: “Vậy, tôi nói với những kẻ chưa cưới gả, và kẻ góa bụa rằng ở được như tôi thì hơn”. Tuần vừa qua, chúng ta đã bàn về sự thực bản thân Phaolô có lẽ đã một lần lập gia đình rồi. Công vụ Các Sứ đồ 26.10 cho biết ông đã từng được bầu vào Toà Công Luận và hôn nhân là một sự bó buộc cho địa vị thuộc viên. Tuy nhiên, từ khi ông trở thành một tín đồ, chúng ta giả định rằng vợ ông một là đã qua đời, hoặc đã bỏ đi hay đã ly dị ông. Vì vậy, ông tự đặt mình vào giữa các bực “chưa cưới gã” và “goá bụa”. Mục đích của Phaolô, ấy là người nào chưa lập gia đình thì cứ ở vậy là hay hơn. Sao chứ? Sao lại là “hay hơn”? Câu trả lời được thấy ở câu 32: “Vả, tôi muốn anh em được thong thả chẳng phải lo lắng gì. Ai không cưới vợ thì chăm lo việc Chúa, tìm phương cho Chúa đẹp lòng”.
Chuyển sang Luca 2 và chúng ta hãy bắt đầu với câu 22. Điều nầy xảy ra sau khi Chúa Jêsus giáng sinh, Mary và Giô-sép đã đưa Ngài lên đền thờ. Ở đó họ gặp một cụ già có tên là Simêôn, Chúa đã hứa với ông cụ là ông sẽ không chết “trước khi thấy Đấng Christ của Chúa”. Simêôn đã nhìn thấy con trẻ Jêsus và biết ngay Ngài là ai. Ông đã bồng lấy Ngài trong tay mình rồi chúc phước cho Chúa và nói tiên tri. Câu 36 giới thiệu một cụ bà có tên là An-ne. Câu nầy chép như sau: “Lại có bà tiên tri An-ne, con gái của Pha-nu-ên, về chi phái A-se, đã cao tuổi lắm. Từ lúc còn đồng trinh đã ở với chồng được bảy năm”. Bà là một “nữ tiên tri”, nói ra Lời của Đức Giêhôva. Bà đã “cao tuổi lắm” và “từ lúc còn đồng trinh đã ở với chồng được bảy năm”. Nói cách khác, bà đã lập gia đình khi còn trẻ và đã sống trong vai trò làm vợ chỉ võn vẹn có 7 năm trước khi chồng bà qua đời. Câu 37 nói thêm: “rồi thì ở góa. Bấy giờ đã tám mươi bốn tuổi, chẳng hề ra khỏi đền thờ, cứ đêm ngày hầu việc Đức Chúa Trời, kiêng ăn và cầu nguyện”. Bà là một goá phụ “khoảng tám mươi bốn năm”. Bà đã ở goá 84 năm trước đó. Tuy nhiên, bà đã không tìm kiếm người chồng khác mà trong “tám mươi bốn năm” bà “chẳng hề ra khỏi đền thờ, cứ đêm ngày hầu việc Đức Chúa Trời, kiêng ăn và cầu nguyện”. An-ne là một tấm gương tuyệt vời về một phụ nữ đã sử dụng tình trạng độc thân của mình để làm vinh hiển cho Đức Chúa Trời.
Trở lại trong I Côrinhtô 7, câu 9 chép: “Song nếu họ chẳng thìn mình được, thì hãy cưới gả; vì thà cưới gả còn hơn để cho lửa tình un đốt”. Nếu người sống độc thân, dù là goá bụa, ly dị, hay còn đồng trinh mà “chẳng thìn mình được”, nghĩa là nếu người ấy không có “ơn từ Đức Chúa Trời” mà câu 7 nói tới, ơn sống độc thân, người ấy nên tìm kiếm một người bạn đời và thành hôn đi. Tại sao chứ? Phaolô nói: “Vì thà cưới gả còn hơn để cho lửa tình un đốt”. Một người bị “lửa tình” un đốt và những khao khát về tình dục không toại nguyện không thể hầu việc Đức Chúa Trời cách có hiệu quả được.
Vì lý do nầy, tôi bàn với những đôi hôn phối còn trẻ nào quyết định thành hôn thì hãy tiến hành sớm sớm như có thể được. Mặc dù đính hôn lâu dài có những lợi ích, tốt hơn hãy tiến tới và thành hôn đi, dù đám cưới nho nhỏ còn hơn là liều bất khiết về tình dục trong ngày cám dỗ nầy. Trong phần bình luận sách I Côrinhtô, John MacArthur đưa ra vài lời khuyên tốt cho tín hữu độc thân nào muốn thành hôn nhưng chưa có triễn vọng nào khi ấy. Thứ nhứt, người (nam hay nữ) không nên tìm cách thành hôn, mà nên tìm kiếm một người mình có thể yêu thương, tin cậy, để hôn nhân đến như một đáp ứng với sự phó thác của tình yêu. Thứ hai, người (nam hay nữ) phải tìm kiếm một người đúng đắn nhưng cũng phải biết rõ phương thức tốt nhứt để tìm ra người đúng đắn phải là người đúng đắn – tôi nói thêm, kết hiệp với loại người đúng đắn cũng rất là quan trọng.• Thứ ba, cho tới chừng nào tìm ra được người đúng đắn kia, năng lực của người (nam hay nữ) phải tái định hướng lại trong những phương thức hầu việc Chúa và giữ cho tâm trí mình không bị cám dỗ. Thứ tư, người (nam hay nữ) nên nhận biết rằng cho tới chừng nào Đức Chúa Trời ban cho người đúng đắn kia, Ngài sẽ cung ứng sức lực để chống cự sự cám dỗ. I Côrinhtô 10.13 chép: “Những sự cám dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được”. Thứ năm, người (nam hay nữ) nên dâng lời cảm tạ Đức Chúa Trời vì những ơn phước của Ngài và học biết phải thoả lòng.
II. Các huấn thị dành cho Cơ đốc nhân đã lập gia đình với Cơ đốc nhân (các câu 10-11).
Câu 10 chép: “Về những kẻ đã cưới gả rồi, thì tôi, nhưng chẳng phải tôi, bèn là Chúa, truyền rằng vợ không nên lìa bỏ chồng”. Trước tiên, hãy chú ý câu nầy là một “mạng lịnh”. Đây không phải là một lời đề nghị để các mối quan hệ được hạnh phúc, mà là một “mạng lịnh” của vị sứ đồ. “Mạng lịnh” ấy là “vợ không nên lìa bỏ chồng”. Phaolô cung ứng năng lực cho “mạng lịnh” nầy bằng cách nói: “nhưng chẳng phải tôi, bèn là Chúa”. Nói cách khác, “mạng lịnh” không ly dị người bạn đời không bắt nguồn từ sự dạy của Phaolô, mà bắt nguồn từ sự dạy của Chúa Jêsus. Phaolô không nói rằng phần còn lại của bức thư ra từ ông mà không ra từ Chúa, song “mạng lịnh” đặc biệt nầy đã đến từ Chúa Jêsus theo cách riêng. Chúng ta hãy quay lại với Mathiơ 19. Ở đây Chúa Jêsus đang bị người Pharisi thử thách. Họ hy vọng gài bẫy Ngài với chính lời lẽ của Ngài. Họ hỏi: “Không cứ vì cớ gì người ta có phép để vợ mình chăng?”
Hạng người nầy là loại học viên xuất sắc về Cựu Ước. Chúa Jêsus đã chẹt họ khi Ngài hỏi lại ở câu 4: “Các ngươi há chưa đọc…?” Ngài tiếp tục dẫn chứng Sáng thế ký 2.24 và củng cố sự dạy của Cựu Ước rằng trong hôn nhân hai người đã nên “một thịt”. Thực vậy, ở câu 6 Chúa thêm vào uy quyền lớn lao hơn cho sự dạy nầy bằng câu nói: “Thế thì, vợ chồng không phải là hai nữa, nhưng một thịt mà thôi. Vậy, loài người không nên phân rẽ những kẻ mà Đức Chúa Trời đã phối hiệp!” Nói cách khác, Đức Chúa Trời tối cao của chúng ta hiệp hai người lại trong hôn nhân và họ trở nên “một thịt” và vì thế họ không được phân rẽ ra.
Hãy chú ý thắc mắc của họ trong câu 7: “Vậy chớ sao Môi-se đã dạy lập tờ để đặng để vợ đi?” Quả thực dưới luật pháp Môise có một điều khoản về ly dị. Nhưng Chúa Jêsus (là Đấng ban ra Luật pháp Môise) đã giải thích: “Vì cớ lòng các ngươi cứng cỏi, nên Môi-se cho phép để vợ; nhưng, lúc ban đầu không có như vậy đâu. Vả, ta phán cùng các ngươi, nếu ai để vợ mình không phải vì cớ ngoại tình, và cưới vợ khác, thì người ấy phạm tội tà dâm; và hễ ai cưới người bị để, thì phạm tội ngoại tình” (các câu 8-9). Ly dị không bao giờ là kế hoạch của Đức Chúa Trời. Ly dị chỉ được phép vì cớ “lòng các ngươi cứng cỏi”. Malachi 2.16 chép: “Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên có phán rằng ta ghét người nào bỏ vợ, và người nào lấy sự hung dữ che áo mình, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy. Vậy hãy giữ trong tâm thần các ngươi, chớ đãi cách phỉnh dối”.
Hãy quan sát kỹ câu 9. Lý do hợp pháp duy nhứt để ly dị theo Đức Chúa Jêsus Christ là vì cớ “ngoại tình”. Tại sao? Vì “ngoại tình” đặc biệt là tà dâm phạm vào phần mật thiết nhất của việc hiệp nhất của chồng và vợ là “một thịt”. Hơn nữa, người nào không còn hứng thú với vợ mình và ly dị nàng rồi tái hôn thì “phạm tội tà dâm”. Tại sao chứ? Vì trong con mắt của Đức Chúa Trời người ấy vẫn còn “một thịt” với người vợ nguyên thủy của mình. Tôi thấy các môn đồ phản ứng trong câu 10 rất thú vị: “nếu phận người nam phải xử với vợ mình như vậy thì thà không cưới vợ là hơn”.
Trở lại trong phân đoạn Kinh Thánh ở I Côrinhtô 7.10, chúng ta thấy rằng Phaolô đang truyền rằng Chúa Jêsus đã dạy rồi: “vợ không nên lìa bỏ chồng”. Tại sao Cơ đốc nhân ly dị chứ? Tỉ lệ ly dị trong cộng đồng Tin Lành hầu như cao cũng như xã hội đời thường. Sao phải như thế chứ? Rõ ràng có sự ly dị là vì cớ “ngoại tình”. Người bạn đời của họ đã rời bỏ họ để sống với người khác. Tuy nhiên, nhiều người ly dị chỉ vì họ muốn một người bạn đời mới hay cảm thấy không toại nguyện trong mối hôn nhân hiện tại của họ. Đây chẳng là là lời cáo lỗi hợp pháp đâu!
Hãy chú ý câu 11: “(ví bằng đã phân rẽ nhau, thì nên ở vậy đừng lấy chồng khác; hay là phải lại hòa thuận với chồng mình), còn chồng cũng không nên để vợ”. Nếu một Cơ đốc nhân phân rẽ hay ly dị với (vợ hay chồng mình) vì lý do nào khác hơn “ngoại tình” người ấy (nam hay nữ) thì “nên ở vậy đừng lấy chồng khác” hoặc phải “hoà lại”. Họ không nên tái hôn, mà phải ở vậy hoặc tái hiệp với nhau. Họ vẫn còn là “một thịt” trong con mắt của Đức Chúa Trời.
III. Các huấn thị cho Cơ đốc nhân thành hôn với người chưa tin Chúa nào muốn ở vậy (các câu 12-14).
Trong vòng Hội Thánh cũng có nan đề về người tin Chúa thành hôn với người không tin Chúa. Đôi khi người bạn đời nầy trở thành tín đồ sau khi hôn nhân diễn ra. Có khi người tin Chúa thành hôn với người không tin Chúa trong thời gian loạn nghịch. Thắc mắc rõ ràng là: “Một Cơ đốc nhân đã thành hôn với người không tin Chúa, người ấy có thể ở vậy hoặc ly dị?”
II Côrinhtô 6.14 rõ ràng chép: “Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công bình với gian ác có hội hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối có thông đồng nhau được chăng?” Chúng ta luôn tư vấn với người tin Chúa chống lại việc kết hôn với người không tin Chúa.
Hãy quay trở lại ở 6.15-16: “Anh em há chẳng biết thân thể mình là chi thể của Đấng Christ sao? Vậy thì mình có nên lấy chi thể của Đấng Christ mà làm thành chi thể của điếm đĩ chăng? Đức Chúa Trời nào nỡ vậy! Anh em há chẳng biết người nào kết hiệp với điếm đĩ, thì trở nên một xác với nó sao? Vì có chép rằng: Hai người sẽ đồng nên một thịt”. Câu 19 chép: “Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh đang ngự trong anh em, là Đấng mà anh em đã nhận bởi Đức Chúa Trời, và anh em chẳng phải thuộc về chính mình sao?” Một số Cơ đốc nhân đã nghĩ rằng thành hôn với một người chưa tin Chúa là hiệp đền thờ của Đức Thánh Linh với Satan.
Đây là một vấn đề đặc biệt đã không được nói tới trong Kinh Thánh trước đây. Vì lý do nầy, Phaolô nói trong câu 12: “Đến như những kẻ khác, chẳng phải Chúa, song là chính tôi bảo họ rằng: Nếu người anh em nào có vợ ngoại đạo bằng lòng ở đời với mình, thì không nên để bỏ”. Khi Phaolô nói: “Chẳng phải Chúa, song là chính tôi”, ông muốn nói rằng Chúa Jêsus đã xử lý với vấn đề tà dâm, nhưng chưa xử lý với thắc mắc nầy. Không cứ cách nào đó câu nói nầy không loại bỏ bất cứ nghi ngờ nào về sự cảm thúc và tính kinh điển của thư tín nầy.
Phaolô nói: “Nếu người anh em nào có vợ ngoại đạo bằng lòng ở đời với mình, thì không nên để bỏ”. Câu 13 đảo lại: “Lại nếu một người đờn bà có chồng ngoại đạo bằng lòng ở đời với mình, thì vợ cũng không nên lìa chồng”.
Nếu bạn có người bạn đời ngoại đạo và người (nam hay nữ) không muốn chia tay, bạn không nên để bỏ họ. Bạn không được xem thường và bạn cũng không nên bất tuân đối với Chúa. Ngược lại, câu 14 dạy rằng người bạn đời ngoại đạo được “nên thánh” bởi người bạn đời tin kính kia. Câu 14 quả là một câu rất khó. Câu nầy chép: “Bởi vì, chồng không tin Chúa, nhân vợ mình được nên thánh, vợ không tin Chúa, nhân chồng mình tin Chúa được nên thánh; bằng chẳng vậy, con cái anh em nên chẳng sạch, song nay đều là thánh”.
Rõ ràng khi Kinh Thánh phán người bạn đời ngoại đạo được “nên thánh” bởi người bạn đời tin kính, nói như thế không có nghĩa là họ đã được cứu vì họ thành hôn với một người tin Chúa. Thứ nhứt, bạn không thể được cứu bởi ai khác. Thứ hai, người bạn đời kia vẫn còn được gọi là “ngoại đạo”. Làm sao họ vẫn được mô tả là “ngoại đạo” mà được cứu cho được? Tương tự khi Kinh Thánh phán rằng con cái sanh ra cho một tín đồ lấy một người ngoại đạo là “thánh”, nói như thế không có nghĩa là họ được cứu cách máy móc đâu. Thực vậy, được “nên thánh” và “thánh” cả hai đều là từ Hy lạp có gốc rễ hagia. Mỗi đứa con phải đến với quyết định bước theo Đấng Christ của chính chúng. Chúng ta không trở thành con cái của Đức Chúa Trời bởi hôn nhân hay bởi sự ra đời theo phần xác, duy chỉ bởi sự sanh lại mà thôi!
Điều nầy có ý nghĩa khi bất cứ gia đình nào, ngôi nhà nào, ít nhất ở đó có một người tin Chúa thì đã được phước bởi Đức Chúa Trời. Mặc dù gia đình đó chưa được xem là một “gia đình Cơ đốc” theo ý nghĩa đầy đủ nhất, song đây là ngôi nhà được phước hơn so với ngôi nhà chẳng có người tin Chúa nào. Hãy quay trở lại với Sáng thế ký 18. Ở đây Ápraham học biết rằng các thành phố Sôđôm và Gômôrơ sắp sửa bị Đức Chúa Trời hủy diệt vì cớ sự gian ác của họ. Cháu của Ápraham, Lót đã sống trong thành Sôđôm và ông rất quan tâm đến thành phố ấy. Ở câu 23, Ápraham hỏi Chúa: “Chúa sẽ diệt người công bình luôn với người độc ác sao?” Ông cho rằng phải có “năm mươi người công bình” trong thành ấy. Liệu Đức Chúa Trời sẽ hủy diệt thành ấy sao? Đức Chúa Trời phán Ngài sẽ không hủy diệt đâu. Tiếp đến Ápraham hỏi Đức Chúa Trời sẽ làm gì nếu chỉ có “bốn mươi lăm người”? Đức Chúa Trời phán Ngài sẽ không hủy diệt đâu. Cũng một thể ấy với “bốn mươi”, “ba mươi” và “hai mươi”. Sau cùng, Đức Chúa Trời phán Ngài sẽ không hủy diệt thành Sôđôm nếu chỉ có “mười” người công bình có ở đó. Tuy nhiên, KHÔNG có một người công bình nào trong thành Sôđôm.
Nếu Đức Chúa Trời ngăn chặn sự phán xét đối với những thành phố tội lỗi như thế chiếu theo một nhóm người công bình, Đức Chúa Trời sẽ chúc phước nhiều hơn cho một gia đình vì chỉ có một trong số con cái Ngài sống ở đó. Ở cuối câu 14, Phaolô nói: “bằng chẳng vậy, con cái anh em nên chẳng sạch, song nay đều là thánh”. Nếu không có cha mẹ tin kính nào hết, con cái của sự phối hiệp ấy sẽ là “chẳng sạch” hay ô uế do chẳng có một sự hướng dẫn nào về mặt thuộc linh của người cha hay người mẹ. Mặt khác, một người cha tin kính bảo đảm cho con cái được “thánh”. Điều nầy không có nghĩa là chúng được cứu cách máy móc hoặc ơn cứu rỗi của chúng sẽ được bảo đảm đâu. Mỗi người phải tin cậy Đấng Christ theo ý định riêng của mình. Tuy nhiên, nói như thế có nghĩa là bậc cha mẹ tin kính đem ơn phước và sự bảo hộ thuộc linh cho con cái của họ, còn con cái của bậc cha mẹ không tin Chúa thì không biết gì hết.
IV. Các huấn thị dành cho Cơ đốc nhân thành hôn với kẻ ngoại đạo muốn ly dị (các câu 15-16).
Thắc mắc kế tiếp dường như là: “Nếu người bạn đời là ngoại đạo và muốn ly dị, tôi phải làm gì đây?” Câu trả lời của Phaolô đến trong câu 15: “Nếu kẻ không tin Chúa muốn phân rẽ, thì cho phân rẽ: trong cơn đó, người anh em hay là người chị em chẳng phải cầm buộc gì. Đức Chúa Trời đã gọi anh em ăn ở trong sự bình an”.
Nếu một người bạn đời ngoại đạo muốn chia tay, “thì cho phân rẽ”. Tại sao chứ? Vì người tin Chúa “trong cơn đó, … chẳng phải cầm buộc gì”. Trong con mắt của Đức Chúa Trời, chỉ có ba lý do cho sự cuối cùng của hôn nhân: •
CHẾT – Rôma 7.2 chép: “Cho nên, đàn bà có chồng, hễ chồng còn sống bao lâu, thì luật pháp buộc phải theo chồng bấy lâu; nhưng nếu chồng chết, thì người vợ được thoát khỏi luật pháp đã buộc mình với chồng”. • GIAN DÂM – Mathiơ 19.9 chép: “Vả, ta phán cùng các ngươi, nếu ai để vợ mình không phải vì cớ ngoại tình, và cưới vợ khác, thì người ấy phạm tội tà dâm; và hễ ai cưới người bị để, thì phạm tội ngoại tình”. PHÂN RẼ – “Nếu kẻ không tin Chúa muốn phân rẽ, thì cho phân rẽ…”. Khi sự cầm buộc (“nô lệ”) của hôn nhân bị tan vỡ dù là cách nào trong những cách nầy, người tin Chúa được tự do, tự do tiếp tục với cuộc sống, thậm chí được tự do tái hôn nữa.
Tại sao vậy? “Đức Chúa Trời đã gọi anh em ăn ở trong sự bình an” (câu 15b). Thà là để cho người ngoại đạo kia ra đi mà có sự bình an hơn là tìm cách đắp vá trong cái ách không tương xứng. Dù sao cũng hãy chú ý là người tin Chúa đã được buông tha bởi hành động của kẻ ngoại đạo kia; người tin Chúa không được nhắc tới ly dị. Rôma 12.18 chép: “Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hòa thuận với mọi người”. Nếu người ấy không chịu ở vậy, hãy để cho người ra đi.
Có người nói: “Làm thế nào tôi dẫn dắt người bạn đời của mình đến với Đấng Christ nếu người ấy (nam hay nữ) ra đi?” Phaolô trả lời trong câu 16: “Hỡi kẻ làm vợ kia, biết đâu ngươi sẽ cứu được chồng mình? Hỡi kẻ làm chồng kia, biết đâu ngươi sẽ cứu được vợ mình?” Đức Chúa Trời không hề kêu gọi ai đến với mối “hôn nhân có tính cách truyền giáo” đâu. Bạn không thể biết bạn sẽ “cứu được chồng mình” hay “cứu được vợ mình” hay không!?! Có một thời điểm trong đó người bạn đời ngoại đạo sẽ chịu xây sang Đức Chúa Trời.

1 nhận xét:

  1. Tôi không thể cảm ơn Tiến sĩ EKPEN TEMPLE đủ để giúp tôi khôi phục lại cuộc hôn nhân của mình với niềm vui và sự an tâm của nhiều vấn đề gần như dẫn đến ly hôn. Cảm ơn Chúa, tôi đã tổ chức Tiến sĩ EKPEN TEMPLE đúng giờ. Hôm nay tôi có thể nói với bạn rằng Tiến sĩ EKPEN TEMPLE là giải pháp cho vấn đề này trong hôn nhân và mối quan hệ của bạn. Liên lạc với anh ấy tại (ekpentemple@gmail.com)

    Trả lờiXóa